Đề tài Sự cần thiết và khả năng vận dụng chuyên đề ở tỉnh Hải Dương

Cùng với quá trình thực hiện CNH - HĐH đất nước, ngành Thống kê cần nhanh chóng hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phản ánh trình độ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước nói chung và của từng ngành nói riêng. Vừa đáp ứng được nhu câu các thông tin cho các cấp quản lý ở tầm vĩ mô để đánh giá được việc thực hiện quá trình này của toàn bộ nền kinh tế, cũng như trong nội bộ từng ngành. Góp phần thúc đẩy nhanh chóng quá trình hội nhập và so sánh quốc tế, thúc đẩy trình độ năng lực của những nhà thống kê trong công tác xây dựng và hoàn thiện cá hệ thống chỉ tiêu thống kê kinh tế xã hội.

doc89 trang | Chia sẻ: ndson | Lượt xem: 1800 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Sự cần thiết và khả năng vận dụng chuyên đề ở tỉnh Hải Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
%,năm 1998 đạt 18,84 %, năm 1999 đạt 10,49 % và năm 2000 là 18,4 %. Tổng số đề tại khoa học công nghệ được ứng dụng trong nông nghiệp, nông thôn trong giai đoạn 1996 - 2000 đạt 36 đề tài một con số rất nhỏ trong 5 năm qua. Một điều đáng nói nữa là chủ yếu là các đề tài nhỏ không mang tính đột biến trong sản xuất nông nghiệp. Với kết quả đó trong giai đoạn 5 năm 1996 - 2000 ngành nông nghiệp Hải Dương có 30 giống cấy mới các loại được đưa vào sản xuất và 18 giống con mới được đưa vào chăn nuôi. Với sự phát triển của kinh tế xã hội, đặc biệt mạng lưới thương mại nên tình hình phân bón, thuốc trừ sâu trên thị trường rất đa dạng, cộng với sự hiểu biết của các hộ nông dân nên việc sử dụng đúng loại, đúng liều lượng trong việc bón phân và phun thuốc trừ sâu cho các loại cây trồng ngày một hiệu quả hơn, đồng thời áp dụng được nhiều quy trình sản xuất, chăn nuôi mới nên đã tạo ra những kết quả vượt trội. Tình hình sử dụng máy móc trong sản xuất nông nghiệp ngày một nâng lên phù hợp với xu hướng cơ khí hoá nông nghiệp nông thôn. Tình hình sử dụng điện và trang bị các thiết bị điện phục vụ sản xuất, chăn nuôi ngày càng tăng. Vì vậy, còn nhiều khó khăn nhưng ngành nông, lâm nghiệp, thuỷ sản đã đạt được những thành tựu khá khả quan. Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản theo giá hiện hành đạt tốc độ tăng trung bình 4,4 %/năm trong giai đoạn 1996 - 2000. Tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp, thuỷ sản đạt 42,2 % năm 1996, năm 1997 đạt 35,4 %, năm 1998 đạt 35,8 %, năm 1999 đạt 35 % và năm 2000 đạt 37,3 %. Như vậy cơ cấu này hầu như rất ít thay đổi trong giai đoạn 5 năm (1996 - 2000), với tỉ trọng này thì còn cao, mục tiêu cả nước là tỷ trọng nông nghiệp trong GDP chỉ từ 19 - 20 % năm 2000. Trong giai đoạn 1996 - 2000 giá trị sản xuất nông nghiệp theo giá hiện hành đạt tốc độ tăng bình quân là 4,2 % năm, trong đó: - Giá trị sản xuất trồng trọt tăng 4,9 %/năm. - Giá trị sản xuất chăn nuôi tăng 0,7 %/năm. - Giá trị sản xuất dịch vụ nông nghiệp tăng 20,5 %/năm. Cơ cấu sản xuất nông nghiệp chuyển dịch chậm, trong nội bộ nông nghiệp cơ cấu giữa trồng trọt và chăn nuôi vẫn mất cân đối. Năm 2000, tỷ trọng chăn nuôi mới chỉ đạt 20,3 % trong giá trị sản xuất nông nghiệp, với 20,6 % của năm 1999, 22 % của năm 1998, 24,9 % của năm 1997 và 24,1 % của năm 1996. Như vậy mục tiêu đưa chăn nuôi trở thành ngành chính và đến năm 2000 nâng tỉ trọng chăn nuôi là 30 % trong giá trị sản xuất nông nghiệp là không đạt được và còn kém xa gần 10 %. Cơ cấu sản xuất trong nội bộ từng ngành trồng trọt và chăn nuôi tuy cũng có sự chuyển dịch nhưng rất chậm. Xu hướng quá xem trọng cây lương thực, xem nhẹ các cây trồng khác vẫn phổ biến ở các vùng, các địa phương.Vì vậy , viêc thực hiện sinh học hóa trong nông nghiêp ở Hải Dương còn nhiều yếu kém cần phải có những biện pháp thúc đẩy quá trình này. Như vậy, dù đã tạo ra được nhiều nét đổi mới trong nông nghiệp nông thôn nhưng những sự chuyến dịch cơ cấu từ nội bồ ngành về lao động, vốn, kết quả sản xuất chưa đạt hiệu quả, vẫn còn nhiều điều cần khắc phục và đổi mới trong nông nghiệp, nông thôn. Nhất là việc hiểu đúng về chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn của Đảng và Nhà nước; quá trình thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn từ các nhà quản lý cho tới những người thực hiện công việc đó. Trước tiên là phải xây dựng được một số cơ sở vật chất kỹ thuật cho nông nghiệp, nông thôn phát triển và sau đó có những thúc đẩy hay "cú huých" đúng đắn trong nông nghiệp nên mới tạo ra những thay đổi lớn, mới hoàn thành được quá trình CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn. Cùng với cả nước thực hiện chiến lược đổi mới và phát triển kinh tế, văn hoá xã hội và 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội VII của Đảng, chỉ tiêu GDP của tỉnh tăng nhanh từ 4.461.000 triệu VND (năm 1996) lên 6.393.450 triệu VND năm 2000 tăng một lượng 1.932.450 triệu VND, trung bình mỗi năm tăng 483.112,5 triệu VND, trong đó: - Ngành nông, lâm nghiệp, thuỷ sản tăng 727.120 triệu VND, bình quân mỗi năm tăng 181.780 triệu VND. - Ngành công nghiệp, xây dựng tăng 729.7000 triệu VND, bình quân mỗi năm tăng 182.425 triệu VND. - Ngành dịch vụ và ngành khác tăng 672.850 triệu VND, bình quân mỗi năm tăng 168.212,5 triệu VND. Tỷ trọng GDP của các ngành năm 1997 so với năm 1996 thì tỷ trọng GDP của ngành công nghiệp và ngành dịch vụ tăng nhanh, tỷ trọng đóng góp của ngành nông, lâm nghiệp, thuỷ sản giảm xuống (năm 1996 ngành nông, lâm nghiệp, thuỷ sản 42,2 %, ngành công nghiệp 34,9 %, dịch vụ là 23,4 %; Năm 1997 ngành nông, lâm nghiệp, thuỷ sản 35,4 %, ngành công nghiệp 36,6 % và dịch vụ là 28 %). Sau đó từ năm 1997 đến năm 2000 cơ cấu đó hầu như không đổi (xem bảng sau) Cơ cấu GDP theo ngành kinh tế(Giá hiện hành) Đơn vị tính: % Năm Ngành 1996 1997 1998 1999 2000 Ngành nông, lâm nghiệp, thuỷ sản 42,2 35,4 35,8 36,8 35,3 Ngành công nghiệp, xây dựng 34,4 36,6 35,7 35,0 37,3 Ngành dịch vụ và ngành khác 23,4 28,0 28,5 28,2 27,4 Trong 5 năm qua tốc độ tăng trưởng GDP bình quân là 9,4 %/năm trong đó: - Ngành nông, lâm nghiệp, thuỷ sản tăng 6,4 %. - Ngành công nghiệp, xây dựng tăng 10,2 %. - Ngành dịch vụ tăng 13,2 %. Nhìn một cách tổng thể tốc độ tăng trưởng GDP bình quân theo giá hiện hành có một mức cao và tốc độ tăng bình quân của các ngành cũng khá cao. Nhưng cơ cấu hay tỷ rọng đóng góp GDP của các ngành kinh tế không có chiều hướng thay đổi, tỷ trọng GDP của nông nghiệp vẫn cao (35,3 % năm 2000) chưa có sự chuyển