Đề tài Phát triển du lịch ở thành phố Nha Trang

MỤC LỤC MỤC LỤC 1 LỜI MỞ ĐẦU 2 1.KHÁI QUÁT TỈNH KHÁNH HOÀ 3 2.TỔNG QUAN VỀ THÀNH PHỐ NHA TRANG 17 Địa lý 17 Khí hậu 18 Hành chính 19 Tên gọi 19 Lịch sử 20 Kinh tế 23 Khoa học và Giáo dục 23 Giao thông 23 Đặc sản 25 Phố Tây ở Nha Trang 25 3.THÁP BÀ PONAGAR 26 4.CHÙA LONG SƠN 32 Lịch sử 32 Các đặc điểm của chùa 33 Trụ trì 34 Kỷ lục 34 Ảnh 34 5.HÒN CHỒNG 35 Miêu tả 35 Lịch sử 37 6.VIỆN HẢI DƯƠNG HỌC 39 NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ 53 LỜI MỞ ĐẦU Trong những năm gần đây,cùng với sự phát triển của du lịch nước nhà, du lịch Khánh Hoà cũng đang từng bước chuyển mình và đã có những bước phát triển khá toàn diện, các chỉ tiêu cơ bản đạt mức bình quân khá cao và ổn định. Nha Trang – Khánh Hoà đang tiếp tục vươn mình để trở thành một trong những Trung tâm kinh tế, văn hoá, du lịch và thương mại của khu vực miền Trung cũng như cả nước, thu hút ngày càng nhiều khách trong và ngoài nước. Thành phố Nha Trang với rất nhiều điểm du lịch, sau đây em xin trình bày một số điểm du lịch trong thành phố như tháp bà Ponagar, chùa Long Sơn, Hòn Chồng, viện Hải Dương Học. Cùng với những gì đã cố gắng thực hiện, nhưng chắc rằng bài viết này sẽ không tránh được những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đánh giá, đóng góp ý kiến quý báu của thầy cô. Em xin chân thành cảm ơn cô giáo đã chỉ bảo tận tình và giúp đỡ em hoàn thành bài tiểu luận này. Số trang: 52

doc53 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2512 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phát triển du lịch ở thành phố Nha Trang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ến, Phước Hải, Lộc Thọ, Tân Lập, Vĩnh Nguyên, Vĩnh Trường, Phước Long (thành lập tháng 11 năm 1998), Vĩnh Hòa (thành lập tháng 4 năm 2002) 8 xã ngoại thành là: Vĩnh Phương, Vĩnh Trung, Vĩnh Thạnh, Vĩnh Thái, Vĩnh Hiệp, Vĩnh Ngọc, Vĩnh Lương và Phước Đồng. Từ năm 1998 đến nay, do tốc độ phát triển đô thị gia tăng, nhiều khu quy hoạch mới đã được hình thành như: khu dân cư Hòn Rớ, khu dân cư Bắc Việt, Thánh Gia, Đường Đệ, khu Nam Hòn Khô... Ngày 22 tháng 4 năm 2009, thành phố Nha Trang được công nhận là Đô thị loại 1 thuộc tỉnh Khánh Hòa[3] Tên gọi Theo nhiều nhà nghiên cứu, tên "Nha Trang" được hình thành do cách đọc của người Việt phỏng theo âm một địa danh Chăm vốn có trước là Ya Trang hay Ea Trang (có nghĩa là "sông Lau", tiếng người Chăm, tức là gọi sông Cái chảy qua Nha Trang ngày nay, con sông này đổ ra biển đúng chỗ có nhiều cây lau). Từ tên sông, sau chỉ rộng ra vùng đất từ năm 1653. Về địa danh "Nha Trang", trong Toàn tập Thiên Nam Tứ Chí Lộ Đồ Thư, tập bản đồ Việt Nam do nho sinh họ Đỗ Bá soạn vào khoảng nửa sau thế kỷ 17 đã thấy có tên "Nha Trang Môn" (cửa Nha Trang)[4]. Trong một bản đồ khác có niên đại cuối thế kỷ 17 mang tên Giáp Ngọ Niên Bình Nam Đồ của Đoan Quận công Bùi Thế Đạt cũng thấy ghi tên "Nha Trang Hải môn" (cửa biển Nha Trang)[4]. Trong thư tịch cổ Việt Nam, đây có lẽ là những tài liệu sớm nhất đề cập đến địa danh này. Trong Phủ biên tạp lục (1776) của Lê Quý Đôn đã có nhiều tên gọi Nha Trang như "đầm Nha Trang, dinh Nha Trang, nguồn Nha Trang, đèo Nha Trang". Lịch sử Vịnh Nha Trang còn hoang sơ vào đầu thế kỷ 20 Vịnh Nha Trang ngày nay Từ 1653 đến giữa thế kỷ XIX, Nha Trang vẫn là một vùng đất còn hoang vu và nhiều thú dữ thuộc Hà Bạc, huyện Vĩnh Xương, phủ Diên Khánh. Chỉ qua hai thập niên đầu thế kỷ XX, bộ mặt Nha Trang đã thay đổi nhanh chóng. Với Nghị định ngày 30 tháng 8 năm 1924 của Toàn quyền Đông Dương, Nha Trang trở thành một thị trấn (centre urbain)[5]. Thị trấn Nha Trang hình thành từ các làng cổ: Xương Huân, Phương Câu, Vạn Thạnh, Phương Sài, Phước Hải. Thời Pháp thuộc, Nha Trang được coi là tỉnh lỵ (chef lieu) của tỉnh Khánh Hòa. Các cơ quan chuyên môn của chính quyền thuộc địa như Tòa Công sứ, Giám binh, Nha Thương chánh, Bưu điện… đều đặt tại Nha Trang. Tuy nhiên, các cơ quan Nam triều như dinh quan Tuần vũ, Án sát (coi về hành chánh, tư pháp), Lãnh binh (coi việc trật tự trị an) vẫn đóng ở Thành Diên Khánh (cách Nha Trang 10km về phía Tây Nam). Đến Nghị định ngày 7 tháng 5 năm 1937 của Toàn quyền Đông Dương, Nha Trang được nâng lên thị xã (commune)[6]. Lúc mới thành lập, thị xã Nha Trang có 5 phường: Xương Huân là phường đệ nhất, Phương Câu là phường đệ nhị, Vạn Thạnh là phường đệ tam, Phương Sài là phường đệ tứ, Phước Hải là phường đệ ngũ. Ngày 27 tháng 1 năm 1958, chính quyền Ngô Đình Diệm ban hành Nghị định 18-BNV bãi bỏ quy chế thị xã, chia Nha Trang thành 2 xã là Nha Trang Đông và Nha Trang Tây thuộc quận Vĩnh Xương. Trung tâm Chính trị - Văn hóa tỉnh Khánh Hòa Ngày 22 tháng 10 năm 1970, sắc lệnh số 132-SL/NV của chính quyền Việt Nam Cộng hoa lấy 2 xã Nha Trang Đông, Nha Trang Tây và các xã Vĩnh Hải, Vĩnh Phước, Vĩnh Trường, Vĩnh Nguyên, các ấp Phước Hải (xã Vĩnh Thái), Vĩnh Điềm Hạ (xã Vĩnh Hiệp), Ngọc Thảo, Ngọc Hội, Lư Cấm (xã Vĩnh Ngọc) thuộc quận Vĩnh Xương cùng các hải đảo Hòn Lớn, Hòn Một, Hòn Mun, Hòn Miễu, Hòn Tằm tái lập thị xã Nha Trang, tỉnh lỵ tỉnh Khánh Hòa. Thị xã Nha Trang chia làm 2 quận: quận 1 và quận 2. Quận 1 gồm các xã Nha Trang Đông, Vĩnh Hải, Vĩnh Phước, các ấp Ngọc Thảo, Ngọc Hội và Lư Cấm thuộc xã Vĩnh Ngọc, ấp Vĩnh Điềm Hạ thuộc xã Vĩnh Hiệp; Quận 2 gồm các xã Nha Trang Tây, Vĩnh Trường, Vĩnh Nguyên (kể cả các đảo Hòn Tre, Hòn Một, Hòn Mun, Hòn Tằm), ấp Phước Hải của xã Vĩnh Thái. Tiếp đó, nghị định số 357-ĐUHC/NC/NĐ ngày 5 tháng 6 năm 1971 chia thị xã Nha Trang thành 11 khu phố: quận 1 có các khu phố Vĩnh Hải, Vĩnh Phước, Ngọc Hiệp, Vạn Thạnh, Duy Tân; Quận 2 có các khu phố Vĩnh Nguyên, Vĩnh Trường, Phương Sài, Tân Phước, Tân Lập, Phước Hải. Đến Nghị định số 553-BNV/HCĐP/NV ngày 22 tháng 8 năm 1972 đổi các khu phố thành phường. Nghị định số 444-BNV/HCĐP/26.X ngày 3 tháng 9 năm 1974 sáp nhập các đảo Hòn Một, Hòn Cậu, Hòn Đụn, Hòn Chóp Vung, Hòn Đỏ vào phường Vĩnh Hải (quận 1) và Hòn Ngọc vào phường Vĩnh Nguyên (quận 2) thị xã Nha Trang. Ngày 2 tháng 4 năm 1975, Quân giải phóng tiếp quản Nha Trang[7]. Ngày 6 tháng 4 năm 1975, Ủy ban Quân quản Khánh Hòa chia Nha Trang thành 3 đơn vị hành chính: quận 1, quận 2 và quận Vĩnh Xương. Tháng 9 năm 1975, hợp nhất hai quận: quận 1 và quận 2 thành thị xã Nha Trang. Ngày 30 tháng 3 năm 1977, theo quyết định số 391-CP/QĐ của Hội đồng Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thị xã Nha Trang được nâng lên cấp thành phố trực thuộc tỉnh và là tỉnh lỵ tỉnh Phú