Đề tài Phân tích và đề xuất giải pháp cải thiện tình hình tài chính của viện cơ khí năng lượng và mỏ

Báo cáo tài chính phản ánh một cách tổng hợp và toàn diện về tình hình tài sản, nguồn vốn, công nợ, kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong một niên độ kế toán. Những thông tin có trong báo cáo tài chính nhằm phục vụ trước hết cho các nhà quản trị (Hội đồng quản trị, Ban giám đốc, Chủ sở hữu) sau đó là những người có quyền lợi trực tiếp (Những người cho vay, các nhà đầu tư) và cuối cùng là những người có quyền lợi gián tiếp (Tài chính, Thuế, Thống kê ). Nhưng các số liệu trên báo cáo tài chính chưa thể hiện hết nội dung mà những người quan tâm đòi hỏi. Vì vậy người ta phải dùng kỹ thuật phân tích để thuyết minh các mối quan hệ chủ yếu trong báo cáo tài chính, nhằm nghiên cứu tình hình tài chính hiện tại, từ đó đưa ra các quyết định tài chính trong tương lai. Các báo cáo tài chính của doanh nghiệp:

doc86 trang | Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1064 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích và đề xuất giải pháp cải thiện tình hình tài chính của viện cơ khí năng lượng và mỏ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i sản cho thấy năm 2005: 100 đồng đầu tư vào doanh nghiệp tạo được 1.9 đồng lãi cho chủ sở hữu, năm 2006: 100 đồng đầu tư vào doanh nghiệp tạo được 2.15 đồng lãi cho chủ sở hữu. Như vậy so với năm 2005 thì năm 2006 cứ 100 đồng đầu tư vào doanh nghiệp sẽ đem lại cho chủ sở hữu nhiều hơn 0.25 đồng lãi. Đây là điều đáng mừng cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Viện. Tuy nhiên tỷ suất thu hồi này còn thấp do Viện ngoài mục đích sản xuất kinh doanh Viện còn duy trì một phần chức năng nghiên cứu triển khai. Việc đầu tư TSCĐ vào lĩnh vực này rất lớn. Năm 2006 Viện đang hoàn thành hai dự án phục vụ môi trường nghiên cứu khoa học sản xuất” Phòng thí nghiệm vật liệu có tính năng kỹ thuật cao” và Dự án “Viện nghiên cứu Cơ khí Năng lượng và Mỏ”. Sự biến động của tỷ suất thu hồi tài sản: Phân tích ảnh hưởng của các nhân tố đến tỷ suất thu hồi tài sản Mức độ ảnh hưởng của nhân tố lợi nhuận sau thuế: Mức độ ảnh hưởng của nhân tố tổng tài sản bình quân: Tổng hợp mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tỷ suất thu hồi tài sản: Đánh giá: Lợi nhuận sau thuế tăng 48.54% làm cho ROA tăng 0.92%. Tổng tài sản bình quân tăng 31% làm cho ROA giảm 0.67% Chỉ tiêu về tỷ suất thu hồi vốn chủ sở hữu cho thấy khả năng sinh lợi của Viện năm 2006 cao hơn năm 2005. Năm 2005: 100 đồng vốn Chủ sở hữu đầu tư vào doanh nghiệp góp phần tạo ra 2,94 đồng lãi cho chủ sở hữu. Năm 2006: 100 đồng vốn đầu tư vào doanh nghiệp góp phần tạo ra 3,11 đồng lãi cho chủ sở hữu. Sự biến động của ROE: Phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tỷ suất thu hồi vốn chủ sở hữu Mức độ ảnh hưởng của lợi nhuận sau thuế: Mức độ ảnh hưởng của nhân tố vốn chủ sở hữu bình quân: Tổng hợp mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tỷ suất thu hồi vốn chủ sở hữu Đánh giá: - Lợi nhuận sau thuế tăng 48.54% làm cho ROE tăng 1.42%. - Vốn chủ sở hữu bình quân tăng 40.01% làm cho ROE giảm một lượng là 1.25%. Bảng 2.9: Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến khả năng sinh lời Nhân tố ROS BEP ROA ROE Lợi nhuận sau thuế +0,73 +0,92 +1,42 Doanh thu thuần -0,58 EBIT +1,47 Tổng tài sản bình quân -1,22 -0.67 Vốn chủ sở hữu bình quân -1,25 Tổng cộng +0,15 +0,25 +0,25 +0,17 2.2.3. Phân tích rủi ro tài chính 2.2.3.1. Phân tích khả năng thanh khoản Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Chênh lệch (+/-) Tỷ lệ (%) Khả năng thanh toán hiện hành 1.42 0.97 (0.45) (31.69) Khả năng thanh toán nhanh 1.1 0.53 (0.57) (51.82) Khả năng thanh toán tức thời 0.35 0.04 (0.31) (88.57) Tỷ số khả năng thanh toán hiện hành năm 2006 giảm 31,69% so năm 2005 (1,42 so với 0,97). Độ an toàn trong thanh toán ngắn hạn năm 2006 giảm là do tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn giảm 7.25%, tương đương giảm 977 triệu đồng, trong khi nợ ngắn hạn tăng 35.48%, tương đương tăng 3,360 triệu đồng. Khoảng cách giữa khả năng thanh toán hiện thời và khả năng thanh toán nhanh, giữa khả năng thanh toán nhanh và khả năng thanh toán tức thời đã giãn ra khá lớn. Mức chênh lệch ở năm 2006 là 1.83 và 13.25 lần trong khi năm 2005 chỉ là 1.29 và 3.14 lần. Như vậy việc khả năng thanh toán giảm đồng thời mức chênh lệch gia tăng cho thấy yếu tố đưa đến kết quả này là sự giảm mạnh của tiền, sự suy giảm của khoản phải thu và sự gia tăng của hàng tồn kho. Tỷ số khả năng thanh toán nhanh năm 2006 giảm 51,82% so với năm 2005, từ 1,1 xuống 0,53 nguyên nhân là do năm 2006 lượng tiền mặt giảm mạnh giảm 83.66%, tương đương giảm 2,753 triệu, các khoản phải thu giảm 13.03%, tương đương giảm 923 triệu trong khi đó các khoản nợ ngắn hạn lại tăng 35.48%, tương đương tăng 3,360 triệu. Tỷ số khả năng thanh toán tức thời cho thấy năm 2006 khả năng thanh toán tức thời lại giảm 88,57% so với năm 2005 từ 0.35 xuống còn 0.04. Nguyên nhân là năm 2006 lượng tiền mặt giảm mạnh giảm 83.66%, tương đương giảm 2,753 triệu so với năm 2005. Trong khi đó nợ ngắn hạn lại tăng 35.48%, tương đương tăng 3,360 triệu. Với tỷ số này Viện có thể gặp khó khăn trong việc thanh toán công nợ và do đó có thể phải bán gấp hàng hoá, sản phẩm để trả nợ vì không có đủ tiền thanh toán đây là điều bất lợi trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Viện. Viện cần phải xem xét lại khả năng thanh toán tức thời của các khoản nợ ngắn hạn. Tuy vậy trên thực tế các khoản nợ ngắn hạn của Viện luôn được thanh toán kịp thời. 2.2.3.2. Phân tích hệ số các khoản phải thu so với khoản phải trả Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Chênh lệch (+/-) Tỷ lệ (%) Tỷ lệ các khoản phải thu so với các khoản phải trả 0.61 0.47 (0.14) (22.95) Năm 2006 tỷ lệ các khoản phải thu so với các khoản phải trả giảm 22.95% so với năm 2005 tương đương giảm 0.14 từ 0.61 xuống 0.47. Nguyên nhân là do năm 2006 số khoản phải thu giảm trong khi đó số nợ phải trả tăng. Như vậy năm 2006 Viện chiếm dụng vốn tốt hơn so với năm 2005. 