Đề tài Phát triển hoạt động cho vay trung, dài hạn đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam – Chi nhánh Koàn Kiếm

Đây là một trong những nghiệp vụ đầu tiên, là sự khởi đầu tạo điều kiện cho hoạt động của ngân hàng. Cho vay được coi là hoạt động sẽ mang lại lợi nhuận cao và nó là một trong những hoạt động chính của ngân hàng. Chính vì vậy các ngân hàng đã tìm kiếm mọi cách để huy động vốn cho vay. Ngân hàng huy động vốn nhàn rỗi trong xã hội thông qua các hình thức: tiền gửi tiết kiệm của dân cư, tiền gửi thanh toán, tiền gửi có kỳ hạn của các DN, các tổ chức kinh tế, tiền gửi của các ngân hàng khác

doc69 trang | Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 895 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phát triển hoạt động cho vay trung, dài hạn đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam – Chi nhánh Koàn Kiếm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng vai trò quan trọng để duy trì hoạt động kinh doanh thường nhật và đảm bảo cho các NHTM nói chung và Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam – Chi nhánh Hoàn Kiếm nói riêng có khả năng phát triển bền vững và ngày càng lớn mạnh. Hiểu rõ tầm quan trọng này, Chi nhánh Techcombank Hoàn Kiếm đã tận dụng được ưu thế về địa bàn và mạng lưới tiết kiệm tăng số dư tiền gửi của dân cư một cách ổn định. Chi nhánh Hoàn Kiếm là một trong những chi nhánh có khả năng huy động vốn tốt nhất trong hệ thống Techcombank. Trong những năm vừa qua, Techcombank Hoàn Kiếm luôn chú trọng đến công tác huy động vốn và đã đạt được những kết quả khả quan. Nhân dân và các tổ chức, đơn vị tin tưởng gửi tiền vào chi nhánh với khối lượng lớn, số dư tiền gửi tăng đều đặn, vững chắc. Cụ thể là: tổng nguồn vốn huy động qua 3 năm 2005, 2006, 2007 lần lượt là 890,59 tỷ đồng; 1233,9 tỷ đồng; 1467,0 tỷ đồng. Với tốc độ tăng là: 2006 so với 2005 là 38,6% (343,345 tỷ); năm 2007 so với 2006 là 20,88% (233,04 tỷ). Riêng năm 2006 số lượng vốn huy động được của chi nhánh tăng cao hơn nhiều so với dự báo từ đầu năm, tăng 343,345 tỷ đồng so với 31/12/2005; năm 2007 tuy số vốn tăng không nhiều so với năm 2006 nhưng số vốn huy động được cũng khá cao. Bảng 2.1. Tình hình huy động vốn tại Techcombank Hoàn Kiếm (Đơn vị: Tỷ đồng) Năm Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Số dư % Số dư % Số dư % Tổng NV huy động 890,6 100 1233,9 100 1467,0 100 Theo TPKT - Dân cư 633,2 71,1 864,4 70,1 1005,2 68,6 - Tổ chức KT 257,4 28,9 368,5 29,9 461,18 31,4 Theo kỳ hạn - Có kỳ hạn 587,8 66 771,2 62,5 978,7 66,7 - Không kỳ hạn 302,8 34 462,7 37,5 489,3 33,3 Theo thời gian - Ngắn hạn 730,3 82 1024,1 83 1208,9 82,4 - Dài hạn 160,3 18 209,8 17 258,1 17,6 Theo đơn vị tiền tệ - VNĐ 554,o 62,8 823,0 66,7 916,3 62,5 - Ngoại tệ quy đổi 336,6 37,2 410,9 33,3 553,7 37,5 (Nguồn: Phòng Kiểm soát sau của Chi nhánh giai đoạn 2005 -2007). Tính đến thời điểm 31/12/2007, số vốn chi nhánh huy động được chiếm 15,4% so với tổng nguồn vốn huy động của toàn hệ thống. Có thể nói tốc độ tăng trưởng nguồn vốn của Techcombank Hoàn kiếm khá cao. Có thể lý giải một số nguyên nhân chủ yếu sau đây. + Nguyên nhân khách quan: Thu nhập của người dân ngày càng cải thiện. Việc Chính phủ ra quyết định tăng mức lương cơ bản lên 540.000/tháng trong năm 2007 cũng phần nào tăng giúp nhân dân có điều kiện tích lũy nguồn tiết kiệm bằng tiền lớn hơn. Thực tế này không chỉ thấy ở qua kênh tiền gửi ở Techcombank Hoàn Kiếm cũng như toàn hệ thống ngân hàng nói chung mà còn thấy ở một lượng vốn không nhỏ của người dân đầu tư vào chứng khoán, mua cổ phiếu của các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa, + Nguyên nhân chủ quan: Để có được kết quả như trên, Chi nhánh đã luôn chú trọng việc mở rộng các điểm giao dịch, bổ sung thêm trang thiết bị máy móc đảm bảo phục vụ khách hàng kịp thời. Năm 2006, chi nhánh đã mở thêm một điểm giao dịch trực thuộc là Techcombank Bát Đàn. Không chỉ vậy, từng cán bộ tại các điểm giao dịch luôn chú ý đến phong cách giao dịch đối với khách hàng. Hình thức huy động vốn cũng rất phong phú. Các loại tiền gửi, kỳ phiếu bằng ngoại tệ hay nội tệ với loại hình đa dạng như tiền gửi bậc thang, tiền gửi lãi suất lũy tiến, tiền gửi ngắn hạn, với các hình thức trả lãi rất linh hoạt gồm trả lãi hàng tháng, theo quý, tạo sự thuận tiện cho việc lựa chọn khách hàng, nhất là khách hàng chưa dự tính chính xác được thời điểm phải sử dụng tiền trong tương lai gần. Hoạt động tín dụng: Trên cơ sở nguồn vốn ổn định và liên tục phát triển, Chi nhánh đã mở rộng hoạt động tín dụng, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trên địa bàn khu vực nói riêng và nền kinh tế nói chung. Trong điều kiện tình hình kinh tế nước ta có nhiều biến đổi, lãi suất đầu vào biến động theo xu thế ngày càng tăng lên, bên cạnh đó sức cạnh tranh của các NHTM khác trên địa bàn ngày càng tăng mạnh mẽ hơn, nên hoạt động tín dụng tai Chi nhánh đã gặp rất nhiều khó khăn, thách thức. Nhưng với sự nỗ lực tìm kiếm thị trường và áp dụng nhiều hình hình thức đầu tư mới cho các doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh, đa dạng hóa hoạt động tín dụng của Chi nhánh và đã đạt được những kết quả khả quan. Cụ thể: mức dư nợ tín dụng của Techcombank Hoàn Kiếm qua các năm như: Năm 2005 dư nợ tín dụng ở mức là 481,5 tỷ đồng. Năm 2006 là 540,8tỷ đồng, tăng 12,3% (tương đương với 59,387 tỷ) so với năm 2005; năm 2007 là 628,89 tỷ đồng, tăng 14% (tương đương với 88,05 tỷ đồng). Bảng 2.2. Cơ cấu tín dụng tại Techcombank Hoàn Kiếm (Đơn vị:tỷ đồng) Năm Chỉ tiêu 2005 2006 2007 % % % Tổng dư nợ 481,5 100 540,8 100 628,8 100 Theo thời hạn - Ngắn hạn 366,4 76,1 377,0 69,7 439,3 69,9 - Trung và dài hạn 115,1 23,9 163,9 30,3 189,5 30,1 Theo đơn vị tiền tệ - VNĐ 323,5 67,2 272,8 50,4 335,6 54,7 - Ngoại tệ quy đổi 158,0 32,8 268,1 49,6 294,4 45,3 (Nguồn: Báo cáo tín dụng của Chi nhánh giai đoạn 2005 - 2007) + Về cơ cấu nợ: Dư nợ tín dụng của Chi nhánh tập trung vào cho vay ngắn hạn là chủ yếu. Theo bảng 2.2 ta thấy dư nợ ngắn hạn năm 2005 là 366,4 tỷ đồng chiếm 76,1%; năm 2006 là 377,0 tỷ đồng chiếm 69,7%; năm 2007 là 439,4 tỷ đồng, chiếm 69,9%. Mặc dù tỷ trọng nợ có giảm nhưng số tuyệt đối qua các năm vẫn tăng. Nguyên nhân chủ yếu là do các doanh nghiệp vẫn có nhu cầu đầu tư nhiều vào tài sản lưu động hơn là đầu tư vào để mở rộng quy mô sản xuất, mua máy móc thiết bị. Mặt khác, trong cơ cấu nguồn vốn huy động của Chi nhánh tỷ trọng nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao hơn đã là một yếu tố bất lợi đối với việc cho vay trung và dài hạn. Tuy nhiên, cho vay ngắn hạn cao lại có độ rủi ro thấp hơn so với cho vay trung và dài hạn, kèm theo đó lãi suất cho vay thấp hơn. Do vậy, nếu tập trung vào cho vay ngắn hạn thì sẽ ảnh hưởng không tốt đến lợi nhuận của ngân hàng. Đối tượng cho vay chủ của Techcombank Hoàn Kiếm là các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ (chiếm khoảng 60% dư nợ tín dụng doanh nghiệp). Hoạt động phi tín dụng: + Nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ: Năm 2006, hoạt động kinh doanh ngoại tệ của Techcombank Hoàn Kiếm không gặp nhiều khó khăn do tỷ giá tương đối ổn định. Năm 2006, doanh số mua bán ngoại tệ là 180 triệu USD. Ngoài nguồn ngoại tệ mua trực tiếp của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, Chi nhánh đã chủ động khai thác nguồn ngoại tệ trên thị trường liên ngân hàng, từ các đại lý và sự hỗ trợ của hội sở chính, để đáp ứng tốt nhu cầu cho các doanh nghiệp. Nhìn chung, ngoại tệ khai thác được trong năm 2006 đã đáp ứng được đầy đủ nhu cầu, giữ được khách hàng truyền thống của ngân hàng. Doanh số mua bán ngoại tệ năm 2007 là 738,8 triệu đồng, tăng 82,35% so với 394,7 triệu đồng năm 2006. + Nghiệp vụ thanh toán quốc tế: Công tác thanh toán quốc tế đã tiếp tục phát huy vai trò tích cực đối với hoạt động kinh doanh của Techcombank Hoàn Kiếm. Năm 2007 doanh số thanh toán xuất nhập khẩu tăng 22% trong đó kim ngạch thanh toán hàng nhập là 131 triệu USD tăng 18,3%; thanh toán hàng xuất là 9,12 triệu USD, tăng 30,2% so với năm 2006. Kết quả năm 2007, hoạt động thanh toán quốc tế đã thu lợi nhuận 5,32 tỷ đồng chiếm 5,7% tổng lợi nhuận của chi nhánh. Năm 2007 là 7,83 tỷ đồng ,chiếm 7,54% tổng lợi nhuận. + Các nghiệp vụ khác: Ngoài nghiệp vụ mua bán ngoại tệ, thanh toán quốc tế, Techcombank Hoàn Kiếm còn thực hiện các nghiệp vụ bảo lãnh (bảo lãnh L/C trả chậm, bảo lãnh trong nước), nghiệp vụ thanh toán trong nước, nghiệp vụ ủy thác và đại lý, nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán, dịch vụ ngân quỹ, góp phần tạo điệu kiện cho khách hàng trong hoạt động sản xuất kinh doanh, đồng thời cung mang lại cho Techcombank Hoàn Kiếm nguồn lợi nhuận không nhỏ. Các hoạt động hỗ trợ kinh doanh của Chi nhánh: Tại Chi nhánh ngoài hai hoạt động chính là huy động vốn và hoạt động tín dụng thì còn rất nhiều hoạt động khác nhằm thúc đẩy cho hoạt động kinh doanh, tăng uy tín và tạo sức cạnh tranh của ngân hàng. Công tác kế toán, giao dịch: Để phục vụ nhu cầu thanh toán ngày càng tăng về số lượng và chất lượng của khách hàng, cùng với hệ thống thông tin điện toán hiện đại đã được triển khai trong toàn hệ thống (năm 2005, Techcombank đã nâng cấp phần mềm Corebanking lên phiên bản mới nhất T24 R5, hỗ trợ thực hiện giao dịch trong ngày 24/24), Chi nhánh đã thực hiện tốt việc thanh toán giữa các ngân hàng và thanh toán trong hệ thống ngân hàng Techcombank. Công tác thanh toán được đảm bảo nhanh chóng, chính xác, kịp thời tạo điều kiện thúc đẩy luân chuyển vốn nhanh cho khách hàng. Công tác tiền tệ, kho quỹ: Với khối lượng thu – chi tiền mặt lớn hàng ngày nhưng công tác tiền tệ, kho quỹ của Chi nhánh vẫn luôn đảm bảo an toàn tuyệt đối, không để xảy ra sai xót, ảnh hưởng đến khách hàng cũng như uy tín của Techcombank Hoàn Kiếm nói riêng và của cả hệ thống nói chung. Công tác kiểm tra, kiểm soát: Chi nhánh thường xuyên tiến hành kiểm tra, kiểm soát theo quy định của Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam và kế hoạch kiểm tra nội bộ của Giám đốc Chi nhánh trên các mặt nghiệp vụ, đăc biệt là trong công tác kiểm tra - kiểm soát nguồn vốn, tín dụng, kế toán, kho quỹ. Đối với nghiệp vụ tín dụng, bảo lãnh: đã thực hiện tốt quy trình nghiệp vụ, kiểm tra - kiểm soát cho vay. Trong năm không có trường hợp rủi ro nào xảy ra. Kết quả hoạt động kinh doanh trong thời gian qua: Với chỉ tiêu lợi nhuận hàng năm được giao Techcombank luôn mang lại mức lợi nhuận cao nhất trong hệ thống Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam. Trong điều kinh doanh gặp nhiều khó khăn, song dưới sự quan tâm và chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam, cùng với sự hỗ trợ của các cơ quan trên địa bàn, Techcombank Hoàn Kiếm đã tự đặt ra cho mình những mục tiêu và giải pháp kinh doanh cụ thể, với chính sách khách hàng linh hoạt, thích hợp, đảm bảo giữ vững khách hàng truyền thống và có thêm nhiều khách hàng mới. Bên cạnh đó còn nâng cao chất lượng công tác đầu tư vốn, tiết kiệm chi phí. Với những cố gắng đó Techcombank Hoàn Kiếm đã đạt được kết quả khả quan. Thể hiện ở bảng báo cáo kết quả kinh doanh như sau: Bảng 2.3. Báo cáo kết quả kinh doanh (Đơn vị:Tỷ đồng) Chỉ tiêu 2005 2006 2007 1.Tổng thu nhập 90,233 109,304 128,934 2.Tổng chi phí 71,690 94,410 112,023 3.Lợi nhuận 18,543 14,894 16,911 4.Tốc độ tăng của lợi nhuận 38,82% (19,68%) 11,927%- (Nguồn: Phòng Kiểm soát sau của Chi nhánh ) Về cơ cấu thu nhập: thu nhập từ hoạt động tín dụng luôn chiếm tỷ lệ rất lớn trong tổng thu nhập của Chi nhánh: 94,7% (năm 2006) và 95,97% (năm2007). Thu từ các dịch vụ tài phi tín dụng như các dịch vụ ngân hàng, hoạt động kinh doanh ngoại hối và hoạt động kinh doanh chứng khoán mới chỉ chiếm một tỷ lệ khá nhỏ: 6,87% (năm 2006) và 8,58% (năm 2007). Những con số này đặt ra những thách thức cho Techcombank Hoàn Kiếm khi mà mục tiêu đến năm 2010 của Chi nhánh nói riêng và của cả hệ thống Techcombank nói chung là thu nhập từ các dịch vụ phi tín dụng chiếm 40% thu nhập hoạt động thuần. Để đạt được điều này, Chi nhánh cần hoạnh định những chính sách Marketing phù hợp để nâng cao doanh thu từ dịch vụ phi tín dụng như thiết kế những sản phẩm dịch vụ mới, những sản phẩm bổ sung cho những sản phẩm truyền thống, mở rộng các hoạt động giao tiếp để tìm kiếm các khách hàng mới THỰC TRẠNG CHO VAY TRUNG, DÀI HẠN ĐỐI VỚI DNNQD TẠI CHI NHÁNH TECHCOMBANK HOÀN KIẾM Thực trạng hoạt động cho vay của Chi nhánh đối với các DN Khả năng cho vay đối với khách hàng là lý do cơ bản để ngân hàng được Nhà nước cho phép hoạt động. Cho vay là chức năng kinh tế hàng đầu của các ngân hàng - để tài trợ cho chi tiêu của các doanh nghiệp, cá nhân và các cơ quan chính phủ. Chi nhánh thực hiện cho vay nhiều đối tượng khác nhau: các doanh nghiệp, cá nhân và cơ quan chính phủ. Nhưng đối tượng cho vay chủ yếu của Chi nhánh là khách hàng DN và nhiều nhất là các DNNQD, chiếm một hơn một nửa dư nợ tín dụng doanh nghiệp. Tín dụng