Đề tài Sử dụng hợp lý vốn lưu động của xí nghiệp In Khí tượng Thuỷ Văn

Sau khi phân tích các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Xí nghiệp In Tổng cục Khí tượng Thuỷ văn cho thấy việc sử dụng vốn lưu động chưa đem lại hiệu quả cao. Do vậy Công ty cần phải có những phương thức huy động và điều hành vốn hợp lý, sao cho số vốn sử dụng ít nhất và vòng quay của vốn là nhanh nhất. Trong đề tài này xin phép được trình bày một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty. Dưới đây là cụ thể từng biện pháp: Biện pháp 1: Giảm dự trữ vật tư Muốn cho hoạt động sản xuất của Công ty tiến hành đều đặn, liên tục và hoàn thành được kế hoạch sản xuất thì việc cung cấp vật tư vẫn được tổ chức một cách hợp lý, phải thường xuyên đảm bảo các loại vật tư đủ về số lượng, kịp thời gian và đúng về phẩm chất. Yêu cầu đầu tiên đối với việc cung cấp vật tư cho sản xuất là phải đảm bảo đủ về số lượng. Nghĩa là nếu cung cấp với số lượng quá lớn, dư thừa sẽ gây ra ứ đọng vốn và do đó sẽ dẫn đến việc sử dụng vốn kém hiệu quả. Nhưng ngược lại nếu cung cấp không đủ về số lượng sẽ ảnh hưởng đến tính liên tục của quá trình sản xuất, Công ty sẽ không hoàn thành được nhiệm vụ sản xuất.

doc75 trang | Chia sẻ: haianh_nguyen | Lượt xem: 1195 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Sử dụng hợp lý vốn lưu động của xí nghiệp In Khí tượng Thuỷ Văn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hiệu quả vốn và hiệu quả giá thành. Chỉ tiêu hiệu quả vốn và hiệu quả chi phí khác nhau ở chỗ với hiệu quả vốn là lấy mức vốn, còn trong trường hợp thứ hai là tiêu hao về lao động vật hoá và lao động sống quan hệ giữa vốn và chi phí thường xuyên trong giá thành được thể hiện đặc trưng từng chỉ tiêu. Tốc độ chu chuyển vốn (TCV = Z/V). Nâng cao chỉ tiêu này là một nhân tố quan trọng để nâng cao hiệu quả vì nó có nội dung kinh tế là giảm sử dụng vốn đối với mọi đơn vị sản phẩm. Tốc độ chu chuyển vốn cố định và vốn lưu động có khác nhau, tăng tốc độ chu chuyển của vốn lưu động, cho phép ta tiết kiệm vốn và có thể sử dụng vốn đó cho mở rộng, tài sản cố định còn tăng tốc độ chu chuyển vốn cố định có tác động là giảm nhu cầu về vốn đầu tư và trong điều kiện tăng khối lượng sản xuất sẽ góp phần hoặc chi phí sản xuất cho đơn vị sản phẩm. Vì vậy ta thấy cần phải lưu ý hơn đến các chi tiêu tốc độ chu chuyển vốn trong việc xác định hiệu quả. Có thể nhận định bằng hiệu quả vốn càng lớn nếu chúng ta sử dụng hay (hay tiêu hao) càng nhanh và kết quả sản xuất càng lớn sơ với tiêu hao về lao động vật hoá và lao động sống trong giá thành sản phẩm. Từ công thức. DV = NV = Sơ đồ liên kết giữa các chỉ tiêu hiệu quả DL DV DZ DSX DSX DSX NL NV NZ Hiệu quả lao động Hiệu quả vốn Hiệu quả chi phí VL TVC VII-/ Phương pháp xác định vốn lưu động định mức hợp lý. Kế hoạch vốn lưu động là thành phần trong kế hoạch tài chính của doanh nghiệp nó phản ánh tình hình hoạt động trong các khâu sản xuất, cung cấp và tiêu thụ của doanh nghiệp kế hoạch vốn lưu động được phản ánh trên 4 vấn đề sau: + Doanh nghiệp cần bao nhiêu vốn lưu động định mức. + Tốc độ chu chuyển của vốn lưu động. + Vốn lưu động của doanh nghiệp được bao nhiêu ? có đảm bảo các mặt vốn vay không? + Vốn lưu động của doanh nghiệp thừa hay thiếu. * Căn cứ vào khoa học để lập kế hoạch. Dựa vào kế hoạch thu chi tài vụ tháng, kế hoạch này bố trí các khoản thu chi lớn trong tháng của doanh nghiệp theo hình thức thu chi tiền tệ - kế hoạch này thực chất là bố trí thống nhất các hoạt động kinh tế của doanh nghiệp kết hợp giữa kế hoạch sản xuất với kế hoạch thu mua nguyên vật liệu, kế hoạch tiêu thụ và kế hoạch tiêu dùng, nó phản ánh tổng hợp kế hoạch vốn và kế hoạch vay vốn của doanh nghiệp. Chi lớn trong tháng của doanh nghiệp theo hình thức thu chi tiền tệ để lập được kế hoạch vốn lưu động cần phải cân đối thống nhất toàn diện sự chủ trì của ban lãnh đạo doanh nghiệp. * Các yếu tố về vốn lưu động định mức. 1-/ Xác định vốn lưu động ở khâu dự trữ. Mức vốn dự trữ trong sản xuất phụ thuộc vào bảng tiêu hao bình quân mỗi ngày trong kỳ kế hoạch trong điều kiện không đổi số tiêu hao vật tư bình quân mỗi ngày của doanh nghiệp càng nhiều thì mức dự trữ càng lớn. Do đó định mức dự trữ sản xuất của doanh nghiệp phụ thuộc vào nhiệm vụ sản xuất của doanh nghiệp. 1. Giá cả vật tư, giá vật tư cao làm cho định mức dự trữ vốn cho sản xuất càng nhiều và ngược lại. - Tốc độ luân chuyển vốn dự trữ sản xuất. Tốc độ luân chuyển vốn càng nhanh thì định mức vốn dự trữ càng ít, mà tốc độ luân chuyển vốn dự trữ càng ít mà tốc độ luân chuyển vốn dự trữ phụ thuộc vào điều kiện cung cấp, điều kiện vận tải vật tư, phương thức thanh toán tiền hàng. Định mức vốn dự trữ cho sản xuất là số vốn cần thiết cho quá trình từ lúc bỏ tiền mua vật tư (các loại nguyên vật liệu) để lúc đưa chúng vào sản xuất. Do đó số ngày định mức dự trữ nói chung gồm số ngày vật tư đi trên đường. Số ngày luân chuyển nhận, số ngày cung cấp cách nhau, số ngày chuẩn bị và số ngày bảo hiểm, từ những yếu tố trên lên định mức dự trữ vốn phụ thuộc vào. - Số phí tổn tiêu hao bình quân mỗi ngày. - Số ngày định mức. Việc xác định vốn lưu động dự trữ cần phải kết hợp chặt chẽ với kế hoạch thu mua nguyên vật liệu và dự toán chi phí của doanh nghiệp vốn lưu động dự trữ được tính toán căn cứ vào mức luân chuyển kế hoạch hàng ngày và định mức số ngày dự trữ (mức luân chuyển kế hoạch hàng ngày = mức luân chuyển năm/360). = + + + + Trong thực tế để sản xuất ra sản phẩm doanh nghiệp sử dụng nhiều loại nguyên vật liệu khác nhau. Để sử dụng vốn lưu động một cách hiệu quả nhất doanh nghiệp không phải mua tất cả cùng một lúc các nguyên vật liệu, có thể dùng loại này mua loại khác. - Phương pháp tính vốn lưu động định mức cho khâu dự trữ ngày càng được áp dụng tính cho nguyên liệu chính và nguyên liệu phụ, nhiên liệu. 2-/ Xác định vốn lưu động ở khâu sản xuất. Vốn lưu động ở khâu này được xác định riêng cho từng loại sản phẩm dở dang, bán thành phẩm tự chế và chi phí chờ phân bổ. Những nhân tố quyết định mức sản phẩm đang chế tạo này: + Quy mô sản xuất, nếu điều kiện khác không thay đổi thì quy mô sản xuất của doanh nghiệp càng lớn, định mức sản phẩm dở dang (đang chế tạo) càng nhiều. + Chu kỳ sản xuất: Nếu chu kỳ càng dài thì vốn sản phẩm dở dang (đang chế tạo) càng lớn. + Giá thành sản phẩm: Vốn sản phẩm đang chế tạo phản ánh giá thành sản phẩm, vậy giá thành sản phẩm cao hay thấp cũng ảnh hưởng rất lớn đến vốn sản xuất đang chế tạo và ngược lại nếu giá thành sản phẩm đang chế