Đề tài Quan niệm nghệ thuật về con người trong tiểu thuyết Ngoài vùng phủ sóng nhìn từ phương diện nội dung

PHẦN MỞ ĐẦU 1. Mục đích ý nghĩa đề tài: Quan niệm nghệ thuật về con người là yếu tố cơ bản nhất, then chốt nhất của một chỉnh thể nghệ thuật chi phối toàn bộ tính độc đáo và hệ thống nghệ thuật của chỉnh thể ấy. Quan niệm về con người giúp ta thâm nhập vào cơ chế tư duy của văn học, khám phá quy luật vận động, phát triển của hình thức (thể loại, phong cách) văn học. Đó chính là nội dung ẩn chứa bên trong mỗi tác phẩm biểu hiện. Quan niệm nghệ tthuật về con người là sự lí giải, cắt nghĩa, cảm thấy con người đã được hoá thân thành các nguyên tắc, phương tiện, biện pháp hình thức biểu hiện con người trong văn học tạo nên giá trị nghệ thuật và thẩm mỹ cho hình tượng nhân vật trong đó. Nó mở ra một hướng khác, nó hướng người ta khám phá, phát hiện cách cảm thụ và biểu hiện chủ quan sáng tạo của chủ thể ngay cả khi miêu tả con người giống hay không giống với đối tượng có thật. Nó cũng là sản phẩm của văn hoá, tư tưởng. “Quan niệm con người là hình thức đặc thù nhất cho sự phản ánh nghệ thuật, trong đó thể hiện sự tác động qua lại của nghệ thuật với hình thái ý thức xã hội khác”.[58;1] Sang thế kỉ XX quan niệm nghệ thuật về con người hoàn toàn do hoàn cảnh quy định được nhìn lại, tính chủ thể của nó được đề cao. Đến xã hội hậu công nghiệp với sự xuất hiện của trào lưu hậu hiện đại, vị thế của con người lại bị lật ngược. Quan niệm nghệ thuật về con người tất nhiên cũng mang dấu ấn sáng tạo của dấu ấn nghệ sĩ, gắn với cái nhìn đầy tính phát hiện độc đáo của nghệ sĩ. Ở mỗi thể loại văn học khác nhau, mỗi thời kì lịch sử khác nhau lại có những quan niệm con người khác nhau. Quan niệm nghệ thuật về con người, một phương diện quan trọng của thi pháp học, nó giúp chúng ta hình dung đầy đủ về tư tưởng nghệ thuật của một nhà văn trong một giai đoạn, thời kỳ nhất định. Quan niệm nghệ thuật về con người cung cấp một điểm xuất phát để tìm hiểu nội dung tác phẩm văn học cụ thể, đồng thời cung cấp một cơ sở để nghiên cứu sự phát triển, tiến hoá của văn học. Bởi lẽ, điều chủ yếu trong sự tiến hóa của nghệ thuật và của văn học nói chung, là sự đổi mới cách tiếp cận, chiếm lĩnh thế giới và con người. Quan niệm nghệ thuật về con người là hình thức bên trong của sự chiếm lĩnh đời sống, là quy chiếu ẩn chìm trong hình thức nghệ thuật, nó gắn với phạm trù phương pháp sáng tác, phong cáh nghệ thuật, là thước đo của hình thức văn học và là cơ sở của tư duy nghệ thuật, tạo nên cá tính sáng tạo của nhà văn. Chính những quan niệm nghệ thuật riêng sẽ chi phối quá trình sáng tác và cũng là cơ sở để tạo nên tư duy nghệ thuật. Nó là khởi nguyên của hoạt động sáng tạo, là nền tảng của một chỉnh thể nghệ thuật mà thiếu nó thì nhà văn không thể xây dựng được một tác phẩm hoàn chỉnh. Lịch sử văn học nhân loại là lịch sử luôn luôn thay đổi về quan niệm nghệ thuật về con người. Khi quan niệm nghệ thuật về con người thay đổi thì nó sẽ kéo theo sự thay đổi của toàn bộ chỉnh thể nghệ thuật. Cho nên khi nghiên cứu tác phâm chúng ta phải nghiên cứu quan niệm nghệ thuật con người trong tác phẩm đó, để đi sâu khám phá tác phẩm, khám phá phong cách của nhà văn. Tiểu thuyết Ngoài vùng phủ sóng của Marta Dzido là một tiểu thuyết còn khá mới, nhưng những giá trị chứa trong nó vẫn còn là một ẩn số chưa được khám phá hết, khi ta nghiên cứu quan niệm nghệ thuật về con người trong tác phẩm, chúng ta có thể hiểu được nhà văn đã có những nét mới về con người, phong cách sáng tác của chị chưa có gì đặc biệt và những đóng góp của nhà văn cho tiểu thuyết Ba Lan nói riêng và tiểu thuyết thế giới nói chung. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề. Dzido chưa phải là đỉnh cao của văn học, cũng chưa phải là đỉnh cao của chính mình. Bởi vì tác giả còn quá trẻ nhưng chị đã mang lại cho độc giả nhiều tác phẩm có giá trị. Dzido trở thành một hiện tượng văn học đất nước Ba Lan nói riêng và thế giới nói chung và đã gây dư luận xôn xao trong thời kỳ đổi mới và đặc biệtđề tài viết về người phụ nữ và giới trẻ tuổi 8X. Chính vì thế mà hầu hết những tác phẩm của chị đều gây nhiều sự chú ý trên văn đàn văn học Ba Lan và được giới phê bình, lý luận quan tâm tìm hiểu và khám phá. Song những bài nghiên cứu chủ yếu nằm rải rác trên các trang báo, tạp chí, điện ảnh và ít được tập thành sách. Do nhà văn còn quá trẻ tuổi nên các sách và trên mạng bình luận không có nhiều nên chúng tôi chỉ đi sâu vào nghiên cứu phong cách sáng tác của