Đề tài Phân tích tài chính công ty cổ phần Dược Phẩm Imexpharm

Giá các loại dược liệu tăng do khan hiếm nguồn cung vì bị tác động bởi những biến động về giá dầu hoả, dịch bệnh, đặc biệt là cúm gia cầm đang xuất hiện ở nhiều nước, nhiều khu vực, tình hình khủng bố, an ninh về chính trị xảy ra trên thế giới và hệ quả là nhiều quốc gia gia tăng việc dự trữ nguyên liệu dược với mục đích dự phòng cho những biến cố phát sinh. Cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp sản xuất thuốc trong nước với nhau về giá đối với các sản phẩm thuốc thông thường (generic). Nguồn vốn đáp ứng cho nhu cầu tồn trữ nguyên liệu, nhu cầu đầu tư phát triển hệ thống tiêu thụ và xây dựng nhà máy sản xuất mới .v.v còn bị hạn chế từ phía Ngân hàng. Thiếu nguồn nhân lực đáp ứng cho nhu cầu phát triển.

doc24 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2369 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích tài chính công ty cổ phần Dược Phẩm Imexpharm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trong cơ cấu giá thành các loại sản phẩm của công ty 2006 2005 Giá vốn hàng sản xuất 244,515,636,547 95,082,415,577 Giá vốn hàng nhượng quyền 89,433,415,919 83,805,628,441 Giá vốn hàng nhập khẩu 20,330,952,013 21,576,607,866 Giá vốn hàng xuất khẩu 1,571,545,890 4,091,188,022 Giá vốn khác 11,159,715,418 12,781,680,847 Dự phòng giảm giá hàng tồn kho 249,011,424 643,400,615 Cộng 367,260,277,211 217,980,921,368 Giá vốn hàng bán của IMP tăng cùng với sự tăng trưởng của doanh số, và đặc bịêt sự gia tăng trong giá vốn hàng sản xuất. Giá vốn hàng bán công ty qua các năm 2004 – 2006 rất cao và đây cũng là cơ cấu giá thành của chung ngành dược, dẫn đến khó khăn về chi phí đối với ngành nói chung và công ty nói riêng. Sự tăng giá của nguyên vật liệu dược phẩm, vật tư ngành nhựa giấy ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm và hiệu quả hoạt động của công ty. Do giá vốn hàng bán chiếm tỷ trọng khá cao trong doanh thu bán hàng do đó lợi nhuận gộp chiếm trong doanh thu chỉ khoảng 36% trong năm 2006, dẫn đến lợi nhuận thuần đạt được không cao. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến doanh nghiệp nổ lực tìm kiếm các nguồn cung cấp mới trong năm 2007, và thực tế trong năm 2007, giá vốn hàng bán trong doanh thu bán hàng giảm đáng kể chỉ chiếm khoảng 58% trong doanh thu, nhờ vậy mà lợi nhuận ròng tăng khoảng 25% trong năm 2007 khoảng 54 tỷ. Sự biến động của giá nguyên vật liệu ảnh hưởng tất yếu đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh giá vốn của các công ty mà trong thời gian qua với đầy những bất ổn về chính trị, thiên tai của thế giới cũng như Việt Nam làm giá cả càng tăng cao. Tuy nhiên trong năm 2007 chi phí về giá vốn hàng bán của công ty giảm đi đáng kể, còn khoảng 58%. Đây là một điểm quan trọng làm giảm đi chi phí công ty, đồng thời làm tăng khả năng sinh lợi của công ty. Gía vốn hàng bán của công ty trong năm 2007 giảm đi một cách đáng kể như vậy là do công ty tìm được nguồn nguyên vật liệu trong nước với giá cả trong nước rẻ hơn so với giá ngoại nhập (chất lượng nguyên vật liệu không bị suy giảm), và tránh đi tình trạng bị ép giá và ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái. Năm 2006 tỷ trọng giá vốn hàng bán nhìn chung các doanh nghiệp dược đều tăng cao, IMP tăng từ 217,980 tỷ đồng 2005 lên 367,260 tỷ đồng năm 2006 tương ứng khoảng 69,9% doanh số nhưng với những nổ lực của mình công theo giá trị ước tính con số này sẽ giảm xuống còn 307,387 tỷ đồng tương ứng là 58% trên doanh thu thuần. Nguyên nhân là do công ty xác định chiến lược cạnh tranh bằng chất lượng sản phẩm và dịch vụ không cạnh tranh bằng giá cả nên giá vốn và giá bán bình quân đều cao hơn sản phẩm khác được sản xuất trong nước. So với đối thủ thì giá vốn của công ty cao hơn ví như Dược Hậu Giang giá vốn hàng bán chỉ chiếm khoảng 46% trên doanh thu nhưng đó chỉ là kết quả năm 2006 còn tính cho đến thời điểm hết quí III/ 2007 thì giá vốn hàng bán của DHG chiếm khá cao khoảng 71,29% trên doanh thu tương đương là 415,754 tỷ đồng cao hơn nhiều so với IMP và thậm chí cao hơn cả năm 2007 thể hiện một bước tiến của công ty trong việc hạn chế bớt chi phí. Ngoài ra sự cạnh tranh gay gắt của các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài vừa là khó khăn vừa là thách thức giúp công ty nổ lực củng cố và phát triển hơn. Từ sự thay đổi của giá vốn doanh thu giá cả nguyên vật liệu dẫn đến lợi nhuận gộp cũng có nhiều thay đổi. Lợi nhuận gộp năm 2005 là 119,354 tỷ đồng chiếm 35,38%, 2006 là 158,146 tỷ đồng tương ứng 30,1% và theo giá trị ước tính 2007 là 222,591 tỷ tương ứng 42% cho thấy lợi nhuận gộp tăng lên đáng kể. Ở đây không những lợi nhuận gộp tăng mà lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh và lợi nhuận thuần cũng tăng mạnh từ 2005 cho đến 2007. LN từ hoạt động kinh doanh tăng từ 8,86% năm 2005 giảm còn 8,43% năm 2006 và đạt 10,08% năm 2007 tương ứng là 58,714 tỷ đồng. Theo đó lợi nhuận thuần cũng tăng từ 7,15% năm 2005 lên 8,05% năm 2006 và đạt 10,13% năm 2007 tương ứng 53,699 tỷ đồng gấp đôi lợi nhuận năm 2005. LN từ hoạt động kinh doanh và LN thuần tăng cao là do công ty biết quản lý và sử dụng hợp lý các chi phí. Đây là một dấu hiệu đáng mừng vì đầu tư mở rộng nên doanh thu của công tăng thấp chỉ có 0,87% nhưng các khoản lợi nhuận đều tăng cao so với 2006. So với IMP thì DHG tổng lợi nhuận gộp năm 2005 là 254,627 tỷ đồng, năm 2006 là 465,444 tỷ đồng tính đến quí III/2007 và 437,365 tỷ đồng tương ứng là 45,96%, 53,61% và 51,52% trên doanh thu là doanh nghiệp có kết quả lợi nhuận cao nhất. Lợi nhuận sau thuế năm 2006 đạt 87,059 tỷ đồng tăng 57,21% so với 2005 và tính cho đến quí III/2007 là 88,108 tỷ chiếm 10,33%. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của IMP trong 2006 chiếm khoảng 8,43 % trong khi các Dược Hậu Giang là 10,03% năm 2006 và theo giá trị ước tính năm 2007 của IMP là 10,135 so với 10,33% đạt được cho đến quí III/2007 của DHG và lợi trước thuế của IMP trong 2006 là 44,6 tỷ trong khi đó DHG là 87 tỷ, Mekophar là 63 tỷ, Domesco là 54 tỷ song với sứ mệnh tiên phong của mình lợi nhuận của công ty hy vọng sẽ được tăng lên. Còn về các chi phí thì nhìn chung chi phí của công ty tương đương với chi phí của các doanh nghiệp khác trong cùng ngành và sản phẩm do công ty sản xuất ra có khả năng cạnh tranh tốt trên thị trường. Vì đặc điểm của ngành ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ con người nên các chương trình quảng cáo tiếp thị cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo ra doanh thu vì thế công đã và đang tiếp tục đẩy mạnh các chương trình tiếp thị quảng bá thương hiệu và tổ chức sự kiện như các chương trình khuyến học, tặng thuốc, các chương trình hội thảo tạo dựng hình ảnh thương hiệu tốt trong lòng người tiêu dùng mở rộng trong nước và nước ngoài nên chi phí bán hàng cũng chiếm một tỷ lệ khá lớn trên doanh thu. Ở đây cũng có một vấn đề thách thức đối với ngành dược nói chung và IMP nói riêng vì thực tế tình hình sử dụng thuốc ở việt nam còn nhiều hạn chế chưa nói đến việc đại bộ phận người dân là nông dân hầu như là không biết rõ về tác dụng và càng không biết về nguồn gốc. Mọi người hầu như là ra các đại lý thuốc nêu triệu chứng và được bán xong cầm về sử dụng mà hầu như không biết đó là từ đâu và của công ty nào. Và chính tình hình đó cũng dẫn đến tình trạng giá thuốc khó kiểm soát tại việt nam. Vì thế các công ty dược phải nâng cao các hình thức quảng cáo tuyên truyền hình ảnh và tác dụng của nó đến mọi người để vừa phát triển vừa ngăn chặn bớt những tiêu cực trên. Và đi đầu trong lĩnh vực này của các công ty dược Việt Nam, DHG vẫn là doanh nghiệp đi đầu trong công tác xây dựng thương hiệu với mạng lưới phân phối rộng khắp và quảng cáo rầm rộ. Nó chiếm khoảng 18,78% trên doanh thu năm 2006 so với 35,93% của DHG song công ty có xu hướng tăng chi phí này lên trong năm 2007 cụ thể là 25,05% tương ứng 83,955 tỷ đồng. Chi phí tài chính và chi phí quản lý doanh nghiệp thì không cao. Chi phí tài chính thì có xu hướng giảm hơn vào năm 2006 chỉ chiếm 0,71% trên doanh thu và tiếp tục giảm trong năm 2007 còn 0,86% trên doanh thu là do công ty đã giảm một phần lớn hầu như hết các khoản vay nợ cả dài hạn lẫn ngắn hạn, còn chi phí quản lý doanh nghiệp thì không biến động nhiều qua 2 năm chủ yếu là chi phí cho công nhân viên. Công ty đã thực hiện tốt các khoản nợ đã thanh toán đúng hạn và đầy đủ các khoản nợ. Ngoài ra công ty luôn thực hiện nghiêm túc việc nộp thuế như thuế nhập khẩu, VAT, thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của nhà nước 2003 2004 2005 2006 2007 Các khoản phải thu ngắn hạn 83,468 53,906 81,188 56,767 92,960 Hàng tồn kho 110,772 145,439 144,273 130,014 131,143 Các khoản phải thu/doanh thu 29.30% 16.70% 24.10% 10.80% 17.50% Hàng tồn kho/doanh thu 67.40% 66.80% 68.10% 36.00% 42.70% Bên cạnh doanh thu tăng 55,75% thì các khoản phải thu cũng tăng 18,3% trong 2 năm 2005-2006 và chiếm 24,07% năm 2005 giảm xuống 10,8% năm 2006 và có tăng trở lại 17,54% trên doanh thu theo ước tính năm 2007. Trong đó các khoản phải thu bao gồm phải thu từ khách hàng chiếm 51,88% trên doanh số tương ứng 42,123 tỷ trên 81,187 tỷ đồng năm 2005 và 87,78% tương ứng 49,833 tỷ trên 56,766 tỷ đồng năm 2006, trả trước cho người bán 33,880 tỷ năm 2005 và được công ty cắt giảm còn 6,259 tỷ năm 2006. Mà nguyên nhân là do công ty có lượng khách hàng rất đông là các bệnh viện trung tâm y tế sử dụng vốn ngân sách nhà nước nên để khuyến khích việc mua hàng công ty cho khách hàng gối đầu nên nợ phải thu khách hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong nợ phải thu. Các khoản phải thu của Dược Hậu Giang đến 19,19% doanh thu năm 2006 cao hơn IMP trong khi đó khoản phải thu năm 2005 của IMP lại cao hơn nhiều so với DHG và tính đến quí III/2007 con số này lại càng tăng cao hơn chiếm 28,54% doanh thu nhưng hy vọng cuối năm con số này sẽ giảm. Với tốc độ tăng trưởng doanh thu cũng khoảng 56,7%. Trong đó phải thu khách hàng chiếm 81,7% năm 2005 và 92,57% năm 2006 tương ứng 67,547 tỷ đồng trên 79,039 tỷ đồng năm 2005 và 154,257 tỷ trên 166,639 tỷ đồng năm 2006. Tuy nhiên điều đáng lo lắng ở công ty là lượng hàng tồn kho quá cao chiếm 42,77% trên doanh thu năm 2005 và giảm đáng kể trong năm 2006 và giữ ổn đinh đến năm 2007 chiếm khoản 24,7% trên doanh thu. Vòng quay hàng tồn kho của DHG là 2,94 lần trong 2005 và 3,43 lần trong 2006 còn IMP là 2,34 lần trong 2005 và 4,04 lần trong 2006. Hàng tồn kho chủ yếu là nguyên vật liệu chiếm khoản 43,8% năm 2005 và 57,76% năm 2006. Do giá trị nguyên vật liệu cao nên giá trị hàng tồn kho cao, tuy nhiên công ty nên tìm cách hạn chế lượng hàng này vì nó có thể gây ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản của công ty. Theo phân tích trên, khả năng tạo ra lợi nhuận trong tương lai còn nhiều triển vọng. Một lần nữa để chứng minh khả năng sinh lợi của công ty đảm bảo dòng lợi nhuận thu về trong tương lai, chúng ta đi vào tìm hiểu sự tạo ra tiền mặt của công ty như thế nào. Phân Tích Các Chỉ Số Tài Chính Cơ Bản Nguyễn Hồng Vinh TCDN15 Lê Thị Diệu Linh TCDN15 Nguyễn Xuân Thanh TCDN13 CÁC CHỈ SỐ TÀI CHÍNH CƠ BẢN  2005 2006 2007 Chỉ tiêu về khả năng thanh toán Chỉ tiêu thanh toán ngắn hạn 2.03 3.72 3.38 Hệ số thanh toán nhanh 1.01 1.87 2.01 Chỉ tiêu về cơ cấu vốn Hệ số nợ/tổng tài sản 0.46 0.23 0.26 Hệ số nợ/vốn chủ sở hữu 0.87 0.3 0.36 Chỉ tiêu về năng lực hoạt động Vòng quay hàng tồn kho 2.349 4.049 4.049 Doanh thu thuần/Tổng tài sản 1.07 1.72 1.43 Các chỉ tiêu về khả năng sinh lời Lợi nhuận sau thuế/Doanh thu thuần 7.79% 7.95% 10.13% Lợi nhuận sau thuế/Vốn chủ sỡ hữu 15.98% 18.16% 19.65% Lợi nhuận sau thuế/Tổng tài sản 8.41% 13.88% 14.47% Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh/Doanh thu thuần 8.87% 8.43% 10.13% Khả năng chuyển đổi từ tài sản sang tiền mặt của công ty tốt thể hiện qua chỉ số thanh toán hiện hành và nhanh tăng đều qua các năm. Nợ của công ty là nợ ngắn hạn, hang tồn kho trong năm 2007 tăng 6.3 tỷ so với 2006 và chỉ số thanh toán đã giúp công ty giải quyết tốt vấn đề này. Tiền mặt tạo ra đủ để công ty trang trải các khoản nợ và chi phí nguyên vật liệu. Công ty đã thực hiện tốt chính sách bán chịu làm tăng doanh thu và lợi nhuận ròng của công ty tăng nhanh qua các năm thể hiện khả năng tăng lợi nhuận trong các năm tới. Khả năng thanh toán tăng đều qua các năm thể hiện được việc chuyển đổi tài sản thành tiền mặt mà công ty không phát sinh thua lỗ tốt. Do công ty sử dụng cấu trúc là 80% là vốn cổ phần, 20% nợ; chi phí giá vốn hàng bán của công ty giảm đáng kể so với các công ty cùng ngành (Cụ thể: Năm 2005 – 2006 chi phí giá vốn hàng bán của công ty trên 50% doanh thu, năm 2007 chi phí giá vốn hàng bán giảm xuống còn 40% doanh thu). Nợ của công ty chủ yếu là nợ ngắn hạn, hệ số thanh toán hiện tại cho