tạo hạ sẽ làm cho sản phẩm đó xuống. + Hệ số sản phẩm đang chế tạo dở dang chính là tỷ lệ giữa giá thành bình quân sản phẩm đang chế tạo và sản phẩm chưa chế tạo xong nên giá thành của nó nhỏ hơn giá thành đơn vị sản phẩm. 3-/ Xác định vốn định mức ở khâu lưu động. Vốn định mức ở khâu tiêu thụ bao gồm vốn định mức cho thành phẩm đó phụ thuộc và số lượng sản phẩm hàng hoá giá thành công xưởng hàng hoá, số ngày quy định mức hoàn thành (khoảng thời gian từ lúc sản phẩm chế tạo xong cho đến khi tiêu thụ được và thu được vốn tiền). Vốn định mức cho sản phẩm được xác định. = x Trong tất cả các phần vốn ở các khâu dự trữ sản xuất, tiêu thụ chỉ có vốn lưu động trong khâu sản xuất là trực tiếp tham gia vào việc tạo ra các giá trị mới của sản phẩm tức là khả năng sinh lời. Còn vốn lưu động trong các khâu dự trữ, lưu thông tuy rất cần thiết cho sản xuất nhưng không có khả năng sinh lời, do đó trong việc xác định vốn lưu thông định mức cho từng khâu đòi hỏi phải tính toán thật chính xác và hạn chế tới mức thấp nhất vốn cho dự trữ và tiêu thụ, tăng lượng vốn cho sản xuất để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. 4-/ Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Ngoài việc định mức vốn lưu động hợp lý, cần phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động sau một kỳ công tác, các chỉ tiêu phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động gồm có. 4.1- Số vòng quay của vốn (N) N = Trong đó: N là vòng quay của vốn lưu động trong kỳ kế hoạch Q là doanh thu của cả kỳ kế hoạch sau khi trừ thuế. Vbq là vốn lưu động định mức bình quân năm. Vbo = (VLđk + SVT) (T+1) Trong đó: SVT - số dư vốn lưu động từng thời điểm trong kỳ kế hoạch chi tiêu. N - thể hiện vốn lưu động quay được mấy vòng trong kỳ nó được gọi là hệ số luân chuyển vốn. 4.2- Thời gian của một vòng quay. T = Tkh/n = 360/n Trong đó: Tkh - số ngày kỳ kế hoạch (năm 360, quý 90, tháng 30 ngày) Chỉ tiêu này thể hiện rõ số ngày cần thiết cho vốn lưu động quay được một vòng (T) càng nhỏ thì tốc độ luân chuyển của vốn lưu động càng lớn. 4.3- Tỷ suất về vốn (J) J = Vbq/Q = 1/n Chỉ tiêu này thể hiện cho ta thấy mức tiêu dùng vốn cho một đồng doanh thu. 4.4- Doanh lợi vốn lưu động. Doanh lợi vốn lưu động = ý nghĩa việc nâng cao tốc độ chu chuyển vốn lưu động (nâng cao số vòng quay). + Khi n1 < n2 và Q1 = Q2 = const - Nếu vòng quay vốn lưu động tăng trong khi doanh thu không đổi thì doanh nghiệp tiết kiệm được vốn vì: SV = V1 - V2 V = Q/n ị Q = n - V ị Q1 = Q2 ịn1V1 = n2V2 ị V2 = n1/n2 x V1 ị SV = V1 - V2 = V1 = n1/n2 x V1 = (1- n1/n2) x V1 + Khi n1 < n2 và V1 = V2 = const Trong trường hợp này doanh nghiệp tăng doanh thu sẽ tăng lợi nhuận, tăng thuế, nếu như doanh nghiệp làm ăn có lãi và ngược lại. Thật vậy: V1 = V2 ị Q1/n1 = Q2/n2 ị Q2 = n2/n1 - Q1 Ngoài ra nói đến vốn lưu động trong kinh doanh hiện đại không thể không đến hệ số khả năng thanh toán. 4.5- Hệ số và khả năng thanh toán hiện tại. Ht = V1đ/Nn V1đ - là vốn lưu động của doanh nghiệp (tài sản lưu động, vốn hàng hoá, vốn tiền tệ). Nn - là tổng số nợ của doanh nghiệp (nợ vay phải nộp, phải trả). Hệ số thanh toán của doanh nghiệp càng lớn rủi ro càng nhỏ ngược lại. + Hệ số về khả năng thanh toán nhanh (Htn) Htn = (V1đ - Vdt)/Nn. Vdt - là tài sản tồn kho của doanh nghiệp. Hệ số nợ (NHn - Nn/V1đ) Hệ số này giúp xem xét khả năng mức độ có thể cho vay vốn của doanh nghiệp, giúp người cho vay đánh giá đúng mức độ an toàn đối với vốn vay của họ. Các chỉ tiêu lợi nhuận doanh thu chi phí luôn luôn có mối quan hệ mật thiết với nhau (lợi nhuận = doanh thu - chi phí0. Vậy với một mức doanh thu nhất định, chi phí càng nhỏ thì lợi nhuận càng lớn. Nếu các chi phí không phản ánh được trong thực tế thì lợi nhuận thu được cũng sẽ không phản ánh được thực chất kết quả quá trình sản xuất kinh doanh. Phải tìm các biện pháp nhằm làm giảm chi phí, tăng lợi nhuận, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, phải dựa trên cơ sở phản ánh chính xác, đầy đủ các loại chi phí. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường hiện nay có nhiều biến động về giá cả. Để đảm bảo phản ánh đầy đủ kết quả sản xuất kinh doanh hiệu quả sử dụng vốn chính xác đòi hỏi các doanh nghiệp phải thực hiện nghiêm túc chế độ bảo toàn vốn. VIII-/ Tìm các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Sau khi phân tích các chỉ tiêu, hiệu quả sử dụng vốn lưu động của kỳ trước, doanh nghiệp phải tìm biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Trong sản xuất kinh doanh có nhiều phương hướng giúp doanh nghiệp sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả kinh tế cao nhất, nguồn lợi, tài nguyên về tiền hàng, số lao động và các tiềm năng về kỹ thuật công nghệ. Từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Dưới đây chỉ là trình bày một số phương hướng. 1-/ Lựa chọn phương án kinh doanh, chính sách sản phẩm trong nền kinh tế thị trường. Hiện nay doanh nghiệp nào lựa chọn được phương án kinh doanh và chính sách sản phẩm đúng đắn, đảm bảo huy động được mọi nguồn vốn kỹ thuật, lao động trong nền kinh tế thị trường. Khi quy mô và tính chất kinh doanh của doanh nghiệp. Không hoàn toàn do doanh nghiệp tự quyết định, mà do chính thị trường quyết định, thì khả năng nhận biết và dự đoán thời cơ là yếu tố quan trọng quyết định mọi thành công hay thất bại trong kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó doanh nghiệp nhất thiết phải lựa chọn được phương án kinh doanh và chính sách sản phẩm đúng với thị trường. Để có sự lựa chọn đúng đắn hẳn hoi, phương án kinh doanh và chính sách sản phẩm của doanh nghiệp phải được xây dựng trên cơ sở nghiên cứu kỹ lưỡng nhu cầu khả năng cung cầu của thị trường về một loại sản phẩm dịch vụ nào đó năng lực của doanh nghiệp trước nhu cầu biến động về giá cả và tình hình cạnh tranh đối thủ có thể có. 2-/ Sử dụng hợp lý các nguồn vốn. Trong sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp có thể huy động vốn cho sản xuất tư nhân nguồn vốn khác nhau, nguồn vốn ngân sách, nguồn vốn tự bổ sung, nguồn vốn tín dụng. Việc lựa chọn sử dụng nguồn vốn là rất quan trọng và phải dựa trên nguyên tắc hiệu quả kinh tế. Nếu đầu tư cho chiều sâu hoặc mở rộng thì trước hết cần huy động nguồn vốn và bổ sung, lợi nhuận để lại từ quỹ phát triển sản xuất, còn lại phần thiếu mới hay quỹ tín dụng, ngân hàng, thu hút vốn liên doanh liên kết (của người vay vốn) thường phải chịu lãi từ đó sẽ cản trở việc phát huy hiệu quả của đồng vốn. Nếu doanh nghiệp dư dật vốn thì tuỳ từng