Đề tài Quy hoạch về sử dụng đất lâm, nông nghiệp cho xã Trung Minh, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hoà Bình

Bản quy hoạch sử dụng đất lâm, nông nghiệp của xã Trung Minh đã được hoàn thành, nó sẽ là tài liệu quan trọng để có thể sử dụng đất lâm, nông nghiệp một cách hợp lý, đúng mục đích, đem lại hiệu quả cao. Do đó, để quy hoạch trở thành hiện thực, tôi có một số kiến nghị sau: - Đảng uỷ và nhân dân xã cần có quyết tâm thực hiện định hướng phát triển lâm, nông nghiệp, cán bộ và nhân dân trong xa phải được phổ biến các nội dung của phương án quy hoạch để cùng nhau thực hiện.

doc57 trang | Chia sẻ: ndson | Lượt xem: 1133 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Quy hoạch về sử dụng đất lâm, nông nghiệp cho xã Trung Minh, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hoà Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ần là các hộ phi nông nghiệp có thu nhập cao, lương thực, thực phẩm đều phải mua ngoài thị trường, mặt khác do nhu cầu ngày càng cao của người dân cả về số, chất lượng sản phẩm hàng hoá lâm, nông nghiệp. Một số hộ có sản lượng lương thực, thực phẩm nhiều còn đem giao cho các đầu mối tiêu thụ hoặc trực tiếp đi bán trên thị xã Hoà Bình. Do có điều kiện về nhân lực, giao thông lại thuận lợi nên người dân thường trực tiếp mang đi bán, có bán tại nhà thì cũng thuận mua vừa bán nên thường ít bị tư thương ép giá. Với các điều kiện thuận lợi như vậy sản phẩm lâm, nông nghiệp sản xuất ra đến đâu tiêu thụ hết đến đấy, giá cả lại ít bấp bênh, nguồn thu đảm bảo đã góp phần vào việc duy trì sản xuất lâm, nông nghiệp, người dân chú tâm hơn nữa trong việc đầu tư thâm canh, mở rộng diện tích, tăng năng suất, chất lượng sản phẩm. 4.2.6. Đánh giá tiềm năng đất đai và khả năng thích nghi cây trồng của xã Trung Minh Là một xã miền núi nên Trung Minh có tiềm năng đất đai phục vụ cho sản xuất kinh doanh lâm, nông nghiệp là khá lớn. Đối với đất nông nghiệp còn một số diện tích chưa đưa vào sử dụng, các diện tích đã sử dụng hiệu quả chưa cao. Nguyên nhân là do việc đầu tư phân bón cho sản xuất còn thấp, công tác thuỷ lợi, hệ thống kênh mương tưới tiêu chưa được hoàn tất đã làm hạn chế rất nhiều năng lực sản xuất của đất. Do vậy, nếu giải quyết tốt công tác thuỷ lợi thì việc thâm canh hoàn toàn có thể thực hiện được. Các loài cây nông nghiệp hiện nay đang được sử dụng như: khang dân, nhị ưu 838, tạp giao, tẻ thơm; các giống ngô như: VN10, BE 9698… và các giống rau đều tỏ ra thích hợp với đất được người dân ưa dùng. Đối với đất đồi núi, ngoài diện tích đất rừng tự nhiên hiện có, các diện tích còn lại đều có khả năng phát triển sản xuất lâm nghiệp. Nhìn chung chất lượng đất vào loại trung bình, độ dầy tầng đất trung bình thích hợp với nhiều loại cây trồng như: Lim, Lát, Sấu, Trám, Keo, Bạch Đàn, Nhãn, Vải, Na, Mận, Mơ, Xoài… Một số diện tích có độ dốc thấp, tầng đất dầy, cạnh các khe suối có thể phát triển trang trại, nông lâm kết hợp. Như vậy trong tương lai khả năng phát triển sản xuất lâm, nông nghiệp của xã Trung Minh là rất lớn, nến thực hiện được điều đó thì không những đời sống người dân từng bước được nâng lên mà môi trường sinh thái ngày càng được bảo vệ, phát triển bền vững. 4.2.7. Phân tích SWOT các vấn đề liên quan đến quy hoạch sử dụng đất lâm, nông nghiệp của xã Trung Minh Qua kết quả tổng hợp điều tra, đánh giá về điều kiện cơ bản cũng như tình hình quản lý, sử dụng đất đai và một số yếu tố khác có liên quan, tôi tiến hành phân tích đánh giá theo phương pháp SWOT, kết quả được thể hiện ở bảng sau: Điểm mạnh ( S ) Cơ hội ( O ) - Toàn bộ diện tích đất đai của xã đã có chủ. - 100% số hộ nhận đất đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. - Người dân có kinh nghiệm sản xuất lâu đời. - Vị trí địa lý thuận lợi, có đường quốc lộ chạy qua - Khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển Điểm yếu ( W ) Thách thức ( T ) - Xã chưa có quy hoạch sử dụng đất lâm, nông nghiệp. - Chưa có kế hoạch sản xuất lâm, nông nghiệp đến từng xóm - Trình độ nhận thức của người dân chưa cao. - Cơ cấu tổ chức thiếu đồng bộ, chặt chẽ - Một số chính sách còn chậm được triển khai - Vốn đầu tư cho sản xuất lâm, nông nghiệp còn ít, chậm đến tay người dân Từ việc phân tích điểm mạnh ( S ), điểm yếu ( W ), cơ hội ( O ) và thách thức (T) trên sẽ là định hướng tốt hơn cho việc tiến hành quy hoạch sử dụng đất lâm, nông nghiệp tiếp sau. 4.3. Quy hoạch sử dụng đất lâm, nông nghiệp xã Trung Minh giai đoạn 2005-2015 4.3.1. Căn cứ quy hoạch sử dụng đất lâm, nông nghiệp - Căn cứ vào chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cũng như những văn bản, nghị quyết có liên quan như: Luật đất đai năm 2003, luật bảo vệ rừng và phát triển rừng (2004)… - Căn cứ vào phương hướng phát triển kinh tế - xã hội của Đảng uỷ, UBND xã trong giai đoạn tới. - Căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của huyện. - Căn cứ vào điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội của xã. - Căn cứ vào hiện trạng sử dụng và tiềm năng đất lâm, nông nghiệp của xã năm 2005. - Căn cứ vào các quy trình, quy phạm có liên quan khác. - Căn cứ vào nhu cầu lương thực, nhu cầu đất ở và các nhu cầu của người dân trong tương lai. 4.3.2. Nguyên tắc phân bổ đất đai Trong việc phát triển sản xuất, kinh doanh lâm, nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ, nhất là đối với các xã miền núi như xã Trung Minh thì tài nguyên đất đai đóng vai trò rất quan trọng, do đó, khi tiến hành quy hoạch phân bổ đất đai cho các mục đích sử dụng khác nhau cần phải tuân theo các nguyên tắc sau: - Phải đảm bảo hợp lý, đúng đối tượng và mục đích sử dụng để đem lại hiệu quả kinh tế cao trên cơ sở ưu tiên đất cho sản xuất nông nghiệp. - Phải đáp ứng kịp thời các yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng trong giai đoạn trước mắt và lâu dài, phù hợp lợi ích kinh tế nhà nước và các chủ sử dụng khác để khuyến khích sản xuất lâm, nông nghiệp. - Phải đi đôi với việc cải tạo, bảo vệ, bồi dưỡng đất, bảo vệ môi trường và hệ sinh thái khu vực để sản xuất ổn định và đất đai ngày càng màu mỡ hơn. - Phải tính đến điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội của vùng, của xã. 4.3.3. Định hướng sử dụng đất lâm, nông nghiệp Trên cơ sở nghiên cứu các điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội xã Trung Minh để phát huy nội lực của xã, từng bước giải quyết công