Đề tài Phương pháp tính chỉ số giá tiêu dùng tại Việt Nam

Chỉ số giá tiêu dùng liên quan đến nhiều chỉ tiêu trong lĩnh vực vĩ mô như: mức sống dân cư, tỷ lệ lạm phát. Nhìn vào chỉ số giá tiêu dùng chúng ta có thể đánh giá được mức sống dân cư. Ví dụ, khi giá của dịch vụ vui chơi giải chí tăng lên, chứng tỏ nhu cầu tiêu dùng dịch vụ này tăng lên đã thúc đẩy giá của nó tăng lên. Do đó ta có thể đánh giá là mức sống dân cư tăng lên vì người dân đã quan tâm hơn đến đời sống tinh thần. Nhìn vào chỉ số giá tiêu dùng ta có thể biết được tỷ lệ lạm phát cao hay thấp vì nó là công cụ để đo lường lạm phát. Tầm quan trọng của chỉ số giá tiêu dùng đã khẳng định phương pháp tính và phân tích chỉ số giá tiêu dùng là phương pháp cần thiết, đóng vai trò rất quan trọng trong việc cung cấp thông tin cho các nhà lãnh đạo , giúp các cấp lãnh đạo nhận định một cách chính xác nhất diễn biến thị trường và tình tình kinh tế - xã hội từ đó đề ra đường lối, chủ trương và chính sách phù hợp , góp phần làm cho nền kinh tế ngày một tăng trưởng và phát triển, chính trị thêm ổn định, đời sống của nhân dân ngày càng nâng cao.

doc90 trang | Chia sẻ: Kuang2 | Lượt xem: 826 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phương pháp tính chỉ số giá tiêu dùng tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
làm hàng năm, điều tra thực trạng lao động được đào tạo nghề; phối hợp với Sở giao thông vận tải điều tra số lượng phương tiện vận tải cơ giới có đến ngày 1/9/2000... Do ngành đã nâng cao mức hoàn thành thông tin Tổng cục thống kê giao nên kết quả phong trào thi đua hàng năm cũng ngày một tăng lên: năm 1997 đạt 97,8% kế hoạch thông tin Tổng cục Thống kê giao, xếp thứ 18/61 tỉnh, thành phố. Từ năm 1998 đến năm 2000, năm nào cũng đạt trên 99% kế hoạch thông tin , xếp thứ 8/61 tỉnh, thành phố. Hàng năm, ngành thống kê tỉnh đều được UBND tỉnh tặng cờ thi đua hoặc bằng khen vì đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Năm 1999, được Chính phủ tặng bằng khen và được Tổng cục Thống kê tặng cờ thi đua xuất sắc. Từ năm 1992 đến nay, Cục thống kê Bắc Ninh luôn được coi là chi bộ trong sạch, vững mạnh. Những thành tích mà Cục Thống kê tỉnh Bắc Ninh đã đạt được ngoài sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, sự giúp đỡ có hiệu quả của các ngành khác, phải kể đến sự nỗ lực cố gắng của lãnh đạo cũng như cán bộ, viên chức ngành thống kê trong việc thực hiện nhiệm vụ công tác của mình. Những thành tựu trên đã đánh dấu bước tiến mới của Cục thống kê Bắc Ninh trên cả 3 phương diện: thực hiện tốt hơn công tác bảo đảm thông tin kinh tế xã hội; trình độ chuyên môn của cán bộ viên chức của Cục được nâng lên; tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ trong xử lí thông tin và xây dựng các cơ sở dữ liệu. Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, Cục thống kê Bắc Ninh còn tồn tại những hạn chế sau: + Hệ thống thông tin thống kê chưa đồng bộ, việc điều tra thu thập thông tin ban đầu đôi khi chưa đảm bảo phương pháp, quy trình và phạm vi điều tra, trình độ của cán bộ ngành tuy đã được nâng lên nhưng vẫn còn thấp (46% cao đẳng và đại học, 49% trình độ trung cấp, trình độ của cán bộ thống kê xã còn thấp), + Công tác nghiên cứu khoa học, dự báo kinh tế và kiến nghị, đề xuất của ngành chưa nhiều, chất lượng phân tích thống kê trên một số lĩnh vực chưa cao, + Công tác phương pháp, chế độ của ngành chậm đổi mới, không theo kịp yêu cầu công tác quản lí của Nhà nước, việc thực hiện chế độ báo cáo thống kê theo pháp lệnh kế toán và thống kê ở các cấp, các ngành nhất là ở các doanh nghiệp ngoài quốc doanh chuyển biến chậm. 4. Phương hướng hoạt động Để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, đáp ứng ngày càng tốt những thông tin phục vụ lãnh đạo, Cục thống kê Bắc Ninh đưa ra phương hướng hoạt động và coi như là nhiệm vụ phải hoàn thành: “ Củng cố và hoàn thiện tổ chức bộ máy tổ chức, đẩy mạnh công tác đào tạo và tự đào tạo để nâng cao chất lượng cán bộ, công chức của ngành; đổi mới và hoàn thiện phương pháp, chế độ, công tác thu thập, xử lí, tổng hợp, lưu giữ và truyền thông tin thống kê; đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học, công tác phân tích tình hình kinh tế xã hội và công tác phổ biến thông tin thống kê; ứng dụng rộng rãi thành tựu của công nghệ thông tin; chủ động hội nhập quốc tế nhằm đưa công tác thống kê ngang tầm với trình độ thống kê tiên tiến của các nước trong khu vực và trên thế giới, đáp ứng tốt yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, biến Nghị quyết Đại hội Đảng thành hiện thực trong cuộc sống. Làm tốt được nhiệm vụ trên, ngành thống kê Bắc Ninh sẽ đạt được sự chuyển biến, tiến bộ trong việc thực hiện chương trình công tác của ngành năm 2002 và những năm tiếp theo. III. Phương pháp tính chỉ số giá tiêu dùng ở Cục thống kê Bắc Ninh Việc tính chỉ số giá tiêu dùng ở cục thống kê Bắc Ninh được vận dụng theo phương pháp tính chung của cả nước do Tổng cục thống kê đưa ra năm 1995. Quy trình tổ chức tính chỉ số giá tiêu dùng của Cục thống kê Bắc Ninh như sau: Tổ chức mạng lưới thu thập thông tin về giá cả hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng 1.1. Điểm điều tra đại diện Căn cứ vào bảng danh mục mặt hàng và dịch vụ đại diện chuẩn do Tổng cục thống kê lập, và căn cứ vào tình hình buôn bán, tiêu thụ và phong tục, tập quán riêng của tỉnh Bắc Ninh, Cục thống kê Bắc Ninh đã xây dựng bảng danh mục mặt hàng và dịch vụ đại diện gồm 412 mặt hàng và dịch vụ đại diện trong đó có 10 nhóm cấp I, 32 nhóm cấp II, 86 nhóm cấp III. Dựa vào bảng danh mục này, Cục thống kê đã tổ chức lựa chọn địa điểm điều tra. Các bước tiến hành như sau: + Chọn huyện đại diện : bao gồm 3 huyện: Yên Phong, Gia Bình và thị xã Bắc Ninh. Ba điểm này có phong tục tập quán tiêu dùng mang tính đặc trưng của toàn tỉnh. + Chọn địa điểm điều tra đại diện: Mỗi huyện chọn ra những sạp hàng, quầy hàng, chợ, những nơi buôn bán tập trung để làm điểm điều tra đại diện. Số lượng điểm điều tra đại diện cho từng nhóm hàng hoá và dịch vụ đại diện như sau: + Gạo, thịt lợn các loại: điều tra tại 5 điểm, + Các hàng hoá khác: điều tra tại 3 điểm, + Dịch vụ: điều tra tại 1 điểm. 1.2. Thời gian, biểu mẫu và phương pháp điều tra giá tiêu dùng a. Thời gian điều tra: Giá cả hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng được thu thập vào 3 kỳ trong tháng: + Kỳ 1 vào ngày 22 tháng trước tháng báo cáo, + Kỳ 2 vào ngày 2 tháng báo cáo, + Kỳ 3 vào ngày 12 tháng báo cáo. b. Về biểu mẫu điều tra: Biểu mẫu điều tra giá tiêu dùng mà Cục thống kê Bắc Ninh sử dụng là biểu mẫu 11 / TKG do Tổng cục thống kê quy định (đã được đề cập ở phần 2 mục III của chương II). Phương pháp điều tra giá: Để thu thập gá cả của các mặt hàng và dịch vụ tiêu dùng đại diện, các điều tra viên trực tiếp đến các điểm điều tra đại diện vào thời điểm mua bán tập trung trong ngày, theo dõi, quan sát, ghi chép giá khách hàng thực trả và ghi vào sổ trung gian . Các điều tra viên là cán bộ thống kê các huyện, thị xã, mỗi người chịu trách nhiệm thu thập giá của một số hàng hoá và dịch vụ đại diện. Để kiểm tra mức độ chính xác của giá cả hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng mà các Phòng thống các huyện, thị xã đã gửi lên, cán bộ phụ trách phần giá cả của Cục thống kê tỉnh đi điều tra lại ở một số điểm điều tra đại diện. Khi số liệu giá cả thu thập đảm bảo độ chính xác, đầy đủ thì tiến hành tính, phân tích chỉ số giá tiêu dùng và lập, gửi báo cáo lên Tổng cục thống kê vào ngày 27 hàng tháng theo quy định của Tổng cục thống kê. 2. Phương pháp tính chỉ số giá tiêu dùng tháng Cục thống kê Bắc Ninh tính chỉ số giá tiêu dùng hàng tháng, hàng năm; tính chung và tính riêng cho 10 nhóm cấp 1, 32 nhóm cấp 2 và 86 phân nhóm cấp 3 của các hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng đại diện. Trong chuyên đề này không trình bày phương pháp tính và phân tích sự biến động giá cả của tất cả các mặt hàng, dịch vụ đại diện mà chỉ tính chỉ số giá tiêu dùng đại diện cho một số mặt hàng và dịch vụ. Mục đích chính của phần này là tính chỉ số giá tiêu dùng và phân tích sự biến động giá cả của 10 nhóm hàng cấp 1 và chỉ số giá tiêu dùng chung tháng 12/2001 tại tỉnh Bắc Ninh; tính chỉ số giá tiêu dùng chung của cả năm 2001 đồng thời phân tích sự biến động giá cả chung của thị trường Bắc Ninh bằng phương pháp chỉ số giá tiêu dùng qua 5 năm từ 1997 đến năm 2001. Từ tháng 8 năm 2001, Cục thống kê bắt đầu áp dụng phương pháp mới tính chỉ số giá tiêu dùng. Phương pháp mới này vẫn lấy phương pháp tính chỉ số giá tiêu dùng của năm 1995 làm nền tảng, nó chỉ thay đổi những vấn đề sau đây (còn lại vẫn giữ nguyên như phương pháp đã đưa ra năm 1995): + Thứ nhất: là về thời kỳ quyền số: quyền số cố định mới dùng để tính chỉ số giá tiêu dùng bắt đầu từ tháng 8 năm 2001 là cơ cấu chi tiêu cho nhóm hàng hoá và dịch vụ trong tổng chi tiêu của hộ gia đình năm 2001. + Thứ hai: Ngoài việc tính chỉ số giá tiêu dùng chung cho toàn tỉnh còn tính chỉ số giá tiêu dùng riêng cho khu vực thành thị và khu vực nông thôn. + Thứ ba:Điểm đại diện để điều tra giá tiêu dùng là tổng số điểm điều tra đại diện của cả khu vực thành thị và khu vực nông thôn, + Thứ tư: Lấy năm 2000 là năm (kỳ) gốc cố định. 2.1. Phương pháp tính giá bình quân kỳ điều tra của các mặt hàng, dịch vụ đại diện Có số liệu về giá ở các điểm điều tra đại diện của phân nhóm thóc gạo ngày 2/12/2001 như sau: Biểu 1: Giá tiêu dùng Đơn vị: đ/kg Mặt hàng Mã số Điểm 1 Điểm 2 Điểm 3 Điểm 4 Điểm 5 Giá bình quân kỳ điều tra A B 1 2 3 4 5 6 1-Thóc, gạo -Thóc tẻ thường - Gạo tẻ thường - Gạo tẻ tám thơm - Gạo bông hồng - Gạo nếp thường - Gạo nếp thơm 2310 3254 6850 3700 4385 4850 2305 3250 6900 3655 4390 4800 2305 3245 6950 3670 4385 4850 2250 3262 6900 3655 4390 4750 2370 3258 6900 3660 4380 4750 2308 3254 6900 3665 4386 4800 Giá thóc tẻ thường bình quân: = = 2308 (đ/kg). Tương tự với các mặt hàng và dịch vụ đại diện nhóm cấp 4 còn lại. Gía bình quân kỳ điều tra của nhóm thóc gạo được phản ánh ở cột 6 của biểu 1 ở trên. 2.2. Tính giá bình quân tháng của các mặt hàng, dịch vụ đại diện Có số liệu về giá bình quân chung toàn tỉnh ở 3 kỳ điều tra của nhóm thóc gạo trong tháng 12/2001 như sau: Biểu 2: Giá bình quân kỳ và tháng điều tra Đơn vị: đ/kg Mặt hàng Mã số Giá bình quân kỳ 1 Giá bình quân kỳ 2 Giá bình Quân kỳ 3 Giá bình Quân tháng A B 1 2 3 4 1-Thóc, gạo -Thóc tẻ thường - Gạo tẻ thường - Gạo tẻ tám thơm - Gạo bông hồng - Gạo nếp thường - Gạo nếp thơm 2350 3250 7000 3660 4365 4750 2308 3254 6900 3665 4386 4800 2266 3257 7100 3676 4350 4850 2308 3254 7000 3667 4367 4800 Giá thóc tẻ thường bình quân tháng 12/2001: = = 2308 (đ/kg) Tương tự với các mặt hàng, dịch vụ đại diện còn lại. Ta có giá bình quân tháng 12/2001 của các mặt hàng và dịch vụ đại diện ở cột 4 của biểu 2. Giá bình quân ở trên là giá tính cho toàn tỉnh, việc tính giá bình quân cho riêng khu vực thành thị và khu vực nông thôn cũng tương tự như tính cho toàn tỉnh nhưng giá để tính giá bình quân kỳ ở hai khu vực này là giá bán lẻ ở các điểm đại diện tương ứng với từng khu vực: khu vực thành thị tính giá bình quân các điểm điều tra đại diện ở khu vực thành thị, khu vực nông thôn cũng vậy. Nhưng toàn bộ điểm điều tra đại diện hai khu vực này chính là điểm điều tra đại diện của toàn tỉnh. 2.3. Tính chỉ số giá tiêu dùng tháng 2.3.1. Tính chỉ số giá tiêu dùng tháng báo cáo so kỳ gốc cố định a. Tính chỉ số giá cá thể Với cách tính tương tự ta có bảng giá bình quân tháng chung toàn tỉnh và giá bình quân tháng khu vực thành thị, khu vực nông thôn của nhóm thóc gạo như sau: Biểu 3: Giá và chỉ số giá tiêu dùng tháng so kỳ gốc (cá thể) Nhóm hàng Mã số Giá BQ kỳ gốc (đ/kg) Giá BQ kỳ báo cáo (đ/kg) Chỉ số giá so với kỳ gốc (%) TT NT Chung TT NT Chung TT NT Chung A B 1 2 3 4 5 6 7= 4/1 8 =5/2 9 =6/3 1-Thóc, gạo -Thóc tẻ thường -Gạo tẻ thường -Gạo tẻ tám thơm -Gạo bông hồng -Gạo nếp thường - Gạo nếp thơm 1870 2663 5362 2623 4676 5664 1620 2403 _ 2500 4400 4844 1730 2500 5362 2550 4620 5500 2825 3467 7000 3800 4667 5167 2279 3184 _ 3622 4389 4678 2296 3461 7000 3799 4389 5219 151,8 136,6 130,54 144,91 99,8 91,22 140,67 132,45 - 146,88 99,98 96,57 132,72 138,43 130,54 149,01 95,00 94,88 Chỉ số giá thóc tẻ thường được tính như sau: + Chung cả tỉnh: Ip = x 100 = 132,72% + Khu vực thành thị: Ip1 = x 100 = 151.80% + Khu vực nông thôn: Ip2 = x 100 = 140.67% Tương tự với các mặt hàng, dịch vụ đại diện còn lại. Ta có chỉ số giá cá thể của các mặt hàng đại diện trong nhóm thóc gạo tương ứng ở các cột 7,8,9 của biểu 3. b. Tính chỉ số nhóm cấp 3 Căn cứ vào số liệu trong biểu 3 ta tính chỉ số giá tiêu dùng nhóm cấp 3 (chung của tỉnh) của nhóm thóc gạo: + Chỉ số giá tiêu dùng chung toàn tỉnh: IpIII = = 123.43% + Chỉ số giá tiêu dùng của khu vực thành thị: IP1III = = 