Đề tài Quá trình hình thành và quá trình phát triển của công ty Dệt may 7

Bên cạnh những thị trường truyền thống là Châu Âu và Nhật Bản, từ khi Hiệp định dệt may Việt – Mỹ được ký kết ngày 25/4/2003,thị trường Mỹ đã tạo cơ hội cũng như thách thức cho ngành dệt may Việt Nam. Song, để biến cơ hội ấy thành hiện thực không phải là dễ, bởi lợi thế chủ yếu của ngành Dệt May Việt Nam là giá lao động thấp đang mất dần, ngành công nghiệp Việt Nam còn ở mức rất thấp so với khu vực về máy móc và trang thiết bị kỹ thuật . Do đó, để có thể nhanh chóng hội nhập kinh tế thế giới thì các doanh nghiệp Việt Nam cần triển khai bài toán đầu tư công nghệ và con người nhằm phát triển ngành dệt để đảm bảo hàng may mặc Việt Nam có xuất xứ từ Việt Nam . Công tác kế toán TSCĐ là bộ phận quan trọng trong các công cụ quản lý kinh tế tài chính của công . Trong bài toán nêu trên,việc hoàn thiện công tác kế toán TSCĐ là nhiệm vụ cần thiết hàng đầu .Nó không giúp quản lý điều hành các hoạt động kinh tế của công ty mà còn là cơ sở để đánh giá năng lực sản xuất hiện tại,nhằm lập ra các kế hoạch hữu hiệu đẩy mạnh sản xuất trong tương lai, hướng tới thị trường trong nước và mở rộng xuất khẩu.

doc48 trang | Chia sẻ: Kuang2 | Lượt xem: 783 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Quá trình hình thành và quá trình phát triển của công ty Dệt may 7, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhượng quyền Các loại TSCĐ vô hình khác Phân loại theo mục đích sử dụng và công dụng kinh tế Là cơ sở để kế toán phân bổ khấu hao vào các đối tượng: TSCĐ đang dùng cho mục đích sản xuất kinh doanh: là những TSCĐ đang dùng cho hoạt động sản xuất chính, phụ. TSCĐ đang dùng ngoài sản xuất: là những TSCĐ đang sử dụng trong hoạt động kinh doanh khác như: TSCĐ dùng cho mục đích phúc lợi, sự nghiệp, an ninh quốc phòng. TSCĐ chờ xử lý là những TSCĐ hư hỏng chờ thanh lý, TSCĐ không cần dùng chờ nhượng bán, di chuyển đi, TSCĐ thiếu chờ giải quyết. TSCĐ cất giữ, bảo quản, giữ hộ cho Nhà Nước. TSCĐ chưa dùng là những TSCĐ được phép dự trữ để sử dụng trong tương lai Phân loại theo tính chất sở hữu: TSCĐ tự có TSCĐ đi thuê Phân loại theo nguồn hình thành: TSCĐ hình thành bằng nguồn vốn ngân sách, cấp trên cấp. TSCĐ hình thành bằng nguồn vốn liên doanh liên kết. TSCĐ hình thành bằng nguồn vốn tự bổ sung TSCĐ hình thành bằng nguồn vồn vay, nợ dài hạn. III/ ĐÁNH GIÁ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH - Đánh giá TSCĐ là xác định giá trị ghi sổ của TSCĐ. Đánh giá TSCĐ là điều kiện cần thiết để hạch toán TSCĐ, tính khấu hao và để phân tích, đánh giá năng lực sản xuất, tình hình trang bị cũng như hiệu quả sử dụng vốn cố định trong doanh nghiệp. 1. Khái niệm nguyên giá - Nguyên giá TSCĐ là toàn bộ các chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để có được TSCĐ tính đến thời điẻm đưa tài sản đó vào trạng thái sẵn sàng sử dụng. 2. Xác định nguyên giá TSCĐ hữu hình a. TSCĐ hữu hình mua sắm: Nguyên giá TSCĐHH mua sắm bao gồm giá mua (trừ các khoản được chiết khấu thương mại, giảm giá), các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại) và các chi phí liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản vào trạng thái sẵn sàng sử dụng như chi phí chuẩn bị mặt hàng, chi phí vận chuyển,(trừ các khoản thu hồi về sản phẩm, phế liệu do chạy thử), chi phí chuyên gia và các chi phí liên quan trực tiếp khác. b. TSCĐ hữu hình do đầu tư XDCB theo phương thức giao thầu: Đối với TSCĐ hình thành do đầu tư xây dựng theo phương thức giao thầu, nguyên giá là giá quyết toán công trình đầu tư xây dựng, các chi phí liên quan trực tiếp khác và lệ phí trước bạ (nếu có). c. TSCĐ hữu hình mua trả chậm: Nguyên giá TSCĐ được phản ánh theo giá mua trả ngay tại thời điểm mua. Khoản chênh lệch giữa giá mua trả chậm và giá mua trả ngay được hạch toán vào chi phí theo kỳ hạn thanh toán, trừ khi số chênh lệch đó được tính vào nguyên giá TSCĐHH theo quy định của chuẩn mực “chi phí đi vay”. d. TSCĐ hũu hình tự xây dựng hoặc tự chế: Nguyên giá TSCĐ tự xây dựng là giá thành thực tế của TSCĐ tự xây dựng hoặc tự chế cộng chi phí lắp đặt, chạy thử. Trường hợp doanh nghiệp dùng sản phẩm do mình sản xuất ra để chuyển thành TSCĐ thì nguyên giá là chi phí sản xuất sản phẩm đó cộng các chi phí trực tiếp liên quan đến việc đưa TSCĐ vào trạng thái sẵn sàng sử dụng. Trong các trường hợp trên, mọi khoản lãi nội bộ không được tính vào nguyên giá của tài sản đó. Các chi phí không hợp lý như nguyên liệu, vật liệu lãng phí, lao động hoặc các khoản chi phí khác sử dụng vượt quá mức bình thường trong quá trình xây dựng hoặc tự chế không được tính vào nguyên giá TSCĐHH. e. TSCĐ mua dưới hình thức trao đổi: Nguyên giá TSCĐ mua dưới hình thức trao đổi với một TSCĐHH không tương tự hoặc tài sản khác được xác định theo giá trị hợp lý của TSCĐHH nhận về, hoặc giá trị hợp lý của tài sản đem trao đổi, sau khi điều chỉnh các khoản tiền hoặc tương đương tiền trả thêm hoặc thu về. Nguyên giá TSCĐHH mua dưới hình thức trao đổi với một TSCĐHH tương tự, hoặc có thể hình thành do được bán để được lấy quyền sở hữu một tài sản tương tự (tài sản tương tự là tài sản có công dụng tương tự, trong cùng lĩnh vực kinh doanh và có giá trị tương đương). Trong cả 2 trường hợp không có bất kỳ khoản lãi hay lỗ nào được ghi nhận trong quá trình trao đổi. Nguyên giá TSCĐHH nhận về được tính bằng giá trị còn lại của TSCĐHH đem trao đổi. f. TSCĐ được Nhà nước cấp, được biếu tặng, nhận góp vốn liên doanh, nhận lại vốn góp, do phát hiện thừa, Nguyên giá bao gồm: giá trị theo đánh giá thực tế của hội đồng giao nhận; các chi phí tân trang, sữa chữa TSCĐ; các chi phí vận chuyển, bốc dở, lắp đặt, chạy thử, lệ phí trước bạ (nếu có)mà bên nhận phải chi ra trước khi đưa vào sử dụng. Xác định nguyên giá TSCĐ vô hình Các quy định cần tôn trọng khi xác định nguyên giá TSCĐ vô hình: Toàn bộ chi phí thực tế phát sinh liên quan đến giai đoạn triển khai được tập hợp vào chi phí SXKD trong kỳ.Từ thời điểm xét thấy kết quả triển khai thỏa mãn được định nghĩa và tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐVH quy định ở “Chuẩn mực TSCĐVH” thì các chi phí giai đoạn triển khai được tập hợp vào tài khoản 241 “Xây dựng cơ bản dở dang” (2412). Khi kết thúc giai đoạn triển khai các chi phí hình thành nguyên giá TSCĐVH trong giai đoạn triển khai phải được kết chuyển vào bên Nợ tài khoản 213 “TSCĐVH”. Chi