ăn việc làm để nâng cao đời sống cho nhân dân và đảm bảo môi trường sinh thái thì định hướng sử dụng đất lâm, nông nghiệp như sau: *) Định hướng phát triển, sử dụng đất lâm nghiệp - Bảo vệ tốt diện tích rừng tự nhiên hiện có nhằm phát huy tối đa tác dụng phòng hộ của rừng. - Tiến hành trồng rừng, phủ xanh đất trống đồi núi trọc trên địa bàn toàn xã. - Bảo vệ và chăm sóc các diện tích rừng trồng cây nguyên liệu. - Trồng cây phân tán trong các khu dân cư, nơi công cộng nhằm làm đẹp cảnh quan thiên nhiên, bảo vệ môi trường sinh thái. - Bố trí và khai thác rừng trồng hợp lý để đảm bảo độ che phủ của rừng. *) Định hướng phát triển, sử dụng đất nông nghiệp - Đẩy mạnh phát triển sản xuất nông nghiệp, thâm canh tăng vụ, đưa giống mới, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp. - Vận động nhân dân chuyển đổi diện tích nông nghiệp từ các thửa nhỏ manh mún, phân tán thành các ô thửa lớn liền bờ, liền khoảnh, tạo nên vùng chuyên canh lớn. - áp dụng khoa học, công nghệ tiên tiến vào sản xuất, thực hiện cơ giới hoá sản xuất. - Chuyển đất vườn tạp không hiệu quả sang trồng cây ăn quả. 4.3.4. Quy hoạch phân bố sử dụng đất lâm, nông nghiệp Trên cơ sở phân tích hiện trạng, các căn cứ, nguyên tắc phân bổ đất đai và định hướng sử dụng đất lâm, nông nghiệp cũng như phương hướng, mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội của xã Trung Minh trong 10 năm tới, tôi đề xuất quy hoạch sử dụng đất lâm, nông nghiệp như sau: 4.3.4.1. Quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp Để đảm bảo cho mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội trong địa bàn xã, đồng thời bảo vệ nguồn tài nguyên đất,nước, bảo vệ được môi trường sinh thái, tạo điều kiện cho việc phát triển lâm, nông nghiệp bền vững, tôi tiến hành quy hoạch như sau: Đối với đất rừng tự nhiên cần giữ nguyên diện tích là 155 ha, đồng thời cần có các biện pháp tác động khoanh nuôi tái sinh nhằm nâng cao khả năng phòng hộ của rừng. Đối với các diện tích trồng bạch đàn và Keo tai tượng đã khai thác (260,5 ha ) do chất lượng rừng chồi không đảm bảo cần được khai thác và trồng mới lại, đồng thời tận dụng sản phẩm thu được phục vụ cho nhu cầu gỗ củi của người dân. Trong đó, sẽ bố trí trồng rừng sản xuất kết hợp phòng hộ và tạo cảnh quan sinh thái cho khoảng 60 ha quanh khu hồ Ngọc. Đối với diện tích rừng trồng có trữ lượng (113,44 ha ) tiếp tục bảo vệ, theo kế hoạch thì trong 2 năm tới sẽ tiến hành khai thác phục vụ nguyên liệu giấy, sau khai thác cần được trồng mới lại ngay. Đưa toàn bộ 390,32 ha đất đồi núi chưa sử dụng vào sử dụng phục vụ cho công tác trồng rừng nguyên liệu và trồng rừng phòng hộ. Chuyển một phần diện tích đất rừng trồng cây nguyên liệu sang sử dụng vào mục đích khác cụ thể sang xây dựng mô hình trang trại (14,6 ha ), đất du lịch, dịch vụ (2 ha ), trồng rừng phòng hộ 56 ha (khu vực suối Củ) và sang đất nghĩa trang nghĩa địa 0,5 ha ( do nhu cầu mở rộng diện tích đất này lên ). Như vậy, tổng diện tích đất lâm nghiệp đến năm 2015 là 980,16 ha, chiếm 65,14% tổng diện tích tự nhiên, tăng 373,22 ha so với hiện tại. 4.3.4.2. Quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp Để thực hiện cho mục đích phát triển hệ thống giao thông, thuỷ lợi và đất ở từ nay đến năm 2015 đã lấy vào đất nông nghiệp 4,23 ha, đồng thời bằng các biện pháp cải tạo đất đưa 9,01 ha đất bằng chưa sử dụng vào trồng cây hàng năm và 4,98 ha đất có mặt nước vào nuôi trồng thuỷ sản, ngoài ra còn được chuyển vào từ đất lâm nghiệp 14,6 ha để xây dựng mô hình trang trại trồng trọt, chăn nuôi. Do đó, tổng diện tích đất nông nghiệp trong kỳ quy hoạch là 257,51 ha, chiếm 17,11% tổng diện tích tự nhiên, tăng 24,36 ha so với năm 2005, được bố trí sử dụng như sau: a) Đất trồng cây hàng năm: Hiện tại trên địa bàn xã chưa có ruộng 3 vụ, tuy nhiên sau khi cải tạo, hoàn thiện hệ thống thuỷ lợi, chân ruộng 3 vụ có thể bố trí trên các khu đồng xóm Ngọc, xóm Chu, xóm Trung với diện tích khoảng 40 ha được chuyển từ đất 2 vụ sang, chiếm 15,53% đất nông nghiệp , với công thức luân canh dự kiến là: Lúa xuân + lúa mùa + cây vụ đông. Đất 2 vụ lúa sẽ chuyển sang đất 3 vụ 40 ha, sang đất giao thông 0,03 ha (mở rộng đường xóm Ngọc) và được chuyển vào từ đất 1 vụ 46,96 ha. Như vậy, diện tích đất 2 vụ đến năm 2015 sẽ là 50 ha, chiếm 19,42% đất nông nghiệp, với công thức luân canh dự kiến là: Lúa xuân + lúa mùa Đất 1 vụ lúa sau khi chuyển sang đất 2 vụ 46,96 ha, chuyển sang đất thuỷ lợi 0,21 ha, diện tích còn lại là 29,8 ha, chiếm 11,57% đất nông nghiệp với công thức luân canh dự kiến: Lúa xuân + cây màu Đối với đất trồng cây hàng năm khác ( đất chuyên màu ) sau khi đưa 9,01 ha đất bằng chưa sử dụng vào trồng màu thì diện tích dự kiến là 49,9 ha, chiếm 19,38% đất nông nghiệp. Các loài cây được trồng chủ yếu là ngô, mía. Như vậy, tổng diện tích đất trồng cây hàng năm đến năm 2015 sẽ là 169,7 ha tăng 8,77 ha so với hiện nay. b) Đất vườn tạp Trong kỳ quy hoạch sẽ chuyển 0,65 ha đất vườn tạp sang đất giao thông (nhằm mở rộng các tuyến đường trong các xóm, phố), chuyển sang đất ở 3,34 ha, đất vườn cây ăn quả tập trung 10,2 ha, còn lại 55,76 ha (giảm 14,19 ha) cải tạo để tiếp tục sử dụng vào mục đích trồng cây ăn quả. c) Đất trồng cây lâu năm Sau khi chuyển từ đất lâm nghiệp sang 14,6 ha và từ đất vườn tạp 10,2 ha thì diện tích đất trồng cây ăn quả sẽ là 24,8 ha, chiếm 9,63% đất nông nghiệp, trong đó có 14,6 ha là trồng theo mô hình trang trại, 10,2 ha là vườn cây ăn quả tập trung. d) Đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản Đến năm 2015 diện tích đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản là 7,25 ha, tăng thêm 4,98 ha do khai thác đất mặt nước chưa sử dụng vào nuôi thả cá, nhằm đáp ứng nhu cầu thực phẩm tươi sống cho thị truờng. 