Đề tài Rửa tiền và chống rửa tiền

Nếu các ngân hàng vãng lai Hoa Kỳ không chịu đóng cửa đối với các ngân hàng nước ngoài đáng ngờ và kiểm tra chặt chẽ các ngân hàng nước ngoài có độ rủi ro cao, Hoa Kỳ sẽ thu được những lợi ích to lớn qua việc triệt tiêu được bộ máy rửa tiền khổng lồ, vô hiệu hoá hoạt động bất hợp pháp, hạn chế hoạt động ngân hàng hải ngoại bất chính và trói tay các phần tử tội phạm trong việc gửi tiền bất chính vào các ngân hàng Hoa Kỳ được trục lợi nhờ sự an toàn và lành mạnh của hệ thống ngân hàng Hoa Kỳ.

doc31 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1583 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Rửa tiền và chống rửa tiền, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục Mở đầu Nội dung 2 Chương I: Lý luận chung về rửa tiền 2 1. Khái niệm rửa tiền 2 2. Chu trình rửa tiền 3 3. Các hình thức rửa tiền 6 Chương II: Thực trạng và hậu quả của hoạt động rửa tiền 13 1. Thực trạng hoạt động rửa tiền ở Việt Nam và trên thế giới 13 2. Hậu quả của nạn rửa tiền 21 Chương III: Giải pháp chống rửa tiền 25 1. Kinh nghiệm chống rửa tiền ở các nước trên thế giới 25 2. Giải pháp chống rửa tiền ở Việt Nam 31 Kết luận Tài liệu tham khảo nội dung chương I : Lý luận chung về rửa tiền 1. Khái niệm rửa tiền: Rửa tiền là hành vi cố ý che giấu hay nguỵ trang đặc điểm nhận dạng doanh thu bất chính để chúng trở thành những thu nhập có nguồn gốc hợp pháp. Hay nói cách khác rửa tiền là quá trình hợp pháp hoá những khoản tiền có nguồn gốc bất hợp pháp. Về phương diên pháp lý, rửa tiền là một khái niệm tương tự như tội xâm phạm có chủ ý trong giao dịch tiền tệ .Để kết án được loại tội phạm này, người kết án phải đưa ra được những bằng chứng về những âm mưu của bị cáo trong những giao dịch tiền tệ hay hoạt động chuyển giao quốc tế có liên quan tới những khoản tiền có được từ những hoạt động phi pháp. Danh sách của nhhững hoạt động này vô cùng dài bao gồm việc đưa hối lộ, buôn lậu, tham nhũng, buôn bán ma tuý, tống tiền, giết người, cướp ngân hàng, khủng bố … Hoạt động rửa tiền đã xuất hiên từ rất lâu trên thế giới và càng ngày nhu cầu rửa tiền càng tăng lên. Có hai xu hướng rửa tiền chính: thứ nhất là sự dính líu ngày càng nhiều của các chuyên gia rửa tiền trong hoạt động rửa tiền . Các tổ chức tội ác ngày càng có xu hướng chuyển giao nhiệm vụ rửa tiền cho nhhững chuyên gia rửa tiền bởi vì những phương pháp cần sử dụng để lách luật và tránh sự phát hiện rất tinh vi và phức tạp. Các chuyên gia rửa tiền không chỉ giỏi che giấu gốc gác phi pháp của số tiền mà còn có thể sử dụng số tiền đó để đầu tư vào bất động sản, cổ phiếu, trái phiếu hay các lĩnh vực kinh doanh hợp pháp khác. Thù lao trả cho các chuyên gia rửa tiền ngày càng tăng từ 6%- 8% vào đầu thập niên 80 lên đến 20% vào giữa thập niên 90. Chính sự trợ giúp của những chuyên gia rửa tiền cho bọn tội phạm đã dẫn tới xu hướng thứ hai, đó là toàn cầu hoá hoạt động rửa tiền. Xu hướng này bắt nguồn từ hai nhân tố: sự hội nhập toàn cầu của các thị trường tài chính và nỗ lực của bọn tội phạm nhằm tránh sự phát hiện và tịch thu những tài sản bất minh bằng cách lợi dụng những nước thiếu pháp luật chống rửa tiền hoặc luật chống rửa tiền chưa phát triển và việc thực thi luật đó không nghiêm, đặc biệt là những nước được xếp vào nhóm nước nền kinh tế thị trường mới nổi. Bằng cách quốc tế hoá hơn nữa các hoạt động tội ác, những kẻ rửa tiền trên thực tế đang lợi dụng xu hướng toàn cầu hoá để đầu tư vào các hàng hoá và dịch vụ tài chính hợp pháp. Thông thường có ba phương thức để xử lý đồng tiền bất chính, đó là tích trữ tiền mặt, vận chuyển tiền mặt qua biên giới và giao dịch chuyển tiền thông qua hệ thống tài chính ngân hàng. Trong đó, đến 90% số tiền được rửa thông qua hệ thống ngân hàng. Các ngân hàng đương nhiên trở thành mục tiêu “khoái khẩu” của giới rửa tiền do các dịch vụ và công cụ thanh toán đa dạng của nó như chi phiếu, séc du lịch… và nhất là hiện nay là sự phát triển như vũ bão của dịch vụ ngân hàng điện tử (e- banking) mà bọn chúng có thể lợi dụng để che giấu nguồn gốc phạm pháp ban đầu của đồng tiền. Các xứ sở thiên đường ngân hàng tài chính (bank–finance-heaven countries) cũng là những nơi lý tưởng để rửa tiền do các ưu đãi về thuế, do luật lệ truyền thống về bí mật ngân hàng hay do sơ hở trong quản lý. Chính vì vậy hệ thống ngân hàng được gọi là các cỗ máy rửa tiền (money-laundering) cho bọn tội phạm. 2. Chu trình rửa tiền: Tiền là vô danh nhưng mỗi một khoản tiền đều kèm theo nó là những bằng chứng về nguồn gốc xuất xứ, vì thế khi muốn che giấu hay thay đổi gốc gác của một khoản tiền người ta đều cần đến chu trình rửa tiền. Có thể nói hoạt động rửa tiền là một trong những hoạt động tài chính ngầm thuộc loại tinh vi nhất, để thực hiện được quá trình này phải tiến hành qua nhiều bước, nhiều khâu phức tạp sao cho qua mỗi bước độ bẩn của khoản tiền được rửa được “tẩy” mờ dần đi và cuối cùng sau khi kết thúc quá trình rửa tiền thì những đồng tiền “bẩn” này được gột rửa trở nên “sạch sẽ” như chưa từng có chuyện gì xảy ra. Nhìn chung chu trình rửa tiền có thể được chia ra làm 3 bước là: thâm nhập, xoá dấu vết và hòa nhập hệ thống. Bước thâm nhập là việc những đồng tiền tội ác lần đầu thâm nhập vào hệ thống tài chính. Bước này được thực hiện nhằm vào hai mục đích là giải toả việc nắm giữ lượng tiền mặt lớn của bọn tội phạm và đưa số tiền này vào hệ thống tài chính hợp pháp. Bon tội phạm có thể thực hiện điều này bằng cách chia nhỏ lượng tiền mặt lớn thành những khoản nhỏ ít lộ liễu hơn rồi sau đó gửi thẳng những khoản tiền chia nhỏ này vào một tài khoản ngân hàng hay mua một loạt các công cụ tiền tệ như séc, lệnh chuyển tiền… rồi tập hợp chúng lại và gửi và các tài khoản ở một địa điểm khác.Bước này thường được coi là rủi ro nhất bởi khả năng gây ra nghi ngờ là lớn