Đề tài Phát huy tinh thần tự chủ, đoàn kết, yêu thương giúp đỡ nhau của học sinh qua các tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp 6

Bắt đầu từ cấp học THCS, tinh thần tự chủ và tính tập thể của mỗi cá nhân học sinh là những yếu tố cần thiết và phải được rèn luyện thường xuyên, để các em có thể phát triển tốt, đúng hướng và trở thành người công dân có ích. Với đề tài “ Phát huy tinh thần tự chủ, đoàn kết, yêu thương giúp đỡ nhau của học sinh qua các tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp 6 ”, tôi muốn đóng góp một phần công sức trong việc định hướng cho học sinh tính tự lập cũng như làm quen và rèn luyện những kỹ năng cần thiết. Những hoạt động ngoại khoá bổ ích, kết hợp với những trò chơi sôi động, được đưa vào và sắp xếp một cách có chủ ý, trình tự thì sẽ góp phần không nhỏ làm giờ hoạt động trở nên sinh động, hấp dẫn. Học sinh nhờ vậy sẽ thấy không hề khô khan, sáo rỗng mà rất hấp dẫn và thiết thực, qua đó sẽ giúp học sinh phát huy tối đa tính tự chủ, tinh thần đoàn kết tương thân tương ái.

doc40 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2108 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phát huy tinh thần tự chủ, đoàn kết, yêu thương giúp đỡ nhau của học sinh qua các tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp 6, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần 1: đặt vấn đề Lý do chọn đề tài: Lớp 6 là lớp học đầu tiên của một cấp học mới, cấp học THCS. Học sinh lớp 6 thường có những bỡ ngỡ của buổi đầu do sự khác biệt nhau khá lớn giữa hai cấp học. Các em có nhiều bạn bè mới và đặc biệt là được tiếp xúc với nhiều thày cô giáo dạy ở lớp mình. Đó là đặc điểm khác hẳn với cấp Tiểu học. Những yêu cầu của giáo dục cấp học đòi hỏi ở các em một sự có gắng và nỗ lực, tinh thần tự chủ cao thì mới có kết quả như mong muốn. Hoạt động ngoài giờ lên lớp là cơ hội giúp các em rèn luyện theo yêu cầu giáo dục đó. Hơn nữa, ở cấp học THCS còn yêu cầu học sinh có tinh thần tập thể cao hơn rất nhiều, thể hiện ở việc đoàn kết, yêu thương giúp đỡ nhau trong học tập. Tinh thần tập thể này không chỉ có ích đối với các em trong học tập mà trong đời sống xã hội và công tác sau này cũng rất cần thiết. Đề tài Sáng kiến kinh nghiệm “ Phát huy tinh thần tự chủ, đoàn kết, yêu thương giúp đỡ nhau của học sinh qua các tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp 6 ” là những kinh nghiệm của cá nhân tôi trong việc sử dụng các hoạt động ngoài giờ lên lớp sao cho có hiệu quả nhất, có sức hấp dẫn giúp học sinh tham gia một cách hào hứng, tự nguyện và qua đó đạt kết quả cao trong việc củng cố kiến thức trên lớp cũng như phát huy tinh thần đoàn kết, vì tập thể của họ Phần 2: nội dung Chương i: cơ sở lý luận 1. Tác động của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp đến tâm lý học sinh THCS: Theo những nghiên cứu khoa học thì học sinh cấp THCS đặc biệt là lớp 6 đang ở độ tuổi có khả năng nhớ nhanh và tốt nhất. Đây cũng chính là thời kỳ các em phát triển nhanh và phức tạp về cả tâm, sinh lý đồng thời có niềm đam mê khám phá thế giới xung quanh. Chính vì thế, ở độ tuổi này, các hoạt động tập thể ngoài giờ thực sự rất cần thiết, góp phần giúp học sinh củng cố kiến thức, tiếp thu, rèn luyện các kỹ năng một cách chủ động mà không nhàm chán với một tâm lý hoàn toàn thoải mái. Để hướng học sinh tới mục tiêu cần đạt được của một tiết hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp có rất nhiều phương pháp như tổ chức trò chơi, đóng vai, thuyết trình, xây dựng đề án… Đây là những phương pháp chủ yếu có thể được áp dụng một cách cực kỳ linh hoạt và đa dạng, tạo sự mới mẻ, hấp dẫn và lôi cuốn sự chú ý của học sinh. Trước những hoạt động này, học sinh luôn bị cuốn hút và tỏ ra thích thú vì nó phù hợp với tính hiếu động ở độ tuổi các em. Chính vì lẽ đó, tác dụng giáo dục và khả năng tiếp thu của học sinh trong các hoạt động này tăng lên rõ rệt. Tác dụng này sẽ càng lớn nếu giáo viên biết cách tổ chức khéo léo, đan xen các hoạt động một cách hợp lý tạo sự hấp dẫn cho học sinh. Thông qua những hoạt động ngoài giờ lên lớp, giáo viên có thể giúp học sinh hiểu sâu hơn về bài học, có kiến thức thực tế “mắt thấy tai nghe” chứ không còn là những trang lý thuyết suông. Điều này sẽ giúp ích rất nhiều cho các em trong những tình huống thật ngoài cuộc sống, và đó mới chính là mục tiêu cuối cùng của bài học. 2. Vai trò, tác dụng của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở