Đề tài Sự du nhập và ảnh hưởng của đạo Tin lành trong đồng bào dân tộc H’mông ở một số tỉnh miền núi phía Bắc nước ta hiện nay để nghiên cứu

MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 1. 1ý do chọn đề tài 2. Mục tiêu nghiên cứu 3. Phạm vi nghiên cứu 4. Ý nghĩa của đề tài 5. Bố cục đề tài PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: KHÁI NIỆM CHUNG 1.1. Tiền đề cho sự ra đời của đạo Tin Lành a- Tiền đề Xã hội đạo Tin Lành b- Tiền đề nhận thức và tâm lý sự ra đời đạo Tin lành c- Vai trò của một số cá nhân trong phong trào cải cách tôn giáo 1.2. Những đặc điểm chung của đạo Tin lành CHƯƠNG 2: QUÁ TRÌNH DU NHẬP VÀ phát triển CỦA ĐẠO TIN LÀNH TRONG ĐỒNG BÀO dân tộc H’MÔNG 2.1. Quá trình phát triển đạo Tin lành ở một số tỉnh phía Bắc 2.2. Ảnh hưởng của đạo Tin lành trong đồng bào dân tộc H’mông ở một số tỉnh miền núi phía Bắc nước ta 2.3. Nguyên nhân sự ra đời của đạo Tin Lành a- Nguyên nhân khách quan b- Nguyên nhân chủ quan c- Từ đặc điểm lịch sử và văn hoá của dân tộc H’mông d- Sự yếu kém của hệ thống chính trị làm công tác tôn giáo 2.4. Những biện pháp khắc phục mặt tiêu cực của đạo Tin lành trong đồng bào dân tộc H’mông ở một số tỉnh miền núi phía Bắc nước ta a- Những nguyên tắc mang tính phương pháp luận khi giải quyết vấn đề tôn giáo b- Một số biện pháp cụ thể MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO PHẦN MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI. Địa bàn khu vực miền núi phía Bắc là nơi có nhiều dân tộc cư trú. Nơi đây không chỉ có vị trí quan trọng về kinh tế, chính trị, an ninh và quốc phòng mà gần đây còn là một trong những địa bàn phức tạp về tôn giáo. Bên cạnh một số tôn giáo, tín ngưỡng truyền thống của các dân tộc còn có các tôn giáo ngoại lai được du nhập vào với những lý do và hoàn cảnh lịch sử rất khác nhau. Công giáo và Tin lành là hai tôn giáo đã được du nhập vào một số tỉnh ở phía Bắc từ lâu, tuy không phát triển mạnh nhưng đã bám rễ ở một số dân tộc ít người (nhất là Công giáo). Từ sau năm 1954 và nhất là sau năm 1975 với nhiều lý do khác nhau, các tôn giáo này lại có sự suy giảm. Những năm gần đây, trên địa bàn này lại có sự phát triển của đạo Tin lành không bình thường do những hoạt động truyền đạo trái phép, sự phát triển đạo trái phép tạp trung chủ yếu vào đồng bào dân tộc H’mông và có sự lan rộng vào một số dân tộc khác như dân tộc Dao, dân tộc Thái. Đây là vấn đề rất đáng được quan tâm bởi sự du nhập và phát triển của đạo Tin lành trong vùng đồng bào dân tộc H’mông và một số tỉnh miền núi phía Bắc nước ta. Do vậy, tôi đã chọn đề tài “Sự du nhập và ảnh hưởng của đạo Tin lành trong đồng bào dân tộc H’mông ở một số tỉnh miền núi phía Bắc nước ta hiện nay để nghiên cứu”. 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI. - Trên cơ sở nghiên cứu du nhập và phát triển của đạo Tin lành trong đồng bào dân tộc H’mông ở một số tỉnh miền núi phía Bắc, từ đó rút ra được những nguyên nhân của tình hình đó. - Chỉ ra những tác động ảnh hưởng của đạo Tin lành đối với các mặt trong đời sống Xã hội của đồng bào dân tộc H’mông, nơi có đạo Tin lành hoạt động. - Từ đó đưa ra một số kiến nghị trong việc giải quyết nhằm góp phần hạn chế đến mức thấp nhất tình hình phát triển đạo Tin lành hiện nay trong đồng bào dân tộc H’mông ở một số tỉnh miền núi phía Bắc nước ta. 3. PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. - Phạm vi nghiên cứu của đề tài là một số tỉnh miền núi phía Bắc, trong đó tập trung chủ yếu vào các tỉnh Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu, là những tỉnh có đồng bào dân tộc H’mông theo đạo Tin lành. - Phương pháp mà chúng tôi sử dụng trước hết là phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, lôgíc và một số phương pháp như phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh 4. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI. - Đánh giá một cách tương đối hệ thống, toàn diện tình hình phát triển đạo Tin lành trong đồng bào dân tộc H’mông trên địa bàn một số tỉnh miền núi phía Bắc nước ta trong một số năm gần đây. - Qua phân tích tình hình phát triển của đạo Tin lành chỉ ra những nguyên nhân ảnh hưởng tác động của nó đối với các mặt trong đời sống xã hội, giúp cho ta hiểu thêm về một số vấn đề tôn giáo. 5. BỐ CỤC CỦA ĐỀ TÀI. Ngoài phần mở đầu, kết luận, thư mục tham khảo, niên luận được trình bày qua hai chương: Chương 1: Một số vấn đề chung về đạo Tin lành. Chương 2: Quá trình du nhập, phát triển và ảnh hưởng của đạo Tin lành trong đồng bào dân tộc H’mông ở miền núi phía Bắc nước ta trong giai đoạn hiện nay.

doc49 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 3607 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Sự du nhập và ảnh hưởng của đạo Tin lành trong đồng bào dân tộc H’mông ở một số tỉnh miền núi phía Bắc nước ta hiện nay để nghiên cứu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t thành nhiều danh thiếp có ảnh hưởng chúa cho một người H’mông. Ngoài ra cso nhiều đoàn người nước ngoài khác đến Lai Châu với danh nghĩa du lịch tự do để phát triển đạo trong vùng dân tộc thiểu số. Năm 1996-1997, trong 46 đoàn đến Lai Châu, đã có 7 đoàn để lại tài liệu tuyên truyền đạo ở phòng ngủ nhà hàng, khách sạn. Tại tỉnh Lào Cai, cuối tháng 12/1994, hai đối tượng người H’mông quốc tịch Mỹ là Hầu Thị Dua, Hầu Thị Ly nhập cảnh vào Việt Nam đã đến xẽ Điện Quan, huyện Bảo Yên để dạy hát thánh ca cho số người H’mông ở đây. Chúng đã cùng Thào Seo Chăng (một đối tượng cầm đầu truyền đạo ở Bảo Yên) đi thị sát các khu vực người H’mông ở Bảo Yên, Bảo Thắng, Sa Pa. Sau đó Dua và Ly đã đưa Thào Seo Chăng về nhà thờ số 2 – ngõ Trạm – Hà Nội để truyền đạo. Đặc biệt từ tháng 7/1998 đến nay, một nhóm đối tượng gồm 9 người mang quốc tịch Mỹ, Anh, Canada, Hà Lan do Ronan cầm đầu đã lôi kéo một số người dân ở Sa Pa. Hoạt động của nhóm này là xây dựng cơ sở trong người dân tộc, nhất là dân tộc H’mông ở các huyện Sa Pa, Bắc Hà (Lào Cai), Bình Lư, Phong Thổ (Lai Châu). Thông qua các cơ sở này chúng chuyển tài liệu, kinh thánh, băng video, băng cát-xét có nội dung truyền đạo vào vùng dân tộc H’mông, dân tộc Dao ở Lào Cai và Lai Châu. Nhóm này còn trợ cấp tiền cho một số đối tượng mà chúng mua chuộc được để hoạt động. Cùng với hoạt động của các thế lực nước ngoài và trong nước, Hội thành Tin lành miền Bắc số 2- Ngõ Trạm là một đầu mối quan trọng làm cho đạo Tin lành phát triển ở khu vực này. Hội thánh Tin lành miền Bắc đã tổ chức đón tiếp người H’mông rất thịnh tình, niềm nở và chu tất ngay từ những ngày đầu [41.108]. Từ trung tâm này, họ đã bồi dưỡng, tổ chức, tài trợ cho đội ngũ người H’mông đi tiên phong cho việc truyền đạo. Dựa vào số người H’mông xuống cơ sở số 2 – Ngõ Trạm, số “Tây ba lô” hành trình lên miền ngược, len lỏi vào vùng xa xôi, hẻo lánh để tranh thủ truyền đạo. Hội thánh Tin lành miền Bắc đã thực sự thúc đẩy hoạt động truyền đạo Tin lành. Như vậy, âm mưu lợi dụng đạo Tin lành để chống phá cách mạng nước ta, cùng phương thức truyền đạo