Đề tài Phân tích về thực trạng ngành nuôi tôm sú của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay và kiến nghị một số giải pháp phát triển ngành nuôi tôm sú trong thời gian tới

Nói tóm lại, để ngành nuôi tôm sú phát triển và đạt hiệu quả cao thì hoạt động của các ngành có liên quan đều nhằm mục đích chung là tạo điều kiện nâng cao chất lượng của tôm sú, tạo nguồn cung ứng đầu vào và bao tiêu đầu ra ổn định, đảm bảo cho người dân yên tâm phát triển theo nguyên tắc bền vững.

doc31 trang | Chia sẻ: ndson | Lượt xem: 1342 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích về thực trạng ngành nuôi tôm sú của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay và kiến nghị một số giải pháp phát triển ngành nuôi tôm sú trong thời gian tới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
5 XK đạt 2 tỷ USD trong đó khối nuôi trồng chiếm 1,2 tỷ bằng 60%. Cùng với sự phát triển của ngành thuỷ sản trong những năm qua, nuôi trồng thuỷ sản đã có bước tiến triển được thể hiện qua con số bình quân tốc độ tăng trưởng hàng năm từ 4-5%. Năm 1998 , diện tích nuôi trồng trồng thuỷ sản tăng 4.3%, sản kượng nuôi trồng thuỷ sản tăng 5.5% so với kết quả đạt được của năm 1997. Đến năm 1998, đã có 626.330 ha mặt nước được đưa vào sử dụng nuôi trồng thuỷ sản trong đó có 335.890 ha mặt nước ngọt và 290.440 ha mặt nước lợ, mặn với nhiều đối tượng nuôi phong phú . ở nước ta , nghành nuôi trồng tôm phát triển bắt đầu tại Nam Bộ ,sau đó năm 1989, tám tỉnh ven biển phía Bắc đã khá nhạy bén bước vào nghề nuôi tôm sú song đến năm 1998 mới khẳng định miền Bắc nuôi được tôm sú. Miền Bắc diện tích và sản lượng có đà tăng trưởng ,theo tạp chí Thông Tin và Giá Cả 3/2001, diện tích sản lượng tôm sú ở các tỉnh phía Bắc: TT Các tỉnh Diện tích(ha) Sản lượng(tấn) Toàn miền Bắc 1998 1999 2000 1998 1999 2000 6493 9155 14305 838 1612 3090 1 Quảng Ninh 500 720 3870 200 300 420 2 HảI Phòng 2850 4260 4500 425 550 850 3 TháI Bình 180 250 883 40 85 205 4 Nam Định 1118 1370 1500 125 309 550 5 Ninh Bình 75 85 200 18 25 60 6 Thanh Hoá 500 1152 2000 200 258 700 7 Nghệ An 670 900 1000 106 126 160 8 Hà Tĩnh 260 318 350 40 94 90 Như vậy, Hải phòng đang dẫn đầu các tỉnh Miền Bắc về nuôi tôm sú cả về diện tích và sản lượng. Những hộ nuôi tôm giỏi tập trung nhiều ở Đồ Sơn, An Hải, Cát Bà, theo ông Phạm ánh Dương (Cát Hải) nuôi bán thâm canh trên 3800 m2, sau 90-110 ngày đã thu hoạch 1260 kg, đạt năng suất kỷ lục 3.3 tấn / ha, lãi 35 triệu đồng. Song số hộ nuôi theo phương thức bán thâm canh mới chỉ có 10.3%hộ trong năm 1999, còn lại là quảng canh và quảng canh cải tiến . Năng suất bình quân mới chỉ đạt 198 kg/ha . Năm 2000 ở Thanh Hoá đã có 2000 ha nuôi, thu hoạch 700 tấn tôm sú, đạt năng suất 350 kg/ha, ở Nam Định :1500 ha nuôi tôm sú đã cho 550 tấn, đóng góp hơn 40% kim nghạch xuất khẩu toàn tỉnh, ở Thái Bình có 883 ha tôm sú thu hoạch 205 tấn, tương đương 20 tỷ đồng . Về công tác nuôi trồng, ngay từ đầu ngành thuỷ sản đã chủ trương đẩy mạnh chương trình nuôi trồng thuỷ sản, đặc biệt là nuôi tôm từ con giống , mùa vụ công nghệ, thức ăn, chú trọng nhất là tôm sú. Do vậy, các cán bộ kỹ thuật thuỷ sản từ trung ương đến địa phương đã chỉ đạo sát sao cách chăm sóc, phòng chống dịch bệnh, hạn chế tai hại của thiên nhiên. Chú trọng công tác bảo quản nguyên liệu sau thu hoạch, nâng cao tỷ lệ và giá trị sử dụng nguyên vật liệu nuôi trồng . Năm 1993, tôm nuôi ở các tỉnh phía Nam bị chết trên diện rộng. Nhiều đề tài nghiên cứu cấp nhà nước và cấp Bộ được triển khai có liên quan đến vấn đề bệnh tôm, các giải pháp công nghệ phù hợp với các vùng sinh thái khác nhau, các vấn đề môi trường và qui hoạch. Một số dự án hợp tác quốc tế đã hỗ trợ khá tốt cho vấn đề hình thành phương pháp luận như phát triển các phương pháp chuẩn đoán , phương pháp nghiên cứu dịch tễ học, xây dựng các mô hình nuôi phù hợp với các vùng sinh thái khác nhau, cụ thể như mô hình nuôi tôm trong rừng ngập mặn. Từ thí điểm đầu tiên, năm 1995 với hai trang trại Nam Hải (200 ha) và Hiệp Thành (50 ha) ở Bạc Liêu, năm 1997, xác định Trà Vinh là một trong các tỉnh có phong trào nuôi tôm mạnh nhất ở đồng bằng sông Cửu Long với nhiều hộ bắt đầu thâm canh hoá trên diện tích ao nuôi bé nhỏ của mình .Viện nuôi trồng Thuỷ sản II đã kết hợp với sở khoa học công nghệ và môi trường tỉnh Trà Vinh , phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Duyên Hải nghiên cứu thực nghiệm đề tài “Xây dựng mô hình nuôi tôm sú năng suất cao qui mô hộ nông dân tại tỉnh Trà Vinh”. Nghiên cứu triển khai nuôi tôm công nghiệp ở 2 ao với diện tích tương ứng là 1500m2 và 600 m2 tại xã Long Toàn huyện Duyên Hải tỉnh Trà Vinh với đối tượng nuôi là tôm sú và thời gian nuôi là 120 ngày. Nguyên tắc áp dụng qui trình nuôi nghiêm ngặt từ khâu chọn giống, cải tạo ao quản lý môi trường nuôi, thức ăn phòng bệnh ...đã cho năng suất 5 tấn /ha/vụ. Kết quả thành công của mô hình giúp khẳng định trong điều kiện cơ sở hạ tầng còn nhiều yếu kém, khả năng hạn chế của nông hộ, các cán bộ VN bước đầu đã xác định được các giải pháp công nghệ phù hợp . Với kết quả này, ở các năm sau đã góp phần vào việc nâng cao dần trình độ nuôi của người dân ở khu vực này . Năm 1998, mô hình nuôi tôm sú công nghiệp qui mô trang trại nhỏ (6000m2/ao) được nghiên cứu tốt góp phần khẳng định các kết quả nghiên cứu đã đạt được và bổ xung thêm các luận cứ khoa học cho mô hình nuôi tôm thâm canh qui mô trang trại. Từ kết quả trên, một khu nuôi tôm công nghiệp được qui hoạch trên vùng đất muối năng suất thấp cho các hộ nông dân đầu tư vào nuôi tôm mang lại hiệu quả kinh tế cao. Năm 1999, trong phạm vi đề tài : “xây dựng mô hình nuôi tôm sú công nghiệp hiệu quả cao, ít thay nước ở các tỉnh ven biển Nam Bộ”, Viện nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản II đã tiến hành thử nghiệm nuôi tôm sú công nghiệp trên các vùng địa lý khác nhau của đồng bằng sông Cửu Long. Các kết quả đạt được từ lần thực nghiệm này đã góp phần vào việc xây dựng qui trình sơ bộ nuôi tôm sú công nghiệp các vùng địa lý khác nhau cho các tỉnh Nam Bộ, đồng thời tạo tiền đề cho việc phổ biến truyền bá kiến thức và kỹ thuật nuôi tôm công nghiệp đến tay nhiều bà con nông dân. Tháng 4 năm 1999, đoàn thanh tra chất lượng sản phẩm Mỹ (FDA) vào VN đã yêu cầu phía VN kiểm soát các chất tác hại đến môi trường nuôi trồng thuỷ sản như sulfites, chỉ lượng thuốc thú y, dư lượng thuốc thì sau sẽ ảnh hưởng