điều kiện để lựa chọn phương án sử dụng, có thể dùng để liên doanh, cho vay nhưng phải được tính toán, cân nhắc kỹ lưỡng để tránh những việc rủi ro do việc liên doanh cho vay đem lại. 3-/ Tổ chức tốt quá trình kinh doanh. Là đảm bảo cho quá trình đó được vận hành tốt nhất, đều đặn nhịp nhàng giữa các khâu, các bộ phận dự trữ sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, đảm bảo phối hợp ăn khớp, chặt chẽ của đơn vị bộ phận trong nội bộ của doanh nghiệp. Làm sao cho doanh nghiệp có thể tạo ra những sản phẩm có chất lượng tốt, giá thành hạ, tiêu thụ và thu được tiền nhanh. Tổ chức điều hành tốt quá trình sản xuất kinh doanh sẽ hạn chế được những thiệt hại do tình trạng ngừng việc của máy móc, thiết bị ứ đọng, vật tư sản phẩm làm chậm tiến độ luân chuyển vốn. * Quản lý đối với vốn lưu động. Việc sử dụng tiết kiệm, tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động có ý nghĩa quyết định hiệu quả sử dụng vốn lưu động và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Muốn làm được điều đó thì doanh nghiệp cần thiết phải áp dụng các biện pháp sau đây: + Xác định đúng nhu cầu vốn lưu động cần thiết có từng thời kỳ, từng giai đoạn sản xuất, từng khâu sản xuất để có kế hoạch sử dụng huy động các nguồn vốn hợp lý. + Huy động vốn tối đa cho sản xuất hạn chế vốn khâu dự trữ và lưu thông. Tổ chức quá trình thu mua, dự trữ vật tư, bảo đảm giảm giá chi phí cho nguyên vật liệu mua ngoài, hạn chế tình trạng ứ đọng vốn, do dự trữ vật tư hàng hoá làm kém hoặc giảm phẩm chất vật tư dẫn đến tăng chi phí vật tư trong giá thành sản phẩm. + Quản lý chặt chẽ về sử dụng vật tư theo định mức, từ đó giảm chi phí vật tư trong giá thành sản phẩm. + Tổ chức hợp lý quá trình lao động: hạn chế tối đa sản phẩm hỏng, kém phẩm chất. Coi trọng việc sử dụng các đòn bẩy kinh tế khuyến khích sản xuất như: tiền lương, tiền thưởng, động viên CBCNV nâng cao năng suất, chất lượng hiệu quả lao động tiết kiệm được chi phí tiền lương, sử dụng đúng người đúng việc. + Xây dựng tốt mối quan hệ bạn hàng, củng cố uy tín của doanh nghiệp trên thị trường, tổ chức tốt quá trình thanh toán. + Tiết kiệm các yếu tố chi phí quản lý doanh nghiệp chi phí lưu thông làm giảm chi phí sản xuất. 4-/ Đổi mới công nghệ áp dụng tiến độ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất. Hoạt động sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thị trường hiện nay đòi hỏi doanh nghiệp phải chịu thử thách khốc liệt của quá trình cạnh tranh giữa các doanh nghiệp để tự khẳng định mình. Chất lượng hàng hoá giá thành sản phẩm quyết định thắng bại của doanh nghiệp trong cạnh tranh. Việc áp dụng kỹ thuật công nghệ mới vào sản xuất cho phép tạo ra những sản phẩm có chất lượng tốt, với giá thành hạ tạo đà đảm bảo cho doanh nghiệp chiến thắng trong cạnh tranh với các đối thủ của mình. Kỹ thuật tiến bộ và công nghệ hiện đại là điều kiện vật chất giúp cho doanh nghiệp sản xuất ra những sản phẩm mới có chất lượng cao hợp thị trường người tiêu dùng. Trong vấn đề đang phát triển của đất nước, hiện nay vấn đề tiêu thụ cũng đòi hỏi rất cao nhờ đó doanh nghiệp có thể tăng nhanh khối lượng tiêu thụ, tăng doanh thu, tăng lợi nhuận, đồng thời khi áp dụng tiến độ khoa học kỹ thuật sẽ rút ngắn được chu kỳ sản xuất, giảm tiêu hao nguyên vật liệu, giảm sử dụng vật tư thay thấy, tiết kiệm chi phí vật tư, hạ giá thành sản phẩm và cũng tăng nhanh được tốc độ luân chuyển vốn. 5-/ Tổ chức tốt công tác kế toán và phân tích hoạt động kinh tế. Số liệu và tài liệu kế toán đặc biệt là báo cáo kế toán tài chính như bảng tổng hợp tài sản, báo cáo kết quả kinh doanh, chi phí sản xuất theo yếu tố, bằng giải trình về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh giúp cho doanh nghiệp thường xuyên nắm được số vốn lưu động số vốn hiện có (kể cả về mặt vật chất và giá trị). Nguồn vốn hình thành và những biến động về vốn trong kỳ tình hình và khả năng thanh toán, mức độ bảo toàn vốn. Nhờ có doanh nghiệp đề ra những giải pháp đúng đắn, xử lý kịp thời những vấn đề tài chính duy trì quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh được liên tục, nhịp nhàng, đều đặn. Tổ chức kế toán trong doanh nghiệp là một trong những biện pháp quan trọng để giúp doanh nghiệp tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, kiểm soát quá trình kinh doanh. Sử dụng các loại vốn có hiệu quả cao, muốn thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh thì phải làm tốt công tác kế toán tài chính. Để tìm được nguyên nhân phải tổ chức phân tích hoạt động kinh tế theo định kỳ (trong đó gồm phân tích tình hình tài chính hiệu quả sử dụng vốn). Thông qua phân tích đánh giá các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn trong kỳ, kế toán tìm ra nguyên nhân để có biện pháp khắc phục tồn tại, phát huy những thành tích đã đạt được. Mặt khác phải xem xét thường xuyên mức vốn lưu động nhằm tiến tới mức thấp nhất sử dụng vốn lưu động. Quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là một quá trình liên tục và nối tiếp nhau do đó doanh nghiệp phải sử dụng tổng hợp và đồng thời các biện pháp mới có tác dụng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động một cách hợp lý trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Phần III phân tích thực trạng hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Xí nghiệp In Tổng cục Khí tượng Thuỷ văn Phần III phân tích thực trạng hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Xí nghiệp In Tổng cục Khí tượng Thuỷ văn Để căn cứ cơ sở phân tích tình hình sử dụng và quản lý vốn lưu động của Xí nghiệp In Tổng cục Khí tượng Thuỷ văn. Ta căn cứ vào kết quả tài sản (Bảng cân đối kế toán ở trang bên) của xí nghiệp. Dựa vào cơ sở lý luận và qua số liệu thực tế của Xí nghiệp In Tổng cục Khí tượng Thuỷ văn theo tôi cần phải phân tích một số nội dung sau: - Phân tích nguồn vốn của xí nghiệp. - Phân tích về mức độ đảm bảo cho nguồn vốn lưu động của xí nghiệp. - Phân tích cơ cấu nguồn của xí nghiệp. - Phân tích khả năng thanh toán của xí nghiệp. - Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của xí nghiệp. I-/ Phân tích nguồn vốn lưu động của xí nghiệp: 1-/ ý nghĩa của việc phân tích: Kinh doanh đó là một hoạt động kiếm lời của doanh nghiệp đưa vào cơ sở vật chất, kỹ thuật, tiền vốn lao động cũng như các điều kiện tiêu thụ của mình để hoạt động sao cho đạt hiệu quả cao nhất. Chính vì vậy để tồn tại và phát triển đòi hỏi doanh nghiệp phải thường xuyên tính toán kiểm tra cân nhắc và lựa chọn phương pháp kinh doanh sao cho với chi phí ít nhất nhưng lại đem lại hiệu quả cao nhất. Phân tích kết quả của một doanh nghiệp nhằm đánh giá một cách khách quan tình hình và kết quả của kinh doanh, trình độ quản lý, sử dụng nguồn vốn và những triển vọng của doanh nghiệp. Nó giúp cho người quản lý nắm bắt được từng mắt xích trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình. Từ đó có cơ sở để đề ra những giải pháp khả thi giúp cho doanh nghiệp không ngừng phát triển. Thực chất phân tích kinh doanh là phân chia phân giải các hiện tượng, quá trình và kết quả kinh doanh, xem xét các bộ phận cấu thành rồi dùng các biện pháp liên hệ so sánh đối chiếu và tổng hợp lại nhằm rút ra những qui luật xu hướng hoạt động và phát triển của các hiện tượng nghiên cứu. Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp được biểu hiện qua các chỉ tiêu kinh tế nó chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố về cơ bản có thể hoàn toàn tính toán được. Như vậy phân tích hoạt động kinh doanh là phân tích quá trình và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp qua các chỉ tiêu kinh tế gắn liền với các nhân tố ảnh hưởng cụ thể. Từ đó đề ra phương hướng và biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mình. 2-/ Phân tích nguồn vốn của Xí nghiệp In Tổng cục Khí tượng Thuỷ văn: Để có thể đánh giá được việc sử dụng nguồn vốn của xí nghiệp trước tiên ta xem xét đặc điểm về nguồn vốn của Xí nghiệp In Tổng cục Khí tượng Thuỷ văn đến ngày 31/12/99. A-/ Nguồn vốn ngân sách: 1.548.974.659 đồng. Trong đó: - Nguồn vốn kinh doanh: 1.378.402.622 - Quỹ phát triển kinh doanh: 12.817.822 - Lãi chưa phân phối: 154.532.028 - Quỹ khen thưởng phúc lợi: 3.222.187 B-/ Nguồn vốn tín dụng: 694.000.000 đồng. Trong đó: - Vay ngắn hạn: 390.000.000 - Vay dài hạn: 304.000.000 C-/ Nguồn vốn thanh toán: 758.713.585 đồng Trong đó: - Nợ dài hạn đến hạn trả: 220.000 - Trả cho người bán: 326.846.507 - Người mua trả tiền trước: 80.034.870 - Thuế và các khoản phải nộp: 117.614.120 - Các khoản phải trả, phải nộp khác: 12.218.148 Để thấy rõ hơn sự biến động của từng nhóm tài sản dựa vào bảng tổng kết tài sản. Ta có bảng tính tình hình phân bố vốn. Bảng III.2: Bảng phân tích tình hình phân bổ vốn Đơn vị tính: 1.000đ Chỉ tiêu Đầu năm Cuối năm Chênh lệch (+) % 1. TSCĐ và đầu tư ngắn hạn 2.180.449 1.863.405 -317.044 -14,5 2. TSLĐ và đầu tư ngắn hạn 933.512 1.138.282 202.770 21,7 - Vốn bằng tiền 51.313 17.706 -33.607 -65,5 - Nợ phải thu 744.815 469.771 -275.044 -36,9 Tổng cộng 3.113.902 3.001.688 -112.214 -3,6 Nhìn vào bảng phân tích tình hình phân bổ vốn ta thấy: - Tổng số vốn của xí nghiệp cuối năm giảm 112.214.000 đồng tương đương với tỷ lệ giảm 3,6% so với đầ năm. Chủ yếu là TSCĐ giảm cụ thể là: + TSCĐ đầu kỳ so với cuối kỳ giảm xuống 317.044.000 đ tương đương với 14,5%. + Vốn bằng tiền giảm 65,5% tương đương với số tiền 33.607.000 đ. + Các khoản tiền cuối kỳ phải thu giảm 36,9% tương đương với số tiền: 275.044.000 đ. Để đánh giá khả năng đảm bảo về mặt tài chính và mức độ độc lập của xí nghiệp. Ta lập bảng phân tích cơ cấu vốn dựa trên bảng tổng kết tài sản. Bảng III.3: Bảng phân tích cơ cấu nguồn vốn của xí nghiệp Đơn vị tính: 1.000đ Chỉ tiêu Đầu kỳ Cuối kỳ Chênh lệch (+) % 1. Nguồn vốn chủ sở hữu 1.405.218 1.548.974 143.756 10,2 2. Nguồn vốn tín dụng 656.000 694.000 38.000 5,7 - Vay ngắn hạn 100.000 390.000 290.000 29 3. Nguồn vốn thanh toán 1.052.684 758.713 -293.971 -27,9 Tổng cộng 3.113.902 3.001.688 -112.214 -3,6 Qua số liệu của bảng phân tích cơ cấu nguồn vốn cho ta thấy: - Tổng nguồn vốn của xí nghiệp cuối năm giảm so với đầu năm là 112.214.000 tỷ trọng giảm khoảng 3,6%. + Nguồn vốn chủ sở hữu tăng 10,2% tương đương số tiền là 143,756.000 đồng điều này cho thấy xí nghiệp đang đầu tư mạnh cả về chiều rộng và chiều sâu. + Nguồn vốn tín dụng tăng 5,7% tương đương số tiền 38.000.000 điều này chứng tỏ xí nghiệp đang đầu tư cho sản xuất. + Nguồn vốn thanh toán giảm 27,9% tương đương lượng tiền 293.971.000 đ cho thấy khả năng thanh toán của xí nghiệp là tốt. Nhưng chính vì điều này chứng tỏ xí nghiệp không chiếm dụng được vốn của khách hàng để bổ sung vào nguồn vốn và đồng thời phải bỏ ra chi phí trả lãi vay tín dụng. Như vậy xí nghiệp đã không tận dụng được nguồn vốn để tăng hoạt động SXKD. - Phân tích thêm khả năng tự đảm bảo tài chính của xí nghiệp thông qua tỷ suất tài trợ. + Tỷ suất tài trợ = x 100% + Tỷ suất tài trợ đầu năm = x 100% = x 100% = 45,1% + Tỷ suất tài trợ cuối năm = x 100% = 51,5% + Tỷ suất nợ = x 100% + Tỷ suất nợ đầu năm = x 100% = 54,9% + Tỷ suất nợ cuối năm = x 100% = 48,4% Tỷ suất nợ và tỷ suất tự tài trợ tổng hai chỉ tiêu là 100% là hai yếu tố cấu thành vốn. Qua tính toán tỷ số này ta thấy mức độ độc lập hay phụ thuộc của xí nghiệp đối với chủ nợ và mức độ tài trợ vốn cho kinh doanh. Qua chỉ tiêu tính toán trên ta thấy vốn chủ sở hữu đầu năm chiếm 45,1%, cuối năm chiếm 51,6% như vậy xí nghiệp có vốn chủ sở hữu tăng so với đầu năm là 6,5%. Tỷ suất nợ đầu năm chiếm 54,9% cuối năm giảm xuống còn 48,9% (giảm 6,5%). Điều này cho ta thấy khả năng tự chủ về tài chính của xí nghiệp là dưới mức trung bình. Nhưng về cuối năm cho ta thấy khả năng phát triển của xí nghiệp tốt hơn so với đầu năm. II-/ Phân tích về mức độ đảm bảo cho nguồn vốn sản xuất kinh doanh của xí nghiệp: Để tiến hành sản xuất kinh doanh xí nghiệp phỉ có một số vốn tối thiểu gọi là vốn lưu động (VLĐ) nhằm dự trữ các loại tài sản lưu động cho sản xuất lưu động. Xí nghiệp được phép sử dụng nguồn vốn lưu động định mức và nguồn vốn tín dụng ngắn hạn để dự trữ tài sản lưu động. Giữa TSLĐ thực tế và phụ thuộc vào nhau, thừa hoặc thiếu nguồn vốn hay không đủ vốn để bảo đảm cho nhu cầu sản xuất điều này sẽ ảnh hưởng đến tính liên tục của SXKD, đưa xí nghiệp vào tình trạng thiếu hụt nguyên vật liệu sản xuất. Tác động đến quy mô kinh doanh, còn dự trữ quá cao gây ứ đọng vật tư tăng chi phí bảo quản và các chi phí khác gây giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh của xí nghiệp. Dựa vào bảng tổng kết tài sản của xí nghiệp năm 1999 ta có: Bảng III.4: Bảng tình hình tài sản dự trữ của xí nghiệp ĐVT: 1.000 đ Chỉ tiêu Đầu năm Cuối năm Chênh lệch Số tiền % Số tiền % Số tiền % 1. Nguyên vật liệu 124.957 98,3 645.485 99,2 520.528 416,7 2. Dụng cụ lao động 136 0,1 -136 -100 3. Thành phẩm tồn kho - - - - - - 4. Chi phí SXKD dở dang 2.000 1,6 5.029 0,8 3.029 51,5 Tổng cộng 127.094 650.515 100 523.421 411,8 Qua bảng tình hình dự trữ của xí nghệp ta có nhận xét. - Tài sản dự trữ của xí nghiệp ở