nhất. Việc chuyển những khoản tiền lớn thu được từ những buôn bán ma tuý hoặc các hoạt động tội ác khác thường liên quan đến việc chuyển lậu tiền mặt từ nước này sang nước khác. Lượng tiền mặt chuyển lậu ngày càng tăng do các quy chế theo dõi, giám sát việc chuyển tiền mặt của các tổ chức tài chính và công ty thương mại ngày càng trở nên chặt chẽ. Sau bước thâm nhập là bước xoá dấu vết, bước này thường liên quan đến một chuỗi các giao dịch nhằm che giấu nguồn gốc của những khoản tiền phi pháp. Đây là bước phức tạp nhất và về bản chất có tính quốc tế hoá cao nhất. Trong bước này, kể rửa tiền có thể bắt đầu bằng việc chuyển tiền điện tử từ nước này sang nước khác, sau đó chia thành những khoản tiền nhỏ hơn để đầu tư vào các công cụ tài chính như trái phiếu, cổ phiếu chi phiếu du lịch và các chứng khoán khác… Lệnh giao dịch có thể thực hiện bằng máy tính cá nhân từ bất kỳ nơi nào trên thế giới và do đó thường ít để lại đấu vết cho việc kiểm toán. Hoặc cũng có thể đầu tư vào thị trường địa ốc, các loại kinh doanh dịch vụ hợp pháp khác như du lịch, giải trí…, thành lập các công ty trá hình tại các “thiên đường ngân hàng tài chính”, chỉ cần thuê tên các giám đốc người bản địa để che giấu lý lịch thật của chủ công ty. Hàng hoá sẽ được bán lại với giá rẻ và khoản lỗ do bán hàng với giá rẻ coi như phí rửa tiền, tiền bán thu về thường phải bằng chi phiếu, chuyển khoản… Hình thức “đòi nợ” và “hoá đơn đúp” là những mánh khoé hay dùng. Trong hình thức “đòi nợ”, bọn tội phạm thường gửi tiền ở nước ngoài để bí mật kiểm soát sau đó ném tiền vào các công ty đòi nợ trở lại. Còn hình thức “hoá đơn đúp” tức là với việc chuyển tiền ra hoặc vào một nước một ngân hàng nước ngoài thường qui ước giữ hai quyển sổ hoá đơn. Một hình thức rửa tiền khác được phần lớn giới tội phạm ưa thích, đó là rửa tiền qua sòng bạc. Tiền được đưa đến sòng bạc để đổi thành các jeton để giả chơi trò đỏ đen, sau đó các jeton này được đổi ngược trở lại để lấy chi phiếu, séc, số tiền này coi như tiền được bạc và có thể rút tại ngân hàng của sòng bạc. Như vậy hình thái ban đầu của tiền đã được chuyển đổi. Sự chuyển đổi này được thực hiện liên tục, mỗi lần thực hiện chúng lại khai thác những kẽ hở trong sự khác biệt của luật pháp cũng như sự châm trễ trong phối hợp giữa lực lượng cảnh sát và toà án. Những nước thiếu những định chế thích đáng về chống rửa tiền có thể gián tiếp giúp cho bọn tội phạm rửa tiền bằng cách không cho phép các nhà điều tra lần theo dấu vết của những đồng tiền phi pháp trong hệ thống tài chính của nước đó. Bước cuối cùng của chu trình rửa tiền là bước hoà nhập hệ thống. Từ thời điểm này trở đi số tiền quay trở lại với bọn tội phạm với một diện mạo hợp pháp. Để cho việc rửa tiền thành công một đòi hỏi rất quan trọng là làm sao không để lại dấu vết giấy tờ gì kết nối 3 bước này lại với nhau. Tránh khai báo hải quan, xâm nhập cài người vào hệ thống ngân hàng, tránh né hay trì hoãn việc cung cấp các chứng từ mà ngân hàng đòi hỏi, mua chuộc nhân viên ngân hàng… là những thủ thuật phổ biến để thực hiện yêu cầu trên. Như vậy ba bước trong chu trình rửa tiền nối tiếp nhau cùng với các hoạt động tội phạm đã khép kín thành một vòng quay tội ác.Tiền đi vào đầu của chu trình là tiền phi pháp và đến cuối chu trình nó trở nên hoàn toàn sạch sẽ. Số tiền này sẽ được sử dụng vào bất kỳ mục đích nào kể cả việc tài trợ cho các hoạt động tội ác mới- bắt đầu một vòng mới của chu trình rửa tiền. 3.Các hình thức rửa tiền: Để che giấu nguồn gốc bất chính của khoản tiền bọn tội phạm thường sử dụng các hình thức rửa tiền hết sức tinh vi, phức tạp thông qua các tổ chức tài chính đặc biệt là ngân hàng. Những dấu hiệu của giao dịch qua ngân hàng mang tính chất rửa tiền được phác hoạ dưới những hình thức sau: 3.1.Rửa tiền thông qua những giao dịch tiền mặt: Một cá nhân hay một công ty có hoạt động bình thường trong kinh doanh, có thể sử dụng séc và các công cụ thanh toán không dùng tiền mặt nhưng lại đặt vào tàI khoản một khoản tiền mặt lớn bất thường. Có sự tăng lên đáng kể về những khoản tiền mặt gửi vào của cá nhân hay tổ chức kinh doanh mà không có nguyên cớ rõ ràng, đặc biệt nếu như những khoản tiền đó lại được chuyển ra ngoàI trong một thời gian ngắn hoặc chuyển cho người được thụ hưởng không có quan hệ thường xuyên với khách hàng. Các khách hàng đặt tiền mặt làm nhiều lần, mỗi khoản đó không đáng là bao nhưng tổng số những khoản gửi vào đó lại là đáng kể. Những tài khoản của một công ty mà trong đó những khoản tiền đặt vào cũng như rút ra đều dưới dạng tiền mặt nhiều hơn là ghi nợ trên tài khoản thường có liên quan đến những hoạt động thương mại như séc, thư tín dụng, hối phiếu… Những khách hàng thường xuyên chi trả hay nộp tiền mặt để chi trả cho những hối phỉếu ngân hàng, chuyển tiền hay chi trả những công cụ tiền tệ dễ mua bán trên thị trường. Các khách hàng tìm kiếm để đổi một lượng lớn những tờ bạc giá trị nhỏ để lấy tờ lớn hơn hoặc thường xuyên đổi tiền mặt ra những ngoại tệ khác. Các chi nhánh có khối lượng giao dịch tiền mặt lớn hơn thường lệ. Những khách hàng có khoản tiền gửi bằng kỳ phiếu giả mạo hay những công cụ lừa đảo khác. Những khách hàng chuyển số lượng lớn tiền ra hay vào từ nước ngoài với lệnh trả bằng tiền mặt. Những khoản tiền gửi bằng tiền mặt lớn sử dụng phương thức gửi qua đêm. 3.2. Rửa tiền thông qua việc sử dụng tài khoản ngân hàng : Khách hàng muốn duy trì một số tài khoản tín thác hay những tài khoản của đối tác không có liên quan mật thiết tới loại hình kinh doanh của mình, kể cả những giao dịch có tên của những quan chức cao cấp. Khách hàng có một số tài khoản và trả tiền mặt vào những tài khoản với điều kiện tổng tiền gửi vào là một số lớn. Bất kỳ một cá nhân hay một công ty nào mà tài khoản của họ cho thấy rõ ràng không có những hoạt động tiền tệ ngân