đến chất lượng thuỷ sản nuôi trồng XK và thị trường này. Họ đã nói rõ chỉ mua nguyên liệu chế biến thuỷ sản sạch vào thị trường Mỹ, nêu rõ biện pháp quản lý sulfites không vượt quá 10 ppm tính theo SO2 nhằm sớm hoàn chỉnh kiểm tra chất lượng sản phẩm HACCP. Năm 2000, một số kỹ thuật nuôi mới đã được đưa vào áp dụng theo xu thế giảm việc sử dụng hoá chất và tránh gây ô nhiễm môi trường . Nuôi tôm sú công nghiệp trong hệ thống nước xanh kết hợp việc sử dụng một số chế phẩm vi sinh đã cho kết quả tốt với hệ thống nuôi công nghiệp ở Bà Rịa –Vũng Tàu . Do nuôi tôm có lãi suất khá cao nên các hộ nông dân ở ven biển đã sử dụng hầu hết diện tích mặt nước các vùng bãi triều ven sông ,ven đầm đưa vào nuôi trồng thuỷ sản. Trước tình hình thiếu mặt nước để phát triển nuôi thuỷ sản ,nhiều hộ nông dân đã bước đầu khai thác các vùng đất cát ven biển đưa vào nuôi tôm sú ,địa điểm nuôi đầu tiên tại thôn Từ Thiện –Ninh Thuận .Phong trào nuôi tôm trên cát ở đây phát triển mạnh, khu vực nuôi xây dựng từ năm 1999 lúc đầu chỉ có một hộ nuôi diện tích 0.5 ha thu hoạch được 4 vụ, mật độ thả nuôi 10-20 con tôm giống cỡ 2-3 cn/m2, năng suất đạt 2-3 tấn / ha/ vụ. Trước những thành quả đó đã kéo thêm 20 hộ đang thi công xây dựng ao nuôi với diện tích 30 ha , tuy nhiên để đảm bảo các yêu cầu bảo vệ giữ gìn môi trường sinh thái việc mở rộng nuôi tôm phải có qui hoạch , nuôi gắn với trồng rừng và giữ rừng, nuôi gắn với phát triển thuỷ lợi . Nghề nuôi tôm ở nước ta không ngừng phát triển; trình độ nuôi tôm ngày càng ổn định và nâng cao, việc nuôi quảng canh năng suất thấp ngày càng được thay thế. Điều này đòi hỏi ngành công nghiệp chế biến thức ăn phải phát triển tương xứng và chất lượng ngày càng hoàn thiện hơn. Yếu tố hàm lượng các chất dinh dưỡng phải thích hợp với nhu cầu sinh trưởng của con tôm được đặt lên hàng đầu; công thức chế biến mang tính khoa học. Do tập tính bắt mồi đặc biệt của con tôm nên thức ăn phải có độ bền trong nước tức là thức ăn phải mềm nhưng không bị rã. Bên cạnh các vấn đề như địa điểm, công nghệ và qui trình kỹ thuật, thức ăn ...của việc nuôi thì vấn đề về tôm sú giống cũng đặc biệt phải quan tâm . Hiện nay, đồng bằng Nam Bộ chưa tự túc đủ số lượng về tôm giống, chất lượng giống quá kém đang bị thả nổi (qui định con giống được sinh sản lần 1 , lần 2, lần 3 và qua kiểm dịch mới được bán nhưng thực tế tôm giống được sinh ra do ép tôm mẹ đẻ tới lần 5, lần 6, lần 7. Khi đem bán hay mua, cự ly vẩn chuyển xa tôm bị xây sát, bị mắc bệnh... ) Giống như tình hình chung, về phân bố hệ thống trại giống thuỷ sản trong cả nước, các trại giống tôm cả nước có 2669 trại, sản xuất mỗi năm được 7,2 tỷ con tôm giống thì 75% lại nằm ở các tỉnh miền Trung, các tỉnh miền Nam chiếm khoảng 82% diện tích tôm nuôi của cả nước nhưng lại chỉ có 631 trại giống, mỗi năm sản xuất được 2,84 tỷ con tôm giống. Cà Mau có 354 trại chỉ đáp ứng được 24% nhu cầu tôm giống của tỉnh mình, Bạc Liêu mỗi năm sản xuất được 150 triệu con tôm giống chỉ đáp ứng 5-6%; Sóc trăng có diện tích nuôi tôm khá lớn song chưa sản xuất được tôm sú giống .Tóm lại, các tỉnh Nam Bộ mới chỉ đảm bảo tự túc được 8-10% sản lượng tôm giống còn 90% phải nhập từ miền Trung . Trong khi đó các tỉnh miền Bắc chưa chủ động được tôm giống, có tới 90% phải mua từ miền Trung hoặc Trung Quốc. Họ chưa có nguồn giống tốt, còn nguồn thức ăn cho tôm phần lớn nhập từ Hàn Quốc , Hà Lan, Đà Nẵng, kết hợp với thức ăn tự chế biến và tự nhiên .Công nghệ nuôi tôm sú cũng chưa thực sự đến với người dân và họ cũng chưa nghiêm ngặt tuân thủ.Trước đòi hỏi đó, Bộ Thuỷ sản đã quan tâm cho đầu tư 14 trại sản xuất giống phục vụ con giống cho dân nuôi tôm thương phẩm xuất khẩu, song do nhiều nguyên nhân chủ quan , khách quan các trại chưa cho tôm sú đẻ thành công , không đáp ứng được yêu cầu con giống cho phong trào nuôi tôm sú ở miền Bắc. Bởi vậy bộ Thuỷ sản đã chủ trương cho di chuyển giống tôm sú từ miền Trung chuyển ra miền Bắc ,ương lên giống 2-3 cm cung ứng cho dân .Năm 1999, giống tôm sú chuyển ra miền Bắc đạt 250 triệu con, chất lượng con giống đạt tiêu chuẩn của nghành và đến năm 2000 đạt 364 triệu con .Tuy số lượng tăng nhưng về chất lượng có một số tư thương chuyển tôm ra không đúng kích cỡ, chất lượng kém .Vì vậy để tôm không lây truyền dịch bệnh, khi giống tôm đem bán cần phải kiểm tra, nếu thấy dịch bệnh phải tiêu huỷ ngay .Trên đà phát triển của năm 2000,sáu tháng đầu năm 2001 ngành thuỷ sản tiếp tục đạt được những thành tích lớn ,thực hiện trên 50% kế hoạch sản lượng và kim nghạch xuất khẩu. Ngay từ những ngày đầu năm 2001, toàn ngành thuỷ sản đã rầm rộ ra quân, đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu kinh tế , thực hiện đồng bộ các chương trình mục tiêu, tạo ra bước chuyển biến mạnh mẽ về sản xuất – xuất khẩu, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm thuỷ sản Việt Nam trên thị trường .Trong 6 tháng đàu năm 2001 , toàn ngành đã đạt tổng sản lượng 1.106 triệu tấn thuỷ sản , bằng 51% kế hoạch năm và vượt 13% so với cùng kì năm trước .Trước những kết quả đạt được do nuôi tôm, nghe những lời tuyên truyền nuôi tôm có thể mang lãi ròng hàng trăm triệu đồng trên 1 ha nên khi được nghị quyết 09/2000/NQ- CP của chính phủ mở đường , phong trào đồng khởi đưa nước mặn về đồng , chuyển dịch lúa sang nuôi tôm nổ ra ồ ạt .Ban đầu ở đồng bằng Nam Bộ , sau lan dần ra vùng ven biển cả nước kể từ cuối năm 2000 sang đầu năm 2001. Chỉ trong vòng nửa năm diện tích nuôi tôm tăng thêm đã vượt quá tổng diện tích nuôi tôm từ trước đến nay . Năng lực sản xuất giống đã lên tới 15 tỷ P15 mà vẫn không theo kịp mức tăng diện tích nuôi lên đã dẫn đến tình trạng thiếu hụt, giá tôm giống tăng vọt và chất lượng con giống bị xem nhẹ . Người nuôi tôm thiếu kiến thức, công trình nuôi thiếu kỹ thuật , thiếu qui hoạch, con giống thiếu và chất lượng không đảm bảo, bằng ấy yếu tố cộng thêm điều kiện thời tiết không thuận lợi đã khiến ở một số nơi tôm chết hàng loạt . Chẳng hạn như các tỉnh ven biển phía Bắc , các số liệu điều tra ban đầu cho thấy diện tích nuôi tôm toàn vùng của năm 2000là 22484 ha thì sang vụ tôm đầu năm 2001 đã lên tới 33000 ha .Tỉnh Quảng Ninh tăng diện tích nuôi tôm lên 2,4 lần ; các tỉnh Thái Bình, Nam Định và Ninh Bình tăng 2 lần ; các tỉnh từ Thanh Hoá đến Thừa Thiên Huế cũng tăng từ 30-50% diện tích nuôi tôm chỉ có sau 1 năm .Số tôm thả nuôi cũng tăng rất nhanh .Trong năm 2000, toàn vùng mới