Dzido. Trong sự đổi mới về quan niệm và ý thức nghệ thuật của văn học được phát triển theo hướng dân chủ hoá. Chính sự chuyển biến ấy theo các nhà nghiên cứu xuất phát từ nguyên nhân khách quan đó là khuyến khích dân chủ của công cuộc đổi mới và nguyên nhân chủ quan cùng cá tính sáng tạo của người nghệ sĩ. Cái nhìn trong khi phản ánh của nhà văn về hiện thực không còn bị ảnh hưởng của ý thức cộng đồng mà còn phụ thuộc vào ý thức của cá nhân. Chẳng thế mà Nguyễn Thị Thanh Thư có bình luận trong Ngoài vùng phủ sóng đó là: “Ngoài vùng phủ sóng là một bức tranh được vẽ bằng những nét ráo hoảnh đến đau lòng về những người trẻ tuổi chống chếnh và họ cũng vẫy vùng, nổi loạn mong thoát được sự chống chếnh ấy”. Đồng thời, do xã hội phát triển nên văn học thời kì tác giả Dzido cũng đổi mới như: sự suy giảm của cốt truyện, sự đa dạng các hình thức cấu trúc của tác phẩm, tính chất đa thanh trong nghệ thuật trần thuật, những khám phá hệ thống nhân vật Và văn học hiện đại đã khám phá con người từ nhiều bình diện. Ở đó con người đã tự xác lập giá trị của cá nhân mình và bộc lộ rõ tình cảm duy ý chí, ảo tưởng. Tuy nhiên, con người trong văn học hiện đại đã mang đặc sắc tính chất con người rõ ràng hơn, những thuộc tính của con người nhân loại đã đậm nét hơn hẳn bởi không chỉ có con người đặc trưng và con người tự nhiên mà còn đặc trưng bởi con người xã hội mới. Tức là không chỉ được miêu tả ở bình diện tự nhiên mà còn nhìn con người là sản phẩm của tổng hoà các mối quan hệ xã hội. Qua đó ccon người được tái hiện một cách chân thực và chính xác với đúng nghĩa của nó. Và nó đổi mới theo đúng thời đại chứ không phải là những con người cũ trong văn học các giai đoạn trước. Với một tác phẩm thì hiện tượng văn học là yếu tố vô cùng quan trọng và thường những hiện tượng đó là các nhân vật được lấy đúng bản chất người làm nên. Điều đó còn do quan niệm của từng tác giả. Từ các báo lớn như: Thanh niên, Dân chí, Văn học nghệ thuật , đến các trang thư viện online, những website văn chương được quan tâm nhiều như: Evan.com, Nhân văn.com , đã thường xuyên có ý kiến về nhà văn trẻ Ba Lan này. Tiểu thuyết Ngoài vùng phủ sóng của Marta Dzido được nhà xuất bản hội nhà văn ấn định tháng 9 năm 2009. 3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu. 3.1 Phạm vi: Tiểu thuyết Ngoài vùng phủ sóng của Marta Dzido. 3.2 Đối tượng: quan niệm nghệ thuật về con người của Marta Dzido trong tác phẩm Ngoài vùng phủ sóng. 4. Phương pháp nghiên cứu. Để hoàn thành đề tài này chúng tôi phải sử dụng một số phương pháp như: 4.1 Vận dụng kiến thức lí luận về thi pháp học đối với vấn đề nghệ thuẫtây dựng nhân vật. 4.2 Sử dụng thao tác của văn học sử bằng cách so sánh quan niệm nghệ thuật về con người với thời kì trước để làm nổi bật quan niệm tiến bộ hơn. 4.3 Phân tích và thống kê những nét chung và riêng trong các tác phẩm để xây dựng những luận điểm. 5. Kết cấu đề tài: Ngoài phần mở đầu, kết luận, đề tài của tôi có 3 chương: Chương 1. Đôi nét về tác phẩm và cơ sở lí luận Chương 2. Quan niệm nghệ thuật về con người trong tiểu thuyết Ngoài vùng phủ sóng nhìn từ phương diện nội dung. Chương 3. Quan niệm nghệ thuật về con người nhìn từ phương thức thể hiện.

doc16 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1619 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Quan niệm nghệ thuật về con người trong tiểu thuyết Ngoài vùng phủ sóng nhìn từ phương diện nội dung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN MỞ ĐẦU 1. Mục đích ý nghĩa đề tài: Quan niệm nghệ thuật về con người là yếu tố cơ bản nhất, then chốt nhất của một chỉnh thể nghệ thuật chi phối toàn bộ tính độc đáo và hệ thống nghệ thuật của chỉnh thể ấy. Quan niệm về con người giúp ta thâm nhập vào cơ chế tư duy của văn học, khám phá quy luật vận động, phát triển của hình thức (thể loại, phong cách) văn học. Đó chính là nội dung ẩn chứa bên trong mỗi tác phẩm biểu hiện. Quan niệm nghệ tthuật về con người là sự lí giải, cắt nghĩa, cảm thấy con người đã được hoá thân thành các nguyên tắc, phương tiện, biện pháp hình thức biểu hiện con người trong văn học tạo nên giá trị nghệ thuật và thẩm mỹ cho hình tượng nhân vật trong đó. Nó mở ra một hướng khác, nó hướng người ta khám phá, phát hiện cách cảm thụ và biểu hiện chủ quan sáng tạo của chủ thể ngay cả khi miêu tả con người giống hay không giống với đối tượng có thật. Nó cũng là sản phẩm của văn hoá, tư tưởng. “Quan niệm con người là hình thức đặc thù nhất cho sự phản ánh nghệ thuật, trong đó thể hiện sự tác động qua lại của nghệ thuật với hình thái ý thức xã hội khác”.