chủ động, tích cực, tinh vi của lực lượng truyền đạo là một nguyên nhân rất quan trọng, trực tiếp dẫn đến sự phát triển nhanh chóng của đạo Tin lành trong đồng bào dân tộc H’mông ở một số tỉnh miền núi phía Bắc nước ta. c. Từ đặc điểm lịch sử và văn hoá của dân tộc H’mông. *Từ đặc điểm lịch sử. Dân tộc H’mông có một chiều dày lịch sử, một truyền thống văn hoá và tâm lý dân tộc khá bền vững. Đây là một trong những dân tộc hình thành khá sớm. Họ định cư ở vùng lãnh thổ giữa lưu vực sông Hoàng Hà và Dương Tử của Trung Quốc. Dân tộc H’mông đã biết canh tác nông nghiệp từ lâu đời và có nền văn hoá riêng của mình. Vì vậy họ đã thiết lập được một vương quốc khá sớm với tên gọi Tam Miêu từ đời nhà Chu (trước công nguyên). Người H’mông đã từng là một trong những chủ nhân của một quốc gia phong kiến có nền văn hoá khá phát triển, từng “xưng hùng tranh bá” với người Hán ở phía Bắc và các tộc người khác trong khu vực (nhiều nhà nghiên cứu xem người H’mông là chủ nhận của nước Sở). Trong qúa trình người Hán bành chướng xuống phía Nam sông Dương Tử, người H’mông từng bước mất dần đất đai cư trú xưa, bị phân chia thành các nhóm H’mông. Đến cuối đời nhà Đường, do bị đàn áp và bóc lột của người Hán, phần lớn người H’mông di cư xuống các tỉnh Hồ Nam, Quí Châu [38-10.21]. Vào các triều đại nhà Tống. Nguyên, người H’mông liên tục nổi dậy chống lại sự áp bức của người Hán, bị người Hán đàn áp đẫm máu “người miêu chết không biết bao nhiêu mà kể, xương chất thành núi, máu chảy thành sông”, buộc họ phải di cư xuống phía Nam các tỉnh Tứ Xuyên, Quảng Châu, Vân Nam (ngày xưa là đất Xuyên. Kiềm, Diên, Ba Thục - nơi phát sinh của Đạo giáo). Tại vùng đất mới nhm vẫn kiên cường chống lại sự áp bức bóc lột, đồng hoá của người Hán “cứ 20 năm có một cuộc khởi nghĩa vừa, 70 năm có một cuộc khởi nghĩa lớn”. Dưới các triều đại phong kiến Minh (1441-1843) và Thanh (1844-1911), giai cấp phong kiến Hán đẩy mạnh chính sách đồng hoá và tiêu diệt các tộc người không thuần phục Hán với một loạt chính sách mới được thực thi ở vùng nhm và đẩy họ vào bước đường cùng, buộc họ phải nổi dậy. Trong đó tiêu biểu là hai chính sách sau đây: “Cải thổ lưu quan”, đưa quan lại người Hán đến cai trị trực tiếp ở vùng nhm thay cho chính sách cũ dùng người dân tộc trị người dân tộc. “Đồn điền dương dùng, thiết ca phòng Miêu”, lập các đồn điền thu lương nuôi quân, lập đồn ải phòng người Miêu (H’mông) nổi dậy. Nhiều cuộc khởi nghĩa lớn ở thời kỳ này liên tục nổ ra, đến nay còn in đậm trong ký ức các thế hệ người H’mông, nhất là cuộc nổi dậy do Trương Tú Mi lãnh đạo người H’mông tham gia phong trào Thái Bình thiên quốc (1853 - 1871). Trong các năm 1735, 1736, 1800, 1801, 1803, 1846, 1848, 1853... người H’mông đã tập hợp dưới cái gọi là “vua Miêu xuất thế” để đấu tranh chống lại chính sách đồng hoá dân tộc, cướp đất đai, xua đuổi của quan lại nhà Hán. Nhưng tất cả các cuộc khởi nghĩa của người H’mông đều bị người Hán đàn áp đẫm máu. Đặc biệt là khi phong trào Thái Bình thiên Quốc thất bại, người H’mông bị đàn áp dã man, cột bêu đầu cắm dài mấy chục cây số... Hàng chục nghìn người H’mông ở Nam Trung Quốc bị giết, bị xua đuổi khỏi đất tổ tiên, phiêu bạt đến vùng núi cao ở các quốc gia Đông Nam Á [41]. Những thiên sử khốc liệt ấy còn ghi đậm trong tiềm thức dân tộc H’mông. Người H’mông đến Việt Nam mới khoảng 200-300 năm nay. Có ba đợt di cư lớn vào cao nguyên Đồng Văn (Hà Giang), Lào Cai và Tây Bắc [ 38]. Các đợt di cư nhỏ của người H’mông vào nước ta kéo dài đến năm 1948. Đến Việt Nam, người H’mông sớm hình thành ý thức làm chủ vùng núi cao với điều kiện sống khắc nghiệt, ý thức đoàn kết cùng các dân tộc anh em trong quá trình xây dựng , bảo vệ đất nước Việt Nam, mảnh đất che chở cho cuộc sống bình yên, sự tồn tại của dân tộc mình. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, dân tộc H’mông một lòng đi theo Đảng, theo cách mạng, đóng góp sức người, sức của cho cuộc chiến tranh giành độc lập dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Từ lịch sử, văn hoá và tâm lsy dân tộc H’mông chúng ta thấy rằng: - Dân tộc H’mông đã từng là một dân tộc có trình độ văn minh tương đối phát triển. Đây là một dân tộc có bề dày lịch sử và truyền thống đấu tranh kiên cường chống lại quá trình bành trướng và đồng hoá các dân tộc nhỏ của triều đại phong kiến nhà Hán. Lịch sử đó với những trang thấm đầy máu và nước mắt của biết bao cuộc khởi nghĩa bị thất bại, bị đàn áp khốc liệt. Lịch sử đó gắn liền với các thế hệ người H’mông trên con đường từ bỏ “quê cha đất tổ” tìm quê hương mới ở các quốc gia Đông Nam Á. Dấu ấn lịch sử hào hùng, bi tráng ấy đã in đậm vào ký ức người H’mông khiến họ vừa có niềm tự hào của một dân tộc đã từng có “một thời oanh liệt”, vừa tiềm ẩn nỗi xót xa cho thana phận tha hương li tán của dân tộc mình. Chính vì thế họ luôn khát vọng về một “vị cứu tinh”, “thủ lĩnh” xuất hiện, dẫn họ trở lại thời “hoàng kim” xưa. Biểu tượng về một “ông vua” tài giỏi, có đủ khả năng dẫn dắt người H’mông vượt qua mọi đau khổ, đi tìm “miền đất hứa” không phai mờ, luôn tiềm ẩn trong tâm thức của dân tộc này. Do vậy, nguyên nhân trực tiếp cho phong trào đấu tranh của người H’mông ở các thời kỳ lịch sử đều mở đầu bằng các tín hiệu “vua xuất thế”, “đi tìm tổ quốc H’mông”, gây tâm lý xao động trong đời sống tinh thần dodòng bào. Phải chăng trong sâu thẳm tiềm thức của người H’mông có một nỗi nhớ da diết, nỗi tiếc thương, cả nỗi oán giận về một thời “Vàng son”, “dĩ vãng” khó mà giải trừ ra khỏi đời sống tâm linh của dân tộc này. Một thứ tiềm ẩn đã chìm sâu vào thế giới vô thức, nhưng khi gặp điều kiện đánh thức dậy thì gây ra cảm xúc tập thể mạnh mẽ, cuốn hút mọi người theo tiếng gọi của “cái thiêng”. Họ rơi vào cảm xúc muốn thoát ra khỏi cuộc sống hienẹ nay để bay vào một thế giới hoang tưởng xa vời với “tầng trời sáng sủa”, để rồi rốt cuộc vẫn là cuộc sống bên núi đá, sương mù, đói nghèo, bệnh tật, mù chữ... Trong hoàn cảnh đó, lực lượng truyền đạo Tin Lành đã tranh thủ thời cơ để ra sức phát triển đạo. Đến nay các nhà nghiên cứu còn chưa xác định được thời điểm cụ thể của hiện tượng “xưng vua” của người H’mông. Nhưng mọi người đều thừa nhanạ hiện tượng xưng vua đã tồn tại từ lâu và diễn ra ở hầu hết các vùng người H’mông cư trú. Điều đáng chú ý là hiện tượng xưng vua ở người H’mông mang sắc thái của các “phong trào cứu thế” thường xuất hiện ở các dân tộc bị hẫng hụt trong tâm thức, như người H’mông theo đạo Công giáo, Tin lành ở Nam Trung Quốc; phong trào “xưng chương” ở người Khơ Mú; phong trào “Xămbrăm” ở người H’rê... Từ năm 1951 đến 1986, trong vùng người H’mông ở các tỉnh miền Bắc nước ta đã xảy ra 24 vụ “xưng vua”, bạo loạn, gây phỉ. Trong đó tiêu biểu là ở Phong Thổ (Lai Châu, 9-1954), Lai Châu và Sơn La (1958), Cao nguyên Đồng Văn (Hà Giang, 12-1959), Phi Long (Lào Cai , 1960), Bản Chùa (Lai Châu, 1967)... Khác với các lần xưng vua trước đây, những lần xưng vua gần đây đã bị các thế lực phản động lợi dụng để phát triển tôn