Đề tài Phân tích thực trạng và đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty TNHH Dây và Cáp điện Thượng Đình

Phân tích thực trạng hiệu quả sản xuất kinh doanh có vai trò quan trọng đối với mọi doanh nghiệp. Thông qua công tác này, doanh nghiệp xác định được những điểm mạnh của mình cần phát huy cũng như điểm yếu cần khắc phục. Từ đó, mỗi doanh nghiệp sẽ xây dựng được cho mình một chiến lược phù hợp để tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Qua thời gian thực tập tại công ty TNHH Dây & Cáp điện Thượng Đình, em đã nhận biết được phần nào thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Ở thời điểm hiện tại, hiệu quả kinh doanh của công ty là không cao và đang có chiều hướng đi xuống. Bằng việc vận dụng những kiến thức đã học, em có đưa ra một số biện pháp nhằm giúp công ty nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Do kiến thức và kỹ năng phân tích không tránh khỏi những hạn chế nên các biện pháp đề ra trong bản đồ án này còn rất nhiều thiếu sót. Vì vậy, em hy vọng những đề xuất của mình sẽ được quý công ty chú ý, từ đó xây dựng được các biện pháp hoàn thiện hơn nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

doc79 trang | Chia sẻ: Kuang2 | Lượt xem: 705 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích thực trạng và đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty TNHH Dây và Cáp điện Thượng Đình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tố ảnh hưởng đến SSLLĐ Chỉ tiêu Mức độ ảnh hưởng Tỷ trọng ảnh hưởng SSLLĐ -0,02 Trđ/người 100% Các nhân tố ảnh hưởng ROS 0,08 Trđ/người -371% SSXLĐ -0,10 Trđ/người 471% Nhận xét : Từ bảng số liệu trên ta thấy nguyên nhân dẫn đến giảm SSLLĐ chủ yếu là do SSXLĐ giảm. ROS tăng có làm tăng SSLLĐ nhưng do mức độ ảnh hưởng của ROS chưa đủ lớn nên tổng hợp lại thì SSLLĐ vẫn giảm. Ảnh hưởng của các nhân tố đến SSLLĐTT SSLLĐTT tăng, cụ thể là năm 2005, một lao động trực tiếp của công ty tạo ra được 1,52 triệu đồng tăng hơn so với năm trước là 0,07 triệu đồng. Nguyên nhân là do: + ROS tăng 0,02% làm cho SSLLĐTT tăng một lượng là: SSLLĐTT(ROS) = (0,32% - 0,30%) x 483,00 = 0,10 (Trđ/người) + SSXLĐTT giảm 8,8 Trđ/người làm SSLLĐTT giảm một lượng là: SSLLĐTT(SSXLĐTT) = 0,32% x (474,20 – 483,00) = - 0,03 (Trđ/người) + Tổng hợp tác động của hai nhân tố làm SSLLĐTT giảm một lượng là: SSLLĐTT = SSLLĐTT(ROS) + SSLLĐTT(SSXLĐ) = 0,10 + (-0,03) = 0,07 (Trđ/người) Bảng 2.26: Tổng hợp nhân tố ảnh hưởng đến SSLLĐTT Chỉ tiêu Mức độ ảnh hưởng Tỷ trọng ảnh hưởng SSLLĐTT 0,07 Trđ/người 100% Các nhân tố ảnh hưởng ROS 0,10 Trđ/người 141% SSXLĐTT -0,03 Trđ/người -41% Nhận xét : Từ bảng số liệu trên ta thấy SSLLĐTT tăng chủ yếu là do tác động của ROS tăng. Sự suy giảm của SSXLĐTT cũng có ảnh hưởng tiêu cực nhưng mức độ ảnh hưởng không lớn bằng ROS. Do đó tổng hợp lại, SSLLĐTT vẫn tăng. Ảnh hưởng của các nhân tố đến SSLLĐGT SSLLĐGT giảm, cụ thể là năm 2005, một lao động gián tiếp của công ty tạo ra được 4,17 triệu đồng giảm hơn so với năm trước là 1,03 triệu đồng. Nguyên nhân là do: + ROS tăng 0,02% làm cho SSLLĐGT tăng một lượng là: SSLLĐGT(ROS) = (0,32% - 0,30%) x 1.734,0 = 0,35 (Trđ/người) + SSXLĐGT giảm 429,9 Trđ/người làm SSLLĐGT giảm một lượng là: SSLLĐGT(SSXLĐGT) = 0,32% x (1.304,1 - 1.734,0) = - 1,38 (Trđ/người) + Tổng hợp tác động của hai nhân tố làm SSLLĐGT giảm một lượng là: SSLLĐGT = SSLLĐGT(ROS) + SSLLĐGT(SSXLĐGT) = 0,35 + (-1,38) = - 1,03 (Trđ/người) Bảng 2.27: Tổng hợp nhân tố ảnh hưởng đến SSLLĐGT Chỉ tiêu Mức độ ảnh hưởng Tỷ trọng ảnh hưởng SSLLĐGT -1,03 Trđ/người 100% Các nhân tố ảnh hưởng ROS 0,35 Trđ/người -34% SSXLĐGT -1,38 Trđ/người 134% Nhận xét : Từ bảng số liệu trên ta thấy SSXLĐGT có ảnh hưởng tiêu cực làm giảm SSLLĐGT . Mức độ ảnh hưởng này lớn hơn nhiều ảnh hưởng của ROS nên tổng hợp lại SSLLĐGT vẫn giảm. 2.2.4. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, vốn là một yếu tố quan trọng bậc nhất. Thông qua vốn, ta biết được năng lực hiện có cũng như trình độ công nghệ của doanh nghiệp. Việc sử dụng vốn hợp lý cũng góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh. Vì vậy, bây giờ cúng ta sữ tiến hành phân tích hiệu quả sử dụng vốn của công ty TNHH Dây và Cáp điện Thượng Đình. 2.2.4.1. Sức sản xuất của vốn Sức sản xuất của vốn SSXV = cho biết một đồng vốn đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh đem lại bao nhiêu đồng doanh thu thuần. SSXV càng cao chứng tỏ công tác quản lý và sử dụng vốn của công ty là hợp lý và có hiệu quả. Vốn được sử dụng trong công thức trên có thể là tổng tài sản, tài sản cố định, tài sản lưu động hay vốn chủ sở hữu. Do đó, ta cũng có các chỉ tiêu sức sản xuất của vốn tương ứng là: SSXTTS, SSXTSCĐ, SSXTSLĐ, SSXVCSH. Bảng 2.28: Bảng tổng hợp sức sản xuất của vốn STT Chỉ tiêu ĐVT Năm Chênh lệch 2004 2005 Tuyệt đối % 1 Doanh thu thuần Trđ 105.777 104.329 -1.448 -1,4% 2 TTSbq Trđ 107.707 172.693 64.986 60,3% 3 TSCĐbq(nguyên giá) Trđ 44.879 60.074 15.195 33,9% 4 TSCĐbq(giá trị còn lại) Trđ 42.036 53.793 11.757 28,0% 5 TSLĐbq Trđ 64.511 117.294 52.783 81,8% 6 VCSHbq Trđ 3.382 3.629 248 7,3% 7 SSXTTS = (1)/(2) 0,98 0,60 -0,38 -38,5% 8 SSXTSCĐ(nguyên giá) = (1)/(3) 2,36 1,74 -0,62 -26,3% 9 SSXTSCĐ(giá trị còn lại) = (1)/(4) 2,52 1,94 -0,58 -22,9% 10 SSXTSLĐ = (1)/(5) 1,64 0,89 -0,75 -45,8% 11 SSXVCSH = (1)/(6) 31,28 28,75 -2,53 -8,1% (Nguồn: Phòng Kế toán Tài vụ) Nhận xét: Sức sản xuất của vốn được tính bằng tỷ số giữa doanh thu thuần và vốn kinh doanh. Vốn kinh doanh của công ty TNHH Dây và Cáp điện Thượng Đình bao gồm vốn cố định và vốn lưu động được thể hiện dưới dạng tài sản cố định, tài sản lưu động, nợ phải trả hay vốn chủ sở hữu. Do đó, sự tăng giảm của các nguồn vốn này sẽ có tác động trực tiếp tới sức sản xuất của vốn. Cụ thể là những tác động này có tính chất tỷ lệ nghịch. Vốn tăng lên sẽ làm sức sản xuất của vốn giảm đi và ngược lại. Từ bảng số liệu trên ta thấy: Các loại vốn của công ty TNHH Dây và Cáp điện Thượng Đình trong năm 2005 đều tăng hơn so với năm 2004. Đáng chú ý là giá trị tổng tài sản bình quân đã tăng tới gần 65 tỷ đồng. Tổng tài sản bình quân tăng chủ yếu là do công ty đã đạt được tốc độ tăng giá trị tài sản lưu động bình quân đến 81,8%, tương đương với 52,783 tỷ đồng. Giá trị tài sản cố định của công ty cũng tăng nhiều nhưng so với tài sản lưu động thì không bằng. Tuy nhiên, một thành phần vốn quan trọng là vốn chủ sở hữu lại tăng chậm. Vốn chủ sở hữu bình quân chỉ tăng 248 