2.2.3.3. Phân tích khả năng quản lý nợ Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Chênh lệch (+/-) T ỷ l ệ (%) Chỉ số nợ 0.33 0.3 (0.03) (9.1) Chỉ số khả năng thanh toán lãi vay 3.55 4.18 0.63 17.75 Chỉ số nợ năm 2006 giảm 9,1% so với năm 2005 (0,3 so với 0,33), nguyên nhân chủ yếu là do năm 2006 Viện tăng vốn Chủ sở hữu nhiều, chỉ số này thể hiện mức độ độc lập về mặt tài chính của Viện năm 2006 cao hơn năm 2005. Tỷ số nợ năm 2006 thể hiện sự ưa thích đối với các chủ nợ vì các khoản nợ của họ được đảm bảo an toàn hơn. Nhưng không được các Chủ sở hữu ưa thích nếu đồng vốn được sử dụng có khả năng sinh lời cao. Khả năng thanh toán lãi vay năm 2006 tăng 17.75% so với năm 2005 nguyên nhân là do năm 2006 lợi nhuận trước thuế và lãi vay tăng 40.04%, tương đương tăng 450 triệu đồng trong khi lãi vay tăng 18.89%, tương đương tăng 60 triệu đồng. Việc tăng khả năng thanh toán này sẽ làm tăng uy tín của doanh nghiệp đối với chủ nợ. 2.2.4. Phân tích tổng hợp tình hình tài chính đẳng thức Dupont 2.2.4.1. Phân tích đẳng thức Dupont thứ nhất ROA = ROS x VQTTS ROA2005 = 1.52% x 1.246 = 1.9%. ROA2006 = 1.67% x 1.283 = 2.15%. ∆ROA = ROA2006 – ROA2005 = 2.15% - 1.9% = +0.25% Phân tích mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến tỷ suất thu hồi tài sản: Mức độ ảnh hưởng của nhân tố lợi nhuận biên đến tỷ suất thu hồi tài sản: ∆ROAROS = (ROS2006 – ROS2005) x VQTTS2005 = (1.67% - 1.52%) x 1.246 = +0.19% Mức độ ảnh hưởng của nhân tố vòng quay tổng tài sản đến tỷ suất thu hồi tài sản: ∆ROAVQTTS = ROS2006 x (VQTTS2006 – VQTTS2005) = 1.67% x (1.283 – 1.246) = +0.06% Tổng hợp sự tác động của các nhân tố đến tỷ suất thu hồi tài sản của Viện: ∆ROA = ∆ROAROS + ∆ROAVQTTS = 0.19% + 0.06% = +0.25% Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tỷ suất thu hồi tài sản Nhân tố Mức ảnh hưởng ROS +0.19% VQTTS +0.06% Cộng +0.25% Đánh giá: - Lợi nhuận biên tăng làm tỷ suất thu hồi tài sản tăng 0.19% điều này có lợi cho hoạt động của Viện - Vòng quay tổng tài sản tăng làm cho tỷ suất thu hồi tài sản tăng 0.06% 2.2.4.2. Phân tích đẳng thức Dupont thứ 2 ROE = ROA x (TTSbq/VCSHbq) ROE2005 = 1.9% x 1.55 = 2.94% ROE2006 = 2.15% x 1.45 = 3.11% ∆ROE = ROE2006 – ROE2005 = +0.17% Phân tích ảnh hưởng của các nhân tố đến tỷ suất thu hồi vốn chủ sở hữu: Mức độ ảnh hưởng của nhân tố tỷ suất thu hồi tài sản: ∆ROEROA = (ROA2006 – ROA2005) x (TTSbq/VCSHbq)2005 = (2.15% - 1.9%) x 1.55 = +0.39% Mức độ ảnh hưởng của nhân tố (TTSbq/VCSHbq): ∆ROETTSbq/ VCSHbq = ROA2006 x (TTSbq/ VCSHbq2006 – TTSbq/ VCSHbq2005) = 2.15% x (1.45 – 1.55) = - 0.22% Tổng hợp mức độ ảnh hưởng của các nhân tố: ∆ROE = ∆ROEROA + ∆ROETTSbq/VCSHbq = 0.39% - 0.22% = +0.17% Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tỷ suất thu hồi vốn chủ sở hữu Nhân tố Mức ảnh hưởng ROA +0.39% TTSbq/VCSHbq -0.22% Cộng +0.17% Đánh giá: - Tỷ suất thu hồi tài sản tăng làm cho tỷ suất thu hồi vốn chủ sở hữu tăng - Tỷ số TTSbq/VCSHbq giảm làm cho tỷ suất thu hồi vốn chủ sở hữu giảm. Đẳng thức này cho thấy tỷ số nợ càng cao lợi nhuận của chủ sở hữu càng cao. 2.2.4.3. Phân tích đẳng thức Dupont thứ 3 ROE = ROS x VQTTS x (TTSbq/VCSHbq) ROE2005 = 1.52% x 1.246 x 1.55 = 2.94% ROE2006 = 1.67% x 1.283 x 1.45 = 3.11% ∆ROE = ROE2006 – ROE2005 = 3.11% - 2.94% = +0.17% Phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tỷ suất thu hồi vốn chủ sở hữu Mức độ ảnh hưởng của lợi nhuận biên: ∆ROEROS = (ROS2006 – ROS2005) x VQTTS2005 x (TTSbq/VCSHbq)2005 = (1.67% - 1.52%) x 1.246 x 1.55 = +0.29% ∆ROEVQTTS = ROS2006 x (VQTTS2006 – VQTTS2005) x (TTSbq/VCSHbq)2005 = 1.67% x (1.283 – 1.246) x 1.55 = +0.1% ∆ROETTSbq/VCSHbq=ROS2006xVQTTS2006x(TTSbq/VCSHbq2006 – TTSBQ/ VCSHbq2005) = 1.67% x 1.283 x (1.45 – 1.55) = -0.22% Tổng hợp mức độ ảnh hưởng của các nhân tố: ∆ROE = ∆ROEROS + ∆ROEVQTTS + ∆ROETTSbq/VCSHbq = 0.29% + 0.1% - 0.22% = +0.17% Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tỷ suất thu hồi vốn chủ sở hữu Nhân tố Mức ảnh hưởng ROS +0,29% VQTTS +0,1% TTSbq/VCSHbq -0,22% Cộng 0,17% Đánh giá: - Lợi nhuận biên tăng làm cho tỷ suất thu hồi vốn chủ sở hữu tăng 0.29% - Vòng quay tổng tài sản tăng làm cho tỷ suất thu hồi vốn chủ sở hữu tăng 0.1% - TTSbq/VCSHbq giảm làm cho tỷ suất thu hồi vốn chủ sở hữu giảm 0.22% 2.2.5. Đánh giá chung về tình hình tài chính của Viện 2.2.5.1. Những ưu điểm Trong năm 2006 Viện đã có sự tăng trưởng tương đối toàn diện trên các mặt: sản lượng hàng hoá, doanh thu, chiếm lĩnh thị trường của ngành nói riêng và mở rộng sang các ngành khác, ngày càng khẳng định vị trí quan trọng của mình trong nền sản xuất xã hội. Bên cạnh đó cơ sở vật chất của Viện ngày càng hiện đại, sản phẩm đa dạng, chất lượng đảm bảo và được thị trường chấp nhận. Quy mô hoạt động của Viện ngày càng tăng chứng tỏ năng lực hoạt động của Viện được nâng lên một cách đáng kể. Tất cả các chỉ số về khả năng sinh lời tăng đây là một dấu hiệu tốt chứng tỏ hiệu quả hoạt động của Viện. Nhìn nhận tổng quát có thể thấy Viện đã tăng trưởng với mức độ cao, hoạt động tài chính có hiệu quả, tình hình tài chính lành mạnh và tương đối ổn định, được thể hiện trong bảng đánh giá các chỉ tiêu tài chính đặc trưng. STT CÁC SỐ LIỆU VÀ CHỈ TIÊU CHÍNH Năm 2006 1 Doanh thu thuần 51472 2 Lợi nhuận sau thuế 863 3 Tổng tài sản 44416 4 Vốn chủ sở hữu 31266 5 Khả năng thanh toán hiện hành 0.97 6 Vòng quay hàng tồn kho 11.73 7 Kì thu nợ 46 8 Vòng quay tổng tài sản 1.28 9 Chỉ số nợ 0.3 10 Lợi nhuận biên 1.67 11 ROA 2.15 12 ROE 3.11 2.2.5.2. Những nhược điểm Tuy có nhiều ưu điểm đạt được nhưng trên một số khía cạnh, từ sự phân tích riêng biệt các chỉ tiêu, Viện còn một số tồn tại, chưa thực sự hiệu quả về mặt tài chính cần được đánh giá và có biện pháp khắc phục để có thể đạt kết quả cao hơn và ổn định phát triển trong các niên độ sau. Lượng vốn lưu động bằng tiền của Viện trong năm 2006 quá nhỏ nên tuy khả năng thanh toán hiện hành tương đối cao nhưng Viện vẫn có thể rơi vào tình trạng khó khăn khi có các khoản cần thanh toán ngay vì khả năng chuyển đổi thành tiền của vốn lưu động thành tiền là quá nhỏ (nhỏ hơn 0.1). Khi đó Viện có thể bán gấp một số sản phẩm của mình. Tuy nhiên trên thực tế các khoản nợ ngắn hạn luôn được thanh toán kịp thời. Các khoản phải thu giảm nhưng khoản phải thu của khách hàng lại tăng điều này sẽ gây khó khăn cho Viện các khoản bị chiếm dụng thường không thu được tiền lãi nên đương nhiên Viện đã phải gánh chịu lãi vay cho khách hàng mà không được bù đắp hoặc nếu tính vào giá thành thì sẽ làm cho giá thành càng cao thêm, sức cạnh tranh với doanh nghiệp khác sẽ giảm sút. Mức độ sinh lời của vốn chủ sở hữu chưa cao so với năng lực thực sự của Viện. Vìvậy, trong