Đề tài Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành sản phẩm và một số biện pháp giảm giá thành tại Công ty Xi măng Hoàng Thạch năm 2005

Giá thành định mức cũng như giá thành kế hoạch, cũng được xác định trước khi bắt đầu sản xuất sản phẩm . Tuy nhiên khác với giá thành kế hoạch được xây dựng trên cơ sở các định mức bình quân tiên tiến và không biến đổi trong suốt cả kỳ kế hoạch . Gía thành định mức lại được xây dựng trên cơ sở các định mức chi phí hiện hành tại từng thời điểm nhất định trong kỳ kế hoạch, do vậy giá thành định mức luôn thay đổi để phù hợp với sự thay đổi của định mức chi phí hiện hành tại từng thời điểm nhất định trong kỳ kế hoạch nên giá thành định mức luôn luôn thay đổi phù hợp với sự thay đổi của các định mức chi phí đạt được trong quá trình sản xuất sản phẩm .

doc72 trang | Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1068 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành sản phẩm và một số biện pháp giảm giá thành tại Công ty Xi măng Hoàng Thạch năm 2005, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thực hiện được kế hoạch giảm giá thành đơn vị sản phẩm còn lại nhân tố sản lượng tăng. Bảng II.4. Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng tới tỷ lệ hạ giá thành Đơn vị tính: 1.000.000 đồng Các nhân tố ảnh hưởng Mức Tăng (+), Giảm (-) Tỷ lệ Tăng (+), Giảm (-) Sản lượng + 23.854,688 Cơ cấu sản phẩm + 102,688 + 0,0084% Giá thành đơn vị - 25.632,000 - 2,11% Tổng cộng - 1.674,000 - 2,1016% Nhận xét: Đây là biểu hiện tốt đối với Công ty vì giá thành thực tế thấp hơn giá thành kế hoạch làm cho lợi nhuận của Công ty tăng so với kế hoạch và tăng sức cạnh tranh trên thị trường. Để đánh giá chính xác những nguyên nhân làm cho giá thành giảm của từng loại sản phẩm, ta phân tích giá thành đơn vị của từng loại sản phẩm. VII. Phân tích chung về thực hiện kế hoạch giá thành đơn vị của từng loại sản phẩm Mục đích của việc phân tích giá thành đơn vị sản phẩm giúp cho ta đánh giá một cách tổng quát về tình hình thực hiện kế hoạch giá thành đơn vị của từng loại sản phẩm. Phương pháp này tính ra mức chênh lệch của tình hình thực hiện giá thành đơn vị của từng loại sản phẩm. Ngoài ra có thể so sánh giá thành đơn vị thực tế năm nay và giá thành năm trước so sánh giá thành thực tế với giá thành kế hoạch. + Giá thành thực tế với giá thành kế hoạch: Tỷ lệ thực hiện giá thành đơn vị sản phẩm = Giá thành đơn vị thực tế ´ 100 Giá thành đơn vị kế hoạch + Giá thành thực hiện với giá thành năm trước: Tỷ lệ thực hiện so với năm trước = Giá thành đơn vị thực tế năm nay ´ 100 Giá thành đơn vị năm trước Để thấy rõ được mức tỷ lệ tăng hay giảm giá thành đơn vị thực tế năm nay với giá thành đơn vị thực tế năm trước, giá thành thực tế với giá thành kế hoạch, tôi phân tích tình hình thực hiện giá thành đơn vị của từng loại sản phẩm trình bày trong biểu II.5 Biểu II.5. Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành đơn vị sản phẩm Đơn vị tính: 1000 đồng / tấn Sản phẩm Giá thành thực tế năm 2004 Giá thành năm 2005 Chênh lệch thực hiện so với năm trước Chênh lệch thực hiện so với kế hoạch KH TH Mức % Mức % Xi măng 640 634 620 - 20 - 3,13 - 14 - 2,2 Clinker 360 350 330 - 30 - 8,33 - 20 - 6,0 Qua biểu trên cho ta thấy giá thành thực tế năm nay so với giá thành thực tế năm trước các loại sản phẩm đều hạ. Đây là biểu hiện rất tốt cho việc phấn đấu hạ giá thành sản phẩm của Công ty. Giá thành đơn vị kế hoạch so với giá thành thực tế cũng đều giảm, đây cũng là biểu hiện rất tốt của việc phấn đấu hạ hạch toán của Công ty đều hạ từ 6,0% đến 2,2%. Đây là nguyên nhân chính làm cho giá thành toàn bộ sản lượng thực tế giảm so với kế hoạch. Để kết luận được chính xác những nguyên nhân chính làm cho giá thành đơn vị giảm từng khoản mục, ta đi phân tích tình hình biến động giá thành theo từng khoản mục giá thành. VIII. Phân tích tình hình biến động của một số khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm Muốn hạ giá thành sản phẩm, không những biết giá thành thực hiện của từng loại sản phẩm so với kế hoạch mà còn phải biết cụ thể từng khoản mục tăng giảm theo tỷ lệ như thế nào để tìm ra biện pháp cho kinh tế. Nội dung các khoản mục giá thành không giống nhau, vì vậy để quản lý giá thành cần phải phân tích giá thành theo từng khoản chi phí. Giá thành sản phẩm được kết cấu bởi nhiều khoản mục phản ánh công dụng và địa điểm chi phí phát sinh. Khoản mục giá thành có thể được chia ra thành các khoản mục sau: + a: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm: - Nguyên vật liệu chính - Nhiên liệu - Vật liệu phụ Khoản mục này trực tiếp tính vào giá thành sản phẩm. + b: Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm: - Lương và các khoản phụ cấp phải trả cho công nhân. - BHXH, BHYT, KPCĐ. Khoản mục này trực tiếp tính vào giá thành sản phẩm. + c: Chi phí chung (quản lý công trường, phân xưởng) bao gồm: - Chi phí nhân viên quản lý - Chi phí vật liệu dùng chung trong phân xưởng. - Chi phí khấu hao nhà xưởng, máy móc thiết bị. - Chi phí dịch vụ mua ngoài. - Chi phí bằng tiền. Khoản mục này được phân bổ vào tỷ lệ sản lượng của sản phẩm sản xuất trong kỳ. + d: Chi phí quản lý doanh nghiệp bao gồm: - Chi phí vật liệu dùng cho quản lý doanh nghiệp. - Chi phí khấu hao TSCĐ văn phòng. - Chi phí nhân viên quản lý. - Chi phí dịch vụ thuê ngoài. - Chi phí bằng tiền. Khoản mục này được phân bổ vào giá thành sản phẩm theo sản lượng của doanh nghiệp sản xuất trong kỳ của từng loại sản phẩm. Chi phí bán hàng bao gồm: - Chi phí nguyên vật liệu. - Chi phí khấu hao TSCĐ dùng cho bán hàng. - Chi phí lương nhân viên bán hàng và các khoản trích theo lương. - Chi phí dịch vụ mua ngoài. - Chi phí bằng tiền. Khoản mục này được phân bổ sản lượng sản phẩm bán ra của doanh nghiệp trong kỳ. * Đánh giá chung tình hình thực hiện giá thành đơn vị theo khoản mục giá thành Biểu II.6. Tình hình thực hiện giá thành đơn vị sản phẩm theo khoản mục chi phí Đơn vị tính: đồng / tấn TT Khoản mục giá thành Chi phí So sánh KH TH Mức Tỷ lệ % 1 Nguyên vật liệu trực tiếp 258.183 243.507 - 14.676 -5,6843 2 Chi phí nhân công trực tiếp 19.156 18.951 - 205 -1,0702 3 Chi phí sản xuất chung 163.045 163.947 + 902 +0,5532 4 Chi phí quản lý doanh nghiệp 63.045 63.055 + 10 +0,0159 5 Chi phí bán hàng 130.571 130.540 -31 -0,0237 Tổng cộng 634.000 620.000 -14.000 -2,2082 Qua bảng trên cho ta thấy nguyên nhân của giá thành đơn vị sản phẩm hạ là do ảnh hưởng của các khoản mục: + Chi phí nguyên vật liệu giảm 5.7 % tương ứng với 14.676 đồng/tấn. + Chi phí nhân công trực tiếp giảm 1,1% tương ứng với 205 đồng/tấn. + Chi phí sản xuất chung tăng 0,55% tương ứng với 902 đồng/tấn. + Chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 0,016% tương ứng với 10 đồng/tấn. + Chi phí bán hàng tăng 0,024% tương ứng với 31 đồng/tấn. Để xác định rõ nguyên nhân, ta phân tích từng khoản mục giá thành. 