Đề tài Ruộng đất công làng xã dưới triều Nguyễn trong thời gian nửa đầu thế kỷ XIX

MỤC LỤC MỞ ĐẦU I. Chính sách của nhà Nguyễn đối với ruộng đất công làng xã II. Tô thuế ruộng đất công làng xã III. Tình hình ruộng đất công làng xã IV. Sự suy giảm của “công điền công thổ” là một tất yếu của lịch sử KẾT LUẬN PHỤ LỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO [/B]

doc26 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1763 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Ruộng đất công làng xã dưới triều Nguyễn trong thời gian nửa đầu thế kỷ XIX, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU Ruộng đất công làng xã ra đời từ rất sơm sinh ra từ các xã nông thôn. Ruộng đất công làng xã khi mới ra đời và bắt đầu phát triển là do các làng xã tự quản, tự chi và cũng tự sử dụng theo tập quán riêng của mỗi làng và được thông qua hương ước của làng. Những thành viên trong làng xã đều xem ruộng đất đó như tài sản thiêng liêng của làng lưu truyền lại cho bao thế hệ. Nên mọi người phải giữ gìn, bảo vệ nó như báu vật thiêng liêng và chỗ dựa cơ bản của chính sách cộng đồng. Do đó, còn tồn tại ruộng đất công làng xã là còn cơ sở đảm bảo sự cố kết bền chặt các mối quan hệ bên trong cộng đồng. Từ lúc ra đời cho đến thế kỷ XV, quyền sở hữu và quyền tự quản ruộng đất công làng xã là quyền gần như tuyệt đối của mỗi làng. Vào đầu thời phép quân điền đặt ra là một thách đố về quyền lợi và quyền sở hữu của nhà nước đối với dân làng. Làng xã đã chịu nhiều nhân nhượng trước sự tấn công của luật nước về ruộng đất. Vào thời Nguyễn, khi đó quyền và tập quyền được khẳng định, chế độ phong kiến nhà nước được phát triển. Triều Nguyễn lại can thiệp mạnh hơn vào thế giới tự trị của thôn xã cổ truyền bằng luật ruộng đất, việc ưu tiên về khẩu phần và chất lượng cho quan viên chức sắc cao hơn so với thời Lê. Nhưng vòng quay quân cấp chỉ có 3 năm. Triều Nguyễn tỏ rõ khả năng to lớn của đám ruộng công làng xã này trong việc thu thuế, điều động lực dịch, binh lính và sự ổn định xã hội qua sự bất biến của khẩu phần mà người dân vẫn nương tựa. Việt Nam là một nước nông nghiệp cổ truyền. Do đó, ruộng đất là tư liệu sản xuất hết sức quan trọng. Cũng như các triều đại phong kiến trước đó, từ khi triều Nguyễn thành lập đã hết sức chú trọng tới vấn đề ruộng đất để thúc đẩy kinh tế xã hội. Đặc biệt là ruộng đất công làng xã – cơ sở cho sự tồn tại của bộ máy nhà nước phong kiến. Bài tiểu luận này, tôi đề cập tới vấn đề “Ruộng đất công làng xã dưới triều Nguyễn trong thời gian nửa đầu thế kỷ XIX”. Để thấy được những nét cơ bản nhất mà nhà Nguyễn đã thực hiện nhằm phát triển loại hình ruộng đất này. Nhà Nguyễn can thiệp sâu vào ruộng đất công làng xã và đưa ra nhiều biện pháp chính sách để khẳng định quyền sở hữu của nhà nước đối với loại ruộng này. Và những kết quả thu được sẽ chứng minh cho ta thấy, chính sách và biện pháp của nhà Nguyễn là tiến bộ hay tụt hậu so với sự phát triển của lịch sử. I. Chính sách của nhà Nguyễn đối với ruộng đất công làng xã Ruộng công làng xã xuất hiện từ rất lâu đời. Có ý kiến cho rằng thời Lý và Trần, ruộng công làng xã là loại “quan điền bản xã”. Vào thời nhà Lê, nó mang tên là xã dân công điền. Ở triều đại các ông vua đều có chính sách quản lý chặt chẽ đối với loại ruộng đất công làng xã để tỏ rõ quyền sở hữu của nhà nước đối với loại ruộng này. Sang thế kỷ XIX, Nhà Nguyễn với quyền lực tuyệt đối trong tay đã ngày càng can thiệp sâu hơn nữa đối với loại ruộng này. Nhà Nguyễn đã chính thức tuyên bố quyền sở hữu nó là thuộc về nhà nước. Để tỏ rõ quyền sở hữu của mình, các đời vua nhà Nguyễn đã thi hành hàng loạt các chính sách khác nhau để duy trì, bảo vệ, mở rộng ruộng đất công làng xã. Năm 1803, Triều đình nhà Nguyễn nhắc lại việc cấm các làng xã không được bán đứt hay cầm cố ruộng công “Theo lệ cụ thì công thổ quân cấp cho dân đem bán là có tội”. Như vậy, từ những triều đại trước đã thực hiện quyền sở hữu của mình đối với ruộng đất công làng xã. Và đến khi Gia Long lên ngôi sau một năm cũng thực hiện chính sách này. Nhà Nguyễn đã chính thức công bố và nhắc đi nhắc lại quyết định cấm bán ruộng đất công làng xã. Ngay năm 1803 sắc chỉ ghi: “Phàm xã dân có công điền công thổ đều không được mua bán riêng, làm trái là có tội. Ai mua nhầm thì mất tiền. Nếu nhân có việc mà bán cho người mướn để chi dùng trong xã thôn thì chỉ hạn trong 3 năm, quá hạn sẽ bị tội nặng. Người nào tố cáo đúng thực thì thưởng cho ruộng nhất đẳng một mẫu, cày cấy 3 năm hết hạn trả về dân”(1). Vậy là trên pháp lệnh, Nhà nước tỏ ra kiên quyết và tích cực ngăn cấm việc bán ruộng đất công làng xã. Lệ này được nhắc lại nhiều lần trong suốt nửa đầu thế kỷ XIX như năm 1844, 1855… Như vậy lệnh cấm bán ruộng đất công làng xã là biểu hiện của việc nhà nước tuyên bố quyền sở hữu của nó đối với loại ruộng đất ấy. Mặc dù vậy, ta phải nhìn rõ quan điểm rằng tính không thể nhượng