cuối kỳ tăng so với đầu kỳ là 411,8% tương ứng số tiền 523.412.000 đ. Trong đó khâu dự trữ nguyên vật liệu tăng 416,7% tương đương 520.528.000. - Khâu dự trữ dụng cụ lao đọng giảm 100% tương ứng với số tiền 136.000 đồng. - Khâu chi phí SXKD dở dang tăng 51,5% tương ứng với số tiền là 3.029.000 đồng. Nói chung tình hình tài sản dự trữ của xí nghiệp tăng 411,8% là do khâu dự trữ NVL tăng. Đây là dấu hiệu không tốt cho việc SXKD vì sản phẩm của xí nghiệp làm ra không tiêu thụ được do vậy nó gây ứ đọng vốn lưu động của xí nghiệp. Và vấn đề dự trữ nguyên vật liệu của xí nghiệp là quá cao mà trong điều kiện thị trường hiện nay là không hợp lý vì nguyên vật liệu chủ yếu của xí nghiệp là giấy, bìa, mực in mà loại này trên thị trường thì có sẵn. Điều này sẽ gây lãng phí vốn lưu động của xí nghiệp. III-/ Phân tích cơ cấu nguồn vốn lưu động của xí nghiệp: Để hiểu rõ về vốn lưu động ta xem xét về cơ cấu vốn lưu động theo quá trình tuần hoàn và chu chuyển vốn theo bảng sau: Bảng III.5: Cơ cấu vốn lưu động theo quá trình tuần hoàn và chu chuyển vốn Chỉ tiêu Đầu năm Cuối năm Chênh lệch (+) % 1. Tạm ứng 10.289 289 -10.000 -97 2. Tiền 51.314 17.706 -33.608 -65,5 3. Hàng tồn kho 127.094 650.516 411,8 4. Các khoản phải thu 744.815 469.771 -275.044 -36,9 Tổng cộng 933.512 1.138.282 204.770 21,9 Qua bảng số liệu cơ cấu vốn theo quá trình tuần hoàn và chu chuyển vốn của xí nghiệp cho ta thấy vốn lưu động của xí nghiệp tăng 204.770.000 đồng. Chủ yếu là do hàng tồn kho tăng 411,8%. Ta xem xét mức độ đảm bảo vốn lưu động với tài sản dự trữ thực tế của xí nghiệp. - = - Mức đảm bảo nguồn vốn lưu động của xí nghiệp là: Đầu năm: 933.512.000 - 127.094.000 = 806.418.000 đồng. Cuối năm: 1.138.282.000 - 650.516.000 = 487.766.000 đồng. Qua số liệu mức độ đảm bảo vốn lưu động ta thấy ở cuối năm là kém hơn đầu năm. Do vậy xí nghiệp cần phải đề ra biện pháp tiêu thụ sản phẩm tồn kho tăng cường cho vốn lưu động. Để tìm hiểu rõ hơn ta đi vào phân tích khả năng thanh toán của xí nghiệp. IV-/ Phân tích khả năng thanh toán của xí nghiệp: Tình hình và khả năng thanh toán của doanh nghiệp phản ánh nét về chất lượng công tác tài chính nếu công tác tài chính tốt doanh nghiệp sẽ ít công nợ, khả năng thanh toán dồi dào ít đi chiếm dụng vốn và cũng ít để bị chiếm dụng và ngược lại mặt khác nó cũng phản ánh việc chiếm dụng vốn lưu động tốt hay kém. Trong điều kiện nền kinh tế đều có quyền bình đẳng giá cả không ngừng biến động thì vấn đề thanh toán càng đặt ra nghiêm ngặt. Tình hình thanh toán được phân tích rõ các khía cạnh, nguyên nhân mức độ ảnh hưởng của các khoản nợ để có thể đánh giá đúng về tài chính của doanh nghiệp mình. Để thấy rõ hơn tình hình thanh toán của xí nghiệp ta căn cứ vào bảng tổng kết tài sản để lập ra bảng phân tích tình hình thanh toán của Xí nghiệp In Tổng cục Khí tượng Thuỷ văn. Bảng III.6: Bảng tình hình thanh toán của xí nghiệp ĐVT: 1.000 đ Chỉ tiêu Đầu năm Cuối năm Chênh lệch (+) % A. Các khoản phải thu 744.815 469.771 -275.044 -36,9 1. Phải thu của khách hàng 722.607 428.641 -293.966 -40,7 2. Các khoản phải thu khác 22.209 41.131 18.922 85,2 B. Các khoản phải trả 1.052.083 758.716 -293.369 -27,9 1. Trả cho người bán 292.155 326.847 34.692 11,9 2. Nợ dài hạn đến hạn trả 349.818 212.000 -127.818 -36,5 3. Người mua trả trước 169.844 80.035 -89.809 -52,9 4. Thuế và nộp ngân sách 214.385 117.615 -96.770 -45,1 5. Các khoản phải trả, phải nộp khác 25.844 12.219 -13.665 -52,8 Qua bảng phân tích tình hình thanh toán trên của xí nghiệp tôi có một số nhận xét sau: - Về các khoản thu cuối năm giảm 36,9% = 275.044.000 đồng, như vậy xí nghiệp đã chiếm dụng được các khoản phải thu của khách hàng điều này là rất tốt cho xí nghiệp. Để đánh giá cụ thể hơn ta có sự so sánh: + Tổng số nợ phải thu so với vốn lưu động của xí nghiệp. Đầu năm: = 0,8 469.771.000 Cuối năm: -------------------- = 0,4 1.138.282.000 ị lượng vốn của xí nghiệp bị chiếm dụng ngày càng giảm (đầu năm là 0,8 đến cuối năm 0,4) Đây là dấu hiệu tốt để xí nghiệp thu hồi vốn để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động. * Tổng số nợ phải thu so với nợ phải trả: 744.815.000 Đầu năm: ----------------- = 0,7 1.052.085.000 469.771.000 Cuối năm : ------------------ = 0,6 758.716.000 Qua tỉ số trên cho thấy xí nghiệp chiếm dụng vốn của khách hàng đầu năm nhiều hơn so với cuối năm. Như vậy chứng tỏ nguồn vốn của xí nghiệp ngày càng được thu hồi. - Về các khoản phải trả của xí nghiệp cuối năm giảm so với đầu năm là 27,9% tương ứng số tiền 293.369.000 đồng. Điều này cho thấy về mặt tài chính của XN là tốt. - Tỷ lệ các khoản phải trả so với vốn lưu động của xí nghiệp giảm về cuối năm cụ thể là: 1.052.085.000 Đầu năm: -------------------- = 1,13 933.515.000 758.716.000 Cuối năm: --------------------- = 0,7 1.138.282.000 Như vậy tỉ lệ này là khá tốt về cuối năm là do xí nghiệp đã chiếm dụng tốt nguồn vốn từ khách hàng. * Để có cơ sở đánh giá tình hình tài chính của xí nghiệp trước mắt và triển vọng trong thời gian tới ta đi sâu phân tích về nhu cầu về khả năng thanh toán của xí nghiệp theo bảng sau: Bảng III.7. Nhu cầu và khả năng thanh toán của xí nghiệp in khí tượng thuỷ văn năm 1999. ĐVT: 1000đ Chỉ tiêu Đầu năm Cuối năm A. Số tiền có thể dùng trong thành toán 1. Các khoản phải thu 744.815 469.772 2. Vốn bằng tiền 51.314 17.707 3. Cộng các khoản dùng để thanh toán 796.129 487.479 B. Các khoản phải thanh toán 1. Trả ngân hàng 100.000 390.000 2. Trả người bán 292.155 326.847 3. Người mua trả trước 169.844 80.035 4. Thuế và các khoản phải nộp 214.385 117.615 5. Các khoản phải trả, nộp khác 25.884 12.219 6. Nợ dài hạn đến hạn trả 349.818 220.000 Cộng các khoản phải thanh toán 1.152.683 1.148.714 Căn cứ vào số liệu bảng III.7 ta so sánh số tiền dùng cho thanh toán của xí nghiệp với số tiền xí nghiệp phải trả: 796.129.000 Đầu năm : ------------------ = 0,7 1.152.685.000 487.475.000 Cuối năm: ------------------- = 0,4 1.148.714.000 So với đầu năm hệ số cuối năm giảm đi từ 0,7 xuống 0,4 tức là khả năng thanh toán của xí nghiệp là kém đi. - Một số chỉ tiêu phản ánh tình hình thanh toán của xí nghiệp + Tỷ suất thanh toán tức thời T/TT: Vốn lưu động - Vốn lưu động tồn kho HTT = ------------------------------------------------- Các khoản nợ ngắn hạn 933.512.000 - 127.094.000 HTT đầu năm ; ----------------------------------------- = 0,7 1.152.685.000 1.138.282.000 - 469.771.000 HTT cuối năm : ------------------------------------------ = 0,6 1.148.714.000 Trong đầu năm 1999 tỉ số này là cao (hơn 