1. Phân tích khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Trong tổng chi phí sản xuất của doanh nghiệp thì chi phí vật liệu chiếm một tỷ lệ đáng kể trong giá thành. Phân tích chi phí nguyên vật liệu được tiến hành theo một số bước sau: - Đánh giá chung nguyên vật liệu trong giá thành đơn vị sản phẩm. - Phân tích ảnh hưởng của nhân tố mua vật liệu (và các chi phí vận chuyển gia công nếu có) đến giá thành đơn vị sản phẩm. - Phân tích ảnh hưởng của nhân tố định mức vật tư đến giá thành đơn vị sản phẩm. * Đánh giá chung tình hình thực hiện khoản mục chi phí nguyên vật liệu dựa trên cơ sở so sánh giữa chi phí thực tế so với giá thành kế hoạch, từ đó xác định mức chênh lệch biểu hiện tiết kiệm hay vượt chi nguyên vật liệu. Công thức tính: + Số tuyệt đối: ACV = S (Mli - Moi goi) + Số tương đối: DTV = * ảnh hưởng của nhân tố tiêu hao định mức đến giá thành đơn vị sản phẩm là nguyên nhân khác nhau nhưng yếu tố thay đổi công nghệ và quản lý sử dụng vật tư là quan trọng. Công thức tính: DCM = (m1 - m0) g0 * ảnh hưởng của nhân tố giá nguyên vật liệu phụ thuộc vào nhiều yếu tố, chủ yếu là giá mua vật tư vận chuyển trước khi đưa vào sử dụng. Công thức tính ảnh hưởng của giá đến chi phí nguyên vật liệu: DCQ = m1 (g1 - g0) Trong đó: m1 - mức hao phí vật tư thực tế m0 - mức hao phí vật tư kế hoạch g0 - giá vật tư thực tế g1 - giá vật tư kế hoạch 1.1. Đánh giá chung ảnh hưởng của chi phí nguyên vật liệu trong giá thành đơn vị Biểu II.7. ảnh hưởng của chi phí nguyên vật liệu đến giá thành đơn vị Đơn vị tính: đồng / tấn Tên vật liệu Đ.V tính Đơn giá Định mức CP / ĐVSP Chênh lệch KH TH KH TH KH TH A B 1 2 3 4 5=1´3 6=2´4 7=6-5 Thuốc nổ Kg 10.867 10.867 0,2037 0,1079 2.214 1.173 -1.041 Dây nổ M 155 155 0,2123 0,016 33 2 -30 Kíp nổ cáI 13.450 13.450 0,0255 0,0141 343 190 -153 Quặng sắt Tấn 118.000 120.000 0,0144 0,0134 1.699 1.608 -91 Phụ gia Tấn 145.000 144.000 0,0127 0,0178 1.842 2.563 722 Than Kg 345 347 126,0000 127,87 43.470 44.371 901 Xăng Lít 8.684 8.684 0,1249 0,0511 522 214 -309 Dầu ADO Lít 3.180 3.200 1,4000 0,7445 4.452 2.382 -2.070 Dầu FO Kg 1.630 1.818 5,2500 3,512 8.558 6.385 -2.173 Điện Kw 760 760 114,0000 115,200 86.640 87.552 912 Nhớt Kg 10.909 10.909 0,1179 0,0495 1.286 540 -746 Mỡ Kg 20.000 20.000 0,0118 0,0079 236 158 -78 Gạch chịu lửa Kg 8.000 8.000 1,7405 0,8246 13.924 6.597 -7.327 Gạch Sa môt Kg 4.000 4.000 0,5519 0,0543 2.208 217 -1.990 Bột chịu nhiệt Kg 11.971 11.900 0,2123 0,168 2.541 1.999 -542 Bi đạn Kg 13.446 12.000 0,4953 0,5956 6.660 7.147 487 Thạch cao Tấn 466.923 465.000 0,0360 0,036 16.809 16.740 -69 Phụ gia khác Tấn 73.909 73.909 0,1200 0,1118 8.869 8.263 -606 Vỏ bao cáI 2.636 2.627 20,0600 20,025 52.878 52.606 -272 Chi phí khác 3.000 2.800 1,0000 1,0000 3.000 2.800 -200 Cộng 258.183 243.507 -14.677 Qua biểu trên cho ta thấy chi phí nguyên vật liệu cho một đơn vị sản phẩm thực tế giảm hơn kế hoạch là 5,68%, tương ứng với 14.767 đồng/tấn, nguyên nhân là: + Một số nguyên vật liệu sử dụng tiết kiệm so với kế hoạch là: -17.699 đồng/tấn. + Một số nguyên vật liệu sử dụng vượt chi so với kế hoạch là: +3.022 đồng/tấn. Nguyên nhân của việc tiêu hao nguyên vật liệu vượt chi hay tiết kiệm là do ảnh hưởng của từng loại vật liệu theo 2 yếu tố trên, ta phân tích tình hình thực hiện định mức (kế hoạch) lượng và giá theo phương pháp thay thế liên hoàn. - Phân tích ảnh hưởng của định mức tiêu hao vật tư đến giá thành sản phẩm. ảnh hưởng của định mức tiêu hao vật tư đến giá thành trình bày tại biểu II.8. Biểu II.8. ảnh hưởng của định mức tiêu hao vật tư đến giá thành sản phẩm Đơn vị tính: đồng / tấn Tên vật liệu Đ.V tính Đơn giá Định mức GTĐV theo kế hoạch Chênh lệch KH KH TH KH TH A B 1 2 3 4=1´2 5=1´3 6=5-4 Thuốc nổ kg 10.867 0,2037 0,1079 2.214 1.173 -1.041 Dây nổ m 155 0,2123 0,016 33 2 -30 Kíp nổ Cái 13.450 0,0255 0,0141 343 190 -153 Quặng sắt tấn 118.000 0,0144 0,0134 1.699 1.581 -118 Phụ gia tấn 145.000 0,0127 0,0178 1.842 2.581 +740 Than kg 345 126,0000 127,87 43.470 44.115 +645 Xăng lít 8.684 0,1249 0,0511 522 214 -309 Dầu ADO lít 3.180 1,4000 0,7445 4.452 2.368 -2.084 Dầu FO kg 1.630 5,2500 3,512 8.558 5.725 -2.833 Điện kw 760 114,0000 115,200 86.640 87.552 +912 Nhớt kg 10.909 0,1179 0,0495 1.286 540 -746 Mỡ kg 20.000 0,0118 0,0079 236 158 -78 Gạch chịu lửa kg 8.000 1,7405 0,8246 13.924 6.597 -7.327 Gạch Sa môt kg 4.000 0,5519 0,0543 2.208 217 -1.990 Bột chịu nhiệt kg 11.971 0,2123 0,168 2.541 2.011 -530 Bi đạn kg 13.446 0,4953 0,5956 6.660 8.008 +1.349 Thạch cao tấn 466.923 0,0360 0,036 16.809 16.809 0 Phụ gia khác tấn 73.909 0,1200 0,1118 8.869 8.263 -606 Vỏ bao Cái 2.636 20,0600 20,025 52.878 52.786 -92 Chi phí khác 3.000 1,0000 1,0000 3.000 3.000 0 Cộng 258.183 243.889 -14.294 Qua biểu trên cho ta thấy do ảnh hưởng của việc thực hiện định mức tiêu hao nguyên vật liệu làm cho giá thành đơn vị hạ so với kế hoạch được giao là: -5,54% tương ứng với-14.294 đồng/tấn. Nguyên nhân của việc tăng giảm như sau: Nhóm vật liệu có tiết kiệm mức là: 17.940 đồng/ tấn, trong đó mỡ, dầu, gạch chịu lửa có mức tiết kiệm cao nhất. Như gạch chịu lửa tiết kiệm 7.327 đồng/tấn, nguyên nhân trong mấy năm qua Công ty đã tiến hành chạy lò một cách đều đặn và vượt công suất thiết kế, phối liệu tốt không dừng lò sự cố. Trong năm qua, Công ty đã cải tiến kỹ thuật chạy than thay dầu định mức dầu giảm từ 1,4 xuống 0,745 lít/tấn tương đương với 2.084 đồng/tấn và dầu MFO định mức giảm từ 5,25 xuống 3,512 kg/tấn tương đương với 2.833 đồng/tấn. Nhóm vượt chi 3.646 đồng/tấn do những nguyên nhân sau: Phụ gia định mức tăng từ 0,0127 tấn đến 0,0187 tấn tương đương với 740 đồng/tấn là do trong năm qua Công ty đã sản xuất Clinker đạt tiêu chuẩn tốt nên pha nhiều phụ gia vẫn đảm bảo mác xi măng PC30. Đây cũng là biện pháp để hạ giá thành. Than