bán là thuộc về bất cứ một loại tài sản nào thuộc quyền sở hữu công cộng tập thể. Bản thân làng xã cũng yêu cầu tính không thể nhượng bán đối với ruộng đất công của làng. Vì vậy lệ cấm bán ruộng đất công làng xã trước hết mang mục đích ngăn cấm việc tư hữu hoá nhiều ruộng đất thuộc sở hữu công cộng, chặn đứng sự hao hụt ruộng đất công về mặt số lượng, diện tích. Vả lại khi nhà nước ra lệnh cấm bán ruộng đất công, nhà nước phong kiến Nguyễn chưa bao giờ quy định rõ thêm ai có quyền đem bán ruộng đất ấy. Và điều đó cho ta thấy rằng, đối với ruộng công làng xã hầu như không ai, không tập thể nào có quyền đem bán cả. Trong khi đó nhà nước lại thừa nhận cho làng xã có thể đem ruộng đất công cho thuê một thời hạn nhất định 3 năm, với điều kiện việc đó là nhu cầu thực sự, thiết yếu của làng xã của tập thể. Năm 1844, Nhà nước đã quy định: “ Từ nay, phàm ruộng đất công các xã thôn, theo đúng lệ định, không được bán đứt, bán cố. Nếu xã thôn nào có việc chung khẩn trọng phải đem cầm cố hay cho thuê lấy tiền tiêu dùng thì lý dịch xã ấy báo khắp hương mục cho đến dân chúng trong xã, nhưng không được quá 3 năm. Văn khế đem cầm cố phải nhiều người ký tên, điểm chỉ. Nếu xã lớn thì vài chục người, nếu xã nhỏ thì 5-6 người ký tên điểm chỉ liền nhau thì mới là việc công của làng”(2) Khi các công trình công cộng xâm phạm vào ruộng đất công làng xã cũng như tư nhân, thì nhà nước có trách nhiệm đền tiền và miễn tô thuế. Đối với tất cả các công trình: “Đàn cao, đàn thấp, miếu, chùa, tích điền, nhà học, thành, ao, đồn, bảo, nhà trạm, đê điều, đường xá, các chỗ lấy đất nung ngói, trông dâu, trồng gai, ở ngoài kinh kỳ mở vào ruộng đất công hay tư được theo hạng miễn thuế, chiểu giá cấp tiền cho”(3). “ Chiểu giá” tức là chiểu theo giá tiền mua bán ruộng đất lúc bấy giờ ở địa phương đó. Nếu đền bù theo giá bán thì rõ ràng nhà nước đã bỏ tiền ra mua lại số ruộng đất đó và chính vì vậy nhà nước đã thừa nhận quyền sở hữu các ruộng đất được đền bù ấy không thuộc về nhà nước mà thuộc về các tư nhân hay làng xã. Gia Long đã thực hiện nguyên tắc quyết định đền bù như sau: Địa phương làm các công trình công cộng Mức và biện pháp đền bù Ở Quảng Trị làm doanh trại đắp đường 1809 Nhất đẳng cấp 100 quan mỗi mẫu Nhị đẳng cấp 75 quan mỗi mẫu Tam đẳng cấp 50 quan mỗi mẫu Ở Quảng Bình, đắp thành doanh-1812 Lấy quan điền trả cấp Ở Thừa Thiên xây làng năm 1814 Nhất đẳng:200 quan Nhị đẳng:150 quan Tam đẳng:100 quan Ở doanh Quảng Đức: làm lò nung vào đất vườn 1817 Đất vườn:10 quan mỗi xào Nguyên tắc đền bù trên được thực hiện nghiêm chỉnh trong suốt thời Gia Long nhưng từ thời Minh Mệnh trở đi, nguyên tắc trên bị vi phạm. Năm 1827, Minh Mệnh đã quyết định: ruộng công làng xã chỉ được miễn thuế chứ không được đền bù nữa (ruộng tư vẫn theo lệ cũ). Đây là một hành động mãnh mẽ của vua Minh Mệnh. Nó là một sự tuyên bố dứt khoát quyền sở hữu của nhà nước trên số ruộng đất công làng xã, vì vậy nhà nước không phải đền bù một đồng nào cho làng xã cả. Cho nên đây là một sự tước đoạt với làng xã. Tuy nhiên, chính sách trên cũng chưa được thực hiện triệt để. Năm 1835, khi đào sông Phả Lại ở Thừa Thiên, triều đình nhà Nguyễn đã đền bù như sau: Ruộng lúa: mỗi sào 2 quan, tức mỗi mẫu 20 quan. Ruộng dâu: mỗi thức 20 đồng, tức mỗi mẫu 30 quan. Ta có thể thấy đây là mức đền tiền thấp nhất, rẻ mạt nhất. Nhưng dù sao vẫn là sự đền bù, do đó phần nào đấy vẫn thừa nhận quyền sở hữu ruộng đất của làng xã. Ngoài ra nhà Nguyễn bản thân nó cũng cố giữ số lượng ruộng công khỏi bị sứt mẻ nhiều. Mọi thứ ban cấp ruộng đất trích từ ruộng công ra đều hầu như bị bãi bỏ hết. Riêng việc ban cấp tự điền là còn được duy trì, nhưng cũng bị hạn chế rất nhiều; và có khi còn được trích cả ruộng tư nữa. Năm 1802, Gia Long lấy một vạn mẫu ruộng cả công lẫn tư ban làm tự điền cho con cháu vua Lê. Hoặc năm 1815 triều Nguyễn sai lư thủ Quảng Nam chi tiền kho 3 vạn quan và 3000 lạng bạc để mua ruộng của dân dùng vào việc tế tự ông tổ ba đời của Tống quốc công phu nhân Lê Thị. Đó là biện pháp tránh làm hao hụt số lượng ruộng đất làng xã trong trường hợp phải ban cấp nhiều. Bên cạnh những biện pháp trên, nhà nước còn tích cực tạo điều kiện để phát triển số lượng công điền công thổ. Triều Nguyễn khôi phục lại những ruộng đất công bị chiếm đoạt từ trước, đồng thời dùng quyền lực cắt xén bất cứ loại ruộng đất nào thuộc bất cứ hình thức sở hữu nào để nhập vào ruộng đất công làng xã. Từ khi Gia Long lên ngôi cho đến đầu thời kỳ Tự Đức, nhà nước đã ban hành 24 quyết định mở rộng quỹ công điền( Gia Long 2, Minh Mênh 18, Thiệu Trị 2, Tự Đức 2), lấy từ ruộng đất do nhà nước quản lý trực tiếp (58% số quy định), từ kết quả khai hoang ( 29 % số quy định), và từ ruộng đất của tư nhân ( 13% số quy định). Hai hình thức đầu không có gì đặc biệt vì nó đều thuộc quyền sở hữu trong tay nhà nước, hình thức 3 được thực hiện bằng áp chế từ trên xuống mà hiện tượng điển hình là việc thực hiện thi hành phép quân điền ở Bình Định vào những năm của thời Minh Mệnh. Trong công cuộc khai hoang mà đối tượng là những đất công của nhà nước, chính quyền nhà Nguyễn cho phát triển song song hai loại hình sở hữu ruộng đất, sở hữu tư nhân và sở hữu làng xã. Năm 1828, thời kỳ mà công việc khai hoang đang tiến hành mạnh mẽ nhất, Minh Mệnh đã ra một đạo dụ quyết định rằng những ruộng đất công mới khai hoá thành ruộng thì một nửa thuộc khai phá, còn một nửa nạp vào công điền. Đây là một biện pháp khá mạnh mẽ của Minh Mệnh để phát triển diện tích công điền công thổ. Đồng thời với công cuộc khai hoang của dân, nhà Nguyễn còn trực tiếp cho tù binh đi vỡ đất rồi trích toàn bộ hay một phần ruộng khẩn được giao cho làng xã sở tại để mở rộng diện tích công điền. Ví dụ: Quảng Định năm 1818 cấp toàn bộ ruộng đất do tù phạm khẩn được ở Tam Độc cho xã sở tại làm công điền. Dụ năm 1840, Nhà Nước đã nói rõ : “Nay cứ quan tỉnh Biên Hoà tâu bày trước đã phái vát biền binh khai phá ruộng ở Xích Lam thuộc hạt ấy, hiến số đến 300 mẫu, nên phải chia nợ cho dân… Vậy cứ số nguyên trước phát cho tù phạm… còn bao nhiêu chiểu theo các xã thôn cận tiện, sức cho nhận lĩnh cày cấy nộp thuế, xung làm ruộng công, chia cấp cho quân dân. Lại như các tỉnh Khánh Hoà trở vào Nam, tỉnh nào có ruộng mới khai khẩn như thế thì cũng cho chiểu theo đây mà làm.”(4). Đối với các ruộng của nhà nước như quan điền quan trại và đồn điền chính quyền phong kiến cũng đem một phần xung vào làm ruộng công làng xã. Năm 1820, vua Nguyễn ra lệnh đem tất cả những quan trại bị bỏ hoang cấp trả cho địa phương, nhập vào công điền, chia cho dân và chịu thuế như ruộng công làng xã. Quan điền quan trại đang canh tác cũng có thể bị chuyển sang làm ruộng công làng xã. Quyết định trên chứng tỏ sự mạnh dạn và quyết tâm khá cao của chính quyền nhà Nguyễn nhằm đi tới mở rộng diện tích ở các làng xã. Quyết tâm này đã lên tới đỉnh tối cao của nó kể từ năm 1837, khi nhà Nguyễn thực hiện 2 biện pháp có ý nghĩa lớn lao trong vấn đề ruộng đất như sau: 1. Áp đặt chế độ công điền công thổ vào Nam kỳ. 2. Tịch thu ruộng tư để khôi phục công điền ở Bình Định. Trước kia trên đất Nam kỳ đã tồn tại loại ruộng đất của làng xã. Nhưng do đến cuối thời Minh Mệnh, loại ruộng này bị thu hẹp lại rất nhiều do chính sách phát triển của ruộng tư nhân. Sang đầu thế kỷ XIX, triều Nguyễn vẫn tiếp tục phát triển chính sách trên trong những năm khai phá ào ạt bằng việc mộ dân vào làm ăn ở miền đất này. Bởi vậy, loại ruộng công làng xã dù có tồn tại cũng không thể phát triển mà còn bị tàn lụi đi trước sở hữu tư nhân, vì sở hữu tư nhân kích thích hứng thú sản xuất hơn. Vì thế mà chế độ công điền công thổ đã được áp đặt và mở rộng vào Miền Nam, nơi có khá nhiều ruộng đất phì nhiêu. Tuy nhiên, số lượng công điền ở đây không nhiều vì thế muốn phát triển diện tích công điền, không có cách nào khác hơn là xâm phạm vào ruộng đất tư hữu. Triều Nguyễn đã đi tới một quyết định quyết liệt là tịch thu một phần ruộng đất tư hữu bổ sung vào ruộng công làng xã đã có. Năm 1840 bố chính Gia Định Lê Khánh Chinh tâu xin trích 50% ruộng tư xung làm ruộng quân điền quân cấp. Minh Mệnh cân nhắc rồi xuống dụ: “ các tỉnh Nam kỳ có đất tốt và nhiều ruộng. Chỉ lo dân không chăm cày ruộng chứ không lo dân không chẳng đủ ruộng cày. Nếu khéo điều hoà để ruộng người giàu đem ruộng dư cho thêm người nghèo không đủ ruộng cày, bằng cách khuyên bảo khiến dân đều được hưởng lợi, há lại không tránh khỏi sự tranh giành? Chứ chia cắt lấy một nửa ruộng tư không khỏi gặp phải một phen sửa đổi sổ sách, gây nhiều phiền nhiễu. Nay thuận cho xem xét, xã thôn nào có nhiều ruộng đất hoang, khiến dân hợp lực khai khẩn làm ruộng công, rồi đem cấp cho lính và dân. Hoặc làng nào có nhiều ruộng đất tư không canh tác hết, thì quan phải thân hành kiến thị khiến người có ruộng trích ra một nửa, hoặc ba, bốn phần mười giao cho làng xung công điền, để dân cùng hưởng lợi chung” Tuy nhiên kết quả cho thấy lại chưa đạt được hiệu quả. Số người tự nguyện đem ruộng tư nhượng làm ruộng công chỉ có 6-7 trăm mẫu so với số ruộng 6-7 ngàn mẫu. Ở tỉnh Bình Định đến cuối thời Minh Mệnh là nơi có tỷ lệ ruộng công thấp( bằng khoảng 10% ruộng tư). Năm 1838, lưỡng thổ tổng đốc Bình- Phú Vũ Xuân Cẩn đã tâu lên vua về tình hình ruộng công tư ở đây và cho biết: “ Các ruộng tư đều bị bọn hào phú chiếm cả người nghèo không nhờ cậy gì”. Ông đề nghị người nào có ruộng tư chỉ được để lại 5 mẫu, còn bao nhiêu đều xung vào ruộng công.