Đề tài Sự phân công lao động giữa vợ và chồng trong gia đình vùng ven đô thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước

Phần I. Mở Đầu I. Tính cấp thiết của đề tài II. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn III. Đối tượng nghiên cứu, khách thể nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu IV. Mục đích nghiên cứu V. Phương pháp nghiên cứu VI. Giả thuyết nghiên cứu và khung lý thuyết Phần II. Nội dung nghiên cứu I. Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn 1. Cơ sở lý luận 1.1. Phương pháp luận của xã hội học Mac- Lênin 1.2. Lý thuyết vị thế- vai trò 1.3. Lý thuyết cơ cấu- chức năng 1.4. Lý thuyết giới 2. Cơ sở thực tiễn 2.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu 2.2. Tổng quan địa bàn nghiên cứu II. Những khái niệm công cụ 1. Khái niệm gia đình 2. Khái niệm phân công lao động 3. Khái niệm giới. II. Kết quả nghiên cứu 1. Thực trạng sự phân công lao động giữa vợ và chồng trong gia đình tại địa bàn xã Tân Dương- huyện Thuỷ Nguyên- Hải Phòng Sự phân công lao động giữa vợ và chồng đối với các công việc nội trợ trong gia đình Sự phân công lao động giữa vợ và chồng đối với các công việc chăm sóc các thành viên trong gia đình và giáo dục con cái Sự phân công lao động giữa vợ và chồng đối với các công việc quyết định các việc lớn trong gia đình và đại diện gia đình tham gia các hoạt động trong dòng họ và đoàn thể 2. Những yếu tố ảnh hưởng đến sự phân công lao động trong gia đình tại địa bàn xã Tân Dương- huyện Thuỷ Nguyên- Hải Phòng Học vấn của người phụ nữ với việc thực hiện các công việc trong gia đình. Nghề nghiệp của người phụ nữ với việc thực hiện các công việc trong gia đình. Thu nhập của gia đình với việc thực hiện các công việc trong gia đình. Tuổi của người phụ nữ với việc thực hiện các công việc trong gia đình. IV. Kết luận và khuyến nghị

doc54 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 4167 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Sự phân công lao động giữa vợ và chồng trong gia đình vùng ven đô thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cận chức năng, sự bất bình đẳng về phân công lao động theo giới trong gia đình thường bị bỏ qua vì người ta cho rằng việc phụ nữ sinh đẻ, làm việc nhà, nuôi con, chăm sóc các thành viên trong gia đình; nam giới làm việc bên ngoài , kiếm tiìen nuôi sống gia đình là điều “hợp lý”, không cần phải bàn cãi, hay theo cách diễn đạt của T.Parson, đàn ông có vai trò công cụ, đàn bà có vai trò biểu cảm. Điều cần thiết là làm sao để hai giới thực hiện vai trò của mình một cách hoàn hảo nhất. AnnOakley- nhà xã hội học người Anh khi nghiên cứu về lao động nội trợ của phụ nữ có ý kiến “ Một số mặt của công việc nội trợ,rửa ráy, là quần áo và lau chùi , chẳng khác một công nhân dây chuyền lắp ráp. Trên thực tế thì họ phải chịu đựng sự đơn điệu, sự vụn vặt và nhanh chóng quá mức trong công việc của mình”.Công việc nội trợ tốn rất nhiều thời gian và đòi hỏi nhiều công sức,bà cho rằng chứng bệnh tâm thần, buồn chán, sự thất vọng và cô đơn là sự trải nghiệm của những người vợ nội trợ trong gia đình. Như Gavron đã đưa ra khái niệm đó là những “người vợ bị giam cầm”. Đối với công việc giặt giũ, tỉ lệ nam giới đảm nhiệm chính vai trò này cũng vô cung khiêm tốn chỉ có3,2%, trong khi tỉ lệ tương ứng ở nữ giới là 85,8%. Do quá trình xã hội hoá vai trò giới trong gia đình, ngay từ nhỏ, các bé gái đã được dạy bảo và tuân theo những giá trị, chuẩn mực truyền thống. Do đó, người phụ nữ ngay từ khi còn nhỏ đã tỏ ra vượt trội hơn nam giới về khoản bếp núc, thêu thùa, may vá, giặt giũ,...rồi nên họ làm công việc nhà dễ dàng hơn là chuyện đương nhiên. Quan niệm cũ này đã ăn sâu vào nếp nghĩ của đại đa số gia đình Việt Nam và dần dần nó như là một điều tất yếu là phụ nữ thì lo việc nội trợ còn nam giới thì lo việc kiếm tiền. Nếp nghĩ này không chỉ tồn tại ở nam giới mà chính những người phụ nữ cũng đồng tình. PVS: Nữ- 44 tuổi- nông dân- THCS “ Chú đã lo kinh tế cho gia đình thì những việc kia cô làm hết cũng là hợp lý thôi. Nhà cô chỉ có 5 sào ruộng, bộ lên mấy ngày mùa rồi lại nhàn tênh ấy mà” PVS: Nữ- 31 tuổi- công nhân- PTTH “Mỗi buổi sáng trước khi đi làm chị đều dậy sớm dọn dẹp nhà cửa và giặt giũ quần áo, chỉ khi nào thật bận hoặc ốm thì anh mới giặt” Quả thực, suy nghĩ công việc nội trợ là thiên chức riêng của người phụ nữ vẫn còn quá nặng nề. Để thoát khỏi ngưỡng đó thật khó khăn, ngay cả trong gia đình mà cả vợ và chồng có cùng trình độ thì việc thực hiện quyền bình đẳng trong phân công lao động còn khó huống chi với nhứng gia đình mà cả vợ và chồng đều có trình độ kém, ở đó, người vợ thì cam chịu, còn người chồng thì gia trưởng, việc thực hiện quyền bình đẳng trong phân công lao động lại càng trở nên khó khăn gấp bội. Bởi vậy, việc thực hiện quyền bình đẳng trong phân công lao động trong gia đình phải được thực hiện dần dần từng bước một. *Sự phân công lao động theo giới với việc dọn dẹp nhà cửa trong gia đình Cũng như tất cả các công việc nội trợ kể trên, tỉ lệ nữ giới đảm nhiệm chính công việc này vẫn là chủ yếu chiếm 78%, trong khi tỉ lệ tương ứng ở nam giới là 4,6%. PVS: : Nữ- 31 tuổi- công nhân- PTTH “Anh nhà chị tính luộm thuộm, nhờ anh ấy nấu đựơc một bữa cơm thì anh ấy bày bừa khắp mọi chỗ, nguyên việc dọn lại cái bếp cũng đã mất cả buổi rồi. Chị có bận đến đâu thì vẫn cố dọn dẹp nhà cửa cho nó tươm tất , sạch sẽ chứ đợi anh ấy làm thì đến bao giờ, đàn ông họ nghĩ đó là những chuyên vặt vãnh, chuyện đàn bà nên họ không làm. Mà có làm thì lại bị người khác chế giễu là núp váy vợ” Nhưng thực tế những công việc bếp núc hay dọn dẹp nhà cửa, giặt giũ..... không phải là công việc đơn giản, nhẹ nhàng như quan niệm của nhiều người, đó không chỉ là những công việc vặt vãnh, mà cũng đòi hỏi rất nhiều thời gian và sức lực của người thực hiện. Ngưòi phụ nữ vừa coó gắng hoàn thành tốt công việc trong khu vực lao động sản xuất như nam giới, lại phải tiếp tục bỏ thêm một lượng thời gian như thế cho công việc nội trợ, liệu điều đó có trở nên quá sức đối với họ? Cùng với sự vận hành của phát triển kinh tế , sự biến đổi trên mọi mặt của đời sống, nhận thức về giới của cả nam và nữ cũng đã có nhiều mặt cải thiện. Mặc dù tỉ lệ người chồng đảm nhiệm chính các công việc nội trợ trong gia đình còn thấp nhưng tỉ lệ chia sẻ những công việc này đang có xu hướng tăng lên. Bằng chứng là tỉ lệ nam giới chia sẻ các công việc giặt giũ cùng vợ là 11,0%; công việc dọn dẹp nhà cửa là 17,4%. PVS: Nữ- 27 tuổi- giáo viên- đại học “ Anh luôn chia sẻ công việc nhà với chị không