Đề tài Quy hoạch sử dụng đất xã Đông Dư - huyện Gia Lâm - thành phố Hà Nội giai đoạn 2007 - 2015

1. Tính cấp thiết của đề tài Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá của mỗi quốc gia, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng nhất của môi trường sống, là địa bàn phân bố dân cư, xây dựng các công trình kinh tế - văn hóa, xã hội và an ninh quốc phòng. Đất đai có những tính chất đặc trưng khiến nó không giống bất kỳ tư liệu sản xuất nào, nó vừa cung cấp nguồn nước, dự trữ nguyên vật liệu khoáng sản, là không gian của sự sống, bảo tồn sự sống. Đất đai giữ vai trò hết sức quan trọng trong đời sống và trong sản xuất, nó là nền tảng cho mọi hoạt động sả xuất của con người. Từ đất con người có cái để ăn, có nhà để ở, có không gian để làm việc, sản xuất và các điều kiện để nghỉ ngơi; vì vậy chúng ta nhận định rằng: Đất đai là tài nguyên có giá trị nhất của nhân loại, là vốn sống của con người. Do đó, để quản lý đất đai một cách hợp lý thì nhà nước phải ban hành các chính sách, về quản lý và sử dụng đất đai từ trung ương đến địa phương để sử dụng đất đai một cách có hiệu quả và lâu bền. Quy hoạch sử dụng đất là một trong những công cụ quan trọng của ngành Tài nguyên và Môi trường, giúp Nhà nước thống nhất quản lý đất đai theo quy hoạch và kế hoạch. Dựa vào quy hoạch sử dụng đất, Nhà nước phân bổ hợp lý đất đai cho các nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, hình thành cơ cấu sử dụng đất đai phù hợp với cơ cấu kinh tế, khai thác được tiềm năng đất đai và sử dụng đúng mục đích. Nhất là trong giai đoạn hiện nay Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đang tiến hành công cuộc công nghiệp hóa – hiện đại hóa, nhu cầu khác nhau ngoài nhu cầu ăn ở, sinh hoạt hàng ngày càng tăng, dân số phát triển ở mức cao đã gây áp lực mạnh mẽ đối với tài nguyên đất. Đề tài nhằm góp phần giúp cho cấp ủy, chính quyền địa phương thực hiện nhiệm vụ quản lý và sử dụng đất đai có hiệu quả hơn. Đông Dư là một xã ven đô nằm ở phia Đông nam của thành phố Hà Nội, nằm dọc bờ sông Hồng và cách trung tâm thành phố Hà Nội 10km. Xã có vị trí thuận lợi trong việc giao lưu với các tỉnh đồng bằng Bắc bộ theo các tuyến đường bộ và đường sông. Đặc biệt Đông Dư gần thị trường lớn Hà Nội rất thuận lợi cho sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Cầu Thanh Trì bắc qua sông Hồng chạy qua địa phận xã Đông Dư và đường cao tốc 1A nối tiếp đường đi Lạng Sơn xắp hoàn thành và chuẩn bị đưa vào sủ dụng ,cùng với nhiều dự án phát triển các tuyến giao thông mới (đường liên tỉnh Hà Nội - Hưng yên, đường 5B) .là điều kiện thuận lợi để xã Đông Dư phát triển kinh tế - xã hội. Xuất phát từ những vấn đề trên, được sự phân công của Khoa Đất và Môi trường – Trường Đại học Nông nghiệp I – Hà Nội, dưới sự hướng dẫn của thầy giáo – cán bộ giảng dạy Bộ môn Quy hoạch đất đai – Khoa Đất và Môi trường, tôi thực hiện đề tài "Quy hoạch sử dụng đất xã Đông Dư - huyện Gia Lâm - thành phố Hà Nội giai đoạn 2007 - 2015". 2. Mục đích và yêu cầu nghiên cứu 2.1. Mục đích - Tính toán, chuyển dịch cơ cấu các loại đất của xã Đông Dư qua các năm trong giai đoạn quy hoạch một cách hợp lý. - Đáp ứng nhu cầu ăn ở, sinh hoạt, sản xuất và nâng cao đời sống nhân dân xã Đông Dư. - Tăng giá trị kinh tế đất, sử dụng đất bền vững và bảo vệ môi trường. - Làm cơ sở để hướng dẫn các chủ sử dụng đất có hiệu quả cũng như việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ sử dụng đất theo pháp luật. - Giúp nhà nước quản lý quỹ đất một cách chặt chẽ và có hướng để phát triển kinh tế- xã hội xã Đông Dư cũng như trong toàn vùng. 2.2. Yêu cầu - Thực hiện đúng quy định của pháp luật về đất đai. - Đảm bảo sự phát triển ổn định ở nông thôn, sử dụng đất lâu dài đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội và môi trường. - Đáp ứng yêu cầu sử dụng đất của các ngành, các hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất trong những năm tới trên địa bàn xã. - Đảm bảo tính cân đối trong việc phân bổ, sử dụng đất đai thể hiện tính khoa học, tính thực tế. - Đảm bảo cho Nhà nước quản lý đất đai một cách hợp lý, chủ động cho người sản xuất. - Tính toán cơ cấu đất đai cho từng loại đất trên cơ sở điều tra, phân tích tình hình sử dụng đất, từ đó lập ra phương án chu chuyển đất đai nhằm sử dụng hiệu quả các loại đất và các tài nguyên khác trên cơ sở không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân trong xã. ĐẶT VẤN ĐỀ1 1. Tính cấp thiết của đề tài1 2. Mục đích và yêu cầu nghiên cứu2 2.1. Mục đích2 2.2. Yêu cầu2 PHẦN 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU4 1. Cơ sở lý luận của quy hoạch sử dụng đất4 1.1. Khái niệm quy hoạch sử dụng đất4 1.2. Đối tượng nghiên cứu của quy hoạch sử dụng đất5 1.3. Mối quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất và các loại hình quy hoạch khác 5 1.3.1. Mối quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội5 1.3.2. Mối quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất với dự báo và chiến lược dài hạn sử dụng đất đai6 1.3.3. Mối quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất với quy hoạch phát triển nông nghiệp6 1.3.4. Mối quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất với quy hoạch đô thị6 1.3.5. Mối quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất với quy hoạch các ngành7 1.3.6. Mối quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất cả nước với quy hoạch sử dụng đất của các địa phương7 2. Căn cứ pháp lý của quy hoạch sử dụng đất7 2.2. Những căn cứ pháp lý và kỹ thuật của quy hoạch sử dụng đất xã Đông Dư - huyện Gia Lâm - thành phố Hà Nội8 3. Tình hình nghiên cứu quy hoạch trong và ngoài nước9 3.1. Quy hoạch sử dụng đất ở một số nước9 3.2. Tình hình nghiên cứu quy hoạch sử dụng đất ở trong nước 3.2.1. Giai đoạn 1960 – 1969 3.2.2. Giai đoạn 1970 – 1986 3.2.3. Giai đoạn từ 1987 đến nay PHẦN 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Nội dung nghiên cứu 1.1. Nghiên cứu tổng quan 1.2. Điều tra, đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội 1.2.1. Điều kiện tự nhiên 1.2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 1.2.3. Hiện trạng về cơ sở hạ tầng 1.3. Đánh giá tình hình quản lý sử dụng đất đai 1.4. Phương hướng, mục tiêu phát triển 1.5. Xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất 1.6. Xây dựng kế hoạch sử dụng đất 1.7. Đánh giá hiệu quả và các giải pháp 2. Phương pháp nghiên cứu 2.1. Phương pháp điều tra khảo sát 2.1.1. Phương pháp điều tra nội nghiệp 2.1.2. Phương pháp điều tra ngoại nghiệp 2.2. Phương pháp thống kê xử lý số liệu 2.3. Phương pháp minh họa bằng bản đồ 2.4. Phương pháp tính toán theo định mức PHẦN 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 1. Nghiên cứu điều kiện tự nhiên 1.1. Vị trí địa lý 1.2. Địa hình 1.3. Đặc điểm khí hậu 1.4. Đặc điểm thủy văn 1.5. Các nguồn tài nguyên 1.6. Cảnh quan môi trường 1.7. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên 2. Thực trạng kinh tế - xã hội 2.1. Tình hình tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế 2.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế 2.2.1. Ngành nông nghiệp 2.2.2. Tiểu thủ công nghiệp 2.2.3. Về dịch vụ – thương mại 2.3. Dân số lao động và đất ở 2.4. Thực trạng phát triển khu dân cư 2.5. Tình hình xây dựng cơ sở hạ tầng 2.6. Đánh giá chung về điều kiện kinh tế – xã hội 3. Tình hình quản lý sử dụng đất đai 3.1. Tình hình quản lý đất đai 3.1.1. Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai 3.1.2. Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính 3.1.3. Khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất; lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất 3.1.4. Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất 3.1.5. Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất 3.1.6. Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 3.1.7. Thống kê, kiểm kê đất đai 3.1.8. Quản lý tài chính về đất đai 3.1.9. Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất 3.1.10. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai 3.1.11. Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại tố cáo các vi phạm trong việc quản lý và sử dụng đất đai 3.3. Biến động đất đai giai đoạn 2000-2007 3.4. Tình hình thực hiện quy hoạch sử dụng đất của thời kỳ trước 3.5. Đánh giá tiềm năng đất đai 4. Phương hướng, mục tiêu phát triển 4.1. Phương hướng, mục tiêu phát triển kinh tế xã hội 4.1.1. Phương hướng, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội 4.1.2. Phương hướng, mục tiêu phát triển các ngành kinh tế 4.2. Phương hướng sử dụng đất 4.2.1. Phương hướng sử dụng đất nông nghiệp 4.2.2. Phương hướng sử dụng đất phi nông nghiệp 5. Phương hướng quy hoạch phân bổ sử dụng đất 5.1. Hoạch định ranh giới 5.2. Quy hoạch sử dụng đất phi nông nghiệp 5.2.1. Quy hoạch đất khu dân cư 5.2.2.Quy hoạch đất chuyên dùng 5.3. Quy hoạch đất nông nghiệp 5.3.1. Đánh gía tiềm năng đất nông nghiệp 5.3.2. Quy hoạch sử dụng đất nông nghịêp 5.4. Chu chuyển và cân đối đât đai 5.5. Xây dựng kế hoạch sử dụng đất 5.1. Phân kỳ hế hoạch 5.1.1. Kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu 2007- 2010 5.1.2. Kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối 2011-2015 5.2. Kế hoạch sử dụng đất chi tiết từng năm của kỳ đầu 2007-2010 5.2.1.Đất nông nghiêp 5.2.2. Đất phi nông nghiệp 6. Đánh giá hiệu quả và các giải pháp 6.1. Đánh giá hiệu quả của phương án 6.1.1.Hiệu quả kinh tế 6.2. Các giải pháp tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất 55 6.2.1. Các biện pháp về chính sách và quản lý KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận 2. Kiến nghị

doc63 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2147 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Quy hoạch sử dụng đất xã Đông Dư - huyện Gia Lâm - thành phố Hà Nội giai đoạn 2007 - 2015, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uÊt T¹/ha 20,1 19,23 19,4 20,4 22,2 S¶n l­îng TÊn 4,02 3,85 3,9 4,08 4,44 *Chăn nuôi Toàn xã có 10 con trâu, 189 con bò. Số trâu bò này chủ yếu phục vụ sức kéo, và sản xuất. Xã có 1615 con lợn, bình quân 1,28 con/hộ. Sản lượng xuất chuồng đạt từ 55- 80kg/con. . Tổng số gia cầm của xã là 10.000.000 con(bảng3). Bên cạnh việc chăn nuôi gia súc gia cầm thì việc nuôi trồng thuỷ sản tăng thêm thu nhập cho các hộ nông dân. B¶ng 3: KÕt qu¶ ch¨n nu«i qua mét sè n¨m H¹ng môc §VT 2002 2003 2004 2005 2006 Tr©u Con 9 7 9 10 10 Bß Con 142 139 147 168 189 Lîn Con 1028 1124 1327 1535 1615 Gia cÇm TÊn 14920 16370 17200 18000 19000 Thuû s¶n TÊn 6,1 6,4 63 6,8 6,4 2.2.2. Tiểu thủ công nghiệp Ngoài các ngành trồng trọt và chăn nuôi thì xã còn lác đác một vài hộ làm gốm sứ, tổng số lò là 10. Số lò này ít nhưng hầu hết là những cơ sở sản xuất hiệu quả. Ngoài ra còn một số nghề xay sát, sản xuất vật liệu xây dựng như làm ngói, may đo, làm bún. 2.2.3. Về dịch vụ – thương mại Đối với hộ gia đình việc phát triển các loại hình dịch vụ giữ vững và ổn định, không phát triển được nhiều, tổng số hộ kinh doanh toàn xã hiện có 36 hộ, mức thu nhập của người dân chưa cao chiều hướng phát triển còn chậm, do vị trí của xã cách xa trung tâm dịch vụ, các doanh nghiệp đầu tư trên địa bàn 2.3. Dân số lao động và đất ở Qua điều tra thực trạng xã Đông Dư có 4150 nhân khẩu được phân bố ở 3 thôn chia làm 8 xóm(bảng 4). Tổng số hộ là 1082 hộ. So với năm 2002 thì toàn xã tăng 155 hộ. Như vậy bình quân mỗi năm tăng 31 hộ. Quy mô hộ vẫn giữ ở mức trung bình và có xu hướng giảm từ 4.19 năm 2002 xuống 3.84 người/hộ năm 2006, điều này thể rõ xu thế hệ tách hộ ngày càng nhiều. Tỷ lệ tăng dân số các năm ở mức thấp. Riêng năm 2006 tỷ lệ tăng dân số là 3,8%. Nguyên nhân của vấn đề này là do dân cư nơi khác mua đất ở đây trong vài năm trước và hiện tại họ chuyển đến đây sinh sống. Số lượng lao động phi nông nghiệp ngày càng tăng.Năm 2002 có 285 lao động phi nông nghiệp thì đến năm 2006 là 560 lao động . Như vậy sự chuyển dịch cơ cấu dân số và lao động theo hướng tăng số hộ, số nhân khẩu và lao động phi nông nghiệp, giảm dần số hộ, số nhân khẩu và số lao động trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Bảng 4: Tình hình biến động dân số của xã ChØ tiªu §VT 2002 2003 2004 2005 2006 1. Tæng sè nh©n khÈu Ng­êi 3883 3921 3962 3998 4150 Sè sinh trong n¨m Ng­êi 45 46 54 61 56 Sè chÕt trong n¨m Ng­êi 14 11 16 27 15 Sè chuyÓn ®Õn trong n¨m Ng­êi 10 8 9 10 116 Sè chuyÓn ®i trong n¨m Ng­êi 6 5 6 8 5 2. Tû lÖ ph¸t triÓn d©n sè % 0,91 0,98 1,05 0,91 3,8 3. Tæng sè hé Hé 927 964 996 1010 1082 Hé n«ng nghiÖp Hé 868 870 875 882 889 Hé phi n«ng nghiÖp Hé 59 94 121 128 193 4. Sè cÆp kÕt h«n CÆp 24 25 30 43 17 5. Tæng sè lao ®éng Ng­êi 2308 2329 2352 2377 2450 -L§ n«ng nghiÖp Ng­êi 2023 2027 2040 1993 1890 -L§ phi n«ng nghiÖp Ng­êi 285 302 311 338 560 2.4. Thực trạng phát triển khu dân cư Kết quả điều tra thự trạng phát triển khu dân cư được thể hiện qua bảng 5. Trong dó xã Đông Dư có tổng số hộ là 1082, số nóc nhà hiện có là 1039. Như vậy, số hộ chưa có nhà và đất ở để sử dụng riêng là 43 hộ. Trong tương lai xã cần phải quyết cho những hộ tồn đọng này. Toàn xã có 996 hộ có diện tích đất ở >300m2 cho nên trong tương lai xã còn có thể tự gi•n được một số hộ. Diện tích đất ở của 2 thôn thượng và Hạ là thấp nên việc cấp đất giãn dân ở 2 thôn này cần được ưu tiên trong giai đoạn quy hạch. Bảng5: Tình hình phân bổ dân cư và đất ở ChØ tiªu §VT Toµn x· Chia ra c¸c xãm Xãm 1 Xãm 2 Xãm 3 Xãm 4 Xãm 5 Xãm 6 Xãm 7 Xãm ThuËn Phó Tæng sè khÈu Ng­êi 4150 568 611 539 307 476 481 952 216 Tæng sè lao ®éng Ng­êi 2450 305 351 298 154 288 241 676 137 Tæng sè hé Hé 1082 148 159 141 80 124 128 248 54 Tæng sè lãc nhµ Nhµ 1039 148 159 135 80 120 110 233 54 Cã ®Êt ë>300m2 Nhµ 996 128 144 130 77 114 106 202 52 Cã ®Êt á <300m2 Nhµ 86 20 15 5 3 6 4 31 2 Sè nhµ cã 2 hé Nhµ 43 5 7 6 2 6 5 11 1 Sè phô n÷ ®éc th©n Ng­êi 19 3 1 2 0 3 2 5 2 2.5. Tình hình xây dựng cơ sở hạ tầng Trong những năm vưa qua, nhờ sự giúp đỡ của UBND huyện Gia Lâm, sự nỗ lực cố gắng của toàn thể các bộ nhân dân trong toàn xã Đông Dư đã xây dựng được một số cong trình xây dựng cơ bản khang trang, phục vụ tốt cho nhu cầu sản xuất, sinh hoạt và công tác của người dân trong toàn xã. * Giao thông: Hệ thống giao thông của xã tương đối hoàn thiện do đã được cải tạo, nâng cấp và xây mới trong những năm vừa qua. Hầu hết (98%) các đường hiên thôn xóm, đường trục chính của các xã đã được tu sửa với sự đóng góp của nhân dân và sự hỗ trợ của Nhà nước. Đường trục chính của xã đã được bê tông hoá hoàn toàn rộng 4m. Tuyến đường đê dài 3km đi cầu Chương dương đã dải nhựa rộng 6m. Nhìn chung, hệ thống giao thông của xã tương đối thuận tiện cho việc đi lại của nhân dân cũng như góp phần vào sự phát triển kinh tế, xã hội của xã trong vấn đề lưu thông hàng hoá với nội thành, các xã lân cận và các vùng khác. Xã Đông Dư có đường trên đê cách cầu Chương Dương 6km, chiều dài 3km, bề rộng đường từ 8-12m, mặt đường 5-6m đã được trải nhựa.Và có cầu Thanh Trì bắc qua sông Hồng chạy qua địa phận xã là điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội. Hệ thống đường làng, ngõ xóm dài 8860m. Đường liên thôn có nền đường 5-6m bề rộng mặt đường dài 2-3m, đường ngõ xóm đã được bê tông hoá hoặc trải nhựa, rất thuận tiện cho việc đi lại của người dân. * Hệ thống thủy lợi Vì Đông Dư là một xã đồng bằng nên vấn đề tưới tiêu và đảm bảo thời vụ rất quan trọng và cần thiết. Chính vì lý do này mà UBND xã đã trú trọng quan tâm và đầu tư vốn vào các công trình thuỷ lợi. Để phục vụ công tác tưới tiêu xã có 2 trạm bơm do xã quản lý, với lưu lượng là 60m3/h. Về năng lượng tưới của các trạm bơm để đảm bảo việc tưới tiêu được kịp thời, tránh tình trạng lãng phí nước. Toàn xã có 2,25 km kênh chính còn lại là kênh cấp 2 và cấp 3. Hiện tịa đã lát gạch và kiên cố hoá kênh mương được 22500m. Nhìn chung, hệ thống kênh mương đã đáp ứng tương đối tốt nhu cầu tưới tiêu của sản xuất nông nghiệp. Nhưng trong tương lai lại để mở rộng diện tích, nâng cao hệ số sử dụng đất thì cần thiết phải xây mới, kiên cố hoá hệ số kênh mương nội đồng. *Hệ thống điện Xà có 4,7km đường dây trục 1 trạm biến áp trung gian công suất cảu trạm này là 500KVA, bình quân mỗi hộ đạt 0,52 KVA, chỉ tiêu này đã đủ điện thắp sáng và 1 phần phục vụ cho sản xuất. * Xây dựng cơ bản của xã Các công trình phục vụ sản xuất, văn hoá, thể dục thể thao của xã được xây dựng tương đối hoàn chỉnh, toàn xã đã có lưới điện quốc gia, hệ thống đài phát thanh phục vụ thông tin văn hoá cũng như nhu cầu thông tin cho nhân dân về việc ứng dụng biện pháp kỹ thuật vào trong sản xuất. Ngoài ra xã đã có bưu điện văn hoá xã, có trạm xá xã diện tích 400m2 được xây dựng kiên cố. UBND xã đã được xây mới khang trang vào năm 2000, có sân vận động 0,97 hạ đang nâng cấp. Tuy nhiên, để phục vụ tốt hơn cho nhu cầu mua bán trong thời gian quy hoạch, xã cần xây dựng mới 1 khu chợ sạch sẽ và khang trang phục vụ nhân dân. Xã cũng rất quan tâm đến đầu tư đến thế hệ trẻ, toàn xã có 3 nhà trẻ, 8 lớp mẫu giáo. Trường PTCS được xây dựng kiên cố gồm 80 phòng học, có sân chơi và vườn. Trên đây là những thuận lợi đối với xã, nhưng cũng cần phát huy hơn nữa và cần phải đầu tư để nâng cao chất lượng về cuộc sống tinh thần như: vui chơi giải trí của nhân dân và chất lượng học tập. Bảng 6: Hiện trạng các công trình xây dựng cơ bản C«ng tr×nh DiÖn tÝch(m2) §Þa ®iÓm ChÊt l­îng I. C«ng tr×nh x©y dùng 1. Trô së UBND 3900 Xãm 4 Nhµ 2 tÇng kiªn cè míi x©y dùng 2. Tr¹m y tÕ 2400 Xãm 4 M¸i b»ng, míi 3. Tr­êng cÊp 1 8220 Xãm 4 2 tÇng, tèt, míi 4.Tr­êng cÊp 2 10500 5. B­u ®iÖn v¨n hãa 400 Xãm 4 M¸i b»ng, míi 6. Héi tr­êng th«n 403 Xãm 1 M¸i b»ng, míi 586 Xãm 8 M¸i b»ng, míi 7. Chïa 6000 1625 Th«n Th­îng Th«n H¹ X©y dùng l©u ®êi X©y dùng l©u ®êi 8. §×nh 1684 878 ThuËn Phó Th«n H¹ X©y dùng l©u 9. NghÜa ®Þa 2126m2 Xãm 4 10.NghÜa trang liÖt sü 1000 Xãm 4 11.Nhµ trÎ mÉu gi¸o 400 400 400 Xãm 7 Th«n Th­îng Th«n H¹ M¸i b»ng, tèt, s¹ch 12. S©n vËn ®éng 9653 Xãm 4 S©n cá, thÊp II. Giao th«ng §­êng ®ª Liªn th«n xãm ChiÒu dµi(m) 3000 13000 ChiÒu réng 8m 3m D¶i nhùa Bª t«ng hãa III. Thñy lîi 1.M­¬ng thuËn phó 2. M­¬ng th«n H¹ 3.Th«n Th­îng ChiÒu dµi (m) 3785 1500 1700 ChiÒu réng(m) 4 4 4 ChÊt l­îng Kªnh ®Êt Bª t«ng Bª t«ng VI.Tr¹m b¬m -Tr¹m b¬m tiªu -Tr¹m b¬m t­íi C«ng suÊt(m3/h) 80 60 DiÖn tÝch(m2) 300 m2 300 m2 ChÊt l­îng Kh¸ Trung b×nh Tr¹m biÕn ¸p 500KVA 350 Tèt 2.6. Đánh giá chung về điều kiện kinh tế – xã hội * Thuận lợi -Hệ thống cơ sở hạ tầng của vùng, của địa phương phát triển tạo động lực cho kinh tế – xã hội của xã phát triển. -Được đầu tư hướng dẫn trồng rau an toàn, tập huấn kỹ thuật trồng trọt chăn nuôi thông qua hoạt động của dự án ADDA, mạng lưới khuyến nông thanh phố Hà Nội và huyện Gia Lâm. -Được vay vốn ngân hàng đầu tư cho sản xuất nông nghiệp. -Đất đai màu mỡ, dân cư có truyền thống, nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp. * Khó khăn. Bên cạnh những thuận lợi còn có những khó khăn sau: - Đất canh tác manh mún, nhỏ lẻ - Không nắm được quy hoạch, nên chưa giám mạnh rạn đầu tư sản xuất. - Giá cả nông sản (đặc biệt là dau an toàn) chưa hợp lý. - Hệ thống thủy lợi tiếu tiêu chưa đáp ứng yêu cầu sản xuất. - Nước thải từ các cơ sở công nghiệp làm ô nhiễm nguồn nước. - Diện tích đất canh tác ngày càng giảm sẽ dẫn đến dư thừa lao động và thu nhập đầu người sẽ không thể đáp ứng được nhu cầu của người dân trong toàn xã cho nên xã cần có biện pháp khắc phục vấn đề này trong tương lai bằng cách đưa biện pháp chuyển đổi cơ cấu kinh tế thâm canh tăng vụ, phát triển tiểu thủ ngành nghề công nghiệp. 3. Tình hình quản lý sử dụng đất đai 3.1. Tình hình quản lý đất đai 3.1.1. Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai Uỷ ban nhân dân xã tổ chức tốt việc thực hiện các văn bản của nhà nước, tỉnh và huyện về công tác quản lý sử dụng đất như chính sách giao đất sử dụng ổn định lâu dài, chủ trưng dồn đổi ruộng đất, chủ trưng chuyển đổi cơ cấu kinh tế, khuyến khích phát triển kinh tế trang trại v.v… 3.1.2. Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính Thực hiện chỉ thị 364/CT, dưới sự chỉ đạo của Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội và Uỷ ban nhân dân huyện Gia Lâm, xã Đông Dư đã cùng các xã giáp ranh hoạch định ranh giới theo tài liệu đo đạc địa chính. Hồ sơ ranh giới đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt, đất đai trong phạm vi lãnh thổ xã đã ổn định. Không có tranh chấp với các xã giáp ranh. 3.1.3. Khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất; lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất Xã Đông Dư đã có tập bản đồ địa chính giải thửa tỷ lệ 1/500, 1/1000. Tháng 4 năm 2005 x ã đã có báo cáo kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất 1/5000. Trên cơ sở tài liệu đo đạc xã đã xây dựng được bản đồ hiện trạng sử dụng đất tỷ lệ 1/5000. Tuy nhiên, cho đến nay xã chưa xây dựng được bản đồ hành chính. 3.1.4. Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất Thực hiện sự chỉ đạo của Uỷ ban nhân dân thành phố, sở Tài nguyên và Môi trường và Nhà đất, của Uỷ ban nhân dân huyện và phòng Tài nguyên và Môi trường, xã đã tiến hành xây dựng quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 1995 - 2015, được Uỷ ban nhân dân huyện phê duyệt. Trên cơ sở đó, xã đã triển khai xây dựng kế hoạch sử dụng đất hàng năm trình UBND huyện phê duyệt và tổ chức thực hiện một cách có hiệu quả. Cho đến nay, hầu hết các chỉ tiêu đề ra trong phương án quy hoạch đã được triển khai thực hiện. Do nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội xã cần xây dựng phương án quy hoạch cho giai đoạn tiếp theo trên cơ sở chuyển đổi ruộng đất từ ô thửa nhỏ thành ô thửa lớn. 3.1.5. Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất Công tác giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất và chuyển đổi mục đích sử dụng được xã triển khai thực hiện có hiệu quả. Đất ở cho các hộ gia đình đã được giao theo đúng quy hoạch và quyết định của Uỷ ban nhân dân thành phố. 3.1.6. Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Công tác đăng ký quyền sử dụng đất đã được triển khai đến tất cả các đối tượng đang sử dụng đất. Căn cứ vào đơn đăng ký, xã đã lập Hội đồng xét duyệt và đề nghị Uỷ ban nhân dân huyện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng đất nông nghiệp và đất ở. Bộ hồ sơ địa chính đã được hoàn thiện gồm bản đồ giải thửa, sổ mục kê, sổ địa chính, sổ theo dõi cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Hàng năm xã thường xuyên cập nhật thông tin vào hồ sơ địa chính. 