Đề tài Phân tích về rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng trong ngân hàng thương mại

Ngân hàng có thể được coi là trái tim của nền kinh tế. Nội dung các mặt hoạt động của ngân hàng bao quát đến toàn bô hoạt động của nền kinh tế, đến mọi đối tượng, tổ chức, cá nhân liên quan đến lĩnh vực tiền tệ, tín dụng, thanh toán, ngoại hối và ngân hàng ở trong nước và các quan hệ giao dịch với nước ngoài. Trong nền kinh tế thi trường, cung cấp tín dụng là một chức năng cơ bản của ngân hàng. Đối với hầu hết các ngân hàng, dư nợ tín dụng thường chiếm tới 1/2 tổng tài sản có và thu nhập từ tín dụng chiếm khoảng từ 1/2 đến 2/3 tổng thu nhập của ngân hàng. Vả lại, rủi ro trong kinh doanh ngân hàng có xu hướng tập trung chủ yếu vào danh mục tín dụng. Vì vậy, hiện nay công tác tín dụng được xem là một mũi nhọn, là hoạt động quan trọng nhất trong hoạt động kinh doanh ngân hàng. Đổi mới hoạt động theo hướng nâng cao hiệu quả tín dụng phải được coi là khâu then chốt trong tiến trình đổi mới chung của ngành ngân hàng. Bằng những hiểu biết ban đầu, và do số liệu có hạn em đã hoàn thành đề án của mình bao gồm: Thứ nhất: làm rõ những vấn đề cơ bản về tín dụng và hiệu quả hoạt động tín dụng. Thứ hai, sử dụng các mô hình để phân tích, đánh giá về hoạt động tín dụng của ngân hàng A Thứ ba, đưa ra một số đề suất nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng với từng đối tượng khách hàng cụ thể.

doc37 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2084 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích về rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng trong ngân hàng thương mại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
một khoản thời gian, đấy là chưa nói đến khả năng không thể huy động được. Khi đó NH sẽ mất cơ hội đầu tư, tức là không cho khách hàng B vay được, do đó sẽ làm giảm hiệu quả sử dụng vốn và ảnh hưởng đến ợi nhuận và uy tín của NH. Gây cản trở và khó khăn cho việc chi trả cho ngươnì gửi tiền. NH là một tổ chức đi vay để cho vay. Chính vì thế, khi NH huy động được môt khoản tiền thì ngay lập tức, NH dùng số tiền đó để đầu tư cho vay. Nếu khi đến hạn mà người vay không trả nợ cho NH, NH sẽ không đủ tiền thanh toán cho khách hàng gửi tiền vào, điều này làm giảm khả năng thanh toán và uy tín của NH. Nếu khoản tiền đó lớn có thê gây nguy hiêm cho NH trong việc hoach định chi trả tiền gửi cho khách hàng. • Rủi ro không có khả năng trả nợ ( rủi ro bị mất vốn một phần hoặc toàn bộ): Là rủi ro xảy ra trong trường hợp doanh nghiệp đi vay đã mất khả năng chi trả. Do vậy, NH chỉ còn trông chờ vào giá trị thanh lý tài sản của doanh nghiệp để đỡ một phần nợ gốc. Tuy nhiên, vấn đề này hết sức khó khăn vì: Giá trị thanh lý bị giảm rất nhiều so với thời điểm thẩm định ban đầu. Bản thân tài sản thanh lý đó rất khó bán do không ai muốn mua chúng. Giá trị của tài sản thường bị chia sẻ với các chủ nợ ưu tiên trước như: nộp thuế cho nhà nước, trả lương cho cán bộ nhân viên… Nói chung các món nợ thuộc loại rủi ro này rất phức tạp, khó thu hồi và là gánh nặng thật sự với NH. 3. Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng 3.1. Nguyên nhân khách quan • Những nguyên nhân bất khả kháng: Những nguyên nhân bất khả kháng tác động tới người vay, làm họ mất khả năng thanh toán cho ngân hàng. Ví dụ: Thiên tai, chiến tranh hoặc những thay đổi tầm vĩ mô vượt quá tầm kiểm soát của người vay lẫn người cho vay. • Do tác động của chu kì khách quan của nền kinh tế: Bất kì nền kinh tế nào cũng có chu kì phát triển theo một ngưỡng nhất định. • Cơ chế chính sách của nhà nước: Sự thay đổi trong cơ chế, chính sách của nhà nước có thể tạo thuận lợi hoặc gây khó khăn cho doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh. 3.2. Nguyên nhân chủ quan - Từ phía khách hàng: Khả năng gây rủi ro phổ biến và hay gặp nhất là từ phía khách hàng. • Đối với khách hàng cá nhân: Nguồn trả nợ chủ yếu là thu nhập. Sau khi vay vốn NH thường có rủi ro do những nguyên nhân sau: + Công việc bị thay đổi hoặc mất việc làm. + Có thu nhập không ổn định. + Rủi ro đạo đức do cố tình không hoàn trả nợ vay. • Đối với khách hàng doanh nghiệp: Nguyên nhân gây ra rủi ro bao gồm: + Về phía thị trường của doanh nghiệp: Chi phí sản xuất tăng cao làm cho sản phẩm của doanh nghiệp kém khả năng cạnh tranh về giá cả, sản phẩm làm ra kém chất lượng… làm cho sản phẩm của doanh nghiệp không tiêu thụ được và khó khăn trong việc hoàn trả nợ NH. + Khách hàng sử dụng vốn sai mục đích do đó mất vốn hoặc hiệu quả đầu tư thấp dẫn đến không trả được nợ. + Do tình trạng gian lận, tham nhũng diễn ra trong nôi bộ doanh nghiệp. + Do sự thay đổi nhân sự hoặc htay đổi chủ sở hũư doanh nghiệp. - Từ phía ngân hàng: • Cán bộ tín dụng không thực hiên nghiêm túc quá trình cho vay, dẫn tới đánh giá không đầy đủ, chính xác về khách hàng trước khi cho vay hoặc không kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc sử dụng vốn vay của khách hàng. • Thiếu thông tin tín dụng hoặc thông tin không đầy đủ, kịp thời, chính xác. • Trình độ quản lý, năng lực chuyên môn của các cán bộ NH nhiều khi chưa bắt kịp với cơ chế thị trường luôn luôn biến động, dẫn đến hạn chế trong quản lý các món vay. • Cán bộ tín dụng thiếu đạo đức nghề nghiệp, cố tình làm sai nguyên tắc. - Từ các bảo đảm tín dụng • Trường hợp bảo đảm bằng tài sản: + Do sự biến độg giá trị tài sản bảo đảm theo chiều hướng bất lợi. + Do NH gặp khó khăn trong việc tiếp cận, nắm giữ các tài sản bảo đảm để xử lý chúng. + Trường hợp bảo đảm đối nhân( bảo lãnh): Do người bảo lãnh không thực hện nghĩa vụ thanh toán cho người vay tín dụng khi người này không có khả năng chi trả. 4. Các chỉ tiêu phản ánh rủi ro tín dụng 4.1. Nợ quá hạn Nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ. Nợ quá hạn là khoản nợ mà khách hàng không trả được khi đã đến hạn thỏa thuận ghi trên hợp đồng tín dụng. - Nợ khó đòi và tỷ lệ nợ khó đòi trên tổng dư nợ. Nợ khó đòi là khoản nợ quá hạn và kèm theo một số tiêu chí khác như quá một kì gia hạn nợ, hoặc không có tài sản đảm bảo,… Các chỉ tiêu này có liên quan chặt chẽ với nhau và phản ánh các mức độ tín dụng rủi ro tín dụng khác nhau. Đối với ngân hàng, việc khách hàng không trả đúng hạn có liên quan đến thanh khoản và rủi ro thanh khoản: Chi phí gia tăng để tìm nguồn mới để chi trả tiền gửi và cho vay đúng hợp đồng. Các quan điểm khác nhau, các