70%) và cuối năm giảm một ít (60%) tỉ số này thể hiện mức độ thanh toán của xí nghiệp là được (tuy cuối năm có giảm) do đó xí nghiệp cần phải phát huy khả năng này tốt hơn nữa. Để thấy rõ hơn khả năng thanh toán của VLĐ của xí nghiệp ta phải xem xét khả năng thanh toán của VLĐ định mức (T/VLĐ) T/VLĐ = Vốn lưu động/ công nợ 933.512.000 Đầu năm = --------------------- = 0,55 1.708.684.000 1.138.282.000 Cuối năm = ---------------------- = 0,78 1.452.714.000 Ta thấy về cuối năm tỷ số này có tăng so với đầu năm, như vậy về cuối năm xí nghiệp có dư dật về tài chính. V/ Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động của xí nghiệp: Để phân tích được hiệu quả sử dụng vốn lưu động của xí nghiệp in Khí tượng Thuỷ văn ta căn cứ theo bảng tổng kết tài sản và bảng kết quả hoạt động SXKD của xí nghiệp. Bảng III.8. Kết quả kinh doanh của xí nghiệp ĐVT: 1000đ Chỉ tiêu 1998 1999 1. Tổng doanh thu 4.213.135 4.904.025 2. Các khoản giảm trừ 100.421 103.696 3. Doanh thu thuần 4.112.714 4.800.328 4. Tổng chi phí 3.981.511 4.649.814 5. Lợi nhuận 131.203 150.514. 1-/ Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động: Hiệu quả chung về sử dụng vốn lưu động được phản ánh qua các chỉ tiêu sau: * Năng suất của vốn lưu động (NVLĐ) Doanh thu NVLĐ = ---------------- VLĐbq Số đầu năm + số cuối năm VLĐbq = ------------------------------- 2 933.512.000 + 1.138.282.000 = --------------------------------------- = 1 .035.897.000đ 2 4.904.025.000 NVLĐ = ------------------- = 4,7 đồng DT/đồng vốn 1.035.897.000 Qua chỉ tiêu về sức sản xuất của VLĐ cho biết 1 đồng VLĐ đem lại 4,7 đồng doanh thu. Năng suất VLĐ là 4,7 đồng DT/đồng vốn là được, nhưng xí nghiệp cần phải đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, giảm dự trữ sao cho hợp lý các khâu để tăng nữa hiệu quả sử dụng vốn lưu động. * Mức sinh lợi vốn lưu động (DVLĐ) Lợi nhuận 150.514.000 DVLĐ= --------------- = ----------------------- = 0,15 VLĐbq 1.035.897.000 Từ tỉ số trên cho biết cứ 1 đồng vốn thì đem lại 0,15 lợi nhuận . Tỉ số này là được nhưng xí nghiệp vẫn phải tìm biện pháp giảm giá thành và làm tăng lợi nhuận trên cơ sở tăng doanh thu, giảm giá thành để XN tiến tới làm ăn tốt hơn. 2-/ Phân tích tốc độ luân chuyển vốn lưu động: Trong quá trình sản xuất kinh doanh vốn lưu động không ngừng vận động thường xuyên qua các giai đoạn của quá trình tái sản xuất vòng quay của VLĐ được tính từ khi doanh nghiệp bỏ tiền ra mua hàng và các yếu tố sản xuất khác cho đến khi số vốn được thu lại toàn bộ bằng tiền khi sản phẩm được bán ra. Đây chính là chỉ tiêu chất lượng tổng hợp phản ánh trình độ quản lý về tài chính cũng như về chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh. Tốc độ luân chuyển vốn lưu động được thể hiện qua các chỉ tiêu sau: a. Vòng quay vốn lưu động (n) D n = --------- Vbq Trong đó : D: doanh thu thuần D: doanh thu (thuế + các khoản giảm trừ) Vbq : là vốn lưu động bình quân - Tổng doanh thu: 4.904.025.000đồng Các khoản giảm trừ = 103.606.000đ ị D = 4.904.025.000 - 103.696.000đ = 4.800.328.000 VLĐbq = 1.035.000 4.800.328.000 ị n = ------------------------ = 4,6 vòng 1.035.897.000 Như vậy số vòng quay vốn lưu động của XN đạt được là 4,6 vòng trong 1 năm chứng tỏ rằng VLĐ của XN luân chuyển là tốt nhưng để đạt được cao hơn nữa XN cần tăng khối lượng sản phẩm tiêu thụ, giảm dự trữ không cần thiết ở tất cả các khâu trong quá trình sản xuất kinh doanh. b. Thời gian của 1 vòng luân chuyển VLĐ (TVLĐ) Thời gian của kỳ phân tích 365 TVLĐ = ---------------------------------- = -------- = 79 ngày Số vòng quay VLĐ 4,6 Chỉ tiêu này phản ánh VLĐ thực hiện 1 vòng luân chuyển trong kỳ kế hoạch là phải mất 79 ngày. c. Hệ số đảm nhận vốn lưu động (t/VLĐ). VLĐbq 1.035.897.000 HVLĐ = -------------- = ------------------------- = 0,2 DT thuần 4.800.328.000 Để có 1000 đồng doanh thu thuần XN cần phải sử dụng 0,2 đồng vốn lưu đồng. 3-/ So sánh các chỉ tiêu của năm 1998 với 1999. * Năm 1998: -Doanh thu : 4.213.135.000đ - Các khoản giảm trừ; 100.421.000đ - DT thuần: 4.112.714.000đ - VLĐ đầu kỳ: 900.415.000đ Cuối kỳ: 935.518.000 900.415.000 + 935.518.000 - VLĐbq = ----------------------------------------- 2 = 916.963.000đ * Số vòng quay VLĐ năm 1998 4.112.714.000 n = -------------------- = 4,4 vòng 916.963.000 365 - Thời gian của 1 vòng luân chuyển = ----- = 82 ngày 4,4 - Hệ số đảm nhận VLĐ 916.963.000 HVLĐ = ------------------ = 0,2 4.112.714.000 Kết quả cho thấy năm 1999 thực hiện so với năm 1998 của XN đã đẩy nhanh tiến bộ luân chuyển vốn. Số vốn năm 1998 vòng quay VLĐ tăng 0,2 vòng, thời gian của vòng quay giảm 3 ngày. Điều này là điều tích cực của XN qua đó thể hiện được khả năng quản lý VLĐ của XN đã đạt tốt dần lên. Bảng III.9 Các chỉ tiêu sử dụng vốn lưu động Chỉ tiêu Đ.Vị tính 1998 1997 1 . Doanh lợi VLĐ đồng 0,4 0,5 0,15 2. Số vòng quay VLĐ vòng 4,4 4,5 4,6 3. Thời gian 1 vòng quay ngày 82 80 79 4. Hệ số đảm nhận đồng 0,2 0,1 0,2 Qua số liệu phân tích trên ta thấy: Việc tăng tốc độ luân chuyển VLĐ có tác dụng làm giảm nhu cầu về vốn lưu động cho phép sản xuất ra nhiêù sản phẩm hơn nữa với một số vốn không tăng có thể tăng được doanh số hoạt động tạo điều kiện tăng lợi nhuận nếu như tăng tốc độ luân chuyển vốn sản xuất. Tổng số vốn luân chuyển = VLĐbq x hệ số luân chuyển Như vậy trong điều kiện vốn không đổi nếu tăng hệ số luân chuyển sẽ tăng được tổng số luân chuyển tức là doanh thu. Tăng được DT sẽ tăng lợi nhuận. Với xí nghiệp in KTTV năm 1999 đã tiết kiệm được số vốn so với năm 1998. 4.800.328.000 -------------------- x (79 - 82) = 139.455.000đ 365 So với kế hoạch năm nay xí nghiệp tiết kiệm được. 4.800.328.000 ------------------ x (79 - 82) = -13.152.000đ 365 Bằng những chỉ tiêu phân tích trên ta có thể đánh giá năm 1999. Số vòng quay VLĐ so với KH đạt khá (4,6 vòng) . So với năm 1998 xí nghiệp đã sử dụng vốn lưu động tốt hơn và xí nghiệp đã tiết kiệm được 394.55000 đồng VLĐ trong năm. Hệ số đảm nhận VLĐ chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn của XN . qua chỉ tiêu này cho ta thấy một đồng vốn luân chuyển thì cần mấy đồng VLĐ (đối với xí nghiệp in KTTV thì cần 0,2 đồng VLĐ). Tóm lại so với kế hoạch năm trước thì xí nghiệp làm ăn khá tốt nhưng nhìn vào những con số thực tế qua phân tích như trên thì xí nghiệp làm ăn cũng chưa có lãi lắm và việc sử dụng vốn lưu động cũng chưa được tốt. Nhìn vào CT tính vòng quay của VLĐ ta thấy ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn do 2 nguyên nhân chủ yếu là doanh thu và VLĐ bình quân. phần IV