Đề tài Phương pháp hạch toán thuế giá trị gia tăng

MỤC LỤC Trang LỜI MỞ ĐẦU NỘI DUNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1 Phần I. Cơ sở lý luận 1 I. Bản chất và vai trò của thuế 1 II. Khái niệm và vấn đề liên quan về thuế giá trị gia tăng 2 1. Khái niệm 2 2. Sự cần thiết của việc thay thuế doanh thu bằng thuế GTGT 2 3. Đối tượng áp dụng 3 4. Căn cứ tính thuế GTGT 3 5. Phương pháp tính thuế GTGT 7 6. Hoàn thuế GTGT 8 7. Tài khoản sử dụng 9 III. Liên hệ thuế GTGT ở Pháp 10 1. Khái niệm 10 2. Phạm vi áp dụng thuế GTGT 10 3. Căn cứ tính thuế 11 4. Thuế suất thuế GTGT 11 5. Chế độ khấu trừ thuế GTGT 12 6. Chế độ hoàn thuế GTGT 12 7. Chế độ miễn, giảm thuế GTGT 12 8. Hạch toán thuế GTGT 13 Phần II. Nội dung phương pháp hạch toán thuế GTGT 15 I. Đối với doanh nghiệp nộp thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ 15 1. Hạch toán thuế GTGT đầu vào 15 2. Hạch toán thuế GTGT đầu ra và thuế GTGT 22 II. Hạch toán thuế GTGT đối với cơ sở sản xuất kinh doanh nộp thuế theo phương pháp trực tiếp 25 1. Hạch toán đầu vào 25 2. Hạch toán đầu ra 25 Phần III. Một số nhận xét và kiến nghị 27 1. Những tác động tích cực của thuế GTGT 27 2. Kiến nghị góp phần hoàn thiện luật thuế GTGT trên phương diện kế toán 28 KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO

doc44 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 3193 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phương pháp hạch toán thuế giá trị gia tăng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
quan, phù hợp với quy luật vận động của nền kinh tế. Thuế GTGT đã ra đời từ rất lâu và áp dụng rộng lãi trên thế giới. Nhưng đối với nước ta, đây là một sắc thuế mới, lần đầu tiên được áp dụng cho nên khó tránh khỏi những vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện như vấn đề về mức thuế, hoàn thuế, phương pháp tính thuế, đối tượng áp dụng... vì sự hiểu biết trong nhân dân và các doanh nghiệp về thuế GTGT còn bị hạn chế dẫn đến những nhận thức khác nhau. Thuế GTGT là sắc thuế mới, còn non trẻ so với sự vận động của cơ chế kinh tế hiện nay của nước ta. Do vậy, cần có nhiều sự đóng góp hoàn thiện để đưa ra một chính sách thuế thống nhất và đúng đắn để đảm bảo sự lành mạnh về cạnh tranh, góp phần xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý, đưa nền kinh tế đi lên bước phát triển cao. Và đó cũng chính là nguyên do em chọn đề tài này để góp phần nhỏ bé của mình vào sự phát triển chung của đất nước. Nhưng do hạn chế về tài liệu, trình độ và thời gian nghiên cứu, nên không thể tránh khỏi những thiếu sót, mong các thầy cô giúp đỡ thêm. Em xin chân thành cảm ơn cô giáo hướng dẫn và các bạn trong nhóm đã giúp đã em hoàn thành bài viết này. NỘI DUNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU PHẦN I. CƠ SỞ LÝ LUẬN I. BẢN CHẤT VÀ VAI TRÒ CỦA THUẾ Thuế là một công cụ được các Chính phủ sử dụng để can thiệp vào các quá trình kinh tế và là một công cụ đắc lực để thực hiện các chức năng quản lý kinh tế xã hội. Thuế không chỉ tạo nguồn thu cho Chính phủ hoạt động mà còn là công cụ quản lý và điều tiết vĩ mô nền kinh tế, là công cụ để phân phối lại thu nhập, tạo công bằng xã hội. Vì vậy, thuế đóng một vai trò quan trọng trong hệ thống các biện pháp kinh tế vĩ mô của Chính phủ. Thuế là một khoản thu của Chính phủ đối với các tổ chức, cá nhân, các doanh nghiệp trong xã hội. Thuế là một khoản thu bắt buộc không hoàn trả trực tiếp và được luật pháp quy định. Thuế là một điều kiện để bảo đảm sự tồn tại và hoạt động của Chính phủ. Thu thuế là một tất yếu trong xã hội, nên mỗi tổ chức, cá nhân trong sản xuất kinh doanh cần coi thuế như một ngưỡng phải vượt qua để vươn lên có lãi. Thuế là một phạm trù lịch sử, là một tất yếu khách quan. Tuỳ theo bản chất của nền kinh tế xã hội mà bản chất của thuế cũng khác nhau. Nhiệm vụ, chức năng của Chính phủ và đặc điểm của nền sản xuất trong từng giai đoạn chi phối nội dung, vai trò và đặc điểm của thuế: - Thuế là khoản thu chủ yếu của Chính phủ, nguồn thu chủ yếu của ngân sách Nhà nước là thuế. Nhưng để đảm bảo nguồn thu ngày một tăng, phải dựa vào sự phát triển của sản xuất và đảm bảo tiêu dùng của dân cư hợp lý. Do vậy, điều quan trọng không phải là tăng thêm chủng loại thuế và thuế suất, mà phải phát triển sản xuất, mở rộng tiêu dùng và tận thu. - Thuế là một công cụ quản lý và điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Thông qua hệ thống thuế, Chính phủ có thể kiểm kê, kiểm soát, quản lý, hướng dẫn và khuyến khích phát triển sản xuất, mở rộng lưu thông, góp phần điều chỉnh những mất cân đối lớn trong nền kinh tế (cung - cầu, tiền - hàng, tích luỹ - tiêu dùng). - Thông qua hệ thống thuế, có các loại thuế khác nhau, với những thuế suất khác nhau, áp dụng cho các đối tượng nộp thuế khác nhau. Chính phủ có thể điều chỉnh được thu nhập giữa các ngành, các vùng và các tầng lớp dân cư. Thông qua thuế, Chính phủ thực hiện công bằng xã hội, khuyến khích sản xuất, điều chỉnh cơ cấu kinh tế, kích thích hoặc hạn chế tiêu dùng, chống đầu cơ, góp phần ổn định thị trường. Gánh nặng của thuế có tác động trực tiếp đến người chịu thuế, và có tác động gián tiếp đến người khác. Vì vậy, để xác định rõ đối tượng thực sự phải trả thuế là ai, người ta chia thuế ra thành hai loại: thuế trực thu và thuế gián thu. II. KHÁI NIỆM VÀ VẤN ĐỀ LIÊN QUAN VỀ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG 1. Khái niệm: Thuế giá trị gia tăng (GTGT) là loại thuế mới, lần đầu tiên đưa vào áp dụng ở nước ta thay thế cho thuế doanh nghiệp. Do đó, những vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện như mức thuế, miễn giảm thuế, hoàn thuế, hoá đơn thuế, phương pháp tính thuế... là khó tránh khỏi. Vì vậy, cần phải làm rõ các vấn đề như giá trị gia tăng là gì, thế nào là thuế GTGT. Giá trị gia tăng là khoản giá trị tăng thêm của hàng hoá dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất lưu thông đến tiêu dùng. Hay nói khác đi, đó là số chênh lệch giữa "giá đầu ra" với "giá đầu vào" do đơn vị kinh tế tạo ra trong quá trình sản xuất kinh doanh dịch vụ. Thuế GTGT là thuế chỉ đánh trên phần giá trị tăng thêm qua mỗi khâu của quá trình sản xuất - kinh doanh, và tổng số thuế thu được ở mỗi khâu bằng chính số thuế tính trên giá bán cho người tiêu dùng cuối cùng. Như vậy, với thuế GTGT, chỉ người bán hàng (hoặc dịch vụ) lần đầu phải nộp thuế GTGT trên toàn bộ doanh thu bán hàng (hoặc cung ứng dịch vụ); còn người bán hàng (hoặc dịch vụ) ở các khâu tiếp theo đối với hàng hoá, (dịch vụ) đó chỉ phải nộp thuế trên phần trị