Đề tài Phương pháp thu nhập thông tin trong nghiên cứu kinh tế xã hội

Một doanh nghiệp viễn thông muốn thu thập ý kiến khách hàng về chất lượng dịch vụ trong năm 2014. Hệ thống lưu trữ của công ty ghi nhận trong năm 2014 có 1000 khách hàng đã đăng ký sử dụng dịch vụ của công ty. BLĐ công ty quyết định chọn ngẫu nhiên 100 khách hàng để khảo sát:  Miêu tả quy trình chọn 100 khách hàng ngẫu nhiên từ tổng thể 1000 khách hàng nói trên  Tổng thể 1000 khách bao gồm 800 sinh viên, 150 công chức và 50 người lao động phổ thông. Ngoài cách chọn ngẫu nhiên, có cách nào thay thế để chọn ra 100 khách hàng từ 1000 khách hàng trên hay không? Dự án DPPR với mục đích cải thiện sinh kế cho người nghèo tiến hành hoạt động tại xã Mã Pì Lèng. Biết rằng xã có 370 hộ dân bao gồm 45 hộ khá, 115 hộ cận nghèo và 210 hộ nghèo.  Với yêu cầu mức độ tin cậy là 97%, sai số không vượt quá 10%, cần phải chọn bao nhiêu hộ nghèo và cận nghèo để tiến hành nghiên cứu?  Phương pháp chọn mẫu nào thích hợp nhất để chọn ra các hộ đó?  Chọn ngẫu nhiên 100 khách khảo sát bằng phần mềm hoặc máy tính  Với một mẫu được chọn bằng pp chọn mẫu phân tầng, có thể chọn 80 sinh viên, 15 công chức và 5 lao động phổ thông để khảo sát/phỏng vấn.

pdf125 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 15/01/2022 | Lượt xem: 158 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phương pháp thu nhập thông tin trong nghiên cứu kinh tế xã hội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
By duongxuanlam@tuaf.edu.vn TIẾT 7 3.1 Nghiên cứu chọn mẫu trong kinh tế xã hội 3.1.1 Nghiên cứu trường hợp 3.1.2 nghiên cứu điều tra chọn mẫu (tiết 1)  Sử dụng khi nghiên cứu một hoặc một số ít những “trường hợp” trong bối cảnh đời sống thực  Trường hợp: sự kiện, vấn đề, quá trình, hoạt động, chương trình, một cá thể hoặc một vài người  Tìm hiểu điều gì đó độc đáo, kiến thức thu được được áp dụng cho các trường hợp khác trong cùng bối cảnh.  Sử dụng nhiều nguồn dữ liệu: hầu hết dữ liệu định tính nhằm có một hiểu biết sâu sắc về “trường hợp” NNC đang quan tâm  Thiết kế 1 NCTH: xác định “trường hợp” và thiết lập logic giữa chúng  Chuẩn bị thu thập các bằng chứng NCTH: Những việc cần làm trước khi thu thập dữ liệu cho NCTH  Thu thập bằng chứng: Các nguyên tắc bạn nên theo khi làm việc với (6) nguồn bằng chứng  Phân tích các bằng chứng: cách bắt đầu phân tích, lựa chọn công cụ phân tích và chúng hoạt động ntn  Báo cáo  Phân tích tình hình hiện tại  Chọn lựa đối tượng, khách thể nghiên cứu  Làm thế nào để có được những thông tin cần thiết  Phát triển bảng câu hỏi để thu thập thông tin (kết hợp ghi chép, quan sát và trả lời)  Nghiên cứu sâu một vấn đề KTXH ở một thời điểm và thời gian cụ thể  Phân tích và đánh giá tác động của một sự can thiệp, những điều cần rút ra có tính suy rộng.  Sử dụng khi có nhiều biến nghiên cứu hơn dữ liệu  Thách thức khi xác định trường hợp hoặc tìm ra vấn đề/nguyên nhân, sau đó tìm các “trường hợp” để minh chứng  Khó khăn khi xác định liệu nên nghiên cứu 1 hay nhiều trường hợp  Thách thức khi định nghĩa giới hạn của các “trường hợp”  Nghiên cứu nhiều trường hợp (>1), nhà nghiên cứu có thể sẽ không có được hiểu biết sâu sắc đối với mỗi “trường hợp” riêng rẽ  Tất cả sự vật hiện tượng với các đặc điểm mà người nghiên cứu muốn tìm hiểu.  Tập hợp các đối tượng khảo sát (người, cá thể, nhân vật, sinh vật,) và chứa các đặc tính cần nghiên cứu hay khảo sát. 10  Một bộ sưu tập nhỏ hơn (mang tính đại diện) các đơn vị từ tổng thể được dùng để xác định các chân lý về tổng thể đó” (Field, 2005)  Tại sao phải chọn mẫu?  Nguồn lực (thời gian, kinh phí) và khối lượng công việc  Đưa ra các kết quả có độ chính xác, có thể tính toán về mặt toán học 11  PP chọn mẫu: việc rút ra một bộ phận, một đơn vị nghiên cứu từ tập tổng thể các đối tượng nghiên cứu  Điều tra chọn mẫu: không tiến hành điều tra toàn bộ các đơn vị của tổng thể, chỉ điều tra trên một số đơn vị nhằm tiết kiệm thời gian, công sức và tiền bạc. Từ những đặc điểm và tính chất của mẫu, ta có thể suy ra được đặc điểm và tính chất của tổng thể  Khung chọn mẫu: Là danh sách mà từ đó các mẫu tiềm năng được chọn (danh bạ điện thoại, danh sách các hộ gia đình)  Khi tổng thể rất nhỏ  Khi có nguồn lực (bổ sung) từ bên ngoài  Cỡ mẫu tối đa: do nguồn lực hiện có quyết định  Cỡ mẫu tối thiểu: độ chính xác thống kê quyết định  Xác định dung lượng mẫu (n) phụ thuộc:  Mục đích của nghiên cứu  Các nguồn lực hiện có 14  Tiến hành trong thời gian ngắn  Dữ liệu được xử lý, phân tích và tổng hợp nhanh  Thông tin có tính thời sự và cập nhật  Tiết kiệm chi phí và nguồn lực cho công tác tổ chức nghiên cứu  Có thể mở rộng hoặc tìm hiểu sâu mặt nào đó của hiện tượng nghiên cứu  Độ chính xác của thông tin: điều tra viên XÁC ĐỊNH CỠ MẪU?  