định mức tăng từ 126 đến 127,87 tương ứng với 645 đồng/tấn. Lý do Công ty đã áp dụng biện pháp chạy than thay dầu. Nguyên nhân là chạy than giá thành giảm hơn chạy dầu, sang năm tới Công ty phải tiếp tục biện pháp chạy than tăng hơn nữa để giảm định mức tiêu hao dầu hơn nữa. Điện năng định mức tăng từ 114 kw đến 115,2 kw tương đương với 912 đồng/tấn là do Công ty sử dụng điện năng không tiết kiệm được. Lý do là do một số máy nghiền phải dùng do thiết bị đã đến thời kỳ thay thế, sửa chữa. Nguyên nhân là do thiết bị đã sử dụng được 25 năm nên việc bố trí thời gian sửa chữa chạy máy chưa hợp lý, sang năm tới Công ty phải có kế hoạch chạy thiết bị và dừng sửa chữa cho hợp lý hơn để tiết kiệm điện và giảm định mức tiêu hao, mặt khác Clinker rắn đôi khi tốn thêm thời gian nghiền. Bi đạn định mức tăng từ 0,4953 kg đến 0,5965 kg/tấn tương đương với 1.349 đồng/tấn, nguyên nhân là do nguyên liệu đầu vào rất rắn và Clinker rắn nên định mức tiêu hao bi đạn cao. Tóm lại: Nhóm vật liệu tiết kiệm 17.940 đồng/tấn; Nhóm vật liệu vượt chi 3.646 đồng/tấn. 1.2. Phân tích ảnh hưởng của nguyên vật liệu đến giá thành đơn vị sản phẩm BiểuII.9. ảnh hưởng của nguyên vật liệu đến giá thành đơn vị sản phẩm Đơn vị tính: đồng / tấn Tên vật liệu Đ.V tính Đơn giá Tiêu hao TH Giá thành đơn vị tiêu hao thực tế Chênh lệch KH TH KH TH A B 1 2 3 4=3´1 5=2´2 6=5-4 Thuốc nổ kg 10.867 10.867 0,1079 1.173 1.173 0 Dây nổ m 155 155 0,016 2 2 0 Kíp nổ cái 13.450 13.450 0,0141 190 190 0 Quặng sắt tấn 118.000 120.000 0,0134 1.581 1.608 +27 Phụ gia tấn 145.000 144.000 0,0178 2.581 2.563 -18 Than kg 345 347 127,87 44.115 44.371 +256 Xăng lít 8.684 8.684 0,0511 214 214 0 Dầu ADO lít 3.180 3.200 0,7445 2.368 2.382 +15 Dầu FO kg 1.630 1.818 3,512 5.725 6.385 +660 Điện kw 760 760 115,200 87.552 87.552 0 Nhớt kg 10.909 10.909 0,0495 540 540 0 Mỡ kg 20.000 20.000 0,0079 158 158 0 Gạch chịu lửa kg 8.000 8.000 0,8246 6.597 6.597 0 Gạch Sa môt kg 4.000 4.000 0,0543 217 217 0 Bột chịu nhiệt kg 11.971 11.900 0,168 2.011 1.999 -12 Bi đạn kg 13.446 12.000 0,5956 8.008 7.147 -861 Thạch cao tấn 466.923 465.000 0,036 16.809 16.740 -69 Phụ gia khác tấn 73.909 73.909 0,1118 8.263 8.263 0 Vỏ bao cái 2.636 2.627 20,025 52.786 52.606 -180 Chi phí khác 3.000 2.800 1,0000 3.000 2.800 -200 Cộng 243.889 243.507 -383 Qua biểu trên cho ta thấy ảnh hưởng của giá mua nguyên vật liệu làm cho chi phí nguyên vật liệu giảm 0,16% tương ứng với 383 đồng/tấn gồm hai nhóm sau đây: + Nhóm tiết kiệm gồm phụ gia, bi đạn, vỏ bao 1.340 đồng/tấn. + Nhóm vượt chi gồm than, dầu là 958 đồng/tấn. Nguyên nhân của giá mua nguyên vật liệu tăng hơn so với kế hoạch do ảnh hưởng của giá cả thị trường nên việc lập kế hoạch về giá chỉ tương đối với một số bằng hàng không hạ giá được như điện, than, dầu là giá cả do nhà nước quy định. Nguyên nhân của giá mua vật tư một số mặt hàng giảm là Công ty đấu thầu mua vật tư tốt, khai thác nguồn hàng nội địa mua của mộ số cơ quan trong bộ. Lý do mua được vật tư rẻ là có nhiều đối tác chào hàng Công ty đã mở thầu đúng nguyên tắc. Nguyên nhân có nhiều đối tác là quanh khu vực có nhiều mỏ khai thác một số phụ gia mà Công ty cần, do đó hàng năm Công ty đã tiến hành liên tục giảm được giá vật tư đầu vào. Để biết được giá mua vật tư đầu vào năm trước, ta tiến hành xem xét tình hình mua vật tư của năm 2004 được trình bày ở biểu II.10. Biểu II.10. Tình hình mua vật tư của năm 2004 Đơn vị tính: đồng / tấn Tên vật liệu Đ.V tính Đơn giá Tiêu hao thực tế Chi phí cho một đơn vị sản phẩm Chênh lệch KH TH KH TH A B 2 3 1 4=1´2 5=1´3 6=5-4 Thuốc nổ kg 13.000 13.000 0,1679 2.183 2.183 0 Dây nổ m 171 171 0,0231 4 4 0 Kíp nổ cái 14.795 14.795 0,0169 250 250 0 Quặng sắt tấn 120.000 118.000 0,0082 984 968 -16 Phụ gia tấn 151.000 150.000 0,0996 15.040 14.940 -100 Than kg 352 350 127,5000 44.880 44.625 -255 Xăng lít 8.803 8.803 0,0724 311 311 0 Dầu ADO lít 3.500 3.500 0,8058 2.820 2.820 0 Dầu FO kg 1.800 1.800 5,000 9.000 9.000 0 Điện kw 700 700 115,200 80.640 80.640 0 Nhớt kg 11.500 11.200 0,0495 569 554 -15 Mỡ kg 22.000 20.000 0,0079 174 158 -16 Gạch chịu lửa kg 8.500 8.138 2,3192 19.713 18.874 -840 Gạch Sa môt kg 6.200 6.070 0,5286 3.277 3.209 -69 Bột chịu nhiệt kg 13.500 12.964 0,3059 4.130 3.966 -164 Bi đạn kg 14.119 13.446 0,513 7.243 6.898 -345 Thạch cao tấn 490.000 470.000 0,036 17.640 16.920 -720 Phụ gia khác tấn 78.000 78.000 0,123 9.594 9.594 0 Vỏ bao cái 3.100 3.000 20,025 62.078 60.075 -2.003 Chi phí khác 2.500 2.300 1,0000 2.500 2.300 -200 Cộng 283.030 278.288 -4.742 Qua biểu II: 10 cho ta thấy giá mua vật tư có nhiều mặt hàng thay đổi bao gồm 2 nhóm sau: Nhóm 1 gồm than, xăng, dầu, điện là những mặt hàng nhà nước quản lý, Công ty không tự động giảm được mà phụ thuộc nhà nước quy định. Nhóm 2 gồm phụ gia, bi đạn, thạch cao, vỏ bao phụ gia khác là những mặt hàng nhà nước không quản lý. Mặt khác có nhiều đối tác cạnh tranh bán hàng cho Công ty nên Công ty đã xem xét tùy từng khả năng của từng cơ quan mà tiến hành giảm giá mua. Qua biểu II :10 cho ta thấy giá mua thực tế của một số mặt hàng năm 2005 so với năm 2004 như sau: Phụ gia giảm 4%. Bi đạn giảm 10,7%. Thạch cao giảm 1,6%. Phụ gia khác giảm 5,2%. Vỏ bao giảm 12,4%. Qua thực tế năm trước như vậy, ta tiến hành giảm giá một số loại hàng hóa sau: Phụ gia giảm tiếp 3% tương đương từ 140.000 đ/tấn xuống 139.608 đ/tấn. Bi đạn giảm tiếp 10% tương đương từ 12.000 đ/kg xuống 10.800 đ/kg. Phụ gia khác giảm tiếp 5% tương đương từ 73.909 đ/tấn xuống 70.214 đ/tấn. 2. Phân tích khoản mục chi phí nhân công trực tiếp Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất trong giá thành đơn vị sản phẩm, để tìm ra mức chênh lệch tiền lương thực tế so với kế hoạch do các nhân tố hao phí thời gian lao động và tiền lương bình quân giờ. Do vậy có thể nói khoản mục chi phí nhân công trực tiếp phụ thuộc vào sự biến động năng suất lao động và lao động bình quân. Đối với Công ty Xi măng Hoàng Thạch thì tiền lương được tính như sau: Trả lương theo công đoạn, khoán sản phẩm, trả lương theo thời gian. Trong năm 2005 khoản mục chi phí nhân công trực tiếp được thực hiện theo biểu II.11. Biểu II.11. Biểu tổng hợp chi phí nhân công trực tiếp năm 2005 Đơn vị tính: đồng/tấn Khoản mục chi phí nhân công trực tiếp Giá thành đơn vị SP Chênh lệch KH TH Mức Tỷ lệ % I. Lương công nhân sản