bán lẻ tại Chi nhánh cũng tăng trưởng đều trong những năm vừa qua. Chi nhánh đã không ngừng đa dạng hoá các sản phẩm tín dụng bán lẻ để phù hợp hơn với đối tượng khách hàng dân cư và đã đạt được những kết quả khá ấn tượng. Tổng dư nợ tín dụng từ khu vực khách hàng cá nhân đạt 182,2 tỷ đồng năm 2007, tăng 80% so với năm 2006, chiếm 21% tổng dư nợ tín dụng. Để có thể tăng nhanh được dư nợ tín dụng bán lẻ Techcombank Hoàn Kiếm cải tiến quy trình cho vay các sản phẩm như: cho vay mua ô tô xịn, tài trợ du học nước ngoài, du học tại chỗ, mua nhà mới,và phát triển sản phẩm tín dụng cá nhân mới, đó là sản phẩm tín dụng trọn gói gia đình trẻ, nhằm hướng tới những cặp vợ chồng trẻ đang có nhu cầu vay tiền để tạo lập cuộc sống mới. Đặc biệt là dịch vụ cho khách hàng cầm cố bằng chứng chỉ nợ đã được đông đảo khách hàng biết đến và lựa chọn. Bởi vì, trước kia khách hàng muốn rút tiền gửi trước kỳ hạn thì sẽ phải chịu thiệt về lãi suất thì nay khách hàng có thể cầm cố chính sổ tiết kiệm của mình để làm tài sản đảm bảo khi vay vốn. Tỷ lệ nợ trên tổng nợ của khu vực khách hàng cá nhân so với tỷ lệ nợ của khách hàng doanh nghiệp là nhỏ hơn là 1,14% . Vì doanh số cho vay đối với khách hàng cá nhân tại Chi nhánh còn ít. Chi nhánh chủ yếu tập trung cho vay đối với DN, đặc biệt là DNNQD. Trong năm 2007, dư nợ tín dụng của toàn Chi nhánh tăng 62%, riêng dư nợ tín dụng tại khu vực khách hàng doanh nghiệp tăng 59% (811,4 tỷ đồng). Đối tuợng cho vay chủ yếu tập trung vào các DN ngoài quốc doanh, tỷ lệ này đã tăng so với năm 2006. Các doanh nghiệp thương mại chiếm đa số trong cơ cấu cho vay doanh nghiệp của Chi nhánh. Để tìm hiểu kỹ hơn tình hình cho vay của Chi nhánh đối với các DN, ta xem xét bảng sau: Bảng 2.4. Doanh số cho vay DN qua các năm (Đơn vị: Tỷ đồng) Năm Chỉ tiêu 2005 2006 2007 % % % Tổng dư nợ DN 352,8 100 485,5 100 811,4 100 - DN ngoài quốc doanh 218,7 61,9 330,2 68 602,1 74,2 - DN quốc doanh 134,1 38 155,3 32 209,3 25,8 (Nguồn: Báo cáo tín dụng cảu Chi nhánhTheo 2005-2007) Theo bảng ta thấy trong 3 năm gần đây, doanh số cho vay của Chi nhánh tại khu vực khách hàng doanh nghiệp của Chi nhánh giữ tăng trưởng ở mức ổn định. Năm 2005, doanh số cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp là 352,8 tỷ đồng, chiếm 72,1% tổng doanh số. Năm 2006 là 485,5 tỷ đồng, chiếm 75,6% tổng doanh số với năm 2005. Đến năm 2007, doanh số cho vay doanh nghiệp là 811,4 tỷ đồng, chiếm 79% tổng doanh số và tăng 19% so với năm 2006. Nhìn vào bảng ta thấy, doanh số cho vay DNNQD liên tục tăng qua các năm, cụ thể: năm 2005 là 218,7 tỷ đổng, năm 2006 tăng lên 330,2 tỷ đồng, chiếm 68% tổng doanh số cho vay đối với doanh nghiệp; đến năm 2007 doanh số tăng lên là 602,1 tỷ đồng, chiếm 74,2 % tổng doanh số. Nguyên nhân để có cơ cấu dư nợ cho vay theo chiều hướng tốt như vậy là do Chi nhánh đã quan tâm nhiều hơn đến cơ cấu cho vay đối với các thành phần kinh tế khác. Đặc biệt các DNNQD cũng ngày càng chứng tỏ dược năng lực của mình trong nền kinh tế. 2.2.1. Thực trạng hoạt động cho vay trung, dài hạn đối với DNNQD Quy trình cho vay trung, dài hạn tại Chi nhánh Đối với Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam – Chi nhánh Hoàn Kiếm khách hàng đến vay vốn trung, dài hạn rất đa dạng, thuộc nhiều ngành nghề khác nhau. Do vậy, đối với mỗi khách hàng , mỗi dự án Chi nhánh sẽ có những ưu tiên khác nhau. Tuy nhiên, quy trình cho vay trung, dài hạn vẫn bao gồm các bước chính sau: Bước 1: Kiểm tra hồ sơ vay vốn. Cán bộ tín dụng hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn và hoàn thiện hồ sơ xin vay. Hồ sơ gồm có: Giấy đề nghị vay vốn, hồ sơ về khách hàng vay vốn, các hồ sơ có liên quan đến dự án đầu tư, hồ sơ bảo đảm nợ vay và cán bộ tín dụng kiểm tra độ tin cậy, sau đó tiếp nhận hồ sơ. Bước 2: Thẩm định, đánh giá khách hàng vay vốn. Sau khi kiểm tra hồ sơ vay vốn, cán bộ tín dụng tiến hành thẩm định, đánh giá khách hàng. Nội dung thẩm định, đánh giá bao gồm: Năng lực pháp lý của khách hàng, ngành nghề sản xuất – kinh doanh của khách hàng, mô hình tổ chức - bố trí lao động, tình hình sản xuất kinh doanh và tài chính của khách hàng, Bước 3: Thẩm định dự án đầu tư. Sau khi thẩm định, đánh giá khách hàng vay vốn, cán bộ tín dụng tiến hành thẩm định dự án đầu tư. Nội dung thẩm định dự án đầu tư bao gồm: Đánh giá sơ bộ các nội dung chính của dự án, phân tích thị trường và khả năng tiêu thụ sản phẩm - dịch vụ đầu ra của dự án, đánh giá về phương diện tổ chức - quản lý thực hiện dự án, đánh giá hiệu quả về mặt tài chính và khả năng trả nợ của dự án, Bước 4: Phân tích rủi ro, các biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu rủi ro. Phân tích, đánh giá, nhân định các rủi ro thường gặp phải trong quá trình thực hiện đầu tư và sau khi dự án được đưa vào hoạt động, đưa ra các biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu theo các rủi ro thường gặp. Bước 5: Lập báo cáo thẩm định. Trên cơ sở những đánh giá, xem xét trong quá trình thẩm định dự án, chuyên viên phân tích tín dụng làm báo cáo thẩm định. Bước 6: Trình duyệt khoản vay. Sau khi hoàn tất khâu thẩm định và tái thẩm định (nếu có), Chuyên viên khách hàng chuyển báo cáo thẩm định, báo cáo tái thẩm định và toàn bộ các hồ sơ có liên quan đến khoản vay lên cấp trên phê duyệt xem xét quyết định. Bước 7: Hoàn tất thủ tục cầm cố, thế chấp tài sản. Thực hiện định giá tài sản, hoàn tất thủ tục ký hợp đồng đảm bảo đảm tiền vay theo yêu cầu của cấp phê duyệt. Nhập kho hồ sơ tài sản đảm bảo đảm theo quy định củaTechcombank Hoàn Kiếm. Bước 8: Ký hợp đồng tín dụng, giải ngân phát tiền vay. Tiền vay phải được thanh toán đúng mục đích cho vay: tiền vay được chuyển trực tiếp cho nhà cung cấp thiết bị, nguyên vật liệu, các đơn vị thi công xây lắp trên cơ sở biên bản nghiệm thu khối lượng, hồ sơ quyết toán công trình, hoá đơn bán hàng. Bước 9: Theo dõi, đôn đốc, thu hồi nợ, điều chỉnh, gia hạn nợ. Đôn đốc thu nợ: sau khi phát tiền vay, cán bộ phải thường xuyên theo dõi tình hình thực hiện dự án, tình hình hoạt động của khác hàng và đôn đốc khách hàng trả nợ đúng hạn. Gia hạn nợ và điều chỉnh kỳ hạn nợ: trường hợp vì lý do khách quan khách hàng chưa trả được tiền vốn và lãi vay cho Ngân hàng, Chuyên viên khách hàng hướng dẫn khách hàng làm hồ sơ xin gia hạn nợ. Bước 10: Chuyển nợ quá hạn và xử lý nợ quá hạn. Khi đến kỳ hạn trả nợ của một kỳ hạn trả nợ, nếu khách hàng không được gia hạn nợ thì toàn bộ số dư còn lại sẽ bị chuyển sang nợ quá