Đề tài Phương pháp định giá sản phẩm hàng hoá công cộng

- Giá cố địh do Nhà nước quy định nhằm bảo hộ một số hàng hoá có hiệu ích xã hội tương đối lớn. Ví dụ, giá báo chí, giá biểu diễn nghệ thuật, giá sách kinh điển hoặc luật pháp; giá sách giáo khoa các cấp, - Giá tự do: là loại giá hoàn toàn do cơ chế truyền quyết định. Xét về tác động của cơ chế thị trường thì giá cả SPVH chia ra làm 2 loại: - Giá bình thường: là mức giá hình thành trong cạnh tranh của thị trường SPVH; loại giá này dao động tương đối lớn trong thời gian ngắn (sản phẩm lịch hàng nam, băng đĩa, ) - Giá lũng đoạn: là giá SPVH cao hơn nhiều so với giá trị làm ra hàng hoá đó; vì nó là SPVH đặc thù do người sản xuất - kinh doanh giữ độc quyền (tranh, tượng nổi tiếng nguyên bản; các loại từ điển về ngoại ngữ, từ điển “kinh tế thị trường”, từ điển “bách khoa toàn thư”; các tác phẩm văn học có giá trị, )

doc46 trang | Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1140 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phương pháp định giá sản phẩm hàng hoá công cộng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sản phẩm dịch vụ như giáo dục, khám chữa bệnh, bảo hiểm, biểu diễn nghệ thuật Như vậy sản phẩm hàng hoá tiêu dùng cá nhân là một khái niệm mở rộng bao hàm cả sản phẩm hàng hoá và sản phẩm dịch vụ dẫn người đọc đến một khái niệm mới là “tiêu dùng cá nhân”. Tiêu dùng cá nhân hay “tiêu dùng cho sinh hoạt là điều kiện tiên quyết của sự sinh tồn, phát triển của nhân loại. Tiền đề của tiêu dùng cá nhân là sự thuy nhập của cá nhân. Không có tiêu dùng cá nhân thì không thể có sự tái sản xuất sức lao động của bản thân con người. Tiêu dùng gia đình (TDGĐ) là hình thức chính ủa tiêu dùng cá nhân, TDGĐ là hình thức cơ bản nhất của tiêu dùng xã hội (TDXH). 1.2. Đặc điểm và phân loại sản phẩm hàng hoá công cộng theo quan điểm của kinh tế học công cộng. Tuỳ theo mục đích nghiên cứu mà việc phân loại dựa vào các tiêu chí khác nhau. Môn kinh tế học công cộng chia tất cả các loại sản phẩm hàng hoá công cộng làm 2 loại: Loại 1: hàng hoá công cộng (HHCC), là tất cả các sản phẩm hàng hoá và dịch vụ công cộng phục vụ chung cho cả cộng đồng (có liên quan đến khái niệm tiêu dùng công cộng TDCC và khái niệm “hàng hoá” là tất cả những gì có thể mua - bán được) Hàng hoá công cộng, căn cứ vào mức chi trả của người dân đô thị, lại được chia ra HHCC thuần tuý và không thuần tuý. Hàng hoá công cộng thuần tuý, tức là các sản phẩm và dịch vụ được hưởng miễn phí. Các loại HHCC thuần tuý có 3 đặc điểm: Không bắt các nhân nào phải trả tiền khi hưởng lợi Về hình thức, chi phí cận biên bằng không (0) khi có thêm một người sử dụng hàng hoá này Không muốn hoặc không thể loại trừ ai không được sử dụng Loại 2: hàng hoá tiêu dùng cá nhân (có tài liệu gọi là hàng hoá tư nhân (HHTN) do công cộng cung cấp. Hàng hoá tiêu dùng cá nhân bao gồm cả sản phẩm hàng hoá và sản phẩm dịch vụ nhằm thoả mãn các nhu cầu tiêu dùng cá nhân. Hàng hoá công cộng (HHCC), DVCC và hàng hoá tiêu dùng cá nhân có mối liên hệ cân đối hợp lý nhất định. Mỗi một mức độ cung ứng các hàng hoá và DVCC sẽ có một số lượng các hàng hoá tiêu dùng cá nhân hợp lý nhất định. Nói cách khác, trong một đô thị nếu quá thiên về cung cấp hàng hoá và TDCC thì tiêu dùng cá nhân bị hạn chế và ngược lại. 1.3. Phân loại HHCC theo hình thức của sản phẩm và tiêu híc về đặc điẻm mua - bán chúng. Những nước có mô hình kinh tế “thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” như Việt Nam,Trung Quốc, thì phân loại HHCC theo hình thái sản phẩm và đặc điểm mua bán. Theo các tiêu chí trên thì HHCC được chia làm 2 loại: 1. Sản phẩm hàng hoá công cộng (SPHHCC) Là sản phẩm dạng vật thể, có hình dàng và phẩm cấp được quy định cụ thể có thể thẩm định hoặc kiểm tra được Có thể mua bán để sử dụng hoặc dự trữ Mua bán sản phẩm này tức là chuyển quyền sở hữu từ người bán cho người mua Ví dụ: mua một nhà máy nước; xây dựng 1 cây cầu (dạng hợp đồng BT); mua và lắp đặt 1 hệ thống camera điều hành và qp giao thông trong đô thị, Tóm lại, SPHHCC nói ở đây là các sản phẩm bằng hiện vật được mua sắm nhằm đáp ứng nhu cầu của cả cộng đồng người khác với sản phẩm hàng hoá dùng cho TDCN sẽ được nói đến ở chương sau (chương 3). 2. Sản phẩm dịch vụ công cộng (SPDVCC) Các chi phí cho lĩnh vực sinh hoạt gôm 2 phần: Phần chi phí hàng hoá và chi phí dịch vụ. Do đó, “chi phí sinh hoạt” trừ đi phần “chi phí hàng hoá” thì bằng “Tổng chi phí các loại dịch vụ”. Đó là một phép tính mà người làm công tác “kinh tế và quản lý đô thị” thường phải làm khi lập kế hoạch hoặc kiểm tra sự cân đối, hợp lý của sự phân bổ thu - chi ngân quỹ của đô thị phù hợp với sự phát triển của đất nước. Tổng chi phí các loại dịch vụ công cộng (DVCC) gồm: Tiền thuê nhà Phí văn hoá - giải trí Tiền thuế Phí sửa chữa Phí học tập Phí chữa bệnh Phí nuôi dạy trẻ Phí bảo hiểm Phí giao thông Phí vệ sinh - môi trường Phí bưu điện 2.1. Các đặc điểm của SPDVCC a. Tính vô hình của SPDV, mua - bán không kèm theo chuyển quyền sở hữu mà chỉ là nhận một loạ tượng trưng (DVTV - tượng trưng bằng một văn bản được nghiệm thu; dịch vụ y tế - bằng chứng là đã khám bệnh kê đơn,) hoặc một bằng chứng (VSMT - bằng chứng đường phố được sạch đẹp,) b. Tính phức tạp và đa dạng của SPDV (văn hoá, giáo dục, môi trường..). c. Nhiều loại SPDV, việc tạo ra sản phẩm và tiêu dùng được thực hiện đồng thời (xem biểu diễn nghệ thuật, thể thao, dịch vụ thẩm mỹ,). d. SPDV không thể cất giữ như SPHH hoặc không nên cất giữ vì phải khấu trừ những chi phí mất mát do không nhận SPDV đúng lúc. Ví dụ, dịch vụ “điện hoa” nếu không nhận đúng lúc giao hoa theo thoả thuận thì phải chi thêm tiền giữ gìn, bảo quản; Dịch vụ vận chuyển hành khách đường dài (bằng máy bay, tầu hoả, ô tô,) nếu không đến đúng giờ khởi hành thì có khi bị phạt (tức là phải chi thêm tiền); e. Ngành dịch vụ là ngành lấy con người làm trung tâm. Giữa người phục vụ và người tiêu dùng có khác nhau về cá tính cho nên SPDV tuy giống nhau nhưng chất lượng khó giống nhau. g. SPDV trong sản xuất, kỹ thuật ứng dụng (như trong lĩnh vực XD, DVTV kỹ thuật và công nghệ,): - Tư vấn chuyền giao công nghệ (dùng mẫu HĐXD của FIDIC; áp dụng công nghệ tiêntiến (đúc hãng mặt cầu, cọc khoan nhồi, làm đường theo công nghệ AASHTO;) - Quá trình xây lắp công trình có thể được xếp vào “hoạt động dịch vụ”, chỉ có sản xuất ra VLXD; chế tạo