Sai số luôn tồn tại trong các mẫu được chọn  Có nguy cơ mẫu không đại diện từ tổng thể mà nó được rút ra  NNC nhận định nguy cơ này dưới góc độ “độ tin cậy”  Mẫu càng lớn thì độ tin cậy càng cao  Để giảm thiểu nguy cơ có sai số, NNC muốn đạt được một độ tin cậy cao (.95% hoặc 0.99%)  Sai số chọn mẫu gồm:  Sai số hệ thống: sai số xảy ra do vi phạm nguyên tắc chọn mẫu (không khách quan), làm thiên lệch kết quả n/c  Sai số chọn mẫu ngẫu nhiên: xuất hiện đi kèm theo cách chọn mẫu ngẫu nhiên  Xây dựng được bảng hỏi tốt, chi tiết và bảng hỏi cần được thử nghiệm (pretest) trước khi triển khai thu thập số liệu;  Chủ động xem xét, phát hiện những điều không hợp lý hoặc những thiếu sót có thể có trong kế hoạch tổ chức thực hiện đề tài để có thể sửa chữa và bổ sung kịp thời Xác định sai số (e) chấp nhận được giữa ước lượng mẫu và ước lượng tổng thể Xác định độ tin cậy alpha muốn có trong ước lượng mẫu nằm trong sai số e Xác định giá trị Z tương ứng với độ tin cậy muốn có đã quyết định Ước tính độ lệch chuẩn của tổng thể Dùng công thức thống kê tương ứng Tính cỡ mẫu Sai số chuẩn (standard error) Hệ số tin cậy Mức độ tin cậy (%) Hệ số tin cậy Mức độ tin cậy (%) Hệ số tin cậy Mức độ tin cậy (%) 1,0 68,27 1,7 91,09 2,4 98,36 1,1 72,87 1,8 92,81 2,5 98,76 1,2 76,99 1,9 94,26 2,6 99,07 1,3 80,64 2,0 95,45 2,7 99,31 1,4 83,85 2,1 96,43 2,8 99,49 1,5 86,84 2,2 97,22 2,9 99,63 1,6 89,04 2,3 97,66 3,0 99,73 Tỷ lệ ước lượng Quy mô tổng thể nghiên cứu 50 100 500 1.000 5.000 7.500 10.000 20.000 Mức sai số 5% 5 30 42 64 68 72 72 72 73 10 37 58 108 122 135 136 136 137 20 42 71 165 197 234 238 240 243 30 43 76 196 244 303 309 313 318 40 44 70 212 269 343 352 356 362 50 44 79 217 278 357 365 370 377 Mức sai số 10% 5 13 15 18 18 18 18 18 18 10 20 26 32 33 34 34 34 35 20 28 38 55 58 61 61 61 61 30 31 45 69 75 79 80 80 80 40 32 48 78 84 91 91 91 92 50 33 49 81 88 94 95 95 96 Chọn mẫu lặp lại n = t2δ2/€2 Chọn mẫu không lặp lại n = Nt2. δ2 /[N€2 + t2. δ2 ] Chọn mẫu tỷ lệ theo một tiêu thức nào đó n = Nt2.0,25/[N€2 + t2.0,25] Trong đó:  N: Dung lượng mẫu  €: phạm vi sai số chọn mẫu  δ2: phương sai của tổng thể  t: hệ số tin cậy của thông tin  Cần phải chọn bao nhiêu hộ nông dân trong một xã để khảo sát, biết rằng cả xã có N = 5000 (hộ), mức độ tin cậy (alpha = 95%), phạm vi sai số không vượt quá 5% (€ = 5% = 0,05) [A]  Đáp án: 370 hộ  Hãy tính lại ví dụ trên với phạm vi sai số = 1%  Kết quả: 3333 hộ  Dự đoán của bạn? (cần chọn nhiều mẫu hơn hay ít mẫu hơn?)  Nếu [A] có mức độ tin cậy chỉ còn 90%?  Kết quả: 243 hộ  Kết luận:  Phạm vi sai số càng NHỎ: số mẫu cần điều tra càng phải LỚN  Mức độ tin cậy (của ước lượng mẫu so với tổng thể) THẤP, số mẫu cần điều tra sẽ GIẢM  Độ CHÍNH XÁC MONG MUỐN càng TĂNG thì cỡ mẫu càng phải LỚN  Dung lượng mẫu không nhỏ hơn 30 (n>=30)  Đảm bảo sai số chọn mẫu nhỏ hợp lý, sai số càng nhỏ càng tốt  Dung lượng mẫu:  Tỷ lệ nghịch với phạm vi sai số chọn mẫu  Tỷ lệ thuận với kích thước của tổng thể  Mang tính đại diện: có thể suy rộng ra tổng thể với sai số cho phép  {n}<{N}  Mẫu phải mang tính đầy đủ  Phản ánh đúng các đặc trưng cơ bản của tập tổng thể  Mẫu thích hợp: chọn đúng đối tượng n/c, thuận tiện thu thập số liệu, dễ kiểm tra thông tin  Đảm bảo sai số thống kê cho phép 1. Định nghĩa tổng thể chung 2. Xác định khung chọn mẫu có sẵn: danh bạ, niên giám điện thoại 3. Lựa chọn phương pháp chọn mẫu 4. Xác định dung lượng mẫu 5. Tiến hành kế hoạch chọn mẫu 6. Chọn mẫu và thu thập dữ liệu 7. Kiểm tra quá trình chọn mẫu Tiết 8 Chọn mẫu có xác suất Chọn mẫu phi xác suất Ngẫu nhiên đơn giản Chọn mẫu thuận tiện Chọn mẫu hệ thống Chọn mẫu hạn ngạch Chọn mẫu phân tầng Chọn mẫu có chủ đích Chọn mẫu theo cụm Phương pháp “quả bóng tuyết” THẾ NÀO LÀ CHỌN MẪU CÓ XÁC SUẤT?  Mỗi đơn vị trong tổng thể có cơ hội được chọn (>0) vào trong mẫu và xác suất này có thể được xác định một cách chính xác  Khi mỗi thành tố trong tổng thể có cùng xác suất được chọn, ta nói rằng quy trình chọn mẫu đó có “xác suất được chọn bằng nhau”. 