giá tăng thêm. Có thể nói thuế thuế là một sắc thuế duy nhất thu theo phân đoạn chia nhỏ, trong quá trình sản xuất, lưu thông hàng hoá (hoặc dịch vụ) từ khâu đầu tiên đến người tiêu dùng cuối cùng. Tuy nhiên, với thuế GTGT, sản phẩm hàng hoá, dù qua nhiều khâu hay ít khâu, từ sản xuất đến tiêu dùng, đều chịu thuế như nhau; và thuế GTGT không phải do người tiêu dùng trực tiếp nộp mà do người bán sản phẩm (hàng hoá, hoặc dịch vụ) nộp thay vào kho bạc, do trong giá bán hàng hoá (hoặc dịch vụ) có cả thuế GTGT. Do vậy, thuế GTGT là một loại thuế gián thu, một yếu tố cấu thành trong giá hàng hoá (hoặc dịch vụ) nhằm động viên sự đóng góp của người tiêu dùng như thuế doanh thu. 2. Sự cần thiết của việc thay thuế doanh thu bằng thuế GTGT Việc thay thuế doanh thu bằng thuế GTGT là một nội dung cơ bản trong việc cải cách hệ thống tài chính tiền tệ nước ta trong năm 1995. Thuế doanh thu đã được áp dụng từ khá lâu với cái tên thuế doanh nghiệp, từ năm 1990 trở đi, có tên là thuế doanh thu. Với việc áp dụng trong thời gian tương đối dài như thế, đã bộc lộ nhiều nhược điểm hạn chế. Thứ nhất, thuế doanh thu (DT) có nhiều bất hợp lý đối với người sản xuất. Doanh thu hay giá trị sản xuất là chỉ tiêu được tính trùng nhiều lần trong xã hội, nên có sự chồng chéo trong việc đánh thuế. Thứ hai, thuế doanh thu không khuyến khích bỏ vốn đầu tư phát triển sản xuất, nhất là áp dụng kỹ thuật tiên tiến, công nghệ cao, sử dụng nguyên vật liệu mới đắt tiền hơn tốt hơn. Nếu đầu tư thì vốn cần lớn, kéo theo chi phí trung gian ngày càng cao, theo đó thuế doanh thu phải nộp nhiều. Thứ ba, thuế doanh thu không khuyến khích quá trình chuyên môn hoá. Chuyên môn hoá càng cao thì giá trị tính trùng càng lớn và thuế lớn. Cuối cùng, thuế doanh thu không khuyến khích tăng nhanh lưu thông hàng hoá. Nhiều đơn vị kinh doanh thương mại rất muốn tăng nhanh khối lượng hàng hoá lưu thông với lãi suất thấp. Nhưng thuế doanh thu cản trở điều đó. Với thuế GTGT, các nhược điểm của thuế doanh thu sẽ được khắc phục về cơ bản. Hơn nữa, hạch toán giá trị gia tăng sẽ giúp cho đơn vị sản xuất đánh giá đúng kết quả sản xuất. Đồng thời việc thực hiện thuế GTGT sẽ tạo điều kiện tính đúng, tính đủ chi tiêu GDP cho toàn quốc. 3. Đối tượng áp dụng: 3.1. Đối tượng nộp thuế: Tất cả các tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất - kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế trên lãnh thổ Việt Nam, không phân biệt ngành nghề, tổ chức, hình thức kinh doanh (gọi chung là cơ sở kinh doanh) và mọi tổ chức, cá nhân khác có nhập khẩu hàng hoá chịu thuế (gọi chung là người nhập khẩu) đều là đối tượng nộp thuế giá trị gia tăng. 3.2. Đối tượng chịu thuế GTGT: Tất cả các hàng hoá, dịch vụ dùng cho sản xuất - kinh doanh và tiêu dùng (chung cho toàn bộ xã hội gồm dùng cho sản xuất - kinh doanh, dùng cho các hoạt động không kinh doanh và tiêu dùng cá nhân) trên lãnh thổ Việt Nam là đối tượng chịu thuế GTGT, trừ các đối tượng quy định tại Điều 4 Nghị định số 79/2000/NĐ-CP ngày 29-12-2000 của Chính phủ. 4. Căn cứ tính thuế GTGT: Căn cứ tính thuế GTGT là giá tính thuế và thuế suất. 4.1. Giá tính thuế: Giá tính thuế GTGT là giá bán chưa có thuế GTGT được ghi trên hoá đơn người bán hàng, người cung cấp dịch vụ, hoặc người nhập khẩu. Giá tính thuế GTGT đối với hàng hoá dịch vụ được quy định cụ thể như sau: - Đối với hàng hoá, dịch vụ do cơ sở sản xuất, kinh doanh bán ra là giá bán chưa có thuế GTGT. - Đối với hàng hoá nhập khẩu là giá nhập tại cửa khẩu (CIF) cộng với thuế nhập khẩu (nếu có). Giá nhập tại cửa khẩu được xác định theo các quy định về giá tính thuế hàng nhập khẩu. - Đối với hàng hoá dịch vụ dùng để trao đổi, sử dụng nội bộ, biếu, tặng là giá tính thuế GTGT của hàng hoá, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm phát sinh các hoạt động này. - Đối với hoạt động cho thuê tài sản không phân biệt loại tài sản và hình thức cho thuê, giá tính thuế là giá cho thuê chưa có thuế. Trường hợp cho thuê theo hình thức trả tiền thuê từng kỳ hoặc trả trước tiền thuê cho một thời hạn thuê thì giá tính thuế là tiền thuê chưa có thuế GTGT trả từng kỳ hoặc trả trước. Đối với trường hợp thuê giàn khoan, máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải của nước ngoài loại trong nước chưa sản xuất được để cho thuê lại, giá tính thuế được trừ giá thuê phải trả cho nước ngoài. - Đối với hàng hoá bán theo phương thức trả góp là giá bán chưa có thuế của hàng hoá đó trả một lần (không bao gồm khoản lãi trả góp), không tính theo số tiền trả góp từng kỳ. - Đối với gia công hàng hoá là giá gia công chưa có thuế (bao gồm tiền công, nhiên liệu, động lực, vật liệu phụ và chi phí khác để gia công). - Đối với hoạt động xây lắp là giá xây dựng, lắp đặt chưa có thuế của công trình, hạng mục công trình hay phần công việc thực hiện; trường hợp xây dựng, lắp đặp công trình thực hiện thanh toán theo đơn giá và khối lượng hạng mục công trình, phần công việc hoàn thành bàn giao thì thuế GTGT tính trên phần giá trị hoàn thành bàn giao. - Đối với hoạt động đầu tư xây dựng nhà để bán, xây dựng cơ sở hạ tầng để chuyển nượng của các đơn vị được giao đất bởi Nhà nước, giá tính thuế là giá bán nhà, cơ sở hạ tầng gắn với đất, trừ đi tiền sử dụng đất phải nộp ngân sách nhà nước. Đối với hoạt động đầu tư cơ sở hạ tầng để cho thuê, giá tính thuế được trừ giá thuê đất phải nộp ngân sách nhà nước. - Đối với hoạt động kinh doanh bất động sản, giá tính thuế GTGT được trừ giá trị đất chịu thuế chuyển quyền sử dụng đất. - Đối với các hoạt động đại lý, môi giới mua, bán hàng hoá, dịch vụ hưởng hoa hồng thì giá chưa có thuế làm căn cứ tính thuế là tiền hoa hồng thu từ các hoạt động này. - Đối với hàng hoá, dịch vụ có tính đặc thù được dùng loại chứng từ thanh toán là giá đã có thuế GTGT, thì giá chưa có thuế (bao gồm cả khoản phụ thu và phí thu thêm mà cơ sở kinh doanh được hưởng) làm căn cứ tính thuế được xác định bằng giá có thuế chia cho (1 + % thuế suất của hàng hoá, dịch vụ đó). 