máy móc, thiết bị xây dựng được xếp vào ngành công nghiệp, nói cách khác là các “sản phẩm công nghiệp xây dựng”. ở Việt Nam hiện nay, vấn đề nêu trên thực ra mới chỉ là xu hướng tiến tới kết cấu GDP giống với các nước phát triển; mặt khác thông qua kết cấu GDP của một có thể đánh giá đại thể nền kinh tế của nước đó đnag phát triển ở mức nào. 2.2. Phân loại sản phẩm dịch vụ (SPDV). a. Sản phẩm dịch vụ công cộng (SPDVCC): là các sản phẩm dịch vụ cung cấp cho cả cộng đồng (một thị trấn, một thị xã, thành phố). Như đã biết DVCC và DVTDCN (dịch vụ tiêu dùng cá nhân) có mối quan hệ ràng buọc, cân đối và cần phải đảm bảo nguyên tắc “công bằng hợp lý”. Chẳng hạn đối với các đô thị trong mộ vùng kinh tế còn kém phát triển, mức sống của cư dân đô thị còn thấp thì chưa nên mở ra các dịch vụ “cao cấp” như: Vì những dịch vụ “cao cấp này phục vụ được những ai? Hoặc số người rất hạn chế sử dụng được loại dịch vụ này. b. Sản phẩm dịch vụ (SPDV) do công cộng cung cấp cho cá nhân. SPDV do công cộng cung cấp cho các cư dân đô thị thuộc về khái niệm “dịch vụ tiêu dùng cá nhân - DVTDCN” sẽ được viết rõ tại chương 3. Chương 2: Phương pháp định giá sản phẩm hàng hoá công cộng 2.1. Định giá sản phẩm hàng hoá công cộng (SPHHCC) 2.1.1. Sản phẩm hàng hoá công cộng. SPHHCC là những sản phẩm dạng hiện vạt được làm ra để phục vụ cả cộng đồng người trong các đô thị, như các công trình công cộng và nhà ở, các công trình kỹ thuật hạ tầng: đường xá, cầu cống, hệ thống cấp - thoát nước; hệ thống cấp điện; hệ thống thông tin - liên lạc; hệ thống thông tin - tín hiệu giao thông, Các loại SPHHCC nói trên có thể do Nhà nước (Trung ương hoặc địa phương) mua để cung cấp cho tiêu dùng xã hội hoặc do các chủ đầu tư thuộc các thành phần kinh tế khác nhau cung cấp theo các hình thức “xây dựng - chuyển giao - BT; “xây dựng - vận hành - chuyển giao - BOT.” 2.1.2. Phân phối SPHHCC. Như đã biết, SPHHCC có loại được sử dụng miễn phí (HHCCTT), có loại khi sử dụng hay hưởng lợi từ HHCC ấy thì người dân đô thị phải trả tiền (HHCCKTT). Vấn đề phương pháp chỉ đặt ra đối với các HHCCKTT việc phân phối được thực hiện theo các nguyên tắc: Nguyên tắc công bằng hợp lý (cần quy định số lượng tiêu dùng thấp nhất; giá bán phải phù hợp với mức thu nhật thực tế của các tầng lớp dân cư; phân biệt tiêu dùng cho sinh hoạt và cho sản xuất - kinh doanh;) Phân phối với giá thấp nhất với mọi mức tiêu dùng đối với các SPHHCC không khan hiếm. Phân phối với giá luỹ tiến đối với SPHHCC khan hiếm cần phải hạn chế tiêu dùng. Cần chú ý rằng giá phân phối ứng với số lượng tiêu dùng thấp nhất (lượng tiêu dùng tối thiểu cần thiết) sao cho người có thu nhập thấp nhất cũng có thể mua được. Muốn được như thế thì phải có sự chỉ đạo của Nhà nước về giá và có sự hỗ trợ tài chính đối với các nhà phân phối. 2.2. Phương pháp định giá SPHHCC (loại HHCCKTT) a. Các SPHHCC là các công trình xây dựng thì cách định giá như sau: - Xác định giá trị công trình (giá bất động sản) Giá công trình xây dựng (giá bất động sản - GBĐS) được xác định trên cơ sở: Giá quyết toán xây dựng công trình được quy dẫn về thời điểm cuối (thời điểm mà công trình xây dựng đóng vai trò là BĐS). Chi phí sử dụng đất (tuỳ thuộc vào diện tích, địa thế,) Chi phí cho bộ máy quản lý BĐS và các lệ phí khác Thuế chước bạ Tổng cộng các chi phí trên, ta được “giá để tính khấu hao” TSCĐ trong quá trình khai thác SPHHCC dạng bất động sản này. - Xác định gia sử dụng SPHHCC dạng bất động sản Các chi phí tạo thành giá sử dụng: Khấu hao TSCĐ Chi phí sửa chữa - bảo dưỡng (sửa chữa lớn, tu sửa hàng năm) Chi phí quản lý dk - khai thác (có thể ẩn chứa cả lãi) Chi phí xã hội (Social Expensess) Thuế VAT hoặc lệ phí đối với đơn vị sự nghiệp có thu. b. Các SPHHCC là máy móc thiết bị hoặc hệ thống thiết bị thì giá mua được xác định thông qua đấu thầu mua sắm thiết bị hoặc chào hàng cạnh tranh. Nhà nước (trung ương và địa phương) mua SPHHCC loại này của các nhà sản xuất hoặc cung ứng để phân phối việc sử dụng những hưởng lợi cho cư dân đô thị theo các cách phù hợp. Một đặc điểm của mô hình kinh tế “thị trường - xã hội” được áp dụng ở CHLB Đức và mô hình kinh tế “thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” được áp dụng tại Việt Nam có một điểm giống nhau là rất quan tâm đến phúc lợi công cộng và việc phân chia “chiếc bánh phúc lợi xã hội” hướng theo mục tiêu “công bàng, dân chủ” không để khoảng cách giã giầu - nghèo quá lớn. Vì vậy mà “công cộng” - được hiểu là Nhà nước trung ương và địa phương - mua các SPHHCC để phân phối cho cư dân thành thị theo nguyên tắc “công bằng hợp lý”. 2.2.1. Phương pháp tính giá nước sạch mà công cộng mua của nhà sản xuất (công ty BOT nước ngoài tại Việt Nam) để phân phối cho cư dân đô thị. ở đây sử dụng phân phối tính chi phí sản xuất hàng ănm ứng với sản lượng nước sạch cung cấp cho các đại lý tiêu thụ (các công ty kinh doanh nước sach - CTKDNS) đo tại đồng hồ tổng. Các chi phí sản xuất hàng nam bao gồm: a. Chi phí hoạt động hàng năm (gồm chi phí cố định CF và chi phí biến đổi CV) b. Chi phí khấu hao TSCĐ c. Chi phí trả lãi vay trong thời gian vận hành (lãi vay trong thời gian xây dựng đã được nhập vào vốn và được khấu hau trong thời gian vận hành) Như vậy tổng chi phí sản xuất hàng năm bằng tổng chi phí của mục: (a)+ (b) + (c). 2.2.1.1. Chi phí hoạt động hàng năm, gồm chi phí cố định và chi phí biến đổi. a. Xác định chi phí cố định (CF) + Các khoản mục tạo thành chi phí cố định Ví dụ, đối với một nhà máy nước có công suất 300.000m3 nước sạch/ngày đêm (bảng 1). Bảng 1: Chi phí cố định hàng năm. TT Tên khoản mục Chi phí (chưa kể VAT) 1000USD/năm Tính theo % 1 2 3 4 Lương công nhân tại chỗ (khoảng từ 60 - 70 người)+BHXH 289,8 8,72 Bảo trì và thay thế (biến động từ 1399,1 đến 1841,2) 1841,2 55,37 Chi phí chung của doanh nghiệp (bình quân hàng năm) 185,5(*) 5,58 Chi phí trả cho việc trợ giúp và quản lý và kỹ thuật 695,6(**) 20,92 Đào tạo chuyên môn cho đội ngũ vận hành doanh nghiệp 81,1 2,44 Bảo hiểm công trình 231,9 6,97 Cộng 3325,1 100,0 Nhận xét và bình luận một vài khoản mục trong bảng 1. (*) Chi phí của doanh nghiệp ngoài phân tích các chi phí cần thiết, theo thông lệ người ta còn tính thêm lãi dự kiến và một phần rủi ro trong sản xuất kinh doanh. (**) Khoản chi trả cho việc trợ giúp về quản lý và kỹ thuật: Ngoài việc trả lương cho những cán bộ làm việc này tại chỗ, phần