3.1.7. Thống kê, kiểm kê đất đai Công tác thống kê đất đai được tổ chức thực hiện định kỳ vào 01/10 hàng năm theo sự chỉ đạo của Uỷ ban nhân dân và phòng Tài nguyên và Môi trường huyện nhằm bổ sung, cập nhật các thông tin về biến động quỹ đất của xã. Cứ 5 năm một lần xã lại thực hiện kiểm kê đất đai theo Thông tư của Bộ Tài nguyên và Môi trường và chỉ thị của Uỷ ban nhân dân thành phố. 3.1.8. Quản lý tài chính về đất đai Công tác quản lý tài chính về đất đai được tổ chức thực hiện nghiêm chỉnh theo quy định của Nhà nước. Các khoản thu từ đất đều được nộp vào kho bạc Nhà nước theo đúng các quy định về tài chính. Không có sự vi phạm nào về lĩnh vực này. Nguồn thu từ đất đã được điều tiết lại để xây dựng, củng cố, cải tạo và nâng cấp cơ sở hạ tầng của xã, nhờ đó mà trong những năm gần đây, hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội của xã đã được cải thiện đáng kể. 3.1.9. Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất Uỷ ban nhân dân xã rất quan tâm đến việc quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất để đảm bảo việc sử dụng đất đúng pháp luật, hợp lý và có hiệu quả cao. Các sai phạm được chấn chỉnh kịp thời, không để xảy ra các vi phạm nghiêm trọng. 3.1.10. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai Uỷ ban nhân dân xã đã tăng cường chỉ đạo, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật đất đai của các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân. 3.1.11. Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại tố cáo các vi phạm trong việc quản lý và sử dụng đất đai Xã chủ trương tích cực giải quyết dứt điểm các vụ tranh chấp, khiếu tố về đất đai trên cơ sở có lý có tình. 3.3. Biến động đất đai giai đoạn 2000-2007 Giai đoạn 2000-2007 cơ cấu đất đai có nhiều thay đổi.Trong đó đất nông nghiệp có xu hướng giảm và đất phi nông nghiệp tăng lên.Biểu 02/HT-QH thể hiện dõ điều này.Dưới đây là nguyên nhân tăng giảm các loại đất so với năm 2000. * Về đất nông nghiệp: giảm 4,89 ha do các nguyên nhân sau: + Chuyển 2,41 ha từ đất trồng cây hàng năm sang đất phi nông nghiệp theo quyết định số 1478 ngày 28/12/2001 của UBND huyện Gia Lâm và quyết định số 469 ngày 11/6/2002 của UBND huyện Gia Lâm để xây dựng cầu Thanh Trì và đoạn tuyến phía Nam vành đai III Hà Nội. +Chuyển 2,47 ha đất mặt nước nuôi trồng thuỷ sản sang đất phi nông nghiệp theo quyết định số 469 ngày. 11/2/2002 của UBDN huyện Gia Lâm và quyết định 926 ngày 19/9/2002 của UBND để xây dựng cầu Thanh Trì và khu tái định cư X7. * Về đất phi nông nghiệp tăng 4,89 ha do các nguyên nhân sau: + Đất ở: diện tích đất ở giảm 0,53 ha theo quyết định số 454 ngày 20/5/2003 của UBND huyện Gia Lâm (thu hồi 1,4056 ha để xây dựng cầu Tranh Trì và xây dựng khu tái định cư X7 với diện tích 0,8749 ha theo quyết định 926 ngày 19/9/2002 của UBND huyện Gia Lâm) + Đất chuyên dùng tăng 5,41 ha do các nguyên nhân sau: - Do chuyển đất ở 1,41 theo quyết định số 459 ngày 20/03/2003 của UBND huyện Gia Lâm để xây dựng cầu Thanh Trì - Do chuyển từ đất cây trồng cây hàng năm 2,41 ha theo quyết định số 1478 ngày 28/12/2001 của UBND huyện Gia Lâm và quyết định số 469 ngày 11/6/2002 của UBND huyện Gia Lâm để xây dựng cầu Thanh Trì và đoạn tuyến phía Nam vanh đai III Hà Nội. 3.4. Tình hình thực hiện quy hoạch sử dụng đất của thời kỳ trước Theo kết quả thống kê đất đai ngày 01/01/2007 thì diện tích đất đã sử dụng phù hợp với quy hoạch. Tuy nhiên vẫn còn 3,3 ha đất phi nông nghiệp chưa phù hợp với quy hoạch. Trong thời kỳ quy hoạch này chúng tôi tiến hành đưa diện tích 3,3 ha đất phi nông nghiệp theo đúng quy hoạch. 3.5. Đánh giá tiềm năng đất đai Xã Đông Dư có tổng diện tích đất tự nhiên 365,61ha trong đó đất nông nghiệp chiếm 59,5% đất phi nông nghiệp là 40,5%. Đối với ngành nông nghiệp, đất đai của xã Đông Dư có đất phù xa được bồi đắp và không được bồi đắp hàng năm. Thành phần cơ giới của đất thuộc 3 loại chính: đất thịt trung bình, đất thịt nhẹ và đất thịt có hàm lượng trung bình. Cộng với điều kiện tự nhiên nói chung ở khu vực này rất thuận lợi để phát triển nông nghiệp. Một số loại cây rau, gia vị cây ổi rất thích hợp với diều kiện đất đai ở đây. Các loại nông sản này hiện nay đang được ưu chuộm và có giá trị kinh tế cao. Vì vậy đất nông nghiệp của xã Đông Dư có điều kiện tốt để phát triển sản xuất các gia vị, đây sẽ là sản phẩm chính của ngành nông nghiệp xã Đông Dư trong tương lai. 4. Phương hướng, mục tiêu phát triển 4.1. Phương hướng, mục tiêu phát triển kinh tế xã hội 4.1.1. Phương hướng, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội Dựa trên cơ sở hiện trạng và tiểm năng đất đai, kinh tế xã hội, lao động, nguồn lực có sẵn, căn cứ vào định hướng phát triển kinh tế của huyện Gia Lâm thành phố Hà Nội và định hướng phát triển kinh tế xá hội của Đảng Uỷ, UBND xã Đông Dư. Chúng tôi xác định phương hướng và mục tiêu phấn đấu cho xã giai đoạn 2007-2015 như sau: - Về kinh tế: Phương hướng phát triển kinh tế của xã Đông Dư từ nay đến năm 2015 là đẩy mạnh nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, công nghiệp, tiểu tổu công nghiệp và dịch vụ theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hoá. Dự kiến trong giai đoạn từ nay đến năm 2015 mục tiêu phấn đấu tăng trưởng kinh tế như sau: + Tốc độ tăng trưởng kinh tế là 10.54 %/năm. + Tỷ trọng trong các ngành như sau: Nông nghiệp : 52 % Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp - Dịch vụ : 48 % - Về xã hội: Trong tương lai cần giải quyết các vấn đề bức xúc nhất, về mục tiêu nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, thực hiện tốt chính sách xã hội, giữ gìn và xây dựng nếp sống văn minh gia đình văn hoá. + Về giáo dục đào tạo, văn hoá, thể dục thể thao. Trong gia đình từ nay đến 2015, Đông Dư cần xác định đây là vấn đề chính cho phát triển xã hội, có nhiều chính sách để khuyến khích học sinh đế trường, bảo vệ nguồn văn hoá dân tộc, đẩy mạnh công tác thể dục-thể thao, nâng cao sức khoẻ toàn dân. + Về y tế, chăm sóc sức khoẻ cộng đồng, vệ sinh môi trường: Công tác y tế trong tương lai cần phải chú trọng quan tâm để nâng cao sức khoẻ cho toàn dân, phối hợp với các cán bộ y tế cấp thôn và trạm y tế tuyến huyện để tổ chức khám, chữa bệnh cho nhân dân. Toàn xã trong những năm qua đã thực hiện tốt công tác kế hoạch hoá gia đình, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên luôn ở mức thấp. Trong giai đoạn tới xã cần kết hợp với cấp trên đẩy mạnh công tác kế hoạch hoá gia đình nhằm giữ tỷ lệ tăng dân số ở mức thấp. Hiện nay tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 1,03 %, phấn đấu đến năm 2015 xuống còn 0,93 %. 