giáo, làm cho diễn biến hào bình ngày càng phức tạp, khó quản lý, bộc lộ yếu tố chính trị phản động. Khởi đầu các vụ xưng vua bao giờ cũng xuất hiện các tín hiệu “vua H’mông sắp xuất hiện” nhằm gây xáo động tình cảm người H’mông, kích thích tâm lý cảu đồng bào hướng về một “cuộc sống mới”. Trong các cuộc xưng vua, người đứng ra xưng vua không bào giờ tự nhận mình là vua. Họ đặt vị trí của họ thấp hơn và gần gũi với vua, như là “con của vua”, “kẻ thừa hành”, “người dưdợc sai khiến”... Trong hiện tượng xưng vua, hình ảnh “ông vua” đã được thần thánh hoá, có nhiều quyền lực và nhiều phép màu (ảnh hưởng này là của Đạo giáo). Chẳng hạn, họ tuyên truyền rằng nếu dưdợc vua phù phép thì đạn của kẻ thù bắn không thủng da thịt; vua có thể biến cây cỏ thành gươm giáo, biến đá to thành trâu bò, đá nhỏ thành lợn gà; vua ra sẽ đón người H’mông về với tổ tiên... Trước đây người H’mông mong đợi vua ra để theo vua, bây giờ họ mong vua ra, vua sẽ đem lại cuộc sống tốt đẹp ngay trên trần thế này: không làm cũng có ăn, cây sẽ cho ngọn là lúa, thân ra bắp ngô, gốc ra quả đậu. Họ mong vủa ra để trở thành một lớp người mới, sống sung sướng, hạnh phúc. Tiến trình xưng vua thường không kéo dài, nhưng được thiêng hoá khá đậm nét, khiến cho những người tham gia đắm chìm trong bầu không khí phấn khích hư thực [15.15]. Xưng vua là tín ngưỡng mang tính thế tục, có tính chất tôn giáo [35.15-16], nó có vai trò “đền bù hư ảo” giúp cho người H’mông về một hành phúc khi “vua về”. Xưng vua là điều kiện thuận lợi để bọn phản dodọng lợi dụng tuyên truyền đạo Tin lành. Với các tín hiệu về một cuộc “xưng vua” xuất hienẹ ở thời kỳ đầu truyền đạo Tin lành trái phép đã phản ánh sự bế tắc trong cuộc sống hiện tại của đồng bào. Họ phải tìm về dấu ấn lịch sử để lấy chỗ bấu víu, nương tựa, cân bằng về mặt tinh thần. Như vậy, trong niềm tự hào về một dân tộc đã từng có một thời phát triển hùng mạnh, người H’mông cũng luôn tiềm ẩn tình cảm xót ca cho thân phận tha hương của dân tộc mình. Thêm vào đó là cuộc sống hiện tại với đầy rẫy những khó khăn nơi “đất khách quê người”. Từ đó làm cho cuộc sống của người H’mông trở nên bế tắc, chao đảo. Trong tâm thức của họ luôn luôn ước mơ có một “thủ lĩnh” tối cao để giúp đỡ họ cả về đời sống tinh thần và đời sống vật chất. Tất cả những đặc điểm về mặt lịch sử và văn hoá đó của dân tộc H’mông là nguyên nhân trực tiếp làm cho đạo Tin lành có cơ hội phát triển trong vùng đồng bào ở khu vực này. *Do phong tục tập quán lạc hậu, trình dodọ dân trí thấp. Là một dân tộc có lịch sử lâu đời, dân tộc H’mông có truyền thống văn hoá, phong tục tập quán rất phong phú. Những truyền thống, phong tục tập quán đó đã trở thành cốt cách và sức sống của dân tộc H’mông. Tuy nhiên, cùng với thời gian, ngày nay có những phong tục tập quán không còn phù hợp với đời sống đồng bào nữa, nó trở thành gánh nặng đối với đồng bào, và do đó trở thành nguyên nhân phát triển của đạo Tin Lành ở khu vực này. Bên cạnh những sinh hoạt văn hoá tốt đẹp, những thuần phong mỹ tục của đồng bào H’mông, là những phong tục tập quán trở nên lạc hậu, rườm rà, hủ tục không còn phù hợp vẫn tồn tại trong đời sống đồng bào, như vấn đề tổ chức tang ma, cưới xin, cúng bái... Việc tổ chức đám cưới theo phong tục của đồng bào rất rườm rà, ăn uống kéo dài, tốn hàng trăm dodòng bạc trắng (khoảng 10 triệu đồng). Hơn nữa, sau khi cưới xong kéo theo sự xa xút về kinh tế. Nhưng nếu tổ chức đám cưới theo đạo Tin lành thì đơn giản hơn, chỉ tốn hai dodòng bạc trắng. Việc tổ chức đám tang cũng vậy, khi bố mẹ chết những người con trai phải làm sao lo đủ mỗi người một con trâu để báo hiếu bố mẹ. Bên cạnh đó là những nghi lễ phức tạp vừa tốn tiền của lại ảnh hưởng tới sức khoẻ. Người chết để trong nhà từ 7 - 10 ngày mới đem chôn, sau đó phải làm mo khô, mổ trâu, mổ lợn để ăn cả làng, cúng lễ, hát suốt ngày đêm. Nhưng nếu theo đạo Tin lành việc tổ chức đám tang đơn giản hơn. Khi có người chết không mổ trâu, bò, gà, lợn, không để lâu trong nhà. Khi đồng bào bị đau óm thì dùng thuốc chữa bệnh chứ không phải đón thày mo, thày cũng về nhà làm lễ tốn kém. Qua điều tra 57 hộ tại 3 bản người H’mông thuộc xã Bảo Nhai (Bắc Hà - Hà giang) cho thấy có 38 hộ thuộc diện thiếu đói nhưng trong năm 1993 đã chi phí cho việc ma chay, cưới xin, cúng bái hết 114 triệu dodòng. Trong khi đời sống kinh tế còn hết sức khó khăn thì những phong tục tập quán đó, trong thực tế đã trở thành “gánh nặng” trong đời sống và sinh hoạt của người dân. Theo đạo Tin lành đồng bào sẽ trút bỏ được nỗi lo cả về tâm lý và kinh tế. Họ suy nghĩ đơn giản là đường nào cũng thờ một con ma, nhưng thờ con ma Giê su đỡ tốn kém hơn. Kết quả điều tra 1000 người ở Lào Cai (1998), có 850 người H’mông trả lời là theo đạo để bỏ phong tục tập quán nặng nề. Ở Sơn La và một số tỉnh khác cũng vậy, đồng bào H’mông theo đạo thường lý giải rằng họ theo đạo nhằm thay đổi phong tục, tapạ quán lạc hậu lâu đời của ông cha để lại. Trong khi đó Tin lành đến với người H’mông vừa đơn giản, luật lệ ít phức tạp, lại hấp dẫn, phù hợp với tính cách, tâm lý của người H’mông nên họ dễ tiếp nhận. Ngoài lợi ích trước mắt là đỡ tốn kém về kinh tế, đạo Tin lành còn tạo cho họ có “niềm tin”, cái mà họ đang hẫn hụt. Mặt khác, nếu tỏng thời kỳ bao cấp, cứ theo định kỳ hàng tháng, hàng năm các đội chiếu bóng, văn nghệ đi đến khắp bản làng phục vụ bà con dân bản, thì hiện nay, trong thời kỳ của nền kinh tế thị trường các loại hình vanư hoá văn nghệ, chiếu phim... đến với các bản làng rất hiếm hoi. Có bản tỏng thời gian 5 - 6 năm liền người dân không được xem bộ phim nào. Các chương trình phát sóng của đài phát thanh, truyền hình trung ương và địa phương đến với vùng cao còn hạn chế. Một phần do diện tích phủ sóng đạt thấp, chẳng hạn ở Sơn La, từ năm 1993 về trước ở vùng cao của tỉnh không xem được truyền hình. Năm 1990 mới có một trạm thu phát lại truyền hình ở thị xã. Cho đến nay mới có 43% dân số được phủ sóng truyền hình và khoảng 50% địa bàn của tỉnh được phủ sóng phát thanh, nhưng chủ yếu vẫn là vùng thấp [8.2]. Một phần khác là do người dana thiếu phương tiện nghe nhìn như Radio, ti vi và các loại hình báo chí. Hơn nữa, nội dung các chương trình truyền hình, phát thanh, báo chí phục vụ đồng bào của chúng ta chưa kịp thời đổi mới bám sát nhu cầu thưởng thức văn hoá của dân tộc H’mông. Trong khi đó, các đài phát thanh nước ngoài tuyên truyền về đạo lại làm được điều này. Tất cả những hạn chế về công tác văn hoá tư tưởng trong vùng đồng bào H’mông trên đây khiến chúng ta cần suy nghĩ một cách nghiêm túc để tìm biện pháp khắc phục. Quan điểm Macxit chỉ rõ, nguồn gốc nhận thức là một nguồn gốc cơ bản làm xuất hiện và phát triển của tôn giáo. Tôn giáo xuất hienẹ là do trình độ nhận thức còn hạn chế của con người về tự nhiên và xã hội. Vì không lý giải được các hienẹ tượng tự nhiên, nên tự nhiên trở thành lực lượng xa lạ đối với con người, con người sùng bái tự nhiên, đó là cơ sở ban đầu để hình thành ý thức tôn giáo. Ph.