4.2. Thuế suất thuế GTGT: Gồm bốn mức thuế suất, đối với một số hàng hoá, dịch vụ, được quy định cụ thể như sau: 4.2.1. Mức thuế suất 0%: Áp dụng đối với hàng hoá xuất khẩu bao gồm cả hàng gia công xuất khẩu, sửa chữa máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải cho nước ngoài, dịch vụ xuất khẩu lao động. Xuất khẩu bao gồm xuất ra nước ngoài, xuất khẩu vào khu chế xuất hoặc xuất cho doanh nghiệp chế xuất và trường hợp cụ thể khác được coi là xuất khẩu theo quy định của Chính phủ. 4.2.2. Mức thuế suất 5% đối với hàng hoá dịch vụ: - Than đá, nguyên vật liệu xây dựng như đất, đá, cát, sỏi; - Sản phẩm cơ khí (trừ sản phẩm cơ khí tiêu dùng), khuôn đúc các loại, que hàn, lốp và bộ săm lốp cỡ từ 900 - 20 trở lên, đá mài; - Hoá chất cơ bản, phân bón, quặng để sản xuất phân bón, thuốc trừ sâu bệnh và chất kích thích tăng trưởng vật nuôi cây trồng, bình bơm thuốc trừ sâu; - Máy vi tính, cụm linh kiện máy vi tính. - Thiết bị máy móc và dụng cụ chuyên dùng cho y tế; bông băng vệ sinh y tế. - Thuốc chữa bệnh, phòng bệnh cho người và vật nuôi, sản phẩm hoá dược, dược liệu là nguyên liệu sản xuất thuốc chữa bệnh, phòng bệnh; - Giáo cụ dùng để giảng dạy học tập, nghiên cứu và thí nghiệm; - Đồ chơi cho trẻ em, sách khoa học - kỹ thuật, sách văn học - nghệ thuật, sách phục vụ thiếu nhi, sách pháp luật trừ loại sách thuộc diện không chịu thuế GTGT quy định tại khoản 13, điều 4 luật thuế GTGT; - Kinh doanh các mặt hàng là sản phẩm trồng trọt sản phẩm chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản; - Lâm sản (trừ gỗ, măng) chưa qua chế biến, thực phẩm tươi sống và lương thực; - Bông sơ chế từ bông trồng ở trong nước là bông đã được bỏ vỏ, hạt và phân loại; - Sản phẩm bằng đay, cói, tre, nứa lá là các loại sản phẩm được sản xuất, chế biến từ nguyên liệu chính là đay, cói, tre, nứa, lá; - Nước sạch phục vụ sản xuất và sinh hoạt (trừ nước sạch thuộc diện không chịu thuế nêu tại khoản 18, điều 4 luật thuế GTGT và các loại nước thuộc nhóm thuế suất 10%). - Thức ăn cho gia súc gia cầm và thức ăn cho vật nuôi khác; - Dịch vụ khoa học, kỹ thuật bao gồm các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng, hướng dẫn về khoa học kỹ thuật; - Dịch vụ trực tiếp phục vụ sản xuất nông nghiệp bao gồm các hoạt động như cây, bừa đất sản xuất nông nghiệp; đào, đắp, nạo, vét kênh mương, ao, hồ phục vụ sản xuất nông nghiệp; nuôi trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh, thu hái sản phẩm nông nghiệp; - Mặt hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt được mua vào và bán ra ở các đơn vị thương mại tính thuế theo phương pháp khấu trừ; - Các mặt hàng khác như ván ép nhân tạo; mủ cao su sơ chế; băng từ, đĩa đã ghi hoặc chưa ghi chương trình; vật liệu nổ, giấy in báo; dây cáp điện sử dụng điện áp từ 600 v trở lên... - Các dịch vụ khác như vận tải bốc xếp; xây dựng lắp đặt; hoạt động trục vớt, cứu hộ; nạo vét luồng lạch, cảng sông, cảng biển... 4.2.3. Mức thuế suất 10% đối với hàng hoá, dịch vụ: - Sản phẩm khai khoáng: dầu mỏ, khí đốt, quặng và sản phẩm khai khoáng khác; - Điện thương phẩm do các cơ sở sản xuất, kinh doanh điện bán ra, không phân biệt nguồn điện sản xuất; - Sản phẩm cơ khí tiêu dùng; điện tử, đồ điện; - Sản phẩm hoá chất (trừ hoá chất cơ bản), mỹ phẩm; - Sợi, vải, sản phẩm may mặc, thêu ren; - Sản phẩm bằng da, giả da; - Giấy (trừ giấy in báo) và sản phẩm bằng giấy; - Đường, sữa, bánh, kẹo nước giải khát và các thực phẩm chế biến khác; - Sản phẩm gốm, sứ, thuỷ tinh, cao su, nhựa, gỗ và các sản phẩm bằng gỗ; xi măng, gạch ngói và vật liệu xây dựng khác (trừ các loại sản phẩm thuộc nhóm thuế suất 5%); - Dịch vụ bưu điện, bưu chính, viễn thông; - Cho thuê nhà, văn phòng, kho tàng, bến bãi, nhà xưởng, máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải; - Dịch vụ tư vấn, dịch vụ kiểm toán, kế toán, khảo sát, thiết kế; - Chụp, in, phóng ảnh; in băng, sang băng, cho thuê băng, sao chụp, quay chiếu video; - Uốn tóc, may đo quần áo, nhuộm, giặt là, hấp tẩy; - Khách sạn, du lịch, ăn uống; - Các loại hàng hoá khác không quy định ở các nhóm thuế suất 0%, 5%, 20%. 4.4. Mức thuế suất 20% đối với hàng hoá dịch vụ - Vàng, bạc, đá quý do cơ sở kinh doanh mua vào, bán ra; - Xổ số kiến thiết và các loại hình xổ số khác; - Đại lý tàu biển; - Dịch vụ môi giới; Tóm lại, đối với tất cả các doanh nghiệp, nắm rõ đối tượng áp dụng và căn cứ tính thuế, việc kinh doanh của doanh nghiệp sẽ thuận lợi hơn rất nhiều. Qua đó, doanh nghiệp sẽ biết rõ thực chất đang sản xuất - kinh doanh hàng hoá dịch vụ gì và biết rõ nghĩa vụ của mình đối với nhà nước như thế nào. 5. Phương pháp tính thuế GTGT Tính thuế GTGT theo hai phương pháp 5.1. Tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ: Theo phương pháp này, thuế GTGT phải nộp được xác định như sau: Thuế GTGT phải nộp = Thuế GTGT đầu ra - Thuế GTGT đầu vào Hai chỉ tiêu "Thuế GTGT đầu ra" và "Thuế GTGT đầu vào" là những chỉ tiêu cần phải án trên "Hoá đơn GTGT" và được tính theo phương pháp: Thuế GTGT đầu ra = Giá hàng hoá bán ra x Thuế suất GTGT Thuế GTGT đầu vào = Giá hàng hoá mua vào x Thuế suất GTGT Ví dụ: Một sản phẩm phải trải qua bốn khâu: khai thác - chế biến - bán buôn - bán lẻ; thuế suất GTGT là 20%. Có bảng sau: Ngành kinh doanh Giá mua (đầu vào) Giá bán (đầu ra) Thuế đầu ra Thuế đầu vào Thuế phải nộp Người khai thác vàng - 400.000 80.000 - 80.000 Người chế biến vàng 400.000 450.000 90.000 80.000 10.000 Người bán buôn 450.000 480.000 96.00 90.000 6.000 Người bán lẻ 480.000 500.000 100.000 96.000 4.000 å=100.000 Bản chất của phương pháp này là mỗi một người trung gian trong các khâu luân chuyển phải có trách nhiệm thu từng phần thuế và thanh toán lại cho ngân sách; và tổng số thuế phải nộp cho nhà nước, là do người tiêu dùng cuối cùng chịu. Các đơn vị kinh doanh khi mua hàng hoá dịch vụ phải thanh toán theo giá thanh toán. Vì doanh nghiệp không phải là người tiêu dùng cuối cùng nên số thuế GTGT đã trả khi mua hàng (tức thuế GTGT đầu vào) được khấu trừ vào số thuế phải nộp ở đầu ra. Khi doanh nghiệp bán hàng cho người mua, người mua phải thanh toán cho doanh nghiệp theo giá thanh toán, số thuế GTGT thu của khách hàng là số thuế đầu ra doanh nghiệp phải nộp lại cho Nhà nước. Áp dụng phương pháp này doanh nghiệp phải thực hiện đầy đủ chế độ hoá đơn chứng từ: mua, bán hàng hoá dịch vụ phải sử dụng hoá đơn GTGT, trên hoá đơn GTGT phải ghi rõ giá bán (chưa có thuế GTGT), thuế GTGT, giá thanh toán (có thuế), nhưng được hưởng các loại thuế như được khấu trừ toàn bộ thuế GTGT đầu vào của toàn bộ hàng tồn kho mua vào ngay trong tháng, được khấu trừ thuế GTGT khi đầu tư, mua sắm tài sản cố định mặc dù doanh nghiệp là người tiêu dùng cuối cùng. 5.2. Tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp: Theo phương pháp này, thuế GTGT phải nộp ngân sách được xác định như sau: Thuế GTGT phải nộp = GTGT của hàng hoá, dịch vụ x Thuế xuất thuế GTGT GTGT của hàng hoá dịch vụ = Giá thanh toán của hàng hoá bán ra - Giá thanh toán của hàng hoá mua vào Về bản chất, phương pháp tính thuế trực tiếp là phương pháp tính thuế trên cơ sở giá trị gia tăng. Nó đòi hỏi phải tính trực tiếp được phần GTGT (các chi phí đầu tư thêm) của hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong từng giai đoạn luân chuyển từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng. Đó là một việc phức tạp và tốn nhiều công sức. Và với cách tính này, vẫn còn hiện tượng thuế chồng thuế. Hơn nữa, phương pháp tính thuế trực tiếp áp dụng đối với những cơ sở kinh doanh vàng bạc đá quý, cá nhân, tổ chức sản xuất kinh doanh chưa thực hiện đầy đủ các điều kiện về hoá đơn, chứng từ. Các doanh nghiệp này sử dụng hoá đơn bán hàng, giá bán ghi trên hoá đơn là giá thanh toán (đã có thuế). 