dịch mạnh sang các ngành có hàm lượng chất lượng kỹ thuật cao và lao động có trình độ đó là công nghiệp và dịch vụ. ở trên ta mới thấy thực trạng, quy mô và cơ cấu GDP của toàn địa phương theo các ngành. Chưa thấy được sự thay đổi (tăng lên, giảm xuống) của GDP là do các nhân tố nào tác động. Để thấy được sự tác động của các nhân tố đó thì ta đi phân tích chỉ tiêu GDP theo một số mô hình sau (so sánh giữa năm 1996 với năm 2000) Mô hình 1: Trước hết ta chú thích một số ký hiệu 1. Kỳ nghiên cứu (năm 2000) 0. Kỳ gối (năm 1996) T. Chi phí lao động. W. Năng suất lao động. dT. Kết cấu chi phí lao động. Ta có: GDP1 SW1. T1 SW0.T1 IGDP = -------- = ----------- x --------- = I (W). I (T) GDP0 SW0. T1 SW0 .T0 Lượng tăng tuyệt đối ∆GDP = GDP1 - GDP0 = (SW1T1 - SW0.T1) + (SW0.T1 - SW0.T0) Vậy ∆GDP = ∆(W) + ∆(T) Mô hình này cho phép xác định biến động giá trị tăng thêm hay GDP theo giá hiện hành hoặc so sánh, do ảnh hưởng của 2 nhân tố: Năng suất lao động và chi phí lao động. Đơn vị tính: Triệu VND Chỉ tiêu Ngành GDP (VA) Lao động (T) Năng suất lao động GDP0 (VA0) 1996 GDP1(VA1) 2000 T0 (1996) T1 (2000) W0 (1996) W1 (2000) 1 - Nông, lâm nghiệp, thuỷ sản 1.884.000 2.413.900 720.052 739.048 2,6165 3,2662 2 - Công nghiệp, xây dựng 1.531.000 2.260.700 73.791 66.784 20,7478 33,8509 3 - Dịch vụ 1.046.000 1.718.850 78.462 74.061 13,3313 23,2086 Tổng 4.461.000 6.393.450 872.305 879.893 5,1140 7,2662 GDP1 SW1.T1 SW1.T1 SW0. T1 Ta có: I = ------- = --------- = ---------- x ---------- GDP0 SW0.T0 SW0.T1 SW0.T0 Ta có: - SW1.T1 = SGDP1 - SW0.T0 = SGDP0 - SW0.T1 = 739.048 x 2,6165 + 66.784 x 20,7478 + 74.061 x 13,3313 = 4.306.669 6.393.450 6.393.450 4.306.669 => I = ----------- = ---------- x ----------- 4.461.000 4.306.669 4.461.000 I = 1,4332 = 1,4845 x 0,9654 Từ kết quả trên ta có lượng tăng (giảm tuyệt đối) ∆GDP = GDP1 - GDP0 = (SW1.T1 - SW0.T1) - (SW0.T1 - SW0.T0) ∆(W) ∆(T) ∆GDP = 6.393.450 - 4.461.000 = (6.393.450 - 4.306.669) + (4.306.669 4.461.000) ∆GDP = 1932450 = (2.086.781) + (-154.331) Theo kết quả tính toán ở trên ta thấy GDP năm 2000 so với GDP năm 1996 theo giá trị hiện hành tăng 43,32 % từ 4.461.000 triệu VND lên 6.393.450 triệu VND hay là 1.932.450 triệu VN đồng. Biến động đó do 2 nguyên nhân: - Thứ nhất là do năng suất lao động cá biệt của từng ngành tăng lên, cụ thể: + Ngành nông, lâm nghiệp, thuỷ sản từ 2,6165 triệu VND/người lên 3,2662 triệu VND/người + Ngành công nghiệp, xây dựng từ 20,7478 lên 33,8509 triệu VND/người. + Ngành dịch vụ và ngành khác từ 13,3313 lên 23,2086 triệu VNĐ/người Làm cho GDP năm 2000 so với GDP năm 1996 theo giá hiện hành tăng lên 48,45 % hay tăng một lượng là 2.086.781 triệu VND. - Thứ hai là do lực lượng lao động ở những ngành có năng suất cao giảm xuống, cụ thể: + Ngành công nghiệp, xây dựng từ 73.791 giảm xuống 66.784 người. + Ngành dịch vụ và ngành khác từ 78.462 giảm xuống 74.061 người Có sự giảm đó là do các ngành này ngày càng sử dụng nhiều máy móc hiện đại ít sử dụng lao động con người Làm cho GDP năm 2000 so với GDP năm 1996 theo giá hiện hành giảm 3,46% hay làm giảm một lượng là (-154.331) triệu VND. Tiếp theo chúng ta sang một mô hình phân tích GDP cũng do ảnh hưởng của 2 nhân tố GDP1 SW1.T1 W1. ST1 W0ST1 IGDP = -------- = --------- = ---------- x --------- = I(W). IST GDP0 SW0.T0 W0ST1 W0ST0 Mô hình này cho phép xác định biến động GDP theo giá hiện hành hoặc giá so sánh, do ảnh hưởng của hai nhân tố. Năng suất lao động bình quân toàn tổng thể nghiên cứu (ở đây là năng suất của tỉnh Hải Dương) và tổng mức chi phí lao động. Ta có: Mức biến động tuyệt đối: ∆GDP = GDP0 - GDP1 = (W1ST1 - W0ST1) + (W0ST1 - W0ST0) = ∆ (W) + ∆ (ST) - W1ST1 = SGDP1 - W0ST0 = SGDP0 - W0ST1 =5,1140 x 879.893 = 4.499.773 6.393.450 6.393.450 4.499.773 I = ---------- = ---------- x ---------- 4.461.000 4.499.773 4.461.000 I = 1,4332 = 1,4208 x 1,0087 Vậy lượng tăng (giảm) tuyệt đối: ∆GDP = GDP1 - GDP0 = (W1ST1 - W0ST1) + (W0ST1 - W0ST0) = ∆ (W) + ∆ (ST) ∆GDP = 6.393.450 – 4.461.000 = (6.393.450 - 4.499.773) + (4.499.773 - 4.461.000) ∆GDP = 1932450 = 1.893.677 + 38.773 Như vậy GDP năm 2000 của tỉn Hải Dương so với năm 1996 của tỉnh theo giá hiện hành tăng 43,32 % từ 4.461.000 triệu VND lên 6.393.450 triệu VND hay là 1.932.450 triệu VND. Có sự biến động đó là do 2 nguyên nhân sau: - Thứ nhất là do năng suất trung bình (W) của tỉnh Hải Dương năm 2000 so với năm 1996 tăng 42,08 %, từ 5,114 triệu VND/lao động lên 7,2662 triệu VND /lao động tức là 2,1522 triệu VND/lao động. Do đó đã làm tăng GDP lên 42,08 % hay một lượng tuyệt đối là 1.893.677 triệu VND. - Thứ hai là do tổng số lao động của tỉnh Hải Dương tăng lên cụ thể là từ 872.305 lao động (năm 1996) lên 879.893 lao động (năm 2000). Do đó làm cho GDP tăng 0,87 % hay một lượng là 38.773 triệu VND. Trong 2 mô hình trên chúng ta đã thấy 2 nhân tố tác động đến sự tăng GDP. Bây giờ ta sang mô hình phân tích gồm 3 nhân tố tác động đến GDP. GDP1 SW1.T1 W1ST1 W01. ST1 W0. ST1 IGDP = ------- = --------- = --------- x ---------- x --------- = I(W).I(dT)I(ST) GDP0 SW.T0 W01. ST1 W0. ST1 W0. ST0 Lượng tăng (giảm) tuyệt đối: ∆GDP = GDP1 - GDP0 = (W1 - W01) ST1 + (W01 - W0) ST1 + W0 (ST1 - ST0) ∆GDP = GDP1 - GDP0 = ∆(W) + ∆(dT) + ∆(ST) Mô hình cho phép biến động GDP theo giá hiện hành hoặc giá so sánh, do ảnh hưởng của 3 nhân tố: Năng suất lao động cá biệt từng bộ phận, kết cấu lao động hao phí và tổng mức chi phí lao động Ta có: W1ST1 = GDP1 SW0.T1. W01. ST1 = -----------ST1 = SW0.T1 = 4.306.669 triệu VND ST1 W0. ST1 = 4.499.773 triệu VND W0. ST0 = GDP0 6.393.450 6.393.450 4.306.669 4.499.773 IGDP = ------------ = ----------- x ------------ x ----------- 4.461.000 4.306.669 4.499.773 4.461.000 IGDP = 1,4332 = 1,4845 x 0,9571 x 1,0087 Lượng tăng tuyệt đối ∆GDP = 6.393.450 - 4.461.000 = (6.393.450 - 4.306.669) + (4.306.669 - 4.499.773) + (4.499.773 - 4.461.000) ∆GDP = 1.932.450 = 2.086.781 + ( - 193.104 ) + 38.773 Như ở 2 mô hình trên GDP năm 2000 của tỉnh Hải Dương so với GDP năm 1996 của tỉnh, theo giá hiện hành tăng 43,32 % hay tăng môt lượng là 1.932.450 triệu VND. Sự biến động đó là do 3 nguyên nhân sau: - Thứ nhất là do năng suất lao động cá biệt từng bộ phận tăng lên, cụ thể: + Ngành nông, lâm nghiệp, thuỷ sản tăng là 2,616 triệu VND lên 3,2662 triệu VND. + Ngành công nghiệp, xây dựng tăng từ 20,7478 lên 33,8509 triệu VND. + Ngành dịch vụ và ngành khác tăng từ 13,3313 lên 23,2086 triệu VND. Do đó đủ làm cho GDP