nhà trường THCS: Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THCS giúp học sinh: - Củng cố, bổ sung kiến thức đã học trên lớp, tạo điều kiện thuận lợi để các em làm quen với những lĩnh vực khác nhau của đời sống kinh tế xã hội, giúp các em có cơ hội liên hệ kiến thức đã học với thực tế cuộc sống. - Làm quen và luyện tập các kỹ năng cơ bản, cần thiết của học sinh THCS như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tham gia các hoạt động tập thể, kỹ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề, kỹ năng hợp tác… một cách chủ động và có trách nhiệm, giúp học sinh có kỹ năng giải quyết các tình huống, sự việc nảy sinh trong sinh hoạt tập thể ở nhà trường, gia đình và cộng đồng. - Có thái độ đúng đắn, có tình cảm tích cực thể hiện ở sự hứng thú đối với hoạt động, phấn khởi khi được góp sức lực và khả năng của mình vào hoạt động của tập thể. - Phát huy tinh thần tự chủ, đoàn kết, yêu thương giúp đỡ nhau của học sinh. Chương II: cách thức tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp: 1. Yêu cầu khi tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp 6: Học sinh lớp 6 thường có những bỡ ngỡ của buổi đầu là quen với một cấp học mới, cấp THCS. Các em có nhiều bạn bè mới và đặc biệt là được tiếp xúc với nhiều thày cô giáo dạy ở lớp mình. Đó là đặc điểm khác hẳn với cấp Tiểu học. Những yêu cầu của giáo dục cấp học đòi hỏi ở các em một sự có gắng và nỗ lực, tinh thần tự chủ cao thì mới có kết quả như mong muốn. Hoạt động ngoài giờ lên lớp là cơ hội giúp các em rèn luyện theo yêu cầu giáo dục đó. Hơn nữa, ở cấp học THCS còn yêu cầu học sinh có tinh thần tập thể cao hơn rất nhiều, thể hiện ở việc đoàn kết, yêu thương giúp đỡ nhau trong học tập. Tinh thần tập thể này không chỉ có ích đối với các em trong học tập mà trong đời sống xã hội và công tác sau này cũng rất cần thiết. Vậy khi tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp 6, giáo viên cần chú ý một số yêu cầu sau: - Động viên kịp thời những suy nghĩ sáng tạo và tính tích cực chủ động của các em, đồng thời giúp các em nhận thấy những mặt còn hạn chế trong quá trình tổ chức hoạt động. - Tạo nhiều cơ hội để học sinh được rèn luyện các kỹ năng tự quản trong hoạt động tập thể. - Sử dụng nhiều phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động khác nhau như: Giao nhiêm vụ , tạo tình huống có vấn đề để học sinh tự xử lý và luân phiên điều khiển hoạt động, nêu gương để các em học tập, thực hành trong đời sống tập thể, tự đánh giá rút kinh nghiệm… - Thông qua các hoạt động ngoài giờ để phát huy tinh thần tự chủ, đoàn kết, yêu thương giúp đỡ nhau của học sinh. 2. Cách thức tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp 6: Chương trình hoạt động ngoài giờ lên lớp 6 được xây dựng thành các chủ điểm giáo dục. Mỗi chủ điểm giáo dục gắn với một ngày kỷ niệm lịch sử trong tháng và với nhiệm vụ trọng tâm của từng thời điểm giáo dục trong năm học. Đó là những mốc thời gian có ý nghĩa lịch sử mang tính giáo dục cao. Nội dung chương trình giáo dục ngoài giờ lên lớp 6 được xây dựng trên cơ sở của sự kết hợp giữa các hình thức hoạt động xã hội chính trị, vui chơi giải trí, văn hóa nghệ thuật, thể dục thể thao, hoạt động theo hứng thú khoa học. Các nội dung về giáo dục pháp luật, giáo dục môi trường, phòng chống tệ nạn xã hội được lồng ghép vào nội dung hoạt động của các chủ điểm giáo dục. Các nội dung đánh giá hoạt động ngoài giờ lên lớp: Căn cứ vào từng chủ điểm , từng nội dung hoạt động mà xác định tiêu chí đánh giá kết quả hoạt động của học sinh trên cả 3 mặt: nhận thức, hành vi- kỹ năng và thái độ. Có 4 mức độ đánh giá kết quả hoạt động của học sinh như sau: Loại tốt: Học sinh: + Hiểu biết đầy đủ và rõ ràng các nội dung của từng chủ điểm giáo dục. + Tích cực, hăng hái, chủ động tham gia các nhiệm vụ mà tập thể giao cho và đạt được kết quả tốt. + Đạt được các kỹ năng tham gia và tổ chức hoạt động tập thể. Loại khá: Học sinh: + Hiểu biết về nội dung của chủ điểm giáo dục chưa thật đầy đủ nhưng có ý thức tìm hiểu để bổ sung cho vốn hiểu biết của mình. + Tích cực tham gia và tổ chức hoạt động tập thể, tuy hiệu quả chưa cao. + Có được một số kỹ năng tham gia và tổ chức hoạt động tập thể mặc dù chưa thật thành thạo. Loại trung bình: Học sinh: + ít hiểu biết về nội dung của chủ điểm giáo dục, có cố gắng song chưa đạt được mục đích của hoạt động . + Chưa tích cực tham gia thường xuyên các hoạt