Đề tài Phương pháp chung thiết kế bài giảng lý luận tài chính khi có sự trợ giúp của các phương tiện kỹ thuật hiện đại

Như ta đã biết phương pháp dạy học ở đại học là tổng hợp cách thức hoạt động của giáo viên. Phương pháp dạy học đại học chẳng những trang bị hệ thống tri thức mà còn có tác dụng rèn luyện phương pháp suy nghĩ, nghiên cứu, tác phong làm việc khoa học của cán bộ khoa học trình độ cao. Khi có sự trợ giúp của các phương tiện kỹ thuật hiện đại trong quá trình xây dựng bài giảng và quá trình lên lớp, người thầy có điều kiện truyền đạt lượng thông tin nhiều hơn, hiệu quả hơn, gây hứng thú cho người học và tạo sự say mê học tập và khả năng tự nghiên cứu khoa học, đồng thời có thể tự đánh giá kiến thức của bản thân trong quá trình học tập. Khi cải tiến đổi mới phương pháp cần phải chú ý phải tiến đồng bộ các thành tố cấu trúc khác của hệ thống dạy - học. Không nên ỷ lại vào phương tiện mà phải đầu tư nghiên cứu xây dựng kịch bản cho bài giảng với chất lượng cao nhất. Mặt khác cần vận dụng các phương tiện kỹ thuật dạy học một cách linh hoạt trên cơ sở phối hợp chúng một cách hợp lý tuỳ theo mục đích, yêu cầu dạy học, nội dung tài liệu, đặc điểm của từng đối tượng đào tạo.

doc27 trang | Chia sẻ: linhlinh11 | Lượt xem: 633 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phương pháp chung thiết kế bài giảng lý luận tài chính khi có sự trợ giúp của các phương tiện kỹ thuật hiện đại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hiểu sai bài. Vì vậy đổi mới phương pháp giảng dạy theo nghĩa của công nghệ thông tin là "phương pháp làm tăng giá trị lượng tin, trao đổi thông tin nhanh hơn, nhiều hơn và hiệu quả hơn". Chúng ta thường được nghe hoặc thường gặp các thuật ngữ cần được thống nhất như: Công nghệ dạy học hay công nghệ đào tạo hay công nghệ giáo dục, đều được hiểu là cùng một ý tưởng. Theo nghĩa hẹp, công nghệ giáo dục - đào tạo được hiểu là việc dạy học và học được thực hiện với sự hỗ trợ của các phương tiện, các công nghệ và kỹ thuật hiện đại. Các công nghệ này cần có tính chuyển giao cho người khác. Trong số các phương tiện và công nghệ này, công nghệ thông tin và cao hơn là Công nghệ mô phỏng có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất và sáng giá nhất tới công nghệ giáo dục. Ngày nay công nghệ thông tin đã đáp ứng được nhiều yêu cầu của việc dạy và học, thậm chí có thể nói đáp ứng vượt yêu cầu của việc dạy và học, đặc biệt dạy và học từ xa. Hai công nghệ hiện đại và ứng dụng một cách có hiệu quả nhất trong giáo dục đào tạo là công nghệ truyền thông đa phương tiện Multimedia và công nghệ mạng networking, đặc biệt là mạng internet. Hai công nghệ này đã giúp cho người ta thực hiện khẩu hiệu học ở mọi nơi, học ở mọi lúc, học suốt đời và dạy cho mọi người và với mọi trình độ tiếp thu khác nhau. I.2. ảnh hưởng của công nghệ thông tin tới giáo dục và đào tạo + Vị trí của người thày và vị trí của học sinh bị thay đổi - Giáo viên sẽ chỉ là người hướng dẫn học sinh học tập chứ không đơn giản chỉ là người phát thông tin vào đầu học sinh. - Học sinh có thể lấy thông tin từ nhiều nguồn phong phú khác nhau: sách, internet, CD-ROM - Học sinh phải biết đánh giá và chọn lựa thông tin, không còn chỉ đơn thuần nhận thông tin một cách thụ động vì nguồn thông tin bạt ngàn. - Thày giáo cũng đóng vai trò là người học thường xuyên vì sự nâng cao dân trí của chính thầy với mạng máy tính người thầy có điều kiện dễ dàng hơn trong việc trao đổi kinh nghiệm giảng dạy và việc học của mình. Thày không phải đến lớp ngồi học như một học sinh, giải toả yếu tố tâm lý. + Thực trạng và yêu cầu đặt ra trong việc ứng dụng công nghệ thông tin ở Học viện hậu cần. - Thiếu điều kiện trang bị và gài đặt mạng máy tính, mặc dù ở HVHC đã trang bị được 2 phòng học đa năng ở khu vực I ; khu vực II không có trong khi yêu cầu huấn luyện lại ở cả hai khu vực. - Các phần mềm dạy học chưa đầy đủ và thiếu các giáo viên được đào tạo về tin học một cách chuyên sâu ở các khoa chuyên ngành. - Học sinh ít có cơ hội để học và ứng dụng các phương tiện công nghệ thông tin. - Thiếu sự hiểu biết đồng bộ đổi mới công nghệ ở đội ngũ cán bộ giáo viên. I.3. Các phương pháp và công nghệ dạy học mới Hiện nay không chỉ tổ lý luận nghiệp vụ mà tại các bộ môn khác trong khoa tài chính việc giảng dạy chủ yếu là lên lớp theo phương pháp truyền thống với phấn và bảng, với việc thầy diễn giảng và chép lên bảng, học viên ghi chép vào vở, thầy thuyết giảng một chiều, đọc thoại Phương pháp này có một số nhược điểm và kém hiệu quả trên các phương diện sau đây: + Thời gian: Lãng phí vì mất nhiều thời gian chép bài của cả thầy và trò, đặc biệt mỗi khi có những hình vẽ phức tạp, vẽ xong hình là hết giờ. + Hiệu qủa truyền đạt thông tin bài giảng thấp, lượng tin qua viết bảng còn ít. + Kém sinh động vì có ít minh hoạt, thiếu trực quan cụ thể Khi ứng dụng các phương tiện kỹ thuật hiện đại vào quá trình xây dựng bài giảng lý luận tài chính và thực hành giảng dạy trên lớp, chúng ta cần phải chuẩn bị các nội dung sau đây: a. Truyền thống: + Bài giảng, sách giáo khoa và giáo trình + Câu hỏi thảo luận + Tài liệu, sách báo, các văn bản, chế độ, chính sách và các số liệu thực tiễn b. Công nghệ mới: Trong phần này tôi giới thiệu cơ bản đầy đủ các công nghệ mới hiện nay đã phổ biến ở thị trường trong nước và đã được ứng dụng trong một số nhà trường quân đội khá phổ biến (Học viện kỹ thuật quân sự; học viện quân y). Tại Học viện hậu cần tuy chưa trang bị được thật đầy đủ nhưng nếu có điều kiện trang bị được khi đó ta có thể chủ động khai thác ứng dụng triệt để. Tuy nhiên với điều kiện trang thiết bị hiện nay đã được trang bị tại học viện ta có đủ điều kiện để khai thác cho việc ứng dụng công nghệ thông tin vào xây dựng và thực hành giảng dạy. + Phim chiếu (bản trong) để giảng với đền chiếu Overhead. Phần công nghệ tạo ra các bản trong để trình chiếu rất đơn giản và dễ làm. Giáo viên lựa chọn thông tin để đưa vào các bản trong gồm phần văn bản (text), phần đồ thị, hình vẽ sơ đồ, hình ảnh dạng không gian ba chiều các thông tin trên của nội dung bài giảng sẽ được xây dựng và truy cập vào máy tính sau đó in giấy A4 và photocopy chuyển sang bảng trong (dạng đen trắng hoặc màu). Nhìn chung , khi đưa các thông tin của bài giảng ra bản trong nên chọn các thông tin chính (text), và các sơ đồ, hình vẽ, bảng biểu + Phim dương bản để giảng với máy chiếu phim dương bản. + Phần mềm giảng dạy và các phần mềm trợ giúp trong quá trình giảng bài. Các phần