6. Hoàn thuế giá trị gia tăng: - Cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ được xét hoàn thuế khi: + Số thuế đầu vào được khấu trừ trong ba tháng liên tục trở lên (không phân biệt niên độ kế toán), lớn hơn số thuế đầu ra được hoàn thuế. Số thuế được hoàn là số thuế đầu vào chưa được khấu trừ hết của thời gian xin hoàn thuế. + Cơ sở kinh doanh trong tháng có hàng xuất khẩu có số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ từ 200 triệu đồng trở lên thì được xét hoàn thuế theo tháng, hoặc chuyến hàng. - Cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế có đầu tư mua sắm tài sản cố định, có số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ lớn hơn số thuế được hoàn như sau: + Đối với cơ sở đầu tư mới, đã đăng ký nộp thuế nhưng chưa có phát sinh doanh thu bán hàng để tính thuế GTGT đầu ra nếu thời gian đầu tư từ một năm trở lên được xét hoàn thuế đầu vào theo từng năm. Trường hợp cơ sở có số thuế GTGT đầu vào của tài sản đầu tư được hoàn lớn thì được xét hoàn thuế trong từng quý, + Đối với cơ sở sản xuất kinh doanh đầu tư mở rộng, đầu tư chiều sâu, nếu số thuế GTGT đầu vào của tài sản đầu tư đã khấu trừ trong ba tháng (kể từ tháng phát sinh thuế đầu vào của tài sản đầu tư) mà chưa được khấu trừ hết thì được hoàn lại số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ này. - Cơ sở kinh doanh quyết toán thuế khi sáp nhập, hợp nhất, chia tách, giải trí, phá sản có thuế GTGT nộp thừa. - Cơ sở kinh doanh được hoàn thuế khi có quyết định của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. 7. Tài khoản sử dụng: 7.1. Đối với thuế GTGT đầu vào: - Tài khoản sử dụng: TK 133 - "Thuế GTGT được khấu trừ" - Kết cấu của tài khoản 133 Bên Nợ: Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ. Bên Có: - Số thuế GTGT đầu vào đã khấu trừ; - Kết chuyển số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ; - Số thuế GTGT đầu vào được hoàn lại; Dư Nợ: Số thuế GTGT đầu vào còn được khấu trừ, số thuế GTGT đầu vào được hoàn lại nhưng Ngân sách Nhà nước chưa hoàn trả. - Chi tiết tài khoản cấp II + TK 1331 - "Thuế GTGT được khấu trừ của hàng hoá, dịch vụ" + TK 1332 - "Thuế GTGT được khấu trừ của tài sản cố định". 7.2. Đối với thuế GTGT đầu ra: - Kế toán sử dụng TK 3331 - "Thuế GTGT phải nộp" Tài khoản này phản ánh số thuế GTGT đầu ra, số thuế GTGT phải nộp, số thuế GTGT đã nộp và còn phải nộp vào Ngân sách Nhà nước. - Kết cấu TK 3331. Bên Nợ: - Số thuế GTGT đầu vào đã khấu trừ; - Số thuế GTGT đã nộp vào Ngân sách Nhà nước; - Số thuế GTGT được giảm trừ vào số thuế GTGT phải nộp; - Số thuế GTGT của hàng bán bị trả lại. Bên Có: - Thuế GTGT đầu ra phải nộp. - Số thuế GTGT đầu ra phải nộp của hàng hoá, dịch vụ đã tiêu thụ hoặc để trao đổi, biếu tặng, sử dụng nội bộ; - Số thuế GTGT phải nộp của thu nhập hoạt động tài chính, hoạt động bất thường; - Số thuế GTGT phải nộp của hàng hoá, nhập khẩu. Dư có: Số thuế GTGT còn phải nộp Nhà nước. Trường hợp cá biệt, TK 3331 có thể có số dư bên Nợ. Số dư Nợ (nếu có) phản ánh số thuế đã nộp lớn hơn số thuế phải nộp cho Nhà nước hoặc có thể phản ánh số thuế đã nộp được xét miễn hoặc giảm cho thoái thu nhưng chưa thực hiện việc thoái thu. - Chi tiết tài khoản cấp III. + TK 33311 - "Thuế GTGT đầu ra của hàng hoá, dịch vụ tiêu thụ". + TK 33312 - "Thuế GTGT hàng nhập khẩu". III. LIÊN HỆ THUẾ GTGT Ở PHÁP 1. Khái niệm: Là loại thuế gián thu, thu trên phần GTGT của vật tư, hàng hoá sau từng khâu sản xuất, bán buôn, bán lẻ. 2. Phạm vi áp dụng thuế GTGT: Phạm vi áp dụng thuế GTGT được xem xét trên ba mặt: - Những hoạt động và đối tượng phải nộp thuế GTGT; - Tính lãnh thổ của thuế GTGT; - Những trường hợp không thuộc diện đánh thuế GTGT. Ba mặt trên được cụ thể hoá với những nội dung chủ yếu sau: 2.1. Những hoạt động và đối tượng phải nộp thuế: Được xác định theo ba điều kiện cơ bản: - Thực hiện việc giao bán hàng hoá hoặc cung ứng dịch vụ thuộc loại phải trả tiền; - Thuộc phạm vi hoạt động kinh tế, máy tính độc lập; - Do một đối tượng thuộc diện nộp thuế GTGT thực hiện. 2.2. Tính lãnh thổ của thuế GTGT: Được xác định theo hai nguyên tắc cơ bản là: - Việc giao hàng hoá được thực hiện tại nước Pháp. - Việc cung ứng dịch vụ do người hoạt động dịch vụ có cửa hàng giao dịch và cơ sở ổn định, hoạt động trên nước Pháp hoặc có chỗ cư trú trên nước Pháp. Như vậy, hàng xuất khẩu không phải nộp thuế GTGT, ngược lại, hàng nhập khẩu vào nước Pháp phải nộp thuế GTGT. 2.3. Những trường hợp không thuộc diện đánh thuế GTGT: - Đối với hoạt động thông thường trong nội địa: có tính chất phụ, hoạt động trong ngành giáo dục, văn hoá, thể thao, xã hội, ngân hàng, bảo hiểm, phục vụ nông nghiệp, ngư nghiệp... - Đối với hàng nhập: đang chờ làm thủ tục hải quan, tái xuất, tài sản của cá nhân, hàng của các tổ chức từ thiện, hàng với số lượng ít không mang tính chất buôn bán, hàng thuộc hành lý, văn hoá phẩm không có tính chất kinh doanh... - Đối với hàng xuất khẩu: hàng xuất, cung ứng dịch vụ gắn với thông thương quốc tế, giao hàng hoặc cung ứng dịch vụ thuộc loại tiếp tế cho tàu thuỷ, máy bay. 3. Căn cứ tính thuế: Căn cứ tính thuế đối với mọi hoạt động giao bán hàng hoá hoặc cung ứng dịch vụ là trị giá hàng hoá (hoặc tiền dịch vụ) bằng tiền hoặc hiện vật. Trị giá hàng hoá (hoặc tiền dịch vụ) bao gồm mọi khoản cấu thành trong giá, như chi phí vật chất, các chi phí khác, tiền lãi của đơn vị kinh doanh, các khoản thuế, lệ phí phải nộp, trừ bản thân thuế trị giá gia tăng. Thuế GTGT không tính đối với khoản tiền giảm giá do khách hàng đặt tiền trước hoặc trả tiền mặt, tiền hoa hồng được trích hoặc tiền phạt do người kinh doanh giao hàng chậm. 4. Thuế suất thuế GTGT: Có hai mức thuế suất: - 5,5% áp dụng đối với nông sản chưa chế biến, cho thuê nhà ở, vận chuyển hành khách, biểu diễn văn nghệ, thuốc chữa bệnh... - 18,6% áp dụng đối với các mặt hàng, dịch vụ khác. 5. Chế độ khấu trừ thuế GTGT: - Đối với hệ thống kế toán Pháp nói riêng và hệ thống kế toán trên thế giới nói chung, về thuế GTGT, nghiệp vụ tính và thu thuế GTGT qua từng khâu chỉ mang tính chất "tạm ứng". Đối với đơn vị kinh doanh, số thuế đã nộp ở giai đoạn trước sẽ được khấu trừ ở giai đoạn sau. Còn đối với người tiêu dùng, không phải trả thuế đối với từng giai đoạn riêng biệt mà phải trả toàn bộ số thuế GTGT phải nộp cho đến khi kết thúc chu kỳ kinh tế. Phần thuế GTGT được khấu trừ chỉ được giải quyết cho đối tượng nộp thuế đã thực hiện đầy đủ các thủ tục cần thiết về đăng ký, sổ kế toán, chứng từ, hoá đơn và có cơ sở để chứng minh được là: trong toàn bộ giá thành của hoạt động giao bán hàng hoặc cung ứng dịch vụ, thực tế đã có thuế GTGT nộp ở khâu trước. Khi số tiền được khấu trừ lớn hơn số thuế phải nộp, số chênh lệch còn lại sẽ được hoàn dần vào số thuế GTGT phải nộp lần sau cho đến khi hết số tiền được hoàn và được coi là một "khoản tín dụng thuế". 