động của tập thể. + Kỹ năng tham gia hoạt động tập thể còn yếu. Loại yếu: Là những học sinh hầu như không hiểu biết gì về nội dung của chủ điểm giáo dục, thiếu ý thức tập thể, ít tham gia các hoạt động của tập thể. Quy trình đánh giá: Cần đánh giá kết quả hoạt động của học sinh theo quy trình sau đây: - Học sinh tự đánh giá, xếp loại. Các em tự đánh giá theo các tiêu chí của 4 mức độ đánh giá nêu trên. - Tổ học sinh đánh giá, xếp loại. Căn cứ vào việc tự đánh giá, xếp loại của cá nhân, tổ học sinh đóng góp ý kiến, bổ sung và xếp loại cho các thành viên tổ mình. Trong trường hợp học sinh hoạt động theo nhóm chuyên biệt thì nhóm sẽ đánh giá, xếp loại từng thành viên của mình. Giáo viên chủ nhiệm là người đánh giá, xếp loại trên cơ sở các kết quả tự đánh giá của học sinh và đánh giá của tổ học sinh kết hợp với quan sát hoạt động của các em và trao đổi ý kiến trong trường hợp cần thiết. Hình minh hoạ về hoạt động ngoài giờ lên lớp cấp THCS Các trò chơi tổ chức trong hoạt động ngoài giờ lên lớp: Tổ chức trò chơi là một phương pháp dạy học, trong đó giáo viên căn cứ vào mục tiêu, nội dung của hoạt động có thể sáng tạo ra những trò chơi hoặc vận dụng trò chơi vào tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp. Hình thức tổ chức trò chơi có nhiều hiệu quả, vì nó thu hút sự tham gia của học sinh. Trong trò chơi mọi người đều bình đẳng và đều cố gắng thể hiện hết mình, phát huy tối đa tính tự chủ. Trong nhiều trò chơi có tính tập thể cao, học sinh tham gia còn phải đề cao tinh thần tập thể, giúp đỡ nhau mới có thể hoàn thành được yêu cầu của trò chơi. Vì vậy tổ chức trò chơi chẳng những là biện pháp tăng cường hứng thú cho học sinh trong học tập, nâng cao sự chú ý, phòng ngừa tính vị kỷ trung tâm về nhận thức và tình cảm, phát triển tính chủ định trong hành vi, phát triển các hành động tư duy, phát triển mối quan hệ với các bạn bè cùng tuổi, tạo diều kiện để học sinh phát triển các phẩm chất nhân cách như sự giúp đỡ lẫn nhau, tính nhường nhịn, vị tha… làm giảm trạng thái tâm lý mệt mỏi trong quá trình học, mà còn là biện pháp rèn luyện các kỹ năng ứng xử, giao tiếp giúp các em tự tin hơn trong hoạt động xã hội. Các ví dụ cụ thể 1) Trò chơi sắm vai: Sử dụng trò chơi sắm vai trong chủ điểm phòng chống ma túy: Các nhóm đóng vai thể hiện cách ứng phó với các tình huống sau: Nhóm 1: hai bạn bị điểm kém, rất buồn vì sợ mẹ mắng đang tìm cách nói dối mẹ, một bà bán hàng nước ở trường nghe được chuyện này, mời em thử hút một chất gì đó nói là để quên buồn phiền, có thêm sức mạnh. Nhóm 2: Trong một lần đi chơi, một nhóm bạn lớn tuổi hơn rủ em hít một loại bột hoặc thuốc gói trong giấy bạc để chứng tỏ mình đã lớn và có thể quyết định được mọi thứ. Nhóm 3: Bố mẹ cãi nhau, gia đình không vui, em tìm một người bạn lớn để tâm sự, bạn này rủ em dùng một loại thuốc gì đó để quên sầu. Nhóm 4: Có một người lớn tuổi mà em không quen lắm nhờ em chuyển cho một người bạn trong trường một gói nhỏ mà em không biết là cái gì. 2) Trò chơi ô chữ: L ê V ă N T á m 2 t h a n h n I ê n 3 c h i ế n đ ấ u 4 p h o N g N H ã 5 L ị C H S ự 6 L i ê N đ ộ i 7 T ì N H n N G U Y ệ N 8 P H A N đ ì N H G I ó T 9 L A O đ ộ N G 10 S ẵ N S à S à n G 11 l ý t ự t r ọ N g 12 n g u y ễ n V I ế T X U â n 13 đ ộ i V I ê N 14 L ê N đ à N G 15 K H ă n đ ỏ Câu hỏi: Ô 1: Có 8 chữ cái. Đây là người anh hùng lấy thân mình làm ngọn đuốc sống xông thẳng vào kho xăng của giặc. Ô 2: Có 9 chữ cái. Đây là lực lượng được xem là cánh tay đắc lực của Đảng. Ô 3: Có 8 chữ cái. Đây là từ còn thiếu của khẩu hiệu “Sống…, lao động và học tập theo gương Bác Hồ vĩ đại”. Ô 4: Có 8 chữ cái. Đây là nhạc sỹ sáng tác bài hát “Cùng nhau ta đi lên”. Ô 5: Có 6 chữ cái. Đây là môn học cho ta biết về những sự kiện xảy ra trong quá khứ. Ô 6: Có 7 chữ cái. Nhiều chi đội tập hợp lại thì được tổ chức này. Ô 7: Có 10 chữ cái. Một phong trào được Đoàn thanh niên thường xuyên tổ chức hoạt động mà không hề có một sự đòi hỏi nào? Ô 8: Có 12 chữ cái. Đây là người anh hùng lấy thân mình lấp lỗ châu mai. Ô 9: Có 7 chữ cái. Đây là hoạt động tạo ra của cải vật chất nuôi sống con người. Ô 10: Có 7 chữ cái. Một tư thế thể hiện sự chủ động và trở thành khẩu hiệu của người đội viên. Ô 11: Có 9 chữ cái. Người đoàn viên thanh niên đầu tiên là ai? Ô 12: Có 14 chữ cái. Đây là người anh hùng trẻ tuổi có câu nói nổi tiếng “Nhằm thẳng quân thù mà bắn”. Ô 13: Có 7 chữ cái. Kim Đồng là người…. đầu tiên của Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh. Ô 14: Có 7 chữ cái. Đây là bài hát thể hiện khí thế của Đoàn thanh niên, sáng tác của nhạc sỹ Lưu Hữu Phước – Huỳnh Văn Tiếng? Ô 15: Có 6 chữ cái. Đây là biểu tượng và là niềm tự hào của người đội viên? Ô hàng dọc: Đây là tên một bài hát. 3) Trò chơi đặt tên cho tranh (Chủ điểm An toàn giao thông): Nêu nội dung các bức tranh, hành động của các nhân vật trong tranh, ý nghĩa, bài học rút ra qua các bức tranh. Đặt tên cho các bức tranh sau: 4) Tổ chức các tình huống trong hoạt động ngoài giờ lên lớp: Chủ động tư duy của học sinh là một hoạt động học tập vô cùng quan trọng, thậm chí có thể nói là hoạt động quan trọng nhất. Tư duy sinh ra trong quá trình tương tác giữa con người với thế giới bên ngoài. Thế giới khách quan tác động vào tư duy của con người thông qua những nhu cầu, những vấn đề phát sinh và những hành động giải quyết các vấn đề ấy. Vì thế đưa học sinh vào các tình huống cụ thể của từng chủ điểm là một hoạt động nhằm phát triển và rèn luyện tư duy của học sinh. Nhờ việc tổ chức các hoaạt động, trong đó học sinh được giải quyết một tình hống có thực hoặc một loạt sự kiện có thực sẽ giúp các em có cơ hội phát triển tư duy độc lập, phê phán, xét đoán theo hướng giải quyết các vấn đề đặt ra trong tình huống, trong sự kiện. Học sinh sẽ xem xét các tình huống, sau đó tìm hiểu các nguyên nhân dẫn tới những tình huống cần giải quyết, từ đó nêu ra những cách giải quyết vấn đề. Phân tích ưu, nhược điểm của các cách giải quyết khác nhau, từ đó quyết định lưạ chọn cách giải quyết tốt nhất. Các ví dụ cụ thể (Chủ điểm phòng chống tệ nạn xã hội): Tình huống 1: Hải và Trung đang chơi bóng ở bãi cỏ sân trường. Bỗng Hải thấy hai cái kim tiêm vứt ở gốc cây bàng. Hải định nhặt và đem doạ các bạn trong lớp. Em là Trung em sẽ hành động như thế nào trong tình huống trên? Giải thích? Tình huống 2: Em xử sự thế nào trong những tình huống sau: - Một người bạn rủ em các độ bóng đá. - Một người lạ mặt nhờ em xách túi đồ đến nhà người quen của họ. - Một người bạn rủ em hút thử ma túy. Tình huống 3: Tuấn đẹp trai, học giỏi, con nhà khá giả. Bố mẹ bận làm ăn, không ai chăm sóc. Nghe theo bạn xấu, Tuấn thử hút ma túy và đã bị nghiện. Giờ đây Tuấn đang ở trại cai nghiện. Theo em: - Nếu em là Tuấn, em có ân hận không? - Tuấn cần có sự quan tâm của ai để giúp Tuấn cai nghiện tốt không? Tình huống 4: Nguyễn Hoàng Quân là học sinh lớp 10. Nhà Quân ở gần quán nước của bà Lan. Một vài thanh niên trong xóm vẫn thường tụ tập ở quán nước để chơi bài ăn tiền. Lúc đầu Quân chỉ tham gia cho vui, nhưng lâu dần thành ham. Quân còn lấy trộm tiền của mẹ để đi đánh bạc. Một lần, đến nhà người bạn chơi, Quân nhìn thấy một chiếc xe đạp MIFA dựng ở cửa không khoá. Quân nảy ra ý định lấy xe đó bán lấy tiền đánh bạc. Khi Quân đang dắt chiếc xe đi thì bị người chủ chiếc xe phát hiện, giữ lại và đưa đến đồn công an. Em hãy nhận xét hành vi của Quân. hành vi đó có vi phạm pháp luật không? Vì sao? Tình huống 5: Trung là một học sinh giỏi, mới đỗ Đại học. Môi trường mới ở trường Đại học có nhiều cám dỗ đối với Trung, từ một học sinh giỏi Trung đua đòi với bạn bè, uống rưọu, hút thuốc, chơi cờ bạc. Không làm chủ được mình, Trung đã tiêm chích ma tuý và bị nhiễm HIV-AIDS. Hiện nay, Trung đang nằm chờ chết vì căn bệnh quái ác này. Nhân vật Trung trong tình huống trên nói lên điều gì? em có suy nghĩ gì về trường hợp của Trung? Lưu ý khi sử dụng dạng bài tập này: - Các tình huống nêu ra phải phú hợp với mục tiêu bài học và gắn với thực tế, phù hợp với trình độ học sinh. - Phải phát huy được sự suy nghĩ, sáng tạo và huy động được vốn kiến thức của học sinh. - Các cách giải quyết vấn đề phải là giải pháp tốt nhất, có hiệu quả nhất, từ đó học sinh hình thành cho bản thân các kỹ năng sống cần thiết để ứng phó với các tệ nạn xã hội: + Kỹ năng nhận diện tình huống nguy cơ. + Kỹ năng phân tích và suy nghĩ sáng tạo linh hoạt. + Kỹ năng thương lượng từ chối ứng phó. + Kỹ năng tìm kiếm sự giúp đỡ (giao tiếp, bày tỏ, kêu cứu). + Kỹ năng kiên định (thể hiện sự tự tin và kiên quyết). Chương III: một số ví dụ cụ thể về tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp Chủ điểm: “Tiến bước lên đoàn” I. Yêu cầu giáo dục - Giúp học sinh hiểu rõ về nội dung, ý nghĩa và một số truyền thống của Đoàn. - Tự hào về Đoàn TNCS Hồ Chí Minh - Tích cực học tập, rèn luyện phong cách người Đội viên. ii. nội dung: Gồm 3 phần chính: - Giới thiệu lịch sử thành lập Đoàn. - Phần thi giải ô chữ. - Phần thi dành cho khán giả. iii. Hình thức: 1. Phần I: Giới thiệu lịch sử ra đời ngày, thành lập Đoàn 26/3. Người dẫn chương trình (Tuấn Hưng) phụ trách. 