hàng hay kinh doanh bình thường song lại dùng để nhận hoặc giải ngân một lượng tiền lớn không có quan hệ với chủ tài khoản. Ví dụ như tăng lớn về số lượng, doanh số trên một tài khoản. Khách hàng bối rối khi cung cấp thông tin thông thường khi mở tài khoản, đưa ra những thông tin ít ỏi hay bịa đặt hoặc khi làm đơn mở tài khoản lại cung cấp thông tin khiến cho các tổ chức tài chính xác định một cách hết sức khó khăn. Các khách hàng có tài khoản trong một loạt các tổ chức tài chính trong cùng một khu vực, đặc biệt là khi ngân hàng hay hiệp hội xây dựng nhà nhận thấy quá trình hội nhập thường xuyên từ những tài khoản như vậy trước khi có yêu cầu chuyển vốn tiếp theo đó. Đồng loạt chuyển ra ngoài tài khoản những khoản đã chuyển vào bằng tiền mặt trong ngày hay từ ngày hôm trước. Trả vào khối lượng lớn hối phiếu của bên thứ ba được ký hậu chuyển cho khách hàng. Rút một lượng lớn tiền mặt từ những tài khoản đã lâu không hoạt động hay từ tài khoản mới nhận được một khoản tiền lớn không ngờ từ nước ngoài. Nhiều khách hàng cùng nhau hay cùng một lúc tại các quầy khác nhau thực hiện những giao dịch tiền mặt hay ngoại hối lớn. Sử dụng những phương thức giữ tiền nhiều, cá nhân sử dụng tăng lên, sử dụng nhiều két có đóng dấu để chuyển tiền vào và chuyển tiền ra. Sử dụng văn phòng đại diện của công ty, tránh giao dịch với các chi nhánh. Tăng đáng kể tiền mặt gửi vào hay những công cụ dễ chuyển nhượng bởi một công ty hay một doanh nghiệp chuyên môn, sử dụng các tài khoản của đối tác hay tài khoản của công ty con cũng như tài khoản tín thác, đặc biệt nếu như tài khoản tiền gửi đó lại được chuyển ngay giữa những tài khoản của công ty đối tác hay tài khoản tín thác. Những khách hàng từ chối thông tin mà trong những trường hợp bình thường có thể cho khách hàng được đặt tiền hay có được những dịch vụ ngân hàng khác được coi là có giá trị. Sử dụng không hiệu quả những khả năng thông thường của ngân hàng, có nghĩa là tránh lãi suất cao cho những số dư lớn. Một số lượng lớn những cá nhân trả tiền vào cùng một tài khoản mà không có một lý do thích hợp. 3.3 Rửa tiền thông qua giao dịch liên quan tới đầu tư: Mua các chứng khoán được lưu giữ tại các tổ chức tài chính của khách hàng đó. Gửi tiền gối đầu hay cho vay gối đầu đối với các chi nhánh phụ, các phân nhánh hay tổ chức tài chính nước ngoài ở những nơi được biết đến như những khu kinh doanh thuốc. Khách hàng yêu cầu dịch vụ quản lý đầu tư (hoặc ngoại hối hay chứng khoán) khi nguồn vốn không rõ ràng hay không phù hợp với tình trạng thực tại của khách hàng. Thanh toán số lượng lớn hay bất thường số chứng khoán dưới dạng tiền mặt. Mua và bán chứng khoán với mục đích không xác định được hoặc trong những trường hợp bất bình thường. 3.4 Rửa tiền thông qua hoạt động đầu tư quốc tế (offshore): Khách hàng được giới thiệu bởi một chi nhánh ở nước ngoài, một chi nhánh nhỏ hay một ngân hàng khác nằm ở những nước mà việc sản xuất và kinh doanh ma tuý có thể có. Sử dụng thư tín dụng và những phương pháp khác của kinh doanh tài chính để chuyển tiền giữa các nước khi việc kinh doanh như vậy không phù hợp với việc kinh doanh thường xuyên của khách hàng. Khách hàng thường xuyên trả những khoản tiền lớn kể cả những giao dịch hoặc nhận thường xuyên những khoản tiền lớn từ các nước hay có quan hệ gắn với sản xuất, chế biến hay kinh doanh ma túy hoặc các tổ chức khủng bố ngoài vòng pháp luật. Duy trì một số dư lớn không tương xứng với doanh số kinh doanh của khách hàng và chuyển lượng tiền tương ứng sang những tài khoản khác ở nước ngoài. Chuyển vốn bằng điện theo lệnh của khách hàng không được giải thích rõ ràng, không có cơ sở hoặc không thông qua tài khoản. Thường xuyên yêu cầu phát hành séc du lịch hoặc hối phiếu, ngoại tệ hoặc những công cụ tài chính có thể chuyển đổi được. Thường xuyên thanh toán séc du lịch hoặc hối phiếu, ngoại tệ có xuất xứ nước ngoài. 3.5. Rửa tiền bằng cách kéo các nhân viên hay đại diện của các tổ chức tham gia vào: Sự thay đổi tính cách của nhân viên, phong cách sống phóng túng hoặc tránh không nghỉ phép. Thay đổi trong doanh số hoạt động của nhân viên, có nghĩa là sản phẩm của người đứng quầy bán ra bằng tiền mặt đáng chú ý hay tăng đột ngột về doanh số. Bất cứ một giao dịch nào với nhân viên mà trích ngang của người hưởng cuối cùng không được rõ ràng hoặc ngược lại với qui trình thông thường của loại hình kinh doanh có liên quan. 3.6. Rửa tiền thông qua việc cho vay có bảo đảm hoặc không có bảo đảm: Khách hàng hoàn trả được những khoản nợ tồn đọng một cách đáng ngờ. Yêu cầu vay bảo đảm bằng tài sản được giữ bởi một tổ chức tài chính hay một bên thứ ba khi mà nguồn gốc của tài sản đó không được biết hay những tài sản không phù hợp với tình trạng hiện tại của khách hàng. Một khách hàng hay một tổ chức tài chính yêu cầu cung cấp hay chuẩn bị vốn khi nguồn đóng góp tài chính của khách hàng vào giao dịch đó không rõ ràng, đặc biệt là khi có vốn góp bằng tài sản. Hệ thống tài chính ngày càng hoàn thiện và đa dạng các sản phẩm dịch vụ của mình bao nhiêu thì giới tội phạm cũng tinh vi và lắt léo trong việc sử dụng hệ thống này để rửa những đồng tiền “bẩn” này thành tiền hợp pháp nhanh bấy nhiêu. Chương II: Thực trạng và hậu quả của hoạt động rửa tiền. 1. Thực trạng hoạt động rửa tiền ở Việt Nam và trên thế giới: Theo số liệu của của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), hàng năm hoạt động rửa tiền chiếm tới 3-5% tổng số tiền trên thế giới, tức là có từ 590 đến 1500 tỉ USD được đưa vào lưu thông hợp pháp. Lực lượng tài chính đặc biệt của nhóm G7 đưa ra con số khác là 300-500 tỷ USD. Sở dĩ những con số khác nhau này là do giới tội phạm thường che giấu các hoạt động của mình nên những số tiền được thay tên đổi họ thường không được biết một cách chính xác. Những lĩnh vực truyền thống của hoạt