nề hà gì cả, kể cả đi chợ cùng chị, giặt quần áo, chị giặt anh múc nước, lấy mắc phơi cho chị, chị lau nhà thì anh quét mạng nhện.....” Đây là những biến đổi tích cựcvà nguyên nhân của những biến đổi này một mặt là do những thay đổi về nhận thức, trình độ văn hoá của cặp vợ chồng, thay đổi vai trò kinh tế của người phụ nữ trong gia đình. Mặc dầu vậy, những trở lực phát ra ở cả hai phía xã hội và cá nhân, nam và nữ vẫn là một rào cản để đạt được một sự bình đẳng nam nữ. Tuy nhiên chúng ta cũng không thể phủ nhận sạch trơn rằng vị trí của người phụ nữ xưa và nay không có gì thay đổi. Chúng ta thấy rằng đã có nhiều thay đổi lớn: nếu như trước đây phụ nữ còn phải chịu đựng sự khống chế từ mọi phía “tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử”; phụ nữ phải chịu bao khổ sở cơ cực thì ngày nay họ đã có nhiều quyền lợi hơn, độc lập hơn trong việc quyết định cuộc sống của mình. Vị trí của họ đang dần được khẳng định. Tuy nhiên, đó vẫn chỉ là những bước đầu tiên trong quá trình tìm kiếm sự bình đẳng giới và chúng ta sẽ còn phải cố gắng nhiều hơn nữa để đạt được điều đó. Sự phân công lao động giữa vợ và chồng trong gia đình với công việc chăm sóc các thành viên và giáo dục con cái “ Hàng ngày tái tạo ra đời sống của bản thân mình con người cần tái tạo ra những người khác, sinh sôi, nảy nở, đó là quan hệ giữa vợ và chồng, cha mẹ và con cái, đó là gia đình”(C. Mac- Hệ tư tưởng Đức) Bảng 2: Sự tham gia công việc chăm sóc các thành viên trong gia đình và giáo dục con cái (đơn vị %) Công việc Vợ Chồng Cả hai Chăm sóc người già 48.1 5.6 46.3 Chăm sóc người ốm 42.7 5.4 51.9 Chăm sóc trẻ em 61.7 4.0 34.3 Giáo dục con cái 17.9 10.9 71.2 Gia đình được tạo dựng trên nền tảng sự yêu thương, chăm sóc, chia sẻ giữa các thành viên, các mối quan hệ giữa vợ chồng, cha mẹ- con cái củng cố sự ổn định và bền chặt của gia đình. Trong môi trường gia đình, người vợ vẫn là người chăm lo thường xuyên đến đời sống tình cảm, chăm sóc và quan tâm dến các thành viên khác. Kết quả nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ người vợ đảm nhiệm chính vai trò chăm sóc người già là 48.1%, chăm sóc người ốm chiếm 42.7%, chăm sóc trẻ em chiếm 61.7% và giáo dục con cái là 17.9%. Trong khi tỷ lệ tương ứng ở nam giới đối với các công việc này là 5.6%, 5.4%, 4.0% và 10.9%. Như vậy, sự phân công lao động giữa vợ và chồng đối với việc chăm sóc các thành viên trong gia đình và giáo dục con cái vẫn giống như các công việc nội trợ. Nói cách khác, tỷ lệ nam giới đảm nhiệm chính vai trò này là rất nhỏ. Tuy nhiên, nếu so với các công việc nội trợ như đi chợ, nấu nướng...tỷ lệ phụ nữ đảm nhiệm chính vả trò này một mình đã giảm đi đáng kể. Trong các công việc này, đã có sự đóng góp, chia sẻ rất lớn của người chồng, biểu hiện là tỷ lệ cả hai vợ chồng cùng đảm nhận vai trò chăm sóc người già là 46.3% ,chăm sóc người ốm là 51.9%, chăm sóc trẻ em là 34.3% và giáo dục con cái là 71.2%. Gia đình là một môi trường quan trọng để hình thành và phát triển nhân cách của trẻ em. Ngay từ khi lọt lòng cho đến hết cuộc đời con người tìm thấy trong gia đình sự đùm bọc về vật chất, tinh thầnvà tiếp thu sự giáo dục về mọi mặt. Vì một lý do nào đó,có lúc điều này đã bị hiểu sai lệch dẫn đến quan niệm cho rằng việc chăm sóc và giáo dục con cái thuộc về trách nhiệm của người vợ, người mẹ trong gia đình. Chăm sóc và giáo dục con cái có thể coi là một vấn đề vô cùng quan trọng đối với mỗi gia đình. Với những người cha, người mẹ, sự quan tâm chăm sóc con cái không chỉ là vấn đề trách nhiệm, nghĩa vụ mà hơn thế nữa đố còn là vấn đề tình cảm, là một niềm hạnh phúc lớn lao của các bậc làm cha làm mẹ. Trẻ em sẽ học tốt hơn, trưởng thành hơn,phát huy đầy đủ và toàn diện cả về mặt thể lực và trí lực nếu có được sự chỉ bảo thường xuyên của cha me. Tập quán phân công lao động theo giới mà trong đó hầu hết chỉ có phụ nữ chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ nhỏ đã ảnh hưởng sâu sắc đến phát triển tâm lý ở trẻ em, cả trai lẫn gái. Trong khuôn khổ đó, trẻ gái nhỏ dần dần được khu biệt, ít độc lập, thụ động hơn, có xu hướng đồng nhất tâm lý với người chăm sóc cùng giới tính và như vậy sẽ hạn chế phát triển bản năng trong tiếp xúc với người khác giới tính. Ngược lại, trong chăm sóc, ngay từ nhỏ trẻ trai đã được tách biệt một cách “bản năng” và xác định bản thân “không thuộc nhóm nữ” (thông thường bởi người chăm sóc là nữ) qua đó ở trẻ trai hình thành xu hướng hạ thấp những đặc điểm được coi là nữ tính, phát triển và khẳng định “cái tôi”, tính độc lập cá nhân mạnh hơn . Do đó khi nam giới và phụ nữ cùng chia sẻ, chăm sóc trẻ ở lứa tuổi nhỏ, dạy dỗ trẻ ở các tuổi lớn hơn (trường học,thực tiễn xã hội...) thì trẻ trai hay gái sẽ có điều kiện phát triển một cách cân bằng.Điều này sẽ hạn chế dần hiện tượng tách biệt, hay hội chứng “hạ thấp, coi thường” phụ nữ và góp phần tạo các quan hệ giới bình đẳng hơn trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội nói chung và trong việc phân công lao động trong gia đình nói riêng. Khi được hỏi về vần đề này có ý kiến cho rằng: PVS : Nam-27 tuổi-kinh doanh-PTTH “Trong gia đình tiếng nói của người cha với con cái bao giờ cũng quan trọng hơn phụ nữ. Anh nghĩ là khi con còn nhỏ vai trò của người cha rất quan trọng nhưng vì hai cháu nhà anh đều là nữ nên đến tuổi trưởng thành các cháu sẽ tâm sự với mẹ nhiều hơn, bởi mẹ gần gũi hơn nên lúc đó sự bảo ban, chỉ dẫn của người mẹ là vô cùng cần thiết” PVS : Nữ 27 tuổi-giáo viên-đại học “Việc giáo dục con cái nếu chỉ có mẹ mà thiếu sự dạy dỗ của người cha thì đứa trẻ sẽ bị thiếu hụt cả về mặt tình cảm lẫn tri thức sống, ngược lại nếu chỉ được bố chăm sóc và dậy bảo mà thiếu đi sự yêu thương của người mẹ đứa trẻ cũng không thể phát triển hoàn thiện được. Thế nên cả hai bố mẹ có vai trò như nhau” Như vậy, quan điểm nhận thức của người dân đã có những thay đổi theo chiều hướng tiến bộ. Trong tất cả các công việc thì giáo dục con cái là công việc có tỷ lệ cả hai vợ chồng cùng đảm nhận chính cao nhất 71.2%. Nhận thức được vai trò quan trọng của giáo dục gia đình đối với sự phát triển nhân cách của trẻ, sự chia sẻ của vợ và chồng trong công việc này được đặc biệt nhấn mạnh. Sự phân công lao động giữa vợ và chồng với việc quyết định các việc lớn trong gia đình và đại diên cho gia đình tham gia các hoạt động trong dòng họ và đoàn thể. Bảng 3 : sự tham gia quyết định các việc lớn trong gia đình và đại diên cho gia đình tham gia các hoạt động trong dòng họ và đoàn thể (đơn vị %) Công việc Vợ Chồng Cả hai Quyết định việc lớn trong gia đình 12.2 