4.1.2. Phương hướng, mục tiêu phát triển các ngành kinh tế Trên cơ sở mục tiêu phát triển kinh tế xã hội xã Đông Dư giai đoạn 2007-2015 thì việc phân bố chỉ tiêu cụ thể cho các ngành kinh tế là rất quan trọng. Trên cơ sở đó chúng tôi tiến hành xác định mục tiêu, sản phẩm chủ lực của ngành kinh tế như sau: 4.1.2.1.Nhóm ngành nông nghiệp *Ngành trồng trọt Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, đảm bảo an ninh lương thực, phát triển các cây trồng có thế mạnh của địa phương, giảm dần các cây trồng hiệu quả kinh tế thấp. Bên cạnh đó đẩy mạnh đầu tư vốn, lao động khoa học ký thuật, thâm canh tăng vụ nềăm sử dụng hiệu quả tiềm năng đất đai. Mục tiêu tăng trưởng: đến năm 2015 sẽ tăng 8,5 % tổng giá trị sản xuất so với năm 2006. Sản phẩm chủ lực là cây rau gia vị và cây ổi. * Ngành chăn nuôi Hiện tại, ngành chăn nuôi trong xã chỉ đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt của nhân dân trong xã chưa đáp ứng được yêu cầu sản xuất hàng hoá nông sản phẩm. Trong thời gian tới phải đẩy mạnh phát triển ngành chăn nuôi theo hình thức trang trại, hộ gia đình nhằm nâng cao thu nhập cho người dân trong xã. Mục tiêu tăng trưởng: đến năm 2015 tăng 50 % tổng giá trị sản xuất ngành chăn nuôi so với năm 2006. Sản xuất chủ lực: chăn nuôi trâu bò, lợn, gà. 4.1.2.2. Nhóm ngành công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp - dịch vụ Hiện tại kinh tế của xã nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn 64%. Ngành Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp - Dịch vụ chiếm 36%. Trong đó ngành tiểu thủ công nghiệp là trọng tâm. Trong tương lai khi các công trình giao thông của quốc gia nằm trên địa bàn xã hoàn thành thì ngành dịch cụ, công nghiệp có điều kiện phát triển. Mục tiêu tăng trưởng đến năm 2015 sẽ đạt 16,2 % tỷ đồng tăng 9,7 tỷ đồng so với năm 2006. Sản phẩm chủ lục: sản phẩm chính là hàng gốm sứ và dịch vụ vận chuyển hàng hoá. 4.2. Phương hướng sử dụng đất Từ kết quả điều tra hiện trạng sử dụng đất của xã và kiến nghị của Đảng bộ xã, chúng tôi xây dựng phương hướng sử dụg đất cho xã từ nay đến năm 2015. 4.2.1. Phương hướng sử dụng đất nông nghiệp Hiện tại xã Đông Dư có diện tích đất nông nghiệp là 210,39 ha, chiếm 59,5% so với tổng diện tích đất tự nhiên. Để sử dụng và khai thác tốt tiềm năng đất đai thì việc xây dựng phương hướng sử dụng đất nông nghiệp trong tương lai là rất cần thiết. Trong giai đoạn quy hoạch sẽ chuyển 25 ha đất chuyên lúa sang trồng rau gia vị; chuyển 21 ha đất bãi trồng cây hàng năm khác sang trồng cây ăn quả. Phần diện tích đất sản xuất nông nghiệp còn lại sẽ đưa từ 2 vụ lúa lên 3 vụ: 2 lúa – 1 màu. Ngoài ra diện tích đất mặt nước nuôi trồng thuỷ sản sẽ được đầu tư vốn, kỹ thuật, giống vật nuôi có hiệu quả kinh tế cao vào sản xuất. 4.2.2. Phương hướng sử dụng đất phi nông nghiệp 4.2.2.1. Đất khu nông thôn Dân cư ngày một tăng nhanh cho nên việc mở rộng diện tích đất khu dân cư nông thôn là tất yếu trong quá trình phát triển xã hội. Để hạn chế việc trưng dụng đất nông nghiệp, đặc biệt là đất trồng cây hàng năm sử dụng vào mục đích đất ở thì phải tận dụng diện tích đất vườn, đất thổ cư sẵn có, đất nông nghiệp có hiệu quả sử dụng thấp, đất xây dựng cơ bản trong điểm dân cư hết thời hạn sử dụng để cấp cho các hộ gia đình chưa có đất ở. Để đảm bảo công bằng xã hội việc cấp và giao đất phải được tiến hành đúng quy định của Nhà nước. 4.2.2.2. Đất chuyên dùng Nền sản xuất càng ngày càng phát triển kéo theo nhu cầu sử dung đất chuyên dùng ngày một tăng. Do đó việc xác định phương hướng sử dụng đất chuyên dùng trở nên bức thiết. Tuy nhiên việc sử dụng đất chuyên dùng trong tương lai cần phải tiết kiệm, hợp lý và đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế xã hội. Trong giai đoạn quy hoạch tôi tiến hành phân bố quỹ đất cho một số công trình xây dựng sau: Cảng nội địa, đường giao thông, vành đai III Hà Nội; khu vực bãi để xe, nhà văn hoá thôn chợ. 5. Phương hướng quy hoạch phân bổ sử dụng đất 5.1. Hoạch định ranh giới Thực hiện chỉ thị 364/CP của Chính phủ về việc xác định ranh giới, xây dựng mốc địa giới hành chính, được sự chỉ đạo trực tiếp của ban tổ chức chính quyền thành phố, UBND huyện Gia Lâm xã Đông Dư đã xác định song đường địa giới hành chính với các xã Bát Tràng, Đa Tốn, Trường Đại học Nông nghiệp I, Thị trấn Trân Quỳ, Quận Hoàng Mai, Quận Long Biên, đã lập đầy đủ hồ sơ và được các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Các mốc địa giới đã được kiểm tra thường xuyên bảo vệ an toàn hàng năm đều báo cáo về tổ chức chính quyền huyện Gia Lâm theo quy định. Ranh giới giữa các chủ sử dụng đất trong xã cũng đã được xác định rõ ràng và đầy đủ. 5.2. Quy hoạch sử dụng đất phi nông nghiệp 5.2.1. Quy hoạch đất khu dân cư 5.2.1.1. Dự báo dân số và số hộ Căn cứ vào hiện trạng dân số và các điều kiện kinh tế xá hội. Căn cứ vào định hướng phát triển kinh tế, xã hội, chúng tôi tiến hành dự báo dân số và số hộ. Khi dự tính dân số năm quy hoạch, chúng tôi đưa tỷ lệ tăng dân số tự nhiên -0.01 % ; Tỷ lệ tăng dân số cơ học được chúng tôi dự tính trên cơ sở số hộ chuyển đến đây sinh sống trong giai đoạn quy hoach. Như vậy đến năm 2015, dân số xã Đông Dư là 4874 khẩu tăng 724 khẩu so với năm hiện trạng và số hộ là 1266 hộ tăng 188 hộ. Tỷ lệ tăng dân số dự báo đến năm 2015 là 1.01% , giảm so với hiện trạng là 2.79%. Như vậy dự tính mỗi năm tỷ lệ tăng dân số giảm trung bình 0.31%. 5.2.1.2. Dự báo nhu cầu đất ở trong giai đoạn quy hoạch Căn cứ vào điều tra thực tế, căn cứ vào phương hướng phát triển kinh tế xã hội và phương hướng sử dụng đất. Dựa vào kết quả dự báo dân số, số hộ trong tương lai, dựa vào số hộ tồn đọng, số phụ nữ độc thân. Chúng tôi tiến hành dự báo nhu cầu đất ở cho xã đến năm 2015. Như vậy số hộ có nhu cầu đất ở là 250. Trong đó có 100 hộ thừa kế, 82 hộ tự giãn, 68 hộ cấp mới. Các hộ cấp mới cần giải quyết trong giai đoạn quy hoạch( bảng 8). 5.2.1.3 Định mức cấp đất ở. Căn cứ vào các điều kiện đất đai xã và luật đất đai cùng các văn bản phap quy khác, chúng tôi dự định mức cấp là 100 m2/hộ. 5.2.1.4. Phương án quy hoạch đất khu dân cư Căn cứ vào hiện trạng sử dụng đất, căn cứ vào phương hướng sử dụng đất trong giai đoạn quy hoạch và căn cứ vào thực tế của từng khu vực. Chúng tôi tiến hành xác định vị trí cấp đất ở mới. Tại mỗi vị trí được chọn chúng tôi tiến hành lập bản vẽ trích lục và thiết kế mặt bàng chi tiết, chính xác.Từ đó lập kế hoạch sử dụng đất trong giai đoạn quy hoạch. Các khu vực cấp đát ở mới và kết quả tính toán được thể hiện cụ thể trong bảng 9. Bảng 8: Dự báo nhu cầu đất ở trong tương lai Các chỉ tiêu Toàn xã Phân theo các xóm xóm 1 Xóm 2 Xóm 3 Xóm 4 Xóm 5 Xóm 6 Xóm 7 Xóm 8 số hộ năm 2006 1078 148 158 140 80 123 128 247 54 số hộ năm 2015 1266 173 186 163 93 145 151 291 64 1.Số hộ phát sinh 188 25 28 23 13 22 23 44 10 2.Số hộ tồn đong 43 5 7 6 2 6 5 11 1 3.Số phụ nữ đôc thân 19 3 1 2 0 3 2 5 2 4.Tống số hộ có nhu cầu đất ở 250 33 36 31 15 31 30 60 13 - Tự giãn 100 14 14 12 7 12 12 23 5 - Thừa kế 82 11 12 11 5 10 10 19 5 - Cấp mới 68 8 10 8 3 9 9 18 3 Bảng 9: Dự kiến khu vực cấp đất ở mới Vị trí số Vị trí thửa Xứ đồng Loại đất hiện trạng Diện tích (m2) số hộ cấp Sử dụng theo quy hoạch Tên xóm Định mức (m2/hộ) Đất ở (m2) Đất giao thông (m2) Đất thuỷ lợi (m2) 1 35 Xóm 3 BHK 3108 26 2600 280 28 Xóm 1,2,3 100 2 89 Xóm 6 MNC 2076 18 1800 188 18 Xóm 5,6 100 3 143 Xóm 7 BHK 2656 24 2400 232 24 Xóm 4,7,8 100 5.2.2.Quy hoạch đất chuyên dùng Đất chuyên dùng là đất dùng để xây dựng các công trình cơ bản như trụ sở UBND xã, trường học, trạm y tế…, đất giao thông, đất thuỷ lợi, đất an ninh quốc phòng, đất sản xuất nguyên liệu và đất chuyên dùng khác. Việc phân bố hợp lý đất chuyên dùng sẽ tạo điều kiện thuận lợi thức đẩy sự phát triển nền kinh tế xã hội nói chung và nền kinh tế xá hội Đông Dư nói riêng, không ngừng cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân trong xã cần phải đạt trong giai đoạn tới để đạt được những mục tiêu mà Đảng uỷ, UBND xã đề ra. 5.2.2.1. Đất xây dựng cơ bản. Diện tích đất xây dựng cơ bản của xã năm hiện trạng (2007) là 23.5 ha đã cơ bản đáp ứng được nhu cầu làm vệc, học tập, khoán chữa bệnh và cuộc sống tinh thần của nhân dân trong xã. Tuy nhiên, để đáp ứng đựoc nhu cầu của nhân dân trong xã trong tương lai thì xã cần có kế hoạch nâng cấp, tu bổ và sửa chữa các công trình cơ bản này như sau: -Trụ sở Hội đồng nhân dân, UBND đã được xây dựng kiên cố ở vị trí