thấy công ty có khả năng trả các khoản nợ ngắn hạn. Hàng tồn kho năm 2007 tăng khoảng 6.3 tỷ (tăng khoảng 4,87%) so với 2006, vì vậy để thấy được rõ hơn khả năng thanh toán của công ty ta phải xem xét khả năng thanh toán nhanh của công ty. Chỉ tiêu khả năng thanh toán trong 3 năm của công ty tăng đều nên công ty có khả năng tạo ra đủ tiền mặt để thanh toán cho các nhà cung cấp nguyên vật liệu và các chủ nợ của công ty hàng năm. Nợ trên vốn cổ phần và nợ trên vốn chủ sỡ hữu giảm đáng kể trong 2 năm 2006 và 2007 do công ty vừa thực hiện chiến lược tái cấu vốn với chiến lược giảm nợ (đặc biệt là nợ dài hạn của công ty rất ít, công ty chủ yếu vay nợ ngắn hạn). Vòng quay hàng tốn kho của công ty tăng mạnh vào năm 2006-2007 thể hiện công ty đã áp dụng tốt chính sách bán chịu, gia tăng vòng quay hàng tồn kho để làm tăng doanh thu của công ty. Thuốc là một sản phẩm đặc biệt, có liên quan đến sức khoẻ của con người vì vậy các công ty dược phải điều chỉnh vòng quay hàng tồn kho của công ty cho phù hợp với sản phẩm nhằm làm gia tăng vị thế và mức độ tín nhiệm của khách hàng đối với công ty. Doanh thu thuần trên tổng tài sản tăng năm 2006 (1.72) xuống còn (1.43) vào năm 2007 thể hiện hiệu suất sử dụng tài sản cố định của công ty chưa tốt. Trong năm 2007 công ty gia tăng thêm 15 tỷ đồng cho việc mua sắm tài sản cố định, vì vậy trong những năm tiếp theo công ty sẽ có khả năng gia tăng lợi nhuận tốt. Phân Tích Dòng Tiền Nguyễn Xuân Thanh TCDN13 Nguyễn Thúy Quỳnh TCDN15 Báo cáo dòng tiền Dựa trên bảng cân đối kế toán và bảng kết quả hoạt động kinh doanh năm 2005-2007, thuyết minh báo cáo tài chính để lập bảng báo cáo dòng tiền của công ty theo phương pháp gián tiếp 2006 2007E Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh Lợi nhuận ròng 42,278 53,699 Điều chỉnh cho các khoản 10,001 16,488 Khấu hao tài sản cố định 6,188 10,184 Lãi, lỗ từ hoạt động đầu tư 1,430 5,326 Chi phí lãi vay 2,383 978 Lợi nhuận từ HĐKD trước thay đổi vốn lưu động 52,279 70,187 Các khoản phải thu ngắn hạn 24,421 (36,193) Hàng tồn kho 14,259 (1,129) Dự phòng giảm giá hàng tồn kho 394 (0.01) Tiền lãi vay đã trả (2,383) (978) Tài sản ngắn hạn khác tăng (2,071) (2,589) Thuế thu nhập đã nộp (5,872) (4,838) Phải trả người bán giảm (14,021) 30,663 Các khoản nợ ngắn hạn khác phải trả giảm 9,639 (8,581) Lợi nhuận khác từ hoạt động kinh doanh 2,808 210 Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh 79,453 46,752 Dòng tiền từ hoạt động đầu tư Tiền chi để mua sắm, xây dựng tài sản cố định (15,732) (14,674) Các tài sản dài hạn khác (5,759) 962 Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư (21,491) (13,712) Dòng tiền hoạt động tài chính Thặng dư vốn cổ phần và nhận vốn góp 51,218 8,387 Tiền vay ngắn hạn và dài hạn nhận được (73,607) 5,245 Các quỹ và nguồn kinh phí 8,489 (20,317) Cổ tức, lợi nhuận đã trả cho chủ sở hữu (33,414) (3,425) Lưu chuyển dòng tiền hoạt động tài chính (47,314) (10,109) Gia tăng ròng trong tiền mặt 10,648 22,930 Tiền và tương đương tiền đầu năm 55,922 66,570 Tiền và tương đương tiền cuối năm 66,570 89,500 Khả năng tài chính của công ty khá tốt. Lợi nhuận ròng tăng đều qua các năm. Trong năm 2007 lợi nhuận ròng tăng 27% so với 2006. Trong năm doanh nghiệp đã vay một khoản tiền lưu và thanh toán trong cuối năm khoảng 50 tỷ đồng. Tiền mặt công ty giảm so với 2005 vì công ty đang tái cấu trúc lại nguồn vốn. Dùng tiền mặt thanh toán nơ, cổ tức, mua tài sản cố định,… làm tăng tiềm năng của công ty trong tương lai. Vòng quay các khoản phải thu và vòng quay các khoản phải trả giảm, đồng thời vòng quay của hang tồn kho vào 2007 lại không thay đổi so với 2006. Điều này thể hiện công ty đang có những bước chuẩn bị cho các chiến lược kinh doanh dài hạn trong tương lai. Công ty có ít khoảng nợ ngắn hạn, chủ yếu là nợ dài hạn làm tăng rủi ro tính thanh khoản của công ty. Nhưng hệ số thanh toán nhanh tốt nên rủi ro sẽ được giảm thiểu. Trong năm 2007 công ty sẽ phát hành thêm khoảng 8,4 tỷ cổ phiếu để chi trả cổ tức. Dòng tiền dung để chi tiêu vốn của công ty trong 2006-2007 của công ty khá lớn và hiệu quả làm cho lợi nhuận ròng tăng đáng kể. Các khoản phải thu tăng nhiều hơn so với các khoản phải trả trong năm 2007 làm cho tiền mặt trên hai khoảng này giảm đi khoảng 6 tỷ đồng. Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh tăng đủ bù đắp cho sự sụt giảm của dòng tiền đầu tư và tài chính làm gia tăng ròng trong tiền mặt tăng lên . Trong bảng cáo bạch 2007 công ty dự kiến tăng vốn điều lệ lên 115 tỷ qua 3 đợt phát hành làm tăng dòng tiền tài trợ bằng vốn cổ phần để thực hiện các dự án trong tương lai. Khả năng trang trải tiền mặt của công ty mà không cần nguồn tài trợ từ bên ngoài khá tốt. Chỉ số tái đầu tư tiền mặt của công ty tăng mạnh trong năm 2006 và đến 2007 giảm xuống còn 4.86%. Để khắc phục tình hình này trong năm 2008 công ty dự kiến phát hành thêm 2 đợt còn lại. Công ty có kế hoạch mở rộng sản xuất và đầu tư vào các dự án lớn. Vì vậy công ty sẽ phải đảm bảo nguồn tiền mặt để trang trải các chi phí, đồng thời trong tương lai dòng tiền mặt của công ty sẽ gia tăng khi các dự án đưa vào hoạt động hiệu quả Dòng tiền để đáp ứng cho việc chi tiêu vốn của công ty khá tốt. Trong 2 năm 2006 – 2007 công ty đã mở rộng sản xuất, mua mới một số tài sản cố định để phục vụ cho quá trình sản xất. Trong năm 2006 công ty đã tăng khả năng trả nợ lên, làm cho các khoản nợ dài hạn giảm đi đáng kể, và đến năm 2007 nợ của công ty chủ yếu là nợ ngắn hạn. Dòng tiền mặt tạo ra qua các năm tăng lên cho thấy khả năng tài chính ty khá của công tốt. Các chỉ tiêu của bảng lưu chuyển tiền tề được ta tổng hợp trong bảng sau đây: Các chỉ tiêu 2004 2005 2006 2007 Lợi nhuận ròng 30,478 24,135 42,278 53,699 Lưu chuyển tiền thuần từ HĐKD 3239 -14684 79453 46751 Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư -5794 -6589 -21491 -13711 Lưu chuyển dòng tền hoạt động tài chính 2305 72179 -47314 -10109 Gia tăng ròng trong tiền mặt -250 50906 10648 22930 Lợi nhuận ròng của doanh nghiệp năm 2007 tăng 27% so với năm 2006 và tăng hơn gấp 2 lần năm 2005 nhưng dòng tiền hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp giảm đáng kể (giảm 41%) so với năm 2006 chỉ còn 46.7 tỷ, mức độ đầu tư trong năm 2007 thấp hơn so với 2006 nên dòng tiền từ hoạt động đầu tư giảm khoảng 36,2%; trong năm 2006 công ty tái cơ cấu vốn bằng cách thanh toán các khoản nợ ngắn hạn và dài hạn lên