124.62% + Chỉ số giá tiêu dùng của khu vực nông thôn: IP2III = = 123.31% Tương tự với các nhóm cấp 3 còn lại. Ta có chỉ số giá tiêu dùng nhóm cấp 3 của nhóm lương thực được phản ánh ở cột 1,2,3 của biểu 4. c. Tính chỉ số nhóm cấp 2 Biểu 4: Chỉ số giá tiêu dùng so kỳ gốc và quyền số cố định (của nhóm hàng hoá và dịch vụ cấp 2) Mặt hàng Mã số Chỉ số tháng 12/2001 so với kỳ gốc (%) Quyền số cố định (0/10000) TT NT Chung TT NT Chung A B 1 2 3 4 5 6 1- Lương thực 1/ Thóc gạo 124.62 123.31 123.43 871 1174 1128 2/Lương thực khác 111.11 112.05 104.01 23 24 25 3/lương thực chế biến 104.79 102.17 102.45 206 296 283 Chỉ số nhóm lương thực (nhóm cấp 2) được tính như sau: + Khu vực thành thị: IIIp = = 120.62% + Khu vực nông thôn: IIIp = = 118.94% + Chung toàn tỉnh: III = = 118.95% Tính tương tự cho các nhóm khác. Ta có số liệu chỉ số giá tiêu dùng so với kỳ gốc của nhóm cấp 2 của nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống được phản ánh ở cột 1,2,3 ở biểu 5. d. Tính chỉ số giá tiêu dùng nhóm cấp 1 Biểu 5 chỉ số giá tiêu dùng so kỳ gốc và quyền số cố định (của nhóm hàng hoá và dịch vụ cấp 1) Mặt hàng Mã số Chỉ số tháng 12/2001 so với kỳ gốc (%) Quyền số cố định (‰) TT NT Chung TT NT Chung A B 1 2 3 4 5 6 I. Hàng ăn và dịch vụ ăn uống 1- Lương thực 120.62 118.94 118.95 1100 1494 1435 2- Thực phẩm 100.99 101.73 101.63 3013 3333 3288 3- Ăn uống ngoài gia đình 108.33 100 101.35 349 305 311 Tính chỉ số nhóm cấp 1 của nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống như sau: + Khu vực thành thị: IIP1 = = 106.40%. + Khu vực nông thôn: IIP2 = = 106.63%. + chung cả tỉnh: IIP = = 106.54%. Tương tự với các nhóm hàng hoá và dịch vụ còn lại. Ta có bảng chỉ số giá của các nhóm cấp 1được phản ánh ở cột 1,2,3 của biểu 6 e. Tính chỉ số giá tiêu dùng chung Biểu 6: chỉ số giá tiêu dùng và quyền số cố định (của các nhóm cấp 1) Mặt hàng Mã số Chỉ số tháng 12/2001 so với kỳ gốc (%) Quyền số cố định (0/10000) TT NT Chung Thị trường NT Chung A B 1 2 3 4 5 6 Chỉ số chung 102.55 104.43 103.48 10000 10000 10000 I. Hàng ăn và dịch vụ ăn uống 106.40 106.63 106.54 4462 5132 5034 II.Đồ uống và thuốc lá 103.35 102.07 102.90 303 475 451 III.May mặc, mũ nón, giày dép. 101.67 96.39 97.12 667 691 688 IV. Nhà ở và vật liệu xây dựng. 103.97 99.63 102.20 845 968 950 V. Thiết bị và đồ dùng gia đình 98.99 103.50 102.69 932 832 847 VI. Dược phẩm, y tế 99.93 95.30 95.71 171 250 238 VII. Phương tiện đi lại và bưu điện. 89.82 104.58 93.37 1296 743 824 VIII. G iáo dục. 104.47 103.84 103.95 369 244 261 IX. Văn hoá, thể thao, giải chí. 100.82 97.85 93.94 488 309 335 X. Hàng hoá và dịch vụ khác. 107.75 119.16 115.02 467 356 373 +Chỉ số giá chung của khu vực thành thị: Ip1 = =102.55%. + Chỉ số giá chung của khu vực nông thôn: Ip2 = = 104.43%. + chỉ số giá chung của toàn tỉnh: Ip = = 103.48%. f.Tính chỉ số giá tiêu dùng của nhóm hàng hoá và dịch vụ theo danh mục cũ. Ngoài tính chỉ số giá tiêu dùng cho 10 nhóm cấp 1 và chỉ số giá tiêu dùng chung, CPI cần tính riêng cho hai nhóm hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng. Có số liệu sau đây: Biểu 7: chỉ số giá tiêu dùng và quyền số cố định (của các nhóm hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng) Nhóm hàng Mã số Quyền số cố định (0/10000) Chỉ số giá tiêu dùng tháng 12/2001 so kỳ gốc A B 1 2 Chỉ số chung 10000 103.48 A. Hàng hoá 9046 103.34 A1. Hàng lương thực, thực phẩm 5173 106.50 A2. Hàng phi lương thực, thực phẩm 3872 99.05 B. Dịch vụ 954 104.81 20/ Ăn uống ngoài gia đình 811 101.35 30/ Tiền công may quần áo 44 120.77 31/ Dịch vụ khác 6 90.64 32/ Thuê nhà - - 34/ Dịch vụ sửa nhà 10 326.96 36/ Dịch vụ nước sinh hoạt 5 - 38/ Dịch vụ điện sinh hoạt 10 100 54/ Sửa chữa thiết bị đồ dùng gia đình 7 124.25 55/ Dịch vụ khác trong gia đình - - 58/ Dịch vụ y tế chăm sóc sức khoẻ 71 100.41 64/ Dịch vụ giao thông công cộng 30 100 65/ Sửa chữa phương tiện đi lại 16 100.58 66/ Dịch vụ giao thông khác 9 101.04 67/ Bưu điện 84 103.18 69/ Dịch vụ giáo dục 190 102.32 73/ Dịch vụ văn hoá 9 111.35 75/ Dịch vụ thể dục thể thao 2 100 A B 1 2 78/ Dịch vụ giải trí vui chơi 7 107.11 79/ Du lịch chọn gói 20 - 80/ Khách sạn, nhà trọ 3 100 82/ Dịch vụ du lịch cá nhân 20 103.68 83/ Về hỷ 118 113.10 84/ Về hiếu 156 126.04 85/ Dịch vụ hành chính pháp lý 3 85 86/ Dịch vụ vệ sinh môi trường 8 100 Chỉ số giá tiêu dùng chung toàn tỉnh tháng 12 năm 2001 của: + Nhóm dịch vụ: IB = = 104.81% + Nhóm hàng lương thực, thực phẩm(A1) và nhóm hàng phi lương thực, thực phẩm tính (A2)tương tự như nhóm dịch vụ. + Nhóm hàng hoá (A): Chỉ số giá tiêu dùng nhóm hàng hoá (IA) tính được bằng cách lấy bính quân số học gia quyền của hai nhóm A1 và A2 với quyền số tương ứng.Với số liệu biểu 7 ta có: IA = = 103.34% Ta có kết quả tính toán được phản ánh trong biểu 7. Việc tính chỉ số giá tiêu dùng cho khu vực thành thị và khu vực nông thôn cũng tương tự tính chung cho toàn tỉnh. + Chung: Ip = = 103.48% Như vậy, chỉ số giá tiêu dùng chung tính theo hai phương pháp trên đều cho kết quả như nhau. 2.3.2. Tính chỉ số giá tiêu dùng tháng 12/2001 so với kỳ gốc bất kỳ a. So với tháng trước (tháng 11/2001) Ta có bảng chỉ số giá tiêu dùng so với kỳ gốc của 10 nhóm hàng hoá và dịch vụ ở biểu 8 dưới đây: Biểu 8: Chỉ số giá tiêu dùng tháng Nhóm Hàng Mã Số Chỉ số tháng 11/2001 so với kỳ gốc (%) Chỉ số tháng 12/2001 so với kỳ gốc (%) Chỉ số tháng 12/2001 so với kỳ trước (%) TT NT Chung TT NT Chung TT NT Chung A B 1 2 3 4 5 6 7=4/1 8=5/2 9=6/3 Chung 99.44 100.12 99.65 102.55 104.43 103.48 103.12 104.30 103.84 I. 100.36 98.96 99.12 106.40 106.63 106.54 106.01 107.75 107.48 II 102.51 102.21 102.23 103.35 102.07 102.90 108.82 99.86 99.96 III 101.44 97.37 97.93 101.67 96.39 97.12 100.23 98.99 99.17 IV 104.31 99.11 102.23 103.97 99.63 102.20 99.67 99.96 99.95 V 100.02 100.70 100.86 98.99 103.50 102.69 99.58 102.78 102.20 VI 99.86 96.60 96.93 99.93 95.3 95.71 100.07 98.65 98.79 VII. 91.20 104.62 94.43 89.82 104.58 93.37 98.49 99.96 98.87 VIII 103.45 108.40 108.60 104.47 103.84 103.95 100.99 95.79 96.81 IX 99.03 98.38 93.10 100.82 97.85 93.94 101.81 99.46 100.90 X 107.32 113.93 111.23 107.75 119.16 115.02 104.59 103.41 105.56 Cột A của biểu 8 là các nhóm hàng giống các nhóm hàng ở cột A của biểu 7 ở trên. Chỉ số giá tiêu dùng tháng 12 so với tháng trước của nhóm hàng ăn uống của: + Khu vực thành thị: = 106.01% + Khu vực nông thôn: = 107.75% + chung