động tội phạm có tổ chức này là vận chuyển ma túy, tống tiền, bắt cóc, lừa đảo, cờ bạc, cho vay nặng lãi, cướp ngân hàng… Trong những năm qua số hoạt động truyền thống này còn có thêm việc ăn cắp phóng xạ, tội phạm máy tính, sản xuất tiền giả và các thương hiệu giả trên quy mô lớn. Hoạt động tội phạm này cho phép các cơ cấu ngầm tích lũy được nguồn tiền to lớn. Theo số liệu của Interpol ngay từ những năm giữa thập kỷ 90 hoạt động rửa tiền của các tổ chức tội phạm đã đạt 500 tỉ USD/năm. Trong đó số tiền từ kinh doanh ma túy là 250 tỉ USD (50%), tham nhũng 40 tỉ USD, buôn lậu 40 tỉ USD, mại dâm 30 tỉ USD, cờ bạc 25 tỉ USD, tống tiền 10 tỉ USD, các hoạt động khác là 75 tỉ USD. Các chuyên gia Liên hợp quốc cho rằng chỉ riêng hoạt động buôn bán ma túy bất hợp pháp đã mang lại 500 tỉ USD mỗi năm trong khi tông thu nhập của các tội phạm có tổ chức trên quy mô toàn cầu là không dưới 1000 tỉ USD. Được biết hàng năm có tối thiểu 1 tỉ USD của các tổ chức tội phạm được đổ vào các hoạt động tài chính thế giới. Vấn đề nghiêm trọng trong những năm gần đây là tình trạng hợp thức hóa một cách bất hợp pháp các khoản thu nhập bất chính ngày càng gia tăng, đặc biệt là thông qua hệ thống tài chính ngân hàng. Ngày nay với sự phát triển mạnh mẽ với tốc độ vũ bão của khoa hoc công nghệ, Internet được ứng dụng vào nhiều lĩnh vực của cuộc sống trong đó có ngân hàng. Bên cạnh các nghiệp vụ truyền thống, các ngân hàng mở rộng và đa dạng hóa các dịch vụ của mình hơn mà ngân hàng điện tử là một ví dụ. Chính điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động rửa tiền của bọn tội phạm. Cách đây 2 năm (năm 2000) tại Nhật Bản, các bộ trưởng tài chính các nước G7 đã lên tiếng khuyến cáo các “xứ sở thiên đường ngân hàng tài chính” về các hoạt động dung túng nạn rửa tiền và kêu gọi mạnh mẽ sự hợp tác quốc tế để chống lại vấn nạn trên. Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (Organization for Economic Coperation and Development – OECD) cũng đã mạnh dạn lên danh sách đen 15 nước và đảo quốc được mệnh danh là “thiên đường ngân hàng tài chính” 1. Bahamas 2. Cayman Islands 3. Cook Islands 4. Dominican Republic 5. Israel 6. Lebanon 7. Ltechtenstein 8. Marshall Islands 9. Nauru 10. Niue 11. Panama 12. Philipines 13. Nga 14. St Kitts and Nevis 15. St Vincent and the Grenadines Chỉ đơn cử đảo quốc Cayman (Cayman Islands) với diện tích 259 km2, dân số khoảng 36.000 người nhưng do chính sách miễn hoàn toàn thuế trực thu, do luật “bí mật ngân hàng” hấp dẫn nên đảo quốc nhỏ bé này đã có tới 40.000 công ty đăng ký thành lập trong đó hơn 400 ngân hàng chuyên làm dịch vụ ngân hàng hải ngoại (offshore banking) với tổng số tài sản ngân hàng lên đến hơn 500 tỷ USD. Hoạt động ngân hàng vãng lai bao hàm một ngân hàng cung cấp các dịch vụ cho ngân hàng khác nhằm luân chuyển tiền, chuyển đổi ngoại tệ hoặc tiến hành những giao dịch tài chính khác. Những ngân hàng nước ngoài này có thể là: * Ngân hàng vỏ bọc (shell bank) hiện diện trực tiếp ở các nước khác nhưng không phải để giao dịch làm ăn với khách hàng ở nước này mà để giao dịch với khách hàng ở nước khác, thị trường khác. * Ngân hàng hải ngoại (offshore bank) được phép giao dịch làm ăn với những người nước ngoài bằng ngoại tệ. * Những ngân hàng ở những nước được điều tiết bởi luật lệ kiểm soát lỏng lẻo hoặc thiếu sự kiểm soát rửa tiền. Chính những ngân hàng này đã tạo điều kiện cho việc lợi dụng ngân hàng cho những hành vi phạm pháp. Một trong số những ngân hàng đó có hành vi phạm pháp, một số khác có khách hàng phạm pháp, còn một số nữa kiểm soát lỏng lẻo sự rửa tiền đến nỗi không nắm được khách hàng của mình có phạm pháp hay không. Những ngân hàng có độ rủi ro cao này thường chỉ có nguồn vốn và nhân lực hạn hẹp, họ sử dụng các tài khoản ngân hàng vãng lai của họ để giao dịch, cung cấp dịch vụ cho khách hàng và luân chuyển tiền tệ. Sự thẩm tra trên thế giới cho thấy các ngân hàng trên thế giới đã ký thác toàn quỹ của họ và tiến hành mọi giao dịch thông qua tài khoản vãng lai, nhập hoạt động vãng lai vào các hoạt động khác của họ. Khi tài khoản vãng lai được mở thì không chỉ ngân hàng nước ngoài mà cả khách hàng của họ cũng có thể được giao dịch làm ăn thông qua tài khoản đó. Việc cho phép mở tài khoản vãng lai là rất mạo hiểm vì thường các tài khoản vãng lai được mở thông qua mang, họ không biết chủ sở hữu tài khoản là ai, địa chỉ thực của họ ở đâu. Điều đáng lo ngại là hầu hết các ngân hàng đều cho rằng những sách lược và kinh nghiệm thực tiễn của họ đủ để ngăn chặn việc rửa tiền thông qua hệ thống tài khoản vãng lai. Nhiều ngân hàng trên thế giới hiện nay không hề biết họ đã phục vụ những ngân hàng nước ngoài không có trụ sở ở một nơi nào, hoạt động ở những lĩnh vực không được phép, chưa hề trải qua một sự thẩm tra nào của các cơ quan hữu quan. Mặt khác, nhiều ngân hàng cũng không thể biết rằng ngân hàng đối tác của họ không hề tiến hành việc kiểm tra và không có những thủ tục tài chính sơ đẳng, có thể mở tài khoản mà không cần đến một giấy tờ mở tài khoản nào, có thể nhận các khoản tiền ký gửi từ những cá nhân mà ngân hàng không rõ nhân thân, hoặc tiến hành giao dịch mà không cần tới quy trình chông rửa tiền. Sự kiểm soát của nhiều ngân hàng hiện nay đối với việc rửa tiền thường là lỏng lẻo và kém hiệu quả. Một vài ngân hàng lớn có hệ thống kiểm tra hoàn thiện được tự động hóa có thể kiểm soát, phát hiện những tài khoản khả nghi và hoạt động chuyển tiền, nhưng đó là ngoại lệ hơn là thông lệ. Đại đa số các ngân hàng dựa vào sự kiểm tra qua sổ sách hoạt động mở tài khoản và giám sát một cách có hạn sự chuyển tiền, mặc dù phần lớn các giao dịch ngân hàng vãng lai bao gồm cả tiền đến lẫn tiền đi. Trong điều tra của mình, các Nghị sĩ Linda Gustitus, Elise Bean và Robert Roach thuộc Tiểu ban điều tra thường trực ủy ban