phí phát sinh đem lại lợi ích kinh tế trong tương lai cho DN gồm chi phí thành lập doanh ngiệp, chi phí đào tạo nhân viên và chi phí quảng cáo phát sinh trong giai đoạn trước hoạt động của doanh ngiệp mới thành lập, chi phí cho giai đoạn nghiên cứu, chi phí chuyển dịch địa điểm được ghi nhận là chi phí SXKD trong kỳ hoặc được phân bổ dần vào chi phí SXKD trong thời gian tối đa không quá 3 năm. Xác định nguyên giá TSCĐVH: Nguyên giá TSCĐVH là toàn bộ chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để có được TSCĐVH tính đến thời điểm đưa tài sản đó vào sử dụng theo dự tính. Xác định nguyên giá TSCĐ thuê tài chính Nguyên giá TSCĐ thuê tài chính phản ánh ở đơn vị thuê như đơn vị chủ sở hữu tài sản bao gồm: giá mua thực tế; các chi phí vận chuyển, bốc dở; các chi phí sữa chữa, tân trang trước khi đưa TSCĐ vào sử dụng; chi phí lắp đặt, chạy thử, thuế và lệ phí trước bạ (nếu có) Giá trị còn lại Đánh giá theo giá trị còn lại cho biết năng lực sản xuất hiện còn của TSCĐ qua đó xác định được vốn cố định hiện có và có phương hướng bổ sung hiện đại hoá TSCĐ của doanh nghiệp. Giá trị còn lại = Nguyên giá – Giá trị hao mòn IV/ KẾ TOÁN TỔNG HỢP TĂNG TÀI SẢN CỐ ĐỊNH: Kế toán tăng TSCĐ do mua Dùng cho hoạt động SXKD: Đầu tư bằng quỹ đầu tư phát triển (ĐTPT), nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản (NVĐTXDCB), nguồn vốn khấu hao 111,112,331 NG TSCĐ (Giá thanh toán) (nếu VAT không khấu trừ) NG TSCĐ (Giá chưa thuế) (nếu VAT được khấu trừ) VAT của TSCĐ được khấu trừ 211,213 133 Quỹ ĐTPT, NVĐTXDCB 411 Kết chuyển tăng NVKD 441,414 NVKH Ghi đơn: Có 009 Dùng cho hoạt động văn hóa phúc lợi: Ghi tăng TSCĐ theo giá thanh toán Nợ 211 (213) / Có 111,112,331 Kết chuyển tăng quỹ phúc lợi đã hình thành TSCĐ Nợ 4312 / Có 4313 Kế toán tăng TSCĐ do mua theo phương thức trả chậm, trả góp 331 211,213 Giá mua trả tiền 111,112 Thanh toán giá gốc và lãi trả chậm định kỳ 133 VAT (nếu có) 635 Phân bổ lãi trả chậm Cho từng kỳ 242,1421 Lãi trả chậm Kế toán tăng TSCĐ do mua dưới hình thức trao đổi Trường hợp tương tự: Nợ 211, 213 : NG TSCĐ nhận về ghi theo GTCL của TSCĐ đưa đi trao đổi. Nợ 214 : Giá trị đã khấu hao của TSCĐ đưa đi trao đổi Có 211, 213 : NG TSCĐ của TSCĐ đưa đi trao đổi Trường hợp trao đổi không tương tự: Kế toán tăng TSCĐ hữu hình do tự chế 154 (155) Giá thành sản phẩm tự chế chuyển thành TSCĐ sử dụng cho hoạt động SXKD 632 512 Giá thành thực tế sp 211 111,112,331 CP lắp đặt,chạy thử,và các CP khác liên quan đến Kế toán tăng TSCĐ do đầu tư XDCB 2412 Nguyên giá TSCĐ CP không hợp lý (sau khi trừ phần bồi thường) 211,213 632 411 441,414 Kết chuyển tăng NVKD (trừ TH đầu tư = tiền vay) Kế toán TSCĐVH hình thành từ nội bộ DN trong giai đoạn triển khai 642 242 Tập hợp CP giai đoạn triển Phân bổ từng kỳ khai ( TH giá trị lớn) 111,112,152,153,331 Tập hợp CP giai đoạn triển khai Khi phát sinh chi phí trong giai đoạn triển khai: 211,213 214 GT đã KH 811 711 Giá trị hợp lý của TSCĐ đưa đi trao đổi Giá thanh toán 333(1) VAT đầu ra 111,112 Số tiền chi thêm (nếu có) 131 211,213 GT hợp lý của TSCĐ nhận được GTT do trao đổi 133 VAT đầu vào 111 Số tiền thu thêm (nếu có) b. Khi xét thấy kết quả triển khai thỏa mãn định nghĩa và tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ vô hình: 111,112,152,153,331 Tập hợp CP thực tế giai đoạn triển khai để hình thành NGTSCĐVH 241 Khi kết thúc giai đoạn triển khai Xác định NG TSCĐVH 133 VAT 213 Kế toán tăng TSCĐ do được tài trợ, biếu tặng (đưa vào hoạt động SXKD) 711 Nhận TSCĐ do tài trợ,biếu tặng 111,112 CP phát sinh liên quan 211,213 3334 Thuế TNDNtrên giá trị TSCĐ Được tài trợ,biếu tặng (nếu có) 411 Kết chuyển tăng NVKD 421 Kế toán tăng TSCĐ do phát hiện thừa trong kiểm kê Do để ngoài sổ sách (chưa ghi sổ) Là TSCĐ của đơn vị khác Căn cứ vào hồ sơ ghi tăng NG TSCĐ Trích bổ sung khấu hao (nếu có) Nợ 627,641,642,.. Có 2141 Nếu biết đơn vị sở hữu TSCĐ: báo ngay cho đơn vị đó Nếu không biết đơn vị sở hữu TSCĐ:báo cho cơ quan cấp trên (chờ xử lý: ghi đơn Nợ 002) V/ KẾ TOÁN TỔNG HỢP GIẢM TÀI SẢN CỐ ĐỊNH: Kế toán giảm TSCĐ do thanh lý hay nhượng bán 211,213 Nguyên giá(1) 214 811 GTHM GTCL 111,112,331,152, (2)CP thanh lý hay nhượng bán TSCĐ (2)VAT đầu vào được khấu trừ 133 911 Cuối tháng kết chuyển Chi phí 711 Cuối tháng kết chuyển Thu nhập 111,112,131,152, (3a) Tiền bán TSCĐ: thu hồi phế liệu,CC, phụ tùng khi thanh lý TSCĐ (VA trực tiếp) 333(11) Giá chưa thuế VAT đầu ra (3b) Tiền bán TSCĐ VAT(khấu trừ) Kế toán giảm TSCĐ do chuyển thành công cụ - dụng cụ 211 NG 214 1421,(242) GTHM Nếu GTCL lớn liên quan nhiều kỳ 627,641,642 Chênh lệch nếu có (Số phân bổ lần đầu – Số đã khấu hao) Nếu GTCL nhỏ .Kế toán giảm TSCĐ do phát hiện thiếu trong kiểm kê: Nếu có quyết định xử lý ngay Nếu phải chờ quyết định xử lý 211 2141 1388 415,811 NG GTHM Bồi thường DN chịu tổn thất TSCĐ 211 2141 1381 (1) NG GTHM GTCL TSCĐ 1388,811 (2) Khi có quyết định xử lý VI/ KẾ TOÁN CÁC TRƯỜNG HỢP KHÁC TĂNG - GIẢM TSCĐ: 1. Kế toán đánh giá lại theo quyết định của Nhà Nước 412 214 Phần GTCL tăng Phần GTHM tăng NG tăng 211 211 412 214 NG Giảm Phần GTCL giảm Phần GTHM giảm Đánh giá tăng Đánh giá giảm Kế toán di chuyển TSCĐ trong nội bộ doanh nghiệp Kế toán di chuyển TSCĐ trong nội bộ một DN hạch toán độc lập: Khi di chuyển TSCĐ từ phân xưởng này sang phân xưởng khác trong nội bộ DN thì phải có quyết định điều độngTSCĐ do Giám Đốc ký. Căn cứ vào quyết định điều động, kế toán ghi vào thẻ TSCĐ và ghi vào cột nơi sử dụng trong sổ TSCĐ. Kế toán di chuyển TSCĐ trong nội bộ Tổng công ty hoặc một công ty có các bộ phận trực thuộc hạch toán riêng: Di chuyển TSCĐ giữa đơn vị cấp trên và đơn vị cấp dưới Kế toán đơn vị cấp trên Kế toán đơn vị cấp dưới Khi cấp TSCĐ Khi thu hồi Khi nhận TSCĐ Khi giao trả 214 211 GTCL GTHM NG 1361 -Ghi ngược lại -Thu hồi số KH Nợ 1368 Có 1361 -Khi thu Nợ 111,112 Có 1368 Ghi đơn:Nợ 009 411 214 211 GTCL GTHM NG -Ghi ngược lại -Số KH phải nộp Nợ 411 Có 336 - Khi nộp Nợ 336 Có 111,112 Ghi đơn: Có 009 Di chuyển TSCĐ giữa 2 đơn vị cấp dưới Kế toán ở đơn vị cấp trên Kế toán ở đơn vị cấp dưới Nợ 1361- Mã đơn vị nhận Nợ 1361- Mã đơn vị giao Đơn vị giao Đơn vị nhận Nợ 411: GTCL Nợ 214: GTHM Nợ 211: NG Nợ 211: NG Nợ 411: GTCL Nợ 214: GTHM VII/ KẾ TOÁN SỬA CHỮA TSCĐ: 1. Khái niệm: Sửa chữa TSCĐ là việc duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa những hư hỏng phát sinh trong quá trình