Đề tài So sánh địa vị pháp lí và chức năng, vai trò của Ngân hàng nhà nước - Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED)

I. NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VÀ CỤC DỰ TRỮ LIÊN BANG MỸ (FED): II. HÀNH ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM VÀ FED TRONG CUỘC KHỦNG HOẢNG KINH TẾ NĂM 2007 – 2009 III. TẦM ẢNH HƯỞNG TO LỚN CỦA FED ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ THẾ GIỚI: IV. BÍ MẬT ĐẰNG SAU SỰ PHÁT TRIỂN HÙNG MẠNH CỦA FED: I. NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VÀ CỤC DỰ TRỮ LIÊN BANG MỸ (FED): Cả hai đối tượng được đề cập trên đều được xem như cùng một hình thức là “Ngân hàng Trung Ương” , có đặc điểm như sau: - Nhiệm vụ của NHTW là vừa thực hiện chức năng độc quyền phát hành giấy bạc ngân hàng vào lưu thông, vừa thực hiện quản lí nhà nước trên lĩnh vực tiền tệ - tín dụng – ngân hàng. - Không giao dịch với công chúng mà chỉ giao dịch với kho bạc và các ngân hàng trung gian. - Mục đích hoạt động: cung ứng tiền cho nền kinh tế, điều hòa lưu thông tiền tệ và quản lí hệ thống ngân hàng nhằm đảm bảo lưu thông tiền tệ ổn định, tạo điều kiện tăng trưởng kinh tế, tăng việc làm và kiểm soát lạm phát. - Có vị trí đặc thù trong bộ máy quản lí và điều hành nền kinh tế vĩ mô. - Định chế có sự kết hợp của hai tính chất: Doanh nghiệp và quản lí hành chính. Tuy nhiên có nhiều điểm khác biệt giữa địa vị pháp lí và vai trò, chức năng của Ngân hàng nhà nước Việt Nam so với FED, cụ thể như sau:

docx28 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1784 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài So sánh địa vị pháp lí và chức năng, vai trò của Ngân hàng nhà nước - Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SO SÁNH ĐỊA VỊ PHÁP LÍ & CHỨC NĂNG, VAI TRÒ CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC - CỤC DỰ TRỮ LIÊN BANG MỸ (FED) NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VÀ CỤC DỰ TRỮ LIÊN BANG MỸ (FED): Cả hai đối tượng được đề cập trên đều được xem như cùng một hình thức là “Ngân hàng Trung Ương” , có đặc điểm như sau: Nhiệm vụ của NHTW là vừa thực hiện chức năng độc quyền phát hành giấy bạc ngân hàng vào lưu thông, vừa thực hiện quản lí nhà nước trên lĩnh vực tiền tệ - tín dụng – ngân hàng. Không giao dịch với công chúng mà chỉ giao dịch với kho bạc và các ngân hàng trung gian. Mục đích hoạt động: cung ứng tiền cho nền kinh tế, điều hòa lưu thông tiền tệ và quản lí hệ thống ngân hàng nhằm đảm bảo lưu thông tiền tệ ổn định, tạo điều kiện tăng trưởng kinh tế, tăng việc làm và kiểm soát lạm phát. Có vị trí đặc thù trong bộ máy quản lí và điều hành nền kinh tế vĩ mô. Định chế có sự kết hợp của hai tính chất: Doanh nghiệp và quản lí hành chính. Tuy nhiên có nhiều điểm khác biệt giữa địa vị pháp lí và vai trò, chức năng của Ngân hàng nhà nước Việt Nam so với FED, cụ thể như sau: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam FED Địa vị pháp lí Ngân hàng TW trực thuộc chính phủ. Chính phủ có ảnh hưởng rất lớn đối với NHTW thông qua việc bổ nhiệm các thành viên, can thiệp trực tiếp vào việc xây dựng và thực thi chính sách tiền tệ. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là cơ quan ngang bộ của Chính phủ, là Ngân hàng trung ương của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Ngân hàng Nhà nước là pháp nhân, có vốn pháp định thuộc sở hữu nhà nước, có trụ sở chính tại Thủ đô Hà Nội. Ngân hàng TW độc lập với chính phủ. Chính phủ không có quyền can thiệp vào hoạt động của NHTW, đặc biệt trong việc xây dựng và thực thi chính sách tiền tệ. FED là ngân hàng của các ngân hàng và là ngân hàng của Chính phủ liên bang. FED vừa là tư nhân, vừa là nhà nước. Hội đồng không nhận tài trợ của Quốc hội và bảy thành viên của Hội đồng theo cơ chế dân chủ. Thành viên của Hội đồng là độc lập và không phải chấp hành yêu cầu của hệ thống lập pháp cũng như hành pháp. Tuy nhiên, Hội đồng phải gửi báo cáo tới Quốc hội theo định kỳ. Cơ cấu tổ chức Bộ máy làm việc Các thành phần: Hội đồng Ngân hàng: Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là người đứng đầu của NHNNVN là một thành viên của Chính phủ, được Thủ tướng Chính phủ VN đề nghị trình Quốc hội VN chấp thuận bổ nhiệm. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước là Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ (tức là Bộ trưởng) trong Chính phủ. Thống đốc thời điểm năm 2011 là ông Nguyễn Văn Giàu. Giúp việc có các phó Thống đốc phụ trách từng lĩnh vực cụ thể (hiện tại là 5 người). Ngân hàng Nhà nước có 24 đơn vị trực thuộc, trong đó 19 đơn vị giúp Thống đốc Ngân hàng Nhà nước thực hiện chức năng quản lý nhà nước và chức năng Ngân hàng trung ương, 5 đơn vị là tổ chức sự nghiệp. Các thành phần: 1. Các ngân hàng dự trữ: FED bao gồm 12 ngân hàng và 25 chi nhánh ở khắp nước Mỹ, mỗi ngân hàng Dự trữ liên bang đại diện cho một quận, Ngân hàng dự trữ New York có vai trò "nổi bật hơn một chút"so với các ngân hàng còn lại. Ngân hàng dự trữ liên bang khu vực không phải là công cụ của chính quyền liên bang, chúng là các ngân hàng độc lập, sở hữu tư nhân và hoạt động theo luật pháp ở địa phương 2. Các ngân hàng thành viên: Tất cả các ngân hàng đều là thành viên của FED, phải tuân thủ mức dự trữ bắt buộc, được vay tiền từ FED, được thanh toán bù trừ tại FED, chịu sự giám sát về các hoạt động bởi FED. 12 ngân hàng khu vực dự trữ liên bang khu vực được thành lập bởi Quốc hội là các chi nhánh của hệ thống ngân hàng trung ương, có tổ chức giống một tổ chức tư nhân. Các ngân hàng dự trữ liên bang khu vực hoạt động không vì lợi nhuận và việc sở hữu cổ phần của nó là điều kiện để trở thành ngân hàng thành viên. 3. Hội đồng thống đốc: Cơ quan quản lí cao nhất của FED là Hội đồng Thống đốc gồm 7 thành viên. Nhiệm kì mỗi thành viên là 14 năm, trong nhiệm kì Tổng thống được chỉ định 2 thành viên để Thượng viện bổ nhiệm (các thành viên còn lại do các Tổng thống tiền nhiệm chỉ định). Các thành viên của HĐTĐ không được tái nhiệm nếu như đã hoàn thành xong nhiệm kì của mình. Chủ tịch Hội đồng thống đốc của FED hiện nay là Ben Bernanke. 4. Ủy ban thị trường tự do liên bang(FOMC): Ủy ban thị trường gồm 7 thành viên của Hội đồng thống đốc và 5 đại diện từ các Ngân hàng dự trữ liên bang khu vực. Luôn có một đại diện của ngân hàng Fed tại Quận 2, thành phố New York (hiện tại là Timonthy Geithner) là thành viên trong Ủy ban này. Thành viên từ các ngân hàng khác được luân phiên theo thời gian 2 hoặc 3 năm. Cách thức điều hành, hoạt động NHNN Chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: Là các đơn vị phụ thuộc của NHNN, chịu sự điều hành và lãnh đạo tập trung, thống nhất của Thống đốc NHNN. Hội đồng tư vấn liên bang do 12 đại diện của các ngân hàng địa phương thuộc cục dự trữ Liên bang, có quyền bỏ phiếu như nhau khi thông qua các quyết định. Chính Hội đồng tư vấn Liên bang này là người đề xuất các kiến nghị chinh sách tiền tệ cho Hội đồng thống đốc. Giấy bạc do Fed phát hành là nguồn cung tiền tệ và chúng được đưa vào lưu thông qua các Ngân hàng dự trữ liên bang khu vực. Cổ tức được trả dưới dạng khoản bù vào lãi suất cho phần dự trữ thiếu hụt được giữ tại Fed. Cục dự trữ liên bang không trả lãi suất cho các khoản dự trữ này. Chức năng, nhiệm vụ Đảm trách việc phát hành tiền tệ, quản lý tiền tệ và tham mưu các chính sách liên quan đến tiền tệ cho Chính phủ như: phát hành tiền tệ, chính sách tỷ giá, chính sách về lãi suất, quản lý dự trữ ngoại tệ, soạn thảo các dự thảo luật về kinh doanh ngân hàng và các tổ chức tính dụng, xem xét việc thành lập các ngân hàng và tổ chức tín dụng, quản lý các ngân hàng thương mại nhà nước... * Thực thi những chính sách tiền tệ quốc gia để duy trì mức việc làm, giá cả ổn định và lãi suất tương đối thấp. * Giám sát và quản lý các thể chế ngân hàng để đảm bảo đó là những nơi an toàn để gửi tiền và để bảo vệ quyền lợi tín dụng của người dân. * Cung cấp các dịch vụ tài chính cho các tổ chức tín dụng, Chính phủ Mỹ và Ngân hàng trung ương các nước khác như thanh toán bù trừ, thanh toán điện tử, phát hành tiền... * Ngoài ra FED còn tiến hành các nghiên cứu về nền kinh tế Mỹ cũng như kinh tế các bang, cung cấp thông tin về nền kinh tế thông qua các ấn phẩm, hội thảo giáo dục và qua website. Chiến lược mục tiêu của FED: Tỷ lệ lạm phát Tỷ lệ thất nghiệp Tỷ lệ GDP Khối tiền tệ Lãi suất dài hạn Tổng nợ phi tài chính Thị trường mở Dự trữ bắt buộc Tỷ lệ chiết khấu Cơ số tiền dự trữ => khối dự trữ Tổng dự trữ Lãi suất tiền tệ liên bang Những công cụ Mục tiêu hoạt động Mục tiêu trung gian Mục tiêu cuối cùng Công cụ thi hành chủ yếu và hiệu quả Dự trữ bắt buộc Lãi suất Tỷ giá hối đoái Hạn mức tín dụng Ví dụ: năm 2008, để kiềm chế lạm phát NHNN đã quy định hạn mức tín dụng của các Ngân hàng thương mại không vượt qua 30%. Dự trữ bắt buộc Lãi suất Tỷ giá hối đoái Hạn mức tín dụng Thỏa thuận mua lại Giao dịch mua đứt Thị trường mở Ví dụ: FED mua số lượng Trái phiếu và Cổ phiếu Kho bạc bí mật cho tài khoản riêng của FED nhằm cung cấp cho hệ thống Ngân hàng đầy đủ tiền dự trữ. HÀNH ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM VÀ FED TRONG CUỘC KHỦNG HOẢNG KINH TẾ NĂM 2007 – 2009 Khủng hoảng tài chính Hoa Kỳ 2007-2009 là cuộc khủng hoảng trong nhiều lĩnh vực tài chính (tín dụng, bảo hiểm, chứng khoán) diễn ra từ năm 2007 cho đến tận nay. Cuộc khủng hoảng này bắt nguồn từ cuộc khủng hoảng tín dụng nhà ở thứ cấp. Và bản thân nó lại