sự vụ Nhà nước, Thượng viện Mỹ đã đưa ra hàng loạt ví dụ về rửa tiền thông qua các tài khoản vãng lai ở Mỹ và các ngân hàng nước ngoài như: * Hợp pháp hóa những khoản thu nhập bất chính thông qua ký quỹ hoặc qua tiến hành chuyển những khoản tiền mà ngân hàng có độ rủi ro cao biết hoặc phải biết là có dính lứu đến buôn bán ma túy, gian lận tài chính hoặc các hoạt động bất hợp pháp khác. * Có mưu đồ đầu tư lợi nhuận cao bằng cách khuyến khích các nhà đầu tư chuyển tiền vào các tài khoản vãng lai nhằm nhận lãi suất cao nhưng sau đó chối bỏ không trả lại tiền cho các nhà đầu tư. * Có những mưu đồ chiếm đoạt tiền ký nợ trả trước bằng cách đòi khách hàng phải nộp một khoản tiền trả trước cho một khoản phí lớn để chuyển tiền vào tài khoản vãng lai, thu phí xong không trả lại khoản tiền ứng trước. * Tạo thuận lợi cho việc trốn thuế thông qua việc nhập các khoản ký quỹ của khách hàng với những khoant tiền khác trong tài khoản vãng lai, khuyến khích khách hàng dựa vào các luật lệ bí mật về ngân hàng để trốn tránh các nhà chức trách thuế. * Tạo thuận lợi cho các hoạt động cá cược qua Interner (bị cấm đoán) qua việc sử dụng tài khoản vãng lai để nhận và luân chuyển các khoản thu nhập cá cược. Thông qua hệ thông tài khoản vãng lai, riêng tại Mỹ hàng năm có tới 100-200 tỉ USD tiền “bẩn” được rửa. Trung Quốc cũng đang điên đầu với nạn rửa tiền. Theo nguồn tin chính thức của Trung Quốc, hơn 4000 người bị tình nghi biển thủ công quỹ hoặc lợi dụng chức vụ để ăn hối lộ đã trốn ra nước ngoài mang theo hơn 5 tỉ Nhân dân tệ (tương đương với 600 triệu USD). Hình thức chuyển tiền ra nước ngoài phổ biến của các quan chức tham nhũng là chuyển vào tài khoản do chi nhánh công ty mà họ lãnh đạo hoặc đối tác kinh doanh hoặc người thân của họ mở ở nước ngoài. Thường thì các quan chức tham nhũng đưa vợ con ra nước ngoài trước, sau đó chuyển tiền lậu cho vợ con và cuối cùng là trốn ra nước ngoài khi thời cơ chín muồi. Nhiều quan chức Trung Quốc gửi con đi học ở nước ngoài, đặc biệt là Mỹ rồi chuyển tiền vào tài khoản cho con họ mở ở đó. Một số người còn mua những ngôi nhà sang trọng ở Bắc Mỹ, úc hoặc Châu Âu, trong khi đó lương tháng của họ không quá 1000 USD. Trong hai năm 2000 và 2001 lượng vốn thất thoát ra nước ngoài đã ra tăng đến mức báo động mặc dù Trung Quốc đã ký hiệp ước dẫn độ tội phạm với 40 nước nhưng không có gì bảo đảm là những kẻ bị tình nghi chuyển tiền bất hợp pháp ra nước ngoài rồi bỏ trốn sẽ được dẫn độ về Trung Quốc. Tình hình rửa tiền ở Nga cũng rất nghiêm trọng. Theo số liệu của Bộ nội vụ Nga, giữa thập kỷ 90 thu nhập của các nhóm tội phạm tại Nga là trên 2000 tỉ rúp. Dưới sự kiểm soát của các cơ cấu ngầm, ở nước này có hơn 40.000 chủ thể kinh tế, trong đó có hơn 400 ngân hàng, 47 Sở giao dịch chứng khoán, gần 15.000 doanh nghiệp thuộc khu vực nhà nước, 42 % tổng doanh thu bán hàng trên thị ttrường hàng tiêu dùng là thuộc các chủ thể không đăng ký. Khu vực kinh tế ngầm tại nước Nga đã chiếm 40-60% nền kinh tế đất nước. Trong lĩnh vực hợp thức hoá nguồn thu nhập hiện có không dưới 3.000 nhóm tội phạm có tổ chức hoạt động. Phần lớn hoạt động của các tổ chức tội phạm được hợp thức hoá bằng cách đỏi ra ngoại tệ mạnh rồi chuyển ra nước ngoài. Theo đánh giá của Ngân hàng trung ương Nga, lượng tiền chuyển ra khỏi nước Nga là khoảng 1 tỉ USD/tháng. Theo các đánh giá khác, việc chuyển vốn bất hợp pháp ra nước ngoài ở Nga trong những năm cải cách là 100-300 tỉ USD. Kết quả là năm 1996 tình trạng chảy vốn đã cao gấp 10 lần so với đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Nga trong năm đó. Trong 5 năm qua ngân sách Nga đã bị mất 60 tỉ USD. Điều hết sức đáng lo ngại là hiện có hơn 60.000 công ty hải ngoại do người Nga thành lập. Trên cơ sở của các nghiên cứu tương ứng, các chuyên gia đã có được những đánh giá về qui mô của nền kinh tế ngầm. Ví dụ,tỷ trọng kinh tế ngầm trong GDP tại Australia là 4-12%, tại Anh là 1-15%, tại Đức là 2-11%, tại Italia là 10-33%, tại Mỹ là 4-33%, tại Nhật là 4-15%. Tương quan giữa mức độ tội phạm và nhu cầu về tiền trong những năm gần đây đã có những thay đổi cơ bản. Trước đây tội phạm tăng làm tăng nhu cầu về tiền, còn hiện nay các biện pháp rửa tiền đã khác, chúng được chuyển từ ngân hàng truyền thống và lĩnh vực tiền mặt sang thị trường tài chính với các công cụ phi tiền mặt như trao đổi hàng, trao đổi vũ khí lấy ma tuý và nhiều khi giao dịch được thực hiện với sự hỗ trợ của Internet. Những xu hướng như vậy đang gây khó khăn nghiêm trọng cho công tác đấu tranh chống rửa tiền. Rõ ràng ngày nay với sự hiện đại của giao dịch tài chính thì nạn rửa tiền không chỉ bó hẹp trong một quốc gia hoặc một cộng đồng nào đó mà nó có nguy cơ phát triển mang tính quốc tế. Hoạt động của bọn tội phạm ngày càng được mở rộng và vươn tới công nghệ ngày càng cao thông qua các hình thức tội phạm xuyên quốc gia có tính tổ chức. ở Việt Nam, hệ thống ngân hàng còn đang bước những bước đầu trong kinh doanh tiền tệ quốc tế, vì vậy sự sơ hở của hệ thống pháp luật cùng trình độ non nớt của cán bộ ngân hàng so với sự ma mãnh của giới tội phạm quốc tế chính là điều kiện thuận lợi cho viẹc rửa tiền. Theo báo cáo của Interpol,Việt Nam đang trở thành một trong những đích ngắm củagiới tội phạm quốc tế trong việc hình thành những đường dây rửa tiền xuyên quốc gia. Báo chí và cấc cơ quan chức năng đã từng lên tiếng cảnh báo các doanh nghiệp Việt Nam về âm mưu rửa tiền của các tổ chức tội phạm quốc tế thông qua các đề nghị cho vay. Một số doanh nghiệp Việt Nam đã nhận được lời chào mời của một công ty dầu khí ở Châu Phi về việc ký các hợp đồng vay tiền, trong đó bỏ trống phần ghi tên đối tác nước ngoài. Một số tổ chức tài chính nước ngoài cũng đề nghị cung cấp những khoản tiền vay lên đến hàng trăm triệu USD với lãi suất thấp và thời hạn hành chục năm