tăng lên 48,45 % hay một lượng tuyệt đối là 2.086.781 triệu VND. - Thứ hai, là do kết cấu hay tỷ trọng lao động của các ngành có năng suất lao động cao giảm xuống đã làm cho GDP giảm 4,29 % tương ứng với một lượng tuyệt đối là (- 193.104 ) triệu VND. - Thứ ba, là do tổng số lao động của tỉnh tăng lên cụ thể là từ 872.305 người năm 1996 lên 879.893 người năm 2000. Do vậy, đã làm cho GDP tăng lên 0,87 % tương ứng với một lượng tuyệt đối là 38.773 triệu VND. Trong phân tích chỉ tiêu GDP ta đã thấy được sự tăng lên của GDP là do 3 nhân tố: Năng suất lao động cá biệt từng ngành, năng suất lao động bình quân của toàn tỉnh và tổng lao động của toàn tỉnh. Và nhân tố làm giảm GDP đó là sự giảm lao động trong các ngành có năng suất lao động sự giảm này không đáng kể do vậy GDP của tỉnh vẫn tăng nhanh.Do năng suất lao động của các ngành trong năm như sau: Đơn vị tính: Triệu VND/lao động Năm Chỉ tiêu 1996 1997 1998 1999 2000 Năng suất lao động ngành nông, lâm, thuỷ sản 2,6165 2,3615 2,7901 3,1295 3,2662 Năng suất lao động ngành CN, xây dựng 20,7478 24,0961 34,2459 31,2434 33,8509 Năng suất lao động ngành dịch vụ 13,3313 16,9019 20,4351 22,23 23,2086 Năng suất trung bình của toàn tỉnh 5,1140 5,4997 6,5540 6,8716 7,2662 Nhìn chung thì cả 3 ngành năng suất lao động đều tăng lên nhưng chỉ có ngành xây dựng là năng suất lao động tăng lên nhanh chóng và sau đó đến ngành dịch vụ. Còn lại ngành nông nghiệp thì năng suất tăng rất chậm bởi vì lao động có trình độ trong nông nghiệp chiếm rất ít chủ yếu là lao động chưa qua đào tạo và lực lượng này chiếm tới gần 80 % lao động trong nông nghiệp. Lao động nông thôn chiếm một tỷ trọng tương đối lớn, lao động thành thị chỉ chiếm dưới 15 % nhưng có xu hướng tăng lên, theo xu hướng đô thị hoá. Năm 1996 Hải Dương có 88 nghìn lao động, thành thị chiếm 10 % tổng lao động của toàn tỉnh. Đến năm 2000 Hải Dương có 135 nghìn lao động, thành thị chiếm 15 % tổng lao động. Như vậy tốc độ tăng lao động của tỉnh Hải Dương trong 5 năm là 53,41 %. Trung bình tăng 11,75 nghìn lao động/năm, lao động nông thôn có xu hướng giảm. Với tốc độ giảm là 2,2 %, trung bình mỗi năm giảm 4,25 nghìn lao động. Vì vậy, mà tốc độ đô thị hoá còn chậm chủ yếu là lao động nông thôn, chưa tạo ra được những thay đổi lớn trong cơ cấu lao động. Năng suất lao động bình quân của tỉnh còn thấp và có tốc độ tăng chậm điều chủ yếu là do lao động của ngành nông, lâm nghiệp có năng suất thấp lại chiếm số lượng lớn. Điều đó cho ta thấy rõ qua bảng sau: Bảng: Lao động của tỉnh Hải Dương phân theo ngành trong 5 năm (1996 - 2000) Đơn vị tính: Lần Năm Chỉ tiêu 1996 1997 1998 1999 2000 Tỷ trọng lao động công nghiệp, xây dựng 0,08 0,08 0,07 0,08 0,08 Tỷ trọng lao động nông, lâm nghiệp, thuỷ sản 0,83 0,83 0,84 0,84 0,84 Tỷ trọng lao động dịch vụ và khác 0,09 0,09 0,09 0,08 0,08 Ta thấy tỷ trọng lao động của ngành nông, lâm nghiệp, thuỷ sản chiếm tỷ trọng trên 80 % trong 5 năm qua. Mặt khác, năng suất lao động trung bình toàn tỉnh còn thấp và tăng chậm do bản thân trình độ lao động còn thấp chủ yếu là lao động giản đơn lao động có trình độ kỹ thuật, có sự khéo léo còn chiếm tỷ trọng rất nhỏ, đặc biệt là đội ngũ lao động đã tốt nghiệp đại học trở lên. Bảng: Lao động Hải Dương phân theo trình độ 5 năm qua Đơn vị tính: Lần Năm Chỉ tiêu 1996 1997 1998 1999 2000 Tỷ trọng lao động chưa tốt nghiệp PTTH 0,79 0,71 0,63 0,64 0,64 Tỷ trọng lao động tốt nghiệp PTTH 0,17 0,17 0,22 0,21 0,22 Tỷ trọng lao động tốt nghiệp THCN, CĐ 0,12 0,10 0,12 0,11 0,11 Tỷ trọng lao động tốt nghiệp đại học trở lên 0,02 0,02 0,03 0,03 0,03 Lao động trong toàn ngành công nghiệp, xây dựng trong 5 năm qua vẫn giữ tỷ trọng tương đối ổn định trong tổng lao động của địa phương khoảng 7 đến 8 % nhưng đã có chiều hướng giảm bớt tốc độ giảm trong 5 năm là 9,5 %, trung bình giảm 1.751,75 lao động. Trong đó lao động có trình độ đại học trở lên có xu hướng tăng lên với tốc độ 2,4 %, trung bình mỗi năm tăng 11 lao động. Ta thấy là rất thấp. Bảng: Lao động nông, lâm nghiệp, thuỷ sản phân theo trình độ qua 5 năm Đơn vị tính: Lần Năm Chỉ tiêu 1996 1997 1998 1999 2000 Tỷ trọng lao động chưa tốt nghiệp PTTH 0,789 0,779 0,779 0,769 0,759 Tỷ trọng lao động tốt nghiệp PTTH 0,2 0,21 0,21 0,22 0,22 Tỷ trọng lao động tốt nghiệp THCN, CĐ 0,01 0,01 0,01 0,01 0,02 Tỷ trọng lao động tốt nghiệp đại học trở lên 0,001 0,001 0,001 0,001 0,001 Lao động nông nghiệp chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng lao động của địa phương ổn định trong 5 năm qua ở mức 83 % đến 84 %. Tốc độ tăng của lao động nông nghiệp là 2,647 trung bình tăng 4.749 lao động/năm. Tỷ trọng lao động tốt nghiệp THCN, CĐ chiếm dưới 2 %. Và tỷ trọng lao động tốt nghiệp đại học chỉ chiếm có 0,1 %. Như vậy việc thực hiện tăng năng suất ngành nông nghiệp là rất khó khăn, tăng lượng tri thức trong nông nghiệp của tỉnh nhà trong các năm tới sẽ còn nhiều điều phải làm và quá trình thực hiện CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn vấp phải những khó khăn cơ bản là thiếu những cán bộ có trình độ kỹ thuật, trình độ quản lý nên hiệu quả sản xuất nông nghiệp có thể có những chiều hướng xấu. Bảng: Lao động dịch vụ và khác phân theo trình độ 5 năm Đơn vị tính: Lần Năm Chỉ tiêu 1996 1997 1998 1999 2000 Tỷ trọng lao động chưa tốt nghiệp PTTH 0,59 0,57 0,57 0,42 0,40 Tỷ trọng lao động tốt nghiệp PTTH 0,18 0,18 0,18 0,21 0,22 Tỷ trọng lao động tốt nghiệp THCN, CĐ 0,21 0,22 0,22 0,23 0,23 Tỷ trọng lao động tốt nghiệp đại học trở lên 0,12 0,13 0,13 0,14 0,15 Lao động trong ngành dịch vụ có xu hướng giảm với tốc độ giảm trong 5 năm qua (1996 - 2000) là 5,61 %, trung bình giảm là 1.100,25 lao động mỗi năm. Tỷ trọng của lao động dịch vụ chiếm trong tổng số lao động của địa bàn với tỷ lệ là 8 đến 9 % nhưng có trình độ rất cao và có xu hướng ngày càng tăng lên cụ thể: Tỷ trọng lao động chưa tốt nghiệp PTTH chỉ chiếm 59%, năm 1996 đến năm 2000 chỉ còn 40 %. Với tốc độ giảm là 21,87 %, trung bình mỗi năm giảm 278,75 lao động, tỷ trọng lao động tốt nghiệp đại học chiếm tỷ lệ khá cao 12 % vào năm 1996 và 15 % năm 2000 với tốc độ tăng trong năm là 12,8 %, trung bình mỗi năm tăng 311 lao động. Lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật, có trình độ văn hoá cao chiếm một tỷ trọng khá cao trong các ngành công nghiệp, xây dựng và ngành dịch vụ, nhưng tỷ trọng lao động trong toàn bộ lao động của địa phương là rất thấp dưới 10 % mỗi ngành. Do đó năng suất trung bình lao