là nguồn gốc trực tiếp của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007-2010. Diễn tiến của khủng hoảng Tình hình phá sản 2007-2008: Tháng 8 năm 2007, một số tổ chức tín dụng của Mỹ như New Century Financial Corporation phải làm thủ tục xin phá sản. Một số khác thì rơi vào tình trạng cổ phiếu của mình mất giá mạnh như Countrywide Financial Corporation. Nhiều người gửi tiền ở các tổ chức tín dụng này đã lo sợ và đến rút tiền, gây ra hiện tượng đột biến rút tiền gửi khiến cho các tổ chức đó càng thêm khó khăn. Nguy cơ khan hiếm tín dụng hình thành. Cuộc khủng hoảng tài chính thực thụ chính thức nổ ra. Từ Mỹ, rối loạn này lan sang các nước khác. Ở Anh quốc, ngân hàng Northern Rock bị chao đảo vì người gửi tiền xếp hàng đòi rút tiền gửi của mình ra. Trước tình hình đó, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ đã tiến hành các biện pháp nhằm tăng mức độ thanh khoản của thị trường tín dụng chẳng hạn như thực hiện nghiệp vụ thị trường mở mua vào các loại công trái Mỹ, trái phiếu cơ quan chính phủ Mỹ và trái phiếu cơ quan chính phủ Mỹ đảm bảo theo tín dụng nhà ở. Tháng Chín 2007, Cục Dự trữ Liên bang còn tiến hành giảm lãi suất cho vay qua đêm liên ngân hàng (Fed fund rates) từ 5,25% xuống 4,75%. Trong khi đó, Ngân hàng Trung ương Châu Âu đã bơm 205 tỷ Dollar Mỹ vào thị trường tín dụng để nâng cao mức thanh khoản. Tháng 12 năm 2007, cuộc khủng hoảng tiến sang nấc trầm trọng hơn khi những báo cáo kinh tế cuối năm cho thấy sự điều chỉnh của thị trường bất động sản diễn ra lâu hơn dự tính và quy mô của khủng hoảng cũng rộng hơn dự tính. Tình trạng đói tín dụng trở nên rõ ràng. Hệ thống dự trữ liên bang cố gắng giảm mạnh lãi suất liên ngân hàng vào tháng 12/2007 và tháng 2 năm 2008 nhưng không có hiệu quả như mong đợi. Tháng 3 năm 2008, Ngân hàng dự trữ liên bang New York cố cứu Bear Sterns, nhưng không nổi. Công ty này chấp nhận để JP Morgan Chase mua lại với giá 10 dollar một cổ phiếu, nghĩa là thấp hơn rất nhiều với giá 130,2 dollar một cổ phiếu lúc đắt giá nhất trước khi khủng hoảng nổ ra. Việc Ngân hàng dự trữ liên bang New York cứu không nổi Bear Sterns và buộc lòng để công ty này bị bán đi với giá quá rẻ đã khiến cho sự lo ngại về năng lực can thiệp của chính phủ cứu viện các tổ chức tài chính gặp khó khăn. Sự sụp đổ của Bear Stern đã đẩy cuộc khủng hoảng lên nấc trầm trọng hơn. Tác động: Đối với Hoa Kỳ: Chỉ số bình quân công nghiệp Dow-Jones giảm liên tục từ cuối quý III năm 2007. Cuộc khủng hoảng này là nguyên nhân chính làm cho kinh tế Hoa Kỳ rơi vào suy thoái từ tháng 12 năm 2007. Đây sẽ là đợt suy thoái nghiêm trọng nhất ở Hoa Kỳ kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Bình quân mỗi tháng từ tháng 1 tới tháng 9 năm 2008, có 84 nghìn lượt người lao động Hoa Kỳ bị mất việc làm. Cuộc khủng hoảng còn làm cho dollar Mỹ lên giá. Do dollar Mỹ là phương tiện thanh toán phổ biến nhất thế giới hiện nay, nên các nhà đầu tư toàn cầu đã mua dollar để nâng cao khả năng thanh khoản của mình, đẩy dollar Mỹ lên giá. Điều này làm cho xuất khẩu của Hoa Kỳ bị thiệt hại. Đối với thế giới: Giá dầu (USD/thùng) giảm mạnh từ giữa năm 2008 do lượng cầu giảm khi kinh tế thế giới xấu đi. Hoa Kỳ là thị trường nhập khẩu quan trọng của nhiều nước, do đó khi kinh tế suy thoái, xuất khẩu của nhiều nước bị thiệt hại, nhất là những nước theo hướng xuất khẩu ở Đông Á. Một số nền kinh tế ở đây như Nhật Bản, Đài Loan, Singapore và Hong Kong rơi vào suy thoái. Các nền kinh tế khác đều tăng trưởng chậm lại. Châu Âu vốn có quan hệ kinh tế mật thiết với Hoa Kỳ chịu tác động nghiêm trọng cả về tài chính lẫn kinh tế. Nhiều tổ chức tài chính ở đây bị phá sản đến mức trở thành khủng hoảng tài chính ở một số nước như Iceland, Nga. Các nền kinh tế lớn nhất khu vực là Đức và Ý rơi vào suy thoái, và Anh, Pháp, Tây Ban Nha cùng đều giảm tăng trưởng. Khu vực đồng Euro chính thức rơi vào cuộc suy thoái kinh tế đầu tiên kể từ ngày thành lập. Các nền kinh tế Mỹ Latinh cũng có quan hệ mật thiết với kinh tế Hoa Kỳ, nên cũng bị ảnh hưởng tiêu cực khi các dòng vốn ngắn hạn rút khỏi khu vực và khi giá dầu giảm mạnh. Ecuador tiến đến bờ vực của một cuộc khủng hoảng nợ. Kinh tế các khu vực trên thế giới tăng chậm lại khiến lượng cầu về dầu mỏ cho sản xuất và tiêu dùng giảm cũng như giá dầu mỏ giảm. Điều này lại làm cho các nước xuất khẩu dầu mỏ bị thiệt hại. Đồng thời, do lo ngại về bất ổn định xảy ra đã làm cho nạn đầu cơ lương thực nổ ra, góp phần dẫn tới giá lương thực tăng cao trong thời gian cuối năm 2007 đầu năm 2008, tạo thành một cuộc khủng hoảng giá lương thực toàn cầu. Nhiều thị trường chứng khoán trên thế giới gặp phải đợt mất giá chứng khoán nghiêm trọng. Các nhà đầu tư