toàn tỉnh: = 107.48%. Tương tự với các nhóm hàng hoá, dịch vụ còn lại và chỉ số chung ta có số liệu chỉ số giá tiêu dùng tháng 12/2001 so với kỳ trước ở cột 7,8,9 ở biểu 8. b. So với cùng kỳ năm trước. Chỉ số giá tiêu dùng tháng 12/2001 so cùng kỳ năm trước (cũng là so với tháng 12 năm trước) cũng tính tương tự như so với tháng trước, ta chỉ thay số liệu của chỉ số giá tiêu dùng tháng trước so kỳ gốc bằng số liệu của chỉ số giá tiêu dùng tháng 12 năm trước ( hay số liệu chỉ số giá tiêu dùng của tháng cùng kỳ năm trước) so kỳ gốc. Ta có bảng chỉ số giá tiêu dùng tháng 12/2001 của 10 nhóm hàng đại diện ở biểu 9: Biểu 9: Chỉ số giá tiêu dùng tháng 12 năm 2001 Nhóm Hàng Mã Số So với kỳ gốc (%) So với kỳ trước (%) So với cùng kỳ năm trước (%) TT NT Chung TT NT Chung Thị trường NT chung A B 1 2 3 4 5 6 7 8 9 Chungg 102.55 104.43 103.48 103.12 104.30 103.84 103.72 105.80 104.85 A 101.89 104.80 103.34 102.94 105.01 104.38 103.29 106.15 104.87 1. 106.07 106.60 106.50 106.20 107.46 107.29 107.79 109.23 109.33 2. 97.54 101.73 99.05 99.51 100.90 100.41 98.64 100.90 99.17 B 107.37 101.83 104.81 100.87 98.27 98.97 106.51 101.95 104.74 I. 106.40 106.63 106.54 106.01 107.75 107.48 108.05 109.47 109.30 II 103.35 102.07 102.90 108.82 99.86 99.96 102.35 102.05 102.08 III 101.67 96.39 97.12 100.23 98.99 99.17 103.67 97.45 98.31 IV 103.97 99.63 102.20 99.67 99.96 99.95 103.67 98.60 103.35 V 98.99 103.50 102.69 99.58 102.78 102.20 99.52 102.97 102.17 VI 99.93 95.3 95.71 100.07 98.65 98.79 100.19 96.99 97.31 VII. 89.82 104.58 93.37 98.49 99.96 98.87 92.59 99.81 94.17 VIII 104.47 103.84 103.95 100.99 95.79 96.81 103.68 101.22 101.7 IX 100.82 97.85 93.94 101.81 99.46 100.90 101.27 97.88 94.72 X 107.75 119.16 115.02 104.59 103.41 105.56 105.56 119.14 114.58 Các nhóm hàng trong cột A của biểu 8 như các nhóm hàng trong cột A của biểu 6 (10 nhóm) và: +A là nhóm hàng hoá; B là nhóm dịch vụ, +1 là nhóm lương thực, thực phẩm, + 2 là nhóm phi lương thực, thực phẩm. Ngoài ra, trong biểu chỉ số giá tiêu dùng tháng còn có cả cột chỉ số giá tiêu dùng tháng 12 so với tháng 12 năm trước, nhưng do ta tính chỉ số giá tiêu dùng của tháng 12 năm 2001 nên chỉ số giá tiêu dùng so vói tháng 12 năm trước cũng chính là so cùng kỳ năm trước. Các tháng còn lại của năm 2001 tính tương tự như tháng 12 năm 2001. Nhận xét: Qua biểu 8 ở trên, ta thấy chỉ số giá tiêu dùng chung so với tháng trước là 103.84% tăng 3.84%, khu vực thành thị tăng 3.12%; khu vực nông thôn tăng 4.30%.Chỉ số giá tiêu dùng của nhóm lương thực, thực phẩm tăng 7,29% (khu vực thành thị tăng 6.2%, khu vực nông thôn tăng 7.46%). nhóm hàng phi lương thực, thực phẩm tăng 0.41% ( thành thị giảm 0.5%, nông thôn tăng 0.9%). Chỉ số giá tiêu dùng chung tháng 12/2001 so với kỳ trước tăng do giá cả của một số mặt hàng tăng với tốc độ nhanh hơn so với tốc độ giảm của các mặt hàng, dịch vụ khác. Chỉ số giá tiêu dùng chung tăng chủ yếu do nhóm hàng lương thực, thực phẩm tăng cao (7.29%) và tăng cao nhất trong nhóm hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng. Chỉ số giá tiêu dùng của nhóm lương thực tăng cao trong tháng qua do các nguyên nhân sau: - Do ảnh hưởng của thời tiết làm năng xuất thu hoạch của vụ mùa thấp, Thị trường xuất khẩu gạo gặp nhiều thuận lợi, - Tháng này vẫn đang trong mùa cưới lại là tháng cuối năm nên nhu cầu tiêu dùng lương thực, thực phẩm như gia cầm, dầu, mỡ... tăng cao làm cho giá của chúng tăng lên. Thị trường nông thôn, chỉ số giá tiêu dùng tăng cao hơn so với thị trường thành thị do đó nó cũng là nhân tố chủ yếu tác động đến sự tăng lên của chỉ số giá tiêu dùng chung. Một nguyên nhân chính làm cho giá cả thị trường nông thôn tăng lên vì giá hàng nông sản tăng lên làm tăng thu nhập của người nông dân, dẫn tới tăng khả năng thanh toán và họ sẽ mua sắm nhiều hơn để thoả mãn nhu cầu của mình và gia đình. Sự tăng lên của giá hàng nông sản dẫn đến thu nhập của khoảng 90% tăng lên, đó là một dấu hiệu cho thấy mức sống của một bộ phận chủ yếu dân số trong tỉnh được nâng lên. Chỉ số giá tiêu dùng chung so với kỳ gốc là 103.48% tăng 3.48% (trong đó khu vực thành thị tăng 2.6%, khu vực nông thôn tăng 4.55%). Nguyên nhân chính làm cho chỉ số giá tiêu dùng chung so kỳ gốc tăng do giá nhóm lương thực và giá cả nhóm hàng hoá và dịch vụ khác tăng nhanh (lượng tăng tương ứng mỗi loại là 6.50% và 15.02%). Giá các nhóm hàng, dịch vụ như: nhóm hàng may mặc, mũ nón, dầy dép; nhóm y tế, dược phẩm; phương tiện đi lại và bưu điện; nhóm văn hoá, thể thao, giải trí giảm và giảm mạnh nhất là nhóm phương tiện đi lại và bưu điện (giảm 6.63%). Sự tăng lên của giá hàng lương thực, thực phẩm, sự giảm xuống của giá các dịch vụ trên đem lại lợi ích cho nông dân trong tỉnh, góp phần rút ngắn khoảng cách giữa khu vực thành thị và khu vực nông thôn. Chỉ số giá tiêu dùng tháng 12/2001 so với cùng kỳ năm trước (cũng là so với tháng 12 năm trước) cũng tăng lên với một lượng là 4,85%, nhóm tác động mạnh nhất tới sự tăng lên này vẫn là nhóm lương thực, thực phẩm. Nhìn chung giá cả thị trường Bắc Ninh tháng 12/ 2001 so với các gốc so sánh đều tăng lên, trong đó nguyên nhân chủ yếu là giá nhóm lương thực, thực phẩm tăng mạnh. 3. Tính chỉ số giá tiêu dùng năm 2001 3.1 Tính chỉ số giá tiêu dùng năm 2001 so với kỳ gốc cố định Do kỳ gốc là năm 2000 nên chỉ số giá tiêu dùng năm 2001 so với kỳ gốc cũng chính là chỉ số giá tiêu dùng năm 2001 so với kỳ trước. Do phương pháp mới tính chỉ số giá tiêu dùng được áp dụng bắt đầu từ tháng 8 năm 2001 nên ta không có đủ số liệu về giá để tính riêng cho hai khu vực: thành thị và nông thôn. Phần này chỉ tính chỉ số giá tiêu dùng năm cho toàn tỉnh (phương pháp tính chỉ số giá tiêu dùng riêng cho cả hai khu vực trên cũng tương tự như tính cho toàn tỉnh). Ta có biểu sau: Biểu 10 Chỉ số giá tiêu dùng từng tháng và cả năm 2001 Mặt hàng Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 Tháng 7 Tháng 8 Tháng 9 Tháng 10 Tháng 11 Tháng 12 Năm 2001 Chỉ số chung 100 101.48 101.28 100.60 100.52 100.12 99.23 99.06 99.58 99.65 99.65 103.48 100.38 A. Hàng hoá 99.37 100.97 100.93 100.35 100.30 99.68 98.66 98.377 98.71 98.80 99.00 103.34 99.87 - Lương thực, thực phẩm 100.41 102.84 101.97 100.45 101.24 99.74 90.79 97.68 98.1 98.61 99.26 106.50 99.79 - Lương thực, thực phẩm 99.73 100.28 101.34 100.22 101.22 99.61 99.67 99.31 99.55 99.06 98.65 99.05 99.25 B. Dịch vụ 105.71 105.36 103.08 103.66 102.66 104.30 99.63 105.79 105.81 105.81 105.90 104.81 104.29 I. Hàng ăn và dịch vụ ăn uống 97.00 99.26 101.00 99.68 99.68 99.77 97.99 97.72 98.15 98.56 99.12 106.54 99.54 II.