mềm giảng dạy có thể được xây dựng cho một môn học hoặc xây dựng mang tính hỗ trợ trong quá trình giảng bài của giáo viên. Các thông tin được lựa chọn để đưa vào bài giảng (bài giảng điện tử) được lấy từ nhiều nguồn khác nhau tuỳ theo khả năng của các phần mềm chuyên dụng của máy tính (ví dụ sử dụng phần mềm trình chiếu Microsoft PowerPoint). Khi sử dụng các phần mềm trình chiếu qua máy tính, khi giảng bài cần phải sử dụng máy chiếu đa năng Projector (máy chiếu tinh thể lỏng) tiết bị Multimedia (phương tiện truyền thông đa phương tiện), Các phần mềm hỗ trợ khác (chỉ sử dụng mang tính minh hoạ) được kết nối trực tiếp hoặc cài đặt sẵn trong máy tính. + Công nghệ kiểm tra, đánh giá bằng trắc nghiệm trên máy tính. Phần này dùng cho giáo viên kiểm tra khi kết thúc học phần + Quan hệ trao đổi giữa thầy và trò: Qua mạng nội bộ hoặc qua mạng internet (nếu được phép) + Tìm bài và thông tin tham khảo trên thế giới qua mạng internet. Tuỳ theo điều kiện phương tiện kỹ thuật dạy học và đặc điểm các bài giảng của từng môn học trong bộ môn lý luận tài chính các bài giảng được xây dựng theo các mức độ khác nhau. c. Đổi mới công cụ giảng trên lớp: + Có thể sử dụng đèn chiếu với phim chiếu được chuẩn bị sẵn (phim bản trong hoặc phim dương bản) và được trình bày bằng máy tính với chữ in rõ ràng, hình vẽ chi tiết, sơ đồ đẹp đẽ và chính xác. Đây là phương pháp đơn giản nhất và các bài giảng của mình. Với thiết bị này chúng ta có thể đưa hình ảnh các trận đánh ngoài chiến trường, cuộc diễn tập triển khai khí tài trang trí, quá trình thí nghiệm vào bài giảng để trình chiếu cũng hiệu quả nhất ở Việt Nam. Máy chiếu OverHead hiện nay đã khá phổ biến ở Việt Nam, nhiều trường trong quân đội đã được trang bị và mua sắm. Song việc sử dụng máy chiếu hỗ trợ giảng bài khi lên lớp vẫn còn hạn chế ở Học viện hậu cần ngay cả đối với đối tượng đại học và sau đại học. Điều này cho thấy việc đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng công nghệ hoá chưa được thật sự chú trọng và đôi khi vì cán bộ giảng dạy còn thấy ngại vì mất thì giờ. + Sử dụng thiết bị Multimedia Projector kết hợp với thiết bị như máy tính (Pencak Silát), đầu video, máy quét (Scaner). Khi đó bài giảng được chuẩn bị khi sử dụng các phần mềm PowerPoint, MGI Photo Suite SE ( Ưu nhược điểm và phạm vi sử dụng các thiết bị sẽ được trình bày ở phần sau). + Các thiết bị hội trường và thiết bị thanh: Phòng học đa năng (hoặc giảng đường) cần được chú ý khi thiết kế nên có độ dốc, hình cánh quạt, tường chống phản xạ âm, rèm che khi cần thiết Các máy tăng âm và micrô phải có chất lượng tốt. d. Phụ lục bài giảng cho sinh viên: + Đối với học viên khi nghe giảng bài với các phương tiện kỹ thuật dạy học nêu trên, cần thiết trên lớp mỗi học viên cần có các phụ lục bài giảng, các tập hình vẽ sơ đồ, bảng biểu, các ảnh chụp, sơ đồ hoá nội dung bài giảng (nếu có sơ đồ hoá), nội dung bài giảng tổng quát , nội dung bài giảng chi tiết, chính sách chế độ hiện hành (nếu cần) (nghĩa là những gì thầy sử dụng để chiếu hoặc thể hiện từ máy tính thì trên lớp các học sinh đều có các phụ lục để tiện theo dõi). + Phần mềm giúp học viên tự học ở nhà. Phần mềm này có thể xây dựng tương tự như phần mềm cho giáo viên để giảng bài, nhưng cần bổ sung phần câu hỏi thảo luận và tự kiểm tra cho học viên (nên kiểm tra theo phương pháp trắc nghiệm). e. Những lợi ích đem lại khi ứng dụng phương pháp và công nghệ dạy và học mới trong giảng lý luận nghiệp vụ tài chính: + Chuẩn bị một lần cho nhiều năm sau, học sinh không thụ động chép bài, có nhiều thời gian nghe giảng để đào sâu suy nghĩ + Điều quan trọng hơn cả là nhiều học sinh được dự và nghe giảng với chất lượng cao nếu thày là giáo viên dạy giỏi, giỏi theo nghĩa chất lượng, không theo nghĩa số lượng cho nhà trường. + Giảng bài cho lớp đông học viên (150-250 học viên) là chuyện bình thường. Giảm thiểu được tình trạng thiếu giáo viên, chọn được cán bộ giảng dạy giỏi, và có thể chuyển giáo phương pháp cho các bộ môn khác và các chuyên ngành khác trong học viện. f. Những tồn tại cần lưu ý giải quyết khi xây dựng bài giảng lý luận tài chính: + Chọn thầy sản xuất công nghệ mẫu: Thầy phải có trình độ sư phạm tốt, có kiến thức về công nghệ thông tin (nếu chưa có thì huấn luyện nhanh) và đặc biệt là phải có nhiệt tình, tâm huyết. + Thúc đẩy các thầy khác noi theo để giải quyết các vấn đề tâm lý ngại đổi mới. I.4. Các phương tiện kỹ thuật dạy học và các phương tiện trợ giúp để xây dựng phần mềm giảng dạy Có rất nhiều phương pháp phân loại các phương tiện kỹ thuật dạy học, nhưng theo tôi xét về quan điểm sử dụng, có thể phân loại các phương tiện dạy học theo 5 nhóm sau đây: Nhóm thứ nhất: gồm các phương tiện trình bày thông tin. Đó là bảng viết, phấn, bảng biểu, các thiết bị chiếu hình có các giá mang, các máy chiếu phim dương bản, máy chiếu qua đầu video, qua máy tính các tài liệu chiếu chụp, sách giáo khoa và giáo trình + Nhóm thứ hai: Gồm các phương tiện kiểm tra kiến thức máy kiểm tra chuyên dùng, các thiết bị phản hồi trong lớp học, các phương tiện kiểm tra không dùng máy. + Nhóm thứ ba: Gồm các máy dạy học và các thiết bị luyện tập (ca bin tập lái, tập bắn) + Nhóm thứ tư: Gồm các mô hình thực, mô hình học cụ cắt bổ, tài liệu minh hoạ cho việc giảng bài. + Nhóm thứ năm: Gồm các phương tiện phụ trợ dùng trong quá trình giáo dục - huấn luyện như: máy tính, phần mềm hoặc cơ sở dữ liệu tra cứu, phần mềm dạy học Dưới đây tôi sẽ giới thiệu một số thiết bị có thể sử dụng để dạy học và để xây dựng phần mềm giảng dạy, khả năng ứng dụng và ưu nhược điểm của từng loại thiết bị. 1. Máy chiếu bản trong (Over Head): (Đã sử dụng khá lâu tại Học viện hậu cần) Sử dụng máy chiếu (Over Head) để chiếu lên màn ảnh rộng các bản trong (fôlie) chứa đựng các thông tin được lựa chọn của bài giảng. Việc đưa các thông tin thuộc bài giảng ra bản trong rất đơn giản và dễ thực hiện. Các thông tin có thể chọn lựa gồm các công thức, hình vẽ, các bảng biểu. Các thông tin này có thể biên soạn từ máy tính (gồm cả phần văn bản, hình vẽ, hình ảnh) sau đó in ra giấy A4 và đưa đi phôtôcopy ra bản trong. Nguồn dữ liệu nào đã truy cập vào máy tính thì điều đó có thể đưa ra bản trong để trình chiếu. Tiện lợi của việc sử dụng máy chiếu bản trong là gọn, nhẹ tốn ít thời gian chuẩn bị. Tuy nhiên để có được các hình thật đẹp chiếu cho học viên giáo viên cần phải lựa chọn kỹ các hình chuẩn, thiết kế bài giảng công phu, khoa học (trọng tâm nội dung) trước để phôtô lên máy trong. Máy