đáng k là khấu trừ giá trị của những bí quyết công nghệ, phát minh sáng chế về kỹ thuật để chi cho các tác giả giữ bản quyền. Có thể hiểu, một phần lớn của khoản chi này như là “khấu hao tài sản cố định vô hình”. Khoản chi phí chung và chi trả cho việc trợ giúp về quản lý và kỹ thuật mà công ty BOT tính toán ứng với thời điể DA đạt đến công suất đủ (100% công suất) và đưa vào “chi phí cố định” hàng năm chiếm đến (5,58% + 20,92% = 26,5%) quá 25% là một “đặc lợi” đối với công ty BOT? b. Xác định chi phí biến đổi, như đã biết chi phí biến đổi (ký hiệu là Cv) là những chi phí phụ thuộc vào số lượng sản phẩm được sản xuất ra. Các khoản mục tạo thành chi phí biến đổi (bảng 2) TT Tên khoản mục Chi phí (USD/m3 nước sạch, chưa k VAT) % 1 2 3 4 1 Năng lượng (nhiên liệu?) 0,0,96 67,27 2 Hoá chất (phèn, Clo, vôi, Fluo,) 0,0074 16,82 2 Tiền công nhân viên làm công tác bảo trì thay thế; chi phí cho các thiết bị nhỏ 9chiếm 40% các thiết bị của nhà máy xử lý nước) và phụ tùng thay thế 0,0070 15,91 Cộng 0,0440 100,0 Vậy ta có chi phí hoạt động hàng năm là: (1) Trong đó: Chđ(t) : Chi phí hoạt động hàng năm, tính tại năm t CF(t) : Chi phí cố định hàng năm, tính tại năm t Cv(t) : Chi phí biến đổi hàng năm, tính tại năm t c. Ví dụ: Một công ty BOT nước ngoài tính giá bán buôn (bán sỉ) nước sạch đã có các số liệu sau (chọn năm 2000 là gốc, t = 0) Năm 2005: CV(5) = 4807,1 ngàn USD/năm Vậy Chđ(5) = 2882,0 + 4807,1 = 7.689,1 ngàn USD/năm Năm 2012: có CF(12) = 3.325,1 ngàn USD/năm CV(12) = 4.818,0 ngàn USD/năm Ta có: Chđ(12) = 3.325.1 + 4..818,0 = 8.143,1 ngàn USD/năm 2.2.1.2. Chi phí khấu hao TSCĐ. a. Bảng thống kê các TSCĐ để tính khấu hao Bảng 3: Thống kê các TSCĐ của DA cấp nước sạch. TT Tên TSCĐ Giá trị để tính khấu hao (100USD) Diện tích chiếm đất (ha) Thời hạn tíh khấu hao (năm) 1 2 3 4 5 Trạm bơm nước thô 315.000m3/ngày (phần xây dựng) 7209,5 1,6 25 Nhà máy xử lý nước (phần xây dựng) 46.648,0 7,0 25 Bể chứa nước sạch 43.500m3 3392,0 7,0 20 Trạm bơm nước sạch 300.000m3/ngày Hệ số giờ cao điểm K = 1,4 - Các thiết bị lớn (máy bơm nước thô, nước sạch và 60% thiết bị củ nhà máy xử lý nước) 5795,2 15 ống chuyển tải nước sạch (26,2km, đường kính ống D900 đến D2000mm) 42.406,2 44,9 25 Đường dây điện 289,8 - 8 Phí giải toả đất (1,6 ha + 7,0 + 44,9) 11.529,7 53,5 25 Tổng cộng: 117.333.600 USD) ằ (GXL + GTB + GK) 117.333,6 b. Tính khấu hao Phương pháp tính khấu hao (KH) là khấu hao đều trong từng kỳ. Kỳ 1: 8 năm, ứng với thời điểm “khấu hao hết” đối với TSCĐ có TKH= 8 năm Kỳ 2: 15 năm kể từ gốc (năm 2000, tức t = 0), ứng với TSCĐ có TKH = 15. Kỳ 3: 20 năm từ gốc (t = 0), ứng với TSCĐ có TKH = 20 năm Kỳ 4: 25 năm, ứng với thời điểm mọi TSCĐ của dự án BOT đã khấu ao hết. Tính chi phí khấu hao hàng năm (bảng 4) c. Lập bảng tính khấu hao Bảng 4: Chi phí khấu hao hàng năm Năm Chi phí khấu hao theo giá hiện hành (*) (1000USD) Hệ số chiết khấu với i=3% (lấy bằng tỷ lệ lạm phát) Chi phí khấu hao theo MB năm 2000 Ghi chú Kỳ 1: 8 năm Năm thứ 8, TSCĐ có T/T là 26, hết khấu hao 2000(*) 2001 2002 .. 2005 .. 2008 7323 7323 7323 .. 7323 .. 7323 t = 0 1,03; t = 1 1,0609; t = 2 .. 1,1593 .. 1,2668 7109,7 6902,6 . 6316,9 . 5780,8 Kỳ 4: 5 năm Mọi TSCĐ đều khấu hao hết Kỳ 3: 5 năm TSCĐ có T/T là 3 (trong bảng 3) hết khấu hao Kỳ 2: 7 năm TSCĐ có T/T là 4 (trong bảng 3) hết khấu hao 2009 . 2012 . 2015 4384 .. 4384 .. 4384 1,3048 . 1,4258 . 1,5579 3360,0 . 3074,8 . 2813,9 2016 2020 3100 . 3100 1,6047 .. 1,8061 1931,8 . 1716,4 2021 2025 2925 . 2925 1,8603 . 2,0938 1572,3 . 1397,0 2.2.1.3. Chi phí trả lãi vay trong thời gian vận hành Lãi vay củ dự án cấp nước sạch theo hợp đồng BOT cần lưu ý mấy điểm sau: Vốn vay của cổ đông chỉ chiếm 23% (tổng chi phí cho DA) Vốn vay chiếm 70% (vay của nhiều nguồn với lãi suất khác nhau, trả đều nợ gốc và lãi hàng năm) Vốn vay trong thời gian xây dựng đã nhập lãi vào vốn XD và được tính khấu hao trong thời gian vận hành Vốn vay trong thời gian vận hành (lãi vay cố định, lãi vay vốn lưu động) được tính lãi tại bảng 5. Bảng 5: Xác định tổng lãi vay trong thời gian vận hành Năm (gốc 2000) Lãi vay vốn cố định (1000USD) Lãi vay vốn lưu động Tổng cộng lãi vay (1000USD) Nguồn A Nguồn B Nguồn C 2001 2005 . 2007 1334,7 .. 1111,9 . 977,6 2135,5 . 1213,8 . 658,2 1868,5 . 1418,6 . 1147,4 28,6 . 31,0 . 32,4 5367,3 . 3775,3 . 2815,6 2008 . 2010 903,8 . 741 - - - 998,4 670,8 32,4 32,4 1934,6 1444,8 2011 2012 625,5 557,6 - - - - 32,9 32,9 685,4 590,5 2013 . 2025 - - - - - - - - 32,9 32,9 32,9 32,9 * Ghi chú: Cách tính tiền lãi trong bảng 5 hoặc theo sơ đồ sau (Hình 4) Số nợ đầu năm t = 1 Trả lãi vay năm t1 (L1) Số nợ đầu năm (t+1) Trả đều nợ gốc năm t1 Số nợ đầu năm t = 2 Trả lãi vay năm t2 (L2<L1) Số nợ đầu năm (t2+1) Trả đều nợ gốc năm t2 Số nợ đầu năm t = 3 . . Hình: H1 - Sơ đồ mô tả cách tính “số nợ đầu năm t” 2.2.1.4. Tổng hợp chi phí sản xuất (giá thành sản xuất) hàng nam và tính giá thành cho 1m3 nước sạch. a. Công thức: (2) Trong đó: Z(t): Giá thành sản xuất của năm t (tương ứng với số lượng sản phẩm Qt=) Chđ(t): Chi phí hoạt động của năm t (Chđ(t) = CF(t) + CV(t)) CKH(t): Chi phí khấu hao của năm t (có kể đến hệ số chiết khấu K = 1,03 do lạm phát, lấy bằng 3%) CL(t) : Trả lãi vay của năm t b. Ví dụ tính toán Z(t) và giá thành sản xuất cho 1m3 nước sach (xem bảg 6). c. Bảng 6: Tính chi phí sản xuất hàng năm (Z(t) và giá thành 1m3 nước sạch (lấy bằng giá năm 2000 làm gốc) Năm Chi phí hoạt động hàng năm (1000USD) Chi phí khấu hao hàng năm (1000USD) Chi trả lãi vay hàng năm (1000USD) Tổng chi phí sản xuất (chưa kể VAT) 1000USD Sản lượng nước sạch hàng năm 1000m3 Giá thành sản xuất (USD/m3 NS) 1 2 3 4 5 6 7 2001 6968,0 7109,7 5367 19.444,7 93.075 (255.000m3/ngày) 0,2089 . . . . . . . 2005 7689,1 6316,9 3775,3 17.781,3 109.500 (300.000m3/ngày) 0,1624 . . . . . . . 2008 8113,0 5780,8 1934,6 15.828,4 109.500 0,1446 . . . . . . . 2012 8143,1 3074,8 590,5 11.808,4 109.500 0,1078 . . . . . . . 2025 8285,8 1397,0 32,9 9.715,7 109.500 0,0887 * Ghi chú: Chi phí KH hàng năm được đưa về MB giá năm 2000 với hệ số b. Tính giá thành cho 1m3 NS (Z): d. Giá thành sản xuất và giá bán buôn (bán sỉ) nước sạch của công ty BOT phân phối công ty kinh doanh nước sạch (CTKDNS). Bảng 7: Giá thành và giá bán nước của nhà máy nước (chưa kể VAT) Giá thành sản xuất (*) qua các năm Z (USD/m3) Giá bán trung bình từng thời kỳ (USD/m3NS) Giá bán trung bình trong suốt thời kỳ tồn tại của DA (25 năm) Từ tháng 01/2001 đến tháng 12/2008 0,2631 8 năm Từ tháng 01/2009 đến tháng 12/2025 0,2061 17 năm (nếu tính ra VND /14.400/USD) thì giá bán bình quân 3.229,92 NVĐ/m3 (theo MB giá năm 2000) 2001: 0,2089 . 