hoạt động nhằm khôi phục lại năng lực hoạt động bình thường của TSCĐ. 2. Phân biệt sửa chữa thường xuyên và sửa chữa lớn TSCĐ: Chỉ tiêu Sửa chữa thường xuyên Sửa chữa lớn Phạm vi Sửa chữa thay thế từng bộ phận, chi tiết nhỏ, riêng lẻ của TSCĐ nhằm đảm bảo TSCĐ hoạt động được bình thường giữa 2 kỳ sửa chữa lớn. Sửa chữa thay thế cùng một lúc những bộ phận, chi tiết chủ yếu của TSCĐ mà nếu không sửa chữa thì TSCĐ không thể hoạt động được hoặc hoạt động được nhưng không đảm bảo an toàn và không đạt tiêu chuẩn kinh tế- kỹ thuật. Thời gian sửa chữa Ngắn Tương đối dài Chu kỳ sửa chữa Khoảng thời gian giữa 2 lần sửa chữa lớn tương đối ngắn Khoảng thời gian giữa 2 lần sửa chữa lớn tương đối dài Chi phí sửa chữa Thường ít Thường lớn 3. Kế toán sửa chữa thường xuyên 111,112 331 627,641,642, 152,153,214,334,338,,154( SX phụ) Khi thanh toán Thuê ngoài SC Tập hợp CP Sửa chữa tự làm 4. Kế toán sửa chữa lớn Trường hợp không có kế hoạch sửa chữa từ đầu năm: 331 2413 1421/242 627,641,642, 152,153,111,112, 133 (1a)Thuê ngoài SCL TSCĐ( số tiền theo hoá đơn khi hoàn thành (2)Kết chuyển CP SCL hoàn thành cờ phân bổ (3)Phân bổ dần CP SCL cho từng kỳ(theo kế hoạch phân bổ) (1b)Tập hợp CP SCL TSCĐ tự làm VAT(nếu có) Trường hợp kế hoạch sửa chữa từ đầu năm: 331 2413 335 627,641,642, 133 152,153,111,112, (2a)Thuê ngoài SCL TSCĐ(Số tiền theo hoá đơn khi hoàn thành VAT nếu có Kết chuyển CP SCL (3)Thực tế đã phát sinh (thực chi) (1)Định kỳ trích trước CP SCL TSCĐ (4a)Chênh lệch (nếu thực chi >trích trước) (4b) Chênh lệch (nếu trích trước > thực chi) (2b)Tập hợp CP SCL TSCĐ tự làm 5. Kế toán nâng cấp TSCĐ Chi phí nâng cấp TSCĐ được tính vào giá trị của TSCĐ ( làm tăng nguyên giá TSCĐ). VIII/ KẾ TOÁN CHI TIẾT TSCĐ: Chứng từ kế toán Biên bản giao nhận TSCĐ: đây là chứng từ xác nhận việc giao nhận TSCĐ sau khi hoàn thành công việc xây dựng, mua sắm, được cấp phát,đưa vào sử dụng tại đơn vị hoặc tài sản của đơn vị bàn giao cho đơn vị khác theo lệnh của cấp trên, theo hợp đồng liên doanh. Biên bản thanh lý TSCĐ: đây là chứng từ xác nhận việc thanh lý TSCĐ,là căn cứ cho việc ghi giảm TSCĐ. Biên bản thanh lý TSCĐ do Ban thanh lý TSCĐ lập và phải có đầy đủ chữ ký, họ tên của trưởng Ban thanh lý, kế toán trưởng và thủ trưởng đơn vị. Kế toán chi tiết TSCĐ Kế toán chi tiêt TSCĐ được thực hiện cho từng TSCĐ,từng nhóm(hoặc loại) TSCĐ và theo nơi sử dụng TSCĐ. Để theo dõi, quản lý từng TSCĐ kế toán sử dụng Thẻ TSCĐ phản ánh các chỉ tiêu như: tên, ký ,mã hiệu, quy cách, số hiệu, nước sản xuất,năm sản xuất,.Nguyên giá, nguyên giá sau khi đánh giá lại và giá trị hao mòn lũy kế qua các năm; Số phụ tùng, dụng cụ đồ nghề kèm theo TSCĐ. Mở sổ TK chi tiết cấp 2 Sổ TSCĐ IX/ KẾ TOÁN KHẤU HAO TSCĐ: Khái niệm Khấu hao TSCĐ là phần giá trị của TSCĐ được tính vào chi phí SXKD n6n một mặt nó làm tăng GTHM, mặt khác làm tăng chi phí SXKD. Nguyên tắc trích khấu hao TSCĐ ( theo QĐ206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003): Phạm vi tính khấu hao: Mọi TSCĐ của doanh nghiệp có liên quan đến hoạt động SXKD thì đều phải trích khấu hao. Mức trích khấu hao TSCĐ được hạch toán vào chi phí kinh doanh trong kỳ. Doanh nghiệp không được tính và trích khấu hao đối với những loại TSCĐ đã khấu hao hết nhưng vẫn sử dụng vào hoạt động kinh doanh. Đối với những TSCĐ chưa khấu hao hết đã hỏng, doanh nghiệp xác định nguyên nhân,quy trách nhiệm đền bù, đòi bồi thường thiệt hại và tính vào chi phí khác. Những TSCĐ không tham gia vào hoạt động kinh doanh thì không phải trích khấu hao: Doanh nghiệp cho thuê TSCĐ hoạt động phải trích khấu hao đối với TSCĐ cho thuê. Doanh nghiệp đi thuê TSCĐ tài chính phải trích khấu hao TSCĐ thuê tài chính như trường hợp ngay tại thời điểm khởi đầu thuê tài sản, DN đi thuê TSCĐ tài chính cam kết không mua tài sản thuê trong hợp đồng thuê tài chính thì DN đi thuê được trích khấu hao TSCĐ thuê tài chính theo thời hạn thuê trong hợp đồng. Việc trích hoặc trích theo khấu hao TSCĐ được thực hiện bắt đầu từ ngày mà TSCĐ tăng, giảm hoặc ngừng tham gia vào hoạt động kinh doanh. Quyền sử dụng đất lâu dài là TSCĐVH đặc biệt, doanh nghiệp ghi nhận là TSCĐVH theo nguyên giá nhưng không được trích khấu hao. Các phương pháp khấu hao Phương pháp khấu hao đường thẳng: - Số khấu hao đều cho từng thời kỳ của thời gian hữu ích của tài sản. Xác định mức trích khấu hao trung bình hàng nămcho TSCĐ theo công thức: Mức trích KH trung bình = Hàng năm của TSCĐ Nguyên giá – Giá trị thanh lý ước tính Thời gian sử dụng Giá trị phải KH = Thời gian sử dụng Trường hợp thời gian sử dụng hay nguyên giá TSCĐ thay đổi, doanh nghiệp phải xác định lại mức trích khấu hao trung bình của TSCĐ bằng cách lấy giá trị còn lại trên sổ sách kế toán chia cho thời gian sử dụng xác định lại. Do TSCĐ của doanh nghiệp thường ít biến động trong năm và số khấu hao của tháng này chỉ khác tháng trước trong trường hợp có tình hình biến động về TSCĐ. Vì vậy để giảm bớt công việc tính toán hàng tháng kế toán chỉ tính số khấu hao biến đổi trong tháng và căn cứ vào mức khấu hao tháng trước để xác định mức khấu hao TSCĐ phải trích trong tháng này: Chi phí khấu hao Chi phí khấu hao Mức khấu hao tăng Mức khấu hao giảm = + - của tháng này của tháng trước của tháng này của tháng này Mức trích khấu hao cho năm cuối cùng của thời gian sử dụng TSCĐ được xác định = NG TSCĐ – Số khấu hao lũy kế đã thực hiện. Việc trích hoặc thôi trích khấu hao TSCĐ được thực hiện theo nguyên tắc tròn tháng. TSCĐ tăng, giảm, ngừng tham gia vào hoạt động kinh doanh trong tháng, được trích hoặc thôi trích khấu hao TSCĐ từ ngày đầu của tháng tiếp theo. Phương pháp khấu hao theo sản lượng sản phẩm: Số khấu hao = hàng năm(tháng) NG – Giá trị thải hồi Tổng số lượng SP ước tính Số lượng sản phẩm * sản xuất trong năm Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần: Số khấu hao hàng năm giảm dần trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ . CPKH của CPKH của Mức KH tăng/ giảm Mức KH tăng/ giảm Mức KH tăng/giảm = + tháng trước(tính theo + tháng trước(tính + tháng này(tính theo tháng này tháng trước ngày sd/ không sd) tròn tháng ngày sd/ không sd) PHAÀN III THỰC TRẠNG TỔ CHỨC KẾ TOÁN TSCĐ VÀ SỬ DỤNG TSCĐ TẠI CTY DỆT MAY 7 I/ NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TSCĐ CỦA DOANH NGHIỆP: Đặc điểm kinh doanh của doanh nghiệp ảnh hưởng đến tổ chức kế toán TSCĐ của doanh nghiệp như thế