Khánh (bao gồm hai tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa hiện nay). Phần đất 7 xã của huyện Vĩnh Xương cũ trước đây là Vĩnh Thái, Vĩnh Ngọc, Vĩnh Hiệp, Vĩnh Lương, Vĩnh Trung, Vĩnh Thạnh, Vĩnh Phương được cắt ra khỏi huyện Khánh Xương sáp nhập vào Nha Trang. Quyết định số 54-BT ngày 27 tháng 3 năm 1978 thành lập xã Phước Đồng thuộc Nha Trang. Ngày 1 tháng 7 năm 1989, tái lập tỉnh Khánh Hòa từ tỉnh Phú Khánh cũ, Nha Trang là tỉnh lỵ tỉnh Khánh Hòa. Ngày 22 tháng 4 năm 1999, Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định số 106/1999 công nhận Nha Trang là đô thị loại 2. Ngày 22 tháng 4 năm 2009, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ký quyết định công nhận TP. Nha Trang là đô thị loại I[8] Kinh tế Kinh tế Nha Trang chủ yếu là du lịch và dịch vụ. Nha Trang còn nổi tiếng với yến sào, thuốc lá và đặc biệt là kỳ nam và trầm hương. Khoa học và Giáo dục Nha Trang là nơi đóng quân của nhiều trường đại học quân sự (không quân, hải quân) và các viện nghiên.cứu mang tầm quốc gia . Ngoài ra trên địa bàn thành phố còn có nhiều đại học và cao đẳng phục vụ cho việc đào tạo nhân lực cho địa phương Danh sách các trường Đại học, Cao Đẳng và Cơ sở nghiên cứu khoa học tại Khánh Hòa Đại Học Cao Đẳng Viện Nghiên Cứu Trường Đại học Nha Trang Trường Cao đẳng Sư phạm Nha Trang Viện Pasteur Nha Trang Trường Đại học Thái Bình Dương Trường Cao đẳng văn hóa nghệ thuật và du lịch Viện Hải dương học Nha Trang Trường Đại học Tôn Đức Thắng (cơ sở Nha Trang) Trường Cao đẳng Y tế Viện Vắc-xin và Sinh phẩm số 2 (Nha Trang) Trường Sĩ quan không quân Trường Cao đẳng Mẫu giáo Trung ương 2 Viện Nghiên cứu và Ứng dụng Công nghệ (Nha Trang) Học viện Hải quân Trường Cao đẳng nghề Nha Trang Trường Sĩ quan Thông tin Giao thông Đường hàng không: Trước đây có thể bay đến Nha Trang và hạ cánh ngay trong thành phố tại sân bay Nha Trang, nguyên là một sân bay quân sự nằm trên đường Trần Phú. Hiện nay, sân bay Nha Trang đã đóng cửa và khách du lịch có thể tới thành phố biển này bằng sân bay quốc tế Cam Ranh, cách đó khoảng 40 km. Giao thông nội thành: Hiện nay, Nha Trang đang có 6 tuyến xe buýt phục vụ công cộng [9]. Tuyến Lộ trình Độ dài (km) Số trạm và điểm dừng Ghi chú Tuyến 1 Thành (Thị trấn Diên Khánh) - Lê Hồng Phong - Vĩnh Trường 18 2 trạm 33 điểm dừng Tuyến 2 Thành (Thị trấn Diên Khánh)- Trần Phú - Bình Tân 18 2 trạm và 28 điểm dừng Tuyến 3 Chợ Đầm - Sông Lô 14.5 2 trạm và 20 điểm dừng Tuyến 4 Dương Hiến Quyền - Nguyễn Thiện Thuật - Cầu Đá 13 2 trạm và 24 điểm dừng Tuyến 5 Cầu Trần Phú - Tô Hiến Thành - Hòn Rớ 1 13 2 trạm và 21 điểm dừng Tuyến 6 Bến xe phía Nam - chợ Lương Sơn 15 2 trạm và 21 điểm dừng Đường thủy: Nha Trang có cảng Nha Trang, chủ yếu là vận chuyển hành khách qua lại Thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng. Đường sắt: Ga Nha Trang là một trong những ga lớn trên tuyến đường sắt Bắc Nam của Việt Nam. Tất cả các tuyến tàu lửa đều dừng ở đây. Ngoài các tàu Thống Nhất, còn có các chuyến tàu SNT1-2, SNT3-4, SQN1-2 và gần đây có thêm chuyến tàu 5 sao đầu tiên chạy tuyến Sài Gòn-Nha Trang. Ga Nha Trang Đặc sản Ngoài các sản vật biển, Nha Trang có nước yến/yến sào (hay tổ chim yến được chúng làm từ nước dãi của mình) và nem nướng Ninh Hòa. Ngoài ra, nói đến các món dân dã Nha Trang còn nổi tiếng qua món bún cá hay bánh căn. Với món bánh canh Nha Trang thì không giống với bất kỳ ở một địa phương nào khác, nước lèo được làm từ chất ngọt của cá cộng với bột bánh canh tạo nên một hương vị khó quên. Ngoài ra tại Nha Trang còn có bong bóng cá , vi cá , nước mắm , khô cá thu được xếp vào loại ngon . Hải sản Nha Trang đa dạng và phong phú với rất nhiều loại và vô số những món ăn khác nhau , nổi tiếng có món nhum - còn gọi là cầu gai hay nhím biển ăn sống với cải bẹ xanh . Phố Tây ở Nha Trang Nằm bên cạnh bờ biển Nha Trang có một khu phố nhỏ ven theo các con đường Hùng Vương, Trần Phú, Biệt Thự, Trần Quang Khải, Nguyễn Thiện Thuật... Nó không quá ồn ào, nhộn nhịp nhưng tập trung đông khách du lịch nước ngoài và người nước ngoài sinh sống tại Nha Trang. Phố Tây ở Nha Trang tuy không sầm uất và ồn ào như Phố Tây Phạm Ngũ Lão ở Thành phố Hồ Chí Minh, nhưng lại mang những nét đặc trưng riêng. Con đường hẹp của khu Quân Trấn đã được mở rộng, với những dãy hàng, quán mang tên Tây, Việt lẫn lộn. Mỗi quán ăn đều mang một cái tên, một quốc tịch khác nhau, với nhiều màu sắc văn hóa, từ Á đến Âu đã tạo nên một khu phố Tây rất Nha Trang. Để có thể sống dễ dàng hơn giữa một cộng đồng người Việt, người nước ngoài ở khu phố Tây này hầu hết trang bị cho mình một vốn tiếng Việt, thậm chí có người nói rất sõi. Họ còn có một cái tên Việt Nam do những người bạn, những người hàng xóm Việt đặt cho, và họ rất thích cái tên Việt ấy. Hiện nay cùng sự phát triển mạnh mẻ của nền du lịch tại Nha Trang, khu phố Tây đang trở thành quê hương thứ 2 của những người nước ngoài chọn Nha Trang làm nơi sinh sống và làm việc THÁP BÀ PONAGAR Po Nagar hay Tháp Bà là ngôi đền nằm trên đỉnh một ngọn đồi nhỏ cao khoảng 50 mét so với mực nước biển, ở cửa sông Cái (sông Nha Trang) tại Nha Trang, cách trung tâm thành phố khoảng 2 km về phía bắc, nay thuộc phường Vĩnh Phước. Tên gọi "Tháp Po Nagar" được dùng để chỉ chung cả công trình kiến trúc này, nhưng thực ra nó là tên của ngọn tháp lớn nhất cao khoảng 23 mét. Ngôi đền này được xây dựng trong thời kỳ đạo Hindu (Ấn Độ giáo) đang cường thịnh khi Chăm pa trong giai đoạn có tên gọi là Hoàn Vương Quốc, vì thế tượng nữ thần có hình dạng của Umar, vợ của Shiva. Truyền thuyết Nữ vương Po Nagar - còn gọi là Yan Pu Nagara, Po Ino Nagar hay Bà Đen (nguời Việt Nam gọi là Thiên Y Thánh Mẫu Ana) - là vị nữ thần được tạo nên bởi áng mây trời và bọt biển, người tạo dựng ra trái đất, sản sinh gỗ quí, cây cối và lúa gạo. Bà có 97 chồng, trong đó chỉ một mình Po Yan Amo là người có uy quyền và được tôn trọng hơn cả. Bà có 38 người con gái, tất cả đều hóa thân thành nữ thần, trong đó có ba người được người Chăm chọn làm thần bảo vệ đất đai và còn thờ phụng cho tới ngày nay: Po Nagar Dara, nữ thần Kauthara (Khánh Hòa); Po Rarai Anaih, nữ thần Panduranga (Ninh Thuận) và Po Bia Tikuk, nữ thần Manthit (Phan Thiết). Tương truyền, tượng bà Thiên Y Thánh Mẫu Ana theo tín ngưỡng phồn thực của người Chăm, không có quần áo. Po Nagar hiện nay được người Việt Nam sử dụng, nhưng đã cho nữ thần ăn mặc theo kiểu Phật. Ngôi đền này cũng nổi tiếng đối với các du khách. Để tìm hiểu thêm về ảnh hưởng tôn giáo của vị