2005: 0,1624 . 2008: 0,1446 2012: 0,1078 . 2025: 0,0887 Ghi chú: (*) Giá thành sản xuất qua các năm lấy theo kết quả tính toán tại bảng 6. 2.2.1.5. Ước lượng sơ bộ về lợi nhuận bán hàng (bán buôn) của công ty BOT (sản xuất nước sạch). 5.1. Tính giá thành bình quân. a. Giai đoạn từ tháng 01/2001 đến tháng 12/2008 (8 năm) USD/m3NS b. Giai đoạn từ tháng 01/2009 đến tháng 12/2025 (17năm) USD/m3NS c. Tính bình quân cho suốt thời gian 25 năm USD/m3NS (tương đương 1.755,36 NVD/m3) 5.2. Lợi nhuận thô tính trên 1m3 nước sạch 2.2.2. Giá mà công cộng phân phối cho TDCN a. Những loại SPHH mà công cộng phân phối miễn phí cho mọi cư dân đô thị; loại nài được gọi là “SPHHCC thuần tuý”. Về hình thức tính toán kinh tế thì đó là các SPHHCC có chi phí cận biên khi có thêm 1 người sử dụng bằng “không - 0”. Đôi khi do thu không bõ chi nên người ta cũng không thu lệ phí sử dụng. Thí dụ như hệ thống chiếu sáng đường phố; sử dụng hệ thống cầu đường nội thành, vườn hoa công viên của các tiểu khu;. b. Những loại SPHHCC khi sử dụng nó, người dân phải nộp một khoản lệ phí nhất định. Loại này được người ta gọi là “SPHHCC không thuần tuý”. Việc phân chia thành SPHHCC thuần tuý và không thuần tuý cũng chỉ là tương đối, hơn nữa khái niệm này không phải ở đâu cũng hiểu như vậy, nhưng ta cũng nên biết để tri thức thêm phong phú. 2.2.2.1. Giá bán nứoc sạch cho cư dan đô thị (giá bán lẻ) Người trực tiếp làm nhiệm vụ phân phối nước sạch cho cư dân đô thị là các công ty kinh doanh nước sạch - CTKDNS. Nhà nước mua nước sạch của nhà sản xuất theo giá bán buôn (bán sỉ) còn CTKDNS phân phối nước sạch cho cư dân theo giá bán lẻ. Việc mua bán các hàng hoá bình thường khác thì thông thường “giá bán buôn” phải thấp hơn “giá bán lẻ” nhưng đối với một sốg hàng hoá thiết yếu thì Nhà nước có chính sách “trợ giá” để nhà phân phối bán lẻ với giá hạ sao cho mọi cư dân đô thị đều có thể mua được. Nhưng để đảm bảo tính công bằng hợp lý trong phân phối thì cần phân biệt: nước sạch sinh hoạt; nước sạch dùng cho sản xuất, kinh doanh. Mặt khác phải có mức giá hợp lý để tiêu dùng được tiết kiệm. a. Các cách thức dùng để định giá bán lẻ nước sạch. + Cách 1: Đối với nước sinh hoạt: tính giá thống nhất, không phân biệt số lượng tiêu thụ Đối với nướ phân phối cho sản xuất, kinh doanh thì giá bán lẻ nước sạch cũng phải tính theo giá kinh doanh, tức là đủ bù mọi chi phí và có lãi. Do đó giá bán nước sạch cho sản xuất, kinh doanh phải cao hơn giá nước sinh hoạt (ở Việt Nam thường cao hơn gấm 3 - 4 lần). Đây cũng là một tiềm năng để nhà phân phối kinh doanh có lãi. Cách phân phối này trong tình trạng tài nguyên nước ngày càng khan hiếm thì không đủ sức phục vụ. Vì nước sạch dùng cho sinh hoạt dễ bị phung phí do “giá bao cấp” quá rẻ! + Cách 2: Đối với nước sinh hoạt: Do nước sạch khan hiếm nên có thể dùng giá cả để điều tiết tiêu dùng và khuyến khích tiết kiệm. Theo cách này thì: cần xác định hợp lý mức nước tiêu thụ cho 1 người trong 1 ngày đêm (số lít nước sạch/1 người/1ngày đêm) và số lượng nước tối đa cho 1 gia đình (dùng 1 đồng hồ đo nước) được hưởng mức “giá bao cấp”. Sự phức tạp bắt nguồn từ chỗ, 1 gia đình Việt Nam ở di động bình quân có mấy người? Mặc dù ta vẫn vận động “một gia đình chỉ nên có từ 1 đến 2 con”, nhưng thực tế đời sống còn nhiều thứ cần xem xét để cho mọi gia đình đều được cung cấp một lượng nước sạch tối thiểu cần thiét nếu không lại phải mở thêm bệnh viện vì bệnh tật thường theo nước không sạch vào người. Từ trên số lượng nước sạch được xác định là “tối thiểu cần thiết” thì giá nước được tính luỹ tiến theo các mức. Thí dụ, mỗi gia đình được 20m3 được tính giá 2.000 đ/m3 Từ > 20 - 25m3 được tính giá 2.500 đ.m3 > 25 - 30m3 được tính giá 3.000 đ/m3 > 30m3 được tính giá (4.000 - 5.000đ/m3) < (giá nước dùng cho sản xuất, kinh doanh) Các cơ quan chức năng của Nhà nước cần thẩm tra và kiểm soát việc tính giá bán lẻ nước sạch cho cư dân và các doanh nghiệp. b. Nội dung các chi phí tạo thành giá bán lẻ nước sạch. . 2.2.2.2. Giá bán lẻ điên năng cho cư dân di động. .. Chương III: Phương pháp đánh giá sản phẩm dịch vụ công cộng Dịch vụ là một hình thức đại hội lấy hình thức lao động sóng để đáp ứng đầy đủ yêu cầu của cuộc sống và sản xuất. Nó thông qua phương thức nào đó để nâng cao tất cả các hoạt động kinh tế trog lao động sản xuất và mức sống của con người đồng thời nó cũng là sản phẩm của sức sản xuất và trình độ khoa học - kỹ thuật của loài người đã phát triển đến một giai đoạn nhất định. 3.1. Đối tượng và mục đích của dịch vụ; phương thức thực hiện Đối tượng của dịch vụ là các mạt của sản xuất và sinh hoạt Phương thức dịch vụ rất đa dạng tuỳ vào các đối tượng khác nhau, dịch vụ mang tính sản xuất như in tiền tệ, vận chuyển, bảo hiểm, bảo dưỡng và sửa chữa,; dịch vụ mang tính sinh hoạt như du lịch, dịch vụ khách sạn, nhà hàng, mỹ viện Mục đích của dịch vụ: vừa để nâng cao tỷ lệ lao động sản xuất, vừa để nâng cao mức sống của con người. 3.2. Phạm vi nghiên cứu. Dịch vụ công cộng rất đa dạng, trong chương này chỉ đề cập đến một vài loại dịch vụ mà Nhà nước phải mua của các doanh nghiệp Nhà nước hoạt động công ích (DNNNCI) để phục vụ đời sống của cư dân di động và bảo vệ môi trường, như dịch vụ vệ sinh - môi trường, Một số dịch vụ thiết yếu do công cộng cung cấp cho cá nhân cũng được đề cập đến, như dịch vụ đào tạo phải trả học phí, dịch vụ 3.3. Quyết sách định giá trong ngành dịch vụ công cộng. Sách lược mang tính quyết định của việc định giá trong lĩnh vực dịch vụ bao gồm 2 nội dung: Xác định mục tiêu đánh giá Phương pháp định giá SPDV. 3.1.1. Mục tiêu định giá SPDV đối với các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh dịch vụ. Định giá dịch vụ sao cho có được một mức doanh thu nhất định Chiếm lĩnh được một tỷ lệ thị trường (thị phần) tương xứng với quy mô và uy tín của doanh nghiệp Để thực hiện được 2 mục tiêu trên, cần thực hiện một số biện pháp cụ thể sau: Đặt ra mức lãi ít để bán được nhiều SPDV Điều tiết hợp lý nhu cầu (bằng chất lượng phục vụ và giá cả cạnh tranh) Kích thích tiêu dùng (quảng cáo, tiếp thị,) 3.3.2. Phương