6. Chế độ hoàn thuế GTGT: Về nguyên tắc, các đối tượng nộp thuế GTGT có quyền làm đơn gửi đến cơ quan thuế trực tiếp quản lý cơ sở để xin được xét hoàn lại số thuế đã nộp thừa hoặc khoản thuế GTGT được giảm nhưng chưa được giải quyết. Trong năm, các đơn xin hoàn thuế phải nộp theo quý, vào các tháng 4, 7, 10 để họ được xét cho ba quý đầu năm. Việc hoàn thuế theo quý được giải quyết trong trường hợp số tiền hoàn trong quý ít nhất là 5.000 FRF. Việc hoàn thuế cho tháng 1 năm sau được giải quyết mang tính tổng kết số thuế GTGT phải nộp cho cả năm trước. 7. Chế độ miễn, giảm thuế GTGT: Thuế GTGT được miễn cho các cơ sở kinh doanh thuộc diện nộp thuế GTGT là loại nhỏ và doanh thu (không gồm thuế GTGT) của năm trước không vượt quá 70.000 FRF. Nếu trong năm sau mà doanh thu vượt quá 70.000 FRF thì đơn vị bắt đầu phải nộp thuế GTGT từ ngày 1-1 năm tiếp theo. Trong quá trình theo dõi hoạt động của cơ sở, nếu phát hiện doanh thu trong năm vượt quá 100.000 FRF thì đơn vị bắt đầu phải nộp thuế GTGT từ ngày đầu tiên của tháng có doanh thu vượt đó. Việc giảm thuế GTGT được áp dụng đối với một số trường hợp liên quan đến bất động sản mà bản thân doanh nghiệp là người chịu thuế (việc giảm thuế được định theo tỉ lệ tính trên giá trị bất động sản...) Thuế GTGT chỉ được giảm khi điều đó được ghi trong tờ khai của người chịu thuế. Khi số thuế được giảm lớn hơn số thuế phải đóng, số dư sẽ là "tín dụng thuế" và thông thường được chuyển dần cho đến khi hết đối với tờ khai tiếp theo. Việc giảm thuế đối với việc mua bất động sản sẽ bị ngừng lại khi những bất động sản không còn sử dụng cho nhu cầu kinh doanh nữa. 8. Hạch toán thuế GTGT: 8.1. Tài khoản sử dụng: Để hạch toán thuế GTGT, hệ thống kế toán Pháp sử dụng các tài khoản: - TK 4455 "Thuế doanh nghiệp sẽ trả". Kết cấu: Bên Nợ: Thanh toán thuế GTGT với Ngân sách nhà nước Bên Có: Tập hợp thuế GTGT phải nộp. Dư Nợ: Số thuế GTGT còn phải nộp. - TK 4456 "Thuế doanh nghiệp có thể khấu trừ". Bên Nợ: Tập hợp thuế GTGT đầu vào phát sinh khi mua. Bên Có: Khấu trừ thuế GTGT đầu vào (kết chuyển thuế GTGT đầu vào). Dư Nợ: Thuế GTGT đầu vào còn được khấu trừ. - TK 4457 "Thuế doanh nghiệp do xí nghiệp đã thu được". Bên Nợ: + Khấu trừ thuế GTGT đầu vào + Kết chuyển thuế GTGT phải nộp. Bên Có: Tập hợp thuế GTGT đầu ra phát sinh khi bán. Dư Có: Số thuế GTGT đầu ra chưa kết chuyển. 8.2. Phương pháp hạch toán: Hệ thống kế toán Pháp hạch toán thuế GTGT theo sơ đồ sau (2) TK 530, 512,41 TK 4457 TK 4456 TK 530, 512,40 (5) (6) (4) (1) TK 20, 21, 31, 32... (3) TK 4455 TK loại 7 (8) (9) (7) Chú giải: (1) Phản ánh nghiệp vụ mua hàng hoá, đơn vị, tài sản bất động... (2) Tập hợp thuế GTGT đầu vào phát sinh khi mua. (3) Trị giá hàng mua. (4) Khấu trừ thuế GTGT đầu vào (5) Phản ánh nghiệp vụ bán hàng hoá, thành phẩm, dịch vụ, tài sản cố định... (6) Tập hợp thuế GTGT đầu ra phát sinh khi bán. (7) Doanh thu bán hàng (8) Kết chuyển số thuế GTGT phải nộp. (9) Thanh toán thuế GTGT với Ngân sách Nhà nước. PHẦN II. NỘI DUNG PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN THUẾ GTGT I. ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NỘP THUẾ GTGT TÍNH THEO PHƯƠNG PHÁP KHẤU TRỪ 1. Hạch toán thuế GTGT đầu vào: 1.1. Nguyên tắc chung: - Để hạch toán thuế GTGT đầu vào, kế toán sử dụng TK 133 "Thuế GTGT được khấu trừ". TK 133 dùng để phản ánh số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, đã khấu trừ và còn được khấu trừ tại doanh nghiệp. - TK 133 chỉ áp dụng đối với cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. - Đối với doanh nghiệp là đối tượng nộp thuế theo phương pháp khấu trừ, hàng hoá, dịch vụ mua vào dùng đồng thời cho sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT và không chịu thuế GTGT thì cơ sở kinh doanh phải hạch toán riêng thuế GTGT đầu vào được khấu trừ và không được khấu trừ. Nếu không hạch toán riêng được thì số thuế GTGT đầu vào được phản ánh vào TK 133. Cuối kỳ, kế toán phải xác định số thuế GTGT khấu trừ theo tỉ lệ (%) giữa doanh thu chịu thuế GTGT so với tổng doanh thu bán ra. Số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ được tính vào giá vốn hàng bán ra trong kỳ kế toán. Trường hợp số thuế GTGT không được khấu trừ có giá trị lớn thì tính vào giá vốn hàng bán ra trong kỳ tương ứng với doanh nghiệp trong kỳ, số còn lại được tính vào giá vốn hàng bán của kỳ kế toán sau. - Thuế GTGT đầu vào phát sinh trong tháng nào thì được kê khai khấu trừ khi xác định thuế GTGT phải nộp của tháng đó. Nếu số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ lớn hơn số thuế GTGT đầu ra thì chỉ khấu trừ thuế GTGT đầu vào bằng số thuế GTGT đầu ra của tháng đó. Số thuế GTGT đầu vào còn lại khấu trừ tiếp vào kỳ tính thuế sau hoặc được xét hoàn thuế teo chế độ quy định. 1.2. Phương pháp hạch toán: 1.2.1. Phương pháp hạch toán thuế GTGT đầu vào của vật tư hàng hoá mua ngoài: Kế toán hạch toán thuế GTGT theo sơ đồ sau: TK 1331 TK 33311 TK 111, 112, 141, 331 (6) (2) TK 152, 153, 156 (1) (4) (3) TK 621, 627, 641, 642... (5) Chú giải (1) Tổng giá thanh toán vật tư, hàng hoá mua ngoài. (2) Thuế GTGT đầu vào phát sinh khi mua vật tư, hàng hoá. (3) Giá mua không có thuế. (4) Nếu mua vật tư, hàng hoá nhập kho. (5) Mua vật tư hàng hoá đưa vào sử dụng ngay. (6) Khấu trừ thuế GTGT đầu vào. 1.2.2. Phương pháp hạch toán thuế GTGT đầu vào của lao vụ, dịch vụ mua ngoài. Kế toán hạch toán thuế theo sơ đồ. TK 1331 TK 111, 112, 331... (3) (2) (5) TK 627, 641, 642,811... (4) TK 152, 153, 156 (1561) (1) Chú giải (1) Tổng giá thanh toán của lao vụ, dịch vụ mua ngoài, khi mua. (2) Thuế GTGT đầu vào của lao vụ, dịch vụ mua ngoài. (3) Giá mua lao vụ, dịch vụ không thuế. (4) Nếu lao vụ, dịch vụ mua ngoài liên quan đến vật tư, hàng hoá mua vào nhập kho. (5) Nếu lao vụ, dịch vụ mua ngoài được dùng tính trực tiếp vào chi phí sản xuất kinh doanh (SXKD). 