[58;1] Sang thế kỉ XX quan niệm nghệ thuật về con người hoàn toàn do hoàn cảnh quy định được nhìn lại, tính chủ thể của nó được đề cao. Đến xã hội hậu công nghiệp với sự xuất hiện của trào lưu hậu hiện đại, vị thế của con người lại bị lật ngược. Quan niệm nghệ thuật về con người tất nhiên cũng mang dấu ấn sáng tạo của dấu ấn nghệ sĩ, gắn với cái nhìn đầy tính phát hiện độc đáo của nghệ sĩ. Ở mỗi thể loại văn học khác nhau, mỗi thời kì lịch sử khác nhau lại có những quan niệm con người khác nhau. Quan niệm nghệ thuật về con người, một phương diện quan trọng của thi pháp học, nó giúp chúng ta hình dung đầy đủ về tư tưởng nghệ thuật của một nhà văn trong một giai đoạn, thời kỳ nhất định. Quan niệm nghệ thuật về con người cung cấp một điểm xuất phát để tìm hiểu nội dung tác phẩm văn học cụ thể, đồng thời cung cấp một cơ sở để nghiên cứu sự phát triển, tiến hoá của văn học. Bởi lẽ, điều chủ yếu trong sự tiến hóa của nghệ thuật và của văn học nói chung, là sự đổi mới cách tiếp cận, chiếm lĩnh thế giới và con người. Quan niệm nghệ thuật về con người là hình thức bên trong của sự chiếm lĩnh đời sống, là quy chiếu ẩn chìm trong hình thức nghệ thuật, nó gắn với phạm trù phương pháp sáng tác, phong cáh nghệ thuật, là thước đo của hình thức văn học và là cơ sở của tư duy nghệ thuật, tạo nên cá tính sáng tạo của nhà văn. Chính những quan niệm nghệ thuật riêng sẽ chi phối quá trình sáng tác và cũng là cơ sở để tạo nên tư duy nghệ thuật. Nó là khởi nguyên của hoạt động sáng tạo, là nền tảng của một chỉnh thể nghệ thuật mà thiếu nó thì nhà văn không thể xây dựng được một tác phẩm hoàn chỉnh. Lịch sử văn học nhân loại là lịch sử luôn luôn thay đổi về quan niệm nghệ thuật về con người. Khi quan niệm nghệ thuật về con người thay đổi thì nó sẽ kéo theo sự thay đổi của toàn bộ chỉnh thể nghệ thuật. Cho nên khi nghiên cứu tác phâm chúng ta phải nghiên cứu quan niệm nghệ thuật con người trong tác phẩm đó, để đi sâu khám phá tác phẩm, khám phá phong cách của nhà văn. Tiểu thuyết Ngoài vùng phủ sóng của Marta Dzido là một tiểu thuyết còn khá mới, nhưng những giá trị chứa trong nó vẫn còn là một ẩn số chưa được khám phá hết, khi ta nghiên cứu quan niệm nghệ thuật về con người trong tác phẩm, chúng ta có thể hiểu được nhà văn đã có những nét mới về con người, phong cách sáng tác của chị chưa có gì đặc biệt và những đóng góp của nhà văn cho tiểu thuyết Ba Lan nói riêng và tiểu thuyết thế giới nói chung. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề. Dzido chưa phải là đỉnh cao của văn học, cũng chưa phải là đỉnh cao của chính mình. Bởi vì tác giả còn quá trẻ nhưng chị đã mang lại cho độc giả nhiều tác phẩm có giá trị. Dzido trở thành một hiện tượng văn học đất nước Ba Lan nói riêng và thế giới nói chung và đã gây dư luận xôn xao trong thời kỳ đổi mới và đặc biệtđề tài viết về người phụ nữ và giới trẻ tuổi 8X. Chính vì thế mà hầu hết những tác phẩm của chị đều gây nhiều sự chú ý trên văn đàn văn học Ba Lan và được giới phê bình, lý luận quan tâm tìm hiểu và khám phá. Song những bài nghiên cứu chủ yếu nằm rải rác trên các trang báo, tạp chí, điện ảnh và ít được tập thành sách. Do nhà văn còn quá trẻ tuổi nên các sách và trên mạng bình luận không có nhiều nên chúng tôi chỉ đi sâu vào nghiên cứu phong cách sáng tác của Dzido. Trong sự đổi mới về quan niệm và ý thức nghệ thuật của văn học được phát triển theo hướng dân chủ hoá. Chính sự chuyển biến ấy theo các nhà nghiên cứu xuất phát từ nguyên nhân khách quan đó là khuyến khích dân chủ của công cuộc đổi mới và nguyên nhân chủ quan cùng cá tính sáng tạo của người nghệ sĩ. Cái nhìn trong khi phản ánh của nhà văn về hiện thực không còn bị ảnh hưởng của ý thức cộng đồng mà còn phụ thuộc vào ý thức của cá nhân. Chẳng thế mà Nguyễn Thị Thanh Thư có bình luận trong Ngoài vùng phủ sóng đó là: “Ngoài vùng phủ sóng là một bức tranh được vẽ bằng những nét ráo hoảnh đến đau lòng về những người trẻ tuổi chống chếnh và họ cũng vẫy vùng, nổi loạn mong thoát được sự chống chếnh ấy”. Đồng thời, do xã hội phát triển nên văn học thời kì tác giả Dzido cũng đổi mới như: sự suy giảm của cốt truyện, sự đa dạng các hình thức cấu trúc của tác phẩm, tính chất đa thanh trong nghệ thuật trần thuật, những khám phá hệ thống nhân vật… Và văn học hiện đại đã khám phá con người từ nhiều bình diện. Ở đó con người đã tự xác lập giá trị của cá nhân mình và bộc lộ rõ tình cảm duy ý chí, ảo tưởng. Tuy nhiên, con người trong văn