pháp định giá SPDV Nói chung các cách đánh giá cho SPHH đều có thể dùng được cho SPDV. Riêng đối với các SPDV thường dùng 2 cách định giá sau đây. a. Cách đặt giá theo uy tín của “Nhà cung cấp dịch vụ” (có thể là tư nhân hay doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ - DNKDDV). Theo cách này thì “người phục vụ” phải có tiếng tăm cao và giá cả SPDV của họ cũng đặt giá cao tương ứng. Do đó khi đặt giá cần tự đánh giá “vị thế của mình” trên thị trường. Cơ bản là chất lượng SPDV phải tương xứng với giá cả và xem thị trường có thể chấp nhận không. b. Cách đặt giá theo phân cấp, định bậc. Sản phẩm dịch vụ phức tạp, đa dạng có chất lượng khác nhau tuỳ lúc, tuỳ khách nên nhà cung cấp không thể định giá qua tỷ mỉ. Chỉ nên chia hàng hoá ra mấy cấp, mỗi cấp lại có thể chia ra vài ba bạc. Chẳng hạn có thể chia ra 3 cấp theo cách phân chia các tầng lớp xã hội: bậc bình dân; bậc trung; dịch vụ cao cấp. Trong mỗi cấp lại có thang bậc chất lượng khác nhau để vừa với tùi tiền của từng khách hàng. Có một gợi ý rằng “dựa theo trạng thái phân bố chuẩn” để định ra thứ bậc giá cả. Muốn thử nghiệm ý tưởng này có các thông tin sau: B1. Các ngưỡng thu nhập để xếp cư dân đô thị vào các tầng lớp: Người nghèo Tầng lớp trung gian Người giàu có Ngưỡng thu nhập: ? Ngưỡng thu nhập: ? Ngưỡng thu nhập: ? B2. Tỷ lệ của các tầng lớp dân cư theo mức sống giàu - nghèo nêu trên. B3. Hình dung ra một sự phân bố dân cư theo mức thu nhập để phục vụ cho việc xác định cơ cấu SPDVCC để đầu tư cho việc mua sắm trang thiết bị thích hợp. Ví dụ: BD: SPDV cấp bình dân (25%) BT: SPDV cấp bậc trung (65%) CC: SPDV cao cấp (10%) 3.4. Phương pháp định giá (xác định chi phí) đối với SPDVCC. Như đã biết, SPDVCC là loại sản phẩm phi vật thể vpj cho cả cộng đồng người. Tương tự như đối với SPHHCC, các SPDVCC cũng được chia ra làm 2 loại: + SPDVCC thuần tuý: Loại dịch vụ này do Nhà nước cung cấp miễn phí cho cư dân đô thị, ví dụ như: Dịch vụ đảm bảo trật tự công cộng và an toàn xã hội; an ninh quốc gia; DVCC về giao thông và chiếu sáng đô thị; DVCC đảm bảo vệ sinh môi trường, cảnh quan đô thị; Bảo vệ sức khoẻ cộng đồng (phòng, chống dịch bệnh) Đảm bảo các điều kiện cho giáo dục phổ cập, giáo dục cộng đồng thực hiện phát luật, . + SPDVCC không thuần tuý (sử dụng hoặc hưởng thụ phải trả tiền) Cư dân di động sử dụng loại dịch vụ này phải trả tiền bằng hình thức lệ phí hoặc mua vé. Tuy vậy, phần lớn các DVCC không thuần tuý mà người hưởng thụ phải nộp lệ phí là “thanh toán sòng phẳng”, chẳng hạn như nộp học phí cho các bạc học ở các trường công lập; viện phí ở các bệnh viện công; trả tiền nước sạch sinh hoạt trong mức tối thiểu; phí thoát nước thải di động; phí vệ sinh thu gom rác thải; Sau đây trình bày cách tính toán “giá SPDVCC” mà Nhà nước phải mua để cung cấp cho di động và giá SPDV hoặc lệ phí mà người hưởng thụ phải chi trả. 3.4.1. Chi phí các DVCC mà Nhà nước phải trả để cung cấp cho cư dân đô thị. 3.4.1.1. Xác định chi phí thu gòm rác công cộng do các doanh nghiệp công ích Nhà nước (DNCINN) thực hiện. Các chi phí để thực hiện một công việc nói chung, thường gồm các khoản mục: - Chi phí vật liệu - Chi phí nhân công - Chi phí máy hoặc thiết bị thu gom và đổ rác. Đối với việc thu gom và đổ rác, không có chi phí vật liệu nên chỉ còn 2 khoản mục tính toán: - Chi phí nhân công; - Chi phí dụng cụ, thiết bị thu gom và thuê ô tô vận chuyển. A. Chi phí nhân công cho việc thu gom rác do DNNNCI thực hiện. a. Trước hết cần xác định tiền lương tối thiểu cho công việc này theo các quy định hiện hành. Tại thông tư 05-2001/TT-BLĐTBXH - ngày 29/01/2001 về “Hướng dãn thực hiện giảm tiền lương và thu nhập đối với doanh nghiệp Nhà nước (kể cả doanh nghiệp hoạt động dịch vụ DNNNNI-TG), đã hướng dẫn cách tính tiền lương tối thiểu điều chỉnh (TLmin) để tính ĐGNC trong giá SPDVCC theo công thức. TLmin = LTT. (1 + Kđc) (3.1) Trong đó: LTT: Mức lương tối thiểu chung do chính phủ quy định trong từng thời kỳ; ví dụ thời kỳ từ tháng 01/2003 đến nay - tháng 6/2004 lấy LTT là 290.000đ/tháng Kđc: Hệ số điều chỉnh tăng thêm mức lương tối thiểu chung (do xét đến tính chất công việc và đặc điểm nghề nghiệp) tuỳ theo cung - cầu lao động và giá thuê nhân công theo từng địa bàn; Kđc = K1 + K2 (3.2) Trong đó: K1: Hệ số điều khiển theo vùng (căn cứ vào cung - cầu lao động và giá sinh hoạt) - bảng 8 K2: Hệ số điều chỉnh theo ngành Bảng 8: Hệ số K1 (điều chỉnh theo địa bàn) (Đối với DNNNNI) - Theo TT-05/2001, ngày 29/10/2001 Hệ số điều chỉnh tăng thêm LTT 0,3 0,2 0,1 Địa bàn Đối với các doanh nghiệp đóng trên địa bàn TP Hà Nội và TP HCM Đối với các doanh nghiệp đóng trên địa bàn TP loại II, gồm: Hải Phòng, Nam Định, Vinh, Huế, Đà Nẵng(*), Quy Nhơn, Nha Trang, Đà Lạt, Biên Hoà, Vũng Tàu, Cần Thơ (*), TP Hạ Long, các khu công nghệ tập trung Đối với các doanh nghiệp đóng trên địa bàn cá tỉnh còn lại (*) Hiện nay TP Đà Nẵng, TP Cần Thơ đã được Nhà nước xếp vào TP loại I (TG) + Hệ số K2: Hệ số điều chỉnh theo ngành, căn cứ vào vai trò, ý nghĩa của ngành trong phát triển kinh tế, mức độ hấp dẫn, Chia lam 3 nhóm ngành (Theo TT-05/2001.,ngày 29/01/2001) - Nhóm 1, có hệ số K2 = 1,2, gồm các ngành: Khai thác khoáng sản Luyện kim Dầu khí XDCB Địa chất, đo đạc cơ bản - Nhóm 2, có hệ số K2 = 1,0, gồm các ngành: Trồng rừng, khai thác rừng Nông nghiệp, thuỷ lợi Dịch vụ vệ sinh môi trường, cấp - thoát nước - Nhóm 3, có hệ số K2 = 0,8, gồm các ngành: Du lịch Bảo hiểm Thương mại Xổ số kiến thiết Ví dụ: Xác định hệ số điều chỉnh chung Kđc, điều chỉnh lương tối thiểu theo quy định chung của Nhà nước, để xác định ĐGNC của ngành “dịch vụ vệ sinh môi trường) - DVVS - MT - Cấp thoát nước. Giả dụ, một công ty môi trường đô thị (CTMT - ĐT) có 10 đơn vị thành viên, trong đó có 8 đơn vị hoạt động trong các quận nội thành, mỗi đơn vị biên chế 200 công nhân; có 2 đơn vị hoạt động tại các khu công nghiệp tập trung, mỗi đơn vị biên chế 50 công nhận. Vậy “khung lương tối thiểu” theo quy định hiện hành của Tổng công ty MT - ĐT nêu trên được xác định như sau: + Xác định hệ số điều chỉnh theo địa bàn (K1). + Hệ số điều chỉnh theo ngành (dịch vụ VS - MT, thuộc nhóm 2) Theo TT - 05/2001/TT-BLĐTBXH, ngày 29/01/2001, ta có K2 = 1,0 + Vậy hệ số điều chỉnh chung (Kđc) là Kđc = K1 + K2 = 0,294 + 1,0 = 1,294 (Theo quy định hiện hành thì Kđc không được lớn hơn 1,50) Nếu lấy LTT = 290.000đ/tháng