4.3.4.3. Quy hoạch sử dụng đất phi nông nghiệp 4.3.4.3.1. Quy hoạch sử dụng đất thổ cư 1. Dự báo mức độ gia tăng dân số Qua số liệu điều tra cho thấy tỷ lệ phát triển dân số xã Trung Minh trong những năm gần đây đã có chiều hướng giảm tích cực. Năm 2005 toàn xã có 6277 người với 1474 hộ, tỷ lệ phát triển dân số là 1%. Căn cứ mục tiêu phương hướng phát triển kinh tế – xã hội trong kỳ quy hoạch dự kiến đến năm 2015 tình hình dân số như sau: Biểu 06: Dự tính dân số xã Trung Minh giai đoạn 2005 – 2015 STT Năm Tỷ lệ tăng dân số (%) Số khẩu Số hộ 1 2005 1 6277 1474 2 2006 0.97 6338 1488 3 2007 0.95 6398 1502 4 2008 0.92 6457 1516 5 2009 0.9 6515 1530 6 2010 0.87 6572 1543 7 2011 0.85 6628 1556 8 2012 0.82 6682 1569 9 2013 0.8 6735 1582 10 2014 0.77 6787 1594 11 2015 0.75 6838 1606 2. Dự báo nhu cầu đất ở Số hộ có nhu cầu đất ở được tính trên cơ sở số hộ tồn đọng và số hộ phát sinh trong kỳ quy hoạch. Cụ thể căn cứ vào tập quán chung sống dưới một nóc nhà, tập quán xây dựng gia đình ở địa phương, số hộ có khả năng thừa kế gia sản của bố mẹ, số hộ có khả năng tự dãn trên đất vườn tạp ( đối với những hộ có đất khuôn viên từ 600 m2 trở lên ). Qua biểu 07 ta thấy số hộ của xã đến năm 2015 là 1606 hộ, phát sinh thêm 132 hộ, ngoài ra số hộ còn tồn đọng hiện nay là 65 hộ. Đồng thời, qua điều tra khảo sát thực tế tại địa phương cho thấy diện tích đất khuôn viên ( đất ở cộng vườn tạp ) của các hộ rất lớn, số hộ có khả năng thừa kế đất của bố mẹ có khoảng 30 hộ. Vậy để đảm bảo cho việc sử dụng đất có hiệu quả, tiết kiệm và đảm bảo cho việc tổ chức đời sống của nhân dân được thuận lợi, tôi xác định như sau: Đến năm 2015 toàn xã sẽ có khoảng 167 hộ tự dãn trên đất vườn tạp, không cần cấp mới. Diện tích đất vườn tạp được chuyển sang đất ở là 3,34 ha. Như vậy, diện tích đất thổ cư tính đến năm 2015 là 53,47 ha, chiếm 42,41% đất phi nông nghiệp. 4.3.4.3.2. Quy hoạch sử dụng đất chuyên dùng Quy hoạch phân bổ sử dụng đất chuyên dùng là một trong những nội dung quan trọng của quy hoạch sử dụng đất cấp xã nói chung, nhằm hoàn thiện cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội trong xã. Tuy nhiên, trong nội dung bản quy hoạch này tôi chỉ điểm qua một số công trình quan trọng sau: - Mở rộng, xây mới một số công trình xây dựng cơ bản như trường học (thêm 0,45 ha ), nhà văn hoá (0,07 ha ). - Trung Minh với tiềm năng phát triển du lịch, dịch vụ nhưng chưa được khai thác sử dụng do chưa đủ vốn đầu tư để xây dựng, tôn tạo. Vì vậy, xã cần có kế hoạch nhằm thu hút các tổ chức kinh tế đầu tư phát triển khu du lịch hồ Ngọc, xây dụng khu vui chơi, nhà nghỉ trên diện tích 2 ha lấy từ đất lâm nghiệp. - Tôn tạo, xây dựng mới hệ thống kênh mương tưới tiêu trên các cánh đồng, diện tích mở rộng thêm lấy từ đất nông nghiệp 0,21 ha. - Mở rộng các tuyến đường rộng bình quân thêm 1 m, cụ thể đường vào xóm Ngọc thêm 0,03 ha, đường nội xóm, phố 0,81 ha, mở thêm 733 m đường vào xóm Chu. Tăng diện tích đất nghĩa trang thêm 0,5 ha. Sau khi thực hiện quy hoạch phân bổ đất như trên, đến năm 2015 cơ cấu đất đai xã Trung Minh được thể hiện ở biểu sau: Biểu 08: Biểu quy hoạch sử dụng đất xã Trung Minh giai đoạn 2005 - 2015 STT Loại đất Hiện trạng (ha) Quy hoạch (ha) Cơ cấu (%) So sánh Tổng diện tích tự nhiên 1504,68 1504,68 100 0 I Nhóm đất nông nghiệp 840.04 1237,67 82,25 +397,63 I.1 Đất lâm nghiệp 606,94 980,16 65,14 +373,22 I.1.1 Rừng tự nhiên 155 155 15,81 0 I.1.1.2 Rừng tự nhiên phòng hộ 155 155 15,81 0 I.1.2 Rừng trồng 451,94 825,16 84,19 +373,22 I.1.2.1 Rừng trồng sản xuất 451,94 709,16 72,35 +257,22 I.1.2.2 Rừng trồng phòng hộ 0 56 5,71 +56 I.1.2.3 Rừng trồng đặc dụng 0 60 6,12 +60 I.2 Đất nông nghiệp 233,15 257,51 17,11 +24,36 I.2.1 Đất trồng cây hàng năm 160,93 169,7 65,9 +8,77 I.2.1.1 Đất ruộng lúa, lúa màu 120,04 119,8 46,52 -0,24 I.2.1.1.1 Ruộng 3 vụ 0 40 15,53 +40 I.2.1.1.2 Ruộng 2 vụ 43,07 50 19,42 +6,93 I.2.1.1.3 Ruộng 1 vụ 76,97 29,8 11,57 -47,17 I.2.1.2 Đất chuyên màu 40,89 49,9 19,38 +9,01 I.2.2 Đất vườn tạp 69,95 55,76 21,65 -14,19 I.2.3 Đất trồng cây lâu năm 0 24,8 9,63 +24,8 I.2.3.1 Đất trồng cây ăn quả 0 24,8 9,63 +24,8 I.2.4 Đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản 2,27 7,25 2,86 +4,98 II Nhóm đất phi nông nghiệp 119.34 126,07 8,38 +6,73 II.1 Đất thổ cư 50,51 53,47 42,41 +2,96 II.2 Đất chuyên dùng 68,83 72,6 57,59 +3,77 II.2.1 Đất xây dựng 20,47 22,47 17,82 +2 II.2.2 Đất giao thông 20,91 21,97 17,43 +1,06 II.2.3 Đất thuỷ lợi 16,46 16,67 13,22 +0,21 II.2.4 Đất an ninh quốc phòng 8,51 8,51 6,75 0 II.2.5 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 2,48 2,98 2,36 +0,5 III Nhóm đất khác 545,25 140,94 9,37 -404,31 III.1 Đất chưa sử dụng 404.31 0 0 -404.31 III.1.1 Đất bằng chưa sử dụng 9,01 0 0 -9,01 III.1.2 Đất đồi núi chưa sử dụng 390,32 0 0 -390,32 III.1.3 Đất có mặt nước chưa sử dụng 4,98 0 0 -4,98 III.2 Sông suối 140,94 140,94 100 0 4.3.4.4. Sơ đồ chu chuyển đất đai Biểu 08: Sơ đồ chu chuyển đất đai của xã Trung Minh giai đoạn 2005 - 2015 Tổng diện tích tự nhiên 1504,68 ha Tổng diện tích tự nhiên 1504,68 ha Đất lâm nghiệp 606,94 ha Đất chuyên dùng 68,83 ha Đất nông nghiệp 257,51 ha Đất lâm nghiệp 980,16 ha Đất chuyên dùng 72,6 ha Đất ở 53,47 ha Đất khác 140,94 ha Đất khác 545,25 ha Đất ở 50,51 ha Hiện trạng 2005 Quy hoạch 2015 Đất nông nghiệp 233,15 ha 1504,68 228,92 604,44 68,83 50,51 140,94 13,99 0,38 2,5 0,89 3,34 390,32 4.3.5. Quy hoạch các biện pháp sản xuất kinh doanh lâm, nông nghiệp 4.3.5.1. Quy hoạch các biện pháp sản xuất kinh doanh lâm nghiệp 4.3.5.1.1. Quy hoạch các biện pháp khoanh nuôi tái sinh rừng Đối với 155 ha rừng tự nhiên phục hồi trạng thái IIa, IIb cần thực hiện tổng hợp các biện pháp khoanh nuôi xúc tiến tái sinh kết hợp trồng bổ sung trong khoảng 5 năm, nhằm duy trì, ổn định tính bền vững của hệ sinh thái rừng. Các biện pháp tác động cụ thể như sau: - Tăng cường công tác tuần tra, bảo vệ nhằm ngăn chặn những hoạt dộng tiêu cực của người dân tác động vào rừng như: khai thác gỗ củi, đốt nương làm rẫy, chăn thả trâu bò bừa bãi. - Phát luỗng dây leo bụi rậm, loại bỏ cây phi mục đích, xử lý đất tạo điều kiện cho cây non tái sinh phát triển. - Tra dặm hạt hoặc trồng dặm cây con, tỉa chồi đối với các cây có giá trị. 4.3.5.1.2. Quy hoạch các biện pháp trồng rừng 1) Trồng rừng Qua kết quả điều tra đánh giá về điều kiện tự nhiên như: đất đai, khí hậu, địa hình, hiện trạng tài nguyên rừng, khả năng thích nghi với điều kiện tự nhiên, khả năng phòng hộ, giá trị kinh tế, cũng như nhu cầu sản phẩm, tôi mạnh dạn đề xuất một số phương án sau: *) Đối với rừng trồng sản xuất nguyên liệu giấy, loài cây được chọn là Bạch đàn và Keo lai. Bạch đàn là cây đã trồng trước đây vào được đánh giá là khá hiệu quả, cây sinh trưởng tốt, năng suất cao. Keo lai là giống lai tự nhiên giữa Keo tai tượng và Keo lá tràm, đây là loài sinh trưởng nhanh vượt lên rõ rệt trên tán rừng, thích hợp với khí hậu nóng ẩm, chịu được sương gió nhẹ. Keo lai là cây ưa sáng từ nhỏ, cho năng suất cao và có khả năng