năm kế hoạch tới cần có biện pháp để tăng mức này. CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA VIỆN 3.1. Giải pháp thay đổi cơ cấu vốn theo hướng tăng tỷ số nợ dài hạn 3.1.1. Cơ sở căn cứ của giải pháp Nợ dài hạn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn. Năm 2005: chiếm 6.2% trong tổng nguồn vốn, năm 2006: chiếm 0.72% trong tổng nguồn vốn. Tài sản cố định và đầu tư dài hạn của Viện chủ yếu được tài trợ bởi nguồn vốn chủ sở hữu. Trong khi đó chỉ số nợ giảm năm 2005: 0.33%, năm 2006: 0.3% đã làm giảm khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu. Khả năng thanh toán lãi vay tăng năm 2005: 3.55, năm 2006: 4.18 đã làm tăng uy tín của Viện đối với chủ nợ. Vì vậy trong thời gian tới Viện có thể tiếp tục vay vốn để tiến hành sản xuất kinh doanh. Căn cứ vào những kết quả đạt được (trên cơ sở số liệu thống kê quá khứ có điều chỉnh để phù hợp với các dự báo về viễn cảnh kinh tế của quốc gia, vùng lãnh thổ, khu vực kinh tế, ngành nghề..) khả năng của Viện và dựa vào dự báo tình trạng nền kinh tế năm 2007, ban lãnh đạo của Viện đưa ra mục tiêu năm 2007 như sau: Doanh thu: 65,421 triệu đồng Lợi nhuận sau thuế: 1.3tỷ phấn đấu đạt 1.4tỷ. Căn cứ vào mục tiêu năm 2007 và những kết quả đạt được trong năm 2006 thì dự kiến tăng doanh thu là 27.1%, giá vốn hàng bán tăng 24.7% trong năm 2007. 3.1.2. Mục đích của giải pháp Để đáp ứng kế hoạch phát triển của Viện nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trong thời gian tới thì việc đầu tư vào máy móc, thiết bị, cơ sở vật chất kỹ thuật là một vấn đề quan trọng đối với Viện. Nhưng Viện sẽ quyết định sử dụng nguồn vốn nào để đầu tư vào tài sản cố định và tài sản dài hạn khác cũng là một vấn đề được các nhà quản lý của Viện hết sức quan tâm: sử dụng nguồn vốn vay dài hạn hay vốn chủ sở hữu. Trong những năm vừa qua lợi nhuận đem lại từ hoạt động sản xuất kinh doanh không ngừng tăng thì việc tăng cường nợ dài hạn là một giải pháp hữu hiệu cho vấn đề này, làm tăng khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cho Viện. 3.1.3. Nội dung giải pháp Để tính toán nguồn vốn gia tăng, ta bắt đầu bằng cách lập báo cáo thu nhập dự kiến cho năm 2007, giả định rằng các khoản mục tài sản chiếm tỷ trọng không đổi so với doanh thu, các khoản mục chi phí chiếm tỷ trọng không đổi so với giá vốn hàng bán. Viện kì vọng doanh thu sẽ tăng với tỷ lệ bằng 27.1%, giá vốn hàng bán sẽ tăng 24.7% trong năm 2007. BƯỚC1- LẬP BÁO CÁO THU NHẬP DỰ TOÁN CHO KÌ HOẠT ĐỘNG TỚI (NĂM 2007) Nhận xét ban đầu: Doanh thu cao hơn cần được hỗ trợ bởi mức tài sản cao hơn, nói cách khác khi doanh thu tăng thì tài sản của công ty nhất thiết phải tăng lên: công ty cần nhiều tiền mặt hơn cho các nghiệp vụ, doanh thu tăng sẽ dẫn tới mở rộng diện và quy mô bán chịu làm khoản phải thu tăng, đồng thời hàng tồn kho cũng tăng. Doanh thu tăng doanh nghiệp cần đầu tư thêm máy móc thiết bị làm gia tăng thêm tài sản cố định. Vì thế tổng tài sản của doanh nghiệp sẽ tăng thêm. Mặt khác, một khi tài sản tăng lên thì phần tài sản gia tăng cũng sẽ phải được cung cấp tài chính theo cách nào đó, điều này đòi hỏi vế phải, tức là vế nguồn vốn của đẳng thức kế toán của công ty cũng tăng tương ứng. Quá trình lập báo cáo thu nhập dự toán Doanh thu tăng, giá vốn hàng bán tăng sẽ ảnh hưởng tới các tài khoản của Báo cáo thu nhập Trước hết cần dự kiến tỷ lệ gia tăng của doanh thu hoạt động tài chính, doanh thu khác, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí khác, lãi vay, thuế. - Hoạt động sản xuất kinh doanh là hoạt động chính đóng góp chủ yếu trong doanh thu của Viện, hoạt động tài chính và hoạt động khác chiếm một phần rất nhỏ. Vì vậy giả định doanh thu hoạt động tài chính, doanh thu khác và chi phí khác giữ nguyên mức năm 2006 Giả định chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp cùng tăng với giá vốn hàng bán - Bước đầu vì chưa biết số vốn vay cần bổ sung nên có thể giả định lãi vay không tăng (sẽ điều chỉnh sau) Kết quả sau lần thứ nhất Lợi nhuận giữ lại dự toán: 1,982 triệu đồng Nhận xét: Khoản lợi nhuận giữ lại dự toán (1,982 triệu đồng) quá cao vì nó được tính toán trên cơ sở giả định lãi vay năm 2007 không tăng. Rõ ràng là để mở rộng sản xuất kinh doanh Viện sẽ phải vay thêm vốn, điều này sẽ làm thay đổi một lần nữa các tài khoản của báo cáo thu nhập dự toán và cuối cùng sẽ làm giảm lợi nhuận dự toán ở bước này. Bảng 3.1: BÁO CÁO THU NHẬP THỰC TẾ (NĂM 2006) VÀ DỰ TOÁN (NĂM 2007) Đ.v.t: tr.đồng STT TÀI KHOẢN Thực 2006 Hệ số dự báo Dự báo cho năm 2007 Lần 1 Điều chỉnh Lần 2 Điều chỉnh Lần 3 Điều chỉnh Lần 4 Duyệt 1 Doanh thu thuần 51,472 1.271 65,421 65,421 65,421 65,421 65,421 2 Doanh thu hoạt động tài chính 95 95 95 95 95 95 3 Doanh thu khác 244 244 244 244 244 244 4 Tổng doanh thu 51,811 65,760 65,760 65,760 65,760 65,760 5 Giá vốn hàng bán 42,808 1.247 53,382 53,382 53,382 53,382 53,382 6 Chi phí bán hàng 1,796 1.247 2,240 2,240 2,240 2,240 2,240 7 Chi phí quản lý doanh nghiệp 5,573 1.247 6,950 6,950 6,950 6,950 6,950 8 Chi phí khác 60 60 60 60 60 60 9 Tổng chi phí tác nghiệp 50,237 62,631 62,631 62,631 62,631 62,631 10 EBIT 1,574 3,129 3,129 3,129 3,129 3,129 11 Lãi vay 376 376 809 1,185 63 1,248 4.93 1,253 1,253 12 EBT 1,198 2,753 1,945 1,881 1,876 1,876 13 Thuế(28%) 335 771 544 527 525 525 14 Lợi nhuận giữ lại 863 1,982 -582 1,400 -45 1,355 -4 1,351 1,351 BƯỚC 2 - LẬP BẢNG CÂN ĐỐI DỰ TOÁN CHO KÌ HOẠT ĐỘNG TỚI (NĂM 2007) Tại mọi thời điểm đẳng thức kế toán của Viện được biểu diễn như sau: TỔNG TÀI SẢN = VỐN VAY + VỐN CHỦ SỞ HỮU Nếu Viện muốn tăng doanh thu, các tài sản của công ty phải tăng vì: Cần thêm tiền mặt cho các nghiệp vụ Khoản phải thu và hàng tồn kho phải tăng Tài sản cố định sẽ tăng vì nhà xưởng phải được mở rộng, thiết bị phải được mua sắm. Các tài sản này tăng tương ứng với doanh thu. Vế nguồn vốn cần phải tăng để cân bằng với các gia tăng tài sản nói trên. Một số khoản mục có xu hướng tăng cùng tỷ lệ với doanh thu - Người mua trả tiền trước - Doanh thu tăng cũng đòi hỏi nợ định mức tăng, tức là công lao động và thuế tăng (do Viện phần lương điều chỉnh tính theo doanh thu) Một số khoản mục có xu hướng tăng cùng tỷ lệ giá vốn hàng bán. - Giá vốn hàng bán tăng đòi hỏi mua sắm thêm nguyên vật liệu làm cho khoản phải trả tăng. Nguồn vốn chủ sở hữu cho năm 2007: VCSH2007 = VCSH2006 + ΔRE2007(dự toán) = 31,266 + 1,982 = 33,248 triệu đồng Kết quả tính nhu cầu vốn bổ sung AFN sau vòng 1: (1) Tài sản dự toán năm 2007 56,417 triệu đồng (2) Nguồn vốn dự toán năm 2007 48,964 triệu đồng (2) – (1) Nhu cầu vốn bổ sung AFN năm 2007 7,453 triệu đồng Khoản AFN này sẽ được huy động bằng cách vay công ty tài chính của Tập đoàn (vay ngắn hạn và dài hạn). Tập đoàn đang hưởng chế độ vay ưu đãi với lãi suất thấp hơn nhiều so với mức lãi vay bình thường. Lãi suất vay ngắn hạn từ 8.5% ÷ 9.5%/năm. Lãi suất vay dài hạn: Vay ngân hàng Đông Âu USD 4.5%/năm Vay ngân hàng nước ngoài SIBOR 3 tháng + 1.3%/năm Vay ngân hàng trong nước Lãi suất 3 tháng + 1.35 ÷ 1.6%/năm Viện quyết định sẽ vay ngắn hạn với lãi suất 9.5%/năm. Vay dài hạn ngân hàng trong nước với lãi suất 3 tháng mỗi tháng là 0.8%/tháng cộng với 1.4%/ năm tức là lãi suất vay dài hạn là 11%/năm Bảng 3.2: BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN THỰC TẾ (NĂM 2006) VÀ DỰ TOÁN (NĂM 2007) Đ.v.t: tr.đồng TT TÀI KHOẢN Thực 2006 Hệ số dự báo  Dự báo cho năm 2007 Lần 1 Điều chỉnh Lần 2 Điều chỉnh Lần 3 Điều chỉnh Lần 4 Duyệt 1 Tiền và các khoản tương đương tiền 538 1.271 684 684 684 684 684 2 Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 131 131 131 131 131 131 3 Các khoản phải thu 6161 1.271 7,831 7,831 7,831 7,831 7,831 4 Hàng tồn kho 5671 1.271 7,208 7,208 7,208 7,208 7,208 5 Tổng tài sản lưu động 12501 15,853 15,853 15,853 15,853 15,853 6 Tài sản cố định ròng 31844 1.271 40,474 40,474 40,474 40,474 40,474 7 Tài sản dài hạn khác 71 1.271 90 90 90 90 90 8 Tổng tài sản cố định 31915 40,564 40,564 40,564 40,564 40,564 9 Tổng tài sản 44416 56,417 56,417 56,417 56,417 56,417 10 Khoản phải trả 3576 1.247 4,459 4,459 4,459 4,459 4,459 11 Người mua trả tiền trước 2609 1.271 3,316 3,316 3,316 3,316 3,316 12 Vay ngắn hạn 3045 3,045 745 3,790 58 3,849 5 3,853 3,854 13 Nợ định kì 3600 1.271 4,576 4,576 4,576 4,576 4,576 14 Tổng nợ ngắn hạn 12830 15,396 16,141 16,199 16,204 16,205 15 Nợ dài hạn 320 320 6,708 7,028 524 7,552 41 7,593 7,596 16 Tổng nợ 13150 15,716 23,169 23,751 23,797 23,800 17 Vốn chủ sở hữu 31266 33,248 -582 32,666 -45 32,621 -4 32,617 32,617 18 Tổng nguồn vốn 44416 48,964 55,835 56,372 56,414 56,417 19 Nhu cầu vốn bổ sung(AFN) 7,453 582 45 4 0 BƯỚC 3 – HUY ĐỘNG VỐN BỔ SUNG AFN Các quyết định cuối cùng về huy động vốn AFN dựa trên: Hiện tại Viện chưa có một cấu trúc vốn tối ưu. Kế hoạch huy động vốn không chi tiết, cụ thể: vay bao nhiêu ngắn hạn, vay bao nhiêu dài hạn và dự định vay như thế nào. Nên các quyết định kế hoạch huy động vốn bổ sung sẽ dựa trên: Dựa vào sự cân đối giữa tài sản và nguồn vốn: Khi doanh thu tăng thì tài sản cố lưu động và tài sản cố định và đầu tư dài hạn tăng. Nguồn vốn tài trợ cho tài sản cố định không thể là nguồn vốn vay ngắn hạn mà phải là nguồn vốn vay dài hạn hoặc vốn chủ sở hữu. Tuy nhiên với việc lấy nguồn vốn chủ sở hữu để tài trợ cho phần tài sản cố định và đầu tư dài hạn gia tăng này sẽ làm giảm hiệu quả sinh lời của vốn chủ sở hữu. Năm 2006 chỉ số nợ giảm, khả năng sinh lời tăng nhưng với năng lực hiện tại của Viện thì có thể tiếp tục vay thêm vốn để tăng hiệu quả hoạt động. Tỷ số lưu động của Viện (đánh giá khả năng thanh toán nợ ngắn hạn) Thị trường vốn vay dài hạn Các qui chế vay nợ hiện hành Giả sử Viện quyết định huy động khoản AFN = 7,453 triệu đồng theo kế hoạch sau: LOẠI VỐN Nhu cầu vốn bổ sungAFN LÃI SUẤT (%) Số tương đối Số tuyệt đối Vốn vay ngắn hạn Vốn vay dài hạn 10% 90% 745 6,708 9.50% 11%  Tổng số 100% 7,453 Kết quả này được ghi vào cột 4, bảng 2, và được cộng vào cột 3 để thành cột 5. Cụ thể là: - Vay ngắn hạn tăng từ 3,045 đến 3,790 triệu đồng. - Vay dài hạn tăng từ 320 đến 7,028 triệu đồng. Vấn đề mới nảy sinh là khi Viện vay thêm vốn, lãi vay sẽ tăng. Điều này cần phải được phản ánh vào bảng báo cáo thu nhập trong quá trình lập dự toán. BƯỚC 4 - ĐIỀU CHỈNH Việc huy động vốn bổ sung lại làm tăng thêm chi phí vốn (lãi vay tăng). Các chi phí bổ sung này được phản ánh vào báo cáo thu nhập. Kết quả là gia số lợi nhuận sẽ giảm. Dự báo lãi vay bổ sung do kết quả của việc huy động vốn bổ sung AFN Loại vốn bổ sung Số tiền Triệu đồng Lãi suất (%) Lãi vay bổ sung (Triệu đồng) Vốn vay ngắn hạn Vốn vay dài hạn 745 6,708 9.50% 11% 71 738 Tổng số  7,453 809 Phần lãi vay bổ sung này được đưa vào cột 4, hàng 11, bảng 3.1. Kết quả là lãi vay dự toán sẽ tăng từ 376 đến 1,185 triệu đồng. Lãi vay tăng thêm sẽ làm thu nhập chịu thuế xuống còn 1,945 triệu đồng (cột 5, hàng 12, bảng 3.1). Phản ánh các thay đổi và xem xét ảnh hưởng Tác động cuối cùng của việc điều chỉnh đến báo cáo thu nhập là làm giảm lợi nhuận giữ lại từ 1,982 triệu đồng (lần 1) xuống còn 1,400 triệu đồng (lần 2) tức là giảm 582 triệu đồng (xem cột 4, hàng 14, bảng 3.1) Gia số lợi nhuận giữ lại trên báo cáo thu nhập bị giảm đi sẽ làm giảm nguồn vốn dự toán trên báo cáo quyết toán xuống mức thấp hơn so với lần thứ nhất, cụ thể là còn 32,666 triệu đồng. Điều này, một lần nữa lại làm cho báo cáo quyết toán bị mất cân bằng vì tổng tài sản là 56,417 triệu đồng trong khi tổng nguồn vốn là 55,835 chênh lệch 582 triệu đồng. Kết quả là Viện cần huy động thêm 582 triệu đồng nữa cho các hoạt động của mình trong năm tới. Tiếp tục phản ánh các thay đổi và xem xét ảnh hưởng. Quá trình điều chỉnh phải được thực hiện thêm một vòng nữa vì số vốn bổ sung sẽ lại làm tăng thêm chi phí bổ sung lãi vay. Giả sử Viện quyết định huy động vốn như sau: Loại vốn bổ sung Nhu cầu vốn bổ sung Lãi suất(%) Lãi vay bổ sung Số tương đối Số tuyệt đối Vốn vay ngắn hạn 10% 58 9.5% 6 Vốn vay dài hạn 90% 524 11% 58 100% 582 63 Phần vốn huy động thêm (582 triệu đồng) được phản ánh vào bảng cân đối kế toán kết quả này được ghi vào cột 6, bảng 3.2 và được cộng vào cột 5 để thành cột 7. Cụ thể là: - Vay ngắn hạn tăng từ 3,790 đến 3,849 triệu đồng - Vay dài hạn tăng từ 7,028 đến 7,552 triệu đồng Đồng thời phần lãi vay 63 triệu đồng cũng được phản ánh vào báo cáo thu nhập cột 6, hàng 9, bảng 3.1. Kết quả là lãi vay dự toán tăng từ 1,185 đến 1,248 triệu đồng Lãi vay tăng làm giảm thu nhập chịu thuế xuống còn 1,881 triệu đồng Giảm lợi nhuận giữ lại từ 1,400 xuống còn 1,355 triệu đồng, tức là giảm 45 triệu đồng. Lợi nhuận giữ lại trên báo cáo thu nhập giảm làm cho nguồn vốn chủ sở hữu trên bảng cân đối kế toán giảm từ 32,666 xuống còn 32,621 triệu đồng. Điều này, một lần nữa, lại làm cho