cách tính toán khác nhau về kì hạn nợ và nợ quá hạn có thể làm các chỉ tiêu này bị biến dạng. Thứ nhất, do định kì hạn nợ không đúng Thứ hai, do đảo nợ, hoặc giãn nợ. Thứ ba, do chính sách cho vay. 4.2. Các chỉ tiêu khác Bên cạnh nợ quá hạn và nợ khó đòi, nhà quản lý ngân hàng còn sử dụng các hình thức đo rủi ro tín dụng khác, gắn liền với chiến lược đa dạng hóa tài sản, lập hồ sơ khách hàng, trích lập quỹ dự phòng… - Điểm của khách hàng Thông qua phân tích tình hình tài chính, năng lực sản xuất kinh doanh, hiệu quả dự án,…ngân hàng lập hồ sơ về khách hàng, xếp loại và cho điểm. Khách hàng loại A hoặc điểm cao, rủi ro tín dụng thấp, khách hàng loại C, hoặc điểm thấp, rủi ro cao. Chỉ tiêu này được xây dựng dựa trên các dấu hiệu rủi ro mà ngân hàng xây dựng, điểm của khách hàng cho thấy rủi ro “ tiềm ẩn”. - Các khoản cho vay có vấn đề Mặc dù chưa đến hạn và chưa được coi là nợ quá hạn, song trong quá trình theo dõi, nhân viên ngân hàng nhận thấy nhiều khoản tài trợ đang có dấu hiệu kém lành mạnh, có nguy cơ trở thành nợ quá hạn. Khoản vay có vấn đề được xây dựng dựa trên qui định của ngân hàng. - Tính kém đa dạng của tín dụng. Đa dạng hóa là biện pháp hạn chế rủi ro. Những thay đổi trong chu kì của người vay là khó tránh khỏi. Nếu ngân hàng tập trung tài trợ cho một nhóm khách hàng, của một ngành, hoặc một vùng hẹp thì rủi ro sẽ cao hơn so với đa dạng hóa. - Mất ổn định vĩ mô Chính sách thường xuyên thay đổi, lạm phát cao, tình hình chính trị mất ổn định…đều tạo nên mất ổn định vĩ mô, tác động xấu đến người vay. Do vậy, mất ổn định vĩ mô được xem là một nội dung phản ánh rủi ro tín dụng. III. Quản lý rủi ro tín dụng. 1. Nguyên nhân phải quản lý rủi ro tín dụng. 1.1 Đối với các tổ chức tín dụng Trong nền kinh tế thị trường, cung cấp tín dụng là chức năng kinh tế cơ bản của NH. Đối với hầu hết các NH, dư nợ tín dụng thường chiếm hơn 1/2 tổng tài sản có và thu nhập từ tín dung chiếm khoảng 1/2 đến 2/3 tổng thu nhập của NH. Tuy nhiên, rủi ro trong kinh doanh NH lại có xu hướng tập trung chủ yếu và danh mục tín dụng. Trong hoạt động của mình, nhìn chung các NH chỉ chấp nhận rủi ro tín dụng mà mức thiệt hại tối đa không cao hơn mức lợi nhuận mong đợi. Song trong thực tế, mọi trường hợp đều có thể được tính đến như mô hình dưới đây: Khả năng thiệt hại của ngân hàng Lợi nhuận Chi phí Vốn tự có Vùng rủi ro cho phép Vùng rủi ro nguy hiểm Vùng rủi ro thảm khốc Điểm bắt đầu Điểm bắt đầu Điểm không có điểm mất vốn tự có giảm lợi nhuận thua lỗ doanh thu và phá sản Trong một môi trường hoạt động tiềm ẩn nhiều rủi ro, nếu một Ngân hàng yếu kém trong quản trị rủi ro tín dụng có thể xảy ra ngoài mong đợi. 1.2. Đối với nền kinh tế. Rủi ro tín dụng không chỉ thiệt hại cho NH, vì nguồn vốn của NH chủ yếu được huy động từ nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội. Vì vậy, rủi ro tín dụng có thể làm giảm niềm tin của người gửi tiền, ở mức độ rất nghiêm trọng, hiện tượng rút tiền hàng loạt có thể xảy ra. Nếu không có đủ dự phòng và xử lý kịp thời, NH có thể sụp đổ và có thể gay ra hiệu ứng lan truyền đặc trưng của hệ thống NH, ảnh hưởng tồi tệ một cách sâu rộng tới nền kinh tế. Ở khía cạnh hiệu quả đầu tư xã hội, rủi ro tín dụng xảy ra có thể đồng nghĩa vơí khoản đầu tư của người vay tiền không có hiệu quả, không mang lại lợi ích cho xã hội. Mặt khác, nếu NHTM nhà nước gặp phải rủi ro tín dụng, có thể nhận được sự hỗ trợ của ngân sách nhà nước. Khi đó ngân sách nhà nước sẽ phải cắt giảm khoản chi cho các mục tiêu khác. Điều này ít nhiều ảnh hưởng tới các mục tiêu ổn định và phát triển kinh tế đất nước. Do đó quản trị rui ro tín dụng, cụ thể hơn là hoàn thiện và nâng cao năng lực quản trị tín dụng là tiền đề của của việc mở rộng tín dụng có hiệu quả, cũng là mở rộng tín dụng của NH. 2. Nội dung quản lý rủi ro tín dụng 2.1. Hạn chế các khoản tín dụng có vấn đề, nợ quá hạn, nợ khó đòi Nội dung này đòi hỏi ngân hàng phải cẩn thận khi cho vayvà đặt giá, thực hiện đa dạng hóa. 2..1.1. Thực hiện các quy định về an toàn tín dụng được ghi trong luật các tổ chức tín dụng và trong các nghị định của ngân hàng nhà nước. Các quy định nêu rõ trường hợp cấm các ngân hàng không được tài trợ, điều kiện ngân hàng phải thực hiện khi tài trợ. ví dụ, cho vay một khách hàng không được vượt quá tỉ lệ phần trăm trên vốn của chủ sở hữu… 2.1.2. Xác định danh mục các khoản tài rợ với các mức rủi ro khác nhau…sẽ có rủi ro khác nhau. - Tín dụng thương mại: Rủi ro liên quan đén khả năng đánh giá khả năng kinh doanh, tìa chính của người vay. Ngân hàng cần thu htập thông tin cả trong quá khứ lẫn trong tương lai. Tuy nhiên khía cạnh tương lai của công ty quan trọng hơn với quá khứ. - Cho vay đối với người tiêu dùng:Rủi ro liên quan tới thu nhập của người vay và khả năng kiểm soát thông tin về người vay: Thông tin thường ít, ngân hàng khó kiểm soát người vay và khó thu nợ… - Cho vay đối với Nhà nước: Độ an toàn cao. Tuy nhiên, trong khủng hoảng kinh tế toàn cầu hoặc khu vực, thì các khoản cho vay đối với Nhà nước cũng bị ảnh hưởng. 2.1.3. Xây dựng chính sách tín dụng và qui trình phân tích tín dụng. Hoạt động tín dụng liên quan tới nhiều bộ phận trong ngân hàng, đòi hỏi phải có sự kết hợp và chỉ đạo chung thông qua chính sách, qui tắc và sự kiểm soát chung. Chính sách tín dụng với mục tiêu chính là mở rộng tín dụng đông thời hạn chế rủi ro tín dụng nhằm nâng cao thu nhập cho ngân hàng. Qui trình tín dụng do Ban giám đốc ngân hàng quyết định, được xây dựng một cách chi tiết và quán triệt xuống từng chi nhánh ngân hàng, từng cán bộ ngân hàng.Qui trình phân tích tín dụng thể hiện những nội dung mà cán bộ tín dụng phải thực hiện khi cho vay nhằm hạn chế rủi ro như phân tích tình hình sản xuất kinh doanh, thẩm định dự án… 2.1.4. Xác định dấu hiệu của các khoản cho vay có vấn đề, giới hạn các khoản tín dụng và đa dạng hóa. - Xác định các khoản cho vay có vấn đề. - Xác định tỷ trọng các khoản cho vay khác nhau. - xây dựng chiến lược đa dạng hóa 2.2. Quản lý nợ quá hạn, nợ khó đòi, các khoản nợ có vấn đề Rủi ro là tất yếu của quá trình kinh doanh. Do vậy, ngân hàng luôn xây dựng chính sách chung sống cùng rủi ro: Hạn chế rủi ro,chấp nhận rủi ro, khai thác hoặc thanh lý nợ quá hạn, nợ khó đòi hoặc nợ có vấn đề. - Ngân hàng phân loại nợ quá hạn, nợ khó đòi hoặc nợ có vấn đề: Phân tích nguyên nhân thực, trạng, khả năng giải quyết. - Trong