cải tạo đất tốt. Kỹ thuật trồng: - Làm đất, xử lý thực bì, cuốc hố 30x30x30 cm trước khi trồng 15 đến 20 ngày, sau đó lấp hố lại. - Phương thức trồng thuần loài. - Phương pháp trồng bằng cây con có bầu, tiêu chẩn cây con: trên 3 tháng tuổi, chiều cao 25-30 cm, đường kính trên 3mm, không sâu bệnh, cụt ngọn. - Mật độ trồng 2200 cây/ ha. - Thời vụ trồng vào mùa xuân hoặc mùa thu, nên trồng trước hoặc sau khi trời mưa. *) Đối với trồng rừng phòng hộ đầu nguồn Tại khu vực quanh suối Củ yêu cầu phòng hộ là khá cao, vì vậy tôi lựa chọn loài cây trồng là Lát hoa và Trám trắng. Đây là những loài cây không những có khả năng phòng hộ cao mà giá trị kinh tế cũng khá cao. Kỹ thuật trồng: - Làm đất, xử lý thực bì, cuốc hố 40x40x40 cm. công việc này được tiến hành trước khi trồng từ 15 đến 20 ngày. - Phương thức trồng thuần loài. - Phương pháp trồng bằng cây con có bầu. Tiêu chẩn cây con đem trồng: cây sinh trưởng tốt, xanh tốt, không bị sâu bệnh, tuổi từ 4 – 6 tháng, chiều cao từ 30 – 40 cm. - Mật độ trồng: 1000cây/ha. - Thời vụ trồng: trồng vào mùa xuân hoặc mùa thu, nên trồng trước hoặc sau khi trời mưa. *) Đối với rừng trồng đặc dụng kết hợp phòng hộ gần khu hồ Ngọc, loài cây được chọn là Thông nhựa. Thông nhựa là cây lâu năm, vừa có giá trị kinh tế cao, vừa có tác dụng phòng hộ lâu dài, đồng thời vừa có khả năng cải tạo môi trường, làm trong lành không khí rất, tốt nhất là những nơi nghỉ ngơi, du lịch như hồ Ngọc. Đặc điểm của cây Thông nhựa là cây dễ tính, trong tự nhiên mọc trên đất xấu khô kiệt, các cây khác không sống được thì cây này mọc thuần loài và phát triển bình thường, là cây ưa sáng hoàn toàn, khi nhỏ chịu bóng râm nhẹ, xanh quanh năm. Kỹ thuật trồng: - Làm đất, phát dọn thực bì, cuốc hố 40x40x40 cm, công việc này được tiến hành trước khi trồng 1 – 2 tháng. - Phương thức trồng thuần loài. - Phương pháp trồng bằng cây con có bầu, tiêu chuẩn cây con: tuổi từ 12-18 tháng, chiều cao 7-12 cm, đường kính cổ rễ 6-8 mm, không bị sâu bệnh. - Mật độ trồng: 2500 cây/ha. - Thời vụ trồng vào mùa xuân hoặc mùa thu, nên trồng trước hoặc sau cơn mưa. *) Ngoài ra còn có thể trồng cây phân tán ven đường, quanh công sở, nơi công cộng… vừa tạo cảnh quan đẹp, vừa góp phần cải thiện môi trường sinh thái, đồng thời người dân có thể tận dụng gỗ củi phục vụ cho nhu cầu chất đốt hàng ngày. 2. Chăm sóc rừng Tiến hành thực hiện các biện pháp chăm sóc đối với toàn bộ diện tích rừng mới trồng trong 3 năm đầu. - Năm thứ nhất chăm sóc 2 lần vào tháng 4, 5 và tháng 11, 12, với các công việc phát dọn thực bì trên diện tích trồng rừng, làm cỏ kết hợp với xáo đất quanh hố, vun gốc, chú ý tránh làm tổn thương đến cây con, có thể tiến hành bón thúc bằng NPK với định mức 0,1 kg/cây. - Năm thứ 2, 3 công việc tương tự năm thứ nhất nhưng diện tích phát quang tăng dần và vun đất cao hơn. - Sau 3 tháng nếu số cây chết trên 10% thì cần tiến hành trồng dặm ngay hoặc ngay vụ sau đó. Chú ý chọn cây trồng dặm phải cùng một loài cây, cùng kích thước và cùng tuổi với cây đã trồng. 3. Bảo vệ rừng Tiến hành bảo vệ toàn bộ diện tích rừng tự nhiên và rừng trồng từ khi trồng đến khi khai thác. Công việc chủ yếu là tuần tra kiểm soát, ngăn chặn sự phá hoại của con người, gia súc, đồng thời có biện pháp phòng chống sâu bệnh và lửa rừng. 4. Nuôi dưỡng rừng trồng Đối với các diện tích rừng trồng sau thời gian chăm sóc cần tiến hành các biện pháp chặt nuôi dưỡng, bao gồm các công việc như phát luỗng dây leo, bụi rậm, tỉa cành, tỉa thưa…, nhằm điều chỉnh mật độ và mạng hình phân bố cây, từ đó nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng sản lượng rừng, đồng thời tận dụng sản phẩm trung gian phục vụ cho nhu cầu gỗ củi của người dân. 4.3.5.1.3. Quy hoạch các biện pháp khai thác rừng Với diện tích rừng bạch đàn, keo cấp tuổi II là 113,44 ha sẽ tiến hành khai thác trong 2 năm 2007 và 2008 theo đúng kế hoạch trước đây đề ra. Diện tích trồng keo tai tượng trồng năm 2004 ( 78 ha ) sẽ tiến hành khai thác vào năm 2012. Các diện tích rừng trồng sắp tới sau 7-8 năm mới có thể khai thác, khi cây đã đủ tuổi thành thục phục vụ nguyên liệu giấy. Khi khai thác có thể áp dụng phương thức khai thác trắng, nhưng phải có kế hoạch trồng lại ngay. Trước khi khai thác phải thiết lập được bản phương án khai thác cho phù hợp. 4.3.5.2. Quy hoạch các biện pháp sản xuất nông nghiệp Từ xưa đến nay, hoạt động sản xuất nông nghiệp đã đóng vai trò quan trọng trong đời sống người dân, đặc biệt là người dân nông thôn. Nó cung cấp lương thực, thực phẩm thiết yếu cho con người, đồng thời cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến, đem lại thu nhập cho người dân để từ đó có thể phục vụ cho các nhu cầu khác. Tuy nhiên, hiện nay do nhu cầu về sản phẩm nông nghiệp không ngừng tăng lên cả về số lượng lẫn chất lượng, mặt khác do áp lực từ các ngành khác mà hoạt động sản xuất nông nghiệp cần có những chuyển biến tích cực hơn nữa. Trong thời gian tới, phải tiếp tục nâng cấp, cải tạo hệ thống thuỷ lợi để luôn luôn chủ động nguồn nước, bố trí cây trồng hợp lý, kết hợp với các biện pháp đầu tư thâm canh, tăng vụ, tăng năng suất cây trồng, đa dạng hoá sản phẩm. Để không ngừng năng cao năng suất, chất lượng các loại cây trồng cần áp dụng một số biện pháp cơ bản sau: *) Đối với cây hàng năm Tiếp tục sử dụng các giống lúa cho năng suất, chất lượng cao như: nhị ưu 838, khanh dân, Q5…, ngoài ra còn có thể sử dụng các giống lúa có hiệu quả kinh tế cao như nếp na, tẻ thơm. Các giống cây màu được sử dụng như: ngô lai VN10, BE9698…, các giống mía, khoai, sắn, rau xanh các loại. Trước khi trồng cần phải xử lý đất, đây là khâu rất quan trọng do đó phải tiến hành đúng kỹ thuật. Sau khi cày lật đất cần phơi ải từ 5 đến 7 ngày, sau đó bừa kỹ làm cho đất tơi nhỏ, san phẳng mặt ruộng, đồng thời loại bỏ rác vụn cỏ dại. Trước khi cấy bón lót bằng phân chuồng, đạm, lân. Với cây màu sau khi bừa đất loại bỏ cỏ dại cần lên luống và đào rãnh thoát nước. Sau khi trồng cần thường xuyên bảo vệ, chăm sóc nhằm đảm bảo cho cây sinh trưởng, phát triển thuận lợi. Thường xuyên kiểm tra tình hình sâu bệnh, chuột hại để có biện pháp xử lý kịp thời. Đồng thời tiến hành làm cỏ, bón thúc, kích thích sinh trưởng, phát triển của cây. *) Đối với cây ăn quả Với 24,8 ha cây ăn quả được chuyển từ các loại đất khác sang, tiến hành trồng các loại cây ăn quả có giá trị cao như: Vải thiều, Nhãn lồng, Na