33  Được dùng khi tổng thể nhỏ, đồng nhất và có sẵn  Mỗi thành tố trong khung, có xác suất được chọn ngang nhau (p1=p2==px)  Bảng số ngẫu nhiên, hệ thống sổ số 34  Điểm mạnh  Đơn giản nhất, dễ sử dụng  Điểm yếu:  Không thể tiến ành khi khung chọn mẫu lớn  Có thể tốn kém nếu tổng thể trải dài trên một khu vực địa lý rộng lớn  Không thể đảm bảo các thuộc tính của tổng thể được đại diện ngang nhau trong mẫu được chọn.  VD: Chọn 100 cá thể từ tổng thể bao gồm 60% nam, 40% nữ. Mẫu chọn bằng không chắc sẽ có chính xác 60% nam, 40% nữ 35  Xác định: kth = N/n  n1 € [1; k]  n2 = n1 + k  Trong trường hợp này, k=(N/n)  Lưu ý: điểm khởi đầu không nhất thiết phải là điểm đầu tiên trong danh sách. 36  Điểm mạnh  Dễ sử dụng  Điểm yếu  Có thể tốn kém nếu tổng thể được lấy mẫu trải dài trên vùng lãnh thổ rộng lớn  Khó đánh giá độ chính xác của các ước lượng từ chỉ một khảo sát 37  Chọn 8 hộ gia đình trong số 120 hộ tại một xã  120/8 = 15. Chọn một số bất kỳ từ 1-15 sau đó cứ cách 15 hộ lại chọn 1 hộ cho đến khi đủ 8 hộ theo yêu cầu  Giả sử ta chọn số 11, khi đó các hộ được chọn sẽ là 11, 26, 41, 56, 71, 86, 101 và 116  Sẽ ra sao nếu phải chọn 8 hộ từ 125 hộ?  125/8=15.625, vậy nên cách 15 hay 16 hộ thì chọn 1 hộ?  Nếu cứ 16 hộ chọn một hộ (8 x 16 = 128): Hộ cuối cùng được chọn (hộ thứ 8) không tồn tại (t1 = [1:13])  Nếu cứ 15 hộ chọn 1 hộ (8 x 15 = 120): 05 hộ cuối cùng sẽ không bao giờ được chọn (t1 =[1:20]) t1 là điểm chọn ngẫu nhiên ban đầu 38  Chọn 6 sinh viên trong lớp từ 59 sinh viên  K=59/6= 9,83, chọn 10 hay 9?  Nếu chọn k=10, N = 10x6 = 60, sv thứ 6 sẽ ko tồn tại do trong lớp của ta chỉ có 59 sinh viên  Nếu k=9, N = 9x6 = 54 (<59), 5 sinh viên được xếp cuối danh sách lớp sẽ không có cơ hội được chọn  Giải pháp 1: Chọn t1=[1:9] (9,19,29,39,49,59)  Giải pháp 2: Chọn t1=[1:14] (14, 23, 32, 41, 50, 59) 39  Chia N thành các tầng (không lặp), sau đó chọn 1 mẫu ngẫu nhiên đơn giản theo tỷ lệ từ mỗi tầng.  Các đơn vị trong mỗi nhóm nên giống nhau theo một vài cách nào đó  Số phần tử trong mỗi tầng được xác định theo tỷ lệ với kích thước tổng thể. 40 Phân tầng/nhóm Phân bổ Tỷ lệ (%) Số mẫu phải chọn Nam, biên chế 90 (90/180) x 100 = 50 50% x 40 = 20 Nam, hợp đồng 18 (18/180) x 100 = 10 10% x 40 = 4 Nữ, biên chế 9 (9/180) x 100 = 5 5% x 40 = 2 Nữ, hợp đồng 63 (63/180) x 100 = 35 35% x 40 = 14 Tổng 180 100 40 41  Yêu cầu chọn 40 nhân viên (n) theo phân tầng như trên  Tính tổng nhân viên (N=180) và tính tỷ lệ % mỗi phân tầng (nhóm)  Ưu điểm  Các ước lượng có độ chính xác cao hơn so với chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản  Nhược điểm  Khó tính toán  Khó xác định các yếu tố cho việc phân tầng  Hay nhầm với chọn mẫu phân tầng  N được chia làm nhiều nhóm (mỗi nhóm mang tính đại diện cho tổng thể)  Các nhóm sẽ được chọn một cách ngẫu nhiên để tạo thành mẫu  Có thể phân nhóm thành nhiều bước: tiếp tục chọn nhóm con và các phần tử trong nhóm con,..  Chọn mẫu theo khu vực (địa lý)  Được dùng khi không có danh sách cá thể của quần thể 43  Điểm mạnh  Giảm thiểu chi phí chuẩn bị khung mẫu  Có thể giảm chi phí đi lại và các chi phí hành chính khác  Điểm yếu: sai số chọn mẫu cao hơn chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản 44  Kiểm tra chất lượng các sản phẩm bóng đèn được đóng trong thùng (NNĐG không áp dụng được – ko có danh sách đầy đủ), các bóng đèn đã được xếp trong hộp (nên không thể sắp xếp chúng để chọn theo cách hệ thống). Mặt khác, tất cả các bóng đền đều như sau (không có đặc điểm nào để phân tầng chúng)  Áp dụng chọn mẫu theo cụm: chọn một vài hộp nhất định và kiểm tra mỗi bóng trong các hộp đó.  Trong trường hợp này, các hộp chính là các cụm 45 THẾ NÀO LÀ CHỌN MẪU PHI XÁC SUẤT? • Các đơn vị trong tổng thể không có khả năng ngang nhau được chọn vào mẫu nghiên cứu; • Mẫu được chọn phụ thuộc vào kinh nghiệm và sự hiểu biết về tổng thể của NNC, kết quả điều tra đôi khi thường mang tính chủ quan  NNC được cho trước một hạn ngạch từ các nhóm phụ của tổng thể.  Ưu điểm: Nhanh và chi phí tiến hành rẻ  Nhược điểm: Không đại diện cho tổng thể  Lời khuyên: Quyết định bao nhiêu người sẽ được lấy mẫu sau đó sử dụng các phương pháp khác để có được số mẫu theo yêu cầu  Ví dụ: Chọn 50 nữ giới tuổi từ 45 đến 60 48  Chia tổng thể thành các nhóm phụ  Chọn các chủ thể hay các đơn vị từ mỗi phân đoạn dựa trên tỷ lệ cụ thể.  