cho các doanh nghiệp Việt Nam nếu có sự bảo lãnh của Ngân hàng nhà nước và đối tác Việt Nam sẽ được hưởng một khoản hoa hang lên đến 30-40% giá trị hợp đồng. Như vậy ở đây dã có dấu hiệu của hoạt động rửa tiền. Trong bài phỏng vấn đăng trên báo Lao động ngày 29/5/2002, ông Vũ Thế Vậc- Phó vụ trưởng Vụ pháp chế Ngân hàng nhà nước- cho biết trước đây đã có một số ngân hàng báo cáo về việc có những khoản tiền gửi trị giá mấy chục ngàn USD được gửi vào ngân hàng và lại được chuyển tới một tài khoản khác ngay ngày hôm sau. Các ngân hàng thương mại nghi ngờ có dấu hiệu rửa tiền nhưng do chưa có cơ sở pháp lý để kiểm tra, xử lý nên vẫn nhận và chuyển tiền gửi như bình thường. Đặc biệt là thời gian gần đây qua một số vụ án lớn xảy ra, các cơ quan quản lý nhà nước và cơ quan bảo vệ pháp luật đã phát hiện được nhiều hành vi của một số tổ chức và cá nhân vi phạm các qui định về quản lý nhà nước trên các lĩnh vực, trong đó có tiền tệ và ngân hàng. Tiền “bẩn” thường có nguồn gốc từ buôn lậu, đặc biệt là buôn bán ma tuý, tham ô, bảo kê, cờ bạc, lừa đảo… , thậm chí tiền “bẩn” đến từ nước khác. Thủ đoạn tẩy rửa tiền ở Việt Nam cũng rất đa dạng gồm các hình thức như đầu tư bất động sản, mua cổ phần, mua vé số trúng thưởng của người khác, đầu tư chứng khoán, góp vốn kinh doanh, cho vay các công ty thiếu vốn hoặc làm ăn thua lỗ, đầu tư vào các hoạt động kinh doanh hợp pháp mà vụ án Năm Cam mới đây là một ví dụ điển hình. Có thể thấy hoạt động rửa tiền ở Việt Nam đang trở thành một vấn nạn đáng quan tâm, tuy nhiên hành lang pháp lý để xử lý loại tội phạm này còn rất hạn chế. Hiện tại ở Việt Nam chưa có bất cứ một văn bản pháp luật nào qui định cụ thể loại tội danh rửa tiền, mà chỉ có điều 19 Luật các tổ chức tín dụng (về các khoản tiền có nguồn gốc bất hợp pháp), điều 251 Bộ luật Hình sự 1999 (về tội hợp pháp hoá tiền,tài sản do phạm tội mà có) và Nghị định 20 (về xử phạt hành chính trong lĩnh vực tài chính ngân hàng) là qui định một cách gián tiếp loại tội phạm này. Việc thiếu một cơ sở pháp lý cùng với những đặc thù của nền kinh tế như hệ thống thanh toán kém phát triển, tâm lý thích thanh toán bằng tiền mặt… khiến cho Việt Nam dường như chưa đủ vũ khí tự vệ để chống lại nạn rửa tiền. 2. Hậu quả của nạn rửa tiền: Rửa tiền có thể diễn ra ở bất cứ nơi nào trên thế giới vì những đồng tiền “bẩn” có thể xuất phát từ bất cứ khu vực nào và chúng được chuyển tới các nước có hệ thống tài chính ổn định nên chúng có thể gây ra những tác động đáng lo ngại không chỉ ở cấp quốc gia mà còn ở cấp khu vực và quốc tế. Một trong những tác động kinh tế to lớn cuẩ nạn rửa tiền là làm suy yếu khu vực kinh tế tư nhân hợp pháp. Những kẻ rửa tiền dùng những công ty nguỵ trang để trộn lẫn những khoản tiền từ những hoạt động bất chính với những khoản tiền có tính hợp pháp để che giấu bản chất của những khoản tiền bất hợp pháp này. Những công ty nguỵ trang có thể đưa ra những sản phẩm với giá thấp hơn giá thành sản xuất. Do vậy những công ty nguỵ trang có lợi thế cạnh tranh hơn so với những công ty hợp pháp nhằm thu hút đầu tư vốn từ thị trường tài chính. Điều này làm cho những doanh nghiệp hợp pháp rất khó khăn nêu không muốn nói là không thể cạnh tranh lại được với những công ty nguỵ trang với nguồn vốn được bao cấp, một tình huống mà các tổ chức tội phạm có thể gây hại cho các doanh nghiệp tư nhân hợp pháp, ảnh hưởng tiêu cực đến kinh tế một quốc gia. Nạn rửa tiền làm suy yếu toàn bộ thị trường tài chính và gây ra mất ổn định về kinh tế. Thông qua hoạt động rửa tiền của bọn tội phạm, một khối lượng lớn tiền được rửa có thể được chuyển đến mọt tổ chức tài chính, nhưng ngay sau đó cũng chính khoản tiền đó lại biến mất đột ngột không qua sự chuyển giao hữu tuyến để đối phó với những nhân tố phi thị trường như những hoạt động nhằm thực thi luật pháp, và điều này sẽ dễ dàng gây ra những vấn đề khó khăn cho khả năng thanh toán và hoạt động của ngân hàng. Làm mất đi sự kiểm soát tổ chức các chính sách kinh tế của chính phủ. Nạn rửa tiền có thể tác động bất lợi đến việc thực thi chính sách tiền tệ quốc gia, bởi mục đích của những kẻ rửa tiền là tái đầu tư vào những nơi mà âm mưu của chúng ít bị phát hiện hơn là đầu tư vào những nơi có tỷ suất lợi nhuận cao. Chính điều này làm cho các chính phủ không thể xác định được sự thay đổivề nhu cầu tiền tệ và sự biếnn đổi gia tăng của các nguồn vốn, đi kèm với nó là sự mất kiểm soát chính sách kinh tế và hậu quả là không thể có được một chính sách kinh tế lành mạnh. Mặt khác, rửa tiền có thể gây bất lợi đến lãi suất và tỷ giá hối đoái, hậu quả càng nặng nề hơn đối với các nước gắn với đồng USD ở mức cao. Rửa tiền làm giảm nguồn thu từ thuế của chính phủ, trực tiếp làm phương hại đến những người đóng thuế chân chính và gây tổn hại đến ngân khố quốc gia. ở những quốc gia đặc biệt là những quốc gia được mệnh danh là xứ sở “thiên đường ngân hàng tài chính” nằm trong danh sách đen của OECD, nơi rửa tiền lý tưởng cho bọn tội phạm, gặp phải nguy cơ tổn hại về danh tiếng. Hầu hết các quốc gia đều không thể chấp nhận được việc tiếng tăm và các công ty tài chính của họ bị ô uế, đặc biệt là trong nền kinh tế toàn cầu hoá hiện nay. Niềm tin vào thị trường và vào vai trò nổi bật của lợi nhuận bị xói mòn do nạn rửa tiền và những tội phạm tài chính như rửa những khoản tiền bất chính, gian lận tài chính lan rộng, buôn bán những thông tin mật và tham ô. Tiếng xấu từ những hoạt động như vậy làm giảm cơ hội hợp pháp và sự tăng trưởng bền vững trong khi đó lại thu hút những tổ chức tội phạm quốc tế. Hơn nữa, một khi đất nước đã bị tiếng xấu về tài chính thì việc xây dựng lại tiếng tăm là rất khó khăn và cần nguồn lực đáng kể của chính phủ để giải quyết vấn đề mà lẽ ra đã có thể ngăn ngừa với sự kiểm soát chống lại nạn rửa tiền. Ngoài những tác động tiêu cực đến nền