Đồ uống và thuốc lá 108.24 109.12 100.37 99.09 99.36 104.48 99.85 99.69 99.71 101.01 102.23 102.19 101.77 III.May mặc, mũ nón, giày dép. 98.91 99.56 99.58 98.47 99.83 97.88 98.12 98.13 98.07 97.92 97.93 97.12 98.46 IV. Nhà ở và vật liệu xây dựng. 104.68 104.79 103.52 102.22 103.66 101.56 102.38 101.89 102.92 102.17 102.25 101.20 102.85 V. Thiết bị và đồ dùng gia đình 100.97 101.44 101.91 101.94 102.01 101.79 101.61 100.99 100.67 100.54 100.81 102.69 101.44 VI. Dược phẩm, y tế 95.39 97.98 97.94 96.06 97.38 95.49 96.93 95.75 96.93 96.93 94.43 95.76 95.54 VII. Phương tiện đi lại và bưu điện 98.22 98.97 97.94 96.06 97.38 95.49 95.51 95.99 95.94 94.78 107.38 93.37 97.13 VIII. G iáo dục. 104.49 103.99 102.15 102.30 102.15 102.41 102.41 107.05 107.03 107.03 108.40 103.95 104.44 IX. Văn hoá, thể thao, giải trí. 100.19 100.93 111.21 100.29 100.43 98.23 97.75 99.87 97.63 97.63 93.10 93.94 98.40 X. Hàng hoá và dịch vụ khác. 115.26 115.32 111.21 110.29 110.76 112.89 112.80 111.08 111.23 111.23 111.23 115.02 112.36 + Chỉ số giá tiêu dùng năm 2001 của nhóm hàng ăn và dịch vụ uống: IP = = 99.54% Tương tự với các nhóm hàng hoá và dịch vụ còn lại, ta có kết quả của biểu 10 trên. Chỉ số giá tiêu dùng năm 2001 so với kỳ gốc ( hay so với kỳ trước) tăng nhẹ (0,33%) trong đó các tháng từ tháng 2 đến tháng 6, tháng 12 đều tăng lên, tăng mạnh nhất là tháng 12 với 3.48%. Sở dĩ tháng 12 năm này tăng mạnh vì tháng này bao trọn thời gian diễn ra tết cổ truyền dân tộc và là tháng có nhiều lễ hội. Các tháng còn lại chỉ số giá tiêu dùng đều giảm. Chỉ số giá tiêu dùng tăng lên, cũng do tác động chủ yếu giá của nhóm dịch vụ tăng. Chỉ số giá tiêu dùng nhóm dịch vụ của tất cả các tháng của năm 2001đều tăng (trừ tháng 7) làm cho giá cả dịch vụ chung tăng 4.29% trong đó chỉ số giôcso kỳ gốc của các nhóm: Nhà ở, vật liệu xây dựng; thiết bị và đồ dùng gia đình; nhóm giáo dục đều tăng lên trong tất cả các tháng của năm, nhóm đồ dùng và dịch vụ tăng cao nhất 12.36% sau đó đến nhóm giáo dục tăng 4.44%, nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 2.85%,thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 1.44%, đồ uống và thuốc lá tăng 1.77%. Chỉ số giá tiêu dùng của nhóm hàng hoá giảm 0.23%. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh năm 2001 so với năm trước là 14%, nhanh hơn nhiều so với tốc độ tăng của chỉ số giá tiêu dùng. Điều đó cho thấy, năm 2001, nền kinh tế tỉnh Bắc Ninh tăng trưởng khá, thu nhập thực tế của người dân tăng lên. Nhìn chung, năm 2001 vừa qua, diễn biến của thị trường giá cả tỉnh Bắc Ninh khá ổn định, chỉ tăng nhẹ. Sự chênh lệch khá cao giữa lượng tăng của tổng sản phẩm trong tỉnh so với lượng tăng của chỉ số giá tiêu dùng, sự tăng lên của giá các dịch vụ, sự giảm xuống của của giá cả các nhóm hàng hoá cho thấy mức sống của nhân dân trong tỉnh năm vừa qua đã được nâng lên một cách rõ rệt so với năm 2000. Điều đó cho thấy đường lối xây dựng và phát triển kinh tế của tỉnh trong năm vừa qua là đúng đắn, do vậy mà sản xuất trong tỉnh phát triển mạnh, cung và cầu có sự điều hoà, thị trường giá cả ổn định và kinh tế tăng trưởng cao. 3.2. Tính chỉ số giá tiêu dùng năm so với kỳ trước Chỉ số giá tiêu dùng so kỳ gốc của các năm từ năm 1997 đến năm 2000 tính tương tự ta có số liệu chỉ số giá tiêu dùng của 12 tháng của các năm từ 1997 đến năm 2000 so với kỳ gốc (năm 1995) như sau: Biểu 11: chỉ số giá tiêu dùng so kỳ gốc (năm 1995) Năm Tháng 1997 1998 1999 2000 1 112.31 110.22 111.88 114.60 2 112.32 111.12 113.32 117.03 3 106.33 113.46 113.47 117.83 4 105.14 114.03 113.36 116.23 5 102.06 110.04 112.57 115.33 6 102.48 107.73 110.95 112.44 7 103.69 110.22 107.78 110.62 8 103.18 111.27 107.48 110.66 9 103.02 105.44 105.44 109.54 10 103.98 111.04 105.67 107.84 11 104.44 111.44 106.41 110.26 12 103.88 112.41 106.53 112.25 Cả năm 105.23 110.70 112.88 101.23 + Chỉ số giá tiêu dùng năm 1997 so với kỳ gốc: I1= = 105.23% Tương tự ta có chỉ số giá tiêu dùng năm 1998, 1999, 2000 được phản ánh trong dòng 13 của biểu 11. Nhìn vào biểu 11 ta thấy chỉ số giá tiêu dùng các năm từ năm 1997 đến năm 2000 so kỳ gốc đều tăng lên trong đó giá cả chung của tất cả các tháng cũng đều tăng lên. Chỉ số giá tiêu dùng năm 2000 so với kỳ trước được tính như sau: CPI2000 1999 = = = 89.67% Nhận xét: Chỉ số giá tiêu dùng chung năm 2000 giảm khá lớn (10.33%) so với kỳ trước (năm 1999). Nguyên nhân làm cho giá tiêu dùng năm 2000 giảm so với năm 1999 năm vừa qua do sản xuất nông nghiệp (cả trồng trọt và chăn nuôi đều có năng xuất cao, xong thị trường tiêu thụ chậm mở rộng làm giá cả hàng nông sản bị giảm mạnh , do vậy mà thu nhập của khoảng 90% dân số trong tỉnh giảm theo dẫn tới sức mua các hàng hoá khác cũng giảm xuống). Việc tính chỉ số giá tiêu dùng năm 2000 so với kỳ trước của các nhóm hàng cấp 1,2, ... cũng tương tự như tính chỉ số giá tiêu dùng chung. Chỉ số giá tiêu dùng năm báo cáo so với năm trước chính là chỉ số giá liên hoàn. Tính tương tự cho các năm từ 1998 đến năm 2001 ta có dãy liên hoàn sau: Biểu 12: chỉ số giá tiêu dùng chung năm so năm trước Năm báo cáo 1997 1998 4999 2000 2001 Chỉ số giá tiêu dùng năm báo cáo so năm trước(%) - 105.19 101.96 89.67 100.38 Ta có chỉ số giá tiêu dùng năm 2001 so năm 1997 bằng tích các chỉ số giá tiêu dùng liên hoàn trong giai đoạn này và bằng: I20011997 = 105.19 x 101.96 x 89.67 x 100.38 = 96,53%. Kết quả trên cho chúng ta thấy so với năm 1997, chỉ số giá tiêu dùng năm 2001 giảm 3,47%. Như vậy, chỉ số giá tiêu dùng bình quân trong giai đoạn này là = 99.12% , giảm 0.87%. Nguyên nhân chủ yếu do những năm gần đây, sản xuất may mặc, dầy dép phát triển nên sản phẩm của các ngành này rất phong phú và đa dạng làm giá cả giảm xuống. Ngoài ra, sự phát triển kinh tế kéo theo các dịch vụ y tế, giáo dục và giải trí phát triển nên giá cả các dịch vụ này cũng giảm. Nhưng giá lương thực, thực phẩm lại có xu hướng tăng lên. Giá lương thực, thực phẩm tăng lên làm cho thu nhập của bộ phận nông dân - một bộ phận chiếm tới khoảng 90% dân số của tỉnh tăng lên. Thu nhập tăng lên, khả năng chi trả sẽ lớn hơn và kéo theo sức mua trên thị trường cũng tăng lên. Như vậy trong 5 năm qua, mức sống dân cư tỉnh Bắc Ninh đã được nâng lên rõ rệt. Sự nâng lên