học hiện đại đã mang đặc sắc tính chất con người rõ ràng hơn, những thuộc tính của con người nhân loại đã đậm nét hơn hẳn bởi không chỉ có con người đặc trưng và con người tự nhiên mà còn đặc trưng bởi con người xã hội mới. Tức là không chỉ được miêu tả ở bình diện tự nhiên mà còn nhìn con người là sản phẩm của tổng hoà các mối quan hệ xã hội. Qua đó ccon người được tái hiện một cách chân thực và chính xác với đúng nghĩa của nó. Và nó đổi mới theo đúng thời đại chứ không phải là những con người cũ trong văn học các giai đoạn trước. Với một tác phẩm thì hiện tượng văn học là yếu tố vô cùng quan trọng và thường những hiện tượng đó là các nhân vật được lấy đúng bản chất người làm nên. Điều đó còn do quan niệm của từng tác giả. Từ các báo lớn như: Thanh niên, Dân chí, Văn học nghệ thuật…, đến các trang thư viện online, những website văn chương được quan tâm nhiều như: Evan.com, Nhân văn.com…, đã thường xuyên có ý kiến về nhà văn trẻ Ba Lan này. Tiểu thuyết Ngoài vùng phủ sóng của Marta Dzido được nhà xuất bản hội nhà văn ấn định tháng 9 năm 2009. 3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu. 3.1 Phạm vi: Tiểu thuyết Ngoài vùng phủ sóng của Marta Dzido. 3.2 Đối tượng: quan niệm nghệ thuật về con người của Marta Dzido trong tác phẩm Ngoài vùng phủ sóng. 4. Phương pháp nghiên cứu. Để hoàn thành đề tài này chúng tôi phải sử dụng một số phương pháp như: 4.1 Vận dụng kiến thức lí luận về thi pháp học đối với vấn đề nghệ thuẫtây dựng nhân vật. 4.2 Sử dụng thao tác của văn học sử bằng cách so sánh quan niệm nghệ thuật về con người với thời kì trước để làm nổi bật quan niệm tiến bộ hơn. 4.3 Phân tích và thống kê những nét chung và riêng trong các tác phẩm để xây dựng những luận điểm. 5. Kết cấu đề tài: Ngoài phần mở đầu, kết luận, đề tài của tôi có 3 chương: Chương 1. Đôi nét về tác phẩm và cơ sở lí luận Chương 2. Quan niệm nghệ thuật về con người trong tiểu thuyết Ngoài vùng phủ sóng nhì từ phương diện nội dung. Chương 3. Quan niệm nghệ thuật về con người nhìn từ phương thức thể hiện. B.NỘI DUNG CHƯƠNG 2. Quan niệm nghệ thuật là một khái niệm rất rộng nó bao gồm nhiều nội dung như: quan niệm về mục đích nghệ thuật, quan niệm về khuynh hướng nghệ thuật, quan niệm về hư cấu và tưởng tượng, quan niệm nghệ thuật về thiên nhiên…và quan niệm nghệ thuật về con người. Trong đó quan niệm nghệ thuật về con người là then chốt và là hạt nhân, bởi lẽ vấn đề con người bao giờ cũng là vấn đề trung tâm của một giai đoạn văn học. Đi sâu chiếm lĩnh giá trị nghệ thuật của một tác phẩm trước hết phải đi tim quan niệm nghệ thuật về con người của nhà văn đã sáng tạo nên tác phẩm đó. Ngay chính lúc đó, quan niệm này lại quy định đến toàn bộ đặc điểm khác của thế giới nghệ thuật từ cách xây dựng nghệ thuật nhân vật, cốt truyện cho tới ngôn ngữ, giọng điệu của nhà văn. 2.1.Kiểu con người bản năng- tự nhiên và cô đơn. Trong lịch sử xã hội loài người, sự phát triển ý thức cá nhân là dấu hiệu của sự phát triển ý thức con người về vai trò chủ thể của mình trong mối quan hệ với tự nhiên, với xã hội, với bản thân. Trong văn học, sự vận động và phát triển của một nền văn học được thể hiện ở trình độ chiếm lĩnh con người, sự khám phá và lý giải về đời sống cá nhân, về cá tính là một vấn đề có vị trí vô cùng quan trọng. Nói đến con người bản năng tự nhiên ta nghĩ đến nhu cầu cho sự tồn tại như việc ăn, ngủ, đi lại, công việc…, đến những nhu cầu tinh thần như ý chí, tình yêu, những khát khao mơ ước hướng tới những chuẩn mực đạo đức, cái đẹp, chân lý…Sự tồn tại của những nhu cầu, sự phát triển về những tinh thần, về năng lực sáng tạo của cá nhân trong mọibiểu hiện của nó bao giờ cũng gắn với sự tồ tại của những cá tính, những tư chất riêng, năng lực phẩm chất riêng. Nhân tính cách riêng để khẳng định sự hiện hữu của chính cá nhân đó. C.Mác viết: “Đặc điểm sức mạnh của bất cứ con người nào cũng chính là cái bản chất riêng của họ, vì vậy cũng là thách thức riêng của việc khách quan hoá của họ, tức là cái thách thức riêng của cái thực thể sinh động của họ, thực thể khách quan và thực tế”. Con người bao giờ cũng gắn với môi trường giai cấp, xã hội cụ thể. Vì thế cá nhân phải là một thành viên của cộng đồng, con người cá nhân với tư cách là một cá thể tồn tại trong xã hội, thành viên trong xã hội bao giờ cũng xác tín, có trách nhiệm với chính xã hội, cộng đồng của từng cá nhân. Ngay cả khi đó không phải là biểu hiện trực tiếp trong tập thể, cùng tiến hành với các cá nhân khác vẫn là những biểu hiện của sinh hoạt xã