chiếu bản trong thích hợp cho giảng dạy tất cả các môn học, đặc biệt có hiệu quả đối với các bài giảng có nhiều hình vẽ, đồ thị, sơ đồ nguyên lý bảng biểu: như các môn học vi mô; vĩ mô; kế toán. Các bản trong có thể sao chụp thành nhiều bản cho các giáo viên khác cùng bộ môn để cùng sử dụng. Giá thành các máy chiếu bản trong (Over Head) khoảng từ 6-10 triệu đồng nên có điều kiện trang bị đại trà. 2. Máy chiếu phim dương bản Máy chiếu phim dương bản dùng để chiếu lên màn ảnh rộng các phim dương bản (Slide). Các Slide được tạo ra nhờ công nghệ làm phim đơn giản bằng cách lấy thông tin bằng chụp ảnh thường hoặc chụp bằng máy chụp ảnh số. Các thông tin đưa lên phim dương bản do giáo viên lựa chọn, thích hợp hơn cả là các hình vẽ kết cấu, các tranh vẽ kết cấu có màu sắc, các kết cấu học cụ cắt bổ và các trang bị thực ngoài hiện trường, do vậy rất phù hợp cho các môn thuộc chuyên ngành kỹ thuật và quân sự Loại máy chiếu phim dương bản sử dụng thích hợp với kết cấu trang bị thực, các sơ đồ, kết cấu và tranh kết cấu vẽ màu. Giá thành máy thấp (khoảng 4-7 triệu đồng) nên có thể trang bị tới các bộ môn. Ưu điểm của loại thiết bị này là cho phép chiếu lên màn ảnh rộng các phim dương bản cả màu sắc nên có tác dụng trực quan hơn. Mặt khác thiết bị nhẹ và nhỏ gọn nên có thể xách tay (nặng khoảng 2,5kg). Việc thay đổi các Slide được thực hiện nhờ điều khiển bằng dây cáp bằng cách ấn nút tiến hoặc lùi hoặc điều khiển từ xa. Học viện trong quá trình tự học có thể sử dụng máy chiếu phim dương bản để học tại nơi ở hoặc ở các phòng học đa năng. Hạn chế của việc sử dụng máy chiếu phim dương bản này là cần phải có công nghệ làm phim dương bản. Giá làm các Slide thường cao (khoảng 6-15 nghìn đồng/Slide) và cần phải bảo quản phim dương bản tốt thì mới sử dụng được lâu dài. Tuy nhiên khi đã làm phim dương bản thì có thể hạ giá thành bằng cách nhân bản làm nhiều bộ phim dương bản khi đã có các kịch bản và công nghệ chụp ảnh tốt. 3. Máy chiếu Multi Projector (loại máy này học viện đang sử dụng) Multi Projector để kết nối với máy tính và trình chiếu lên mành ảnh rộng tất cả những gì có trên mành hình máy tính, kết nối với Video để thể hiện các phim phục vụ cho bài giảng, đồng thời thực hiện tất cả các chức năng như máy chiếu. Như vậy sử dụng MultiProjector tiện lợi hơn rất nhiều so với máy chiếu bởi nó đa năng hơn, nhanh chóng điều khiển các trang trình chiếu hơn, logic của một bài giảng đã được định trước. Tuy nhiên, để sử dụng các loại Multiprojector đòi hỏi các giáo viên phải chuẩn bị công phu bài giảng và phải biết sử dụng máy tính. Sử dụng thiết bị Multi Projector cho phép sử dụng ghép nối các thiết bị khác để truyền tải thông tin bài giảng như: + Từ máy tính cá nhân (Pencak Silát) + Từ đầu Video. + Từ máy quét ảnh (Scaner) + Chiếu trực tiếp các bản (khổ đến A4) hoặc các hình vẽ (kể cả ảnh màu) Hiện nay các phần mềm giảng dạy, hoặc các báo cáo khoa học, báo cáo bảo vệ luận án tốt nghiệp thường trình chiếu qua máy chiếu Multi Projector (thường là phần mềm trình chiếu Microsoft PowerPoint) hoặc trực tiếp từ các phần mềm chuyên dụng khác. Để có bài giảng tốt, các giáo viên cần tạo ra các kịch bản tốt, sử dụng thành thạo các công cụ và thiết bị khác nhau để tạo nguồn dữ liệu cho bài giảng. Thời gian qua và hiện nay tại Học viện hậu cần đã ứng dụng khá nhiều thiết bị này trong giảng thao diễn và bảo vệ luận án khoa học một số ít giảng cho học viên. Dưới đây tôi sẽ giới thiệu khái quát về một số chức năng của các thiết bị hỗ trợ để tạo ra các tệp thông tin dạng ảnh để đưa vào máy tính cá nhân. 4. Máy quét ảnh (Scaner) Máy quét ảnh đã được sử dụng rộng rãi ở nhiều cơ sở đào tạo và các biện nghiên cứu, nhà máy Máy quét ảnh là thiết bị sao chụp các hình ảnh trên giấy hoặc ảnh để đưa vào máy tính dưới dạng các tệp tin hình ảnh, sau khi đã có các tệp tin hình ảnh có thể chỉnh sửa theo ý muốn của người sử dụng. Các máy quét ảnh có độ phân dải cao cho hình ảnh đẹp hơn. Kết nối máy quét với máy tính thông qua phần mềm của máy quét được cài đặt trong máy tính. Sau khi đã cài đặt xong tất cả các phần mềm làm ảnh khác như: Photo Shop, Corel Draw có thể truy cập được. Các máy quét ảnh thông thường chỉ quét được các bức ảnh có khổ rộng tối đa là A4, A3. Sử dụng máy quét để chuẩn bị và hoàn thiện các bài giảng trên máy rất hiệu quả và cần thiết. 5. Máy chụp ảnh số: Máy chụp ảnh số là thiết bị sao chụp ảnh di động, máy chụp ảnh số tiện lợi hơn rất nhiều so với máy quét bởi nó có thể sao chụp các ảnh có kích thước lớn, ngoài ra còn có khả năng quay Video và ghi âm các quá trình cần thiết cho bài giảng. Máy chụp ảnh số liên kết với máy tính thông qua phần mềm của máy cho ảnh dưới dạng các tệp tin hình ảnh. Ưu điểm của máy chụp ảnh số là cho phép chụp các ảnh màu đối với các kết cấu thực và mô hình học cụ. Số lượng ảnh chụp tương đối lớn và cho phép chụp nhiều lần (vì sử dụng đĩa từ). Sử dụng máy chụp ảnh số có thể tạo các tệp ảnh về kết cấu trang bị, từ mô hình và tranh vẽ và đưa vào máy tính để sử dụng cho những cơ sở nhà trường hiện không có các học cụ cắt bổ hoặc thiếu các tranh vẽ kết cấu. Giá thành máy tương đối rẻ (khoảng 1000-1500 USD) nên có thể trang bị tới một bộ môn chuyên ngành. 6. Thiết bị chuyển đổi thông tin từ băng Video sang đĩa CD Trong quá trình tạo nguồn thông tin cho bài giảng, nhiều khi chúng ta thực hiện ghi hình ảnh các quá trình xảy ra trong quá trình huấn luyện triển khai hoặc khi tiến hành thí nghiệm vào các băng Video. Khi trình chiếu chúng ta có thể sử dụng các đầu Video và màn hình TV để trình chiếu hoặc kết nối với máy tính để chiếu qua máy Multi Projector. Để đơn giản cho quá trình trình chiếu và không cần phải đảm bảo nhiều thiết bị đi kèm chúng ta có thể chuyển các thông tin từ các băng Video (công nghệ sợi) sang đĩa VCD (công nghệ số). Khi đó việc biên tập, lưu giữ và sử dụng thuận tiện hơn trong quá trình giảng dạy. Đối với các đơn vị nhà trường chỉ cần trang bị một bộ chuyển đổi như vậy là có thể tạo điều kiện xây dựng ngân hàng dữ liệu cho các bài giảng thuộc các lĩnh vực chuyên môn khác nhau. Các giáo viên chỉ cần quay Video bằng các máy quay thông dụng các hình ảnh cần thiết ở bất cứ đâu và bất cứ thời gian nào, sau đó chuyển sang đĩa VCD để biên tập vào các bài giảng của mình. Với thiết bị này chúng ta có thể đưa hình ảnh các trận đánh ngoài chiến trường, cuộc diễn tập triển khai khí tài trang trí, quá trình thí nghiệm vào bài giảng để trình chiếu. 