nữ thần này, có thể xem thêm "The Vietnamization of Po Nagar" của Nguyễn Thế An, trong loạt bài giảng về quá khứ Việt Nam, được chỉnh sửa bởi K.W. Taylor và John K. Whitmore, chương trình Đông Nam Á, Đại học Cornell, Ithaca, NY 1995. Cụm tháp tại Po Nagar Lịch sử Ngôi tháp bằng gỗ trước kia thờ nữ vương Jagadharma (công chúa Tchou Koti hay Thiên Y Thánh Mẫu) (cai trị Lâm Ấp từ năm 646 đến năm 653) được Prithi Indravarman cho xây dựng lại bằng vật liệu cứng tại Aya Tră (Nha Trang), trên một ngọn đồi cao cạnh cửa sông Cái (Xóm Bóng), để thờ tượng nữ thần Bhagavati (bằng vàng). Năm 774, quân Nam Đảo (Java, Indonesia) vào cướp phá. Đền Po Nagar, bị quân Nam Đảo phá hủy, sau đó được Satyavarman cho dựng lại bằng gạch, năm 784 thì hoàn thành và tồn tại cho tới ngày nay, nhưng cũng đã bị hủy hoại một phần đáng kể. Sau này quốc vương Harivarman I và con trai ông là Vikrantavarman III sau này có thể đã lần lượt xây dựng thêm 5 tháp nữa. Những cấu trúc xây dựng còn sót lại có niên đại sớm nhất, theo Trần Kỳ Phương là mandapa?? - nó đã được xây dựng vào thời gian nào đó trước khi có câu khắc trên bia vào năm 817, có nói tới nó. Trần Kỳ Phương cho rằng tháp nhỏ ở phía tây bắc có niên đại khoảng thế kỷ 10, và ngôi tháp chính có niên đại khoảng thế kỷ 11. Những bia ký còn sót lại ở Po Nagar cho người ta thấy được dấu vết của một quốc gia hùng mạnh đã từng tồn tại trong quá khứ. Kiến trúc Tổng thể kiến trúc của Po Nagar gồm 3 tầng, đi từ dưới lên trên. Tầng thấp: Ngang mặt đất bằng là ngôi tháp cổng mà nay không còn nữa. Từ đấy có những bậc thang bằng đá dẫn lên tầng giữa. Tầng giữa: Nơi đây hiện chỉ còn hai dãy cột chính bằng gạch hình bát giác, mỗi bên 5 cột có đường kính hơn 1 mét và cao hơn 3 mét. Ở hai bên các dãy cột lớn có 12 cột nhỏ và thấp hơn, tất cả lại nằm trên một nền bằng gạch cao hơn 1 mét. Dựa vào cấu trúc này người ta cho rằng đây vốn là một tòa nhà rộng lớn có mái ngói, là nơi để khách hành hương nghỉ giải lao và sắm sửa lễ vật trước khi lên dâng cúng ở các điện bên trên. Từ tầng giữa này, lại có một dãy bậc thang bằng gạch dốc hơn dẫn lên tầng trên cùng. Tầng trên cùng: Là nơi các tháp được xây dựng, ngay trước mặt ngôi tháp chính. Những bậc thang này từ lâu đã không hề được sử dụng. Bậc thang bằng đá ong thấy hiện nay ở phía nam tháp Bà rộng lớn hơn được xây vào thập niên 1960 do nhu cầu du lịch gia tăng. Ở tầng trên, có hai dãy tháp được bao quanh bởi bốn bức tường đá mà nay chỉ còn lưu lại tường phía tây và nam mà thôi. Dãy tháp phía trước có 3 ngôi, và dãy phía sau vốn có dấu vết của 3 ngôi tháp khác, thế nhưng nay chỉ còn 1, chúng chạy song song với nhau. Cả 4 tháp còn lại được xây dựng theo kiểu tháp của người Chăm, gạch xây rất khít mạch, không nhìn thấy chất kết dính. Lòng tháp rỗng tới đỉnh, cửa tháp quay về hướng đông. Mặt ngoài thân tháp có nhiều gờ, trụ, đấu. Trên đỉnh các trụ, thường đặt gạch trang trí hoa văn hình vòm tháp, trông như chiếc tháp nhỏ đặt lên một tháp lớn. Trên thân tháp còn có nhiều tượng và phù điêu bằng đất nung, trong đó có hình Po Nagar, thần Tenexa, các tiên nữ, các loài thú: nai, ngỗng vàng, sư tử... Hình nữ thần Durga đang múa giữa hai nhạc công ở tháp chính Thần Po Nagar hay theo cách gọi của người Việt là Thánh Mẫu Thiên Y A Na Tháp thờ chính ở dãy trước khá lớn và cao khoảng 23 mét, là tháp Po Nagar, mà ta hay gọi là tháp Bà. Nguyên thủy chính là tháp thờ thần Parvati, vợ của Shiva. Tháp chính thờ thần Po Nagar (Umar), vợ của thần Siva. Tháp Bà xây 4 tầng, mỗi tầng đều có cửa, tượng thần và hình thú bằng đá, ở 4 góc có 4 tháp nhỏ. Bên trong là tượng nữ thần (cao 2,6 m) tạc bằng đá hoa cương màu đen (trước đó là gỗ trầm hương, và xa hơn nữa là bằng vàng) ngồi trên bệ đá uy nghiêm hình đài sen, lưng tựa phiến đá lớn hình lá bồ đề. Đây là một kiệt tác về điêu khắc Chămpa, là sự kết hợp hài hòa giữa kỹ thuật tượng tròn và chạm nổi. Người Pháp đã lấy mất đầu tượng, nay chỉ còn đầu tượng bằng xi măng vẽ mặt. Rải rác quanh di tích còn có một số tượng người, tượng thú... Trên đỉnh tháp có tượng thần Shiva cỡi ngưu thần Nandin, và các tượng linh vật như chim thiên nga, dê, voi v.v. Mặt ngoài tường tháp lại được trang trí bởi những hình điêu khắc vào đá như những vũ công, người chèo thuyền, xay gạo hay đi săn với cung tên. Cửa chính ở phía đông dẫn vào một tiền sảnh, ở hai bên cửa có hai trụ đá được khắc truyền ký, đỡ một phiến đá hình thuẫn có khắc hình nữ thần Durga đang múa giữa hai nhạc công. Bên trong tháp tối và lạnh. Cuối tháp có một bệ thờ bằng đá bên dưới tượng Bà Po Nagar với mười cánh tay. Hai bàn tay dưới đặt trên hai đầu gối, các bàn tay khác thì cầm những vât dụng như đoản kiếm, mũi tên, chùy và cây lao ở bên phải và chuông, đĩa, cung và tù và ở bên trái. Các tháp khác thờ: thần Siva (một trong ba vị thần tối cao của Ấn Độ giáo), thần Sanhaka, thần Ganeca (theo truyền thuyết là con trai thần Siva). Bên cạnh tháp chính về phía nam khoảng 20 mét là một ngôi tháp khác nhỏ và ít trang trí điêu khắc hơn, cao chừng 12 mét, có thể là tháp thờ thần Shiva. Cách tháp này cũng về hướng nam là một tháp còn nhỏ hơn. Bên trong tháp không có bệ thờ mà chỉ có một linga (thạch trụ), và đây là tháp thờ thần Ganesa, thân người đầu voi, con của Shiva. Nhiều tác giả cho rằng linga là linh tượng có hình thù dương vật tượng trưng cho Shiva, dựa theo sự diễn dịch của phương Tây hơi thiên về tình dục. Thực ra, linga tiêu biểu là một trụ đá thấp có ba phần khác nhau tượng trưng cho ba linh thể: phần dưới là hình vuông tượng trưng cho Brahma, phần giữa hình bát giác tượng trưng cho Vishnu, và phần trên cùng hình tròn tượng trưng cho Rudra (hay còn gọi là Shiva). Vì thế gọi là "linh thạch trụ" thì thích hợp hơn. Ở dãy tháp phía sau có một ngôi tháp, tương đối ít hư hại nhất ở mạn bắc, với mái dài hình yên ngựa. Kiểu mái này chỉ thấy bắt đầu ở những tháp vùng Đồ Bàn - Vijaya (Bình Định ngày nay) sau khi kinh đô được dời xuống từ Mỹ Sơn, Trà Kiệu ở thế kỷ 11. Ở tường có những hình điêu khắc như thần điểu Garuda, sư tử, các tiên nữ Apsara, rắn thần Naga. Chính dưới nền của tháp này trong khi tu sửa đầu thế kỷ 20, thực dân Pháp đã khám phá và lấy mất một kho tàng được cất dấu gồm những vật cúng dường bằng vàng và bạc. Ngày nay 2 tháp khác ở phía tây nam là tây đã bị phá hủy. Sự phân bố này làm cho người ta có sự so sánh thú vị với các tháp gạch ở Lolei, gần Angkor Wat tại Campuchia, đã được xây dựng vào thế kỷ 8. Nhóm tháp Chàm được xây dựng và tu bổ qua nhiều thời kỳ từ thế kỷ 7 đến