Đề tài Rủi ro về lãi suất và giải pháp nhằm hạn chế rủi ro lãi suất tại các Ngân hàng Thương mại ở Việt Nam

Trong hoạt động doanh tiền tệ ở nước ta hiện nay, các Ngân hàng thương mại không những phải có giải pháp tăng cường khai thác triệt để những nguồn vốn trong kinh doanh mà còn phải hạn chế được rủi ro lãi suất, tăng thu nhập cho hoạt động ngân hàng. Việc hạn chế rủi ro lãi suất không chỉ có ý nghĩa với ngân hàng mà còn có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển của nền kinh tế nói chung.

doc15 trang | Chia sẻ: ndson | Lượt xem: 1263 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Rủi ro về lãi suất và giải pháp nhằm hạn chế rủi ro lãi suất tại các Ngân hàng Thương mại ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới hiện nay, xu hướng hội nhập và hoà nhập là một tất yếu khách quan đangđặt ra cho Việt Nam cũng như các quốc gia khác một nhu cầu phát triển kinh tế theo hướng mở cửa ,mà bất cứ một nền kinh tế nào dù đă phát triển thịnh vượng hay là chưa phát triển thì cũng không thể thiếu đi hoạt động của các Ngân Hàng. Chính vì vai trò rất quan trọng của hệ thống Ngân Hàng nên những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động Ngân hàng cần phải được quan tâm nghiên cứu hàng đầu. Trong đó việc hạn chế rủi ro cho Ngân hàng là vấn đề cần chú trọng nhất. Vậy phải làm thế nào để hạn chế được các rủi ro cho Ngân hàng? Các trung gian tài chính đặc biệt là các Ngân hàng thương mại cần phải áp dụng những biện pháp nào để hạn chế được tổn thất tài sản tài chính? Chính vì vậy, em đã chọn đề tài: “Rủi ro lãi suất và giải pháp nhằm hạn chế rủi ro lãi suất tại các Ngân hàng Thương mại ở Việt Nam” cho nghiên cứu đầu tay của em. Đề tài này nghiên cứu một vấn đề rộng và phức tạp, song do thời gian nghiên cứu và trình độ bản thân có hạn nên em rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô giáo và các bạn để tiểu luận của em được hoàn chỉnh hơn. Tiểu luận có kết cấu như sau: Lời nói đầu Phần I. Rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh tại các Ngân hàng Thương mại ở Việt Nam. Phần II. Thực trạng và giải pháp nhằm hạn chế rủi ro lãi suất tại các Ngân hàng Thương mại ở Việt Nam. Kết luận Em xin chân thành cảm ơn thầy: hào đã giúp đỡ em hoàn thành dề tài này Phần I Rủi ro lãi suất trong hoạt động Kinh Doanh tại các Ngân hàng thương mại ở việt nam I. Khái niệm và nguyên nhân rủi ro lãi suất 1. Khái niệm rủi ro lãi suất Có nhiều loại rủi ro lãi suất như : Rủi ro tái tài trợ tài sản nợ hoặc tái đầu tư tài sản có và khi lãi suất thị trường thay đổi Ngân hàng có thể gặp phải rủi ro giảm giá trị tài sản. Có nghĩa là nếu kỳ hạn của tài sản nợ và tài sản có không cân xứng với nhau( tài sản có có kỳ hạn dài hơn tài sản nợ) thì khi lãi suất thị trường tăng, giá trị của tài sản có sẽ giảm nhanh hơn và nhiều hơn so với sự giảm giá trị của tài sản nợ và dẫn đến