2. Phần II: Thi giải ô chữ: - Ban tổ chức đưa ra một ô chức hàng dọc và nhiều ô hàng ngang khác nhau. - Sau khi mở 3 ô hàng ngang có quyền mở ô hàng dọc, trả lời đúng ô hàng ngang có quyền mở ô hàng dọc, trả lời đúng ô hàng ngang được 10 điểm, trả lời đúng ô hàng dọc được 30 điểm (trước gợi ý) và 20 điểm sau khi gợi ý. 3. Phần III: Phần dành cho khán giả. - Ban tổ chức đưa ra một số câu hỏi dành cho khán giả, trả lời đúng nhận phần thưởng. 4. Chuẩn bị hoạt động: - Một số tấm gương đoàn viên trong lịch sử. - Một số bài hát về Đoàn. - Một số câu hỏi phụ và thang điểm. - Phần thưởng cho các đội. 5. Tiến hành hoạt động: a) Khởi động: - Hát tập thể bài hát “Cùng nhau ta đi lên”. - Tuyên bố lý do và giới thiệu về Đoàn. +) Hoàn cảnh ra đời: ngày 26/3. Từ ngày 20 đến ngày 26 tháng 3 năm 1931, tại Hội nghị BCH Trung ương Đảng lần thứ 2, Trung ương Đảng đã dành một phần quan trọng trong chương trình làm việc để bàn về công tác thanh niên và đi đến những quyết định có ý nghĩa đặc biệt như: Các cấp ủy Đảng từ Trung ương đến địa phương phải cử ngay các ủy viên của Đảng phụ trách công tác Đoàn. Trước sự lớn mạnh của Đoàn trên cả 3 miền Bắc, Trung, Nam, ở Việt Nam xuất hiện nhiều tổ chức Đoàn với khoảng 1.500 đoàn viên và ở một số địa phương đã hình thành tổ chức Đoàn từ xã, huyện đến cơ sở. Sự phát triển lớn mạnh của Đoàn đã đáp ứng kịp thời những đòi hỏi cấp bách của phong trào thanh niên. Được Bộ Chính trị BCH Trung ương Đảng và Bác Hồ cho phép, theo đề nghị của Trung ương Đoàn Thanh niên lao động Việt Nam, Đại hội toàn quốc lần thứ 3 họp từ ngày 22 đến 25 tháng 3 năm 1961 đã quyết định lấy ngày 26/3 là ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. +) Tên gọi của Đoàn qua các thời kỳ: – Đoàn thanh niên cộng sản Đông Dương (1931-1936) – Đoàn thanh niên Dân chủ Đông Dương (1936-1939) – Đoàn thanh niên Phản đế Đông Dương (1939-1941) – Đoàn thanh niên Cứu quốc Việt Nam (1941-1955) – Đoàn thanh niên Lao động Việt Nam (1955-1970) – Đoàn thanh niên Lao động Hồ Chí Minh (1970-1976) – Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (1976 đ nay) - Giới thiệu đội chơi: + Đội 1: Kim Đồng + Đội 2: Lý Tự Trọng - Giới thiệu Ban Giám khảo. + Cô Nguyễn Ngọc Hường. + Cô Nguyễn Thị Hương. - Nêu hình thức và thể lệ cuộc thi: Sau đây chúng ta bước vào phần thi thứ nhất là “Giải ô chữ”. Thể lệ cuộc thi như sau: + Các đội lần lượt chọn ô chữ hàng ngang trả lời đúng được 10 điểm, sai không được điểm. + Sau khi mở 3 ô hàng ngang có quyền trả lời ô hàng dọc, đúng được 30 điểm, sai không được tham gia mở ô chữ (Trả lời sau khi có gợi ý được 20 điểm). + Xin mời đội Kim Đồng chọn ô chữ… b) Diễn biến: - Phần I: Tuyên bố lý do. - Phần II: Giải ô chữ (Văn nghệ xen lẫn) - Phần III: Dành cho khán giả. c) Kết thúc hoạt động: - Công bố điểm và đội chiến thắng. - GVCN trao phần thưởng cho hai đội. 1 L ê V ă N T á m 2 t h a n h n I ê n 3 c h i ế n đ ấ u 4 p h o N g N H ã 5 L ị C H S ự 6 L i ê N đ ộ i 7 T ì N H n N G U Y ệ N 8 P H A N đ ì N H G I ó T 9 L A O đ ộ N G 10 S ẵ N S à S à n G 11 l ý t ự t r ọ N g 12 n g u y ễ n V I ế T X U â n 13 đ ộ i V I ê N 14 L ê N đ à N G 15 K H ă n đ ỏ Câu hỏi: Ô 1: Có 8 chữ cái. Đây là người anh hùng lấy thân mình làm ngọn đuốc sống xông thẳng vào kho xăng của giặc. Ô 2: Có 9 chữ cái. Đây là lực lượng được xem là cánh tay đắc lực của Đảng. Ô 3: Có 8 chữ cái. Đây là từ còn thiếu của khẩu hiệu “Sống…, lao động và học tập theo gương Bác Hồ vĩ đại”. Ô 4: Có 8 chữ cái. Đây là nhạc sỹ sáng tác bài hát “Cùng nhau ta đi lên”. Ô 5: Có 6 chữ cái. Đây là môn học cho ta biết về những sự kiện xảy ra trong quá khứ. Ô 6: Có 7 chữ cái. Nhiều chi đội tập hợp lại thì được tổ chức này. Ô 7: Có 10 chữ cái. Một phong trào được Đoàn thanh niên thường xuyên tổ chức hoạt động mà không hề có một sự đòi hỏi nào? Ô 8: Có 12 chữ cái. Đây là người anh hùng lấy thân mình lấp lỗ châu mai. Ô 9: Có 7 chữ cái. Đây là hoạt động tạo ra của cải vật chất nuôi sống con người. Ô 10: Có 7 chữ cái. Một tư thế thể hiện sự chủ động và trở thành khẩu hiệu của người đội viên. Ô 11: Có 9 chữ cái. Người đoàn viên thanh niên đầu tiên là ai? Ô 12: Có 14 chữ cái. Đây là người anh hùng trẻ tuổi có câu nói nổi tiếng “Nhằm thẳng quân