Mẫu được chọn có thể bị chệch do không phải tất cả mọi người đều có cơ hội được chọn. 49  Giả sử muốn tìm hiểu mục tiêu nghề nghiệp của sinh viên năm 1 – năm 4 của trường ĐHNL Thái Nguyên  Cả trường có 20.000 sinh viên (N), ta cần biết tỷ lệ sinh viên phân bố vào các năm học như thế nào  Giả sử ta có 6.000 sinh viên năm 1 (chiếm 30%); 5.000 sinh viên năm 2 (chiếm 25%); 5.000 sinh viên năm 3 (25%) và 4.000 sinh viên năm cuối (20%)  Mẫu ta chọn phải đảm bảo tỉ lệ này  Giả sử chọn 1.000 sinh viên, ta sẽ phải khảo sát 300 sv năm nhất, 250 sv năm 2, 250 sv năm 3 và 200 sinh viên năm cuối. 50  Một cuộc phỏng vấn để biết được hoạt động hoặc lý do khách du lịch đến Hạ Long.  Số liệu nghiên cứu: 60% với lý do đi nghĩ mát, vui chơi; 20% lý do thăm bạn bè, gia đình; 15% lý do kinh doanh và 5% lý do hội họp.  NNC dự tính cần phỏng vấn 500 khách du lịch, chọn những nơi có nhiều khách du lịch như khách sạn, khu vui chơi giải trí, để phỏng vấn  Như vậy tỷ lệ mẫu để muốn phỏng vấn đạt được cho mỗi chỉ tiêu tương ứng tỷ lệ là 300 : 100 : 75 : 25.  Ví dụ: Nghiên cứu thái độ của các sắc tộc tôn giáo khác nhau đối với hình phạt tử hình. Ở một địa phương nọ, do có số lượng ít nên người Hồi giáo bị bỏ sót  Để có người Hồi giáo trong mẫu, 3% số người hồi giáo sẽ được chọn làm mẫu.  Dù mẫu khi đó sẽ không còn đại diện cho tỷ lệ thực tế trong tổng thể.  Nhưng, “định mức” sẽ đảm bảo quan điểm của người hồi giáo sẽ được thể hiện trong cuộc khảo sát.  Mẫu được rút từ một phần của tổng thể dễ tiếp cận nhất, dễ lấy thông tin nhất (đã có sẵn)  Thích hợp khi thử nghiệm mẫu khảo sát trước khi tiến hành thực tế, bị giới hạn bởi thời gian và chi phí, hoặc khi các phương pháp lấy mẫu khác không thể tiến hành được. 53  Sự lựa chọn được dựa trên kiến thức về tổng thể và mục đích của nghiên cứu. Đối tượng được chọn bởi một vài đặc điểm chuyên biệt.  Hữu dụng khi bạn cần lấy mẫu một cách nhanh chóng.  Ví dụ: nghiên cứu lấy ý kiến của phụ nữ Á châu tuổi từ 20-30. 54  Người phỏng vấn tự đưa ra phán đoán về đối tượng cần chọn vào mẫu  Tính đại diện của mẫu phụ thuộc vào kinh nghiệm và hiểu biết của người tổ chức và người đi thu thập 55  Chọn ngẫu nhiên những người phỏng vấn ban đầu, những người tiếp theo được lựa chọn dựa trên sự giới thiệu của người trước  Sử dụng thích hợp khi tổng thể ít, khó nhận ra các đối tượng cần thu thập thông tin (phù hợp với NC định tính)  VD: Nghiên cứu thị hiếu sản phẩm 57 PP chọn mẫu Ví dụ Chọn mẫu ngẫu nhiên Rút thăm ngẫu nhiên 10 hộ từ danh sác hộ Chọn mẫu hệ thống Cứ cách 3 hộ lại chọn được 1 hộ để khảo sát Chọn mẫu phân tầng Chia các hộ ra thành 2 nhóm (nghèo, không nghèo). Sau đó chọn ngẫu nhiên 5 hộ từ mỗi nhóm Chọn mẫu theo cụm Chia các hộ thành 6 nhóm, mỗi nhóm có 5 hộ gia đình. Sau đó chọn ngẫu nhiên hai nhóm khảo sát Chọn mẫu thuận tiện Chọn 10 hộ gia đình gần nhà trưởng thôn nhất hoặc 10 hộ gia đình gần ủy ban xã nhất Trong một thôn bản có 30 hộ gia đình, hãy chọn ra 10 hộ để khảo sát nghiên cứu về việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp???  Phân tích tài liệu;  Quan sát;  Trưng cầu ý kiến;  Điều tra phỏng vấn ▪ Phỏng vấn bán cấu trúc & không chính thức; ▪ Phỏng vấn bằng bảng hỏi và phỏng vấn sâu. TIẾT 9  Những hiện vật do con người tạo nên nhằm mục đích truyền tin và lưu giữ thông tin  Vật chứa đựng thông tin bằng ngôn ngữ, con số, hình ảnh, chữ viết, hiện vật Phát vấn: Phân tích tài liệu là gì?  Là phương pháp thu thập thông tin thứ cấp thông qua các tài liệu có sẵn  Theo sở hữu: cá nhân và công cộng  Tài liệu chính thống của các tổ chức (sứ mệnh, báo cáo hàng năm, văn bản chính sách, giáo trình, đề cương)  Ghi lại các hoạt động, kinh nghiệm, niềm tin, tín ngưỡng (lịch làm việc, email, nhật ký, sổ lưu niệm, bài báo cá nhân)  Theo hình thức: văn tự và phi văn tự  Từ góc độ khác: chính thức và không chính thức; tài liệu bản chính và tài liệu bản sao; tài liệu sơ cấp và tài liệu thứ cấp  Phân tích định tính  Tìm ra những nội dung tư tưởng cơ bản của tài liệu, những vấn đề có liên quan đến đề tài nghiên cứu và xác định xem những vấn đề gì đã và chưa được giải quyết  Phân tích định lượng  Cách thức phân nhóm các nội dung (dấu hiệu) và tìm ra những mối quan hệ nhân – quả giữa các nhóm nội dung (chỉ báo)  Dùng trong trường hợp phải xử lý một lượng thông tin lớn  Phân tích thứ cấp  Phân tích nội dung  Nghiên cứu lịch sử  Phân tích số liệu thống kê hiện có  Bất kỳ một sự phân tích thêm nào về một nhóm dữ liệu hiện có đưa ra những cách giải thích, kết luận hoặc bổ sung kiến thức, hoặc khác so với những điều đã trình bày trong báo cáo đầu tiên.  