triệu đồng (tăng 7,3%). Sức sản xuất của các loại vốn đều giảm. Sức sản xuất của tổng tài sản năm 2005 chỉ là 0,60 trong khi đó năm 2004 là 0,98. Sức sản xuất của tài sản lưu động có tốc độ giảm lớn nhất (giảm 45,8%). Tốc độ giảm sức sản xuất của tài sản cố định là 22,9% và của vốn chủ sở hữu là 8,1%. Nguyên nhân của hiện tượng này là do trong năm 2005, doanh thu thuần giảm so với năm 2004 trong khi đó giá trị tài sản cố định, tài sản lưu động và vốn chủ sở hữu đều tăng. Để thấy rõ hơn, chúng ta tiến hành phân tích tác động của các nhân tố tới từng chỉ tiêu sức sản xuất của vốn. Ảnh hưởng của các nhân tố đến SSXTTS Sức sản xuất của tổng tài sản năm 2005 bằng 0,60 nghĩa là cứ một đồng tài sản của công ty TNHH Dây và Cáp điện Thượng Đình đưa vào sản xuất kinh doanh thì toạ ra được 0,60 đồng doanh thu thuần. Giá trị này trong năm 2004 là 0,98. Như vậy, sức sản xuất của tổng tài sản đã giảm một lượng là 0,38. + Doanh thu thuần giảm 1.448 triệu đồng làm SSXTTS giảm một lượng là: SSXTTS(DT) = - = 0,97 – 0,98 = - 0,01 + Tổng tài sản bình quân tăng 64.986 triệu đồng làm SSXTTS giảm một lượng là: SSXTTS(TTS) = - = 0,60 – 0,97 = -0,37 + Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng làm SSXTTS giảm một lượng là: SSXTTS = SSXTTS(DT) + SSXTTS(TTS) = (-0,01) + (-0,37) = - 0,38 Bảng 2.29: Tổng hợp nhân tố ảnh hưởng đến SSXTTS Chỉ tiêu Mức độ ảnh hưởng Tỷ trọng ảnh hưởng SSXTTS -0,38 100% Các nhân tố ảnh hưởng Doanh thu thuần -0,01 3% TTSbq -0,37 97% Nhận xét : Từ bảng số liệu trên ta thấy sức sản xuất của tổng tài sản bình quân giảm chủ yếu là do tác động của việc giá trị tổng tài sản bình quân đã tăng lên trong năm 2005. Mức độ ảnh hưởng của nhân tố này là rất lớn (97%) Ảnh hưởng của các nhân tố đến SSXTSCĐ Sức sản xuất của tài sản cố định mà cụ thể là sức sản xuất của giá trị còn lại củâtì sản cố định SSXTSCĐ(giá trị còn lại) đã giảm một lượng là 0,58 tương đương với tốc độ giảm 22,9%. Ảnh hưởng của từng nhân tố thành phần đến chỉ tiêu này là: + Doanh thu thuần giảm 1.448 triệu đồng làm SSXTSCĐ giảm một lượng là: SSXTSCĐ(DT) = - = 2,48 – 2,52 = -0,04 + Tài sản cố định bình quân tăng 11.757 triệu đồng làm SSXTSCĐ giảm một lượng là: SSXTSCĐ(TSCĐ) = - = 1,94 – 2,48 = - 0,54 + Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng làm SSXTSCĐ giảm một lượng là: SSXTSCĐ = SSXTSCĐ(DT) + SSXTSCĐ(TSCĐ) = (-0,04) + (-0,54) = - 0,58 Bảng 2.30: Tổng hợp nhân tố ảnh hưởng đến SSXTSCĐ Chỉ tiêu Mức độ ảnh hưởng Tỷ trọng ảnh hưởng SSXTSCĐ -0,58 100% Các nhân tố ảnh hưởng Doanh thu thuần -0,04 6% TSCĐbq -0,54 94% Nhận xét : Từ bảng số liệu trên ta thấy doanh thu thuần giảm đi và tài sản cố định tăng lên đều làm giảm SSXTSCĐ. Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng của nhân tố giá trị tài sản cố định bình quân đến SSXTSCĐ là rất lớn (chiếm 94%). Ảnh hưởng của các nhân tố đến SSXTSLĐ So tài sản cố định thì tài sản lưu động của công ty TNHH Dây và Cáp điện Thượng Đình là nguồn vốn có sức sản xuất giảm mạnh hơn. SSXTSLĐ giảm từ 1,64 năm 2004 xuống còn 0,89 vào năm 2005. Có thể thấy SSXTSLĐ đã giảm một lượng là 0,75 do các nhân tố ảnh hưởng sau: + Doanh thu thuần giảm 1.448 triệu đồng làm SSXTSLĐ giảm một lượng là: SSXTSLĐ(DT) = - = 1,62 – 1,64 = - 0,02 + Tài sản lưu động bình quân tăng 52.783 triệu đồng làm SSXTSLĐ giảm một lượng là: SSXTSLĐ(TSLĐ) = - = 0,89 – 1,62 = - 0,73 + Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng làm SSXTSLĐ giảm một lượng là: SSXTSLĐ = SSXTSLĐ(DT) + SSXTSLĐ(TSLĐ) = (-0,02) + (-0,73) = - 0,75 Bảng 2.31: Tổng hợp nhân tố ảnh hưởng đến SSXTSLĐ Chỉ tiêu Mức độ ảnh hưởng Tỷ trọng ảnh hưởng SSXTSLĐ -0,75 100% Các nhân tố ảnh hưởng Doanh thu thuần -0,02 3% TSLĐbq -0,73 97% Nhận xét : Từ bảng số liệu trên ta thấy doanh thu thuần giảm đi có ảnh hưởng tiêu cực góp phần làm giảm SSXTSLĐ. Tuy nhiên, ảnh hưởng đó là không đáng kể. Tác động chủ yếu vẫn là do giá trị tài sản lưu động bình quân đã tăng lên rất lớn, mức độ ảnh hưởng của nhân tố này là 97%. Ảnh hưởng của các nhân tố đến SSXVCSH Cũng giống như các nguồn vốn khác, sức sản xuất của vốn chủ sở hữu năm 2005 cua công ty TNHH Dây và Cáp điện Thượng Đình cũng đã giảm hơn so với năm trước. Cụ thể là sức sản xuất đã giảm 2,53 đồng trên một đồng vốn chủ sở hữu. + Doanh thu thuần giảm 1.448 triệu đồng làm SSXVCSH giảm một lượng là: SSXVCSH(DT) = - = 30,85 – 31,28 = - 0,43 + VCSH bình quân tăng 248 triệu đồng làm SSXVCSH giảm một lượng là: SSXVCSH(VCSH) = - = 28,75 – 30,85 = - 2,10 + Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng làm SSXVCSH giảm một lượng là: SSXVCSH = SSXVCSH(DT) + SSXVCSH(VCSH) = (-0,43) + (-2,10) = - 2,53 Bảng 2.32: Tổng hợp nhân tố ảnh hưởng đến SSXVCSH Chỉ tiêu Mức độ ảnh hưởng Tỷ trọng ảnh hưởng SSXVCSH -2,53 100% Các nhân tố ảnh hưởng Doanh thu thuần -0,43 17% VCSHbq -2,10 83% Nhận xét : Từ bảng số liệu trên ta thấy vốn chủ sở hữu tăng cũng làm giảm đáng kể SSXVCSH. ảnh hưởng của nhân tố này là chủ yếu với mức độ 83%. Doanh thu thuần giảm cuảng làm giảm SSXVCSH nhưng ở mức độ ít hơn, chỉ là 17%. 2.2.4.2. Tình hình sử dụng tài sản cố định Bảng 2.33: Báo cáo tăng giảm tài sản cố định năm 2005 Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu TSCĐ hữu hình TSCĐ vô hình Tổng cộng Nhà cửa, vật kiến trúc Máy móc thiết bị Phương tiện vận tải Thiết bị dụng cụ quản lý I. NGUYÊN GIÁ 13.780 46.850 788 3.604 509 65.531 1. Số đầu kỳ 12.296 37.042 788 3.537 494 54.157 2. Tăng trong kỳ 1.484 9.808 0 67 15 11.374 3. Số cuối kỳ 13.780 46.850 788 3.604 509 65.531 II. GIÁ TRỊ HAO MÒN 825 6.579 171 795 31 8.401 1. Số đầu kỳ 315 3.384 65 386 11 4.161 2. Tăng trong kỳ 510 3.195 106 409 20 4.240 3. Số cuối kỳ 825 6.579 171 795 31 8.401 III. GIÁ TRỊ CÒN LẠI 12.955 40.271 617 2.809 478 57.130 1. Số đầu kỳ 11.981 33.658 724 3.151 482 49.996 2. Số cuối kỳ 12.955 40.271 617 2.809 478 57.130 (Nguồn: Phòng Kế toán Tài vụ) Nhận xét: Từ bảng số liệu trên ta thấy: Trong cơ cấu tài sản cố định của công ty TNHH Dây & Cáp điện Thượng Đình, có giá trị lớn nhất luôn là máy móc thiết bị. Điều này chứng tỏ công ty đã tập trung đầu tư vào máy móc thiết bị để mở rộng quy mô sản xuất. Trong năm 2005, giá trị máy móc thiết bị đã tăng thêm 9,808 tỷ đồng. Bên cạnh đó, nhà văn phòng, nhà xưởng, vật kiến trúc cũng được đầu tư đích đáng. Giá trị loại tài sản này tăng lên trong năm 2005 là gần 1,5 tỷ đồng. Hệ số hao mòn TSCĐ = Khấu hao luỹ kế = 8.401 = 12,8% Nguyên giá 65.531 Hệ số hao mòn TSCĐ = 12,8% là nhỏ. Điều này chứng tỏ tình trạng kỹ thuật của tài sản cố định là tốt. Hệ số đổi mới TSCĐ = Số tăng trong kỳ = 11.374 = 21,0% Số đầu kỳ 54.157 Hệ số đổi mới TSCĐ = 21,0% chứng tỏ công ty rất chú trọng việc đầu tư cho tài sản cố định phục vụ cho sản xuất kinh doanh. 