thả gần 500 triệu tôm giống , thì sang vụ tôm năm nay đã tăng gấp đôi . Do năng lực sản xuất tôm giống trong vùng còn hạn chế nên phần lớn tôm giống đều được chuyển từ miền Trung ra hoặc nhập từ Trung Quốc về. Mật độ thả tôm giống cũng tăng lên nhanh chóng. Những hộ nuôi năm trước thắng lợi đã mạnh dạn thả tới 20 con /m2, thậm chí tới 25-30 con/m2. Nhiều hộ chưa có kinh nghiệm nuôi , thấy các hộ khác có lãi lớn cũng thả tới 20 con/ m2 .Năm 2000, sản lượng nuôi tôm toàn vùng đạt khoảng 4200 tấn , xuất khẩu tôm đạt 100 triệu USD, chiếm 7% giá trị xuất khẩu tôm cả nước .Nhưng ngay từ cuối tháng 2 và đầu tháng 3/2001 , ở nhiều ao đầm thả sớm ở các tỉnh, tôm nuôi đã bị nhiễm bệnh , nhiều nơi tôm đã chết. Bệnh lan tràn ra khắp tỉnh (trừ Quảng Trị) trong tháng 4, tháng 5, và tháng 6. Theo số liệu điều tra ban đầu của Viện nghiên cứu nuôi trông thuỷ sản I, ở 8 tỉnh ven biển phía Bắc (từ Quảng Ninh đến Hà Tĩnh ), ở 21 huyện và 194 hộ nuôi tôm đã có166 hộ (85,5%)có tôm nuôi bị mang mầm bệnh . Phần lớn tôm nuôi bị các bệnh đốm trắng, đốn vàng, bệnh MBV, mức độ thiệt hại về bệnh của tôm nuôi cũng rất khác nhau . ở Hải Phòng một số ao tôm ở Đồ Sơn, Kiến Thuỵ bị tổn thất nặng, ước tính toàn thành phố có khoảng 400 ha nuôi tôm bị nhiễm bệnh , ở Ninh Bình nơi có tốc độ chuyển đổi đất sang nuôi tôm rất nhanh thì ước tính có tới 59% diện tích nuôi tôm bị bệnh, ở 400 ha ao đầm tôm chết rải rác, ở 300 ha tôm chết hàng loạt; ở Kỳ Anh (Hà Tĩnh), Quỳnh Lưu (Nghệ An) cũng bị tổn thất nặng. Thực trạng đó đã gây tâm lý hoang mang, lo lắng; nhưng sau những lỗ lực của cán bộ khoa học, kỹ thuật , quản lý trong ngoài ngành và các địa phương, cùng bà con nông ngư dân khắc phục tình trạng trên, đem lại vụ tôm trúng lớn 2 Đánh giá hiệu quả ngành nuôi tôm sú Trong nền kinh tế quốc dân, thuỷ sản là một trong những ngành có nhiều khả năng và tiềm năng huy động để phát triển, có thể đạt được tốc độ tăng trưởng cao vào những năm tới và tiến kịp các nước trong khu vực nếu có các chính sách thích hợp và được đầu tư thỏa đáng Nuôi tôm sú là một nghề có lợi ,nó được nhận định rằng thực tế là giá cả hấp dẫn và ổn định của con tôm trên thị trường thế giới cùng giá đất tương đối thấp của vùng duyên hải đã đưa đến sự bùng nổ và phát triển nghề nuôi tôm , điều đáng chú ý là kỹ thuật nuôi tôm không quá phức tạp nhưng bản thân hệ sinh thái lại khá nhạy cảm với việc nuôi thâm canh ,hệ thống sản xuất thiếu tính bền vững dẫn đến nhiều thiệt hại cho nghề nuôi tôm . Theo tạp chí Thuỷ Sản 3/2000,một cuộc điều tra đánh giá toàn diện về hiệu quả kinh tế của các mô hình nuôi tôm sú thương phẩm ở Khánh Hoà ,được thực hiện qua 134 phiếu điều tra các hộ nuôi tôm ở Nha trang , Ninh hoà ,Vạn Ninh và Cam Ranh về các chỉ tiêu : diện tích ,số vụ nuôi ,hình thức nuôi ,năng suất ,sản lượng ...Thông qua các số liệu điều tra nhận thấy có một số vấn đề sau : Bảng1: Mức đầu tư và hiệu quả sản xuất của các hộ nuôi tôm sú thương phẩm Khánh Hoà -1999 Chỉ tiêu Đơn vị Tổng số Quảng canh tiên tiến Bán thâm canh Thâm canh Diện tích ha 117.99 42.6 56.3 19.09 SS Số ao cái 216 56 119 41 Số vụ vụ 360 89 221 50 Tổng sản lượng kg 222250 19570 122990 79690 Tổng thu triệu đồng 22030.1 1732.5 11510.8 8786.8 Tổng chi triệu đồng 12617.4 1146 7004.9 4466.5 Chi vật chất và dịch vụ triệu đồng 11485.7 1013.3 6353.2 4119.2 Chi lao động triệu đồng 834.1 96.7 488.6 248.8 Chi khác - 297.6 36 163.1 98.5 Từ số liệu đó,tính được doanh thu ,chi phí sản xuất, lợi nhuận ..bình quân cho một ha ao nuôi như bảng sau: Bảng 2:Một số chỉ tiêu kinh tế cho 1 ha ao nuôi tôm sú thương phẩm ở Khánh Hoà -1999 chỉ tiêu đơn vị Tổng số quảng canh tiên tiến bán thâm canh Thâm canh 1-tiền mua đất triệu đồng 50 –70 100 –150 100 -150 100 2-giá đầu tư triệu đồng 30 – 50 50 –100 150 –200 100 3-diện tích trung bình ha/ao 0.76 0.47 0.47 0.55 4-số vụ nuôi vụ 1.6 1.9 1.2 1.7 5-doanh thu triệu đồng 40.67 204.45 460.28 186.71 6-chi phí sản xuất triệu đồng 26.9 124.42 233.97 106.94 7-năng suất kg/ha 459.39 2184.55 4174.44 1883.63 8-giá hoà vốn đồng 58560 56950 56050 56770 Xét về các khoản mục chi phí sản xuất trong các loại hình nuôi tôm khác nhau thì cơ cấu chi phí sản xuất trên 1 ha ao nuôi tôm sú thương phẩm ở Khánh Hoà -1999: Bảng3 : Cơ cấu chi phí sản xuất trên 1 ha ao nuôi tôm sú thương phẩm ở Khánh Hoà -1999: Chỉ tiêu quảng canh cải tiến bán thâm canh thâm canh số tiền triệu đồng tỉ trọng % số tiền triệu đồng tỉ trọng % số tiền triệu đồng Tỉ trọng % -Chi vận chuyển và dịch vụ 23.78 88.4 112.84 90.7 215.78 92.2 -Giống 5.03 18.7 12.40 10 16.01 6.8 Thức ăn 12.39 46.1 68.12 54.8 128.59 55 -Phòng bệnh 1.23 4.6 6.69 5.4 16.32 7 -Năng lượng 1.42 5.3 6.46 5.2 20.12 8.6 -Khấu hao tài sản cố định 2.46 9.1 9.95 8 16.62 7.1 -Chi vật chất khác 0.96 3.6 6.89 5.5 14.35 6.1 -Chi dịch vụ khác 0.29 1.1 2.33 1.8 3.77 1.6 +Chi lao động 2.27 8.3 8.68 7 13.03 5.6 - Lao động thuê 0.74 2.8 1.43 1.1 1.57 0.7 +Chi phí khác 0.85 3.2 2.90 2.3 5.16 2.2 Tổng chi phí 26.90 100 124.42 100 233.97 100 Vì vậy, sự thay đổi các khoản mục chi phí sản xuất trong các loại hình nuôi tôm khác nhau: *- Chi phí thức ăn chiếm tỉ trọng cao nhất trong tất cả các loại hình nuôi tôm sú thương phẩm :12,39 triệu đồng cho nuôi quảng canh cải tiến (46.1%); 68,12 triệu đồng cho nuôi bán thâm canh (54.8%) và 128.59 triệu đồng cho nuôi thâm canh (55%) *- Chi phí tôm giống, khấu hao tài sản cố định, tiền công lao động chiếm tỉ trọng tương đối cao, tăng dần về giá trị tuyệt đối và giảm dần về giá trị tương đối từ nuôi quảng canh cải tiến đến thâm canh *- Phòng trừ dịch bệnh, năng lượng chiếm tỉ trọng tương đối cao trong nuôi tôm bán thâm canh và thâm canh, tăng cả về giá trị tuyệt đối lẫn giá trị tương đối từ quảng canh cải tiến đến thâm canh . Bảng 4: Chi phí và kết quả sản xuất trên 1 ha ao nuôi tôm sú ở Khánh Hoà-năm 1999 chỉ tiêu quảng canh cải tiến bán thâm canh thâm canh chi phí trung gian(IC) 2.91 107.22 205.89 khấu hao tài sản cố định(KH) 2.46 9.95 16.62 tiền công lao động gia đình (CL) 1.53 7.25 11.46 tổng chi phí (IC+CL+KH) 26.90 124.42 233.97 giá trị sản xuất (GO) 40.67 204.45 460.28 giá trị gia tăng(VA) 17.76 97.23 254.39 thu nhập hỗn hợp (MI) 15.30 87.28 237.77 lợi nhuận(Pr) 13.77 80.03 226.31 Như vậy, lợi nhuận thu được trên 1 ha mặt nước nuôi theo hình thức thâm canh bằng 2.8 lần nuôi bán thâm canh và bằng 16.4 lần nuôi quảng canh cải tiến . Ngành nuôi trồng tôm sú được xác định là