hạn và phải chịu lãi suất quá hạn theo quy định cho số tiền quá hạn của kỳ hạn đó. Trong thời gian chuyển nợ quá hạn, chuyên viên khách hàng phải thường xuyên đôn đốc khách hàng trả nợ. Bước 11: Tất toán hồ sơ vay, giải chấp tài sản thế chấp, cầm cố. Khi khách hàng thanh toán toàn bộ cả gốc và lãi cho ngân hàng, Techcombank sẽ tất toán tài khoản tiền vay và làm thủ tục giải thế chấp tài sản đảm bảo cho khách hàng. Tehcombank thực hiện cho vay trung, dài hạn đối với DNNQD thông qua các hình thức: + Cho vay đầu tư trung, dài hạn – Cho vay theo món: là khoản vay có thời hạn từ 1 đến 10 năm. Techcombank Hoàn Kiếm sẵn sàng đáp ứng mọi nhu cầu về bổ sung, thay thế, nâng cấp, sửa chữa tài sản cố định. Thời gian trả lời có cho vay hay không trong vòng 30 ngày. + Cho vay đầu tư trung, dài hạn – Cho vay theo dự án: Techcombank Hoàn Kiếm sẵn sàng đầu tư cho các dự án có thời gian dài. Doanh số cho vay Để xem xét quy mô hoạt động tín dụng nói chung và tín dụng trung, dài hạn nói riêng của một NHTM thì tiêu chuẩn đầu tiên mà ta cần xem xét tới là doanh số cho vay trung, dài hạn của chi nhánh đó vì đây là một chỉ tiêu rất quan trọng. Doanh số cho vay DNNQD theo thời gian. Bảng 2.5. Doanh số cho vay DNNQD theo thời gian của Chi nhánh Techcombank Hoàn Kiếm (Đơn vị: tỷ đồng) Năm Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Giá trị % Giá trị % Giá trị % Tổng 218,7 100 330,2 100 602,1 100 - Ngắn hạn 162,9 74,5 251,3 76,1 408,2 67,8 - Trung, dài hạn 55,8 25,5 78,9 23,9 193,9 32,2 (Nguồn:Báo cáo tín dụng của Chi Nhánh năm 2005 – 2007) Qua bảng ta thấy, nếu xét doanh số cho vay DNNQD theo thời gian thì có thể thấy rằng tỷ lệ cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn hơn rất nhiêu so với cho vay trung, dài hạn. Cụ thể, tỷ lệ cho vay ngắn hạn DNNQD luôn đạt từ 67,8% đến 76,1% trong tổng doanh số cho vay đối với DNNQD. Doanh số cho vay ngắn hạn tăng đáng kể qua các năm, biểu hiện: năm 2005 doanh số cho vay là 162,9 tỷ đồng, chiếm 74,5% tổng doanh số cho vay DNNQD; đến năm 2006 doanh số cho vay là 251,3 tỷ đồng tăng 54,27% so với năm 2005; năm 2007 doanh số cho vay là 408,2 tỷ đồng tăng 62,43% so với năm 2006. Trong khi đó doanh số cho vay trung, dài hạn đối với DNNQD cũng tăng lên đáng kể: năm 2005 doanh số cho vay trung, dài hạn là 55,8 tỷ đồng, chiếm 25,5% tổng doanh số; năm 2006 doanh số cho vay là 78,9 tỷ đồng, tăng 41,4 % so với năm 2005; năm 2007 doanh số cho vay là 193,9 tỷ đồng. Nhưng về tỷ trọng cho vay trung dài hạn đối với DNNQD tăng không nhiều, năm 2005 tỷ trọng cho vay là 25,5%, năm 2006 giảm chỉ còn 23,9%; và năm 2007 tăng lên 32,2%. Như vậy, trong thời gian qua Chi nhánh đã chú trọng hơn đến cho vay trung, dài hạn nhưng tỷ trọng cho vay nói chung còn thấp. Doanh số cho vay DNNQD theo đối tượng. Bảng 2.6. Doanh số cho vay trung, dài hạn DNNQD theo đối tượng (Đơn vị: tỷ đồng) Năm Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Giá trị % Giá trị % Giá trị % Tổng 55,8 100 78,9 100 193,9 100 - Công ty TNHH 49,8 89,3 60,8 77,0 120,8 62,3 - Công ty cổ phần 4,5 8,1 14,4 18,2 55,6 28,7 - Công ty tư nhân 1,5 2,6 3,7 4,8 17,1 8,8 - Khác 0 0 0 0 0,4 0,2 (Nguồn: Báo cáo tín dụng của Chi Nhánh giai đoạn2005 - 2007 ) Trong cơ cấu cho vay trung, dài hạn đối với DNNQD thì Chi nhánh cho vay chủ yếu đối với công ty TNHH và công ty Cổ phần, còn lại một phần rất nhỏ là cho các doanh nghiệp tư nhân và các thành phần khác. Cụ thể, trong những năm qua doanh số cho vay đối với công ty TNHH luôn chiếm tỷ trọng khá cao từ 62,3% đến 89,3 % tổng doanh số cho vay trung dài hạn với DNNQD, tiếp đến là công ty cổ phần từ 8,1% đến 28,7% tổng doanh số cho vay. Chứng tỏ đối tượng cho vay của Chi nhánh đối với DNNQD chủ yếu là công ty TNHH, các công ty cổ phần thì đang được quan tâm nhiều hơn. Còn các doanh nghiệp tư nhân hoạt động mang tính chất nhỏ lẻ, hầu như không có các dự án hay kế hoạch kinh doanh, hoạt động có tính chất thời vụ, không có tài sản lớn. Mà ngày nay, thị trường cạnh tranh rất gay gắt, nếu không phải là một công ty có vốn lớn hay là một doanh nghiệp uy tín thì sẽ khó thì khó có được những dự án đầu tư lớn. Các thành phần kinh tế khác thi hầu như doanh số cho vay bằng không, cho đến năm 2007 thì Chi nhánh đã bắt đầu thực hiện cho vay các hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể. Như vậy, Chi nhánh sẽ đa dạng hoá được các loại hình doanh nghiệp cho vay. Tình hình dư nợ Khi xem xét về quy mô cho vay, ngoài chỉ tiêu về doanh số cho vay, ta cần xem xét cả chỉ tiêu dư nợ cho vay của Chi nhánh đối với các DNNQD qua các năm. Dư nợ cho vay DNNQD theo thời gian. Bảng 2.7. Dư nợ cho vay đối với DN NQD tại Chi nhánh Techcombank Hoàn Kiếm theo thời gian (Đơn vị: tỷ đồng) Năm Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Giá trị % Giá trị % Giá trị % Tổng 305,7 100 379,6 100 466,6 100 - Ngắn hạn 227,7 74,5 288,8 76,1 316,4 67,8 - Trung, dài hạn 78 25,5 90,8 23,9 150,2 32,2 (Nguồn: Báo cáo tín dụng của Chi nhánh năm 2005 – 2007) Dư nợ tín dụng cho DNNQD vay ngắn hạn năm 2005 là 227,7 tỷ đồng, chiếm 74,5% tổng dư nợ. Dư nợ tín dụng có xu hướng tăng hành năm, đó là do dư nợ của cả tín dụng trung và dài hạn đều tăng. Mặc dù tỷ trọng dư nợ tín dung trung, dài hạn cũng tăng nhưng tốc độ tăng chậm hơn tín dụng ngắn hạn. Dư nợ cho vay trung, dài hạn DNNQD theo đối tượng. Bảng 2.8. Dư nợ cho vay đới với DNNQD theo đối tượng (Đơn vị: Tỷ đồng) Năm Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Giá trị % Giá trị % Giá trị % Tổng 78 100 90,8 100 150,2 100 - Công ty TNHH 67,3 86,3 68,7 75,7 95,5 63,6 - Công ty cổ phần 9,8 12,4 17,7 19,5 38,6 25,7 - Công ty tư nhân 1,7 1,3 4,4 4,8 13,2 8,8 - Khác 0 0 0 0 2,9 1,9 (Nguồn: Báo cáo tín dụngcủa Chi nhánh năm 2005 – 2007) Khi xét chỉ tiêu dư nợ tín dụng theo đối tượng cho vay thì trong thời gian vừa qua tại Chi nhánh đang tăng lên một cách mạnh mẽ. Dư nợ tín dụng đôi với công ty TNHH luôn chiếm tỷ lệ cao nhất trong số các DNNQD, cụ thể năm 2005 dư nợ tín dụng công ty TNHH là 67,3 tỷ đồng năm 2007 dư nợ tín dụng là 150,2 tỷ đồng. Chất lượng tín dụng trung, dài hạn đối với DNNQD Để đánh giá chất lượng của khoản vay thì ta có thể căn cứ vào tình hình nợ quá hạn của khoản vay đó để nhận biết khoản vay có vấn đề gì không. Tuy nhiên có khi nợ quá hạn không phải là chỉ tiêu duy nhất đánh giá việc sử dụng vốn kém hiệu quả mà trong nhiều trường hợp ngân hàng không cho khách hàng vay vốn theo kỳ hạn mong muốn của khách hàng, nghĩa là cho