xuất 19.156 18.951 -205 -1,07 - Lương CNSX Bột liệu 6.282 6.274 -8 -0,13 - Lương CNSX Clinker 3.777 3.777 0 0,00 - Lương CNSX nghiền Clinker 3.499 3.400 -99 -2,83 - Lương CNSX Đóng bao 5.598 5.500 -98 -1,75 II. BHYT, BHXH, KPCĐ CNSX 1.460 1.445 -15 -1,03 - Phân xưởng bột liệu 480 477 -3 -0,63 - Phân xưởng Clinker 290 290 0 0,00 - Phân xưởng nghiền Clinker 261 257 -4 -1,53 - Phan xưởng Đóng bao 429 421 -8 -1,86 Cộng I + II 20.616 20.396 -220 -1,07 Qua biểu trên cho ta thấy chi phí nhân công trực tiếp sản xuất thực tế giảm so với kế hoạch là 1,07% tương ứng với 220 đồng/tấn trong đó giảm chi phí tiền lương là 205 đồng/tấn là do khâu sản xuất bột liệu, nghiền, đóng bao. Nguyên nhân của việc giảm chi phí tiền lương do khâu tổ chức sản xuất hợp lý, tăng năng suất lao động nên giảm bớt tiền lương trả theo ngày công (lương thời gian), dẫn đến chi phí BHXH, BHYT, KPCĐ cũng giảm theo. Mặt khác, trong năm Công ty đã giảm bớt số lượng công nhân (những người yếu sức khoẻ) cho đi làm việc khác mà đơn vị không nhận thêm người vào đơn vị và một số cán bộ kỹ thuật đã chuyển đi nhà máy khác. Chủ yếu Công ty đã bố trí lại sản xuất ở một số công đoạn. 3. Phân tích chi phí sản xuất chung Chi phí sản xuất chung là những chi phí trong phạm vi phân xưởng sản xuất (phân xưởng, tổ đội sản xuất) thuộc chi phí chung bao gồm nhiều loại có tính chất biến đổi, có loại cố định, có loại vừa biến đổi vừa cố định. Để thuận tiện cho việc phân tích chi phí này được chia ra làm 2 nhóm: + Nhóm tương đối cố định (có thể coi là nhóm chi phí biến đổi): - Chi phí nhân viên phân xưởng và các khoản trích theo lương. - Chi phí vật liệu dùng chung - Chi phí sửa chữa. - Chi phí dụng cụ sản xuất. - Chi phí khác bằng tiền. + Nhóm cố định: Là nhóm không tăng không giảm khi tăng giảm sản lượng không cùng tỷ lệ tăng giảm sản lượng như chi phí khấu hao TSCĐ. Chi phí sản xuất chung của Công ty được thể hiện qua biểu II.11. Tình hình thực hiện dự toán sản xuất chung của sản phẩm. Biểu II.12. Dự toán chi phí chung phân xưởng Đơn vị tính: đồng / tấn Loại chi phí Giá thành đơn vị Chênh lệch KH TH Mức Tỷ lệ Chi phí biến đổi 38.433 39.047 + 614 + 1,60 Chi phí cố định 124.612 127.900 + 288 + 0,23 Cộng 163.045 163.947 + 902 + 0,55 Qua biểu trên cho ta thấy thực hiện dự toán chi phí sản xuất chung cho ta thấy việc thực hiện chi phí so với dự toán tăng 0,55% tương ứng với 902 đồng/tấn. Trong đó chi phí biến đổi tăng 614 đồng/tấn, lý do tăng trong năm Công ty đã mua sắm dụng cụ trang thiết bị văn phòng. Nguyên nhân đã lâu các phòng ban trong phân xưởng chưa được nâng cấp mua sắm mới một số thiết bị dùng cho văn phòng như máy điều hòa, vi tính, công trình vệ sinh được nâng cấp. Khấu hao tài sản cố định tăng 288 đồng/tấn. Lý do trong năm qua mua sắm tài sản cố định tăng dẫn đến khấu hao tài sản cố định cho một đơn vị cũng tăng theo. 4. Phân tích khoản mục chi phí quản lý doanh nghiệp Chi phí quản lý doanh nghiệp là những chi phí có liên quan đến việc tổ chức quản lý điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp ta cũng chia khoản mục này ra làm 2 nhóm: + Nhóm chi phí tương đối cố định (có thể coi là nhóm chi phí biến đổi) - Chi phí nhân viên phân xưởng và các khoản trích theo lương. - Chi phí vật liệu văn phòng. - Chi phí thuế và lệ phí. - Chi phí dịch vụ mua ngoài. - Chi phí khác bằng tiền. + Nhóm chi phí cố định: Chi phí khấu hao TSCĐ (dùng cho văn phòng) Để thấy được tình hình thực hiện dự toán chi phí quản lý của Công ty trong năm 2004, ta lập biểu như sau: Biểu II :13. Tình hình thực hiện dự toán chi phí quản lý doanh nghiệp Đơn vị tính: đồng / tấn Loại chi phí Giá thành đơn vị Chênh lệch KH TH Mức Tỷ lệ Chi phí biến đổi 61.380 61.388 + 8 + 0,013 Chi phí cố định 1.665 1.667 + 2 + 0,1201 Cộng 63.045 63.055 + 10 + 0,0159 Qua biểu trên cho ta thấy tình hình thực hiện chi phí quản lý doanh nghiệp cho ta thấy tăng so với kế hoạch dự toán là 0,016% tương ứng với 10 đồng/tấn. Nguyên nhân chi phí biến đổi tăng là do trong năm Công ty đã tổ chức nhiều hội nghị dẫn đến chi phí tiếp khách tăng 8 đồng/tấn. Mặt khác Công ty đã mua sắm thêm thiết bị văn phòng dẫn đến chi phí cố định cũng tăng theo. 5. Phân tích khoản mục chi phí bán hàng Chi phí bán hàng là những khoản chi phí liên quan đến tiêu thụ sản phẩm. Đây là khoản chi phí ngoài sản xuất nhưng lại giữ vai trò rất quan trọng trong sản xuất kinh doanh bởi muốn thúc đẩy được sản xuất thì sản phẩm sản xuất ra phải tiêu thụ được. Mà tiêu thụ được nhiều hay ít thì cũng liên quan đến chi phí chính, vì vậy việc phân tích khoản mục chi phí bán hàng là rất cần thiết. Việc phân tích khoản mục này cũng chia ra làm 2 nhóm: + Nhóm tương đối cố định (có thể coi là chi phí biến đổi) - Chi phí nhân viên bán hàng. - Chi phí vật liệu công cụ. - Chi phí dịch vụ mua ngoài. - Chi phí bao bì bốc xếp vận chuyển. + Nhóm chi phí cố định: - Chi phí khấu hao TSCĐ dùng cho văn phòng. - Chi phí thuê kho bãi. Khoản mục chi phí bán hàng được thể hiện qua biểu II.13. Biểu II.14. Tình hình thực hiện dự toán chi phí bán hàng Đơn vị tính: đồng / tấn Loại chi phí Giá thành đơn vị Chênh lệch KH TH Mức Tỷ lệ Chi phí biến đổi 121.521 122.000 479 0,39 Chi phí cố định 9.050 8.540 -510 -5,64 Cộng 130.571 130.540 -31 -0,02 Qua biểu trên cho ta thấy tình hình thực hiện chi phí dự toán thực tế tăng so với kế hoạch là 0,02% tương ứng với 31 đồng/tấn, lý do làm cho chi phí biến đổi tăng và chi phí cố định giảm. Trong đó: - Chi phí biến đổi tăng 479 đồng/tấn - Chi phí cố định giảm 510 đồng/tấn. Nguyên nhân chi phí biến đổi tăng là do xi măng phải vận chuyển xa dẫn đến tăng chi phí, tỷ lệ rách vỡ cao, do đó chi phí biến đổi trong năm qua tăng. Nguyên nhân do yêu cầu của Tổng Công ty để bình ổn lượng và giá xi măng trên toàn đất nước. Nhưng số lượng hàng bán ở phía Nam lại không lớn (lượng bổ sung) nên chi phí có tăng cũng không ảnh hưởng đến lợi nhuận. Tình hình tiêu thụ năm 2005 rất thuận lợi, đó là đỉnh cao của Công ty Xi măng Hoàng Thạch từ trước đến nay. Nguyên nhân chủ yếu là nền kinh tế nước ta tiếp tục phát triển đạt mức tăng trưởng khá, đây là động lực kích thích sản xuất và tiêu thụ phát triển. Chính sách nhất quán của Chính phủ là hạn chế nhập khẩu xi măng và Clinker tạo điều kiện tốt cho ngành Xi măng. Chi phí cố định cũng giảm, nguyên nhân trong năm sản lượng tiêu thụ vượt kế hoạch