Cách thực hiện:  Lựa chọn một chủ đề - tìm kiếm những dữ liệu hữu ích – tái tạo dữ liệu – phân tích dữ liệu và so sánh các kết quả - đánh giá tính hiệu lực và độ tin cậy của dữ liệu  Ưu điểm: Buộc người nghiên cứu phải suy nghĩ sát hơn vào những mục tiêu lý thuyết và những vấn đề cần phải thảo luận liên quan đến công trình nghiên cứu hơn là những vấn đề về phương pháp thu thập những cứ liệu mới  Nhược điểm: Vấn đề cần được triển khai bằng một khối lượng lớn dữ liệu nên quá trình thu thập, phân tích mất nhiều thời gian và công sức  Mô tả khách quan, hệ thống và có tính chất định lượng nội dung của thông tin  Khi phân tích nội dung, phải đảm bảo:  Khách quan: quy định được xây dựng khoa học và rõ ràng  Có hệ thống: tiếp nhận và loại bỏ những nội dung phải được cân nhắc và tiến hành theo quy định chặt chẽ  Có tính khái quát: phù hợp lý thuyết, nội dung phân tích phải liên hệ đa chiều, đa nhân tố  Không có nghĩa là nghiên cứu bất cứ thứ gì từ quá khứ  Bao hàm phương pháp và quan điểm nhất định mà các sử gia hay áp dụng trong việc nghiên cứu tư liệu quá khứ  Các bước tiến hành phân tích:  Xác định một vấn đề nghiên cứu từ quá khứ  Thiết lập và thu thập nguồn chứng cứ  Phát triển những phương tiện định lượng chứng cứ  NCLS thích hợp nghiên cứu một chủ đề trong quá khứ hoặc đan lần theo dấu vết các biến cố và xem xét sự phát triển của biến cố đó theo thời gian  Thích hợp để n/c các vấn đề KTXH, các sự kiện theo thời gian  Nhược điểm:  Khó tìm ra sự vận động, quy luật phát triển mới của ĐTNC  Khó thẩm định, kiểm chứng chứng cứ liên quan đến đề tài nghiên cứu  Cung cấp cho nhà nghiên cứu dữ liệu thô để phân tích và sử dụng những dữ liệu thống kê hiện có để phân tích ra những dữ liệu mới  Ưu điểm: số liệu thống kê có sẵn đem lại chứng cứ có chất lượng cso cho nhà nghiên cứu  Nhược điểm:  Tốn thời gian và khó chuẩn bị dữ liệu riêng theo ý muốn  Dữ liệu thống kê hiện có khó sửa đổi và tái tạo mới cho người nghiên cứu sau  Đạo văn: sử dụng ý tưởng hay câu văn của người khác mà không ghi rõ nguồn gốc  Trình bày ý tưởng và từ ngữ của người khác trước công luận như là ý tưởng và từ ngữ của mình  Đạo văn, tự đạo văn, đạo số liệu: gian dối trong khoa học  Cựu GS y khoa của Trường ĐH Vermont (Mỹ) - Eric Poehlman - với hơn 200 bài báo khoa học trên các tập san quốc tế nhưng lại phạm lỗi ngụy tạo dữ liệu.  Sau khi điều tra, trường ĐH quyết định sa thải ông Poehlman và ông này bị tòa xử phạt một năm tù, phải trả lại cho nhà nước 542.000 USD.  Năm 2009, các công tố viên của tòa án Hàn Quốc đề nghị mức án 4 năm tù cho GS Hwang Woo-suk do phát hiện ngụy tạo dữ liệu nghiên cứu. Ông Hwang nổi tiếng khắp thế giới sau khi tuyên bố thành công trong việc tạo ra tế bào gốc từ phôi người nhân bản vào năm 2005.  Phân loại tính chân thực của tài liệu: bản chính, bản sao  Có thái độ phê phán đối với tài liệu  Phải trả lời được các câu hỏi:  Tài liệu có tên là gì? (loại tài liệu)  Hoàn cảnh xuất xứ của tài liệu  Tên tác giả?  Mục đích của tài liệu  Độ tin cậy và tính xác thực của tài liệu  Ảnh hưởng xã hội của tài liệu  Nội dung và giá trị của tài liệu  Thông tin trong tài liệu được đánh giá đã đủ hay chưa? Thành phần 2006-2010 2011 2012 2013 Kinh tế Nhà nước 26,6 18,7 18,0 17,3 Kinh tế ngoài Nhà nước 50,6 58,3 58,5 58,9 Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài 22,8 23,0 23,5 23,8 Nguồn: Cục thống kê, Tp. Hồ Chí Minh, 2014 Mẫu tham khảo:  Bảng A thể hiện/cho ta biết đóng góp của các thành phần kinh tế tại TP HCM giai đoạn 2006 đến 2013.  KTNN là tp kt chủ đạo, tuy nhiên lại đóng góp khá khiêm tốn và sự đóng góp đó có xu hướng giảm dần theo thời gian, từ 26.6% giai đoạn 2006- 2010 xuống chỉ còn 17.3% năm 2013.  Trong khi đó, đóng góp của tpkt ngoài nhà nước và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có xu hướng tăng, đặc biệt tpkt ngoài NN có sự đóng góp khá lớn theo các năm và là thành phần kinh tế đóng góp nhiều nhất cho nền kt của TPHCM.  Với sự đổi mới trong chính sách quản lý kinh tế vĩ mô theo hướng mở cửa hội nhập, thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước, đã đem lại một diện mạo mới cho nền kinh tế lớn nhất cả nước/. Source: Tổng cục Thống kê - GSO 0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 2005 2007 2008 2009 2010mill. USD Rau quả Tiêu Cà phê Cao su Gạo Thủy sản Điều  Ưu điểm  Sử dụng tài liệu có sẵn: tiết kiệm công sức, thời gian, tiền bạc  Cung cấp nhiều thông tin đa dạng  Số liệu thống kê có độ chính xác cao có thể được sử dụng nhiều lần  Nhược điểm  Tài liệu được phân chia không theo ý muốn  Khó tim được nguyên nhân, MQH của các dấu hiệu  Thời gian và không gian số liệu, thông tin