thiệt hại tài sản cho Ngân hàng. Như vậy, để tránh gặp phải rủi ro lãi suất thì Ngân hàng phải duy trì cơ cấu tài sản có và tài sản nợ có kỳ hạn cân xứng nhau. Khi lãi suất trung bình trên thị trường có xu hướng giảm Ngân hàng sẽ chú ý tăng tỷ trọng tài sản nợ loại nhạy cảm với lãi suất và ngược lại khi lãi suất trung bình trên thị trường có xu hướng tăng Ngân hàng sẽ chú ý dể tăng tỷ trọng tài sản có loại nhạy cảm với lãi suất và giảm tỷ trọng tài sản nợ loại nhạy cảm với lãi suất. Từ đây ta có khái niệm về rủi ro lãi suất như sau: Rủi ro lãi suất là trường hợp lợi nhuận kinh doanh của Ngân hàng giảm do biến động của lãi suất (tăng hoặc giảm) 2. Nguyên nhân rủi ro lãi suất Để tìm hiểu về rủi ro lãi suất ta hãy nghiên cứu bảng cân đối tài sản của Ngân hàng thương mại A như sau: (Có) Ngân hàng thương mại A (Nợ) Những tài sản có loại nhạy cảm với lãi suất: 30 triệu đồng Tiền cho vay với lãi suất thay đổi Chứng khoán ngắn hạn Những tài sản có loại có lãi suất cố định: 70 triệu đồng Tiền cho vay trung và dài hạn Chứng khoán dài hạn Những tài sản nợ loại nhạy cảm với lãi suất : 50 triệu đồng Khoản vay với lãi suất thay đổi Những tài sản nợ loại có lãi suất cố định: 50 triệu đồng Tiền gửi có thể phát hành séc Tiền gửi tiết kiệm kỳ hạn dài Vốn cổ phần Khi lãi suất trên thị trường thay đổi, chẳng hạn tăng hoặc giảm 5%, ta hãy nghiên cứu xem lợi nhuận Ngân hàng thay đổi như thế nào. ở đây có hai cách để phân tích sự biến động của lợi nhuận Ngân hàng. * Rủi ro khi tài sản có và tài sản nợ (nguồn vốn) loại nhạy cảm với lãi suất thay đổi - Trường hợp 1: Lãi suất trung bình trên thị trường tăng 5% Chi phí trả lãi tăng : 50 x 5% = 2,5 triệu đồng Lãi thu về tăng : 30 x 5% = 1,5 triệu đồng Vậy lợi nhuận Ngân hàng giảm : 2,5 – 1,5 = 1 triệu đồng Trường hợp này ta thấy Ngân hàng đã gặp phải rủi ro lãi suất - Trường hợp 2: Lãi suất trung bình trên thị trường giảm 5% Chi phí trả lãi giảm : 50 x 5% = 2,5 triệu đồng Lãi thu về giảm : 30 x 5% = 1,5 triệu đồng Vậy lợi nhuận Ngân hàng tăng : 2,5 – 1,5 = 1 triệu đồng * Rủi ro khi tài sản có và tài sản nợ (nguồn vốn) loại có lãi suất cố định thay đổi. Để nghiên cứu nguyên nhân trên ta phải hiểu các khái niệm sau: Giá trị ghi sổ của tài sản là giá thị trường của tài sản tại thời điểm mua bán, cho vay tài sản. Giá trị thị trường của tài sản phản ánh thực trạng giá trị tài sản, nghĩa là nếu Ngân hàng đem bán tài sản của mình thì giá cả của chúng là giá trị thị trường hiện hành tại thời điểm chuyển nhượng chứ không phải là giá trị ghi sổ của chúng. Những tài sản có và tài sản nợ loại có lãi suất cố định là loại mà lãi suất của những khoản này giữ nguyên không thay đổi theo thời gian dài (ít nhất là 1 năm). Giả sử lãi suất của những khoản này giữ nguyên không thay đổi trong 1 năm, lãi suất trung bình khi chưa thay đổi là 10%. - Trường hợp 1: Lãi suất tăng thêm 5%. Vậy lãi suất