nào? Công ty Dệt May 7, một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh với quy mô khá lớn xét trên mặt bằng chung của ngành dệt may Việt Nam, TSCĐ không chỉ chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng tài sản của công ty (xấp xỉ 40%) mà còn khá phong phú về số lượng và chủng loại. Hiện nay, Công ty Dệt May 7 sản xuất theo chỉ tiêu phân cấp của cục quân nhu và gia công cho các công ty lớn của ngành dệt may nên toàn bộ TSCĐ của công ty đều là TSCĐ hữu hình, bao gồm nhiều loại như: nhà xưởng, kho tàng, máy móc thiết bị sản xuất, vật kiến trúc, phương tiện vận tảiđược phân bổ ở các xí nghiệp trực thuộc và các phòng ban trong công ty. TSCĐ vô hình chỉ có đặc điểm về mặt giá trị là do TSCĐ có liên quan đến nhiều chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp nên giá trị của nó cũng chuyển dần vào chi phí của đối tượng sử dụng liên quan. Chính vì thế, tổ chức tốt công tác kế toán TSCĐ và nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ là một trong những mục tiêu quan trọng hàng đầu mà công ty Dệt May 7 nói riêng và mỗi doanh nghiệp sản xuất nói chung đều phải đặc biệt quan tâm. Phân loại Đối với một doanh nghiệp sản xuất có quy mô lớn như Công ty Dệt May 7, sự phong phú đa dạng của TSCĐ càng thể hiện rõ hơn. Do vậy, phân loại TSCĐ theo những tiêu thức khác nhau là công việc hết sức cần thiết nhằm quản lý thống nhất TSCĐ trong doanh nghiệp, đồng thời phục vụ cho việc phân tích đánh giá tình hình trang bị, sử dụng TSCĐ- một trong những mảng quan trọng trong công tác kế toán TSCĐ mà công ty còn thiếu. Dựa trên thực tế tình hình trang bị TSCĐ tại Công ty Dệt May 7, ta có thể phân loại TSCĐ theo: Phân loại căn cứ vào hình thái hiện hữu và kết cấu TSCĐ Nhóm 1: Nhà cửa, vật kiến trúc Nhóm 2: Máy móc, thiết bị Nhóm 3: Phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn Nhóm 4: Thiết bị dụng cụ quản lý Chỉ tiêu Nguyên giá Tỷ trọng Giá trị còn lại Tỷ trọng Nhóm 1 11.911.012.426 29,28% 6.572.462.098 38,57% Nhóm 2 25.563.750.289 62,84% 8.768.364.769 51,45% Nhóm 3 2.163.664.499 5,32% 1.358.292.635 7,97% Nhóm 4 1.039.376.899 2,56% 342.955.536 2,01% Tổng cộng 40.677.804.113 100% 17.042.075.038 100% Phân loại căn cứ vào mục đích và tình hình sử dụng TSCĐ TSCĐ dùng cho mục đích kinh doanh TSCĐ dùng cho mục đích phúc lợi, sự nghiệp, an ninh quốc phòng TSCĐ chờ xử lý TSCĐ bảo quản hộ, cất giữ hộ cho Nhà Nước Loại TSCĐ Nguyên giá Tỷ trọng Giá trị còn lại Tỷ trọng TSCĐ dùng cho mục đích kinh doanh 40.080.419.171 98,53% 16.509.228.321 96,87% TSCĐ dùng cho mục đích phúc lợi, sự nghiệp, an ninh quốc phòng 532.846.717 1,31% 532.846.717 3,13% TSCĐ chờ xử lý 64.538.225 0,16% 0 0,00% TSCĐ bảo quản, cất giữ hộ NN 0 0,00% 0 0,00% Tổng cộng 40.677.804.113 100% 17.042.075.038 100% Phân loại theo nguồn vốn hình thành TSCĐ hình thành từ nguồn vốn ngân sách cấp TSCĐ hình thành từ nguồn vốn tự bổ sung TSCĐ hình thành từ nguồn vốn khác Nguồn hình thành TSCĐ Nguyên giá Tỷ trọng Giá trị còn lại Tỷ trọng Nguồn vốn ngân sách cấp 25.186.538.400 61,92% 14.732.830.386 86,45% Nguồn vốn tự bổ sung 4.576.309.800 11,25% 3.487.638.915 20,46% Nguồn vốn khác 10.914.955.913 26,83% -1.178.394.263 -6,91% Tổng cộng 40.677.804.113 100% 17.042.075.038 100% Phân loại theo nhu cầu quản lý thông tin Địa điểm/khoản mục Nguyên giá Tỷ trọng Giá trị còn lại Tỷ trọng XN Dệt 5.352.053.418 13,16% 2.603.239.827 15,28% XN Nhuộm 23.134.358.848 56,87% 8.613.887.951 50,54% XN May 3.772.290.812 9,27% 1.043.832.770 6,13% Chi phí bán hàng 734.714.672 1,81% 663.303.873 3,89% Quản lý doanh nghiệp 3.613.868.281 8,88% 2.265.797.490 13,30% CP SXC 2.471.540.722 6,08% 933.412.442 5,48% Liên doanh 1.066.130.643 2,62% 385.753.968 2,26% Phúc lợi công cộng 532.846.717 1,31% 532.846.717 3,13% Tổng cộng 40.677.804.113 100% 17.042.075.038 100% Đánh giá Đánh giá TSCĐ theo nguyên giá Đối với TSCĐ hữu hình mua sắm Nguyên giá = Giá mua + Chi phí liên quan trực tiếp đến TSCĐ Ví dụ : Trong năm 2005 công ty mua mới 1 xe tải Hyundai Michity 3,5T với giá là 176.190.476đ, thuế GTGT 5%(8.809.524). Chi phí và lệ phí trước bạ 4.110.000đ; tiền đóng thùng xe 24.118.500, trong đó thuế GTGT 1.148.500; tiền phí bảo hiểm 400.000, trong đó thuế GTGT 33.636. Tiền mua xe được trả bằng chuyển khoản. Nguyên giá TSCĐ = 176.190.476 + 4.110.000 + 22.970.000 + 366.364 = 203.636.840 Đối với TSCĐHH do đầu tư xây dựng cơ bản Nguyên giá = Giá quyết toán công trình + Chi phí liên quan + Lệ phí trước bạ được duyệt trực tiếp khác (nếu có) Đối với TSCĐHH do nhận vốn góp liên doanh Nguyên giá = Giá trị TSCĐ do các bên + Chi phí lắp đặt + Lệ phí trước bạ(nếu có) tham gia đánh giá chạy thử Đối với TSCĐHH do Nhà Nước, Bộ Quốc Phòng cấp Nguyên giá = Giá trị ghi trong biên bản + Chi phí lắp đặt, + Lệ phí trước bạ bàn giao TSCĐ của đơn vị cấp chạy thử (nếu có) Đánh giá TSCĐ theo giá trị còn lại Ví dụ: Nguyên giá Máy Dệt TQ 1515 tại xí nghiệp Dệt là 1.748.487.476đồng. Mức khấu hao lũy kế tính đến tháng 01/2006 là 1.141.371.873 đồng Giá trị còn lại tại thời điểm cuối tháng 01/2006 là: 1.748.487.476 – 1.141.371.873 = 607.115.603 II/ KẾ TOÁN TĂNG TSCĐ: Chứng từ, thủ tục kế toán chi tiết tăng TSCĐ Bộ chứng từ gốc của TSCĐ bao gồm: – Đề xuất xin mua mới hoặc xây dựng TSCĐ. – Hợp đồng kinh tế, niên bản thỏa thuận. – Bảng báo giá. – Hóa đơn mua TSCĐ. – Biên bản giao nhận TSCĐ. – Bản sao các tài liệu kỹ thuật. – Tờ khai hải quan (nếu TSCĐ nhập từ nước ngoài về). – Lệ phí trước bạ. – Các chứng từ khác có liên quan (như hóa đơn vận chuyển, lắp đặt, bốc dỡ) Kế toán tổng hợp 2.1/ Tăng TSCĐ do được Ngân sách, Bộ Quốc Phòng cấp phát: Kế toán định khoản: Nợ TK 211 Có TK 411(chi tiết nguồn vốn ngân sách) Sơ đồ: TK 411 TK 211 2.2/ Tăng TSCĐ do mua sắm: Đối với các TSCĐ dùng cho hoạt động SXKD: TSCĐ được đầu tư bằng các quỹ của công ty TK 111,112,141,331 TK211 TK 133 TK 333(12) TK 411 TK 441,414,431(2) NG TSCĐ VAT Đầu vào Thuế GTGT HNK TSCĐ được đầu tư bằng nguồn vốn vay TK 211 TK 133 TK 341 TSCĐ được đầu tư bằng nguồn vốn khấu hao Căn cứ vào chứng từ gốc kế toán ghi tăng TSCĐ tương tự như trường hợp TSCĐ được đầu tư bằng các quỹ của doanh nghiệp, nhưng không kết chuyển tăng nguồn vốn kinh doanh mà ghi giảm nguồn vốn khấu hao bằng cách ghi đơn TK 009. Có TK 009 “Nguồn vốn khấu hao cơ bản” Ví dụ: Năm 2005, công ty mua mới một máy Kansai bông 8803Nhật dùng cho xí nghiệp dệt theo đề xuất của xí