Đề tài Phương hướng thực hiện công tác hạch toán và quản lý Nguồn vốn chủ sở hữu tại công ty Vinafco khi chuyển sang công ty cổ phần

Hiện nay, theo quy định doanh nghiệp có vốn điều lệ > 10 tỷ đồng và có lãi hai năm liên tiếp, được phép niêm yết cổ phiếu trên thị trường thì việc phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng là hết sức cần thiết. Với việc thị trường chứng khoán đi vào hoạt động, Vinafco, có thể tuỳ theo đặc điểm công ty, lựa chọn phát hành phù hợp, tuy nhiên phải xác định số lượng cổ phiếu, mệnh giá, cơ cấu cổ phiếu. Việc bán cổ phiếu có nhiều hình thức khác nhau, song định giá ban đầu là quan trọng. Nó quyết định đến lời lãi cũng như triển vọng phát triển của công ty. Tuy nhiên, bởi là doanh nghiệp hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận công ty có thể bán cổ phiếu không đúng với mệnh giá (phụ thuộc vào mục đích cụ thể nào đó). Như vậy vấn đề là khoản chênh lệch giữa mệnh giá và giá bán, trong HTTKQG thống nhất, TK loại 4 - Nguồn vốn chủ sở hữu, không có. Sẽ rất khó khăn cho việc hạch toán lãi (lỗ) phát hành. Đây là thiếu sót cần bổ sung nên chăng mở thêm TK hay TK cấp hai trong TK 411, hay mở thêm một tài khoản mới. Nếu vậy, phần lãi phát hình sẽ được ghi vào bên Có tài khoản và lỗ bên Nợ tài khoản (phản ánh trên bản cân đối dưới dạng số âm). * Công tác hạch toán vốn góp ban đầu Giả sử phương án CPH được phê duyệt và triển khai thực hiện theo phương thức giữ nguyên vốn của Nhà nước phát hành thêm cổ phiếu mới thu tiền. Cơ cấu vốn được định là 30% vốn Nhà nước, 50% vốn CBCNV và 20% vốn bên ngoài Ví dụ: Mức vốn ban đầu là: 10 tỉ trong đó 1,5 tỉ góp bằng hiện vật, 0,5 là giá trị TS vô hình, 8 tỉ góp bằng tiền. Mệnh giá mỗi cổ phiếu là 100.000 đồng, số lượng 100.000 cổ phiếu. Kế toán ghi: Nợ TK 111 8000 Nợ TK 211 1.500 Nợ TK 213 500 Có TK 4111 CP thường - Nhà nước 3.000 Có TK 4112 CP thường - CBCNV 5.000 Có TK 4113 CP thường - Bên ngoài 2.000 * Đối với nghiệp vụ làm tăng (bổ sung) vốn điều lệ tại công ty. Trong quá trình hoạt động tăng vốn điều lệ của mình để đầu tư kinh doanh. Tuy nhiên, trước khi tăng vốn Công ty cần phải định giá giá trị cổ phiếu của mình để xác định đúng giá cả của mình đẻ đưa ra phương hướng phát hành cổ phiếu mới hay tăng mệnh giá. Thông thường căn cho việc đánh giá này phụ thuộc vào thu nhập, vào loại TS, hay giá cả cổ phiếu trên thị trường. Qua đó phản ánh TS ròng của công ty là bao nhiêu. Nó được xác định qua cônh thức: Tài sản ròng = NVCSH -Tài sản giả tạo + Tăng giá CP - Giảm giá = Tài sản thực - Nợ Có hai hình thức tăng vốn điều lệ là chủ yếu: phát hành thêm cổ phiếu và đưa dự trữ vào vốn.

doc102 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1564 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phương hướng thực hiện công tác hạch toán và quản lý Nguồn vốn chủ sở hữu tại công ty Vinafco khi chuyển sang công ty cổ phần, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sở hữu của công ty như sau: Thứ nhất, về việc phân phối lợi nhuận và trích lập các quỹ. Kết quả hoạt động sau khi làm nghĩa vụ với nhà nước 25%, số còn lại 75% công ty phân về các quỹ. Điều này là không hợp lý, vì trong công ty, nguồn vốn chủ sở hữu, ngoài vốn của nhà nước cấp cho công ty hoạt động, còn có vốn Vinafco huy động từ CBCNV trong công ty (được hạch toán vào nguồn vốn chủ sở hữu-vốn kinh doanh), đây có thể được coi là vốn cổ phần trong doanh ngiệp. Theo đó, thì một phần lợi nhuận phải đươc dùng để trả lãi (như trả vốn tức hay làm tăng quy mô vốn trên mỗi cổ phần trong cổ phần) mới có thể đảm bảo lợi ích của những nguời góp vốn và khuyến khích sự tham gia vào doanh nghiệp, để người lao động làm chủ công ty, ngoài ra còn có thể tạo động lực cho doanh nghiệp chuyển sang công ty cổ phần thông qua con đường cổ phần hoá. Thứ hai, về trích lập các quỹ từ lợi nhuận. Công tác hạch toán và trích lập các quỹ trong công ty chưa hợp lý, không được quan tâm đúng mức, vi phạm nguyên tắc trích lập và hạch toán quỹ. Theo quy định hiện hành, lợi nhuận sau khi nộp thuế và trả các khoản bồi thường (nếu có), phần còn lại được trích theo tỷ lệ, tối thiểu 50% cho quỹ đầu tư phát triển, 25% cho quỹ dự phòng tài chính, tuy nhiên, hiện tại, tất cả lợi nhuận sau khi làm nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước (25%), số còn lại (75%), công ty trích theo tỷ lệ sau 32% cho quỹ khen thưởng, 33% cho quỹ phúc lợi và 35% cho quỹ phát triển sản xuất kinh doanh. Như vậy là không hợp lý, công ty chưa chú trọng đến phát triển vốn kinh doanh. Thay vì phát triển vốn, mở rộng khả năng và năng lực kinh doanh, công ty chỉ quan tâm đến bảo toàn vốn được giao. Không phản ánh đúng doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế thị trường. Thứ ba, về việc trích lập quỹ dự phòng tài chính (TK415), hiện nay, môi trường kinh tế luôn luôn biến đổi, tình hình cạnh tranh giữa các doanh nghiệp là gay gắt, các yếu tố bất thường luôn có thể xảy ra cho mọi doanh nghiệp. Vinafco, do tính chất đặc thù của lĩnh vực dịch vụ vận tải của mình, luôn phải đối mặt với những rủi ro khó lường, thì không có gì đảm bảo là điều bất lợi không xảy ra. Để có thể giảm bớt rủi ro có thể gặp phải, việc trích quỹ dự phòng tài chính là hết sức cần thiết, nó đảm bảo cho công ty có thể đối phó với các yếu tố bất thường xảy đến trong quá trình hoạt động để công ty có thể hoạt động bình thường. Thứ tư, vấn đề đãi ngộ người lao động. Lao động, là một trong những yếu tố quyết định đến hiệu quả hoạt động trong doanh nghiệp, nên việc đãi ngộ và nâng cao trình độ quản lý chuyên môn cho người lao động là quan trọng, nó có thể khuyến khích người lao động gắn bó hơn đối với công ty, để có nguồn trang trải cho vấn đề này, thì phải có nguồn tài trợ cho nó. Đó chính là quỹ trợ cấp việc làm (TK 416). Quỹ này không được công ty lập, do vậy, có thể khẳng định công ty chưa thật sự quan tâm đến việc nâng cao trình độ CBCNV do vậy khó có thể khuyến khích được sự cống hiến của họ vào sự nghiệp chung của công ty. Những vấn đề đặt ra cho công tác hạch toán và quản lý NVCSH đối với doanh nghiệp khi chuyển sang công ty cổ phần. Trong quá trình chuyển đổi hình thức sở hữu doanh nghiệp, sang công ty cổ phần, Vinafco nên có những nhận thức đúng đắn, coi đây là một quá trình tất yếu phải thực hiện trong việc đổi mới doanh nghiệp. Chỉ có thế, mới tạo động lực cho công ty phát triển. Đối với công tác hạch toán và quản lý nguồn vốn chủ sở hữu tại công ty sẽ có những thay đổi nhất định phù hợp với loại hình công ty cổ phần. Sẽ có một vài nhân tố tác động đến công tác này, cả chủ quan lẫn khách quan, cần phải có những đánh giá thiết thực nhằm đưa ra phương hướng thực hiện phù hợp. 1. Các vấn đề có tính