trung bình trên thị trường lúc này là 15%. + Giá thị trường của những tài sản có loại có lãi suất cố định là: P1 = 70 (1+10%) : (1+15%) = 66,96 triệu đồng Ngân hàng thiệt hại : 70 – 66,96 = 3,04 triệu đồng + Giá thị trường của những tài sản nợ loại có lãi suất cố định là: P1 = 50 (1+10%) : (1+15%) = 47,83 triệu đồng Ngân hàng được lợi : 50 – 47,83 = 2,17 triệu đồng Vậy khi lãi suất trung bình trên thị trường tăng 5% Ngân hàng bị thiệt hại là 3,04 – 2,17 = 0,87 triệu đồng. Như vậy lợi nhuận Ngân hàng giảm và trong trường hợp này Ngân hàng gặp phải rủi ro lãi suất. - Trường hợp 2: Lãi suất giảm 5%. Vậy lãi suất trung bình trên thị trường lúc này là 5%. + Giá thị trường của những tài sản có loại có lãi suất cố định là: P1 = 70 (1+10%) : (1+5%) = 73,33 triệu đồng Ngân hàng lợi : 73,33 - 70 = 3,33 triệu đồng + Giá thị trường của những tài sản nợ loại có lãi suất cố định là: P1 = 50 (1+10%) : (1+5%) = 52,38 triệu đồng Ngân hàng thiệt hại : 52,38 – 50 = 2,38 triệu đồng Vậy Ngân hàng được lợi là : 3,33 – 2,38 = 0,95. Lợi nhuận Ngân hàng tăng. Phần II Thực trạng và giải pháp phòng ngừa hạn chế rủi ro lãi suất tại các nhtm việt nam 1.thực trạng về rủi ro lãI suất của một số ngân hàng thương mại ở việt nam Trong những năm vừa qua .nhiều ngân hàng đã dần dần trưởng thành và phát triển cùng hệ thống. Tuy nhiên trong quá trình hoạt động vẫn còn tồn tại một số bất cập đạc biẹt là rủi ro về lãI suất.đây là vấn đề chung mà nhỉều ngan hang cần quan tâm dến.để biết rõ về thực trạng này chúng ta xem xét bản cân đối kế toán dươI đây: Đơn vị : Triệu đồng Sử dụng vốn Số tiền Nguồn vốn Số tiền 1. Dự trữ - Tiền mặt -Tiền gửi 19.373 8.568 10.850 1. Tiền gửi: - Tiền gửi kỳ hạn 03 tháng - Tiền gửi kỳ hạn 06 tháng - Tiền gửi kỳ hạn 12 tháng - Tiền gửi kỳ hạn trên 12 tháng 978.780 114.365 194.605 270.496 8.496 2. Đầu tư khác 292.332 2. Kỳ phiếu ,trái phiếu - Kỳ phiếu - Trái phiếu 102.448 52.346 50.102 3. Cho vay - Ngắn hạn - Trung ,dài hạn 750.955 455.764 295.191 3. Tài sản nợ khác 14.653 4 Tài sản có khác 11.856 5. Tài sản cố định 21.365 Tổng 1095.881 Tổng 1095.881 II. Giải pháp và kiến nghị nhằm hạn chế rủi ro lãi suất tại các Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam. 1. Giải pháp nhằm hạn chế rủi ro lãi suất 1.2. Giải pháp phòng ngừa nội bảng 1.2.1. Hợp đồng kỳ hạn Để thấy được tác dụng to lớn của hợp đồng kỳ hạn trong việc bảo đảm rủi ro lãi suất trực tiếp. Giả dụ nhà quản trị Ngân hàng đang nắm giữ trên bảng cân đối tài sản 1 triệu USD các trái phiếu có kỳ hạn 10 năm. Bình thường tài sản tại thời điểm t = 0, các trái phiếu này có giá trị 97 USD trên 100 USD mệnh giá, tức là tổng giá trị trái phiếu là 970 000 USD. Tại thời điểm t = 0 nhà quản trị nhận được tin dự báo rằng lãi suất dự tính sẽ tăng 2% từ mức 12,5428% lên 14,5428% trong thời hạn 3 tháng tới. Với sự hiểu biết rằng, khi lãi suất thị trường tăng lên