thế kỷ 12. Tháp Bà có thể do quốc vương Hoàn Vương Quốc là Harivarman I xây dựng vào khoảng những năm 813-817. Trải qua mưa nắng của thời gian, tháp bị hư hại. Thời Pháp thuộc, trường Viễn Đông Bác Cổ đã tổ chức tu sửa: dùng gạch xây lại nhiều phần và đắp một số tượng lên thân tháp. Trong thời kỳ chiến tranh, nhiều hiện vật bị mất cắp. Các bia ký Tháp Bà còn lưu lại nhiều bia ký cổ nhất của người Chăm. Bergaigne, một nhà khảo cổ học người Pháp đã liệt kê các bia ký theo thời gian như sau: Nhóm A: Trên bia đá hình lục giác, do vua Satyavarman dựng năm 781 ghi chuyện tháp bị giặc biển đốt phá năm 774, việc xây dựng tượng thần Sri Satya Mukhalinga vào năm 784. Nhóm B: Do vua Vikrantavarman III ghi lại công lao xây dựng của các tiên vương. Nhóm C và nhóm D: Do vua Vikrantavarman II ghi các lễ vật dâng cúng chư thần. Nhóm E: Ghi việc vua Indravarman II dựng pho tượng Bhagavati (tức Po Nagar) bằng vàng vào năm 918; pho tượng này về sau bị người Khmer xâm lăng cướp đi, và đã được thay thế bằng tượng bằng đá vào năm 965. Bia đá ở hai bên cửa của tháp chính ghi việc cúng ruộng và dân công nô lệ cho nữ thần. Bia ở phía nam của tháp chính ghi việc vua Jaya Harivarman I ca tụng thần Yang Po Nagar vào năm 1178. Bia ở phía bắc tháp chính ghi việc dựng đền thờ thần Bhagavati Matrilingesvara vào năm 1256. Ngoài ra còn bia đá dựng năm 1050 của vua Paramesvaravarman I ghi việc tái lập tượng Bà, việc dâng cúng ruộng đất và nô lệ đủ sắc tộc: người Campa (Chăm), Kvir (Khmer), Lov (Tàu), Pukan (Mã), Syam (Xiêm) vv... Bia của vua Rudravarman III (Chế Củ) dựng năm 1064 ghi việc xây cổng tháp rất tốn kém, và liệt kê những cống phẩm quí giá. Bia năm 1143 ghi lời xưng tụng Bà. Bia năm 1165 của vua Indravarman IV ghi việc dâng cúng một kim mão cho nữ thần Bhagavati Kautharesvati (Dựa vào lời ghi này có thể tạm dịch là "Đức thánh mẫu vùng Kauthara" và so sánh với các bia khác, có thể đoán là người Chăm chỉ thờ thần Parvati như Thánh Mẫu của từng địa phương; ví dụ ở Phú Yên và Ninh Thuận cũng có tháp thờ Thánh Mẫu của vùng đó, chứ chưa hẳn là ở mức độ toàn xứ Chiêm Thành). Các bia sau cùng ở thế kỷ thứ 13 hay 14 tiếp tục ghi những vật dâng cúng Bhagavati. Lễ hội Lễ hội Tháp Bà diễn ra từ ngày 21 đến ngày 23 tháng 3 âm lịch hàng năm. Lễ hội này đã được Bộ Văn hóa Thông tin Việt Nam xếp hạng là một trong 16 lễ hội quốc gia vào năm 2001. Những năm gần đây, Lễ hội Tháp Bà được tỉnh Khánh Hòa giao cho Sở Văn hóa Thông tin tổ chức. CHÙA LONG SƠN Chùa Long Sơn hay còn gọi là Chùa Phật trắng trước có tên là Đăng Long Tự, tọa lạc ở số 22 đường 23 tháng 10, phường Phương Sơn dưới chân núi Trại Thủy ở Nha Trang. Ngôi chùa này được xây dựng cách đây hơn một trăm năm, trải qua nhiều lần trùng tu, và đến nay là ngôi chùa nổi tiếng nhất Khánh Hòa. Trên đồi Trại Thủy còn có 2 ngôi chùa khác, chùa Hải Đức ở phía trên và chùa Bửu Phong ở phía nam. Lịch sử Chùa Long Sơn do nhà sư Ngộ Chí (sinh năm 1856, pháp danh Phổ Trí, tên tục là Nguyễn Tám Văn Nghi, theo dòng Thiền Lâm tế đời thứ 39) lập năm 1886 với tên gọi là Đằng Long tự. Ban đầu chùa chỉ là một căn nhà tranh nằm tại đỉnh đồi Trại Thủy (nơi đặt tượng Phật trắng hiện nay). Năm 1900, chùa bị sập sau một cơn bão, nên nhà sư quyết định dời xuống chân núi và đổi tên chùa thành Long Sơn tự. Năm 1936, theo di nguyện của sư Ngộ Chí, chùa được tiến cúng cho Hội An Nam Phật học để làm trụ sở chấn hưng Phật giáo Khánh Hòa, đến nay vẫn là trụ sở của Giáo hội Phật giáo Khánh Hòa. Năm 1938 (năm Bảo Đại thứ 14), chùa được phong "Sắc tứ Long Sơn tự". Năm 1941 chùa được trùng tu với công lao chính của Hội trưởng Tôn Thất Quyền và Phật tử Võ Đình Thụy. Năm 1968, chùa bị sạt mái ngói do chiến tranh. Năm 1971, Thượng tọa Thích Thiện Bình đứng ra trùng tu chùa và cho đến năm 1975, việc trùng tu mới thực hiện được 60% theo bản thiết kế của kiến trúc sư Võ Đình Diệp. Các đặc điểm của chùa Kim Thân Phật Tổ. Khuôn viên chùa có chiều rộng 44,5 m, chiều dài hơn 72 m. Bên cạnh chùa là giảng đường của Trường Trung cấp Phật học Khánh Hòa và trụ sở của Giáo hội Phật giáo Khánh Hòa. Chính điện rộng 1.670 m², có một tượng Phật Tổ bằng đồng đang ngồi thuyết pháp, cao 1,6 m, nặng 700 kg. Từ chùa, muốn lên đến đỉnh đồi Trại Thủy phải đi lên 193 bậc tam cấp. Tại bậc thứ 44 là tượng Phật Tổ nhập Niết Bàn dài 17 m, cao 5 m, đằng sau tượng là bức phù điêu mô tả cảnh 49 đệ tử túc trực niệm phật. Tượng được xây dựng năm 2003. Lên khỏi tượng Phật nằm 5 mét là tháp chuông với quả đại hồng chung cao 2,2 m, nặng 1.500 kg do phật tử tại Huế tặng năm 2002. Trên đỉnh đồi là bức tượng Kim Thân Phật tổ (còn gọi là tượng Phật trắng) ngồi thuyết pháp, tượng cao 21 m, đài sen làm đế cao 7 m, rất dễ nhìn thấy tại một khu vực rộng xung quanh Chùa. Tượng được xây từ năm 1963 do sự đóng góp của tăng ni phật tử của vùng lân cận. Xung quanh đài sen là chân dung bảy vị hòa thượng, đại đức đã tự thiêu để phản đối chính sách đàn áp Phật giáo của Ngô Đình Diệm trong khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 9 năm 1963[1]. Dưới chân đài sen là bức tường chia thành những ngăn nhỏ để chứa hài cốt do các gia đình Phật tử gửi. Trụ trì Từ khi tạo dựng đến nay, chùa trải qua các đời trụ trì[1]: Hòa thượng Thích Ngộ Chí: 1886 đến 1935 Thượng tọa Thích Chánh Hóa: 1936 đến 1957 Thượng tọa Thích Chí Tín: 1957 về sau Kỷ lục Chùa có bức tượng Kim Thân Phật Tổ được xếp vào sách kỷ lục Guiness Việt Nam : “Ngôi chùa có bức tượng Phật ngoài trời lớn nhất Việt Nam” ( theo sách kỷ lục Việt Nam ) Ảnh Tượng Phật nằm Tháp chuông Chân dung một vị hòa thượng dưới chân Phật Tổ Khuôn viên Chùa Long Sơn HÒN CHỒNG Hòn Chồng là một thắng cảnh tự nhiên ở thành phố Nha Trang, thuộc khóm Hòn Chồng, phường Vĩnh Phước. Khu vực này là một bãi đá được xếp chồng lên nhau một cách tự nhiên, ngoài ra còn có Hòn vợ ở gần đó và Hội quán vịnh Nha Trang có dạng nhà rường Huế được xây ở phía trên. Miêu tả Hòn đá lớn nhất với vết lõm hình bàn tay. Hòn Chồng gồm 2 cụm đá lớn nằm bên bờ biển dưới chân đồi La-san, có thể được tạo nên do sự xâm thực của thủy triều lên ngọn đồi này. Cụm đá lớn ở ngoài biển gọi là Hòn Chồng, gồm một khối đá lớn vuông vức nằm trên một tảng đá bằng phẳng và rộng hơn, phía mặt đá quay ra biển có một vết lõm hình bàn tay rất lớn. Tục truyền rằng, thuở xưa ông khổng lồ ngồi câu cá nơi đây, có một con cá cũng khổng lồ cắn câu lôi đi, ông phải kéo lại, tay cầm cần câu, tay tì vào tảng đá lấy đà khiến bàn tay ấn vào đá và để lại dấu như đã thấy. Theo một truyền