7. Giới thiệu các phần mềm giảng dạy Ngoài các thiết bị kết nối với MultiPro, để giảng dạy có sử dụng máy tính chúng ta thường sử dụng các phần mềm chuyên dụng để trình chiếu. Hiện nay hầu hết các ngành khoa học đều áp dụng công nghệ thông tin vào trong chuyên ngành của mình, bởi tính ưu việt cao của công nghệ thông tin là tốc độ truyền đạt thông tin nhanh chóng và chính xác. Trong ngành giáo dục cũng đã áp dụng các tiến bộ khoa học của công nghệ thông tin như: Dạy học trên mạng Internet, dạy học từ xa qua mạng lưới thông tin đại chúng TV, truyền thanh hoặc dạy học bằng các đĩa CD-ROM. Dạy học bằng máy tính nói riêng cũng như sử dụng các phương tiện hiện đại nói chung có ưu điểm nổi bật là : Hàm lượng thông tin truyền đạt cao trong thời gian ngắn, cách truyền đạt thông tin sinh động tạo điều kiện dễ tiếp thu kiến thức được truyền đạt thông tin được đạt cho học viên bằng nhiều hình thức, bài giảng được chắt lọc từ các bài giảng mẫu của các giáo viên giảng dạy có kinh nghiệm. Giáo viên tiết kiệm thời gian chết trên lớp như vẽ sơ đồ nguyên lý trên bảng, viết công thức. Do đó chất lượng của bài giảng rất cao, đặc biệt có hiệu quả đối với các giáo viên trẻ. Đối với học viên có thể tự ôn tập hoặc xem lại bài giảng mà không nhất thiết phải có sự hiện diện của giáo viên. Tuy nhiên để dạy học được trên máy tính cũng như các phương tiện dạy học hiện đại, yêu cầu các giáo viên không những chỉ giỏi về kiến thức chuyên môn mà còn phải biết khai thác, sử dụng các phương tiện giảng dạy hiện đại và các phần mềm phục vụ cho công tác giảng dạy. Chúng ta có thể tham khảo một số phần mềm có thể phục vụ tốt quá trình giảng dạy có sử dụng các thiết bị hiện đại kể trên. 1. Phần mềm trình chiếu MicroSoft Power Point. Phần mềm MicroSoft Powe Point là một phần mềm mang tính chất trình chiếu thuộc bộ chương trình văn phòng (office) của hãng MicroSoft sản xuất. Phần mềm MicroSoft Powe Point được chạy trong môi trường Windows, ứng với mỗi phiên bản của bộ office có một phiên bản tương ứng của Power Point, ví dụ với office 97 có phiên bản Power Point 97, ứng với office 2000 có phiên bản Power Point 2000. Những khả năng của Power Point: Tính linh hoạt là một trong những điểm mạnh của Power Point. Dù là sử dụng các wizard và các tính năng tự động khác, kết hợp với một vài hoặc không cần đến một kỹ năng thiết kế nào, chúng ta cũng có thể nhanh chóng tạo được một trình diễn cơ bản. Nếu là một nhà thiết kế thì các tính năng tiên tiến cũng như những tuỳ chọn phong phú của Power Point sẽ cho phép chúng ta phát huy tối đa khả năng sáng tạo của mình, với Power Point chúng ta có thể: + Tạo mình trình diễn bằng cách sử dụng một vài wizard, một kiểu mẫu thiết kế, hoặc từ phác thảo. + Thêm văn bản và các bảng vào nội dung trình diễn của chúng ta + Sử dụng các chế độ hiển trị khác để lập dàn bài, tổ chức, thêm nội dung, hiệu đính và xem trước trình diễn. + Định dạng một trình diễn bằng cách tuỳ biến các phối màu (color sheme) màu nền và các kiểu mẫu thiết kế. + Tạo một trình diễn trên màn hình bằng cách sử dụng một máy tính, các phim đèn chiếu và máy chiếu (overhead và Projector) hoặc thông qua trang Web. + Tạo và in các ghi chú, cũng như các tài liệu phát cho người học. + thêm các biểu đồ, hình ảnh, cũng như hình dạng đối tượng khác vào nội dung trình diễn. + Tăng hiệu quả truyền đạt bằng cách sử dụng kết hợp các phương tiện truyền thông khác như âm thanh, video và hoạt hình. + Sử dụng các tính năng web đầy hiệu quả của Power Point để tổ chức những truyền thông trực tuyến, các hội nghị, hội thảo trên Internet hoặc để thiết kế các trang Web. + Khảo sát các tính năng tiên tiến chẳng hạn như liên kết, nhúng, hoặc sử dụng macro để tạo những ứng dụng đa dạng của Power Point. Công dụng chính của phần mềm này là để làm phim hoạt hình, làm các bài báo cáo hoặc các bài trình chiếu có tính chất sinh đọng, tạo cảm giác chú ý cho người xem. Sử dụng phần mềm trình chiếu này thích hợp với các cán bộ làm công tác nghiên cứu khoa học kỹ thuật thường phải trình bày các dự thảo đề án, báo cáo khoa học, thích hợp cho cán bộ giảng dạy và sinh viên ở trường đại học Tóm lại nếu chúng ta muốn trình bày ý tưởng của mình trước khán giả bằng các phương tiện truyền thông hiện đại thì phần mềm Power Point hoàn toàn đáp ứng được các yêu cầu của bạn khi muốn sử dụng đồ hoạ, multimedia (phương tiện đa truyền thông) trong công tác giảng dạy, NCKH và công tác văn phòng. Dùng MicroSoft Powe Point chúng ta có thể tạo ra các cảnh (Slides) theo thứ tự từ cảnh 1 đến cảnh n. Trong mỗi cảnh (Slide) chúng ta có thể trình bày dòng chữ (dạng text), các hình ảnh, bản vẽ, sơ đồ, biểu đồ, đồ thị, bảng tính EXCEL thậm chí chèn được cả âm thanh. Khi tạo ra các cảnh (Slides), chúng ta có thể chạy chương trình để lần lượt cho các cảnh hiện ra. Thời gian hiện trên mành hình của mỗi Slide do chúng ta quyết định theo chế độ định trước hoặc khi nào nhấn chuột thì mới thay đổi Slide. Power Point có thể tự động giúp chúng ta định vị các tiêu đề mẹ, con, cháu (thư mục) và có thể chọn tuỳ ý phông chữ Tiếng Việt. Sau khi đã chọn kiểu Slide thích hợp (tương ứng với một trang trình chiếu) người sử dụng có thể thay đổi màu nền hoặc cho Slide chuyển động theo ý muốn của người thiết kế bài giảng. Việc soạn thảo, chèn các ứng dụng khác hoặc vẽ các hình vẽ trong một trang trình chiếu giống như soạn thảo của MicroSoft Word. Các tiêu đề, hình vẽ có thể làm chuyển động được nhờ chức năng Animation để tạo cảm giác hứng thú cho học viên, mặc khác đối với các hình vẽ phức tạp chứuc năng này thể hiện trình tự vẽ một bản vẽ giống như giáo viên vẽ trên bảng. Khi cần soạn thảo một trang trình chiếu khác chọn chức năng New Slide trên thanh công cụ. Với một bài giảng cho học viên trong vòng 1 tiết học (45 phút) người giáo viên cần phải soạn rất nhiều các bản trình chiếu cũng giống như mỗi lần giáo viên xoá bảng vậy. 2. Ngôn ngữ lập trình trong môi trường Windows (Visual Basic) Visual Basic là một ngôn ngữ lập trình khá mạnh trong môi trường Windows. Để giảng một bài giảng trong một hoặc hai tiết học thì việc liên kết giữa Power Point với Visual Basic không có ý nghĩa lớn lắm. Tuy nhiên nếu giáo viên cần kết hợp các bài giảng trong toàn bộ môn học hoặc muốn đưa ra các câu hỏi để học viên tự kiểm tra kiến thức sau mỗi bài, mỗi chương thì đây là một công cụ để làm điều đó. Hầu hết các phần mềm dạy học đuều được liên kết với một phần mềm lập trình để đưa ra khả năng giao diện thuận lợi giữa người sử dụng và chương trình họ đang sử dụng. Các