thù mà bắn”. Ô 13: Có 7 chữ cái. Kim Đồng là người…. đầu tiên của Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh. Ô 14: Có 7 chữ cái. Đây là bài hát thể hiện khí thế của Đoàn thanh niên, sáng tác của nhạc sỹ Lưu Hữu Phước – Huỳnh Văn Tiếng? Ô 15: Có 6 chữ cái. Đây là biểu tượng và là niềm tự hào của người đội viên? Ô hàng dọc: Đây là tên một bài hát. Phần III: Dành cho khán giả. hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp Chủ điểm “Tìm hiểu một số bài hát, câu ca dao, tục ngữ.” I. yêu cầu giáo dục: - Học sinh hiểu biết thêm một số các bài hát, câu ca dao, tục ngữ trong cuộc sống. - Nhìn hình nhanh nhạy, bắt chữ chính xác. - Nâng cao khả năng tư duy cho học sinh. II. Nội dung và hình thức hoạt động: 1. Nội dung: - Một số bài hát - Một số câu ca dao, tục ngữ. - Tên về một bộ phim. 2. Hình thức: - Trò chơi 1: Đuổi hình bắt chữ. + Chia lớp làm 2 đội, mỗi đội được đoán 1 hình, nếu trả lời sai, đội 2 có quyền trả lời. Đội 2 trả lời đúng thì quyền đoán tranh tiếp theo sẽ thuộc về đội 1. - Trò chơi 2: Hát đối. + Cho 2 đội hát đối về các loài cây quả có dấu huyền. Đội thua cuộc là đội không thể tiếp tục hát tiếp. iII. Thời gian tổ chức: Tiết 5, thứ 7 ngày 29 tháng 3 năm 2008. Iv. Lực lượng tham gia: - GVCN lớp, giáo sinh thực tập, học sinh lớp 6C. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp Chủ điểm “Chúng em ca hát về mẹ và cô giáo” I) Chuẩn bị: 1. Giáo viên: - Thống nhất với cán bộ lớp, tổ về chương trình, nội dung, yêu cầu tổ chức hoạt động - Giao nhiệm vụ cho cán bộ lớp, đội, tổ phối hợp với nhau để cùng thống nhất nội dung một số câu hỏi thi giữa các tổ. Có kèm theo đáp án. - Sưu tầm các bài hát, bài thơ, câu chuyện về mẹ và cô giáo.... 2. Học sinh: - Bài cảm nghĩ về Ngày Quốc tế Phụ nữ (8 – 3) - Phân công: + Lớp trưởng – người điều khiển chương trình + Chi đội trưởng – người điều khiển thảo luận thi giữa các tổ +Lớp phó văn thể mỹ phụ trách trang trí lớp học: lọ hoa, khăn trải bàn...... + Lên danh sách mời đại biểu +Cử một số bạn gương mẫu trong tổ tham gia làm ban giám khảo. + Cử thư kí lớp ghi biên bản. II) Tiến trình tổ chức hoạt động: 1.Hoạt động mở đầu: Khởi động: - Hát tập thể 1 bài hát: “ Em yêu trường em”( Nhạc và lời: Hoàng Vân) - Tuyên bố lý do: Kính thưa các thầy cô giáo và các bạn thân mến ! “ Ngày Quốc tế Phụ nữ 8-3 là ngày đáng tự hào của mọi phụ nữ trên toàn thế giới.Để kỉ niệm ngày này và tỏ lòng biết ơn các bà mẹ, các cô giáo đã dạy dỗ chúng ta nên người, hôm nay chi đội lớp ....... dâng những bài ca tiếng hát,kính tặng các bà mẹ, các cô giáo. Kính chúc các mẹ, các cô luôn mạnh khoẻ, hạnh phúc, gặp nhiều may mắn. Chúng em xin hứa sẽ ngoan ngoãn, học giỏi để không phụ lòng cha mẹ và các cô giáo.....” - Giới thiệu khách mời: Cô Tổng phụ trách, cô giáo chủ nhiệm..... - Đọc bản dự kiến chương trình 2.Hoạt động thứ nhất: “Chúng em ca hát về mẹ và cô giáo” Lớp trưởng điều khiển chương trình - đọc bài cảm nghĩ về ngày 8-3 Lớp trưởng nêu những thành tích đã đạt được của các bạn trong tháng này để giành những điểm 9, 10 dâng tặng cô giáo và mẹ. 3.Hoạt động thứ 2: Thảo luận các câu hỏi thi giữa các tổ - Chi đội trưởng điều khiển cả lớp thảo luận thi giữa các tổ. - Câu hỏi: 1. Hãy kể tên các bài hát về mẹ? 2. Hãy hát một câu, một đoạn bài hát có từ “mẹ”? 3. Bạn hãy trình bày một bài hát về mẹ và cô giáo? 4. Bạn hãy đọc một bài thơ về mẹ và cô giáo? 5. Em biết gì về ngày Quốc tế Phụ nữ? vì sao lại có ngày này? 6. Em đã làm gì để tỏ lòng biết ơn các mẹ và cô giáo ? 7. Hãy đóng một tiểu phẩm vui về chủ đề này? -Đáp án câu 5: Cuối thế kỉ XIX, chủ nghĩa tư bản phát triển mạnh ở Mĩ.Nền kĩ nghệ phát triển đã thu hút đông đảo phụ nữ, kể cả trẻ em vào làm việc trong các nhà máy.Nhưng bọn chủ tư bản trả lương rất rẻ mạt, đời sống phụ nữ và trẻ em vô cùng khốn khổ, điêu đứng.Căm phẫn trước sự bóc lột cùng cực đó, ngày 8 -3 -1899, nữ công nhân ngành dệt , ngành may tại thành phố Chi – ca – gô và Niu-oóc đã đứng lên đấu tranh đòi tăng lương, giảm giờ làm. Cuộc đấu tranh của nữ công nhân Mĩ đã cổ vũ mạnh mẽ phong trào đấu tranh của phụ nữ lao động thế giới. ở Đức lúc đó đã xuất hiện hia nữ chiến sĩ cách mạng lỗi lạc đó là bà Cla-ra-zet-kin và bà Rô-za Lúc-xăm-bua.Hai bà đã phối hợp cùng bà Cơ- rúp- xcai-a vận động để thành lập Ban lãnh đạo phong trào phụ nữ quốc tế. Năm 1910, Hội nghị quốc tế phụ nữ họp tại Cô-pen-ha-ghen đã quyết định lấy ngày 8-3 làm ngày Quốc tế phụ nữ, ngày đoàn