bảng cân đối kế toán bị mất cân bằng vì tổng tài sản là 56,417 triệu đồng trong khi tổng nguồn vốn là 56,372 triệu đồng chênh lệch là 45 triệu đồng. Kết quả là Viện cần huy động thêm 45 triệu đồng nữa cho các hoạt động của mình trong năm tới. Quá trình điều chỉnh được thực hiện thêm một vòng nữa vì số vốn bổ sung mới là 45 triệu đồng sẽ làm tăng thêm các chi phí lãi vay. Giả sử Viện quyết định huy động vốn 45 triệu đồng như sau: Loại vốn bổ sung Nhu cầu vốn bổ sung AFN Lãi suất (%) Lãi vay bổ sung Số tương đối Số tuyệt đối Vốn vay ngắn hạn 10% 5 9.5% 0.43 Vốn vay dài hạn 90% 41 11% 4.50 Tổng 100% 45 4.93 Phần vốn huy động thêm (45 triệu đồng) được phản ánh vào bảng cân đối kế toán kết quả này được ghi vào cột 8, bảng 3.2 và được cộng vào cột 7 để thành cột 9. Cụ thể là: - Vay ngắn hạn tăng từ 3,849 đến 3,853 triệu đồng - Vay dài hạn tăng từ 7,552 đến 7,593 triệu đồng Đồng thời phần lãi vay 4.93 triệu đồng cũng được phản ánh vào báo cáo thu nhập cột 8, hàng 9, bảng 3.1. Kết quả là lãi vay dự toán tăng từ 1,248 đến 1,253 triệu đồng Lãi vay tăng làm giảm thu nhập chịu thuế xuống còn 1,876 triệu đồng Giảm lợi nhuận giữ lại từ 1,355 xuống còn 1,351 triệu đồng, tức là giảm 4 triệu đồng. Lợi nhuận giữ lại trên báo cáo thu nhập giảm làm cho nguồn vốn chủ sở hữu trên bảng cân đối kế toán giảm từ 32,621 xuống còn 32,617 triệu đồng. Điều này, một lần nữa, lại làm cho bảng cân đối kế toán bị mất cân bằng vì tổng tài sản là 56,417 triệu đồng trong khi tổng nguồn vốn là 56,414 triệu đồng chênh lệch là 4 triệu đồng. Kết quả là Viện cần huy động thêm 4 triệu đồng nữa cho các hoạt động của mình trong năm tới. Quá trình điều chỉnh được thực hiện thêm một vòng nữa vì số vốn bổ sung 4 triệu đồng sẽ lại làm tăng thêm chi phí lãi vay. Giả sử Viện quyết định huy động khoản 4 triệu đồng như sau: Loại vốn bổ sung Số tiền (tr.đồng) Lãi suất (%) Lãi vay (tr.đồng) Vốn vay ngắn hạn 1 9.5% 0.1 Vốn vay dài hạn 3 11% 0.33 Tổng số 0.41 Viện chấp nhận chi phí lãi vay là nhỏ và không ảnh hưởng đến báo cáo thu nhập thì quá trình điều chỉnh được kết thúc ở đây với một sai số nhất định. Sai số này có thể bỏ qua được vì đây là dự báo tài chính. 3.1.4. Kết quả đạt được sau khi thực hiện giải pháp STT CÁC SỐ LIỆU VÀ CHỈ TIÊU CHÍNH Năm 2005 Năm 2006 Năm2007 1 Doanh thu thuần 38157 51472 65,421 2 Lợi nhuận sau thuế 581 863 1,351 3 Tổng tài sản 35832 44416 56,417 4 Vốn chủ sở hữu 24142 31266 32,617 5 AFN 8,084 6 Khả năng thanh toán hiện hành 1.42 0.97 0.98 7 Vòng quay hàng tồn kho 13.37 11.73 10.16 8 Kì thu nợ 73 46 38.50 9 Vòng quay tổng tài sản 1.25 1.28 1.30 10 Chỉ số nợ 0.33 0.3 0.42 11 Lợi nhuận biên 1.52 1.67 2.07 12 ROA 1.9 2.15 2.68 13 ROE 2.94 3.11 4.23 Nhận xét: Nhìn chung sau khi tăng cường nguồn vốn kinh doanh trong đó tập trung vào nguồn vốn vay dài hạn và một phần nhỏ nợ ngắn hạn ta thấy kết quả kinh doanh năm 2007 khá khả quan. Hầu hết các chỉ số tài chính năm 2007 đã được cải thiện một cách đáng kể. Bên cạnh đó với việc gia tăng nguồn vốn dài hạn Viện sẽ rất thuận lợi trong việc đầu tư, mở rộng sản xuất, tăng khả năng sinh lời cho vốn chủ sở hữu. 3.2. Giải pháp đẩy mạnh công tác thu hồi nợ Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 1. Phải thu khách hàng 3,954 5,946 7,558 2. Trả trước người bán 2,795 74 94 3. Các khoản phải thu khác 364 141 179 4. Dự phòng các KPT khó đòi -28 Tổng cộng 7,084 6,161 7,831 TS ngắn hạn 13,477 12,501 15,853 Tỷ trọng (%) 52.56 49,28 49.4 3.2.1. Cơ sở căn cứ của giải pháp Nhận thấy trong cơ cấu tài sản ngắn hạn của Viện, các khoản phải thu chiếm tỷ trọng lớn lần lượt qua các năm là: năm 2005: 52.56%, năm 2006: 49.28%, dự kiến năm 2007: 49.4%. Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 1. Phải thu khách hàng 55.82 96.51 96.51 2. Trả trước người bán 39.46 1.2 1.2 3. Các khoản phải thu khác 5.14 2.29 2.29 4. Dự phòng các KPT khó đòi -0.42 Tổng cộng 100.00 100.00 100.00 Khoản phải thu của khách hàng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng các khoản phải thu. Năm 2005: chiếm 55.82%, năm 2006: 96.51%, dự kiến năm 2007: 96.51%. Viện đang bị chiếm dụng vốn. Điều gây khó khăn cho Viện các khoản bị chiếm dụng thường không thu được tiền lãi nên đương nhiên Viện đã phải gánh chịu lãi vay cho khách hàng mà không được bù đắp hoặc nếu tính vào giá thành thì sẽ làm cho giá thành càng cao thêm, sức cạnh tranh với doanh nghiệp khác sẽ giảm sút. 3.2.2. Mục đích của giải pháp Giảm tỷ trọng các khoản phải thu, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cho Viện. Đồng thời tăng khả năng thanh toán tức thời. 3.2.3. Nội dung thực hiện giải pháp Nhà quản lý của Viện thường xuyên theo dõi các khoản phải thu để xác định thực trạng của chúng và đánh giá hữu hiệu của các chính sách thu tiền của Viện. Từ đó nhận dạng những khoản tín dụng có vấn đề và thu nhập những tín hiệu để quản lý các khoản hao hụt. Căn cứ vào kinh nghiệm và số liệu quá khứ nhà quản lý của Viện có thể dự báo được tuổi các khoản phải thu. * Sắp xếp tuổi các khoản phải thu: Sắp xếp các khoản phải thu của khách hàng theo độ dài thời gian để theo dõi và có biện pháp thu hồi nợ khi đến hạn. * Phân tích mức chiết khấu đưa ra: Việc phân tích đánh giá các mức chiết khấu được đưa ra để quyết định có nên chấp nhận hay không dựa trên giá trị hiện tại của dòng tiền đơn ở kỳ thứ n (NPV) và qui giá trị tương lai của dòng tiền đơn sau n kỳ (FVn) về giá trị hiện tại. Gọi: NPV: Giá trị hiện tại của dòng tiền đơn ở kỳ thứ n. FVn: Giá trị tương lai sau n kỳ của một dòng tiền đơn. R: Lãi suất ngân hàng n: Số kỳ tính lãi. Do thời hạn thanh toán dưới một năm nên thời kỳ tính bằng tháng và lãi suất R là lãi suất tháng (%/tháng). Ta có: Giá trị tương lai của một dòng tiền đơn, FVn FVn= NPV (1 + n.R) Giá trị hiện tại của một dòng tiền đơn, NPV NPV = FVn (1 + n.R) * Các khoản phải thu dự kiến của Viện trong năm 2007: Loại Thời gian thanh toán Tỷ trọng 1 0 25% 2 1 – 30 ngày 30% 3 31 – 60 ngày 25% 4 > 60 ngày 20% Kỳ thu tiền bình quân là 38.5 ngày, dự tính Viện sẽ áp dụng chính sách chiết khấu cho những khách hàng thanh toán tiền hàng trong vòng 30 ngày. * Xác định mức chiết khấu cao nhất mà khách hàng được hưởng: Viện chỉ áp dụng hình thức chiết khấu cho những khách hàng thanh toán tiền hàng trong vòng 30 ngày. Kỳ thu tiền trung bình là 38.5 ngày, do vậy có thể ước tính được Viện phải chịu trả lãi cho những khoản bị