hội và khẳng định cho nếp sống sinh hoạt nói trên. Nói đến con người tự nhiên là nói đến những nhu cầu cho sự tồn tại một con người gắn với những vấn đề căn cốt của con người: tự do, hạnh phúc, nhân phẩm, lương tri…, nói đến những biểu hiện làm nên bộ mặt tinh thần riêng, tạo ra sụ hài hoà trong mối quan hệ giữa cá nhân với tự nhiên, xã hội với bản thân nó. Xây dựng con người tự nhiên, đó là một khía cạnh nhân bản của văn học. Nhưng đề cập con người tự nhiên không phải đánh đồng bản năng người và bản năng loài vật. Với quan niệm con người tự nhiên, các nhà văn đã góp phần đa dạng hoá cách nhìn con người đương đại. Xây dựng con người tự nhiên đa phần các truyện ngắn được khai thác nhu cầu hạnh phúc đời thường, tình yêu trần tục, trong đó các vấn đề tình dụ luôn được các nhà văn đề cập đến. Marta Dzido cũng là một đạo diễn, giáo viên, phiên dịch, nhà báo…, và đặc biệt là một nhà văn trẻ cũng đề cập đến vấn đề đó, chị đã thể hiện được nét cá tính trong phong cách xây dựng nhân vật, trong đó đi sâu vào vấn đề khai thác tính dục mà trước đây người ta không dám nói đến trong các văn đàn văn học, chị cũng là một nhà văn trẻ được nhiều nhà phê bình, lý luận để ý nhiều trong các tác phẩm. Qua mỗi tác phẩm, nhà văn mang dáng dấp của một triết gia khi họ đề xuất “ triết thuyết của mình” về phụ nữ giữa một xã hội bộn bề của công việc. Con người sinh ra trong cõi đời này sợ nhất là sự cô đơn, cho nên muốn tồn tại, muốn có hạnh phúc thì tất yếu phải có sự đồng cảm, yêu thương, được sống trong hạnh phúc của con người. Có nỗi khổ nào hơn khi chính mình trở thàmh con người lạc long, con người sống theo đồng tiền mà mất hết tình cảm của con người để chạy theo công việc. Khi viết về con người đứng trước sự việc đó thì Marta Dzido đã đồng cảm, trân trọng những giới trẻ tri thức dù có tài nhưng cũng bị xã hội chèn ép, chà đạp. Nếu như không đọc những trang sách và xem những bộ phim do chi đạo diễn thì chúng ta không thể hiểu hết được cuộc sống khó khăn của thế kỉ XXI CỦA XÃ HỘI Ba Lan. Kiểu nhân vật cô đơn gắn với cảm thức của nhà văn về con người thân phận. Con người nhỏ bé, đầy lo âu và bị lưu đày. Nếu như ngày xưa công việc dễ dàng, thuận lợi và con người sống thân thiết và giúp đỡ lẫn nhau thì ngày nay cuộc sống càng khó khăn và chèn ép bấy nhiêu. Đó là nhân vật Magda, đây là một nhân vật được tác giả miêu tả: “Magda trẻ trung, xinh đẹp, biết sáu ngoại ngữ, say mê công việc, chồng sắp cưới cũng trẻ trung, ưa nhìn, con đường tương lai rộng mở trước mắt nhưng cô lại vướng phải tội quá nhạy cảm, luôn nói thật, không hoà nhập được với mọi người, cô trở thành một mảnh ghép hình trơ trọi”. Một cô gái có ngoại hình đẹp và biết sáu ngoại ngữ cũng bị xã hội chèn ép không cho phát triển năng lực của chính mình. Người ta ghét sự giả dối trong công việc thi là điều tất nhiên nhưng xã hội ở đây nói thật lại bị moi người ghét vì tội nhạy cảm, sống thật. Thật là một xã hội đáng phê phán. Magda cô đơn không những ở trong công việc bởi vì công ty không có tiền trả lương mà còn mà còn đuổi việc không thương sót. Cô bị đuổi việc còn chồng sắp cưới của cô công việc suốt ngày, triền mien và làm gấp đôi. Sự cô đơn hàng ngày còn được thể hiện “Tất cả đã được sắp xếp, lên kế hoạch, chuẩn bị, bàn luận, cứ như biểu đồ, đi làm từ giờ này đến giờ này vào những ngày này ngày này, ngày này được nghỉ và vào ngày nghỉ này sẽ làm những việc đã lên kế hoạch từ mấy hôm trước, gặp gỡ người quen, nói chuyện về công việc, đi xem phim hoặc đi bơi hoặc đi nhà hàng, trả tiền bằng thẻ, lúc về đi taxi, cùng đi mua sắm, chọn màu sơn, chọn phòng ngủ, chọn ga phòng ngủ cùng tong với tường, ăn hạt dẻ trộn xiro, uống cognac, xem đĩa DVD mới” Ngày nào cũng thế ngày nào cũng vậy công việc và những việc làm hàng ngày cũng giống các ngày trước không có sự đảo lộn, vui thú của cuộc sống đang có. Con người sợ nhất sự lặp lại của những việc ngày hôm trước và Magda cũng giống bao nhiêu người khác trên thế giới sợ sự cô đơn và ghét những thứ cứ lặp lại như trước. Magda cảm thấy chán, cô đơn và muốn thay đổi lại tất cả những gì đang diễn ran ngay bây giờ và trong tương lai bởi vì hàng ngày cô đều có kế hoạch và biểu đồ giống nhau. Cho nên sự nhàm chán luôn được Magda thể hiện trong công việc và cuộc sống là sự chán chường. Chính cuộc sống diễn ra như vậy nên có sự cãi vã giữa Magda với người yêu, cô cảm thấy buồn chán tất cả và muốn thay đổi lại nó. Còn người yêu của Magda thì không bởi vì con trai là trụ cột của gia đình nên anh luôn nghĩ và luôn