kết đấu tranh của phụ nữ trên toàn thế giới với những khẩu hiệu: - Ngày làm 8 giờ - Việc làm ngang nhau, hưởng lương ngang nhau. - Bảo vệ người mẹ và trẻ em. Từ đó, ngày 8-3 trở thành ngày hội đấu tranh của chị em phụ nữ lao động trên toàn thế giới vì sự nghiệp giảỉ phóng phụ nữ và thực hiện bình đẳng nam nữ. . Kết thúc hoạt động: - Đại diện cán bộ lớp nêu nhận xét về sự chuẩn bị của những cá nhân có trách nhiệm, có ý thức tham gia thảo luận và thi. - GVCN nhận xét, phát biểu: - Giờ sinh hoạt chủ điểm đã thành công hay chưa? đem lại điều gì cho mỗi cá nhân? Sự chuẩn bị của các bạn ra sao?.... - Động viên HS cố gắng thực hiện thật tốt như đã hứa. - Góp ý thêm về một số hình thức,........có hiệu quả. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp Chủ điểm: “Tiếng việt, Âm nhạc” Mục đích, yêu cầu. Giúp học sinh biết thêm kiến thức về Tiếng việt và âm nhạc. Nội dung và hình thức 1. Nội dung Học sinh tự sưu tập, tìm hiểu về một số ca dao, tục ngữ, tìm hiểu về một số từ ngữ trong tiếng Việt, tên một số bài hát... 2. Hình thức: Đuổi hình bắt chữ Chia lớp làm hai đội, cho hai đội tham gia nhìn hình đoán chữ, nếu đội nào có tín hiệu trả lời trước thì được trả lời. Lưu ý: Hai đội phải đuổi kịp hình và bắt đúng chữ, nếu trả lời sai quyền trả lời sẽ thuộc về đội bạn. Mỗi câu trả lời đúng được 5 điểm. Đây là tên một bài hát Đáp án: Hoa nắng Đây là tên một bộ phim rất nổi tiếng của Hàn Quốc Đáp án: Ngôi nhà hạnh phúc Đây là một quả khế và quả khế đang làm gì? Đáp án: Khế ước Đây là một cụm từ có ý nghĩa bảo mãi không khôn? Đáp án: Tối dạ Đây là một đám mây và đám mây này như thế nào? Đáp án: Mây mù. Đây là một con chó, con chó đó đang làm gì? Hãy chú ý đến mặt trời và nhìn vào mũi tên? Đáp án: Kính râm Đây là gì? Con vật làm món ăn rất ngon giá rất đắt ? Đáp án: Tôm hùm Đây là gì? Chú ý vào mũi tên. Đáp án: Nhà hàng Đây là những quả gì? Và chúng đang làm gì? Đáp án: Táo quân Đây là một chiếc lá và hãy chú ý vào mũi tên? Đáp án: Lá đỏ Đây là một chú ếch và chú ếch đang ở đâu? Đáp án: ếch ngồi đáy giếng. Tổng kết trò chơI và trao giảI thưởng Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp Chủ điểm: “Mùa xuân” Mục đích: Hiểu và diễn tả được một số cụm từ một cách chính xác, giúp học sinh nhìn vào đó có thể đoán được đúng cụm từ mà bạn diễn tả. Hình thức: Chơi trong tập thể lớp Giáo viên là người đưa ra các cụm từ ,sau đó gọi học sinh lên bốc thăm, học sinh bốc phải cụm từ nào sẽ diễn tả theo cụm từ đó (có thể dùng lời để gợi ý) sau đó có quyền mời hoặc chỉ định một bạn đứng lên đoán xem cụm từ đó có tên là gì? Đoán đúng có thể được phần thưởng (tuỳ ý đồ tổ chức của giáo viên). Vào những ngày ấy có nhiều mưa bay , cây cối đâm chồi nảy lộc. Đáp án: Mùa xuân Một người đội viên khi đi học đều phải mang theo? Đáp án: Khăn đỏ? Cái là biểu tợng của đoàn viên.? Đáp án: Huy hiệu đoàn Đây là ngày mà các cô gái háo hức chào mừng, ngày mà họ được những người đàn ông kính nể? Đáp án: 8-3 Tên một bài hát, bài hát này có nơi được coi là chứng minh cho môt tình yêu đẹp. Đáp án: Ngôi nhà hoa hồng Ngày nay tất cả những ai tham gia giao thông bằng xe máy đều phải mang theo? Đáp án: hạn chế dùng từ ngữ để gợi ý. Ngoài những từ gợi ý trên người chơi có thể có những lời gợi ý khác. Trò chơi: Hãy làm theo những gì tôi làm, đừng làm theo những gì tôi nói. - Cho học sinh chơi trong tập thể lớp, giáo viên làm hành động để học sinh làm theo nếu học sinh làm sai giáo viên có thể gọi lên phạt (tuỳ vào hình phạt mà giáo viên đưa ra) hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp Chủ điểm: “Theo dòng lịch sử” I. Mục tiêu giáo dục: - Giúp các em nắm vững hơn kiến thức về môn lịch sử nhờ kết hợp được các ngày lễ lớn trong năm. - Tạo cho các em sự thoải mái sau những tiết học căng thẳng, tạo phản xạ nhanh, tính khéo léo, tinh thần đoàn kết. II. Chuẩn bị: - Tổ chức: chọn một bạn dẫn chương trình, 2 đội chơi. - Ban giám khảo: 2 học sinh. - Ban thư ký: 2 học sinh. - Chuẩn bị câu hỏi và đáp án. - Cơ sở vật chất: khăn trải bàn, lọ hoa, trang trí bảng, phần thưởng. III. Tiến hành hoạt động: 1. Mở đầu: - ổn định tổ chức. - Tuyên bố lý do. - Giới thiệu ban giám khảo, ban thư ký. 2. Tiến trình hoạt động: - Dẫn chương trình mời 2 đội tự giới thiệu về mình. - Nội dung buổi sinh hoạt gồm 3 phần: + Phần 1: Nghe giai điệu đoán tên bài hát và tác giả, thể lệ như sau: 5 câu hỏi dành cho 2 đội chơi. Nhiệm vụ của các bạn là tìm tên bài hát và