đến khoảng 73 tỷ do đó chi phí lãi vay của doanh nghiệp trong năm 2007 giảm đi đáng kể tư 2,4 tỷ xuống gần 1 ty ( giảm 59%), nhưng bên cạnh đó chi phí tài chính của công ty tăng lên từ 3,8 tỷ lên 4,6 tỷ (tăng khoảng 22%). Nguyên nhân là do trong năm doanh nghiệp đã vay một khoản tiền lưu và thanh toán trong cuối năm khoảng 50 tỷ đồng. Chi trả cổ tức và lợi nhuận cho chủ sỡ hữu tăng lên làm cho dòng tiền từ hoạt động tài chính của công ty giảm. Từ những tác động trên làm cho tiền mặt ròng trong công ty tăng lên khoảng 19% (2006 so với 2005) và tăng 34,36% (2007 so với 2006). Qua biểu đồ trên ta thấy tiền mặt 2005 đang rất cao, tại sao đến 2006 lại giảm và được khôi phục vào năm 2007? Điều này không phải thể hiện sự suy yếu của công ty mà nói lên công ty đang trong giai đoạn tái cấu trúc lai công ty. Dùng tiền mặt trả các khoản nợ lớn, mua săm tài sản cố định, chi trả cổ tức và lương thưởng và làm tăng lên tiềm năng của công ty trong tương lai. Để thể hiện rõ được dòng tiền lưu chuyển như thế nào trong doanh nghiệp thì ta phân tích chi tiết các khoản mục cụ thể: Các chỉ tiêu 2003 2004 2005 2006 2007 Vòng quay các khoản phải thu 3.41 5.99 4.15 9.26 5.7 Vòng quay hàng tồn kho 2.58 2.22 2.35 4.05 4.05 Vòng quay các khoản phải trả 3.67 6.26 7.51 17 8.61 Các khoản phải thu tăng 36.2 tỷ so với năm 2006 làm giảm đáng kể lượng tiền mặt của doanh nghiệp, một phần là do doanh nghiệp đã gia tăng chính sách bán chịu trong năm 2007 lên, mặc dù vậy vòng quay hàng tồn kho vẫn không thay đổi so với năm 2006 là 4,05, cho thấy chính sách bán chịu của doanh nghiệp chưa đem lại hiệu quả cao. Nhưng chưa hẳn doanh nghiệp có chính sách bán chịu không hiệu quả mà doanh nghiệp có những chiến lược kinh doanh dài hạn trong tương lai như gia tăng các khoản dự phòng để phòng ngừa việc tăng giá nguyên vật liệu trong tương lai (do nguyên vật liệu của doanh nghiệp chủ yếu là nhập khẩu từ nước ngoài) làm cho tăng lượng hàng tồn kho, đồng thời cũng làm tăng các khoản phải trả của doanh nghiệp tăng lên gấp 2 lần so với 2006 là khoảng 30 tỷ. Như ta đã biết thì nợ của doanh nghiệp chủ yếu là nợ ngắn hạn, đòi hỏi doanh nghiệp phải linh hoạt trong quá trình điều động dòng tiền để tạo ra khả năng thanh khoản tốt. Với sự gia tăng của các khoản phải thu và phải trả như vậy thì có thể làm gia tăng rủi ro tính thanh khoản của công ty nếu công ty không linh hoạt trong quá trình điều động nguồn tiền. Các khoản phải trả đến hạn mà doanh nghiệp không nhận được các khoản phải thu từ khách hàng sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp nếu không có các khoản dự phòng trước. Nhưng mặc khác hệ số thanh toán nhanh của công ty rất tốt và tăng đểu qua các năm, đến năm 2007 là 2,01 sẽ giúp công ty tránh được rủi ro tính thanh khoản trên. Các chỉ tiêu 2004 2005 2006 2007 hệ số thanh toán hiện hành 1.44 1.97 3.73 3.38 Hệ số thanh toán nhanh 0.45 0.98 1.88 2.01 Thay đổi tài sản cố định qua các năm 22.29% 8.11% 20.77% 16.04% Thay đổi tiền mặt -4.75% 1014.87% 19.04% 34.45% Trong năm 2007 công ty phát hành thêm khoảng 8,4 tỷ để chi trả cổ tức cho năm 2006. 2003 2004 2005 2006 2007 Vốn điều lệ 30,622 44,016 115,650 84,000 92,388 Tốc độ tăng trưởng của ngành dược bình quân 15% và để đáp ứng được chiến lược phát triển của công ty phù hợp với phát triển chung của ngành trong năm thì doanh nghiệp đã chi tiến mặt để mua sắm thêm tài sản cố định (tăng 14,6 tỷ so với 2006) làm dòng tiền đầu tư của doanh nghệp âm, ta thấy tốc độ tăng trưởng tài sản cố định qua 2 năm 2006 và 2007 khoảng 20%, 16%. Sự tăng trưởng đó đã tạo ra khoảng lợi nhuận ròng đáng kể trong 2 năm 2006 và 2007. Nguyên giá 57,285 70,051 75,735 91,467 106,141 Giá trị hao mòn luỹ kế -39,235 -48,225 -54,210 -60,398 -70582 Khoản khấu hao trong năm 2007 tăng lên đáng kể gần 10 tỷ, trong khi đó giá trị tài sản cố định còn lại trong năm 2007 chỉ còn 35.5 tỷ. Imexpharm đã chi ra các khoản tiền như trả lương cho công nhân viên và các khoản phải trả khoảng 8 tỷ, dùng tiền mặt để nộp thuế cho Nhà nước khoảng 4 tỷ và chi tiêu cho các tài sản ngắn hạn khác khoảng 2 tỷ. Từ đó làm cho tiền mặt của công ty giảm đi 14 tỷ. Ngoài ra, các khoản phải thu trong năm 2007 tăng nhiều hơn so với tốc độ tăng của các khoản phải trả nên làm cho tiền mặt giảm đi khoảng 6 tỷ đồng. Trong năm 2007 dòng tiền từ hoạt động kinh doanh tăng, hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính giảm. Sự gia tăng dòng tiền trong hoạt động kinh doanh đã bù đắp được sự chi tiêu tiền mặt cho hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính đồng thời làm gia tăng ròng trong tiền mặt tăng lên từ 10.6 tỷ đồng lên 22.9 tỷ đồng. Lượng tiền mặt cuối năm 2007 là 89,5 tỷ. Tính toán dòng tiền tự do 2004 2005 2006 2007 Lợi nhuận sau thuế 30,478 24,135 42,278 53,699 Cộng trở lại khấu hao 8,990 5,985 6,188 10,184 Trừ biến động tăng của TSLĐ -5,229 1,413 -2,071 -2,589 Cộng trở lại biến động tăng trong nợ NH -1,059 -7,477 9,639 -8,581 Trừ biến động tăng trong nguyên giá TSCĐ -12,766 -5,684 -15,732 -14,674 Cộng trở lại chi phí lãi vay sau thuế 6,506 6,473 1,917 880 Trừ lãi nhận được trong CK sau thuế 443 671 1150 4793 Dòng tiền tự do 27,363 25,517 43,369 43,712 Dòng tiền tự do của công ty dương và tăng đều qua các năm. Điều này thể hiện hoạt động kinh doanh sau khi chiết khấu cho các yêu cầu đầu tư và tài trợ thì công ty vẫn duy trì được khả năng sản xuất ở mức hiện hành. So với 2006 thì dòng tiền tự do của công ty tăng rất ít. Tuy nhiên sắp tới công ty có nhiều dự án đầu tư nên đòi hỏi phải gia tăng dòng tiền tài trợ. Liệu với số tiền này có đủ để doanh nghiệp đáp ứng cho các chi tiêu trong năm tới hay không? Chính sách của công ty chủ yếu tài trợ bằng vốn cổ phần, ít có chủ trương vay nợ nhiều nên trong bảng cáo bạch năm 2007 công ty đã công bố sẽ phát hành thêm vốn cổ phần làm tăng vốn điều lệ lên 115 tỷ đồng. Tỷ số đảm bảo tiền mặt Ra Tổng tiền mặt hoạt động 84,484 Chi tiêu vốn 36,090 Hàng tồn kho 14,296 Cổ tức tiền mặt 28,479 Ra 1.071 Tỷ số đảm bảo dòng tiền Ra = 1.071 thể hiện được khả năng trang trải tiền mặt của công ty mà không cần nguồn tài trợ từ bên ngoài khá tốt. Chứng tỏ tiền mặt do từ 3 hoạt động của công ty tạo ra trong 3 năm 2005 – 2007 đủ để công ty trang trải các khoản để mua sắm tài sản cố định, hàng tồn kho, và chi trả cổ tức của công ty. 2005 2006 2007 Tiền mặt từ hoạt động kinh doanh -14,684 79,453 46,752 Cổ tức 9,680 16,800 18,478 