khách quan Để chuyển đổi thành công DNNN sang công ty cổ phần sẽ là cơ sở ban đầu cho việc thực hiện công tác hạch toán và quản lý nguồn vốn chủ sở hữu tại công ty cổ phần. Mặt khác, chỉ khi hoạt động theo mô hình doanh nghiệp này thì công tác hạch toán và quản lý vốn này trong công ty mới thực sự có những thay đổi. Do vậy, trước hết phải xác định các vấn đề liên quan đến việc chuyển đổi hình thức sở hữu trong doanh nghiệp và những căn cứ chi việc hạch toán tại doanh nghiệp. Chính sách pháp luật của nhà nước về cổ phần hoá Việc ban hành chính sách cổ phần hoá DNNN là căn cứ ban đầu cho việc chuyển đổi thành công các DNNN sang công ty cổ phần. Nó tạo ra môi trường pháp lý để đảm bảo quyền lợi và trách nhiệm cũng như tạo cơ sở để doanh nghiệp hoạt động theo mô hình công ty cổ phần. Việc tiếp tục bổ sung và hoàn thiện môi trường pháp lý, tạo lập môi trường kinh tế lành mạnh và rất thuận lợi cho chương trình cổ phần hoá. Kinh nghiệm các nước ngoài cho thấy, cổ phần hoá chỉ thực sự thành công trong điều kiện có khung pháp lý đầy đủ, môi trường kinh tế vĩ mô ổn định và môi trường xã hội tốt. Trong đó, các chính sách của nhà nước nhằm tạo ra sức hấp dẫn cho công ty cổ phần là hết sức quan trọng. Theo đó, các quy định về hạch toán và quản lý nguồn vốn chủ sở hữu trong công ty cũng cần được hoàn thiện hơn nữa nhằm phù hợp với điều kiện thực tế, cho công tác này được thực hiện một cách hiệu quả. Mặt khác, ở nước ta do cơ cấu các doanh nghiệp trong nền kinh tế chưa thật ổn định đặc biệt là mô hình công ty cổ phần - chỉ mới xuất hiện nững năm gần đây, nên nhiều vấn đề phát sinh chưa lường được trước. Do vậy việc áp dụng chế độ kế toán thống nhất hiện hành đối với công ty cổ phần vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập. Do quá trình cổ phần hoá diễn ra lâu dài có tác động đến nhiều mặt của đất nước như kinh tế, xã hội, đặc biệt là những DNNN tiến hành cổ phần hoá và các doanh nghiệp đã tham gia vào quá trình này. Do vậy, quy định thống nhất cụ thể hoá các chủ trương chính sách về cổ phần hoá, các ưu đãi và hoạt động của công ty cổ phần là cần thiết. Qua đó đồng thời với việc đẩy nhanh cổ phần hoá, các doanh nghiệp có phương hướng lựa chọn hình thức chuyển đổi phù hợp với điều kiện thực tế. Theo đánh giá về các doanh nghiệp tiến hành cổ phần hoá, hoạt động theo mô hình công ty cổ phần, thì tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh là hiệu quả hơn. Trong khi đó chưa có những biến động quá lớn trong việc quản lý doanh nghiệp nói chung và công tác hạch toán nói riêng, đặc biệt là trong công tác hạch toán NVCSH, có chăng chỉ là những thay đổi hình thức hạch toán nhằm phù hợp với đặc trưng, những thay đổi trong quản lý và yêu cầu quản lý nguồn vốn chủ sở hữu mà thôi, nhưng về lâu dài là không phù hợp. Luật pháp quy định về hoạt động của công ty cổ phần. Việc nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường ít lâu là nguyên nhân chính gây nên tình trạng thiếu các văn bản pháp luật quy định và điều tiết loại hình công ty cổ phần- một loại hình doanh nghiệp mới có ở nước ta. Điều này hoàn toàn có thể hiểu được. Kể từ khi có chính sách cổ phần hoá DNNN thì yêu cầu tất yếu là phải có luật để điều tiết loại hình doanh nghiệp này tạo khung pháp lý cho công ty cổ phần hoạt động. Trước đây, các DNNN tham gia hoạt động theo mô hình công ty này. Hiện nay, văn bản mới nhất để điều tiết loại hình doanh nghiệp này là luật doanh nghiệp. Đây là căn cứ pháp lý quan trọng duy nhất cho công ty cổ phần hoạt động. Nó đảm bảo các quyền lợi, lợi ích kinh tế cơ bản cho công ty cổ phần. Có 3 hình thức để hình thành nên công ty cổ phần (1) thành lập mới, (2) các doanh nghiệp nhà nước chuyển sang công ty cổ phần thông qua cổ phần hoá, (3) các công ty TNHH chuyển sang công ty cổ phần. Với công ty Vinafco chuyển sang công ty cổ phần sẽ là hình thức thứ hai. Điều này là hết sức thuận lợi cho công ty khi mà kinh nghiệm hoạt động kinh doanh, thị trường, tổ chức quản lý... công ty còn được hưởng những ưu đãi nhất định của nhà nước đặc biệt là vay vốn ngân hàng, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp... theo Luật khuyến khích đầu tư trong nước. Trong công tác quản lý tài chính nói chung và nguồn vốn chủ sở hữu nói riêng, do đó đã đi vào nề nếp, nên không quá khó khăn trong việc tổ chức lại công việc này ở mô hình công ty mới- công ty cổ phần. Vấn đề chỉ là phương pháp tiếp cận theo mô hình doanh nghiệp này. Qua đó,hiểu được những đặc trưng của công tác hoạch toán để có những thay đổi sao cho phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý của kế toán trong công ty. Chế độ kế toán của nhà nước. Hiện nay, tất cả các loại hình doanh nghiệp, trong mọi thành phần kinh tế đều áp dụng thống nhất chế độ kế toán 1141/TC/QĐ/CĐKT ban hành ngày 01/11/1995 của Bộ trưởng Bộ tài chính. Đây là căn cứ chính cho việc triển khai thực hiện công tác hạch toán kế toán nói chung và hạch toán nguồn vốn chủ sở hữu nói riêng tại công ty khi chuyển đổi sang công ty cổ phần. Cùng với sự ra đời và hoàn thiện đàn mô hình công ty cổ phần thì chế độ kế toán hiện hành tỏ ra không còn phù hợp. Nói cách khác, thiếu các đối tượng kế toán phản ánh nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Theo đánh giá về hệ thống tài khoản quốc gia, áp dụng vào trong công ty cổ phần là vừa thừa vừa thiếu trong đó có các tài khoản hạch toán NVCSH. như vậy là cần phải bổ sung và hoàn thiện hơn chế độ kế toán của nhà nước để tất cả các loại hình doanh nghiệp có thể đồng thời sử dụng là hết sức cần thiết, sớm được triển khai thực hiện. Theo đó, các nguyên tắc và phương pháp kế toán cơ bản được giữ nguyên nhằm đảm bảo thống nhất trong việc áp dụng chế độ kế toán này. Cụ thể là các loại chứng từ, sổ sách, TK kế toán bắt buộc áp dụng vào công tác quản lý nguồn vốn chủ sở hữu, ngoài ra công ty có thể sử dụng các loại chứng từ sổ sách có tính hướng dẫn. 2. Các yếu tố bên trong doanh nghiệp. Để thực sự phát huy vai trò của kế toán trong công ty, đặc biệt là kế toán nguồn vốn chủ sở hữu khi chuyển sang công ty cổ phần thì cần phải có phương hướng thực hiện cụ thể. Mặt khác, kế toán nguồn vốn chủ sở hữu chịu tác động bởi các nhân tố bên trong, yêu cầu đặt ra là phải xác định đúng các nhân tố này, tạo thuận lợi cho công tác hạch toán nói chung và nguồn vốn chủ sở hữu nói riêng mang lại kết quả mong muốn. Thứ nhất, kế hoạch cổ phần hoá của doanh nghiệp. Doanh nghiệp chỉ có thể tiến hành cổ phần hoá khi có quyết định chính thức của nhà nước về chuyển đổi hình thức sở hữu vốn trong doanh nghiệp. Việc Vinafco tiến hành cổ phần hoá sẽ là tiền đề để tiến hành hạch toán và quản lý nguồn vốn chủ sở hữu theo mô hình công ty cổ phần. Theo đó, nó là một vấn đề cấp bách đặt ra có tính thực tiễn cao trong thực hiện công tác này tại đơn vị. Thứ hai, bộ máy kế toán của công ty, công tác hạch toán kế toán nguồn vốn chủ sở hữu cũng như của các bộ phận kế toán khác trong công ty đều bị ảnh hưởng trực tiếp bởi bộ máy kế toán do công ty áp dụng. Theo đó việc hoàn thiện và tổ chức tốt bộ máy kế toán có nghĩa là tổ chức hạch toán kế toán nguồn vốn chủ sở hữu sẽ được nâng cao. Khi tiến hành cổ phần hoá, hoạt động theo mô hình công ty cổ phần, nhiệm vụ của kế toán, cụ thể là của bộ máy kế toán càng trở nên nặng nề hơn, trong đó có kế toán nguồn vốn chủ sở hữu. Do vậy bộ máy kế toán của đơn vị phải có những thay đổi để thích ứng và phù hợp với tình hình mới. Thứ ba, về đội ngũ kế toán tại công ty, do phức tạp và yêu cầu quản lý nguồn vốn chủ sở hữu ngày càng cao của doanh nghiệp, của nhà đầu tư nên việc bồi dưỡng kiến thức kế toán cho cán bộ làm kế toán là cần thiết, để cán bộ kế toán hiểu rõ về công tác kế toán và nội dung hạch toán nguồn vốn chủ sở hữu theo mô hình công ty cổ phần góp phần vào việc nâng cao công tác hạch toán kế toán tại công ty. Thứ tư, phải đánh giá công tác hạch toán tại doanh nghiệp để thấy được điểm manh, điểm yếu, từ đó đưa ra biện pháp, phương hướng giải quết thực hiện đúng đắn. Nhận xét những thuận lợi và khó khăn trong việc áp dụng bộ máy kế toán và hình thức kế toán hiện tại của đơn vị vào mô hình công ty cổ phần . Thứ năm, về minh bạch báo cáo tài chính, hầu hết các doanh nghiệp nhà nước, trong đó có cả Vinafco, chưa quen với việc minh bạch hoá tình hình tài chính của doanh nghiệp mình. Việc minh bạch hoá tình hình tài chính của doanh nghiệp sẽ cho phép những ai quan tâm tới công ty đặc biệt là nhà đầu tư có cơ sở vững chắc để đầu tư vốn vào doanh nghiệp đồng thời chính nó là cho công tác kế toán phải thực sự được nâng cao và phải thực hiện tốt. Phương hướng thực hiện công tác hạch toán và quản lý NVCSH trong tiến trình chuyển sang công ty cổ phần. 1. Các công việc chuẩn bị cho kế hoạch cổ phần hoá tại Vinafco . Có thể nói, chủ trương cổ phần hoá DNNN là quyết định mang tính đột phá khi nước ta đang đứng trước yêu cầu của sự đổi mới nền kinh tế. Đây là một trong những bộ phận quan trọng cấu thành nên quá trình cải tổ nền kinh tế đất nước nói chung và khu vực kinh tế nhà nước nói riêng. Xét trên tổng thể, cả nước ta hiện nay đã cổ phần hoá được hơn 400 doanh nghiệp với tốc độ ngày càng nhanh hơn. Càng ngày càng có nhiều lãnh đạo doanh nghiệp và người lao động nhận thức được lợi ích của việc cổ phần hoá và sự hoài nghi đã giảm đi rất nhiều. Vinafco là một doanh nghiệp nhà nước, trước xu thế đổi mới chung, đòi hỏi công ty phải chủ động hoà vào xu thế đó, cụ thể là tiến hành cổ phần hoá. Đây được coi là con đường tất yếu, nếu muốn đưa công ty ngày càng phát triển. Để thực sự cho quá trình cổ phần hoá thành công với Vinafco, công tác chuẩn bị cho tiến trình này là rất quan trọng và cần được thực hiện một cách nghiêm túc, nó quyết định đến sự nhanh hay chậm, thành công hay không của quá trình cổ phần hoá tại công ty. Cụ thể: Thứ nhất, chuẩn bị về mặt tư tưởng, phải thực sự tạo ra một sự thống nhất trong nhận thức tư tưởng từ cấp lãnh đạo, đặc biệt là giám đốc, đến đông đảo CBCNV trong công ty để thấy được tính tích cực của việc thực hiện chủ trương này. Cần phải nhận thức đây là quá trình tất yếu trong việc đổi mới nền kinh tế, đổi mới doanh nghiệp, rằng đây là mô hình doanh nghiệp tất yếu được sinh ra do những ưu điểm của nó. Cần phải thấy rằng, cổ phần hoá là để công ty huy động thêm vốn cho sự phát triển, thúc đẩy kinh doanh có hiệu quả, để công ty đi vào hoạt động cả về chiều rộng lẫn chiều sâu và dần hoàn thiện cơ chế quản lý doanh nghiệp. Thứ hai, thành lập ban chỉ đạo cổ phần hoá tại công ty. Ban chỉ đạo có nhiệm vụ xem xét các văn bản pháp quy của nhà nước về cổ phần hoá để tiến hành phân tích đánh giá tiến trình cổ phần hoá, thấy được những tích cực và hạn chế của quá trình này nhằm áp dụng vào trong thực tiễn của công ty một cách linh hoạt và có hiệu quả. Thông qua cổ phần hoá, ban chỉ đạo đưa ra những mục tiêu cụ thể cho quá trình thực hiện. Ban chỉ đạo cần phải đi sâu, sát, cụ thể nhằm đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện cổ phần hoá, cần phải phối hợp chặt chẽ với các bộ phận phòng ban trong công ty để cho quá trình được thông suốt. Thứ ba, xác định phương hướng cổ phần hoá, trên thực tế cổ phần hoá DNNN đang được đẩy mạnh, theo nghị định 44/1998/NĐ-CP của chính phủ về việc chuyển DNNN thành công ty cổ phần, có bốn hình thức để công ty có thể lựa chọn: (1) Giữ nguyên giá trị vốn nhà nước hiện có, phát hành thêm cổ phiếu thu hút vốn, (2) Bán một phần vốn của nhà nước, (3) Bán một bộ phận trong doanh nghiệp để cổ phần hoá, (4) Bán toàn bộ giá trị doanh nghiệp hiện có thuộc vốn chủ sở hữu nhà nước để doanh nghiệp cổ phần hoá. Theo 4 hình thức trên thì hình thức thứ nhất, nói chung, áp dụng vào doanh nghiệp là hiệu quả nhất, nó thật có ý nghĩa trong việc huy động vốn cho sự phát triển của công ty, việc cổ phần hoá theo hình thức này, làm cho vốn điều lệ của công ty tăng lên, nâng cao được sức cạmh tranh và quan trọng hơn là thay đổi cơ cấu vốn trong công ty. Thứ tư, vấn đề xác định giá trị doanh nghiệp, nhất thiết công ty phải tổ chức đội ngũ cán bộ chuyên môn, đặc biệt là những cán bộ làm kế toán, xác định giá trị của công ty, nhằm bảo đảm xác định đúng, đủ giá trị thực tế của công ty. Hiện nay, vấn đề xác định giá trị của công ty đang được đặt lên hàng đầu và nó gây ra sự chú ý cho cả doanh nghiệp lẫn nhà đầu tư. Việc xác định giá trị doanh nghiệp mà cả hai chủ thể - Vinafco và người mua có thể chấp nhận được là rất cần thiết. Công ty muốn định giá cao, trong khi người mua muốn giá rẻ, do vậy để điều hoà mâu thuẫn này cần phải đánh giá sát với giá thị trường. Nghĩa là đánh giá theo căn cứ vào kết quả kiểm kê, đánh giá tài sản vốn và giá trị lợi thế của công ty (địa điểm, lợi nhuận thực tế, uy tín, tỷ suất lợi nhuận bình quân, thương hiệu, những đóng góp quá khứ...). Tốt nhất là công ty tiến hành tổ chức đấu giá. Thứ năm, chuẩn bị về cơ cấu tổ chức quản lý doanh nghiệp, việc cổ phần hoá, hoạt động theo mô hình công ty cổ phần không đồng nghĩa với việc công ty giữ nguyên cơ cấu lãnh đạo cũ, đặc biệt là vị trí giám đốc. Giám đốc doanh nghiệp sẽ được bầu bởi HĐQT- đại diện hợp pháp cho các cổ đông. Hiện nay hầu như các doanh nghiệp tiến hành cổ phần hoá, giám đốc công ty cổ phần cũng là giám đốc DNNN- tiền thân của công ty cổ phần. Tuy vẫn là một đối tượng nhưng với hình thức quản lý tài chính mới, nên công việc kinh doanh có hiệu quả hơn trước, do có sự thuận lợi về cơ chế và giám đốc có động lực để phát triển và phát huy tài năng của mình, đặc biệt là những giám đốc có tư tưởng tích cực trong việc cổ phần hoá. Việc công ty tiến hành cổ phần hoá cần có sự tham gia của lãnh đạo trong việc mua tỷ lệ cổ phần nhất định, điều này không chỉ tạo được lòng tin từ phía người lao động và các nhà đầu tư ngoài công ty trong việc mua cổ phiếu mà còn có ý nghĩa thúc đẩy sự phát triển của công ty sau cổ phần hoá, do có sự gắn kết quyền lợi của lãnh đạo với quyền lợi chung của công ty. Thứ sáu, vấn đề đảm bảo quyền lợi cho cổ đông, việc tiến hành cổ phần hoá đồng nghĩa với việc bán cổ phiếu của công ty ra cho công chúng, do vậy, để tạo ra niềm tin cho nhà đầu tư đối với công ty thì phải có những chính sách ưu đãi nhất định để kích thích nhà đầu tư tham gia đầu tư vốn vào doanh nghiệp. Đặc biệt là nên quan tâm đến người lao động trong công ty để họ thâth sự là những người chủ, hơn thế, phát huy tính sáng tạo trong công việc và khuyến khích sự cống hiến của họ đối với công ty, tạo sự gắn bó giữa công ty và người lao động - cổ đông những người mua cổ phần của công ty. Thứ bảy, về việc xây dựng điều lệ công ty, để công ty đi vào hoạt động theo mô hình công ty cổ phần thì không thể thiếu được điều lệ hoạt động của công ty, điều này rất quan trọng, nó tạo ra khung pháp lý bên trong doanh nghiệp nhằm kiểm soát, khuyến khích và đảm bảo công ty phát triển đúng hướng. Muốn vậy điều lệ công ty phải quy định được những điều lệ cơ bản như: quy định về vốn điều lệ, quy định về vốn góp (cổ phần ưu đãi, cổ phần thường...), quy chế kiểm tra kiểm soát hoạt động... Thứ tám, xử lý nguồn vốn huy động trong doanh nghiệp, do trong quá trình hoạt động, Vinafco có huy động vốn góp từ CBCNV công ty. Theo đó khi tiến hành cổ phần hoá, số vốn này sẽ trở thành vốn cổ phần. Do vậy, cần phải quy định phần vốn này được phát hành dưới dạng nào: Cổ phiếu thường hay cổ phiếu ưu đãi. Nếu bán dưới hình thức cổ phiếu ưu đãi, với tiêu chí cho cổ đông sang lập, sẽ rất thuận lợi bởi khắc phục được hạn chế là công ty sẽ đi vào hoạt động kém hiệu quả trong những năm đầu cổ phần hoá, gây tổn thất cho công ty và cổ đông, nó góp phần ổn định cần thiết cho những năm đầu hoạt động tăng cường được lòng tin cho những người tham gia đầu tư vốn vào doanh nghiệp. Hiện nay có ba hình thức phát hành cổ phiếu ưu đãi để Vinafco có thể lựa chọn: (1) Cổ phiếu ưu đãi có biểu quyết, nghĩa là có quyền tham gia vào biểu quyết trong các quyết định của HĐQT, giá trị cao hơn một phiếu biểu quyết cổ phiếu thường, (2) Cổ phần ưu đãi cổ tức loại cổ phần này được trả cao hơn cổ tức cổ phiếu thường,hay được trả cố định hàng năm và một tỷ lệ cổ tức thưởng, (3) Cổ phần ưu đãi hoàn lại, nghĩa là người nắm cổ phiếu này được công ty hoàn lại vốn khi có yêu cầu. Thứ chín, chuẩn bị về mặt nhân sự, cần thiết phải có đội ngũ cán bộ hiểu sự hoạt động và các đặc trưng của công ty cổ phần, do đó yêu cầu công ty phải có chính sách tiến hành đào tạo và đào tạo lại cán bộ lãnh đạo, quản lý của mình nhằm nâng cao trình độ quản lý chuyên môn, được bồi dưỡng những kiến thức quản lý tài chính, quản lý doanh nghiệp theo mô hình công ty mới đồng thời là đào tạo lại đội ngũ nhân viên toàn công ty để đáp ứng yêu cầu tình hình mới Phương hướng thực hiện công tác hạch toán và quản lý nguồn vốn chủ sở hữu tại Vinafco khi chuyển thành công ty cổ phần. Việc triển khai cổ phần hoá là xu thế tất yếu của quá trình phát triển, đồng thời là giải pháp quan trọng để thực hiện chủ trương của nhà nước là không ngừng hoàn thiện chính sách, môi trường vĩ mô. Bên cạnh đó, đối với Vinafco việc thực hiện công tác hạch toán kế toán theo mô hình công ty cổ phần là nhiệm vụ hết sức quan trọng đòi hỏi công ty ngay từ bây giờ, trước khi tiến hành cổ phần hoá phải có phương hướng thực hiện một cách nhất quán và triệt để trong đó có việc hạch toán Nguồn vốn chủ sở hữu, khi mà có sự chuyển đổi sở hữu từ sở hữu nhà nước sang dạng cổ phần. Công tác hạch toán và quản lý nguồn vốn chủ sở hữu là một trong những bộ phận quan trọng trong toàn bộ công tác kế toán tại công ty. Phương hướng, nhiệm vụ và mục tiêu thực hiện của việc thực hiện công tác hạch toán và quản lý nguồn vốn chủ sở hữu. a. Nhiệm vụ và mục tiêu thực hiện. Nhiệm vụ tổng quát. Việc đặt ra phương hướng hạch toán và quản lý NVCSH khi tiến hành cổ phần hoá chuyển thành công ty cổ phần là quan trọng, nhằm giám đốc và quản lý một cách chặt chẽ quá trình vận động của NVCSH. Nhiệm vụ đặt ra cho Vinafco là phải sử dụng tổng hợp mọi phương pháp kế toán và quản lý nguồn vốn này, đồng thời đảm bảo các nguyên tắc hạch toán kế toán nguồn vốn chủ sở hữu theo đúng chế độ kế toán của nhà nước. Cùng với việc hoàn thiện dần công tác hạch toán tại doanh nghiệp, hạch toán kế toán nguồn vốn chủ sở hữu cũng dần được hoàn thiện theo mô hình công ty cổ phần nhằm thực hiện tốt công tác quản lý nguồn vốn chủ sở hữu ngày càng hiệu quả. Để thực hiện tốt nhiệm vụ tổng quát trên, kế toán phải quán triệt các công việc sau: Công tác hạch toán kế toán phải được thực hiện một cách liên tục thường xuyên nhằm phản ánh chính xác, kịp thời các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh để đáp ứng yêu cầu cung cấp thông tin cho người lãnh đạo, quản lý. Các thông tin kế toán nguồn vốn chủ sở hữu cung cấp phải phản ánh toàn cảnh tình hình NVCSH và những biến động của nó. Tiếp tục nâng cao và hoà thiện dần công tác hạch toán kế trong doanh nghiệp nói chung và hạch toán NVCSH nói riêng để thực sự công tác quản lý tài chính trong doanh nghiệp đi vào nề nếp và có chiều sâu, không chỉ là nhu cầu cung cấp thông tin cho quản lý mà còn có thể tham gia vào đề xuất các phương án sử dụng vốn nhằm nâng cao hiệu quả và kết quả chung của doanh nghiệp. Công tác hạch toán và quản lý NVCSH phải được tổ chức tốt kết hợp với nâng cao trình độ chuyên môn của cán bộ kế toán, đảm bảo công việc hạch toán là thống nhất và triệt để. Các nghiệp vụ phát sinh, vận động của vốn phải được ghi chép đầy đủ về giá trị, đối tượng đóng góp, theo từng nguồn hình thành, phản ánh được một cách tổng hợp và chi tiết từng loại nguồn vốn, từng đối tượng kế toán cụ thể, tạo điều kiện thuận lợi cho kiểm tra đối chiếu. Công tác hạch toán nguồn vốn chủ sở hữu cần phải được tổ chức một cách khoa học, hợp lý tại công ty, trước hết bộ máy kế toán cũng phải được tổ chức hợp lý, có sự phân công trách nhiệm vật chất rõ ràng ở bộ phận kế toán NVCSH và quy định mối quan hệ chặt chẽ, thường xuyên với các bộ phận kế toán khác trong bộ máy kế toán doanh nghiệp. Vận dụng đúng đắn hệ thống tài khoản kế toán thống nhất và sử dụng hình thức kế toán hợp lý, tạo điều kiện cho việc ghi chép, tổng hợp các số liệu chứng từ ngay từ ban đầu, nhằm cung cấp các chỉ tiêu số liệu vốn chủ sở hữu cần thiết cho việc lập báo cáo kế toán định kỳ. Từng bước trang bị và sử dụng các phương tiện kỹ thuật tính toán tiên tiến, đặc biệt là áp dụng tin học vào công tác kế toán. Bồi dưỡng trình độ cho cán bộ kế toán VNCSH nói riêng và cán bộ kế toán toàn công ty nói chung. Thiết lập mối quan hệ giữa bộ phận kế toán nguồn vốn chủ sở hữu với các bộ phận kế toán khác cũng như các phòng ban khác trong doanh nghiệp một cách có hiệu quả, tạo điều kiện cho việc ghi chép, tổng hợp, cấp, phát sử dụng vốn, tăng tính hiệu quả trong công việc. Hướng dẫn các chế độ, nguyên tắc hạch toán và sử dụng NVCSH cho cán bộ nhân viên phụ trách trong phòng kế toán công ty, đôn đốc kiểm tra việc chấp hành các chế độ này. Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện công tác hạch toán kế toán NVCSH để có phương pháp khắc phục những hạn chế, phát huy ưu điểm cho công tác này ngày càng tốt hơn nhằm nâng cao kết quả hoạt động chung của công ty. b. Nội dung phương hướng thực hiện. Nhằm thực hiện tốt chức năng phản ánh và giám đốc NVCSH đông thời phát huy hiệu quả trong việc sử dụng và quản lý cũng như kiểm soát tình hình vận động của nguồn vốn chủ sở hữu trong công ty, phải đồng thời xác định mục tiêu và thực hiện các phương hướng cơ bản sau: Thứ nhất, về công tác hạch toán ban đầu: Mục tiêu: Công tác hạch toán ban đầu tại công ty phải đảm bảo được việc thu nhận các thông tin về quá trình vận động của NVCSH một cách chính xác đầy đủ, trung thực, kịp thời, làm căn cứ để bộ phận kế toán này phân loại tổng hợp kế toán. Nhiệm vụ và giải pháp: Cần xác định trách nhiệm vật chất rõ ràng với các bộ phận, cán bộ kế toán NVCSH trong công ty trong việc bảo toàn và sử dụng vốn chủ sở hữu, quy định trách nhiệm của những người thực hiện công tác ghi chép chứng từ hạch toán ban đầu. Tổ chức hướng dẫn việc ghi chép chứng từ ban đầu cho cán bộ chuyên trách thực hiện quản lý vốn chủ sở hữu trong công ty, cần phải quy định việc kết hợp chặt chẽ giữa hạch toán tổng hợp và hạch toán chi tiết nhằm giảm bớt công việc ghi chép, tăng cường chặt chẽ trong công tác quản lý vốn. Do nguồn vốn chủ sở hữu có nhiều nguồn hình thành, có nhiều đối tượng tham gia góp vốn... nên phải hạch toán tổng hợp lẫn chi tiết. Phải tăng cường kiểm tra, giám sát của kế toán trong việc ghi chép vào chứng từ hạch toán ban đầu ở các nghiệp vụ vốn chủ sở hữu trong phòng kế toán công ty nhằm đảm bảo việc thu nhận các thông tin được đầy đủ, chính xác, trung thực, kịp thời tất cả các nghiệp vụ liên quan đến quá trình vận động vốn chủ sở hữu đã phát sinh. Tổ chức tốt hạch toán ban đầu và kiểm tra chặt chẽ cách lập chứng từ ban đầu các nghiệp vụ nguồn vốn chủ sở hữu có ý nghĩa to lớn trong việc làm hạn chế, ngăn ngừa những hành vi tiêu cực trong quá trình sử dụng, bảo đảm cho việc quản lý và sử dụng NVCSH được hiệu quả. Thứ hai, vận dụng hệ thống kế toán thống nhất và hình thức kế toán: Mục tiêu: Vận dụng hệ thống tài khoản thống nhất và hình thức kế toán hợp lý trong công ty để ghi chép phản ánh toàn bộ quá trình vận động của vốn chủ sở hữu nhằm quản lý chặt chẽ hơn nguồn vốn này. Nhiệm vụ và giải pháp: Công ty phải căn cứ vào hệ thống tài khoản thống nhất áp dụng trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân và tình hình thực tế của doanh nghiệp, lựa chọn hệ thống tài khoản thống nhất cho đơn vị, trong đó có loại tài khoản phản ánh nguồn vốn chủ sở hữu - TK loại 4, Nguồn vốn chủ sở hữu. Công ty phải mở cả tài khoản tổng hợp và tài khoản chi tiết để theo dõi các chỉ tiêu nguồn vốn chủ sở hữu cho từng đối tượng kế toán nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý. Phải quy định trình tự ghi sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết để có phương pháp kiểm tra đối chiếu giữa hai loại sổ (TK) này và phải được đối chiếu trước khi lập báo cáo hàng kỳ. Phải đảm bảo số liệu giữa hai sổ tổng hợp và chi tiết là bằng nhau, nếu có chênh lệch nhất định phải tìm ra, không được điều chỉnh thiếu căn cứ. Phải lập bảng đối chiếu số liệu giữa hai loại sổ (TK) - tổng hợp và chi tiết, cuối tháng phải lập bảng chi tiết số phát sinh theo từng tài khoản tổng hợp có mở các tài khoản chi tiết. Nhất thiết không được mở thêm tài khoản và tự ý thay đổi nội dung ghi chép trên tài khoản cấp 1, 2... mà phải áp dụng đúng quy định kế toán hiện hành. Thứ ba, tổ chức kiểm tra thực hiện công tác kế toán. Mục tiêu: Để đảm bảo cho các quy định về kế toán được chấp hành nghiêm chỉnh, các số liệu kế toán là trung thực, chính xác phản ánh đúng giá trị và từng đối tượng kế toán NVCSH, nhằm ngăn ngừa hiện tượng vi phạm, gian lận trong chính sách quản lý vốn chủ sở hữu. Từ đó, đưa ra những ý kiến biện pháp khắc phục những tồn tại trong công tác kế toán NVCSH trong công ty. Nhiệm vụ và giải pháp: Kiểm tra việc tổ chức hạch toán ban đầu, việc lập và sử dụng các biểu mẫu chứng từ ban đầu, việc thu nhận, kiểm tra, chỉnh lý các chứng từ ban đầu, việc tổ chức luân chuyển chứng từ... quá trình vận động của NVCSH trong toàn công ty. Kiểm tra việc vận dụng hệ thống tài khoản thống nhất, việc xây dựng kế hoạch tài khoản kế toán, nội dung ghi chép phản ánh các tài khoản, việc mở và ghi chép sổ kế toán tổng hợp, sổ kế toán chi tiết, việc khoá sổ lập báo cáo định kỳ, việc kiểm tra đối chiếu số liệu đảm bảo phù hợp giữa số liệu kế toán chi tiết với số liệu kế toán tổng hợp của NVCSH. Kiểm tra tình hình quản lý và sử dụng vốn chủ sở hữu trong phòng kế toán, trong nội bộ công ty, kiểm tra việc thực hiện chế độ trách nhiệm vật chất đối với những người liên quan trực tiếp đến quản lý, sử dụng vốn chủ sở hữu. Kiểm tra việc tổ chức kiểm tra kế toán NVCSH trong công ty, tình hình tổ chức, thực hiện chức trách nhiệm vụ ở bộ phận này, cũng như ở từng cán bộ kế toán quản lý NVCSH. Công tác kiểm tra kế toán NVCSH phải được tiến hành thường xuyên liên tục, để có thể đi vào nề nếp và cần thiết phải có kế hoạch kiểm tra thường xuyên, hàng kỳ... c. Các giải pháp kiến nghị chủ yếu. Một số giải pháp lớn Thứ nhất, đẩy nhanh hơn nữa chủ trương cổ phần hoá của nhà nước để ngày càng có nhiều doanh nghiệp tham gia vào quá trình này, vì nó không chỉ mang ý nghĩa kinh tế mà còn vì mục tiêu xã hội. Cổ phần hoá nhằm phát huy quyền làm chủ của người lao động, tăng cường huy động vốn, nâng cao hiệu quả doanh ngiệp. Cổ phần hoá còn nhằm nâng cao và tăng cường vai trò chủ đạo của kinh tế Nhà nước, làm cho sở hữu nhà nước không ngừng tăng nên, thực hiện vai trò chủ đạo, để Nhà nước có điều kiện dể phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội. Cần phải quán triệt cổ phần hoá không phải là tư nhân hoá. Cổ phần hoá phải được