chuyển danh mục đầu tư của mình sang các đơn vị tiền tệ mạnh như dollar Mỹ, yên Nhật, franc Thụy Sĩ đã khiến cho các đồng tiền này lên giá so với nhiều đơn vị tiền tệ khác, gây khó khăn cho xuất khẩu của Mỹ, Nhật Bản, Thụy Sĩ và gây rối loạn tiền tệ ở một số nước buộc họ phải xin trợ giúp của Quỹ Tiền tệ Quốc tế. Hàn Quốc rơi vào khủng hoảng tiền tệ khi won liên tục mất giá từ đầu năm 2008. Hành động của FED: Mua repo MBS của Fed tăng vọt vào cuối năm 2007. FED và cuộc khủng hoảng: Giới chuyên gia đã buộc tội FED góp phần “đổ dầu vào lửa” khiến cuộc khủng hoảng tài chính 2007-2009 bùng nổ. Nhiều nhà kinh tế, như ông John Taylor cáo buộc chính sách lãi suất của FED đã dẫn đến tình trạng bong bóng bất động sản tại Mỹ. Theo họ, giá nhà đất ở Mỹ tăng vọt trong thập niên đầu thế kỷ 21 không phải do cung - cầu mà do FED đẩy cầu lên khi giữ lãi suất cho vay ở mức rất thấp, dẫn đến tình trạng người dân vay quá nhiều và mua nhà một cách khinh suất. Bong bóng bất động sản bùng nổ, thị trường nhà đất sụp đổ dẫn đến cuộc khủng hoảng tài chính. “FED không phải là thủ phạm duy nhất của cuộc khủng hoảng tài chính, nhưng đã châm dầu vào lửa khi giữ mức lãi suất 1% vào năm 2003-2004 và chỉ tăng quá ít trong các năm 2004-2006” - nhà kinh tế David Malpass cáo buộc. Ngay khi khủng hoảng tín dụng nhà ở thứ cấp nổ ra, Fed bắt đầu can thiệp bằng cách hạ lãi suất và tăng mua MBS. Đến khi tình hình phát triển thành khủng hoảng tài chính từ tháng 8 năm 2007, Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (Fed) đã tiếp tục tiến hành các biện pháp nới lỏng tiền tệ để tăng thanh khoản cho các tổ chức tài chính. Cụ thể là lãi suất cho vay qua đêm liên ngân hàng đã được giảm từ 5,25% qua 6 đợt xuống còn 2% chỉ trong vòng chưa đầy 8 tháng (18/9/2007-30/4/2008). Lãi suất này sau đó còn tiếp tục giảm và đến ngày 16/12/2008 chỉ còn 0,25%, mức lãi suất gần 0 hiếm thấy. Fed còn thực hiện nghiệp vụ thị trường mở (mua lại các trái phiếu chính phủ Hoa Kỳ mà các tổ chức tài chính nước này có) và hạ lãi suất tái chiết khấu. Giữa tháng 12 năm 2008, Fed tuyên bố có kế hoạch thực hiện chính sách nới lỏng tiền tệ mặt lượng. Tháng 12 năm 2007, Chính phủ Hoa Kỳ đã lập ra và giao cho Fed chủ trì chương trình Term Auction Facility để cấp các khoản vay ngắn hạn có kỳ hạn từ 28 đến 84 ngày theo lãi suất cao nhất mà các tổ chức tài chính trả qua đấu giá. Tính đến tháng 11 năm 2008, đã có 300 tỷ dollar được FED đem cho vay theo chương trình này. FED còn tiến hành cho vay thế chấp đối với các tổ chức tài chính với số tiền tổng cộng tới 1,6 nghìn tỷ tính đến tháng 11 năm 2008. FED: 3 giải pháp cơ bản chống lạm phát giai đoạn khủng hoảng 2007 -2009: Để chống lạm phát, chống khủng hoảng kinh tế, ổn định và phát triển nền kinh tế của Mỹ trong thời gian vừa qua, FED - Cục dự trữ quốc gia Hoa Kỳ đã thực hiện 3 giải pháp cơ bản: Thứ nhất, cắt giảm lãi suất Đây được xem là giải pháp cơ bản nhất của FED trong việc chống lạm phát và chống khủng hoảng kinh tế của Mỹ. Mục đích của giải pháp này là nhàm bảo đảm cho các DN của Mỹ huy động được vốn với lãi suất thấp để giảm chi phí, giảm giá thành trong điều kiện giá xăng dầu thế giới tăng cao. Trong trường hợp giá đầu ra chưa thể tăng tương ứng với đầu vào đối với các hàng hóa mà DN bán ra, thì việc cắt giảm lãi suất từ 5,6% xuống còn 2% của FED là hết sức quan trọng giúp các DN của Mỹ tồn tại và hoạt động kinh doanh có lãi. Bên cạnh đó, với lãi suất thấp, các ngân hàng cho vay tiêu dùng lãi suất sẽ thấp, điều này giúp cho các con Nợ của ngân hàng giảm bớt căng thẳng về vốn vay và thúc đẩy sức tiêu dùng của nền kinh tế. Thứ hai, bơm tiền vào lưu thông trên hai kênh Cho các ngân hàng thương mại vay với lãi suất thấp để ngân hàng cho các DN vay lãi suất thấp nhằm tay tính thanh khoản đối với hệ thống ngân hàng, đồng thời hòan thuế cho người dân nhằm kích cầu tiêu dùng đối với nền kinh tế. Hai kênh truyền dẫn của chính sách tiền tệ là Kênh lãi suất và Kênh giá cả tài sản.. Thứ ba, không khống chế bất kỳ giá đầu ra của hàng hóa nào, kể cả xăng dầu FED có quan điểm rất rõ ràng không dùng giải pháp hành chính để can thiệp vào giá cả thị trường, mà dùng các biện pháp kinh tế như chính sách thuế, chính sách tín dụng lãi suất thấp và tăng tính cạnh tranh của nền kinh tế. Những giải pháp này của FED hoàn toàn ngược với chính sách thắt chặt tiền tệ của Việt Nam. Tuy nhiên, trên thực tế nền kinh tế Mỹ nhờ có các giải pháp của FED đến nay cơ bản đã vượt qua thời kỳ khủng hoảng, mặc dù lãi suất thấp song đồng Đô-la Mỹ vẫn tăng giá so với các đồng tiền tệ khác Tình hình ở Việt Nam:     Về hoạt động ngân hàng và thị trường tiền tệ     Tuy cuộc khủng hoảng chưa có ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ thống ngân hàng, nhưng một số tác động gián tiếp là đáng kể. Trước hết, đó là diễn biến của tỷ giá và lãi suất USD. Tỷ giá USD với đồng Việt Nam trên thị trường có nhiều biến động do tâm lý của người dân     Về thị trường chứng khoán, luồng tiền đầu tư gián tiếp vào Việt Nam suy giảm và đã có hiện tượng các nhà đầu tư nước ngoài rút vốn khỏi thị trường. Mặc dù tình hình kinh tế vĩ mô của Việt Nam trong những tháng gần đây có những chuyển biến tích cực, nhưng thị trường chứng khoán Việt Nam tiếp tục sụt giảm. VN-index giảm liên tục và lập đáy mới xuống dưới 350 điểm. Việc nhà đầu tư nước ngoài có biểu hiện rút khỏi thị trường chứng khoán Việt Nam đã gây tâm lý hoang mang cho các nhà đầu tư trong nước. Khủng hoảng Kinh tế còn gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng khác trong hàng loạt các lĩnh vực của đời sống kinh tế: Thương mại, đầu tư, tăng trưởng kinh tế trong một thời gian dài. Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam và những chính sách phục hồi nền kinh tế Trong những tháng đầu năm 2009, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã từng bước nới lỏng chính sách tiền tệ (CSTT) để thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh và chủ động hạn chế tác động của khủng hoảng tài chính, ngăn chặn nguy cơ suy giảm kinh tế. Tuy nhiên, cùng với đà tăng trưởng trở lại của kinh tế trong nước cũng như thế giới, càng về những tháng cuối năm diễn biến thị trường tài chính - tiền tệ càng trở nên phức tạp, áp lực lạm phát trở lại đối với nền kinh tế ngày càng rõ nét. Với mục tiêu duy trì sự ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, tăng trưởng kinh tế bền vững trong năm 2010, chủ động đối phó với diễn biến phức tạp của thị trường tài chính và kinh tế thế giới, NHNN đã quyết định: Điều chỉnh lãi suất cơ bản tăng từ 7%/năm lên 8%/năm (Quyết định số 2665/QĐ-NHNN), tăng lãi suất tái cấp vốn tăng từ 7%/năm lên 8%/năm, lãi suất chiết khấu tăng từ 5%/năm lên 6%/năm (Quyết định số 2664/QĐ-NHNN) áp dụng từ 01/12/2009. Bên cạnh đó, với mục tiêu điều hành tỷ giá trong mối quan hệ với lãi suất, chỉ số giá tiêu dùng, diễn biến của cán cân thanh toán quốc tế phù hợp với tín hiệu của thị trường, có sự điều tiết của Nhà nước, NHNN công bố mức tỷ giá bình quân liên ngân hàng áp dụng cho ngày 26/11/2009 là 17.961(tăng 5,16%) và áp dụng biên độ tỷ giá mới cho giao dịch mua bán giao ngay giữa USD và VND là ± 3% từ ngày 26/11/2009. NHNN cũng cam kết sẽ hỗ trợ mạnh mẽ trong việc bán ngoại tệ cho các ngân hàng thương mại kèm nhiều biện pháp hỗ trợ khác nhằm bình ổn thị trường ngoại hối. Các TCTD có trạng thái ngoại tệ từ âm 5% trở xuống được NHNN cam kết bán ngoại tệ hỗ trợ nhằm đảm bảo hệ thống ngân hàng cung cấp đủ ngoại tệ cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, đặc biệt ưu tiên những mặt hàng nhập khẩu phục vụ sản xuất.. Quyết định thay đổi các loại lãi suất cùng với tỷ giá đã đưa đến những phản ứng tích cực của thị trường, cụ thể là: Ngay sau khi mức lãi suất cơ bản mới có hiệu lực, các NHTM đồng loạt đều tăng lãi suất huy động lên mức cao (10,5 % sau đó giảm xuống 10,499 %). Lãi suất cho vay ở các kỳ hạn đều tăng trần lên mức 12%. Như vậy lãi suất huy động và cho vay của các ngân hàng đã gần tiến gần tới lãi suất thực của thị trường; Tín dụng đối với nền kinh tế tháng 12/2009 ước tăng 0,87% so với mức tăng 3,57% của tháng 11 và mức tăng 2,04% của tháng 10. Ngoài ra, sự điều chỉnh tỷ giá lần này của NHNN đã lập tức có hiệu quả, tác động ngay đến giá USD trên thị trường tự do. Ngay trong ngày 25/11/2009, khi NHNN công bố thông tin về việc điều chỉnh tỷ giá, giá USD trên thị trường tự do đã giảm từ mức 19.750-19.800 buổi sáng xuống còn 19.500-19.700 vào buổi chiều. Sáng ngày 26/11, tỷ giá tự do tiếp tục giảm còn 19.300-19.500 VND/USD. Trước những quyết định điều chỉnh của NHNN cũng như hiệu quả từ những quyết định này mang lại, cộng đồng quốc tế đã dành cho Việt Nam sự đánh giá cao cũng như những nhận định lạc quan về tình hình kinh tế sắp tới. Ông Benedict Bingham - đại diện thường trú cao cấp của của IMF tại Việt Nam phát biểu: “Tôi nghĩ rằng quyết định này của NHNN Việt Nam cho thấy họ đã quyết tâm ngăn chặn các rủi ro kinh tế vĩ mô mà họ đang phải đối mặt, và tôi cho rằng quyết định này mang tính tích cực.” Báo cáo của Goldman Sachs (Mỹ) ngày 25/11/2009 cũng cho rằng lần điều chỉnh này là cần thiết: “Lần can thiệp này của NHNN Việt Nam là cần thiết để ổn định thị trường tiền tệ trong nước”, “động thái tăng lãi suất cơ bản là cần thiết để kiểm soát các rủi ro do tăng trưởng quá nóng và lạm phát cao gây ra. Lãi suất cơ bản được nâng lên sẽ cải thiện sức hấp dẫn cho đồng tiền nội