trường hợp người vay có khó khăn tài chính tạm thời song vẫn có khả năng và ý chí trả nợ, ngân hàng áp dụng chính sách hỗ trợ như cho vay thêm, gia hạn nợ, giảm lãi… - Trong trường hợp nguời vay lừa đảo, chây ì, không có khả năng trả, ngân hàng áp dụng chính sách thanh lý như bán tài sản thế chấp, phong toản tiền gửi trên tài khoản. - Xây dựng quỹ dự phòng để bù đắp tổn thất. Dựa trên tỉ lệ rủi ro chấp nhận và danh mục các khoản cho vay rủi ro, ngân hàng xây dựng quỹ dự phòng. Quỹ này không có tác dụng giảm rủi ro mà để chống đõ cho vốn của chủ khi tổn thất xảy ra. CHƯƠNG II. ĐO LƯỜNG RỦI RO TÍN DỤNG I. Mô hình định tính về rủi ro tín dụng 1. Phân tích tín dụng Đối với mỗi đơn xin vay, cán bộ tín dụng cần phải trả lời được 3 câu hỏi căn bản sau: - Người xin vay có thể tín nhiệm và anh biết họ như thế nào? - Hợp đồng tín dụng có được ký kết một cách đúng đắn và hợp lệ, nhằm bảo vệ được ngân hàng và người gửi tiền, và người xin vay có khả năng hoàn trả nợ mà không cần đến một sức ép nào? - Trong trường hợp khách hàng không trả nợ, liệu ngân hàng có thể thu hồi nợ bằng tài sản hay thu nhập của người vay một cách nhanh chóng với chi phí thấp và rủi ro thấp? 1.1.Người xin vay có thể tín nhiệm? 1.1.1. Tư cách người vay: Cán bộ tín dụng phải chắc chắn tun rằng: Người xin vay phải có mục đích tín dụng rõ ràng và có thiện chí nghiêm chỉnh trả nợ khi đến hạn. Nếu cán bộ tín dụng không biết chính xác được tại sao khách hàng lại xin vay tiền, thì cần phải làm rõ rang mục đích xin là gì. Khi mục đích xin vay đã rõ rang, cán bộ tín dụng phải xác định xem có phù hợp với chính sách tín dụng hiện hành của ngân hàng hay không. Tinh thần trách nhiệm, tính trung thực, mục đích rõ rang, và thiện chí trả nợ của người vay gọi chung là “ tư cách người vay” (character). Nếu phát hiện thấy người vay giả dối trong kế hoạch sử dụng và trả nợ như đã thỏa thuận, thì cán bộ tín dụng phải từ chối cho vay, nếu không, rủi ro tín dụng sẽ phát sinh cho ngân hàng. 1.1.2. Năng lực của người vay: Cán bộ tín dụng phải chắc chắn rằng người xin vay phải có đủ năng lực hành vi và năng lực pháp lý để ký kết hợp đồng tín dụng. Ví dụ, ở hầu hết các nước đều quy định người dưới 18 tuổi không đủ tư cách pháp lý để ký kết hợp đồng tín dụng. Tương tự, cán bộ tín dụng phải chắc chắn rằng người đại diện cho công ty ký kết hợp đồng tín dụng phải là người được ủy quyền hợp pháp của công ty. 1.1.3. Thu nhập của người vay: Tiêu chí thu nhập của người vay tập chung vào câu hỏi: Người vay có khả năng tạo ra đủ tiền để trả nợ ? Nhìn chung, người vay có ba khả năng để tạo ra tiền, đó là: (i) luồng tiền từ doanh thu bán hàng hay từ thu nhập, (ii) bán thanh lý tài sản, (iii) tiền từ phát hành chứng khoán nợ hay chứng khoán vốn. Bất cứ nguồn thu nào từ ba khả năng này đều có thể sử dụng để trả nợ vay cho ngân hàng. 1.1.4. Bảo hiểm tiền vay: Khi đánh giá khía cạnh bảo đảm tiền vay, cán bộn tín dụng phải tự hỏi: người vay có sở hữu một giá trị nào hay tài sản nào có chất lượng để hộ trợ cho khoản vay? Cán bộ tín dụng phải đặc biệt chú ý đến những yếu tố nhạy cảm như: tuổi thọ, điều kiện, và mức độ chuyên dụng của tài sản người vay. Khía cạnh công nghệ cũng phải đặc biệt chú ý, bởi vì nếu tài sản của người vay có công nghệ lạc hậu, thì giá trị giảm rất nhiều và rất khó tìm được người mua trong khi công nghệ lại thay đổi hàng ngày. 1.1.5. Các điều kiện: Cán bộ tín dụng và nhà phân tích tín dụng cần phải biết xu hướng hiện hành về công việc kinh doanh và ngành nghề của người vay, cũng như khi điều kiện kinh tế thay đối sẽ có ảnh hưởng như thế nào đến khoản tín dụng. Để đáng giá xu hướng ngành và điều kiện kinh tế có ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của khách hàng, hầu hết các ngân hàng đều duy trì các phai dữ liệu thông tin bao gồm các mẫu báo cáo có liên quan, các bài tạp chí, và các báo cáo nghiên cứu. 1.1.6. Kiểm soát: Tập trung vào những vấn dề như: Các thay đổi trong pháp và quy chế có ảnh hưởng xấu đến người vay? Yêu cầu tín dụng của người vay có đáp ứng được tiêu chuẩn của ngân hàng và của nhà quản lý về chất lượng tín dụng? 1.2. Ngân hàng có thể đòi nợ thuận lợi bằng tài sản bảo đảm? 1.2.1. Lý do nhận bảo đảm tín dụng: Việc ngân hàng nhận bảo đảm tín dụng nhằm hai mục đích là: Thứ nhất, nếu người vay không trả nợ theo quy định, thì ngân hàng có quyền bán tài sản cầm cố hay thế chấp để thu hồi nợ. Thứ hai, nhận bảo đảm tín dụng tạo cho ngân hàng lợi thế về tâm lý so với người vay. Bởi vì một tài sản khi đã là vật đặt cọc( như xe hơi, đất đai…), buộc người đặt cọc( người vay) phải có trách nhiệm nhiều hơn trong việc hoàn trả nợ vay để khỏi phải gán những tài sản giá trị của mình. Các loại bảo đảm tín dụng thông thường: Tải khoản phải thu: Ngân hàng nhận bảo tín dụng bằng việc quy định tỷ lệ % ( thông thường từ 40 đến 90 %) giá trị của tài khoản phải thu ( bán hàng chịu, hay tín dụng thương mại ) theo số liệu cân đối trên bảng cân đối tài chính. Khi khách hàng của người vay thanh toán tiền hàng mua chịu, thì số tiền này được dùng để trả nợ cho ngân hàng. Bao thanh toán: Ngân hàng có thể mua tài khoản phải thu của người vay theo một tỷ lệ % nhất định theo giá trị ghi sổ. Tỷ lệ % này phụ thuộc vào chất lượng và thời hạn của các khoản phải thu. Hàng tồn kho: Để bảo đảm tín dụng, ngân hàng có thể nhận hàng tồn kho, vật tư, nguyên liệu của người vay làm tài sản cầm cố. Thông thường, ngân hàng chỉ cho vay một tỷ lệ phần trăm nhất định ( từ 30 đến 80 % ) trên giá trị thị trường hiện hành của tài sản cầm cố, nhằm phòng ngừa hàng hóa giảm giá. Thế chấp tìa sản cố định: Các ngân hàng cũng có thể chấp nhận bảo đảm tín dụng bằng tài sản cố định ( đất đai và những công trình gắn liền với đất ). Bảo lãnh của bên thứ ba: Trong trường hợp người vay không có tài sản bảo bảo đảm tín dụng thì phải có một bên thứ ba đứng ra bảo lãnh. Bảo lãnh là việc của bên thứ ba cam kết với bên cho vay là sẽ thực hiện nghĩa vụ trả nợ thay cho người vay, nếu người vay không trả được nợ khi đến hạn. Bảo lãnh có thể là có bảo đảm bằng tài sản hoặc uy tín. 2. Kiểm tra tín dụng Những gì xảy ra đối với hợp đồng tín dụng sau khi đã được ký kết giữa người vay và ngân hàng? Có thể cho qua và quên đi tất cả cho đến khi hợp đồng đến hạn và người vay hoàn trả lần cuối? Rõ rang thật là khờ dại nếu ngân hàng làm như vậy, bởi vì các điều kiện cấp tín dụng thường thay