47.4 40.4 Đại diện gia đình tham gia hoạt động đoàn thể 28.5 44.5 27.0 Đại diện gia đình tham gia hoạt động dòng họ 12.0 67.7 20.3 * Quan hệ giới và quyền quyết định các việc lớn trong gia đình Gia đình truyền thống việt nam phổ biền lấy kiểu gia đình nửa hạt nhân làm cơ bản. Vì vậy, quan hệ vợ-chồng chịu sự chi phối và ràng buộc chặt chẽ của bố mẹ, anh em, họ hàng. Ngoài ra hệ tư tưởng nho giáo cũng ảnh hưởng rất lớn đến con người và xã hội thời kỳ này, đặc biệt nó đã tạo ra một hệ thống kiểm soát đối với suy nghĩ và hành vi của người phụ nữ. Chính điều đó đã gián tiếp tạo ra sự phụ thuộc của người phụ nữ trong quan hệ vợ chồng, không những về kinh tế mà còn trong việc quyết định các việc lớn của gia đình . Khác với các công việc nội trợ và chăm sóc các thành viên trong gia đình, quyền quyết định các việc lớn trong gia đình chủ yếu là thuộc về nam giới, tỷ lệ phụ nữ đảm nhiệm chính chỉ chiếm 12.2% trong khi tỉ lệ tương ứng ở nam giới là 47.4%. Như vậy có sự tỷ lệ nghịch giữa vai trò của người phụ nữ và vị trí, địa vị, tiếng nói của họ trong gia đình. Trong gia đình ấy, người phụ nữ là những người “lao động không công ” vừa là “đại biểu cho giai cấp vô sản” giá trị của tiếng nói và địa vị của họ đối với quyền quyết định các công việc lớn trong gia đình vô cùng hạn chế. Quuyền quyết định trong gia đình chủ yếu thuộc về người đàn ông-“nhà tư sản”, người nắm giữ về kinh tế, người đứng trên những thang giá trị, định chế, chuẩn mực của nền văn hoá xã hội truyền thống.Người vợ dù có được gán cho nhiều giá trị quan trọng nhưng đó không những chỉ là những giá trị mang tính hình thức mà còn là sự ràng buộc nặng nề hơn vào trách nhiệm và vị thế của người chồng . PVS : Nam 54 tuổi- nghỉ hưu- trung cấp “Nhà chú vừa xây nhà năm ngoái, việc này thì do chú tự quyết thôi, từ việc trù tình xem xây kiểu nào, hình dáng ra sao, mua nguyên vật liệu ở đâu, thuê bao nhiêu thợ lo liệu cho đến khi hoàn thành. Công việc này cô cũng không hiểu gì cả nên do chú tự quyết định” PVS : Nữ 47 tuổi- nông dân- THCS “Con cái càng lớn thì người cha càng quan trọng, quyết định các việc lớn trong gia đình phải do người đàn ông. Hơn nữa trong việc bảo ban con cái có những việc phụ nữ không thể nghĩ tới được, người ta bảo phụ nữ như cơi đựng trầu nên có nhiều việc không thể nghĩ sâu sắc được như nam giới. Công việc nội trợ là công việc của người phụ nữ, phụ nữ phải làm, chồng giúp được thì tốt không gíup đươc thì mình cũng phải làm. Nam giới chỉ làm những việc to tát, khó khăn nặng nhọc cần người ta gánh vác. Trong nhà cô, việc con cái học hành đến đâu, chọn trường nào, quyết định tương lai cho con đều là do chú lo liệu, cô cũng chỉ biết đến thế thôi” Như vậy, quyền quyết định các việc lớn trong gia đình người phụ nữ chỉ đóng một vai trò phụ, thứ yếu trong khi những gì mà họ đã bỏ ra, đóng góp cho gia đình có giá trị vô cùng lớn lao. Không chỉ những người nam giới mà cả bản thân những người phụ nữ cũng nhận thức về vai trò của mình chưa thật đầy đủ, họ tự coi những công việc nội trợ như là bổn phận, là thiên chức của mình trong khi những quyết định lớn có ảnh hưởng đến sự ổn định, tương lai, sự phát triển cho gia đình thì họ lại không dược tham gia hoặc tham gia với một tỷ lệ rất nhỏ. Tuy vậy, cùng với sự thay đổi của nền sản xuất xã hội, quan hệ giữa vợ và chồng đối với việc quyết định các việc trong gia đang được điều chỉnh dần theo xu hướng bình đẳng nam nữ. Thái độ của cả hai giới đều đi tới một sự điều hoà, xem xét ý kiến của nhau, cùng bàn bạc và thừa nhận vai trò của nhau không chỉ trong quyết định mà còn cả trong cách thức giải quyết mọi vấn đề từ nhỏ đến lớn. Sự thay đổi mối quan hệ giữa vợ và chồngtrong gia đình được thể hiện thông qua việc chia sẻ cùng nhau các công việc. Trong việc quyết định các việc lớn trong gia đình, tỉ lệ cả hai vợ chồng cùng đảm nhận chínhlà 40.4%. Đã có rất nhiều gia đình, các cặp vợ chồng có những nhận thức tiến bộ hơn về việc phân công lao động trong gia đình mình. Nhận thức được tầm quan trọng của cả vợ và chồng trong việc giữ vững và phát triển một gia đình hạnh phúc. PVS: Nữ 42 tuổi- nông dân- THCS “Tất cả các việc lớn trong gia đình cô đều do hai vợ chồng quyết định, kể cả chú có đi làm xa thì có gì cô vẫn thường xuyên thông tin liên lạc cho chú. Quyết hay không quyết là cả hai vợ chồng cùng thống nhất chứ không bao giờ cô tự quyết cả, còn chú thì việc gì chú cũng bàn trước với cô” PVS: Nữ 25 tuổi – bán hàng- PTTH “ Quyết định việc xây dựng nhà là cả hai anh chị cùng bàn bạc thống nhất tất cả mọi việc” Trên toàn thế giới, phụ nữ đều chủ yếu đảm nhận việc chăm sóc trẻ em và dọn dẹp nhà cửa. Phụ nữ trong hầu hết các xã hội đều kết hợp việc nhà với các công việc ngoài thị trường hoặc phi thị trường để tạo thêm thu nhập hoặc tăng mức tiêu dùng cho gia đình- những công việc không được phản ánh trong số liệu thống kê lực lượng lao động truyền thống, và phụ nữ có xu hướng phải làm việc tương đối nhiều giờ hơn so với nam giới, nếu tính đến cả việc ngoài thị trường lẫn việc nhà. Điều này làm nảy sinh câu hỏi về việc trách nhiệm chính của người phụ nữ là chăm lo việc nhà cộng với tổng số giờ làm việc nhiều hơn có ảnh hưởng như thế nào đến phúc lợi của họ so với nam giới. Trong chừng mực mà sự phân công lao động theo giới trong gia đình có nghĩa là phụ nữ sẽ phải làm việc nhà và từ bỏ các hoạt động tạo thu nhập khác thì điều này sẽ hạn chế khả năng thương lượng và năng lực ra quyết định trong gia đình của họ. * Sự phân công lao động theo giới với việc đại diện gia đình tham gia vào các hoật động trong dòng họ và đoàn thể Trong các gia đình truyền thống, chức năng kinh tế của gia đình được thực hiên chr yếu là tự cung tự cấp dựa trên cơ sở nền kinh tế nghèo nàn, khoa học kỹ thuật còn lạc hâu, lao động chủ yếu dựa trên cơ bắp cùng với những công cụ thủ công thô sơ. Vì thế đòi hỏi nhiều sức lực trong lao động của người đàn ông. Người nam giới trở thành người trụ cột chính trong gia đình, là lao động chính đóng góp vào nền kinh tế cơ bản của gia đình. Lao động của người chồng trong gia đình đương nhiên được xã hội nhìn nhận theo hệ qui chiếu cổ điển dựa trên tiêu chuẩn cơ bắp có tính chất cảm giác, do vậy được coi là lao động quan trọng cho sự tồn tại của gia đình. Trong khi đó, người phụ nữ được gán cho vai trò người cai quản gia đình, giữ tay hòm chìa khoá, quán xuyến các công việc nội trợ trong gia đình và nuôi dạy con cái. Mặc dù họ có tham gia các hoạt động sản xuất tạo thu nhập nhưng sự đóng góp về mặt kinh tế của người vợ đều bị coi là nhỏ bé, không giá trị, tài sản