nghành chính của nhiều địa phương nên việc chăm lo đầu tư rất được coi trọng. Khi so sánh giữa chi phí sản xuất và kết quả thu được đối với từng loại hình (với định mức lao động/ha nuôi tôm quảng canh cải tiến là 2, bán thâm canh là 3,thâm canh là 5) thì thấy hiệu quả của đồng vốn đầu tư đối với từng loại hình nuôi tôm là khác nhau (xem bảng 5) Bảng 5 : Hiệu quả kinh tế của 1 ha ao nuôi tôm sú ở Khánh Hoà -năm 1999: Chỉ tiêu Quảng canh cải tiến Bán thâm canh Thâm canh 1.Giá trị sản xuất/Chi phí trung gian (GO/IC) 1,77 1,9 2,24 -Giá trị sản xuất/tổng chi phí sản xuất (GO/TC) 1,51 1,64 1,97 -Giá trị sản xuất/1 lao động (GO/LĐ), triệu đồng 20,335 68,15 115 2.Giá trị gia tăng/Chi phí trung gian (VA/IC) 0,78 0,91 1,24 -Giá trị gia tăng/tổng chi phí sản xuất (VA/TC) 0,66 0,78 1,09 -Giá trị gia tăng /1 lao động(VA/LĐ) ,triệu đồng 8,88 32,41 63,6 3.Thu nhập hỗn hợp/Chi phí trung gian (MI/IC) 0,67 0,81 1,15 -Thu nhập hỗn hợp/tổng chi phí sản xuất (MI/TC) 0,57 0,7 1,02 -Thu nhập hỗn hợp/1 lao động (MI/LĐ), triệu đồng 7,65 29 59,4 4.Lợi nhuận/Chi phí trung gian (Pr/IC) 0,6 0,75 1,1 -Lợi nhuận/tổng chi phí sản xuất (Pr/TC) 0,51 0,64 0,97 -Lợi nhuận/1 lao động(Pr/LĐ), triệu đồng 6,9 26,7 45,2 *Giá trị sản xuất (GO) hay doanh thu -Các hộ nuôi tôm khi bỏ ra 100 đồng chi phí trung gian sẽ tạo được 177 đồng doanh thu (giá trị sản xuất) đối với nuôi quảng canh cải tiến;190 đồng đối với nuôi bán thâm canh và 224 đồng với nuôi thâm canh; khi bỏ ra 100 đồng tổng chi phí sản xuất sẽ tạo ra 151 đồng doanh thu đối với nuôi quảng canh cải tiến ;164 đồng đối với nuôi bán thâm canh và 197 đồng đối với nuôi thâm canh. -Một lao động trong năm tạo ra được 20.335 triệu đồng giá trị sản suất đối với nuôi quảng canh cải tiến; 68.15 triệu đồng đối vối nuôi bán thâm canh;115 triệu đồng đối với nuôi thâm canh. *Giá trị gia tăng (VA): -Các hộ nuôi tôm khi bỏ ra 100 đồng chi phí trung gian sẽ tạo được 78 đồng giá trị gia tăng đối vơí nuôi quảng canh cải tiến; 91 đồng đối với nuôi bán thâm canh và 124 đồng đối với nuôi thâm canh; khi bỏ ra 100 đồng tổng chi phí sản xuất sẽ tạo ra được 66 đồng giá trị gia tăng đối với nuôi quảng canh cải tiến;78 đòng đối với nuôi bans thâm canh và 109 đồng đối với nuôi thâm canh . -Một lao động trong năm tạo ra được 8.88 triệu đồng giá trị gia tăng đối với quảng canh cải tiến; 32.41 triệu đồng đối với bán thâm canh; và 63.6 triệu đồng đối với nuôi thâm canh . *Thu nhập hỗn hợp -Các hộ nuôi tôm khi bỏ ra 100 đồng chi phí trung gian sẽ tạo được 67 đồng thu nhập hỗn hợp đối vơí nuôi quảng canh cải tiến; 81 đồng đối với nuôi bán thâm canh và 115 đồng đối với nuôi thâm canh; khi bỏ ra 100 đồng tổng chi phí sản xuất sẽ tạo được 57 đồng thu nhập hỗn hợp đối với quảng canh cải tiến; 70 đồng đối với nuôi bán thâm canh và 102 đồng đối với nuôi thâm canh -Một lao động trong năm tạo ra được 7.56 triệu đồng thu nhập hỗn hợp đối với quảng canh cải tiến; 29 triệu đồng đối với bán thâm canh; và 59.4triệu đồng đối với nuôi thâm *Lợi nhuận (Pr) -Các hộ nuôi tôm khi bỏ ra 100 đồng chi phí trung gian sẽ tạo được 60 đồng lợi nhuận đối vơí nuôi quảng canh cải tiến;75đồng đối với nuôi bán thâm canh và 110 đồng đối với nuôi thâm canh; khi bỏ ra 100 đồng tổng chi phí sản xuất sẽ tạo được 51 đồng lợi nhuận đối với quảng canh cải tiến; 64đồng đối với nuôi bán thâm canh và 97 đồng đối với nuôi thâm canh -Một lao động trong năm tạo ra được 6.9 triệu đồng lợi nhuận đối với quảng canh cải tiến; 26.7triệu đồng đối với bán thâm canh; và 45.2triệu đồng đối với nuôi thâm canh . Tóm lại : * Mức đầu tư cho nuôi tôm theo các loại hình nuôi, khác nhau cả về vốn xây dựng cơ bản và chi phí sản xuất.Tổng vốn đầu tư cho 1 ha ao nuôi quảng canh cải tiến khoảng 100 triệu đồng, bán thâm canh khoảng 200 triệu đồng, thâm canh khoảng 300-400 triệu đồng * Chi phí sản xuất bình quân cho 1 ha ao nuôi quảng canh cải tiến là 27 triệu đồng, bán thâm canh là 124 triệu đồng, thâm canh là 234 triệu đồng. Trong đó chi phí thức ăn chiếm tỉ trọng cao nhất trong tổng chi phí ở các loại hình nuôi cả về gía trị tuyệt đối và giá trị tương đối, chi phí năng lượmg tăng theo các loại hình nuôi, từ quảng canh cải tiến đến bán thâm canh và thâm canh, cả về giá trị tuyệt đối và giá trị tương đối . Các chi phí khác như: con giống, khấu hao tài sản cố định, phòng trừ dịch bệnh, tiền lương có xu hướng tăng về giá trị tuyệt đối nhưng giảm về giá trị tương đối. * Giá thành sản xuất khoảng 57000 đồng /kg tôm thương phẩm * Lợi nhuận và doanh thu của 1 ha ao nuôi tăng dần theo các hình thức nuôi từ quảng canh cải tiến đến bán thâm canh và thâm canh Như vậy, lợi nhuận do nuôi thâm canh bằng 2.8 lần nuôi bán thâm canh,16.4 lần nuôi quảng canh cải tiến. Hiện nay, nuôi trồng thuỷ sản hầu hết ở mức độ nuôi quảng canh hoặc quảng canh cải tiến, chưa có các vùng nuôi qui mô lớn, nuôi công nghiệp để tạo ra sản lượng hàng hoá lớn, ổn định giá cạnh tranh. Năng suất nuôi còn thấp, khoảng 150 –200 kg/ha đối với nuôi quảng canh, mới bằng 1/4-1/10 năng suất trung bình hiện nay của các nước trong khu vực. Diện tích nuôi trồng thuỷ sản còn có khả năng mở rộng, nếu sử dụng vùng đất cao triều và bãi triều ven biển thuận lợi để nuôi trồng thuỷ hải sản thì còn có thể tăng thêm 300.000 ha, chưa kể đến diện tích nhiều eo vịnh cũng có thể đưa vào nuôi trồng hải sản. Trên thực tế, rất nhiều hộ nông dân trở nên giầu có nhờ nuôi tôm, với mức thu nhập bình quân 30-50 triệu đồng /năm, kết quả đó khiến cho các hộ nông dân vùng ven biển đã sử dụng gần hết diện tích mặt nước ở các bãi bồi ven sông, biển đưa vào nuôi trồng thuỷ sản. Sự phát triển của nuôi tôm sú đã góp phần đáng kể vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở các vùng nông thôn ven biển đồng thời còn kéo theo sự phát triển của hàng loạt các nghành khác, góp phần giải quyết công ăn việc làm cho người lao động và tạo điều kiện cho các vùng ngư dân ven biển xoá đói giảm nghèo. Mặc dù, các kết quả nghiên cứu cho thấy việc nuôi trồng thu được lợi nhuận cao nhưng thực tế rất nhiều hộ nông dân gặp rủi ro, bị thua lỗ mà nguyên nhân chủ yếu là do dịch bệnh .Trong khi đó, dịch bệnh và sự suy thoái môi trường là những thách thức lớn đối với nghành nuôi tôm, song người nông dân hầu như thiếu quá nhiều những điều kiện cần thiết cho nghề này. Đó là thiếu kiến thức sinh vật học của con tôm, chưa nắm vững và thực hiện đúng qui trình kĩ thuật công nghệ nuôi tôm. 3.Triển vọng thị