đổi theo thời gian, có ảnh hưởng đến điều kiện tài chính của người vay và khả năng hoàn trả nợ vay của khách hàng. Những biến động trong nền kinh tế làm suy yếu một số công ty và làm tăng nhu cầu tín dụng đối với các công ty khác, trong khi đó, từng cá nhân thì có thể bị mất việc làm, nhiễm bệnh hiểm nghèo làm cho người vay không còn khả năng trả nợ. Cán bộ tín dụng phải nhạy cảm với những diễn biến như vậy và định kỳ phải kiểm tra tất cả các khoản tín dụng cho đến khi chúng đến hạn. Trong khi ngày nay các ngân hàng sử dụng rất nhiều các quy trình khác nhau để kiểm tra tín dụng, tuy nhiên,những nguyên lý chung đang được áp dụng tại hầu hết các ngân hàng bao gồm: Tiến hành kiểm tra tất cả các loại tín dụng theo định kỳ nhất định, ví dụ định kỳ 30, 60, hay 90 ngày đối với các khoản tín dụng nhỏ và vừa; đối với những khoản tín dụng lớn thì phải thường xuyên hơn. Xây dựng kế hoạch, chương trình, nội dung quá trình kiểm tra một cách thận trọng và chi tiết, bảo đảm rằng những khía cạnh quan trọng nhất của mỗi khoản tín dụng phải được kiểm tra, boa gồm: • Kế hoạch trả nợ của khách hàng, nhằm bảo đảm rằng khách hàng không trậm trễ trong việc thanh toán nợ theo kế hoạch. • Chất lượng và điều kiện của tài sản dung làm bảo đảm tín dụng. • Tính đầy đủ và hợp lệ của hợp đồng tín dụng, bảo đảm rằng ngân hàng có đầy đủ thẩm quyền hợp pháp để sở hữu các tài sản bảo đảm tín dụng đối với người vay trước tòa án nếu cần thiết. • Đánh giá điều kiện tài chính và những dự váo về người vay xem đã thay đổi, trên cơ sở đó xem xét lại nhu cầu tín dụng của người vay thay đổi như thế nào. • Đánh giá xem khoản tín dụng có tuân thủ chính sách cho vay của ngân hàng và các tiêu chuẩn do cơ quan quản lý đặt ra. Kiểm tra thường xuyên các khoản tín dụng lớn, bởi vì nếu các “ đại gia” bị vỡ nợ sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến điều kiện tài chính của ngân hàng. Quản lý chặt chẽ thường xuyên các khoản tín dụng có vấn đề, tăng cường kiểm tra giám sát khi phát hiện những dấu hiệu không lành mạnh liên quan đến khoản tín dụng của ngân hàng. Tăng cường kiểm tra tín dụng khi nền kinh tế có những biểu hiện đi xuống, hoặc những ngành nghề sử dụng nhiều tín dụng của ngân hàng có biểu hiện những vấn đề nghiêm trọng phát triển ( ví dụ như xuất hiện các đối thủ cạnh tranh mới, hay có sự áp dụng công nghệ mới đòi hỏi phải có sản phẩm mới và các phương pháp phân phối mới ). Kiểm tra tín dụng không phải là công viện thừa, lãng phí, mà rất cần thiết để hình thành chính sách cho vay của ngân hàng một cách lành mạnh. Nó không những giúp cho nhà quản lý nhận ra những vấn đề một chách nhanh chóng, mà còn có tác dụng kiểm tra thường xuyên xem cán bộ tín dụng có chấp hành đúng chính sách cho vay của ngân hàng. 3. Xử lý tín dụng có vấn đề Cho dù hầu hết các ngân hàng đã xây dựng một cơ chế bảo đảm an toàn tín dụng, nhưng điều không thể tránh khỏi là một số khoản tín dụng có vấn đề thường bao gồm các trường hợp: (i) người vay không thể trả nợ đúng hạn một hay nhiều kỳ, (ii) tài sản bảo đảm tín dụng giảm giá đáng kể. Trong khi nội dung tín dụng có vấn đề ít nhiều là khác nhau trong các tình huống khác nhau, nhưng một số đặc điểm trung cho hầu hết các khoản tín dụng có vấn đề có thể nêu ra như sau: Sự trậm trễ bất thường và không có lý do trong việc cung cấp các báo cáo tài chính và trả nợ theo lịch đã thỏa thuận: hoặc chậm trễ trong việc liên lạc với cán bộ tín dụng. Đối với tín dụng doanh nghiệp, bất cứ sự thay đổi bất thường nào trong phương thức hạch toán khấu hao, kế hoạch trả lương và phụ cấp, giá trị hàng tồn kho, tài khoản thuế và thu nhập. Đối với tín dụng doanh nghiệp, việc cơ cấu lại nợ hay hạn chế thanh toán cổ tức, hoặc có sự thay đổi vị trí xếp hạng tín nhiệm. Giá cổ phiếu của công ty thay đổi bất lợi. Thu nhập ròng giảm trong một hay nhiều năm, đặc biệt là các chỉ tiêu như: tỷ lệ sinh lời trên tổng tài sản ( ROA), tỷ lệ sinh lời trên vốn cổ phần ( ROE), hay lợi túc trước thuế và lãi suất (EBIT). Nhũng thay đổi bất lợi trong cơ cấu nguồn vốn ( chỉ tiêu vốn cổ phần trên nợ vay), thanh khoản ( chỉ tiêu thanh khoản hiện hành ), hay mức độ hoạt động. Những thay đổi bất ngờ, không dự kiến và không có lý do đối với số dư tiền gửi của khách hàng tại ngân hàng. Vậy ngân hàng phải làm gì khi tín dụng có vấn đề? Sau đây là một số giải pháp nhằm thu hồi những khoản tín dụng có vấn đề: Luôn luôn dặt mục tiêu là: Tận dụng tối đa các cơ hội để thu hồi đầy đủ nợ đã cho vay. Khẩn trương khám phá và báo cáo kip thời mọi vấn đề thực chất liên quan đến tín dụng, mọi trậm trễ đều làm cho tín dụng trở nên xấu hơn. Trách nhiệm sử lý tín dụng có vấn đề phải được độc lập với chức năng cho vay nhằm tránh những xung đột có thể xảy ra với quan điểm của cán bộ tín dụng trực tiếp cho vay. Xử lý tín dụng cần hội ý khẩn với khách hàng về các giải pháp có thể, đặc biệt là tinh giảm chi phí, tăng nguồn thu, và tăng cường cải tiến công tác quản lý. Dự tính những nguồn có thể dung để thu nợ có vấn đề ( bao gồm nguồn thu từ thanh lý tài sản và số dư tiền gửi tại ngân hàng). Cần tiến hành nghiên cứu nghĩa vụ thuế và những tranh chấp xem khách hàng còn nghĩa vụ tài chính nào chưa thực hiện. Đối với doanh nghiệp,cần đánh giá chất lượng, năng lực và sự nhất quán trong quản lý, đồng thời trực tiếp tiến hành khảo sát các hoạt động và các tài sản của doanh nghiệp. Phải cân nhắc mọi phương án có thể để hoàn thành việc thu hồi nợ có vấn đề, bao gồm cả việc thỏa thuận gia hạn nợ tạm thời nếu khách hàng chỉ gặp khó khăn trước mắt, hoặc tìm kiếm giải pháp nhằm tăng cương lưu chuyển tiền tệ cho khách hàng. 4. Hệ thống các chỉ tiêu tài chính đánh giá khách hàng i) Nhóm chỉ tiêu thanh khoản ( Liquidity raitios ) • Chỉ tiêu thanh toán nhanh hay tức thời ( Quick ratio ) Các TSLĐ chuyển thanh tiền tức thời Chỉ tiêu thanh toán nhanh = ---------------------------------------------- (tức thời) Nợ ngắn hạn • Chỉ tiêu thanh toán ngắn hạn ( Curent ratio ) Tài sản lưu động Chỉ tiêu thanh toán ngắn hạn =-------------------------- Nợ ngắn hạn Nhóm chỉ tiêu hoạt động ( Activity ratio ) • Vòng quay hàng tồn kho ( Inventory ratios ) Doanh thu hàng năm Vòng quay hàng tồn kho = ----------------------------- Hàng tồn kho bình quân • Kỳ thu nợ bình quân ( Average collection period ) Tài khoản phải thu bình quân Kỳ thu nợ bình quân = -------------------------------------------------- Doanh