nghĩa là giá trị trái phiếu sẽ giảm xuống, nhà quản trị tiến hành tính toán thời lượng của trái phiếu có kỳ hạn 10 năm chính xác là 6 năm. Như vậy nhà quản trị có thể dự tính khoản lỗ vốn hay sự giảm giá trái phiếu (AP) theo phương trình thời lượng như sau: AP : P = - D x AR : (1 + R) Trong đó: AP : là khoản lỗ của trái phiếu P : là thị giá của trái phiếu, tức là P = 970 000 USD D : là thời lượng của trái phiếu, tức là D = 6 năm AR : là mức thay đổi lãi suất dự tính, tức là AR = 0,02 1 + R = 1 + 12,5428% AP : 970 000 = (-6) x 0,02 : 1,125428 AP = -103427,32 USD Kết quả là, nhà quản trị Ngân hàng dự tính sẽ chịu một khoản lỗ từ việc nắm giữ trái phiếu do lãi suất thị trường tăng là 103427,32 USD, hay giá trái phiếu giảm 10,66% (AP / P = 10,66%). Tức là giá trái phiếu giảm từ 97 USD xuống 86,657 USD trên 100 USD mệnh giá. Để có thể bù đắp được sự thua lỗ này, tức là giảm rủi ro xuống số 0, nhà quản trị có thể tiến hành thông qua các nghiệp vụ ngoại bảng bằng cách bán kỳ hạn 1 triệu % mệnh giá của các trái phiếu này với kỳ hạn là 3 tháng. Cái gì sẽ xảy ra nếu lãi suất thực sự tăng 2% sau thời gian 3 tháng? Đó là giá trái phiếu sẽ giảm 10,66% tương đương với một khoản lỗ vốn là 103427,32 USD. Mặt khác sau khi lãi suất tăng 2%, nhà quản trị Ngân hàng có thể mua 1 triệu USD mệnh giá các trái phiếu có kỳ hạn 10 năm trên thị trường giao ngay với giá là 866,573 USD và giao số trái phiếu mua được này cho đối tác theo hợp đồng 1 triệu USD mệnh giá là 970 000 USD. Do đó lợi nhuận thu được từ hợp đồng giao dịch kỳ hạn là: 970 000 USD - 866 573 USD = 103 427 USD (hay lợi nhuận thu được từ hợp đồng giao dịch kỳ hạn = giá trị hợp đồng kỳ hạn – giá trị của hợp đồng giao dịch tại thời điểm sau 3 tháng). Do đó sự thua lỗ trên bảng cân đối tài sản (nội bảng) là 103 427 USD được bù đắp đầy đủ bởi lợi nhuận thu được từ hợp đồng bán kỳ hạn (ngoại bảng). Như vậy rủi ro lãi suất đối với Ngân hàng được bảo đảm, tức bằng 0. 1.2.2. Hợp đồng tương lai. - Giải thích một số thuật ngữ: + Bảo đảm Vi Mô - Microhedging: Một Ngân hàng tiến hành bảo đảm Vi Mô khi nó sử dụng các hợp đồng tương lai (hoặc kỳ hạn) để bảo đảm rủi ro cho từng bộ phận tài sản (có hoặc nợ) một cách riêng biệt. Một ví dụ về bảo đảm vi mô là việc Ngân hàng bảo đảm rủi ro lãi suất của các trái phiếu có kỳ hạn 10 năm như ví dụ mà chúng ta vừa xét ở trên. + Bảo đảm Vĩ Mô - Macrohedging: Bảo đảm vĩ mô xuất hiện khi nhà quản trị Ngân hàng muốn sử dụng các nghiệp vụ giao dịch tương lai, giao dịch kỳ hạn hay các giao dịch phát sinh khác để bảo đảm rủi roạ không cân xứng về thời lượng của hai vế bảng cân đối tài sản. Như vậy: Bảo đảm vi mô là việc nhà quản trị xác định bộ phận tài sản để bảo đảm rủi ro một cách riêng biệt và sử dụng những hợp đồng tương lai hay các hợp đồng phát sinh khác để bảo đảm rủi ro đối với từng tài sản đó. Trong khi đó, bảo đảm vĩ mô chỉ quan tâm đến toàn bộ danh mục tài sản có và toàn bộ danh mục tài sản nợ của bảng cân đối tài sản. Do đó, nó cho phép tồn tại trạng thái ròng tài sản về mức độ nhạy cảm lãi suất, sự không cân xứng về thời lượng đối với từng bộ phận tài sản riêng lẻ. Do bản chất khác nhau giữa bảo đảm vi mô và bảo đảm vĩ mô cho nên có thể dẫn đến những chiến lược và kết quả hoàn toàn khác nhau giữa hai phương thức bảo đảm này. Bảo đảm thông thường và bảo đảm chọn lọc: Bảo đảm thông thường là khi Ngân hàng tiến hành bảo đảm toàn bộ hai vế của bảng cân đối tài sản (bảo đảm vĩ mô) hoặc tiến hành bảo đảm toàn bộ một bộ phận tài sản thuộc tài sản có hoặc tài sản nợ (bảo đảm vi mô) nhằm đạt được mức rủi ro thấp nhất bằng cách bán các hợp đồng tương lai để bù đắp rủi ro đối với tài sản. Tuy nhiên, khi rủi ro giảm xuống mức thấp nhất thì lợi tức cũng ở mức thấp (rủi ro càng cao thì lợi nhuận càng lớn và ngược lại). Do đó, không phải tất cả các nhà quản trị Ngân hàng trong mọi trường hợp đều muốn tiến hành bảo đảm rủi ro thông thường. Ngoài trường hợp bảo đảm rủi ro thông thường, rất nhiều Ngân hàng lựa chọn phương án chấp nhận một bộ phận tài sản không tham gia bảo đảm, hoặc tiến hành bảo đảm quá mức. Những trường hợp như vậy gọi là bảo đảm rủi ro chon lọc. * Hợp đồng tương lai và hạn chế rủi ro lãi suất: Có bao nhiêu hợp đồng giao dịch tương lai mà nhà quản trị Ngân hàng cần phải mua hoặc bán để bảo đảm rủi ro là phụ thuộc vào: - Mức độ rủi ro (mức độ thay đổi) của lãi suất - Xu hướng biến động của lãi suất (tăng hay giảm) - Mối quan hệ giữa rủi ro và lợi tức trong các trường hợp bảo đảm hoàn toàn hay bảo đảm chọn lọc. - Đặc điểm cơ bản của giao dịch quyền chọn: 1.2.3. Giao dịch quyền chọn a. Đặc điểm cơ bản của giao dịch quyền chọn: “Mua quyền chọn mua” là chiến lược quyền chọn thứ nhất. Người mua quyền chọn mua (the buyer of a call option) gọi là người mua, có quyền (không phải là nghĩa vụ) mua chứng khoán tại một mức giá cố định X đã được thoả thuận trước, gọi là giá giao dịch (exercise or strike price). Để có được quyền chọn mua chứng khoán, người mua phải trả một khoản phí cho người bán là C, gọi là phí chọn mua (call premium). Phí chọn mua phải được thanh toán cho người bán tại thời điểm ký kết hợp đồng mua quyền chọn mua và đồng thời người mua trở thành người tiềm năng thu lợi nhuận nếu giá trái phiếu tăng trên mức giá giao dịch (X) cộng với khoản phí chọn mua (C). Bán quyền chọn mua trái phiếu là chiến lược thứ hai của giao dịch quyền chọn. Đối với hợp đồng bán quyền chọn mua, người bán quyền chọn mua (the seller of a call option) nhận được một khoản phí gọi là phí bán quyền chọn mua và phải luôn luôn sẵn sàng bán trái phiếu cho ngươì mua tại mức giá cố định đã được thoả thuận trước, gọi là giá giao dịch. Chiến lược thứ ba là mua quyền chọn bán trái phiếu. Người mua quyền chọn bán trái phiếu (the buyer of a put