Dòng tiền hoạt động trừ cổ tức -24,364 62,653 28,274 Tổng tài sản 314,933 304,669 371,038 Gia tăng trong tài sản cố định -5,684 -15,732 -14,674 Tài sản khác 1,413 -2,071 -2,589 Vốn luân chuyển 141,035 191,376 228,187 Rb -5.39% 13.10% 4.86% Chỉ số tái đầu tư tiền mặt trong năm 2005 là -5.39% chưa tốt. Tuy nhiên trong năm 2006 với lượng tiền mặt tạo ra đã đạt được chỉ số 13,1%. Chỉ số này khá tốt. Và sự sụt giảm tiền mặt từ hoạt động kinh doanh trong năm 2007 chỉ số này chỉ còn 4,86%, do đó để có thể tài trợ thêm cho hoạt động kinh doanh và đầu tư trong năm 2008 thì công ty có thể sẽ phát hành thêm một lượng cổ phần. Để đảm bảo ổn định trong doanh thu và lợi nhuận trong năm tới doanh nghiệp có kế hoạch mở rộng sản xuất kinh doanh và đầu tư vào lĩnh vực mới với các dự án sau: Dự án đầu tư Vốn đầu tư (tỷ đồng) Đầu tư xây dựng nhà máy Cephalosporin tại KCN Việt Nam- Singapore, Bình Dương 106 Đầu tư vào trung tâm nghiên cứu bảo tồn và phát triển dược liệu Đồng Tháp Mười 30 Đầu tư vào hệ thống phân phối sản phẩm 20 Nâng cấp thiết bị hiện đại cho các nhà máy đã có 10 Một vấn đề nan giải: liệu tiền mặt cuối năm 2007 có đủ tài trợ cho các dự án trên hay không và thậm chí còn chi cổ tức và mua nguyên vật liệu… Ta quan sát trong dòng tiền tài chính năm 2006 dòng tiền này giảm 47 tỷ, theo chủ trương mới của doanh nghiệp nhằm phù hợp với thách thức trong ngành, doanh nghiệp tái cấu trúc vốn theo hướng tài trợ bằng vốn cổ phần do đó, số tiền chi trả nợ vay trong năm 2006 lên đến 73.6 tỷ và để đáp ứng một số chi tiêu thường xuyên doanh gnhiệp vay ngắn hạn trong năm có khi lên đến 57 tỷ và thanh toán vào cuối năm. Để tài trợ cho những dự án mới trong năm 2008 doanh nghiệp phát hành cổ phần tăng vốn điều lệ lên 115 tỷ và dự kiến trong đợi phát hành này thu về 215 tỷ. Một mặt doanh nghiệp tài trợ cho các dự án mới mặt khác doanh nghiệp đảm bảo các khoản chi tiêu tiền mặt mua sắm nguyên vật liệu và có thể chi trả cổ tức cho các cổ đông. Phân Tích Triển Vọng Nguyễn Xuân Thanh TCDN13 Lê Thị Diệu Linh TCDN15 Nguyễn Hồng Vinh TCDN15 Theo phân tích ngành dược trong những năm qua và triển vọng cho những năm tới thì ngành dược quả thật là một ngành tiềm năng, và liệu rằng IMP có theo kịp tốc độ tăng trưởng của ngành hay không? Dự phóng 2 bảng cân đối kế toán và kết quả kinh doanh cho 5 năm tới 2008-2012. Tốc độ tăng trưởng doanh thu cho các năm dự báo trong khoảng 15-21%. Một điểm thay đổi đáng được các nhà phân tích quan tâm, giá vốn hàng bán của công ty giảm mạnh trong năm 2007. Trong những năm trước GVHB chiếm một tỷ trọng tương đối lớn trong doanh thu khoảng 65%. Sự sụt giảm trong GVHB, làm tăng lợi nhuận gộp, tuy nhiên trong năm CPBH, CPQLDN, CPC, tăng tương đối cao 29% trên daonh thu. Tỷ trọng các khoản mục này được thể hiện trên đồ thị trong 2 năm: 2007-2008 Trong năm IMP đi vay nóng một khoản khoảng 50 tỷ, với lãi suất tăng lên 9%/năm Mức thuế suất thuế TNDN 20%/năm Chúng ta sử dụng doanh thu và các chỉ số vòng quay, và một số tỷ lệ thích hợp để dự báo cho các khoản mục trên bảng CĐKT. Tác động của chính sách bán chịu ảnh hưởng đến các khoản phải thu, hàng tồn kho. Một nguồn vốn quan trọng đó là các khoản lương công nhân viên, các khoản trả trước được công ty tận dụng triệt để. Năm 2008 công ty tiếp tục 2 đợt phát hành còn lại và dự kiến thu về khoảng 215 tỷ đồng (tăng vốn điều lệ lên 115 tỷ). Tổng tài trợ cho các dự án khoảng 156 tỷ. Tốc độ tăng trưởng doanh thu từ năm 2012 dự báo khoảng 8% và con số này được sử dụng trong mô hình định giá doanh nghiệp lợi nhuận giữ lại. Khoản mục lợi nhuận chưa phân phối trong năm là kết quả từ lợi giữ lại trong năm cộng với lợi nhuận năm trước đã phân phối. IMP chủ yếu tài trợ cho các dự án mới bằng vốn cổ phần do đó chúng ta giả định nợ dài hạn không tăng thêm qua các năm. Sự cân nhắc giữa rủi ro tài chính và rủi ro kinh doanh nằm làm giảm rủi ro cho doanh nghiệp. Trong lĩnh vực tài chính có nhiều mô hình định giá, trong bài phân tích này chúng ta sử dụng mô hình lợi nhuận giữ lại để định giá doanh nghiệp. Sự tăng trưởng của dòng tiền lợi nhuận giữ lại trong các năm dự báo. TSSl trung bình của IMP qua 2 năm 2006 – 2007 khoảng 18% và đây là suất chiếc khẩu dùng trong mô hình Giả định doanh nghiệp không phát hành cổ phần trong các năm tới Giá cổ phiếu cuối năm 2007 từ mô hình là 181,171 Đồng/cp. Cổ phiếu IMP phù hợp cho các nhà đầu tư trung và dài hạn. Theo phân tích ngành dược trong những năm qua và triển vọng cho những năm tới thì ngành dược quả thật là một ngành tiềm năng, và liệu rằng IMP có theo kịp tốc độ tăng trưởng của ngành hay không? Một vài chỉ số dùng để dự báo bảng báo cáo thu nhập 2004 2005 2006 2007 Tốc độ tăng trưởng doanh thu 14% 5% 55% 0.87% Tỷ suất lợi nhuận gộp 32% 37% 31% 42% Tỷ lệ CPBH, CPQLDN, CPC 17% 24% 21% 29% Chi phí khấu hao/(TSCĐ năm trước+chi phí khấu hao) 29% 22% 17% 22% Chi tiêu lãi vay/nợ dài hạn năm trước 10% 10% 53% 10% Chi tiêu thuế thu nhập/thu nhập trước thuế 5% 15% 20% 10% Tỷ lệ tăng doanh thu hoạt động tài chính 9% 16% 3% 8% Khoản vay lưu động trong năm của doanh nghiệp (triệu đồng) 50,000 50,000 50,000 51,500 Lãi suất vay 7% 7% 7% 7% IMP có tốc độ tăng trưởng doanh thu thật thất thường, đang ở mức 14% năm 2004 lại giảm xuống còn 5% năm 2005, đột ngột tăng lên 55,57% trong năm 2006, thiết nghĩ đây có thể là một con số ảo của doanh nghiệp nhằm mục đích làm đẹp bảng báo cáo tài chính trước khi lên sàn giao dịch Hose, có thể vì mục đích lợi nhuận riêng của công ty, và sau khi lên sàn doanh nghiệp chỉ tăng trưởng một con số rất khiêm tốn 0,87% trong năm 2007 (ước tính). Nhưng thật sự có thể sự tăng trưởng trong năm 2006 đó là nhờ những dấu hiệu kinh tề vĩ mô tác động với những sự kiện tốt diễn ra vào cuối năm 2006 đầu năm 2007 như: Đại hội Quốc hội khóa X, Việt Nam gia nhập WTO, Tổng thống Bush ghé thăm Việt Nam. Chúng ta bắt đầu giả định doanh thu tăng đúng như chiến lược mà công ty công bố trong bảng cáo bạch 2007. Chỉ tiêu 2008F 2009F 2010F 2011F 2012F Tốc độ tăng trưởng doanh thu 15.1% 21.3% 18.5% 15% 7.5% Trong năm 2008 công ty có 3 dự án mới được kể trên với 3 dự án này và kế hoạch gia tăng trong tài sản cố định dự kiến đạt được mức tăng trưởng doanh thu cho những năm tới (đây là một trong những cơ sở dự báo tốc độ tăng trưởng doanh thu). Doanh thu tăng 15% năm 2011 và giảm xuống còn 7.5% cho những năm còn lại đến vĩnh viễn. Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2007E Giá vốn hàng bán/doanh thu 67% 63% 69% 58% Khi phân tích giá vốn hàng bán, đặt biệt trong năm 2007, giá vốn hàng bán chỉ còn 58% so với các năm trước, vì trong năm doanh nghiệp đã chuyển sang sử dụng một số nguyên vật liệu trong nước nhờ đó mà tỷ suất lợi nhuận gộp trên doanh thu đạt 42% năm 2007. Và để đảm bảo không chủ quan trong dự báo, tỷ suất lợi nhuận gộp những năm tới là bình quân các năm cũ ( năm 2008: 35,62% là bình 4 năm 2004-2007, và bình quân liên tục cho những năm còn lại trong chuổi các năm dự báo). Nhưng để đạt được mức doanh thu trong năm 2007 và tốc độ tăng trưởng doanh thu cho những năm tới: doanh nghiệp triển khai mở rộng mạng lưới phân phối và phải tốn nhiều chi phí để quản lý các mạng lưới này do đó chúng ta thấy chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp tăng đáng kể trong năm 2007 chiếm 29% trong doanh thu. Trong năm 2007 và trong chiến lược mở rộng mạng lưới phân phối do đó chi chí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp tăng (chiến lược được công bố trong bảng cáo bạch 2007).Và để giảm sự biến động trong chi phí cho các năm dự báo ta cũng lấy bình quân như tỷ suất lợi nhuận gộp. Mức khấu hao của doanh nghiệp trên nguyên giá tài sản cố định dao động quanh con số 68%, và đây cũng là tỷ lệ khấu hao cho những năm dự báo (bình quân 4 năm). Sự biến động trong GVHB, CPBH, CHQLDN, khấu hao sẽ được điều chỉnh qua các năm trong quá trình dự báo: 2008-2012 Chi phí tài chính dựa trên khoản vay ngắn hạn và dài hạn qua các năm với lãi suất 10%/năm, để đảm bảo nhu cầu chi tiêu tiền mặt trong năm doanh nghiệp vay một khoản vay lưu động đáng kể trong năm (50 tỷ) và thanh toán cuối năm do đó khoản này không hiện trên bảng CĐKT, với lãi suất khoảng 7%. Và dự kiến khoản này tăng khoảng 5% cho các năm với lãi suất 9%/năm. Thuế thu nhập doanh nghiệp từ năm 2008 trở đi chịu thuế suất 20% vì doanh nghiệp hoạt động trong ngành nghề đước xếp loại A do đó ưu tiên mức thuế suất thấp hơn các doanh nghiệp bình thường (28%). Các chỉ tiêu dùng để dự báo bảng CĐKT 2003 2004 2005 2006 2007E Vòng quay các khoản phải thu 3.41 5.99 4.15 9.26 5.7 Vòng quay hàng tồn kho 2.58 2.22 2.35 4.05 4.05 Vòng quay các khoản phải trả 3.67 6.26 7.51 16.99 8.61 Vòng quay các chi tiêu phát sinh(Tài sản khác) 19.06 24.49 26.63 25.63 23.95 Tỷ trọng tài sản ngắn hạn khác chiếm trong tổng tài sản khác 0.58 0.49 0.4 0.49 0.49 Vòng quay các khoản phải trả khác 8.38 9.82 13.28 15 11.62 Tỷ trọng các khoản phải trả khác 0.3 0.39 0.36 0.53 0.4 Tổng tài sản /vốn chủ sở hữu 3.62 2.77 1.89 1.3 1.36 Doanh thu /tổng tài sản 1.23 1.35 1.07 1.72 1.43 Tỷ lệ thanh toán lương cho HĐQT và ban kiểm soát,và tiền ưu đãi khi phát hành thêm 0 0.33 0.72 0.08 0.08 Vòng quay tài sản cố định 4.96 4.61 4.45 5.74 4.99 Khấu hao/Tài sản cố định -0.68 -0.69 -0.72 -0.66 -0.66 Chênh lệch giữa LNròng và Lợi nhuận chưa phân phối 67 7,526 10,066 3,213 Doanh thu về cung cấp dịch vụ và bán hàng là một chỉ tiêu phản ánh rất rõ nét về hoạt động của doanh nghiệp nên chúng ta sử dụng chỉ tiêu này để tính toán và dự phóng cho một số chỉ tiêu sau: Vòng quay các khoản phải thu dao động từ 3-5 qua các năm 2004-2006, đặc biệt tăng mạnh trong năm 2006 lên đến 9,26, đây là kết quả mà doanh nghiệp gia tăng chính sách bán chịu trong năm 2006 làm cải thiện vòng quay hàng tồn kho lên 4.05, và đạt được tốc độ tăng trưởng doanh thu kỷ lục 55,57% trong năm 2006 và ước tính cho cuối năm 2007 giảm còn 5,7 so với năm 2006. Và dự báo vòng quay các khoản phải thu cho những năm tới khoảng 6,3 và vòng quay hàng tồn kho dao động trong khoảng 4-5 cho các năm dự báo 2008-2012. Và để có được lượng hàng tồn kho như vậy doanh nghiệp đã tận dụng mua chịu nguyên vật liệu một số cơ sở chế biến, điển hình vòng quay các khoản phải trả người bán tăng lên đột biến lên 17 trong năm 2006, và giảm xuống còn 8,1 năm 2007. Và dự báo vòng quay các khoản phải trả dao động trong khoảng 10-12 cho các năm 2008-2012. Các chỉ tiêu dùng để dự báo bảng CĐKT 2008F 2009F 2010F 2011F 2012F Vòng quay các khoản phải thu 6.27 6.35 6.89 6.3 6.45 Vòng quay hàng tồn kho 4.25 4.46 4.69 4.92 5.17 Vòng quay các khoản phải trả 9.84 10.74 11.54 10.18 10.58 Vòng quay các khoản phải trả khác 12.43 13.08 13.03 12.54 12.77 Không những thế doanh nghiệp còn chiếm dụng được một khoảng vốn đáng kể từ các khoản như: tiền công người lao động, các khoản trả trước và một số các khoản khác bằng chứng là vòng quay các khoản này tăng đáng kể 13 và 15 trong 2 năm 2005-2006 và giảm còn 11 năm 2007. Dự báo vòng quay các khoản phải trả khác khoảng 12-13 cho các năm còn lại. Để đạt được tốc độ tăng trưởng doanh thu qua các năm như phân tích trên cùng phân tích lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA), ta dựa vào doanh thu với vòng quay tài sản cố định qua các năm 2004-2007 để dự báo cho 5 năm tới Chỉ tiêu 2008F 2009F 2010F 2011F 2012F Vòng quay tài sản cố định 4.95 5.04 5.18 5.04 5.05 Vòng quay các chi tiêu phát sinh(Tài sản ngắn hạn khác) 25.18 25.35 25.03 24.88 25.11 Tỷ trọng tài sản ngắn hạn khác chiếm trong tổng tài sản khác 0.47 0.46 0.48 0.48 0.47 Trước năm 2006 vòng quay tài sản cố định của IMP chỉ khoảng 4,5 và tăng lên 5,7 trong năm 2006, có thể nói năm 2006 là năm mà doanh nghiệp gặt hái được nhiều thành công, và chỉ tiêu này ổn định khoảng 5 cho năm 2007 và cho các năm còn lại. Một khoản mục, nằm trong tổng tài sản cũng không kém phần quan trọng các tài sản ngắn hạn và dài hạn khác. Không riêng gì các tài sản cố định tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp mà các tài sản này cũng góp phần tạo ra lợi nhuận. Dựa trên tỷ trọng trong từng loại tài sản ngắn hạn và dài hạn khác, doanh thu ta dự báo cho các năm 2008-2012. Một điểm quan trọng cần lưu ý, trong tài sản dài hạn khác năm 2008 trở đi có một khoảng rất lớn là 156 tỷ, số tiền này dùng để đầu tư vào các dự án mới trong năm 2008 nêu trên. Theo như phân tích trên nguồn này trích từ thặng dư vốn cổ phần trong đợt phát hánh sắp tới làm tăng vốn điều lệ lên 115 tỷ, bổ sung thêm 2,2 triệu cổ phiếu với giá phát hành khoảng 95,000đ, số tiền thu về khoảng 286 tỷ trong đó: (có khoảng 71 tỷ thặng dư vốn khi phát hành đợt 1 và 215 tỷ trong 2 đợt còn lại trong năm 2008, thông tin trên bảng cáo bạch năm 2007). Cũng nhờ những dự án này mà giúp doanh thu IMP tăng trưởng mạnh 21,31% năm 2009 và 18,5% năm 2010, giảm xuống còn 15% năm 2011 và tăng trưởng