nghĩ về công việc. Điều đó làm Magda buồn và tức giận dẫn đến cãi nhau “Em cũng không biết nữa, em chán lắm rồi anh lúc nào cũng không có nhà, em thì ngồi nhà suốt ngày, hễ gọi điện lại được trả lời là chúng tôi sẽ gọi lại cho chị, em đợi anh đến nửa đêm, còn anh thì tắt máy di động, em thiếp đi trước ti vi trong bộ đồ lót, bọn bạn gái của em thì lại có những vấn đề riêng của chúng, chúng nó có chồng, có con, rồi tã lót, đi mua sắm, khóc đêm…”. Công việc và gia đình đã làm Magda buồn chán và cảm thấy mình không còn quan trọng trong mắt người yêu hoặc cuộc sống không cần cô. Magda đi lang thang, đi dạo một mình và đi ngắm cảnh trong tâm trạng buồn chán “Ra bờ sông visoa nhìn nước chảy và chẳng phải vội vã, chẳng phải nghĩ đến việc chưa làm xong đến thời hạn và các cuộc gặp gỡ”. Magda đã chán chường bỏ qua tất cả những gì mình đang có và đang diễn ra những gì trước mắt, nếu như con người có tâm trạng mà ra bờ sông một mình nhìn nước chảy thì càng buồn, càng cô đơn hơn rất nhiều. Bao nhiêu công việc vậy mà Magda lại bỏ qua tất cả, bỏ qua dù biết công việc đó mình phải làm và phải hoàn thành vượt qua. Cô đơn chính là nỗi ám ảnh mà con người cảm thấy sợ. Vậy con người cô đơn là vì đâu ?Khắc hoạ tâm trạng cô đơn của con người thời hiện đại. Với tác phẩm của mình thì Marta Dzido muốn đặt vấn đề tự tra tấn của con người hiện đại. Vì sao con người cảm thấy cô đơn trong cộng đồng xã hội mà mình đang chung sống ?Vì sao nó không tìm được sự đồng cảm, sẻ chia ?Và đây là một câu trả lời cô đơn như một tiền định, cô đơn như một hình phạt, cô đơn là cái không có nguyên do đơn giản giản vì họ là con người, cô đơn vì lạc lõng, lạc loài và cũng có thể là cô đơn vì tôi đang là tôi, tôi tự quyết, tự chọn mình, chứ không phải là đám đông nhiễu loạn. 2.2. Con người lạc loài. Giữa cuộc sống bộn bề tấp nập vậy mà Magda cảm thấy buồn chán, cô đơn, lạc loài với xã hội mình đang sống. Cô cảm thấy tất cả mọi thứ đang diễn ra trước mắt đều khác lạ với trước kia. Bởi vì con người sống quá ích kỉ, vụ lợi cho cá nhân. Với bản chất chân thật, hiền lành luôn bị xã hội chà đạp, chèn ép…Nên Magda cảm thấy bản thân mình lạc đi trước cuộc sống. Magda cảm thấy công việc của mình đang làm và đang đi xin việc khác xa với việc mình đã được học ở trường, cô luôn cho rằng công việc phải bằng năng lực chứ không phải bằng những câu hỏi xã giao lung tung của những người nhân viên: “Ba tính cách cơ bản của em ?Em hãy nói minh bằng năm từ. Tại sao em lại thích làm việc tại đúng công ty chúng tôi chứ không phải là một công ty nào khác ?Nhưng em muốn biết công việc của em là gì. Quảng cáo trên internet. Em sẽ làm gì ở đó ?Thì em mặc đồ lót, có camera, khách hàng vào mạng, em trả lời email, còn người ta thì ngắm em”. Tất cả những thứ đó với người châu Âu thì bình thường còn đối với Magda thì không bình thường bởi vì cô có ngoại hình đẹp và biết sáu thứ tiếng ngoại ngữ nên phải cho cô một công việc đúng với năng lực của mình. Vậy mà xã hội Ba Lan cướp đi năng lực của một người tri thức trẻ tuổi Magda. Hay khi xin được việc nhưng Magda cũng không chịu được vì cô luôn bị than phiền, than trách của những khách hàng khó tính, cô cảm thấy nhàm chán và thấy mình không thể cố gắng với xã hội mình đang sống “Em biết. Vì đâu em có phù hợp với loại công việc này, tin em đi em đã cố gắng hết trong khả năng của mình, nhưng cứ nghe giọng cái mụ ở Ngân hàng thế giới là em muốn phun ra: Đồ chó cái. Anh biết đấy, trẻ em ở Colombia…”. Sự than phiền của Magda muốn người đọc thấy được giữa cuộc sống bộn bề, tấp lập luôn có những khó khăn và ích kỉ của những con người chỉ vì cái lợi trước mắt mà bắt một số người phục tùng theo mình Magda cảm thấy mình lạc loài giữa cuộc sống, cảm thấy chán giữa xã hội lúc nào cũng chèn ép và khinh bỉ lẫn nhau. Sự căng thẳng, buồn chán đã khiến Magda phải thốt lên những công việc và sinh hoạt của một số người. Đó là: “Người ta bắt đầu phân vân, khi nào thì nhận ra rằng công việc trong một công ty liên tục phát triển khiến cho sự nhạy camư về cái đẹp bỗng suy giảm nghiêm trọng, còn vị trí đầy trọng trách thì hạn chế và làm cho người ta ngu đần đi. Và nếu như có những phát hiện này khi đang cô đơn trong cùng một mái nhà với người đàn ông mà người đó không muốn, không nghe, không hiểu và thêm vào đó lại là khả năng thăng tiến, thì tất cả những điều đó trở nên vớ vẩn, dở hơi hơn bao giờ hết. Có thể là ngu xuẩn”. nếu như một người vợ thì người ta luôn muốn chồng hay người yêu của mình luôn phát triển để có được một vị trí