vay với ký hạn ngắn hơn. Do đó khi đến kỳ đáo hạn mà khách hàng chưa trả được nợ do chưa đến kỳ bán hàng, chưa thu hồi được vốn vì vốn vẫn đang được đầu tư trong các khâu sản xuất kinh doanh. Vì thế mà khách hàng phải đến ngân hàng xin gia hạn nợ đến cuối quá trình sản xuất mới có thể trả tiền cho ngân hàng. Nợ quá hạn DNNQD theo thời gian. Bảng 2.9. Nợ quá hạn đối với DNNQD theo thời gian (Đơn vị: Tỷ đồng) Nợ quá hạn 2005 2006 2007 Giá trị % Giá trị % Giá trị % Tổng 118,47 100 110,25 100 41,77 100 - Ngắn hạn 112,34 94,82 103,55 93,9 34,83 83,4 - Trung, dài hạn 6,13 5,17 6,7 6,1 6,94 16,6 (Nguồn:Báo cáo phân loại nợ năm 2005 – 2007) Nợ quá hạn của Chi nhánh có xu hướng giảm qua các năm, đó là do nợ quá hạn ngắn hạn giảm, năm 2005 số nợ quá hạn ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn, sau đó tỷ lệ đó đã giảm đi, thay vào đó tỷ lệ nợ quá hạn ngắn hạn tăng lên từ 5,17% năm 2005 lên 16,6% năm 2007. Và nói chung là tỷ lệ nợ quá hạn đối với DNNQD có xu hướng giảm. Nợ quá hạn trung, dài hạn DNNQD theo đối tượng. Bảng 2.10. Nợ quá hạn trung, dài hạn DNNQD theo đối tượng (Đơn vị: Tỷ đồng) Nợ quá hạn 2005 2006 2007 Giá trị % Giá trị % Giá trị % Tổng 6,13 100 6,7 100 6,94 100 - Công ty TNHH 5,95 97,1 6,46 96,4 6,5 93,7 - Công ty cổ phần 0,18 2,9 0,24 3,6 0,2 2,8 - Công ty tư nhân 0 0 0 0 0,24 3,5 - Khác 0 0 0 0 0 0 (Nguồn: Báo cáo phân loại nợ năm 2005 – 2007) Qua bảng trên ta thấy tỷ lệ nợ quá hạn chiếm tỷ trọng cao nhất thường từ 93,7% đến 97,15 là của công ty TNHH, tiếp đến là công ty Cổ phần, tuy chiếm tỷ lệ không cao như của công ty TNHH nhưng tỷ lệ này có xu hướng tăng trong năm 2006. Từ 2,9% năm 2005, tăng lên 3,6% năm 2006 và đến năm 2007 thì lại có xu hướng giảm đi, chir còn 2,8%. Từ đó ta rút ra rằng cho vay đối với công ty TNHH với doanh số cao hơn thì tỷ lệ lĩa quá hạn cũng cao hơn. Tuy tỷ lệ nợ quá hạn từ phía công ty TNHH có giảm đi nhưng giảm không dáng kể, cần có những biện pháp thúc đẩy các DN này hoạt động kinh doanh tốt và trả được nợ cho Chi nhánh. Tóm lại, trong thời gian qua hoạt động cho vay của Chi nhánh đã đạt được những kết quả khả qua, biểu hiện như: Doanh số cho vay doanh nghiệp đã tăng rõ rệt, đặc biệt là doanh số cho vay đối với DNNQD: năm 2005 doanh số là 218,7 tỷ đồng, đến năm 2007 thì doanh số đã là 602,1 tỷ đồng, chiếm hơn 50% doanh số cho vay đối với các DN nói chung. Điều đó cho thấy Chi nhánh đã quan tâm nhiều hơn đến các DNNQD, những DN mới có tiềm lực phát triển. Xét theo doanh số cho vay theo thời gian, thì doanh số cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn hơn. Nhưng doanh số cho vay trung, dài hạn vẫn liên tục tăng, biểu hiện: năm 2005 doanh số cho vay trung, dài hạn đối với DNNQD là 55,8 tỷ đồng, chiếm 25,5%, đến năm 2007 doanh số đã là 193,9 tỷ đồng, chiếm 32,2% tổng doanh số cho vay DNNQD. Trong tương lai cho vay trung, dài hạn hứa hẹn sẽ là khoản vay mang lại nguồn lợi nhuận lớn cho Chi nhánh, đặc biệt là cho vay trung, dài hạn đối với DNNQD. Trong các đối tượng cho vay là DNNQD thì hình thức công ty TNHH và công ty Cổ phần luôn chiếm tỷ trọng cao hơn so với các hình thức khác. Chủ yếu là các công ty TNHH, doanh số cho vay hình thức này luôn chiếm tỷ trọng từ 62,3% đến 89,3% tổng doanh số cho vay trung, dài hạn, tiếp đó là hình thức công ty cổ phần, năm 2005 doanh số cho vay chỉ có 4,5 tỷ đồng, nhưng năm 2007 tăng lên 55,6 tỷ đồng. Chứng tỏ các DN cổ phần ngày càng được chú trọng phát triển hơn, nhưng các hình thức DN tư nhân và các hình thức khác thì doanh số cho vay còn thấp, do đầu tư vào các hình thức này còn gặp nhiều rủi ro. ĐÁNH GIÁ VỀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TRUNG, DÀI HẠN ĐỐI VỚI DNNQD TẠI NHTMCP KỸ THƯƠNG – CHI NHÁNH HOÀN KIẾM Những thành tựu đạt được Đối với Chi nhánh Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam – Chi nhánh Hoàn Kiếm trong những năm qua, bên cạnh thuận lợi có được từ sự đổi mới chính sách của Đảng và Nhà nước về chuyển dịch cơ cấu các thành phần kinh tế cũng như cơ cấu ngành nghề kinh doanh, thì không riêng gì hệ thống ngân hàng mà các ngành nghề kinh doanh khác cũng gặp không ít khó khăn như: sự thay đổi liên tục của thị trường, sự cạnh tranh gay gắt từ các đối thủ trong nước và nước ngoài chúng có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của ngành ngân hàng và nền kinh tế nói chung. Thế nhưng với sự nỗ lực hết mình để đưa Chi nhánh trở thành một trong những Chi nhánh mang lại lợi nhuận cao nhất của hệ thống Ngân hàngTMCP Kỹ thương Việt Nam, ban lãnh đạo và đội ngũ cán bộ nhân viên của Chi nhánh Techcombank Hoàn Kiếm đã hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao và đạt được những kết quả đáng khích lệ trong hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động cho vay trung, dài hạn đối với DNNQD nói riêng. Chi nhánh đã trở thành một địa chỉ đáng tin cậy, một người bạn hàng tốt của các DN thuộc mọi thành phần kinh tế. Chi nhánh luôn xác định mọi hoạt động của Chi nhánh luôn hướng về phía khách hàng và lấy khách hàng là mục tiêu hoạt động. Và kết quả đạt được đã chứng minh điều đó. Về tinh hình nợ quá hạn theo thời gian thi tỷ lệ nợ quá hạn ngắn hạn có xu hướng giảm qua các năm, đây là dấu hiệu tốt chứng tỏ các doanh nghiệp đã thực hiện quay vòng vốn nhanh. Để đạt được kết quả đó thì ngân hàng đã và đang thực hiện tốt các hoạt động như: Trong quan hệ cho vay DNNQD, nhất là cho vay trung, dài hạn ngân hàng đã nhanh chóng, kịp thời giải quyết các yêu cầu xin vay nhưng vẫn đảm bảo đầy đủ nguyên tắc, chú ý đến hiệu quả và an toàn sử dụng vốn vay của khách hàng. Với những khách hàng tốt, có uy tín lâu năm với ngân hàng sẽ luôn có những chính sách ưu đãi, đãi ngộ để tăng thêm quan hệ thân thiết. Qua đó cũng tăng sức cạnh tranh đối với các ngân hàng khác, nhằm thu hút khách hàng. Một yếu tố không thể thiếu đó chính là công tác thẩm định, tái thẩm định trước khi cho vay và công tác kiểm tra, kiểm soát sau khi giải ngân. Thường xuyên nắm bắt thông tin từ phía khâch hàng và trao đổi các biện pháp nhằm đem lại hiệu quả cho Chi nhánh và cho chính khách hàng. Và cuối cùng là công tác tổ chức, đào tạo cán bộ của Chi nhánh. Phải có đội ngũ cán bộ trẻ, năng động, nhiệt tình, say mê công việc và luôn chủ động sáng tạo. Bên cạnh đó trình độ chuyên môn nghiệp vụ phải vững vàng, không ngừng học hỏi, có tinh thần trách nhiệm. Nói chung, hoạt động cho vay trung, dài hạn đối với DNNQD tại Chi nhánh cũng có nhiều thuận lợi hơn vì khu vực