(5). Việc làm trên, một mặt là thí điểm của nhà Nguyễn dùng sức ép hành chính để mở rộng công điền công thổ, mặt khác cũng thể hiện tham vọng áp đặt chế độ công điền công thổ ở một vùng đất hầu như chỉ có ruộng tư (Nam bộ). Những chính sách này bộc lộ rõ quan điểm chủ quan của nhà Nguyễn trong việc giải quyết vấn đề ruộng đất ở nửa đầu thế kỷ XIX. Đồng thời với các biện pháp trên, nhà nước đã ban hành chính sách “quân điền” 1804, tức là chỉ sau 2 năm Gia Long lên ngôi. Mục đích của chính sách này là nhằm duy trì và bảo vệ ruộng đất công làng xã, lấy đó làm cơ sở để giải quyết những vấn đề kinh tê xã hội và ổn định tình hình đất nước. Chính sách quân điền quyết định rất tỷ mỉ và chi tiết những đối tượng được nhận ruộng, khẩu phần ruộng đất của từng đối tượng và thời gian chia lại ruộng. Quan lại vẫn là đối tượng được nhà nước ưu tiên ban cấp ruộng đất cho họ nhiều hơn cả, khẩu phần của họ tuỳ theo chức bậc được chia từ 8-18 mẫu. Tiếp sau là binh lính được chia từ 7-9 mẫu. Năm 1806 nhà nước ban hành thêm chính sách “Lương điền” ưu tiên chia thêm cho binh lính. Dân đinh được chia 6, 5 phần. Ngoài ra nhà Nguyễn còn có phần quan tâm đến những đối tượng chính sách xã hội (dân đinh già ốm 5 phần, lão nhiêu cố cùng, trẻ em mồ côi, tàn phế, đàn bà góa 3 phần). Đến năm 1840, Minh Mệnh lại rút nhiều khẩu phần của quan lại, binh lính xuống bằng khẩu phần của dân đinh, lão nhiêu, lão hạng được một nửa, trẻ em mồ côi, đàn bà góa được một phần ba. Về thời hạn chia ruộng công, các triều đại trước quy định là 6 năm, còn thời nhà Nguyễn đã sửa lại 3 năm chia lại ruộng một lần. Sở dĩ như vậy vì trong một thời gian ngắn quyền sở hữu công cộng của làng xã và nhà nước đối với ruộng công được đảm bảo hơn, sẽ tránh khỏi tình trạng “biến công vi tư” do thời gian dài tạo nên những thuận lợi cho các chủ chiếm hữu. Bên cạnh đó, chia cấp trong một thời gian ngắn còn có thể nắm vững năng suất ruộng đất và do đó kiểm tra được chắc chắn việc thu nộp tô thuế. Việc làm này đã gây tác động đến độ phì của đất vì khoảng cách trong hai lần chia ruộng ngắn ngủi khiến cho người canh tác thửa ruộng không chú ý chăm sóc đất đai mà chỉ biết khai thác triệt để từ đất đai, làm cho đất đai ngày càng cằn cỗi. Nhìn chung những chính sách của nhà Nguyễn không có tác dụng nhiều lắm đối với ruộng đất công làng xã. Tuy nhiên, những việc làm của nhà Nguyễn chỉ là cố gắng phục hồi lại chế độ sở hữu công cộng, một hình thái sở hữu đến lúc này đã trở nên lỗi thời và cản trở quá trình tiến hoá của lịch sử. II. Tô thuế ruộng đất công làng xã Tô thuế chính là nguồn lợi để nuôi sống bộ máy chính quyền phong kiến. Chính quyền phong kiến cũng dựa vào tô thuế để tăng thêm sức mạnh quyền lực trong tay đối với sở hữu ruộng đất. Bởi có quyền chiếm hữu ruộng đất thì cũng đồng thời có quyền chiếm hữu địa tô, và mặt khác chiếm hữu địa tô chính là hình thức biểu hiện quyền sở hữu ruộng đất. Người dân không những phải chịu nhiêù khoản thuế khác nhau mà còn phải chịu thuế ruộng khá nặng nề. Thuế ruộng đất dưới thời Nguyễn trong thời gian này không ổn định, khá phức tạp và thay đổi theo địa phương và dưới mỗi triều vua. Ngay năm 1803, thuế ruộng đất công làng xã đã được quyết định . Gia Long chia cả nước thành 4 khu vực đánh thuế. Mỗi khu vực chịu một mức thuế khác nhau: - Khu vực I bao gồm: Các phủ Quảng Bình, Triều Phong, Điện Bàn, Thăng Hoa, Quảng Ngãi, Quy Nhơn, Phú Yên, Bình Hoà, Diên Khánh. - Khu vực II bao gồm: Nghệ An, Thanh Hoá, Sơn Tây, Kinh Bắc, Hải Dương, Sơn Nam thượng, hạ và Phủ Phụng Thiên. - Khu vực III bao gồm 6 trấn: Yên Quảng, Hưng Hoá, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Cao Bằng. - Khu vực IV bao gồm: Bình Thuận, Gia Định, Định Tường, Long Xuyên, Kiên Giang. Cụ thể như sau: Biểu số 1 TÔ THUẾ RUỘNG CÔNG Khu vực Đẳng hạng Tô thuế trên Đơn vị mẫu Các thứ tiền khác (đơn vị mẫu) I Ruộng hạng nhất Ruộng hạng nhì Ruộng hạng ba Ruộng mùa(thu) 40 tháng thóc 30 tháng thóc 20 tháng thóc 10 tháng thóc Tiền thẻ tre, khoán khố điền mẫu và cung đốn đều mỗi mẫu 3 tiền II Bố chính ngoại châu Ruộng hạng nhất Ruộng hạng nhì Ruộng hạng ba Ruộng các hạng (Ruộng mùa) 120 bát đồng 84 bát đồng 50 bát đồng 15 thúng Tiền thập vật: 1 tiền Tiền mao nha:30 đồng III Ruộng hạng nhất Ruộng hạng nhì Ruộng hạng ba 60 bát 42 bát 25 bát Tiền thập vật: 1 tiền Tiền mao nha:10 đồng Tiền khoán khố:15 đồng IV (Theo lệ 1801 có biểu riêng) Tiền khoán khố: tiền để làm kho. Tiền điền mẫu: thuế phụ đánh vào từng mẫu. Tiền thường tân: tiền thuế về lễ cơm mới. Tiền cung đốn: tiền chi phí cho quan lại. Tiền mao nha: tiền tranh tre làm nhà Tiền thập vật: tiền lặt vặt. Như vậy, chính sách thuế trên cùng với những chính sách quyết định thuế riêng cho từng khu vực từng loại đất thì Gia Long đã đặt rõ những nét cơ bản cho chế độ tô thuế triều Nguyễn, đồng thời nó cũng phản ánh được quan điểm và thái độ chủ quan của nhà Nguyễn đối với tô thuế ruộng đất công làng xã. Từ những năm đầu thống trị, nhà Nguyễn đã quyết định tô thuế ruộng đất công làng xã một cách hệ thống và toàn diện hơn cả vì nhà Nguyễn hi vọng và trông đợi nhiều ở loại ruộng đất công làng xã này, muốn biến nó trở thành cơ sở kinh tế chủ yếu của chế độ phong kiến tập quyền. Ta có thể nhận thấy được, tô thuế ruộng đất