số bán chịu hàng ngày bình quân • Vòng quay tổng tài sản ( Total asset turnover ) Doanh thu hàng năm Vòng quay tổng tài sản = ----------------------------- Tổng tài sản Nhóm chỉ tiêu đòn bẩy ( Leverage ratios ) • Tỷ lệ nợ trên tổng tài sản ( Debt to total assets ) Tổng dư nợ Tỷ lệ nợ = ----------------- Tổng tài sản • Khả năng trả lãi tiền vay ( Interest coverage ratios ) Lợi nhuận trước thuế và lãi vay Khả năng trả lãi vay = ---------------------------------------- Chi phí lãi tiền vay Nhóm chỉ tiêu khả năng khả năng sinh lời ( profitability ratios ) • Tỷ lệ sinh lời trên doanh thu ( Profit margin on sales ) Lợi nhuận sau thuế Tỷ lệ sinh lời trên doanh thu = ------------------------- Doanh thu • Tỷ lệ sinh lời trên vốn chủ sở hữu ( Return of Equity ) Lợi nhuận sau thuế ROE = -------------------------- Vốn chủ sở hữu • Tỷ lệ sinh lời trên tổng tài sản ( Return of Assets ) Lợi nhuận sau thu ROA = -------------------------- Tổng tài sản II) Các mô hình lượng hóa rủi ro tín dụng 1. Mô hình điểm số ( xếp hạng tín dụng ) - Khách hàng cá nhân hạng tín dụng của một khách hàng dựa trên điểm số tín dụng mà khách hàng đó đạt được. Trong đó điểm số tín dụng là tổng điểm theo các tiên thức sau dưới đây: Bảng 1: Mô hình điểm số tín dụng đối với khách hàng cá nhân Tiêu chí Diễn giải Điểm 1.Tuổi tác 20 - 25 2 26 – 35 3 36 – 55 4 56 – 60 3 > 60 hoặc < 20 1 2.Trình độ học vấn Trên đại học 4 Đại học 3 Cao đẳng ( hoặc tương đương ) 2 Tú tài ( hoặc tương đương ) 1 Dưới tú tài ( hoặc tương đương ) 0 3. Công việc đang làm 3.1. Loại hình công việc Không có việc làm 0 Đã nghỉ hưu và được hưởng lương hưu 2 Lao động phổ thông 2 Lao động được đào tạo nghề 3 Điều hành SXKD nhỏ 4 Cán bộ, chuyên viên 4 Quản lý, điều hành 5 Không thuộc các đối tượng trên 1 3.2. Thời gian công tác Dưới 1 năm 1 Từ 1 năm trở lên 2 4. Điều kiện sống 4.1. Mức thu nhập hàng tháng > 5 10 > 4 và < 5 8 > 3 và < 4 6 >2 và < 3 4 > 1 và < 2 2 < 1 1 4.2. Tình trạng hôn nhân Độc thân 2 Có gia đình 3 Đã li dị, góa 1 4.3. Nơi cư chú Thuộc sở hữu của khách hàng 3 Ở nhà bạn bè, họ hàng 2 Đi thuê 1 4.4. Thời gian cư chú Dưới 6 tháng 1 Từ 6 tháng trở lên 2 4.5. Số người phụ thuộc 0 4 1 3 2 2 3 1 Từ 4 người trở lên 0 4.6. Phương tiện đi lại Phương tiện công cộng 2 Xe gắn máy 2 bánh 2 Ô tô con 4 Các phương tiện khác 1 4.7. Phương tiện thông tin Không sử dụng điện thoại 0 Sử dụng điện thoại 1 4.8. Chênh lệch giữa thu nhập và chi tiêu ( triệu đồng ) < 1 1 > 1 và < 2 2 > 2 và < 3 4 > 3 và < 4 6 > 4 và < 5 8 > 5 10 5. Giá trị tài sản đang sở hữu ( triệu đồng ) < 500 1 > 500 và < 1000 2 > 1000 và < 2000 4 > 2000 và < 300000 6 > 3000 8 6. Giá trị các khoản nợ ( triệu đồng ) > 300 0 > 200 và < 300 1 > 100 và < 200 2 > 0 và < 100 3 0 4 7. Quan hệ của khách hàng với ngân hàng 7.1. Quan hệ với ngân hàng Chưa thực hiệm giao dịch 0 Đã thực hiện giao dịch trong vòng 3 tháng 1 7.2. Uy tín trong giao dịch tín dụng Đã phát sinh nợ quá hạn 0 Đã được gia hạn nợ 1 Trả nợ gốc và lãi ngắn hạn 2 Các chỉ tiêu: (3) = (3.1) + (3.2) (4) = (4.1) + (4.2) + (4.3) + (4.5) + (4.6) + (4.7) + (4.8) (7) = (7.1) + (7.2) Ngoài ra, dực vào các nhận xét, đánh giá khác, cán bộ tín dụng có thể thêm ( hoặc bớt ) điểm số tín dụng của khách hàng nhưng không qua 3 điểm. Căn cứ và số điểm tín dụng của mỗi khách hàng, cán bộ tín dụng phân loại khách hàng thành 5 nhóm sau: Bảng 2: Xếp hạng tín dụng của các khách hàng cá nhân STT Tổng điểm Xếp hạng tín dụng Diễn giải 1 > 60 AA Năng lực tín dụng rất tốt 2 50 – 60 A Năng lực tín dụng tốt 3 30 – 50 BB Năng lực tín dụng khá 4 20 – 30 B Năng lực tín dụng trung bình 5 < 20 C Năng lực tín dụng kém - Khách hàng doanh nghiệp Mô hình E.i.Altman Đây là mô hình do E.i.Altman dung để cho điểm tín dụng đối với các doanh nghiệp vay vốn. Đại lượng Z dung làm thước đo tổng hợp để phân loại rủi ro tín dụng đối với người vay và phụ thuộc vào: Trị số của các chỉ số tài chính của người vay Tầm quan trọng của các chỉ số này trong việc xác định xác suất vỡ nợ của người vay trong quá khứ Từ đó, hàm số phân biệt của Altman có dạng sau: Z = 1,2 X1 + 1,4 X2 + 3,3 X3 + 0,6 X4 + 0,99 X5 Trong đó: X1: Tài sản lưu động / Tổng tài sản có X2: Lợi nhuận tích lũy / Tổng tài sản có X3: Lợi nhuận trước thuế và lãi / Tổng tài sản có X4: Giá trị thị trường của vố chủ sở hữu / Giá kế toán của các khoản nợ X5: Doanh thu / Tổng tài sản Chỉ số Z đo lường toàn bộ mức độ rủi ro của người vay. Z > 3 : Người vay có rủi ro rất thấp 1,8 < Z < 3: Người vay có rủi ro thấp Z < 1,8: Người vay có rủi ro cao 2. Mô hình ước lượng chỉ số Z – Mô hình hồi quy bội Hàm hồi quy tổng thể có dạng: Yi = β0 + β1X1i + β2X2i +…+ βkXki + Ui Trong đó: Β0: hệ số tự do( hệ số chặn ) βi ( i = 1,2,...,k ): Hệ số hồi quy riêng sau khi ước lượng được hàm hồi quy bằng phương pháp ước lượng bình phương nhỏ nhất (OLS ), với các giá trị của các (X1, X2,..., Xk ),ta sẽ thu được các giá trị ước lượng gần đúng của Yi CHƯƠNG III: ỨNG DỤNG MỘT SỐ MÔ HÌNH ĐỂ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG HÀNG HẢI VIỆT NAM 1. Áp dụng một số mô hình để đo lường rủi ro tín dụng của một số khách hàng tiềm năng 1.1. Mô hình điểm số tín dụng đối với khách hàng cá nhân Mô hình điểm số tín dụng được thiết lập dựa vào các chỉ tiêu tài chính quan trọng được phản ánh từ số liệu thống kê trong lịch sử. Các mô hình điểm số tín dụng thường sử dụng các số liệu phản ánh đặc điểm của người vay để tính toán xác suất của rủi ro tín dụng hoặc để phân loại khách hàng trên cơ sở mức độ rủi ro đã được xác định. Để sử dụng mô hình này, các tổ chức tín dụng phải xác định các chỉ tiêu phản ánh các đặc điểm tài chính và rủi ro tín dụng đối với từng đối tượng vay cụ thể Đối với khách hàng cá nhân các chỉ tiêu cần quan tâm bao gồm: Tuổi tác Trình độ học vấn Công việc đang làm Điều kiện sống Giá trị tài sản đang sở hữu Giá trị các khoản nợ Quan hệ của khách hàng với ngân hàng Với cách cho điểm theo từng tiêu chí như trong bảng 1, ta có thể áp dụng cho hai khách hàng tiềm năng sau: Khách hàng 1: Ông Nguyễn Văn Thái – vay vốn để lập công ty riêng Khách hàng 2: Ông Phạm Văn Linh – vay vốn để mở cửa hàng bán linh kiện máy tính Ta có một vài thông tin sau: Bảng 3. Thông tin về một số khách hàng cá nhân Khách hàng 1 Khách hàng 2 1. Tuổi tác 38 28 2. Trình độ học vấn Đại học Cao đẳng 3. Công việc đang làm 3.1. Loại hình công việc Trưởng phòng Lao