nghiệp dệt. Nguyên giá TSCĐ theo chứng từ hợp lệ là 13.500.000 đồng , thuế GTGT 5% (675.000). Căn cứ vào các chứng từ có liên quan, kế toán ghi: Nợ TK 211: 13.500.000 Nợ TK 133: 675.000 Có TK 112: 14.175.000 Đồng thời ghi: Nợ TK 414: 13.500.000 Có TK 411: 13.500.000 Đối với việc mua sắm các TSCĐ dùng cho hoạt động văn hóa, phúc lợi: Thông thường, việc mua sắm các TSCĐ này do quỹ phúc lợi tài trợ. Kế toán ghi tăng TSCĐ theo giá thanh toán (giá bao gồm cả thuế GTGT) Nợ TK 211 Có TK 111,112,331 Đồng thời kết chuyển tăng quỹ phúc lợi đã hình thành TSCĐ: Nợ TK 431(2) Có TK 431(3) 2.3/ Tăng TSCĐ do đầu tư xây dựng cơ bản: Kế toán tập hợp các chi phí xây dựng cơ bản vào TK 241(2). Sau khi công trình hoàn thành đưa vào sử dụng kế toán ghi: TK 111,152,153 (1)CP phát sinh liênquan đến việc mua& xây dựng TSCĐ TK 2412 (2)quá trình xây dựng hoàn thàhh (3)CP không hợp lý (sau khi trừ phần bồi thường) TK 211,213 TK 632 Đồng thời kết chuyển tăng nguồn vốn kinh doanh : TK 411 TK 441,414,431(2) Trong trường hợp công trình hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng mà chưa được duyệt quyết toán thì kế toán ghi tăng TSCĐ theo giá tạm tính. Sau đó, khi quyết toán được duyệt thì tiến hành điều chỉnh. Tại công ty Dệt May 7, công việc xây dựng cơ bản hầu như được thực hiện theo phương án giao thầu. Sau khi công trình hoàn thành, căn cứ vào hợp đồng giao thầu, biên bản nghiêm thu công trình, hóa đơnkế toán ghi: Nợ TK 211 Nợ TK 133 Có TK 2412 Nợ TK 441 Có TK 411 Ví dụ: Năm 2005, công ty tiến hành kế hoạch cho xây dựng xuởng hấp giặt vải. Quá trình xây dựng cơ bản này do quỹ đầu tư phát triển của công ty đài thọ. Chi phí khảo sát thiết kế Nợ TK 2412: 7.091.783 Có TK 112: 7.091.783 Chi phí xây dựng phải trả cho công ty xây dựng Miền Đông Nợ TK 2412: 245.021.789 Có TK 331: 245.021.789 Khi công trình hoàn thành, căn cứ vào bộ chứng từ gốc của TSCĐ kế toán ghi Nợ TK 211: 252.113.572 Có TK 2412: 252.113.572 Đồng thời ghi bút toán chuyển nguồn Nợ TK 414: 252.113.572 Có TK 411: 252.113.572 2.4/ Nhận vốn góp liên doanh bằng TSCĐ: Nợ TK 211 Có TK 411 2.5/ Nhận lại vốn góp tham gia liên doanh bằng TSCĐ: Nợ TK 211: theo giá trị thực tế Nợ TK 111,112,138(8): thu hồi vốn khấu hao TSCĐ liên doanh Có TK 128,222: số vốn thu hồi TK 211 TK 128,222 TK 111,112,138(8) Ví dụ: Năm 2003, công ty nhận lại số tài sản đã góp vốn tham gia liên doanh Đông Việt với công ty may Việt Tiến. Kế toán ghi: Nợ TK 211: 3.223.802.001 Có TK 222: 3.222.802.001 Ngoài các trường hợp trên, TSCĐ còn có thể tăng lên do kiểm kê phát hiện thừa TSCĐ. Đối với các trường hợp này, căn cứ vào “Biên bản kiểm kê TSCĐ” và kết luận của hội đồng kiểm kê để hạch toán chính xác và kịp thời theo từng nguyên nhân cụ thể. Nếu TSCĐ thừa do chưa ghi sổ, kế toán căn cứ vào hồ sơ TSCĐ ghi tăng nguyên giá tuỳ theo từng trường hợp cụ thể(các trường hợp trên). Nếu TSCĐ này đang được sử dụng thì phải trích bổ sung khấu hao vào chi phí sản xuất. Nếu TSCĐ thừa này là của đơn vị khác, công ty cần báo ngay cho đơn vị chủ tài sản nếu biết. Ngược lại, nếu công ty không biết chủ tài sản thì báo cho cơ quan cấp trên và cơ quan cùng cấp biết để xử lý. Trong thời gian chờ xử lý, kế toán ghi đơn bên TK 002 “Vật tư hàng hóa nhận giữ hộ, nhận gia công” Tuy nhiên, trường hợp tăng TSCĐ do kiểm kê phát hiện thừa hầu như chưa phát sinh tại công ty Dệt May 7. III/ KẾ TOÁN GIẢM TSCĐ: Chứng từ, thủ tục kế toán chi tiết Các chứng từ sử dụng trong kế toán giảm TSCĐ tại công ty: – Hóa đơn – Biên bản giao nhận TSCĐ – Hợp đồng bán TSCĐ – Hợp đồng liên doanh – Quyết định thanh lý, nhượng bán kèm theo các chứng từ định giá tham khảo – Biên bản kiểm kê TSCĐ Kế toán tổng hợp 2.1/ TSCĐ giảm do thanh lý hay nhượng bán Đối với TSCĐ dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh : TK 211 TK111,112 TK 711 (3)phế liệu thu hồi khi thanh lý TK214 TK133 TK 811 NG(1) HM TK111,112,. . (2)CP thanh lý nhượng bán GTCL (4) Giá bán TSCĐ TSCĐ TK3331 Giá thanh toán Thuế VAT Ví dụ: Trong năm 2002, công ty tiến hành thanh lý một TSCĐ đang dùng cho hoạt động sản xuất của xí nghiệp có nguyên giá là 13.896.000 đồng, hao mòn luỹ kế tính đến thời điểm thanh lý là 10.453.825 đồng. Sau khi thực hiện các thủ tục cần thiết, kế toán ghi: Nợ TK 214: 10.453.825 Nợ TK 811: 3.442.175 Có TK 211: 13.896.000 Số tiền thu được từ thanh lý kế toán ghi: Nợ TK 111: 2.700.000 Có TK 711: 2.430.000 Có TK 3331: 270.000 Cuối tháng kế toán kết chuyển thu nhập và chi phí vào TK 911 để xác định lãi, lỗ: Nợ TK 711: 2.430.000 Có TK 911: 2.430.000 Nợ TK 911: 3.442.175 Có TK 811: 3.442.175 Đối với TSCĐ dùng cho hoạt động văn hóa, phúc lợi : Nợ TK 431(3): Giá trị còn lại Nợ TK 214(1): Giá trị hao mòn Có TK 211: Nguyên giá TSCĐ 2.2/ Hoàn lại vốn góp liên doanh bằng TSCĐ Căn cứ vào biên bản giao nhận, hoạt động liên doanh, kế toán ghi: Nợ TK 441: Giá trị còn lại Nợ TK 214: Giá trị hao mòn Có TK 211: Nguyên giá Nợ TK 411: Có TK 111,112,338(8): 2.3/ Góp vốn liên doanh bằng TSCĐ Nếu giá trị vốn góp < giá trị còn lại TK 211,213 NG Chênh lệch TK214 TK412 TK128(222) Nếu giá trị vốn góp > Giá trị còn lại TK211,213 NG TK 412 Chênh lệch GTVG>GTCL TK222 GTVG TK 214 GTHM TK711 Thu nhập liên doanh TK111,112,138 2.4/ Di chuyển đến nơi khác theo điều động của Ngân Sách Nợ TK 411: Giá trị còn lại Nợ TK 214: Giá trị hao mòn Có TK 211: NG 2.5/ Chuyển TSCĐ không đủ tiêu chuẩn thành công cụ-dụng cụ TK211 NG TK 627,641 TK 214 GTHM Nếu giá trị tài sản nhỏ tính toàn bộ GTCL vào chi phí trong kỳ Nếu giá trị TSCĐ lớn thí phân bổ cho nhiều kỳ TK211 NG TK 142 GTCL TK214 GTHM IV/ KẾ TOÁN KHẤU HAO TSCĐ: Khái niệm Trong quá trình sử dụng, TSCĐ bị hao mòn hữu hình (hoan rỉ, hư hỏng, hao mòn các bộ phận) và hao mòn vô hình (giảm giá trị,), để thu hồi chi phí mua sắm, đầu tư TSCĐ, doanh nghiệp phải trích khấu hao vào chi phí SXKD. Khấu hao TSCĐ là việc kế toán trích phần hao mòn của TSCĐ qua mỗi lần tham gia vào SXKD để đưa vào chi phí của bộ phận sử dụng. Phạm vi tính khấu hao Mọi TSCĐ có liên quan đến hoạt động SXKD của doanh nghiệp đều phải tính khấu hao và hạch toán vào chi phí SXKD. Việc khấu hao TSCĐ trong Cty Dệt May 7được thực hiện theo nguyên tắc tròn tháng, tức là mọi trường hợp tăng giảm TSCĐ, TSCĐ ngừng hoạt động đưa vào cất giữ hay chờ thanh lýtrong tháng thì sẽ được tính (hay thôi tính) khấu hao từ tháng tiếp theo. Riêng đối với những TSCĐ được điều chỉnh trong nội