cao trong xã hội nhưng Magda lại khác bởi cô muốn luôn được gần anh và không muốn xa anh. Cô cảm thấy mình đang cô đơn, lạc loài trong xã hội và trong ngôi nhà của mình đang sống. Trong cuốn tiểu thuyết này, sự lạc loài không chỉ có trong nhân vật Magda, mà còn có cả trong Michal, bởi vì cậu bé này chán cuộc sống, chán tất cả những gì đang diễn ra khi mà “Michal vẽ nên một ngôi nhà màu đen, không cửa sổ, không cửa ra vào, không tay nắm, một hình vuông đen trên nền đen và bà tâm lý bảo sự thất lạc, làm mất khả năng thoát ra, là ngớ ngẩn, tao mới hỏi bà ấy, bác có biết Malewiz không? Ai ? Malewez à? Một hình vuông đen trên nền đen, một cách thể hiện sự hiện hữu, bác biết điều này chứ?”. Michal là một cậu bé còn trẻ tuổi vậy mà cha cậu suốt ngày đánh đập, chưởi bới, khiến cậu luôn bị ám ảnh và sợ hãi dần dần cậu ta cảm thấy cô đơn lạc loài giữa cuộc sống mình đang sống. Michal cũng là một hay nhiều nhân vật khác của Marta Dzido muốn tố cáo xã hội Ba Lan luôn bất công, chèn ép, và đẩy con người đén bước đường cùng không lối thoát. 2.3 Con người trống rỗng. Nếu như trong tác phẩm của mình Marta Dzido để cho nhân vật của mình cô đơn, lạc loài, buồn chán và đặc biệt là con người trống rỗng bởi vì sự trống rỗng không còn biết, còn nhớ thế nào là tình thương, tình cảm mà chỉ có sự buồn chán và cô đơn. Do sức ép của công việc và sinh hoạt thường ngày nên Magda đã bỏ qua tất cả những gì mình đang có ngay cả với ngưòi chồng sắp cưới của mình. “Em gọi nhưng thấy thông báo rằng: thuê bao tạm thời không liên lạc được, em không đợi anh nữa, vì đã quá một giờ rồi, ít ra thì anh cũng có thể gọi và nói rằng anh sẽ về muộn, sáng anh mới về, ba ngày nữa anh mới về”. Magda không còn muốn chờ đợi nữa vì cô đã chán cảnh lúc nào cũng trông ngóng, mong đợi người chồng tương lai của mình lúc nào cũng tắt máy và không liên lạc gì với mình. Magda bỏ bê tất cả, bỏ hết những việc mà hai người đã dự định cho ngày cưới của mình. Kể cả sự can thiệp của bố mẹ nhưng Magda cũng không chịu về vơi người chồng sắp cưới vì cô đẵ quá sức chịu đựng, quá sức chờ đợi nên Magda quyết định bỏ đi. Sự trống rỗng trong tâm hồn con người của Magda đã làm cho nhân vật của Dzido không còn là chính mình nữa. Công việc không có nên Magda đã suy nghĩ về những việc mà bấy lâu nay cô vô tình quên hay để mất. Đó là: “Hễ cứ không có việc gì làm là người ta có vô khối thời gian để suy nghĩ, để phân tích đủ mọi thứ, để nhớ lại thời thơ ấu, để ghi lại những giấc mơ vào sổ. Có thể cắt hình từ báo, làm thơ, buổi sáng chạy qua khu nhà ở, có thể bỗng dưng nhận thấy toàn bộ cuộc sống cho đến lúc này chỉ là tập hợp của những hoạt động vô nghĩa và rỗng tuếch, chẵng có tý ý nghĩa gì đối với thế giới cũng như với vũ trụ. Và thực ra những người gần gặn thực ra lại vô cùng xa lạ”. Những người thân của mình, những công việc hàng ngày của mình Magda trở nên xa lạ, vô nghĩa…Sự trống rỗng đã biến Magda trở thành con người rỗng tuếch và không có ý nghĩa gì đối với cuộc sống mình đang có. Con người sợ nhất sự cô đơn và sự cô đơn quá mức sẽ làm cho con người không còn chút tình cảm hay tình thương giữa con người với con người. Công việc không có nên Magda không biết việc gì làm nên cô nhớ lại tuổi thơ bé của mình, rồi xem ti vi, cắt những trang báo, làm thơ…, tất cả những điều đó khiến Magda không thể hoà nhập được với xã hội của mình đang sống và đang có, giữa những cuộc bon chen, chà đạp lẫn nhau. Con người sợ nhất sự nhàm chán, thời gian rảnh rỗi không có việc gì làm và sợ tất cả những gì diễn ra không như ý muốn của mình. Magda cũng vậy, cô trở nên sợ hãi khi mà người thân nhất của mình cũng trở nên xa lạ giống như người không quen biết. Sự trống rỗng này đã đẩy lên cực điểm khi Magda nhận thấy toàn bộ cuộc sống cho đến lúc này chỉ là tập hợp của những hoạt động vô nghĩa. Chính vì sự cô đơn trong cuộc sống, và sự lạc loài với con người mà Magda thấy tốt và vui là đằng khác vì sự đau đớn cô đơn đã quá sức chịu đựng của một con người nên cô đã uống thuốc ngủ để cô khỏi phải suy nghĩ, không còn nhớ đến những gì cuộc sống đang diễn ra. “Tôi không khóc. Thậm chí tôi còn cảm thấy như vậy cũng tốt, cũng vui là đằng khác. Tôi cũng muốn biết là tôi có vui hay không nữa, đúng hơn là tôi chẳng cảm thấy gì kể từ dạo có cái loại bột mà người ta hay uống trước lúc đi ngủ, tôi càng dửng dưng với mọi chuyện hơn”. Thông thường khi buồn thì con người ta hay khóc hay cần người tâm sự nhưng Magda lại không khóc mà lại còn cảm thấy vui khi mà tất cả những gì đang diễn ra trước mắt cô đều bình thường hay náo động. Một con người đã trống rỗng tất cả những gì đã diễn ra trước cuộc sống và muốn quên đi tất cả để mình chỉ biết cho mình và nhớ đến mình. Với con người trống rỗng Marta Dzido muốn cho người đọc thấy được sự quá sức chịu đựng của một con người là có giới hạn, nếu vượt quá giới hạn đó con người sẽ vô cảm trước cuộc sống và không muốn bất cứ chuyện gì xảy ra, diễn ra...Tất cả mọi thứ đều do con người, nếu con người sông tốt với nhau hơn thì đâu có nhân vật như Magda, Michal…,hay nhiều nhân vật khác mà các nhà văn Ba Lan muốn gửi tới người đọc trong nước nói riêng và thế giới nói chung. 