option) có quyền (không phải làm nghĩa vụ) bán trái phiếu cho người bán quyền chọn bán trái phiếu tại một mức giá cố định đã được thoả thuận trước (gọi là giá giao dịch). Ngược lại, người mua phải trả cho người bán một khoản phí, gọi là phí chọn bán (P). Chiến lược thứ tư là bán quyền chọn bán trái phiếu. Trong trường hợp bán quyền chọn bán trái phiếu, người bán nhận được một khoản phí P (gọi là phí bán quyền chọn bán) và người bán luôn phải sẵn sàng mua trái phiếu tại mức giá giao dịch X khi người mua thực hiện quyền chọn bán của mình. b. Giao dịch quyền chọn và hạn chế rủi ro lãi suất: Đối với những Ngân hàng nhỏ thì chiến lược thích hợp là thực hiện quyền chọn mua hơn là quyền chọn bán. Cả hai lý do để giải thích tại sao lại như vậy, đó là: Lý do về kinh tế và lý do về qui chế. Tuy nhiên, đối với những Ngân hàng lớn thì những giao dịch quyền chọn mua, quyền chọn bán đều là những giao dịch phổ biến. Lý do kinh tế giải thích tại sao các Ngân hàng nhỏ lại không chọn quyền bán: Đối với việc bán quyền chọn (bao gồm bán quyền chọn mua và bán quyền chọn bán) thì lợi nhuận tiềm năng thu được là bị giới hạn, nhưng khả năng phát sinh lỗ thì không có giới hạn. Khi giá trái phiếu biến động mạnh làm cho chênh lệch giữa giá thị trường và giá giao dịch quyền chọn tăng lên dẫn đến thua lỗ. Đối với những Ngân hàng duy trì các hợp đồng bán quyền chọn với khối lượng lớn sẽ đứng trước nguy cơ lỗ vốn nặng nề. Như chúng ta thấy, bằng cách bán quyền chọn mua Ngân hàng có thể bảo đảm được rủi ro lãi suất trong trường hợp lãi suất thị trường giảm, giá trái phiếu tăng lên, nghĩa là giá trị trái phiếu trong danh mục đầu tư của Ngân hàng tăng lên đủ để bù đắp khoản lỗ từ hợp đồng bán quyền chọn mua. Trong trường hợp ngược lại, khi lãi suất thị trường tăng thì khoản lợi nhuận thu được từ hợp dồng bán quyền chọn mua (khoản phí thu được) có thể không đủ để bù đắp cho sự giảm giá của trái phiếu trong danh mục đầu tư của Ngân hàng. Điều này là có thể, bởi vì lợi nhuận thu được tối đa từ hợp đồng bán quyền chọn mua bị giới hạn bởi mức phí thu được C. Ngược lại, trường hợp bảo đảm rủi ro lãi suất bằng cách mua quyền chọn bán trái phiếu sẽ cung cấp cho nhà quản trị Ngân hàng phương án lựa chọn hấp dẫn hơn nhiều. Lý do quy chế hạn chế các hợp đồng quyền bán: Theo quan điểm của các nhà làm chính sách, thì các hợp đồng quyền bán mà đặc biệt là các hợp đồng không nhằm mục đích bảo đảm rủi ro tài sản (tức là hoạt động đầu cơ) thì rất rủi ro, bởi vì Ngân hàng phải đối mặt với rủi ro lỗ vốn là không hạn chế. Thật vậy, trong thời gian quá khứ các nhà làm chính sách đã cấm các Ngân hàng thực hiện các hợp đồng bán quyền chọn bán hoặc bán quyền chọn mua trong một số lĩnh vực nhất định nhằm quản lý rủi ro đối với các Ngân hàng này. Hiện nay ở úc các Ngân hàng thực hiện hợp đồng bán quyền chọn nhưng lại cấm các tổ chức tài chính khác như quỹ tín