thuyết khác, xưa có một người khổng lồ đến xứ này ngoạn cảnh, gặp bầy tiên nữ đang tắm, ông dừng lại say sưa ngắm và vô tình trượt chân ngã, ông vội bám tay vào núi khiến sườn núi sụp đổ, đá văng xuống để lại vết tay ông hằn trên đá. Dấu chân trượt ngã đủ năm ngón cũng để lại dấu tích ở khu vực Suối Tiên. Đi giữa bãi đá còn nhiều tảng đá chồng chất kỳ lạ như cảnh hai hòn đá dựng đứng, giữa có chẹt một hòn đá lớn như cái cổng qua một cụm đá khác. Cụm đá thứ hai có hình dáng một người phụ nữ ngồi trông ra biển - được đặt một cái tên có ý nghĩa gần gũi với Hòn Chồng - đó là Hòn Vợ, cụm đá này ít được du khách để ý hơn. Đứng trên Hòn Chồng nhìn ra xa là Hòn Yến, quay về bên phải là Cảng Cầu Đá, Hòn Tre và bờ biển Nha Trang dài tới 6km. Khuất bên mũi đồi Lasan, nhô ra biển là cửa sông Nha Trang, bến cá Cù Lao. Nhìn từ phía Hòn Chồng phía bên kia là núi Cô Tiên. Từ vị trí bên Hòn Chồng sẽ nhìn rất rõ Hòn Đỏ (nơi đặt ngôi chùa) ở phía xa. Ngoài ra, ở mặt đường trên đường đi xuống Hòn Chồng còn có Hội quán Vịnh Nha Trang, nơi trưng bày nhiều tranh ảnh về Hòn Chồng và các thắng cảnh ở Nha Trang. Hội quán được thiết kế theo phong cách nhà rường Huế. Nhà thờ Núi (tên chính thức là: Nhà thờ Chánh tòa Kitô Vua) là một nhà thờ Công giáo ở thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Nhà thờ này còn có nhiều tên gọi bình dân như: Nhà thờ Nha Trang (vì trước đây nó thuộc họ đạo Nha Trang); Nhà thờ Ðá (vì nó được xây bằng đá); Nhà thờ Ngã Sáu (vì nó tọa lạc gần một xòng xoay giao thông); nhưng phổ biến hơn cả là tên gọi Nhà thờ Núi (vì nó được xây trên một núi nhỏ). Ngày 5 tháng 7, 1957 Giáo phận Nha Trang chính thức được thành lập từ việc chia tách Giáo phận Qui Nhơn nhưng mới chỉ là giáo phận tông tòa. Ngày 24 tháng 11, 1960, Giáo Phận Nha Trang mới được nâng lên hàng giáo phận chính tòa, lúc này, Nhà thờ Nha Trang được chính thức được chọn làm nhà thờ chính tòa của giáo phận, họ đạo Nha Trang trở thành giáo xứ Chính Tòa. Nhà thờ này được xây dựng theo phong cách kiến trúc nhà thờ phương Tây. Nhìn tổng thể, công trình có bố cục chắc khỏe với những khối lập thể nhỏ dần từ thấp vươn cao, nổi bật giữa trời xanh. Ðiểm cao nhất là nơi đặt thánh giá trên đỉnh tháp chuông, cao 38 mét, tính từ mặt đường. Lịch sử Mộ của Linh mục Louis Vallet ở chân núi Cuối thế kỷ 19 (khoảng năm 1885), giáo dân Công giáo tại Nha Trang chỉ khoảng vài trăm người. Năm 1886, người Pháp đặt cơ quan của chính quyền đô hộ tại Nha Trang và để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tôn giáo cho số giáo dân này và cho cả viên chức người Pháp, họ xây tạm thời một nhà nguyện nhỏ bên bờ biển Nha Trang mà ngày nay là khu vực Tòa giám mục Nha Trang. Louis Vallet (1869-1945) - một linh mục người Pháp đang coi giáo dân vùng Nha Trang - đã có ý định thành lập một giáo xứ tại Nha Trang cùng với việc xây dựng một ngôi nhà thờ cho giáo xứ mới này. Ngày 3 tháng 9, 1928, nhà thờ được khởi công xây dựng trên một mõm núi nhỏ, có tên là núi Bông, độ cao khoảng 12 mét. Khoảng 500 trái mìn đã được sử dụng để tạo mặt bằng trên đỉnh núi. Lễ Phục Sinh 1929, khai trương con đường cho xe chạy lên núi. Ðến tháng 6 cùng năm, lối đi lên núi dành cho người đi bộ (gồm 53 bậc cấp) nằm ở hướng Bắc được hoàn thành. Sau đó là các công trình phụ như nhà bếp, nhà ở cho người giúp việc, nhà kho, các bậc thang từ đường chính lên... lần lượt được đưa vào sử dụng. Ðến tháng 3, 1930, hoàn thành xây nhà xứ (tức là nhà dành cho các sinh hoạt ngoài phụng vụ của giáo xứ). Ngày 12 tháng 2, 1933, Vua Bảo Ðại có viếng thăm công trình này. Ngày 14 tháng 5, 1933, trong lễ thánh Jeanne d'Arc, nhà thờ được cung hiến và khánh thành. Cha Louis Vallet chọn Chúa Kitô Vua làm Bổn Mạng Nhà thờ Ngày 29 tháng 7 năm 1934, Ðức Khâm Mạng Toà Thánh Dreyer làm phép quả chuông đặt tên hiệu là Têrêxa Hài Ðồng Giêsu, do bà tín đồ ở Sài Gòn dâng tặng. Tháp chuông được khánh thành vào ngày 3 tháng 12 năm 1935. Ngày 24 tháng 10, 1945, linh Mục Louis Vallet qua đời. Thi hài ông được an táng dưới chân núi, bên phải con đường lên nhà thờ. Khoảng năm 1969, đồng hồ trên tháp bị hư và đã không được sửa cho tới tận năm 1978 và tiếp tục hoạt động từ đó đến nay. Ngày 10 tháng 06, 1987, vách đá dọc theo con đường chính lên nhà thờ được làm thành nơi đặt tro cốt những người chết được bốc dỡ từ nghĩa trang của giáo xứ theo quyết định của Nhà nước. Ngoài ra, Nhà thờ cũng thực hiện một số chỉnh trang nhỏ như: 17 tháng 02, 1990, gia cố chân núi dưới hang đá Ðức Mẹ. 14 tháng 3, 1991, sửa và mở rộng đường chính thêm 1,5 mét. 28 tháng 10, 1991, đặt tượng Mười hai thánh tông đồ, mỗi tượng cao 1 mét và tượng Chúa Kitô Vua cao 1,2 mét dọc theo đường lên nhà thờ. 19 tháng 12, 1992, đặt 12 tượng các thánh bao quanh sân nhà thờ: Gioan Tẩy giả, Phaolô, Gioakim, Anna, Máccô, Luca, Banaba, Tổng lãnh thiên thần Micae - Raphaen - Gabrien, Mátta, Maria Mađalêna và tượng Ðức Mẹ cứu vớt các linh hồn. 19 tháng 1, 1993, đặt 8 tượng thánh: Stêphanô, Gioan Maria, Vianê, Monica, Cecilia, Anê, Phanxicô Assisi, Anphongsô, Gioan Lasan. 9 tháng 9, 1993, đặt 4 tượng: Chúa Kitô Phục Sinh, thiên thần hộ thủ, thánh Máctin Porét và thánh Ðaminh. 17 tháng 3, 1994, sửa nền hang đá Ðức Mẹ, đặt lại tượng thánh Bécnađét. Nhiều ý kiến cho rằng, tuyến đường sắt chạy sát cạnh nhà thờ đã gây chấn động, làm ảnh hưởng rất lớn đến sự vững chắc của nhà thờ. VIỆN HẢI DƯƠNG HỌC Giới thiệu Viện Ngày 14 tháng 9 năm 1922, Sở Nghề Cá Đông Dương - tiền thân của Viện Hải Dương Học ngày nay đã được thành lập. Trải qua hơn 80 năm hoạt động và phát triển, Viện Hải Dương Học đã đóng góp được một khối lượng lớn các công trình nghiên cứu cho công cuộc chinh phục khai thác và bảo vệ biển Đông, bao gồm 1100 ấn phẩm đã được công bố, trong đó nghiên cứu về tính đa dạng sinh học chiếm 62,6%, về vật lý hải dương chiếm 11,6%, về sinh thái môi trường chiếm 7,6%, về địa chất địa mạo biển chiếm 5,4%, về hóa học biển và về hóa sinh chiếm 4,4%. Qua đó, có thể thấy được Viện Hải Dương Học đã góp phần vào việc thực hiện các mục tiêu khoa học của đất nước. Tuy vậy, với nhiệm vụ nghiên cứu biển trong tương lai, Viện Hải Dương Học luôn luôn tăng cường đội ngũ cán bộ khoa học và cán bộ quản lý khoa học cả về hai mặt lượng lẫn chất với những trang thiết bị hiện đại nhất, để đáp ứng được nhiệm vụ hiện đại hóa đất nước. Chức năng, nhiệm vụ Nghiên cứu những vấn đề khoa học công nghệ thuộc các lĩnh vực sau : Điều tra, nghiên cứu cơ bản các điều kiện tự nhiên, nguồn lợi sinh vật và không