kinh tế này cũng đang tự mình cũng có nhiều thay đổi theo chiều hướng tiến bộ hơn. Những rào cản do cơ chế chính sách đã được tháo gỡ phần nào khi mà nước ta đang hội nhập kinh tế thế giới, cùng với đó luật doanh nghiệp mới ra đời đang được hưởng ứng, và từng bước đi vào cuộc sống. Môi trường kinh doanh cũng được cải thiện hơn với các DNNQD. Những hạn chế và nguyên nhân Hạn chế: Không phải tất cả mọi hoạt động cho vay của ngân hàng đều thuận lợi, nghĩa là đều mang lại lợi nhuận cho ngân hàng. Mà qua phân tích và tìm hiểu thực tế hoạt động cho vay tại Chi nhánh cho thấy thực trạng cho vay trung, dài hạn đối với DNNQD tại Chi nhánh còn nhiều mặt hạn chế: Doanh số cho vay DNNQD chiếm tỷ trọng cao so với cho vay DN nói chung, nhưng doanh số cho vay trung, dài hạn còn chiếm tỷ lệ thấp so tổng doanh số cho vay DNNQD. Trong cơ cấu cho vay, tỷ lệ doanh nghiệp tư nhân được vay vốn còn thấp. Mà thực tế, nhu cầu vốn của khu vực này là rất lớn năm 2005 dư nợ cho vay DN tư nhân là 1,7 tỷ đồng, năm 2007 dư nợ cho vay là 13,2 tỷ đồng, chiếm 8,8%. Lý do doanh nghiệp tư nhân được vay vốn còn thấp là các yêu cầu về tài sản thế chấp khi vay vốn ngân hàng, các DN này không có tài sản lớn để có thể đem ra làm tài sản đảm bảo. Do đó họ đã tìm đến các nguồn vốn vay khác: vay từ các tổ chức cho vay nặng lãi, Trong khi đó tỷ lệ nợ quá hạn trung, dài hạn thì có xu hướng tăng lên, năm 2005 là 6,13 tỷ đồng, chiếm 5,17%, năm 2007 là 6,94 tỷ đồng, chiếm 16,6%. Nguyên nhân: Do đối tượng khách hàng doanh nghiệp còn mang tính tư nhân nên thông tin về khách hàng nhiều khi chưa được đáp ứng một cách đầy đủ, chính xác: các báo cáo tài chính, kế toán, thông tin về tài sản thế chấp, cầm cố,Các thông tin chưa được công bố rộng rãi, nhưng hiện nay vẫn chưa có quy định bắt buộc phải kiểm toán đối với các DNNQD này. Các DNNQD sẽ có điều kiện làm sai trái báo cáo tài chính để có thể vay vốn ngân hàng. Còn về phía Ngân hàng thì việc mở rộng quy mô vốn còn nhiều hạn chế do nguồn vốn huy động trung, dài hạn còn thấp, chưa đủ đáp ứng nhu cầu vốn, đặc biệt là nguồn vốn trung, dài hạn. Người dân và các tổ chức chủ yếu có nhu cầu gửi tiền trong một thời gian ngắn vì mặc dù lãi suất thấp hơn nhưng độ an toàn cao hơn so với gửi dài hạn. Tài sản đảm bảo: khi thực hiện cho vay trung, dài hạn thì vấn đề mà Chi nhánh quan tâm nhất là tài sản đảm bảo của khách hàng. Nhiều DNNQD đã không đáp ứng được yêu cầu này, bên cạnh đó cán bộ tín dụng còn gặp nhiều khó khăn trong việc định giá tài sản thế chấp. Vì hiện nay ngân hàng định giá theo mức giá nhà nước, có tham khảo giá cả thị trường và hai mức giá này thường chênh lệch nhau khá nhiều, gây bât lợi cho các DN. Uy tín của khách hàng cũng là lý do để Chi nhánh có quyết định cho vay hay không. Hiện nay, theo cơ chế đổi mới của Nhà nước là phát triển kinh tế nhiều thành phần mà đặc biệt là khu vực kinh tế NQD vì thế có nhiều DNNQD mới được thành lập một cách rất ồ ạt. Nhưng cũng nhiều DN được thành lập mang tính tự phát cao dễ dẫn đến phá sản, giái thể do làm ăn thua lỗ. Thấy được sụ mất cân đối và rủi ro cao nên chưa nhiều ngân hàng mạo hiểm đầu tư nhiều cho các DNNQD, đặc biệt là đầu tư lâu dài. Chi nhánh Techcombank Hoàn Kiếm cũng không ngoại lệ. Khả năng lập một dự án lớn đối với các DN này cũng không cao do quy mô nhỏ, trình độ cán bộ quản lý còn hạn chế. Mà khi không có một dự án có tính khả thi và thực sự cần thiết thi ngân hàng khó có thể đồng ý cho vay. Chính sách quản lý kinh tế của Nhà nước trong giai đoạn chuyển đổi còn đang tiếp tục hoàn thiện. Do vậy khi triển khai thực hiện tại cơ sở vẫn gặp nhiều khó khăn do khối lượng văn bản quá nhiều, không đồng bộ, hay thay đổi và hiệu quả chưa cao. Chương 3. Giải pháp phát triển cho vay trung, dài hạn đối với DNNQD tại Chi nhánh Techcombank Hoàn Kiếm 3.1. Định hướng cho vay trung, dài hạn của ngân hàng đối với DNNQD trong thời gian tới Đến năm 2010 dự kiến cả nước có khoảng trên 500.000 DNNQD, tất nhiên đi cùng với số lượng DNNQD tăng lên thì nhu cầu vốn cung tăng lên rất lớn. Ở Hà Nội, số lượng DNNQD tăng rất nhanh, hiện có khoảng trên 100.000 DNNQD, đóng góp cho ngân sách ngày càng tăng, góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế của đất nước và đang trở thành lực lượng kinh tế quan trọng. Hoà chung với sứ mệnh phát triển của hệ thống Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam, sẽ trở thành một Ngân hàng thương mại đô thị đă năng, cung cấp các sản phẩm tài chính đồng bộ và có tính cạnh tranh cao cho dân cư và doanh ngiệp, phấn đấu trở thành nhóm ngân hàng hàng đầu về độ tin cậy, chất lượng và hiệu quả. Chi nhánh Techcombank Hoàn Kiếm cũng sẽ phấn đấu hết mình hoàn thành những chỉ tiêu tài chính, phi tài chính mà Hội sở Techcombank giao cho. Bên cạnh đó còn phấn đấu trở thành một những chi nhánh mang lại lợi nhuận cao nhất, dịch vụ cho vay mà Chi nhánh mang lại sẽ đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng, nhất là các khách hàng doanh nghiệp trong thời gian tới. 3.2. Giải pháp phát triển cho vay trung, dài hạn đối với DNNQD 3.2.1. Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện chiến lược khách hàng DN Qua việc phân tích, tìm hiểu ở trên, có thể thấy rằng một trong những lý do để khách hàng doanh nghiệp NQD vẫn chưa vay vốn trung, dài hạn nhiều tại Chi nhánh là do chi nhánh chưa có được chiến lược khách hàng hấp dẫn, chưa đi sâu vào lĩnh vực cho vay trung, dài hạn mà chủ yếu vẫn chỉ cho vay ngắn hạn. Muốn cho DNNQD tiếp cận nguốn vốn trung, dài hạn tại chi nhánh dễ dàng và thuận tiện hơn, Chi nhánh cần xây dựng một chiến lược khách hàng đúng đắn, cụ thể là: Cần chủ động tìm đến với khách hàng, tiếp xúc và tìm hiểu nhu cầu của khách hàng. Để làm được điều này cũng không hề đơn giản vì nó khá nhạy cảm, cần phải áp dụng nhiều biện pháp khác nhau và phối hợp đồng bộ mới làm tốt được. Có thể tìm đến với những khách hàng thân thuộc, những doanh nghiệp đã vay vốn tại Chi nhánh, còn đối với những khách hàng chưa có quan hệ với Chi nhánh thì có thể chủ động tìm kiếm các thông tin về DN, lựa chọn những khách hàng muốn quan hệ, đến và mời doanh nghiệp vay vốn. Thông qua việc tìm hiểu doanh ngiệp, Chi nhánh sẽ hiểu được thực trạng sản xuất kinh doanh, rõ những vướng mắc trong việc tiếp cận vốn vay của doanh nghiệp. Các cán bộ tín dụng cũng có thể giúp các doanh nghiệp lập các phương án sản xuất kinh doanh. Từ đó xác định rõ nhu cầu vốn vay của doanh nghiệp để đưa ra hướng đầu tư đúng đắn, phù