công ở mỗi khu vực đều ở mức rất cao. Đây đúng là một chính sách vơ vét bóc lột của triều đình nhà Nguyễn. Công điền công thổ đã trở thành đồi tượng bóc lột chủ yếu trong chính sách tô thuế ruộng đất của triều nhà Nguyễn. Thái độ vơ vét này còn thực hiện ở việc đánh thuế nhiều ruộng đất công vắng chủ chiếm hữu. Nghĩa là không một mảnh ruộng nào cho thu hoách thoát khỏ lệ cống nạp. Ngay năm 1802, khi Gia Long mới lên ngôi, đã “ cho các phủ huyện Bắc Thành đi khám đất của dân lưu tán. Nếu dân làng bên cạnh cấy chiếm thì cho dân khai nhận và phải nộp thuế theo đẳng hạng ruộng công, tư, thu tiền thuế trước: Ruộng công : Nhất đẳng: mỗi mẫu nộp 4 quan Nhị đẳng: mỗi mẫu nộp 2 quan 5 tiền Tam đẳng: mỗi mẫu nộp 1 quan 5 tiền Nếu có người ẩn tránh đi thì cho quan quân thu gặt mà nộp thuế. Đợi khi dân lưu tán về thì trả lại” (6) Ta thấy rõ đây là một thái độ bóc lột trắng trợn và tham lam bộc lộ rõ ràng trong cái quyết định mở đầu về tô thuế của nhà Nguyễn. Tính chất vơ vét còn cộng thêm với tính chất lạc hậu, kéo lùi lịch sử, thực hiện trong loại hình tô thuế mà triều Nguyễn quyết định. Bởi đại bộ phận tô thuế là nộp bằng hiện vật: ruộng lúa nộp thóc, ruộng muối nộp muối, trì trừ những khoản thuế phụ thì nộp bằng tiền. Thái độ tham lam vơ vét còn được thể hiện ở mức nặng nề của tô thuế. Tô thuế bao gồm rất nhiều khoản. Ngoài thóc, còn có 5-6 khoản thu phụ nữa. Riêng khu vực IV còn phải nộp thêm gạo ngụ lộc nữa. Sự bóc lột ở đây đầy tinh vi và tàn nhẫn. Tính chất áp bức bóc lột tô thuế vẫn không thay đổi qua nhiều triều đại tiếp theo. Mặc dù mức độ tô thuế còn đơn giản hơn và hạ thấp hơn, nhưng tính chất bóc lột vơ vét cũng cao hơn nhiều. Vì thế, thuế sát hơn, tinh vi hơn và cũng nặng nề hơn. Đến thời Minh Mệnh chia làm 3 khu vực: Khu vực I: Các tỉnh Quảng Trị đến Khánh Hoà. Khu vực II: Các tỉnh Nghệ An trở ra Bắc Khu vực III: Các tỉnh Bình Thuận trở vào Nam. TÔ THUẾ RUỘNG CÔNG THỜI MINH MỆNH Khu vực Đẳng hạng Mức thuế (trên đơn vị mẫu) I Hạng nhất Hạng nhì Hạng ba 40 tháng 30 tháng 20 tháng II Hạng nhất Hạng nhì Hạng ba 40 tháng 30 tháng 20 tháng III Thảo điền Sơn điền 26 tháng cộng 3 tiền(thập vật) 23 tháng cộng 3 tiền(thập vật) Nhìn chung tô thuế thời Minh Mệnh không có gì khác so với thời Gia Long. Riêng tô thuế đất công ở khu vực III, năm 1836 đã được quyết định lại THUẾ ĐẤT CÔNG KHU VỰC III THỜI MINH MỆNH Các loại đất Ở 6 vị tỉnh Nam kỳ (đơn mẫu) Ở Bình Thuận (đơn vị mẫu) - Đất trồng dâu, mía trầu không - Vườn cau - Đất trồng khoai đậu và làm nhà - Đất trồng tre, dừa - Vườn hạt tiêu - Ruộng muối 2 quan 1 quan 4 tiền 8 tiền 4 tiền 30 cân hạt tiêu 7 phương muối 3 quan 1 quan 4 tiền 8 tiền 7 phương muối nộp tiền thì cứ 10 phương là 2 quan tiền Nhìn vào bảng biểu trên tưởng rằng tô thô thuế thời Minh Mệnh giảm nhẹ hơn so với thời Gia Long. Tuy nhiên, 1836 Minh Mệnh đã cho đo đạc lại đất và ở thời Gia Long có 26750 khoảnh thì sau khi đo đạc đã chuyển thành 63075 mẫu. Như vậy con số ở thời Minh Mệnh đã cao hơn 23 lần so với thời Gia Long và tổng số thuế thu được dưới thời Minh Mệnh đã cao hơn 16 lần so với thời trước ở khu vực III. TÔ THUẾ ĐẤT CÔNG THỜI TỰ ĐỨC Khu vực Loại đất Tô thuế (đơn vị mẫu) Tiền phụ thu (đơn vị mẫu) I Các loại 1 quan 1 tiền II Đất trồng mía Đất trồng dâu Đất trồng cói 10 thưng 1 quan 1 tiền 2 quan III Vườn trồng hồ tiêu Ruộng muối Vườn cau Vườn dâu, mía, trầu Đất trồng khoai, đậu Đất trồng dừa 30 thúng hồ tiêu 7 phương muối 1 quan 4 tiền 2 quan 8 tiền 4 tiền IV Đất bãi trồng dâu Đất trồng khoai đậu Đất phù sa trồng lúa Ruộng trồng lúa Đất ngoài đê Cửa đình 2 quan 2 tiền 1 quan 2 tiền 120 bát thóc 84 bát thóc 2 quan 1 quan 2 tiền 1 tiền (tiền lúa cánh) 1 tiền (mỗi sở) V Các loại 6 tiền 1 tiền (tiền lúa cánh) Như vậy là việc nộp thuế bằng tiền không phải là phổ biến trên toàn quốc. Nó chỉ bó hẹp ở khu vực II và III. Ở đây nhà Nguyễn cần loại vật phẩm gì thì thu thuế bằng hiện vật loại vật đó. Những loại như mía, hồ tiêu, muối thì không cần nhiều như thóc gạo. Vì vậy nên quy ra tiền những thửa ruộng đó. Mặt khác sở dĩ nhà Nguyễn cho nộp tô thuế ruộng thay bằng tiền vì mùa màng thất thu thóc gạo hiếm do thiên tai kéo dài. Lúc này, trong quốc khố nhà nước thì đang thiếu tiền mà thóc gạo thì lại đang thừa. Như vậy lý do cơ bản để thu thuế tiền chính là vì nhân dân không đủ thóc gạo để nộp cho nhà nước. Sự xuất hiện của lệ nộp tô thuế bằng tiền đã chứng minh rõ nét sự tụt hậu so với lịch sử của triều Nguyễn. Đây không phải là biểu hiện của sự phát triển quan hệ thương mại vào kinh tế nông nghiệp, càng không chứng minh cho chiều hướng đi lên của kinh tế nói chung, hay nhãn quan tiến bộ của nhà Nguyễn. Trái lại sự biến đổi có tính chất không căn bản và cục bộ nói trên của chế độ tô thuế đối với ruộng đất công làng xã lại là dấu hiệu của trạng thái xấu đi trong kinh tế nhà nước nói riêng và kinh tế quân dân nói chung phát sinh ngay từ những