tác giả sau khi nghe nhạc công đánh giai điệu của bài hát. Đội nào có câu trả lời trước thì phất cờ. Thời gian cho mỗi câu trả lời là 1 phút. Điểm số cho mỗi câu trả lời là 10 điểm. Đội nào trả lời sai thì quyền trả lời thuộc về đội bạn. * “Tiếng hát của chúng em bay qua muôn trùng sông núi” Đáp án: Em là mầm non của Đảng – Mộng Lân. * “Ngày đầu như thế đó, cô giáo như mẹ hiền” Đáp án: Ngày đầu tiên đi học – Nguyễn Ngọc Thiện. * “Giọt mưa long lanh trên lá, tiếng ve kêu đầy trong gió” Đáp án: Tiếng ve gọi hè – Trịnh Công Sơn. * “Này mùa xuân ơi đến mau đây” Đáp án: Khát vọng mùa xuân – nhạc Mozart, lời Việt – Tô Hải. Công bố kết quả phần thi thứ nhất + Phần 2: Thi ghép tranh, thể lệ như sau: có 8 tấm ghép, nhiệm vụ của mỗi đội là cầm miếng ghép từ điểm xuất phát. vượt qua các chướng ngại vật, sau đó về đích dán tấm ghép của mình, nhanh chóng trở lại điểm xuất phát, đập vào tay bạn tiếp theo. Khi đó bạn tiếp theo sẽ xuất phát, tương tự cho đến hết. Trong thời gian 5 phút, đội nào hoàn thành trước tấm ghép sẽ chiến thắng. Điểm cho phần thi này là 20 điểm. Ghép lá cờ Đảng hình búa liềm. Gọi khán giả giải thích ý nghĩa của lá cờ. + Phần 3: Thi hiểu biết dành cho khán giả: Có 5 câu hỏi viết trên thân của 10 chiếc máy bay giấy. Máy bay sẽ được thả xuống vị trí của khán giả cùng với nhạc bài hát “Em bay trong đêm pháo hoa”. Bài hát kết thúc, báy bay rơi vào bạn nào thì bạn đó lên sân khấu và đọc to câu hỏi rồi trả lời. Trả lời đúng sẽ nhận được một phần quà của ban tổ chức. * Cuộc kháng chiến lần thứ nhất chống quân xâm lược Nguyên Mông diễn ra vào năm nào? Đáp án: 1258 * Năm 1005, Lý Công Uẩn lên ngôi lấy niên hiệu là gì? Đáp án: Thuận Thiên. * Trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên lần thứ 2 của nhà Trần, ai là chủ tướng cầm quân đánh giặc? Đáp án: Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn. * Nhà Hồ thành lập vào năm nào? Đáp án: 1400. * Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn 1418-1427 do ai đứng đầu? Đáp án: Lê Lợi. Kết thúc: Nhận xét đánh giá, công bố kết quả và trao phần thưởng. Phần 3: kết luậN và kiến nghị I. Kết luận: Bắt đầu từ cấp học THCS, tinh thần tự chủ và tính tập thể của mỗi cá nhân học sinh là những yếu tố cần thiết và phải được rèn luyện thường xuyên, để các em có thể phát triển tốt, đúng hướng và trở thành người công dân có ích. Với đề tài “ Phát huy tinh thần tự chủ, đoàn kết, yêu thương giúp đỡ nhau của học sinh qua các tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp 6 ”, tôi muốn đóng góp một phần công sức trong việc định hướng cho học sinh tính tự lập cũng như làm quen và rèn luyện những kỹ năng cần thiết. Những hoạt động ngoại khoá bổ ích, kết hợp với những trò chơi sôi động, được đưa vào và sắp xếp một cách có chủ ý, trình tự thì sẽ góp phần không nhỏ làm giờ hoạt động trở nên sinh động, hấp dẫn. Học sinh nhờ vậy sẽ thấy không hề khô khan, sáo rỗng mà rất hấp dẫn và thiết thực, qua đó sẽ giúp học sinh phát huy tối đa tính tự chủ, tinh thần đoàn kết tương thân tương ái. Đề tài đã nêu được tầm quan trọng của các hoạt động ngoài giờ lên lớp, đặc biệt là lớp 6 đến tâm lý của học sinh vừa bước chân vào một cấp học mới, đồng thời cũng đưa ra được một số hoạt động, trò chơi có thể áp dụng vào thực tiễn. II. Kiến nghị: Những hoạt động ngoài giờ lên lớp luôn luôn được các em học sinh nhiệt tình tham gia, nhưng để giờ hoạt động đó thực sự hiệu quả và phát huy được tính tự chủ, tinh thần tập thểcủa học sinh, tôi có đề xuất một số kiến nghị sau: Giáo viên cố gắng tìm những chủ điểm hấp dẫn, có tính thời sự và có liên hệ trực tiếp với đời sống xã hội. Các trò chơi và hoạt động cần được chuẩn bị kỹ, bố trí hợp lý sao cho phát huy tối đa tính tự chủ, tinh thần vì tập thể của học sinh. Trong giờ hoạt động, giáo viên cần tích cực khuyến khích tất cả học sinh cũng tham gia vào hoạt động tập thể, như vậy sẽ giúp các em mạnh dạn và tự tin hơn. Hà nội ngày 09 tháng 4 năm 2008 Người viết sáng kiến kinh nghiệm Nguyễn Ngọc Hường Tài liệu tham khảo Chương trình thực nghiệm Giáo dục sống khoẻ mạnh và Kỹ năng sống cho học sinh THCS – Bộ giáo dục và đào tạo, 2003. Giáo dục pháp luật trong nhà trường – Nhà xuất bản giáo dục, 2001. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp 6- Sách giáo viên - Nhà xuất bản giáo dục Tạp chí giáo dục – Bộ giáo dục và đào tạo. Internet.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc10090.doc
Tài liệu liên quan