của mức sống dân cư cùng với sự phát triển của các ngành sản xuất trong tỉnh góp phần tạo nên sự tương xứng giữa cung và cầu, và thị trường giá cả thêm ổn định, giao động một cách hợp lí, làm cho bức tranh kinh tế tỉnh Bắc Ninh ngày càng đẹp hơn. Ngoài ra, tốc độ phát triển tổng sản phẩm trong tỉnh bình quân trong giai đoạn này là 113,52%, nó không những giảm mà còn tăng 13.52%. Sự tăng lên của tổng sản phẩm trong tỉnh, sự giảm xuống của giá hàng hoá tiêu dùng càng khẳng định kinh tế tỉnh Bắc Ninh trong giai đoạn này tăng trưởng mạnh, thu nhập thực tế của người dân được nâng lên và do đó mức sống dân cư tăng, đời sống nhân dân được cải thiện. III. Đánh giá chung việc tính chỉ số giá tiêu dùng ở Cục thống kê bắc ninh Những mặt được và những mặt hạn chế trong phương pháp tính chỉ số giá tiêu dùng ở Cục thống kê Bắc Ninh được thể hiện trong một số khâu sau: Những mặt được. a. Đối với hệ thống quyền số để tính chỉ số giá tiêu dùng . Việc thay hệ thống quyền số là cơ cấu hàng hoá bán lẻ kỳ nghiên cứu bằng hệ thống quyền số là tỷ trọng chi tiêu của từng nhóm, ngành hàng trong tổng chi mua hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng của hộ gia đình như hiện nay có những ưu điểm như: + Tính toán đơn giản, nhanh chóng, chi phí thấp hơn, độ chính xác cao hơn và đảm bảo tính kịp thời của số liệu, + Do cơ cấu chi tiêu từng nhóm ngành hàng trong tổng chi mua hàng hoá, dịch vụ tiêu dùng của hộ thường thay đổi chậm, trong thời gian dài nên việc cố định chúng trong mấy năm sẽ không làm sai lệch những nhận định về sự biến động giá cả và chỉ số giá tiêu dùng vẫn đảm bảo ý nghĩa kinh tế của nó. + Việc dùng quyền số cố định sẽ giúp chúng ta giảm bớt khâu thu thập số liệu, mỗi kỳ báo cáo ta chỉ phải thu thập giá cả tiêu dùng của hàng hoá và dịch vụ đại diện mà không phải thu thập số liệu của lượng hàng hoá bán lẻ như trước đây. + Ngoài ra, phương pháp tính chỉ số giá tiêu dùng với việc dùng quyền số cố định như hiện nay giúp chúng ta có thể so sánh dự biến động giá cả qua nhiều năm một cách dễ dàng mà không tốn nhiều thời gian, công sức. Có thể khẳng định rằng, việc thay hệ thống quyền mới như hiện nay là một bước tiến đáng kể trong quá trình hoàn thiện phương pháp tính chỉ số giá tiêu dùng và hoàn toàn phù hợp với tình hình nước ta trong giai đoạn này. b. Đối với quá trình thu thập giá hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng Quá trình thu thập giá hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng có những bước cải tiến đáng kể so với trước đây như việc xác định danh mục hàng hoá và dịch vụ đại diện có mức độ chuẩn mực, chi tiết và khoa học hơn. Công tác chọn điểm và số lượng điểm điều tra đại diện được tiến hành tốt hơn trước. Việc điều tra lại giá ở một số điểm điều tra đại diện đã góp phần nâng cao hơn tinh thần và trách nhiệm của các điều tra viên. c. Về phương pháp tính chỉ số giá tiêu dùng Hiện nay, công nghệ thông tin khá phát triển , chúng ta đã có phần lập trình riêng cho công tác tính chỉ số giá tiêu dùng nên việc tính toán nhanh và ít bị nhầm lẫn. Việc tính chỉ số giá tiêu dùng riêng cho khu vực thành thị và khu vực nông thôn đã góp phần làm công tác phân tích giá cả được chi tiết và sâu sắc hơn, đóng vai trò quan trọng trong đánh giá mức sống dân cư của hai khu vực này. Từ đó giúp các cấp lãnh đạo đề ra biện pháp điều chỉnh thích hợp góp phần rút ngắn khoảng cách giữa hai khu vực này. Nhìn chung Cục thống kê Bắc Ninh đã hoàn thành khá tốt công tác thống kê giá cả, đáp ứng được yêu cầu của Tổng cục thống kê và các cấp lãnh đạo tỉnh. Những mặt hạn chế a. Đối với hệ thống quyền số để tính chỉ số giá tiêu dùng (CPI) Việc dùng quyền số cố định chỉ có ưu điểm trong điều kiện tình hình kinh tế – xã hội ổn định còn trong điều kiện kinh tế – xã hội bất ổn định thì không còn phù hợp nữa. Việc tính tỷ trọng mức chi tiêu của từng nhóm, ngành hàng trong tổng chi hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng chỉ mang tính tương đối vì các loại hàng hoá, dịch vụ tiêu dùng này không đồng chất với nhau, khác nhau về chủng loại, quy cách, phẩm chất và do đó, giá trị một đơn vị hàng hoá và dịch vụ cũng khác nhau. Số tiền mua một kg gạo tất nhiên phải nhỏ hơn nhiều so với số tiền mua một chiếc ti vi. Do vậy mà tỷ trọng số tiền mua một chiếc ti vi trong tổng số tiền chi mua hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng sẽ lớn hơn tỷ trọng số tiền mua 1 kg gạo. Chính vì vậy, cơ cấu chi mua của từng nhóm hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng trong tổng chi mua hàng hoá và dịch vụ của hộ gia đình chưa phân biệt giá trị của các hàng hoá khác nhau. Ngoài ra, mỗi ngành hàng có tầm quan trọng và mức độ cần thiết khác nhau trong cơ cấu tiêu dùng của dân cư và việc tăng hoặc giảm giá của những mặt hàng có cơ cấu tiêu dùng lớn sẽ có tác động trực tiếp đến kết quả tính chỉ số giá tiêu dùng. Trong khi đó, phương pháp tính chỉ số giá tiêu dùng hiện nay vẫn chưa chú ý đến vấn đề này nên dẫn tới sự san bằng biến động giá cả giữa các mặt hàng và dịch vụ. Một hạn chế nữa của quyền số cố định là cơ cấu chi tiêu của hộ gia đình là kết quả điều tra về chi tiêu của hộ gia đình, không tính khoản chi mua hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng của người nước ngoài (chủ yếu là khách du lịch), khách vãng lai... Mà khoản này cũng ảnh hưởng đến giá cả thị trường trong nước. Hiện nay, ở Bắc Ninh thành phần này chưa nhiều nên khoản chi cho tiêu dùng của khách du lịch, khách vãng lai cũng không làm sai lệch nhiều giữa chỉ số giá tiêu dùng và chỉ số giá bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng, những phân tích và nhận định về giá cả vẫn đảm bảo độ chính xác. Tuy nhiên, nếu lượng khách du lịch nhiều thì chỉ số giá tiêu dùng và chỉ số giá bán lẻ hàng hoá dịch vụ tiêu dùng sẽ có sự sai lệch đáng kể – là nguyên nhân dẫn đến những sai lệch những nhận định về giá cả. Hệ thống quyền số mà nước ta nói chung và Cục thống kê Bắc Ninh nói riêng đang sử dụng chưa tính đến khoản chi cho hàng hoá và dịch vụ công cộng, tiêu dùng tập thể của các tổ chức mà khoản này cũng có tác động đến sự biến động của giá tiêu dùng. b. Đối với quá trình thu thập giá hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng Thị trường Bắc Ninh khá phong phú và đa dạng, bảng danh mục hàng hoá và dịch vụ đại diện chưa đầy đủ (nhất là mặt hàng có tính chất thời vụ), chưa phản ánh các nhu