giai, Xoài… Kỹ thuật trồng: Đất trồng được phát dọn thực bì trên toàn diện tích, đào hố với kích thước 60x60x60 cm. Mật độ trồng chung cho cả 4 loài là 250 cây/ha. Trước khi trồng cần bón lót bằng phân chuồng và phân NPK. Sau khi trồng cần thường xuyên chăm sóc, làm cỏ, xới đất, vun gốc, bón phân, phun thuốc bảo vệ thực vật nhằm duy trì quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng. *) Với đất nuôi trồng thuỷ sản, cùng với việc mở rộng diện tích trong kỳ quy hoạch cần tiếp tục đầu tư cải tạo nâng cấp, đầu tư kỹ thuật, con giống, để từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng, cung cấp thực phẩm và nâng cao thu nhập của người dân. 4.3.6. Các giải pháp cơ bản nhằm phát triển sản xuất lâm, nông nghiệp 4.3.6.1. Giải pháp về chính sách Việc phát triển kinh tế - xã hội nói chung cũng như phát triển sản xuất lâm, nông nghiệp ở các xã miền núi nói riêng đều không nằm ngoài các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Vì vậy, để phát triển lâm, nông nghiệp một cách ổn định, bền vững, đáp ứng được nhu cầu của người dân cần phải có một hệ thống chính sách phù hợp, toàn diện và thiết thực. - Chính sách khuyến nông, khuyến lâm nhằm tạo lập một mạng lưới khuyến nông, khuyến lâm từ tỉnh, huyện đến xã, thôn. Đảm bảo mỗi xã có một cán bộ chuyên trách khuyến nông, khuyến lâm, đồng thời mỗi xóm cũng có một cán bộ phụ trách khuyến nông, khuyến lâm của thôn. Các cán bộ khuyến nông, khuyến lâm thường xuyên tuyên truyền, chuyển giao kỹ thuật sản xuất thông qua các lớp tập huấn tới từng hộ gia đình, giúp họ từng bước chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, áp dụng các giống mới, tiến bộ khoa học, kỹ thuật, các mô hình canh tác tiên tiến vào sản xuất. Đồng thời, các cán bộ khuyến nông, khuyến lâm phải không ngừng nâng cao trình độ, hiểu biết, thường xuyên tìm tòi các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới để chuyển giao cho người dân áp dụng vào sản xuất lâm, nông nghiệp. - Chính sách bảo trợ lâm, nông nghiệp: Nhà nước cần lập các quỹ bảo trợ lâm, nông nghiệp để hỗ trợ cho các hộ nông dân khi có những rủi ro, thất thu, hạn hán, lũ lụt, khi có những biến động về giá… Quỹ này được hình thành từ các nguồn ngân sách Nhà nước cấp, nguồn tài trợ quốc tế, các nguồn do các tổ chức xã hội và cá nhân khác tài trợ, với phương pháp bảo trợ chủ yếu thông qua hệ thống tín dụng. - Chính sách phát triển nông thôn miền núi: Phát triển nông thôn toàn diện theo hướng đa dạng hoá các ngành nghề, phát triển sản xuất lâm, nông nghiệp kết hợp với phát triển du lịch, dịch vụ, và công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn, nhằm tăng thu nhập tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương. Từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, tăng cường đầu tư thâm canh, chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất sản phẩm hàng hoá, kết hợp với công nghiệp chế biến. 4.3.6.2. Giải pháp về kỹ thuật Yếu tố khoa học kỹ thuật đóng vai trò rất quan trọng trong việc phát triển sản xuất lâm, nông nghiệp bởi cây trồng vật nuôi ngoài chịu ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, môi trường còn chịu ảnh hưởng rất nhiều từ các biện pháp tác động của con người. Sản xuất đúng kỹ thuật sẽ phát huy được hết các ưu điểm vốn có của cây trồng, vật nuôi, tận dụng tối đa tiềm năng đất đai, mang lại năng suất, chất lượng cao, góp phần tăng thu nhập cho người dân, cải thiện cuộc sống. *) Đối với sản xuất lâm nghiệp - Tuyên truyền phổ biến các biện pháp kỹ thuật lâm sinh như: kỹ thuật trồng rừng, chăm sóc bảo vệ rừng, các biện pháp nuôi dưỡng, khai thác rừng trồng. - Thường xuyên mở lớp tập huấn, chuyển giao kỹ thuật cho người dân. - Tiến hành các biện pháp kỹ thuật đúng quy trình kỹ thuật. - Khuyến kích phát triển sản xuất nông – lâm kết hợp trong những năm đầu. *) Đối với sản xuất nông nghiệp - Đẩy mạnh thâm canh tăng vụ, khai hoang mở rộng diện tích, hoàn thiện hệ thống thuỷ lợi. - Cải tạo các giống cây trồng vật nuôi, đưa các giống mới có năng suất cao, chất lượng tốt vào sản xuất. - áp dụng các biện pháp kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, thực hiện đúng quy trình kỹ thuật đã đặt ra. - Khuyến kích người dân phát triển mô hình VAC, RVAC…, mô hình trang trại, phát triển sản xuất đa dạng hàng hoá lâm, nông sản. 4.3.6.3.Giải pháp về vốn Trong kỳ quy hoạch, do mở rộng các hoạt động sản xuất kinh doanh, trong đó việc đầu tư cho sản xuất lâm, nông nghiệp là rất lớn, ngoài đầu tư cho thâm canh, mở rộng diện tích còn phải đầu tư cho việc sử dụng giống mới, cho công tác chăm sóc, bảo vệ… Chính vì vậy, vấn đề đặt ra không chỉ cho người dân mà cả chính quyền địa phương là làm sao huy động được các nguồn vốn đầu tư cho sản xuất, phát huy được hết tiềm năng, thế mạnh của địa phương. Các nguồn vốn có thể huy động được bao gồm: Vốn vay từ ngân sách Nhà nước thông qua ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, vốn dự án trồng 5 triệu ha rừng, dự án trồng rừng phòng hộ đầu nguồn, vốn vay của chương trình 135, vốn tự có của nhân dân. Tuy nhiên, để có thể thu hút được người dân tích cực tham gia vào các hoạt động sản xuất lâm, nông nghiệp thì các ngân hàng cần có cơ chế hoạt động phù hợp hơn nữa như: tăng định mức cho vay, cho vay dài hạn với lãi suất thấp, nhất là đối với vốn đầu tư cho sản xuất lâm nghiệp. Mặt khác, mở rộng phát triển quỹ tín dụng nhân dân do các đoàn thể ( thanh niên, phụ nữ, hội cựu chiến binh, hội nông dân…) phát động để có thể huy động vốn tại chỗ, đáp ứng nhu cầu sản xuất. Không ngừng hoàn thiện, củng cố mối quan hệ giữa ngân hàng, các tổ chức tín dụng và các hộ gia đình. Đối với những hộ có điều kiện cần khuyến khích họ tự bỏ vốn ra đầu tư cho sản xuất, để có thể chủ động hơn trong sản xuất. 4.3.6.4. Giải pháp về tổ chức Để có thể đạt được những kết quả mà phương hướng, nhiệm vụ đề ra đối với sản xuất lâm, nông nghiệp, ngoài việc thực hiện các giải pháp trên thì giải pháp về tổ chức cũng đóng vai trò không nhỏ. Vì vậy cần phải: - Tăng cường tổ chức, quản lý chính quyền các cấp, đặc biệt cấp xã, bổ sung hoàn chỉnh hương ước của xã, thôn, xóm về công tác bảo vệ, phát triển tài nguyên rừng. - Thành lập các tổ đội quản lý bảo vệ rừng ở các xóm, kết hợp với kiểm lâm địa bàn thường xuyên tuần tra bảo vệ rừng. - Tăng cường đội ngũ kỹ sư lâm, nông nghiệp có trình độ, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho cán bộ, đặc biệt là cán bộ chuyên trách lâm, nông nghiệp. - Thường xuyên tổ chức các cuộc họp bàn dân, tuyên truyền, phổ biến kinh nghiệm sản xuất cho người dân. 4.3.6.5. Giải pháp về thị trường lâm, nông sản Với việc mở rộng phát triển sản xuất lâm, nông nghiệp, sản phẩm hàng hoá sản xuất ra ngày càng nhiều, đa dạng về chủng loại, chất lượng. Vì vậy, để có thể tiêu thụ được toàn bộ số lượng sản phẩm đó thì cần phải có một hệ thống thị trường tiêu thụ hoạt động một cách linh động có hiệu quả, với năng lực chu chuyển hàng hoá lớn. Để có thể đáp ứng được nhu cầu đặt ra, trong thời gian tới xã cần phải có những định hướng phát triển sau: - Mở rộng và phát triển giao lưu thông thương hàng hoá cũng như các hoạt động thương mại ở nông thôn nhằm từng bước xác lập mối quan hệ lâu dài giữa sản xuất với lưu thông và tiêu dùng, hình thành và ổn định kênh lưu thông, buôn bán ở các khu vực. - Thúc đẩy quá trình đô thị hoá nông thôn để tạo ra nhiều trung tâm thương mại, tạo môi trường tốt cho phát triển, giao lưu, trao đổi hàng hoá. - Thành lập các hội, các nhóm chuyên tiêu thụ các sản phẩm lâm, nông sản cho người dân, cung cấp thông tin về thị trường, giúp cho người dân tiến hành sản xuất kinh doanh theo cơ chế thị trường. 4.3.7. Tổng hợp vốn đầu tư, nguồn vốn và ước tính hiệu quả 4.3.7.1. Tổng hợp vốn đầu tư 1. Tổng hợp vốn đầu tư cho sản xuất lâm nghiệp Qua biểu 09 ta thấy, vốn đầu tư cho công tác trồng rừng trong kỳ quy hoạch là rất lớn (7582,797 triệu đồng), số vốn này chủ yếu là vốn vay ngân hàng, vốn đầu tư của các dự án. Biểu 09a: Tổng hợp vốn đầu tư trồng rừng sản xuất giai đoạn 2005 – 2015 Đơn vị: triệu đồng STT Hạng mục 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 Tổng Khối lượng 78 78 78 78 78 85 85 85 64.16 78 787.16 1 Trồng rừng 369.88 369.88 369.88 369.88 369.88 403.07 403.07 403.07 304.25 369.88 3732.713 2 Chăm sóc 140.40 205.92 205.92 205.92 205.92 218.52 224.40 224.40 186.89 1818.288 3 Bảo vệ 4.68 9.36 14.04 18.72 23.40 28.50 33.60 132.3 4 Khai thác 468 468.00 936 Tổng 369.88 510.28 575.80 580.48 585.16 623.03 640.31 650.87 1025.1 1058.36 6619.301 Biểu 09b: Tổng hợp vốn đầu tư trồng rừng phòng hộ giai đoạn 2005 – 2015 Đơn vị: triệu đồng STT Hạng mục 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 Tổng Khối lượng 14 14 14 14 56 1 Trồng rừng 63.01 63.01 63.01 63.01 252.056 2 Chăm sóc 23.94 35.49 35.49 35.49 11.55 141.96 3 Bảo vệ 0.84 1.68 2.52 3.36 3.36 3.36 15.12 Tổng 77.01 101 112.5 113.3 37.17 14.07 3.36 3.36 3.36 465.136 Biểu 09c: Tổng hợp vốn đầu tư trồng rừng đặc dụng giai đoạn 2005 – 2015 Đơn vị: triệu đồng STT Hạng mục 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 Tổng Khối lượng 15 15 15 15 60 1 Trồng rừng 67.52 67.52 67.52 67.52 270.06 2 Chăm sóc 25.65 38.03 38.03 38.03 12.38 152.1 3 Bảo vệ 0.9 1.8 2.7 3.6 3.6 3.6 16.2 Tổng 82.52 108.2 120.5 121.4 39.83 15.08 3.6 3.6 3.6 498.36 2. Tổng hợp vốn đầu tư cho sản xuất nông nghiệp Đối với sản xuất nông nghiệp chỉ tính toán cho việc trồng cây ăn quả, không xác định cho các cây trồng ngắn ngày. Mặt khác, chỉ xác định vốn đầu tư cho 1ha trồng cây ăn quả. Biểu 10: Tổng hợp vốn đầu tư trồng cây ăn quả sau 10 năm Đơn vị: nghìn đồng Biểu 10: Tổng hợp vốn đầu tư trồng cây ăn quả trong giai đoạn 10 năm Năm Vải thiều Nhãn Na giai Xoài Tổng 2006 5070 4980 4940 5090 20080 2007 900 900 900 900 3600 2008 800 800 800 800 3200 2009 2525 2525 2525 2525 10100 2010 2525 2525 2525 2525 10100 2011 2525 2525 2525 2525 10100 2012 2525 2525 2525 2525 10100 2013 2525 2525 2525 2525 10100 2014 2525 2525 2525 2525 10100 2015 2525 2525 2525 2525 10100 Tổng 24445 24355 24315 24465 97580 Nguồn vốn được đầu tư vào trồng cây ăn quả chủ yếu là vốn vay ngân hàng, ngoài ra những hộ có điều kiện có thể tự bỏ vốn, tuy nhiêu số này rất ít. 4.3.7.2. Ước tính hiệu quả 4.3.7.2.1. Hiệu quả kinh tế 1. Ước tính hiệu quả kinh tế của việc gây trồng rừng Khi ước tính hiệu quả kinh tế của việc gây trồng rừng, tôi chỉ ước tính cho rừng sản xuất nguyên liệu ( Keo lai và Bạch đàn ), chứ không ước tính cho rừng phòng hộ và rừng đặc dụng. Mặt khác, cũng chỉ ước tính cho các diện tích rừng sẽ trồng trong kỳ quy hoạch, còn những diện tích rừng trồng trước đó không được tính đến. Sản lượng bình quân rừng trồng cây nguyên liệu giấy khi đến tuổi khai thác là 120 m3/ ha và 18 ster củi, với giá bán gỗ tại bãi I là 260000đ/ m3, giá bán củi là 70000đ/ ster. Bình quân thu được 32,460 triệu đồng/ ha. Kết quả thu được ở biểu sau: Biểu 11: Dự đoán hiệu quả kinh tế sau 10 năm trồng rừng sản xuất Đơn vị : triệu đồng Biểu 11: Dự đoán hiệu quả kinh tế trồng rừng sản xuất giai đoạn 2005-2015 Năm Chi phí Chi phí + Lãi xuất Thu nhập Cân đối 2006 369.88 727.60 -727.60 2007 510.28 938.12 -938.12 2008 575.80 989.32 -989.32 2009 580.48 932.12 -932.12 2010 585.16 878.16 -878.16 2011 623.03 873.83 -873.83 2012 640.31 839.32 -839.32 2013 650.87 797.34 -797.34 2014 1025.15 1173.69 2531.88 1358.19 2015 1058.36 1132.45 2531.88 1399.43 Tổng 6619.30 9281.96 5063.76 -4218.20 Qua biểu trên ta thấy, sau 10 tiến hành trồng rừng sản xuất, toàn xã vẫn còn nợ 4218,2 triệu đồng, số nợ này sẽ được trả sau các chu kỳ khai thác tiếp theo. 2. Ước tính hiệu quả một số cây nông nghiệp Do quỹ thời gian có hạn, khối lượng đề tài lớn nên tôi chỉ ước tính hiệu quả kinh tế cho một số loài cây ăn quả chủ yếu như: Vải thiều, Nhãn, Xoài, Na giai. Mặt khác, do chưa có kế hoạch trồng cụ thể chi tiết cho từng loài cây ăn quả nói trên nên việc ước tính hiệu quả chỉ tiến hành cho 1 ha cây ăn quả. Với các loài cây ăn quả trên sau khi trồng khoảng 4 năm sẽ cho thu hoạch. Sau khi tính toán các chỉ tiêu cho từng năm (xem phụ biểu 5 đến 11), kết quả tổng hợp được thể hiện ở biểu sau: Biểu 12: Tổng hợp dự tính hiệu quả kinh tế trồng cây ăn quả giai đoan 2005-2015 STT Chỉ tiêu Loài cây Vải thiều Nhãn Na giai Xoài 1 P(nghìn đồng) 64555 51770 61435 82410 2 Pcp (%) 264.08 212.56 353.42 336.85 3 NPV 34502.47 27223.46 32655.03 43990.88 4 NPV/năm 3450.25 2722.35 3265.50 4399.09 5 BCR 3.00 2.58 2.90 3.54 6 IRR 0.416 0.374 0.407 0.445 Qua biểu trên ta thấy bình quân thu 6,5043 triệu đồng/ha/năm ( chưa tính đến lãi suất phải trả ngân hàng ), các chỉ tiêu kinh tế khác có tính đến lãi suất đều cho thấy hiệu quả kinh tế mang lại từ việc trồng cây ăn quả là khá cao, từ đó có thể góp phần nâng cao thu nhập cho người