thuận lợi giao thông và trung tâm của xã. Nhưng nhu cầu công việc ngày càng tăng nên xã cần đầu tư thêm trang thiết bị trong phòng làm việc và phòng họp. -Trong tương lai, trạm xá của xã cần phải mở rộng khu điều trị và đầu tư nâng cấp thêm trang thiết bị, dung cụ y tế. Bên cạnh đó tăng cường đào tạo bồi dưỡng trình độ chuyên môn, đội ngũ cán bộ y tế xã để phục vụ ngày càng tốt hơn nhu cầu chăm sóc sức khoẻ của cộng đồng. -Trường học: hiện đại các công trình phục vụ cho giáo dục của xã đã đáp ứng được cả về số lượng và chất lượng đào tạo. Nhưng để phục vụ tốt hơn nhu cầu giáo dục cho các cháu trong tương lai, xã cần nâng cấp và xây dựng thêm trường học. Thường xuyên đào tạo bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên để nâng cao chất lượng giảng dạy. -Trong giai đoạn quy hoạch 2007-2015, chúng tôi tiến hành phân bổ quỹ đất cho một số công trình xây dựng cơ bản như sau: + Chợ: Xây dựng trên diện tích 4000 m2, nằm trong diện tích đất cơ sở thể dục-thể thao không kinh doanh, tại xóm 1. + Nhà văn hoá thôn Thuận Phú: Xây dựng trên diện tích 400 m2, nằm trong diện tích đất bằng khác. + Bãi để xe: Xây dựng trên diện tích 10000 m2 nằm trong diện tích đất trồng cây hàng năm,tại khu vực đầu Đền Trong. + Bãi rác thải: Xây mới trên diện tích 8000 m2 trong diện tích trồng cây hàng năm, nằm ở khu vực đầu Đền Ngoài. 5.2.2.2. Quy hoạch đất giao thông Hiện tại có 22.18 ha đất giao thông, hệ thống giao thông cơ bản đáp ứng được nhu cầu đi lại và giao lưu buôn bán với các vùng lân cận.Trong tương lai, hệ thống giao thông cần được nâng cấp, cải tạo để đáp ứng nhu cầu đi lại cho nhân dân trong xã. Trong giai đoạn quy hoạch 2007-2015, chúng tôi tiến hành phân bổ quỹ đất cho một số hạng mục như sau: -Đường liên tỉnh Hà Nội – Hưng Yên: đoạn đường chạy qua xã Đông Dư có chiều dài 1300m, chiều rộng 40m. Diện tích xây dựng là 52000m2. Trong đó 13000 m2 đất bằng trồng cây hàng năm khác, 39000 m2 đất chuyên lúa. -Đường dẫn vào trại pháo: điểm đầu nối với đường Hà Nội-Hưng Yên, có điểm cuối nối với Trại pháo. Chiều dài 75m ,chiều rộng 20m. Diện tích xây dựng 1500 m2, nằm trong khu vực đất chuyên lúa. -Đường dẫn ra bai chứa vật liệu xây dựng: chiều dài 275m, chiều rộng 20m, diện tích xây dựng 5500 m2. Trong đó 5000m2 đất bàng trồng cây hàng năm khác, 500 m2 đất chuyên lúa. -Bãi chứa vật liệu xây dựng: xây dựng trên diện tích 36000 m2 nằm trong khu vực đất sông. 5.2.2.3. Quy hoạch hệ thống thuỷ lợi Hiện tại xã Đông Dư có 42.23 ha đất thuỷ lợi. Hệ thống thuỷ lợi xây dựng trên diện tích dất này đã cơ bản đáp ứng được nhu cầu tưới tiêu cho xã Đông Dư. Trong tương lai khi các ngành sản xuất phát tiển, mật dộ dân số tăng lên thì hệ thống thuỷ lợi hiện tại khó có thể đáp ứng được yêu cầu tưới tiêu nước.Vì vậy trong thời gian tới cần đầu tư nâng cấp hệ thống thuỷ lợi trên diện tích đất thuỷ lợi hiện có, không cần mở rộng. Vị trí diện tích và loại đất một số công trình xây dựng xây dựng cơ bản được thể hiện qua bảng 10: Bảng 10: Dự kiến phân bổ quỹ đất cho các công trình xây dựng STT Công trình Diện tích (m2) Địa điểm Loại đất HT 1 Chợ 4000 Trong đê TDT 2 NVH thôn Thuận Phú 400 Thôn Thuận Phú BHK 3 Bãi rác 8000 Đầu Đình Ngoài BHK 4 Bãi đỗ xe 10000 Đầu Đình Trong BHK 5 Đường Hà Nội- Hưng Yên 52000 Trong đê BHK LUC 6 Đường vào Trại Pháo 1500 Trong đê LUC 7 Đường ra bãi chứa VLXD 5500 Ngoài đê BHK LUC 8 Bãi chứa VLXD 36000 Ngoài đê SON 5.2.2.4. Quy hoạch đất quốc phòng Dựa trên định hướng của Đảng bộ, UBND xã Đông Dư chúng tôi tiến hành phân bổ quỹ đất cho mục đích quốc phòng. Dự kiến phân bổ 3 ha đất chuyên lúa cho mục đích quốc phòng. 5.3. Quy hoạch đất nông nghiệp 5.3.1. Đánh gía tiềm năng đất nông nghiệp 5.3.1.1. Xác định khả năng mở rông diện tích đất nông nghiệp Hiện tại xã Đông Dư không có diện tích đất chưa sử dụng nên khả năng mở rộng diện tích đất nông nghiệp bằng con đường đưa đất chưa sử dung vào sử dụng là không thể thực hiện. 5.3.1.2 .Khả năng thâm canh tăng vụ Khả năng thâm canh tăng vụ được xác định dự vào các yếu tố: - Tính chất tự nhiên của đất nông nghiệp xã Đông Dư tương đối tốt, nhân dân trong xã đươc vay vốn đầu tư vào sản xuất. -Hệ thống thuỷ lợi cơ bản đáp ứng được nhu cầu tưới tiêu cho nông nghiệp. - Người dân nơi đây có trình độ canh tác cao, hiểu biết về khoa học kỹ thuật và thiết bị công cụ sản xuất. Trên cơ sở đó chúng tôi nhận định xã Đông Dư hoàn toàn có thể thâm canh tăng vụ trên diện tích đất sản xuất nông nghiệp hiện có. 5.3.1.3. Dự báo nhu cầu đất nông nghiệp trong tương lai Diện tích đất nông nghiệp của xã giảm do một số nguyên nhân sau: - Chuyển mục đích làm đất ở, trưng dụng vào các mục đích chuyên dùng. - Dân số ngày càng tăng làm cho nhu cầu sử dụng đất ở tăng lên. Để bù lại phần diện tích đất nông nghiệp đã mất đồng thời khai thác hiệu quả tiềm năng đất nông nghiệp thì xã Đông Dư cần thực hiện cải tạo đất thâm canh tăng vụ. Việc dự báo nhu cầu đất nông nghịêp phải dựa trên cơ sở dự báo dân số, lao động nông nghiệp và nhu cầu sản xuất trong tương lai. Sau khi phân bổ quỹ đất cho các mục đích sử dụng khác nhau, dự kiến đất nông nghiệp đến năm 2015 sẽ là 199,09ha, trong đó: Diện tích đất sản xuất nông nghiệp 173,77ha. Diện tích đất nuôi trồng thủy sản 25,29ha. Diện tích đất nông nghiệp khác 0,03ha. 5.3.2. Quy hoạch sử dụng đất nông nghịêp Qua quá trình đánh giá tiềm năng đất đai và phương hướng sử dụng đất nông nghiệp xã Đông Dư, chúng tôi tiến hành phân bổ quỹ đất nông nghiệp như sau: Chuyển 25ha đất trồng lúa sang trồng rau gia vị tại khu Đầm mạ. Chuyển 21ha đất bằng trồng cây hàng năm khác sang trồng cây ăn quả lâu năm, tại khu Sườn bò 2. Thâm canh tăng vụ trên 48.09ha đất lúa và 40.09ha đất trồng cây hàng năm khác. Tiến hành trồng cây ăn quả có giá trị kinh tế cao(cây Ổi) trên diện tích 59,99ha đất trồng cây lâu năm. Căn cứ vào điều kiện tự nhiên, khả năng về vốn, lao động và kĩ thuật chúng tôi xây dựng công thức luân canh cho xã Đông Dư như sau: Bảng 11: Dự kiến bố trí công thức luân canh cây trồng Loại hình sử dụng Tổng diện tích(ha) Công thức luân canh Diện tích(ha) 3 vụ 48,09 Lúa xuân-Lúa mùa-Khoai tây Lúa xuân-Lúa mùa-Rau đông 23,25 24,59 Chuyên màu 40,69 Đậu tương-Rau hè-Ngô đông Lạc xuân-Đậu tương-Ngô đông 19,95 21,19 *Dự kiến năng suất, sản lượng, diện tích một số cây trồng chính trong giai đoạn quy hoạch(bảng 12) Bảng 12: Dự kiến diện tích năng suất, sản lượng các cây trồng chính Loại cây trồng Diện tích(ha) Năng suất(tạ/ha) Sản lượng(tấn) 1. Lúa xuân 2. Lúa mùa 3. Ngô 4. Đậu tương 5. Khoai tây 6. Lạc 7. Rau 8. Rau gia vị 9. Cây ăn quả 48,09 48,09 40,69 40,69 23,5 21,19 44,09 25 59,99 42,5 47,2 37,5 22,4 83 28 69 82,2 95,6 204,38 227 151,37 91,15 195,05 59,33 304,22 205,5 573,50 * Quy hoạch đất nuôi trồng thủy sản. Trên cơ sở hiện trạng đất đai, nguồn lao động, vốn và kĩ thuật xã Đông Dư nên chú trọng đầu vào nuôi trồng thủy sản trên diện tích 25,29ha đất mặt nước nuôi trồng thủy sản. 5.4. Chu chuyển và cân đối đât đai Cơ cấu, diện tích các loại đất trước và sau quy hoach được thể hiện cụ thể bằng sơ đồ chu chuyển và bảng chu chuyển đất đai trong phần phụ lục. SƠ ĐỒ CHU CHUYỂN ĐÂT ĐAI Đất nông nghiệp: 210.38 Đất chuyên dùng: 67.88 Đất ở: 19.43 Đất nông nghiệp: 199.09 Đất chuyên dùng: 82.29 Đất ở: 20.11 67.70 19.43 Tổng diện tích tự nhiên: 353.61 Tổng diện tích tự nhiên: 353.61 353.61 Đơn vị: ha 199.09 10.79 0.5 0.18 5.5. Xây dựng kế hoạch sử dụng đất Xây dựng kế hoạch sử dụng đất nhằm mục đích tổ chức thực hiện phương án chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất theo từng giai đoạn cụ thể làm cơ sở cho việc thu hồi đất, giao đất, cấp đất của xã Đông Dư.Quy hoach sử dụng đất xã Đông Dư phân làm 2 kỳ: kỳ đầu 2007- 2010, kỳ cuối 2011- 2015.Trong kỳ đầu từ 2007- 2010 sẽ lập kế hoạch chi tiết cho từng năm kỳ đầu. 5.1. Phân kỳ hế hoạch 5.1.1. Kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu 2007- 2010 Trong giai doạn này chúng tôi lập kế hoạch sử dụng đất cụ thể cho các loại đất sau: 5.1.1.1. Đất ở. Hoàn thiện các giấy tờ pháp lý cấp cho các hộ như các vấn đề tồn đọng như giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, các hộ thuộc các đối tượng tự giãn, thừa kế, để các hộ ổn định chơ ở, yên tâm sản xuất phát triển kinh tế. Với phương án quy hoạch như vậy thì trong giai đoạn này có 120 hộ tự giải quyết được đất ở, trong đó có 65 hộ thừa kế và 55 hộ tự giãn. Thực hiện giao đất ở ổn định lâu dài cho các hộ có nhu cầu thuộc diện tồn đọng trước quy hoạch và hộ phát sinh trong giai đoạn quy hoạch mà không có khả năng tự giãn hoặc thừa kế.Dự kiến trong giai đoạn này chúng tôi sẽ cấp cho 50 hộ với tổng diện tích là 0,5ha trong đó lấy từ đất trồng cây hàng năm khác. 5.1.1.2. Đất nông nghiệp. Đất nông nghiệp đến năm 2010 là 199.69 ha, chiếm 56.47%, giảm so với năm hiện trạng là 10.69 ha . + Đất sản xuất nông nghiệp là 174.38 ha, chiếm 49.31%, giảm so với năm hiện trạng là 10.71 ha. -Đât trồng cây hàng năm là 114.39ha, chiếm 32.35%, giảm so với năm hiện trạng 31.71ha. -Đất chuyên lúa là 48.14 ha, chiếm 13.61%,giảm so với năm hiện trạng 32.05ha. -Đất bằng trồng cây hàng năm khác là 66.25 ha chiếm 18.71%, tăng so với năm hiện trạng là 0.34 ha. - Đất trồng cây lâu năm là 59.99ha, chiếm 16.97%, tăng so với năm hiện trạng 21ha. +Đất nuôi trồng thuỷ sản là 25.29ha, chiếm 7.15%, giữ nguyên so vơi năm hiện trạng. 5.1.1.3. Đất phi nông nghiệp a. Đất phi nông nghiệp là 153.92 ha, chiếm 43.53%, tăng so với năm hiện trạng là 10.69 ha. * Đất ở là 19.3 ha, chiếm 5.64%, tăng so với năm hiện trạng là 0.5 ha. * Đất chuyên dùng là 78.07 ha, chiếm 22.08%, tăng so với năm hiện trạng là 10.19 ha. +Đất quốc phòng an ninh là 3 ha, chiếm 0.85%, tăng so với năm hiện trạng là 3 ha. +Đất có mục đích công cộng là 74.68 ha, chiếm 21.12%, tăng so với năm hiện trạng là 7,19 ha.Trong đó: -Đất giao thông là 28.53 ha, chiếm 8.07% ,tăng so với năm hiện trạng 6.35 ha. -Đất thuỷ lợi la 42.23ha, chiếm 11.94%, giữ nguyên so với năm hiện trạng. -Đất cơ sở văn hoá la 0.04 ha, chiếm 0.01%, tăng so với năm hịên trạng là 0.04 ha. -Đất cơ sở giáo dục đào tạo là 1.87ha, chiếm 0.53%,giữ nguyên so vói hiện trạng. -Đất cơ sở thể dục thể thao là 0.57 ha, chiếm 0.16%,giảm so với năm hiện trang la 0.4 ha. -Đất chợ là 0.4 ha, chiếm 0.11 %,tăng so với năm hiện trạng là 0.4 ha. -Đất bãi rác tăng 0.8 ha ,chiếm 0.23%,tăng 0.8 ha so với năm hiện trạng. + Đất tôn giáo tín ngưỡng là 1.6 ha, chiếm 0.45%,giữ nguyên so với năm hiện trạng. + Đất nghĩa trang nghĩa địa là 2.12 ha, chiếm 0.6%, giữ nguyên so với năm hiện trạng. + Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng là 52.2 ha, chiếm 14.76 %, giữ nguyên so với năm hiện trạng. 5.1.2. Kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối 2011-2015 5.1.2.1.Đất ở Trong giai đoạn này có 62 hộ tự giải quyết được đất ở.Trong đó có 17 hộ tự giãn, 45 hộ thùa kế. Dự kiến trong giai đoạn này chúng tôi sẽ cấp cho 18 hộ với tổng diện tích là 0.18 ha đât lấy từ đất mặt nước chuyên dùng. 5.1.2.2. Đất nông nghiệp Đất nông nghiệp đến năm 2015 là 199.69 ha, chiếm 56.3%, giảm so với năm hiện trạng là 11.29 ha. * Đất sản xuất nông nghiệp là 173.77 ha, chiếm 49.19%, giảm so với năm hiện trạng là 11.29 ha. + Đât trồng cây hàng năm là 113.78, chiếm 32.18%, giảm so với năm hiện trạng 32.32 ha. - Đất chuyên lúa là 48.09 ha, chiếm 13.60%,giảm so với năm hiện trạng 32.10 ha. - Đất bằng trồng cây hàng năm khác là 65.69 ha chiếm 18.58%, tăng so với năm hiện trạng là 0.22 ha. + Đất trồng cây lâu năm là 59.99ha, chiếm 16.97%, tăng so với năm hiện trạng 21ha. * Đất nuôi trồng thuỷ sản là 25.29 ha, chiếm 7.15%, giữ nguyên so với năm hiện trạng. 5.1.1.3. Đất phi nông nghiệp * Đất ở là 20.11 ha, chiếm 5.69%, tăng so với năm hiện trạng là 0.68 ha. * Đất chuyên dùng là 82.29 ha, chiếm 23.27%, tăng so với năm hiện trạng là 14.41 ha. + Đất quốc phòng an ninh là 3 ha, chiếm 0.85%, tăng so với năm hiện trạng là 3 ha. + Đất có mục đích công cộng là 75.3 ha, chiếm 21.29%, tăng so với năm hiện trạng là 7.81 ha. - Đất giao thông là 29.15 ha, chiếm 8.24% ,tăng so với năm hiện trạng 6.97 ha. - Đất thuỷ lợi la 42.23ha, chiếm 11.94%, giữ nguyên so với năm hiện trạng. - Đất cơ sở văn hoá là 0.04 ha, chiếm 0.01%, tăng so với năm hịên trạng là 0.04 ha. - Đất cơ sở giáo dục đào tạo là 0.24 ha, chiếm 0.53%,giữ nguyên so với hiện trạng. - Đất cơ sở thể dục thể thao là 0.57 ha, chiếm 0.16%,giảm so với năm hiện trạng la 0.4 ha. - Đất chợ là 0.4 ha, chiếm 0.11 %, tăng so với năm hiện trạng là 0.4 ha. - Đất bãi rác tăng 0.8 ha ,chiếm 0.23%,tăng 0.8 ha so với năm hiện trạng. + Đất tôn giáo tín ngưỡng là 1.6 ha, chiếm 0.45%,giữ nguyên so với năm hiện trạng. + Đất nghĩa trang nghĩa địa là 2.12 ha, chiếm 0.6%, giữ nguyên so với năm hiện trạng. + Đất sông suối và mặt nước chuyên dung là 52.2 ha, chiếm 14.76 %, giữ nguyên so với năm hiện trạng. 5.2. Kế hoạch sử dụng đất chi tiết từng năm của kỳ đầu 2007-2010 5.2.1.Đất nông nghiêp * Chuyển 25 ha đất chuyên lúa sang trồng cây rau gia vị. Năm 2007: 15 ha. Năm 2008: 7 ha. Năm 2009: 3 ha. * Chuyển 21 ha đất trồng cây hàng năm khác sang trồng cây ăn quả lâu năm. Năm 2007: 11.5 ha. Năm 2008: 4 ha. Năm 2009: 3 ha. Năm 2010: 2.5 ha. * Chuyển 4,05ha đất chuyên lúa sang đất giao thông Năm 2008: 3.9 ha. Năm 2009: 0.15 ha. * Chuyển 1 ha đất bằng trồng cây hang năm khác sang đất giao thông. * Năm 2008 chúng tôi dự kiến chuyển 0,8 ha đất trồng cây hàng năm khác sang đất xử lý rác thải. * Thâm canh tăng vụ trên 48,14 ha đất chuyên lúa. Năm 2007: 27.36 ha. Năm 2008: 15.05 ha. Năm 2009: 5.37 ha. * Thâm canh trên 41.25ha đất bằng trồng cây hàng năm khác. Năm 2007: 30.25 ha. Năm 2008: 11 ha. * Tổ chức đấu thầu quyền sử dụng đất nuôi trồng thuỷ sản năm 2008. 5.2.2. Đất phi nông nghiệp Năm 2007, chúng tôi dự định chuyển 0.4 ha đất thể dục thể thao sang đất chợ. 6. Đánh giá hiệu quả và các giải pháp 6.1. Đánh giá hiệu quả của phương án Phương án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất xã Đông Dư giai đoạn 2007 - 2015 được dựa trên các quy định của Luật Đất đai và nhu cầu sử dụng đất của các tổ chức, hộ gia đình cá nhân trên địa bàn xã . Đây là căn cứ thống nhất để tiến hành giao đất, là cơ sở để chuyển đổi mục đích sử dụng đất, đáp ứng nhu cầu đất đai tối ưu nhất cho chiến lược công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn theo tinh thần Nghị quyết TW5. Phương án quy hoạch sử dụng đất đã được tổng hợp toàn bộ từ các thông tin tài liệu, số liệu, bản đồ về đất đai ở 3 cấp (tỉnh, huyện, xã) bản đồ địa chính giải thửa tỷ lệ 1/500, 1/1000 và 1/2000, đồng thời đã sử lý tổng hợp hầu hết các nghiên cứu cơ bản trước đây của các cấp, các ngành từ trung ương đến địa phương có liên quan đến đất đai. Đặc biệt dựa vào tài liệu, số liệu điêu chỉnh quy hoạch sử dụng đất của thành phố Hà Nội đến 2010 và điều chỉnh quy hoạch của các ngành có liên quan đến sử dụng đất trên địa bàn huyện, như xây dựng nông nghiệp, công nghiệp, giao thông, thương mại, dịch vụ. Phương án quy hoạch sử dụng đất xã Đông Dư đảm bảo tính hiệu