động được đào tạo nghề 3.2. Thời gian công tác 4 năm 3 năm 4.1. Thu nhập hàng tháng 6 triệu 2,5 triệu 4.2. Tình trạng hôn nhân Đã có gia đình Đã có gia đình 4.3. Nơi cư trú Có nhà riêng Phải thuê nhà 4.4. Thời gian cư trú 8 năm 4 năm 4.5. Số người phụ thuộc 2 0 4.6. Phương tiện đi lại Xe máy Xe máy 4.7. Phương tiên thông tin Điện thoại Điện thoại 5. Chênh lệch giữa thu nhập và chi tiêu 3 triệu đồng 1 triệu nghìn đồng 6. Giá trị tài sản đang sở hữu 1 tỉ 20 triệu 7. Giá trị các khoản nợ 0 0 8.1. Quan hệ với ngân hàng Đã từng giao dịch trong vòng 5 tháng Chưa từng giao dịch 8.2. Uy tín với ngân hàng Trả nợ đúng hạn Dựa vào các thông tin trên đây ta có bảng chấm điểm tín dụng đối với hai khách hàng 1 và khách hàng 2 ở trên. Bảng 4: Điểm số tín dụng của khách hàng cá nhân Khách hàng 1 Điểm Khách hàng 2 Điểm 1. Tuổi tác 38 4 28 3 2. Trình độ học vấn Đại học 3 Cao đẳng 2 3. Công việc đang làm 3.1. Loại hình công việc Trưởng phòng 5 Lao động được đào tạo nghề 3 3.2. Thời gian công tác 4 năm 2 3 năm 2 4.1. Thu nhập hàng tháng 6 triệu 10 2,5 triệu 4 4.2. Tình trạng hôn nhân Đã có gia đình 3 Đã có gia đình 3 4.3. Nơi cư trú Có nhà riêng 3 Phải thuê nhà 1 4.4. Thời gian cư trú 8 năm 2 4 năm 2 4.5. Số người phụ thuộc 2 2 0 4 4.6. Phương tiện đi lại Xe máy 2 Xe máy 2 4.7. Phương tiên thông tin Điện thoại 1 Điện thoại 1 5. Chênh lệch giữa thu nhập và chi tiêu 3,5 triệu đồng 6 800 nghìn đồng 1 6. Giá trị tài sản đang sở hữu 1,5 tỉ 4 20 triệu 1 7. Giá trị các khoản nợ 0 0 4 8.1. Quan hệ với ngân hàng Đã từng giao dịch trong vòng 3 tháng 1 Chưa từng giao dịch 0 8.2. Uy tín với ngân hàng Trả nợ đúng hạn 2 Tổng điểm 50 33 Xếp loại tín dụng A BB Như vậy, khách hàng 1 có năng lực tín dụng tốt. Khách hàng 2 có năng lực tín dụng khá. Căn cứ vào hạng tín dụng của các khách hàng và mục đích vay vốn của từng khách hàng, cán bộ tín dụng có thể đánh giá được rủi ro tín dụng có thể có của mỗi khách hàng, từ đó đi tới quyết định cho vay và có chiến lược quản lý nguồn vốn vay một cách có hiệu quả. 1.2. Mô hình đo lường rủi ro tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp Ta xét khách hàng doanh nghiệp của ngân hàng Hàng Hải là 4 doanh nghiệp sau: Công ty cổ phần và cơ khí số 1 Công ty cổ phần Viglacera Công ty cổ phần bao bì xi măng Bút Sơn Công ty cổ phần Nhựa Bình Minh 1.2.1. Áp dụng mô hình Altman để tính chỉ số Z của các doanh nghiệp Với số liệu quý năm 2007 của 4 doanh nghiệp ( phụ lục 1 ) ta tính được chỉ số Z bằng mô hình Altman ( phụ lục 2 ) Sau đó, tiến hành ước lượng nhằm xem xét các yếu tố nào có ảnh hưởng đến chỉ số Z với 10 biến số tương ứng với các chỉ tiêu tài chính của doanh nghiệp: X1: Khả năng thanh toán ngắn hạn X2: Khả năng thanh toán nhanh X3: Vòng quay hàng tồn kho X4: Vòng quay tổng tài sản X5: Kỳ thu tiền bình quân X6: Tỷ lệ nợ X7: Khả năng trả lãi vay X8: Tỷ lệ sinh lời trên doanh thu X9: Tỷ lệ sinh lời trên vốn chủ sở hữu ( ROE) X10: Tỷ lệ sinh lời trên tổng tài sản (ROA) Từ đó tìm ra mô hình phù hợp. 1.2.1.2. Ma trận hệ số tương quan giữa các biến số Qua ma trận hệ số tương quan giữa các biến số ( phụ lục 3 ), ta có thể thấy hệ số tương quan giữa các biến số là rất nhỏ. 1.2.1.3. Kiểm định tính dừng của các chuỗi số liệu Tiến hành kiểm định tính dừng với các chuỗi số liệu từ X1 đến X10 và Z, ta thấy với mức ý nghĩa 10% thì tất cả các chuỗi đều dừng. ( phụ lục 4 ) 1.2.1.4. Mô hình hồi quy tuyến tính ước lượng chỉ số Z Ước lượng mô hình hồi quy tuyến tính đầy đủ cho tất cả các biến số ( phụ lục 5). Sau khi loại bớt các biến ảnh hưởng không đáng kể tới mô hình ta được mô hình phù hợp cho các doanh nghiệp như sau: Dependent Variable: Z Method: Least Squares Date: 11/23/08 Time: 20:02 Sample(adjusted): 1 16 Included observations: 16 after adjusting endpoints Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob. X1 -2.267213 0.622886 -3.639852 0.0034 X5 0.078200 0.190955 4.095205 0.0015 X10 -1.445030 0.405930 -3.559798 0.0039 C 2.384671 1.126956 5.665414 0.0001 R-squared 0.756477 Mean dependent var 2.461063 Adjusted R-squared 0.695596 S.D. dependent var 0.717573 S.E. of regression 0.395905 Akaike info criterion 1.197034 Sum squared resid 1.880891 Schwarz criterion 1.390181 Log likelihood -5.576272 F-statistic 12.42554 Durbin-Watson stat 1.964031 Prob(F-statistic) 0.000544 Dựa vào t – statistic và p – value, ta thấy tất cả các hệ số đều có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 5%. Vậy ta có, mô hình ước lượng chỉ số Z của các doanh nghiệp như sau: Z = 2.384671 – 2.267213X1 + 0.0782X5 – 1.44503X10 - Áp dụng mô hình để ước lượng chỉ số Z của các doanh nghiệp trong quý I năm 2008 Bảng : Chỉ số Z của các doanh nghiệp trong quý I của các doanh nghiệp Chỉ tiêu CTCP và cơ khí số 1 CTCP Viglacera CTCP bao bì xi măng Bút Sơn CTCP Nhựa Bình Minh Khả năng thanh toán ngắn hạn 1.3294 2.0452 1.1077 2.53 Kỳ thu tiền bình quân 50.38 51.23 35.78 60.79 ROA 1.09 0.0672 0.0671 0.1899 Chỉ số Z 2.735 2.657 3.2574 2.128 Xếp loại rủi ro Rủi ro thấp Rủi ro thấp Rủi ro rất thấp Rủi ro thấp Nhìn chung các doanh nghiệp đều có chỉ số Z cao, rủi ro thấp, thể hiện năng lực tín dụng tốt, có thể trở thành đối tác của các ngân hàng. 2. Một số giải pháp nhằm phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng ` Hoạt động tín dụng luôn là hoạt động cơ bản và quan trọng nhất của NHTM. Chính vì vậy việc phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng là rất quan trọng đối với hoạt động tín dụng của ngân hàng. 2.1. Nâng cao chất lượng công tác thẩm định và phân tích tín dụng • Rà soát, chỉnh sửa và hoàn thiện các quy trình nội bộ, ứng dụng thông tin phù hợp với các thông tin của pháp luật có liên quan. • Thu thập thông tin về khách hàng kịp thời và chính xác Với khách hàng cá nhân: Theo dõi, nắm bắt được thông tin cá nhân của khách hàng một cách kịp thời, chính xác về: Tuổi tác, trình độ học vấn, công việc đang làm…để có được đánh giá chính xác về tình hình tài chính và khả năng trả nợ của khách hàng thông qua mô hình điểm số tín dụng đối với khách hàng cá nhân. Với khách hàng doanh nghiệp: Cần thu thập kịp thời về tình hình SXKD, tình hình tài chính của khách hàng để tính được chỉ số Z và xây dựng mô hình đánh giá rủi ro….