chiếm dụng trong vòng 2 tháng. Cơ sở để chiết khấu cho khách hàng: lãi suất của khoản tiền tại thời điểm phải thanh toán trong tương lai (2 tháng) mà Viện phải trả. Gọi: D: Khoản tiền mà khách hàng phải thanh toán khi mua hàng i: Tỷ lệ chiết khấu (%) trong thanh toán mà Viện dành cho khách hàng thanh toán trong thời gian quy định. R: Mức lãi suất hàng tháng của ngân hàng (0.85%/ tháng) n: Số kỳ thanh toán. T: Thời gian khách hàng thanh toán Ta có: (1+ n.R) D FVn Giá trị hiện tại của số tiền D khách hàng trả sau n tháng không hưởng chiết khấu: == PVn = (1+ n.R) Giá trị hiện tại của số tiền D mà khách hàng thanh toán cho Viện khi chấp nhận thanh toán trong khoảng thời gian T để hưởng chiết khấu thanh toán mà Viện khuyến khích. PVT = (1+ T.R) D(1 - i) Khi đó công ty chỉ áp dụng chính sách chiết khấu khi giá trị thanh toán của khách hàng có chiết khấu lớn hơn giá trị thanh toán không được hưởng chiết khấu. Điều đó có nghĩa là: (1+ n.R) D (1+ T.R) D(1 – i) ≥ Trong trường hợp khách hàng thanh toán ngay (T=0) D (1+ 2.R) NPV = D(1 – i) - ≥ 0 1 (1 + 2x0.85%) → (1- i) - ≥ 0 → i ≤ 1.67% (1+ 2x0,85%) D (1+ 1x0,85%) D(1 – i) - ≥ 0 Nếu khách hàng thanh toán trong vòng 30 ngày (T=1): → i ≤ 0.84% Trường hợp khách hàng thanh toán tiền hàng sau 30 ngày sẽ không được hưởng chiết khấu. * Xác định mức chiết khấu nhỏ nhất mà khách hàng có thể chấp nhận được: Cơ sở để khách hàng chấp nhận mức chiết khấu của Viện đề nghị là lãi suất của khoản tiền thanh toán tại thời điểm thanh toán trong vòng 2 tháng mà khách hàng được hưởng. Ta có: Giá trị hiện tại của số tiền D khách hàng trả sau n tháng không được hưởng chiết khấu thanh toán. == (1+ n.R) D FVn PVn = (1+ n.R) PVT = (1+ T.R) D(1 – i) Giá trị hiện tại của số của tiền D khách hàng trả cho Viện trong khoảng thời gian được hưởng chiết khấu thanh toán mà khách hàng chấp nhận thanh toán. Giá trị hiện tại của khoản tiền chiết khấu mà khách hàng được hưởng PVT = (1+ T.R) D. i Trong khi đó khách hàng chỉ chấp nhận tỷ lệ chiết khấu của Viện khi giá trị hiện tại của khoản tiền khách hàng được hưởng chiết khấu lớn hơn chênh lệch giữa giá trị hiện tại của số tiền D khách hàng trả sau n tháng khi không được hưởng chiết khấu và chấp nhận trả trước khi được hưởng chiết khấu thanh toán. (1+ n.R) D (1+ T.R) D. i (1+ T.R) D(1 - i) - ≥ Trường hợp khách hàng thanh toán ngay (T = 0): D .i – D(1 – i) + (1+ 2x0.85%) D ≥ 0 → i ≥ 0.84% Trường hợp khách hàng chấp nhận thanh toán trong vòng 30 ngày (T = 1) (1+ 2x0.85%R) D (1+ 1x0.85%) D. i (1+ 1x0.85%) D(1 - i) - ≥ → i ≥ 0.42% Vậy sau khi lập phương thức chiết khấu thanh toán cho khách hàng ta có bảng tỷ lệ chiết khấu sau: Thời hạn thanh toán Tỷ lệ chiết khấu (%) Cao nhất Thấp nhất T = 0 1.67% 0.84% 0≤ T ≤ 30 0.84% 0.42% Mức tỷ lệ chiết khấu ứng với các khoản thời hạn thanh toán khác nhau được đề ra phải phù hợp sao cho hai bên khách hàng và Viện đều có lợi và bên cạnh đó nó còn đạt được tính cạnh tranh đối với các công ty kinh doanh cùng ngành. Viện nên đưa ra tỷ lệ chiết khấu là mức trung bình tỷ lệ chiết khấu giữa cao nhất và thấp nhất Thời gian thanh toán Mức chiết khấu đề nghị (%) T = 0 1.26% 0≤ T ≤ 30 0.63% 3.2.4. Kết quả của biện pháp: Giả sử với tỷ lệ chiết khấu như trên, Viện kỳ vọng sẽ giảm được 40% khoản phải thu của khách hàng. Số tiền thu được thêm sẽ là: 30% x 7,558 = 2,267 triệu đồng. Khi áp dụng tỷ lệ chiết khấu tỷ trọng của các nhóm khách hàng như sau: Thời hạn thanh toán Tỷ trọng (%) Số tiền theo tỷ trọng Chiết khấu Số tiền chiết khấu Số tiền thực thu được 0 40 907 1.26 11.43 895.57 1 ÷ 30 60 1360 0.63 8.57 1351.43 Tổng cộng 100 2,267 20 2,247 Như vậy sau khi thực hiện giải pháp chiết khấu thanh toán các khoản phải thu giảm 2,267 triệu đồng số còn lại phải thu là 5,291 triệu đồng. Tiền mặt thu về là 2,247 triệu đồng. Giả sử sau khi thu được tiền mặt về Viện sẽ đem số tiền đó đi trả nợ ngắn hạn. Dẫn tới tăng khả năng thanh toán tức thời và các chỉ số vòng quay. Khi không áp dụng biện pháp chiết khấu Viện phải chịu một khoản tiền tạo ra bởi lãi suất ngân hàng thay cho khách hàng. Vì kỳ thu nợ bán chịu là 38.5 ngày nên Viện phải chịu một khoản chi phí là: 2,267 x 0.85% x 2 = 38.54 triệu đồng. Do vậy khi áp dụng giải pháp chiết khấu Viện tiết kiệm được một khoản chi phí lãi vay là 38.54 – 20 = 18.54 triệu đồng. Hiệu quả của giải pháp sau khi thực hiện giải pháp chiết khấu thanh toán là: Chỉ tiêu Đơn vị Trước giải pháp Sau giải pháp Giảm Các khoản phải thu Tr. đồng 7,831 5,564 -2,267 Phải thu của khách hàng Tr. đồng 7,558 5,291 -2,267 Vòng quay KPT Vòng 9.35 11.76 2.41 Kì thu nợ bán chịu Ngày 38.50 32.26 -6.24 3.3. Tổng hợp kết quả sau khi thực hiện 2 giải pháp: Bảng 3.3: BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN Đ.v.t: tr. đồng TÀI SẨN Trước giải pháp Sau giải pháp Tăng, giảm A. Tài sản ngắn hạn 12,501 13,599 1,098 I.Tiền và các khoản tương đương tiền 538 697 159 II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 131 131 0 III. Các khoản phải thu 6,161 5,564 -597 IV. Hàng tồn kho 5,671 7,208 1,537 B. Tài sản dài hạn 31,915 40,564 8,649 I. Tài sản cố định 31,844 40,474 8,630 II. Tài sản dài hạn khác 71 90 19 Tổng tài sản 44,416 54,163 9,747 NGUỒN VỐN A. Nợ phải trả 13,150 21,533 8,383 I. Nợ ngắn hạn 12,830 13,938 1,108 II. Nợ dài hạn 320 7,596 7,276 B. Vốn chủ sở hữu 31,266 32,630 1,364 Tổng nguồn vốn 44,416 54,163 9,747 Bảng 3.4: BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH Đ.v.t: tr.đồng CHỈ TIÊU Trước giải pháp Sau giải pháp Tăng, giảm 1. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 51,472 65,421 13,949 2. Giá vốn hàng bán 42,808 53,382 10,574 3. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dich vụ 8,664 12,039 3,375 4. Doanh thu hoạt động tài chính 95 95 0 5. Chi phí tài chính 376 1,234 858 Trong đó chi phí lãi vay 376 1,214 838 6. Chi phí bán hàng 1,796 2,240 444 7. Chi phí quản lý doanh nghiệp 5,573 6,950 1,377 8. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 1,014 1,711 697 9. Thu nhập khác 244 244 0 10. Chi phí khác 60 60 0 11. Lợi nhuận khác 184 184 0 12. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 1,198 1,895 697 13. Thuế thu nhập doanh nghiệp 335 531 196 14. Lợi nhuận sau thuế 863 1,364 501 Bảng 3.5: Bảng các chỉ tiêu tài chính STT CÁC SỐ LIỆU VÀ CHỈ TIÊU CHÍNH Năm 2006 Năm 2007 Tăng, giảm 1 Doanh thu thuần 51472  65,421 13,949 2 Lợi nhuận sau thuế 863  1,364 501 3 Tổng tài sản 44416 54,163 9,747 4 Vốn chủ sở hữu 31266 32,630 1,364 5 Khả năng thanh khoản Khả năng thanh toán hiện hành 0.97 0.98 0.01 Khả năng thanh toán nhanh  0.53 0.46 -0.07 Khả năng thanh toán tức thời  0.04 0.05 0.01 6 Khả năng quản lý tài sản Vòng quay hàng tồn kho 11.73 10.16 -1.57 Kì thu nợ 46 32.26 -13.74 Vòng quay tổng tài sản 1.28 1.33 0.05 7 Khả năng quản lý vốn vay Chỉ số nợ 0.3 0.40 0.1 8 Khả năng quản lý tài sản Lợi nhuận biên 1.67 2.08 0.41 ROA 2.15 2.77 0.62 ROE 3.11 4.27 1.16 Nhận xét: Các khoản phải thu giảm, giảm lượng vốn bị ứ đọng, vốn quay vòng nhanh hơn, khả năng thanh toán được cải thiện. Tỷ suất thu hồi tài sản và tỷ suất thu hồi vốn chủ sở hữu tăng lên đáng kể. KẾT LUẬN Trong những năm vừa qua, Viện Cơ khí Năng lượng và Mỏ đã có rất nhiều nỗ lực trong công tác quản lý nói chung và công tác quản lý tài chính nói riêng, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Kết quả đạt được là Viện luôn đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh có lãi, tạo công ăn việc làm ổn định đời sống cho hàng trăm cán bộ công nhân viên. Nhìn về mặt tổng quát Viện vẫn luôn đảm bảo được độ an toàn trong kinh doanh, các chỉ tiêu về hiệu quả sinh lời đạt ở mức trung bình, vẫn chưa đạt kết quả như mong muốn. Qua một số phần nhận xét và phân tích tình hình tài chính của Viện, với sự cố gắng của bản thân, kết hợp những lý luận đã học với tình hình thực tế em mạnh dạn đưa ra một số biện pháp có tính chất tham khảo nhằm cải thiện tình hình tài chính của Viện, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Mong rằng những đóng góp nhỏ bé này có thể áp dụng vào Viện, nâng cao vị thế tài chính và sức cạnh tranh cho doanh nghiệp. Được sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy giáo hướng dẫn tốt nghiệp Nghiêm Sỹ Thương, cô giáo Nguyễn Thúc Hương Giang và các thầy cô giáo giảng dạy các môn học, em đã hoàn thành bản đồ án tốt nghiệp với sự làm việc nghiêm túc với nỗ lực bản thân nhưng chắc chắn còn nhiều hạn chế và sai sót do chưa đủ kiến thức. Kính mong được sự giúp đỡ, đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và các bạn! Hà Nội, ngày 20 tháng 05 năm 2007 Sinh viên thực hiện Vũ Thị Tú Oanh PHỤ LỤC Phụ luc 01 (a): BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN Tại thời điểm 31 tháng 12 năm 2006 Đ.v.t: tr.đồng TÀI SẢN MÃ SỐ TM SỐ CUÔI NĂM SỐ ĐẦU NĂM A. Tài sản ngắn hạn 100 12,501 13,477 I. Tiền và các khoản tương đương tiền 110 538 3,290 1. Tiền 111 1 538 3,290 2. Các khoản tương đương tiền 112 1 II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 120 131 1. Đầu tư ngắn hạn 121 11 131 2. Dự phòng giảm giá chứng khoán đầu tư ngắn hạn 129 III. Các khoản phải thu 130 6,161 7,084 1. Phải thu khách hàng 131 2 5,946 3,954 2. Trả trước cho người bán 132 74 2,795 3. Phải thu nội bộ 133 2 4. Phải thu theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng 134 5. Các khoản phải thu khác 138 141 364 6. Dự phòng các khoản phải thu khó đòi 139 2 -28 IV. Hàng tồn kho 140 5,671 3,103 1. Hàng tồn kho 141 3 5,671 3,103 2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho 149 V. Tài sản ngắn hạn khác 150 1. Chi phí trả trước ngắn hạn 151 2. Các khoản thuế phải thu 152 4 3. Tài sản ngắn hạn khác 158 B. Tài sản dài hạn 200 31,915 22,354 I. Các khoản phải thu dài hạn 210 1. Phải thu dài hạn của khách hàng 211 5 2. Phải thu nội bộ dài hạn 212 3. Phải thu dài hạn khác 213 4. Dự phòng phải thu dài hạn khó đòi 219 II. Tài sản cố định 220 31,844 22,302 1. Tài sản cố định hữu hình 221 6 31,271 3,635 Nguyên giá 222 37,987 8,639 Giá trị hao mòn luỹ kế 223 -6,716 -5,004 2. Tài sản cố định thuê tài chính 224 7 Nguyên giá 225 Giá trị hao mòn luỹ kế 226 3. Tài sản cố định vô hình 227 8 110 Nguyên giá 228 110 Giá trị hao mòn luỹ kế 229 4. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 230 9 462 18,667 III. Bất động sản đầu tư 240 Nguyên giá 241 Giá trị hao mòn luỹ kế 242 IV. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 250 11 1. Đầu tư vào công ty con 251 2. Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh 252 3. Đầu tư dài hạn khác 258 4. Dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn 259 V.Tài sản dài hạn khác 260 71 52 1. Chi phí trả trước dài hạn 261 12 71 52 2. Tài sản thuế thu nhập hoãn lại 262 13 3. Tài sản dài hạn khác 268 CỘNG TÀI SẢN 250 44,416 35,832 NGUỒN VỐN MÃ SỐ TM SỐ CUÔI NĂM SỐ ĐẦU NĂM A. Nợ phải trả 300 13,150 11,690 I. Nợ ngắn hạn 310 12,830 9,470 1. Vay và nợ ngắn hạn 311 14 3,045 3,486 2. Phải trả người bán 312 15 2,871 1,182 3. Người mua trả tiền trước 313 15 2,609 77 4. Thuế và các khoản phải nộp nhà nước 314 16 186 423 5. Phải trả công nhân viên 315 3,414 3,357 6. Chi phí phải trả 316 92 102 7. Phải trả nội bộ 317 481 656 8. Phải trả theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng 318 9. Các khoản phải trả, phải nộp khác 319 18 132 185 II. Nợ dài hạn 320 320 2,220 1. Phải trả dài hạn người bán 321 2. Phải trả dài hạn nội bộ 322 19 3. Phải trả dài hạn khác 323 4. Vay và nợ dài hạn 324 20 320 2,220 5. Thuế thu nhập hoãn lại phải trả 325 13 B. Vốn chủ sở hữu 400 31,266 24,142 I. Vốn chủ sở hữu 410 2,257 20,789 1.Vốn đầu tư của chủ sở hữu 411 21 1,553 1,393 2. Thặng dư vốn cổ phần 412 3. Cổ phiếu ngân quỹ 413 4. Chênh lệch đánh giá lại tài sản 414 5. Chênh lệch tỷ giá hối đoái 415 6. Quỹ đầu tư phát triển 416 21 245 336 7. Quỹ dự phòng tài chính 417 21 220 138 8. Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu 418 21 240 18,922 9. Lợi nhuân chưa phân phối 419 II. Nguồn kinh phí và quỹ khác 420 29,009 3,352 1. Quỹ khen thưởng, phúc lợi 421 738 430 2. Nguồn kinh phí 422 22 801 1,785 3. Nguồn kinh phí đã hình thành tài sản cố định 423 27,470 1,138 CỘNG NGUỒN VỐN 430 44,416 35,832 Phụ lục 01 (b): BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN Tại ngày 31 tháng 12 năm 2005 Đ.v.t: tr.