làm cho khấu hao TSCĐ cho một đơn vị sản phẩm giảm, tiêu thụ ở thị trường phía Bắc lại tốt nên chi phí thuê kho chứa giảm, dẫn đên chi phí cố định giảm 510 đồng/tấn. Kết luận: Qua phân tích tình hình thực hiện giá thành sản phẩm ở Công ty cho ta thấy giá thành thực tế giảm hơn so với giá thành kế hoạch là do một số nguyên nhân sau: + Chi phí cố định trên một đơn vị sản phẩm hạ, nguyên nhân do sản lượng sản xuất tăng. Sản lượng sản xuất tăng, Công ty đã rút ngắn thời gian dừng lò tiến hành sửa chữa lớn đồng thời khi dừng lò, cung ứng đầy đủ thiết bị vật tư đáp ứng kịp thời cho sản xuất, tiêu thụ đúng kế hoạch đã đặt ra. + Chi phí nguyên vật liệu trên một đơn vị sản phẩm giảm do nguyên nhân sau: - Định mức tiêu hao trên một đơn vị sản phẩm một số mặt hàng giảm. Nguyên nhân Công ty đã tiến hành giảm định mức tiêu hao vật tư một số mặt hàng. - Giá cả một số mặt hàng giảm, nguyên nhân Công ty tiến hành mua vật tư đúng quy định của Tổng Công ty đã đề ra. Nguyên nhân là Công ty đã chọn rất nhiều đối tác, lựa chọn đấu thầu, tổ chức tiến hành kiểm tra chất lượng sản phẩm đúng quy định của Tổng Công ty. - Một số mặt hàng giá cao hơn so với kế hoạch là do biến động của thị trường. - Mặt khác có loại vật liệu sử dụng cao hơn so với định mức là do thay đổi biện pháp công nghệ. + Về máy móc thiết bị, một số thiết bị còn lạc hậu, nguyên nhân làm cho tiêu hao vật tư cũng tăng. + Tổ chức sản xuất đã tương đối hợp lý, đôi khi còn có chỗ bố trí sản xuất chưa hợp lý. + Năng suất lao động, Công ty đã bố lực lượng lao động tương đối hợp lý, nhưng bên cạnh đó còn một số công việc cần phải giải quyết trong kỳ tới. * Tóm lại, một số vấn đề cần phải khắc phục trong thời gian tới nhằm mục đích hạ giá thành sản phẩm: - Khuyến khích, động viên cán bộ công nhân viên trong toàn bộ Công ty triệt để tiết kiệm nguyên vật liệu dùng cho sản xuất. - Giám sát kiểm tra việc thực hiện định mức. - Chú trọng công tác cung ứng vật tư hàng hóa phù hợp với điều kiện thực tế của sản xuất về số lượng, chủng loại, giá cả. - Tổ chức sắp xếp lại sản xuất cho phù hợp với điều kiện thực tế của đơn vị nhằm giảm triệt để giảm chi phí đầu tư vào để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. chương III Các biện pháp hạ giá thành sản phẩm I. Danh mục các biện pháp Trong điều kiện sản xuất hiện nay khi mà nền kinh tế vận động theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước, các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì phải có mức chi phí sản xuất sản phẩm của mình thấp hơn hay bằng mức chi phí sản phẩm bình quân của ngành. Muốn hạ được giá thành sản phẩm cần phải thực hiện đồng bộ nhiều biện pháp nhằm khai thác mọi khả năng sẵn có của mình cũng như việc tận dụng các nguồn lực bên ngoài có thể huy động được. Qua nghiên cứu lý luận và phương hướng về hạ giá thành sản phẩm và phân tích tình hình thực hiện giá thành sản phẩm tại Công ty Xi măng Hoàng Thạch, ta thấy cần áp dụng một số biện pháp hạ giá thành sản phẩm sau đây: 1. Giảm chi phí nguyên vật liệu đầu vào bằng cách chạy than thay dầu FO. 2. Giảm chi phí nguyên vật liệu từ sản xuất Clinker PCB 30 sang sản xuất Clinker PCB 40, để pha phụ gia thành Xi măng PCB 30. 3. Thay đổi định lượng và giá hàng hóa đầu vào . II. Biện pháp thứ nhất 1. Tên biện pháp: Giảm chi phí nguyên vật liệu chạy than thay dầu FO Muốn giảm được chi phí sản xuất ngoài việc tiết kiệm tiền lương khấu hao tài sản cố định. dùng trong sản xuất cũng cần thay đổi nhiên liệu để tiết kiệm nguồn nhiên liệu đầu vào. Trong thực tế hiện nay ở Công ty Xi măng Hoàng Thạch đang sử dụng hai nguồn nhiên liệu dùng cho đốt lò là than và dầu FO, nhưng dầu mua thì đắt hơn than, mặt khác than trong nội địa thì sản xuất được và dầu thì phải mua từ nước ngoài. Dầu thì đắt gấp 3 lần than, do đó ta có thể dùng than chạy thay dầu thì kinh tế hơn. Trong thiết kế 2 dây chuyền của Công ty Xi măng Hoàng Thạch có vòi phun đa kênh gồm vòi phun than và vòi phun dầu có thể hoạt động song song cùng một lúc. Nhưng muốn phát huy nội lực nguồn nhiên liệu hiện có của đất nước và giá thành rẻ hơn, ta tiến hành chạy than thay dầu. Lý do thay than bằng dầu là khi lò chạy ổn định thì ta tiến hành điều khiển lượng than và dầu cho thích hợp để chạy lò không phải lúc nào cũng vận hành chạy toàn than hoặc toàn dầu mà tùy theo nhiệt lượng và sự cố mà ta có thể sử dụng than hay dầu cho thích hợp. Qua nghiên cứu tài liệu và khả năng của Công ty cũng như trình độ sử dụng thiết bị máy móc của đội ngũ CBCNV trong Công ty, ta thấy sử dụng biện pháp là khả thi. So sánh 2 loại nhiên liệu này, ta thấy chúng có những ưu nhược điểm như sau: + Ưu điểm: - Than cám dùng than nội địa trong nước khai thác được, giá rẻ, chủ động trong sản xuất. - Dầu FO độ bốc cháy nhanh, nhiệt lượng cao. + Nhược điểm: - Than cám độ bốc cháy chậm, nhiệt lượng thấp hơn dầu FO. - Dầu FO phải nhập từ nước ngoài giá thành đắt hơn than cám. Chính vì ưu nhược điểm trên, ta nên áp dụng biện pháp chạy than thay dầu với một tỷ lệ nhất định cho hợp lý vì các nguyên nhân sau: - Thiết bị bơm dầu đã thiết kế lắp đặt và thường xuyên vận hành nếu mà chạy than 100% thiết bị không vận hành thường xuyên, sẽ bị hư hỏng ảnh hưởng đến sấy, đốt lò khi dừng lò sửa chữa. - Khi sấy, đốt lò phải dùng đến dầu FO để tăng nhanh độ bốc cháy và tăng nhiệt lượng, nếu dùng than cám hoàn toàn thì độ bốc cháy chậm, nhiệt lượng thấp sẽ ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng của xi măng. Chính vì những nguyên nhân đó nên việc chạy than thay bằng dầu phải có một tỷ lệ cho hợp lý, và được tính toán ở phần sau. 2. Nội dung biện pháp Trong khi vận hành lò chú ý chạy máy nghiền than cho đủ số lượng than để đủ lượng than duy trì chạy lò đều đặn. Nghiền than phải đủ mịn để đạt yêu cầu khi chạy lò, không để tắc liệu, luôn luôn bảo dưỡng máy nghiền than đúng định kỳ. Mua than đúng chất lượng than cám 3A (lấy mẫu và thủ mẫu đúng quy trình). Sử dụng vật tư xây lò như gạch chịu lửa tấm lót, vách ngăn, sửa chữa lớn đúng định kỳ, tìm mọi biện pháp duy trì chạy lò đạt hiệu quả cao không để tốn dầu khi khởi động. Theo như định mức đã thực hiện được trong năm 2005 là: + Than 127,87 kg. + Dầu FO 3,512 kg Nhiệt lượng: + Than : 6800 kal / kg + Dầu : 9800 kcal / kg Nhiệt lượng cần thiết để nung 1 tấn Clinker là: 930.934 kcal. Trong đó: + Than : 127,87 kg ´ 