không đồng nhất, gây khó khăn cho việc tổng hợp  Tài liệu chuyên ngành đòi hỏi các chuyên gia có trình độ cao  Trưng cầu tại nhà, nơi làm việc, công ty  Qua bưu điện (vd: điều tra công giới)  Qua báo chí  Theo nhóm (mời đến nơi thuận lợi đọc và viết, vào thời điểm thích hợp)  Ưu điểm  Có thể thu thập thông tin nhanh chóng với số lượng lớn trong thời gian ngắn, tiết kiệm chi phí  Đảm bảo tính khuyết danh (hiệu quả đ/v nghiên cứu có những tình huống đối lập nhau – có MQH gia đình, đạo đức)  Nhược điểm  Khó khăn khi thu hồi bảng hỏi, khó nhận đủ số lượng đã phát ra  Tính đầy đủ của thông tin bị hạn chế (một số câu hỏi không được trả lời) Trưng cầu tại nhà hay tại nơi làm việc:  Cách làm: Phân phát bảng hỏi cho người trả lời tại nhà hay tại nơi làm việc của họ  Ưu điểm: Điều tra viên có điều kiện giải thích và sơ bộ hướng dẫn cách trả lời Trưng cầu qua bưu điện:  Cách làm: Bảng hỏi được gửi qua đường bưu điện, kèm theo lời giải thích, hướng dẫn và yêu cầu  Nhược điểm: Tỷ lệ trả lời thấp, mất nhiều bảng hỏi Trưng cầu theo nhóm:  Cách làm thông dụng nhất và cho kết quả khả quan nhất  Nhóm từ 10-40 người tại địa điểm thuận tiện  Chú ý:  Ít hơn 10 người: ảnh hưởng tính khuyết danh  Nhiều hơn 40 người: khó kiểm tra  Ưu điểm: nhanh thu thập được thông tin, kiểm soát được số lượng bảng hỏi TIẾT 10  Phân theo mức độ kiểm soát của người phỏng vấn lên người cung cấp thông tin:  Phỏng vấn không cấu trúc  Phỏng vấn bán cấu trúc  Phỏng vấn có cấu trúc  F2F, PVV động viên việc chia sẻ thông tin qua các câu chuyện  PVV hỏi những câu hỏi định trước, nhưng hoàn toàn cho phép người trả lời tự do trong suy nghĩ và trả lời  VD: Bạn thích điều gì nhất ở màn hình cảm ứng?  Ưu điểm:  Có thể có hiểu biết sâu sắc về chủ đề quan tâm  Người trả lời có thể mang đến những điểm mới mẻ trước đây chưa từng được nghe thấy hay xem xét  F2F hoặc qua điện thoại sử dụng một bộ câu hỏi chuẩn nhằm thu thập thông tin  Các câu hỏi: cố đinh, theo thứ tự, chuẩn tắc  Các dạng câu hỏi: đa dạng  PVV: nhắc lại hoặc làm rõ các chỉ dẫn  Được sử dụng rộng rãi nhất  Bảng kiểm (checklist)  Tùy chỉnh chủ đề theo hoàn cảnh và câu trả lời của người được phỏng vấn  Không đơn thuần là “hỏi” và “trả lời”: NNC phải hiểu rõ bản chất và có kinh nghiệm trong thảo luận  Bảng kiểm kê:  Danh sách các chủ đề cần được thảo luận trong phỏng vấn bán cấu trúc  Một tờ nhắc, tờ định hướng  Ví dụ bảng kiểm kê: Bảng 4, trang 59 Vấn đề nghiên cứu Câu hỏi nghiên cứu 1. Hiểu biết về chè an toàn -Gia đình trồng chè từ thời gian nào? -Gia đình đã bao giờ nghe về khái niệm chè an toàn hay chưa? - [có] [không] -Anh (chị) hiểu thế nào là chè an toàn? -Gia đình anh chị có sử dụng phân bón hóa học trong canh tác chè hay không? 2. Canh tác chè an toàn -Anh chị có sổ sách ghi chép không? -Chè thu hoạch được bảo quản như thế nào? [trong thùng chứa]; [để trên sàn nhà]; [để trên nong lớn] -Thời gian cách ly bao nhiêu ngày từ ngày phun thuốc theo anh chị là an toàn cho người sử dụng chè? [Ít nhất 1 tháng]; [từ 1-2 tuần]; [từ 3-5 ngày]; [có thể dùng ngay được]; [Không biết] 3. Thị trường tiêu thụ Chè của gia đình được tiêu thụ chủ yếu qua các kênh nào? [Bán buôn] [bán lẻ] [bán qua thương lái] Gia đình đã bán được bao nhiều tấn chè trong năm 2014? Giá bán/1kg? Gia đình có tham gia hội chợ giới thiệu sản phẩm ở địa phương bao giờ chưa?________[Đã từng]________[Chưa từng]  Ưu điểm  Linh hoạt thay đổi cấu trúc phỏng vấn tùy theo ngữ cảnh  Quá trình giao tiếp thoải mái, tự do  Hữu ích khi không thể phỏng vấn chính thức (gái mại dâm đứng đường, trẻ em lang thang  Đặc biệt hữu ích trong các n/c có chủ đề nhạy cảm: tình dục, mãi dâm, ma túy hoặc HIV – AIDS  Nhược điểm  Khó hệ thống hóa thông tin và phân tích thông tin số liệu  Đòi hỏi kinh nghiệm và am hiểu sâu sắc vấn đề thảo luận 1. Chiếm được niềm tin 2. Thuộc nội dung bảng kiểm, chủ động trong khi hỏi 3. Quan sát bằng mắt 4. Hỏi trực tiếp, rõ ràng 5. Không định hướng câu trả lời 6. 