dụng, quỹ đầu tư…sử dụng giao dịch quyền chọn vào mục đích đàu cơ. Tương tự, trong những trường hợp khi mà thị trường bộc lộ rủi ro cao thì các cong ty bảo hiểm cũng bị cấm sử dụng các giao dịch quyền chọn. 1.2.4. Biện pháp đổi chéo lãi suất: Đổi chéo lãi suất giúp một tổ chức tài chính có nhiều tài sản có loại nhạy cảm về lãi suất hơn so với những tài sản nợ loại nhạy cảm về lãi suất, có thể trao đổi các dòng tiền thanh toán với một tổ chức tài chính có nhiều tài sản nợ loại nhạy cảm về lãi suất hơn so với những tài sản có loại nhạy cảm về lãi suất. Nhờ vậy giảm được rủi ro lãi suất cho cả hai phía. Chẳng hạn Ngân hàng thương mại A có bảng cân đối tài sản như sau Ngân hàng thương mại A 1. Những tài sản có loại nhạy cảm với lãi suất: 30 tr đồng 2. Những tài sản có loại có lãi suất cố định: 70 triệu đồng 1. Những tài sản nợ loại nhạy cảm với lãi suất : 50 tr đồng 2. Những tài sản nợ loại có lãi suất cố định: 50triệu đồng Một Ngân hàng thương mại B có bảng cân đối tài sản như sau: Ngân hàng thương mại B 1. Những tài sản có loại nhạy cảm với lãi suất: 70 tr đồng 2. Những tài sản có loại có lãi suất cố định: 30 triệu đồng 1. Những tài sản nợ loại nhạy cảm với lãi suất : 50 tr đồng 2. Những tài sản nợ loại có lãi suất cố định: 50triệu đồng Ngân hàng thương mại A và Ngân hàng thương mại B sẽ thực hiện đổi chéo lãi suất bằng cách: Ngân hàng thương mại A thanh toán thu nhập từ 20 triệu đồng tài sản có lãi suất cố định cho Ngân hàng thương mại B, còn Ngân hàng thương mại B thanh toán thu nhập từ 20 triệu đồng tài sản có loại nhạy cảm với lãi suất cho Ngân hàng thương mại A. Từ đó giúp cho cả hai Ngân hàng có thể tránh được rủi ro lãi suất. Ưu điểm của phương pháp này là không đòi các Ngân hàng phải sắp xếp lại bản quyết toán tài sản của mình nên ít tốn kém trong việc giảm rủi ro lãi suất. Hạn chế của phương pháp này là các Ngân hàng khó có thể biết được thông tin về nhau để thực hiện đổi chéo lãi suất. Để khắc phục hạn chế này trên thị trường đã xuất hiện các trung gian môi giới cho các Ngân hàng. Hạn chế thứ hai là khó các Ngân hàng nào mà bảng quyết toán trùng khớp như ở ví dụ trên. 2. Một số kiến nghị nhằm hạn chế rủi ro lãi suất 2.1. Dự báo về biến động lãi suất: Các nhà quản trị Ngân hàng cần phải phân tích và đưa ra dự báo về biến động lãi suất trên thị trường để bố trí cơ cấu bảng cân đối tài sản cho phù hợp. Các nhà dự báo có thể sử dụng các mô hình lý thuyết hoặc thực nghiệm về diễn biến của lãi suất để đưa ra các dự báo lãi suất một cách chính xác. Muốn làm được đIều này đòi hỏi nhà quản trị Ngân hàng phải có kinh nghiệm, phải theo sát các chính sách của Nhà nước trong tất cả các lĩnh vực, theo dõi và nghiên cứu thị trường, đầu tư kinh doanh cả trong và ngoài nước, nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến lãi suất như cung cầu vốn vay trên thị trường và các yếu tố khác tác động