dân, cải thiện chất lượng cuộc sống. 4.3.7.2.2. Hiệu quả xã hội Cùng với việc phát triển các hoạt động sản xuất lâm, nông nghiệp trên địa bàn xã không những đem lại hiệu quả kinh tế nhất định, đóng góp vào sự phát triển chung của toàn xã, mà còn mang lại những hiệu quả về mặt xã hội một cách rõ rệt. Việc mở rộng diện tích sản xuất lâm, nông nghiệp, tăng cường sử dụng nhiều giống mới có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất đã góp phần làm đa dạng sản phẩm hàng hoá, không còn là sản phẩm lâm, nông nghiệp thuần tuý trước đây. Sản phẩm đa dạng sẽ đáp ứng tối đa nhu cầu của thị trường, mang lại thu nhập cao cho người nông dân, từ đó người dân có thể phục vụ cho các nhu cầu khác, góp phần ổn định cuộc sống. Đồng thời, việc mở rộng sản xuất đã tạo thêm công ăn việc làm cho người dân. Với khối lượng công việc khá lớn nhất là các hoạt động sản xuất lâm nghiệp cần phải huy động một lực lượng lao động lớn mới có thể hoàn thành kế hoạch đặt ra. Ngoài các thời vụ sản xuất chính, lúc nông nhàn, người dân có thể tham gia vào các hoạt động chăm sóc, bảo vệ rừng, thu hái, tiêu thụ lâm, nông sản… Bên cạnh đó, việc phát triển, mở rộng các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp sẽ góp phần giải quyết được số lao động dư thừa trong xã. Người dân có công ăn, việc làm ổn định, thường xuyên sẽ hạn chế rất nhiều những tiêu cực trong xã hội do nhàn rỗi mang lại như: cờ bạc, rượu chè, trộm cắp… Cùng làm, cùng hưởng sẽ làm cho người dân càng thêm gắn bó, thân thiết, quan hệ cộng đồng, làng xóm ngày càng tốt đẹp. Cũng vì thế, người dân càng chú tâm vào sản xuất, nâng cao chất lượng cuộc sống, góp phần xoá đói giảm nghèo, từng bước hướng tới cuộc sống ấm no, sung túc hơn. Không những thế trình độ khoa học kỹ thuật, cũng như trình độ nhận thức của người dân không ngừng được nâng lên, người dân ý thức được quyền lợi và trách nhiệm của mình đối với xã hội. Ngoài ra, do nhu cầu của sự phát triển, hệ thống cơ sở hạ tầng và các công trình phúc lợi xã hội phục vụ cuộc sống nhân dân từng bước được hoàn thiện. Phát triển du lịch sinh thái hồ Ngọc sẽ tạo điều kiện cho Trung Minh có những chuyển biến mới, có điều kiện tiếp cận, giao lưu với các bản sắc văn hoá khác, thúc đẩy nhanh quá trình đô thị hoá nông thôn, đời sống tinh thần của người dân không ngừng được cải thiện, nâng cao. 4.3.7.2.3.Hiệu quả môi trường sinh thái Sau khi thực hiện phương án quy hoạch trên thì toàn bộ diện tích đất đồi núi của xã hoàn toàn được phủ xanh. Với đa phần là diện tích trồng cây nguyên liệu giấy, khi đến tuổi thành thục phải tiến hành khai thác, nhưng do sau khai thác sẽ tiến hành trồng lại rừng ngay, đồng thời với việc bố trí trồng và khai thác một cánh hợp lý sẽ vẫn luôn luôn duy trì được hoàn cảnh môi trường sinh thái ổn định, bền vững. Là một xã với diện tích đa phần là đồi núi, vấn đề đặt ra cho Trung Minh là làm có thể tạo lập và duy trì một hệ sinh thái ổn định, bền vững, đảm bảo môi trường sinh thái luôn ở trạng thái cân bằng ổn định là hết sức cần thiết. Chính vì thế mà trong kỳ quy hoạch toàn bộ diện tích đất lâm nghiệp sẽ được phủ xanh hoàn toàn đóng góp một phần đáng kể vào việc phát triển hệ sinh thái bền vững. Nếu thực hiện được điều đó thì điều kiện môi trường sinh thái ngày càng có những chuyển biến tích cực, điều hoà không khí, cải thiện nguồn nước, làm gia tăng mực nước ngầm, hạn chế xói mòn, rửa trôi. Toàn bộ diện tích rừng tự nhiên phòng hộ và rừng trồng phòng hộ bổ sung góp phần ổn định nguồn nước cho các con suối, đặc biệt là hồ Ngọc (nguồn cung cấp nước chủ yếu cho sản xuất nông nghiệp ). Trong các loài cây được đưa vào trồng thì Thông và Keo có khả năng cải tạo đất rất tốt, làm tăng độ mùn trong đất, đất đai sẽ ngày càng màu mỡ, thích hợp với nhiều loại cây trồng, từ đó có thể chuyển đổi cơ cấu cây trồng sang những cây có giá trị cao hơn. Rừng Thông được trồng gần khu hồ Ngọc không những là loài cây có giá trị kinh tế, giá trị phòng hộ mà còn tạo thành khu rừng có cảnh quan sinh thái đẹp, làm trong lành không khí, rất thích hợp với khu du lịch hồ Ngọc. Đối với nông nghiệp, đất đai sẽ không bị thoái hóa, bạc màu khi được áp dụng các biện pháp kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, chế độ luân canh hợp lý, sử dụng phân bón đúng quy trình, liều lượng…, từ đó góp phần tạo thành một hệ sinh thái lâm, nông nghiệp ổn định,bền vững, nâng cao năng lực sản xuất của đất. 4.4.Kế hoạch thực hiện 4.4.1. Kế hoạch sử dụng đất nông nghiệp Đối với đất nông nghiệp, do diện tích nhỏ, dễ bị biến động do các nhu cầu khác, mặt khác các loài cây trồng, vật nuôi đa dạng có chu kỳ sản xuất ngắn, có thể bị thay đổi cơ cấu do nhu cầu trước mắt nên rất khó bố trí cho từng năm, từng biện pháp thực hiện. Vì vậy, tôi chỉ lập kế hoạch sử dụng đất nông nghiệp theo các giai đoạn: giai đoạn I ( 2005-2010 ), giai đoạn II ( 2010-2015 ). Giai đoạn ( 5 năm ) Nội dung Diện tích ( ha ) 2005–2010 - Thâm canh tăng vụ đưa đất 2 vụ lên 3 vụ - Đưa đất 1 vụ lên đất 2 vụ - Chuyển sang đất chuyên dùng - Chuyển sang đất thổ cư - Đưa đất bằng chưa sử dụng vào trồng cây hàng năm - Đưa đất có mặt nước chưa sử dụng vào nuôi trồng thuỷ sản - Chuyển đất vườn tạp sang vườn cây ăn quả tập trung - Xây dụng mô hình trang trại trồng cây ăn quả trên đất lâm nghiệp 30 46,96 0,24 2,12 4 2 10,2 6,8 2010–2015 - Thâm canh tăng vụ đưa thêm đất 2 vụ lên đất 3 vụ - Cải tạo đưa thêm đất bằng chưa sử dụng vào trồng cây hàng năm - Đưa thêm đất có mặt nước vào nuôi trồng thuỷ sản - Phát triển mô hình trang trại trồng cây ăn quả 10 5,01 1,22 7,8 4.4.2. Kế hoạch sử dụng đất lâm nghiệp Toàn bộ diện tích đất lâm nghiệp trên địa bàn xã sẽ được phủ xanh hoàn toàn sau 10 năm, những diện tích rừng sau khai thác sẽ được trồng mới lại vào năm tiếp sau đó. Kế hoạch cụ thể cho từng năm, từng hạng mục như sau: Giai đoạn Năm Nội dung Diện tích Địa điểm 1 2006 - Khoanh nuôi tái sinh kết hợp trồng bổ sung - Trồng rừng sản xuất - Bảo vệ các diện tích rừng hiện có 155 78 281,44 - Xóm Ngọc, phố Ngọc - Xóm Miều, đồi Thờ - Xóm Chu, Xóm Miều, Xóm Ngọc, Phố Ngọc 2007 - Khoanh nuôi tái sinh kết hợp trồng bổ sung - Khai thác rừng trồng hiện có - Trồng rừng sản xuất - Trồng rừng đặc dụng - Trồng rừng phòng hộ - Chăm sóc rừng trồng năm 2006 - Bảo vệ các diện tích rừng đã trồng 155 56,72 78 15 14 78 224,72 - Xóm Ngọc, phố Ngọc - Xóm Miều, Xóm Chu - Xóm Chu, Xóm Trung, núi