2.2.4.3. Tình hình sử dụng sản lưu động Bảng 2.34: Cơ cấu tài sản lưu động bình quân Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Chênh lệch Giá trị (Trđ) Tỷ trọng (%) Giá trị (Trđ) Tỷ trọng (%) Tuyệt đối (Trđ) % TSLĐ bq 64.511 100,0% 117.294 100,0% 52.783 81,8% Tiền bq 1.412 2,2% 1.808 1,5% 396 28,1% Các khoản phải thu bq 17.780 27,6% 2.743 2,3% -15.037 -84,6% Hàng tồn kho bq 45.058 69,8% 112.490 95,9% 67.432 149,7% TSLĐ khác bq 262 0,4% 254 0,2% -9 -3,2% (Nguồn: Phòng Kế toán Tài vụ) Nhận xét: Từ bảng số liệu trên ta thấy: Trong cơ cấu tài sản lưu động của công ty TNHH Dây và Cáp điện Thượng Đình năm 2005, có chỉ tiêu tăng, có chỉ tiêu giảm. Tuy nhiên, tỷ trọng của tiền và các tài sản lưu động khác là không mấy đáng kể. Chỉ tiêu có tốc độ tăng mạnh nhất là Hàng tồn kho. Giá trị hàng tồn kho bình quân đã tăng tới 67,432 tỷ đồng, tương ứng với tốc độ tăng là 149,7%. Một chỉ tiêu khác cũng tăng là tiền. Tốc độ tăng tiền bình quân là 28,1%. Nhưng do tỷ trọng của tiền trong cơ cấu tài sản lưu động là thấp nên về mặt giá trị không tăng được bao nhiêu. Đáng chú ý là các khoản phải thu trong năm 2005 đã giảm mạnh so với năm 2004, từ 17,78 tỷ đồng xuống còn 2,743 tỷ đồng. Tuy nhiên, cũng do tỷ trọng của khoản phải thu là nhỏ hơn nhiều so với hàng tồn kho nên ta có nhận định là chính lượng hàng tồn kho là nguyên nhân chính làm cho SSXTSLĐ giảm đi. Bảng 2.35: Cơ cấu hàng tồn kho năm 2005 Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Đầu năm Cuối năm Chênh lệch Tuyệt đối % Nguyên vật liệu tồn kho 59.206 41.385 -17.821 -30,1% Công cụ dụng cụ trong kho 515 499 -16 -3,1% Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang 196 91 -105 -53,6% Thành phẩm tồn kho 10.960 102.119 91.159 831,7% Hàng hoá tồn kho 5.014 4.995 -19 -0,4% Tổng cộng hàng tồn kho 75.891 149.089 73.198 96,5% (Nguồn: Phòng Kế toán Tài vụ) Từ bảng số liệu trên ta thấy trong cơ cấu hàng tồn kho cuối năm 2005 thì thành phẩm tồn kho chiếm tỷ trọng rất cao. Thành phẩm tồn kho cuối năm 2005 là 102,119 tỷ đồng, tăng tới 831,7% so với số đầu năm. Giá trị nguyên vật liệu tồn kho cũng rất cao là 41,385 tỷ đồng nhưng cũng đã giảm. Giá trị hàng hoá tồn kho tuy có tỷ trọng không lớn nhưng cũng lên đến gần 5 tỷ đồng. Như vậy, trong cơ cấu hàng tồn kho thì đáng chú ý nhất là thành phẩm tồn kho. Nếu sang năm 2006, công ty TNHH Dây & Cáp điện Thượng Đình có những chính sách kinh doanh phù hợp để giảm lượng thành phẩm tồn kho xuống thì sẽ giảm ứ đọng vốn lưu động và hiệu quả kinh doanh sẽ cao hơn. 2.2.4.4. Khả năng quản lý tài sản và vốn vay Khả năng quản lý tài sản và vốn vay của công ty TNHH Dây và Cáp điện Thượng Đình được xác định thông qua các chỉ tiêu sau: Vòng quay hàng tồn kho Kỳ thu nợ bán chịu Chỉ số nợ Khả năng thanh toán lãi vay Bảng 2.36: Các chỉ số về khả năng quản lý tài sản và vốn vay STT Chỉ tiêu ĐVT Năm Chênh lệch 2004 2005 Tuyệt đối % 1 Doanh thu thuần Trđ 105.777 104.329 -1.448 -1,4% 2 Hàng tồn kho bq Trđ 45.058 112.490 67.432 149,7% 3 Khoản phải thu bq Trđ 17.780 2.743 -15.037 -84,6% 4 Tổng tài sản bq Trđ 107.707 172.693 64.986 60,3% 5 Nợ phải trả bq Trđ 104.326 169.064 64.739 62,1% 6 EBIT Trđ 3.779 5.887 2.108 55,8% 7 Lãi vay Trđ 3.339 5.162 1.823 54,6% 8 Vòng quay hàng tồn kho 2,35 0,93 -1,42 -60,5% 9 Kỳ thu nợ bán chịu Ngày 61 9 -52 -84,4% 10 Chỉ số nợ % 97 98 1 1,1% 11 Khả năng thanh toán lãi vay 1,13 1,14 0,01 0,8% (Nguồn: Phòng Kế toán tài vụ) + Vòng quay hàng tồn kho = Doanh thu thuần Hàng tồn kho bình quân Cho biết số lần mà hàng hoá bình quân được luân chuyển trong kỳ. Đây là chỉ tiêu khá quan trọng để đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Số vòng quay hàng tồn kho càng cao thì hoạt động sản xuất kinh doanh càng được đánh giá tốt. Qua bảng trên ta thấy, vòng quay hàng tồn kho của công ty năm 2005 là 0,93 trong khi đó số liệu của năm 2004 là 2,35. Như vậy nghĩa là trong năm 2004, hàng hoá của công ty được lưu chuyển 2,35 lần. Nhưng sang năm 2005, hàng hoá chỉ được lưu chuyển 0,93 lần. Như vậy, khâu luân chuyển hàng hoá trong hoạt động sản xuất kinh doanh đã không được thực hiện tốt. Điều này khiến giá trị hàng tồn kho ở cuối năm 2005 tăng cao, tức là làm giảm SSXTSLĐ. + Kỳ thu nợ bán chịu = Khoản phải thu bình quân x 360 Doanh thu thuần Cho biết số ngày bình quân mà một đồng hàng hoá bán ra được thu hồi. Chỉ số này cũng rất quan trọng vì nó phản ánh số ngày cần thiết để thu được khoản phải thu. Kỳ thu nợ bán chịu càng ngắn thì doanh nghiệp càng nhanh thu hồi được vốn để luân chuyển vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Qua bảng số liệu trên ta thấy thời gian thu hời nợ bình quân của công ty TNHH Dây và Cáp điện Thượng Đình năm 2005 chỉ là 9 ngày. Tức là đã giảm được 52 ngày so với năm 2004. Điều này cho thấy công tác thu hồi vốn đã được thực hiện tốt, góp phần làm giảm khoản phải thu và tăng SSXTSLĐ năm 2005. + Chỉ số nợ = Nợ phải trả bình quân Tổng tài sản bình quân Cho biết tỷ trọng giữa tổng nợ phải trả của doanh nghiệp so với giá trị tổng tài sản. Chỉ số nợ càng cao chứng tỏ doanh nghiệp đã sử dụng nhiều vốn vay để đưa vào sản xuất kinh doanh. Chỉ số nợ của công ty TNHH Dây và Cáp điện Thượng Đình luôn ở mức rất cao, năm 2005 là 98% và năm 2004 là 97%. Điều này cũng tốt nhưng công ty nên chú ý đến thời hạn thanh toán của các khoản nợ này để chủ động trong sản xuất. + Khả năng thanh toán lãi vay (TIE) = Lợi nhuận trước lãi vay và thuế Lãi vay Cho biết doanh nghiệp có khả năng chi trả được lãi vay hay không. TIE của công ty TNHH Dây và Cáp điện Thượng Đình trong hai năm gần đây luôn có giá trị cần thiết là lớn hơn 1. Tuy nhiên, giá trị TIE = 1,13 hoặc 1,14 vẫn là rất nhỏ. 2.2.4.5. Sức sinh lợi của vốn Sức sinh lợi của vốn SSLV = cho biết một đồng vốn mang vào kinh doanh đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận. Cũng tương tự như sức sản xuất của vốn, sức sinh lợi của vốn càng cao chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng vốn càng có hiệu quả. SSLV = LN = LN x DTT = ROS x SSXV V DTT V Bảng 2.37: Sự biến động của SSLV STT Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Chênh lệch 1 ROSTT 0,30% 0,32% 0,02% 2 SSXTTS 0,98 0,60 -0,38 3 SSXTSCĐ 2,52 1,94 -0,58 4 SSXTSLĐ 1,64 0,89 -0,75 5 SSXVCSH 31,28 28,75 -2,53 6 SSLTTS = (1)x(2) 0,29% 0,19% -0,10% 7 SSLTSCĐ = (1)x(3) 0,75% 0,62% -0,13% 8 SSLTSLĐ = (1)x(4) 0,49% 0,28% -0,21% 9 SSLVCSH = (1)x(5) 9,38% 9,20% -0,18% Nhận xét: Cũng giống như sức sản xuất của vốn, sức sinh lợi của các loại vốn trong năm 2005 đã giảm hơn so với năm trước đó. Các nhân tố ảnh hưởng đến SSLTTS Trong hai năm qua, SSLTTS của công ty TNHH Dây và Cáp điện Thượng Đình đã giảm từ 0,29% xuống còn 0,19%. Nghĩa là, nếu 100đ tổng tài sản năm 2004 đưa vào sản xuất kinh doanh thì đem lại 0,29đ thì trong năm 2005 chỉ đem lại 0,19đ. SSLTTS giảm 0,10% do tác động của các nhân tố sau: + ROS tăng 0,02% làm cho SSLTTS tăng một lượng là: SSLTTS(ROS) = (0,32% - 0,30%) x 0,98 = 0,02% + SSXTTS giảm 0,38 lần làm cho SSLTTS giảm một lượng là: SSLTTS(TTS) = 0,32% x (0,60 – 0,98) = - 0,12% + Tổng hợp các nhân tố tác động làm SSLTTS giảm một lượng là: SSLTTS = SSLTTS(ROS) + SSLTTS(TTS) = 0,02% + (-0,12%) = -0,10% Bảng 2.38: Tổng hợp nhân tố ảnh hưởng đến SSLTTS Chỉ tiêu Mức độ ảnh hưởng Tỷ trọng ảnh hưởng SSLTTS -0,10% 100% Các nhân tố ảnh hưởng ROS 0,02% -20% SSXTTS -0,12% 120% Nhận xét : Từ bảng số liệu trên ta thấy SSLTTS giảm chủ yếu là do SSXTTS giảm. Tỷ trọng ảnh hưởng của nhân tố này lên đến 120%. ROS tăng cũng làm tăng SSLTTS nhưng tổng hợp lại thì chỉ tiêu này vẫn giảm. Các nhân tố ảnh hưởng đến SSLTSCĐ SSLTSCĐ của công ty TNHH Dây và Cáp điện Thượng Đình đã giảm từ 0,75% năm 2004 xuống còn 0,62% năm 2005. Giá trị giảm tương ứng là 0,13%. Như vậy, cứ 100đ giá trị tài sản cố định năm 2005 đưa vào sản xuất kinh doanh lại làm giảm đi 0,13đ lợi nhuận. + ROS tăng 0,02% làm cho SSLTSCĐ tăng một lượng là: SSLTSCĐ(ROS) = (0,32% - 0,30%) x 2,52 = 0,05% + SSXTSCĐ giảm 0,58 lần làm cho SSLTSCĐ giảm một lượng là: SSLTSCĐ(TSCĐ) = 0,32% x (1,94 – 2,52) = - 0,18% + Tổng hợp các nhân tố tác động làm SSLTSCĐ giảm một lượng là: SSLTSCĐ = SSLTSCĐ(ROS) + SSLTSCĐ(TSCĐ) = 0,05% + (-0,18%) = -0,13% Bảng 2.39: Tổng hợp nhân tố ảnh hưởng đến SSLTSCĐ Chỉ tiêu Mức độ ảnh hưởng Tỷ trọng ảnh hưởng SSLTSCĐ -0,13% 100% Các nhân tố ảnh hưởng ROS 0,05% -37% SSXTSCĐ -0,18% 137% Nhận xét : Từ bảng số liệu trên ta thấy SSLTSCĐ giảm chủ yếu là do SSXTSCĐ giảm. Tỷ trọng ảnh hưởng của nhân tố này lên đến 137%. ROS tăng có tác động tích cực làm tăng SSLTTS. Nhưng do tỷ trọng ảnh hưởng của ROS nhỏ hơn nên tổng hợp lại thì SSLTSCĐ vẫn giảm. Các nhân tố ảnh hưởng đến SSLTSLĐ SSLTSLĐ của công ty TNHH Dây và Cáp điện Thượng Đình đã giảm từ 0,49% năm 2004 xuống còn 0,28% năm 2005. Giá trị giảm tương ứng là 0,21%. Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chỉ tiêu này là: + ROS tăng 0,02% làm cho SSLTSLĐ tăng một lượng là: SSLTSLĐ(ROS) = (0,32% - 0,30%) x 1,64 = 0,03% + SSXTSLĐ giảm 0,75 lần làm cho SSLTSLĐ giảm một lượng là: SSLTSLĐ(TSLĐ) = 0,32% x (0,89 – 1,64) = - 0,24% + Tổng hợp các nhân tố tác động làm SSLTSLĐ giảm một lượng là: SSLTSLĐ = SSLTSLĐ(ROS) + SSLTSLĐ(TSLĐ) = 0,03% + (-0,24%) = - 0,21% Bảng 2.40: Tổng hợp nhân tố ảnh hưởng đến SSLTSLĐ Chỉ tiêu Mức độ ảnh hưởng Tỷ trọng ảnh hưởng SSLTSLĐ -0,21% 100% Các nhân tố ảnh hưởng ROS 0,03% -16% SSXTSLĐ -0,24% 116% Nhận xét : Từ bảng số liệu trên ta thấy SSLTSLĐ đã giảm 0,21% là do tác động chủ yếu của nhân tố SSXTSLĐ. SSXTSLĐ giảm làm SSLTSLĐ cũng giảm 0,24%. Tuy nhiên, do ROS tăng có tác động tích cực nên mức độ giảm sức sinh lợi đã được hạn chế phần nào. Các nhân tố ảnh hưởng đến SSLVCSH So với các nguồn vốn khác thì vốn chủ sở hữu là có sức sinh lợi lớn hơn cả. Năm 2005, cứ 100đ vốn chủ sở hữu đưa vào kinh doanh thì tạo ra được 9,20đ lợi nhuận. Tuy nhiên, mức sinh lợi này trong năm 2004 còn cao hơn. Thật vậy, SSLVCSH đã giảm từ 9,38% xuống còn 9,20%. Nguyên nhân của hiện tượng này là do tác động của các nhân tố sau: + ROS tăng 0,02% làm cho SSLVCSH tăng một lượng là: SSLVCSH(ROS) = (0,32% - 0,30%) x 31,28 = 0,63% + SSXVCSH giảm 2,53 lần làm cho SSLVCSH giảm một lượng là: SSLVCSH(VCSH) = 0,32% x (28,75 – 31,28) = - 0,81% + Tổng hợp các nhân tố tác động làm SSLVCSH giảm một lượng là: SSLVCSH = SSLVCSH(ROS) + SSLVCSH(VCSH) = 0,63% + (-0,81%) = - 0,18% Bảng 2.41: Tổng hợp nhân tố ảnh hưởng đến SSLVCSH Chỉ tiêu Mức độ ảnh hưởng Tỷ trọng ảnh hưởng SSLVCSH -0,18% 100% Các nhân tố ảnh hưởng ROS 0,63% -339% SSXVCSH -0,81% 439% Nhận xét : Từ bảng số liệu trên ta thấy tỷ trọng ảnh hưởng của hai nhân tố ROS và SXVCSH là có phần tương đương nhau. Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng của SSXVCSH vẫn lớn hơn nên khi nhân tố này giảm thì kéo theo SSLVCSH cũng giảm. 2.3. Nhận xét chung về hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty TNHH Dây và Cáp điện Thượng Đình Từ những phân tích về thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH Dây và Cáp điện Thượng Đình, ta có những nhận xét sau: Hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty TNHH Dây & Cáp điện Thượng Đình trong hai năm vừa qua là không tốt và đang có chiều hướng giảm. Cụ thể là các chỉ số ROS và ROA đều rất nhỏ (chưa đến 0,3%). Sức sinh lợi của vốn chủ sở hữu (ROE) trên 6% là có thể chấp nhận được nhưng giá trị này vẫn nhỏ hơn mức lãi suất tiền gửi tiết kiệm trong nước. Hơn nữa, chỉ số này lại giảm từ 6,81% năm 2004 xuống còn 6,54% năm 2005. Hiệu quả sử dụng chi phí là tương đối tốt. Mặc dù so với năm trước, doanh thu của công ty có giảm đi nhưng các khoản chi phí có tỷ trọng lớn lại được thực hiện tốt. Cụ thể là chi phí nguyên vật liệu luôn có tỷ trọng trên 85% tổng chi phí đã được giảm đáng kể. Tốc độ giảm chi phí lớn hơn tốc độ giảm doanh thu nên lợi nhuận trước lãi vay và thuế tăng cao (năm 2005 tăng hơn 2,1 tỷ đồng so với năm 2004). Khoản chi phí đã tăng rất lớn trong năm 2005 là trả lãi vay. Tuy nhiên, khoản chi phí này là hợp lý vì công ty đang đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh nên cần nhiều vốn mua sắm máy móc thiết bị. Cũng vì lý do này mà lợi nhuận trước thuế của công ty có tăng nhưng ở mức thấp. Hiệu quả sử dụng lao động của công ty TNHH Dây và Cáp điện Thượng Đình trong năm 2005 là kém hơn so với năm trước. Cụ thể là sức sản xuất và sức lao động đều giảm. Thật vây, nếu xem xét tình hình sử dụng lao động trong mối quan hệ với doanh thu thì năm vừa qua, công ty đã sử dụng lãng phí 24 lao động so với năm trước. Thực tế thì lao động gián tiếp đã tăng hơn 19 người so với năm 2004. Xét riêng với lao động trực tiếp thì