cầu thiết yếu, dẫn đến hạn chế trong việc lựa chọn địa điểm và số lượng điểm điều tra. Thời gian thu thập giá cả hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng mà Cục đã tiến hành (vào các ngày 22 tháng trước tháng báo cáo, ngày 2 và ngày 12 tháng báo cáo) không phản ánh chính xác tình hình giá cả của tháng báo cáo vì giá cả biến động thường xuyên, liên tục, với thời gian thu thập như vậy thì chỉ số giá tiêu dùng tháng báo cáo phản ánh cả sự biến động giá của tháng trước tháng báo cáo nhưng lại không phản ánh đầy đủ sự biến động giá cả của tháng báo cáo. c. Về phương pháp tính chỉ số giá tiêu dùng - Công nghệ thông tin trong thống kê nói chung và trong thống kê giá nói riêng vẫn chưa phát triển, chậm hơn rất nhiều so nhiều nước trên thế giới và trong khu vực. Phần lớn các huyện chưa được trang bị máy vi tính. Việc tính chỉ số giá tiêu dùng cho tất cả các thành phần dân cư chưa được tiến hành. Trong quá trình tính chỉ số giá tiêu dùng năm như hiện nay sẽ có sai số vì việc tính chỉ số giá tiêu dùng cho các tháng thường làm tròn số(từ chỉ số giá cá thể, chỉ số nhóm các cấp ) và dẫn đến sai số. Để đảm bảo quá trình tính toán chỉ số giá tiêu dùng thuận lợi, chính xác và nâng cao hơn nữa khả năng so sánh quốc tế chúng ta cần có những biện pháp khắc phục những hạn chế đó. Iv. Một số kiến nghị hoàn thiện phương pháp tính chỉ số giá tiêu dùng 1. Đối với hệ thống quyền số để tính chỉ số giá tiêu dùng (CPI) Quyền số để tính chỉ số giá tiêu dùng thường cố định trong khoảng 5 năm, nhưng trong khoảng thời gian 5 năm này chúng ta vẫn phải thường xuyên theo dõi, xem xét về tình hình kinh tế xã hội nói chung và tình hình tiêu dùng của dân cư nói riêng để thiết lập hệ thống quyền số mới khi có sự thay đổi đáng kể làm sai lệch những nhận định về giá cả. Ngoài việc lập quyền số cố định cho khu vực thành thị và nông thôn chúng ta cũng nên lập riêng cho cả các bộ phận dân cư, đặc biệt là hai bộ phận: cán bộ công nhân viên chức và bộ phận nông dân. Nguồn số liệu để tính quyền số cố định thường lấy từ kết quả của cuộc điều tra kinh tế hộ gia đình. Đây là cuộc điều tra chọn mẫu, qui mô điều tra lớn. Vì vậy, để đảm bảo được tính chính xác, kịp thời và đầy đủ của số liệu điều tra, chúng ta phải xây dựng một phương án điều tra khoa học và đề ra những biện pháp hạn chế sai số trong chọn mẫu. Để nâng cao hơn nữa hiệu quả củaviệc tính và phân tích chỉ số giá tiêu dùng, chúng ta nên lập hệ thống quyền số có tính đến tầm quan trọng của hàng hoá và dịch vụ trong cơ cấu tiêu dùng của dân cư. Khi lượng hàng hoá và của khách du lịch và khách vãng lai lớn, chúng ta nên xem xét và lập một hệ thống quyền số mới có phản ánh cả tỷ trọng tiêu dùng của khách nước ngoài và khách vãng lai và quyền số cố định lúc này là cơ cấu chi tiêu của người tiêu dùng cho nhóm ngành hàng trong tổng chi cho hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng. 2. Đối với quá trình thu thập giá hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng Để nguồn số liệu về giá chính xác, chúng ta cần chọn địa điểm điều tra và thu thập giá cả, số lượng điểm điều tra, chọn mặt hàng và dịch vụ tiêu dùng đảm bảo tính đại diện trên thị trường. Phải thường xuyên theo dõi để xác định điểm đại diện và mặt hàng, dịch vụ đại diện cho chính xác. Bảng danh mục hàng hoá và dịch vụ đại diện phải thay đổi khi có sự thay đổi các mặt hàng và dịch vụ đại diện. Về thời điểm điều tra nên thu thập vào 3 ngày: ngày 28 tháng trước tháng báo cáo; ngày 8 và ngày 18 tháng báo cáo và do vậy việc nộp báo cáo về Tổng cục thống kê sẽ thay đổi là ngày 30 hàng tháng. Như vậy thì chỉ số giá tiêu dùng tháng báo cáo phản ánh chính xác sự biến động giá tiêu dùng của tháng đó. Để thu thập giá cả chính xác thì yêu cầu quan trọng nữa đó là trình độ và kinh nghiệm nghề nghiệp của điều tra viên. Vì vậy chúng ta nên thường xuyên tổ chức tập huấn cho các điều tra viên , bổ sung kinh nghiệm, kiến thức cũng như nâng cao trách nhiệm của họ. 3. Phương tính và phân tích chỉ số giá tiêu dùng Cần đầu tư hơn nữa vào công nghệ tin học trong thống kê nói riêng và trong thống kê giá nói riêng để hỗ trợ và nâng cao hơn hiệu quả cho quá trình tính toán, phân tích. Ngoài việc tính riêng cho hai khu vực này, chúng ta nên tính chỉ số giá tiêu dùng cho tất cả các thành phần dân cư, đặc biệt là hai nhóm: nhóm công nhân viên chức và nông dân để qua đó đánh giá chính xác và so sánh mức sống giữa hai nhóm này, từ đó làm cơ sở để cấp lãnh đạo đề ra biện pháp điều chỉnh phù hợp. Nói đến phân tích sự biến động giá cả tiêu dùng nhưng chúng ta không chỉ theo dõi diến biến giá cả mà chúng ta còn phải thường xuyên theo dõi tình hình thị trường, tình hình kinh tế xã hội trong và ngoài nước nhằm đưa ra đầy đủ những nguyên nhân dẫn đến sự biến động của giá cả thị trường. Điều này đòi hỏi bộ phận thống kê phân tích giá ngoài sự am hiểu về giá cả thị trường, phải có sự am hiểu về tình hình kinh tế, chính trị và xã hội trong và ngoài nước để quá trình phân tích giá cả được sâu hơn. Để hạn chế sai số do việc làm tròn số gây ra, chúng ta nên tính giá bình quân cho năm (năm báo cáo và năm muốn so sánh) của các mặt hàng và dịch vụ đại diện . Sau đó mới tính chỉ số giá tiêu dùng cho năm, phương pháp tính như tính chỉ số giá tiêu dùng tháng Kết luận Giá cả của hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng có liên quan đến nhiều hoạt động kinh tế - xã hội. Sự biến động của giá cả từng hàng hoá, dịch vụ, từng nhóm hàng hoá và dịch vụ do nhiều nguyên nhân như: tiêu dùng, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoạt động xuất, nhập khẩu, chính sách của nhà nước Ngược lại, giá cả cũng tác động trở lại tới các nhân tố này. Phương pháp tối ưu nhất để phân tích sự biến động giá cả là phương pháp chỉ số giá tiêu dùng . Thông qua chỉ số giá cá thể ta có thể biết được giá cả của mặt hàng và dịch vụ nào tăng hay giảm, bao nhiêu phần trăm so với kỳ gốc, so với kỳ trước, so tháng 12 năm trước và so cùng kỳ năm trước. Chúng ta có thể biết được giá cả của nhóm hàng hoá hoặc dịch vụ nào đó tăng hoặc giảm do sự tăng hoặc giảm của hàng hoá, dịch vụ nào là chính. Từ đó tìm ra nguyên nhân tại sao mặt hàng hoặc dịch vụ đó giảm và tìm giải pháp khắc phục. Chỉ số giá tiêu dùng liên quan đến nhiều chỉ tiêu trong lĩnh vực vĩ mô như: mức sống dân cư, tỷ lệ lạm phát... Nhìn vào chỉ số giá tiêu dùng chúng ta có thể đánh giá được mức sống dân