2.4. Con người chủ nghĩa cá nhân. Con người trống rỗng, lạc loài đã làm cho Magda mất hết suy nghĩ về một tương lai tốt đẹp . Magda đã sống theo cá nhân mình, cô thích làm, thích suy nghĩ theo những việc mình làm, mình thích, vì cô đã bị xã hội và mọi người chèn ép đến bước đường cùng ngay cả đến gia đình của mình. Magda cũng cảm thấy xa lạ và khó gần. Đó là: “Khác người, khác thường, một kẻ cá nhân chủ nghĩa. Trong tấm ảnh dưới cây thông Noel, mọi người đều cười: bố, mẹ, ông, bà, cô, cậu, các em họ, còn Magda ở đâu ?Ở một góc ảnh có hình một đứa trẻ nằm trên tấm thảm da bò trong tư thế một hài nhi…”. Magda không muốn tiếp xúc với mọi người, cô chỉ muốn có một không gian riêng cho mình mà không muốn có người thân xung quanh. Con người chủ nghĩa cá nhân được bộc lộ rõ nét khi Magda đối xử với người thân của mình giống như những người xa lạ. Cô muốn ở một mình không muốn chơi với ai, thân với ai vì cô xem tất cả đều đã thay đổi. Thật là một người cá nhân chủ nghĩa. Cá nhân trong tính cách của Magda còn được thể hiện trong sinh hoạt hàng ngày, cô thích làm là cô làm, không chút nghĩ đến người khác. “Hay là tôi phải làm món trứng chưng cho anh với cà chua bóc vỏ và trần nước sôi ?Ôi, không đâu, tôi không thích ca nhạc, không thích buổi sáng thức dậy bên một người đàn ông cũng giống như thứ âm nhạc ấy, phẳng phiu, dễ thương, tươi tỉnh, ba trong một, bố, con và hồn ma, còn mẹ trong máy giặt tiêu chuẩn mới tốt hơn, mẹ, vợ, tình nhân cũng ba trong một loại tuabin – tăng nạp, đẹp, nhẵn nhụi những chỗ cần nhẵn nhụi, thơm chỗ cần thơm…”. Với những gì Magda sống trong những sinh hoạt hàng ngày thì thật đáng chê trách bởi vì cuộc sống phải có tình thương, phải biết nghĩ đến người khác nhưng ở đây cô luôn sống cho mình, nghĩ cho mình. Cô ứng xử với gia đình cũng giống như những người ngoài không còn tình cảm cha con hay tình mẫu tử và tình cảm an hem dần mất đi. Ngay khi còn trẻ khi được mang sách đến trường thì Magda cũng thể hiện rõ tính cách cá nhân của mình, cô không muốn chơi cùng ai dù bạn bè đến làm quen nhưng cô vẫn ngồi suy nghĩ một mình. “Nó ngồi một mình trong hành lang vắng vẻ, tất cả hội trẻ con khác đang trong giờ học tôn giáo chúng được phát những hình có dán chua Giêsu, và chủ nhật đi lễ thì sơ dạy về tôn giáo sẽ kí cho mỗi đứa một miếng dán, đứa nào càng nhiều miếng dán được kí như vậy thì điểm môn tôn giáo học càng cao. Còn Magda ngồi học trong lớp, ngồi ngoài hành lang cô hiệu trưởng đến chỗ nó và nói: Em đến thư viện học đi, vì không có gì học khác hơn đâu”. Em Magda chin tuổi đến thư viện, ngồi vào một góc, và đằng kia, phía trên cửa sổ vẫn lại treo cây thập tự ấy, lại treo, và trên đó là chúa..”. Với một cô bé có chin tuổi vậy mà đã thể hiện mình là một con người sống xa lạ với thế giới như xa bạn bè và những người xung quanh. Đến lúc trưởng thành do cuộc sống, công việc của Magda cũng thể hiện rõ nét tính cách của con người cá nhân của mình qua các cuộc phỏng vấn, công việc, sinh hoạt của mình. 2.5. Tiểu kết Nhà văn khao khát được nhìn nhận thực tế như nó vốn có, được tự do nói lên cảm nghĩ của mình. Và trách nhiệm của nhà văn là làm cho người đọc biết nghi ngờ để không ngừng đi tìm chân lý. Bám vào những hiện thực cuộc sống, những công việc mà giới trẻ 8X đang gặp phải Marta Dzido đã lấy dẫn chứng dễ dàng tuy đơn giản nhưng sức tố cáo cũng phiến diện nhất cho sự phê phán của xã hội đang phát triển ở Ba Lan. Song phê phán cũng không phải là mụ đích chính của nhà văn muốn thể hiện, mà nhà văn muốn người dân Ba Lan thấy được cuộc sốngđã làm cho con người dần xa nhau sống không còn tình cảm, tình thương với nhau. Đông thoqì qua tiểu thuyết tác giả muốn con người phải giúp đỡ, bảo vệ nhau trong cuộc sông ngày càng thay đổi của nền kinh tế thị trường.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBo co t7889t nghi7879p Tr7847n V259n 2727841t.doc