trường tôm sú thế giới Nét đặc sắc của thị trường thuỷ sản trên thế giới là trong khi phần lớn các hàng nông sản thực phẩm là loại hàng hoá trao đổi nhiều trên thị trường giữa các nước phát triển với nhau hay giữa các nước đang phát triển với nhau thì hàng thuỷ sản có giá trị cao lại được chia thành 2 thị trường rõ rệt: người mua là những nước có trình độ phát triển cao và giàu có còn người bán là các nước đang phát triển và nghèo. Thị trường thuỷ sản thế giới bị chi phối chủ yếu vẫn là các quốc gia có khả năng khai thác, chế biến và tiêu thụ thuỷ sản với khối lượng lớn như các nước Châu á (Nhật Bản, Thái Lan, …), Bắc Mỹ và EU. Chính vì vậy mà thông thường hàng thuỷ sản có giá trị cao thường được giá trên thị trường. Một mặt khác, nhu cầu về hàng hoá thuỷ sản giá trị cao lại tăng trưởng theo đà phát triển của nền kinh tế, xu hướng toàn cầu hoá nền kinh tế đã mở ra khả năng phát triển cho nhiều nền kinh tế khác và vì vậy nhu cầu về hàng thuỷ sản có giá trị cao ngày càng trở nên lớn hơn. Theo thống kê của tổ chức nông –lương thế giới –FAO, sản lượng thuỷ sản thế giới sau khi đạt tốc độ tăng trưởng cao vào thập niên 80 đã có xu hướng tăng chậm vào thập niên 90 với tốc độ tăng bình quân 2.5%/năm. Dự báo đến năm 2010, khả năng tăng sản lượng bình quân của thuỷ sản thế giới khoảng 0.32 %/năm. Nguồn cung cấp từ khai thác thuỷ sản có xu hướng giảm sút từ năm 1997 trở lại đây (từ tỷ trọng chiếm 86,17% tổng sản lượng thuỷ sản thế giới giảm còn 76%năm 1997 và 73.7% năm 1998) trong khi tỷ trọng của thuỷ sản nuôi trồng trong tổng sản lượng thuỷ sản thế giới đã tăng từ 11.3% năm 1991 lên 26 % năm 1998. Việc tăng sản lượng thuỷ sản của thuỷ sản thế giới vào đầu thế kỷ XXI chủ yếu dựa vào phát triển nuôi trồng thuỷ sản, còn khả năng tăng sản lượng khai thác thuỷ sản là rất hạn chế (sản lượng khkhai thác trong vài thập kỷ tới cao nhất chỉ ở mức 100 triệu tấn /năm ) do nguồn lợi thuỷ sản cạn kiệt cùng với vấn đề ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Theo FAO, trong 200 đối tượng khai thác hải sản chính có tới 35% bị khai thác quá giới hạn, 25% có nguy cơ tuyệt chủng, chỉ còn 40% có khả năng phát triển . Tới năm 2005, sản lượng nuôi tôm thuỷ sản thế giới sẽ là 51.9 triệu tấn và đạt gần 100 triệu tấn vào các thập kỷ tiếp theo. Khả năng cung ứng thuỷ sản ngày càng thấp: mức cung cấp thuỷ sản bình quân đầu người trong 10 năm tới của thế giới chỉ đạt 13.5kg/ năm, thấp hơn so với những năm 80 đạt 14 kg /người/ năm. Nhu cầu tiêu thụ thuỷ sản thế giới hiện đang tăng mạnh ở tất cả các quốc gia ( bình quân phải 3%/ năm) do tăng dân số, tăng thu nhập và thay đổi thói quen tiêu dùng. Nhu cầu tiêu thụ thực phẩm thuỷ sản của thế giới sẽ tăng từ 17 kg/ người/ năm thời kỳ 1995-1997 lên 19-20 kg/ người/ năm vào năm 2030 và nhu cầu về thuỷ sản thế giới có thể vượt quá khả năng khai thác và nuôi trồng. Trong khi đó từ nay đến năm 2010, khả năng tăng sản lượng thuỷ sản không nhiều( khoảng 0.32%), vì vậy, sẽ dẫn đến việc tăng nhanh chu chuyển thuỷ sản trên qui mô toàn cầu.Trong thập kỷ qua, kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản trên thế giới bình quân 25%/ năm.Theo dự báo trị giá chu chuyển thuỷ sản thế giới vẫn tiếp tục tăng ở mức 20-25%/ năm. Quan hệ cung cầu trong 15 năm tới sẽ mất cân đối và gay gắt hơn, mức giá của phần lớn các sản phẩm thuỷ sản sẽ tăng cao hơn hiện nay, tăng bình quân từ 4-6%. Về cơ cấu mặt hàng thuỷ sản, đến năm 2010 sẽ không thay đổi đáng kể so với hiện nay. Xu hướng sử dụng thuỷ sản tươi sống, đông lạnh vẫn có nhu cầu cao nhất. Đây là những nguyên nhân dẫn đến việc đẩy mạnh hoạt động buôn bán thuỷ sản thế giới trong thời gian qua. 4Phương hướng phát triển ngành nuôi tôm sú trong thời gian tới Hiện nay, phát triển nuôi trồng thuỷ sản được coi là một giải pháp hữu hiệu để bổ sung nguồn cung cấp cung cấp cho nhu cầu tiêu thụ thực phẩm thuỷ sản ngày càng cao trên thế giới cũng như áp lực cho việc khai thác, thậm chí thay hoàn toàn việc khai thác tự nhiên của một số đối tượng. Các nước Châu á là khu vực nuôi trồng thuỷ sản chính của thế giới (năm 1998 chiếm 88.6% sản lượng và 81.3%giá trị nuôi trồng thuỷ sản thế giới ), trong đó, nước dẫn đầu thế giới về nuôi trồng thuỷ sản là Trung Quốc (năm 1998 đạt 20.79 triệu tấn chiếm 68 % sản lượng nuôi trồng thuỷ sản thế giới ). Xu hướng chung hiện nay là các nước nuôi trồng chú trọng tăng sản lượng của những đối tượng nuôi trồng có giá trị cao, có giá trị cao nhất trong số các loài nuôi trồng hiện nay là tôm sú (đạt giá trị trung bình 66.57 USD/kg).Việt Nam cũng như các nước Châu á (Trung Quốc, Indonexia, Philipin ..) đã tập trung vào nuôi các loài: tôm sú, cá măng biển, cá rô phi, cá chép và đang dẫn đầu thế giới về nuôi tôm sú và cá măng biển Từ những đặc trưng của thị trường thuỷ sản thế giới như trên, đồng thời, tôm sú cũng là mặt hàng thuỷ sản có giá trị cao nên đầu ra cho mặt hàng này đã tìm được nơi tiêu thụ.Trong các phần trên đã trình bày, các nước có nhu cầu nhập khẩu nhiều hàng thuỷ sản có giá trị cao thường rất khó tính. Bạn ở Châu á nhưng bạn muốn xuất khẩu vào Châu Âu hay Bắc Mỹ, nếu bạn không đủ sức làm cho các cơ quan quản lý về chất lượng ở các nước nhập khẩu thừa nhận là bạn đã có một chương trình có hiệu lực vận hành trong các nhà máy chế biến của bạn thì các nhà nhập khẩu sẽ không được phép mua sản phẩm của bạn - đó là tiêu chuẩn HACCP. Cụ thể là tại thị trường Mỹ, năm 1987, Viện hàn lâm khoa học thực phẩm đã đề nghị sử dụng HACCP (Hazard Anlysis Critical Control Point) làm tiêu chuẩn kĩ thuật kiểm tra thực phẩm và được nhiều nước, tổ chức trên thế giới cộng nhận và áp dụng. Từ năm 1990,EU cũng công nhận HACCP làm tiêu chuẩn thực phẩm của mình, các nước muốn bán hàng thuỷ sản vào đây có giá cao hơn các nơi khác thì phải đáp ứng yêu cầu của HACCP. Nắm bắt được tính cách và tiềm năng của thị trường nhập khẩu nên năm 1991,Việt Nam đã tiếp cận với HACCP thông qua việc cử các chuyên gia thuỷ sản đầu tiên của mình tham gia lớp tập huấn về HACCP với sự tài trợ của tổ chức quốc tế. Kết quả là trong những năm qua, ngành thuỷ sản VN đã tích cực hoàn thiện chính sách về an toàn thực phẩm thuỷ sản, thành lập cơ quan kiểm tra chất lượng thuỷ sản cho nên năm 1998 có 27 nhà máy chế biến đông lạnh đạt tiêu chuẩn HACCP, năm 1999 có thêm 20 nhà máy, năm 2001 có 61 nhà máy đạt tiêu chuẩn là những nhà máy có có giấy thông hành vào Bắc Mỹ, EU, Nhật Bản. Đồng thời