năng suất lao động bình quân năm của lao động trực tiếp đã giảm 1,8%. Duy chỉ có năng suất lao động bình quân giờ là tăng do công ty đã thực hiện được tốt hơn về thời gian lao động. Năng suất lao động bình quân giờ đã tăng thêm 800đ/người/giờ. Nếu xét về mặt giá trị của các chỉ tiêu hiệu quả thì ta có nhận định là hiệu quả sử dụng vốn của công ty TNHH Dây và Cáp điện Thượng Đình là kém hơn so với năm trước. Cụ thể là các chỉ tiêu về sức sản xuất và sức sinh lợi của vốn năm 2005 đều giảm so với năm 2004. Tuy nhiên, nếu đi tìm nguyên nhân thì ta thấy các chỉ tiêu trên giảm là do giá trị tài sản và nguồn vốn của công ty tăng nhưng doanh thu lại giảm và lợi nhuận có tăng nhưng không tương xứng. Công ty đã thực hiện tốt mục tiêu tăng giá trị tổng tài sản. Tổng tài sản ở cuối năm 2005 là gần 213 tỷ đồng trong khi đầu năm chỉ có 132,5 tỷ đồng. Tài sản cố định đã tăng đáng kể mới tỷ trọng đầu tư chủ yếu là cho máy móc thiết bị. Về tài sản lưu động thì công ty chưa sử dụng tốt vì giá trị hàng tồn kho là rất lớn, lên đến 149 tỷ đồng vào cuối năm 2005. Do đó, nếu trong năm 2006, công ty có các biện pháp thích hợp nhằm giải quyết lượng hàng tồn kho và quản lý vốn tốt thì hiệu quả sử dụng vốn sẽ cao hơn và kéo theo đó là các kết quả kinh doanh cũng tăng theo. Tóm lại, hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty TNHH Dây và Cáp điện Thượng Đình trong năm 2005 là có kém hơn so với năm trước đó. Tuy nhiên, ta vẫn có cơ sở để tin tưởng vào khả năng phát triển của công ty trong tương lai gần vì hiện tại, nội lực của công ty là khá mạnh. Vấn đề là phải có các biện pháp quản lý, tổ chức sản xuất hoặc marketing thích hợp để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Bảng 2.42: Tổng hợp các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh của công ty TNHH Dây và Cáp điện Thượng Đình Chỉ tiêu ĐVT Năm Chênh lệch 2004 2005 Tuyệt đối % Hiệu quả kinh doanh tổng hợp ROS % 0,22 0,23 0,01 ROA % 0,21 0,14 -0,08 ROE % 6,81 6,54 -0,27 Hiệu quả sử dụng chi phí SSXCP 1,0015 1,0013 -0,0002 0,0 Hiệu quả sử dụng lao động SSXLĐ Trđ/người 377,80 347,80 -30,00 -7,9 SSLLĐ Trđ/người 1,13 1,11 -0,02 -1,8 SSXLĐTT Trđ/người 483,00 474,20 -8,80 -1,8 SSLLĐTT Trđ/người 1,45 1,52 0,07 4,7 SSXLĐGT Trđ/người 1.734,00 1.304,10 -429,90 -24,8 SSLLĐGT Trđ/người 5,20 4,17 -1,03 -19,8 Hiệu quả sử dụng vốn SSXTTS 0,98 0,60 -0,38 -38,5 SSXVCSH 31,28 28,75 -2,53 -8,1 SSXTSCĐ 2,52 1,94 -0,58 -22,9 SSLTSCĐ % 0,75 0,62 -0,13 SSXTSLĐ 1,64 0,89 -0,75 -45,8 SSLTSLĐ % 0,49 0,28 -0,21 PHẦN III MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH DÂY & CÁP ĐIỆN THƯỢNG ĐÌNH 3.1. Phương hướng phát triển chung của công ty trong thời gian tới Ở thời điểm hiện tại, áp lực cạnh tranh đối với công ty TNHH Dây & Cáp điện Thượng Đình là rất lớn. Thị trường của công ty chủ yếu tập trung ở khu vực miền Bắc và một số tỉnh miền Trung, Tây Nguyên. Tuy vậy, ngay trong đoạn thị trường của mình, công ty cũng đã vấp phải sự cạnh tranh gay gắt của các công ty khác hoạt động cùng lĩnh vực. Đáng chú ý nhất là ba công ty sau: Công ty Dây và cáp điện Việt Nam – CADIVI (70-72 Nam Kỳ Khỏi Nghĩa – Quận I – Thành phố Hồ Chí Minh). Đây là công ty sản xuất dây và cáp điện có quy mô lớn nhất hiện nay. CADIVI là thành viên chính thức của Hiệp hội chế tạo máy và dây điện quốc tế, có quan hệ với hơn 160 hãng kinh doanh dây và cáp điện và tập đoàn kinh tế của 20 quốc gia trên thế giới. CADIVI chính là đối thủ cạnh tranh lớn nhất hiện nay của bất kỳ công ty kinh doanh dây, cáp điện nào. Công ty TNHH Nhật Linh - LIOA (226 Tây Sơn - Đống Đa – Hà Nội). Chuyên sản xuất, lắp ráp và kinh doanh sản phẩm điện, điện tử, cơ khí, phụ kiện cho ngành điện. Một trong những sản phẩm nổi trội của công ty là Dây và cáp điện LIOA CABLE. Công ty TNHH nhà nước một thành viên Cơ điện Trần Phú - TRAFUCO (Số 41 phố Phương Liệt - quận Thanh Xuân - Hà Nội). Đây là doanh nghiệp nhà nước được chuyển đổi từ công ty Cơ điện Trần Phú theo quyết định số 131/2004/QĐ-UB ngày 23/08/2004 của UBND thành phố Hà Nội. Đứng trước áp lực cạng tranh ngày càng quyết liệt, công ty TNHH Dây & Cáp điện Thượng Đình đã vạch ra cho mình phương hướng chung để tăng hiệu quả kinh doanh của mình trong thời gian tới là: + Tăng sản lượng sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm và tiết kiệm nguyên vật liệu đầu vào. + Xây dựng các chính sách marketing thích hợp để duy trì mối quan hệ bền vững, làm ăn lâu dài với những khách hàng truyền thống, chủ động năm bắt nhu cầu tiêu dùng để mở rộng thị trường nhằm tăng sản lượng bán ra và tăng doanh thu cho công ty. + Tăng cường công tác đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ công nhân viên. + Tăng cường công tác giám sát, kiểm tra chất lượng sản phẩm, có cơ chế đãi ngộ người lao động thoả đáng để họ yên tâm và tự giác làm việc, từ đó năng suất lao động sẽ ngày càng được nâng cao. + Sử dụng tiết kiệm tối đa vốn kinh doanh của công ty, tránh lãng phí vốn, tận dụng hết năng lực của tài sản cố định để tăng vòng quay của vốn. Từ những định hướng trên và từ thực trạng sản xuất kinh doanh của công ty TNHH Dây & Cáp điện Thượng Đình, tôi xin đề ra một số biện pháp sau nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty. 3.2. Biện pháp 1: Xây dựng cửa hàng giới thiệu và bán sản phẩm tại thành phố Đà Nẵng 3.2.1. Mục đích của biện pháp Nghiên cứu xây dựng một cửa hàng giới thiệu và bán sản phẩm của công ty TNHH Dây & Cáp điện Thượng Đình tại thành phố Đà Nẵng nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ tại khu vực miền Trung và khu vực Tây Nguyên, tưng bước tiến vào thị trường miền Nam. 3.2.2. Căn cứ của biện pháp Mạng lưới tiêu thụ sản phẩm của công ty TNHH Dây & Cáp điện Thượng Đình hiện tại là rất hẹp so với thị trường tiêu dùng. Hiện tại, sản phẩm của công ty đã có mặt tại phần lớn các tỉnh phía Bắc và một phần của miền Trung, Tây Nguyên. Tuy nhiên, ngoài trụ sở chính ở số 320 đường Khương Đình quận Thanh Xuân – Hà Nội, công ty chỉ có một cửa hàng bán và giới thiệu sản phẩm tại 43 Ngõ Trạm phường Hàng Bông quận Hoàn Kiếm – Hà Nội. Bên cạnh đó, công ty chỉ thực hiện quảng cáo trên các biển khổ lớn dọc các đường quốc lộ và trên thân xe khách liên tỉnh. Như vậy, khách hàng của công ty chủ yếu là tự tìm đến liên hệ mua sản phẩm hoặc có người quen giới thiệu. Căn cứ thứ hai của biện pháp dựa trên năng lực hiện tại của công ty TNHH Dây & Cáp điện Thượng Đình là rất lớn và chưa được sử dụng hết. Hiện