động bình quân toàn địa phương còn thấp. Nếu ta xét lao động của toàn bộ địa phương theo ngành thì ta thấy một sự mất cân đối lớn giữa lao động làm trong các ngành công nghiệp, xây dựng dịch vụ và ngành nông, lâm nghiệp, thuỷ sản. Lao động trong ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản chiếm trên 80 %, còn lại dưới 20 % là của 2 ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ. Trong 5 năm qua (1996 - 2000) tốc độ tăng lao động của toàn tỉnh là 0,87 %, trung bình tăng 1.897 lao động một năm, trong đó: - Lao động chưa tốt nghiệp phổ thông có tốc độ giảm là 2,67 %, trung bình mỗi năm giảm 4.363,5 lao động, điều này rất phù hợp với xu hướng hiện nay. - Lao động tốt nghiệp PTTH có tốc độ tăng nhanh nhất, với tốc độ trong 5 năm là 12,58 %, tung bình mỗi năm tăng 5.432,5 lao động. - Lao động tốt nghiệp THCN, CĐ cũng có tốc độ tăng khá, với tốc độ là 5,8 % trung bình mỗi năm tăng 500 lao động. - Lao động tốt nghiệp đại học trở lên có tốc độ tăng sau tốc độ tăng của lao động tốt nghiệp PTTH với tốc độ là 10,94 %, trung bình mỗi năm tăng 328 lao động. Ta có thể thấy rõ hơn sự tác động của năng suất lao động cá biệt của từng ngành và tỷ trọng lao động của từng ngành đến năng suất lao động bình quân của toàn tỉnh bằng mô hình sau: W1 SW1.T1/ST1 SW1.T1/ST1 SW0.T1/ST1 W1 W01 I(W) = ------- = ------------- = -------------- x -------------- = ----- x ----- W0 SW0.T0/ST0 SW0.T1/ST1 SW0.T0/ST W01 W0 IW = I(W) x I(dT) Bảng biến động tuyệt đối: ∆ (W) = ∆ (W) + ∆ (dT) = (SW1.T1/ST1 - SW0.T1/ST1) + (SW0.T1/ST1 - SW0.T0/ST0) Theo số liệu ta đã có: W1 = SW1.T1/ST1 = 7,2662 W0 = SW0.T0/ST0 = 5,1140 4.306.669 W01 = SW0.T1/ST1 = ----------- = 4,8945 879.893 7,2662 7,2662 4,8945 Vậy IW = --------- = --------- x --------- 5,1140 4,8945 5,1140 IW = 1,4208 = 1,4845 x 0,9571 Lượng biến động tuyệt đối là: ∆ (W) = 7,2662 - 5,1140 = (7,2662 - 4,8945) + (4,8945 - 5,114) ∆ (W) = 2,1522 = 2,371 + (- 0,2195) Từ kết quả trên cho ta thấy năng suất lao động bình quân của tỉnh Hải Dương năm 2000 so với năm 1996 tăng 42,08 % hay từ 5,114 tăng lên 7,2662 hay tăng 2,1522. Có sự biến đổi đó là do 2 nguyên nhân: - Thứ nhất là do năng suất lao động cá biệt từng ngành tăng lên cụ thể là: + Ngành nông, lâm nghiệp, thuỷ sản tăng từ 2,6156 triệu VND / 1 lao động lên 3,2662 triệu VND/ lao động. + Ngành công nghiệp, xây dựng tăng từ 20,7478 triệu VND/ 1 lao động lên 33,8509 triệu VND/lao động. + Ngành dịch vụ và khác tăng từ 13,3313 triệu VND lên 23,2086 triệu VND/ 1 lao động. Làm cho năng suất lao động bình quân của toàn tỉnh tăng lên 48,45 % hay tăng một lượng tuyệt đối là 2,3717 triệu VND/ 1 lao động. - Thứ hai là do tỷ trọng lao động của các ngành có năng suất cao giảm xuống, cụ thể ngành dịch vụ giảm từ 9 % xuống còn 8 % làm cho năng suất lao động trung bình của tỉnh năm 2000 giảm xuống 4,29 % hay một lượng tuyệt đối là (- 0,2195) triệu VND/ 1 lao động. Tóm lại, trong phân tích một số mô hình cho chúng ta thấy sự tăng lên của GDP trong 5 năm qua chủ yếu do 2 nhân tố. Thứ nhất là do nguồn lao động tăng lên nhưng yếu tố này chỉ đóng góp phần rất nhỏ vào sự tăng đó, bởi vì lượng lao động tăng lên chủ yếu là lao động trong ngành nông, lâm nghiệp, thuỷ sản năng suất lao động rất thấp. Thứ hai là do năng suất lao động từng ngành đóng góp đây là bộ phận chủ yếu đưa GDP tăng nhanh. Năng suất lao động trung bình của toàn địa phương tăng lên. Năng suất của các ngành tăng lên là do lao động có trình độ văn hoá, kỹ thuật, sự khéo léo ngày tăng lên trong các ngành. Đặc biệt ở ngành dịch vụ, nhưng tỷ trọng lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật, trình độ văn hoá cao trong các ngành còn chiếm một phần rất nhỏ. Vì vậy tiềm năng tăng năng suất lao động của các ngành rất lớn. Vì vậy GDP của tỉnh trong 5 năm tới còn có sự tăng nhanh. Ta có thể dự đoán GDP của tỉnh Hải Dương vào năm 2005 theo 3 mô hình sau: Mô hình 1: Dự đoán dựa vào lượng tăng tuyệt đối bình quân của thời kỳ (1996 - 2000) Ta có mô hình: yi + l = yi + d x l Trong đó: yi + l : Là mức độ dự báo của thời kỳ (i + l) yi : Là mức độ thực tế của thời kỳ i d : Là lương tăng (giảm) tuyệt đối bình quân của thời kỳ 1996 - 2000 yn - y1 Ta có: d = -------- n - 1 l : Là tầm xa dự đoán hay khoảng thời gian dự đoán. Trong mô hình này ta đang dự đoán giá trị GDP của năm 2005 của tỉnh Hải Dương dựa vào số liệu thời kỳ (1996 - 2000) Vậy ta có: GDP 2005 = y2000 + 5 = y2000 + d x 5 Ta có: y2000 = 6.393.450 triệu VND y2000 - y 1996 6.393.450 - 4.461.000 d = -------------- = ----------------------- = 483.112,5 triệu VND n - 1 5 - 1 Vậy GDP2005 = 639.3450 + 483.12,5 x 5 = 8.809.012,5 triệu VND Mô hình 2: Dự đoán dựa vào tốc độ phát triển trung bình hàng năm Ta có mô hình: yn + l = yn x Pl Trong đó: yn + l : Là mức độ dự báo ở thời kỳ (n + l) yn : Là mức độ thực tế ở thời kỳ n yn P = n - 1 ----- : Là tốc độ phát triển bình quân năm y 1 l : Là tầm xa dự đoán Theo số liệu ta có:GDP2005 = y2000 x P5 y2000 6.393.450 Ta có: P = 5 - 1 ------ = ----------- = 1,094 (lần) y1996 4.461.000 Vậy mức độ dự đoán GDP năm 2005 là: GDP2005 = 6.393.450 x (1,094)5 = 10.018.536 triệu VND Mô hình 3: Dư đoán dựa vào hàm xu thế Ta có mô hình dự đoán: yt +l = f( t+l ) Dựa vào số liệu GDP trong 5 năm (1996-20000 của Hải Dương ta lạp hàm xu thế: y t = a + bt Trong đó: yt : Mức đo lý thuyết a, b : là các tham số t : là thứ tự thời gian l : là tầm xa dự đoán Tham số a, b được xác định bằng hệ phương trình sau : S y = n a + b S t St y = a S t + b S t2 Ta có bảng tính toán sau: Năm GDP (y i)Triệu VND Phần tính toán Thứ tự thời gian (t) t2 t.yi 1996 4.461.000 1 1 4.461.000 1997 4.830.000 2 4 9.660.000 1998 5.694.000 3 9 17.082.000 1999 6.009.953 4 16 24.039.812 2000 6.393.450 5 25 31.967.250 Cộng 27.388.403 15 55 87.210.062 Từ bảng tính toán trên ta thay vào hệ trên để tìm các tham số a, b . Ta có: 27.388.000 = 5a + 15 b 87.210.062 = 15a + 55 b Giải ra ta có : a = 3.964.224,7 b = 504.485,3 Vậy ta có hàm xu thế là: yt= 3.964.224,7 + 504.485,3 t Do đó mức dự đoán GDP năm 2005 cho Tỉnh Hải Dương là : GDP 2005=y( t+l) = 3.964.224,7 + 504.485,3 (t +l) GDP2005 =y(5+5) = 3.964.224,7 + 504.485,3(5+5) = = 3.964.224,7 + 5.044.853 = 8.739.077,7 Triệu VND +Như vậy GDP dự đoán năm 2005 của tỉnh Hải Dương theo phương pháp 1 là 8.809.012,5 triệu VND ,theo phương pháp 2 là 10.018.536 triệu VND và theo phương pháp 3 là 8.739.077,7 Triệu VND Như vậy qua 3 mô hình dự đoán đưa ra ở trên, ta có 3 kết quả về mức GDP năm 2005 của Tỉnh Hải Dương. Vậy để sử dụng kết quả nào cho sát với thực tế, thì chúng ta phải xem mô hình dự đoán nào tốt nhất .