5W2H để thăm dò thông tin 7. Bày tỏ sự quan tâm, chú ý vào những gì họ đang nói 8. Hãy nghĩ rằng họ là một chuyên gia 9. Không ngắt lời, làm rõ thông tin khi cần thiết  Diễn giải lại thông tin, đảm bảo rằng bạn hiểu thông tin vừa được cung cấp  Tạo điều kiện cho người trả lời đưa ra các câu hỏi và hỏi lại xem họ có cần hỏi gì không? (trước và sau khi phỏng vấn)  Ghi chép (tốc ký, ký hiệu)  Các câu hỏi khó, nhạy cảm nên đưa vào lúc cuối, khi kết thúc cuộc phỏng vấn  Người cung cấp thông tin thường trả lời khi họ thấy:  Thú vị  Có giá trị  Ngắn gọn  Đủ ý, rõ ràng  Trực quan, dễ theo dõi TIẾT 11  Thu thập thông tin sơ cấp, định tính bằng cách tri giác trực tiếp và ghi chép lại các nhân tố có liên quan đến ĐTNC và MĐNC  Tính “tự nhiên” của thông tin  Công cụ thu thập thông tin: người quan sát  QS thường chỉ bổ trợ cho các phương pháp khác  Quan sát có tham dự (nhập vai): Đóng vai khách đi xe bus công cộng để tìm hiểu chất lượng phục vụ hoặc đánh giá mức độ hài lòng của người sử dụng  Quan sát không có tham dự: Quan sát và đếm các loại phương tiện qua cầu, qua chốt giao thông, quan sát người công nhân trong dây chuyền sản xuất để làm định mức lao động, quan sát địa bàn nơi sẽ tiến hành khảo sát (nhà cửa, đường sá, chợ búa, trường học)  Quan sát trực tiếp  Khi cần thông tin một cách trực tiếp  Khi tìm hiểu một quá trình, cử chỉ, tình huống /sự kiện đang diễn ra  Quan sát gián tiếp  Quan sát dấu hiệu, phản ánh hành vi  VD: N/c hành vi sử dụng bao cao su trong gái mại dâm  Phục vụ những nghiên cứu dự định, thăm dò  Bổ sung cho việc trình bày, kiểm tra hiệu quả công tác  Khi cần có bằng chứng xác thực về sản phẩm, kết quả mong muốn  Kiểm tra, xác nhận kết quả từ những phương pháp khác  Khi các phương pháp thu thập thông tin khác không phù hợp hoặc không tiến hành được  Quan sát có giải thích mục tiêu/không giải thích mục tiêu cho đối tượng bị quan sát biết  Quan sát công khai/bí mật  Quan sát 1 lần/quan sát lặp lại  Quan sát thu thập dữ liệu định tính, quan sát thu thập dữ liệu định lượng  Ghi theo biên bản  Ghi theo nhật ký  Trả lời những câu hỏi đã định sẵn  Kết hợp các phương tiện hỗ trợ quan sát khác  Máy ghi hình  Máy camera  Máy ảnh  Đối tượng thay đổi hành vi khi cảm thấy bị quan sát theo hướng tích chực hoặc tiêu cực  Thiên lệch chủ quan của người quan sát  Diễn giải khác nhau cho cùng một quan sát giữa những người quan sát khác nhau (QS theo nhóm)  Quan sát phiến diện hoặc ghi chép thiếu  Ưu điểm:  Tính trực tiếp của các sự kiện, quá trình, hành vi xã hội  Ghi lại những biến đổi khác nhau của ĐTNC vào lúc nó xuất hiện  Nhược điểm:  Không n/c các hiện tượng, quá trình trong quá khứ hay tương lai  Dễ bị bỏ qua thông tin khi có nhiều đối tượng quan sát cùng lúc cùng xuất hiện (hành vi người tham gia lễ hội)  Tốn nhiều thời gian, nếu thiếu kiên nhẫn, dễ gây sai lệch kết quả nghiên cứu 1. Xác định sơ bộ đối tượng quan sát 2. Xác định thời gian, địa điểm và cách thức tiếp cận đối tượng quan sát 3. Lựa chọn hình thức quan sát 4. Tiến hành quan sát (qs bối cảnh và hành vi qua hành động, hoạt động và ngôn từ) 5. Thực hiện ghi chép 6. Kiểm tra thông tin tiết 12  Bảng hỏi, bảng câu hỏi, phiếu điều tra  Hệ thống câu hỏi phục vụ thu thập thông tin sơ cấp, được sắp xếp theo trình tự và logic nhất định  Tạo điều kiện cho người được hỏi thể hiện quan điểm về những vấn đề mà NNC quan tâm  Mở đầu: gợi mở, tạo tâm lý thoải mái  Nội dung: thông tin cần thu thập  Kết luận: tháo gỡ những mối liên hệ và kết thúc cuộc điều tra  Câu hỏi 2 lựa chọn (Có/Không, Đúng/Sai)  Câu hỏi đo lường  Không sắp xếp theo thứ tự (VD: nghề nghiệp : 1. Hiệu trưởng; 2. Giáo viên)  Sắp xếp theo thứ tự: người trả lời sắp xếp thứ tự các câu trả lời  Câu hỏi không liên tục (theo thang Linkert) 1. Câu hỏi có cần thiết không?  Có cần phải hỏi tuổi của trẻ không hay chỉ cần số lượng trẻ dưới 16 tuổi?  Có cần hỏi thu nhập của người trả lời hay chỉ cần ước lượng thu nhập? 2. Có cần làm rõ câu hỏi hơn không?  Ông/bà có hài lòng về hội thảo/tập huấn không? Linkert? [Không một chút nào -----> Rất hài lòng] 3. Câu hỏi đã đủ bao quát?  Câu hỏi đặt ra theo định kiến?  VD: Theo ông/bà, lợi ích của tài liệu học tập là gì?  Nên hỏi cả ưu và nhược điểm của tài liệu học tập! 4. Câu hỏi có thể bị hiểu sai đi hay không?  VD: Câu trả lời về tình trạng hôn nhân  Đã lập gia đình vs Chưa lập gia đình - Chi tiết hơn: góa phụ, đã ly dị, 5. Khung thời gian đã chi tiết?  Trong học kỳ trước (6 tháng) bạn có thường xuyên sử dụng máy tính? 6. Tính cá nhân trong từ ngữ?  Ông/bà có hài lòng với điều kiện làm việc hiện tại không?  Ông/bà có cảm thấy hài lòng với điều kiện làm việc hiện tại không?  Cá nhân ông/bà có hài lòng với điều kiện làm việc hiện tại không? 7. Hỏi nhiều yếu tố trong câu hỏi  Câu hỏi: Bạn có thích học Anh văn và Toán không? 8. Câu hỏi cảm tính  Câu hỏi: Bạn thích đi học thêm hơn tự học phải không? 