tại, giá bán sản phẩm dây, cáp điện thương hiệu CADI-SUN được đánh giá là thấp hơn so với đối thủ cạnh tranh chủ yếu là cáp điện CADIVI và cáp điện LIOA. Theo số liệu thống kê, đến cuối năm 2005, giá trị thành phẩm tồn kho của công ty lên đến trên 102 tỷ đồng. Bên cạnh đó, các hợp đồng giao hàng quý I năm 2006 chỉ có tổng giá trị giá vốn khoảng 30 tỷ đồng. Chưa kể lượng sản xuất thêm theo kế hoạch thì lượng thành phẩm tồn kho vẫn còn trên 70 tỷ đồng. Như vậy, nếu thị trường được mở rộng thì công ty vẫn có thể đáp ứng tốt nhu cầu hàng hoá. Một căn cứ quan trọng nhất quyết định đến thành công của biện pháp này là do tại thị trường miền Trung và Tây Nguyên chưa có một nhà sản xuất dây và cáp điện nào. Hơn nữa, tiềm năng tiêu thụ loại sản phẩm này là rất lớn, đặc biệt là khu vực Tây Nguyên, với các chương trình điện khí hoá nông thôn. Đà Nẵng là một thành phố có vị trí chiến lược vì nằm ở duyên hải miền Trung, tiếp giáp với khu vực Tây Nguyên và miền Đông Nam Bộ. Bên cạnh đó, nếu cửa hàng giới thiệu và bán sản phẩm của công ty được đặt ở đây sẽ thuận tiện hơn trong công tác vận chuyển hàng hoá vì Đà Nẵng có ưu thế về cả đường bộ, đường sắt và đường biển. Qua thực tế cho thấy, các doanh nghiệp có thị phần tiêu thụ lớn trong lĩnh vực này như Công ty Dây và cáp điện Việt Nam – CADIVI hay Công ty TNHH Nhật Linh – LIOA đều đã rất thành công khi xây dựng các cửa hàng giới thiệu sản phẩm. 3.2.3. Nội dung của biện pháp Tiến hành khảo sát thực tế tại thành phố Đà Nẵng để tìm vị trí đặt cửa hàng và kho bãi để tập trung hàng hoá. + Yêu cầu đối với cửa hàng giới thiệu và bán sản phẩm là phải nằm ở khu vực tập trung dân cư, mặt đường thoáng, rộng. Mặt tiền cửa hàng khoảng 4m đến 6m, diện tích nhỏ nhất là 40m2. + Yêu cầu đối với kho hàng là phải rộng, an ninh tốt, thuận tiện cho vận chuyển và bốc dỡ hàng. Nếu gắn liền với cửa hàng thì càng tốt. Thuê tư vấn thiết kế về biển hiệu, cách bố trí sản phẩm, các thư mời và tờ rơi quảng cáo. Lập một tổ quản lý với nòng cốt là nhân viên kinh doanh và nhân viên kế toán của công ty. Tổ này gồm 4 người do phó giám đốc Kinh doanh trực tiếp quản lý. Yêu cầu: + Một quản lý cửa hàng có kinh nghiệm, trung thực, hiểu biết rõ về công ty cũng như đặc điểm sản phẩm. + Một kế toán tổng hợp kiêm bán hàng là nữ giới, có kinh nghiệm, trung thực, giao tiếp tốt. + Hai nhân viên phát triển thị trường là nam giới, nhanh nhẹn, giao tiếp tốt, có kiến thức về phát triển thị trường. + Tuỳ theo tình hình thực tế có thể điều chuyển nhân sự hoặc tuyển thêm nhân viên tại khu vực. Gửi thư mời và giới thiệu về công ty và cửa hàng đến các cơ quan nhà nước, các nhà thầu xây dựng khu vực miền Trung, Tây Nguyên. Cử nhân viên phát triển thị trường đến chào mời và đưa báo giá và sản phẩm mẫu tới các công ty xây lắp, các cửa hàng kinh doanh thiết bị điện lớn trong khu vực. Thời gian bắt đầu thực hiện biện pháp đến khi cửa hàng đi vào hoạt động dự kiến là 3 tháng. Trong đó: + Tìm địa điểm đặt cửa hàng, kho bãi: 2 tuần. + Xin giấy phép kinh doanh tại Sở Kế hoạch và đầu tư thành phố Đà Nẵng, thuê tư vấn, thiết kế, cải tạo, sửa chữa cửa hàng, kho bãi: 6 tuần. + Tập trung hàng hoá, gửi thư mời, khánh thành cửa hàng: 4 tuần. Phương thức hoạt động của cửa hàng bán và giới thiệu sản phẩm: + Cửa hàng có nhiệm vụ làm cầu nối giữa công ty và khách hàng tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên. Khách hàng biết đến sản phẩm dây cáp điện thương hiệu CADI-SUN thông qua cửa hàng. Nêu khách hàng có nhu cầu đặt hàng với số lượng lớn thì có thể trực tiếp đến trụ sở của công ty ở Hà Nội hoặc công ty sẽ cử người có đủ thẩm quyền đến đàm phán và ký hợp đồng. + Các chủng loại dây, cáp điện dân dụng sẽ được cung cấp trực tiếp từ cửa hàng thông qua hình thức bán buôn hoặc bán lẻ. 3.2.4. Hiệu quả của biện pháp Dự kiến chi phí khi thực hiện biện pháp Khi áp dụng biện pháp này, công ty TNHH Dây & Cáp điện Thượng Đình sẽ phải đầu tư một khoản chi phí khá lớn. Tuy nhiên, nhờ có thêm cửa hàng bán và giới thiệu sản phẩm tại Đà Nẵng mà doanh thu bán hàng tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên sẽ tăng lên. Doanh thu tăng dự kiến sẽ bù đắp được chi phí bỏ ra đồng thời giải quyết được lượng thành phẩm tồn kho quá lớn. Khi thành lập một cửa hàng giới thiệu và bán sản phẩm tại Đà Nẵng, công ty phải bỏ ra một khoản chi phí ban đầu được dự tính như trong bảng sau: Bảng 3.1: Dự toán chi phí ban đầu Đơn vị tính: 1000 đồng Loại chi phí giá trị Khảo sát thực tế tìm địa điểm đặt cửa hàng và kho bãi 5.000 Thuê tư vấn, thiết kế biển hiệu, thiết kế tờ rơi quảng cáo 10.000 Đăng ký cửa hàng kinh doanh 5.000 Tu sửa cửa hàng, mua sắm thiết bị văn phòng 20.000 Các dịch vụ mua ngoài khác 5.000 Chi phí dự phòng phát sinh 5.000 Tổng cộng 50.000 Trên đây là các khoản chi phí mà công ty chỉ phải trả một lần duy nhất khi thực hiện biện pháp. Tổng cộng các khoản chi phí này là 50 triệu đồng. Ngoài các khoản chi trên được trả một lần, công ty TNHH Dây & Cáp điện Thượng Đình còn phải chi trả các khoản chi phí hàng tháng để duy trì hoạt động của cửa hàng. Các khoản chi phí này được xác định môt phần dựa trên thực tế hoạt động của cửa hàng giới thiệu và bán sản phẩm tại 43 Ngõ Trạm phường Hàng Bông quận Hoàn Kiếm – Hà Nội. Cụ thể như sau: + Chi phí thuê cửa hàng và kho bãi: Cửa hàng và kho chứa không nhất thiết phải ở gần nhau. Vì hàng hoá ở cửa hàng chỉ là hàng mẫu nên kho chủ yếu lưu trữ các loại dây, cáp điện dân dụng phục vụ nhu cầu tại chỗ. Dự tính khoản chi phí này là 5 triệu đồng một tháng. + Chi phí lương tăng thêm của nhân viên: Theo phân tích hiệu quả sử dụng lao động ở phần trên, công ty đang sử dụng lãng phí khoảng 20 nhân viên gián tiếp. Nếu có sự điều chuyển và lựa chọn hợp lý, ta có thể xây dựng một tổ nhân viên quản lý cửa hàng gồm 4 người mà không làm tăng số nhân viên toàn công ty. Lương bình quân của một nhân viên của tổ này dự kiến là 2 triệu đồng một tháng. So với mức thu nhập bình quân hiện tại của nhân viên công ty thì tăng thêm khoảng 1 triệu đồng (thu nhập bình quân tháng của một nhân viên công ty năm 2005 là 1,177 triệu đồng). Như vậy, chi phí lương mỗi tháng của công ty sẽ tăng lên khoảng 4 triệu đồng. + Chi phí dịch vụ mua ngoài bao gồm tiền điện, nước, điện thoại được dự tính trong khoảng 1 triệu đồng/tháng. Bên cạnh đó, để cửa hàng hoạt động ổn định thì cần có thêm khoản chi phí dự phòng phát sinh là 2 triệu đồng/tháng. Tổng hợp các khoản chi phí như trên ta