Để đánh giá ta sẽ so sánh bình phương các phần dư (SSE) của từng mô hình, mô hình nào có SSE nhỏ nhất là tốt nhất. Ta có : SSE = S ( yt - yt ) 2 Trong đó : yt l à mức độ thực tế : yt là mức độ lý thuyết Ta có bảng tính toán sau : t yt yt (yt - yt ) ( yt - yt )2 1 4.461.000 4.461.000 0 0 2 4.830.000 4.944.112,5 114.112,5 13.021.662.656,25 3 5.694.000 5.427.225 266.775 71.168.900.625 4 6.009.953 5.910.337,5 99.615,5 9.923.247.840,25 5 6.393.450 6.393.450 0 0 Tổng 94.113.811.122,50 Như vậy ta có : SSE1 = S ( yt - yt ) 2 = 94.113.811.122,50 Sang mô hình 2 ta có : t yt yt (yt - yt ) ( yt - yt )2 1 4.461.000 4.463.401,8 -2.401,8 5.768.643,24 2 4.830.000 4.882.961,6 -52.961,6 2.804.931.074,56 3 5.694.000 5.341.959,9 352.040,1 123.932.232.008,01 4 6.009.953 5.844.104,2 165.848,8 27.505.824.561,44 5 6.393.450 6.393.450 0 0 Tổng 154.248.756.287,25 Từ kết quả bảng trên ta có : SSE2 = S ( yt - yt ) 2 = 154.248.756.287,25 Sang mô hình 3 ta có kết quả tính toán sau : t yt yt (yt - yt ) ( yt - yt )2 1 4.461.000 4.468.710 -7.710 59.444.100 2 4.830.000 4.973.195,3 143.195,3 20.504.893.942,09 3 5.694.000 5.477.680,6 216.391,4 46.825.237.993,96 4 6.009.953 5.982.165,9 27.787,1 772.122.926,41 5 6.393.450 6.486.651,2 -93.201,2 8.686.463.681,44 Tổng 76.848.162.643,09 Như vậy ta có : SSE3 = S ( yt - yt ) 2 = 76.848.162.643,09 Từ 3 kết quả trên ta thấy SSE3 < SSE1 < SSE2 .Như vậy mô hình 3 là mô hình dự đoán tốt nhất trong 3 mô hình đưa ra ở trên, với mức dự đoán GDP năm 2005 của tỉnh Hải Dương là 8.739.077,7 Triệu VND Để có tốc độ tăng trưởng GDP khá cao đó, không thể kể đến hoạt động đầu tư XDCB. Hoạt động đầu tư trong 5 năm qua từ 14.390.022 triệu VND năm 1996 lên 2821072 triệu VND năm 2000, tăng 1182070 triệu VND, trung bình mỗi năm tăng 295517,5 triệu VND, với tốc độ tăng là 16,17 % mỗi năm. Trong đó: - Đầu tư cho lĩnh vực công nghiệp có phần giảm: Với tốc độ giảm 15,13 % mỗi năm với một lượng tuyệt đối trung bình là 2250 triệu VND mỗi năm. - Đầu tư cho lĩnh vực nông nghiệp tăng nhanh đáng kể: Với tốc độ tăng trung bình hàng năm 4,88 % tương ứng với một lượng trung bình là 1025 triệu VND mỗi năm. - Đầu tư cho các ngành dịch vụ chiếm một tỷ trọng rất lớn và có tốc độ tăng bình quân hàng năm 16,58 % với lượng tăng tuyệt đối bình quân hàng năm là 2967435 triệu VND. Tỷ trọng vốn đầu tư trong GDP của tỉnh trong 5 năm qua được thể hiện trong bảng sau: Đơn vị tính: % Năm Tỷ trọng 1996 23,26 1997 26,34 1998 27,09 1999 71,34 2000 40,99 Sở dĩ năm 1999 có tỷ trọng vốn đầu tư cao như vậy là do vốn đầu tư cho Nhà máy nhiệt điện Phả Lại II là 3.990.000 triệu đồng. Ta thấy tỷ trọng vốn đầu tư /GDP tăng rất nhanh, năm 1996 tỷ lệ này mới là 23,26% đến năm 2000 đã là 40,99 %. Tính chung vốn đầu tư phát triển toàn xã hội thực hiện cả giai đoạn 1996 - 2000 thì toàn tỉnh đạt 11.162.569 triệu VND. Tỷ trọng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội giai đoạn 1996 - 2000 của Hải Dương chiếm trong GDP bình quân là 37,804 %/năm cao hơn rất nhiều so với bình quân cả nước (28,6 %/năm) Vốn đầu tư phát triển toàn xã hội giai đoạn 1996 - 2000 đã tập trung vào những mục tiêu chủ yếu của đất nước nói chung và mục tiêu của Hải Dương nói riêng đó là những mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội chủ yếu của tỉnh nhà như: Phát triển nông nghiệp và nông thôn, xoá đói giảm nghèo, phát triển nguồn nhân lực, khoa học và công nghệ phát triển kết cấu hạ tầng, phát triển các khu công nghiệp và dịch vụ v.v... Nhờ tăng vốn đầu tư, mà số lượng công trình hoàn thành đưa vào sử dụng cũng như năng lực thiết bị của hầu hết các ngành sản xuất, dịch vụ được nâng lên, tạo ra một số năng lực sản xuất mới, là cơ sở thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh ở giai đoạn sau, giai đoạn 2001 - 2005. Thật vậy, 5 năm qua toàn tỉnh đã làm mới đực 57 km đường nhựa, bê tông và 174 km đường cấp phối, 100 % số xã đã có đường ô tô về đến xã và nâng cấp nhiều km quốc lộ, đường lộ tỉnh, liên huyện, liên xã. Hệ thống bưu chính viễn thông phát triển khá nhanh, 100 % số xã có máy điện thoại, tất cả các huyện đều được xây các bưu cục, có một tổng đài điện tử và tuyến cáp quang, vi ba số, mật độ điện thoại đến nay đạt 2,1 máy/100 dân bằng 0,58 lần mật độ điện thoại toàn quốc (3,6 máy/100 dân). Hệ thống thuỷ lợi được nâng cấp, số các trạm bơm ngày một tăng cả về số máy lẫn công suất thiết kế: Số trạm bơm nước tưới tiêu tốc độ tăng bình quân mỗi năm là 0,3 %, công suất thiết kế tăng 9 %, số máy tăng 9,1 %. Vì vậy diện tích được tưới tiêu chủ động cả năm từ 78.800 ha năm 1996 tăng lên 80.930 năm 2000, chiếm từ 94 đến 98 % tổng diện tích được canh tác của tỉnh và có 30 km kênh mương được kiên cố hoá. Kết cấu cơ sở hạ tầng ở thành phố Hải Dương, các huyện, các thi trấn và các xã được nâng cấp một bước. Cơ sở vật chất ngành giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ, y tế, văn hoá xã hội, du lịch, thể dục thể thao và các ngành dịch vụ đều được tăng cường. Về cơ cấu vốn đầu tư phát triển toàn xã hội của tỉnh phân theo ngành kinh tế cũng đã có những chuyển biến tích cực theo chiều hướng phát triển, các ngành có hàm lượng chất lượng lao động kỹ thuật cao như ngành dịch vụ và theo chiến lược phát triển đó là ngành nông, lâm nghiệp, thuỷ sản. Hoạt động xuất nhập khẩu của tỉnh cũng có một vị trí không nhỏ trong việc tăng thêm GDP của tỉnh nhà. Giá trị nhập khẩu của tỉnh Hải Dương trong 5 năm qua có phần không ổn định: Năm 1996 là 13.155.700 USD, năm 1997 là 32.926.000 USD, năm 1998 là 26.348.000 USD, sang năm 1999 là 31.138.000 USD và năm 2000 là 28.000.000 USD. Nếu lấy năm 1996 làm gốc thì giá trị nhập khẩu năm 1997 so với năm1996 tăng 150,28 %, năm 1998 tăng 100,27 %, năm 1999 tăng 136,69 %, năm 2000 tăng 112,84 %. Như vậy ta có thể thấy nhập khẩu của tỉnh Hải Dương là không ổn định. Mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là hàng tiêu dùng và nguyên liệu cho ngành công nghiệp da - giày. Tổng kim ngạch xuất khẩu trong giai đoạn (1996 - 2000) đạt 19721600 USD, năm 1996 đạt 31.072.100 USD, năm 1998 đạt 49.822.500 USD, năm 2000 đạt 45.000.000 USD. Nếu so sánh với năm 1996 thì năm 1997 tăng là 118,6 %, năm 1998 là 101,93 %, năm 1999 là 160,34 %, năm 2000 là 144,82 %. Như vậy kim ngạch xuất khẩu của tỉnh nhà tăng rất nhanh chỉ riêng năm 1998 do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ của khu vực châu á, kim ngạch xuất khẩu bị giảm sút so với năm 1997 nhưng so với năm 1996 vẫn tăng 101,93 %. Mặt hàng xuất khẩu của tỉnh chủ yếu là gạo, nhãn khô, vải khô và giày thể thao. Sang các thị trường như Trung Quốc và Tây Âu. Tỷ trọng giá trị xuất khẩu của hàng công nghiệp chủ yếu là công nghiệp nhẹ, năm 1996 chiếm 37,63 %, năm 1997 là 33,86 %, năm 1998 là 4,22 %, năm 1999 là 30,44 % và năm 2000 là 37,78 %. Phần còn lại là tỷ trọng đóng góp của hàng nông nghiệp và chủ yếu là gạo. Xuất khẩu chủ yếu là xuất khẩu hàng nông nghiệp, chiếm một tỷ trọng là hơn 60 %. Ta so sánh giữa nhập khẩu và xuất khẩu ta thấy chủ yếu là xuất siêu. Điều này, cho thấy nền kinh tế của tỉnh nhà chủ yếu dựa vào nội lực và những đặc điểm thế mạnh của vùng đó là cấy lúa để xuất khẩu gạo và các sản phẩm cây ăn quả có giá trị cao như vải Thanh Hà, Chí Linh. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu 2 chiều bình quân năm của giai đoạn 1996 - 2000 là 13.122.560 USD. Năm 2000, với mức xuất khẩu bình quân 27,03 USD/người chỉ bằng 0,15 lần mức xuất khẩu bình quân năm 2000 của cả nước (180 USD/người). Vì vậy có thể đánh giá tỉnh Hải Dương vẫn là một trong những tỉnh có ngành ngoại thương kém phát triển. Hoạt động thương mại của tỉnh nhà trong giai đoạn 1996 - 2000 có những bước khởi sắc. Sự gia tăng nhanh chóng về số lượng các đơn vị tham gia hoạt động trên lĩnh vực này, bao gồm các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế và số hộ kinh doanh cá thể chỉ tính từ năm 1996, có 19.583 đơn vị kinh doanh thương mại hoạt động trên lĩnh vực thương mại, dịch vụ, du lịch chủ yếu là doanh nghiệp nhà nước. Đến năm 2000 toàn tỉnh đã có 22.200 đơn vị tham gia hoạt động này. Trong đó giai đoạn số đơn vị tham gia lĩnh vực thương mại tăng lên 2.617 đơn vị thuộc mọi thành phần kinh tế, trung bình mỗi năm tăng lên 654,25 đơn vị. Điều đáng chú ý ở đây là đã có sự thay đổi nhanh về cơ cấu các thành phần kinh tế tham gia. Thực hiện đường lối, chính sách xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần của Đảng và Nhà nước, bên cạnh thương nghiệp quốc doanh với nhiều cố gắng tự điều chỉnh để đảm bảo vai trò chủ đạo, các thành phần kinh tế khác cũng đã có những đóng góp đáng ghi nhận. Tổng số các đơn vị tham gia kinh doanh thương mại dịch vụ không tăng nhiều trong thời kỳ 1996 - 2000 nhưng quy mô đã có những thay đổi. Nhiều hộ kinh doanh lớn đã trở thành doanh nghiệp trách nhiệm hữu hạn hoặc doanh nghiệp tư nhân. Phạm vi hoạt động của thương mại dịch vụ cũng được mở rộng đều khắp trên cả nước, đặc biệt đến các vùng núi, vùng sâu, vùng xa. Mạng lưới chợ và các điểm bán hàng hoá, kinh doanh dịch vụ cũng được nâng cấp và phát triển rộng khắp trên phạm vi toàn tỉnh. Theo số liệu điều tra mạng lưới và lưu lượng chợ của Cục Thống kê tỉnh Hải Dương năm 2000 toàn tỉnh có 196 chợ, trong đó có 3 chợ được xây dựng kiên cố chỉ chiếm 1,53 % số chợ hiện có, bình quân 0,8 chợ/xã, ngang bằng với mức trung bình của cả nước về hệ thống chợ và các điểm bán hàng. Điều đó chứng tỏ lưu lượng hàng hoá trên thị trường khá dồi dào, thu nhập của người dân ngày một nâng cao dẫn đến sự gia tăng nhu cầu mua bán, đồng thời cũng phản ánh tính ưu việt của Nhà nước ta luôn luôn quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi cho đời sống sinh hoạt của nhân dân. Thực vậy, tổng mức mua vào của toàn tỉnh năm 1996 là 1.157.268 triệu VND, đến năm 2000 đạt 23.641.000 triệu VND, đạt tốc độ tăng bình quân là 19,55 %. Mức bán ra năm 1996 là 1.385.950 triệu VND, đến năm 2000 đạt 2.781.200 triệu VND. Với tốc độ tăng bình quân hàng năm trong giai đoạn là 19,02 %. Ngoài ra còn phải kể đến sự đóng góp của hoạt động thương mại của các doanh nghiệp sản xuất. Với cơ chế thị trường mới sản xuất gắn liền với thị trường, hàng loạt nhà máy công xưởng đã được đổi thành Công ty - vừa sản xuất, vừa trực tiếp tiêu thụ sản phẩm. Mô hình này đã giảm các khâu trung gian, góp phần nâng cao chất lượng hàng hoá giảm giá thành. Với mạng lưới các cửa hàng giới thiệu và bán sản phẩm của mình, các doanh nghiệp đã cạnh tranh trực tiếp với các doanh nghiệp thương mại. Những thành tựu của hoạt động thương mại của tỉnh nhà trong 5 năm qua là kết quả của việc thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, biện pháp của Chính phủ cũng như các chỉ thị nghị quyết của Đảng uỷ và UBND tỉnh. Đồng thời cũng có sự đóng góp rất lớn của các đơn vị kinh doanh thương mại. Theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII, VIII, Việt Nam đã thực hiện chính sách mở cửa từng bước hội nhập quốc tế và khu vực, giao lưu buôn bán với tất cả các nước trong cộng đồng thế giới ... Nhờ đó đã tác động tích cực thúc đẩy thị trường trong nước nói chung và trong tỉnh nói riêng vươn lên cạnh tranh, đồng thời gắn kinh tế địa phương với các địa phương khác, gắn nền kinh tế nước ta với nền kinh tế thế giới, thị trường trong nước với thị trường quốc tế. Môi trường pháp lý dần được hoàn thiện, kết quả tăng trưởng chung nền kinh tế địa phương đã tác động đến tăng trưởng trong hoạt động thương mại: Các ngành sản xuất công nghiệp, nông, lâm thuỷ sản đều phát triển mạnh, lực lượng hàng hoá đưa vào lưu thông ngày một dồi dào. Một vấn đề đáng nói nữa là sự bình đẳng trong kinh doanh. Bên cạnh hệ pháp luật, văn bản pháp quy, đã có những thay đổi căn bản về quan niệm đối với mọi thành phần kinh tế, đặc biệt là thành phần kinh tế ngoài Nhà nước, chú ý nhất là thành phần hộ kinh doanh cá thể. Không thể phủ nhận được vai trò rất quan trọng của đội ngũ tư thương trong lưu thông hàng hoá. Đây chính là lực lượng phân phối hàng hoá nhanh đến tay người tiêu dùng, từ miền xuôi đến miền núi, đến các vùng sâu, vùng xa. Hoạt động sản xuất công nghiệp, xây dựng và dịch vụ là hoạt động đóng góp tỷ trọng rất lớn vào GDP của địa phương và có tốc độ tăng cao phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020 của Đảng và Nhà nước về cơ bản nước ta trở thành một nước công nghiệp, chuyển đổi cơ cấu lao động, cơ cấu ngành sang các ngành có tỷ trọng lao động kỹ thuật, lao động có chuyên môn, trình độ kỹ thuật cao, từng bước công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước nói chung và quan tâm phát triển nông nghiệp nông thôn xứng đáng với vai trò và vị trí của nó trong nền kinh tế nước ta đó là CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn. Thật vậy, trong giai đoạn 1996 - 2000, giá trị tăng