địa, qua đó ổn định tỷ giá VND/ USD và “việc thu hẹp biên độ giao dịch là nỗ lực của NHNN nhằm làm chậm lại sự mất giá của VND so với đồng USD”. Báo cáo của Standard Chartered Bank (Anh) về kinh tế Việt Nam đặc biệt đánh giá cao quyết định tăng lãi suất cơ bản của NHNN: “lãi suất cơ bản tăng giúp đồng tiền nội địa hấp dẫn hơn và giúp giảm các quan ngại về sự mất giá của VND. Các nhà đầu tư sẽ có xu hướng nắm giữ VND hơn là USD do lãi suất VND tăng, qua đó, giảm sức ép lên cung USD”. Phát biểu tại Hội nghị CG tháng 12 năm 2009, bà Victoria Kwakwa, Giám đốc Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam khẳng định: " Những ngày gần đây, Việt Nam đã công bố những biện pháp kinh tế vĩ mô quan trọng mà tất cả đều đúng hướng xét về mặt bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, điều mà tất cả chúng ta đều cho là quan trọng để tiếp tục có được tăng trưởng. Thành công này đã được các đối tác nói riêng và cộng đồng toàn cầu nói chung ghi nhận". TẦM ẢNH HƯỞNG TO LỚN CỦA FED ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ THẾ GIỚI: Với vai trò là Ngân hàng trung ương của nền kinh tế mạnh nhất thế giới, mỗi quyết định của FED đều gián tiếp ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế toàn cầu. Người ta hay nói vui rằng “một cái hắt hơi sổ mũi của chủ tịch FED” cũng đủ làm chao đảo nền kinh tế thế giới, xét về mặt nào đó cũng không phải là không có lý. Vậy FED đã tác động đến nền kinh tế toàn cầu như thế nào? Vài giờ sau cuộc tấn công khủng bố 11/9/2001, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ đã đưa ra lời tuyên bố: “Cục Dự trữ Liên bang sẽ vẫn mở cửa và hoạt động. Cánh cửa phòng cho vay có chiết khấu luôn sẵn sàng đáp ứng mọi nhu cầu thanh khoản của người dân”. Hai câu nói ngắn gọn và súc tích này ngay lập tức đã xoa dịu các thị trường trên toàn cầu. Thứ Hai Đen là tên mà giới tài chính đặt cho ngày thứ Hai, 19 tháng 10 năm 1987. Hôm đó, chỉ số bình quân công nghiệp Dow Jones đã tụt tới 508 điểm xuống còn 1739 (22,6%). Tình trạng tương tự xảy ra đồng thời khắp thế giới. Vào cuối tháng 10, các thị trường chứng khoán của Hồng Kông đã tụt 45,8%, Úc 41,8%, Tây Ban Nha 31%, Anh Quốc 26,4%, Hoa Kỳ 22,68% và Canada 22,5%. Với hệ thống Tài chính đứng trên bờ vực của sự bế tắc, những viên chức FED thông báo rằng Ngân hàng TW đảm bảo cung cấp khả năng thanh toán tiền mặt cần thiết để giữ cho các thị trường tài chính hoạt động sôi nổi, và cửa sổ chiết khấu của FED sẵn sàng cung cấp cho các công ty môi giới nhằm giúp cho các công ty này hoàn thành nghĩa vụ của nó trên thị trường. FED đã thực hiện vai trò như “người cho vay cuối cùng” để ngăn chặn một sự đổ vỡ của hệ thống thanh toán. Tạp chí Time của Mỹ vừa bình chọn ông Ben Bernanke,Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang (FED) của nước này là nhân vật của năm 2009. Time nhận định, dưới sự lãnh đạo của Bernanke, hình ảnh trầm mặc vốn có của ngân hàng trung ương đã trở thành một sân khấu cho sự ứng biến linh hoạt. Thậm chí, các nhà bình luận của tạp chí này còn khẳng định, Bernanke đã không chỉ định hình lại chính sách tiền tệ của Mỹ, mà còn dẫn dầu những nỗ lực cứu kinh tế thế giới. Để lí giải cho hiện tượng FED, có thể đưa ra một số nguyên nhân sau đây: Đầu tiên ta phải hiểu tại sao một lời tuyên bố chỉ với vỏn vẹn hai câu không trau chuốt lại có ảnh hưởng sâu sắc tới một nền kinh tế 10 nghìn tỷ đôla và trên thực tế là tới nền kinh tế toàn cầu? Nhờ đâu, Cục Dự trữ Liên bang – một thể chế không trực tiếp được dân bầu – lại có sức mạnh to lớn nhường vậy? Và tại sao sức mạnh đó lại ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của người dân Mỹ? Ngân hàng trung ương Mỹ, cơ quan được coi là lực lượng quyền lực nhất trong việc quyết định số phận của nền kinh tế Mỹ cũng như kinh tế toàn cầu. Vai trò này xuất phát từ chỗ, FED là cơ quan kiểm soát nguồn cung tiền của nước Mỹ và điều khiển chính sách lãi suất của Mỹ, theo đó ảnh hưởng tới tốc độ lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp, sức mạnh của đồng USD, và tất nhiên là cả “trọng lượng” chiếc ví của người tiêu dùng. Hệ quả kéo theo đối với tác động lên nền kinh tế hàng đầu Thế giới tất nhiên là làm cả thế giới chuyển biến theo, cụ thể hơn đó là: Thứ nhất các quyết định về tăng giảm lãi suất của FED tác động trực tiếp đến sức mạnh của đồng USD, qua đó ảnh hưởng mạnh đến các đối tác thương mại của Mỹ. Nếu FED tăng lãi suất đồng USD nhằm kiềm chế lạm phát, vô hình chung làm tăng sức mạnh của đồng USD trên thị trường tiền tệ quốc tế, làm tăng nhập khẩu, giảm xuất khẩu, giảm đầu tư vào Mỹ. Thứ hai, FED còn trực tiếp can thiệp vào việc xác lập giá trị đồng USD thông qua hoạt động mua bán USD và các ngoại