bài học được liên kết nhúng vào Visual Basic thông qua chức năng OLE, còn các câu hỏi để học viện tự kiểm tra thông thường được viết dưới dạng chọn lựa câu trả lời đúng trong số các câu hỏi lời mà giáo viên đã đưa ra. Nhiệm vụ của Visual Basic là kiểm tra xem người sử dụng có trả lời đúng hay không và đưa ra kết quả của baì kiểm tra. Trong một vài trường hợp có thể bắt học viên phải trả lời đúng ở một mức xác định mới cho nghiên cứu các bài học tiếp theo. 3. Các chương trình giảng dạy qua CD-ROM (Phần mềm giảng dạy) Khi có kịch bản tốt với các nguồn dữ liệu thông tin tốt chúng ta có thể xây dựng các bài giảng hoàn chỉnh cho một môn học hoặc một vấn đề khoa học trọn vẹn (thường được gọi là phần mềm giảng dạy ở dạng phim ảnh, hoặc phần mềm hỗ trợ giảng dạy). Phần mềm giảng dạy dạng phim ảnh không nhất thiết cần giáo viên lên lớp vì toàn bộ âm thanh giảng bài đã được đưa vào bài giảng. Phần mềm hỗ trợ giảng dạy là những phần mềm được xây dựng để giúp giáo viên trong quá trình lên lớp có thể sử dụng linh hoạt. Các loại phần mềm này như các phần mềm tính toán trong các môi trường khác nhau, ngân hàng dữ liệu ở dạng sổ tay điện tử Việc sử dụng các đĩa CD-ROM rất có ưu điểm là phần mềm hoặc bài giảng đã được chuẩn bị kỹ lưỡng và có thể đã trở thành hàng hoá. Sử dụng đĩa CD-ROM thuận tiện và có thể lưu giữ các dữ liệu tốt. Nếu chuẩn bị tốt nội dung bài giảng và kết hợp với việc sử dụng phương pháp kiểm tra TEST thì rất giúp ích cho học viên tự học và tự đánh giá kết quả trên máy tính. Nhược điểm của việc sử dụng đĩa CD-ROM là cần có sự chuẩn bị kỹ càng và yêu cầu bài giảng có chất lượng cao mới đưa vào đĩa CD. Sử dụng đĩa CD-ROM thích hợp cho việc đào tạo từ xa, giới thiệu các kết cấu mới và các phần mềm mô phỏng và phần mềm dạy học hiện đại. I.5. Xu hướng, đặc điểm của việc ứng dụng các phương tiện dạy học hiện đại ở Học viện Hậu cần. Là một nhà trường lớn trong hệ thống giáo dục đào tạo của Bộ giáo dục đào tạo và là một trong những nhà trường có vị trí đặc biệt quan trọng trong hệ thống giáo dục quốc phòng của Bộ quốc phòng. Luôn nhận thức rõ vai trò và trọng trách của nhà trường, các thế hệ lãnh đạo của học viện từ lâu đã luôn chú trọng lãnh đạo nâng cao từng bước chất lượng đào tạo tại học viện mà được thể hiện rõ trong Nghị quyết lãnh đạo tại Đại hội Đảng bộ Học viện hậu cần lần thứ 18 "Xây dựng cuộc cách mạng về phương pháp" trong toàn Học viện. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay và thời gian tới để thực hiện triệt để Nghị quyết 115 và 93 cuả ĐUQSTW và để nâng cao trình độ học vấn ngang tầm với chức vụ và chức danh luôn được lãnh đạo Học viện đặc biệt coi trọng và là nhiệm vụ được đặt ra khá cấp bách cần giải quyết. Một trong những ưu tiên hàng đầu để thực hiện được nhiệm vụ mang tính thời sự đó là phải đổi mới phương pháp giảng dạy áp dụng các phương tiện kỹ thuật dạy học hiện đại nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo đáp ứng yêu cầu toàn diện của người cán bộ hậu cần trong tình hình mới của quân đội. Trong mấy năm gần đây Học viện đã ưu tiên điều kiện vật chất trang bị máy vi tính cho các khoa giáo viên (trung bình mỗi khoa có 02 máy vi tính sử dụng tốt) và theo số liệu của ban vật chất (B1) tổng số học viện đã mua 04 máy đèn chiếu Multi Projector để kết nối với máy tính trình chiếu trên màn ảnh rộng tất cả những gì có trên màn hình máy tính lắp đặt tại 2 phòng học đa năng ở khu vực 1 (hiện nay là B1.1 và B1.4); 2 máy chiếu Over head (máy chiếu bản trong) . Thực tế 2 phòng học đa năng B1.1 và B1.4 của Học viện chỉ được khai thác và sử dụng tương đối cao vào thời điểm từ tháng 3 đến tháng 5 (học kỳ II) hàng năm cho mục đích giảng thao diễn giáo viên dạy giỏi các cấp của Học viện, số giáo viên sử dụng để giảng bài trực tiếp cho học viên chiếm tỷ lệ rất thấp. Theo đánh giá của tôi về thực trạng điều kiện vật chất của Học viện và nguyên nhân chính mà hai phòng học đa năng B1.1 và B1.4 chưa khai thác được triệt để vì một số lý do sau đây: - Thiếu điều kiện trang bị và gài đặt mạng máy tính. Số lượng máy tính tại các khoa giáo viên (trung bình 2 chiếc) là quá ít . Vì để thực hiện được đổi mới phương pháp giảng dạy bằng công nghệ thông tin , thì với điều kiện trang bị hiện nay của Học viện sử dụng máy đèn chiếu Multi Projector kết nối với máy vi tính đòi hỏi người giáo viên phải chủ động xây dựng trước bài giảng của mình thông qua phần mềm giảng dạy của máy vi tính. - Thiếu các phần mềm dạy học. Hiện nay phần mềm giảng dạy mà phần lớn các giáo viên tại học viện đang sử dụng là phần mềm trình chiếu Microsoft Power Point . - Trình độ tin học của giáo viên đáp ứng được yêu cầu dạy học trên máy tính cũng như các phương tiện dạy học hiện đại còn thấp. Để dạy học được trên máy vi tính và các phương tiện dạy học hiện đại, yêu cầu đội ngũ giáo viên không những giỏi về kiến thức chuyên môn mà còn phải biết khai thác, sử dụng các phương tiện giảng dạy hiện đại và các phần mềm phục vụ cho công tác giảng dạy. - Thiếu sự hỗ trợ về kinh phí và pháp lý. Để xây dựng được một bài giảng hoàn chỉnh có chất lượng cao không những người giáo viên phải tốn nhiều công sức và thời gian nghiên cứu, xây dựng mà còn phải chi phí về cả tiền bạc để thu thập thông tin và hình ảnh (nếu cần) mà thực tế nhưngx chi phí đó trong Học viện giáo viên lại không được đánh giá và bù đắp. Mặt khác Học viện cũng chưa có một văn bản mang tính pháp lý nào quy định cụ thể yêu cầu đối với giáo viên phải ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy chuyên môn của mình do đó phần nào không khai thác được hết năng lực thực sự của người giáo viên trong Học viện. II. Phương pháp chung để thiết kế bài giảng khi có sự trợ giúp của các phương tiện kỹ thuật hiện đại. II.1. Mở đầu ă Đặc điểm cơ bản của các môn học lý luận tài chính Bộ môn lý luận tài chính gồm nhiều môn học (gồm 5 môn học là: Tài chính học; Lưu thông tiền tệ và tín dụng; Giá cả thị trường; Ngân sách Nhà nước; bảo hiểm Nhà nước). Mỗi môn học có vị trí riêng với mục tiêu , yêu cầu, nội dung đào tạo riêng tuỳ theo đối tượng đào tạo. Song nhìn chung các môn học lý luận tài chính đều có 3 đặc điểm cơ bản sau: ã Các môn học lý luận tài chính mang tính kế thừa và là cầu nối giữa các khối kiến thức. Tính kế thừa của các môn học thuộc bộ môn lý luận tài chính được thể hiện ở chỗ: Các môn học thuộc bộ môn lý luận tài chính kế thừa những phạm trù cơ bản, những nội dung chung nhất được coi như những chấm phá đầu tiên của kiến thức đã được đề