Chạc Chò - Xóm Ngọc - Phố Ngọc - Xóm Miều, đồi Thờ - Xóm Chu, Xóm Ngọc, Phố Ngọc 2008 - Khoanh nuôi tái sinh kết hợp trồng bổ sung - Khai thác rừng trồng hiện có - Trồng rừng sản xuất - Trồng rừng đặc dụng - Trồng rừng phòng hộ - Chăm sóc rừng trồng năm 2006, 2007 - Bảo vệ các diện tích rừng đã trồng 155 56,72 78 15 14 185 168 - Xóm Ngọc, phố Ngọc - Xóm Ngọc, Phố Ngọc - Xóm Miều, Xóm Trung, đồi Thờ - Xóm Ngọc, Phố Ngọc - Phố Ngọc - Xóm Miều, Chu, Trung, đồi Thờ, núi Chạc Chò -Xóm Chu, Xóm Ngọc 2009 - Khoanh nuôi tái sinh kết hợp trồng bổ sung - Trồng rừng sản xuất - Trồng rừng đặc dụng - Trồng rừng phòng hộ - Chăm sóc rừng trồng năm 2007, 2008 - Bảo vệ các diện tích rừng đã trồng 155 78 15 14 214 246 - Xóm Ngọc, phố Ngọc -Xóm Chu, Xóm Ngọc - Xóm Ngọc, Phố Ngọc - Phố Ngọc - Xóm Chu, Miều, Trung, núi Chạc Chò, đồi Thờ - Xóm Chu, Xóm Ngọc, Xóm Miều, đồi Thờ 2010  - Khoanh nuôi tái sinh kết hợp trồng bổ sung - Trồng rừng sản xuất - Trồng rừng đặc dụng - Trồng rừng phòng hộ - Chăm sóc rừng trồng năm 2008, 2009 - Bảo vệ các diện tích rừng đã trồng 155 78 14 15 214 353 -Xóm Ngọc, phố Ngọc - Xóm Chu, Phố Ngọc, núi Chạc Chò - Xóm Ngọc,Phố Ngọc - Phố Ngọc - Xóm Miều, Chu, Trung, Ngọc, đồi Thờ - Các địa điểm đã trồng 2 2011 - Bảo vệ rừng tự nhiên - Khai thác rừng chồi hiện có - Trồng rừng sản xuất - Chăm sóc rừng trồng năm 2009, 2010 - Bảo vệ các diện tích rừng đã trồng 155 60 78 214 400 - Xóm Ngọc, phố Ngọc - Xóm Chu, Xóm Trung - Xóm Miều, Xóm Chu - Xóm Chu, Ngọc, Phố Ngọc, núi Chạc Chò v.v.. - Các địa điểm đã trồng 2012 - Bảo vệ rừng tự nhiên - Khai thác rừng chồi hiện có - Khai thác rừng keo đã trồng năm 2004 - Trồng rừng sản xuất - Chăm sóc rừng trồng năm 2010, 2011 - Bảo vệ các diện tích rừng đã trồng 155 30 28 78 185 449 - Xóm Ngọc, phố Ngọc - Xóm Chu, Xóm Ngọc - Xóm Miều, Xóm Trung - Xóm Ngọc, núi Chạc Chò, núi Lò Rèn - Các xóm, núi Chạc Chò, Phố Ngọc - Các địa điểm đã trồng 2013 - Bảo vệ rừng tự nhiên - Khai thác rừng keo trồng năm 2004 - Trồng rừng sản xuất - Chăm sóc rừng trồng năm 2011, 2012 - Bảo vệ các diện tích rừng đã trồng 155 50 78 156 506 - Xóm Ngọc, phố Ngọc - Xóm Miều, Xóm Trung - Xóm Trung, Xóm Chu, đồi Bồ Đội, - Xóm Miều, Chu, Ngọc, núi Lò Rèn, Chạc Chò - Các địa điểm đã trồng 2014 - Bảo vệ rừng tự nhiên - Khai thác rừng trồng năm 2006 - Trồng rừng sản xuất - Chăm sóc rừng trồng năm 2012, 2013 - Bảo vệ các diện tích rừng đã trồng 155 78 85,16 156 506 - Xóm Ngọc, phố Ngọc - Xóm Miều, đồi Thờ - Xóm Ngọc, Phố Ngọc, đồi Cây Đa - Xóm Ngọc, Chu, núi Lò Rèn, đồi Bồ Đội - Các địa điểm đã trồng 2015 - Bảo vệ rừng tự nhiên - Khai thác rừng trồng năm 2007 - Trồng rừng sản xuất - Chăm sóc rừng trồng năm 2013, 2014 - Bảo vệ các diện tích rừng đã trồng 155 78 78 163,16 506 - Xóm Ngọc, phố Ngọc - Xóm Chu, Xóm Trung, núi Chạc Chò - Đồi Thờ, núi Chạc Chò, Xóm Miều - Xóm Trung, Chu, Ngọc, đồi Bồ Đội, Cây Đa - Các địa điểm đã trồng - Chương 5 kết luận – tồn tại – kiến nghị 5.1 Kết luận Sau thời gian tiến hành khoá luận “ Quy hoạch sử dụng đất lâm, nông nghiệp cho xã Trung Minh, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hoà Bình”, đến nay đã hoàn thành với kết quả đạt được như sau: - Phân tích đánh giá một cách tổng hợp các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, tình hình quản lý sử dụng đất đai, tài nguyên rừng của xã, từ đó tiến hành quy hoạch phân bổ sử dụng đất lâm, nông nghiệp một cách hợp lý, chi tiết trong 10 năm tới. - Phủ xanh được toàn bộ 980,16 ha diện tích đất lâm nghiệp. Công tác trồng rừng mang lại hiệu quả cao, cụ thể trồng rừng sản xuất là 709.16 ha, rừng phòng hộ là 56 ha, rừng đặc dụng là 60 ha. - Tăng cường đầu tư thâm canh, mở rộng thêm 40 ha ruộng 3 vụ, tăng diện tích đất trồng màu lên 49,9 ha, trồng mới được 24,8 ha cây ăn quả, mang lại hiệu quả kinh tế cao. - Đưa toàn bộ diện tích đất chưa sử dụng vào sản xuất lâm, nông nghiệp. - Đề xuất được các giải pháp thực hiện nhằm phát triển ổn định, bền vững sản xuất lâm, nông nghiệp, phủ xanh đất trống đồi núi trọc, bảo vệ môi trường sinh thái, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. - Đề xuất một số loài cây trồng có giá trị kinh tế cao, phù hợp với nguyện vọng của người dân, yêu cầu của thị trường. - Ước tính được hiệu quả kinh tế mang lại từ một số loài cây trồng chính, góp phần xoá đói, giảm nghèo, ổn định cuộc sống cho nhân dân. 5.2. Tồn tại Trong quá trình tiến hành khoá luận, do quỹ thời gian có hạn, kinh nghiệm bản thân còn hạn chế, đồng thời do một số yếu tố khách quan khác nên khoá luận vẫn còn một số tồn tại nhất định: - Chưa đánh giá thật sự sâu sắc các điều kiện cơ bản của địa phương có ảnh hưởng đến sử dụng đất lâm, nông nghiệp. - Các tài liều điều tra chuyên đề như: điều tra đánh giá đất, điều tra tái sinh, kiến thức bản địa… còn chưa thực sự đầy đủ, chi tiết. - Bản quy hoạch mới chỉ đề cập đến cây trồng trong lâm, nông nghiệp, còn mảng chăn nuôi trong nông nghiệp chưa được đề cập đến. Mặt khác với thế mạnh tiểu thủ công nghiệp, du lịch, dịch vụ của xã nhưng chỉ được phản ánh sơ qua. - Ước tính hiệu quả mang tính dự doán, dựa vào kinh nghiệm của dân là chính, chưa lượng hoá được giá trị về mặt xã hội, môi trường sinh thái. - Trung Minh với hơn một nửa dân số phi nông nghiệp, cuộc sống không hoàn toàn dựa vào sản xuất lâm, nông nghiệp, nên nhiều người dân còn ít quan tâm đến phát triển lâm, nông nghiệp. 5.3. Kiến nghị Bản quy hoạch sử dụng đất lâm, nông nghiệp của xã Trung Minh đã được hoàn thành, nó sẽ là tài liệu quan trọng để có thể sử dụng đất lâm, nông nghiệp một cách hợp lý, đúng mục đích, đem lại hiệu quả cao. Do đó, để quy hoạch trở thành hiện thực, tôi có một số kiến nghị sau: - Đảng uỷ và nhân dân xã cần có quyết tâm thực hiện định hướng phát triển lâm, nông nghiệp, cán bộ và nhân dân trong xa phải được phổ biến các nội dung của phương án quy hoạch để cùng nhau thực hiện. - Hàng năm phải có kế hoạch chi tiết các nội dung và biện pháp thực hiện hơn nữa, thu hút vốn đầu tư để đưa những ý tưởng quy hoạch trở thành hiện thực. - Uỷ ban nhân dân các cấp và các ngành, các phòng ban chức năng tạo mọi điều kiện giúp đỡ xã về đường lối chỉ đạo, vốn đầu tư, khoa học kỹ thuật để Trung Minh phát triển không ngừng về kinh tế, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Mục lục Lời nói đầu

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docG0052.doc
Tài liệu liên quan