năm đầu Gia Long trở đi. Đồng thời lệ nộp thay bằng tiền tuy không bắt buộc nhưng lại đặt ra trong tình cảnh thiếu thóc gạo thì cũng mang tính chất thúc ép và bóp nặn nhân dân rõ rệt. Và dĩ nhiên kẻ có lợi trong chính sách này là bọn quyền thế nắm quyền và những kẻ giàu có mà thôi. Tóm lại, ta có thể thấy rõ một điều rằng tô thuế ruộng đất công làng xã thuộc loại nặng nề và ngày càng phát triển lên. Mức tô thuế tuy có biểu hiện quyền sở hữu bộ phận nhà nước đối với ruộng công làng xã, nhưng nó vẫn được quyết định bởi lý do kinh tế khác. Đó là ý đồ muốn vơ vét tham lam của nhà nước đối với loại ruộng công làng xã, cơ sở của chế độ quân chủ chuyên chế. Ngoài ra, qua tô thuế ta có thể thấy được những biểu hiện tính chất giai cấp của nhà nước triều Nguyễn, một nhà nước của bọn quan lại phong kiến, địa chủ và cường hào. III. Tình hình ruộng đất công làng xã Ruộng đất công làng xã về nguyên tắc thuộc sở hữu nhà nước. Tuy nhiên xét trên nhiều khía cạnh thì làng xã lại là người đồng sở hữu và chiếm hữu loại ruộng đất này. Vào đầu thế kỷ XIX, ruộng đất công làng xã trên toàn quốc bị thu hẹp lại rất nhiều do quá trình tư hữu hoá ngày càng phát triển. Chính quyền nhà Nguyễn đã đưa ra nhiều biện pháp cố gắng mở rộng ruộng công làng xã nhưng kết quả đạt được không đáng kể. Theo sách “ Sĩ hoạn tu chi lục” của Nguyễn Công Tiệp, vào đầu thế kỷ XIX, tổng diện tích công tư của cả nước là 3.396.584 mẫu, trong đó ruộng công, ruộng quan và ruộng muối: 580.363 mẫu, chiếm tỷ lệ 17,08 %. Tuy nhiên, theo tỷ lệ ruộng đất công trên phân bố không đều ở các địa phương, Phan Huy Chú cho biết nhiều nét khái quát nhất về tỷ lệ ruộng công ở các điạ phương vàp khoảng cuối thời Gia Long: “ Nước ta duy chỉ có chấn Sơn Nam Hạ là có nhiều ruộng công, đất bãi công… còn các xứ khác thì hạng ruộng công không có mấy” (7). Vào năm 1852, theo lời thượng thư bộ hộ Hà Duy Phiên: “Thừa Thiên, Quảng Trị thì ruộng công nhiều hơn ruộng tư, Quảng Bình thì công tư bằng nhau, còn các hạt khác thì ruộng tư nhiều mà ruộng công ít, tỉnh Bình Định càng ít hơn” (8). Kết quả của việc nghiên cứu địa bạ thí điểm ở các vùng ( theo phương pháp thống kê chọn mẫu) cũng cho nhận xét như vậy. Sự phân bố không đều tỷ lệ công còn thể hiện trong phạm vi từng miền, từng tỉnh, từng phủ huyện thậm chí từng tổng xã với nhau. Ở tỉnh Hà Đông tỷ lệ công điền chiếm 14,59% so với tổng diện tích đất các loại, nhưng phổ biến chênh lệch giữa các huyện: Đan Phượng 37,98%; huyện Hoài An 4,8%; huyện Sơn Minh 4,55%;huyện Thượng Phúc 16,47% và huyện Từ Liêm 11,14%. Ở huyện Thượng Phúc tỷ lệ công điền giữa các tổng cũng không giống nhau: tổng Bình Lăng 8,18%; tổng Chương Dương 35,96%; tổng Cổ Hiền 5,42%; tổng Hà Hồi 50,87%... Hay chính ngay ở Nam Bộ, nơi nhìn chung ruộng đất công thấp nhưung hai huyện Trà Vinh, Tuần Ngài ( thuộc tỉnh Cửu Long) 80% vẫn là ruộng công điền và toàn bộ ruộng đất ở huyện Kiên Giang ( thuộc tỉnh Kiên Giang), Long Xuyên ( thuộc thỉnh Minh Hải) là ruộng công. Trong khi đó phần lớn ở các địa phương Nam Bộ khác hầu như không có ruộng công điền. Tính chất phân bố không đều của ruộng đất công xuất phát từ nhiều nguyên nhân địa lý và lịch sử khác nhau. Ở các khu vực đất đai đã được khai phá lâu đời sự thu hẹp của ruộng đất công chủ yếu do qua trình tư hữ hoá. Mà quá trình này dù chạm chạp, khó khăn thì đến cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX cũng đã đi được những bước căn bản. Vì thế phần lớn vùng đồng bằng trung du Bắc Bộ, và các tỉnh Ninh Bình, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh tỷ lệ ruộng công lúc này đã rất thu hẹp. Các tỉnh Quảng Bình trở vào đến Thừa Thiên Huế hầu hết các làng xã mới được thiết lập trong quá trình mở rộng lãnh thổ về phía Nam. Công cuộc chinh phục để rồi hoà đồng, cộng cư với dân cư bản địa và cuộc sống chông chênh nơi xứ lạ buộc người Việt phải gắn kết lại với nhau. Làng xã vùng này, vì thế được tái thiết theo mô hình cũ vừa bảo lưu lâu dài tính cố kết cộng đồng. Ruộng đất ở đây, vốn tồn tại phổ biến do kết quả của công cuộc khai hoang, mở đất lập làng, cùng với những lý do trên nên ít bị đụng chạm đến suốt trong mấy thế kỷ liền. Ngoài ra, không kể không kể đến những tác động của các nhân tố chính trị. Khu vực này là thủ phủ của chính quyền chúa Nguyễn và nhà nước trong một chủ trương nhất quán nhằm bảo vệ duy trì và mở rộng sở hữu công cộng rõ ràng đã phát huy tác dụng. Cùng với nhiều biện pháp, nhà Nguyễn đẩy mạnh công cuộc chính sách khai hoang. Những ruộng đất khai khẩn được một phần xung vào làm ruộng công điền vì vậy một ít ruộng công điền tồn tại ở nửa đầu thế kỉ XIX chủ yếu là kết quả của chính sách khai hoang thời kỳ này. Ở từng miền, từng địa phương sự phân bố tỷ lệ công điền không đều do những đặc điểm của từng miền, từng địa phương quyết định.Vùng Sơn Nam Hạ, chủ yếu là khu vực ven biển Thái Bình, một số làng xã được thành lập cũng là nhờ chính sách khai hoang. Tuy nhiên, chính sách khai hoang cũng làm cho số lượng ruộng đất công làng xã tăng thêm nhiều. Quá trình tư hữ hoá diễn ra ngày càng mạnh mẽ làm cho ruộng đất công làng xã càng khó, kém phát triển. Như vậy, ta có thể thấy răng tỷ lệ ruộng đất vông thu hẹp do loại hình sở hữu này không còn đóng vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế đất nước vào đầu thê kỷ XIX. Tuy nhiên, sự phân bố rất không đều của ruộng đất công cho thấy vai trò của no ở từng nơi, tùng địa phương là khác nhau.vó những vùng có nhiều làng ruộng công vẫn là tư liệu sản xuất chủ yếu của cư dân, nhưng ở nhiều nơi vai trò của ruộng công đã mất hoàn toàn vai trò trong đời sống kinh tế- xã hội. IV. Sự suy giảm của “công điền công thổ” là một tất yếu của lịch sử Suốt nửa đầu thế kỉ XIX, nhà Nguyễn đã cố gắng hết sức và phần nào mạnh dạn, kiên quyết bảo vệ và phát triển ruộng đất công làng xã. Tuy nhiên, mọi cố gắng của nhà Nguyễn không thể đạt kết quả như mong muốn. Có thể nói là nhà Nguyễn đã thất bại trong chế độ ruộng đất công làng xã. Sự thất bại đó dường như là một tất yếu của đường lối, chính sách và là tất yếu của lịch sử. Cung như các triều đại trước đó, quá trình tư hữu hoá đang dần diễn ra mạnh mẽ.Trước tiên là tình trạng chiếm ruộng công làm ruộng tư của bọn cường hào, quan lai, địa chủ. Việc chiếm ruộng công là hành vi phi pháp nhưng vẫn xảy ra càng nhiều bởi chúng có những điều kiện và thủ đoạn mà chính quyền phong kiến không thể kiểm soát nổi và cũng không thể tiêu diệt được. Với những thủ đoạn và mánh khoé khác nhau: như dựa vào việc công để đem bán ruộng của làng cho các gia tư giàu, hay lợi dụng tình trạng quản lý, đo đạc thấp kém của chính quyền…Và từ chỗ ruộng công để biến thành ruộng tư diền thì không mấy xa xôi. Mặt khác, làng xã lại là gnười đồng sở hữu ruộng đất công làng xã với nhà nước bởi thế việc thi hành những chính sách của nhà nước là rất khó khăn. Chính vì thế sự thất bại của nhà Nguyễn nằm ngay trong chính nội tại bản thân nó. Một điểm có thể thấy được rằng trong những biện pháp, chính sách ruộng đất của nhà Nguyễn lại chứa đựng những mâu thuẫn. Đó là mâu thuẫn giữa một bên là chính sách bảo vệ và phát triển ruộng công và bên kia là chính sách cụ thể nhằm bóc lột triệt đẻ những người nông dân được chia công điền. Tô thuế ruộng công thường nặng hơn tô thuế ruộng tư điền, làm cho công điền trở thành xiềng xích trói buộc nông dân nghèo. Đồng thời với đó là mâu thuẫn trong đường lối giai cấp của triều Nguyễn. Việc chia ruộng công của nhà Nguyễn chỉ ưu tiên, cho tầng lớp quan lai, địa chủ. Nhưng cũng chính bọn này, cũng tức chính là bọn quan lại địa chủ lớn, nhỏ là kẻ muốn chiếm đoạt ruộng đất công làm ruộng đất tư. Như vậy, nhà Nguyễn đưa ra chính sách nhằm hạn chế quá trình tư hữu hoá nhưng cung lại tiếp tay cho sự tư hữu hoá. Như vậy, có thể thấy rằng những điều kiện phất triển ruộng đát tư nhân lại nằm ngay trong những biện pháp cụ thể đối với ruộng đất công. Đồng thời, kẻ phá hoại chính sách bảo vệ và phát triển ruộng đất công điền công thổ lại chính là giai cấp địa chủ, phong kiến, giai cấp thống trị mà nhà Nguyễn là đại biểu. Cho nên sự thất bại của nhà Nguyễn đối với vấn đè ruộng đất công làng xã là điều không tránh khỏi. Tuy nhiên cần phải thấy được rằng, nguyên nhân sâu xa làm cho nhà Nguyễn thất bại đó là: công điền công thổ làng xã không còn là tiến bộ của lịch sử Việt Nam lúc bấy giờ nữa. Về mặt thiết chế, công điền công thổ là loại hình sở hữu kép giữa nhà nước và xã thôn. Nhà nước muốn chụp lên đó quyền sở hữu toàn vẹn của nhà nước. Làng xã thì muốn kéo lại chỉ còn sở hữu của xã thôn. Còn người trực tiếp sản xuất trên mảnh ruộng công luôn luôn chỉ là người chiếm hữu có thời hạn ngắn những ruộng công ấy. Họ không mong muốn và không hề hứng thú với sản xuất nữa. Vì thế mà năng suất ruộng đất công chắc chắn là rất thấp. Bởi vậy mà thiết chế ruộng công dù có biến đổ ít nhiều qua lịch sử thì vẫn lạc hậu hơn so với ruộng tư. Quyền tư hữu ruộng đất, trong điều kiện kinh tế hàng hoá đã phát triển một chừng mực nhất định, chắc chắn kích thích năng suất lao động và là ước mơ của nông dân. Cho nên ruông công là yếu tố đối lập ngăn cản sự phát triển của ruộng tư, trong khi quyền sở hữu tư nhân về ruộng đất là một nhân tố phù hợp với quy luật tiến lên của xã hội dưới thời suy tàn của chế độ phong kiến. Do vậy thiết chế ruộng công đã trở thành một sự lạc hậu co với sự phát triển của lịch sử. Mạt khác, trong làng xã không những có sự phân hoá đẳng cấp mà còn có sự phân hoá giai cấp sâu sắc nữa. Thêm vào đó là sự tranh chấp quyết liệt giành vai trò thống trị giữa hệ tư tưởng ngày càng thắng thế. Xét về mặt toàn diện, thì công điền công thổ là một nhân tố cũ, nhân tố lạc hậu so với sự phát triển của đất nước. Từ những nguyên nhân trên cho ta thấy rằng thiết chế công điền không phù hợp với yêu cầu của lịch sử