Ăng ghen nhận xét: “Tôn giáo sinh ra trong một thời đại hết sức nguyên thuỷ, từ những khái niệm hết sức sai lầm, nguyên thuỷ của con người về bản chất của chính họ và thế giới tự nhiên bên ngoài, xung quanh họ [0. ] Nguồn gốc nhận thức của tôn giáo còn gắn liền với đặc điểm của quá trình nhận thức, Lê nin viết: “Thượng đế siêu hình không phải là cái gì khác mà là sự tập hợp, là toàn bộ những đặc tính chung nhất rút ra từ giới tự nhiên, song con người, nhờ vào sức tưởng tượng, tức là chính bàng phương pháp tách rời như thế khỏi bản chất cảm tính, khỏi vật chất của giới tự nhiên, lại đem giới tự nhiên biến thành một chủ thể hay là một thực thể độc lập [90]. Ông viết tiếp: “Sự phân đôi của nhận thức của con người và tính khả năng của chủ nghĩa duy tâm (= của tôn giáo) đã có trong sự trừu tượng đầu tiên, tối sơ...” [20]. Sự hạn chế về nhận thức của con người là một trong những nguyên nhân cơ bản của sự phát triển của tôn giáo nói chung, cũng như sự phát triển của đạo Tin lành trong đồng bào H’mông nói riêng. Qua khảo sát cho thấy trình độ dân trí của đồng bào H’mông ở khu vực này quá thấp, phần lớn mù chữ ! Theo số liệu điều tra năm 1998, tỉ lệ người H’mông mù chữ chiếm 87,7%, riêng ở tỉnh Hà Giang tỉ lệ mù chữ chiếm 79%, có bản 100%. số người có trình dodọ trung học chỉ chiếm 0,8% và trình độ đại học là 0,001%. Tình trạng mù chữ và tái mù chữ còn phổ biến khiến cho việc nâng cao dân trí, tuyên truyền vận dodọng đồng bào tiếp thu khoa học, văn hoá và giáo dục gặp rất nhiều khó khăn. Theo báo cáo của Ban Dân vận tỉnh Lai Châu, tháng 3-1998, riêng xã Trà Cang có 41 bản (đều là những bản lớn có trên 100 hộ) thì 33 bản không có giáo viên. Trong thực tế, 100% số người H’mông khai có trình dodọ cấp 2 thì đều không viết được chữ phổ thông. Trong khoảng 10 người học hết lớp 4 chỉ có 1 người có khả năng đọc được công văn với nội dung đơn giản. Điều tra ở xã Tủa Sinh chải cho thấy, với số dân 367 hộ, 2807 khẩu, có 6 bản, chỉ có 2 bản có giáo viên và học sinh (bản Tủa sinh Chải và San Sủa Hổ), nhưng số học sinh đến lớp cũng chỉ 5 - 10 em. Ở Sơn La, số người mù chữ trong đồng bào H’mông chiếm tỉ lệ khá cao là 76^ (có bản là 100%). có 6523 em ở độ tuổi đi học (từ 6 - 14 tuổi), thì số em đi học là 2105 em, còn số em không đi học tlà 4418 em. Có 13119 người ở độ tuổi 15 - 35, thì 10 835 người mù chữ phổ thông, 458 người biết chữ dân tộc (số liệu năm 1999). Tại tỉnh lào Cai, huyện Trạm Tấu có 4/11 bí thư chi bộ xã mù chữ, Huyện Bát Xát có 11 bí thư, chủ tịch xã mù chữ. Riêng Trạm Tấu còn 20 đảng viên mù chữ. Do trình độ dân trí thấp nên người H’mông bị hạn chế trong việc chiếm lĩnh những tri thức khoa học, nắm bắt thế giới quan duy vật biện chứng, vận dụng đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước để nâng cao đời sống. Họ không thấy được hết sự quan tâm giúp đỡ của Đảng và Nhà nước và các cấp chính quyền địa phương, đồng thời không phân biệt được âm mưu lợi dụng tôn giáo của kẻ địch, từ đó dễ bị kích động lôi kéo theo đạo. Như vậy, phong tục tập quán lạc hậu và trình độ dân trí thấp là những nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự phát triển của đạo Tin lành trong đồng bảo H’mông ở một số tỉnh miền núi phía Bắc nước ta. *Nhu cầu tín ngưỡng tôn giáo. Những thập kỷ cuối cùng của thế kỷ XX, trên thế giới đã diễn ra những biến đổi to lớn và không thể lường trước được trên hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội. Về chính trị, mặc dù sau chiến tranh lạnh, mâu thuẫn giữa hai hệ thống các nước trên thế giới bề ngoài có vẻ dịu đi, nhưng thực ra vẫn âm ỷ. Sự xung đột giữa các quốc gia trong một khu vực, giữa các tộc người trong một quốc gia, việc các thế lực chính trị phản động lợi dụng tôn giáo để gây chia rẽ, mâu thuẫn giữa các tộc người, các quốc gia vẫn đang là những nguy cơ thực tế tạo ra những đối cực mới. Về kinh tế, toàn cầu hoá, một mặt nó mang lại những ưu thế cho những nước phát triển, thì đồng thời nó lại là thách thức, nguy cơ đối với những nước đang và kém phát triển. Cùng với tăng trưởng kinh tế là những hiện tượng mất dân chủ, phân hoá giàu nghèo sâu sắc, bệnh tật, ô nhiễm môi trường, tệ nạn xã hội... Tất cả những cái đó đã tạo ra “một thế giới không thể chấp nhận được”. Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ đã tạo ra cho con người một khối lượng vật chất khổng lồ, đáp ứng ngày càng đầy đủ nhu cầu vật chất đa dạng của con người. Song nó lại tỏ ra bất lực trước nhu cầu tinh thần của con người. Sống trong xã hội như vậy, không ít người vẫn cảm thấy bơ vơ, lạc lõng trước cuộc đời. Trong hoàn cảnh đó nhiều người tìm đến với tôn giáo, Hồng Y Avaristo, tổng giám mục giáo phận Sao Pao lô (Brasil) đã tổng kết: “Mỗi khi có vấn đề lớn về công ăn việc làm, thất nghiệp và người dân không được trả lương đều đặn thì các giáo phái lại tăng vọt tín đồ mới” [40.21.65] Nước ta bước vào thời kỳ đổi mới với nhiều thành tựu trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân nói chung. Tuy nhiên, được hưởng những thành quả đó chủ yếu là người dân thành phố và đồng bằng. Ngược lạc, những thành quả cách mạng đem lại cho đồng bào các dân tộc thiểu số còn quá ít ỏi, cuộc sống của đa số người dân trong vùng còn rất khó khăn. Mơ ước về cuộc sống tốt đẹp mà bà con dân tộc H’mông áp ủ, đợi chờ bao năm trở nên xa vời. Nỗi thất vọng thay thế niềm hy vongu; nghèo đói thay thế ước mơ về sự phồn vinh. Vì thế, dù rằng tôn giáo chỉ là “hạnh phúc hư ảo”, là “mặt trời ảo tưởng”, là “bông hoa giả”, song người ta vẫn muốn tìm thấy ở đấy những gì để xoa dịu bớt nỗi đau trần thế. Người H’mông giác ngộ cách mạng, theo Đảng, Bá Hồ đấu tranh giải phóng dân tộc. Tấm lòng của người dân đối với Đảng, Bác hồ đã được chứng minh qua các cuộc kháng chiến chống pháp, chống Mỹ và kẻ thù phương Bắc. Nhưng tiếc rừng thời gian qua cách mạng chưa làm dưdợc nhiều cho đồng bào. Sau sự đổ vỡ của Liên Xô cũ và Đông Âu, cộng với những khó khăn nhiều mặt ở trong nước, lại được bọn phản động thổi phồng, xuyên tạc dưới nhiều hình thức khác nhau làm cho đồng bào hoang mang, dao động. Vì vậy làm cho niềm tin của đồng bào gửi gắm, hy vọng, nhưng sau thời gian xây dựng trên thực tế vẫn không chứng minh được những didều bà con mong muốn. Thêm vào đó những biến động của thiên nhiên xảy ra khắp nơi trên thế giới. Ngay ở Việt Nam cũng đang phải chịu hậu quả của thiên tai như hạn hán, lũ lụt, mưa bão... và thực tế, hiện tượng lũ cuốn trôi cả bản làng càng làm cho bà con đồng bào H’mông lo sự. Từ đó khiến cho huyền thoại về “ngay tận thế” vốn đã có từ lâu ở họ, nay lại bị kẻ xấu kích động càng trở nên dễ tin. Khó khăn chồng chất hàng ngày đã dấy lên nỗi khát vọng trong lòng mỗi con người, mỗi gia didnhf người H’mông, đòi hỏi một sự an ủi, thông cảm và giúp đỡ. Đúng lúc đó lực lượng truyền đạo đến tuyên truyền hình tượng Vang Chứ - Giê Su, một nhân vật có đầy quyền thế, có khả năng đem lại cuộc đời mới âm nó, hạnh phúc cho đồng bào, yêu thương gắn bó với tất cả đồng bào. Trong điều