lập được bảng dự toán chi phí thường xuyên như sau: Bảng 3.2: Dự toán chi phí thường xuyên Đơn vị tính: 1000 đồng Loại chi phí Một tháng Một năm Tiền thuê cửa hàng, kho bãi 5.000 60.000 Lương nhân viên tăng thêm 4.000 48.000 Chi phí dịch vụ mua ngoài 1.000 12.000 Các chi phí dự phòng phát sinh 2.000 24.000 Tổng cộng 12.000 144.000 Theo bảng dự toán trên thì nếu thực hiện biện pháp, mỗi tháng công ty sẽ tốn thêm một khoản chi phí là 12 triệu đồng. Chi phí tương ứng một năm là 144 triệu đồng. Dự kiến doanh thu tăng thêm khi thực hiện biện pháp Theo số liệu thống kê năm 2005, doanh thu bán hàng của công ty TNHH Dây & Cáp điện Thượng Đình tại khu vực miền Trung và Tây Nguyên là hơn 19 tỷ đồng, chiếm 18% tổng doanh thu. Khu vực có tỷ trọng doanh thu cao nhất là Tây Nguyên với 8,9 tỷ đồng. Tiếp đó là Bắc Trung Bộ với 6,7 tỷ đồng, Nam Trung Bộ với 3,2 tỷ đồng. Khách hàng của công ty trên đoạn thị trường này chủ yếu là do được giới thiệu mà tự liên hệ mua sản phẩm. Như vậy, nếu biện pháp xây dựng cửa hàng giới thiệu và bán sản phẩm tại thành phố Đà Nẵng được thực hiện thì người tiêu dùng quanh khu vực này sẽ biết đến nhiều hơn sản phẩm dây và cáp điện thương hiệu CADI-SUN. Hơn nữa, việc thu thập thông tin và ký kết hợp đồng mua sản phẩm giữa khách hàng với công ty sẽ chính xác và thuận tiện hơn. Nhờ những lợi ích từ việc xây dựng cửa hàng giới thiệu và bán sản phẩm đem lại, chúng ta hi vọng doanh thu bán hàng của công ty tại khu vực miền Trung và Tây Nguyên sẽ tăng lên khoảng 18%. Lấy số liệu doanh thu năm 2005 làm cơ sở, ta xây dựng được bảng tăng doanh thu dự kiến như sau: Bảng 3.3: Dự kiến doanh thu khu vực miền Trung, Tây Nguyên Đơn vị tính: 1000 đồng Khu vực Trước khi có cửa hàng Sau khi có cửa hàng Doanh thu tăng thêm Tỷ lệ tăng Bắc Trung Bộ 6.784.212 8.000.000 1.215.788 18% Nam Trung Bộ 3.225.723 4.000.000 774.277 24% Tây Nguyên 8.997.146 10.500.000 1.502.854 17% Tổng cộng 19.007.081 22.500.000 3.492.919 18% Như vậy, doanh thu bán hàng của khu vực này sẽ tăng thêm gần 3,5 tỷ đồng. Điều này là có thể thực hiện được vì đây là đoạn thị trường có tiềm năng phát triển mạnh. Lợi nhuận thu được khi thực hiện biện pháp Nếu như coi các yếu tố đầu vào sản xuất kinh doanh và giá bán sản phẩm là không thay đổi thì ta có tỷ lệ giá vốn hàng bán trên doanh thu là 92%. Điều này cũng có nghĩa là lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty TNHH Dây & Cáp điện Thượng Đình chiếm 8% doanh thu. Trong trường hợp có sự hỗ trợ của công ty đối với khách hàng về chi phí vận chuyển thì khoản chi phí đó không chiếm quá 1% giá trị đơn hàng. Ta đã xác định ở phần trên, dự kiến doanh thu tăng thêm tại khu vực miền Trung và Tây Nguyên là gần 3,5 tỷ đồng. Như vậy, mỗi năm, lợi nhuận gộp về bán hàng của công ty sẽ tăng thêm một lượng là: 3.493 x (8% - 1%) = 244 ( Triệu đồng ) Khi áp dụng biện pháp này, công ty chỉ phải chi trả thêm khoản chi phí xây dựng ban đầu là 50 triệu đồng và khoản chi phí thường xuyên là 144 triệu đồng/ năm. Như vậy, lợi nhuận trước thuế của năm đầu tiên sau khi có cửa hàng giới thiệu và bán sản phẩm sẽ tăng thêm một lượng là: 244 – 50 – 144 = 50 ( Triệu đồng ) Nếu tiếp tục duy trì được tốc độ tăng doanh thu như trên thì trong năm tiếp theo, lợi nhuận trước thuế của công ty sẽ tăng thêm 100 triệu đồng (do chỉ phải chịu khoản chi phí thường xuyên). Hiệu quả của biện pháp Nhờ việc thực hiện biện pháp này, công ty TNHH Dây & Cáp điện Thượng Đình sẽ thu được các kết quả cụ thể như sau: + Doanh thu bán hàng tăng 3,5 tỷ đồng. + Giá trị thành phẩm tồn kho giảm 3,5 x 92% = 3,2 tỷ đồng. + Lợi nhuận sau thuế tăng 50 x (1 – 28%) = 36 triệu đồng. Các kết quả trên sẽ góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty. Điều này được khẳng định qua sự tăng lên của các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh tổng hợp như sau: Bảng 3.4:Bảng xác định hiệu quả của biện pháp 1 Chỉ tiêu ĐVT Trước khi có biện pháp Sau khi có biện pháp Tăng giảm Doanh thu thuần 1000đ 104.329.304 107.822.223 3.492.919 Lợi nhuận sau thuế 1000đ 237.559 273.559 36.000 Tổng tài sản bình quân 1000đ 172.693.000 169.479.515 -3.213.485 Vốn chủ sở hữu bình quân 1000đ 3.629.000 3.629.000 0 ROS % 0,23 0,25 0,03 ROA % 0,14 0,16 0,02 ROE % 6,54 7,54 1,00 Các chỉ tiêu hiệu quả trên tăng lên chứng tỏ hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty đã được nâng cao hơn. Bên cạnh đó, khi doanh thu tăng thêm sẽ giúp công ty chi trả bớt nợ ngắn hạn. Nhờ đó mà sẽ giảm được chi phí lãi vay phải trả. Giá trị thành phẩm tồn kho giảm kéo theo giá trị tài sản lưu động giảm trong khi lợi nhuận tăng sẽ làm cho sức sinh lợi của tài sản lưu động tăng. Ngoài ra, việc thực hiện biện pháp này còn giúp công ty mở rộng được thị trường tiêu thụ, tăng danh tiếng và sức cạnh tranh. 3.3. Biện pháp 2: Đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm bằng cách hoàn thiện thù lao cho lực lượng bán hàng 3.3.1. Mục đích của biện pháp Tạo thêm động lực làm việc cho lực lượng bán hàng nhằm đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp, từ đó giúp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. 3.3.2. Căn cứ của biện pháp Công tác tiêu thụ sản phẩm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp. Doanh thu từ việc tiêu thụ sản phẩm không những bù đắp được toàn bộ chi phí sản xuất kinh doanh mà còn phải tạo ra lợi nhuận. Đa số các doanh nghiệp đều chú trọng xây dựng lực lượng bán hàng mạnh và nhanh nhạy để nghiên cứu thị trường, định hướng phát triển sản xuất kinh doanh và có những chính sách tiêu thụ hợp lý qua từng thời kỳ. Qua việc phân tích thực trạng hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty TNHH Dây & Cáp điện Thượng Đình ta thấy tình hình tiêu thụ sản phẩm là không tốt. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty đang có chiều hướng giảm. Do đó việc xây dựng các chính sách phù hợp nhằm đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm tại thời điểm này là điều tất yếu. Công tác tiêu thụ sản phẩm của công ty hiện tại không được đầu tư thích đáng. Phần lớn các đơn hàng mà công ty có được đều thông qua các mối quen biết hoặc khách hàng tự tìm đến. Đội ngũ nhân viên kinh doanh tuy có trình độ tốt nhưng kém chủ động trong tìm kiếm đơn đạt hàng và khách hàng mới. Nguyên nhân chính là do công ty chưa có quy định cụ thể về việc trích hoa hồng cho nhân viên kinh doanh của mình. Do đó, các nhân viên này không có nhiều động lực để phát huy hết khả năng của mình. Chính vì nhưng hạn chế trên, công ty cần phải đổi mới linh hoạt hơn, không nên thụ động trông chờ vào khách hàng tìm đến mình mà phải chủ động tìm kiếm, lôi kéo khách hàng về phía mình thông qua hoạt động của lực lượng bán hàng, của các khách hàng trung gian. Từ đó tạo mối quan hệ làm ăn với khách hàng thông qua việc đáp ứng nhanh nhất về số lượng, chất lượng và thời gian. Nhìn vào thực tế kinh doanh, rất nhiều công ty đã thành công trong việc đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm nhờ chính sách thù lao hợp lý cho đội ngũ bán hàng. Nếu công ty TNHH Dây & Cáp điện Thượng Đình cũng thực hiện được tốt điều này thì chắc chắn hiệu quả sản xuất kinh doanh sẽ được nâng cao. 3.3.3. Nội dung của biện pháp Xác định yêu cầu và nhiệm vụ đối với lực lượng bán hàng: + Các nhân viên kinh doanh phải thường xuyên theo dõi thị trường để nắm bắt được sự thây đổi về nhu cầu của khách hàng đối với các sản phẩm dây, cáp điện. Trên cơ sở đó đề xuất các phương án điều chỉnh kế hoạch sản xuất, cải tiến chất lượng sản phẩm, mẫu mã bao bì + Giúp công ty xây dựng chính sách giá hợp lý trên cơ sở nghiên cứu nghiêm túc nhu cầu thị trường và cân đối với giá bán của các đối thủ cạnh tranh. + Thường xuyên phân tích, đánh giá tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty để kịp thời xác định các mặt mạnh, mặt yếu, các cơ hội phát triển và các nguy cơ có thể gặp phải. Từ đó đề ra các biện pháp khả thi nhằm đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm. Hoàn thiện chế độ thù lao đối với lực lượng bán hàng: + Xây dựng mức thưởng hoa hồng cho nhân viên kinh doanh của công ty khi tìm kiếm được đơn hàng mới. Mức cắt hoa hồng là 0,5% tổng giá trị hợp đồng. + Đối với các khách hàng trung gian, khi giới thiệu khách hàng mới cho công ty và trong trường hợp đơn hàng được ký kết thì cũng được hưởng hoa hồng môi giới. Mức hoa hồng môi giới là 0,3% tổng giá trị đơn hàng. 3.3.4. Hiệu quả khi thực hiện biện pháp Dự kiến doanh thu khi có biện pháp Với giả thiết là các điều kiện kinh doanh cũng như các nguồn lực không thay đổi, kết hợp với các số liệu thực tế năm 2005, ta dự kiến doanh thu của công ty TNHH Dây & Cáp điện Thượng Đình sau khi áp dụng biện pháp này sẽ tăng 5%. Mức tăng doanh thu này chủ yếu từ các đơn hàng do lực lượng bán hàng tìm kiếm được. Phần doanh thu tương đương với năm trước là do các khách hàng trung gian giới thiệu. Cụ thể như sau: Bảng 3.5: Dự kiến doanh thu khi thực hiện biện pháp Chỉ tiêu ĐVT Trước khi có biện pháp Sau khi có biện pháp Doanh thu tăng thêm Tỷ lệ tăng Tổng doanh thu 1000đ 104.329.304 110.000.000 5.670.696 5% Dự kiến chi phí phát sinh thêm khi thực hiện biện pháp + Doanh thu dự kiến tăng thêm 5,67 tỷ đồng do các đơn hàng mà lực lượng bán hàng tìm kiếm được. Vậy hoa hồng mà công ty phải trả cho nhân viên là: 5.670 x 0,5% = 28 ( Triệu đồng ) + Hoa hồng mà công ty phải trả cho khách hàng môi giới là: 104329 x 0,3% = 313 ( Triệu đồng ) Lợi nhuận tăng thêm khi thực hiện biện pháp Với giả thiết là các điều kiện kinh doanh và nguồn lực không đổi như trên thì ta có tỷ lệ giá vốn hàng bán trên doanh thu là 92%. Nếu chi phí vận chuyển chiếm 1% giá trị đơn hàng thì: + lợi nhuận gộp về bán hàng của phần doanh thu tăng thêm là: 5.670 x (100% - 92% - 1%) = 397 ( Triệu đồng ) + Lợi nhuận trước thuế của phần doanh thu tăng thêm là: 397 – 28 – 313 = 56 ( Triệu đồng ) Hiệu quả của biện pháp Nhờ việc thực hiện biện pháp này, công ty TNHH Dây & Cáp điện Thượng Đình sẽ thu được các kết quả cụ thể như sau: + Doanh thu bán hàng tăng 5,67 tỷ đồng. + Giá trị thành phẩm tồn kho giảm 5,67 x 92% = 5,22 tỷ đồng. + Lợi nhuận sau thuế tăng 56 x (1 – 28%) = 40 triệu đồng. Các kết quả trên sẽ góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty. Điều này được khẳng định qua sự tăng lên của các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh tổng hợp như sau: Bảng 3.6:Bảng xác định hiệu quả của biện pháp 2 Chỉ tiêu ĐVT Trước khi có biện pháp Sau khi có biện pháp Tăng giảm Doanh thu thuần 1000đ 104.329.304 110.000.000 5.670.696 Lợi nhuận sau thuế 1000đ 237.559 277.559 40.000 Tổng tài sản bình quân 1000đ 172.693.000 167.475.960 -5.217.040 Vốn chủ sở hữu bình quân 1000đ 3.629.000 3.629.000 0 ROS % 0,23 0,25 0,02 ROA % 0,14 0,17 0,03 ROE % 6,54 7,65 1,11 Các chỉ tiêu đánh hiệu quả kinh doanh tổng hợp đều tăng chứng tỏ hiệu quả kinh doanh của công ty đã được nâng cao. Bên cạnh đó, khi doanh thu tăng thêm sẽ giúp công ty chi trả bớt nợ ngắn hạn. Nhờ đó mà sẽ giảm được chi phí lãi vay phải trả. Giá trị thành phẩm tồn kho giảm kéo theo giá trị tài sản lưu động giảm trong khi lợi nhuận tăng sẽ làm cho sức sinh lợi của tài sản lưu động tăng. Việc thực hiện biện pháp này đòi hỏi các nhân viên kinh doanh phải trung thực và công tác quản lý đơn hàng phải được thực hiện tốt. Do có sự chênh lệch về tỷ lệ chia hoa hồng nên nếu khách hàng trung gian và nhân viên kinh doanh có sự thoả hiệp thì sẽ gây thiệt hại cho công ty. PHẦN KẾT LUẬN --------&-------- Phân tích thực trạng hiệu quả sản xuất kinh doanh có vai trò quan trọng đối với mọi doanh nghiệp. Thông qua công tác này, doanh nghiệp xác định được những điểm mạnh của mình cần phát huy cũng như điểm yếu cần khắc phục. Từ đó, mỗi doanh nghiệp sẽ xây dựng được cho mình một chiến lược phù hợp để tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Qua thời gian thực tập tại công ty TNHH Dây & Cáp điện Thượng Đình, em đã nhận biết được phần nào thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Ở thời điểm hiện tại, hiệu quả kinh doanh của công ty là không cao và đang có chiều hướng đi xuống. Bằng việc vận dụng những kiến thức đã học, em có đưa ra một số biện pháp nhằm giúp công ty nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Do kiến thức và kỹ năng phân tích không tránh khỏi những hạn chế nên các biện pháp đề ra trong bản đồ án này còn rất nhiều thiếu sót. Vì vậy, em hy vọng những đề xuất của mình sẽ được quý công ty chú ý, từ đó xây dựng được các biện pháp hoàn thiện hơn nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo, thạc sỹ Lê Văn Hoà cùng quý thầy cô giáo khoa Kinh tế và Quản lý và toàn thể cán bộ công nhân viên công ty TNHH Dây & Cáp điện Thượng Đình đã tạo điều kiện thuận lợi cho em hoàn thành bản đồ án này ! Hà Nội, tháng 5 năm 2006 Sinh viên thực hiện: ĐẶNG TRUNG KIÊN

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docDo_an_Dang_Kien.doc
Tài liệu liên quan