Để từ đó có chính sách cấp tín dụng và quản lý tín dụng một cách có hiệu quả, tránh được những rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động tín dụng. Chú trọng đến công tác đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực có đủ năng lực, trình độ, đạo đức nghề nghiệp để thực hiện các hoạt động nghiệp vụ, có cơ chế ủy quyền, quy định trách nhiệm đối cán bộ phụ trách và tác nghiệp. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, kiểm toán nội bộ và ứng dụng công nghệ mới để kịp thời phát hiện, ngăn ngừa sai phạm, rủi ro 2.2. Sử dụng các bảo đảm tín dụng NH cần quan tâm tới khâu định giá tài sản một cách chuẩn xác và đảm bảo đầy đủ tính pháp lý của những tài sản này. Đối với tìa sản thế chấp. NH cũng cần kiểm tra xem việc sử dụng tài sản có hợp lý, đúng như cam kết hay không. Đối với các đảm bảo bằng bảo lãnh, những nội dung giám sát người bảo lãnh cũng giống như đối với khách hàng đi vay ( tuy nhiên phần lớn là giám sát gián tiếp thông qua thông tin thu thập được ). 2.3. Chú trọng công tác thu thập thông tin tín dụng - Thực hiện quản lý dữ liệu tập trung, đảm bảo có sẵn thông tin cho các nhà quản trị khi đưa ra quyết định cho vay. - Triển khai việc xếp hạng tín dụng đối với khách hàng vay, nâng cấp đảm bảo chính xác và kịp thời hệ thống thông tin báo cáo và quản trị rủi ro. - Tăng cường việc sử dụng các thông tin liên bộ, liên ngành góp phần hỗ trợ trong việc đưa ra các quyết định tín dụng chính xác. 2.4.Tuân thu nghiêm ngặt quy trình tín dụng Quy trình tín dụng là quá trình cấp tín dụng của ngân hàng bao gồm nhiều giai đoạn và có quan hệ chặt chẽ với nhau: mang tính chất liên hoàn, theo một trật tự nhất định, kết quả của giai đoạn trước là cơ sở thực hiện giai đoạn tiếp theo và tác động đến chất lượng của giai đoạn sau; trong mỗi giai đoạn lại bao gồm nhiều công việc được thực hiện theo hệ thống những nguyên tắc và những quy định. Ngày nay, các NHTM đều có thiết lập quy trình tín dụng, giúp cho các nhà quản trị tín dụng có thông tin đầy đủ trước khi quyết định cấp tín dụng, bao gồm: Lập hồ sơ đề nghị cấp tín dụng Phân tích tín dụng Ra quyết định tín dụng Giải ngân Giám sát và thu hồi nợ Thanh lý hợp đồng tín dụng 2.5. Sử dụng các nghiệp vụ phái sinh tín dụng để phòng ngừa rủi ro Hiện nay các nhà quản lý rủi ro đang được tập trung vào hai lĩnh vực. Thứ nhất, phát triển các mô hình để đo lường rủi ro tín dụng. Thứ hai, đưa ra các hợp đồng phái sinh để có thể chuyển giao rủi ro tín dụng. Phái sinh tín dụng là một nghiệp vụ cho phép các NH và các tổ chức tín dụng chuyển rủi ro tín dụng sang những tổ chức sẵn sang chấp nhận rủi ro khác. Gần đây, sự chú ý đã tập trung và việc chuyển giao rủi ro tín dụng từ một NH sang một đối tác khác bằng cách sử dụng các hợp đồng phái sinh tín dụng. Đặc điểm chung của những công cụ quản lý rủi ro này là chúng giữ nguyên các tài sản có trên sổ sách kế toán của những tổ chức khởi tạo ra những tìa sản đó, đồng thời chuyển giao một phần rủi ro tín dụng có sẵn trong những tài sản này sang các đối tác khác, thông qua đó sẽ đạt được một số mục tiêu: Các tổ chức khởi tạo có một phương tiện để chuyển giao rủi ro tín dụng mà không cần bán tài sản đó đi; khi việc bán tài sản có làm suy yếu mối quan hệ của NH với khách hàng, thì chuyển giao rủi ro tín dụng sẽ cho phép NH này duy trì được các mối quan hệ sẵn có. Các công cụ phái sinh tín dụng bao gồm: Hoán đổi tổng thu nhập Hoán đổi tín dụng Hợp đồng quyền chọn tín dụng Hợp đồng trao đổi các khoản tín dụng rủi ro Tuy nhiên, chính sách quản lý hiện nay đối với các công cụ phái sinh tín dụng là không thừa nhận tiềm năng làm giảm rủi ro của chúng. Các ngân hàng Trung ương chỉ tin rằng các công cụ phái sinh là đáp ứng được các yêu cầu về vốn dự phòng khi chúng được sử dụng để bảo vệ các tài sản có trong các hoạt động đầu tư của NH, nhưng đối với các tài sản có trên các sổ sách về hoạt động cho vay thì không. Nhìn từ góc độ tiềm năng, trong nhiều trường hợp, việc quản lý rủi ro tín dụng bằng các công cụ phái sinh hiệu quả hơn chính sách hiện nay về vốn dự phòng bắt buộc. Vì vậy việc sử dụng các công cụ phái sinh tín dụng cần phải được xem xét kỹ lưỡng nhamwg góp phần hạn chế rủi ro tín dụng cho NH. KẾT LUẬN Ngân hàng có thể được coi là trái tim của nền kinh tế. Nội dung các mặt hoạt động của ngân hàng bao quát đến toàn bô hoạt động của nền kinh tế, đến mọi đối tượng, tổ chức, cá nhân liên quan đến lĩnh vực tiền tệ, tín dụng, thanh toán, ngoại hối và ngân hàng ở trong nước và các quan hệ giao dịch với nước ngoài. Trong nền kinh tế thi trường, cung cấp tín dụng là một chức năng cơ bản của ngân hàng. Đối với hầu hết các ngân hàng, dư nợ tín dụng thường chiếm tới 1/2 tổng tài sản có và thu nhập từ tín dụng chiếm khoảng từ 1/2 đến 2/3 tổng thu nhập của ngân hàng. Vả lại, rủi ro trong kinh doanh ngân hàng có xu hướng tập trung chủ yếu vào danh mục tín dụng. Vì vậy, hiện nay công tác tín dụng được xem là một mũi nhọn, là hoạt động quan trọng nhất trong hoạt động kinh doanh ngân hàng. Đổi mới hoạt động theo hướng nâng cao hiệu quả tín dụng phải được coi là khâu then chốt trong tiến trình đổi mới chung của ngành ngân hàng. Bằng những hiểu biết ban đầu, và do số liệu có hạn em đã hoàn thành đề án của mình bao gồm: Thứ nhất: làm rõ những vấn đề cơ bản về tín dụng và hiệu quả hoạt động tín dụng. Thứ hai, sử dụng các mô hình để phân tích, đánh giá về hoạt động tín dụng của ngân hàng A Thứ ba, đưa ra một số đề suất nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng với từng đối tượng khách hàng cụ thể. Do thời gian và kinh nghiệm còn hạn chế nên chuyên đề không thể tránh khỏi những sai sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp chỉ bảo của các thầy cô để bài lam được hoàn Em xin chân thành cảm ơn! DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Báo “Nhịp đầu tư”, Chỉ số Z – Công cụ phát hiện nguy cơ phát sản và xếp hạng định mức tín dụng, Lâm Minh Chánh – MBA, 30/7/2007 2. TS.Nguyễn Văn Tiến, Đánh giá và phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, NXB Thống kê 2002. 