9. Hỏi dẫn dắt  Câu hỏi: Bạn nghĩ đội tuyển Việt Nam chúng ta hay đội tuyển Thái Lan sẽ giành chiến thắng ở trận cầu ngày mai? 10. Gộp chung sự lựa chọn không hợp lý  Bạn học ngành nào? ▪ (a) Khoa học kỹ thuật, Điện tử viễn thông, CNTT, môi trường ▪ (b) Các khối ngành Kinh tế, Luật, Tài chính, ▪ (c) Văn học, Nghệ thuật, Xã hội học, Quán lý thư viện ▪ (d) Ngành khác  Câu trả lời có bị ảnh hưởng bởi các câu hỏi trước đó không?  Câu hỏi đặt ở đây có quá sớm hoặc quá muộn để thu hút sự chú ý?  Câu hỏi có thu hút được sự chú ý không?  Câu hỏi mở đầu:  Dễ trả lời, mô tả đơn giản  Tránh câu hỏi nhạy cảm hoặc mang tính “đe dọa”  Câu hỏi nhạy cảm:  Xây dựng niềm tin và MQH với người trả lời  Câu hỏi khởi động dễ trả lời  Nên có câu chuyển tiếp  Ngữ pháp  Định dạng  Sự sắp xếp và thứ tự các câu hỏi  Sự liên quan giữa bảng hỏi – nghiên cứu  Độ tin cậy của bảng hỏi  Câu trả lời có thể bị thiên lệch (bias)  Câu trả lời không liên quan  Trả lời mang tính phỏng đoán  Xu hướng chọn các câu trả lời chung chung (thang đo)  Người trả lời đưa ra câu trả lời làm hài lòng NNC  Người trả lời trả lời theo cách không liên quan đến câu hỏi  Địa điểm, thời lượng và thời điểm phỏng vấn  Lời nói đầu khi tiếp xúc khi phỏng vấn  Giữ thái độ trung lập và tạo sự trao đổi hai chiều  Nhịp độ cuộc phỏng vấn  Ghi chép trong phỏng vấn (tốc ký và hồi tưởng)  Chú ý ngôn ngữ địa phương khi thiết kế và phỏng vấn  Thời điểm phỏng vấn  Biến cuộc phỏng vấn thành cuộc nói chuyện thoải mái  Câu hỏi phải rõ ràng, dễ hiểu, phù hợp trình độ  Tính trung lập  Khuyến khích giãi bày  Tập huấn điều tra viên  Thiếu tính hợp lệ, giá trị  Không có cách nào kiểm chứng độ chân thực của người trả lời  Không kiểm soát được người trả lời đã dành bao nhiêu thời gian để suy nghĩ về các phương án trả lời  Người trả lời có thể quên hoặc không nghĩ về toàn bộ bối cảnh của tình huống trong câu hỏi  Người trả lời có thể suy nghĩ và trả lời theo ý hiểu của riêng họ  Đề bài: Thiết lập bảng hỏi (phiếu điều tra) để thu thập thông tin từ một đề tài đã lựa chọn để từ đó hãy thu thập thông tin theo bảng hỏi. Nhập số liệu và phân tích số liệu đã điều tra  Cách làm:  Lớp chuẩn bị bảng hỏi, hoàn thiện bảng hỏi  In bảng hỏi và tổ chức điều tra theo bảng hỏi, mỗi người ít nhất 2 phiếu  Nhập số liệu và xử lý số liệu  Đánh giá theo cá nhân  Nhóm 1: XD bảng kiểm dùng để thu thập thông tin về thị trường game online tại khu vực ĐHNL Thái Nguyên  Nhóm 2: XD bảng kiểm thu thập thông tin người bán lẻ rau/quả tại chợ ĐH sư phạm  Nhóm 3: XD bảng kiểm thu thập thông tin người bán lẻ mỹ phẩm tại khu vực TPTN  Nhóm 4: Bảng kiểm điều tra sinh viên về thị trường đồ ăn nhanh khu vực TPTN  Nhóm 5: XD bảng kiểm điều tra thực trạng sống thử của sinh viên  Nhóm 6: Bảng kiểm phỏng vấn các sinh viên chơi game về hệ lụy của việc nghiện game  Một sinh viên ngành vận tải đang làm đồ án tốt nghiệm lên kế hoạch khảo sát tỷ lệ lái xe thường xuyên thắt dây an toàn khi lái xe. Sinh viên đó quyết định phỏng vấn các bạn cùng lớp tại 3 lớp học phần mà anh ta đã đăng ký.  Tổng thể mục tiêu trong ví dụ trên là gì?  “Bạn cùng lớp” có phải là một mẫu ngẫu nhiên đơn giản từ tổng thể mục tiêu không?  Mẫu bao gồm những sinh viên được chọn trong ví dụ trên được gọi là gì?  Pop: Current drivers  No  Convenience sample  Một doanh nghiệp viễn thông muốn thu thập ý kiến khách hàng về chất lượng dịch vụ trong năm 2014. Hệ thống lưu trữ của công ty ghi nhận trong năm 2014 có 1000 khách hàng đã đăng ký sử dụng dịch vụ của công ty. BLĐ công ty quyết định chọn ngẫu nhiên 100 khách hàng để khảo sát:  Miêu tả quy trình chọn 100 khách hàng ngẫu nhiên từ tổng thể 1000 khách hàng nói trên  Tổng thể 1000 khách bao gồm 800 sinh viên, 150 công chức và 50 người lao động phổ thông. Ngoài cách chọn ngẫu nhiên, có cách nào thay thế để chọn ra 100 khách hàng từ 1000 khách hàng trên hay không?  Dự án DPPR với mục đích cải thiện sinh kế cho người nghèo tiến hành hoạt động tại xã Mã Pì Lèng. Biết rằng xã có 370 hộ dân bao gồm 45 hộ khá, 115 hộ cận nghèo và 210 hộ nghèo.  Với yêu cầu mức độ tin cậy là 97%, sai số không vượt quá 10%, cần phải chọn bao nhiêu hộ nghèo và cận nghèo để tiến hành nghiên cứu?  Phương pháp chọn mẫu nào thích hợp nhất để chọn ra các hộ đó?  Chọn ngẫu nhiên 100 khách khảo sát bằng phần mềm hoặc máy tính  Với một mẫu được chọn bằng pp chọn mẫu phân tầng, có thể chọn 80 sinh viên, 15 công chức và 5 lao động phổ thông để khảo sát/phỏng vấn.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfde_tai_phuong_phap_thu_nhap_thong_tin_trong_nghien_cuu_kinh.pdf
Tài liệu liên quan