cư. Ví dụ, khi giá của dịch vụ vui chơi giải chí tăng lên, chứng tỏ nhu cầu tiêu dùng dịch vụ này tăng lên đã thúc đẩy giá của nó tăng lên. Do đó ta có thể đánh giá là mức sống dân cư tăng lên vì người dân đã quan tâm hơn đến đời sống tinh thần. Nhìn vào chỉ số giá tiêu dùng ta có thể biết được tỷ lệ lạm phát cao hay thấp vì nó là công cụ để đo lường lạm phát. Tầm quan trọng của chỉ số giá tiêu dùng đã khẳng định phương pháp tính và phân tích chỉ số giá tiêu dùng là phương pháp cần thiết, đóng vai trò rất quan trọng trong việc cung cấp thông tin cho các nhà lãnh đạo , giúp các cấp lãnh đạo nhận định một cách chính xác nhất diễn biến thị trường và tình tình kinh tế - xã hội từ đó đề ra đường lối, chủ trương và chính sách phù hợp , góp phần làm cho nền kinh tế ngày một tăng trưởng và phát triển, chính trị thêm ổn định, đời sống của nhân dân ngày càng nâng cao. Việc tính chỉ số giá tiêu dùng của Cục thống kê Bắc Ninh hiện nay được thực hiện đúng theo phương pháp của Tổng cục thống kê. Phương pháp tính chỉ số giá tiêu dùng hiện nước ta đang sử dụng có rất nhiều ưu điểm và ưu điểm hơn hẳn so với phương pháp tính chỉ số giá bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng trước đây. Qúa trình tính toán nhanh chóng, chính xác, đảm bảo thông tin một cách kịp thời và kinh phí cũng ít hơn. Việc tính chỉ số giá tiêu dùng riêng cho khu vực thành thị và khu vực nông thôn giúp ta đánh giá mức sống dân cư của hai khu vực này, từ đó cung cấp nguồn thông tin cho các cấp lãnh đạo trong việc đề ra biện pháp rút ngắn khoảng cách giữa hai khu vực này. Tuy có nhiều ưu điểm như vậy nhưng nó vẫn chưa phải là một phương pháp hoàn hảo, vẫn còn tồn tại những hạn chế đòi hỏi các nhà phân tích thống kê nói chung và các chuyên gia phân tích giá cả nói riêng cần quan tâm và đưa ra một phương pháp mới hoàn thiện hơn, đồng thời quá trình phân tích giá cả cần sâu hơn, góp phần nâng cao hơn nữa hiệu quả của công tác thống kê phân tích giá cả nói chung và công tác thống kê giá tiêu dùng nói riêng ở nước ta. Tài liệu tham khảo Giáo trình Lý thuyết thống kê. Giáo trình thống kê kinh tế. Giáo trình kinh tế chính trị. Hướng dẫn nghiệp vụ thống kê giá cả Thông tin khoa học thống kê. Chỉ số giá cả hôm nay. Tạp chí con số sự kiện. Tạp chí thị trường giá cả. Tạp chí nghiên cứu kinh tế Tạp chí thông tin tài chính Tạp chí thị trường tài chính tiền tệ. 12. Một số tài liệu khác. Mục lục Lời nói đầu Chương I: Những vấn đề chung về chỉ số giá và chỉ số giá tiêu dùng.................................................................................................... I. Sự cần thiết khách quan của việc tính chỉ số giá.................. Khái niệm giá cả ............................................ Các loại giá ở Việt Nam hiện nay................... II. Chỉ số giá cả......................................................................... 1. Khái niệm chỉ số giá và hệ thống chỉ số giá ở nước ta hiện nay.................................................................... 2. Sự cần thiết khách quan của việc tính chỉ số giá...... 3. Các phương pháp tính chỉ số giá.............................. III. Khái niệm và sự cần thiết khách quan của việc tính chỉ số giá tiêu dùng............................................................................. 1. Khái niệm chỉ số giá tiêu dùng................................ 2. Sự cần thiết khách quan của việc tính chỉ số giá tiêu dùng..................................................................... Chương II: Phương pháp tính chỉ số giá tiêu dùng ở Việt Nam ......... I. Phạm vi mặt hàng và giá cả tính chỉ số giá tiêu dùng........... 1. Phạm vi mặt hàng.................................................... 2. Giá cả tính chỉ số giá tiêu dùng.............................. II. Phương pháp tính chỉ số giá tiêu dùng................................. 1. Phương pháp tính chỉ số giá tiêu dùng tháng......... 2. Phương pháp tính chỉ số giá tiêu dùng năm........... 3. Phương pháp xử lí mặt hàng đại diện ở kỳ gốc không xuất hiện ở kỳ báo cáo.................................... Nguồn số liệu tính chỉ số giá tiêu dùng.............................. 1. Số liệu tính chỉ số giá tiêu dùng năm..................... 2. Số liệu tính chỉ số giá tiêu dùng tháng.................. Chương III: Vận dụng phương pháp tính chỉ số giá tiêu dùng ở Cục thống kê Bắc Ninh.............................................................................. Khái quát chung về Cục thống kê Bắc Ninh........................ 1. Qúa trình hình thành và phát triển, chức năng và nhiệm vụ của Cục thống kê Bắc Ninh........................ 2. Cơ cấu tổ chức....................................................... 3. Những thành tựu Cục thống kê Bắc Ninh đã đạt được............................................................................ 4. Phương hướng hoạt động........................................ II. Phương pháp tính chỉ số giá tiêu dùng ở Cục thống kê Bắc Ninh.......................................................................................... 1. Tổ chức mạng lưới thu thập thông tin về giá cả và dịch vụ tiêu dùng........................................................ 2. Phương pháp tính chỉ số giá tiêu dùng tháng......... 3. Tính chỉ số giá tiêu dùng năm 2001....................... Đánh giá chung việc tính chỉ số giá tiêu dùng ở Cục thống kê Bắc Ninh............................................................. 1. Những mặt được.................................................... 2. Những mặt hạn chế............................................... Một số kiến nghị hoàn thiện phương pháp tính chỉ số giá tiêu dùng............................................................................. 1. Đối với hệ thống quyền số tính chỉ số giá tiêu dùng 2. Qúa trình thu thập giá hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng..................................................................................... 3. Phương pháp tính và phân tích chỉ số giá tiêu dùng Kết luận............................................................................................. Tài liệu tham khảo.............................................................................. Trang 1 2 2 2 3 5 5 7 9 19 19 21 23 23 23 33 35 38 43 44 45 45 50 50 50 51 55 57 57 58 59 74 80 80 82 84 84 85 86 87 89 78 78 78

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docV0073.doc
Tài liệu liên quan