bộ cty thì việc tính khấu hao được thực hiện theo nguyên tắc: “ TSCĐ được điều động tháng nào thì trích khấu hao tăng liền tháng đó hoặc giảm liền tháng đó”. Phương pháp tính khấu hao TSCĐ trong công ty Dệt May 7 được trích khấu hao theo phương pháp đường thẳng. Công thức: Nguyên giá TSCĐ Mức trích KH trung bình =  hàng năm Thời gian sử dụng Mức trích khấu hao cho một TSCĐ hàng tháng thì như sau: Mức trích KH trung bình Nguyên giá của TSCĐ = hàng tháng của TSCĐ Thời gian sử dụng x 12 Công ty Dệt May 7 xác định thời gian sử dụng của TSCĐ một cách nhất quán căn cứ vào: Tuổi thọ kỹ thuật Hiện trạng TSCĐ – Tuổi thọ kinh tế của TSCĐ để đăng ký * Khung thời gian sử dụng Chẳng hạn: TSCĐ Thời gian sử dụng do Công ty Dệt May 7 xác định (năm) Khung thời gian tính khấu hao theo quy định (năm) Nhà phân xưởng dệt 45 25 - 50 Nhà kho, nhà hộp 25 6 - 25 Hệ thống điện phân xưởng 15 6 – 15 Máy móc thiết bị sản xuất 13 10 - 15 Phương tiện vận tải 6 6 - 10 Máy móc thiết bị quản lý 8 5 - 10 Ví dụ: Tháng 9 / 2005, công ty mua mới một xe Musso E GL 4WD. Công ty chọn thời gian sử dụng là 6 năm với nguyên giá là 427.675.457 đồng. Áp dụng công thức tính khấu hao, ta có: Mức khấu hao trung bình 427.675.457 = = 71.279.243 hàng năm 6 Mức khấu hao trung bình 71.279.243 = = 17.819.811 hàng quý 4 Mức khấu hao trung bình 71.279.243 = = 5.939.937 hàng tháng 12 4. Kế toán khấu hao: 4.1/ Kế toán chi tiết khấu hao TSCĐ Hàng tháng, kế toán TSCĐ lập ra “Bảng trích khấu hao TSCĐ” để thuận tiện cho việc tính mức khấu hao hàng tháng và xác định chính xác chi phí khấu hao cho từng đối tượng chịu chi phí. Bảng này bao gồm các khoản mục như là tỷ lệ khấu hao, nguyên giá TSCĐ, số khấu hao cơ bản hàng tháng, hao mòn lũy kế tính đến tháng trước, hao mòn lũy kế tính đến tháng này, giá trị còn lại. Các TSCĐ được liệt kê theo từng bộ phận, từng đối tượng chịu chi phí. 4.2/ Kế toán tổng hợp khấu hao TSCĐ Phân bổ CPKH TSCĐ vào CP SXKD Nộp cho Ngân Sách Nộp lãi vay Ngân hàng Dùng vốn KH đầu tư mua sắm Nợ 627 Nợ 641 Nợ 642 Có 214 Đồng thời ghi đơn: Nợ 009 Nợ 411 Có 111 Nợ 411 Có 341 Ghi có: TK 009 Ví dụ: Số khấu hao TSCĐ được trích trong tháng 01/2005 ở công ty là: Nợ 627: 262.548.383 Nợ 641: 4.998.275 Nợ 642: 21.747.216 Có 214: 289.293.874 Nợ 009: 289.293.874 TÌNH HÌNH HAO MÒN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH NĂM 2005 Nội dung Tổng số Trong đó Nguồn NS cấp Nguồn DN tự bổ sung Nguồn khác 1. Số đầu năm 20.282.805.319 9.487.132.835 748.171.185 10.047.501.299 2. Số tăng trong năm Số trích KH trong năm Số khác 3.352.923.756 3.352.923.756 966.575.179 966.575.179 340.499.700 340.499.700 2.045.848.877 2.045.848.877 3. Số giảmtrong năm 4. Số cuối năm 23.635.729.075 10.453.708.014 1.088.670.885 12.093.350.176 BÁO CÁO TÌNH HÌNH SỬ DỤNG NV KHCB NĂM 2005 Chỉ tiêu Tổng số Trong đó Nguồn NS cấp Nguồn DN tự bổ sung Nguồn khác 1.Số năm trước chuyển qua 2.488.552.823 2.169.366.730 804.814.795 -485.628.702 2.Số trích trong năm 2005 Số trích khấu hao cơ bản 3.352.923.756 3.352.923.756 966.575.179 966.575.179 340.499.700 340.499.700 2.045.848.877 2.045.848.877 3.Số sử dụng trong năm 2005 Nộp trả vốn vay máy in bông Giảm đầu tư nhà hấp giặt Trả vốn KH liên doanh 1.347.145.012 1.060.814.396 251.468.864 34.861.752 251.468.864 251.468.864 1.095.676.148 1.060.814.396 34.861.752 4.Số còn lại chuyển qua 2006 4.494.331.567 3.135.941.909 893.845.631 464.544.027 V/ KẾ TOÁN SỬA CHỮA TÀI SẢN CỐ ĐỊNH: Ở công ty Dệt May 7, hàng tháng kế toán trích trước một tỷ lệ 0,12 của mức khấu hao cơ bản TSCĐ để hình thành quỹ sửa chũa lớn TSCĐ 1. Kế toán sửa chữa thường xuyên Là công việc sửa chữa,bảo dưỡng TSCĐ có tính chất thường xuyên, đều đặn giữa các kỳ. Thời gian sửa chữa ngắn. Chi phí phát sinh ít nên thường được tính vào CP SXKD của kỳ mà nó phát sinh. Nợ 627: nếu sửa chữa thường xuyênTSCĐ thuộc PX sản xuất Nợ 641: nếu sửa chữa thường xuyên TSCĐ phục vụ bán hàng Nợ 642: nếu sửa chữa thường xuyên TSCĐ phục vụ QLDN Có 111,112 2. Kế toán sửa chữa lớn TSCĐ a. Chứng từ, thủ tục sửa chữa lớn TSCĐ Là thay thế những bộ phận, chi tiết quan trọng của TCSĐ để phục hồi năng lực hoạt động. Thời gian sửa chữa thường lâu, TSCĐ phải ngừng hoạt động khi tiến hành sửa chữa. Chi phí sửa chữa tương đối lớn cần phải phân bổ dần vào CP SXKD của nhiều kỳ khác nhau để giá thành không biến động đột biến. Công tác sửa chữa lớn TSCĐ tại công ty Dệt May 7 được tiến hành theo phương thức tự làm hoặc giao thầu. Nếu tự làm: Kế toán mở sổ ghi chép chi phí phát sinh trong quá trình sửa chữa và tính giá thành cho từng công việc sửa chữa. Nếu giao thầu: Kế toán sẽ theo dõi việc thực hiện hợp đồng sửa chữa và tiến hành thanh toán khi công việc sửa chữa hoàn thành . Khi công việc sửa chữa lớn TSCĐ hoàn thành,công ty tiến hành nghiệm thu và lập ra “ Biên bản giao nhận TSCĐ sửa chữa lớn hoàn thành”.Căn cứ các chứng từ này, kế toán tiến hành ghi sổ tổng hợp. Các chứng từ sử dụng : – Phiếu trích chi phí sửa chữa lớn – Bảng dự toán chi phí sửa chữa – Phiếu xuất phụ tùng để sửa chữa – Hóa đơn mua vật tư, hàng hóa – Hợp đồng sửa chữa lớn TSCĐ – Phiếu chi – Biên bản giao nhận TSCĐ sửa chữa lớn hoàn thành – Các chứng từ liên quan khác b. Hạch toán kế toán sửa chữa lớn TSCĐ 331 152,153,111,112, 2413 133 (2a)Thuê ngoài SCL TSCĐ (2b)Tập hợp CP SCL TSCĐ tự làm VAT đầu vào 1421 1421 627,641,642 335 (1)Định kỳ trích trước CP SCL TSCĐ (3)Kết chuyển CP SCL (5a)chênh lệch (gt QT>trích trước) (5b)chênh lệch(gt QT<trích trước) (3)Kết chuyển CP SCL Chờ phân bổ (4)Phân bổ dần CP SCL Cho từng kỳ 154 (2c) do xưởng cơ điện hay bộ phận kỹ thuật làm Ví dụ: Căn cứ vào kế hoạch sửa chữa lớn TSCĐ của Cty, kế toán ghi: Nợ 627: 52.479.458 Nợ 641: 78.948.689 Nợ 642: 127.485.672 Có 335: 285.886.819 Trong năm, khi CP SCL TSCĐ thực tế phát sinh: Nợ 2413: 261.103.748 Nợ 133: 25.139.725 Có 111: 208.650.002 Có 331: 77.593.471 Khi công trình hoàn thành, kế toán kết chuyển CP SCL TSCĐ vào TK 335 Nợ 335: 261.103.748 Có 2413: 261.103.748 Cuối kỳ, hoàn nhập chênh lệch trên TK 335 Nợ: 335: 24.783.071 Có 627,641,642: 24.783.071 PHẦN IV NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ I/ NHẬN XÉT : ä Về tình hình chung của công ty: Trong các năm qua , công ty dệt may 7 đã hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình , đáp ứng nhu cầu vải may mặc quân dụng cho khu vực phía Nam và một phần phía Bắc , đảm bảo năng lực sản