cập trong phần đại cương như: Phạm trù tài chính, Phạm trù phân phối, Phạm trù tiền tệ và được làm rõ hơn bằng các yếu tố chuyên ngành, từ đó làm tiền đề và định hướng cho người học tiếp cận các môn học chuyên ngành cụ thể. Các môn học lý luận tài chính còn là cầu nối giữa các mảng kiến thức trong quá trình nghiên cứu, nó được thể hiện cụ thể qua nội dung, kết cấu từng bài, từng môn học một cách thống nhất, cái trước tạo nền tảng, cơ sở cho cái sau tạo nên một khối kiến thức hoàn chỉnh mà người học có thể nắm bắt được. ã Là hệ thống các môn học vừa có tính lý luận khoa học sâu sắc , vừa có tính thực tiễn cao. Lý luận luôn bắt nguồn từ thực tiễn, phản ánh thực tiễn được con người tổng hợp lại, gọt dũa nó, làm cho nó trở thành những nội dung mang tính điển hình chung trên cơ sở khái quát cao, đại diện cho một hoạt động hay một loại nghiệp vụ cụ thể . Tính lý luận khoa học và tính thực tiễn là hai mặt biện chứng, hai yếu tố cơ bản của các môn học lý luận, tạo thành tính hệ thống, tính kế thừa, phát triển giữa các khối kiến thức làm cho nó trở thành một hệ thống tri thức hoàn chỉnh của từng lĩnh vực, từng chuyên ngành đời sống - kinh tế xã hội. ã Các môn học lý luận tài chính là các môn học mang tính nguyên lý và tính trừu tượng cao. Các môn học lý luận tài chính là các môn học mang tính nguyên lý bởi vì nó là những nội dung, những kiến thức chung nhất, tiêu biểu nhất được đúc rút, kiểm chứng từ nhiều cái riêng mà khái quát thành. Mặt khác tính nguyên lý còn được thể hiện ở chỗ nó có thể được vận dụng đúng với mọi nghiệp vụ chuyên ngành cụ thể. Tính trừu tượng được thể hiện ở chỗ nó có thể khái quát bao trùm được nhiều các quan hệ tài chính cụ thể, trong các lĩnh vực cụ thể. Nói cách khác, các môn học lý luận tài chính là những nguyên lý chung, không phải là các nghiệp vụ cụ thể nhưng lại được vận dụng đúng với mọi trường hợp cụ thể. Mặt khác, giữa lý luận và thực tiễn luôn có một khoảng cách. Lý luận có tính ổn định tương đối, ngược lại thực tiễn lại luôn biến động, cho nên dù rằng lý luận có phong phú đến đâu thì ở mức độ nào đó so với thực tiễn nó cũng trở nên trừu tượng. * Đặc điểm và khả năng sử dụng máy vi tính giáo viên bộ môn lý luận: - Bộ môn lý luận tài chính là một bộ môn có lực lượng giáo viên mỏng so với các bộ môn khác trong khoa tài chính (có 4 giáo viên), trong đó 1 giáo viên mới (chưa tham gia giảng dạy); 2 giáo viên thâm niên giảng dạy chưa thật nhiều (10 năm công tác) chỉ có 1 giáo viên (tổ trưởng) có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy nhưng kinh nghiệm sử dụng máy tính còn hạn chế. - Kiến thức về tin học nhìn chung trong bộ môn của các giáo viên còn thấp. * ảnh hưởng của đặc điểm đối tượng đào tạo và đặc điểm giáo viên đến xây dựng phương pháp chung thiết kế bài giảng lý luận tài chính khi có sự trợ giúp của các phương tiện kỹ thuật dạy học hiện đại. Đối tượng đào tạo chuyên ngành tài chính tại Học viện Hậu cần gồm: Đào tạo cử nhân cấp phân đội hậu cần chuyên ngành tài chính; hoàn thiện cử nhân phân đội chuyên ngành tài chính; đào tạo đại học tại chức chuyên ngành tài chính; đào tạo ngắn (bổ túc) . Mỗi đối tượng khác nhau có những đặc điểm khác nhau về mục tiêu, yêu cầu, nội dung đào tạo cho nên đòi hỏi việc xây dựng phương pháp chung để thiết kế bài giảng khi có sự trợ giúp của các phương tiện kỹ thuật dạy học hiện đại cũng phải có sự khác nhau. Do vậy trong đề tài này tôi chỉ tập trung xây dựng phương pháp chung để thiết kế bài giảng các môn học thuộc bộ môn lý luận tài chính với một đối tượng là: Đào tạo cử nhân cấp phân đội Hậu cần chuyên ngành Tài chính. ă Do đặc điểm các môn học lý luận tài chính như đã khái quát ở trên , do vậy trong phần này tôi khái quát phương pháp chung để thiết kế bài giảng lý luận tài chính khi có sử dụng các phương tiện kỹ thuật dạy học hiện đại và các phương tiện kỹ thuật trợ giúp trong quá trình xây dựng bài giảng. Căn cứ vào đặc điểm về cơ sở vật chất của Học viện Hậu cần trước đây cũng như giai đoạn hiện nay nên tôi có thể phân ra các loại bài giảng theo phương pháp giảng dạy có thể áp dụng hiện nay như sau: ã Bài giảng được xây dựng khi áp dụng phương pháp giảng dạy có sự trợ giúp của các phương tiện kỹ thuật hiện đại. Loại bài giảng này hiện nay đã được áp dụng khá phổ biến trong các trường, tuy nhiên tuỳ theo cơ sở vật chất hiện có nên mức độ áp dụng có khác nhau. Phương tiện hỗ trợ mới có thể nêu ra là: Các máy chiếu bản trong Over head , máy chiếu phim dương bản, đầu VideoĐây là loại bài giảng (2 năm trước) đã được áp dụng ở Học viện Hậu cần trong giảng thao diễn và bảo vệ luận án Đại học và sau Đại học nhưng giai đoạn hiện nay chỉ áp dụng cho bảo vệ luận án Đại học và sau Đại học. ã Bài giảng được xây dựng trên cơ sở các phần mềm chuyên dụng và các thiết bị mô phỏng và các phần mềm hỗ trợ khác. Trong phần này tôi tập trung trình bày phương pháp chung để thiết kế bài giảng lý luận tài chính trên cơ sở sử dụng phần mềm chuyên dụng Microsoft Power Point đã và đang được sử dụng rộng rãi trong Học viện Hậu cần. Bài giảng sẽ được đánh giá là tốt (có chất lượng) nếu với thời gian ít nhất, lượng thông tin đưa đến cho học viện là nhiều nhất, sinh động và trực quan để cho học viên tiếp thu tốt nhất các vấn đề chính yếu của bài giảng, đồng thời qua đó họ có thể tự học để nâng cao hơn nữa kiến thức cũng như khả năng thực hành. Khi xây dựng bài giảng lý luận tài chính trong phần mềm Powe Point điều trước hết đối với giáo viên trong bộ môn là cần nghiên cứu nắm chắc các nội dung trong chương trình môn học do mình phụ trách, các đối tượng đào tạo cụ thể để từ đó xây dựng bài giảng. + Vị trí, mục đích yêu cầu của các môn học lý luận tài chính. + Đề cương chi tiết các chương mục của chương trình môn học (bao gồm cả thời gian và phân bố thời gian của các phần chương mục cụ thể). + Giáo trình tài liệu tham khảo cho môn học. + Phương tiện kỹ thuật dạy học và cơ sở vật chất phục vụ dạy học như phòng học chuyên dùng, phòng học đa năng + Đối tượng và loại hình huấn luyện mà giáo viên sẽ lên lớp. Trong quá trình nghiên cứu tìm hiểu các nội dung trên, giáo viên cần được các giáo viên trong bộ môn, giáo viên lâu năm cùng nhóm môn học hướng dẫn hoặc trao đổi các thông tin cần thiết trong quá trình chuẩn bị và xây dựng bài giảng. Đây là bước ban đầu rất quan trọng đối với mỗi giáo viên khi bắt đầu vào giảng dạy và viết bài giảng. Chất lượng và hiệu quả của bài giảng (bản trình bày) phụ thuộc trước hết vào khả năng và sự hiểu biết của