là do hai vợ chồng đóng góp và gây dựng nhưng đều là “của chồng công vợ”, ở một khía cạnh nào đó là hoàn toàn thuộc về sở hữu của người chồng. Do vậy, người chồng có một quyết định tối cao đối với toàn bộ công việc trong gia đình, nhất là những chuyện được coi là “ công to việc lớn ”. Cũng như việc quyết định các việc lớn trong gia đình trong công việc này vai trò của người phụ nữ cũng không được nhìn nhận một cách bình đẳng. Tỷ lệ nữ giới đại diện cho gia đình tham gia các hoạt động đoàn thể chỉ chiếm 28,5% và đại diện cho gia đình tham gia hoạt động dòng họ chỉ có 12% trong khi tỷ lệ tương ứng ở nam giới là 44,5% và 67,7%. Do người chồng nắm giữ với vai trò đại diện cho vợ và cả gia đình nên người phụ nữ ít có điều kiện tham dự vào các giao tiếp xã hội một cách chính thức hay độc lập. Họ dường như chỉ thay thế người chồng trong vai trò chăm sóc, điều chỉnh các mối quan hệ trong gia đình, với họ hàng để giữ gìn sự ổn định, bền vững của gia đình. Nhưng đứng ở vai trò đại diện cho gia đình để tham gia các hoạt động đoàn thể hay dòng họ thì người chồng lại chiếm tỷ lệ cao hơn, đặc biệt là trong hoạt động dòng họ. Vì quan niệm xưa luôn cho rằng “nữ nhi ngoại tộc” con gái đã đi lấy chồng thì không còn là người trong họ, con gái là con người ta. Hình thức gia đình gia trưởng vẫn tồn tại trong nếp sống, nếp nghĩ càng khẳng định chắc chắn vị trí, chỗ đứng của người đàn ông trong dòng họ, gia tộc. Như vậy, qua những số liệu trên đã khắc hoạ rõ nét bức tranh phân công lao động giữa vợ và chồng trong gia đình tại xã Tân Dương-huyện Thuỷ Nguyên-Hải Phòng. Các công việc mang tính chất nội trợ như đi chợ, nấu nướng, giặt giũ, dọn dẹp nhà cửa, chăm sóc các thành viên trong gia đình và giáo dục con cái tuyệt đại đa số là do phụ nữ đảm nhận, người chồng ít tham gia vào các công việc này. Còn trong các việc như quyết định các việc lớn trong gia đình hay đại diện gia đình tham gia các hoạt động đoàn thể, dòng họ thì hầu hết do người chồng quyết định. Do đó, có thể thấy được sự phân công lao động giữa vợ và chồng trong gia đình là không hợp lý. Người vợ có vai trò quan trọng trong gia đình, mọi công việc nội trợ trong gia đình họ là người quán xuyến tất cả nhưng họ lại không có được quyền ngang bằng người chồng trong việc ra quyết định, họ có ít tiếng nói trong những công việc quan trọng cần quyết định bàn bạc, mà những công việc như thế người chồng đều tự quyết định lấy. Tuy nhiên, khi nói rằng nữ giới bỏ nhiều công lao động hơn nam giới trong những công việc nội trợ thì không có nghĩa là nam giới không đóng góp việc gì. Theo quan sát, công việc thực tế của nam giới cũng rất vất vả vì vẫn có khá nhiều hộ gia đình làm ruộng. Tuy cường độ kém so với lao động nữ nhưng nam giới thường làm những công việc mà nữ giới không đảm đương được, hoặc vì quá nặng nhọc, hoặc vì tập quán lâu đời không cho phép. Nữ giới thường làm những công việc mang tính đơn điệu, lặp đi lặp lại hàng ngày, trong đó nhiều lao động không tạo ra sản phẩm như công việc nội trợ. Còn công việc của nam giới thường được gắn nhiều giá trị hơn so với nữ giới, nam giới có nhiều cơ hội để đi làm kiếm tiền, lao động của nam giới thường có uy tín hơn lao động nữ giới. Trong nhiều trường hợp khi người chồng làm việc thì mọi người ghi nhận sự đóng góp của anh ta, nhưng khi người vợ làm việc mọi người cho đó là chuyện tất nhiên. Điều này thể hiện sự bất binhdf đẳng giữa người vợ và người chồng trong hoạt động lao động trong gia đình và ngoài xã hội. Người chồng và người vợ cùng bỏ công sức lao động như nhau nhưng giá trị lao động của người vợ không được coi trọng, trân trọng bằng của người chồng. 2. Những yếu tố ảnh hưởng đến sự phân công lao động giữa vợ và chồng trong gia đình vùng ven đô thời kỳ CNH- HĐH đất nước 2.1. Học vấn của người phụ nữ với việc thực hiện các công việc trong gia đình Giữa học vấn của người phụ nữ với việc thực hiện các công việc trong gia đình có mối quan hệ nhất định. Bảng 4 : Tương quan giữa học vấn với các công việc trong gia đình của người phụ nữ (%) Công Việc Học Vấn Đi Chợ Nấu Nướng Giặt Giũ Dọn Dẹp Nói Chung Chăm Sóc Trẻ Em Chăm Sóc Người Già Chăm Sóc Người ốm Giáo Dục Con Cái Quyết Định Việc lớn Đại diện Gia đình Tham Gia hoạt Động Đoàn thể Đại diện Gia đình Tham Gia Dòng họ Trung Học 20.5 19.6 19.0 19.6 17.3 17.9 19.3 28.1 33.0 23.3 28.4 Trung Học Cơ Sở 48.1 48.8 48.7 47.2 51.0 47.9 50.2 44.5 37.4 47.1 39.8 Trung Học Phổ Thông 23.4 23.6 24 24.3 23.8 25.9 24.0 21.9 24.2 22.8 22.7 Trung học Phổ Thông Trở Lên 7.9 8.0 8.3 8.9 7.9 8.4 6.5 5.5 5.0 6.8 9.1 Tổng 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100 Số liệu từ bảng cho thấy, nhận thức ảnh hưởng rất lớn đến các công việc gia đình của người phụ nữ. Nhóm phụ nữ có trình độ học vấn cấp tiểu học và cấp phổ thông trung học trở lên tham gia vào thực hiện công việc gia đình rất ít, nhất là cấp PTTH trở lên. Điều này là do tỉ lệ phụ nữ ở hai nhóm học vấn này rất ít trong cơ cấu mẫu. Đối với nhóm phụ nữ có trình độ học vấn cấp THCS, là nhóm phụ nữ tham gia vào việc thực hiện các công việc nhà nhiều nhất. Nhóm phụ nữ này do có trình độ học vấn thấp, bởi vậy nhân thức của họ về phân công lao động trong gia đình vẫn chịu ảnh hưởng nặng nề của quan niệm truyền thống, của tư tưởng phong kiến gia trưởng. Do đó, trong suy nghĩ của họ thì họ cho rằng công việc nội trợ là việc của phụ nữ là hợp lý. Bởi vậy, phụ nữ làm các công việc đó như thiên chức, như là trách nhiệm của mình. Họ rất ít khi nhận được sự chia sẻ của người chồng trong việc thực hiện các công việc gia đình. Thực trạng phân công lao động giữa vợ và chồng trong gia đình như trên là kết quả của rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó, nhận thức là yếu tố ảnh hưởng rất mạnh mẽ đối với sự phân công lao động theo giới trong gia đình. Để giải quyết vấn đề này, chúng ta không thể nóng vội, không thể đòi hỏi ngay một sự bình đẳng tuyệt đối giữa vợ và chồng mà mọi sự thay đổi thực sự bao giờ cũng là một quá trình tạo lập từng bước một. Hơn nữa chúng ta cần phải xác định rằng, để thay đổi nhận thức của con người đó là một vấn đề vô cùng khó khăn và nan giải nhất là đối với những người có trình độ học vấn thấp. Bởi vậy chúng ta phải kiên trì tạo lập từng bước một với một hệ thống và biện pháp thích hợp, trong đó biện pháp quan trọng và tích cực nhất là nâng cao trình độ của người phụ nữ. Đó là con đường quan trọng nhấtgiúp phụ nữ phần nào giảm bớt những vất vả của mình. Đối với nhóm người có trình độ học vấn cao( Từ cấp PTTH) tỉ lệ tham gia các công việc trong gia đình của họ giảm dần. Khi phụ nữ có trình độ học vấn cao, nhận thức của họ sẽ không còn bị bó hẹp hoậc phụ thuộc vào bên ngoài. Họ đã dần thoát khỏi quan niệm truyền thống cho rằng công việc gia đình là công việc của người phụ nữ. Họ ý thức được mình hoàn toàn có quyền được hưởng những cơ hội phát triển như nam giới. Bởi vậy họ luôn tích cực tham gia các hoạt động xã hội. Chính vì lí do đó, mà việc thực hiện việc nhà của họ giảm dần, đặc biệt với các gia đình mà cả hai vợ chồng đều có học vấn cao, ở đó, phụ nữ thường nhận được sự chia sẻ và giúp đỡ của người chồng trong việc thực hiện việc nhà. Bởi vì, họ cùng ý thức được ý nghĩa và tầm quan trọng của các hoạt động nội trợ mà người phụ nữ phải thực hiện PVS: Nữ 27 tuổi- giáo viên- đại học “ Chị nghĩ rằng tri thức cải thiện rất nhiều việc phân công lao động , bởi những người tri thức họ có hiểu biết xã hội, hiểu được sức khoẻ của cả vợ lẫn chồng đều có hạn, không thể nào chỉ một ngưòi ôm đồm hết được nên phải chia sẻ cùng nhau” PVS: Nam 32 tuổi- giáo viên- đại học ” Theo anh thì công việc nội trợ hai vợ chồng cùng phải giúp nhau chứ không phải thiên chức, trách nhiệm hay bổn phận, công việc của riêng ai. Anh nghĩ thiên chức của người phụ nữ chỉ là làm mẹ thôi vì đàn ông không thể làm mẹ được, ngoài ra những việc khác như nấu nướng, giặt giũ,...đàn ông có thể làm được hết, thâm chí làm tốt” Qua đó, ta thấy trình độ học vấn có ảnh hưởng rất lớn đến sự phân công lao động theo giới trong gia đình. ở mỗi trình độ học vấn khác nhauthì người phụ nữ tham gia các công việc trong gia đình với tỉ lệ khác nhau. 2.2. Nghề nghiệp của phụ nữ với việc thực hiện các công việc trong gia đình Số liệu từ điều tra cho thấy giữa nghề nghiệp của vợ và việc thực hiện các công việc trong gia đình cũng có những quan hệ nhất định. Bảng 5 : Tương quan giữa nghề nghiệp của phụ nữ với việc thực hiện các công việc trong gia đình (%) Công Việc Nghề Nghiệp Đi Chợ Nấu Nướng Giặt Giũ Dọn Dẹp Nói chung Chăm Sóc Trẻ Em Chăm Sóc Người Già Chăm Sóc Người ốm Giáo Dục Con Cái Quyết định việc lớn Đại diện Gia đình Tham Gia hoạt Động đoàn thể Đại diện Gia đình Tham Gia Dòng họ Nông Ngư Nghiệp 46.4 46.5 46.0 46.0 48.3 45.9 47.2 51.6 58.0 55.5 55.3 Công Nghiệp 20.9 21.4 21.9 21.9 22.5 21.4 20.5 15.6 3.4 16.5 17.7 Thương mại Dịch Vụ 24.1 23.6 23.4 23.7 21.5 23.7 23,4 22.1 22.7 21.5 16.5 Việc Làm Khác 8.6 8.5 8.7 8.4 7.7 9.0 8.9 10.7 15.9 6.5 10.5 Tổng 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100 Kết quả trên cho thấy: trong các loại hình nghề nghiệp thì phụ nữ hoạt động trong các lĩnh vực nông- ngư nghiệp phải đảm nhận các công việc gia đình nhiều hơn cả. Đó là do đăc điểm và tính chất công việc của phụ nữ nông dân. Công việc nhà nông dường như không có sự phân định rạch ròi về thời gian lao động sản xuất và thời gian lao động gia đình. Bởi vì, do đặc điểm công việc , nghề nông không yêu cầu cần phải thực hiện các công việc theo trình tự giờ giấc chặt chẽ. Do vậy, người phụ nữ có thể đồng thời thực hiện các công việc khác nhau đan xen với nhau. Ngoài ra, lao động nông nghiệp còn mang tính chầt thời vụ, bởi vậy, những khi vào mùa vụ thì phụ nữ phải sắp xếp thời gian, tranh thủ thời gian để thực hiện việc nhà. Còn trong những thời điểm nông nhàn, khi công việc ngoài đồng áng còn rất ít, khi đó phụ nữ sử dung quỹ thời gian nhàn rỗicủa mình vào việc chăm sóc gia đình. Đó chính là lí dovì sao trong tất cả các loại hình nghề nghiệp phụ nữ nông dân lại phải làm nhiều việc nhà nhất. Đối với phụ nữ hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp, do đặc điểm và tính chất của công việc quy định về giờ giấc chặt chẽ, bởi vậy, phụ nữ trong lĩnh vực này làm việc nhà ít hơn phụ nữ hoạt đông trong lĩnh vực nông- ngư nghiệp rất nhiều. Hơn nũa sau một ngày làm việc căng thẳng tai nhà máy, khi về nhà họ không còn nhiều thời gian dành cho việc thực hiện các công việc trong gia đình. Đối với phụ nữ hoạt động trong lĩnh vực thương mại dịch vụ cũng vậy, do đặc điểm loại hình công việc này thuộc dạng công việc bán thời gian. Bởi vậy, việc kinh doanh thuộc vào nhu cầu của người tiêu dùng , khi khách hàng có nhu cầu là họ còn phục vụ.Bởi vậy, họ còn rất ít thời gian dành cho việc chăm sóc gia đình. Trong các loại hình nghề nghiệp thì phụ nữ trong các lĩnh vực khác như: cán bộ, công nhân viên chức nhà nước, giáo viên, bác sĩ,...có thời gian chăm sóc gia đình ít nhất. Cũng giống như phụ nữ hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp, họ phải làm theo quy định giờ hành chính của Nhà nước. Ngoài ra đối với phụ nữ làm cán bộ, họ phải thực hiện nhiều công việc khác tương ứng với địa vị và vị trí của mình. Nhằm đáp ứng những mong đợi của cộng đồng và xã hội. Bởi vậy họ còn rất ít thời gian thực hiện các công việc trong gia đình. Đối với họ thật khó khăn để cùng lúc đảm nhiệm tốt cả hai vai trò, vừa là người vợ, là người mẹ đảm đang trong gia đình, vừa là người lãnh đạo năng động giỏi giang trong cơ quan. Bởi khi họ quá coi trọng việc thực hiện các công việc trong nhà thì sẽ phần nào sao nhãng công việc ở cơ quan, còn khi họ toàn tâm toàn ý dành hết thời gian và sức lực của mình để làm tốt các công việc ở cơ quan thì thời gian dành cho các công việc gia đình sẽ bị giảm đi. Qua đó, ta thấy nghề nghiệp của phụ nữ có ảnh hưởng rất lớn đến sự phân công lao động theo giới trong gia đình. Tuỳ theo mỗi loại hình nghề nghiệp sẽ quy định thời gian thực hiện các công việc trong gia đình của phụ nữ khác nhau. 2.3. Thu nhập của gia đìnhvới việc thực hiện các công việc trong gia đình Thu nhập là một trong những nguyên nhân vô cùng quan trọng đưa đến sự phân công lao động trong gia đình giưa vợ và chồng. Bảng 6 : Tương quan giữa bình quân thu nhập của gia đình với việc thực hiện các công việc gia đình (%) Công Việc Bình Quân Thu Nhập Đi Chợ Nấu Nướng Giặt Giũ Dọn Dẹp Nói chung Chăm Sóc Trẻ Em Chăm Sóc Người Già Chăm Sóc Người ốm Giáo Dục Con Cái Quyết định việc lớn Đại diện Gia đình Tham Gia hoạt Động đoàn thể Đại diện Gia đình Tham Gia Dòng họ Dưới 3400 VND 42.3 42.6 42.3 42.6 42.8 43.0 43.8 46.9 55.4 48.8 47.2 Từ 3400-6860 VND 34.8 35.0 34.3 34.3 37.3 31.3 35.9 35.1 28.3 32.9 33.7 Trên 6860 VND 22.9 22.4 23.4 23.1 19.9 22.6 20.3 18.0 16.3 18.3 19.1 Tổng 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100 Từ bảng số liệu cho thấy, thu nhập của gia đình tỉ lệ nghịch với mức độ tham gia các công việc trong gia đình của người phụ nữ. Điều đó có nghĩa là, đối với những gia đình càng có thu nhập caothì tỉ lệ phụ nữ tham gia các công việc gia đình càng ít.Ngược lại phụ nữ trong các gia đình có thu nhập thấp thì làm các công việc gia đình nhiều hơn. Ngày nay,cùng với sự phát triển của xã hội, mức sống của người dân ngày càng được nâng cao.Cùng với nó là sự phát triển rất mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, cùng với sự xuất hiện của các phương tiện, trang thiết bị hiện đại. Bởi vậy, khi kinh tế gia đình phát triển, họ có điều kiện để mua sắm các thiết bị sinh hoạt hiện đại phục vụ cho công việc gia đình như: máy giặt, bếp ga, tủ lạnh...