Một số biện pháp nâng cao hiệu quả việc sử dụng vốn lưu động ở xí nghiệp in khí tượng thuỷ văn phần IV Một số biện pháp nâng cao hiệu quả việc sử dụng vốn lưu động ở xí nghiệp in khí tượng thuỷ văn Sau khi phân tích các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Xí nghiệp In Tổng cục Khí tượng Thuỷ văn cho thấy việc sử dụng vốn lưu động chưa đem lại hiệu quả cao. Do vậy Công ty cần phải có những phương thức huy động và điều hành vốn hợp lý, sao cho số vốn sử dụng ít nhất và vòng quay của vốn là nhanh nhất. Trong đề tài này xin phép được trình bày một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty. Dưới đây là cụ thể từng biện pháp: Biện pháp 1: Giảm dự trữ vật tư Muốn cho hoạt động sản xuất của Công ty tiến hành đều đặn, liên tục và hoàn thành được kế hoạch sản xuất thì việc cung cấp vật tư vẫn được tổ chức một cách hợp lý, phải thường xuyên đảm bảo các loại vật tư đủ về số lượng, kịp thời gian và đúng về phẩm chất. Yêu cầu đầu tiên đối với việc cung cấp vật tư cho sản xuất là phải đảm bảo đủ về số lượng. Nghĩa là nếu cung cấp với số lượng quá lớn, dư thừa sẽ gây ra ứ đọng vốn và do đó sẽ dẫn đến việc sử dụng vốn kém hiệu quả. Nhưng ngược lại nếu cung cấp không đủ về số lượng sẽ ảnh hưởng đến tính liên tục của quá trình sản xuất, Công ty sẽ không hoàn thành được nhiệm vụ sản xuất. Cung cấp vật tư kịp thời, nghĩa là cung cấp đúng với thời gian đặt ra của Công ty, thời gian này dựa vào kế hoạch sản xuất trong kỳ. Nếu cung cấp không kịp thời sẽ dẫn đến sản xuất của Công ty bị ngừng trệ vì chờ đợi vật tư. Trong quá trình sản xuất sản phẩm, sử dụng vật tư đảm bảo đầy đủ tiêu chuẩn về chất lượng là một yêu cầu cần thiết. Bởi vật tư tốt hay xấu, sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm và giá thành sản phẩm do đó khi nhập vật tư phải đối chiếu với các tiêu chuẩn quy định, đối chiếu với các hợp đồng đã ký để đánh giá vật tư đã đáp ứng đúng tiêu chuẩn chất lượng hay chưa. Để đáp ứng được những yêu cầu trên Công ty cần phải thường xuyên kiểm tra đối chiếu giữa tình hình sản xuất thực tế và tình hình vật tư trữ trong kho, luôn kết hợp hài hoà, vừa đảm bảo sản xuất kinh doanh được thường xuyên đều đặt và vừa đảm bảo sử dụng tiết kiệm vốn. Theo báo cáo tài chính của Tổng Công ty năm 1999 nếu tăng mức độ tồn kho sẽ tăng vốn lưu động. Khi phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tốc độ chu chuyển của vốn lưu động, ta thấy: tăng vốn lưu động bình quân sẽ kéo dài thời gian chu chuyển vốn lưu động và làm giảm hiệu quả sử dụng vốn dẫn đến ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty. Như vậy nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động nhất thiết phải xây dựng được mức dự trữ nguyên vật liệu hợp ý và sát thực. Vật tư chính phục vụ cho quá trình sản xuất sản phẩm của Công ty chủ yếu là thép. Loại vật tư này phần lớn Công ty phải nhập từ nước ngoài về, giá cả tương đối cao. Bởi vậy, với loại vật tư này tốt nhất là làm sao duy trì mức tồn kho tối thiểu và phấn đấu tiến tới tồn kho gần bằng không. Tình hình sử dụng vật tư của Công ty năm 1999 bình quân mỗi tháng Công ty là 2 tấn giấy. Giá trung bình một tấn giấy nhập ngoại là 14 triệu đồng, giấy mua trong nước là 9,5 triệu đồng. Đối với giấy nhập ngoại, Công ty dự trữ trong 3 tháng còn giấy mua trong nước Công ty dự trữ trong một tháng. Với thực tế này ta thấy việc dự trữ cho giấy nhập ngoại của Công ty như vậy sẽ làm tăng vốn lưu động, do vốn dự trữ vật tư lớn. Vì thế để tiết kiệm vốn thì Công ty nên giảm thời gian dự trữ cho loại vật tư này, chỉ cần dự trữ trong hai tháng. Theo phương pháp này mức dự trữ giấy của Công ty sẽ giảm xuống và vòng quay của vốn lưu động sẽ tăng lên. * Tính toán hiệu quả của biện pháp: Giá một tấn giấy nhập ngoại là 14 triệu đồng. Trung bình một tháng Công ty dùng hết 1,7 tấn, số tiền 23,8 triệu đồng. Công ty dự trữ cho vật tư này trong 3 tháng, phải cần số tiền là 71,4 triệu đồng. Sau khi áp dụng biện pháp giảm thời gian dự trữ, chỉ dự trữ trong 2 tháng cần số tiền là 47,6 triệu đồng. Vốn lưu động của Công ty đã tiết kiệm được số tiền là 23,8 triệu đồng. Biện pháp 2: Tiết kiệm nguyên vật liệu. Sử dụng tiết kiệm nguyên vật liệu là một trong những tiêu chuẩn cơ bản, để giảm chi phí sản xuất, giảm lượng vốn lưu động, hạ giá thành sản phẩm và tăng vòng quay của vốn cho Công ty. Bởi vậy việc phân tích tình hình sử dụng nguyên vật liệu vào sản xuất sản phẩm phải được tiến hành thường xuyên trên các mặt: Khối lượng nguyên vật liệu sử dụng vào sản xuất sản phẩm và mức tiêu dùng nguyên vật liệu để sản xuất ra đơn vị sản phẩm. Để phân tích tình hình sử dụng khối lượng nguyên vật liệu cần xác định lượng nguyên vật liệu dùng cho sản xuất sản phẩm. = - Để thực hiện tiết kiệm nguyên vật liệu Công ty cần xác định đúng nhu cầu nguyên vật liệu cần thiết cho sản xuất, dự trữ vật tư đủ đảm bảo cho quá trình sản xuất được liên tục mà không gây tình trạng ứ đọng vốn, làm kém hoặc giảm phẩm chất vật tư do dự trữ lớn. Muốn vậy Công ty phải thường xuyên kiểm tra và so sánh giữa khối lượng nguyên vật liệu dùng thực tế với khối lượng nguyên vật liệu còn lại trong kho chưa dùng đến, để tổ chức việc cung cấp nguyên vật liệu hợp lý, hạn chế lượng nguyên vật liệu tồn kho, phấn đấu tiến tới tồn kho gần bằng không. Mức tiêu dùng nguyên vật liệu để sản xuất ra đơn vị sản phẩm bao gồm 3 bộ phận cấu thành: + Bộ phận cơ bản tiêu dùng để tạo thành thực tế sản phẩm (trọng lượng tịnh của sản phẩm). + Bộ phận thành sản phẩm hỏng trong quá trình sản xuất. Hiện nay ở Công ty bộ phận tạo thành sản phẩm sai hỏng trong quá trình sản xuất chiếm 3% khối lượng nguyên vật liệu dùng vào làm sản phẩm. Để tiết kiệm nguyên vật liệu, Công ty cần giảm mức tiêu phí nguyên vật liệu cho những sản phẩm sai hỏng. Bằng cách: - Cải tiến công nghệ sản xuất: Việc cải tiến công nghệ sản xuất tất yếu sẽ kéo theo việc đổi mới máy móc thiết bị, đòi hỏi phải đầu tư thêm vốn, khả năng huy động vốn phụ thuộc vào uy tín của Công ty trên thị trường. Khi có nguồn vốn đầu tư rồi công ty phải sử dụng nguồn vốn đó vào công tác cải tiến như thế nào cho hợp lý. Nếu sử dụng tốt thì việc đầu tư cải tiến sẽ mang lại hiệu quả, nâng cao năng suất lao động, giảm bớt chi phí sản xuất, hạ được giá thành sản phẩm và tăng doanh thu. - Công ty cần coi trọng việc sử dụng các đòn bẩy kinh tế để khuyến khích sản xuất như: tiền lương, tiền thưởng, động viên CBCNV, nhằm nâng cao chất lượng lao động. Ngoài ra còn phải chú trọng tới công tác đào tạo nâng cao tay nghề của công