tháng 3 năm 1998, ngành thuỷ sản VN đã chủ động sang tham dự hội trợ quốc tế Boston (Mỹ), gian hàng cafatex với lời chú dẫn “Nhà XK hàng đầu của VN”đã gây được nhiều sự chú ý đối với các bạn hàng Mỹ và ký được nhiều hợp đồng có giá trị; có các cuộc tiếp xúc làm việc với cục nghề cá Hoa Kỳ (NMFS) và ký biên bản ghi nhớ về quan hệ hợp tác thuỷ sản việt- mỹ. Nhìn rõ vai trò của thị trường như vậy, Chính Phủ đã giao cho bộ thương mại, Bộ ngoại giao, các tham tán thương mại tại nước ngoài phải nắm chắc thị trường giá cả để làm đầu mối cho các doanh nghiệp thuỷ sản VN, việc làm đó đã có tác dụng tích cực góp phần làm cho con đường giao thương quốc tế được hình thành và mở rộng. Cụ thể là tại thị trường Mỹ, năm 1997 hàng thuỷ sản Việt Nam XK sang đạt 39,3 triệu USD năm 1998 lên 80,15 triệu USD tăng 104 % so với năm 1997; năm 1999 là 130 triệu USD tăng 162% so với năm 1998. Trong số những mặt hàng thuỷ sản vào thị trường Mỹ thì con tôm vẫn là mặt hàng chủ lực: năm 1997 xuất 3047 tấn tôm với giá trị kim nghạch 31,32 triệu USD, chiếm 79,64% tổng kim nghạch XK hàng thuỷ sản; năm 1998 xuất được 6125,7 tấn với giá trị kim ngạch 66,89 triệu USD, chiếm 83,37 % tổng kim ngạch. Năm 1999, xuất 9100 tấn với giá trị kim ngạch 96,5 triệu USD chiếm 74,23 % tổng kim ngạch. Tuy đến với thị trường Mỹ hơi muộn nhưng với sự nỗ lực vượt bậc của lãnh đạo ngành thuỷ sản, chữ tín của thương hiệu hàng thuỷ sản việt nam đã có mặt trên thị trường thế giới ngày càng cao và mở rộng, được FAO xếp hàng thứ 25 các nhà xuất khẩu thuỷ sản thế giới và thứ 3 ở khu vực Đông Nam á, là nhà cung cấp tôm lớn thứ 3 sang thị trường Nhật Bản và thứ 10 sang các thị trường khó tính đầy tiềm năng –Mỹ, đã có mặt trên 60 quốc gia ở khắp châu lục. Năm 2000, trong khi các mặt hàng nông sản quan trọng như gạo, cà phê, cao su đang bị rớt giá trên thị trường quốc tế thì tôm Việt Nam, mặt hàng chiếm 50 % XK đang được giá , từ 1 USD đến 1,5 USD/ kg ,cụ thể loại tôm sú vặt đầu từ 16 –10 con /kg năm 1999 Nhật Bản mua với giá 16,5 USD, năm 2000 lên 18,5 USD đến 19 USD /kg. Như vậy thị trường thuỷ sản luôn sáng sủa cộng thêm vào là sự nỗ lực chào hàng có chất lượng cao của doanh Việt Nam đã tích luỹ được nhiều kỹ năng , luật lệ bán hàng, lựa chọn đối tác, mở rộng được thị trường tiêu thụ nhiều sản phẩm mới từ nuôi trồng. Xuất khẩu tôm sú vào thị trường Mỹ tháng 7/2000 đạt 35,74 triệu USD tăng gấp 3 lần cùng kì năm 1999, chiếm 80,79 % tổng kim ngạch tháng 7. Nhật Bản vẫn là thị trường lớn nhất chiếm gần 40 %.Mỹ chiếm khoảng 20%, các nước Châu á khoảng 25 % thị phần XK thuỷ sản VN .Mặc dù trong thời gian gân đây kim ngạch nhập khẩu của EU giảm song lại phát triển ở thị trường Trung Quốc, chỉ tính tronh tháng 9/2000 đã nhập 43 triệu USD vươn lên vị trí đầu bảng vượt cả Nhật Bản và Mỹ.Ngành thuỷ sản đã đạt mức xuất khẩu năm 2000 là 1.4 tỷ USD, trên đà phát triển của năm2000,sáu tháng đầu năm 2001 ngành thuỷ sản vẫn tiếp tục đạt được những thành tích lớn thực hiện trên 50% kế hoạch sản lượng và kim ngạch xuất khẩu. Tại quyết định số 251/1998/QĐ-TT của thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt Chương trình phát triển xuất khẩu thuỷ sản đến năm 2005, đã xác định một trong các nhiệm vụ là phải “ phát triển nuôi trồng, khai thác bảo đảm đủ nguyên liệu phục vụ chế biến xuất khẩu”, trong đó khẳng định đưa nuôi trồng thuỷ sản trở thành nguồn chính cung cấp nguyên liệu cho xuất khẩu, cụ thể là phát triển nuôi tôm. Kết quả là: trước đây, khi thiếu nguyên liệu, những nhà sản xuất chế biến phải tranh mua, chỉ lo không có hàng để bán, không sợ ế thừa thì đến sáu tháng đầu năm 2001 người nuôi tôm trúng mùa, nguồn nguyên liệu cung cấp tăng lên đủ thoả mãn các nhà chế biến, tình hình tranh mua, gian lậu giảm đi thì giá cũng sụt xuống, xuất hiện một áp lực mới cho người chế biến: phải đẩy mạnh tiêu thụ. Cũng lúc đó, tình hình trên các thị trường, đặc biệt là thị trường xuất khẩu tôm, lại có nhiều chuyển biến tiêu cực . Các nước sản xuất tôm khác cũng được mùa, kể từ tháng 3, hàng chào bán ngày một tăng lên với giá không ngừng hạ xuống. Ngược lại, Nhật Bản –khách tiêu thụ tôm nhất nhì trên thế giới – lại đắm chìm trong khó khăn, chính trị xã hội thiếu ổn định, kinh tế hồi phục chậm đồng tiền chao đảo mất giá khiến cho sức mua của dân tiếp tục giảm sút. Nhập khẩu tôm của họ trong 6 tháng đầu năm 2001 giảm 10% so với cùng kì năm ngoái, giá nhập khẩu trung bình cũng giảm khoảng 20%. Kết quả là lượng sản phẩm tôm tăng lên được dồn sang thị trường Mỹ. Trong 6 tháng qua thị trường này đã nhập khẩu tôm tăng 11% so với cùng kì năm trước, trong đó từ Việt Nam tăng tới 108% tức gia tăng thêm 25%, đạt trên 37 ngàn tấn tôm xuất khẩu với giá trung bình chỉ giảm khoảng 11%. Có thể nói rằng 6 tháng đầu năm 2001vừa qua là thời kì mà nhiều khó khăn dồn dập đến với ngành thuỷ sản song các kết quả mà ngành đạt được đã đánh dấu những cố gắng vượt bậc của các nhà chế biến xuất khẩu nước nhà và chứng minh được sự trưởng thành vững chắc của ngành . Một yếu tố thuận lợi nữa để phát triển ngành thuỷ sản là trong năm 2000, hiệp định thương mại Việt Mỹ ký ngày 13/7/2000 tại Oasinhton và chính thức được thông qua vào tháng 9/2001 đã mở cửa cho ngành thuỷ sản .Do không bị đánh thuế, giá lại cao hơn thị trường EU, đồng thời Mỹ là thị trường khá rộng lớn và khá thống nhất về thị hiếu tiêu dùng thuỷ sản so với thị trường EU nhưng hàng rào phi thuế quan lại khắt khe hơn nhiều. Năm 1997, Mỹ đòi hỏi các nhà sản xuất thuỷ sản xuất khẩu sang Mỹ phải áp dụng HACCP kể từ sau ngày 18/12/97 . Tuy nhiên HACCP của Mỹ chỉ tập trung vào việc bao đảm an toàn thực phẩm, các yếu tố vệ sinh .