kiện như vậy, đạo Tin lành đã nhanh chóng chiếm được vị trí trong đời sống tinh thần người H’mông. Dân tộc H’mông có truyền thống lâu đời về thờ cúng tổ tiên, song giai đoạn này niềm tin khủng hoảng. Đồng bào quan niệm rằng, thờ cúng tổ tiên đã lâu nhưng không thấy tổ tiên phù hộ cho đỡ khổ. Bây giờ theo đạo thờ Vàng Vhứ - Giê su, là “đấng tối cao” có thể giúp cho đồng bào được hạnh phúc. Do vậy đồng bào đã bỏ tín ngưỡng truyền thống để đến với tôn giáo mới là đạo Tin lành. Đạo Tin lành phát triển trong đồng bào H’mông như một sự khoả lấp khoảng trống về mặt tâm linh của đồng bào. Nhìn chung, đồng bào không hề có những ý niệm về chính trị hay những triết lý cao siêu. Như vậy, sự khó khăn về kinh tế, văn hoá truyền thống lạc hậu và sự khủng hoảng niềm tin, tất cả những cái đó làm xuất hiện nhu cầu tinh thần, nhu cầu tôn giáo trong đồng bào H’mông. Trong chừng mực nhất định, Đạo Tin lành đã thoả mãn được nhu cầu đó của người dân trong vùng, vì vậy việc đồng bào H’mông theo đạo Tin lành như một tất yếu trước cuộc sống hiện tại còn bế tắc. d. Sự yếu kém của hệ thống chính trị làm công tác tôn giáo. Một trong những nguyên nhân cơ bản làm cho đạo Tin lành phát triển trong đồngbào dân tộc H’mông là sự yếu kém của hệ thống chính trị cơ sở, và cụ thể hơn là sự hạn chế của đội ngũ cán bộ làm công tác tôn giáo. Sự yếu kém của hệ thống chính trị làm công tác tôn giáo, trước hết thể hiện ở sự thiếu thống nhất về nhận thức, quan điểm của chúng ta về sự phát triển của đạo Tin lành ở đây. Sau Nghị quyết 24/TW của Bộ Chính trị (1990) và nghị định 69 của HĐBT, nay là Chính phủ (21-3-1991), việc thực hiện chính sách đối với tôn giáo trên cả nước có nhiều chuyển biến theo chiều hướng tích cực. Trên tinh thần đổi mới về chính sách đối với tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta, giáo dân, giáo sỹ, các nhà tu hành yên tâm phấn khởi cùng đồng bào cả nước sống tốt đời, đẹp đạo. Quyền tự do tín ngưỡng và tự do không tín ngưỡng của nhân dân được tôn trọng, nhìn chung các tôn giáo hoạt động theo khuôn khổ của pháp luật. Những vụ việc nảy sinh từ tôn giáo đã có sự phối hợp chặt chẽ để giải quyết kịp thời. Vì vậy đã góp phần vào việc giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội ở nhiều khu vực. Tuy nhiên, lợi dụng không khí dân chủ và chính sách cởi mở đối với tôn giáo củ Đảng và Nhà nước ta, một số giáo sỹ hoạt động tôn giáo vượt qua khuôn khổ pháp luật, trong đó có hiện tượng truyền đạo Tin lành trái phép trong đồng bào dân tộc H’mông và các dân tộc ít người khác. Đã hơn 10 năm nay, xung quanh hiện tượng Vàng Chứ và đạo Tin lành thâm nhập trái phép vào vùng dân tộc H’mông đã có nhiều cuộc khảo sát, hội thảo, văn bản hướng dẫn, nhưng các quan điểm cách nhìn nhận, đánh giá về hiện tượng trên còn khác nhau. Từ việc nhận thức Vàng Chứ là Tin lành hay giả Tin lành vẫn còn chưa nhất quán, khiến cho việc xử lý ở các địa phương còn lúng túng, thiếu sự thống nhất. Từ sự nhận thức chưa thống nhất làm cho mỗi nơi giải quyết một khác. Có nời thì buông trôi thả nổi cho những hoạt động truyền đạo trái phép, không kiểm tra theo dõi, không xử lý kịp thời, có nơi thì thô bạo dùng những biện pháp hành chính cưỡng chế ép buộc đồng bào bỏ đạo. Những cách xử lý như vậy đã vô tình đẩy quần chúng đối lập với chính quyền. Tình trạng phát triển của đạo Tin lành ở huyện Yên Minh tỉnh Hà Giang là một ví dụ. Tại huyện Yên Minh, đến tháng 4-1997 bắt đầu có 17 hộ người H’mông ở xã Sủng Thài tuyên bố chính thức theo đạo Vàng Chứ. Sự việc này huyện đã biết, nhưng lãnh đạo huyện Yên Minh lại chủ quan cho rằng: “17 hộ người dân tộc H’mông không làm nổi điều gì”, vì thế “đến tháng 10-1997 tình hình phát triển đạo Vàng Chứ lan nhanh ra 9/19 bản của xã Sủng Thài và bắt đầu lan sang các xã Sủng Tráng, Thắng Mố, Phú Lúng...” [41-124]. Cũng tại huyện Yên Minh, cán bộ bắt dân theo đạo nộp tiền, hoặc tập trung dân giữa sân uỷ ban hô vang: “ai theo Vàng Chứ thì đứng sang một bên”. [43-134]. Hệ thống chính trị ở những vùng này nhìn chung là yếu kém không đáp ứng được yêu cầu của tình hình hienẹ nay. Công tác xây dựng đảng chưa được chú ý đúng mức. Đồng thời, công tác quản lý lãnh đạo của chúng ta trong việc quan tâm sâu sát đến đời sống sinh hoạt của dodòng bào H’mông trong thời gian qua còn có những hạn chế nhất định. Các tổ chức đoàn thể hoạt động khó khăn, đơn điệu, không thiết thực, sự tồn tại của nó chỉ là hình thức. Hiện tượng “bỏ trống” địa bàn trong thời gian dài là khá phổ biến. Công tác tuyên truyền đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước còn hạn chế, trong nhiều trường hợp đã không đến được với dân. Có không ít thôn bản vùng cao, vùng đồng bào H’mông trong suốt thời gian 2 - 3 năm liền không được nghe lãnh đạo xã phổ biến chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước. Việc nghiên cứu vùng đồng bào dân tộc một cách có hệ thống, toàn diện về kinh tế - xã hội, về đời sống sinh hoạt, phong tục tập quán, tín ngưỡng... làm cơ sở cho việc hoạch định chủ trương, biện pháp để giải quyết tình hình chưa dưdợc quan tâm đúng mức. Hơn nữa, một bộ phận cán bộ đảng viên thoái hoá, biến chất, quan liêu, xa rời quần chúng. Lực lượng cốt cán mỏng và yếu, có nơi chưa xây dựng được, từ đó làm mờ dần lòng tin của dân đối với Đảng. Trong khi đó, những phần từ truyền đạo trái phép lại đến với dân bằng hoạt động xã hội từ thiện của tôn giáo. Họ nói tiến nói của dân tộc, gắn bó, thăm hỏi, cảm thông và giúp đỡ đồng bào khi cần thiết. Chính những việc làm tưởng chứng như nhỏ bé đó, nhưng rất cụ thể, thiết thực đã được dân tin tưởng và làm cho người dân H’mông theo đạo. Thực tiễn cho thấy ở những nơi chính quyền cơ sở mạnh, tổ chức Đảng và đoàn thể được củng cố, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng cao thì những tiêu cực phát sinh từ việc phát triển đạo ít hơn. Ngươic lại, khi chính quyền cơ sở yếu, những kẻ cầm đầu trong đạo sẽ lợi dụng tăng cường kích dodọng hành vi của nhiều tín đồ đi đến chỗ cuồng tín. Chẳng hạn, đợt “xưng vua” trong đồng bào H’mông ở một số tỉnh phía Bắc hồi tháng 4/1990 đến 7/1990 là một ví dụ cụ thể. Trong quá trình cách mạng nói chung, cũng như trong công tác tôn giáo, vấn đề cán bộ có vị trí đặc biệt quan trọng. Tuy nhiên, dodọi ngũ cán bộ làm công tác tôn giáo ở khu vực này nhìn chung vừa thiếu, vừa yếu, hoạt động lại mang nặng tính hành chính, không lăn lộn, sâu sát với đồng bào dân tộc có đạo như ngày trước giải phóng. Mặt khác, cán bộ cũng không được bồi dưỡng, đãi ngộ thoả đáng. Vì vậy, cán bộ chưa nhiệt tình công tác, thiếu gắn bó với địa bàn, không kịp thời nắm bắt được tâm lý, nguyện vọng của quần chúng, tạo nên địa bàn “trống” để giáo hội Tin lành và các thế lực thù địch lợi dụng xâm nhapạ, “Đảng xa thì cha tới” là một tất yếu [37.6]. Trình độ của cán bộ, đảng viên trong vùng dân tộc H’mông nói chung còn thấp, đặc biệt là sự hiểu biết về tôn giáo còn rất hạn chế. Qua khảo sát thực trạng dodọi ngũ cán bộ chính quyền cơ sowr ở 14 xã vùng