Điều này giúp người phụ nữ giảm bớt được gánh nặng công việc nội trợ. Hơn nữa với cuộc sống vật chất khá đầy đủ, dư dật,để dảm đương công việc gia đình, ngoài việc dựa vào sự trợ gúp của các máy móc, phương tiện sinh hoạt họ còn có thể thuê thêm người ở, người giúp việc, thực hiện những công việc gia đình thay mình. Đó chính là nguyên nhân vì sao tỉ lệ phụ nữ làm việc nhà ở nhóm gia đình có thu nhập khá và cao lại rất thấp. Ngược lại, nhóm người có thu nhập trung bình và thấp( Dưới 3400.000 nghìn/ người/năm)không có điều kiện vật chất dư thừănh những người có mức sống cao không có điều kiện để mua sắm những loại máy móc sinh hoạt hiện đại(máy giặt,bếp ga, lò vi ba,...) hay sử dụng các loại hình dịch vụ(thuê người giúp việc) như những người có thu nhập cao. Ít có điều kiện tiếp cận các nguồn lực và khả năng tạo thu nhập kém- dù trong những hoạt động tự thù lao hay trong những công việc được trả lương- đã hạn chế quyền của người phụ nửtong việc tác động đến những quyết định phân bổ nguồn lựcvà đầu tư trong gia đình. Quyền hạn không bình đẳng và địa vị kinh tế xã hội thấp hơn so với nam giới cũng đã hạn chế khả năng của người phụ nữ trong việc tác động đến các quyết định trong cộng đồng. PVS: Nữ 25 tuổi- bán hàng- PTTH ”Có thể thu nhập của hai vợ chồng không bằng nhau, người chồng có thể làm ra nhiều tiền hơn người vợ hoặc ngược lại nhưng việc kiếm tiền phải do cả hai người cùng làm.Hai người cùng làmvừa mang lại thu nhập cao cho gia đình mà vừa thông cảm với nhau hơn. Như nhà chị nếu chỉ có mình anh lo kiếm tiền, thì chắc gì anh đã sẵn lòng chia sẻ công việc nhà với chị” Như vậy, thu nhập là yếu tố có ảnh hưởng khá lớn đến sự phân công lao động theo giới trong gia đình. Mặt khác, thu nhập cao hơn có nghĩa là nhứng hạn chế về nguồn lực trong hộ gia đình khiến cha mẹ phải cân nhắc giữa đầu tư cho con trai và con gái sẽ ít hơn. từ đó có thể đưa đến một tương laivới sự phát triển toàn diện hơn của cả hai giới, đưa đến một sự phân công lao động theo giới trong gia đình hợp lý hơn. 2.4.Tuổi của người phụ nữ với việc thực hiện các công việc trong gia đình Bảng 7 : Tương quan giữa độ tuổi và công việc trong gia đình của người phụ nữ (%) Công Việc Tuổi Đi Chợ Nấu Nướng Giặt Giũ Dọn Dẹp Nói chung Chăm Sóc Trẻ Em Chăm Sóc Người Già Chăm Sóc Người ốm Giáo Dục Con Cái Quyết định việc lớn Đại diện Gia đình Tham Gia hoạt Động đoàn thể Đại diện Gia đình Tham Gia Dòng họ Dưới 35 T 19.2 20.4 21.8 21.7 21.0 17.7 16.7 17.2 5.4 13.5 10.0 35 – 44 T 30.1 30.5 29.7 29.0 32.1 32.5 32.6 27.3 25.0 34.8 27.0 45 – 54 T 32.1 31.3 31.5 31.7 31.6 32.1 33.3 31.3 35.9 32.4 31.5 55 T Trở Lên 18.6 17.9 17.6 17.6 15.3 17.7 17.4 24.2 33.7 19.3 31.5 Tổng 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100 Từ số liệu của bảng tương quan trên cho thấy phụ nữ ở lứa tuổi từ 35-54 tuổi có xu hướng tham gia vào các công việc trong gia đình nhiều nhất. Thực tế trên xuất phát từ cả hai lí do: sinh học và xã hội. Có thể nói rằng đối với cuốc đời người phụ nữ thì lứa tuổi từ 35-54 tuổi là thời kì phát triển hoàn thiện nhấtvề cả các yếu tố sinh học và kinh nghiệm xã hội. Với những phụ nữ ở lứa tuổi này, họ đã có thể ý thức được một cách rõ ràng về vị trí của mình trong gia đình và xã hội. Họ là người biết rõ nhất mình phải làm gì đẻ hoàn thành tốt chức năng của một người vợ, một người mẹ trong gia đình. Đồng thời hoàn thành tốt chức năng của một cá nhân trong xã hội. Lúc này thời tuôi trẻ đã qua đi, kinh nghiệm cuộc sống dã giúp họ trửơng thành hơn rất nhiều, khi đó họ đã thực sự trở thành trụ cột trong gia đình, là người gánh vác công việc gia đình. Bởi vậy lứa tuổi này họ thực hiện các công việc gia đình nhiều nhất là điều dễ hiểu. Đối với nhóm phụ nữ trên 54 tuổi , là nhóm ít tham gia vào các công việc nôi trợ nhất. Do những đặc điểm về thể chất, họ là những người bắt đầu bước sang ngưỡng bên kia của cuộc đời, sức khoẻ yếu đi, bởi vậy việc tham gia thực hiện các công việc trong gia đình giảm dần.Ngoài ra ở lứa tuổi nầýcc công việc trong gia đình đã có con cháu họ chịu trách nhiệm thực hiện. Bởi vậy ở nhóm tuỏi này chỉ có một số lượng nhỏ phụ nữ còn tham gia thực hiện các công việc gia đình. Nhóm phụ nữ dưới 35 tuổi, là nhóm ít tham gia vào các công việc nội trợ.Sở dĩ như vậy, là bởi vì những người trẻ tuổi ít bị ảnh hưởng bởi quan niệm truyền thống, coi việc gia đình là công việc của phụ nữ. Mổt khác khi còn trẻ phụ nữ thường muốn tham gia nhiều vào công việc tạo thu nhập cho gia đình. Họ không muốn quá lệ thuộc vào chồng về kinh tế, họ muốn tự khẳng định vai trò và vị trí của mình cả trong gia đình và xã hội. Bởi vậy họ luôn tích cực tham gia các hoạt động xã hội chính vì thế mà không còn nhiều thời gian dành cho công việc gia đình. Như vậy, học vấn, nghề nghiệp, thu nhập và tuổi là những yếu tố cơ bản nhất ảnh hưởng đến sự phân công lao động giữa vợ và chông trong gia đình. Bên cạnh đó, người dân còn bị ảnh hưởng nhiều bởi quan niệm truyền thống về người phụ nữ. Vị trí của người phụ nữ, vị trí của người vợ trong gia đình chỉ là thứ yếu, chỉ là tề gia nội trợ. Người phụ nữ là người quản gia, luôn phải lo lăng công việc cho gia đình, còn người chồng là người chỉ huy, là trụ cột của gia đình với nghĩa ” một người lo bằng một kho người làm”.Do vậy, đàn ông thường có vai trò là người điều khiển lao động. Nam giới thường chỉ làm những công việc chính, công việc nặng nhọc, họ làm với quan niệm rất tự nhiên theo sự phân chia giới tính: nam giới làm các công việc nặng nhọc cần cơ bắp, nữ giới thì làm những công việc nhẹ nhàng, ít cần đến cơ bắp. Do đó, nam giới thường chỉ làm những công việc mà họ cho là cần làm, làm xong nam giới thường cho là hết trách nhiệm, hét nghĩa vụ. Còn người phụ nữ thường đươc ca tụng đức hy sinh, có vai trod đặc biệt quan trọng là người vun đắp sự hoà thuận êm ấm của gia đình, người luyôn sẵn sàng hi sinh lợi ích cá nhân vì hạnh phúc của người thân, không tính toán thiệt hơn, không đòi hỏi sự rạch ròi, phân minh về quyền lợi cho riêng mình, nhưng người phụ nữ ngoài việc tham gia sản xuất, kiếm tiền cho gia