tiến hành ở mọi lĩnh vực. Nhà nước chỉ giữ lại những doanh nghịêp đảm bảo chất lượng CPH. Quá trìng cổ phần hoá phải thực sự được coi là chiến lược, cần có bước đi hợp lý, vững chắc. Cổ phần hoá phải được tiến hành không chỉ các doanh nghiệp làm ăn có lãi mà ngay cả doanh nghiệp thua lỗ, không hạn chế quy mô vốn, để có động lực cho doanh nghiệp phát triển. Thứ hai, phải hoàn thiện chế độ kế toán của nhà nước. Hiện nay, tất cả các doanh nghiệp trong mọi thành phần kinh tế, đều áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp theo quyết định 1141-TC/QĐ/CĐKT, (1/11/1995). Mặc dù đã có nhiều cố gắng bám sát chế độ kế toán theo thông lệ quốc tế và điều kiện thực tế Việt nam, nó góp phần vào bước tiến quan trọng trong quản lý kinh tế. Nhưng vẫn có nhiều hạn chế, nhiều điểm là chưa phù hợp, đặc biệt hiện nay có nhiều loại hình doanh nghiệp tham gia hơn, thì nó được đánh giá là vừa thừa vừa thiếu, chủ yếu là hệ thống tài khoản thống nhất. Ví dụ, trong công ty cổ phần, xét TK loại 4-Nguồn vốn chủ sở hữu, thiếu ít nhất hai TK, (1) phản ánh lãi (lỗ) phát hành, (2) phản ánh cổ phiếu ngân quỹ. Do vậy, chúng ta phải nhanh chóng sửa đổi hoàn thiện và có chiến lược lâu dài cho chế độ kế toán doanh nghiệp Việt nam, không chỉ phù hợp với thông lệ quốc tế mà còn bao quát được toàn bộ các loại hình doanh nghiệp trong nền kinh tế Thứ ba, cần phải có quy chế quản lý tài chính đối với các công ty cổ phần để quản lý chặt chẽ tài sản, vốn trong doanh nghiệp cũng như quy định quyền lợi và trách nhiệm của các chủ thể tham gia vào công ty: cổ đông, HĐQT, giám đốc... Thứ tư, cần sửa đổi bổ sung pháp lệnh kế toán thống kê nâng lên thành luật kế toán, bên cạnh đó phải có thay đổi trong điều lệ kế toán trưởng, để điều lệ này phải bao quát đối với kế toán trưởng trong mọi doanh nghiệp trong các thành phần kinh tế (không chỉ cho DNNN) để kế toán trưởng thực sự có quyền trong quản lý tài chính doanh nghiệp, thể hiện ở hiệu lực pháp lý như: Có chữ ký trong các hợp đồng, trong báo cáo tài chính, được đăng ký chữ ký tại ngân hàng... từ đó xác định trách nhiệm của kế toán trưởng trong việc quản lý tài sản- vốn trong công ty. Hoàn thiện công tác hạch toán và quản lý nguồn vốn chủ sở hữu tại công ty. Đối với hạch toán nguồn vốn kinh doanh (vốn điều lệ). Hiện nay, theo quy định doanh nghiệp có vốn điều lệ > 10 tỷ đồng và có lãi hai năm liên tiếp, được phép niêm yết cổ phiếu trên thị trường thì việc phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng là hết sức cần thiết. Với việc thị trường chứng khoán đi vào hoạt động, Vinafco, có thể tuỳ theo đặc điểm công ty, lựa chọn phát hành phù hợp, tuy nhiên phải xác định số lượng cổ phiếu, mệnh giá, cơ cấu cổ phiếu... Việc bán cổ phiếu có nhiều hình thức khác nhau, song định giá ban đầu là quan trọng. Nó quyết định đến lời lãi cũng như triển vọng phát triển của công ty. Tuy nhiên, bởi là doanh nghiệp hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận công ty có thể bán cổ phiếu không đúng với mệnh giá (phụ thuộc vào mục đích cụ thể nào đó). Như vậy vấn đề là khoản chênh lệch giữa mệnh giá và giá bán, trong HTTKQG thống nhất, TK loại 4 - Nguồn vốn chủ sở hữu, không có. Sẽ rất khó khăn cho việc hạch toán lãi (lỗ) phát hành. Đây là thiếu sót cần bổ sung nên chăng mở thêm TK hay TK cấp hai trong TK 411, hay mở thêm một tài khoản mới. Nếu vậy, phần lãi phát hình sẽ được ghi vào bên Có tài khoản và lỗ bên Nợ tài khoản (phản ánh trên bản cân đối dưới dạng số âm). * Công tác hạch toán vốn góp ban đầu Giả sử phương án CPH được phê duyệt và triển khai thực hiện theo phương thức giữ nguyên vốn của Nhà nước phát hành thêm cổ phiếu mới thu tiền. Cơ cấu vốn được định là 30% vốn Nhà nước, 50% vốn CBCNV và 20% vốn bên ngoài Ví dụ: Mức vốn ban đầu là: 10 tỉ trong đó 1,5 tỉ góp bằng hiện vật, 0,5 là giá trị TS vô hình, 8 tỉ góp bằng tiền. Mệnh giá mỗi cổ phiếu là 100.000 đồng, số lượng 100.000 cổ phiếu. Kế toán ghi: Nợ TK 111 8000 Nợ TK 211 1.500 Nợ TK 213 500 Có TK 4111 CP thường - Nhà nước 3.000 Có TK 4112 CP thường - CBCNV 5.000 Có TK 4113 CP thường - Bên ngoài 2.000 * Đối với nghiệp vụ làm tăng (bổ sung) vốn điều lệ tại công ty. Trong quá trình hoạt động tăng vốn điều lệ của mình để đầu tư kinh doanh. Tuy nhiên, trước khi tăng vốn Công ty cần phải định giá giá trị cổ phiếu của mình để xác định đúng giá cả của mình đẻ đưa ra phương hướng phát hành cổ phiếu mới hay tăng mệnh giá. Thông thường căn cho việc đánh giá này phụ thuộc vào thu nhập, vào loại TS, hay giá cả cổ phiếu trên thị trường. Qua đó phản ánh TS ròng của công ty là bao nhiêu. Nó được xác định qua cônh thức: Tài sản ròng = NVCSH -Tài sản giả tạo + Tăng giá CP - Giảm giá = Tài sản thực - Nợ Có hai hình thức tăng vốn điều lệ là chủ yếu: phát hành thêm cổ phiếu và đưa dự trữ vào vốn. Tiếp ví dụ trên. Giả sử bảng cân đối kế toán của công ty vào ngày 31/12/1999: Đơn vị: 1.000.000 đồng Tài sản N/giá KH GTT Nguồn vốn Tài Sản Lưu Động Tiền Phải thu Kho hàng Tài Sản Cố Định Máy móc Đất đai Chi phí thành lập 7.000 1.500 700 3.000 10.000 500 1.000 1.000 200 7.000 1.500 700 2.000 9.000 300 Nợ Phải Trả Nợ 5.000 Nguồn Vốn Chủ Sở Hữu Vốn điều lệ (100 CPx100) 10.000 Quỹ đầu tư phát triển 5.000 Quỹ dự phòng tài chính 500 Tổng cộng 22.700 2.200 20500 Tổng cộng 20500 Các thông tin khác như sau: Trong kỳ giá đất hiện tại là 11700, Công ty chỉ có thể thu được 2/3 số nợ và phí dự phòng đã hơn 100. Tính tài sản của công ty (giá trị kế toán) TSR= 10000+5000 -300+2700 -500+100 = 17000. Giá trị kế toán một cổ phiếu=17000/100 =170 Tăng vốn bằng cách phát hành thêm cổ phiếu mới thu tiền. Công ty quyết định phát hành thêm 40000 CP mới + Nếu bán bằng mệnh giá thì Tổng giá trị TSR trước tăng vốn: 17000=170 x 100 Tiền thu được do bán cổ phiếu : 4.000 = 100x40 Tổng : 21.000 Gthcp = 21000/(100+40)=150 Khi đó kế toán ghi sổ: Nợ TK 111 4000 Có TK 4111 1200 Có TK 4112 2000 Có Tk 4113 800 Thông thường, ở công ty cổ phần khi có đợt tăng vốn các cổ đông cũ thường được ưu tiên. Để bảo vệ quyền lợi, họ có thể được quyền đăng ký mua cổ phiếu mới do công ty phát hành. Công ty phát hành 100.000 quyền đăng ký ứng với 100.000 cổ phiếu. Như vậy để mua được 2 CP cần có 5 quyền. Giá trị quyền đăng ký được tính theo công thức: Ds= V-V’ Trong đó Ds: Giá trị quyền đăng ký V: Giá trị toán học CP trước tăng vốn V’: ------------------------ sau ------------ => Ds =170 - 150 = 20 +. Trường hợp bán 40.000 CP với giá 150.000 Chênh lệch (lãi phát hành) = Giá bán - Mệnh giá = 150 -100 = 50 Tiền thu được : 6.000tr = 150.000x40.000 Vốn tăng thêm : 4.000tr= 100.000x40.000 Lãi phát hành : 2.000tr Nếu có thể được, mở thêm tài khoản phản ánh lãi phát hành, ví dụ TK 418. Kế toán