Đề tài Sự phát triển của kinh tế trang trại ở Việt Nam và việc sử dụng lao động trong các trang trại ở Việt Nam

Kinh tế trang trại một loại hình kinh tế mới phát triển ở Việt Nam nhưng đã chứng tỏ giá trị của mình, nó đem lại những hiệu quả to lớn cho xã hội, được xã hội chấp nhận. Chính vì vậy nó có khả năng phát triển rất lớn. Sự phát triển trang trại với nhịp độ nhanh là một hiện tượng xã hội khác thường đang thu hút sự chú ý của toàn xã hội, trở thành một vấn đề được bàn luận sôi nổi với các cách nhìn nhận đánh giá khác nhau. Nhìn nhận đầy đủ về vấn đề này định hướng cho nó phát triển ra sao có những vấn đề gì cần được đặt ra để giải quyết đó là cả một công việc phức tạp đòi hỏi sự điều tra nghiên cứu thấu đáo mới đủ căn cứ để giải quyết nó.

doc28 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1754 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Sự phát triển của kinh tế trang trại ở Việt Nam và việc sử dụng lao động trong các trang trại ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ề ra một số giải pháp nhằm phát triển và hoàn thiện những vần đề về kinh tế trang trại là mục đích chính của đề tài này. Đề tài bao gồm các nội dung: Lời nói đầu. Phần 1: Những vấn đề chung về KTTT Phần 2: Lao động và việc sử dụng lao động trong các trang trại Kết luận. Do thời gian có hạn nghiên cứu gấp rút, với vốn kiến thức của bản thân còn hạn chế, nên nội dung đề tài sẽ không tránh khỏi những sai sót. Rất mong sự góp ý của người đọc để đề tài được thực hiện tốt hơn. Em xin gửi lời cảm ơn tới cô Trần Thị Thu giáo viên đã hướng dẫn em thực hiện đề tài này. Phần 1: Những vấn đề chung về kinh tế trang trại 1. Quá trình hình thành và phát triển KTTT 1.1. Sơ lược quá trình hình thành và phát triển KTTT trên thế giới 1.1.1 Hoàn cảnh ra đời Trên thế giới KTTT xuất hiện từ cuối thế kỷ XVII đầu thế kỷ XVIII, trải qua vài thế kỷ tồn tại và phát triển KTTT được khẳng định là mô hình kinh tế phù hợp đạt hiệu quả cao trong sản xuất nông nghiệp, ở mỗi khu vực, mỗi quốc gia đều có điều kiện tự nhiên khác nhau, phong tục tập quán khác nhau cho nên có các mô hình trang trại khác nhau. Loại hình trang trại gia đình sử dụng sức lao động gia đình là chính kết hợp thuê nhân công phụ theo mùa vụ, là mô hình sản xuất phổ biến trong nền nông nghiệp thế giới. Châu Âu cái nôi của cuộc cách mạng công nghiệp lần 1 đã xuất hiện hình thức tổ chức trang trại nông nghiệp sản xuất hàng hoá thay cho hình thức sản xuất tiểu nông và hình thức điền trangcủa các thế lực phong kiến quý tộc. ở nước Anh đầu thế kỷ XVIII sự tập trung ruộng đất đã hình thành nên những xí nghiệp công nghiệp tư bản đầu tiên có quy mô rộng lớn cùng với việc sử dụng lao động làm thuê. Mọi hoạt động sản xuất kinh doanh nông nghiệp ở đây giống như mô hình hoạt động của các công xưởng công nghiệp, thực tế cho thấy, sản xuất nông nghiệp tập trung, quy mô và sử dụng lao động làm thuê đã không dễ dàng mang lại hiệu quả như mong muốn. Sang đầu thế kỷXX, lao động nông nghiệp bắt đầu giảm, nhiều nông trại đã bắt đầu giảm lao động làm thuê. Khi ấy thì 70 – 80% nông trại gia đình, vì khi lao động nông nghiệp giảm thì sự phát triển kinh tế trang trại gia đình ngày càng tạo ra nhiều nông sản hàng hoá, đáp ứng nhu cầu của công nghiệp hoá. Với vùmg Bắc Mỹ. ở Châu á, chế độ phong kiến lâu dài kinh tế nông nghiệp sản xuất hàng hoá ra đời chậm hơn. Tuy vậy, vào cuối thế kỷ thứ XIX và đầu thế kỷ XX sự xâm nhập của tư bản phương tây vào các nước Châu á, cùng việc thu nhập phương thức sản xuất kinh doanh tư bản chủ nghĩa đã làm nảy sinh hình thức kinh tế trang trại trong nông nghiệp. 