Đối với mặt hàng thuỷ sản , Mỹ là 1 trong 3 thị trường lớn trên thế giới .Hàng năm Mỹ nhập khẩu khoảng 5,6-6,2 tỷ USD, Mỹ nhập khẩu rất nhiều mặt hàng thuỷ sản nhưng lớn nhất là tôm, cá, filê, cá ngừ hộp. Điều đó, tạo thuận lợi cho việc xúc tiến xâm nhập vào thị trường Mỹ của hàng thuỷ sản Việt Nam, trong đó có mặt hàng tôm sú XK thuỷ sản thập kỷ 90 đến 2001 Năm Sản phẩm (tấn) Kim nghạch (triệu USD) Giá bình quân(USD/kg) Giá tôm Giá mực Giá cá 1990 56300 205 4,2 5,7 1,8 1991 60500 278,8 4,2 5,9 1,85 1992 70000 305,1 4,28 5,6 2,05 1993 94800 368,4 4,8 5,1 2,1 1994 110300 458,3 4,89 4,8 2,1 1995 127700 550,6 5,2 5 2,15 1996 150000 670 5,6 4,9 2,15 1997 187000 776 6,2 4,8 2,2 1998 200000 858,6 7,15 3,67 2,35 1999 220000 971 7,4 4 2,45 2000 260000 1250 8 4,15 2,55 2001 300000 1500 8,25 4,25 2,65 Để tạo đà phát triển nuôi trồng thuỷ sản, các doanh nghiệp chế biến cũng góp phần không nhỏ, đây là lực lượng chế biến thuỷ sản để xuất khẩu ra thị trường quốc tế. Trong xu thế toàn cầu hoá, hoạt động theo cơ chế thị trường, việc giải quyết 3 vấn đề: sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào, sản xuất bao nhiêu đều được xuất phát từ nhu cầu thị trường. Trước những đòi hỏi của nhu cầu thị trường như trên, vấn đề bảo đảm an toàn thực phẩm là vấn đề sống còn cho các nhà máy chế biến đông lạnh thuỷ sản. Hiện nay nước ta đã hình thành một ngành công nghiệp chế biến thuỷ sản xuất khẩu trong cả nước, có khả năng sản xuất trên 2000 nghìn tấn sản phẩm xuất khẩu/ năm. Riêng trong lĩnh vực xuất khẩu đã có những thay đổi rất lớn đối với các doanh nghiệp chế biến thuỷ sản xuất khẩu, trong đó có gần 50 nhà máy đã chủ động đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng, đổi mới, hiện đại hoá trang thiết bị, công nghệ ,đa dạng hoá sản phẩm , sản xuất các mặt hàng có hàm lượng công nghệ cao , có trình độ tương đương với trình độ của nhiều nước trong khu vực. Các doanh nghiệp chế biến thuỷ sản trong cả nước đã nhận thức được tầm quan trọng của việc nâng cấp điều kiện sản suất, áp dụng các chương trình kiểm soát chất lượng như GMP, HACCP để có thể đáp ứng được các thị trường có yêu cầu cao về công tác bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm như EU, Mỹ. Tuy nhiên nhiều doanh nghiệp trong ngành sản xuất thuỷ sản có qui mô sản xuất nhỏ, manh mún, trình độ công nghệ lạc hậu, tiềm lực về vốn yếu; trình độ cán bộ quản lý và công nhân lành nghề còn bất cập … còn yếu, và thiếu cập nhật, đội ngũ công nhân lao động trong ngành tuy đông nhưng trình độ thấp thiếu những người có khả năng làm chủ những công nghệ hiện đại Thuỷ sản là một ngành kinh tế mũi nhọn, rất cần được phát triển khoa học công nghệ để công nghiệp hoá. Mục tiêu của khoa học công nghệ thuỷ sản là nhằm tăng cường hiệu quả kinh tế xã hội, mở rộng cơ sở vật chất, phát triển nghành thuỷ sản theo hướng bền vững, bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên đất nước, nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu Việt Nam trên thị trường thế giới. Trong lĩnh vực nuôi trồng thuỷ sản, khoa học công nghệ tập trung vào giải quyết các vấn đề về giống, thức ăn, công nghệ nuôi phòng trừ dịch bệnh cho vật nuôi và bảo vệ môi trường nhằm nâng cao năng suất và hạ giá thành sản phẩm trong khâu nuôi trồng. Về nuôi trồng thuỷ sản phát triển mạnh trong cả các lĩnh vực từ sản xuất giống, xây dựng cơ sở hạ tầng vùng nuôi, sản xuất, cung ứng thức ăn và thuốc phòng trị bệnh, thu mua, bảo quản nguyên vật liệu đưa đến nơi tiêu thụ hoặc cơ sở sản xuất ,…nuôi trồng thuỷ sản đã chuyển hướng rõ nét sang một nền sản xuất hàng hoá, tăng nhanh tỷ trọng lên đến 34% trong tổng sản lượng thuỷ sản trong cả nước. Đối tượng nuôi không ngừng mở rộng, trong đó tôm sú đã ngày càng khẳng định rõ nét là đối tượng chủ lực Mục tiêu nuôi trồng thuỷ sản 1999-2010: TT Các chỉ tiêu Đơn vị 1999 2005 2010 1. Sản lượng nuôi Tấn 650.000 1150000 2000000 2. Giá trị XK Triệu USD 550 1200 2500 3. Thu hút lao động Vạn người 55 100 200 4. Diện tích nuôi ha 640.000 850000 1028000 Rõ ràng là sản xuất nuôi trồng thuỷ sản ở nước ta từ một nền sản xuất tự cấp, tự túc đã chuyển sang sản xuất hàng hoá, tuy nhiên còn nhiều điều tồn tại trong quá trình phát triển vừa qua, thể hiện ở mọi khía cạnh như chưa quan tâm đầy đủ đến việc qui hoạch sử dụng hợp lý mặt nước nuôi trồng thuỷ sản; thiếu qui hoạch cụ thể cho các tiểu vùng để có đầu tư phù hợp với cơ sở hạ tầng đồng bộ, sự phát triển còn mang tính tự phát ở nơi này nơi khác đã làm ảnh hưởng đến môi trường sinh thái; đầu tư cho nuôi trồng thuỷ sản quá thấp và thiếu đầu tư phát triển chiều sâu hoặc cho chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi; bộ máy tổ chức quản lý nuôi trồng thuỷ sản ở nhiều địa phương – nhất là các tỉnh nội địa bị xáo trộn; một số chính sách như chính sách sử dụng mặt nước nuôi trồng thuỷ sản, chính sách bảo trợ sản xuất khi gặp rủi ro …hoặc chưa ban hành kịp thời hoặc chưa được cụ thể hoá một cách phù hợp với thực tiễn đã hạn chế tác dụng khuyến khích phát triển sản xuất. Tất cả điều đó làm cho hiệu quả nuôi tôm sú cả về mặt kinh tế và xã hội – chưa tương xứng với tiềm năng, ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững trong lĩnh vực nuôi trồng thuỷ sản Một số ý kiến Trong thời đại công nghiệp, biển là mặt tiền của các quốc gia, tiếp cận được với biển là niềm hạnh phúc và có khă năng mang lại sự giàu có. Định đề có tính qui luật đó cũng đúng với thuỷ sản. Mặt nước ngày càng trở thành một nguồn tài nguyên mới quí hiếm với những khả năng tiềm ẩn mới. Vì vậy nên đưa nước biển vào sâu trong các vùng rộng lớn mà ở đó việc chuyển đổi sang một nền canh tác mới có hiệu quả hơn là canh tác lúa nước. Khoa học và qui hoạch, đặc biệt là thuỷ lợi là cách tốt vì chỉ có thuỷ lợi hoá một cách hợp lý mới cho phép chúng ta tận dụng tối đa thế mạnh của tài nguyên nước mặn phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Nước ta là một quốc gia ven biển, có chiều dài bờ biển 3260km, có vùng biển và thềm lục địa rộng lớn hơn 1 triệu km2, có tiềm năng lớn về thuỷ sản, nước ta có khoảng 1000000 ha đất có thể nhiễm mặn tự nhiên, nhiều nhất ở đồng bằng sông Cửu Long khoảng hơn 700000ha trong đó có khoảng 400.000.000 –500.000.000 ha có thể phát triển thành vùng nuôi trồng thuỷ sản mặn lợ, ở đâu có khả năng này nên tận dụng. Tất nhiên cần qui hoạch để tưới và thoát tốt không để tình trạng “ngọt không ra ngọt, mặn không ra mặn” . Vạn sự khởi đầu nan, để thực hiện thành công việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp, cụ thể là từ trồng lúa sang nuôi tôm, đồng thời giải quyết các vấn đề còn tồn tại nhằm phát triển hơn nữa ngành nuôi trồng thuỷ sản, trong đó có nuôi tôm sú thì cần có sự phối hợp đồng bộ chặt chẽ của các nghành liên quan . Cụ thể là : Coi quan hệ chặt chẽ giữa hai nghành thuỷ sản và nông nghiệp là cốt lõi, phải tiến hành qui hoạch và không chỉ tạm thời cho trước mắt mà phải cho tương lai 15-20 năm Đối với Nhà Nước: cần có chính sách hỗ trợ linh hoạt, sớm có chính sách kiểm soát chất lượng con giống và có những qui địng chặt chẽ hơn, mang tính pháp lý cao hơn về sản xuất giống nói chung trong đó có tôm giống để người dân đỡ thiệt -Về chính sách tài