ghi sổ: Nợ TK 111 6.000 Có TK 4111 1.200 Có TK 4112 2.000 Có TK 4113 800 Có TK 418 2.000 Trường hợp này V’= (17.000 + 6.000)/140 = 164,3 Ds= 170 - 164,3= 5,7 - Trường hợp đưa quỹ phát triển sản xuất vào vốn điều lệ. Công ty có thể tiến hành một trong hai hình thức: Tăng mệnh giá giữ nguyên số lượng cổ phiếu hay phát hành thêm số lượng cổ phiếu mới giữ nguyên mệnh giá. Ví dụ: Sau khi phát hành thêm cổ phiếu, Công ty đưa quỹ đầu tư phát triển 5000tr vào vốn. +. Tăng mệnh giá giữ nguyên số lượng 140.000 CP Vốn điều lệ: 14.000= 140x100. Đưa 5.000tr vào vốn -> thành 19.000tr. Khi đó mệnh giá sẽ tăng từ 100.000 lên 135.700 (19.000/ 140). Kế toán ghi sổ: Nợ TK 111 5.000 Có TK 4111 1.500 Có TK 4112 2.500 Có Tk 4113 1.000 +. Trường hợp tăng vốn bằng cách phát hành thêm 50.000 CP có cùng mệnh giá: 5.000tr= 50.000x100.000 . Kế toán ghi sổ: Nợ TK 111 5.000 Có TK 4111 1.500 Có TK 4112 2.500 Có Tk 4113 1.000 Thông thường, để ưu đãi cổ đông cũ công ty có thể phát hành quyền phân phát (Da). Như vậy, công ty phát hành 140.000 quyền ứng với 140.000 CP để có 50.000 Cp mới. Khi đó cổ đông cũ muốn có 5 CP mới cần 14 quyền. => V”= 23.000/ (140 + 50) = 121 => Da = V’-V”= 164,3-121= 43,3 * Đối với nghiệp vụ làm giảm vốn CSH: Vấn đề mua lại cổ phiếu do công ty phát hành - gọi là cổ phiếu ngân quỹ (treasury stock). ở đây không xét đến mục đích của việc mua lại, mà chỉ đứng trên phương diện hạch toán kế toán. Trong công ty cổ phần, tuỳ thuộc vào mục đích, công ty có thể mua lại cổ phiếu do chính công ty phát hành. Việc mua lại này sẽ làm giảm nguồn vốn chủ sở hữu (được ghi dưới dạng số âm trên bảng CĐKT). Tuy nhiên vẫn không có tài khoản để phán ánh đối tượng nghiệp vụ này. Do vậy cần phải mở thêm tài khoản. Giả sử công ty tiến hành mua lại cổ phiếu do chính công ty phát hành ra điều này sẽ làm giảm NVCSH. Nó được ghi sổ theo giá mua lại. Ví dụ: Công ty mua lại 20.000 CP với giá 130.000/1CP => 2600tr = 20.000x130.000 Giả sử được mở thêm tài khoản, ví dụ TK 419 - Cổ phiếu ngân quỹ. Khi đó kế toán ghi sổ: Nợ TK 419 2.600 Có TK 1111 2.600 Giả sử trong kỳ không có nghiệp vụ kinh tế phát sinh nào khác. Bảng cân đối kế toán như sau Đơn vị :1.000.000 đồng Tài Sản Lưu Động Tiền 10.400 Phải thu khách hàng 1.500 Kho hàng 700 Tài Sản Cố Định Máy móc 2.000 Đất đai 9.000 Chi phí thành lập 300 Nợ Phải Trả Nợ 5.000 Nguồn Vốn Chủ Sở Hữu Vốn điều lệ (190 CPx100) 19.000 Dự phòng tài chính 500 Lãi phát hành 2.000 Cổ phiếu ngân quỹ (2.600) Tổng cộng 23.900 Tổng cộng 23.900 (Ghi chú: TK lãi phát hành và cổ phiếu ngân quỹ là TK lưỡng tính. Đối với TK 412 được kết chuyển tăng vốn điều lệ có thể làm tương tự như tăng vốn từ quỹ. Còn chênh lệch giảm do đánh giá lại TS nên dùng quỹ dự phòng để bù đắp). Hoàn thiện hạch toán lợi nhuận và phân phối lợi nhuận. Nguyên tắc phân phối kết quả hoạt động kinh doanh trong công ty cổ phần là toàn bộ lợi nhuận sau thuế thuộc về nhà đầu tư- chủ sở hữu. Tuy nhiên thường các công ty đều xây dựng cho mình chính sách phân phối kết quả hợp lý. Nhất là đối với chính sách trả cổ tức. Trong các công ty cổ phần, quy định phân phối, thường phải trích lập các quỹ dự trữ bắt buộc theo pháp luật hay điều lệ công ty như quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phong tài chính... số còn lại được chia cổ tức hay bổ sung vốn kinh doanh - Vốn điều lệ (Trường hợp tăng vốn điều lệ có thể làm như trường hợp trên). Công ty có thể phân phối kết quả như sau: Quỹ đầu tư phát triển được phân phối từ lợi nhuận sau thuế; Các quỹ dự trữ được trích từ lợi nhuận sau thuế; Đối với quỹ khen thưởng, phúc lợi, tuỳ thuộc vào điều kiện, chính sách đãi ngộ người lao động mà công ty có thể trích một tỷ lệ nhất định từ lợi nhuận, không bắt buộc đối với công ty cổ phần. Vì nó không phải để cho chủ đầu tư. Hạch toán các quỹ. + Quỹ dự phòng tài chính - Hoàn thiện công tác hạch toán quỹ dự phòng của công ty hiện nay. Như đã nhận xét, do môi trường kinh doanh là luôn biến động, công ty có thể phải chịu ảnh hưởng của các yếu tố bất thường. Theo quy định đối với công ty cổ phần, để có nguồn trang trải. công ty phải lập quỹ này theo tỷ lệ nhất địnhtừ lợi nhuận sau thuế.. Khi trích lập quỹ, kế toán ghi sổ Nợ TK 421 Lợi nhuận chưa phân phối Có TK 415, 431 Quỹ dự trữ + Quỹ đầu tư phát triển. Hoàn thiện công tác hạch toán quỹ đầu tư phát triển. Hạch toán quỹ tại công ty cổ phần khác với tỷ lệ trích quỹ theo mô hình DNNN theo tình hình cụ thể của công ty để mở rộng kinh doanh. Đây là quỹ thuộc về nhà đầu tư, đòi hỏi công ty sử dụng đúng mục đích các quỹ này. Khi trích, kế toán ghi sổ Nợ TK 421 Lợi nhuận chưa phân phối Có TK 414 Quỹ đầu tư phát triển. + Hạch toán trả cổ tức: Công ty nên xác định cho mình một chính sách trả cổ tức phù hợp với điều kiện và kết quả hoạt động kinh doanh của mình. Số chia cổ tức = Lãi sau thuế - Các khoản trích lập (nếu có) + Các khoản được chia khác Công ty có hai loại cổ phiếu (1) cổ phiếu ưu đãi, được ưu đãi chi trả cổ tức thường được trả theo tỷ lệ nhất định (2), cổ phiếu thường phụ thuộc vào kết quả Công ty. Ngoài ra Công ty có thể chia cổ tức bổ xung. Khi quyết định chia cổ tức, kế toán ghi sổ: Nợ TK 421 Lợi nhuận chưa phân phối Có TK 338 Phải trả khác - cổ tức Khi chia: Nợ TK 338 Phải trả khác- cổ tức Có TK 111,112 Công việc chuyển đổi hạch toán nguồn vốn chủ sở hữu từ DNNN sang công ty cổ phần Các yêu cầu của việc chuyển đổi hạch toán nguồn vốn chủ sở hữu. Các số liệu kế toán trước và sau khi được đánh giá chuyển đổi cần phải đầy đủ chính xác. Trưòng hợp đánh giá cần phải khớp đúng và phải căn cứ cả số liệu tổng hợp và chi tiết Căn cứ vào kết quả đánh giá và kiểm kê lại vốn nói chun và vốn chủ sở hữu nói riêng phải đảm bảo số liệu chuyển sang phải rõ ràng, minh bạch với đầy đủ cơ sở pháp lý chứng minh xác nhận. Căn cứ vào tài khoản kế toán mà công ty áp dụng để kế toán nguồn vốn chủ sở hữu nghiên cứu vận dụng tài khoản sao cho phù hợp, kể cả cho tài khoản cấp 2,3. Khi tiến hành kết chuyển số dư tài khoản, cần phải thực hiện công việc sau: Chuẩn bị đầy đủ chứng từ, số liệu, sổ kế toán thích hợp để theo dõi. Cần vận dụng về phương pháp và trình tự ghi chép đối với các tài khoản cũng như phương pháp chuyển số liệu từ tài khoản này sang tài khoản khác hay tầi khoản cùng loại. Căn cứ vào kết quả đánh giá lại vốn, xác nhận trách nhiệm vật chất. Từ đó, xác định số lượng cổ phiếu, loại cổ phiếu và mệnh giá cổ phiếu theo đánh giá của văn bản. Tính toán các số dư tài khoản phản ánh đối tượng kế toán cần chuyển đổi. Căn cứ vào số dư đối tượng tài khoản phản ánh lập bảng cân đối theo chỉ tiêu này. Kiểm tra, xem xét lại toàn bộ số liệu mới đã ghi vào sổ sách kế toán với số hiện có trên các biên bản đánh giá nhằm bảo đảm tính đúng đắn trung thực. Về thiết kế mẫu sổ kế toán (sổ cái, dựa trên mẫu sổ kế toán công ty đang sử dụng, như sau: Đối với TK 411 Nguồn vốn kinh doanh, có thể mở cho hai tài khoản cấp 2 là TK 4111 Nguồn vốn kinh doanh - Cổ phiếu ưu đãi, và TK 4112 Nguồn vốn kinh doanh - Cổ phiếu thường. Biểu 01A- sổ chi tiết đối tượng TK: 4112, Nguồn vốn kinh doanh - Cổ phiếu thường. Từ ngày ........ đến ngày........... Dư có đầu kỳ: Phát sinh nợ: Phát sinh có: Dư có cuối kỳ: Trang 01 Chứng Từ TK Phát sinh Ngày Số Diễn giải Đư Nợ Có / . / TK 4111 Cổ phiếu thường - Nhà nước Xx / . / TK 4111 Cổ phiếu thường - CBCNV Xx / . / TK 4111 Cổ phiếu thường - Bên ngoài Xx Tổng phát sinh Xxx Xxx Có thể theo dõi tổng nguồn vốn kinh doanh trên sổ chi tiết sau. Trên đó ghi các chỉ tiêu số lượng cổ phiếu, mệnh giá cổ phiếu, số dư đầu kỳ, cuối kỳ và số phát sinh trong kỳ, tỷ trọng vốn kinh doanh... Ghi chi tiết cho từng đối tượng góp vốn mua cổ phiếu. Biểu 01- KCĐ bảng kê chi tiết vốn kinh doanh (điều lệ) TK 4111 Nguồn vốn kinh doanh - cổ phiếu thường Từ ngày 01/10/1999 đến ngày 31/12/1999 Trang 01 Chỉ tiêu Số lượng Mệnh SD ĐK Phát Sinh SD CK Nợ Có giá Nợ Có Nợ Có Nợ Có Vốn Nhà nước Cộng Xx xx Tỷ trọng Vốn CBCNV Cộng Xx xx Tỷ trọng Vốn bên ngoài Cộng Xx xx Tỷ trọng Tổng cộng Tỷ trọng xxx xx xx xx Xx xxx Đối với quỹ dự trữ, có thể mở hai sổ chi tiết đối tượng là TK 4151 Quỹ dự trữ - Theo luật định và TK 4152 Quỹ dự trữ - Theo điều lệ. Ngoài ra, có thể theo dõi hai đối tượng này trên cùng TK 415 Quỹ dự phòng tài chính. Biểu 01A- KCT sổ chi tiết đối tượng TK: 415, Quỹ dự trữ tài chính. Từ ngày ........ đến ngày........... Dư có đầu kỳ: Phát sinh nợ: Phát sinh có: Dư có cuối kỳ: Trang 01 Chứng Từ TK Phát sinh Ngày Số Diễn giải Đư Nợ Có / . / TK 415 Quỹ dự trũtài chính - Theo luật định xx / . / TK 415 Quỹ dự trữ tài chính -Theo điều lệ xx Tổng phát sinh Xxx xxx Các tài khoản khác, vẫn giữ nguyên mẫu sổ cũ. 3. Tính hiện thực trong phương hướng hoạch toán và quản lý NVCSH. Vinafco, cũng như các loại hình doanh nghiệp khác, hoạt động trong nền kinh tế thị trường, công tác quản lý vốn cần thiết phải được coi trọng. Công cụ chủ yếu để kiểm soát toàn bộ tình hình biến động cũng như sự vận động của nó trong doanh ngiệp là kế toán. đây là công cụ hữu ích nhất có thể cung cấp toần bộ các chỉ tiêu tổng hợp lẫn chi tiết phục vụ cho việc phân tích đánh giá hiệu quả sử dụng vốn một cách khách quan trung thực đúng đắn, nhằm cung cấp kịp thời các thông tin cho lãnh đạo. Tuy nhiên, ở mỗi loại hình doanh nghiệp, yêu cầu hạch toán và quản lý có sự khác nhau nhất định. Do vậy, Vinafco khi chuyển sang công ty cổ phần, để thực hiện tốt công tác hạch toán và quản lý kinh tế, cần thiết phải có phương hướng thực hiện tốt công tác này là vì: Thứ nhất, hiện nay chương trình cổ phần hoá đang dược đẩy mạnh, nhà nước chỉ thưc sự muốn lắm giữ những doanh nghịêp có ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế. Theo đó, việc Vinafco tiến hành cổ phần hoá là một tất yếu, đồng nghĩa với việc Vinafco sẽ hoạt động theo mô hình công ty công ty cổ phần theo luật doanh nghiệp Việt nam. Công tác hạch toán và quản lý nguồn vốn chủ sở hữu, từ đó cũng có những thay đổi để phù hợp với yêu cầu quản lý theo mô hình công ty này. Thứ hai, hiện nay toàn bộ các doanh nghiệp trong mọi thành phần kinh tế, đều áp dụng thống nhất chế độ kế toán doanh nghiệp Việt nam, do vậy, đòi hỏi Vinafco, sau cổ phần hoá, phải thực hiện đúng theo chế độ kế toán hiện hành, nhằm đảm bảo các nguyên tắc hạch toán kế toán nói chung và kế toán nguồn vốn chủ sở hữu nói riêng. Tuy nhiên, sẽ có sự khác biệt nhất định, trong hạch toán kế toán, so với khi công ty hoạt động là một doanh nghiệp nhà nước. Thứ ba, theo yêu cầu quản lý các cổ đông, sự kích thích đầu tư vốn vào doanh nghiệp. Các cổ đông mong muốn thu về lợi nhuận, bên cạnh đó, yêu cầu công ty phải quản lý tốt vốn của họ trong doanh nghiệp. Do vậy, đòi hỏi công ty thực hiện một cách nghiêm túc nhằm đảm bảo lợi ích của họ trong công ty, cung cấp toàn bộ thông tin về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng như những biến động về nguồn vốn chủ sở hữu. Theo đó, việc thực hiện công tác hạch toán kế toán nguồn vốn chủ sở hữu tại doanh nghiệp khi chuyển sang công ty cổ phần là điều cần thiết. Phần kết luận. Trong quá trình đổi mới nền kinh tế, Đảng nhà nước ta luôn coi trọng đến đổi mới các doanh nghiệp nhà nước, đặc biệt nhấn mạnh đến chính sách cổ phần hoá, coi đây là động lực quan trọng để các doanh nghiệp nhà nước phát triển, để doanh nghiệp Nhà nước thực sự là nơi tích tụ và tập trung vốn của nhà nước cho sự đầu tư phát triển kinh tế-xã hội, là đầu tàu của các thành phần kinh tế khác. Cổ phần hoá không phải là để các doanh nghiệp Nhà nước mất đi khả năng và vị thế của mình mà là ngày càng nâng cao, khẳng định hơn vị thế đó. Với mục tiêu trên thì cổ phần hoá càng có ý nghĩa chiến lược quan trọng trong việc phát triển kinh tế đất nước, đòi hỏi không chỉ các nhà làm chính sách, các doanh nghiệp mà còn các tầng lớp dân cư phải có nhận thức đúng đắn về vấn đề này. Được biết, theo kế hoạch, năm tới Vinafco sẽ tiến hành cổ phần hoá. Đây là một tin tốt cho những ai quan tâm đến cổ phần hoá nói chung và đến công ty nói riêng, nhất là cán bộ công nhân viên công ty - những người chủ thực sự của công ty sau này.Như vậy, công ty quyết định cổ phần hoá trong giai đoạn quan trọng, khi mà cổ phần hoá đang thực sự gây được nhiều sự chú ý của các tầng lớp trong xã hội và được các DNNN hưởng ứng tích cực. Nó sẽ mở ra thời kỳ mới cho Vinafco - thời kỳ hoạt động theo mô hình công ty cổ phần. Cùng với việc chuyển đổi hình thức sở hữu doanh nghiệp, cơ chế quản lý tài chính doanh nghiệp cũng được thay đổi sao cho phù hợp với sự vận động của mô hình công ty cổ phần, trong đó, có phương hướng hạch toán và quản lý nguồn vốn chủ sở hữu. Theo đó, việc chuẩn bị và đưa ra phương hướng ban đầu cho việc thực hiện công tác hạch toán nguồn vốn chủ sở hữu, để công tác này sớm đi vào ổn định là cần thiết. Chỉ thế, mới có thể phát huy được khả năng chủ động trong việc sử dụng và quản lý tài chính trong doanh nghiệp, góp phần vào việc thúc đẩy khả năng kinh doanh mang lại hiệu quả. Tới đây, chúng ta có quyền hy vọng, chờ đợi và chúc cho Vinafco sẽ tiến hành cổ phần hoá thành công. Huy vọng công tác kế toán và quản lý tài chính nói chung và hạch toán nguồn vốn chủ sở hữu nói riêng được công ty thực hiện tốt, giúp nâng cao hiệu quả hoạt động trong kinh doanh và tình hình tài chính được lành mạnh, góp phần vào việc đưa công ty ngày càng lớn mạnh trong tương lai.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc29557.doc
Tài liệu liên quan