nhân. Thường xuyên tổ chức cho công nhân học tập và tiến hành thi nâng bậc cho công nhân, nhằm tạo ra một đội ngũ lao động có chất lượng và có trình độ tay nghề cao, đáp ứng được yêu cầu của sản xuất. * Tính toán hiệu quả của biện pháp: Hiện nay bộ phận tạo thành sản phẩm sai hỏng trong quá trình sản xuất ở Công ty chiếm 3% khối lượng nguyên vật liệu dùng vào sản xuất sản phẩm. Công ty nên giảm mức tiêu phí này chỉ còn 1%. + Đối với giấy ngoại một tháng Công ty dùng hết 1,7 tấn. Trong đó tiêu phí do sản phẩm sai hỏng 3% = 51 Kg Công ty giảm mức tiêu phí cho bộ phận này chỉ còn 1% = 17 Kg. Như vậy, 1 tháng Công ty đã tiết kiệm được 34 Kg, số tiền là: 476.000 đồng. Công ty dự trữ loại vật tư này trong hai tháng, số tiền tiết kiệm được là 952.000 đồng. + Đối với giấy nội mua của các nhà sản xuất trong nước. Một tháng Công ty dùng là 1 tấn. Giá một tấn = 9,5 triệu đồng. Trong đó tiêu phí do sản phẩm sai hỏng là 3% = 30 kg. Sau khi giảm mức tiêu phí này chỉ còn 1% = 10 kg. Công ty đã tiết kiệm được 20 kg số tiền là 190.000 áp dụng biện pháp này, Công ty đã tiết kiệm được số tiền là 190.000 đ. Biện pháp 3: Giảm hàng hoá tồn kho để tăng doanh thu, rút ngắn thời gian luân chuyển của vốn lưu động. Khi phân tích các yếu tố làm thay đổi thời gian luân chuyển của vốn lưu động, ta thấy việc tăng doanh thu sẽ rút ngắn được thời gian vòng quay của vốn lưu động. Như vậy tăng doanh thu sẽ là một trong những giải pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Trong nền kinh tế thị trường, để tồn tại và phát triển các doanh nghiệp không chỉ đơn thuần sản xuất kinh doanh một mặt hàng, mà thường sản xuất kinh doanh nhiều mặt hàng với các mức giá khác nhau. Việc tăng doanh thu phải là việc tăng mức doanh thu đã đạt được trên mức hoà vốn, mới thực sự tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Để tăng doanh thu ở Công ty có thể thực hiện tổng hợp các biện pháp sau đây: - Đối với công nghệ sản xuất để nâng cao năng xuất lao động và chất lượng sản phẩm. Hoạt động sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thị trường hiện nay khiến Công ty phải chịu rất nhiều những thử thách của quá trình cạnh tranh giữa các doanh nghiệp. Để tự khẳng định mình, chất lượng hàng hoá và giá thành sản phẩm là quyết định sự thắng bại của Công ty trong cạnh tranh. Việc đưa công nghệ mới vào sản xuất sẽ tạo ra những sản phẩm có chất lượng tốt với giá thành hạ, tạo đà đảm bảo cho Công ty chiến thắng trong cạnh tranh với các đối thủ của mình. - Công ty phải thường xuyên khai thác các nhu cầu mới phát sinh trên thị trường để cung ứng các mặt hàng phù hợp. Có nhiều cải tiến về mẫu mã của sản phẩm phù hợp với thị hiệu người tiêu dùng. - Giảm thấp và tiết kiệm chi phí sản xuất để tăng lợi nhuận của Công ty bằng các biện pháp. + Xây dựng định mức tiêu hao vật tư hợp lý, sát đúng. + Giảm tiêu phí nguyên vật liệu cho bộ phận tạo thành sản phẩm hỏng trong quá trình sản xuất. + Hạn chế dự trữ vật tư, chỉ dự trữ đủ đảm bảo quá trình sản xuất được thường xuyên đều đặn. - Công ty càng tăng cường hơn nữa công tác tiếp thị, thường xuyên tham gia các hội chợ triển lãm để giới thiệu sản phẩm của mình. - Xây dựng những mối quan hệ tốt, tạo được uy tín với khách hàng trong việc thực hiện các điều khoản của hợp đồng, cũng như các dịch vụ sau bán hàng như: bảo hành sản phẩm, triết khấu hoa hồng. * Tính toán hiệu quả của biện pháp. Theo báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty năm 1999, doanh thu đạt được là 4.904.025.088. Khoản thuế doanh thu phải nộp là 96.183.617 Doanh thu thuần sẽ là: 4.800.328.471 * Hiệu quả của việc sử dụng hợp lý vốn lưu động được phản ánh như sau: áp dụng hai biện pháp (1) và (2), Công ty đã tiết kiệm được số tiền là: 23.800.000 + 1.142.000 = 24.942.000 đồng. Như vậy, vốn lưu động bình quân của Công ty chỉ còn là: 1.035.897.000 - 24.942.000 = 1.010.957.000 đồng. áp dụng biện pháp 3: Doanh thu thuần của Công ty sẽ đạt được là: 4.800.328.471 Nhờ áp dụng tổng hợp biện pháp trên, số vòng quay của vốn lưu động sẽ là: = = 4,8 vòng = = 76,5 ngày/vòng Như vậy số vòng quay của vốn lưu động tăng được 0,2 vòng. Số ngày cho một vòng luân chuyển giảm được 3 ngày. Kết luận Trong những năm gần đây khi nền kinh tế nước ta chuyển hướng theo cơ chế thị trường theo định hướng XHCN, việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp là hoạt động quan trọng quyết định đến sự tồn tại hay phá sản của một doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp Nhà nước hiện nay các quan hệ tài chính của nền kinh tế thị trường còn rất mới mẻ, hàng ngày, hàng giờ thử thách tồn tại của doanh nghiệp. Thực tế để tích nghi với cơ chế mới doanh nghiệp phải làm chủ được số vốn mà mình có thông qua các công cụ đắc lực là nâng cao quản lý và sử dụng vốn kinh doanh. Sau một thời gian thực tập tại Xí nghiệp In Tổng cục Khí tượng Thuỷ văn tôi nhận thấy vấn đề khó khăn hiện nay là: Với sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp do vậy xí nghiệp muốn tồn tại và phát triển được thì bằng mọi cách phải sử dụng đồng vốn một cách có hiệu quả. Vì vậy tôi đã đi sâu tìm hiểu và nghiên cứu đề tài: “Phân tích tình hình sử dụng vốn lưu động và một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Xí nghiệp In Tổng cục Khí tượng Thuỷ văn” Trong thời gian thực tập và làm đồ án được sự chỉ dẫn của thầy giáo: Trần Trọng Phúc và các thầy cô giáo trong khoa Kinh tế trường Đại học Bách Khoa - Hà Nội, cùng với sự giúp đỡ và tạo điều kiện của các phòng ban chức năng Xí nghiệp In Tổng cục Khí tượng Thuỷ văn đã giúp tôi hoàn thành bài viết của mình. Qua thời gian nghiên cứu về vốn lưu động đã giúp tôi đi sâu vào vốn sản xuất hiểu rộng thêm về vốn. Hy vọng rằng những kiến thức của bản thân và sự nhiệt tình giúp đỡ cũng như sự chỉ dẫn của các thầy cô giáo trong khoa đã đóng góp một phần nhỏ vào công tác quản lý của xí nghiệp nói chung và quản lý vốn lưu động nói riêng. Tôi rất mong đề tài này được thực hiện và đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn cho Xí nghiệp In Tổng cục Khí tượng Thuỷ văn. Trong thời gian thực tập ngắn và với trình độ kiến thức có hạn, nên vẫn còn nhiều khiếm khuyết. Vậy tôi rất mong được sự đóng góp của các thầy cô giáo và của các bạn. Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn sự nhiệt tình giúp đỡ của thầy giáo Trần Trọng Phúc cùng tất cả các thầy cô giáo trong khoa Kinh tế trường Đại học Bách Khoa - Hà Nội. mục lục

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docC0116.doc
Tài liệu liên quan