kinh tế thì cái giá phải trả về mặt xã hội cũng rất lớn. Đó là việc chuyển quyền lực kinh tế từ thị trường,chính phủ và từ mọi người dân sang những tên tội phạm bằng nạn rửa tiền, nạn tham nhũng ở mọi bộ phận của xã hội có xu hướng lan rộng đặc biệt là trong hệ thống tài chính và phá vỡ công tác quản lý đối với ngân hàng, nhiều khi các cơ quan kiểm soát ngân hàng, các quan chức chính phủ cũng bị cám dỗ trước các hiện tượng tham nhũng. Những ảnh hưởng kinh tế- chính trị của các tổ chức tội phạm còn có thể làm suy yếu kết cấu xã hội, những chuẩn mực đạo đức nói chung và những thiết chế dân chủ xã hội. Nhưng quan trọng hơn hết, rửa tiền có liên quan chặt chẽ đến hoạt động tiền tội ác chính yếu của bọn tội phạm thực hiện rửa tiền như buôn bán ma tuý, cướp ngân hàng, tống tiền, bắt cóc, khủng bố… có thể phá huỷ nền hoà bình, an ninh ở từng quốc gia và trên qui mô toàn thế giới. Các hoạt động tội ác tạo ra những nguồn tiền phi pháp và sau khi được rửa cũng chính những khoản tiền này lại được sử dụng cho mục đích của những hoạt động tội ác. Có thể nói rửa tiền chính là nguồn sinh lực nuôi dưỡng những hoạt động tội ác. Chương III: giải pháp chống rửa tiền 1. Kinh nghiệm chống rửa tiền ở các nước trên thế giới: Đứng trước quy mô bành trướng và các tác hại của nạn rửa tiền, các nỗ lực chống rửa tiền trên phạm vi quốc tế cũng được nâng cao, một số biện pháp đã được các quốc gia thực thi trong cuộc chiến đầy cam go này. Năm 1998, Công ước quốc tế Vienna về chống rửa tiền đẫ được ký kết. Năm 1989, các nước G7 đã đứng ra thành lập một tổ chức chống rửa tiền qui tụ 26 quốc gia có tên là Lực lượng đặc nhiệm tài chính( Financial Action Task Force-FATF). Tổ chức hoạch định chính sách liên chính phủ này có trách nhiệm kiểm soát những mánh khoé và xu hướng rửa tiền, giám sát hoạt động quốc nội và quốc tế, xác định các vấn đề nảy sinh của việc rửa tiền. Hiện nay thành phần của FATF gồm có 2 tổ chức khu vực- Uỷ ban Châu Âu và Hội đồng hợp tác vùng Vịnh và 29 nước , vùng lãnh thổ: Argentina, áo, Australia, Bỉ, Brazil, Canada, Đan Mạch, Phần Lan, Đức, Hi Lạp, Hồng Kông, Iceland, Italia, Nhật Bản, Luxemburg, Mexico, Hà Lan, New Zealand, Nauy, Bồ Đào Nha, Singapore, Tây Ban Nha, Thuỵ Điển, Thuỵ Sỹ, Thổ Nhĩ Kỳ, Anh, Mỹ. Để thiết lập một cơ cấu cho hoạt động chống rửa tiền, vào năm 1990, FATF đã đưa ra “40 điều khuyến nghị” và “Những điều phụ lục” bao gồm hệ thống tư pháp hình sự và thực thi pháp luật, hệ thống tài chính và sự điều tiết hệ thống đó, hợp tác quốc tế trong lĩnh vực chống rửa tiền. Những khuyến nghị này đưa ra các nguyên tắc hành động và cho phép các nước áp dụng chúng một cách linh hoạt tuỳ theo thực trạng và luật pháp của nước đó: 1.1. Thành lập lực lượng tài chính đặc nhiệm chống rửa tiền: * Hình sự hoá việc rửa những khoản tiền thu được từ các tội phạm nghiêm trọng( Điều 4) và ban hành những qui định về tịch thu các thu nhập có từ hoạt động tội phạm(Điều 7). * Đòi hỏi các tổ chức tài chính phân loại tất cả các khách hàng, kể cả những chủ sở hữu theo uỷ quyền và lập hồ sơ thích hợp( Điều 10-12). * Đòi hỏi các tổ chức tài chính báo cáo về những giao dịch đáng ngờ liên quan đến các cơ quan chính quyền có thẩm quyền( Điều 15) và thực hiện các biện pháp kiểm soát nội bộ toàn diện(Điều 19). * Đảm bảo xây những hệ thống thích hợp để kiểm tra, giám sát tổ chức các tổ chức tài chính(Điều 26-29). * Ký kết các điều ước hoặc thoả thuận quốc tế và ban hành luật quốc gia nhằm tạo điều kiện cho các nước có sự hợp tác quốc tế toàn diện và hiệu quả ở mọi cấp độ. Nhằm thúc đẩy việc thực hiện các tiêu chuẩn quốc tế về chống rửa tiền trên toàn thế giới, FATF đã xúc tiến thành lập các nhóm hành động khu vực. Những nhóm này có địa vị quan sát viên với FATF, chức năng của các thành viên khu vực này cũng giống như của các thành viên FATF. Những nỗ lực phát triển các nhóm khu vực của FATF ở Châu Phi và Nam Mỹ đã dẫn đến việc thành lập Nhóm chống rửa tiền ở Nam Mỹ. Những tổ chức khu vực khác theo dạng FATF ở Châu á- Thái Bình Dương, Lực lượng đặc biệt về hoạt động tài chính ở vùng biển Caribe và Uỷ ban của Hội đồng Châu Âu PC- R- EV. Nhiều tổ chức quốc tế khác cũng tham gia vào cuộc chiến chống rửa tiền với tư cách quan sát viên của FATF như ngân hàng phát triển Châu á, ngân hàng tái đầu tư và phát triển Châu Âu, ngân hàng phát triển Hoa Kỳ, Quỹ tiền tệ quốc tế, nhóm thanh tra ngân hàng hải ngoại, Văn phòng Liên hợp quốc về kiểm soát ma tuý và ngăn ngừa tội phạm. 1.2. Đào tạo và hỗ trợ kỹ thuật: Các chương trình đào tạo hỗ trợ, kỹ thuật một cách chính qui là rất quan trọng đối với việc xây dựng những định chế để có thể tiếp cận thường xuyên đối với các vấn đề của nạn rửa tiền. Chính phủ Mỹ đã thực hiện những khoá đào tạo kỹ thuật: * Mạng lưới chế tài đối với tội phạm tài chính (FINCEN): FINCEN là cơ quan Tình báo tài chính Mỹ do Bộ Tài chính quản lý, hỗ trợ kỹ thuật và tổ chức các khoá đào tạo cho các quan chức chính phủ, các nhà hoạch định tài chính, các quan chức thực thi pháp luật và các nhà ngân hàng. Những khoá đào tạo này bao trùm rất nhiều chủ đề: các loại hình rửa tiền, tổ chức và vận hành cơ quan tình báo tài chính, thành lập hệ thống toàn diện về phòng chống nạn rửa tiền, hoạt động và cấu trúc mạng vi tính, các hệ thống phòng chống nạn rửa tiền của từng nước và các qui định. FINCEN cũng phối hợp chặt chẽ với 50 cơ quan tình báo tài chính trên thế giới để giúp các nước này thành lập các bộ phận tình báo tài chính của riêng mình. * Cơ quan Quản lý doanh thu nội bộ (IRS): IRS thuộc Bộ Tài chính tập trung hoạt động đào tạo của mình vào kỹ năng điều tra liên quan đến tội phạm tài chính và rửa tiền. Mục đích của những khoá đào tạo này là giúp chính phủ các nước thiết lập và hoàn thiện các luật lệ chống rửa tiền, các hình thức tội phạm, thuế và tịch thu tài sản. Ngoài