sinh vật (khoáng sản, dầu khí, giao thông, hàng hải…), nghiên cứuu các quá trình xảy ra trong thủy quyển, khí quyển và thạch quyển trong toàn vùng biển Việt Nam và Biển Đông, bao gồm các thủy vực ven biển (cửa sông, đầm phá, vũng vịnh) và các đảo. Điều tra, nghiên cứu hiện trạng và diễn biến nhiễm bẩn môi trường biển, nghiên cứu đề xuất các giải pháp xử lý nhiễm bẩn nhằm đảm bảo cân bằng sinh thái và phát triển nguồn lợi một cách ổn định. Nghiên cứu các hiện tượng đặc biệt trên biển phục vụ công tác phòng chống thiên tai như hiện tượng nước dâng trong bão, sóng thần, xói lở - bồi tụ. Nghiên cứu kỹ thuật và công nghệ biển nhằm phục vụ thiết kế và xây dựng các công trình biển, phát triển nuôi trồng hải sản, chiết xuất các chất hoạt tính từ sinh vật biển và các sản phẩm từ nước biển thiết kế và chế tạo các dụng cụ và máy móc hải dương học chuyên dùng. Phối hợp với các cơ quan nghiên cứu và các cơ quan sản xuất trong nước tổ chức triển khai, ứng dụng các kết quả nghiên cứu vào sản xuất và đời sống, thực hiện chuyển giao công nghệ tiên tiến thuộc các lĩnh vực nói trên từ nước ngoài vào Việt Nam. Tham gia đào tạo cán bộ nghiên cứu khoa học - công nghệ và hải dương học. Tổ chức hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực hải dương học. Xây dựng cơ sở vật chất cho việc nghiên cứu khoa học - công nghệ, triển khai ứng dụng, chuyển giao công nghệ tiên tiến thuộc các lĩnh vực nghiên cứu của Viện. Quản lý đội ngũ cán bộ, cơ sở hạ tầng và các tài sản khác của Viện Lịch sử phát triển Viện hải Dương Học được thành lập từ ngày 14 tháng 09 năm 1922. Cho tới nay, qua gần một thế kỷ hoạt động và phát triển, Viện Hải Dương Học đã đóng góp được một khối lượng lớn các công trình nghiên cứu cho công cuộc chinh phục, khai thác và bảo vệ biển. Cùng với bao biến cố thăng trầm của lịch sử, các giai đoạn hoạt động và phát triển Viện có thể được chia như sau: Giai đoạn từ năm 1922 - 1930 Sở Hải Dương Học Nghề Cá Đông Dương: (Service Océanographique des Pêches de l'Indochine) là cơ quan tiền thân của Viện Hải Dương Học Đông Dương được thành lập theo quyết định của Ngài Baudoin, Toàn quyền Đông Dương ký ngày 14/09/1922. Phương hướng nghiên cứu: Nghiên cứu khảo sát các điều kiện tự nhiên và nguồn lợi cá để phục vụ cho nghề cá Đông Dương.  Giám đốc : Tiến sĩ Armand Krempf, nhà nghiên cứu sinh học. Cán bộ nghiên cứu khoa học chính : Tiến sĩ Paul Chabanaud, nhà nghiên cứu ngư học.  Tiến sĩ Constantin Nikolaevitch Dawydoff (người Nga) nhà nghiên cứu động vật không xương sống ở biển.  Tiến sĩ Pierre Chevey nhà nghiên cứu ngư học.  Tiến sĩ Henri Marcelet, nhà nghiên cứu hóa sinh học.  Ô. Nguyễn Công Tiêu, nhà nghiên cứu động vật giun nhiều tơ. Phương tiện nghiên cứu: Tàu khảo sát biển : Tàu “De Lanessan”, trọng tải 750 tấn, công suất 350CV, đánh mẽ lưới thí nghiệm đầu tiên vào ngày 08/04/1925 ở 20o vĩ độ Bắc và 106o50 kinh độ Đông. Tàu rời Đông Dương 1942. Xưởng thí nghiệm chế biến bột cá, dầu cá.  Một thư viện. Một phòng lưu trữ vật mẫu cá. Phương thức hoạt động khoa học Ngoài việc tiến hành hoạt động khoa học tại Đông Dương, các nhà khoa học còn gửi vật mẫu sang các nước Châu Âu để phân loại. Giai đoạn từ năm 1930 - 1952 Viện Hải Dương Học Đông Dương (L'Institut Océanographique de l'Indochine) được thành lập theo sắc lệnh của ngài Gaston Doumergue, Tổng thống nước Cộng hòa Pháp ký vào ngày 01/12/1929 Phương hướng nghiên cứu: Khảo sát điều kiện tự nhiên và nguồn lợi sinh vật, kết hợp với việc đánh cá thí nghiệm ở biển Đông, bao gồm 2 quần đảo Hoàng Sa (Paracels) và Trường Sa (Spratly) và biển Hồ ở Campuchia để xác định chiến lược cho nghề khai thác cá ở Đông Dương. Đồng thời triển khai nghiên cứu các công nghệ chế biến và nuôi trồng hải sản.   Giám đốc:  Tiến sĩ Armand Krempf (thời gian từ 1930-1933).  Tiến sĩ Pierre Chevey (thời gian từ 1933-1942).  Tiến sĩ Jean Durand nhà nghiên cứu ngư học. Ông Ménes Quan Năm, thuyền trưởng tàu De Lanessan (thời gian 1942-1944).  Tiến sĩ Drach (thời gian từ 1946-1949).  Tiến sĩ Raoul Sérène, xử lý thường vụ Giám đốc (thời gian từ 1946-1949). Giám đốc (1949-1954). Cán bộ nghiên cứu khoa học chính : Tiến sĩ Constantin Nikolaevitch Dawydoff, nhà nghiên cứu động vật thủy sinh.  Tiến sĩ Théodore Monod, nhà nghiên cứu động vật thủy sinh.  Tiến sĩ Jacques Pellegrin, nhà nghiên cứu ngư học.  Tiến sĩ Jean Delacour, nhà nghiên cứu chim biển.  Tiến sĩ Gibert Deroux, nhà nghiên cứu động vật thủy sinh.  Bà Deroux, nhà nghiên cứu hóa học biển.  Ô.  Nguyễn Cháu , chuyên viên nghiên cứu nghề cá.  Ô.  Nguyễn Trong Thu , chuyên viên nghề cá.  Ô.  Lê Quang Huấn , chuyên viên nghiên cứu cá.  Ô. Nguyễn Văn Khai , chuyên viên nghiên cứu hóa biển.  Ô. Phạm Nhâm , chuyên viên nghiên cứu hóa học.  Ô. Nguyễn Văn Giác, chuyên viên nghiên cứu giáp xác, trưởng phòng bảo tàng.  Ô.  Ngô Thiều , chuyên viên nghiên cứu san hô.  Ô.  Bùi Hữu Củi , chuyên viên nghiên cứu cá.  Ô. Nguyễn Lương Khương, chuyên viên nghiên cứu nghề cá.     Ô. Trần Văn Trí, chuyên viên nghiên cứu nghề cá.  Ô. Huỳnh Đương, chuyên viên nghiên cứu san hô.  Ô. Nguyễn Văn Bé , chuyên viên nghiên cứu phiêu sinh vật.  Ô. Lê Công Mẫn, chuyên viên nghiên cứu ngư học.  Ô. Nguyễn Văn Lượm , chuyên viên nghiên cứu động vật giáp xác.  Ô. Trần Đình Nam , chuyên viên nghiên cứu động vật thân mềm. Ô. Phạm Văn Khoa, chuyên viên nghiên cứu hóa học biển. Ô. Cao Văn Quang, chuyên viên nghiên cứu hóa học biển. Ô.  Lương Công Kỉnh , chuyên viên nghiên cứu thực vật biển. Ô. Ngô Văn Sách, chuyên viên nghiên cứu động vật thủy sinh. Phương tiện nghiên cứu  Tàu khảo sát “De Lanessan” hoạt động cho đến năm 1942. Sau đó là tàu Mao Tiên công suất 22CV.  Xưởng thí nghiệm chế biến sản phẩm thủy sản (bột cá, dầu cá, nước mắm). Các phòng thí nghiệm, thư viện, hồ cá  Giai đoạn từ năm 1952 - 1975 Từ năm 1952, Viện Hải Dương Học Đông Dương được đổi tên là Viện Hải Dương Học Nha Trang (L'Institut Océanographique de Nha Trang), về sau đổi thành Hải học Viện Nha Trang khi có quyết định của Chính phủ Pháp bàn giao cho Chính quyền miền Nam đương thời (1954). Tiến sĩ Raoul Sérène giữ nhiệm vụ vai trò cố vấn kỹ thuật cho đến tháng 03/1961. Thời gian này, đất nước chưa thống nhất, việc nghiên cứu biển mang tính chất khu vực. Viện Hải Dương Học Nha Trang hoạt động khó khăn trong điều kiện có chiến tranh nên phương hướng nhiệm vụ của Viện chú trọng vào việc đào tạo cán bộ nghiên cứu biển có trình độ trên đại học và đại học cộng đồng và tổ chức những chuyến khảo sát biển ven bờ, cù lao gần và tập trung vào cộng tác xác định mẫu vật sắp xếp lại theo bộ môn, viết báo cáo về các khảo sát có tính ứng dụng.   