thì mức lương tối thiểu (Lmin) được phép áp dụng cho ngành DVVS - MT là Lmin = 290.000 đ/tháng x 1,294 = 375.260 đ/tháng b. Xác định tiền lương cấp bậc đối với dịch vụ VS-MT đô thị Công thức: LCB = Kmlbq x Lmin (3.3) Trong đó: LCB: lương cơ bản bình quân (của tổ, nhóm công nhân hưởng lương sản phẩm) Kmlbq: Hệ số mức lương bình quân đối với công việc thu gom rác công cộng, hệ số mức lương thuộc nhóm II trong bảng lương A8 (thang lương 7 bậc) (xem bảng 9) Bảng 9: bảng lương A8 (trích); có 3 nhóm mức lương Nhóm mức lương Hệ số lương theo bậc thợ I II III IV V VI VII Nhóm I 1,35 1,47 1,62 1,78 2,18 2,67 3,28 Nhóm II 1,40 1,55 1,72 1,92 2,33 2,84 3,45 Nhóm III 1,47 1,71 1,98 2,30 2,70 3,17 3,37 Muốn xác định Kmlbq thì phải xác định cấp bậc thợ bình của đơn vị hưởng lương sản phẩm: (3.4) Giả sử, xác định được (mức lương của công nhân thu gom rác thuộc nhóm II) Ta có: = 1,72 + 0,1 = 1,82 LCB(3,5/7) = 1,82 x 375.260 đ/tháng = 682.973,20 đ/tháng c. Xác định đơn giá tiền lương cho 1 giá công là: ĐGTl đ/giờ công d. Đơn giá nhân công (tiền công tính cho 1 giờ công) ĐGNC = ĐGTL x KTC, trong đó DTC là h số kể đến các khoản phụ cấp (có thể) được hưởng e. Các khoản phụ cấp e1 - Phụ cấp khu vực (TT-15/BLĐTBXH - 02/6/1993) (xem trang 82,) (có các mức: 0,10; 0,20; 0,30; 0,40; 0,50; 0,70; 1,0) so với LTT * Có danh mục từng địa phương trong cả nước ứng với mức phụ cấp khu vực. e2 - Phụ cấp thu hút: Có 4 mức 20%, 30%, 50%, 70% so với lương cấp bậc, chức vụ, lương chuyên môn nghiệp vụ. Thời gian hưởng phụ cấp thu hút từ 3 - 5 năm tuỳ thuộc vào điều kiện khó khăn dài hay ngắn. e3 - Phụ cấp làm đêm: từ 22h - 6h hoặc từ 21 h - 5 h tuỳ theo mùa (Phụ cấp làm đêm) = e4 - Phụ cấp lưu động (3 mức: 0,20, 0,40, 0,60) so với LTT 0,40: Làm việc tại các công trình xây dựng ở miền núi, đảo xa 0,60: Khảo sát tìm kiếm địa chất, khảo sát xây dựng công trình thủy điện e5 - Phụ cấp độc hại, nguy hiểm Điều kiện áp dụng: những nghề, công việc hoặc nơi làm việc có một trong các điều kiện dưới đây được xem xét áp dụng phụ cấp độc hại, nguy hiểm: Tiếp xúc trực tiếp với chất độc, khí độc, bụi độc với nồng độ cao Làm viẹc trong môi trường chịu áp cao hoặc thiếu dưỡng khí, không khí Làm việc ở nơi quá nóng hoặc qúa lạnh phát sinh từ công nghệ sản xuất mà không khắc phục được. Những công việc phát sinh tiếng ồn lớn hoặc làm việc ở nơi có độ rung liên tục với tần số cao vượt quá tiêu chuẩn ATLĐ. Làm việc ở nơi có phóng xạ, tia bức xạ lớn hoặc điện từ trường vượt quá tiêu chuẩn cho phép. Làm việc ở môi trường dễ bị lây nhiễm và mắc bệnh. Phụ cấp độc hại gồm 4 mức: 0,1; 0,2; 0,3; 0,4 so với mức lương tối thiểu Cách chi trả: trả cùng kỳ lương hàng tháng Tính theo thời gian thực tế ở nơi độc hại: làm từ 1h - 4 h đ tíh 1/2 ngày; làm > 4h tính hết cả ngày Đối với doanh nghiệp, phụ cấp này được tính trong đơn giá tiền lương e6. Phụ cấp đắt đỏ Phụ cấp này áp dụng đối với những nơi có giá lương thực, thực phẩm, dịch vụ cao hơn 10% trở lên so với bình quân chung của cả nước. Chỉ số giá sinh hoạt được tính theo khu vực thành thị, nông thôn ở từng tỉnh thàn phố do Tổng cục Thống kê công bố. - Phạm vi xác định mức phụ cấp đó là huyện, thị xã, + Mức phụ cấp đắt đỏ, 5 mức: 0,1; 0,15; 0,20; 0,25; 0,30 so với LTT + Ví dụ 2: Xác định đơn giá tính cho 1m3 rác thải (gồm thu gom và vận chuyển rác đến nơi tập trung và xử lý rác). Lấy 1 nhóm 4 công nhân coi như là một “mắt xích” trong tổ chức lao động thu gom rác, trong đó có 1 công nhân bậc 4/7 làm nhóm trưởng và 3 tổ viên được trang bị 2 xe rác vận chuyển rác gom vào để chuyển lên ô tô rác. Thành phần nhóm và cac thông tin cho trong bảng 9. Giả sử mức giao khoán cho nhóm là 4,5m3 rác/ca. Bảng 9: Biên chế nhóm công nhân Bậc thợ, hệ số lương Nhóm mức lương I II III IV V VI VII Mức lương nhóm II (của bảng lương A8) công trình đô thị 1,40 1,55 1,72 1,92 2,33 2,84 3,45 Ta có: Cấp bậc thợ bình quân: và hệ số mức lương tương ứng là: Tiền lương cấp bậc (LCB) bình quân: LCB = Lmin x 1,68 Nếu lấy Lmin = 375.260 đ/tháng (thep kết quả của ví dụ 1) Thì LCBbq = 375.260đ/tháng x 1,68 = 630.436,80 đ/tháng - Đơn giá tiền lương 1 giờ công: = 3.031 đ/giờ công - Mức hao phí lao động của nhóm tính bình quân cho 1m3 rác thu gom: * Muốn có định mức lao động thì cần thu thập số liệu tương tự như trên của một số nhóm cần thiết rồi tính ĐMlđ theo công thức sau: , (3.4) Ví dụ: ta có M1 = 6,40 gc/m3; M2 = 6,80gc/m3; M3 = 7,30; M4 = 6,50; M5 = 7,00 ĐMlđ = 6,7686 ằ6,77 gc/m3 Nếu tính theo công thức trung bình đơn giản: Ta có chi phí nhân cong (LCB) tính cho 1m3 rác thu gom là: ĐGNC = 6,77 gc/m3 x 3.031 đ/gc = 20.519,870 đ/m3 rác ĐGNC(*) = 20.520 đ/m3 rác B. Chi phí trực tiếp thiết bị thu gom; dụng cụ cầm tay (xẻng, chổi) và trang bị bảo hộ lao động cho công nhân thu gom rác thải sinh hoạt. Khấu trừ thiết bị (KTTB) 2 xe gom rác x 400.000 đ/cái = 800.000đ, khoán dùng 12 tháng. Vậy mỗi tháng 30 ngày phải khấu trừ: = 66.667 đ/tháng; mỗi ca phải chịu chi phí: = 2222 đ/ca và 2222đ/5m3 = 444,4 đm3 Ta có: KTTB = 444,4 đ/m3rác Dụng cụ cầm tay và trang bị bảo hộ giao (khoán) trực tiếp cho người lao động giả sử lấy bằng 60% lương cơ bản (CNXD được cấp 4% LCB) Chi dụng cụ cầm tay và bảo hộ lao động (DC-BH) là DC - BH = 20.520,00 x 0,06 = 1231,2 đ/m3 Vậy khoản mục khấu trừ thiết bị, dụng cụ cầm tay và bảo hộ lao động là: (DC - BH) = 444,4đ/m3 + 1231,2 đ/m3 = 1675,6đ/m3 ĐGTGR = 1675,6 đ.m3 + 20.520 đ/m3 = 22.190,0đ/m3 rác thu gom thủ công. - Xác định hệ s tăng thêm ĐGTGR do xét đến các khoản phụ cấp (KTC) và đối với các DNNNNI thì được tính vào đơn giá NC. Giả sử: việc thu gom rác được hưởng phụ cấp theo khoản C5 của mục C là “làm việc ở môi trường dễ bị lây nhiễm và mắc bệnh” và chọn mức phụ cấp 0,2LTT. ở đây lấy mức lương tối thiểu chung là: 290.000đ/thág, vậy số tiền phụ cấp là: 0,2 x 290.000 đ/tháng = 58.000 đ/tháng ở đây, có: KTC = KTC = 1,092 Sau khi điều chỉnh khoản phụ cấp độc hại, nguy hiểm thì đơn giá tiền công sẽ la: ĐGTC = Lgc x KTC = 3.031 đ/gc x 1,092 = 3.309,85 đ/gc Và = 6,77 gc/m3 x 3.309,85 đ/gc = 22.407,68đ/m3 Ta có = 1675m60 + 22.407,68 = 24.082,68đ/m3 * Nếu có thêm các khoản phụ cấp nữa so với LTT thì cũng tính tương tự (ví dụ, phụ cấp đắt đỏ theo khoản C6 của tài liệu này;). 3.4.1.2. Phí học tập đối với các trường đại học và cao đẳng công lập Các trường đại học và cao đẳng hiện nay được xếp vào các đơn vị sự nghiệp có thu. Người học phải nộp học phí theo quy định của Nhà nước đối với từng loại và từng trường. Trong kinh tế thị trường, xét về mặt khái niệm thì đây cũng là một loại “hàng hoá công cộng không thuần túy”, tức là người muố được hưởng lợi ích này phải trả tiền. Để hiểu được thực sự của mức chi phí để bảo đảm đào tạo cho một sinh viên và mức học phí mà sinh viên phải nộp chỉ là một khoản “lệ phí” để hưởng DVCC này, mục này sẽ nêu ra một số số liệu về nguồn và mức chi phí hàng năm ứng với chỉ tiêu tuyển dụng của một trường đại học làm ví dụ. 3.4.2. Phương pháp định giá đối với sản phẩm văn hóa Sản phẩm văn hoá nói trong mục này nằm trong phạm vi của khái niệm “SPDVCC mà người hưởng lợi phải trả tiền”, có tài liệu gọi là SPDVCC nói trên là “hàng hoá công cộng không thuần tuý” - HHCCKTT Ví dụ như sản phẩm sách báo, phim ảnh, biểu diễn nghệ thuật, các hình thức vui chơi giải trí Người ta thường định giá các SPDV văn hoá dựa vào giá thành.”Giá thành sản phẩm văn hoá là tổng hoà các chi phí cần thiết để chi trả tiền lương và đầu tư trí lực của người làm công tác văn hoá để sáng tạo ra SPVH”. + Giá thành SPVH: các loại chi phí tạo nên giá thành SPVH, thí dụ như giá thành sản phẩm biểu diễn nghệ thuật, gồm các khoản: Chi cho sáng tác kịch bản; thiết kế sân khấu Chi phí về đạo cụ, trang phục Chi phí cho bố cục, trang trí sân khấu Chi phí cho phổ nhạc, nhạc cụ, thiết bị âm thanh Chi phí cho thiết bị ánh sáng, ảo đăng, Chi phí quảng cáo Tiền lương diễn viên và các khoản phụ cấp biểu diễn Chi phí quản lý đoàn nghệ thuật + Vai trò và ý nghĩa của giá thành SPVH. Giá thành SPVH là cơ sở để bù đắp hao phí vật chất và tinh thần. Hạch toán giá thành SPVH có lợi cho việc duy trì và mở rộng tái sản xuất SPVH. Giá thành SPVH là căn cứ quan trọng để định giá SPVH Tăng cường hạch toán giá thành SPVH góp phần thúc đẩy giảm giá thành để giảm giá bán SPVH mong sao phục vụ được đông đảo công chúng cũng chính là phục vụ cho lợi ích của doanh nghiệp; vì rằng, lãi ít nhưng bán được nhiều SPVH thì tổng lợi nhuận có thể tăng cao bất ngờ + Giá cả hàng hoá văn hóa; Xét về hình thái vận động của giá cả có thể phân làm 2 loại: giá cố định và giá tự do. Giá cố địh do Nhà nước quy định nhằm bảo hộ một số hàng hoá có hiệu ích xã hội tương đối lớn. Ví dụ, giá báo chí, giá biểu diễn nghệ thuật, giá sách kinh điển hoặc luật pháp; giá sách giáo khoa các cấp, Giá tự do: là loại giá hoàn toàn do cơ chế truyền quyết định. Xét về tác động của cơ chế thị trường thì giá cả SPVH chia ra làm 2 loại: Giá bình thường: là mức giá hình thành trong cạnh tranh của thị trường SPVH; loại giá này dao động tương đối lớn trong thời gian ngắn (sản phẩm lịch hàng nam, băng đĩa,) Giá lũng đoạn: là giá SPVH cao hơn nhiều so với giá trị làm ra hàng hoá đó; vì nó là SPVH đặc thù do người sản xuất - kinh doanh giữ độc quyền (tranh, tượng nổi tiếng nguyên bản; các loại từ điển về ngoại ngữ, từ điển “kinh tế thị trường”, từ điển “bách khoa toàn thư”; các tác phẩm văn học có giá trị,) 3.4.3. Các loại bảo hiểm thưởng gặp đối với các cư dân di động. Đối tượng của các loại bảo hiểm trên là công nhân, viên chức và người dân đô thị hướng vào các yêu cầu bảo hiểm của đời sống: sinh, lão, bệnh, tử, thương tật, tàn phế, ở một số nước áp dụng mô hình kinh tế hỗn hợp dạng “kinh tế thị trường - xã hội” như ở CHLB Đức hay mô hình “kinh tế thị trường định hướng XHCN” như ở Việt Nam thì 2 loại bảo hiểm sau là bắt buộc đối với mọi công nhân, viên chức làm công ăn lương: BHXG để được hưởng lương hưu trí lúc về hưu hoặc hưởng trợ cấp khi thôi việc (ví dụ về mức nộp BHXH và mức lương hưu hoặc trợ cấp) Bảo hiểm y tế (BHYT) để đảm bảo rằng mọi công nhân, viên chức được khám chữa bệnh khi ốm đau để duy trì và phát triển lực lượng lao động xã hội. Mặt khác BHYT cũng là một sự bảo hiểm về tâm lý, nhất là đối với những người có thu nhập thấp khi bị ốm đau (ví dụ về mức nộp BHYT và những quyền lợi được hưởng) Ngoài ra các loại bảo hiểm khác là do tự nguyện! Ta cũng nên lướt qua một vài loại bảo hiểm để sự hiểu biết của chúng ta về lĩnh vực này thêm phong phú. a. Bảo hiểm tài sản: phí bảo hiểm và mức bồi thường bảo hiểm Người được bảo hiểm (NĐBH) phải nộp phí bảo hiểm Người bảo hiểm (NBH) là các công ty bảo hiểm có tư cách pháp nhân và được phép hành nghề tại Việt Nam phải bồ thường bảo hiểm do những thiệt hại mà “sự cố bảo hiểm” tạo ra theo đúng hợp đồng bảo hiểm (HĐBH) đã được cam kết giữa 2 bên. Hợp đồng bảo hiểm nhiều khi chỉ là một “Giấy chứng nhận bảo hiểm”, thí dụ “giấy chứng nhận bảo hiểm xe môtô, xe gắn máy”. + Phí bảo hiểm: Định mức phí bảo hiểm bằng tỷ lệ phí bảo hiểm mà NBH đề ra theo các loại bảo hiểm khác nhau nhân với số tiền bảo hiểm. Ví dụ: bảo hiểm tự nguyện vật chất xe máy, định mức phí bảo hiểm giửa sử là 1,2%; mức trách nhiệm về tài sản là 30 triệu đồng thì mức phí bảo hiểm về tài sản (MPBHTS) là: MPBHTS = 0,0012 x 30.000.000 đ/xe = 26.000 đ/xe + Mức tiền đền bù thường có thể tính theo 3 cách. * Cách 1: Đền bù theo tỷ lệ trách nhiệm, tức là tính mức bồi thường theo tỷ lệ số tiền bảo hiểm và giá trị thực tế của tài sản. Ví dụ, giá trị thực tế của tài sản là 15 triệu VNĐ, số tiền bảo hiểm (STBH) là 5 triệu VNĐ chiếm = 33,33% giá trị thực tế; nếu thiệt hại do tai nạn là 6 triệu VNĐ thì tiền bồi thường sẽ tính theo 33,335, tức là số tiền bồi thường (STBT) là: STBT= 33,33% x 6 tr = 0,3333 x 6tr = 1.999.800VNĐ/vụ * Cách 2: Bồi thường bảo hiểm hạng nhất, tức là bồi thường theo mức tổn thất thực té nhưng chỉ trong giới hạn số tiền bảo hiểm (STBH) STBH là 5 triệu đồng, nhưng nêu ra 2 trường hợp - TH 1: NĐBH bị thiệt hại 4,5 triệu đồng thì số tiền được bồi thường STBT được lấy bằng mức tổn thát thực tế: STBT = 4,5 triệu VNĐ (vì 4,5 triệu VNĐ < 5 triệu NVĐ) - TH 2: BĐBH bị thiệt hại 6 triệu VNĐ thì chỉ được bồi thường “trong giới hạn số tiền bảo hiểm”, tức là STBH = 5 triệu VNĐ (là mức cao nhất đã được ghi trong HĐBH). - Cách 3: Bồi thường giới hạn trách nhiệm, tức là sau khi xảy ra tai nạn, người bảo hiểm (CTBH) chỉ bồi thường đến mức mà hai bên đã thoả thuận từ trước. Cách thức bồi thường này thường sử dụng trong bảo hiểm các tài sản lớn hoặc bảo hiểm tính mạng. Thí dụ bảo hiểm xe môtô: trong giáy chứng nhận bảo hiểm xe mô tô (không phân biệt là loại xe gì) nếu xe có giá trị là 80 triệu VNĐ, khi gặp tai nạn bị hỏng hoàn toàn thì cũng chỉ được bồi thường theo mức trách nhiệm (MTN) là 30 triệu NVĐ như ghi trong HĐBH (tức là giấy chứng nhận bảo hiểm xe môtô), hoặc nếu người ngồi trên xe mô tô bị chết, tuy rằng tính mạng con người là vô giá không thể đếm được nhưng cũng chỉ được STBT là 30 triệu VNĐ theo MTN ghi trong HĐBH. 3.4.4. Xác định gía cho thuê nhà chung cư (được xây dựng có sự tài trợ củ Nhà nước) Các tài liệu tham khảo [1] - Kinh tế học công cộng - Joseph E.Stiglitz NXB Khoa học và Kỹ thuật (bản dịch của Trường ĐHKTQD) - Hà Nội 1995 [2] - Đại từ điển kinh tế thị trường (bản dịch tiếng Trung Quốc - 1993) Viện nghiên cứu và phổ biến tri thức bách khoa - Hà Nội - 1998) [3] - Văn bản hướng dẫn thực hiện chế độ tiền lương, xây dựng đơn giá tiền lương và Quy chế trả lương trong các doanh nghiệp NXBXD - Hà Nội 2002 [4] - Các số liệu chọn lọc trong các luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ của các đồng nghiệp Trường đại học xây dựng Bộ môn Tổ chức - Kế hoạch ------------- Đề cương môn học định giá sản phẩm hàng hoá và sản phẩm dịch vụ công cộng trong các đô thị - Bộ môn: Tổ chức - Kế hoạch - Số tiết: 30 - Ký hiệu: I. Đối tượng, mục đích, yêu cầu của môn học. 1. Đối tượng nghiên cứu: Môn học này nhằm vào việc lựa chọn phương pháp phù hợp để định giá (xác định chi phí đơn vị) cho từng loại “sản phẩm hàng hoá ccnj - SPHHCC” và “sản phẩm dịch vụ công cộng - SPDVCC” trong các đô thị của Việt Nam. Đối tượng giảng dạy của môn học: Sinh viên ngành “kinh tế và quản lý di động” - Mã ngành quản lý: QD Tài liệu này có thể dùng để tham khảo đối với cán bộ, sinh viên quan tâm đến việc định giá SPHHCC và các dịch vụ công cộng. 2. Mục đích: Trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về phương pháp, nội dung của việc định giá SPHHCC và SPDVCC; mặt khác thấy được sự khác biệt của phương pháp định giá này với cách định giá sản phẩm xây dựng (SPXD) hoặc các loại sản phẩm hàng hoá khác. 3. Yêu cầu học tập: Người học cần nắm được đặc điểm của từng loại SPHHCC; SPDVCC và cần tìm hiểu cơ sở kinh tế - xã hội, kinh tế học công cộng để vận dụng vào định giá các SPHH - DVCC trong các đô thị ở các nứoc có mô hinh kinh tế hỗn hợp, tương tự như Việt Nam: “kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa” mà mục tiêu cụ thể là: Dân giầu,nước mạnh, xã hội công bằng - dân chủ và văn minh! II. Phân bố thời gian của môn học Tên chương Tiết lý thuyết Tiết thực hành Mở đầu 1 Chương I: Những khái niệm cơ bản và phân loại SPHHCC và SPDVCC 3 Chương II: Phương pháp định giá SPHHCC trong các đô thị 10 3 Chương III: Phương pháp định giá SPDVCC 10 3 Cộng: 24 6 III. Nội dung chi tiết môn học Mở đầu: Chương I: Những khái niệm cơ bản, phân loại các SPHHCC và DVCC &1. Những khái niệm cơ bản 1.1. Khái niệm sản phẩm 1.2. Sản phẩm hàng hoá công cộng và SPDVCC 1.3. Sản phẩm hàng hoá tiêu dùng cá nhân $2. Phân loại các SPHHCC và SPDVCC 2.1. Đặc điểm và phân loại SPHHCC 2.2. Phân loại SPHHCC theo đặc điểm mua - bán và dự trữ Chương II: Phương pháp định giá SPHHCC. 2.1. Định giá SPHHCC 2.2. Lệ phí sử dụng (gía sử dụng) các SPHHCC của người dân đô thị. 2.3. Định giá SPHHCC do công cộng cung cấp cho các cá nhân 1. Giá nước sạnh 2. Giá bán điện 3. Chương III: Phương pháp định giá SPDV do công cộng cung cấp cho người dân đô thị. 3.1. Đối tượng và mục đích của hoạt động dịch vụ 3.2. Phạm vi nghiên cứu 3.3. Quyết sách định giá trong ngành dịch vụ công cộng. 3.4. Phương pháp định giá đối với SPDVCC 1. Phí học tập 2. Chi phí cho việc thu phế thải đô thị (Nhà nước mua dịch vụ này phục vụ công cộng) 3. Dịch vụ điện thoại 4. Phí bảo hiểm; giá thành hội nghị; thuê nhà chung cư; viện phí; 5. SPDVCC do Nhà nước cung cấp miễn phí cho dân cư đô thị. ------------- Tháng 4/2004 Người lập PGS.TS Bùi Văn Yêm (Bộ môn TC-KH) Mở đầu 1 Chương i Những khái niệm cơ bản 4 Phân loại các sản phẩm hàng hoá công cộng và sản phẩm dịch vụ công cộng 4 1.1. Những khái niệm cơ bản 4 1. Khái niệm “sản phẩm” 4 2. Sản phẩm hàng hoá công cộng (SPHHCC) là: 4 3. Sản phẩn dịch vụ công cộng (SPDVCC) 4 4. Sản phẩm hàng hoá tiêu dùng cá nhân (có tài liệu gọi là hàng hoá tư nhân - HHTN) 5 1.2. Đặc điểm và phân loại sản phẩm hàng hoá công cộng theo quan điểm của kinh tế học công cộng. 5 1.3. Phân loại HHCC theo hình thức của sản phẩm và tiêu híc về đặc điẻm mua - bán chúng. 6 1. Sản phẩm hàng hoá công cộng (SPHHCC) 6 2. Sản phẩm dịch vụ công cộng (SPDVCC) 7 2.1. Các đặc điểm của SPDVCC 7 2.2. Phân loại sản phẩm dịch vụ (SPDV). 8 Chương 2: Phương pháp định giá sản phẩm hàng hoá công cộng 10 2.1. Định giá sản phẩm hàng hoá công cộng (SPHHCC) 10 2.1.1. Sản phẩm hàng hoá công cộng. 10 2.1.2. Phân phối SPHHCC. 10 2.2. Phương pháp định giá SPHHCC (loại HHCCKTT) 11 2.2.1. Phương pháp tính giá nước sạch mà công cộng mua của nhà sản xuất (công ty BOT nước ngoài tại Việt Nam) để phân phối cho cư dân đô thị. 12 2.2.1.1. Chi phí hoạt động hàng năm, gồm chi phí cố định và chi phí biến đổi. 12 2.2.1.2. Chi phí khấu hao TSCĐ. 15 2.2.1.3. Chi phí trả lãi vay trong thời gian vận hành 16 2.2.1.4. Tổng hợp chi phí sản xuất (giá thành sản xuất) hàng nam và tính giá thành cho 1m3 nước sạch. 18 2.2.1.5. Ước lượng sơ bộ về lợi nhuận bán hàng (bán buôn) của công ty BOT (sản xuất nước sạch). 20 2.2.2. Giá mà công cộng phân phối cho TDCN 21 2.2.2.1. Giá bán nứoc sạch cho cư dan đô thị (giá bán lẻ) 21 2.2.2.2. Giá bán lẻ điên năng cho cư dân di động. 23 Chương III: Phương pháp đánh giá sản phẩm dịch vụ công cộng 24 3.1. Đối tượng và mục đích của dịch vụ; phương thức thực hiện 24 3.2. Phạm vi nghiên cứu. 24 3.3. Quyết sách định giá trong ngành dịch vụ công cộng. 24 3.1.1. Mục tiêu định giá SPDV đối với các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh dịch vụ. 25 3.3.2. Phương pháp định giá SPDV 25 3.4. Phương pháp định giá (xác định chi phí) đối với SPDVCC. 26 3.4.1. Chi phí các DVCC mà Nhà nước phải trả để cung cấp cho cư dân đô thị. 27 3.4.1.1. Xác định chi phí thu gòm rác công cộng do các doanh nghiệp công ích Nhà nước (DNCINN) thực hiện. 27 3.4.1.2. Phí học tập đối với các trường đại học và cao đẳng công lập 36 3.4.2. Phương pháp định giá đối với sản phẩm văn hóa 37 3.4.3. Các loại bảo hiểm thưởng gặp đối với các cư dân di động. 38 3.4.4. Xác định gía cho thuê nhà chung cư (được xây dựng có sự tài trợ củ Nhà nước) 40

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc4070.doc