cao tỉnh Sơn La (tháng 3-2000) cho thấy: trình độ văn hoá cấp 1: 27,4%, cấp 2: 68,8%; cấp 3: 4,8%; trình độ lý luận chính trị, chưa học 61,62%, sơ cấp 8,8%, trung cấp bồi dưỡng 29,6%; về quản lý nhà nước: số chưa học 86,4%, bồi dưỡng sơ cấp 13,6%; về chuyên môn khác: số chưa học 84,8%; sơ cấp 3,2%; trung cấp 12%, không có đại học. (Số liệu khảo sát của trường Chính trị tỉnh Sơn La - năm 2000) có nhiều cán bộ không biết chữ, trong đó có cả bí thư và chủ tịch xã. Vì vậy dẫn đến tình trạng xử lý vụ việc tôn giáo lúng túng, xử lý sai, hoặc xem thường tính chất sự việc xảy ra. Sự hạn chế về công tác cán bộ và hệ thống chính trị nói chung là kẽ hở để kẻ xấu lợi dụng, tuyên truyền, lôi kéo, ép buộc nhân dân theo đạo. Trước đây, trong thời kỳ đấu tranh cách mạng, cùng với bao nhiêu khó khăn thử thách thì đồng bào H’mông vẫn một lòng đi theo Đảng, theo cách mạng bởi vì, một mặt chúng ta có đường lối, chính sách đúng đắn, phù hợp với nguyện vọng của đồng bào. Mặt khác là do chúng ta có một đội ngũ cán bộ có tâm huyết, gắn bó mật thiết với nhân dân, tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng đến với nhân dân, được nhân dân tin tưởng. Nhưng ngày nay chính họ lại mất niềm tin vào Đảng, chính quyền. Điều này khiến chúng ta cần suy nghĩ và tìm phương hướng giải quyết. Khi nói đến vấn đề cán bộ làm công tác tôn giáo, chúng ta không thể không nói đến vai trò của già làng, trưởng bản trong đồng bào H’mông. Truyền thống của đồng bào H’mông trước đây là rất tôn trọng già làng, trưởng bản, bởi vì họ là người tham gia quyết định mọi việc lớn nhỏ trong thôn bản. Nhưng giờ đây vai trò của họ rất mờ nhạt, hầu như không còn. Chính vì vậy, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước thiếu cơ sở để có thể thâm nhập vào quần chúng. Những người truyền giáo đã trở thành lực lượng có thế lực, lấn át uy tín của già làng. Về vấn đề này, chỉ thị 45 CT/TW (23-9-1994) của Ban chấp hành Trung ương nêu rõ: “Các tổ chức cơ sở Đảng, chính quyền, đoàn thể ở vùng dân tộc H’mông chưa được củng cố, hoạt động yếu, còn quan liêu, xa rời quần chúng, ít chăm lo, cải thiện đời sống đồng bào. Số lượng và chất lượng cán bộ dân tộc H’mông ở các cấp, các ngành, các địa phương thiếu và yếu, không đáp ứng được yêu cầu của tình hình mới”. Tất cả những điều đó làm cho chúng ta không nắm dưdợc quần chúng, không tranh thủ được quần chúng, và làm mất dần niềm tin của quần chúng đối với sự lãnh đạo của Đảng, từ đó tạo cơ sở cho đạo Tin lành phát triển. Điều này cần được khắc phục và tăng cường hơn bao giờ hết, bởi vì chính Nghị quyết 24 của Bộ Chính trị về Tăng cường công tác tôn giáo trong tình hình mới đã chỉ rõ: nội dung cốt lõi của công tác tôn giáo là công tác vận động quần chúng. Tóm lại, sự phát triển của đạo Tin lành trong đồng bào dân tộc H’mông ở một số tỉnh miền núi phía Bắc nước ta có liên quan đến nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó phải kể đến một số nguyên nhân cơ bản, đó là do đời sống kinh tế - xã hội trong vùng đồng bào còn khó khăn, do âm mưu lợi dụng đạo Tin lành của các thế lực thù địch, do đặc điểm về lịch sử và văn hoá của dân tộc H’mông... Mỗi nguyên nhân này có vị trí và ảnh hưởng khác nhau đối với sự phát triển của đạo Tin lành. Tuy nhiên, giữa chúng lại có mối quan hệ gắn bó, không thể tách rời. Vì vậy cần hiểu nguyên nhân phát triển đạo Tin lành trong đồng bào dân tộc H’mông trong mối quan hệ tổng hệ của các yếu tố trong xã hội, tránh quan điểm phiến diện, một chiều hay tuyệt dodói hoá một nguyên nhân nào đó. 2.4. Những biện pháp khắc phục mặt tiêu cực của đạo Tin lành trong đồng bào dân tộc H’mông ở một số tỉnh miền núi phía Bắc. a- Những nguyên tắc mang tính phương pháp luận khi giải quyết vấn đề tôn giáo. Trong lịch sử đã từng tồn tại khuynh hướng tả và hữu trong việc giải quyết vấn đề tôn giáo mà C.Mác, Ph.Ăng ghen và Lê nin đã phê phán gay gắt. - Giải quyết vấn đề tôn giáo phải gắn liền với qúa trình cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới. Khi nói về phương pháp khắc phục ảnh hưởng của tôn giáo trong xã hội, Chủ nghĩa Mác - Lê nin cho rằng: phải giết cách doanh trại với tôn giáo. Muốn thay đổi ý thức xã hội phải thay đổi tồn tại xã hội; muốn xoá bỏ nhu cầu cần có ảo tưởng, phải xoá bỏ nguồn gốc gây nên những ảo tưởng ấy; muốn đảy lùi “thiên đường” ở thế giới bên kia, phải xây dựng được “thiên đường” ở thế giới hiện hữu. Đấu tranh với tôn giáo là giántiếp đấu tranh với cái thế giới mà niềm vui tinh thần là tôn giáo, chứ không phải trực tiếp tấn công vào thần thánh. Đó là cuộc doanh trại nhằm xoá bỏ chế độ bóc lột người, xoã bỏ áp bức, bất hạnh - nguồn gốc sinh ra tôn giáo. C.Mác viết: “Đấu tranh chống tôn giáo là gián tiếp đấu tranh chốgn cái thế giới mà lạc thú tinh thần của nó là tôn giáo”, và “phê phán thượng giới biến thành phê phán pháp quyền, phê phán thần học biến thành phê phán chính trị” [28.570.571]. - Tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng của nhân dân, đồng thời chống lợi dụng tôn giáo. Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo là một trong những nội dung cơ bản của quyền con người, quyền công dân mà Đảng và Nhà nước ta luôn luôn tôn trọng. Việc tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi công dân có vai trò quan trọng đối với sự phát triển xã hội. Nó là sự thể hiện về một xã hội văn minh, có nền dân chủ cao, đồng thời trở thành động lực một xã hội trong đó họ được tôn trọng. Về vấn đề này, nhân quyền 24/TW của bct (1990) chỉ rõ: “Tín ngưỡng tôn giáo là vấn đề nhu cầu tinh thần trong hoàn cảnh lịch sử cụ thể của một bộ phận quần chúng. Tuy nhiên, phải bảo đảm việc thoả mãn nhu cầu đó trên cơ sở chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước ta”. Có quan điểm lịch sử cụ thể khi giải quyết vấn đề tôn giáo. Quan điểm lịch sử cụ thể là một trong những nguyên tắc phương pháp luận Mác xít trong nhận thức thế giới. Trong công tác tôn giáo cũng vậy, việc quán triệt quan điểm lịch sử cụ thể sẽ giúp chúng ta nhận thức đúng bản chất và giải quyết tốt các sự việc nảy sinh từ tôn giáo. Quan điểm Mác xít nêu rõ: “Đặt vấn đề đấu tranh chống tôn giáo không phải một cách trừu tượng, không phải là căn cứ vào một cuộc tuyên truyền trừu tượng, thuần tuý lý luận, lúc nào cũng giống lúc nào, mà phải đặt vấn đề đó một cách cụ thể, căn cứ vào cuộc đấu tranh giai cấp thực tế đang diễn ra” [39.518]. Như vậy, để giải quyết tốt vấn đề tạo Tin lành trong vùng đồng bào H’mông, trước hết cần nắm vững quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối, chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta. b- Một số biện pháp chủ yếu. - Phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất của đồng bào H’mông. Chủ nghĩa Mác - Lê nin cho rằng sản xuất ra của cải vật chất là yêu cầu khách quan, là cơ sở của sự tồn tại, vận động và phát triển của xã hội, Ph.