Tham gia khảo cứu vùng biển vịnh Thái Lan và miền Nam Việt Nam với Viện Scripps (Institution of Oceanography California) Hoa Kỳ trên tàu Stranger trong chương trình NAGA (1959-1960) và tham gia chương trình CSK (Cooper ative Study of Kuro shivo) (1965-1977) nghiên cứu ảnh hưởng của dòng Kuroshio. Các Giám đốc: Bác sĩ  Ngô Bá Thành  (1956-1957) chuyên gia thú y. Ô. Nguyễn Đình Hưng (1957-1958) giảng nghiệm trưởng. Tiến sĩ Phạm Hoàng Hộ (1959-1960) giáo sư thực vật học. Tiến sĩ Nguyễn Chung Tú (1960-1962) giáo sư vật lý học. Tiến sĩ Hoàng Ngọc Cẩn (1962-1963) giáo sư địa chất. Tiến sĩ Nguyễn Hải  (1963-1966) giáo sư địa vật lý. Tiến sĩ Trần Ngọc Lợi (1967-1975) giáo sư sinh thái học, kiêm nhiệm Viện trưởng Đại học cộng đồng Duyên Hải. Ô. Lê Đình Châu, Phó Giám đốc Hành chính Tài chính. Cán bộ nghiên cứu khoa học chính : Tiến sĩ cấp 3 Phan Phùng, nhà nghiên cứu thủy triều, Trưởng phòng. Tiến sĩ cấp 3 Nguyễn Ngọc Thạch, nhà nghiên cứu địa chất biển, Trưởng phòng. Cử nhân Phan Đình Tần, chuyên viên vật lý, Trưởng phòng. Cử nhân Phạm Văn Thơm, chuyên viên địa hóa. Cử nhân Tôn Thất Thống, chuyên viên động vật, Trưởng phòng. Cử nhân Nguyễn Thượng Đào, chuyên viên phiêu sinh vật, Trưởng phòng nghiên cứu phiêu sinh. Cử nhân Đoãn Văn Thông, chuyên viên thực vật biển, Trưởng phòng. Cử nhân Lê Thị Ngọc Anh, chuyên viên phiêu sinh vật. Cử nhân Lê Trọng Minh, chuyên viên thủy sinh vật học. Cử nhân Đào Tấn Hổ, chuyên viên thủy sinh vật học. Cử nhân Bùi Văn Dương, chuyên viên động vật học. Cử nhân Lâm Văn Đạt, chuyên viên nghiên cứ động vật. Cử nhân Nguyễn Hữu Đại, chuyên viên thực vật biển. Cử nhân Trần Đình Sơn, chuyên viên hóa học biển. Cử nhân Lý Quốc Hồng, chuyên viên động vật. Cử nhân Phạm Cao Thăng, chuyên viên vật lý. Cử nhân Đặng Mâu Phong, chuyên viên địa chấn. Cử nhân Nguyễn Văn Xuân, chuyên viên động vật. Cử nhân Trương Tiến Huy, chuyên viên hóa học. Đặng Mậu Phong, chuyên viên địa chấn. Ô. Trần Đình Nam , chuyên viên nghiên cứu động vật thân mềm. Ô. Nguyễn Văn Lượm , chuyên viên nghiên cứu động vật giáp xác. Ô. Trần Văn Nam, chuyên viên đồ họa. Ô. Phan Hay, chuyên viên họa đồ. Ô. Trần Đệ, chuyên viên nghề cá và tài chính. Ô. Nguyễn Đình Ba, nghiệm chế viên vật lý. Bà Đỗ Thị Như Nhung, nghiệm chế viên ngư học. Bà Đỗ Thị Tuyết Nga, nghiệm chế viên bảo tàng. Ô. Phạm Trọng Tự, nghiệm chế viên hồ cá. Bà nguyễn Thị Hồng, nghiệm chế viên rong biển. Đào tạo : 4 tiến sĩ quốc gia, 3 tiến sĩ cấp 3 và 4 cán bộ gởi đi tu nghiệp ở nước ngoài.  Phương tiện nghiên cứu Tàu khảo sát biển Mao Tiên 1, 22CV. Tàu Mao Tiên 2 (176 CV, trọng tải 30 tấn, hàng hành 30 ngày đêm có 10 – 15 vị trí cho cán bộ khoa học làm việc) Các phòng thí nghiệm vật lý hóa học, địa chất, phiêu sinh vật, phòng động vật, phòng thực vật. 1 thư viện có độ 5000 đầu sách và tạp chí, có nhiều sách khoa học cổ rất hiếm và trên 45.000 đề mục. 1 phòng vật mẫu sinh vật chứa 50.000 mẫu ở biển Việt Nam và Đông Nam Á.  Giai đoạn từ năm 1959 - 1975 Trong khi đất nước chưa thống nhất, để khảo sát khu vực biển vịnh Bắc Bộ Chính phủ Việt Nam DCCH quyết định thành lập các tổ chức nghiên cứu biển : 1959 thành lập Đoàn Khảo sát Biển vịnh Bắc Bộ (điều kiện tự nhiên và nguồn lợi cá tầng đáy và gần đáy). 1961 thành lập Trạm Nghiên cứu Biển Hải Phòng trên cơ sở của Đoàn Khảo sát Biển. 1967 thành lập Viện Nghiên Cứu Biển Hải Phòng trên cơ sở Trạm Nghiên cứu Biển Hải Phòng. 1967 thành lập Viện Nghiên Cứu Biển Hải Phòng trên cơ sở Trạm Nghiên cứu Biển Hải Phòng. Phương hướng của Viện Nghiên Cứu Biển : - Nghiên cứu khảo sát điều kiện tự nhiên, nguồn lợi cá và các sinh vật khác nhằm phục vụ phát triển kinh tế và quốc phòng. Hợp tác điều tra khảo sát : với Trung Quốc vịnh Bắc Bộ (1959-1965). Viện trưởng :  Ông Nguyễn Khương, nguyên đại úy Hải quân, trưởng phòng khảo sát đo đạc hàng hải thuộc Bộ Tư lệnh Hải quân Quân đội Nhân dân Việt Nam. Đội ngũ cán bộ nghiên cứu chính : Ông Ngô Quang Tấn đoàn trưởng Đoàn điều tra khảo sát Vịnh Bắc Bộ Phó Tiến sĩ Lê Trọng Phấn, nghiên cứu sinh học cá. Phó Tiến sĩ  Lưu Tỳ, nghiên cứu địa chất địa mạo biển – Trưởng phòng. Phó Tiến sĩ Lê Phước Trình, nghiên cứu vật lý động lực biển. Phó Tiến sĩ Đinh Đình Tiền, nghiên cứu giáp xác biển. Phó Tiến sĩ Trương Ngọc An, nghiên cứu thực vật phiêu sinh. Phó Tiến sĩ Trương Đình Hiển, nghiên cứu vật lý biển. Phó Tiến sĩ Nguyễn Văn Chung, nghiên cứu giáp xác biển. Cử nhân Nguyễn Khắc Hường, nghiên cứu động vật có xương sống biển. - Trưởng phòng Cử nhân Trịnh Đức Tâm, nghiên cứu vật lý biển - Trưởng phòng Cử nhân Lương Văn Minh – nghiên cứu hóa học biển - Trưởng phòng Cử nhân Nguyễn Phi Đính, nghiên cứu sinh học cá. Cử nhân Nguyễn Hữu Phụng, nghiên cứu trứng cá cá con. Cử nhân Bùi Xuân Điến, nghiên cứu hóa học biển. Cử nhân Trịnh Phùng, nghiên cứu địa chất địa mạo biển. Cử nhân Nguyễn Nhật Thi, nghiên cứu phân loại cá biển. Cử nhân Nguyễn Khắc Nhân, nghiên cứu vật lý khí tượng biển. Kỹ sư Hoàng Xuân Nhuận, nghiên cứu vật lý biển. Cử nhân Bùi Hồng Long, nghiên cứu động lực biển. Lã Xuân Bài, nghiên cứu vật lý biển. Kỹ sư Nguyễn Bá Xuân, nghiên cứu vật lý biển. Kỹ sư Nguyễn Kim Vinh, nghiên cứu vật lý biển. Cử nhân Nguyễn Văn Khôi, nghiên cứu động vật phiêu sinh. Cử nhân Đàm Quang Hải, nghiên cứu thủy sinh vật. Cử nhân Phạm Cao Niệm, nghiên cứu vật lý biển. Cử nhân Phí Kim Trung, nghiên cứu địa chất biển. Cử nhân Nguyễn Chu Hồi, nghiên cứu địa chất biển. Cử nhân Nguyễn Văn Tố, nhà nghiên cứu vật lý biển. Cử nhân Nguyễn Tác An, nghiên cứu hóa học biển. Cử nhân Phạm Đình Trọng, nghiên cứu động vật thủy sinh. Cử nhân Nguyễn Xuân Dục, nghiên cứu động vật thân mềm. Cử nhân Hoàng Trọng Cư, nghiên cứu động vật thủy sinh. Cử nhân Trịnh Thế Hiếu, nghiên cứu địa chất biển. Cử nhân Nguyễn Văn Lục, nghiên cứu vật lý biển. Cử nhân Nguyễn Đình Châu, nghiên cứu sinh học cá. Kỹ sư Dương Thị Thơm, nghiên cứu sinh học cá. Kỹ sư Nguyễn Mạnh Long, nghiên cứu trứng cá cá bột. Kỹ sư Đào Tất Kim, nghiên cứu trứng cá cá bột. Cử nhân Đào Mạnh Muộn, nghiên cứu vật lý biển. Cử nhân Trần Nho Xy, nghiên cứu ngư học. Cử nhân Đặng Công Minh, nghiên cứu vật lý biển. Cử nhân Nguyễn Hữu Sữu, nghiên cứu địa chất biển. Cử nhân Ngô Kinh, nghiên cứu địa chất biển. Cử nhân Thẩm Tích Giới, nghiên cứu vật lý biển. Kỹ sư Nguyễn Hòa, nghiên cứu địa chất biển.  