người giáo viên, song một điều không kém quan trọng là phụ thuộc vào phương pháp và các phương tiện mà người giáo viên sẽ sử dụng khi lên lớp. Các phương tiện được sử dụng trong một buổi trình bày có thể là: + Các sơ đồ mẫu biểu + Các ảnh chụp + Các mô hình, sản phẩm thực tế + Các văn bản (text) + Các đoạn phim Video (nếu có) + Các đoạn băng ghi âm (nếu có) + Các tài liệu, phụ lục bài giảng gửi cho học viên trong quá trình nghe giảng + Máy chiếu Over head hoặc Projector + Máy tính Tuy nhiên sử dụng các phương tiện trên như thế nào cho đạt hiệu quả cao nhất là một vấn đề cần được xem xét một cách nghiêm túc. Power Point là một phần mềm rất mạnh, linh hoạt, dễ học và dễ sử dụng. Power Point giúp chúng ta tạo ra hàng loạt các công cụ trình chiếu có minh hoạ. Trong Power Point, một bản trình bày được quản lý bằng một file có dạng *PPT. Một bản trình bày bao gồm nhiều cảnh (Slides) do chúng ta tạo ra, trong mỗi cảnh (Slide) ta có thể viết văn bản (Text), chèn các hình ảnh, âm thanh, đoạn băng Video phục vụ cho mục đích trình diễn của người giảng. Chúng ta có thể vẽ hình trên các cảnh (Slide) nhờ công cụ vẽ tiện lợi của Power Point. Mỗi đối tượng chúng ta tạo ra, có thể cho hoạt hình (Animation) theo một cách thức nào đó. Có thể định thời gian lưu ảnh cho từng cảnh hoặc tuỳ ý giữ chậm theo ý muốn người giảng. Có thể nói Power Point là một công cụ dặc lực giúp người giảng gây được ấn tượng, thu hút được sự chú ý của người học, góp phần quan trọng để chinh phục người học và nâng cao chất lượng của buổi giảng bài. Nói như thế không có nghĩa là chỉ có Power Point là chúng ta có thể có trình diễn đầy hiệu quả và hấp dẫn. Power Point dù mạnh đến mấy cũng chỉ là một công cụ trợ giúp chúng ta rất hiệu quả mà thôi. Chất lượng của một buổi trình bày, của bài giảng dạy phụ thuộc chính vào khả năng và phương pháp thiết kế bài giảng của chúng ta. II.2. Phương pháp chung để thiết kế một bài giảng lý luận tài chính Để tạo ra một bài giảng lý luận tài chính có hiệu quả, gây được ấn tượng sâu sắc cho những người học, mỗi chúng ta có những kỹ thuật khác nhau, tuy nhiên dù sử dụng kỹ thuật nào cũng nên tuân thủ theo phương pháp chung sau đây: II.2.1. Tập trung vào chủ đề (Trọng tâm bài giảng) Để tập trung vào chủ đề của bài giảng (trọng tâm bài giảng) trước hết đòi hỏi người xây dựng bài giảng lý luận tài chính cần nắm chắc các vấn đề mà giáo viên cần trình bày. Một chủ đề có thể là một vấn đề hoặc nội dung bài giảng mà chúng ta đã bỏ ra rất nhiều thời gian nghiên cứu chuẩn bị, nhưng trên lớp chúng ta chỉ có một khoảng thời gian hạn định (một cặp tiết) để trình bày, do đó chúng ta cần chọn lọc kỹ lưỡng các thông tin của bài giảng và nội dung cốt lõi. Để tập trung vào chủ đề hoặc trọng tâm bài giảng, chúng ta nên tự đặt các câu hỏi sau và tự trả lời: + Trong bài giảng (bản trình bày) sẽ đề cập tới những vấn đề chính nào? + Trong từng vấn đề có những mục nhỏ nào? + Đối tượng sẽ được tham dự nghe trình bày hoặc nghe giảng là ai? + Trình độ của đối tượng tham dự nghe trình bày hoặc nghe giảng? + Những mục nào cần nói kỹ, mục nào nói nhanh cần bỏ qua. + Mục đích của bài giảng hay sau khi nghe giảng người học cần nắm được những gì? + Những mục nào có thể dẫn tới các câu hỏi trực tiếp của người nghe giảng, hãy dự đoán các tình huống và cách giải quyết. Sau khi đã có các ý tưởng về chủ đề chính, và các đề mục nhỏ, chúng ta cần viết ra giấy mỗi chủ đề lớn viết ra một tờ, từ đó phát triển các đề mục nhỏ hơn. Chúng ta cần sắp xếp các chủ đề theo một trình tự logic đồng thời cần suy nghĩ và dự kiến các phương tiện bổ trợ khi giảng bài. Kỹ thuật tập trung vào chủ đề phụ thuộc chủ yếu vào sự am hiểu vấn đề chứa đựng trong bài giảng, phụ thuộc vào khả năng khái quát vấn đề, chọn lọc nội dung chính của bài giảng sẽ được trình diễn. Do đó đây là bước khởi đầu nhưng quyết định chất lượng của bài giảng sẽ được trình bày. (Xem bài giảng minh hoạ ở các file powerPoint) II.2.2. Nội dung thuyết minh (giảng bài) Chúng ta quá quen với thuyết minh trong công nghiệp điện ảnh. Từ tác phẩm văn học chuyển sang kịch bản phim, đạo diễn phải dàn dựng từng cảnh quay, trong từng cảnh đó phải tập trung suy nghĩ cần đưa thuyết minh hoặc lời thoại của cảnh đầu đến cảnh cuối. Trong quá trình thiết kế bài giảng chúng ta cũng làm gần giống như vậy. Trong một buổi lên lớp, vì thời gian bị hạn chế do đó cần thiết phải chuẩn bị kỹ lưỡng những điều chúng ta sẽ trình bày, giảng giải Chúng ta nên soạn thành văn bản theo những điều gợi ý sau đây: + Từng mục cụ thể cần nói những gì? + Nếu trên các Slide có các bản vẽ, sơ đồ, biểu đồ, hình ảnh minh hoạ cho một đề mục thì cần nói những điều gì để nhấn mạnh, thu hút và hướng dẫn dòng suy nghĩ của người học. + Những lúc nào cần nêu một vài câu hỏi cho người học, nội dung câu hỏi? Giáo viên có ý định đề người học phát biểu tạo đàm không? + Chúng ta có ý định trích dẫn một lời phát biểu, một lời giải thích của một người khác nhằm tăng tính thuyết phục cho nội dung đang trình bày không? Nếu có chúng ta có thể gặp gỡ trao đổi trước và ghi âm thành một file dạng *.WAV để chèn vào một Slide nào đó. + Chúng ta có ý định dùng một đoạn phim Video để hỗ trợ cho buổi lên lớp không? Nếu có chúng ta cần chuẩn bị kỹ lưỡng lời thuyết minh cho nó. (Xem bài giảng minh hoạ ở các file powerPoint) II.2.3. Xây dựng kịch bản của bài giảng Sau khi đã đầu tư thời gian cho bước 1 và bước 2 ở trên, chúng ta có thể bắt tay vào việc tạo kịch bản cho bài giảng. Việc tạo kịch bản cho một bài giảng là việc làm rất công phu đòi hỏi người làm phải có sự am hiểu về chuyên môn của mình, có trình độ và kinh nghiệm sư phạm nhất định. Phương pháp chung có thể tham khảo trong quá trình tạo kịch bản (tương tự như soạn giáo án ) như sau; + Tạo kịch bản cho bài giảng là quá trình soạn thảo trên giấy nội dung chi tiết của từng cảnh (Slide), xác định thứ tự logic của các Slide và xác định số lượng Slide cần thiết cho một bài giảng. Số lượng Slide phụ thuộc vào lượng thông tin, dạng thông tin mà người giảng định đưa vào bài giảng. + Mỗi một cảnh chúng ta nên soạn thảo trên một trang giấy, trong đó ghi đầy đủ phần văn bản, còn các đối tượng khác như hình ảnh, sơ đồ bảng biểu, bản vẽ, âm thanh chúng ta chỉ cần đánh dấu vị trí kèm theo tên hình ảnh, tên sơ đồ bảng biểu cũng như địa chỉ nơi lưu giữ hcúng. + Mỗi cảnh (Slide) nên giải quyết một ý nhỏ trong một đề mục nào đó, thời gian thuyết trình (giảng giải cho một cảnh không quá 5 phút). + Sau khi soạn thảo