hợp với khả năng của doanh nghiệp. Nếu như khách hàng gặp khó khăn trong vấn đề tài sản thế chấp mà dự án đưa ra có tính khả thi thì Chi nhánh có thể chấp nhận tài sản thế chấp chính là tài sản được hình thành từ nguồn vốn vay. 3.2.2. Tăng cường việc Marketing ngân hàng Ngày nay, Marketing ngân hàng đóng một vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động kinh doanh ngân hàng nói chung và Ngân hàng TMCP Kỹ thương - Techcombank nói riêng. Marketing ngày càng thể hiện vai trò của mình, tuy ban đầu mới chỉ tập trung vào các hoạt động như: khuyếch trương, quảng cáo, Nhưng trong tương lai Chi nhánh cần phát huy các vai trò khác của Marketing như: nghiên cứu khách hàng, xác định thị trường mục tiêu, nâng cao uy tin – chất lượng dịch vụ ngân hàng, Hiện nay cán bộ tín dụng tại Chi nhánh thường kiêm luôn vai trò là nhân viên Marketing, do đó chuyên môn về marketing còn chưa sâu. Chi nhánh nên đào tạo một đội ngũ cán bộ riêng về marketing thực sự nhạy bén, am hiểu về marketing để có thể đưa ra những định hướng và thực hiện công tác marketing một cách khoa học. Cán bộ Marketting cần tìm hiểu các yếu tố như: - Nhu cầu của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh đối với các sản phẩm của Chi nhánh, nhất là với sản phẩm cho vay trung, dài hạn. - Khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các Ngân hàng khác trong cùng địa bàn hoạt động. - Khả năng của Chi nhánh đối với nhu cầu thị trường và các sản phẩm mà Chi nhánh đang cung cấp. 3.2.3. Coi trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ Đối với bất kỳ hoạt động nào của ngân hàng thì con người luôn là yếu tố quyết định, đặc biệt là hoạt động cho vay trung, dài hạn. Toàn bộ những quyết định tìm kiếm khách hàng, giúp đỡ khách hàng thực hiện các thủ tục xin vay và sau đó là đôn đốc thu hồi nợ sau khi cho vay, tất cả là do con người trực tiếp làm mà không một máy móc nào có thể thay thế được. Vì vậy kết quả hoạt động cho vay phu thuộc rất lớn vào trình độ chuyên môn, nghiệp vụ vũng vàng của cán bộ. Để góp phần nâng cao hiệu quả tín dụng thì đào tạo và bòi dưỡng đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ tín dụng là một giải pháp cấp thiết của bản thân Chi nhánh. Có thể thực hiện biện pháp này theo những phương diện như: Về trình độ chuyên môn thì không ngừng đào tạo, thường xuyên tổ chức các khoá học về chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ - nhân viên tín dụng. Kết hợp đào tạo chính quy với đào tạo tại chỗ, giúp cho nhân viên hiểu được tầm quan trọng của việc thường xuyên tự trang bị những kiến thức mới về chuyên môn và những kiến thức xã hội, áp dụng vào trong công việc một cách linh hoạt, sáng tạo và đạt hiệu quả cao khi cho vay. Bên cạnh đó thì thái độ của cán bộ cũng cần được quan tâm. Để thu hút thêm nhiều khách hàng thì cán bộ, công nhân viên Chi nhánh cần có thái độ lịch sự, văn minh, xử lý nhanh – chính xác - kịp thời các yêu cầu của khách hàng. Cán bộ tín dụng cần biết nghệ thuật ứng xử giao tiếp, luôn tận tình, tận tâm phục vụ khách hàng. Tóm lại, để nâng cao hình ảnh của Chi nhánh Techombank Koàn Kiếm ban lãnh đạo Chi nhánh cần khuyến khích nhân viên tín dụng làm hết năng lực, khả năng vốn có, có những chính sách đảm bảo quyền lợi gắn với trách nhiệm, tổ chức khen thưởng kịp thời đối với những cá nhân suất sắc để động viên cán bộ làm tốt hơn. Thưởng phạt phân minh, có như vậy cán bộ tín dụng sẽ có ý thức chủ quan trong việc giảm thiểu rủi ro, tạo ra hiệu quả cao trong hoạt động cho vay, đặc biệt là cho vay trung, dài hạn. 3.2.4. Đa dạng hoá các hình thức bảo đảm tiền vay Hiện nay vấn đề bảo đảm tiền vay là mộ bài toán nan giải đối với cả ngân hàng và DNNQD khi có nhu cầu vay vốn, nhất là vay vốn trung, dài hạn. Nhưng những khó khăn thường thấy ở DNNQD khi đến vay vốn ngân hàng là: tài sản đảm bảo không đủ điều kiện, hay không đủ giá trị cần thiết hoặc có thể đủ giá trị cần thiết nhưng không đủ điều kiện về quyền sở hữư và sử dụng,Để khắc phục tình trạng này, tạo điều kiện cho những DNNQD làm ăn có hiệu quả đến vay vốn ngân hàng thì Chi nhánh có thể xem xét một số biện pháp sau: - Thực hiện một cách linh hoạt đối với tài sản đảm bảo: để tạo điều kiện thuận lợi cho khu vực kinh tế ngoài quốc doanh tiếp cận nhiều hơn với nguồn vốn vay ngân hàng, mở rộng sản xuất kinh doanh, đổi mới công nghệ. Chi nhánh nên linh hoạt hơn trong vấn đề tài sản thế chấp: phối hợp với cơ quan Nhà nước xác định tinh chất hợp pháp, hợp lệ của tài sản đẩm bảo. Đào tạo đội ngũ cán bộ có chuyên môn trong việc định giá tài sản, điều này sẽ giúp ngân hàng làm tốt công tác định giá, đồng thời cũng hạn chế rủi ro do sự mất giá của tài sản thế chấp. - Có rất nhiều hình thức bảo đảm tiền vay như: cầm cố, thế chấp, bảo lãnh, ký quỹ sổ tiết kiệm,Ở Chi nhánh chủ yếu chỉ áp dụng hình thức đảm bảo bằng thế chấp, tài sản đảm bảo cũng đòi hỏi phải có giá trị lớn. Trong khi các DNNQD có nhu cầu vay trung, dài hạn nhưng họ lại không có tài sản đủ yêu cầu thậm chí họ không có tài sản để thế chấp, do đó họ không có khả năng tiếp cận nguồn vốn lớn. Để khắc phục tình trạng đó, Chi nhánh nên đa dạng hoá các hình thức bảo đảm tiền vay như: Cho vay bảo lãnh, cho vay bằng các khoản phải thu, cho vay tín chấp, cho vay tài sản đảm bảo được hình thành từ vốn vay, 3.2.5. Tăng cường công tác huy động vốn Để có thể cho vay trung, dài hạn đối với DNNQD thì Chi nhánh cần có một lượng vốn trung – dài hạn lớn, ổn định. Trong khi lượng Chi nhánh huy động được chủ yếu là vốn ngắn hạn, lượng vốn trung, dài hạn chiếm tỷ trọng nhỏ nên khó có thể đáp ứng hết được nhu cầu vốn của các DN mà chỉ có thể đáp ứng được phần nào mà thôi. Để mở rộng nguồn vốn trung, dài hạn Chi nhánh càn đưa ra các biện pháp nhằm thu hút lượng tiền gửi như: mở rộng các phòng giao dịch, các quỹ tiết kiệm, các chính sách lãi suất hấp dẫn, phù hợp với khả năng, 3.3. Kiến nghị 3.3.1. Kiến nghị với cơ quan Nhà nước và Chính phủ Hoạt động của các DN có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động tín dụng của ngân hàng. Việc tăng cường giám sát nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của các DNNQD là một biện pháp hữu hiệu để Ngân hàng có thể mở rộng hoạt động tín dụng đối với khu vực này. Nhưng hiện nay năng lực sản xuất kinh doanh của các đơn vị còn yếu kém, ít có sức cạnh tranh. Nhiều doanh nghiệp hoạt động mang tính chất nhỏ lẻ, đòi hỏi Nhà nước và Chính phủ phải có các biện pháp kịp thời. - Tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với