1.2.3. Phương pháp hạch toán thuế GTGT đầu vào của tài sản cố định đầu tư, mua sắm. Hạch toán theo sơ đồ: TK 33311 TK 1332 TK 111, 112, 141, 331... (5) (8) (7) (2) TK 211, 213 TK 111, 112 (1) TK 2411 (4) (3) (6) Chú giải (1) Tổng giá thanh toán khi mua tài sản cố định. (2) Thuê GTGT đầu vào phát sinh khi mua tài sản cố định. (3) Giá mua tài sản cố định không có thuế. (4) Mua tài sản cố định về phải qua lắp đặt, chạy thử... (Giá = Giá mua + Chi phí lắp đặt, chạy thử). (5) Khi đã qua lắp đặt, chạy thử... đưa vào sử dụng. (6) Mua tài sản cố định về đưa vào sử dụng ngay. (7) Thuế GTGT đầu vào của tài sản cố định được khấu trừ. (8) Thuế GTGT đã được hoàn. 1.3. Kế toán thuế GTGT đã được khấu trừ, không được khấu trừ, hoàn trả, miễn giảm, hàng mua trả lại. 1.3.1. Nguyên tắc chung: - Thuế suất GTGT đầu vào của hàng hoá, dịch vụ dùng vào sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT thì được khấu trừ; - Thuế GTGT của hàng hoá, dịch vụ được khấu trừ phát sinh trong tháng nào được kê khai khấu trừ khi xác định số thuế GTGT phải nộp của tháng đó, không phân biệt đã xuất hay còn ở trong kho; - Thuế GTGT đầu vào của tài sản cố định cũng được khấu trừ vào thuế GTGT phải nộp trong tháng của hàng hoá, dịch vụ. Tài sản cố định có hoá đơn GTGT dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh chịu và không chịu thuế GTGT thì sẽ được phản ánh theo giá mua chưa có thuế, thuế GTGT đầu vào được đưa vào bên nợ TK 133. Cuối kỳ, trên cơ sở tỉ lệ doanh thu xác định thuế GTGT đầu vào được và không được khấu trừ. Phần không được khấu trừ được thanh toán vào các chi phí liên quan đến sử dụng tài sản cố định. 1.3.2. Kế toán thuế GTGT đã được khấu trừ: Sơ đồ hạch toán như sau: TK 3331 TK 133 TK 111, 112, 331... (4) (2) (1) TK 152, 153, 156, 211, 213, 624, 627, 641, 642 (3) Chú giải (1) Tổng giá thanh toán khi mua vật tư, hàng hoá, tài sản cố định. (2) Thuế GTGT đầu vào. (3) Giá mua vật tư, hàng hoá, tài sản cố định không thuế. (4) Thuế GTGT đã được khấu trừ trong kỳ. 1.3.3. Phương pháp hạch toán thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ: Sơ đồ hạch toán: (5) TK 142 (4) TK 3331 TK 123 TK 111, 112, 331... (2) (1) TK 627, 632, 641, 642 TK 152, 153, 211,627... (3) Chú giải (1) Tổng giá thanh toán, khi mua vật tư, hàng hoá, tài sản cố định, dịch vụ... (2) Thuế GTGT đầu vào phát sinh khi mua. (3) Giá mua không thuế. (4) Thuế GTGT đã được khấu trừ. (5) Thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ. 1.3.4. Kế toán thuế GTGT được hoàn Sơ đồ hạch toán: TK 111, 112 TK 133 (1331,1332) TK 152, 156, 211, 627 (3) (6) (2) TK 33312 TK 111, 112, 331... (1) (4) (5) Chú giải (1) Tổng giá thanh toán khi mua vật tư, hàng hoá, tài sản cố định, dịch vụ... (2) Giá mua vật tư, hàng hoá,... chưa có thuế. (3) Thuế GTGT đầu vào phát sinh khi mua vật tư, hàng hoá... trong nước. (4) Thuế GTGT đầu và phát sinh khi mua vật tư, hàng hoá... bằng nhập khẩu.(5) Thuế GTGT của hàng nhập khẩu phải nộp ngân sách nhà nước được khấu trừ. (6) Thuế GTGT đã được ngân sách nhà nước hoàn lại bằng tiền. 1.3.5. Phương pháp hạch toán miễn giảm thuế GTGT: Sơ đồ hạch toán: (4) TK 511, 512, 711... TK 3331 TK 133 (1) TK 721 (3) (2) TK 111,112 Chú giải (1) Phản ánh số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ trong tháng. (2) Số thuế GTGT được giảm trừ vào số thuế GTGT phải nộp trong kỳ. (3) Số thuế GTGT được giảm được nhà nước trả lại bằng tiền. (4) Thuế GTGT đầu ra phát sinh. 1.3.6. Kế toán thuế GTGT hàng mua trả lại. Sơ đồ hạch toán: TK 152,153,156,211,627 TK 111, 112, 331... (4) (3) (2) (1) TK 133 Chú giải: (1) Tổng giá thanh toán khi mua vật tư, hàng hoá... (2) Phản ánh giá mua vật tư, hàng hoá... chưa có thuế GTGT. (3) Thuế GTGT đầu vào. (4) Phản ánh trị giá hàng mua trả lại (có thuế) (5) Giá trị hàng mua trả lại không thuế. (6) Thuế GTGT của hàng mua trả lại. 2. Hạch toán thuế GTGT đầu ra và thuế GTGT phải nộp: 2.1. Nguyên tắc chung: - Kế toán sử dụng TK 3331 - "Thuế GTGT phải nộp" để phản ánh số thuế GTGT đầu ra, số thuế GTGT phải nộp, số thuế GTGT đã nộp và còn phải nộp vào ngân sách Nhà nước. - Đối tượng sử dụng: áp dụng cho các cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế và theo phương pháp trực tiếp trên GTGT. 2.2. Phương pháp hạch toán: 2.2.1. Kế toán thuế GTGT đầu ra: Sơ đồ hạch toán: TK 111, 112, 131... TK 511, 512 (2) (1) (4b) (4a) TK 711, 721 TK 511, 512 (3) Chú giải (1) Phản ánh doanh thu bán hàng, giá bán không có thuế. (2) Phản ánh thuế GTGT đầu ra. (3) Thu nhập hoạt động khác, không có thuế. (4a), (4b) Tổng giá thanh toán từ bán hàng..., và hoạt động khác. 2.2.2. Kế toán thuế GTGT hàng bán nội địa phải nộp ngân sách. Sơ đồ hạch toán: TK 721 TK 111,112,131,136,641... TK 33311 TK 133 TK 511,512 (1) (7) (11) TK 711,721 (9) (12) (10) (8) (8) (6) (5) TK 531,532 (4) (3) (2) TK 111,112,131 Chú giải (1) Thuế GTGT đã được khấu trừ (2) Thuế GTGT được giảm trừ vào số thuế phải nộp (3) Tổng giá thanh toán của hàng bán bị trả lại và hàng giảm giá (có thuế)(4) Thuế GTGT của hàng bán bị trả lại, hàng giảm giá. (5) Trị giá hàng bán bị trả lại, hàng giảm giá (không thuế) (6) Thuế GTGT đã nộp ngân sách nhà nước (7) Trị giá hàng bán (doanh thu bán hàng) - không thuế. (8) Thuế GTGT của hàng bán nội địa. (9) Phản ánh tổng giá thanh toán bán hàng. (10) Thuế GTGT đầu ra của hoạt động khác (hoạt động tài chính, hoạt động bất thường) (11) Thu nhập từ hoạt động khác - không thuế. (12) Phản ánh tổng thu nhập từ hoạt động khác có thuế. 2.2.3. Kế toán thuế GTGT hàng nhập khẩu phải nộp ngân sách Nhà nước: Sơ đồ hạch toán: TK151,152,211... TK331 TK 144 TK 111, 112, 311 (7) (6) (5) (4) (3) (2) (1) TK 333(3333) TK 333(33312) TK 33311 TK 133 (9) (8) Chú giải (1) Phản ánh nghiệp vụ mở L/C (2) Kết chuyển số tiền mở L/C trả người bán (3) Phản ánh số tiền phải trả người bán về trị giá hàng nhập khẩu (4) Thanh toán thuế nhập khẩu vào ngân sách nhà nước (5) Thuế nhập khẩu phải nộp ngân sách nhà nước (nếu có) (6) Khi nộp thuế GTGT hàng nhập khẩu vào ngân sách nhà nước (7) Thuế GTGT hàng nhập khẩu phải nộp ngân sách nhà nước (nếu không được khấu trừ) (8) Thuế GTGT hàng nhập khẩu phải nộp ngân sách nhà nước được khấu trừ. (9) Thuế GTGT hàng nhập khẩu đã được khấu trừ. II. HẠCH TOÁN THUẾ GTGT ĐỐI VỚI CƠ SỞ SẢN XUẤT KINH DOANH NỘP THUẾ THEO PHƯƠNG PHÁP TRỰC TIẾP. 1. Hạch toán đầu vào 1.1. Nguyên tắc chung Đơn vị kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp trên GTGT và cơ sở kinh doanh không thuộc đối tượng nộp thuế GTGT, giá trị vật tư, hàng hoá, dịch vụ, TSCĐ mua vào là tổng giá thanh toán (bao gồm cả thuế GTGT đầu vào). 