6.800 kcal / kg = 869.516 kcal + Dầu : 3.512 kg ´ 9.800 kcal / kg = 34.418 kcal Tổng cộng: 869.516 kcal + 34.418 kcal = 930.934 kal Ta tiến hành giảm từ 3,512 kg dầu MFO xuống 1,512 kg dầu FO. Vậy nhiệt lượng cần thiết là: Dầu 1,512 kg ´ 9.800 kal / kg = 14.818 kcal Lượng than cần là 930.934 kcal - 14.818 = 961.116 kcal tương đương với 134,72 kg than. 3. Người chịu trách nhiệm thực hiện biện pháp: Trưởng phòng Công nghệ. Trưởng phòng điều hành trung tâm. 4. Kết quả mong đợi khi áp dụng biện pháp: a. Chi phí dầu FO cho 1 tấn xi măng là: Khi chưa áp dụng biện pháp: 3,512 kg ´ 1.818 đồng / kg = 6.385 đồng Khi áp dụng biện pháp: 1,512 kg ´ 1.818 đồng / kg = 2.749 đồng Chênh lệch: 6.385 đồng - 2.749 đồng = 3.636 đồng/tấn xi măng b. Chi phí than cho 1 tấn xi măng là: Khi chưa áp dụng biện pháp: 127,87 kg ´ 347 đồng / kg = 44.370,89 đồng Khi áp dụng biện pháp: 134,72 kg ´ 347 đồng / kg = 46.747,8 đồng Chênh lệch: 44.371 đồng - 46.74 đồng = -2.376,9 đồng/tấn xi măng Tổng hợp biện pháp chạy than thay dầu: Vậy cứ thay 2 kg dầu FO bằng 6,85 kg than. Mức giảm chi phí do áp dụng biện pháp là: 1.636 đồng - 2.376,9 đồng = 1.259 đồng/tấn xi măng. Lợi nhuận tăng thêm khi áp dụng biện pháp là: 1.259,1 đồng/tấn ´ 2.043.000 tấn = 2.572.239.150 đồng III. Biện pháp thứ hai 1. Tên biện pháp: Giảm chi phí nguyên vật liệu bằng cách từ sản xuất Clinker PCB 30 sang sản xuất Clinker PCB 40 để pha phụ gia thành xi măng PCB 30. Để tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu đầu vào, ngoài việc giảm giá vật tư đầu vào còn giảm chi phí nguyên vật liệu bằng cách sản xuất Clinker PCB 30 sang sản xuất Clinker PCB 40 để pha phụ gia đầy (phụ gia sản lượng) cũng giảm được chi phí nguyên vật liệu đầu vào. Trong thực tế hiện nay ở Công ty Xi măng Hoàng Thạch đang sản xuất xi măng PCB 30 bằng sản xuất Clinker PCB 30 chất lượng cao để pha tỷ lệ phụ gia là 11% (phụ gia sản lượng) nhưng chất lượng xi măng vẫn đạt tiêu chuẩn và ổn định. Qua nghiên cứu tài liệu và công nghệ sản xuất xi măng tại Công ty Xi măng Hoàng Thạch, khả năng của Công ty, trình độ của cán bộ công nhân viên và tiềm năng sẵn có của khu vực, ta nên áp dụng biện pháp sản xuất xi măng PCB 30 từ Clinker PCB 40 và pha tỷ lệ phụ gia là 15% thành xi măng PCB 30 là hợp lý, vẫn đảm bảo chất lượng. Trong đó sản xuất Clinker PCB 40 giá thành tăng thêm so với Clinker PCB 30 là 6,4% trong khi đó pha thêm tỷ lệ phụ gia là 15%. Mà giá mua phụ gia là 73.909 đồng/tấn. Chính vì nguyên nhân trên ta nên áp dụng biện pháp sản xuất xi măng PCB 30 từ Clinker PCB 30 thay bằng sản xuất xi măng PCB 30 từ Clinker PCB 40. 2. Nội dung biện pháp: + Phối hợp theo tiêu chuẩn của Clinker PCB 40. + Vận hành lò nung theo tiêu chuẩn Clinker PCB 40. Chú ý khi vận hành phải tạo cho được một lớp cola mới được cấp liệu, để sản xuất Clinker muốn tạo được một lớp cola ta phải thay đổi phối liệu, tạo thành chất bám dính, để bám vào toàn bộ thành lò từ 100mm - 200mm, tốt nhất là tạo lớp cola dầy 100mm là tốt nhất. Để đỡ hao mòn gạch chịu lửa, điều chỉnh lượng than thích hợp khi nung để tiết kiệm nhiên liệu và đạt hiệu quả cao (vì sản xuất Clinker PCB 40 yêu cầu nhiệt độ cao hơn Clinker PCB 30 và hao mòn gạch chịu lửa cao hơn Clinker PCB 30). 3. Tổng chi phí cho thực hiện biện pháp: + Chi phí lượng than dùng cho sản xuất một tấn xi măng là: Như đã nêu ở trên, lượng than cho sản xuất một tấn xi măng từ Clinker PCB 30 là 127,87kg. Nhưng sản xuất một tấn xi măng từ Clinker PCB 40 là 137 kg than. Chênh lệch than là: 137 kg - 127,87 kg = 9,13 kg. + Chi phí cho dầu FO: Chi phí cho một tấn xi măng từ Clinker PCB 30 là: 3,512 kg dầu. Nhưng chi phí cho sản xuất một tấn xi măng từ Clinker PC40 là 5,0 kg dầu. Chênh lệch dầu FO là: 5,0 kg - 3,512 kg = 1,488 kg + Chi phí gạch chịu lửa cho sản xuất một tấn xi măng từ Clinker PCB 30 là 0,8246kg + Chi phí gạch samôt cho sản xuất một tấn xi măng từ Clinker PCB 30 là 0,0543kg + Chi phí bột chịu nhiệt cho sản xuất một tấn xi măng từ Clinker PCB 30 là 0,186kg + Chi phí gạch chịu lửa cho sản xuất một tấn xi măng từ Clinker PCB 40 là 1,9450kg + Chi phí gạch samôt cho sản xuất một tấn xi măng từ Clinker PCB 40 là 0,0710kg + Chi phí bột chịu nhiệt cho sản xuất một tấn xi măng từ Clinker PCB 40 là 0,302kg Chênh lệch gạch chịu lửa là: 0,9450kg - 0,8246kg = 0,1204kg. Chênh lệch gạch samôt là: 0,0710kg - 0,0543kg = 0,0167kg Chênh lệch bột chịu nhiệt là: 0,302 - 0,186 = 0,016kg Tổng mức chi phí tăng thêm khi sản xuất Clinker PCB 40 là: 16.283,69 đồng / tấn xi măng. Ta tính theo công thức: KNVL = (a0 - a1) ´ g0 KNVL : Mức tiết kiệm vật tư, nhiên liệu, động lực trên 1 đơn vị sản phẩm a0 : Định mức tiêu hao vật tư, nhiên liệu trên 1 đơn vị sản phẩm a1 : Định mức tiêu hao vật tư, nhiên liệu trên 1 đơn vị sản phẩm sau khi áp dụng biện pháp. Trong đó: - Than: KNVL = (127,87kg - 137kg) ´ 347 đ/kg = -3168,11 đồng - Dầu FO: KNVL = (3,512kg - 5,0kg) ´ 1.818 đ/kg = -2.705,184 đồng - Gạch chịu lửa: KNVL = (0,8246kg - 1,9450kg) ´ 8.000đ/kg = -8.963,2 đồng - Gạch samôt: KNVL = (0,0543kg - 0,0710kg) ´ 4.000đ/kg = -66,8 đồng - Bột chịu nhiệt: KNVL = (0,186kg - 0,302kg) ´ 11.900đ/kg = -1.380,4 đồng Tổng chi phí nguyên vật liệu tăng thêm khi áp dụng biện pháp cho một tấn sản phẩm là: 16.283,69 đồng/tấn. Nhưng sau khi áp dụng biện pháp tỷ lệ phụ gia pha tăng thêm là: 15% - 11% = 4% Giá mua của phụ gia là: 4% ´ 73.909 đồng/tấn = 2.965,36 đồng/tấn Giá bán của lượng phụ gia đó là (tính theo giá thành toàn bộ): 4% ´ 620.000 đồng/tấn = 24.800 đồng/tấn Mức chênh lệch: 24.800 đồng/tấn - 2.965,36 đồng/tấn = 21.843,64 đồng/tấn. 4. Người chịu trách nhiệm thực hiện biện pháp: Trưởng phòng Công nghệ và Phòng điều hành trung tâm. 5. Kết quả mong đợi khi thực hiện biện pháp: (21.843,64 đồng/tấn - 16.283,69 đồng/tấn) ´ 2.043.000 tấn = 11.358.969.678đ Trong đó: a - Mức chi phí tăng thêm khi sản xuất xi măng từ Clinker PCB 40 so với sản xuất xi măng từ Clinker PCB 30 là 16.253,6 đồng/tấn. b - Mức chi phí cho mua phụ gia pha tăng thêm khi áp dụng biện pháp là: 0,04 tấn ´ 73.909 đồng/tấn = 2.956,36 đồng/tấn Giá bán lượng phụ gia tăng thêm (phụ gia thành Xi măng) là: 0,04 tấn ´ 640.000 đồng/tấn = 25.600 đồng/tấn Chênh lệch: 24.800 đồng/tấn - 2.956,4 đồng/tấn = 21.834,6 đồng/tấn Hiệu quả kinh tế do áp dụng biện pháp được trình bày tại biểu IV.1 Tổng hợp hiệu quả