Ăng ghen viết: “Mác đã tìm ra quy luật phát triển của lịch sử loài người: cái sự thật giản đơn đã bị nhiều tầng lớp lớp tư tưởng phủ kín cho đến ngày nay là : con người trước hết cần phải ăn, uống, chỗ ở và mặc đã rồi mới có thể làm chính trị, khoa học, nghệ thuật, tôn giáo và v.v. được” [ 4.499-500]. Phương hướng cơ bản để phát triển kinh tế trong vùng dân tộc H’mông là chuyển từ nền kinh tế tự nhiên, tự cấp tự túc sang nền kinh tế hàng hoá, phát triển nền kinh tế hàng hoá cho phép giải phóng sức sản xuất xã hội, khai thác được tiềm năng, thế mạnh của từng vùng, từng dân tộc, đa dạng hoá các hình thức sản xuất kinh doanh. Nó khai thác được tiềm năng của Dân tộc H’mông về các mặt như lao động, chăn nuôi, trồng trọt, khai thác rừng, phát triển giao thông và cơ sở hạ tầng, mạng lưới dịch vụ, mở rộng giao lưu kinh tế, đưa nhanh tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất đời sống. Chỉ khi đó mới có thể thúc đẩy sản xuất phát triển, tạo điều kiện cho đồng bào tự ổn định, từng bước cải thiện đời sống ngay trên chính mảnh đất của mình. Việc quan tâm phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo, từng bước ổn định và nâng cao đời sống vật chất của đồng bào H’mông là giải pháp vừa cơ bản, vừa lâu dài để khắc phục những ảnh hưởng tiêu cực của đạo Tin lành trong đời sống đồng bào H’mông ở một số tỉnh miền núi phía Bắc nước ta. - Nâng cao trình độ dân trí và văn hoá của đồng bào. Việc nâng cao trình độ dân trí và văn hoá là cơ sở quan trọng để hạn chế sự gia tăng phát triển của đạo Tin lành và ảnh hưởng tiêu cực của nó đến đời sống đồng bào H’mông. Trước hết, cùng với việc quan tâm phát triển kinh tế - xã hội trong cộng đồng người H’mông, một vấn đề bức xúc nữa cần được giải quyết ngay, đó là vấn đề nâng cao dân trí cho đồng bào, trong đó việc tăng cường phát triển giáo dục trong vùng có vai trò là nền tảng. Đẩy mạnh công tác tư tưởng văn hoá trong vùng đồng bào H’mông, tạo ra đời sống văn hoá tinh thần đủ mạnh để khoả lấp những khoảng trống trong đời sống tinh thần đồng bào, tiến tới đủ sức đề kháng trước mọi sự tấn công từ những luồng tư tưởng văn hoá phẩm khoa học, xa lạ với cấu trúc của đời sống văn hoá mới, văn hoá xã hội chủ nghĩa. Tăng cường bồi dướng thế giới quan duy vật và chủ nghĩa vô thần bằng những hình thức thiết thực, sinh động. “Điều cần thiết là phải cung cấp cho những quần chúng ấy đủ các thứ tài liệu tuyên truyền vô thần, giới thiệu cho họ những sự việc lấy trong mọi mặt sinh hoạt thực tế, dùng mọi cách để cho họ có hứng thú, kéo họ ra khỏi mê muội tôn giáo, thức tỉnh họ từ mọi phía và bằng đủ mọi phương pháp” [22.31.32]. Trong những năm qua, việc đạo Tin lành xâm nhập ồ ạt vào vùng đồng bào dân tộc H’mông ở một số tỉnh miền núi phía Bắc nước ta nói lên điều gì, nếu không phải đó là do sự suy yếu của văn hoá truyền thống đã từng là nền tảng tinh thần của đồng bào H’mông ? Bởi vậy, việc xây dựng và phát triển đời sống văn hoá mới trong đồng bào dân tộc H’mông có một ý nghĩa to lớn trong việc “đề kháng” sự xâm nhập và ảnh hưởng của đạo Tin lành. Tác giả Vương Duy Quang nhận xét: “Tin lành khó khăn lắm mới vào được cao Nguyên Đồng Văn (1997), bởi vì Đồng Văn là quê hương của người H’mông, là nơi bảo lưu tốt nhất văn hó dân tộc nay” [35-22]. Như vậy việc nâng cao dân trí và văn hoá của đồng bào H’mông sẽ giúp cho đồng bào nhận thức ngày càng đầy đủ hơn về tình hình kinh tế - xã hội trên thế giới và đất nước ta, loại bỏ dần những phong tục tập quán lạc hậu, đồng thời tránh được âm mưu lợi dụng tôn giáo của kẻ địch trên con đường phát triển đi lên hiện đại, văn minh. Từ đó sẽ góp phần hạn chế tác động tiêu cực của đạo Tin lành trong đời sống đồng bào. - Củng cố và tăng cường hệ thống chính trị cơ sở, quan tâm đến vấn đề cán bộ làm công tác tôn giáo. Nghị quyết 24/NQ-TW của Bộ Chính trị đã chỉ rõ: làm tốt công tác tôn giáo là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị do Đảng lãnh đạo. Điều đó cho thấy tầm quan trọng của hệ thống chính trị trong công tác tôn giáo. Sự yếu kém của hệ thống chính trị làm công tác tôn giáo, trong đó có vấn đề hạn chế của cán bộ hoạt động trong lĩnh vực tôn giáo là một nguyên nhân quan trọng làm cho đạo Tin lành phát triển và ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống đồng bào H’mông. Vì vậy, để góp phần giải quyết những ảnh hưởng tiêu cực đó thì vấn đề đặt ra là phải củng cố và tăng cường hệ thống chính trị cơ sở, nâng cao năng lực và trình độ của cán bộ tôn giáo vận. Đây là yêu cầu khách quan trong tình hình hiện nay. Trong thời gian qua, cùng với những kết quả đạt được trong công tác cán bộ, Đảng ta cũng chỉ rõ: “Kiến thức, trình độ hiểu biết về lý luận và thực tế của nhiều cán bộ chưa theo kịp yêu cầu của tình hình hienẹ nay. Một bộ phận không nhỏ cán bộ đã thoái hoá về chính trị và phẩm chất, đạo đức, lợi dụng chức quyền để tham ô, lãng phí, quan liêu, bè phái, mất đoàn kết, cơ hội và thực dung”. [13.26]. Người H’mông cao nguyên Đồng Văn (Hà Giang) không theo đạo Tin lành là một minh chứng. Ở đây, ngoài yếu tố văn hoá truyền thống còn được duy trì, bảo lưu và phát triển, trình độ kinh tế - xã hội được nâng cao còn có bài học từ vai trò của thủ lĩnh. Từ Vương Đức Chính đến con trai của ông là Vương Trí Thành là thủ lĩnh đã đi theo cách mạng từ những năm 40. việc Vương Chí Thành đi theo Việt Minh đã lôi cuốn được hầu hết người H’mông trên dẻo cao nguyên này đi theo cách mạng. Cho đến nay, con cháu của Vương Chí Thành vẫn một lòng theo Đảng. Vì thế, Tin lành dùng nhiều thù đoạn nhưng vẫn không xâm nhập được vào cao nguyên Đồng Văn. Rất tiếc ở nhiều nơi khác, chúng ta chưa xây dựng được thủ lĩnh, cán bộ cốt cán, những người có uy tín ở vùng đồng bào H’mông tương xnứg với giai cấp cách mạng mới. Hoặc đã có nhưng lại đưa lên huyện, lên tỉnh, trung ương mà không sống trong lòng đồng bào dân tộc, khiến cho những người này lại trở nên xa cách với đồng bào. Đây là vấn đề công tác cán bộ trong vùng dân tộc mà giai cấp cách mạng nào cũng cần quan tâm. Vấn đề này, chỉ thị 45/CT-TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng nêu rõ : “Củng cố xây dựng cơ sở Đảng, chính quyền, đoàn thể ở vùng dân tộc H’môgn theo tinh thần Nghị quyết trung ương 3. Chăm lo bồi dưỡng, đào tạo dodọi ngũ cán bộ và xây dựng lực lượng cốt cán trong các bản làng, các dòng họ. trong các chức sắc tôn giao, tạo thành một đội ngũ cán bộ cơ sở vững mạnh ở vùng dân tộc H’mông”. MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT. *. Tập trung làm tốt công tác vận động quần chúng, bởi vì nội dung cốt lõi của công tác tôn giáo là công tác vận động quần chúng. Đảng và chính quyền phải bám sát nhân dân, gắn bó máu thịt với nhân dân, giúp dân chuyển hướng sản xuất, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần: tăng cường tuyên truyền giáo dục đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, đặc biệt là chính sách dân tộc và tôn giáo cho quần chúng nhân dân; đồng thời vạch rõ những âm mưu lừa bịp, lợi dụng tôn giáo của lực lượng truyền đạo; từng bước củng cố niềm tin của đồng bào H’mông vào chế độ chúng ta. *. Cần có