1.2. Phương pháp hạch toán. Hạch toán theo sơ đồ sau: TK 33312 TK 621, 627,641,642 TK 111, 112, 331... TK 3333 (4) (3) (2) (1) TK 152,153,211... (5) Chú giải: (1) Thuế nhập khẩu phát sinh khi nhập khẩu vật tư, hàng hoá... (2) Tổng giá thanh toán có thuế khi mua. (3) Vật tư, hàng hoá, TSCĐ... mua về sử dụng ngay (4) Vật tư, hàng hoá, TSCĐ... mua về nhập kho (5) Thuế GTGT hàng nhập khẩu phải nộp. 2. Hạch toán đầu ra. 2.1. Nguyên tắc hạch toán - Doanh thu bán hàng, cung ứng dịch vụ bao gồm phụ thu và phí thu thêm ngoài giá bán (nếu có) mà cơ sở kinh doanh được hưởng. - Thu nhập hoạt động tài chính, hoạt động bất thường là tổng thu nhập (tổng giá thanh toán, bao gồm cả thuế). 2.2. Phương pháp hạch toán. (7) (12) TK 811 (11) TK 532 (10) (4) (5) TK 3387 (9) (6) (8) TK 642 TK 3331 TK 711, 721 (3) (2) TK 641,642,431 (1) TK 111,112,131... TK 531 TK 511, 512 Chú giải: (1) Phản ánh doanh thu bán hàng hoá, dịch vụ, tổng giá có thuế. (2) Khi xuất hàng hoá đem biếu tặng (3) Phản ánh thu nhập phát sinh từ hoạt động tài chính, hoạt động bất thường. (4) Số tiền nhận trước của khách hàng về hoạt động cho thuê tài sản (5) Phân bố doanh thu nhận trước vào doanh thu bán hàng từng kỳ. (6) Phản ánh số thuế GTGT phải nộp theo phương pháp trực tiếp. (7) Số triền phải trả cho khách hàng khi hợp đồng cung cấp dịch vụ cho thuê tài sản không thực hiện được. (8) Phản ánh số thuế GTGT hoàn trả đã kết chuyển chi phí thuế. (9) Phản ánh số thuế GTGT hoàn trả - chưa kết chuyển chi phí thuế. (10) Hàng bán bị trả lại. (11) Phản ánh giảm giá hàng bán. (12) Khi chiết khấu cho khách hàng. PHẦN III. MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ 1. Những tác động tích cực của thuế GTGT Việc ban hành và áp dụng thuế GTGT thay cho thuế doanh thu trước đây là nhằm khắc phục những nhược điểm của thuế doanh thu, nhằm kích thích sản xuất phát triển, đồng thời từng bước hoàn thiện hệ thống chính sách thuế của nước ta cho phù hợp với sự phát triển mới của nền kinh tế: cơ chế thị trường có sự điều hành quản lý của Nhà nước. Thuế GTGT đã ra đời hơn hai năm nay, mặc dù được triển khai trong điều kiện không thuận lợi do đó tác động xấu của cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ trong khu vực năm 1997. Nhưng hiện tại, có thể thấy thuế GTGT đã có nhiều tác động tích cực tới các mặt của nền kinh tế, xã hội ở nước ta, thể hiện ở những điểm chủ yếu sau: - Khuyến khích hoạt động xuất khẩu, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá, kích thích phát triển sản xuất, kinh doanh hàng hoá xuất khẩu, giải quyết nhu cầu lao động ngày càng tăng của xã hội. - Việc áp dụng thuế GTGT đã thúc đẩy hoạt động đầu tư mở rộng qui mô sản xuất, kinh doanh đổi mới công nghệ hiện đại. Bởi lẽ thuế GTGT không đánh vào hoạt động đầu tư TSCĐ, toàn bộ số thuế GTGT phải trả khi mua sắm TSCĐ sẽ được Nhà nước cho khấu trừ hoặc hoàn lại cho doanh nghiệp. - Thuế GTGT còn có tác dụng bảo hộ sản xuất trong nước thông qua việc đánh thuế vào hàng hoá nhập khẩu. Điều này làm tăng khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong nước, bảo hộ được thị trường tiêu thụ hàng hoá nội địa, kích thích sản xuất trong nước phát triển, tạo điều kiện hội nhập kinh tế trong khu vực và quốc tế khi buộc phải cắt giảm thuế nhập khẩu, tạo môi trường đầu tư thuận lợi cho các doanh nghiệp nước ngoài cũng như các doanh nghiệp trong nước. - Với thuế GTGT, nó đòi hỏi hệ thống hoá đơn chứng từ phải đầy đủ và hợp lệ. Do đó sẽ khiến các doanh nghiệp tăng cường việc sử dụng hoá đơn chứng từ hợp lệ theo luật định trong hoạt động giao dịch và mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, thúc đẩy các doanh nghiệp tăng cường công tác hạch toán kế toán, đẩy nhanh việc thực hiện sổ sách kế toán, đưa dần các hoạt động kinh tế tài chính vào nề nếp, tạo điều kiện kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ hoạt động kinh doanh. Việc đăng ký mã thuế cùng với phương pháp khấu trừ thuế đã buộc cả người bán, người mua thực hiện tốt hơn chế độ hoá đơn, chứng từ trong các hoạt động thanh toán. - Bảo đảm nguồn thu quan trọng và ổn định cho ngân sách Nhà nước. Thuế GTGT huy động và xác định ngay từ khâu đầu và việc thu thuế GTGT ở khâu sau còn tính thuế GTGT đã nộp ở khâu trước nên hạn chế được việc thất thu thuế, kiểm soát được nguồn thu trên phạm vi toàn bộ nền kinh tế. - Dưới góc độ thương mại, việc áp dụng luật thuế GTGT có ý nghĩa rất quan trọng vì nó mang luồng gió mới thúc đẩy sản xuất kinh doanh, kích thích cạnh tranh tạo ra sân chơi bình đẳng cho tất cả các doanh nghiệp, không phân biệt khâu đầu, khâu cuối hay khâu giữa của chu trình kinh tế. - Dưới góc độ thương mại, việc áp dụng luật thuế GTGT có ý nghĩa rất quan trọng vì nó mang luồng gió mới thúc đẩy sản xuất kinh doanh, kích thích cạnh tranh tạo ra sân chơi bình đẳng cho tất cả các doanh nghiệp, không phân biệt khâu đầu, khâu cuối hay khâu giữa của chu trình kinh tế. - Về mặt xã hội, việc áp dụng thuế GTGT đã khắc phục nhược điểm thuế chồng thuế trước kia của thuế doanh thu, xoá bỏ kêu ca, phàn nàn của các doanh nghiệp, ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh và hiệu qủa sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Và từng bước thay vào đó là lối tư duy mới chủ động tự hoàn thiện để vững vàng tiến lên trong cạnh tranh, các yếu tố thuế ảnh hưởng không đồng đều tới doanh nghiệp đều bị loại bỏ. Trong thời gian hơn hai năm triển khai và thực hiện luật thuế GTGT, đồng thời chính phủ và Bộ Tài chính đã ban hành các văn bản pháp quy để hướng dẫn, sửa đổi bổ sung. Thuế GTGT đã và đang từng bước được hoàn thiện, khắc phục những tồn tại vốn có trong thời kỳ chuyển đổi cơ cấu kinh tế này. Tuy nhiên, cho đến nay, trên thực tế vẫn còn nhiều điều nội dung phải tiếp tục xem xét và điều chỉnh để đảm bảo tính khoa học và tính thực tiễn của một sắc thuế trong điều kiện mở cửa. Một số điều đó được cụ thể dưới đây. 2. Kiến nghị góp phần hoàn thiện luật thuế GTGT trên phương diện kế toán. 2.1. Một số điểm còn tồn ttại trong luật thuế – về đối tượng nộp thuế và đối tượng chịu thuế, các mức thuế suất. Thứ nhất, về sách các loại, sách nào thuộc diện không chịu thuế GTGT, sách nào thuộc diện chịu thuế. Điều này vẫn còn phải làm rõ. Ví dụ nhơ sách “Hỏi đáp