các DNNQD: Việc cấp giấy phép hoạt động kinh doanh đối với các DN mới, đặc biệt là công ty TNHH phải được kiểm soát chặt chẽ các điều kiện về vốn, cơ sở vật chất, cán bộ điều hành phải có đủ năng lực và phẩm chất tốt. hạn chế tình trạng các DN thành lập bừa bãi. - Chính phủ cần có biện pháp tăng cường kiểm tra công tác kế toán tại đơn vị kinh doanh, buộc họ phải tuân thủ đúng chuẩn mực pháp lệnh kế toán thống kê. - Hoàn thiện môi trường pháp lý cho hoạt động tín dụng đối với kinh tế ngoài quốc doanh: Đầu tư tín dụngvào kinh tế ngoài quốc doanh có độ rủi ro khá cao, do vậy để tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho hoạt động tín dụng, Nhà nước cần hoàn thiện một số nội dung sau: + Hoàn thiện pháp luật về chứng thực hợp đồng cầm cố, thế chấp. Đối với các tài sản thế chấp nên để khách hàng tự quyết định, như vậy tạo điều kiện cho họ nhanh chóng thu hồi được các khoản nợ. Đối với việc cấp giấy tờ sở hữu tài sản, Nhà nước nên tiến hành khẩn tương, đặc biệt là việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạo điều kiện cho Ngân hàng tiến hành công tác thẩm định dễ dàng. + Xây dựng khung giá thống nhất làm căn cứ định giá tài sản thế chấp: Nhà ở và đất đai là những tài sản được sử dụng nhiều nhất để làm tài sản đảm bảo, thế nhưng mỗi nơi chúng lại có nhiều mức giá khác nhau: giá Nhà nước, giá thị trường đã làm cho thị trường đất đai lên cơn sốt, gây khó khăn trong công tác thẩm định tài sản thế chấp là bất động sản. 3.3.2. Kiến nghị với ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam là cơ quan chỉ đạo trực tiếp hoạt động của Chi nhánh nên có ảnh hưởng rất lớn đối với hoạt động của Chi nhánh. Để hoạt đọngo cho vay trung, dài hạn của Chi nhánh đối với DNNQD có hiệu qủa hơn thì Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam cần: - Không nên bắt buộc Chi nhánh phải tuân thủ các quy định, các văn bản chỉ đạo một cách gò bó, mà có thể cho Chi nhánh được tự linh hoạt tuỳ theo tình hình hoạt động cụ thể. - Hỗ trợ Chi nhánh trong việc đổi mới công nghệ hiện đại phục vụ cho quá trình hoạt động như: hệ thống máy tính, đặc biệt trợ giúp kinh phí trong việc đào tào, bồi dưỡng kiến thức nghiệp vụ cho các cán bộ, nhân viên của Chi nhánh. - Thường xuyên kết hợp tổ chức các buổi thảo luận, hội nghị nghiên cứu khoa học để vừa nắm bắt được các thông tin về tình hình hoạt động của Chi nhánh, vừa cung cấp thêm các kinh nghiệm, kiến thức quý báu trong quá trình hoạt động sau này. - Phối hợp chặt chẽ với Ngân hàng Nhà nước tổ chức có hiệu quả chương trình thông tin rủi ro, thông tin tín dụng, nhằm ngày càng nâng cao hiệu quả chương trình tín dụng, giúp các chi nhánh phòng ngừa rủi ro. 3.3.3. Kiến nghị với các DNNQD Các doanh nghiệp nên tự tìm cho mình một sản phẩm chính - sản phẩm mũi nhọn, có khả năng cạnh tranh trên thị trường và nên tạo cho mình thương hiệu riêng, có như vậy mới khẳng định vị trí của mình và hấp dẫn với các nhà đầu tư. Phải chú trọng đến việc nắm bắt cơ hội, khai thác thông tin về thị trường vốn, lao động, nguyên vật liệu, thị trường tiêu thụ sản phẩm, thị trường xuất khẩu, Khuyếch trương sản phẩm, tham gia vào những cuộc tiếp xúc với khách hàng để mọi người đều biết, hiểu và quan tâm đến doanh nghiệp. Các doanh nghiệp cũng nên tự mình đi tìm những nguồn vốn khác nhau, không nên chỉ trông chờ vào nguồn vốn ngân hàng mà thôi. Sau đó phát huy hết khả năng sản xuất kinh doanh của mình, sử dụng vốn có mục đích, đem lại hiệu quả cao. Nên biết tận dụng lợi thế kinh doanh theo từng vùng miền khác nhau và khả năng của từng doanh nghiệp và sản xuất các sản phù hợp. Có chiến lược lâu dài: đầu tư máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất, Nâng cao công tác quản lý đối với các dự án kinh doanh. Xây dựng các dự án có tính khả thi cao, thiết thực thì sẽ được các ngân hàng chú ý nhiều hơn. Trong một số trường hợp doanh nghiệp không có tài sản thế chấp thì phương án sản xuất có tính khả thi cao cũng sẽ được xem xét để cho vay vốn. Cán bộ quản lý phải có năng lực, kinh nghiệm và uy tín kinh doanh cao sẽ thu hút hơn là những cán bộ ít kinh nghiệm, đội ngũ nhân viên có trình độ tay nghề cao, Các doanh nghiệp nếu có thể thì liên kết kinh doanh thoe ngành, lĩnh vực nhằm thúc đẩy chuyển giao công nghệ, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh giữa các DN. KẾT LUẬN Mặc dù đây không phải là vấn đề quá mới mẻ song thông qua việc nghiên cứu thực trạng tín dụng trung, dài hạn đối với DNNQD tại Chi nhánh Techcombank Hoàn Kiếm giúp em thấy được một hướng kinh doanh đầy tiềm năng của các Ngân hàng thương mại nói chung và cũng là một xu hướng phát triển tất yếu của nền kinh tế Việt Nam trong tương lai. Từ khi nền kinh tế đất nước chuyển mình sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, các DNNQD đã có những bước phát triển mạnh mẽ cả về chiều rộng và chiều sâu, đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội của đất nước. Yếu tố quan trọng hàng đầu để các DNNQD có thể phát triển là vốn, đặc biệt là nguồn vốn trung, dài hạn từ ngân hàng. Thực tế cho thấy nhiều DNNQD đã sử dụng số vốn được vay có hiệu quả, đúng mục đích, đem lại lợi nhuận cao, đã trả được nợ vay đúng hạn và do đó tạo niềm tin cho ngân hàng. Qua việc phân tích, tìm hiểu và đưa ra các biện pháp giải quyết về phát triển cho vay trung, dài hạn tại Chi nhánh , ta thấy được sự chuyển hướng đúng đắn của ngành Ngân hàng nói chung và Chi nhánh Techcomabank Hoàn Kiếm nói riêng . Nhưng tất cả chỉ mới là bắt đầu, còn nhiều tiềm ẩn chưa được khai thác hết, đòi hỏi các ngành chức năng có phương hướng, giải phát phù hợp để hoạt động này phát triển trong tương lai không xa. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Giáo trình Ngân hàng thương mại – PGS.TS. Phan Thị Thu Hà, NXB Đại học Kinh tế quốc dân 2007. Tín dụng và thẩm định tín dụng – TS. Nguyễn Minh Kiều, NXB Tài chính 2007. Quản trị Ngân hàng thương mại – Peter S. Rose, NXB Tài chính 2004. Giáo trình Tài chính doanh nghiệp – PGS. TS. Lưu Thị Hương, NXB Thống kê 2005. Báo cáo tín dụng doanh nghiệp Chi nhánh Techcombank Hoàn Kiếm giai đoạn 2005 – 2007. Báo cáo phân loại nợ giai đoạn 2005 – 2007. Quy trình hướng dẫn cho vay trung, dài hạn tại Chi nhánh Techcombank Hoàn Kiếm. Website: www.techcombank.com.vn www.mof.gov.vn. www.kinhdoanh.com.vn. Một số luận văn khoá trước của trường Đại học KTQD. MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc7591.doc
Tài liệu liên quan