tệ khác. Ví dụ, nếu Mỹ bán đồng Yen ra đồng thời mua vào USD thì giá trị của USD sẽ tăng, trong khi giá trị Yen giảm xuống, dẫn đến tỉ giá USD/Yen tăng. Thứ ba, Đô-la Mỹ là đồng tiền dự trữ của hầu hết các quốc gia trên thế giới. Mỹ gây ảnh hưởng lên OPEC, buộc các kết toán giao dịch dầu hỏa phải được thực hiện bằng đô-la Mỹ. Và hiện nay trên thế giới rất nhiều quốc gia hiện là chủ nợ của Mỹ, trong đó Trung Quốc là chủ nợ nắm giữ lượng công trái lớn nhất của chính phủ Mỹ. Kế đến là nhiều quốc gia thuộc OPEC, vì để đổi lại viện trợ của Mỹ các quốc gia này phải chấp nhận đổi dầu hỏa lấy công trái chứ không phải là tiền mặt. Các quốc gia khác như Việt Nam, dù muốn cũng không thể dự trữ vàng để mua dầu hỏa. Các đặc tính như “khả năng hoán đổi”, hay “giá trị ổn định” chỉ có được sau khi đồng đô-la Mỹ đã trở thành đồng tiền dự trữ của thế giới, chứ không phải là nó có trước và làm cho đồng đô-la Mỹ trở thành đồng tiền dự trữ. Thứ tư, Tiền giấy và tiền kim loại do chính phủ phát hành có giá trị là vì chúng được đảm bảo bằng lượng vàng dự trữ. Hiện nay trên thế giới, Hoa Kỳ vẫn được xem là đất nước có dự trữ vàng lớn nhất, và nổi tiếng và hoành tráng nhất vẫn là hầm chứa vàng khổng lồ được đặt tại Trụ sở Lưu trữ vàng của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ. Vì vậy không lấy làm ngạc nhiên khi cái bóng của FED đã vươn ra toàn thế giới. Thứ năm, FED được điều hành bởi những con người tài giỏi nhất và có uy tín trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, FED đóng vai trò là cầu nối cho các hoạt động của các NHTW trên toàn thế giới. Tuy nhiên nếu bây giờ có ai đó nói rằng “Thế giới không phải chỉ có FED!” cũng hoàn toàn hợp lí! Sự phát triển ngày càng hùng mạnh của Liên minh châu Âu EU cùng với sự gia tăng khoảng cách giữa đồng tiền EURO và USD, thêm vào đó là sự vươn lên vô đáng sợ của Trung Quốc đang khiến cho nền kinh tế Mỹ hoảng sợ! chủ nhân Giải Nobel Kinh tế, cựu chuyên gia kinh tế hàng đầu của Liên Hợp Quốc và Ngân hàng Thế giới Joseph Stiglitz nhận định:”Sự suy thoái nếu xảy ra ở châu Âu sẽ làm trầm trọng hơn suy thoái ở Mỹ và ngược lại.” BÍ MẬT ĐẰNG SAU SỰ PHÁT TRIỂN HÙNG MẠNH CỦA FED: Câu hỏi: Hiến pháp Mỹ mục 8 chương 1: "Quốc hội có quyền in và quy định giá trị đồng tiền quốc gia". Câu nói của tổng thống Woodrow Wilson, người chính thức ký dự luật Cục Dự trữ Liên bang Mỹ: "Tôi là người bất hạnh nhất. Tôi đã vô ý hủy hoại đất nước mình. Quốc gia công nghiệp vĩ đại này bị không chế bới chính hệ thống tín dụng của nó ... Vì thế sự phát triển của cả quốc gia và mọi hoạt động kinh tế của chúng ta đều nằm trong tay của một số ít người". Nắm giữ quyền phát hành tiền tệ của một quốc gia gần như đồng nghĩa với việc nắm giữ quyền hành về chính trị của quốc gia đó, thế nên giữa Nhà trắng và trụ sở Cục Dự trữ Liên bang Mỹ ở Washington D.C, thực sự ai mới là người có quyền lực cao nhất nước Mỹ? * Sau đây là một số ý kiến trích ra từ cuốn “Chiến tranh tiền tệ” của tác giả Tống Hồng Bình (dịch giả Hồ Ngọc Minh) đã được chúng tôi đọc và chọn lọc: Người hoàn thành bản “tuyên ngôn độc lập” Mỹ nổi tiếng khi chỉ mới 33 tuổi chính là Thomas Jefferson - Tổng thống thứ ba của nước Mỹ, người có một câu danh ngôn cảnh báo người đời rằng: “Nếu cuối cùng người dân Mỹ để cho ngân hàng tư nhân khống chế được sự phát hành tiền tệ của quốc gia thì những ngân hàng này trước hết sẽ thông qua việc tăng lạm phát tiền tệ, sau đó thông qua việc thắt chặt tiền tệ để tước đoạt tài sản của người dân, cho đến một ngày, khi con cái của họ thức tỉnh, thì họ đã mất đi nhà cửa vườn tược của mình và miền đất mà cha ông họ đã từng khẩn hoang khai phá”. Sau hơn 200 năm khi lắng nghe lại câu nói này của Jefferson được phát ngôn vào năm 1791, chúng ta vẫn không khỏi kinh ngạc trước sự chính xác đến kinh người trong những lời nói của ông. Ngày nay, các ngân hàng tư nhân quả nhiên đã phát hành hơn 97% lượng lưu thông tiền tệ quốc gia của Mỹ, người dân Mỹ quả nhiên cũng mắc nợ ngân hàng với khoản tiền lên đến con số thiên văn - 44.000 tỉ đô-la Mỹ - và có lẽ một ngày nào đó khi họ thức tỉnh thì cũng sẽ thấy rằng mình đã mất đi nhà cửa vườn tược và tài sản, giống như đã từng xảy ra vào năm 1929. “Một quốc gia công nghiệp vĩ đại bị hệ thống tín dụng khống chế một cách cứng nhắc. Sự phát triển của quốc gia này và mọi hoạt động (kinh tế) của chúng ta hoàn toàn nằm trong tay một số ít người. Chúng ta đã rơi vào thế thống trị cam go nhất, một kiểu khống chế triệt để nhất trên thế giới. Chính phủ không còn có ý kiến tự do nữa, không còn quyền định tội tư pháp nữa, không còn là chính phủ được lựa chọn bởi đa số người dân nữa, mà là chính phủ (vận hành) dưới sự cưỡng bức và ý kiến của thiểu số có quyền chi phối. Rất nhiều nhân sĩ công thương nghiệp của quốc gia này đều đang lo sợ một điều gì đó. Họ biết thứ quyền lực vô hình này được tổ chức theo cách như vậy, tĩnh lặng vô tình như vậy, phủ khắp như vậy, khóa chặt lẫn nhau như vậy, triệt để và toàn diện như vậy, đến nỗi họ không dám công khai lên án thứ quyền lực này” - Woodrow Wilson - Tổng thống thứ 28 của Mỹ. Năm 1963, sau khi tổng thống Kennedy bị ám sát, chính phủ Mỹ cuối cùng đã mất đi quyền phát hành “đô-la Mỹ bạc trắng”. Muốn có được đồng đô-la, Chính phủ Mỹ cần phải đem thu nhập từ thuế tương lai (công trái) của người dân Mỹ, thế chấp cho cục dự trữ liên bang Mỹ tư hữu, “chứng chỉ cục dự trữ liên bang Mỹ” do cục dự trữ liên bang Mỹ phát hành, đây chính là “đô-la Mỹ”. =>> có thể nhận thấy một điều là tất cả các đời Tổng thống của Mỹ đều có một nỗi lo sợ chung cho tương lai của Quốc gia và cho chính bản thân mình đó là FED. Cái bóng của FED là quá lớn, và thật sự Chính phủ đã bất lực trong việc kiềm hãm sự ảnh hưởng của FED lên nền kinh tế - xã hội Mỹ. Để phần nào đó khống chế sự độc quyền của FED, Paul Warburg - một cao thủ về lĩnh vực ngân hàng, đã đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao vị thế của Chính phủ so với Cục dự trữ liên bang. Tuy nhiên tất cả những biện pháp này đều nhằm lấp liếm đi vị thế mà FED đang nắm giữ: “Quốc hội khống chế Cục dự trữ liên bang Mỹ”, “thành viên của hội đồng quản trị do tổng thống Mỹ bổ nhiệm” – Chủ tịch FED do Tổng thống Mỹ bổ nhiệm. =>> thế nhưng, chức năng chân chính của hội đồng quản trị do Hội đồng tư vấn liên bang (Federal Advisory Council) khống chế, và cùng với hội đồng quản trị, Hội đồng tư vấn liên bang sẽ định kỳ mở hội nghị “thảo luận” công việc. Ngân hàng National City Bank of New York dưới sự khống chế của công ty Rockefeller và Kuhn Loeb, tức là tiền thân của ngân hàng Hoa Kỳ, nắm giữ số cổ phần lớn nhất, giữ 30.000 cổ phần. Ngân hàng First National Bank của Morgan nắm giữ 15000. Sau khi sáp nhập vào năm 1955 thành ngân hàng Hoa Kỳ, hai công ty đã nắm giữ gần ¼ số cổ phần của ngân hàng New York thuộc Cục dữ trữ liên bang Mỹ, và trên thực tế, nó đã quyết định chiếc ghế chủ tịch của Cục dự trữ Liên bang, việc Tổng thống Mỹ bổ nhiệm chức chủ tịch chỉ là một hình thức sơ sài, còn việc lấy ý kiến Quốc hội lại càng giống một màn kịch lướt qua. Thiết kế cho 12 nhà ngân hàng địa phương của cục dự trữ liên bang Mỹ cấu thành toàn bộ hệ thống. Đặt trụ sở của Cục dự trữ liên bang Mỹ tại Washington – trung tâm chính trị của nước Mỹ. Sau khi được dàn xếp chu đáo, dự luật về FED nghiễm nhiên xuất hiện với hình thức mô phỏng theo sự phân quyền và và cân bằng kiểm soát của hiến pháp Mỹ. Tổng thống bổ nhiệm, quốc hội thẩm duyệt, nhân sĩ độc lập nhậm chức chủ tịch hội đồng quản trị, còn các nhà ngân hàng đảm nhận vị trí cố vấn. =>> thực tế: 20% cổ phần vốn có trước khi FED ra đời của Chính phủ trong Ngân hàng Quốc gia đã bị lấy mất, FED là một ngân hàng trung ương tư hữu “thuần túy”, Chính phủ hoàn toàn không có quyền hành gì trong FED. Bảy nhân vật quan trọng của phố Wall hiện tại đã khống chế đại bộ phận các ngành công nghiệp cơ bản cũng như nguồn vốn của Mỹ. Trong đó, JP Morgan, James J. Hill, George Berk (Chủ tịch First National Bank) trực thuộc Tập đoàn Morgan; bốn người còn lại gồm John Rockefeller, William Rockefeller, James Stillman (Chủ tịch National City Bank), Jacob Schiff (công ty Kuhn Loeb) trực thuộc Tập đoàn Standard Oil Cities Bank. Đầu mối trung tâm về vốn do họ tạo nên đang trở thành thế lực chủ yếu khống chế nước Mỹ - John Moody - người sáng lập hệ thống đánh giá đầu tư Moody nổi tiếng, 1911. Bảy vị tai to mặt lớn của phố Wall chính là những người thực sự điều khiển việc thành lập Cục dự trữ liên bang Mỹ. Sự phối hợp nhịp nhàng bí mật giữa họ với dòng họ Rothschild của châu Âu cuối cùng đã lập lên một phiên bản của ngân hàng Anh quốc tại Mỹ. Từ những tìm hiểu trên chúng tôi đưa ra kết luận người nắm thực quyền điều hành nền Kinh tế ở Mỹ chính là FED, chính xác hơn là 7 nhà tài phiệt phố Wall, tất cả những chính sách tài chính, ảnh hưởng của Nhà trắng lên FED hàng ngày người dân thế giới nói chung và người dân Mỹ nói riêng thấy đều là màn kịch được dựng lên một cách khá công phu. Người dân Mỹ đang trở thành con nợ dưới tay những người giàu có nhất đất nước mà Chính phủ - nơi họ gửi trọn niềm tin không thể làm gì hơn nữa “Mỗi một đồng chứng chỉ cục dự trữ liên bang Mỹ (Federal Reserve Note ) đều đại diện cho một khoản nợ chưa trả của một đồng đô-la của cục dự trữ liên bang Mỹ.” - Hạ nghị sĩ Charles Lindbergh.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxk09504_nhom4_ngan hang nha nuoc va FED.docx
Tài liệu liên quan