kinh tế của các biện pháp trình bày tại biểu IV.2 III. Biện pháp thứ ba : Tên biện pháp : Thay đổi định lượng và giá hàng hóa đầu vào - Giảm chi phí đầu vào bằng cách thay thế định lượng của giấy . - Giảm chi phí thay đổi chủng loại vật tư từ loại giấy KRAF SEGEZHO của Nga sản xuất sang SHINHO của Hàn Quốc . - Để sản xuất thành phẩm của 1 loại sản phẩm hoàn thiện cần các tiêu chuẩn sau . Chỉ tiêu kỹ thuật Đơn vị tính Các chỉ số Kích thước vỏ Đơn vị mm Khổ rộng mm 1020 Chiều dài vỏ bao 760 Độ kéo theo chiều dọc kg/15mm ³6,8 Chiều rộng vỏ bao 420 Độ kéo theo chiều ngang kg/15mm ³3,4 Chiều cạch vỏ bao 80 Độ bền xe theo chiều dọc gf ³0,5 Chiều dai cắt lythực tế của vỏ bao 787,4 Độ bền xe theo chiều ngang gf ³100 Độ ẩm % Ê10 Định lượng G/m2 75±3g Phương án 1 : Thay đổi định lượng của giấy . Muốn hoàn thiện 1 sản phẩm thì cần dùng 2 lớp vỏ bằng giấy KRAFR và 1 lớp vải PP . Qua nghiên cứu tài liệu khả năng thay thế định lượng của 2 lớp giấy KRAFR . ưu điểm : - Thay đổi định lượng giấy KRAFR sẽ không làm ảnh hưởng các chỉ tiêu kỹ thuật của 1 sản phẩm phần vỏ bao . - Giá cả thấp hơn so với loại sản phẩm đang dùng . - Chất lượng loại sản phẩm này là loại vỏ KPK. Nhược điểm : Thay đổi định lượng giấy KRAFR SEGEZHA khi nhập loại giấy này phải kiểm tra các thông số kỹ thuật chặt chẽ , nghiệm ngặt . Loại hàng hóa này không thuận lợi như hàng hoá đang dùng. Đòi hỏi phải chủ động hơn khi nhập hàng . Nội dung của biện pháp : * Theo định mức thực hiện : - Loại giấy KRAFR SEGZHA loại 75 g/m2 = 0,05872114kg/1 lớp vỏ - Loại giấy KRAFR SEGZHA loại 70 g/m2 = 0,0548066kg/1 lớp vỏ * Đơn giá cho loại giấy KRAFR SEGZHA Định lượng 75g/m2 và 70 g/m2 là : 10.850đ/1kg * Để sản xuất 1 vỏ bao cần 2 lớp giấy . - Loại định lượng : 75 g/m2 0,05872114 kg x 2 lớp = 0,1174428 kg/1vỏ - Loại định lượng : 70 g/m2 0,0548066 kg x 2 lớp = 0,1096132 kg/1vỏ Chịu trách nhiệm cho thực hiện biện pháp . Văn phòng công nghệ Phòng hóa nghiệm . Kết quả khi áp dụng biện pháp a. Chi phí cho 1 vỏ bao là : Khi chưa áp dụng biện pháp : 0,1174428 kg x 10.850đồng /1kg = 1.274,3đ/1vỏ Khi áp dụng biện pháp : 0,1096132 x 10.850đồng /1kg = 1.189,3đ/1vỏ Chênh lệch : 1.274,3 đồng – 1.189,3 đồng = 85đ/1vỏ Phương án 2 : Giữ nguyên 1 lớp giấy ngoài KRAFR SEGZHA định lượng 70g/m2 thay đổi 1 lớp giấy lót trong bằng giấy SHINHO Hàn Quốc . ưu điểm : - Loại giấy SHINHO này giá cả thích hợp giảm chi phí . - Định lượng nhỏ đạt yêu cầu về kỹ thuật khi sản xuất vỏ . - Nhập hàng tại Châu á . - Chịu độ ẩm tốt, độ bám dính cao trong thời tiết ôn đới . Nhược điểm : Bề mặt không thích hợp làm lớp vỏ ngoài vì không nhẵn . Màu sắc sẫm không hợp bao bì mẫu mã phần ngoài . Nội dung của biện pháp : * Theo định mức thực hiện : - Loại giấy KRAFR SHINHO định lượng70 g/m2 = 0,05480664kg/1 lớp vỏ * Đơn giá cho loại giấy KRAFR SHINHO = 8.368đ/1kg * Để dùng cho sản xuất 1 lớp trong của vỏ bao xi măng . Chịu trách nhiệm thay đổi biện pháp . Văn phòng công nghệ Phòng hóa nghiệm . Kết quả khi áp dụng biện pháp a. Chi phí cho 1 lớp vỏ là : Khi chưa thay đổi loại giấy KRAFR SHINHO gữi nguyên định lượng 75g/m2 0,05872114 kg/1 lớp vỏ x 10.850đồng /1kg = 637đ/1kg Khi thay đổi loại giấy KRAFR SHINHO định lượng 70g/m2 0,0548066kg/1 lớp vỏ x 8.3680đồng /1kg = 459đ/1kg Chênh lệch : 637 đồng – 459 đồng = 178đ/1lớp vỏ bao Một điều kiện để Công ty tồn tại phát triển vững mạnh phải thường xuyên đào tạo nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ có năng lực linh hoạt kinh nghiệm. Tổng Công ty nên tạo môi trường sản xuất kinh doanh chủ động các khâu mua sắm thiết bị vật tư. Hiện nay Tổng Công ty Xi măng đã phân định thị trường tiêu thụ xi măng cho từng công ty, do vậy có nhiều thị trường Công ty có thể đưa xi măng về bán với chi phí rất thấp nhưng không được phép. Điều đó đã tạo cho các công ty xi măng liên doanh cạnh tranh dễ dàng hơn với các công ty khác. Để mở rộng thị trường tiêu thụ vào các địa bàn có lợi thế, đề nghị được mở rộng thị trường bán hàng ra cả nước. Được chủ động các khâu sản xuất, kinh doanh sát thực với thị trường đáp ứng đủ nhu cầu thị trường. Nhằm sản xuất có hiệu quả, giữ được giá thành thấp nhất mang lại lợi nhuận cao cho Công ty. Qua thời gian nghiên cứu tại Công ty, em xin được báo cáo kết quả và xin Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, khoa Kinh tế và Quản lý, các thầy cô trong khoa cùng thầy cô giáo hướng dẫn cho em làm đồ án tốt nghiệp, phân tích tình hình giá thành năm 2005 của Công ty Xi măng Hoàng Thạch. Đánh giá kết luận Nhìn lại chặng đường phát triển của Công ty trải qua gần 25 năm, Công ty Xi măng Hoàng Thạch đã cung cấp ra thị trường trên 15 triệu tấn xi măng để xây dựng đất nước. Với uy tín chất lượng chiếm được lòng tin của nhân dân cả nước. Vậy đứng trước nền kinh tế thị trường, Công ty Xi măng Hoàng Thạch phải sản xuất kinh doanh tốt hơn nữa để đáp ứng được nhu cầu của thị trường, xứng đáng là con chim đầu đàn của Tổng Công ty Xi măng Việt Nam. Trải qua 25 năm đi vào hoạt động, đội ngũ cán bộ công nhân viên đã trưởng thành, từ đây có đầy đủ kiến thức để giúp cho ngành Xi măng Việt Nam tốt hơn nữa. Sau đây là một số thuận lợi và khó khăn của Công ty: + Thuận lợi: - Công ty có một nguồn nguyên liệu chính để sản xuất xi măng rất lớn, khai thác và vận chuyển rất thuận lợi, dây chuyền công nghệ hiện đại tự động hóa cao, nguồn nhân lực dồi dào có trình độ tay nghề bền vững. Đội ngũ cán bộ lãnh đạo có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm trong sản xuất kinh doanh. - Hệ thống kho tàng, bến bãi được bố trí khoa học phù hợp với quy trình công nghệ sản xuất của Công ty, địa điểm vận chuyển hàng hóa thuận lợi. + Khó khăn: Dây chuyền 1 của Công ty đã hoạt động 25 năm. Hệ thống máy móc thiết bị đã bị xuống cấp. Dây chuyền 2 mới đi vào hoạt động sản xuất, lại không được cấp vốn lưu động của Nhà nước, phải đi vay. Hơn nữa, chính sách cho vay tín dụng của ngân hàng còn nhiều ràng buộc. Cơ chế thị trường ảnh hưởng không ít đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Cho nên nhiệm vụ của Công ty còn rất nặng nề, muốn sản xuất kinh doanh có lợi thì phải giảm định mức tiêu hao vật tư, sử dụng các nguồn vốn có hiệu quả để hoạt động giá thành sản phẩm. * Những kiến nghị với Tổng Công ty: Đối với Công ty từ công tác tổ chức cán bộ có ý nghĩa rất quan trọng quyết định quá trình hoạt động. Kết quả hoạt động đạt được cũng như sự phát triển của Công ty. Tổ chức bộ máy gọn nhẹ, hợp lý sẽ tạo điều kiện cho sự truyền tải thông tin nhanh gọn giúp cho quá trình quản lý có hiệu quả hơn. Mục lục Lời mở đầu 1 Chương I: cơ sở lý thuyết về phân tích tính giá thành sản phẩm 3 I. Khái niệm về giá thành 3 II. phân loại giá thành 1. Giá thành kế hoạch 4 2. Giá thành định mức 4 3. Giá thành thực tế 4 III. Các phương pháp phân loại chi phí sản xuất kinh doanh 5 1. Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh theo yếu tố chi phí 5 1.1. Yếu tố chi phí nguyên vật liệu 6 1.2. Yếu tố chi phí nhân công 6 1.3. Yếu tố chi phí khấu hao 6 1.4.Yếu tố chi phí dịch vụ mua ngoài 6 1.5. Yếu tố chi phí bằng tiền 6 2. Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh theo khoản mục giá thành sản phẩm 7 2.1. Khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 7 2.2. Khoản mục chi phí tiền lương trực tiếp 7 2.3. Khoản mục chi phí sản xuất chung 7 2.4. Khoản mục chi phí quản lý doanh nghiệp 8 2.5. Khoản mục chi phí bán hàng 8 3. Phân loại chi phí theo phương pháp phân bổ chi phí vào giá thành 8 3.1. Chi phí trực tiếp 8 3.2. Chi phí gián tiếp 9 4. Phân loại chi phí theo mối quan hệ giữa chi phí và tình hình tăng giảm sản lượng hàng hoá 9 4.1. Chi phí biến đổi 9 4.2. Chi phí cố định 9 IV.Đối tượng và phương pháp hạch toán chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm 9 1. Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và đối tượng tính gái thành sản phẩm 9 2. Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 11 V. Phương pháp hạ giá thành sản phẩm 15 1. ý nghĩa của việc hạ giá thành sản phẩm 15 2. Các phương hướng hạ giá thành sản phẩm 16 3. Nhiệm vụ và nội dung phân tích giá thành sản phẩm 19 4. Các nhân tố ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm 21 Chương II: Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành sản phẩm tại Công ty Xi măng Hoàng Thạch 22 I. Quá trình hình thành và phát triển của công ty 22 1. Thời điểm thành lập các mốc quan trọng trong quá trình phát triển, quy mô hiện tại của công ty 22 2. Chức năng, nhiệm vụ mặt hàng sản xuất kinh doanh của công ty 23 II. Công nghệ sản xuất xi măng 24 III. Kết cấu sản xuất của công ty 26 1. Bộ phận sản xuất chính 26 2. Bộ phận phụ trợ 26 IV. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty 27 1. Chức năng nhiệm vụ cơ bản của từng bộ phận quản lý 29 2. Khối phòng ban nghiệp vụ 29 V. Tình hình thực hiện kế hoạch và giá thành toàn bộ sản lượng sản phẩm năm 2005 30 VI. Phân tích chung về tình hình thực hiện tổng giá thành sản phẩm 30 1. Tình hình thực hiện kế hoạch giá thành toàn bộ sản lượng sản phẩm năm 2005 (%) 30 2. Đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch giá thành toàn bộ sản phẩm 31 2.1. Phân tích nhiệm vụ hạ giá thành kế hoạch 32 2.2. Phân tích tình hình hạ giá thành thực tế 32 2.3. Phân tích tình hình giá thành thực tế so với kế hoạch 33 VII. Phân tích chung về thực hiện kế hoạch giá thành đơn vị của từng loại sản phẩm 35 VIII. Phân tích tình hình biến động của một số khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm 36 1. Phân tích khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 38 1.1. Đánh giá chung ảnh hưởng của chi phí nguyên vật liệu trong giá thành đơn vị 40 1.2. Phân tích ảnh hưởng của nguyên vật liệu đến giá thành đơn vị sản phẩm 43 2. Phân tích khoản mục chi phí nhân công trực tiếp 46 3. Phân tích chi phí sản xuất chung 47 4. Phân tích khoản mục chi phí quản lý doanh nghiệp 48 5. Phân tích khoản mục chi phí bán hàng 49 Chương III: Các biện pháp hạ giá thành sản phẩm 53 I. Danh mục các biện pháp 53 II. Biện pháp thứ nhất 53 1. Tên biện pháp 53 2. Nội dung biện pháp 54 3. Người chịu trách nhiệm thực hiện biện pháp 55 4. Kết quả mong đợi khi áp dụng biện pháp 55 III. Biện pháp thứ hai 56 1. Tên biện pháp 56 2. Nội dung biện pháp 57 3. Tổng chi phí cho thực hiện biện pháp 57 4. Người chịu trách nhiệm thực hiện biện pháp 59 5. Kết quả mong đợi khi thực hiện biện pháp 59 III. Biện pháp thứ ba 60 Đánh giá kết luận 69 Trường đhbk Hà Nội khoa kinh tế và ql Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Độc lập - Tự do - Hạnh phúc nhiệm vụ thiết kế tốt nghiệp Họ và tên sinh viên : Trần Đức Thăng Lớp : Quản trị doanh nghiệp Khoá: 6 Uông Bí Họ và tên giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Văn Nghiến 1. Tên đề tài tốt nghiệp: "Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành sản phẩm và một số biện pháp giảm giá thành tại Công ty xi măng Hoàng Thạch" 2. Các số liệu ban đầu: 3. Nội dung các phần thuyết minh và tính toán: 4. Số liệu các bảng biểu, bản vẽ: (kích thước Ao) 5. Ngày giao nhiệm vụ thiết kế: 6. Ngày hoàn thành nhiệm vụ thiết kế: Hà Nội, ngày .tháng.năm 2006 Trưởng bộ môn giáo viên hướng dẫn nhận xét của giảng viên hướng dẫn Họ và tên sinh viên : Trần Đức Thăng Lớp : Quản trị doanh nghiệp Khoá: 6 Uông Bí Họ và tên giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Văn Nghiến Tên đề tài tốt nghiệp: "Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành sản phẩm và một số biện pháp giảm giá thành tại Công ty xi măng Hoàng Thạch" Tính chất của đề tài: I. Nội dung của nhận xét: 1. Tiến trình thực hiện đồ án 2. Nội dung của đồ án: - Cơ sở lý thuyết: - Các số liệu, tài liệu thực tế: - Phương pháp và mức độ giải quyết các vấn đề 3. Hình thức của đồ án - Hình thức trình bày: - Kết cấu của đồ án: 4. Những nhận xét khác: II. Đánh giá và cho điểm: Tiền trình làm đồ án . /20 Nội dung đồ án ./60 Hình thức đồ án ./20 Tổng cộng ./100 (Điểm:.) Ngày. tháng.năm 2006 giảng viên hướng dẫn nhận xét của giảng viên phê duyệt Họ và tên sinh viên : Trần Đức Thăng Lớp : Quản trị doanh nghiệp Khoá: 6 Uông Bí Họ và tên giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Văn Nghiến Tên đề tài tốt nghiệp: "Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành sản phẩm và một số biện pháp giảm giá thành tại Công ty xi măng Hoàng Thạch" Tính chất của đề tài: I. Nội dung của nhận xét: 1. Nội dung của đồ án 2. Hình thức của đồ án: 3. Những nhận xét khác: II. Đánh giá và cho điểm: Tiền trình làm đồ án . /20 Nội dung đồ án ./60 Hình thức đồ án ./20 Tổng cộng ./100 (Điểm:.) Ngày. tháng.năm 2006 giảng viên duyệt

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc5418.doc
Tài liệu liên quan