pháp luật” trong sách này có đưa vào nhiều điều kiện khoản luật. Vậy nó thuộc sách văn bản pháp luật hay không thuộc loại sách đó. Nếu là diện sách văn bản pháp luật, thì không thuộc đối tượng nội thuế, và ngược lại. Thứ hai, thực phẩm tươi sống và lương thực nghĩa là thế nào. Giả sử người nuôi trồng hải sản, hải sản thu hoạch xuất đi bán ngay chưa qua chế biến, trừ ướp đông lạnh, thì thuộc diện không chịu thuế GTGT. Vậy người khác mua bán luôn hải sản, mua hải sản từ những người nuôi trồng hải sản, chỉ qua khâu ướp đông lạnh rồi xuất đi bán. Vậy người bán luôn này có thuộc diện chịu thuế GTGT không? Thứ ba, khách sạn, du lịch, ăn uống thuộc diện chịu thuế suất 10%. Ăn uống ở đây bao gồm cả ăn các nhà hàng ăn uống cao cấp và các quán ăn bình dân – cho dân thường và sinh viên hay ăn uống thuộc loại nhà ăn nào? Đây cũng là một vấn đề cần làm rõ. Nếu cả ăn uống bình dân và ăn uống cao cấp đều thuộc diện chịu thuế suất 10% thì mất công bằng. Vậy theo tôi, nên đưa ra các cửa hàng ăn uống bình dân vào diện chịu thuế suất 5%. 2.2. Về cách tính thuế GTGT phải nộp. Đối với đơn vị sản xuất kinh doanh nộp thuế, tính thuế theo phương pháp trực tiếp. = x = Theo công thức này, giá tính thuế GTGT là phần GTGT được tích trên cơ sở giá thanh toán,và giá hàng hoá, dịch vụ bán ra mua vào là giá bao gồm cả thuế GTGT. Như vậy, vô hình chung đã xuất hiện hiện tượng thuế chồng thuế, trái với ưu điểm của thuế GTGT. Trên thực tế, các đơn vị cơ sở có thể áp dụng các phương pháp khác nhau để làm sai lệch số giá trị được tăng thêm và mức thuế suất để trốn thuế. - Khai khống hoá đơn đầu vào (ghi khống các khoản thuế và chi phí hàng hoá dịch vụ hợp lý để khấu trừ thuế đầu ra hoặc tăng chi phí nhằm trốn thuế); hoá đơn đầu vào là có thật nhưng hàng hoá, dịch vụ hoá đơn lại không tồn tại. - Không suất hoá đơn khi bán hàng làm giảm giá thanh toán đầu ra để trốn thuế hoặc hoãn thuế. - Ghi giá trong hoá đơn bán hàng thấp hơn giá thực tế để trốn thuế GTGT. - Giân lận trong việc xác định thuế suất đối với hàng hoá dịch vụ chịu thuế GTGT. Để khắc phục tình trạng đó, cuối mỗi kỳ kế toán cần phải tính ra giá trị hàng hoá, dịch vụ mua vào, bán ra để tính thuế GTGT từ giá thanh toán hàng hoá, dịch vụ mua vào, bán ra theo công thức: Trị giá hàng hoá Giá thanh toán hàng hoá, dịch vụ bán ra (mua vào) = dịch vụ bán ra (mua vào) để tính thuế GTGT 1 + thuế suất thuế GTGT = - 2.3. Về phương pháp hạch toán thuế GTGT: 2.3.1. Việc tổ chức hệ thống tài sản: Kế toán Việt Nam sử dụng hai tài khoản 133 TK 3331 để tính thuế GTGT đầu vào thuế GTGT đầu ra và phải nộp. Như vậy, số thuế GTGT đầu ra và số thuế GTGT phải nộp lại cũng được dùng trên tài khoản 333. Điều này dễ gây bất cập và khó khăn trong việc tính và nộp thuế GTGT cho ngân sách Nhà nước. Theo em nên tổ chức lại hệ thống tài khản thuế GTGT như sau: - TK 1331: Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ. + TK 13311: Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ của hàng hoá, dịch vụ + TK 13312: Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ của TSCĐ. - TK 1332: Thuế GTGT phải nộp Về kết cấu TK 1332 Bên nợ: - Thanh toán thuế GTGT với ngân sách Nhà nước. - Hoàn trả thuế GTGT Bên có: - Kết chuyển thuế GTGT phải nộp Dư có: - Thuế GTGT còn phải nộp - TK 3331: Thuế GTGT đầu ra. + TK 33311: Thuế GTGT đầu ra của hàng hoá , dịch vụ. + TK 33312: Thuế GTGT hàng nhập khẩu 2.3.2. Phương pháp hạch toán Sơ đồ hạch toán TK 1332 TK 1331 TK 3331 TK 111,112,131... TK 511,512... TK 152,153,211... TK 111, 112, 331... (4) (5) (2) (1) (6) (7) (3) (10) (8) (9) Chú giải 1. Tổng giá thanh toán khi mua hàng hoá, dịchvụ TSCĐ 2. Giá mua hàng hoá, TSCĐ không thuế 3. Thuế GTGT đầu vào của hàng hoá, dịch vụ... 4. Tổng giá thanh toán khi bán hàng hoá, dịch vụ, TSCĐ 5. Giá bán không thuế. 6. Thuế GTGT đầu ra của hàng hoá dịch vụ 7. Khấu trừ thuế GTGT đầu vào 8. Kết chuyển thuế GTGT phải nộp 9. Thanh toán thuế với NSNN 10. Hoàn trả thuế. KẾT LUẬN Luật thuế GTGT được ban hành và áp dụng từ ngày 1.1.1999. Là một loại thuế mới, thay cho thuế doanh thu đã già cõi và có nhiều hạn chế, nên thuế GTGT đã khắc phục được những nhược điểm của thuế doanh thu trước kia, và đã có nhiều tác động tích cực đến nguồn thu của ngân sách Nhà nước và atới những biến động đổi thay của nền kinh tế nước ta trong cơ chế mới. Mặc dù đã được áp dụng từ hơn hai năm nay, nhưng so với trên thế giới thì vẫn còn là rất mới, sinh sau đẻ muộn, như Inđônêxia (1983), Trung Quốc (1980) Thuỵ Điển (1969)... do đó vẫn còn nhiều khó khăn, bỡ ngỡ và thách thức, dù rằng cho đến nay Chính phủ và Bộ Tài chính đã ban hành nhiều văn bản pháp quy để hướng dẫn, sửa đổi áp dụng. Nhưng đến đâu đi nữa việc Nhà nước thay thuế doanh thu bằng luật thuế GTGT là một sự lựa chọn đúng đắn cho hướng đi của nền kinh tế nước nhà, nhất là trong gian đoạn hiện nay. Thúc đẩy công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, đi lên CNXH. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Tạp chí kế toán (năm 1997, 1998, 2000) 2. Tạp chí Tài chính (năm 1999) 3. Tạp chí Kinh tế và Phát triển (năm 2000) 4. Luật thuế GTGT 5. Thuế GTGT và điều kiện áp dụng ở Việt Nam (Tác giả: Nguyễn Xuân Nhạt) 6. Thời báo kinh tế (năm 2000) 7. Tạp chí Kiểm toán (năm 2000) MỤC LỤC Trang LỜI MỞ ĐẦU NỘI DUNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1 Phần I. Cơ sở lý luận 1 I. Bản chất và vai trò của thuế 1 II. Khái niệm và vấn đề liên quan về thuế giá trị gia tăng 2 1. Khái niệm 2 2. Sự cần thiết của việc thay thuế doanh thu bằng thuế GTGT 2 3. Đối tượng áp dụng 3 4. Căn cứ tính thuế GTGT 3 5. Phương pháp tính thuế GTGT 7 6. Hoàn thuế GTGT 8 7. Tài khoản sử dụng 9 III. Liên hệ thuế GTGT ở Pháp 10 1. Khái niệm 10 2. Phạm vi áp dụng thuế GTGT 10 3. Căn cứ tính thuế 11 4. Thuế suất thuế GTGT 11 5. Chế độ khấu trừ thuế GTGT 12 6. Chế độ hoàn thuế GTGT 12 7. Chế độ miễn, giảm thuế GTGT 12 8. Hạch toán thuế GTGT 13 Phần II. Nội dung phương pháp hạch toán thuế GTGT 15 I. Đối với doanh nghiệp nộp thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ 15 1. Hạch toán thuế GTGT đầu vào 15 2. Hạch toán thuế GTGT đầu ra và thuế GTGT 22 II. Hạch toán thuế GTGT đối với cơ sở sản xuất kinh doanh nộp thuế theo phương pháp trực tiếp 25 1. Hạch toán đầu vào 25 2. Hạch toán đầu ra 25 Phần III. Một số nhận xét và kiến nghị 27 1. Những tác động tích cực của thuế GTGT 27 2. Kiến nghị góp phần hoàn thiện luật thuế GTGT trên phương diện kế toán 28 KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docThue (13).doc
Tài liệu liên quan