đồng TÀI SẢN MÃ SỐ TM SỐ CUÔI NĂM SỐ ĐẦU NĂM A. Tài sản ngắn hạn 100 13,477 12,921 I. Tiền và các khoản tương đương tiền 110 3,290 1,934 1. Tiền 111 1 3,290 1,934 2. Các khoản tương đương tiền 112 1 II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 120 1. Đầu tư ngắn hạn 121 11 2. Dự phòng giảm giá chứng khoán đầu tư ngắn hạn 129 III. Các khoản phải thu 130 7,084 8,383 1. Phải thu khách hàng 131 2 3,954 6,605 2. Trả trước cho người bán 132 2,795 1,329 3. Phải thu nội bộ 133 2 4. Phải thu theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng 134 5. Các khoản phải thu khác 138 364 477 6. Dự phòng các khoản phải thu khó đòi 139 2 -28 (28) IV. Hàng tồn kho 140 3,103 2,603 1. Hàng tồn kho 141 3 3,103 2,603 2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho 149 V. Tài sản ngắn hạn khác 150 1. Chi phí trả trước ngắn hạn 151 2. Các khoản thuế phải thu 152 4 3. Tài sản ngắn hạn khác 158 B. Tài sản dài hạn 200 22,354 12,507 I. Các khoản phải thu dài hạn 210 1. Phải thu dài hạn của khách hàng 211 5 2. Phải thu nội bộ dài hạn 212 3. Phải thu dài hạn khác 213 4. Dự phòng phải thu dài hạn khó đòi 219 II. Tài sản cố định 220 22,302 12,507 1. Tài sản cố định hữu hình 221 6 3,635 3,615 Nguyên giá 222 8,639 7,938 Giá trị hao mòn luỹ kế 223 -5,004 (4,323) 2. Tài sản cố định thuê tài chính 224 7 Nguyên giá 225 Giá trị hao mòn luỹ kế 226 3. Tài sản cố định vô hình 227 8 Nguyên giá 228 Giá trị hao mòn luỹ kế 229 4. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 230 9 18,667 8,892 III. Bất động sản đầu tư 240 Nguyên giá 241 Giá trị hao mòn luỹ kế 242 IV. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 250 11 1. Đầu tư vào công ty con 251 2. Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh 252 3. Đầu tư dài hạn khác 258 4. Dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn 259 V.Tài sản dài hạn khác 260 52 1. Chi phí trả trước dài hạn 261 12 52 2. Tài sản thuế thu nhập hoãn lại 262 13 3. Tài sản dài hạn khác 268 CỘNG TÀI SẢN 250 35,832 25,428 NGUỒN VỐN MÃ SỐ TM SỐ CUỐI NĂM SỐ ĐẦU NĂM A. Nợ phải trả 300 11,690 9,995 I. Nợ ngắn hạn 310 9,470 8,023 1. Vay và nợ ngắn hạn 311 14 3,486 1,855 2. Phải trả người bán 312 15 1,182 480 3. Người mua trả tiền trước 313 15 77 230 4. Thuế và các khoản phải nộp nhà nước 314 16 423 564 5. Phải trả công nhân viên 315 3,357 4,235 6. Chi phí phải trả 316 102 35 7. Phải trả nội bộ 317 656 397 8. Phải trả theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng 318 228 9. Các khoản phải trả, phải nộp khác 319 18 185 II. Nợ dài hạn 320 2,220 1,972 1. Phải trả dài hạn người bán 321 2. Phải trả dài hạn nội bộ 322 19 3. Phải trả dài hạn khác 323 4. Vay và nợ dài hạn 324 20 2,220 5. Thuế thu nhập hoãn lại phải trả 325 13 B. Vốn chủ sở hữu 400 24,142 15,433 I. Vốn chủ sở hữu 410 20,789 10,655 1.Vốn đầu tư của chủ sở hữu 411 21 1,393 1,121 2. Thặng dư vốn cổ phần 412 3. Cổ phiếu ngân quỹ 413 4. Chênh lệch đánh giá lại tài sản 414 5. Chênh lệch tỷ giá hối đoái 415 6. Quỹ đầu tư phát triển 416 21 336 197 7. Quỹ dự phòng tài chính 417 21 138 68 8. Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu 418 21 18,922 9,269 9. Lợi nhuân chưa phân phối 419 II. Nguồn kinh phí và quỹ khác 420 3,352 4,778 1. Quỹ khen thưởng, phúc lợi 421 430 232 2. Nguồn kinh phí 422 22 1,785 3,257 3. Nguồn kinh phí đã hình thành tài sản cố định 423 1,138 1,289 CỘNG NGUỒN VỐN 430 35,832 25,428 Phụ luc 02: BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH Năm 2005, 2006 Đ.v.t: tr.đồng CHỈ TIÊU MÃ SỐ TM NĂM 2006 NĂM 2005 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 1 24 51,613 38,632 2. Các khoản giảm trừ 3 24 141 475 3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 10 24 51,472 38,157 4. Giá vốn hàng bán 11 25 42,808 32,794 5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dich vụ 20 8,664 5,363 6. Doanh thu hoạt động tài chính 21 24 95 78 7. Chi phí tài chính 22 26 376 316 Trong đó chi phí lãi vay 23 376 316 8. Chi phí bán hàng 24 1,796 1,940 9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 25 5,573 2,468 10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 30 1,014 717 11. Thu nhập khác 31 244 96 12. Chi phí khác 32 60 6 13. Lợi nhuận khác 40 184 90 14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 50 1,198 807 15. Thuế thu nhập doanh nghiệp 51 28 335 226 16. Lợi nhuận sau thuế 60 28 863 581 Phụ lục 03: BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ Từ tháng 1 đến tháng 12 năm 2006 Đ.v.t: tr.đồng CHỈ TIÊU MS TM Năm 2006 I. Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh 1. Tiền thu từ bán hàng, cung cấp dịch vụ và doanh thu khác 1 54,528 2. Tiền chi trả cho người cung cấp hàng hoá và dịch vụ 2 -48,842 3. Tiền chi trả cho người lao động 3 -12,721 4. Tiền chi trả lãi vay 4 -162 5. Tiền chi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp 5 -340 6. Tiền thu khác từ hoạt động kinh doanh 6 10,516 7. Tiền chi khác cho hoạt động sản xuất kinh doanh 7 -2,970 Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh 20 7 II. Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư 21 6,7,8,11 0 1. Tiền chi mua sắm, xây dựng tài sản cố định và tài sản dài hạn khác 22 -268 2. Tiền thu từ thanh lý, nhượng bán TSCĐ và tài sản dài hạn khác 23 0 3. Tiền chi cho vay, mua các công cụ nợ của đơn vị khác 24 0 4. Tiền thu hồi cho vay, bán lại công cụ nợ của đơn vị khác 25 0 5. Tiền ch đầu tư góp vốn vào đơn vị khác 26 -7,331 6. Tiên thu hồi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác 27 7,200 7. Tiền thu lãi cho vay, cổ tức và lợi nhuận được chia 28 95 Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư 30 -304 III. Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính 31 21 0 1. Tiền thu từ phát hành cổ phiếu, nhận vốn góp của chủ sở hữu 32 21 0 2. Tiền chi trả vốn góp cho các chủ sở hữu, mua lại cổ phiếu 33 0 3. Tiền vay ngắn hạn, dài hạn nhận được 34 1,844 4. Tiền chi trả nợ gốc vay 35 -4,300 5. Tiền chi trả nợ thuê tài chính 36 21 0 6. Cổ tức, lợi nhuận đã trả cho chủ sở hữu 37 0 Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính 40 -2,456 Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ 50 -2,753 Tiền và tương đương tiền đầu kỳ 60 3,290 Ảnh hưởng của thay đổi tỷ giá hối đoái quy đổi ngoại tệ 61 0 Tiền và tương đương tiền cuối kỳ 70 29 538 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Giáo trình: Cơ sở của Quản lý Tài chính Doanh nghiệp TS. Nghiêm Sĩ Thương – ĐHBKHN 2. Giáo trình: Phân tích hoạt động kinh doanh PGS.TS. Phạm Thị Gái – Nhà xuất bản thống kê Hà Nội 2004 3. Giáo trình: Tài chính doanh nghiệp PGS.TS. Lưu Thị Hương – Nhà xuất bản thống kê Hà Nội 2005 4. Giáo trình: Phân tích hoạt động kinh doanh Lê Thị Phương Hiệp – ĐHBKHN

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docDATNnop1.doc
  • docbia OANH THUAN1.doc
  • docNXGVHDoanhTHUAN1.doc
Tài liệu liên quan