thêm (VA) của ngành công nghiệp , xây dựng tăng trưởng ở mức cao. Năm thấp nhất VA của ngành công nghiệp, xây dựng tỉnh nhà theo giá hiện hành chiếm tỷ trọng là 34,3 % trong GDP của toàn tỉnh, năm 1996 và đến năm 2000 là 37,8 %. Đạt tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm là 10,23 %; nhưng vẫn thấp hơn tốc độ tăng trưởng bình quân 5 năm (1996 - 2000) của sản xuất công nghiệp cả nước tăng 13,5 %. Do tăng trưởng và phát triển của sản xuất công nghiệp, xây dựng đã góp phần đáng kể cải thiện nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao và đa dạng của toàn xã hội, tăng khối lượng và chất lượng sản phẩm xuất khẩu, tăng nguồn thu ngoại tệ để tiếp tục đầu tư phát triển. Phát triển của ngành công nghiệp đã có tác động quyết định đến chuyển dịch cơ cấu chung của nền kinh tế địa phương và của nội bộ ngành công nghiệp. Từ đóng góp từ 34,3 % đến 37,3 % trong GDP của toàn tỉnh chứng tỏ có một sự chuyển dịch khá nhanh liên tục, thể hiện tính ổn định và đúng với mục tiêu của đường lối công nghiệp hoá và hiện đại hoá là tăng nhanh tỉ trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỉ trọng ngành nông nghiệp. Có thể nói sản xuất công nghiệp, xây dựng 5 năm (1996 - 2000) của tỉnh Hải Dương là thời kỳ đạt mức tăng trưởng cao và ổn định nhất, có hiệu quả cả về mặt kinh tế và xã hội. Đạt được những kết quả đó là những nguyên nhân cơ bản sau: - Kết quả của các hoạt động thu hút vốn đầu tư, từ nội lực nền kinh tế, đầu tư nước ngoài và ngân sách Nhà nước cấp vào ngành công nghiệp,xây dựng đã tạo điều kiện về vốn, kỹ thuật, công nghệ để mở rộng năng lực sản xuất ra đời những ngành công nghiệp mới (ô tô, điện tử, viễn thông) và nhiều sản phẩm mới, sản phẩm có chất lượng cao, tạo sản xuất tăng nhanh, là nhân tố quyết định tăng cao và ổn định của toàn ngành công nghiệp, góp phần phát triển nhanh xuất khẩu hàng hoá công nghiệp, thúc đẩy các doanh nghiệp trong địa phương vươn lên về tự quản lý, hạch toán độc lập, thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh trên thị trường. - Tác động tích cực của việc tổ chức và sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước. Mặc dù thực hiện chủ trương sắp xếp lại doanh nghiệp còn chậm, nhưng kết quả bước đầu đã củng cố được các doanh nghiệp còn lại hoạt động có hiệu quả hơn, tổ chức quản lý tốt hơn, thích ứng với cơ chế thị trường hơn, nhiều doanh nghiệp lớn có khả năng cạnh tranh. các chính sách khuyến khích phát triển tư nhân và các cơ sở sản xuất cá thể đã có tác dụng khai thác năng lực tiềm tàng về sản xuất công nghiệp ở địa phương, khơi dậy nhiều ngành nghề truyền thống ở các làng xã. Những năm gần đây, doanh nghiệp tư nhân đã có bước phát triển mới, nhiều công ty tư nhân có quy mô vừa và lớn ra đời, có kỹ thuật công nghệ tiên tiến trình độ quản lý kinh tế tốt tham gia thị trường có hiệu quả cao trong các ngành: May mặc tiêu dùng, chế biến gỗ cao cấp, chế biến thực phẩm, các sản phẩm cây ăn quả có giá trị cao. Thật vậy, trong 5 năm 1996 - 2000 tình hình phát triển làng nghề có những bước tiến quan trọng: Năm 1996 toàn tỉnh có 28 làng nghề đến năm 2000 có 54 làng nghề. Số các làng nghề này chủ yếu là làng nghề truyền thống của địa phương và làng nghề chế biến nông sản. Nhưng hiệu quả của những làng nghề này ở mức rất thấp, tỷ lệ số làng nghề phát triển tốt trong 5 năm qua là: Năm 1996 là 32 %, năm 1997 là 30 %, năm 1998 là 26 %, năm 1999 là 27 % và năm 2000 là 277. Như vậy hiệu quả các làng nghề ngày càng giảm sút và có những làng nghề phải bỏ nghề truyền thống để đi làm những công việc khác. Vì vậy cần chú ý đầu tư và thúc đẩy phát triển các làng nghề vì chúng ta phải tính cả đến hiệu quả xã hội của chúng là giữ gìn được bản sắc, truyền thống của các địa phương. Sự quản lý của Chính phủ cũng như của UBND tỉnh kịp thời, có hiệu quả, nhiều biện pháp có tác động tích cực đến thúc đẩy sản xuất như: Chính sách kích cầu qua đầu tư, các chính sách tài chính, thuế, chính sách xuất nhập khẩu, biện pháp quản lý thị trường, chống hàng lậu, hàng giả .. Những chính sách và biện pháp của Chính phủ và UBND tỉnh đã kịp thời tháo gỡ khó khăn giúp cho các doanh nghiệp chóng phục hồi lại sản xuất ở những năm 1998, 1999 do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ châu á. Các hoạt động sản xuất công nghiệp, xây dựng, dịch vụ hoạt động đầu tư phát triển, hoạt động thương mại và hoạt động xuất khẩu đó là tất cả các hoạt động tạo những nền tảng vững chắc cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế nói chung cũng như công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn nước nhà cũng như tỉnh Hải Dương. Trên đó, là kết quả, thành tựu hoạt động của các lĩnh vực trong 5 năm 1996 - 2000 của tỉnh Hải Dương vừa góp phần đánh giá thực trạng của các hoạt động, đồng thời rút ra những mặt yếu kém của các hoạt động và rút ra những mặt mạnh để phát huy kịp thời cho thời kỳ tiếp theo 2001 - 2005 vững chắc, ổn định và tăng trưởng. Mặt khác, cũng đánh giá một cách đúng đắn quá trình CNH - HĐH nói chung ở Hải Dương trong việc thực hiện các mục tiêu và chương trình kinh tế mà Đảng và Nhà nước đã đặt ra. Qua những kết quả mà các hoạt động đạt được trong 5 năm 1996 - 2000, quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đã đạt được những kết quả ban đầu về kết quả tổng hợp của Hải Dương là đã có sự chuyển biến về cơ cấu lao động, đã có sự chuyển dịch nhanh chóng sang các ngành có hàm lượng kỹ thuật cao, chất lượng lao động, có trình độ chuyên môn mới đó là các ngành dịch vụ và ngành công nghiệp, xây dựng. Trong nội bộ từng ngành thì lao động có chuyên môn kỹ thuật cao, có trình độ văn hoá ngày càng tăng lên, điều đó có nghĩa là tỉ trọng lao động trí tuệ ngày một tăng và chiếm ưu thế so với lao động giản đơn trong tổng lao động của địa phương. Tốc độ tăng lao động trong các ngành phi sản xuất vật chất dịch vụ tăng nhanh hơn tốc độ tăng lao động trong các ngành sản xuất vật chất. Tuy những điều trên chưa đạt được nhiều song cũng chứng tỏ phần nào đang có xu hướng phát triển tăng lên trong thời kỳ tiếp theo. Về đóng góp của các ngành trong GDP bước đầu có những chuyển biến theo hướng tăng VA của những ngành có hàm lượng kỹ thuật, trình độ quản lý cao như ngành công nghiệp, xây dựng và ngành dịch vụ. Nhưng nó vẫn ở mức thấp cần tăng cường và tiếp tục phát huy trong giai đoạn tới. Đó là bức tranh tổng thể toàn bộ nền kinh tế địa phương trong 5 năm qua, đó cũng là nền tảng, động lực cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn Hải Dương. Chương IV Phần kết luận, kiến nghị ------------------ I - Hiệu quả quá trình thực hiện CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn: Trong 5 năm qua 1996 - 2000 Hải Dương cùng cả nước thực hiện quá trình CNH - HĐH nền kinh tế nói chung và nông nghiệp, nông thôn nói riêng bước đầu đã đạt được những cơ sở vững chắc, những thành tựu đáng kể trong sản xuất của các ngành cũng như quan hệ kinh tế với các địa phương khác và rộng hơn là hội nhập với quốc tế theo xu hướng toàn cầu hoá. Năm 5 qua Hải Dương đã từng bước tạo những tiền đề vững chắc và ổn định cho sự phát triển của các giai đoạn: GDP tăng trưởng với tốc độ cao, GDP đầu người qua các năm tăng dần trong khi đó tốc độ tăng dân số có xu hướng giảm. Mọi mặt của xã hội tỉnh nhà thay đổi mạnh mẽ cả về kinh tế - xã hội, đời sống nhân dân ngày càng được nâng lên đặc biệt là khu vực nông thôn và vùng núi tạo một bước phát triển mới trong nông nghiệp và nông thôn. Tuy đã đạt những kết quả đáng ghi đó về mọi mặt, một phần đã làm thay đổi bộ mặt cho nông nghiệp nông thôn tỉnh nhà nói riêng và của cả nước nói chung nhưng để thực hiện quá trình công nghiệp hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn còn rất yếu kém ở nhiều mặt. Thứ nhất là về xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho nông nghiệp nông thôn với các nội dung cơ bản là: Thuỷ lợi hoá, sinh học hoá, hoá học hoá, cơ giới hoá và điện khí hoá nông nghiệp nông thôn còn rất nhiều hạn chế. Về thuỷ lợi hoá tuy đã có những bước tiến trong lĩnh vực tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp nhưng vẫn còn yếu kém trong công tác khai thác nguồn nước sạch đẻ sử dụng cho nông thôn và vấn đề kiên cố hoá kênh mương, bảo vệ, tu bổ đê kè cống còn nhiều khúc mắc, chậm và chưa đầy đủ. Một vấn đề quan trọng để thực hiện thành công quá trình CNH - HĐH nói chung cũng như nông nghiệp nông thôn là ứng dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ vào sản xuất còn rất hạn chế, các chương trình về khoa học kỹ thuật chưa được chú trọng đúng mức, chưa có nhiều đề tài khoa học nghiên cứu về giống, cây trồng vật nuôi đem vào sử dụng. Vấn đề năng lực, thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp chủ yếu còn tồn tại ở dạng thô sơ và các máy móc nhỏ. Điện sử dụng trong nông nghiệp nông thôn chủ yếu phục vụ cho sinh hoạt là chính. Thứ hai về con người - nhân tố trung tâm trong quá trình sản xuất còn hạn chế về nhiều mặt: Trình độ chuiyên môn kỹ thuật, trình độ quản lý. Đặc biệt là đội ngũ có trình độ chuyên môn và học vấn cao không có nhiều và rất hạn chế. Thứ ba là về vốn đầu tư tuy đã có nhiều tiến bộ nhưng đầu tư vẫn chưa đồng bộ, chưa phát huy được tính chất của từng ngành và từng lĩnh vực hoạt động. Vẫn còn có tính chất đầu tư dàn trải, chưa có những dự án đầu tư trọng điểm để phát triển nông nghiệp nông thôn. Vì vậy để có những kết quả tốt hơn trong giai đoạn tới cần phải thực hiện tốt một số vấn đề sau: - Tạo nguồn vốn tích luỹ để công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn. Đó là sự tích luỹ vốn từ nguồn trong mọi thành phần kinh tế trong tỉnh và tích luỹ vốn từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước hỗ trợ, tranh thủ sự giúp đỡ và thu hút các dự án đầu tư nước ngoài về chế biến các sản phẩm nông sản, lâm sản và thuỷ sản. Đầu tư có hiệu quả cho nông nghiệp nông thôn. - Đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp. Đó là đầu tư sâu và trọng điểm nghiên cứu những cây trồng vật nuôi mới phù hợp với điều kiện tự nhiên của tỉnh nhà vào sản xuất đại trà tạo ra năng suất và phẩm chất tốt, đẩy nhanh giá trị sản xuất nông nghiệp ngày một tăng với chi phí thấp. Với khu vực nông thôn cần giúp đỡ và khuyến khích tham gia các khoa học về quy trình sản xuất giống mới, có các dự án phát triển về cơ sở hạ tầng nông thôn như điện, đường, trường, trạm ngày một tốt hơn. - Đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật, khoa học quản lý công nhân lành nghề để dần dần nâng cao tỷ trọng lao động có hàm lượng lên cao trong nội bộ từng ngành và giữa các ngành với nhau. Tỷ trọng lao động trí tuệ ngày một tăng và chiếm ưu thế so với lao động gián đơn. Tạo được đội ngũ cán bộ quản lý có năng lực và phẩm chất tốt để thực hiện thắng lợi quá trình CNH - HĐH đất nước trong giai đoạn tới (2001 - 2005). II - Về hệ thống chỉ tiêu thống kê phản ánh quá trình CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn: Vấn đề công nghiệp hoá, hiện đại hoá đã được Đảng và Nhà nước ta đặt ra và thực hiện từ nhiều Đại hôi Đảng trước nhưng đến nay hệ thống chỉ tiêu thống kê phản ánh quá trình CNH - HĐH nước ta nói chung và ngành nông nghiệp, nông thôn nói riêng vẫn chưa được xây dựng hoàn chỉnh và công bố rộng rãi, còn nhiều cản trở trong việc hoàn thành hệ thống chỉ tiêu này. Đó là điều hết sức khó khăn cho những nhà quản lý cả ở tầm vĩ mô và vi mô nói chung và những nhà thống kê nói riêng trong việc thu thập số liệu, xác định hiệu quả quá trình đó. Mặc dù trong một vài năm gần đây đã có nhiều đề tài nghiên cứu để xây dựng hệ thống chỉ tiêu này nhưng vẫn chỉ ở mức độ sơ khai chưa được cụ thể hoá một cách khoa học về số lượng chỉ tiêu, nội dung phương pháp tính và nguồn thu thập thông tin. Các chỉ tiêu này còn phân tán trong các hệ thống chỉ tiêu khác và nhiều chỉ tiêu ta phải tính và chuyển đổi từ các hệ thống chỉ tiêu khác nhau. Vì vậy, nó mang nhiều tính bất cập về nội dung và phương pháp tính, làm cho bản chất của hiện tượng cần phản ánh không chính xác. Cùng với quá trình thực hiện CNH - HĐH đất nước, ngành Thống kê cần nhanh chóng hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phản ánh trình độ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước nói chung và của từng ngành nói riêng. Vừa đáp ứng được nhu câu các thông tin cho các cấp quản lý ở tầm vĩ mô để đánh giá được việc thực hiện quá trình này của toàn bộ nền kinh tế, cũng như trong nội bộ từng ngành. Góp phần thúc đẩy nhanh chóng quá trình hội nhập và so sánh quốc tế, thúc đẩy trình độ năng lực của những nhà thống kê trong công tác xây dựng và hoàn thiện cá hệ thống chỉ tiêu thống kê kinh tế xã hội. tài liệu tham khảo ------------- - Giáo trình lý thuyết thống kê. - Giáo trình kinh tế chính trị Mác - Lênin. - Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII. - Số liệu: Cục Thống kê Hải Dương.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docS0026.doc
Tài liệu liên quan