xong một cảnh, chúng ta nên đọc lại và tự đánh giá, nếu chấp nhận được thì chuyển sang soạn thảo tiếp cảnh tiếp theo. Mỗi cảnh cần có số thứ tự để sắp xếp. Cứ như vậy chúng ta soạn cho đến hết số lượng cảnh đã dự kiến của bài giảng. ( Xem bài giảng minh hoạ ở các file powerPoint) II.2.4. Kiểm tra thẩm định nội dung và kịch bản của bài giảng Sau khi đã có một kịch bản, chúng ta nên sắp xếp các tờ giấy soạn thảo theo trình tự kế tiếp nhau để xem xét lại trình tự logic của chúng, suy ngẫm lại nội dung của từng (Slide) và tiến hành chỉnh sửa nếu thấy cần thiết. Thông thường quá trình soạn thảo chi tiết kịch bản cho các bài giảng của môn học nào đó đều do tự giáo viên soạn thảo, nếu có sự thống nhất trong một nhóm soạn thảo thì cũng chỉ là thống nhất những nét tổng quát, do vậy người soạn thảo nên trao đổi ý kiến với các đồng nghiệp và nếu có thể chúng ta trình bày (giảng thử) voứi nhiều người tham dự thì sẽ nhận được nhiều ý kiến đóng góp. Điều này rất quan trọng vì như vậy mới tập trung được trí tuệ, kinh nghiệm của các đồng nghiệp khác. Sau khi đã tương đối hài lòng với kịch bản đã chỉnh sửa, chúng ta có thể bắt đầu sử dụng các lệnh trong Power Point để thiết kế màn hình cho mỗi Slide. Sau đây là những nguyên tắc chung giúp chúng ta thiết kế các Slide. 1. Các tiêu đề lớn nên dùng chữ in hoa 2. Các tiêu đề nhỏ nên dùng chữ in thường 3. Không nên dùng quá 8 hàng văn bản cho bất kỳ Slide nào 4.Mỗi Slide dẫn tới một khái niệm hoặc đề mục đơn giản 5. Mỗi Slide lưu ảnh trên màn hình không quá 5 phút 6. Màu chữ và màu nền phải đạt độ tương phản cao 7. Không nên quá lạm dụng nhiều màu. Trong mỗi Slide tối đa nên dùng 5 màu 8. Nên thay đổi hiệu ứng hoạt động cho các đối tượng 9. Chèn hình ảnh, âm thanh, đoạn phim Video một cách hợp lý 10. Cố gắng chọn cỡ chữa càng lớn càng tốt nếu đủ sắp xếp trên màn hình. Sau khi thiết kế xong toàn bộ các Slide, hãy cho chạy thử một vài lần để diễn tập với lời thuyết minh (giảng bài). Tốt nhất nên diễn tập trước một nhóm người tham dự để nhận được ý kiến đóng góp một lần nữa. (Xem bài giảng minh hoạ ở các file power Point) II.3. Những điều kiện cần thiết để người học tiếp cận phương pháp. Khi người thầy đổi mới phương pháp dạy học tất yếu người học cũng phải đổi mới cách học. Khi có sự trợ giúp của các phương tiện kỹ thuật dạy học, lượng thông tin đường truyền đạt nhiều hơn và chất lượng bài giảng được nâng cao, tuy nhiên nếu người học không thay đổi phương pháp học tập sẽ dẫn đến cảnh người học ngồi nghe "như xem phim, ghi chép ít, nên việc tiếp thu kiến thức sẽ rất thụ động". Một số biện pháp cần thiết để người học tiếp cận phương pháp: + Cần biên soạn các phụ lục bài giảng dùng cho học viên. Loại phụ lục này có 2 loại: Loại dùng trên lớp là các tập hình vẽ, sơ đồ bảng biểu, hình ảnh, các bài giảng sơ đồ hoá để học viên mang đến lớp theo dõi trong quá trình thày giảng bài. Các tài liệu này giúp cho học viên không phải vẽ các sơ đồ, bảng biểu, hình vẽ trong quá trình nghe giảng mà chỉ cần ghi chép các nội dung cần thiết. Loại phụ lục thứ hai là tài liệu giúp cho học viên tự học ở nhà và ở các phòng học chuyên dùng. Các tài liệu phụ lục này tương tự như các bài giảng và các tài liệu bổ trợ khác của giáo viên khi đến lớp. Đó là các phần mềm, băng hình, đĩa VCD, phim dương bản, các tập hình vẽ, sơ đồ, hình ảnh thể hiện trên giấy A4 giúp học viên tự học ở nhà hoặc ở phòng học chuyên dùng. + Biên soạn lại các giáo trình tương ứng với phương pháp dạy học hiện đại đang áp dụng. Khi biên soạn cần làm thêm phần phụ lục bài giảng thể hiện các hình vẽ, sơ đồ, bảng biểu, hình ảnh thành tập riêng. + Cần xây dựng phần mềm để kiểm tra đánh giá chất lượng học tập của học viên sau khi kết thúc môn học (phương pháp trắc nghiệm). Phần mềm này có thể giúp cho học viên tự đánh giá chất lượng học tập của mình trong quá trình học tập. III. Kết luận Như ta đã biết phương pháp dạy học ở đại học là tổng hợp cách thức hoạt động của giáo viên. Phương pháp dạy học đại học chẳng những trang bị hệ thống tri thức mà còn có tác dụng rèn luyện phương pháp suy nghĩ, nghiên cứu, tác phong làm việc khoa học của cán bộ khoa học trình độ cao. Khi có sự trợ giúp của các phương tiện kỹ thuật hiện đại trong quá trình xây dựng bài giảng và quá trình lên lớp, người thầy có điều kiện truyền đạt lượng thông tin nhiều hơn, hiệu quả hơn, gây hứng thú cho người học và tạo sự say mê học tập và khả năng tự nghiên cứu khoa học, đồng thời có thể tự đánh giá kiến thức của bản thân trong quá trình học tập. Khi cải tiến đổi mới phương pháp cần phải chú ý phải tiến đồng bộ các thành tố cấu trúc khác của hệ thống dạy - học. Không nên ỷ lại vào phương tiện mà phải đầu tư nghiên cứu xây dựng kịch bản cho bài giảng với chất lượng cao nhất. Mặt khác cần vận dụng các phương tiện kỹ thuật dạy học một cách linh hoạt trên cơ sở phối hợp chúng một cách hợp lý tuỳ theo mục đích, yêu cầu dạy học, nội dung tài liệu, đặc điểm của từng đối tượng đào tạo. Như vậy để đổi mới, cải tiến phương pháp giảng dạy lý luận tài chính ngoài việc phải tuân thủ tuyệt đối các yêu cầu cơ bản như đã nói ở trên trong ứng dụng công nghệ thông tin vào xây dựng và giảng dạy mà đòi hỏi phải có sự chỉ đạo; thống nhất trong bộ môn. Đặc biệt do đặc điểm về biên chế và kiến thức tin học trong bộ môn còn hạn chế cho nên cần triển khai ứng dụng từng bước (từng bài; từng môn) và có sự tham gia của tập thể cả về thiết kế xây dựng kịch bản và thực hành giảng dạy qua đó sẽ tạo điều kiện bổ trợ và nâng cao từng bước kiến thức tin học; kỹ năng sử dụng thiết bị, phương tiện dạy học hiện đại. Cần có kế hoạch triển khai mở rộng ứng dụng công nghệ thông tin vào thiết kế xây dựng, giảng dạy cho tất cả các đối tượng của bộ môn đảm nhiệm và chuyển giao công nghệ cho các bộ môn khác trong khoa và trong toàn học viện. Nội dung trình bày trong tài liệu này tôi chỉ nêu khái quát chung về phương pháp thiết kế bài giảng lý luận tài chính khi có sự trợ giúp của các phương tiện kỹ thuật hiện đại. Do khả năng và kinh nghiệm còn hạn chế, nên tài liệu này không tránh khỏi thiếu sót, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của bạn đọc . Khoa Tài Chính Tổ Lý Luận Tài Chính Sáng kiến cải tiến Phương pháp chung thiết kế bài giảng lý luận tài chính khi có sự trợ giúp của các phương tiện kỹ thuật dạy học hiện đại đại uý,cn. Nguyễn văn long khoa tài chính- học viện hậu cần hà nội - 02 /2004

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLVV179.doc
Tài liệu liên quan