ra IRS giúp điều tra những trường hợp vi phạm những luật này và khuyến khích mạng lưới chống rửa tiền tuân theo các tiêu chuẩn quốc tế. * Cơ quan bảo mật: bộ phận bảo mật thuộc Bộ tài chính tham gia vào công tác đào tạo các quan chức chính phủ và các quan chức thực thi luật pháp về gian lận tài chính, điều tra các vụ in tiền giả và những tội phạm khác có liên quan đến thương mại điện tử. Trong năm 2000, bộ phận bảo mật đã hỗ trợ thông qua việc đào tạo cho các tổ chức tài chính và thực thi luật pháp tại Trung Quốc, Nigeria, Bulgari; cơ quan này cũng cung cấp những bài giảng tại các học viện tài chính và ngân hàng của Hungari và Thailand và tổ chức các lớp học đặc biệt tại Bulgari, Colombia, Hy Lạp, Italia và các hội thảo do Interpol tổ chức. * Cục Hải quan Liên bang (USCS): Cục Hải quan, Phòng điều tra, Bộ phận điều tra tài chính thuộc Bộ Tài chính giúp hỗ trợ các chuyên gia về điều tra các vụ rửa tiền theo cách truyền thống và rửa tiền lén lút, USCS còn phổ biến những kinh nghiệmcho các nhân viên ngân hàng, quan chức hoạch định và thực thi pháp luật. Trong năm 2000, USCS đã chủ trì hoặc đồng chủ trì nhiều hội thảo về phòng chống tội phạm tài chính và rửa tiền ở trong cũng như ngoài nước với số nhân viên được đào tạo lên đến 725 người từ 16 nước trên thế giới. 1.3. Hoàn thiện hệ thống ngân hàng, đặc biệt là hệ thống tài khoản vãng lai Tháng 2/2000, Thượng viện Mỹ đã công bố bản báo cáo “Hệ thống ngân hàng vãng lai- một kênh để rửa tiền”. Đây là kết quả của một cuộc điều tra được tiến hành trong nhiều năm xung quanh hoạt động ngân hàng vãng lai và việc sử dụng nó như một phương tiện để rửa tiền. Những kết luận dưới đây của báo cáo là hồi chuông báo động cho tài khoản vãng lai tại các ngân hàng không chỉ riêng ở Mỹ. Hệ thống ngân hàng vãng lai Hoa Kỳ tạo ra một kênh quan trọng cho các ngân hàng nước ngoài đáng ngờ và khách hàng liên quan đến tội phạm của họ tiến hành việc rửa tiền và những hoạt động phạm pháp khác ở Hoa Kỳ và trục lợi từ sự bảo vệ an toàn và lành mạnh của ngành ngân hàng Hoa Kỳ. Ngân hàng vỏ bọc, ngân hàng hải ngoại, ngân hàng với sự kiểm soát lỏng lẻo việc chống rửa tiền có độ rủi ro cao. Do những ngân hàng nước ngoài với độ rủi ro cao thường có những nguồn nhân lực hạn hẹp và hoạt động ngoài vòng thẩm quyền được phép, họ sử dụng những tài khoản ngân hàng vãng lai để tiến hành các giao dịch ngân hàng của mình. Đại đa số ngân hàng Hoa Kỳ không có hệ thống chống rửa tiền có hiệu quảđể kiểm tra và giám sátổ chức các ngân hàng nước ngoài có độ rõ rủi ro rửa tiền cao. Các ngân hàng Hoa Kỳ thường không biết gì về các hoạt động liên quan đến rửa tiền, buôn bán ma tuý mà các ngân hàng đối tác của họ đang hoặc có thể díng líu tới. Các ngân hàng Hoa Kỳ thường không có những biện pháp tự vệ thoả đáng để chống rửa tiền khi các mối quan hệ ngân hàngvl không bao gồm những dịch vụ tín dụng. Những ngân hàng có độ rủi ro cao bị từ chối mở tài khoản vãng lai tại ngân hàng Hoa Kỳ vẫn có thể thâm nhập vào hệ thống tài chính Hoa Kỳ bằng cách mở tài khoản như thế tại ngân hàng nước ngoài có tài khoản ở ngân hàng Hoa Kỳ. Các ngân hàng Hoa Kỳ hoàn toàn phủ nhận hoặc không chú ý đến những rủi ro rửa tiền có thể xảy ra nấp sau hoạt động ngân hàng vãng lai. Từ năm 1999 trở lại đây, những lo ngại về điểm yếu trong hệ thống ngân hàng vãng lai có thể bị lợi dụng để rửa tiền đã được nhiều ngân hàng Hoa Kỳ tính đến nhưng các bước đi tích cực vẫn còn chem. chạp, không đồng bộ và không có qui mô. Các ngân hàng nước ngoài với tài khoản vãng lai được luật pháp Hoa Kỳ bảo vệ riêng biệt, trong khi đó sự bảo vệ này các tài khoản ngân hàng khác của Hoa Kỳ lại không được hưởng và điều đó tạo thêm những rào cản đối với các cơ quan thực thi pháp luật Hoa Kỳ khi tiến hành tịch thu các khoản tiền bất chính. Nếu các ngân hàng vãng lai Hoa Kỳ không chịu đóng cửa đối với các ngân hàng nước ngoài đáng ngờ và kiểm tra chặt chẽ các ngân hàng nước ngoài có độ rủi ro cao, Hoa Kỳ sẽ thu được những lợi ích to lớn qua việc triệt tiêu được bộ máy rửa tiền khổng lồ, vô hiệu hoá hoạt động bất hợp pháp, hạn chế hoạt động ngân hàng hải ngoại bất chính và trói tay các phần tử tội phạm trong việc gửi tiền bất chính vào các ngân hàng Hoa Kỳ được trục lợi nhờ sự an toàn và lành mạnh của hệ thống ngân hàng Hoa Kỳ. Báo cáo cũng đã đưa ra các kiến nghị rất hữu ích cho các ngân hàng: * Các ngân hàng cần lập rào cản với việc mở tài khoản vãng lai cho những ngân hàng nước ngoài có hoạt động mà không hiện diện trực tiếp tại các nước. * Các ngân hàng cần sử dụng hệ thống bảo vệ chặt chẽ chống rửa tiền, và trước khi mở tài khoản vãng lai cho các ngân hàng nước ngoài với giấy phép hải ngoại hoặc giấy phép được cấp ở những nước được đánh giá là bất hợp pháp trong lĩnh vực chống rửa tiền quốc tế phải được các cơ quan hữu trách hướng dẫn và quản lý. * Các ngân hàng cần theo dõi thường xuyên, có hệ thống những tài khoản vãng lai của các ngân hàng nước ngoài để phân loại những ngân hàng có độ rủi ro cao và khoá sổ những tài khoản của các ngân hàng có vấn đề. Các ngân hàng cũng cần tăng cường sự kiểm tra việc chống rửa tiền, trong đó có kiểm tra thường xuyên dịch vụ chuyển tiền và huấn luyện nhân viên các ngân hàng vãng lai phát hiện những hành vi gian trá của ngân hàng nước ngoài. * Các ngân hàng cần phân loại khách hàng của các ngân hàng đối tác có mở tài khoản vãng lai và không chấp mở tài khoản cho những ngân hàng đối tác đã cho phép ngân hàng nước ngoài thứ ba sử dụng tài khoản của mình ở nước đó. * Các nhà quản lý trong lĩnh vực ngân hàng và các nhà thực thi pháp luật cần trợ giúp đắc lực cho các ngân hàng trong việc phân loại và đánh giá các ngân hàng có độ rủi ro cao. 2. Giải pháp chống rửa tiền ở Việt Nam:

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc35409.doc
Tài liệu liên quan