nữa. Nó không giúp ích vào sự đẩy mạnh bươc tiến kinh tế đã nói trên mà lại có tác dụng góp phần củng cố nhà nứoc quan lieu chuyên chế, trói buộc nhân dân vào những mảnh ruộng công nghèo nàn, duy trì các xã thôn với nền kinh tế tự cung tự cấp lạc hậu nhưng đầy mâu thuẫn. Vì vậy chính sách công điền công thổ của nhà Nguyễn chỉ dừng lại ở chỗ duy trì, bảo vệ được số ít ruộng công chứ không thể mở rộng và phát triển loại ruông đất này. KẾT LUẬN Nửa đầu thế kỷ XIX, nhà Nguyễn xem công điền làng xã là cái đích trung tâm trong chế độ ruộng đất. Công điền công thổ được quan tâm và gò nắn thanh cái “Niêu cơm” cho toàn bộ hệ thống quan lại các cấp, còn về mặt vị trí và chức năng, nó trở thành cơ sở kinh tế cho nhà nước quan liêu chuyên chế tập quyền. Và nhà Nguyễn đã đề ra và hết sức thực hiện chính sách này một cách ráo riết với những biện pháp táo bạo. Suốt từ khi lên ngôi cho đến những năm giữa thế kỷ XIX, các đời vua nhà Nguyễn đã kế tiếp nhau thực hiện những chủ trương, chính sách nhăm duy trì và mở rộng ruộng đất công các khu vực quản lý trực tiếp của nhà nước và làng xã. Đây chính là một sự khẳng định quyền sở hữu phong kiến của nhà nước khi chính quyền cực mạnh có khả năng chi phối các quyền sở hữu của tư nhân. Bởi vì sở hữu nhà nước là cơ sở để đảm bảo cho sự ổn định và tồn tại của nhà nước phong kiến. Tuy nhà Nguyến đề ra rất nhiều biện pháp và những chính sách nhằm mở rộng ruộng công làng xã. Nhưng trên thực tế hiệu quả lại không thu được nhiều. Cho đến thế kỷ XIX, ruộng đất công làng xã đã bị thu hẹp lại rất nhiều do sự phát triển của sở hữu tư nhân. Mặc dù triều Nguyễn đã đưa ra rất nhiều biện pháp chính sách nhằm duy trì, mở rộng ruộng đất công làng xã, ngăn cản quá trình tư hữu hoá như : chính sách khai hoang; cấm bán ruộng công làng xã; chính sách chia ruộng công làng xã… nhưng ruộng đất công làng xã vẫn không thể phát triển. Bên cạnh đó một thực tế cho thấy là nhà nước đã cố gắng khẳng định quyền sở hữu của nhà nước đối với ruộng đất công làng xã nhưng trước đấy ruộng công làng xã thuộc quuyền quản lý và sở hữu của làng xã nên lúc này các làng xã vẫn cố gắng duy trì vai trò của mình đối với ruộng công làng xã. Và như thực tế đã diễn ra “Phép vua thua lệ làng” đã có sự sở hữu đồng thời của cả nhà nước và các làng xã đối với loại ruộng đất công điền công thổ này. Và các làng xã vẫn có hàng ngàn lý do để thực hiện việc mua bán ruộng đất và đã tiếp tay cho quá trình tư hữu hoá tiếp tục phát triển. Trong những biện pháp và chính sách của nhà Nguyễn lại chứa đầy những mâu thuẫn và chính những mâu thuẫn đó làm cho ruộng đất công làng xã không thể phát triển và ngày càng lạc hậu so với lịch sử. Đồng thời chính sách thuế khoá nặng nề ngoài thuế ruộng, người nông dân lại phải chịu nhiều khoản khác. Điều đó đã thể hiện sự tham lam, vơ vét, bóc lột của triều đình nhà Nguyễn. Đời sống nhân dân đã vô cùng khổ cực, thêm vào đó là nạn giặc dã và thiên tai đã đẩy nhân dân tới tình cảnh khốn cùng. Và tất yếu đã bùng nổ những cuộc khởi nghĩa nhân dân chống lại triều đình phong kiến nhà Nguyễn. Tóm lại, ruộng đất công làng xã dưới triều Nguyễn trong thời gian nửa đầu thế kỷ XIX đã không hề phát triển. Những biện pháp, chính sách nhằm duy trì, mở rộng ruộng đất công điền công thổ của nhà Nguyễn lại ngày càng trở nên lạc hậu so với sự phát triển của lịch sử. Kết quả của những biện pháp chính sách đó lại chỉ là một sự kéo lùi và cản trở sự tiến bộ của xã hội, gây nên tình trạng không ổn định trong đời sống nhân dân và sự sút kém nhân dân. Điều này đã bộc lộ rõ bản chất lạc hậu của triều Nguyễn. Chính vì vậy, chế độ phong kiến nhà Nguyễn ngày càng sa sút và rơi vào khủng hoảng. Và tất yếu đã rơi vào ách xâm lược vào đô hộ của tư bản phương tây. PHỤ LỤC Đại Nam thục lục chính biên, Đệ nhất kỷ II, nhà xuất bản sử học, tập III trang 128. Đại Nam hội điển, quyển 38. Bản dịch của viện sử học. Đại nam hội điển, quyển 41. Bản dịch của viện sử học Đại Nam hội điển, quyển 40. Bản dịch của viện sử học Đại nam thục lục chính biên. Tập XX, Hà Nội 1968, trang 259 Năm 1810 nhà Nguyễn quyết định một vụ ở bắc thành nộp tiền thay cho thóc theo giá một hộc bằng một quan, một hộc bằng hai mươi sáu thăng. Vậy một thăng bằng 3,8 tiền. Phan Huy Chú lịch triều hiến chương loại chí, tập III, Hà Nội 1960 trang 70. Đại nam thục lục chính biên. Tập 28, Hà Nội, 1973, trang 336. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1, Vũ Huy Phúc, tìm hiểu chế độ ruộng đất Việt Nam nửa đầu thế kỷ XIX, nhà xuất bản khoa học xã hội, Hà Nội- 1979 2, Trương Hữu Quýnh, Đỗ Bang, tình hình ruộng đất nông nghiệp và đời sống nông dân dưới triều Nguyễn, NXB Thuận Hoá-1997. 3, Trần Thị Thu Lương, chế độ sở hữu và canh tác ruộng đất ở Nam bộ nửa đầu thế kỷ XIX. 4, Đại Nam thực lục chính biên/ tổ phiên dịch viện sử học. MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLsu18et.doc
Tài liệu liên quan