bền vững từ năm 2012 là 8%, tỷ lệ này tương đương lãi suất phi rủi ro của trái phiếu chính phủ. Theo phân tích ngành thì mức tăng trưởng trên 15% cho các năm 2008-2011, là một con số khả thi đối với công ty, trong phần phân tích công ty chúng ta cũng đã thấy được tiềm năng của công ty. Để phù hợp với thực tế hơn, chúng ta điều chỉnh lợi nhuận ròng sau thuế của doanh nghiệp bằng cách lấy lợi nhuận ròng chi trả các khoảng tiền thưởng cho công nhân viên, trả lương cho ban kiểm soát, hội đồng quản trị qua các năm dự báo. Các chỉ tiêu dùng để dự báo bảng CĐKT 2007E 2008F 2009F 2010F 2011F 2012F Tỷ lệ chi trả tiền thưởng cho CNV, lương HĐQT, BKS 1.22% 1.28% 1.34% 1.41% 1.48% 1.55% Trong năm 2007 khoảng trích từ lơị nhuận ròng ra 5.5% để chi trả cảc khoảng trả lương CNV, HĐQT, BKS và trong đó khoảng 3,3% cho quỹ đầu tư phát triển và quỹ này với quỹ dự phòng tài chính không thay đổi theo thời gian. Tiền mặt thu về từ lợi nhuận ròng và thặng dư vốn ngoài việc tài trợ cho các dự án mới, số tiền mặt còn lại dùng để chi trả cổ tức cho các cổ đông để đảm bảo chính sách chi trả cổ tức của doanh nghiệp. Các chỉ tiêu dùng để dự báo bảng CĐKT 2007E 2008F 2009F 2010F 2011F 2012F Tỷ lệ chi trả cổ tức 20% 20% 25% 25% 25% 15% Chi trả cổ tức 18477 23000 28750 28750 28750 17250 Các khoản mục về vay nợ ngắn hạn và dài hạn giả sử không thay đổi qua các năm dự báo, điều này không phải ngẩu nhiên mà doanh nghiệp vốn đang hoạt động trong lĩnh vực cần nhiều nghiên cứu, tài sản thật sự tạo ra lợi nhuận trong tương lai cho doanh nghiệp là một phần tài sản vô hình đó là những phát minh mới, và đó cũng luôn là một rủi ro tiềm ẩn cho doanh nghiệp vì thế với rủi ro kinh doanh cao thì doanh nghiệp giảm rủi ro tài chính xuống nhằm làm giảm rủi ro cho doanh nghiệp. Do đó, tài trợ đa phần là vốn cổ phần. Đây là nhận định hợp lý của ban quản trị doanh nghiệp. Lĩnh vực dược cũng tương tự như trong các lĩnh vực nghiên cứu khác như phần mềm của các tập đoàn công nghệ thông tin điển hình như Microsoft. Và các doanh nghiệp trong cùng ngành cũng tương tư như DHG và DMC chủ yếu tài trợ bằng vốn cổ phần Với kết quả dự báo những chỉ tiêu trên ta được 3 bảng CĐKT, KQKD, LCTT qua các năm và từ đó chúng ta định giá doanh nghiệp theo mô hình thu nhập còn lại: ĐỊNH GIÁ GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP 2007E 2008F 2009F 2010F 2011F 2012F Suất chiết khấu 18% 18% 18% 18% 18% 18% Hệ số chiết khấu 1 0.85 0.72 0.61 0.52 0.44 Lợi nhuận giử lại 34,569 28,867 38,521 50,257 59,805 85,730 Hiện giá lợi nhuận giử lại 34,569 24,463 27,665 30,588 30,847 Hiện giá lợi nhuận giử lại tích lũy 34,569 59,032 86,698 117,286 148,133 Giá trị còn lại thu nhập cuối cùng 1,662,112 Giá trị sổ sách của vốn cổ phần đầu kỳ 273,217 Giá trị vốn cổ phần 2,083,462 Số lượng cổ phần đang lưu hành 11.5 Giá cổ phiếu (đồng) 181,171 Bảng dự báo lợi nhuận giữ lại qua các năm Năm 2007E 2008F 2009F 2010F 2011F 2012F LNGL 30,158 28,867 38,521 50,257 59,805 85,730 Từ lợi nhuận ròng (LNR) hằng năm, điều chỉnh chi trả tiền thưởng cho công nhân viên, tiền lương hội đồng quản trị, ban kiểm soát theo một tỷ lệ hằng năm (a) (phụ lục KQKD) và chi trả cổ tức cho các cổ đông ta được lợi nhuận giữ lại (LNGL) qua các năm: LNGL = LNR * (1- a - tỷ lệ cổ tức) Giá trị thu nhập còn lại (GTTNCL) tính từ năm 2012 và chiếc khấu về năm 2007: GTTNCL = 85,730/((18% - 8%)*(1+18)^4) = 1,662,112 (triệu đồng). TSSL ROE của doanh nghiệp trong các năm trước 2006 thì khá cao nhưng khi lên sàn lợi nhuận ròng trong 2 năm 2006-2007 khoảng 18-19%, chúng ta lấy suất chiết khấu 18% năm vừa đáp ứng được kỳ vọng của các cổ đông, đồng thời trong giai đoạn tăng trưởng như hiện nay một quy luật tất yếu tăng trưởng luôn đi kèm với lạm phát, con số 18% đủ để bù đắp sự gia tăng trong lạm phát của nền kinh tế. Giả sử công ty không phát hành thêm trong những năm còn lại, với số lượng cổ phiếu tính đến đầu năm 2008 là 11,5 triệu cổ phiếu. Theo mô hình lợi nhuận giữ lại được sử dụng để định giá doanh nghiệp và tìm được giá trị mỗi cổ phần: P = 181,171 Đồng/cổ phần. Sau đây là giá giao dịch trong vòng 6 ngày giữa tháng 1 năm 2008. Theo kết quả giao dịch của khoảng 1 tháng gần đây nhất thì giá cổ phiếu của IMP dao động trong khoảng 180 đến 210 ngàn đồng. Ngày 16/1/08 17/1/08 18/1/08 21/1/08 22/1/08 23/1/08 Giá CK 191 189 188 188 184 184 Quan sát giá cổ phiếu giao dịch trên thị trường trong 5 phiên gần đây nhất, cổ phiếu IMP đang trên đà giảm giá mạnh, và thị trường đang trong giai đoạn điều chỉnh, các nhà đầu tư giường như không còn mặn mà gì về chứng khoán trong 1 tháng gần đây. Mặc dù giá IMP theo mô hình lợi nhuận giử lại là:181,000Đ/cp, không chênh lệch nhiều so với giá trên thị trường, các phiên giao dịch gần đây nhất giá thị trường của IMPđang giảm, xu hướng thị trường vẫn thắng thế các nhà đầu tư riêng lẽ, và đặc biệt là các nhà đầu tư trong ngắn hạn. Mặc dù vậy cổ phiếu IMP theo nhóm đánh giá trong trung và dài hạn tương đối tốt. Phù hợp với những nhà đầu tư trung và dài hạn. PHÂN TÍCH SWOT Lê Thị Diệu Linh TCDN15 Nguyễn Xuân Thanh TCDN13 Nguyễn Hồng Vinh TCDN15 Điểm Mạnh Là 1 trong 5 DN dựơc có doanh thu lớn nhất Năm 2006 hệ thống quản lý chất lượng đạt tiêu chuẩn ISO 9001:2000 từ sản xuất đến kinh doanh dược phẩm. Một số thuận lợi của công ty Theo số liệu thống kê năm 2005, 05 doanh nghiệp sản xuất tân dược trong nước có doanh thu về sản xuất thuốc cao nhất là: Dược Hậu Giang (373 tỷ), Công ty Sanophi Aventis VN (340,7 tỷ), Công ty cổ phần Hoá Dược phẩm Mekophar (332 tỷ), Công ty cổ phần dược phẩm Imexpharm (301 tỷ), Công ty cổ phần XNK y tế Domesco (259 tỷ). Công ty cổ phần dược phẩm Imexpharm là một trong những công ty sản xuất dược hàng đầu của Việt Nam đạt đầy đủ các tiêu chuẩn của GMP từ sản xuất đến tồn trữ. Năm 2006 hệ thống quản lý chất lượng đạt tiêu chuẩn ISO 9001:2000 từ sản xuất đến kinh doanh dược phẩm. Bên cạnh đó, công ty còn có những nhân tố thuận lợi hỗ trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh như: Công ty nằm trong vùng nguyên liệu nên rất thuận lợi trong việc thu mua nguyên liệu. Công ty có quy trình quản lý sản xuất theo các tiêu chuẩn, quy phạm về sản xuất chế biến hàng thủy sản xuất khẩu. Chất lượng sản phẩm của Công ty đã được khách hàng tín nhiệm ở hầu hết các thị trường. Thị trường tương đối ổn định. Đội ngũ công nhân lành nghề, cơ sở vật chất sản xuất đầy đủ và được trang bị khá hiện đại. Hệ thống quản lý chất lượng GMP ngày càng phát huy tác dụng và tạo hiệu quả tích cực đến nhiều mặt hoạt động của Công ty. Thương hiệu Imexpharm được đánh giá cao, giới điều trị tại bệnh viện tín nhiệm sản phẩm của Imexpharm. Thị trường còn nhiều nhu cầu đối với các sản phẩm dược của Công ty. Tiềm năng phát triển các sản phẩm mới còn rất cao. Đội ngũ cán bộ nhân viên có trình độ, được đào tạo căn bản, nắm vững công nghệ và có kinh nghiệm Điểm yếu Rủi ro pháp luật Rủi ro về kinh tế Rủi ro tỷ giá hối đoái Rủi ro nhân lực, năng lực quản lý Rủi ro khác Là DNNN chuyển sang hoạt động theo hình thức công ty cổ phần, hoạt động của Imexpharm chịu ảnh hưởng của các văn bản pháp luật về cổ phần hóa, chứng khoán và thị trường chứng khoán, Luật và các văn bản dưới luật trong lĩnh vực này đang trong quá trình hoàn thiện, sự thay đổi về mặt chính sách luôn có thể xảy ra và khi xảy ra thì sẽ ít nhiều ảnh hưởng đến hoạt động quản trị, kinh doanh của doanh nghiệp. Tốc độ phát triển kinh tế là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến nhu cầu tiêu thụ dược vì người dân càng chăm lo sức khoẻ hơn khi kinh tế phát triển. Kinh tế phát triển nhanh làm tăng nhu cầu chăm lo sức khoẻ và vì thế tăng nhu cầu đối với các loại dược phẩm nói chung và của Imexpharm nói riêng. Ngược lại cũng sẽ tác động đến hiệu quả kinh doanh của Công ty. Công ty sử dụng nguyên liệu ngoại nhập để sản xuất dược phẩm nhằm đảm bảo chất lượng. Giá cả của nguyên liệu nhập kho của Công ty có thể bị ảnh hưởng bởi các biến động về tỷ giá, điều này đòi hỏi Công ty phải có sự linh hoạt trong lựa chọn thời điểm nhập và tồn trữ nguyên liệu hợp lý để có thể giảm thiểu ảnh hưởng của việc biến động tỷ giá. Công ty hiện phát triển với tốc độ cao luôn cần một lực lượng lao động đáp ứng nhu cầu phát triển mạng lưới phân phối và điều hành các mặt hoạt động của Công ty. Lực lượng lao động được đào tạo hiện nay được đào tạo chưa đáp ứng nhu cầu, nhất là trong ngành dược. Do đó, rủi ro về thiếu hụt nhân lực luôn thường trực nếu không có chính sách nhân sự và chính sách thu hút nhân tài hợp lý. Tuy vậy, Công ty luôn chuẩn bị sẵn sàng để giảm thiểu rủi ro này bằng cách chăm sóc tốt điều kiện làm việc và phúc lợi cho người lao động, thường xuyên chăm lo đào tạo nâng cao trình độ tay nghề của đội ngũ nhân viên. Tuyển dụng, phát hiện, bồi dưỡng và đào tạo các cấp quản lý trung gian. Bên cạnh đó, các cán bộ quản lý cấp cao của Công ty đa số là những cán bộ lâu năm trong ngành với nhiều kinh nghiệm, được thường xuyên đào tạo hoặc tự đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ nâng cao năng lực quản lý. Đặc điểm của nguồn nhân lực này là ít biến động. Do đó rủi ro về thất thoát nguồn nhân lực quản lý cấp cao là thấp. Do đặc thù của ngành dược, việc hạch toán chi phí bán hàng làm ảnh hưởng khoản mục Hàng tồn kho và Lợi nhuận tại từng thời điểm quyết toán. Khi sản phẩm được tiêu thụ và tính doanh thu thì giá thành sản phẩm và chi phí bán hàng do cùng thuộc về Giá vốn hàng bán nên kết quả lợi nhuận (bằng Doanh thu trừ Giá vốn hàng bán) không bị ảnh hưởng. Khi sản phẩm chưa được tiêu thụ mà vẫn nằm trong khoản mục Hàng tồn kho, chi phí bán hàng do được hạch toán vào giá thành sản phẩm như đã giải thích phần trên nên đáng ra thuộc về Giá vốn hàng bán thì lại làm tăng giá trị Hàng tồn kho và làm tăng Lợi nhuận một khoản tương ứng. Công ty Cổ phần Imexpharm có những khoản nợ Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước gối đầu từ các kỳ báo cáo tài chính trước. Tuy nhiên, Imexpharm luôn thực hiện việc kê khai và nộp thuế theo quy định hiện hành, Công ty không có nợ thuế quá hạn. Ngoài ra còn có các rủi ro như thiên tai, địch hoạ, hoả hoạn .v.v... là những rủi ro bất khả kháng, nếu xảy ra sẽ gây thiệt hại cho tài sản, con người và tình hình hoạt động chung của Công ty. Cơ hội Mức tăng trưởng bình quân hàng năm của ngành Dược là 18 - 20%. Thị trường Dược trong nước còn tiềm năng phát triển rất lớn cho các doanh nghiệp sản xuất trong nước, nhất là các doanh nghiệp có GMP. Hiện tại, mức tăng trưởng bình quân hàng năm của ngành Dược là 18 - 20%, vài năm gần đây các doanh nghiệp sản xuất dược phẩm trong nước đã có nhiều nỗ lực để giành thị phần. Mỗi năm lại có thêm một số công ty, xí nghiệp xây mới, đến nay cả nước có khoảng 100 dây chuyền sản xuất đạt tiêu chuẩn thực hành sản xuất tốt. Tuy nhiên, sản xuất thuốc trong nước hiện tại chỉ đáp ứng được gần 49% nhu cầu tính theo giá trị, còn lại nhập khẩu là trên 50%. Theo số liệu của Vụ điều trị-Bộ Y tế, trong năm 2005 chi tiêu tiền thuốc của người dân đạt khoảng 630 triệu USD/năm. Như vậy, với mức tiêu thụ 10-12 USD/người/năm vào năm 2010 thì kích thước thị trường sẽ đạt trên 1 tỷ USD. Có thể nhận định rằng thị trường Dược trong nước còn tiềm năng phát triển rất lớn cho các doanh nghiệp sản xuất trong nước, nhất là các doanh nghiệp có GMP. Tuy nhiên, bên cạnh đó ngành dược trong nước cũng phải đối diện với những thách thức khó khăn khi Việt nam gia nhập WTO là: ít hiểu biết về thị trường thế giới và pháp luật quốc tế, năng lực quản lý còn yếu, trình độ công nghệ còn lạc hậu, hiệu quả sản xuất kinh doanh và khả năng cạnh tranh còn yếu kém nên dễ dẫn tới mất thị phần và thị trường, nhiều doanh nghiệp được tiên đoán có thể bị phá sản do không cạnh tranh được với hàng nhập khẩu. Thách thức Giá các loại dược liệu tăng do khan hiếm nguồn cung Cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp sản xuất thuốc trong nước với nhau về giá Nguồn vốn đáp ứng bị hạn chế từ phía Ngân hàng. Thiếu nguồn nhân lực Giá các loại dược liệu tăng do khan hiếm nguồn cung vì bị tác động bởi những biến động về giá dầu hoả, dịch bệnh, đặc biệt là cúm gia cầm đang xuất hiện ở nhiều nước, nhiều khu vực, tình hình khủng bố, an ninh về chính trị xảy ra trên thế giới và hệ quả là nhiều quốc gia gia tăng việc dự trữ nguyên liệu dược với mục đích dự phòng cho những biến cố phát sinh. Cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp sản xuất thuốc trong nước với nhau về giá đối với các sản phẩm thuốc thông thường (generic). Nguồn vốn đáp ứng cho nhu cầu tồn trữ nguyên liệu, nhu cầu đầu tư phát triển hệ thống tiêu thụ và xây dựng nhà máy sản xuất mới .v.v… còn bị hạn chế từ phía Ngân hàng. Thiếu nguồn nhân lực đáp ứng cho nhu cầu phát triển.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPTTC - Cong Ty Co Phan Duoc Pham Imexpharm.doc
Tài liệu liên quan