đến tâm lý của người dân và các chủ thể khác tham gia thị trường. Ưu điểm của phương pháp này là ta có thể biết trước được xu hướng biến động của lãi suất nếu dự đoán chính xác. Từ đó mà Ngân hàng có thể có những nghiệp vụ và hoạt động khác để tránh rủi ro lãi suất. Nhược điểm của phương pháp này là việc dự báo xu hướng biến động của lãi suất là rất khó khăn, nếu dự báo sai có thể gây ra những thiệt hại rất lớn cho Ngân hàng. Hạn chế nữa là khi Ngân hàng thay đổi lại cơ cấu của bảng cân đối tài sản thì sẽ gặp nhiều khó khăn về chi phí và thời gian, nhất là ở những nước có thị trường tài chính chưa phát triển như ở Việt Nam. 2.2. Theo dõi tính nhạy cảm với lãi suất của các tài sản: Ngoài phương pháp trên Ngân hàng có thể theo dõi tính nhạy cảm với lãi suất của các tài sản thông qua các phương pháp: Phân tích khoảng cách, phân tích khoảng cách thời gian tồn tại. Phương pháp này sẽ cho ta biết được mức độ đối mặt của Ngân hàng trước rủi ro lãi suất một cách chính xác. Nhưng nó cũng có hạn chế ở chỗ: Nếu chỉ biết được mức độ đối mặt của Ngân hàng thì chưa đủ mà Ngân hàng phải kết hợp với các phương pháp khác như dự báo biến động lãi suất. 2.3. áp dụng chính sách mềm dẻo cho các khoản vay: Để phòng ngừa cho Ngân hàng gặp phải rủi ro lãi suất Ngân hàng có thể đưa ra chính sách lãi suất mềm dẻo cho các khoản vay và các tài sản của Ngân hàng có kỳ hạn dài. Đối với các khoản vay có kỳ hạn dài Ngân hàng có thể đưa ra các mức lãi suất thay đổi theo lãi suất trên thị trường theo từng tháng, từng quý, nửa năm, một năm; hoặc là trong thời gian đầu Ngân hàng có thể đưa ra mức lãi suất cao hơn một chút so với lãi suất của các đối thủ cạnh tranh, sau đó lãi suất này được trả giảm dần đi ở các năm sau. Ngoài ra Ngân hàng có thể áp dụng mức lãi suất thay đổi theo thị trường nhất là khi lãi suất ở trong thời kỳ thường xuyên biến động mạnh. Kết luận Trong hoạt động doanh tiền tệ ở nước ta hiện nay, các Ngân hàng thương mại không những phải có giải pháp tăng cường khai thác triệt để những nguồn vốn trong kinh doanh mà còn phải hạn chế được rủi ro lãi suất, tăng thu nhập cho hoạt động ngân hàng. Việc hạn chế rủi ro lãi suất không chỉ có ý nghĩa với ngân hàng mà còn có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển của nền kinh tế nói chung. Bên cạnh đó, các Ngân hàng thương mại cũng luôn phải tự nhìn nhận lại mình, luôn tự đổi mới và hoàn thiện cơ cấu hoạt động của mình nhằm đáp ứng tốt nhất các nhu cầu của khách hàng cũng như của toàn xã hội mà vẫn đảm bảo được an toàn về nguồn vốn và các hoạt động đầu tư. Tuy nhiên, vấn đề hạn chế rủi ro lãi suất không chỉ đơn phương thuộc về Ngân hàng thương mại mà phải có sự kết hợp đồng bộ của mọi người, mọi ngành, mọi cấp và phải phù hợp với các chính sách, mục tiêu của Nhà nước đã đề ra.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docL0910.doc
Tài liệu liên quan