đình không kém gì người chồng, lại phải lo việc nội trợ, ít được sự san sẻ của người chồng là điều hoàn toàn phi lý. Trong bối cảnh kinh tế- xã hội có nhiều thay đổi, không chỉ có nam giới mà cả phụ nữ cũng có rất nhiều cơ hội đẻ phát triển sự nghiệp của mình vì vậy họ rất cần sự gúp đỡ của người chồng trong công việc nhà. Sự phân công lao động diễn ra theo xu hướng thương lượngvai trò giữa vợ và chồng trở nên hợp lý hơn với điieù kiện của các gia đình hiện nay, người vợ chịu trách nhiệm ở một số hoạt động và người chồng cũng vậy, điiêù đó không chỉ gúp cho mỗi giới hoàn thành tốt hơn vai trò của mình trong gia đình mà nó còn thể hiện sự cùng quan tâm, chia sẻ trách nhiệm giữa vợ và chồng đối với các công việc gia đình. Có thể khẳng định chính nhận thức về sự phân công theo giới đã ảnh hưởng đến mức độ tham gia gánh vác trách nhiệm gia đình. Hiện nay chúng ta cũng nhận thấy có nhiều thay đổi từ quan hệ vợ-chồng, cách ứng xử, phân công lao động đến giải quyết các công việc của gia đình. Nguyên nhân của sự thay đổi này một phần do sự độc lập về mặt kinh tế của người vợ. Khi cả hai vợ chồng đều đứng ở thế cân bằng trong lao động sản xuất, ngang bằng nhau về mức độ ổn định trong thu nhập và quyền lợi thì người chồng cũng không còn tự gán cho mình quyền cai trị hay điều khiển hầu như toàn bộ các công việc của gia đình theo ý muốn chủ quan và người phụ nữ cũng không còn phải chịu cảnh ”lếp vế” trong những ràng buộc có tính chất phụ thuộc và những bổn phận nặng nề như trước nữa, họ gần như đã đạt được sự công bằng với nam giới trong phấn lớn các hoạt động sống của gia đình. Thực ra, trong điều kiện hiện nay, khi yếu tố kinh tế không thể thiếu được cho sự tồn tại, ổn định của gia đình thì sự phân công diễn ra theo sự thoả thuận giữa người vợ và người chồng có vẻ như hợp lý hơn cả, tức là người vợ và người chồng đi làm đem lại thu nhập nuôi sống gia đình, tuỳ theo điều kiện của từng gia đình mà công việc nàh sẽ do người vợ hoặc người chồng đảm nhận chính với sự giúp đỡ của các thành viên khác trong gia đình. Tuỳ theo mức độ và điều kiện của từng gia đình, nam giới đã có sự tham gia chia sẻ nhiều hơn đối với công việc nhà; ngược lại phụ nữ tham gia vào thương trường để tìm kiếm thêm thu nhập. Sự bình đẳng đã dần dần được thiết lập, mối quan hệ này được hình thành từ nhận thức và suy nghĩ mang tính định lượng khi so sánh sự tương đồng trong việc đóng góp của cả hai giới đối với kinh tế gia đình. Sự tự thay đổi bản thân mình trong hành động cho thấy, giới nam và nữ đã tự ý thức lại vai trò của mình trong thực tế để hoàn thành tốt hơn những mong đợi của xã hội. Do vậy, không hề có sự đảo lộn hay thay thế giữa các vai trò của vợ và chồng trong gia đình mà đó là sự điều chỉnh, cân đối lại vai trò để thích ứng với sự thay đổi của xã hội trong điều kiện mới của nền kinh tế thị trường với sự đa dạng hoá ngành nghề trong xã hội, với một lối sống hiện đại văn minh, với mục đích là nhằm tạo ra ngày càng nhiều thu nhập càng tốt cho đời sống gia đình. Trước đây, khi nói về quyền bình đẳng giữa nam và nữ, chúng ta thường cho rằng người phụ nữ phải chịu nhiều thiệt thòi hơn nam giới các trong công việc lẫn trong gia đình và chúng ta luôn kêu gọi nam giới cần phải tham gia gánh vác công việc gia đình với người phụ nữ, nhưng điều đó chưa hoàn toàn đầy đủ. Cho đến nay, người phụ nữ vẫn có một vai trò đặc biệt trong gia đình, là nhân tố ổn định thường xuyên cho cuộc sống gia đình, là chủ thể đản đương việc củng cố độ bền vững gia đình, tạo nên tính liên tục và ổn định trong dòng phát triển lịch sử của nó. Xã hội thay đổi yêu cầu người phụ nữ phải đổi mới, thúc đẩy họ vươn lên đáp ứng những nhu cầu của thời đại mới, làm nảy sinh ở họ khát vọng được giải phóng, được giảm nhẹ gánh nặng công việc, được nghỉ ngơi, học tập và hưởng thụ văn hoá, làm nảy sinh ở họ khát vọng xây dựng gia đình hạnh phúc bên cạnh lòng mong muốn cống hiến tài năng của mình trước xã hội. Người phụ nữ ở một mức độ nào đó có cơ sở để đòi hỏi và trông chờ ở nam giới nhiều hơn về vai trò tham gia vào công việc ngoài xã hội đóng góp vào kinh tế gia đình đồng thời tham gia vào công việc nhà cùng người vợ. Bởi vì trong điều kiện cạnh tranh gay gắt của thị trường người lao động có khả năng tìm kiếm việc ở bất kỳ nơi nào và vào bất kỳ thời gian nào trong năm với mọi trình độ của lao động từ đơn giản đến phức tạp tuỳ theo khả năng lao động của họ nhưng lao động nữ thường yếu thế hơn nam giới trong sự cạnh tranh đó. Với cơ hội và điều kiện kiếm tiền đối với nam và nữ là ngang nhau, nam giới sữ không còn cơ sở để che dấu hay đánh tráo sự tương quan giữa vai trò và địa vị mà anh ta nắm giữ. Nếu nam giới không thực hiện được vai trò của mình thì anh ta cũng không thể ngăn cản người phụ nữ thay thế vai trò đó, chính trong những hoàn cảnh như vậy đã tạo điều kiện cho nam giới tham gia vào công việc nhà, thậm chí cả những công việc vốn được coi là của phụ nữ. Để tạo ra sự phân công hợp lý trong công việc gia đình đòi hỏi chính những người vợ và người chồng phải thay đổi nhận thức về vai trò của mỗi giới trong hoàn cảnh xã hội mới. Trong điều kiện hiện nay không thể nói nam hay nữ ai phải chịu thiệt thòi hơn, vì nếu người phụ nữ phải chịu vai trò kép trong gia đình và xã hội thì vai trò của nam giới cũng không phải nhẹ nhàng. Công việc ngoài xã hội đòi hỏi những yêu cầu đối với nam giới thường cao hơn nữ giới do những ưu điểm nổi trội của họ. Ngoài ra quan niệm xã hội đã gán cho nam giới vai trò trụ cột gia đình do vậy tạo ra một áp lực khá nặng nề, tự bản thân người nam giới cảm thấy mình phải có trách nhiệm đối với gia đình. Quá trình CNH-HĐH đất nước đem lại những chuyển biến quan trọng trong nền kinh tế nhưng đồng thời cũng đặt ra những thách thức to lớn đối với gia đình và với chính những người vợ, người chồng, đòi hỏi phải có sự thoả thuận vai trò một cách hợp lý nhằm đảm bảo các hoạt động sống của gia đình nhưng cũng đảm bảo thực hiện những vai trò, trách nhiệm mà xã hội mong đợi. Khi mà điều kiện kinh tế của gia đình vẫn còn phụ thuộc vào tình hình phát triển kinh tế chung của xã hội thì sự phân công hợp lý trong lao động gia đình giữa vợ và chồng sẽ đảm bảo cho gia đình một sự thích nghi ổn định và phát triển trong thời đại mới. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ Kết luận Gia đình Việt Nam đã và đang biến đổi dưới tác động của những biến đổi xẫ hội và giao lưu văn hoá. Địa vị của người phụ nữ trong gia đình và ngoài xã hội được nâng cao dần từng bước. Song dường như những chuyển biến tích cực đến với người phụ nữ còn rất chậm so với nam giới. Họ được hưởng thụ quá ít so với nam giới. Mô hình phân công lao động trong gia đình vẫn còn mang đặc trưng của quan niệm truyền thống. Hơn thế nữa, vai trò của phụ nữ là người vợ, người mẹ lại càng nặng nề hơn khi nền kinh tế vào quá trình CNH-HĐH chưa đủ sức giải phóng người phụ nữ ra khỏi những lo toan vất vả của đời sống gia đình nông thôn hiện nay. Thực tế hiện nay ở các gia đình xã Tân Dương – huyện Thuỷ Nguyên – Hải Phòng cho thấy, sự phân công lao động trong gia đình chưa được hợp lý, phần lớn người vợ vẫn phải đảm nhiệm chính các vai trò nội trợ. Để thực hiện tốt các vai trò người phụ nữ gặp nhiều khó khăn, họ ít có thới gian rảnh rỗi để nghỉ ngơi, học tập, giải trí, tham gia vào các tổ chức cơ quan. Rõ ràng là một sự thiệt thòi lớn mà người phụ nữ phải gánh chịu. Hơn nữa cũng thấy rằng một số công việc cần đến ý kiến của người phụ nữ vẫn chưa được thực hiện một cách công bằng, người phụ nữ không có tiếng nói, quyền quyết định các công việc quan trọng trong gia đình. Sự phân công lao động trong các gia đình phần nào còn bị ảnh hưởng bởi quan niệm truyền thống, người phụ nữ chưa nhận thức rõ vai trò, vị trí cũng như quyền lợi của mình trong gia đình. Vô hình chung họ lại tạo nên sự bất bình đẳng của phân công lao động trong gia đình mà không hề hay biết. Bên cạnh đó, trình độ học vấn của phụ nữ có vai trò quan trọng trong việc phân công lao động theo giới trong gia đình. Trình độ học vấn càng cao thì sự cùng thực hiện, cùng chia sẻ các công việc gia đình giữa vợ và chồng càng lớn. Học vấn cao mang lại cơ hội có nhiều việc làm tốt hơn, ổn định hơn đồng thời mang lại thu nhập cao hơn. Từ đó có điều kiện mua sắm các trang thiết bị hiện đại phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày, nâng cao mức sống vật chất, giảm bớt gánh nặng cho người phụ nữ. Từ đó đem lại sự bình đẳng hơn trong phân công lao động, đảm bảo cho người vợ và người chồng cùng hoàn thành tốt cả vai trò trong gia đình và ngoài xã hội, tạo điều kiện củng cố hạnh phúc gia đình trên cơ sở củng cố mối quan tâm chung, cùng hợp tác trong công việc gia đình, cùng trao đổi bàn bạc các công việc quan trọng có liên quan đến sự tồn tại, phát triển của các thành viên trong gia đình. Kết quả nghiên cứu về sự phân công lao động giữa vợ và chồng trong gia đình vùng ven đô thời kỳ CNH – HĐH giúp ta đi đến khẳng định đang dần có sự điều chỉnh vai trò giới giữa vợ và chồng trong gia đình một cách hợp lý hơn ở xu hướng thích nghi của gia đình trong điều kiện xã hội thay đổi. Xu hướng đó bắt nguồn từ thực tế cuộc sống của các gia đình ở Hải Phòng hiện nay nhưng lại hoàn toàn phù hợp với các chủ trương chính sách kinh tế – xã hội của Đảng và Nhà nước ta trong thời kỳ đổi mới. Khuyến nghị Sự phân công lao động theo giới trong công việc nhà, các chuẩn mực và điều kiện xã hội, nguồn lực không đồng đều, tất cả đã cản trở phụ nữ và nam giới, khiến họ không thể tận dụng các cơ hội kinh tế như nhau và không thể khắc phục những rủi ro các cú sốc kinh tế giống nhau. Không nhận thức được sự phân biệt về giới khi cần thiết kế các chính sách có thể có hại cho hiệu lực của các chính sách đó xét cả khía cạnh công bằng lẫn hiệu quả. Từ những nghiên cứu bước đầu về sự phân công lao động giữa vợ và chồng trong gia đình vùng ven đô thời kỳ CNH – HĐH, chúng tôi đề xuất một số khuyến nghị hy vọng có thể đóng góp ý kiến trong việc hoạch định các chính sách giúp cải thiện đời sống gia đình, giảm bớt gánh nặng gia đình cho người phụ nữ, góp phần xây dựng gia đình hạnh pháuc tiến bộ. Cần phải kề thừa có chọn lọc các giá trị văn hoá truyền thống trong viẹc đưa ra các chính sách về gia đình vì trong các nhân tố văn hoá có ảnh hưởng mạnh mẽ, đậm nét trong quan niệm nhận thức và ứng xử của mỗi người trong các mối quan hệ xã hội, đặc biệt là mối quan hệ vợ – chồng trong gia đình. Việc kế thừa có chọn lọc các giá trị truyền thống và các giá trị hiện đại sẽ góp phần tạo nên mối quan hệ bình đẳng mới giữa nam và nữ trên cơ sở cùng hợp tác và phát triển. Cần có chính sách xã hội đúng đắn và thiết thực đối với phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ ở các vùng nông thôn, ven đô, tạo cho họ có quyền sinh hoạt và lao động bình đẳng như nam giới, bảo vệ phụ nữ khỏi tình trạng bị đối xử bất công. Chính quyền địa phương cần tạo điều kiện cho chị em phụ nữ về mọi lĩnh vực, nhất là giải phóng phụ nữ khỏi những tập tục, tư tưởng, lề thói không cần thiết, tìm mọi cách để phụ nữ giao tiếp nhiều hơn, tiếp xúc nhiều hơn, nhằm nâng cao tầm hiểu biết và vai trò của họ trong gia đình. Đồng thời cần mở rộng các hình thức tổ chức xã hội như hội phụ nữ, các câu lạc bộ để từ đó lôi cuốn chị em phụ nữ tham gia các sinh hoạt xã hội tạo cho họ có được nhận thức, tiếp xúc các thông tin về phụ nữ trong nước và trên thế giới đẻ họ tự giải phóng mình. Mặt khác, cũng cần có các tổ chức sinh hoạt như tổ chức các buổi thảo luận, nói chuyện cho nam giới để nâng cao nhận thức của người chồng, giúp người chồng hiểu rõ hơn về vai trò của nguời phụ nữ, về quyền bình đẳng của người phụ nữ, giúp người chồng thấy được quyền lợi, vai trò và trách nhiệm của người chồng trong gia đình đối với vợ. Đối với bản thân mỗi gia đình, mọi thành viên trong gia đình cần có sự chia sẻ trong công việc, đặc biệt giữa người vợ và người chồng. Người chồng cần có sự thông cảm và tôn trọng đối với vợ, ngược lại người vợ cũng phải biết tôn trọng ý kiến của người chồng, từ đó tạo được không khí hoà hợp trong gia đình, góp phần giảm bớt sự bất bình đẳng trong phân công lao động gia đình Tài liệu tham khảo: Báo cáo chi tiết của cán bộ xã Tân Dương về tình hình kinh tế – xã hội của xã. Xã hội học đại cương – NXB Quốc Gia Hà Nội, 1997, GS. Phạm Tất Dong – TS. Lê Ngọc Thùng đồng chủ biên Gia đình Việt Nam ngày nay, GS. Lê Thi ( chủ biên ), NXB – Khoa học xã hội Hà Nội, 1996. Tập bài giảng xã hội học gia đình, TS. Lê Thị Quí. Vai trò của người phụ nữ nông thôn trong công nghiệp hoá nông nghiệp nông thôn, NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội, 2002. Từ điển xã hội học, NXB Thế giới, 1994. Năm mươi từ then chốt chủa xã hội học ( Tài liệu dịch của phòng thông tin tư liệu, thư viện Xã hội học ). Giới và phát triển, Lê Ngọc Huỳ chủ biên. Đưu vấn đề giới vào phát triển, NXB Văn hóa thông tin ( Báo cáo nghiên cứu chính sách của Ngân hàng thế giới ) Phụ nữ và nam giới và cải cách kinh tế ở nông thôn ( Trung tâm nghiên cứu phụ nữ và gia đình, 1995 ).

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBC1665.doc
Tài liệu liên quan