sự thống nhất trong nhận thức và xác định rõ tầm quan trọng của hiện tượng đạo Tin lành xâm nhập vào người H’mông. Có như vậy mới xây dựng được những giải pháp đồng bộ, thống nhất và hiệu quả, tránh rơi vào “hữu huynh” hay “tả khuynh” khi giải quyết vấn đề. Hiện tượng tôn giáo xâm nhập vào dân tộc H’mông ở khu vực này, thực chất là hoạt động truyền đạo Tin lành dưới cái vỏ “Vàng Chứ”. Do vậy cần phải xác định một cách dứt khoát rằng đối tượng giải quyết là đạo Tin lành. Do vậy, công tác tôn giáo phải trên cơ sở quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước ta về tôn giáo. *. Không ngừng tăng cường các biện pháp phát triển kinh tế, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất để nâng cao năng suất lao động của đồng bào H’mông, đầu tư xây dựng cơ sở kinh tế trong vùng đồng bào như điện, đường, trường, trạm... Chỉ có như vậy mới có thể giúp nhân dân trong vùng từng bước xoá đói, giảm nghèo và có tích luỹ. KẾT LUẬN Sự du nhập và phát triển của đạo Tin Lành trong đồng bào dân tộc H’mông ở motọ số tỉnh miền núi phía Bắc nước ta trong những năm qua diễn ra hết sức phức tạp. Không những thế, nó còn phát triển lan sang một số dân tộc khác trên địa bàn, đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân cả nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan, đạo Tin lành trong đồng bào dân tộc H’mông ở các tỉnh dân tộc miền núi phía Bắc đã đang và sẽ còn phát triển, nó không chỉ là sự phát triển trong dân tộc H’mông mà còn phát triển nhanh sang một số dân tộc khác trên địa bàn. Trong hàng loạt các nguyên nhân, trước hết phải kể đến sự chỉ đạo của giáo hội đạo Tin Lành trong và ngoài nước, sự hoạt động tích cực của các chức sắc, cốt cán trên địa bàn và của sự chuyển dodỏi về kinh tế - xã hội ở miền núi phía Bắc. Ngoài ra, sự hạn chế yếu kém của đội ngũ cán bộ cơ sở và những khó khăn về kinh tế, đời sống xã hội là những nguyên nhân góp phần làm cho vấn đề đạo Tin lành trong đồng bào dân tộc H’mông ở một số tỉnh miền núi phía Bắc trở nên phức tạp, kéo dài. Với sự chỉ đạo, lãnh đạo của các cấp bộ Đảng, các cấp chính quyền, các ngành, các lực lượng có liên quan, ở các tỉnh miền núi phía Bắc trong những năm qua đã đạt được những kết quả tích cực trong việc giải quyết vấn đề đạo Tin lành, khắc phục những tác động, ảnh hưởng tiêu cực của hoạt động đạo Tin lành trái pháp luật đối với các mặt của đời sống xã hội. Các địa phương đã nắm bắt được những diễn biến mới của tình hình, sự phát triển cả về tín đồ, về địa bàn và những cách thức hoạt động của giáo hội, của các cốt cán đạo Tin lành. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Ph.Ăng ghen (1995): Lút vích Phoi-ơ-bắc và sự cáo chung của triết học cổ điển Đức, trong C.Mác - Ph.Ăng ghen, toàn tapạ, tập 21, Nxb CTQG, Hà Nội, 387. Báo cáo sơ kết tình hình đạo Tin lành thâm nhập và phát triển trong dân tộc H’mông (1995), Công an Lào Cai. Báo cáo số 19 BC/DVDT : Kết quả bước đầu triển khai thực hiện kế haọch 24/KH/TU của Ban thường vụ tỉnh uỷ về công tác tôn giáo trong tình hình mới (Mật). Báo cáo số 55/VP: Sơ kết đợt 1 chỉ thị 12 và một năm thực hiện chỉ thị 10 của tỉnh uỷ, Công an tỉnh Hà Giang 5-3-1999. Báo cáo sơ kết hai năm thực hiện chỉ thị 10/87 của tỉnh uỷ Hà Giang về công tác chống tôn giáo trên địa bàn từ tháng 10/1997 - tháng 10/1999. P.A38. Công an tỉnh Hà Giang. Báo cáo số 12.BC/DVDT: Tình hình công tác dân tộc, tôn giáo ở địa bàn tỉnh Sơn La quí I năm 2000. Ban Dân vận Dân tộc tỉnh Sơn La, ngày 24-4-2004. Báo cáo kết quả thực hiện chương trình 135 năm 1999 và kế hoạch triển khai năm 2000 của Uỷ ban dân tộc và miền núi. Cầm Hùng (chủ biên) (2000): Chống các thế lực thù địch lợi dụng tín ngưỡng, mê tín, tôn giáo đối với các dân tộc H’mông và Thái thực hiện âm mưu “Diễn biến hoà bình” ở Sơn La, Đề tài khoa học cấp tỉnh, Sơn La. Đặng Văn Hường (2001): Hiện tượng truyền đạo trái phép “Vàng Chứ - Tin lành” ở vùng đồng bào H’mông phía Bắc nước ta, Luận văn thạc sỹ khoa học tôn giáo, Hà Nội . Nguyễn Hiến Lê, Thiên Giang - Lịch sử thế giới, cuốn 3-Nxb Văn hoá thông tin - Hà Nội, 1995. V.I.Lênin (1979): toàn tập, tập 17, Tiếng Việt, Nxb Tiến bộ, Matxcơva. V.I.Lênin (1981), toàn tâp, tập 29, Nxb Tiến bộ, Matxcơva. V.I.Lênin (1978), toàn tâp, tập 37, Nxb Tiến bộ, Matxcơva. C.Mác-Ph.Ăng ghen Tuyển tập, tập 1, Nxb Sự thật, Hà Nội 1960 C.Mác-Ph.Ăng ghen Tuyển tập, tập 1, Nxb Sự thật, Hà Nội 1980 C.Mác-Ph.Ăng ghen Tuyển tập, tập 1, Nxb CTQG, Hà Nội 1995 Mác-Ph.Ăng ghen Tuyển tập, tập 10, Nxb CTQG, Hà Nội 1995 Nguyễn Gia Phi, Nguyễn Văn Ánh, Trần Văn Ca, Đỗ Đình Hồng, Lịch sử thế giới trung đại, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1998 Vương Duy Quang. Vấn đề lợi dụng văn hoá truyền thống trong đồng bào dân tộc thiểu số, trong quá trình phát triển của đạo Tin Lành qua khảo sát ở người H’mông, Hà Nội, 8/1977. Vương Duy Quang (2000): Vài nét về quan hệ xã hội, tôn giáo tín ngưỡng truyền thống của người H’mông và thực trạng người H’mông theo đạo Vàng Chứ ở Việt Nam, HN. Thông báo 255/TB/TW: Kết luận của Bộ Chính trị về chủ trương đối với đạo Tin lành trong tình hình mới, Ban chấp hành Trung ương, ngày 7-10-1999 (Mật). Cư Hoà Vần Hoàng Nam (1994): Dân tộc H’mông ở Việt Nam, Nxb Văn hoá dân tộc, HN. Viện nghiên cứu Tôn giáo - Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn quốc gia (1998): Những vấn đề liên quan đến hiện tượng Vàng Chứ, HN(tuyệt mật). Về tình hình phát triển đạo Tin lành ở miền núi phía Bắc-Trường Sơn - Tây Nguyên : Đề tài cấp bộ (2000) chủ nhiệm - GS. Đặng Nghiêm Vạn, H.N. Về tôn giáo tín ngưỡng Việt Nam hiện nay, Nxb Khoa học xã hội, H.1996. Nguyễn Thanh Xuân, Một số tôn giáo ở Việt Nam hiện nay, Hà Nội, 1995. (BC; 5) MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 1. 1ý do chọn đề tài 2. Mục tiêu nghiên cứu 3. Phạm vi nghiên cứu 4. Ý nghĩa của đề tài 5. Bố cục đề tài PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: KHÁI NIỆM CHUNG 1.1. Tiền đề cho sự ra đời của đạo Tin Lành a- Tiền đề xã hội đạo Tin Lành b- Tiền đề nhận thức và tâm lý sự ra đời đạo Tin lành c- Vai trò của một số cá nhân trong phong trào cải cách tôn giáo 1.2. Những đặc điểm chung của đạo Tin lành CHƯƠNG 2: QUÁ TRÌNH DU NHẬP VÀ PHÁT TRIỂN CỦA ĐẠO TIN LÀNH TRONG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC H’MÔNG 2.1. Quá trình phát triển đạo Tin lành ở một số tỉnh phía Bắc 2.2. Ảnh hưởng của đạo Tin lành trong đồng bào dân tộc H’mông ở một số tỉnh miền núi phía Bắc nước ta 2.3. Nguyên nhân sự ra đời của đạo Tin Lành a- Nguyên nhân khách quan b- Nguyên nhân chủ quan c- Từ đặc điểm lịch sử và văn hoá của dân tộc H’mông d- Sự yếu kém của hệ thống chính trị làm công tác tôn giáo 2.4. Những biện pháp khắc phục mặt tiêu cực của đạo Tin lành trong đồng bào dân tộc H’mông ở một số tỉnh miền núi phía Bắc nước ta a- Những nguyên tắc mang tính phương pháp luận khi giải quyết vấn đề tôn giáo b- Một số biện pháp cụ thể MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docvh01.doc