quả và thực tiễn như sau: 6.1.1.Hiệu quả kinh tế - Do điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội thuận lợi cho phát triển công nghiệp hóa và với mục tiêu chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất phục vụ yêu công nghiệp hóa hiện đại hòa nông nghiệp nông thôn nên theo phương án này diện tích đất giành cho công nghiệp , đất ở đô thị, thương mại và dịch vụ… được tính toán đầy đủ hợp lý. Dịên tích đất phi nông nghiêp đến năm 2015 là 154.52 ha chiếm 43,7% diện tích tự nhiên. - Đất giành cho giao thông thủy lợi khá lớn 29.15 ha chiếm 8.2% diện tích đất tự nhiên, nhằm hoàn thiện hệ thông giao thông, thủy lợi làm tiền đề thúc đẩy nền kinh tế của xã phát triển. - Dự kiến thu nhập 1 ha đất 2 vụ lúa+ cây màu vụ đông đạt 35 - 36 triệu đồng.Diện tich trồng cây rau gia vị và cây ăn quả lâu năm sẽ là nguồn thu nhập chính của các hộ nông dân nơi đây. - Diện tích đất nông nghiệp đến năm 2015 còn 199.09ha, giảm 11.29 ha, được bố trí theo hướng nâng cao hiệu quả kinh tế sử dụng đất, trong đó bố trí 48.09 ha trồng lúa, 25 ha trồng rau gia vị, 59.99 ha cây lâu năm và 25.29 ha đất nuôi trồng thủy sản. 6.1.1.2.Hiệu quả xã hội - Đất ở tại đô thị là 20.11ha chiếm 5.69 % diện tích đất tự nhiên phù hợp với quá trình phát triển của xã. - Phương án quy hoạch sử dụng đất xã được thực hiện mang lại nguồn thu lớn cho ngân sách nhà nước và tạo điều kiện phát triển cơ sở hạ tầng. -Giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, giải quyết lao động dư thừa, đẩy nhanh tốc độ đô thị hoá theo hướng công nghiêp hoá hiện đại hoá. 6.1.1.3. Hiệu quả môi trường Bố trí cảnh quan môi tường hài hoà , hệ thống thoáy nước tai các khu dân cư tốt hơn, rác thải được thu gom và xử lý. Các công trình phúc lợi xã hội như khu cây xanh quanh khu vực dân cư tạo ra môi trường không khí trong lành. Tránh ô nhiễm môi trường, ô nhiễm nguồn nước. Bảng 12: So sánh một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội trước và sau quy hoạch. Chỉ tiêu DVT Hiện trạng Quy hoạch So sánh 1. Tổng nhân khẩu Người 4150 4874 724 2. Tỷ lệ phát triển dân số % 3.8 1.01 -2.79 3. Tổng số hộ Hộ 1082 1266 184 4. Tổng số nóc nhà Nhà 1039 1266 227 5. Diện tích đất sản xuất nông nghiệp ha 185.09 173.78 -11.29 6. Bình quân đất nông nghiệp/khẩu m2 506.94 408.47 -98.47 7. Diện tích đất ở ha 19.43 20.11 0.68 8. Bình quân đất ở/hộ m2/hộ 180.25 158.85 -21.4 9. Tổng sản lượng lương thực Tấn 908.8 928.28 19.48 10. Bình quân lương thực/khẩu Kg/người 218.99 190.46 -28.53 6.2. Các giải pháp tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất 6.2.1. Các biện pháp về chính sách và quản lý 6.2.1.1. Về chính sách Áp dụng đồng bộ chính sách về đất đai, cụ thể hóa các điều khoản về luật, các văn bản dưới luật phù hợp với tình hình thực tế của địa phương: - Chính sách giao đất, quy chủ cụ thể cho từng thửa đất trên cơ sở cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho từng chủ sử dụng. - Chính sách về thuế sử dụng đất và các khoản tiền có liên quan đến sử dụng đất. Chính sách thuế đảm bảo luôn luôn năng động, có ưu tiên theo ngành nghề, đặc biệt chính sách thuế mở theo hướng thu hút đầu tư. - Chính sách đền bù hoặc đánh thuế thỏa đáng khi chuyển mục đích sử dụng của từng loại đất. - Chính sách về tăng cường công tác đào tạo việc làm cho người lao động, gắn việc chuyển đổi đất đai với chuyển đổi lao động, đặc biệt quan tâm ưu tiên đối với những vùng phải chuyển nhiều đất nông nghiệp sang đất công nghiệp và xây dựng cơ sở hạ tầng. - Tăng cường các nguồn thu từ đất, đặc biệt là dùng quỹ đất thích hợp cho đấu giá để tạo vốn xây dựng cơ sở hạ tầng và phục vụ công tác quản lý đât đai. - Chính sách đầu tư đồng bộ kết hợp với bố trí các điểm dân cư tập trung theo hướng đô thị hóa. - Chính sách ưu tiên dành cho đất phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ thương mại và xây dựng cơ sở hạ tầng. - Chính sách khuyến khích áp dụng những tiến bộ khoa học - kỹ thuật trong sử dụng đất nhằm bảo vệ tài nguyên đất bền vững và bảo vệ môi trường sinh thái. 6.2.1.2. Về quản lý đất đai - Tăng cường năng lực quản lý đất đai cho thị trấn, nhằm đáp ứng yêu cầu trong công tác quản lý, sư dụng đất đai phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội đối với công tác quản lý đất đai. - Hoàn thiện định mức sử dụng đất cho các đối tượng sử dụng và xây dựng khung giá cho thuê đất hợp lý theo vị trí và mục đích sử dụng, nhằm khuyến khích các nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia vào các khu công nghiệp, cụm công nghiệp. - Tăng cường tổ chức ngành Tài nguyên và Môi trường đủ mạnh ở thành phố, huyện cùng như ở xã, đảm bảo đáp ứng được yêu cầu các nhiệm vụ của công tác quản lý đất đai trong giai đoạn tới. 6.2.2. Một số giải pháp kỹ thuật - Đầu tư thâm canh tăng vụ, tăng năng suất cây trồng để bù đắp sản lượng nông sản do một phần đất nông nghiệp chuyển sang sử dụng vào mục đích khác. -Xây dựng các công trình thủy lợi và cứng hóa hệ thống kênh mương. - Nghiên cứu chuyển giao các giống cây trồng, vật nuôi có năng suất cao, chất lượng tốt để thực hiện thành công việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng hàng hóa và tăng giá trị sản phẩm trên 1 ha canh tác. - Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục mọi người dân sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả và bảo vệ môi trường. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Phương án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của xã Đông Dư giai đoạn 2007 - 2015 được xây dựng theo phưng pháp luận về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp xã do Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn, dựa trên cơ sở thực trạng sử dụng đất, sự biến động đất của thị trấn trong những năm qua, vào định hướng và nhu cầu sử dụng đất của các ngành trên địa bàn thị trấn, dựa vào mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của thị trấn. Do đó phương án này đảm bảo tính hệ thống, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương và đáp ứng được các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của xã. Phương án quy hoạch sử dụng đất xã Đông Dư giai đoạn 2007 - 2015 được tiến hành trên cơ sở tổng hợp phân tích các nhu cầu sử dụng đất cho các mục đích phi nông nghiệp, rà soát, xem xét theo những quy định về mức sử dụng đất của từng loại đất theo luật đất đai. Vì vậy phương án quy hoạch sử dụng đất đai của xã đảm bảo tính khả thi và thực tiễn. Theo phương án quy hoạch sử dụng đất đai được xây dựng thì trong vòng 8 năm tới trên địa bàn xã diện tích đất nông nghiệp chuyển sang mục đích phi nông nghiệp là 11.29 ha, trong đó chuyển sang đất ở là 0.5 ha, chuyển sang các loại đất chuyên dùng là 10.79 ha. Việc chu chuyển các loại đất trên là hợp lý, phù hợp với việc thực hiện xoá đói giảm nghèo, từng bước đô thị hoá nông thôn. Sự chuyển đất nông nghiệp cho các mục đích sử dụng khác như phương án trên là cần thiết. 2. Kiến nghị - Đề nghị Ủy ban nhân dân huyện, phòng Tài nguyên và Môi trường và các ban ngành có liên quan xem xét, phê duyệt phương án quy hoạch sử dụng đất xã Đông Dư giai đoạn 2007 – 2015 để Ủy ban nhân dân xã có căn cứ tổ chức thực hiện nhằm tăng cường công tác quản lý đất đai trên địa xã. - Đề nghị Ủy ban nhân dân huyện và các phòng chức năng thường xuyên theo dõi, tạo mọi điều kiện thuận lợi để phương án quy hoạch được thực hiện tốt. MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docQuy ho7841ch s7917 d7909ng 2737845t x 272ng D432 huy7879n .doc
Tài liệu liên quan