chính cần sử dụng các công cụ kinh tế để giảm lãi suất,…để tăng nguồn vốn cho người dân, hỗ trợ vốn cho xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu ở các vùng chuyển đổi này -Về thuỷ lợi, kết cấu hạ tầng phải thay đổi đồng bộ, có qui hoạch tỉ mỉ, đầy đủ từ nguồn nước vào ra, đường giao thông, mạng điện cho hiện tại cũng như tương lai trong 15-20 năm. -Các cấp chính quyền địa phương cần phải quan tâm hỗ trợ, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho nghành thuỷ sản khảo sát, qui hoạch mở rộng vùng nuôi tôm Đối với người nuôi tôm : -Sự tham gia của người dân, đặc biệt là ngư dân vào việc nuôi tôm là rất lớn và ngày càng nhiều, là người trực tiếp lao động và hưởng thành quả từ việc nuôi trồng nên họ đóng vai trò quyết định đến kết quả đạt được. Vì vậy, trước tiên người nuôi tôm phải nhận thức được mục đích nuôi trồng, phải tự suy nghĩ và chọn hướng canh tách trên ruộng đồng của mình . Nhà nước và khoa học chỉ giúp họ khởi động, thiết kế qui hoạch để sản xuất vững bền và có hiệu quả cao nhất. Cung cấp cho họ giống tốt nhất, thức ăn tốt nhất, thuốc phòng bệnh và các vật liệu khác tốt nhất. Thế nên, bà con nông dân để tránh những thất bại lãng phí tiền của phải tích cực tham dự các lớp huấn luyện về nuôi tôm sú để có những kiến thức về kĩ thuật, qui trình công nghệ, kiến thức về sinh vật học của con tôm trong quá trình nuôi. -Đầu tư xây dựng cơ sở một chách đồng bộ từ bố trí mặt bằng, ao đầm, mua sắm thiết bị phù hợp với kỹ thuật sản xuất . -Thực hiện đúng các yêu cầu kĩ thuật được hướng dẫn. -Khắt khe trong việc chọn giống, thức ăn và quản lý chăm sóc. Nên lựa chọn mua con giống ở tận cơ sở sản xuất tin cậy, đàn giống khoẻ, không có mầm bệnhvà phải qua kiểm tra chất lượng ở cơ sở kiểm tra có trách nhiệm… -Phải tự kiềm chế, không chạy theo lợi nhuận mà bỏ qua yêu cầu bền vững. Đồng thời phải học hỏi kinh nghiệm từ những bà con đã nuôi thành công cùng với ý chí quyết tâm làm giàu của mình. Đối với bộ thuỷ sản: cần có giải pháp hỗ trợ đồng bộ trong các khâu nuôi trồng, tiêu thụ sản phẩm và hậu cần nghề nuôi tôm. Trong khâu nuôi trồng, cần tập trung vào khâu nghiên cứu các phương pháp, qui trình, qui phạm kỹ thuật công nghệ nuôi, con giống, thức ăn, …. để chuyển giao cho dân. Đặc biệt là vấn đề sản xuất tôm giống. Phải chủ động sản xuất tôm giống ngay tại địa phương và quản lý chất lượng ngay tại các cơ sở sản xuất, tiếp tục nhận nauplius từ các địa phương khác về ươm thành tôm giống để nuôi thương phẩm.Việc điều hoà tôm giống, kể cả nhập khẩu để giải quyết trước mắt vấn đề giống tôm nuôi trong vài năm tới. Có thể nhập tôm bố mẹ cho các trại sản xuất tôm giống nhưng phải chấp hành sự quản lý nhà nước, đặc biệt là tuân thủ yêu cầu công tác kiểm dịch. Phải tiến hành chi tiết các vùng nuôi tôm, các khu nuôi tôm, các ao đầm nuôi tôm trên cơ sở các thành tựu mới nhất và các mô hình điển hình về nuôi tôm ở nước ta và trên thế giới. Phải tăng cường công tác khuyến ngư, mở rộng các lớp tập huấn, đẩy mạnh thông tin và phổ biến kiến thức cho người nuôi tôm. Cần phải có kế hoạch nuôi đa loài phù hợp với từng địa phương để giảm thế độc canh cho nuôi tôm. Phải quản lý chặt chẽ nguồn thức ăn và các loại thuốc phòng trị bệnh cho tôm nuôi. ở khâu tiêu thụ , Bộ thuỷ sản phải năng động trong khi tìm nguồn tiêu thụ, đẩy mạnh công tác thông tin thị trường và các hoạt động xúc tiến thương mại, đáp ứng thông tin cần thiết cho các doanh nghiệp, bảo đảm cho người nuôi trồng an tâm sản xuất , tích cực đầu tư… Đối với các doanh nghiệp chế biến thuỷ sản: là lực lượng chính tiêu thụ các sản phẩm của người nuôi trồng, những hoạt động hay hành vi của hãng quyết định khối lượng đầu ra của tôm sú. Đồng thời, do hoạt động trong cơ chế thị trường đã buộc doanh nghiệp phải xuất phát từ nhu cầu của thị trường để ra quyết định kinh doanh. Do đó, đòi hỏi doanh nghiệp phải nâng cao khả năng hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế, tự khẳng định mình, xác lập cho doanh nghiệp một vị thế cạnh tranh vững chắc trong thị trường các mặt hàng thuỷ sản đem xuất khẩu . Muốn vậy, phải tăng cường năng lực công nghệ chế biến, mở rộng và xây mới các cơ sở chế biến nâng công suất chế biến tức là nhanh chóng đổi mới công nghệ, thay đổi cơ cấu mặt hàng có lợi thế và thị trường đang có nhu cầu để tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp, tiếp tục đẩy mạnh công tác đào tạo các doanh nghiệp giỏi và công nhân lành nghề. Đồng thời, tăng cường hợp tác liên doanh liên kết với các doanh nghiệp nước ngoài có trình độ khoa học kỹ thuật –công nghệ cao hơn để học tập kinh nghiệm quản lý và tiếp thu khoa học công nghệ mới. Phải tăng tỷ trọng các doanh nghiệp thực hiện chương trình quản lý chất lượng theo GMPvà HACCP, phấn đấu sao cho tất cả các đơn vị chế biến thực hiện áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến để sản xuất hàng hoá giá trị cao, giá cạnh tranh đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng nước ngoài. Ngoài những nỗ lực của bản thân doanh nghiệp trong việc duy trì mở rộng thị trường, Nhà nước cần có chính sách cụ thể hỗ trợ các doanh nhgiệp trong việc tìm kiếm các thị trường mới. Bên cạnh đó hiệp hội chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam với tư cách là người đại diện cho các doanh nghiệp cần cung cấp đầy đủ, kịp thời về thị trường cho các doanh nghiệp và giúp đỡ giải quyết các vấn đề phát sinh trong các doanh nghiệp trong hoạt động xuất khẩu thuỷ sản. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp chế biến nên có chính sách hỗ trợ, khuyến khích người nuôi trồng. -Chúng ta cần đẩy mạnh hoạt động nuôi trồng thuỷ sản theo nguyên tắc phát triển bền vững. Chọn giống loài quí, có giá trị dinh dưỡng và kinh tế cao vì nó là lẽ tự nhiên phù hợp với các qui luật kinh tế và xã hội. Do đó các loài thuỷ sản có giá trị cao như tôm, các loài hải sản , một số loài thuỷ sản nước ngọt có thị hiếu và giá trị cao phải được ưu tiên phát triển. Đây chính là hướng đi lâu dài, tiết kiệm nhất, hợp lòng dân và đúng qui luật. Nói tóm lại, để ngành nuôi tôm sú phát triển và đạt hiệu quả cao thì hoạt động của các ngành có liên quan đều nhằm mục đích chung là tạo điều kiện nâng cao chất lượng của tôm sú, tạo nguồn cung ứng đầu vào và bao tiêu đầu ra ổn định, đảm bảo cho người dân yên tâm phát triển theo nguyên tắc bền vững.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docG0058.doc
Tài liệu liên quan