xuất quốc phòng , có tích lũy và mở rộng sản xuấn kinh doanh , thực hiện tốt nghĩa vụ với Ngân Sách Nhà Nước. Công ty đã chủ động nâng cao chăm lo đời sống cho người lao động , thực hiện tốt các chế độ lao động như thưỏng lễ tết , nghỉ mát Các phong trào thi đua do công đoàn tổ chức được hưởng ứng nhiệt liệt , sôi nổi , tạo bầu không khí thân thiện , vui tươi , hỗ trợ tinh thần làm việc của công nhân . Các hoạt động tài chính được chú trọng ,giải quyết nhanh , rõ ràng và công khai .Công tác điều hành sản xuất được tổ chức và thực hiện thống nhất từ Ban Giám Đốc đến phụ trách các bộ phận . Bên cạnh đó , công ty còn có những nổ lực lớn trong hoạt động khai thác thị trường nội địa . Đặc biệt , trong năm 2005 , doanh thu sản phẩm kinh tế của công ty tăng 72,65% so với năm 2004. Tuy nhiên , do tổng giá thành sản xuất vẫn còn cao nên mặc dù doanh thu qua các năm có tăng lên nhưng tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu lại có xu hướng giảm xuống . Đây là tín hiệu xấu đòi hỏi công ty phải có những biện pháp cần thiết nhằm quản lý tốt chi phí , hạ giá thành sản phẩm để có thể tăng lợi nhuận . Bên cạnh việc đáp ứng nhu cầu quân trang quân phục phục vụ quốc phòng thì việc nhắm vào thị trường trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu là hướng đi hợp lý trong chiến lược phát triển của công ty Dệt May 7 . Để có thể làm được điều này thì bên cạnh việc đổi mới trang thiết bị máy móc tại xí nghiệp dệt may , nâng cao chất lượng và giảm giá thành sản phẩm thì công tác chiêu thị , tiếp thị, quảng bá thương hiệu cũng là khía cạnh quan trọng không kém mà công ty cần lưu tâm để có thể đưa sản phẩm tiếp cận được với người tiêu dùng trong nước và thậm chí là quốc tế. ä Về công tác kế toán TSCĐ : Tại công ty Dệt May 7 , kế toán TSCĐ là phần công việc do kế toán tổng hợp đảm nhận . Nhìn chung , công tác kế toán TSCĐ được thực hiện tương đối tốt và phù hợp so với các quy định hiện hành . Mọi trường hợp tăng giảm TSCĐ đều được tập trung đủ chứng từ và thực hiện đúng thủ tục . Ngoài ra , kế toán TSCĐ còn có kế hoạch trích lập quỹ sửa chữa đều đặn để đáp ứng nhu cầu duy tu , sửa chữa TSCĐ định kỳ . Tình hình trích lập và sử dụng nguồn vốn khấu hao TSCĐ của công ty Dệt May 7 được thực hiện tốt , vừa đảm bảo mức nộp cho Ngân Sách , vừa đảm bảo kế hoạch trả nợ vay . Nguồn vốn khấu hao được bảo toàn và có xu hướng gia tăng theo chiều hướng tích cực. Tuy nhiên , hệ thống sổ chi tiết TSCĐ của công ty vẫn còn nhiều nhược điểm . Ngoài một số chứng từ trong bộ chứng từ gốc TSCĐ và sổ chi tiết các tài khoản TSCĐ , tài khoản hao mòn TSCĐ , công ty chỉ sử dụng duy nhất bảng trích khấu hao TSCĐ của từng tháng để vừa quản lý về tình hình tăng giảm TSCĐ , vừa tính và phân bổ mức trích khấu hao TSCĐ của từng tháng . Trong khi đó , kết cấu của bảng này tại công ty chỉ cho phép theo dõi được nguyên giá , số năm sử dụng của tài sản , mức trích khấu hao , hao mòn lũy kế và giá trị còn lại của TSCĐ về mặt giá trị phân theo nơi sử dụng chứ chưa cho thấy con số rõ ràng về mặt số lượng , xuất xứ TSCĐ , ngày tháng năm đưa vào sử dụng hoặc tình hình tăng giảm một cách chi tiết cụ thể tại các xí nghiệp . Với cách tổ chức hệ thống sổ chi tiết TSCĐ như trên sẽ gây ra khó khăn cho việc quản lý , kiểm kê TSCĐ , quá trình hạch toán chi phí khấu hao vào giá thành sản phẩm hoặc tập hợp các số liệu tổng hợp lên báo cáo hay các chỉ tiêu để phân tích khi cần thiết. ä Về tình hình trang bị và sử dụng TSCĐ : Nhìn chung , kết cấu TSCĐ của công ty Dệt May 7 khá hợp lý . TSCĐ dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh chiếm tỷ trọng lớn gần như tuyệt đối trong tổng giá trị TSCĐ và có xu hướng ngày càng tăng lên . Trong các năm qua , nguyên giá TSCĐ của công ty hầu như chỉ có biến động tăng . Điều này chứng tỏ công ty đã có ý thức quan tâm mua sắm , đổi mới máy móc thiết bị , đầu tư xây dựng nhà xưởng phục vụ cho nhu cầu sản xuất . Công ty đã hoàn thành tốt kế hoạch sửa chữa thường xuyên định kỳ TSCĐ nên giảm được thời gian ngưng máy do hư hỏng . Ngoài ra , công ty còn có những nổ lực lớn trong việc tận dụng năng lực sản xuất của máy móc thiết bị , công suất hoạt động của máy móc thiết bị trong năm 2005 đạt ở mức khá cao . Mức sinh lời của TSCĐ trong năm 2005 tăng 13,63% so với năm 2004. Tuy nhiên , trong hướng dẫn đầu tư TSCĐ của công ty vẫn còn tồn tại một số điểm bất hợp lý . Bởi vì mặc dù nguyên giá TSCĐ có tăng nhưng không đáng kể so với tốc độ hao mòn TSCĐ ; hơn nữa xét về cơ cấu thì tốc độ tăng lên của giá trị máy móc thiết bị sản xuất vẫn chậm hơn so với các loại khác . Trong khi đó , máy móc thiết bị sản xuất lại là các đối tượng tham gia trực tiếp và là cơ sở để nâng cao năng lực sản xuất . Bên cạnh đó , trong hai năm gần đây , dù không có các khoản giảm do thanh lý , nhượng bán TSCĐ nhưng trên thực tế TSCĐ tại các xí nghiệp sản xuất rất cũ kỹ , lạc hậu , thời gian sử dụng còn lại ít . Tính đến năm 2005 có nhiều TSCĐ đã khấu hao hết nhưng kế toán vẫn tiếp tục trích khấu hao . Hệ thống nhà xưởng , phân xưởng dệt nhuộm bị dột , hư hỏng không đảm bảo an toàn lao động và gây ảnh hưởng đến tình trạng hàng hoá , máy móc . Hiệu suất sử dụng TSCĐ năm 2005 giảm 20,36% so với năm 2004. II/ KIẾN NGHỊ : Sau thời gian thực tập tại công ty Dệt May 7 , thông qua việc nghiên cứu và hoàn thành đề tài “ kế toán TSCĐ và phân tích tình hình TSCĐ tại công ty Dệt May 7 “ , trong khả năng kiến thức có hạn của một sinh viên sắp tốt nghiệp , em xin đề xuất một số kiến nghị sau . Với những kiến nghị này em không tham vọng có thể giải quyết triệt để mọi vấn đề khó khăn , bất cập của công ty mà chỉ nêu lên ý kiến của mình với tấm lòng nhiệt tình và tâm huyết. ä Đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty : Hiện nay , mặc dù doanh thu qua các năm của công ty có tăng lên song tỷ trọng mua nguyên liện bán thành phẩm còn thấp , tỷ trọng gia công cao nên lợi nhuận đạt được chưa tốt lắm . Do đó , công ty cần phấn đấu để tạo được các đơn hàng khép kín từ khâu mua nguyên liệu đến lúc tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh . Muốn làm được điều này , bên cạnh các thế mạnh về cơ sở vật chất hiện nay , công ty cần phải ; _ Tập trung đầu tư đổi mới trang thiết bị máy móc ,ứng dụng công nghệ tin học vào sản xuất. _ Giảm sự phụ thuộc vào các chỉ tiêu phân cấp của cấp trên , tăng năng lực sản xuất , nâng cao nhận thức , kiến thức về thị trường , xây dựng các sản phẩm nhấn mạnh vào mẫu mã phù hợp , hiện đại , giá cả phải chăng với thương hiệu riêng của công ty . Mạnh dạn mở rộng thị trường , mở rộng kinh doanh bán lẻ . Củng cố mối quan hệ với khách hàng truyền thống kết hợp đẩy mạnh hoạt động marketing ( như tạo Website riêng cho công ty để thúc đẩy thương mại điện tử , tham gia các hội chợ triển lãm may mặc , quảng cáo trên báo đài ) để chủ động tìm kiếm khách hàng mới. _ Xây dựng hệ thống kiểm tra chất lượng chuẩn nhu ISO 9000 , giảm mức tiêu hao nguyên vật liệu để nâng cao chất lượng sản phẩm , giảm giá thành , hợp lý quy trình sản xuất và nâng cao năng lực quản lý. _ Hướng vào thị trường trong nước , kết hợp đẩy mạnh xuất khẩu , từng bước tạo ra các đơn hàng xuất khẩu trực tiếp. ä Đối với công tác kế toán TSCĐ: _ Để giúp cho công tác kế toán TSCĐ của công ty được chặt chẽ hơn , thuận tiện cho việc cung cấp các số liệu , chỉ tiêu tổng hợp để lập báo cáo , phân tích , đánh giá đúng tình hình TSCĐ hiện tại , công ty không nên chỉ dựa vào các chứng từ mua bán , thanh lý để ghi tăng , giảm TSCĐ trong sổ chi tiết tài khoản “ Tài sản cố định “ mà nên sử dụng mẫu thẻ TSCĐ và sổ TSCĐ. — Thẻ TSCĐ sẽ bao gồm các thông tin như : ngày tháng , số chứng từ , tên tài sản ,đặc điểm ký hiệu của tài sản , xuất xứ , ngày tháng năm đưa vào sử dụng ,nguyên giá ,mức khấu hao , ngày tháng ghi giảm , lý do giảm Thẻ này sẽ giúp doanh nghiệp theo dõi ghi chép được cả những diễn biến trong quá trình sử dụng của từng TSCĐ như tình hình khấu hao , sữa chữa lớn . — Sổ TSCĐ ngoài mục đích dùng để đăng ký thẻ TSCĐ, nó còn giúp phản ánh một số các chỉ tiêu các như nguyên giá , công suất , tỷ lệ khấu haogiúp doanh nghiệp nắm tình hình chung về TSCĐ hiện có , cũng như cung cấp các thông tin tổng hợp cần thiết cho việc phân tích tình hình TSCĐ. _ Mẫu bảng trích và phân bổ khấu hao từng tháng được sử dụng tại công ty có kết cấu gần giống với mẫu bảng đăng ký mức trích khấu hao TSCĐ . Bên cạnh mẫu này , công ty co thể sử dụng bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ từng tháng theo mẫu 1 dưới đây để tạo thuận lợi hơn cho kế toán giá thành trong việc tập hợp chi phí Bảng 1 – Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ Chỉ tiêu Tỷ lệ KH hoặc thời gian sử dụng Nơi sử dụng TK 627 “ chi phí sản xuấtchung “ TK 641 “chi phí bán hàng” Tk 642 “chi phí quản lý DN” . Toàn DN Xí nghiệp dệt Xí nghiệp nhuộm Xí nghiệp may Nguyên giá Số KH 1.Số KH đã trích tháng trước 2.Số KH TSCĐ tăng trong tháng - - 3.Số KH TSCĐ giảm trong tháng - - 4.Số KH phải trích tháng này Nhà xưởng Vật kiến trúc MMTB sản xuất MMTB động lực MMTB quản lý Phương tiện vận tải _ Kế toán nên ngưng trích khấu hao với những tài sản đã khấu hao hết nhưng vẫn còn đang sử dụng. _ Khi nhận vốn liên doanh hay hoàn trả vốn liên doanh , công ty nên hạch toán rõ phần giá trị hao mòn và giá trị còn lại để thuận lợi hơn trong công tác theo dõi và xác định giá trị thực tế TSCĐ của công ty. _ Công ty cũng cần lưu ý những thay đổi trong hệ thống tài khoản hay các khái niệm , các cách hạch toán kế toán liên quan đến TSCĐ trong quyết định số 149/2001/QĐ-BTC và thông tư 89/2002/TT-BTC . Chẳng hạn như việc tách quyền sử dụng đất ra khỏi giá trị nhà cửa vật kiến trúc mua sắm để ghi nhận là TSCĐ vô hình , sử dụng tài khoản 242 “ chi phí trả trước dài hạn để thay cho tài khoản 1421 hạch toán các chi phí sản xuất kinh doanh có liên quan đến kết quả hoạt động trên một năm tài chính ä Đối với tình hình TSCĐ: Công ty Dệt May 7 cần phải: Có kế hoạch đầu tư đổi mới trang thiết bị máy móc tại các xí nghiệp sản xuất. Khảo sát quy hoạch lại mặt bằng sản xuất, cải tạo hệ thống dệt – nhuộm, kho tàng đã cũ. Tiến hành thanh lý các TSCĐ đã quá cũ hoặc không còn sử dụng được. Mở rộng thị trường, đẩy mạnh năng lực sản xuất để nâng cao công suất máy móc thiết bị kết hợp với nâng cao chất lượng làm việc của máy móc thiết bị để có thể gia tăng sản lượng bình quân trên một giờ máy hoạt động. Nâng cao chất lượng công tác lập kế hoạch sử dụng TSCĐ trên cơ sở cân đối với kế hoạch sản xuất để có thể tăng được khối lượng sản xuất nhưng vẫn đảm bảo hạ được giá thành sản phẩm. KẾT LUẬN Bên cạnh những thị trường truyền thống là Châu Âu và Nhật Bản, từ khi Hiệp định dệt may Việt – Mỹ được ký kết ngày 25/4/2003,thị trường Mỹ đã tạo cơ hội cũng như thách thức cho ngành dệt may Việt Nam. Song, để biến cơ hội ấy thành hiện thực không phải là dễ, bởi lợi thế chủ yếu của ngành Dệt May Việt Nam là giá lao động thấp đang mất dần, ngành công nghiệp Việt Nam còn ở mức rất thấp so với khu vực về máy móc và trang thiết bị kỹ thuật . Do đó, để có thể nhanh chóng hội nhập kinh tế thế giới thì các doanh nghiệp Việt Nam cần triển khai bài toán đầu tư công nghệ và con người nhằm phát triển ngành dệt để đảm bảo hàng may mặc Việt Nam có xuất xứ từ Việt Nam . Công tác kế toán TSCĐ là bộ phận quan trọng trong các công cụ quản lý kinh tế tài chính của công . Trong bài toán nêu trên,việc hoàn thiện công tác kế toán TSCĐ là nhiệm vụ cần thiết hàng đầu .Nó không giúp quản lý điều hành các hoạt động kinh tế của công ty mà còn là cơ sở để đánh giá năng lực sản xuất hiện tại,nhằm lập ra các kế hoạch hữu hiệu đẩy mạnh sản xuất trong tương lai, hướng tới thị trường trong nước và mở rộng xuất khẩu. Sau thời gian học tập và nghiên cứu dưới sự hướng dẫn và truyền đạt những kiến thức quý báu của quý Thầy Cô tại trường Đại học dân lập Hồng Bàng cùng với thời gian thực tập tại cty Dệt May 7 em đã tiếpthu nhiều kinh nghiệm thực tế trong lĩnh vực kế toán, đây là cơ sở quan trọng cho ngành nghề kế toán mà em đã chọn cho tương lai của mình. Em xin bày tỏ lòng biết ơn Ban Giám đốc công ty Dệt May 7 đã tạo điều kiện cho em hoàn thành bài viết này, đồng thời em xin trân trọng và biết ơn Ban Giám Hiệu trường Đại học dân lập Hồng Bàng, các Thầy Cô trong Khoa Kế Toán đã dành nhiều tâm huyết đưa những phương phápgiảng dạy tốt giúp em tiếp thu những kiến thức bổ ích trong suốt thời gian học tập tại trường. Và em cũng bày tỏ sự biết ơn chân thành đến cô Nguyễn Ngọc Dung đã tận tình trực tiếp hướng dẫn em hoàn thành đề tài tốt nghiệp này. Xin kính chúc Quý Công ty ngày càng vững mạnh và phát triển. Xin kính chúc Quý Thầy Cô dồi dào sức khỏe. Sinh viên: Đặng Yến Phương

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docphân i in.doc
Tài liệu liên quan