3. TS. Nguyễn Văn Tiến, Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, Học viện ngân hàng. 4.TS Nguyễn Quang Dong, Chương trình Kinh tế lượng nâng cao. 5. PGS.TS Phạm Thị Thu Hà, Giáo trình ngân hàng thương mại, NXB Thống kê, 2007 6. Wepsite: PHỤ LỤC Phụ lục 1: Kết quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp theo quý (2007) Chỉ tiêu CTCP và cơ khí số 1 CTCP Viglacera CTCP bao bì xi măng Bút Sơn CTCP Nhựa Bình Minh TSLĐ 64.192.137.351 8 322 754 416 33.787.548.316 372814623215 TSCĐ 2.821.672.643 8 444 429 571 19.348.196.601 80212401104 Hàng tồn kho 5.095.224.679 3 332 334 866 16.221.843.050 133033648004 Các khoản phải thu 17.363.346.665 2 805 802 557 14.933.087.396 208153782096 Tổng tài sản 73.223.809.994 16 767 183 987 53.355.709.161 491848403359 Tổng nợ 41.878.827.641 5 283 258 451 13.874.962.025 70969364147 Nợ ngắn hạn 41.368.202.641 5 189 357 040 13.831.718.485 70969364147 Nợ dài hạn 510.625.000 93 901 411 43.243.540 Tổng VCSH 30.864.714.031 11 377 445 094 39.203.620.136 420879039212 Tổng doanh thu 95.663.013.453 27 069 639 755 101.924.178.204 68023092950 Doanh thu thuần 76.809.367.580 27 069 639 755 101.924.178.204 679999838956 Chi phí lãi vay 2.436.975.617 713 119 324 758.416.474 333904948 EBIT 15.827.302.920 1 506 242 465 5.916.732.012 108635206754 Lợi nhuận sau thuế 15.827.302.920 1 295 368 520 5,074,649,369 93426277808 GVHB 75.964.133.899 21 607 742 215 91.064.210.5877 538023162526 Phụ lục 2: Chỉ số Z của các doanh nghiệp năm 2007 (Theo quý) X1 X2 X3 X4 X5 Z CTCP Và cơ khí số 1 0.877 0.099 0.216 0.005 1.049 2.945 0.864 0.128 0.124 1.242 0.567 2.932 0.669 0.115 0.111 0.100 0.321 1.708 0.509 0.127 0.085 1.385 0.170 1.765 CTCP Viglacera 0.496 0.077 0.09 0.002 1.614 2.987 0.517 0.033 0.033 1.778 0.956 2.789 0.55 0.018 0.018 0.836 0.493 1.734 0.561 -0.007 -0.007 1.987 0.159 1.990 CTCP bao bì xi măng Bút Sơn 0.633 0.056 0.111 0.003 1.910 3.097 0.649 0.066 0.088 0.549 1.287 2.765 0.651 0.064 0.06 0.265 0.767 1.987 0.618 0.07 0.04 0.668 1.118 CTCP Nhựa Bình Minh 0.758 0.190 0.221 1.038 1.383 3.897 0.753 0.020 0.020 0.742 0.369 2.876 0.606 0.083 0.083 0.648 6.087 2.789 0.404 0.073 0.073 0.966 1.724 1.998 Phụ lục 3: Ma trận hệ số tương quan giữa các biến số X1 X2 X3 X4 X5 X6 X7 X8 X9 X10 X1 0.02897 0.01292 -0.03230 -0.00313 0.03058 0.00178 1.04929 -0.00381 -0.00666 -0.00928 X2 0.01292 0.17744 -0.82642 0.01333 0.01506 -0.03346 -0.67030 -0.00701 -0.03349 -0.01538 X3 -0.03230 -0.82642 19.6365 -0.35250 -0.77188 0.88646 -7.62973 0.10945 0.50446 -0.02030 X4 -0.00313 0.01333 -0.35252 0.02254 -0.02347 -0.01575 1.21087 -0.00443 -0.01190 0.00322 X5 0.03058 0.01506 -0.77188 -0.02347 0.30680 -0.04321 0.71966 0.00520 -0.01074 -0.02868 X6 0.00178 -0.03346 0.88646 -0.01575 -0.04321 0.05246 -2.25559 0.00423 0.02395 0.00799 X7 1.04929 -0.67030 -7.62971 1.21087 0.71966 -2.25551 1706.14 -0.60927 -0.98551 -1.52323 X8 -0.00381 -0.00701 0.10945 -0.00443 0.00520 0.00423 -0.60927 0.00302 0.00672 -0.00024 X9 -0.00669 -0.03349 0.50446 -0.01190 -0.01074 0.02395 -0.98551 0.00672 0.02169 -0.00363 X10 -0.00921 -0.01538 -0.02030 0.00322 -0.02868 0.00799 -1.52323 -0.00024 -0.00369 0.06372 Phụ lục 4: Kiểm định tính dừng của chuỗi số liệu Chuỗi X1 ADF Test Statistic -3.572883 1% Critical Value* -4.0113 5% Critical Value -3.1003 10% Critical Value -2.6927 *MacKinnon critical values for rejection of hypothesis of a unit root. Chuỗi dừng với mức ý nghĩa 5% và 10% Chuỗi X2 ADF Test Statistic -2.694575 1% Critical Value* -4.0113 5% Critical Value -3.1003 10% Critical Value -2.6927 *MacKinnon critical values for rejection of hypothesis of a unit root. Chuỗi dừng với mức ý nghĩa 10% Chuỗi X3 ADF Test Statistic -2.927236 1% Critical Value* -4.0113 5% Critical Value -3.1003 10% Critical Value -2.6927 *MacKinnon critical values for rejection of hypothesis of a unit root. Chuỗi dừng với mức ý nghĩa 10% Chuỗi X4 ADF Test Statistic -3.027560 1% Critical Value* -4.0113 5% Critical Value -3.1003 10% Critical Value -2.6927 *MacKinnon critical values for rejection of hypothesis of a unit root. Chuỗi dừng với mức ý nghĩa 10% Chuỗi X5 ADF Test Statistic -2.695300 1% Critical Value* -4.0113 5% Critical Value -3.1003 10% Critical Value -2.6927 *MacKinnon critical values for rejection of hypothesis of a unit root. Chuỗi sừng với mức ý nghĩa 1%, 5% và 10% Chuỗi X6 ADF Test Statistic -2.807488 1% Critical Value* -4.0113 5% Critical Value -3.1003 10% Critical Value -2.6927 *MacKinnon critical values for rejection of hypothesis of a unit root. Chuỗi dừng với mức ý nghĩa 10% Chuỗi X7 ADF Test Statistic -2.761017 1% Critical Value* -4.0113 5% Critical Value -3.1003 10% Critical Value -2.6927 *MacKinnon critical values for rejection of hypothesis of a unit root. Chuỗi dừng với mức ý nghĩa 10% Chuỗi X8 ADF Test Statistic -3.201731 1% Critical Value* -4.0113 5% Critical Value -3.1003 10% Critical Value -2.6927 *MacKinnon critical values for rejection of hypothesis of a unit root. Chuỗi dừng với mức ý nghĩa 5% và 10% Chuỗi X9 ADF Test Statistic -3.104726 1% Critical Value* -4.0113 5% Critical Value -3.1003 10% Critical Value -2.6927 *MacKinnon critical values for rejection of hypothesis of a unit root. Chuỗi dừng với mức ý nghĩa 5% và 10% Chuỗi X10 ADF Test Statistic -2.789267 1% Critical Value* -4.0113 5% Critical Value -3.1003 10% Critical Value -2.6927 *MacKinnon critical values for rejection of hypothesis of a unit root. Chuỗi dừng với mức ý nghĩa 10% Chuỗi Z ADF Test Statistic -4.875120 1% Critical Value* -4.0113 5% Critical Value -3.1003 10% Critical Value -2.6927 *MacKinnon critical values for rejection of hypothesis of a unit root. Chuỗi dừng với mức ý nghĩa 1%, 5% và 10% Như vậy với mức ý nghĩa 10% thì tất cả các chuỗi đều dừng. Phụ lục 5: Mô hình hồi quy tuyến tính với đầy đủ các biến số Dependent Variable: Z Method: Least Squares Date: 11/23/08 Time: 20:00 Sample(adjusted): 1 16 Included observations: 16 after adjusting endpoints Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob. X1 -2.529075 0.945743 -2.674168 0.0441 X2 -0.086705 0.647773 -0.133852 0.8987 X3 -0.021564 0.078240 -0.275617 0.7939 X4 0.670115 1.069017 0.626851 0.5583 X5 0.853524 0.435106 1.961645 0.1071 X6 2.064297 2.700801 0.764328 0.4792 X7 -0.003091 0.004212 -0.733785 0.4960 X8 5.114757 14.46089 0.353696 0.7380 X9 -3.257370 7.148699 -0.455659 0.6677 X10 -2.012248 0.977284 -2.059021 0.0946 C 5.783678 2.837967 2.037965 0.0971 R-squared 0.886515 Mean dependent var 2.461063 Adjusted R-squared 0.659546 S.D. dependent var 0.717573 S.E. of regression 0.418692 Akaike info criterion 1.308489 Sum squared resid 0.876517 Schwarz criterion 1.839644 Log likelihood 0.532089 F-statistic 3.905885 Durbin-Watson stat 2.605883 Prob(F-statistic) 0.072888

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc21486.doc
Tài liệu liên quan