Kỹ thuật viên địa chất Trần Bá Thụ. Phương tiện nghiên cứu : Tàu khảo sát biển : NCB-01, NCB-02. Các phòng thí nghiệm : vật lý, hóa học, địa chất, sinh vật đáy, sinh vật nổi, trứng cá cá bột, ngư học và một phòng bảo tàng vật mẫu sinh vật và địa chất biển. Một thư viện có độ 3000 đầu sách và tạp chí khoa học các loại. Giai đoạn từ năm 1975 - đến nay Sau khi Việt Nam thống nhất, Viện Hải Dương Học Nha Trang, Viện Nghiên Cứu Biển Hải Phòng được sát nhập thành một Viện thống nhất lấy tên là Viện Nghiên Cứu Biển Nha Trang, trực thuộc Viên Khoa học Việt Nam, nay là Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia. Đến năm 1993, Viện Hải Dương Học (L'Institut Océanographique) bao gồm tất cả các cơ quan nghiên cứu biển trên toàn quốc, Viện được tổ chức thành một Viện chính ở Nha Trang và hai phân viện ở Hải Phòng và Hà Nội. Phương hướng của Viện Nghiên Cứu Biển : Lâu dài : Nghiên cứu các dữ liệu để mô hình hóa việc sử dụng tài nguyên biển một cách hợp lý và bảo vệ môi trường biển trong sạch. Trước mắt : Tiếp tục nghiên cứu điều tra cơ bản các điều kiện tự nhiên vật lý, hóa học, địa chất, sinh học, môi trường của các nguồn tài nguyên sinh vật và phi sinh vật. Chú trọng đến các hiện tượng xói lở và bồi tụ, sinh thái vùng biển ven bờ, các hải đảo và rạn san hô. Nghiên cứu công nghệ : chiết xuất các hoạt tính sinh học trong sinh vật biển, chống nhiễm bẩn, môi trường và nuôi trồng thủy sản. Thành lập ngân hàng dữ liệu biển Việt Nam và vùng phụ cận.   Viện trưởng : Ô. Nguyễn Khương (thời gian từ 1975-1976). Tiến sĩ KH Lê Trọng Phấn (thời gian từ 1977-1988) Phó giáo sư sinh học biển. Tiến sĩ Nguyễn Hữu Phụng (thời gian từ 1988-1992) Phó giáo sư sinh học biển. Tiến sĩ Võ Văn Lành (thời gian từ 1992-1997) Phó giáo sư vật lý biển. Tiến sĩ KH Nguyễn Tác An (thời gian từ 1997 đến 2006) Phó giáo sư sinh thái môi trường biển. Tiến sĩ Bùi Hồng Long (thời gian từ 2006 đến nay) chuyên gia động lực biển. Đội ngũ cán bộ khoa học : Tiến sĩ Nguyễn Kim Hùng, chuyên gia hóa sinh học.- Phó viện trưởng. Tiến sĩ KH Lê Phước Trình, chuyên gia dòng chảy - Phân viện trưởng và giám đốc trung tâm dữ liệu biển. Tiến sĩ Lã Văn Bài, chuyên gia vật lý thủy văn biển, Trạm trưởng trạm Quan trắc và kiểm soát môi trường biển, Nha Trang.   Tiến sĩ Nguyễn Bá Xuân, chuyên gia vật lý thủy văn biển.   Tiến sĩ Trịnh Phùng, chuyên gia địa mạo biển –Trưởng phòng. Tiến sĩ Trịnh Thế Hiếu, chuyên gia địa chất biển Trưởng phòng. Tiến sĩ Nguyễn Văn Chung, chuyên gia giáp xác biển- Trưởng phòng. Tiến sĩ Nguyễn Khắc Hường, chuyên gia phân loại động vật có xương sống biển Trưởng phòng. Tiến sĩ Nguyễn Phi Đính, chuyên gia sinh học cá - Trưởng phòng. Tiến sĩ Lâm Ngọc Trâm, chuyên gia hóa các hợp chất thiên nhiên - Trưởng phòng. Tiến sĩ Nguyễn Văn Khôi, chuyên gia động vật phiêu sinh biển - Trưởng phòng. Tiến sĩ Võ Sĩ Tuấn, chuyên gia san hô biển - Trưởng phòng. Tiến sĩ Nguyễn Hữu Đại, chuyên gia thực vật biển - Trưởng phòng. Tiến sĩ Nguyễn Văn Lục, chuyên gia số lượng biến động cá. Tiến sĩ Trương Sĩ Kỳ, chuyên gia nuôi cá ngựa biển - Trưởng phòng. Tiến sĩ Võ Đề, chuyên gia hóa ăn mòn kim loại - Trưởng phòng. Tiến sĩ Nguyễn Hữu Dinh, chuyên gia rong biển - Trưởng phòng Cử nhân Huỳnh Quang Năng, chuyên gia rong biển – Trưởng phòng Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Lâm, chuyên viên tảo phiêu sinh. Thạc sĩ Nguyễn Thanh Vân, chuyên viên thông tin tư liệu – Trưởng phòng. Cử nhân Nguyễn Cho, chuyên viên động vật phiêu sinh. Kỹ sư Nguyễn Kim Vinh, chuyên viên động lực biển. Cử nhân Cao Phương Dung, chuyên viên hóa sinh học, Phó trưởng phòng. Cử nhân Phạm Văn Thơm, chuyên viên địa hóa và thủy hóa, Trưởng phòng. Cử nhân Hồ Bá Đỉnh, chuyên viên sinh học cá –Trưởng phòng Cử nhân Đào Tấn Hổ, chuyên viên động vật da gai - Trưởng phòng. Cử nhân Nguyễn Hữu Sửu, chuyên viên địa chất. Cử nhân Nguyễn Kim Đức, chuyên viên hóa sinh học - Phó phòng Cử nhân Bùi Thế Phiệt, chuyên viên ngư học - Trưởng phòng. Cử nhân Võ Duy Sơn, chuyên viên vật lý phóng xạ. Cử nhân Đỗ Minh Thu, thư ký xuất bản Tuyển tập nghiên cứu Biển, Phó trưởng phòng. Cử nhân Phan Quảng, chuyên viên máy tính và dữ liệu biển, Phó trưởng phòng. Cử nhân Tống Phước Hoàng Sơn, chuyên viên GIS. Cử nhân Lê Lan Hương, chuyên viên vi sinh vật biển, Phó trưởng phòng. 1 đội  lặn sâu khảo sát đáy biển gồm 15 người.   Đào tạo cán bộ khoa học trên đại học : Trong nước: 8 tiến sĩ, 3 thạc sĩ. Gởi đào tạo ở nước ngoài: 3 tiến sĩ KH, 7 tiến sĩ, 6 thạc sĩ. Phương tiện nghiên cứu khoa học : Tàu khảo sát biển: NCB-03, NCB-04 (chuyển từ Mao tiên 2), NCB-05 (80 tấn, 250CV, trọng tải 30 tấn, tốc độ 8 hải lý / giờ, hàng hành 15 ngày đêm, 10 cán bộ khoa học). Các phòng thí nghiệm: vật lý, hóa học, địa chất, sinh vật và phòng thí nghiệm môi trường, có nhiều máy phân tích hiện đại như máy sắc kí khí, máy quang phổ hấp thụ nguyên tử, máy phổ kế gamma, máy huỳnh quang v.v... Một hệ thống Trạm quan trắc điều kiện tự nhiên từ Nha Trang đến Kiên Giang. Một thư viện có hơn 7000 đầu sách và 60.000 tạp chí khoa học được gởi từ 140 tổ chức quốc tế của hơn 30 nước trên thế giới, có nhiều tư liệu khoa học biển từ thế kỷ 18 – 19. Một ngân hàng dữ liệu biển Việt Nam và khu vực. Một bảo tàng Hải Dương học lưu trữ mẫu vật và hồ cá có 10.000 vật mẫu sinh vật. Một hệ thống thực nghiệm nuôi sinh vật biển. NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ Ngày 08/01/2010, lớp 09CUK1 chúng em chuyên ngành hướng dẫn viên du lịch đã tổ chức chuyến đi city tour Nha Trang, đây cũng chính là chuyến đi đầu tiên của lớp chúng em. Sáng sớm cô giáo chúng em tập trung tập trung tại cổng trường. Những chiếc xe máy của lớp di chuyển về viện Hải Dương Học. Mọi người náo nức bởi vì được đến thăm quan thực tế để nói về chuyên ngành của mình. Tới viện Hải Dương Học chúng em cảm thấy thú vị về thế giới sinh vật biển, vô cùng phong phú với biết bao loài cá như cá Mao Tiên, cá Chình, cá Mập… Đến Nhà Thờ Núi, cảm nhận sự trang nghiêm trong nhà thờ, các bạn trong lớp cũng đã thuyết minh làm cho buổi tham quan thêm phần thú vị. Đến chùa Long Sơn, được nhìn thấy tượng Phật trắng uy nghi. Đến với Ponagar – tháp Thiên Y Thánh Mẫu, bước tới chân tháp, em thấy được kiến trúc Chăm hiện ra huyền bí, nền văn hóa Chăm vô cùng bí ẩn, tín ngưỡng dân gian Chăm bình dị và gần gũi với đời sống nông nghiệp của họ. Kết thúc chuyến tham quan em cảm thấy vô cùng thích thú vì đã học được rất nhiều điều bổ ích và em hi vọng sẽ được đi nhiều chuyến hơn nữa.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docKHANH HOA - NHA TRANG.doc
Tài liệu liên quan