1.1.2. Quá trình phát triển kinh tế trang trại trên thế giới. Quá trình phát triển trang trại ở trên thế giới có sự biến động lớn với qui mô, số lượng và cơ cấu trang trại. Nước Mỹ là nơi có kinh tế trang trại rất phát triển. Năm 1950 ở Mỹ có 5648000 trang trại và giảm dần số lượng đến năm 1960 còn 3962000 trang trại. Trong khi đó diện tích bình quân của trang trại tăng lên, năm 1950 là 56 ha, năm 1960 là 120 ha, năm 1970 là 151 ha, năm 1992 là 198,7 ha. Nước Anh năm 1950 là 543000 trang trại, đến năm 1957 còn 254000 trang trại. Tốc độ giảm bình quân trang trại hàng năm là 2,1%. Nước Pháp năm 1955 có 2285000 trang trại, đến năm 1993 chỉ còn 801400 trang trại. Tốc độ giảm bình quân trang trại hàng năm là 2,7%. Diện tích bình quana của các trang trại qua các năm có xu hướng tăng lên ở Anh năm 1950 diện tích bình quân 1 trang trại là 36ha, năm 1987 là 71 ha. ở Pháp năm 1955 diện tích bình quân 1 trang trại là 14ha đến năm 1993 là 35ha. Cộng hoà Liên bang Đức năm 1949 là 11 ha, năm 1985 là 15 ha, Hà Lan năm 1960 là 7 ha đến năm 1987 là 16 ha. Như vậy ở các nước Tây Âu và Mỹ số lượng các trang trại đều có xu hướng giảm còn qui mô của trang trại lại tăng ở Châu á, kinh tế trang trại có những đặc điểm khác với trang trại ở các nước Tây Âu và Mỹ. Do đất canh tác trên đầu người thấp, bình quân 0,15ha/người. Đặc biệt là các nước vùng Đông á như: Đài Loan 0,047ha/người, Malayxia là 0,25 ha/người, Hàn Quốc 0,053 ha/người, Nhật Bản là 0,035ha/người trong khi đó ở các quốc gia và vùng lãnh thổ này dân số đông lên có ảnh hưởng đến qui mô trang trại. ở các nước Châu á có nền kinh tế phát triển như Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, sự phát triển trang trại diễn ra theo qui luật số lượng trang trại giảm, qui mô trang trại tăng. Nhật Bản: năm 1950 số trang trại là 6176000 đến năm 1993 số trang trại còn 3691000. 1.2. Lịch sử phát triển trang trại ở Việt Nam. 1.2.1. Trước cách mạng tháng tám. * Kinh tế trang trại Việt Nam thời kỳ phong kiến dân tộc (thế kỷ X - giữa thế kỷ XIX) Trong thời kỳ phong kiến dân tộc một số triều đại phong kiến đã có chính sách khai khẩn đất hoang bằng cách lập đồn điền, doanh điền, được biểu hiện dưới các hình thức khác nhau: điền trang, điền doanh, thái ấp…. Thời kỳ Lý Trần: do nhu cầu phát triển kinh tế nông nghiệp và góp phần giải quyết nạn phiêu tán, tập trung nhân lực xây dựng cơ sở kinh tế cho từng lớp quí tộc được biểu hiện qua nhiều cách thức như điền trang, thái ấp, đồn điền. - Thời Lê Nguyễn: hình thức sản xuất nông nghiệp lúc này là các trại ấp, gồm - Trại ấp ban cấp và trại ấp khai hoang do các quan lại và các công thần cai quản. Những trại ấp ở thời kỳ này đã có vai trò tích cực trong phát triển sản xuất nông nghiệp, mở rộng diện tích canh tác sử dụng nguồn nhân lực của địa phương và tù bình. * Kinh tế trang trại Việt Nam thời kỳ Pháp thuộc. Mục đích chủ yếu của kinh tế trang trại trong thời kỳ này là nhằm vào việc khai thác những vùng lãnh thổ rộng lớn mà chúng ta đạt được. Thiết lập ở đó các đồn điền tăng sức sản xuất ở khu vực thuộc địa, thông qua để dễ phát triển mối quan hệ về thương mại quốc tế, chính phủ thuộc địa đã có nhiều chính sách và biện pháp trực tiếp thúc đẩy sự ra đời đồn điền của người Pháp ở Việt Nam như: chính sách ruộng đất, chính sách thuế, chính sách khen thưởng… 1.2.2. Từ sau cách mạng tháng 8/1945 Nghị quyết Trung ương Đảng khoá VII (tháng 6/1993). - Thời kỳ 1945 - 1975: Trước những năm 1975 nền công nghiệp miền Bắc mang nặng tính kế hoạch hoá tập trung và có các hình thức tổ chức sản xuất chủ yếu như: Các nông lâm trường quốc doanh, các HTX nông nghiệp, ruộng đất tư liệu sản xuất được tập trung hoá, kinh tế tư nhân bị thu hẹp tuy vậy hiệu quả kinh tế của sản xuất nông nghiệp trong thời kỳ này rất thấp kém. - ở miền Nam trong thời kỳ 1945 - 1975 các hình thức tổ chức sản xuất ởvùng tạm chính chủ yếu là các đồn điền, dinh điền, các HTX kinh tế hộ gia đình sản xuất hàng hoá. - Thời kỳ 1975 - 1993. Từ cuối những năm 1970 hiệu quả sản xuất thấp kém trong các HTX ở miền Bắc dẫn đến sự khủng hoảng của mô hình tập thể hoá nông nghiệp. Trong thấp niên 80, đặc biệt là Đại hội VI của Đảng 12/1983 đã đưa ra các chủ trương đổi mới kinh tế nước ta tiếp đó Bộ Chính trị có nghị quyết 10 (4/1998) và đổi mới cơ chế quản lý nông nghiệp và khằng định hộ xã viên là đơn vị kinh tế tự chủ. Với mục tiêu giải phóng sản xuất phát huy mọi tiềm năng của các thành phần kinh tế, chuyển nền nông nghiệp nước ta sang sản xuất hàng hoá, Nghị quyết 10 đã đề ra chủ trương giải pháp cơ bản để phát triển kinh tế hộ. Sau Nghị quyết 10, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản, Nghị quyết, Luật đất đai, Luật dân sự, Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư và các Nghị định nhằm thể chế hoá chính sách đối với kinh tế tư nhân trong công nghiệp. 1.2.3. Từ sau Nghị quyết Trung ương Đảng khoá VII (tháng 6/1993) đến nay. Nghị quyết hội nghị Trung ương lần thứ V khoá VII năm 1993 đã chủ trương khuyến khích phát triển các nông lâm ngư nghiệp trang trại với qui mô thích hợp, Luật đất đai năm 1983 và Nghị quyết 64/CP ngày 27/9/1993 cũng đã thể chế hoá chính sách đất đai đối với các hộ gia đình và cá nhân trong việc kinh doanh nông nghiệp. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII năm 1996 và sau đó, nghị quyết hội nghị trung ương lần thứ 4 (khoá VIII) tiếp tục khuyến khích phát triển kinh tế trang trại. ở hầu hết các địa phương, trong những năm gần đây, kinh tế trang trại đã phát triển rất nhanh chóng, nhiều địa phương đã có những chính sách cụ thể khuyến khích phát triển loại hình kinh tế này. 2. Khái niệm đặc trưng và vai trò của kinh tế trang trại 2.1. Khái niệm kinh tế trang trại Kinh tế trang trại là một khái niệm không còn mới mẻ gì trên thế giới nhưng đối với nước ta trong thời kỳ chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang kinh tế thị trường thì nó còn rất mới mẻ. Việc thống nhất một khái niệm về một trang trại là rất khó, còn rất nhiều tranh cãi. Hiện nay các nhà khoa học đưa ra một số quan điểm về KTTT như sau: Quan điểm của Lênin: “Chủ trang trại bán ra thị trường hầu hết các sản phẩm làm ra, còn người tiểu nông thì dùng đại bộ phận sản phẩm sản xuất được, mua bán càng ít càng tốt”. Quan điểm của Mác, ông khẳng định: “Điểm cơ bản của trang trại là sản xuất hàng hoá, khác với kinh tế tiểu nông là sản xuất tự cấp tự túc, nhưng có điểm giống nhau là lấy gia đình làm cơ sở nòng cốt”. Còn ở trong nước một số khái niệm về KTTT được đưa ra: Quan điểm 1: “KTTT là tổng thể các quan hệ kinh tế nẩy sinh trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của các trang trại công nghiệp (bao gồm nông, lâm, ngư nghiệp)” KTTT với việc phát huy các nguồn lực phát triển KT ở nước ta ,PGS.PTS Hoàng Việt . PTS Đỗ Đức Bình . KT và PT 30/ 1999. Quan điểm 2: “KTTT là loại hình tổ chức sản xuất kinh doanh trong nền nông nghiệp hàng hoá”) Các giải pháp phát triển KTTT , Lê Đình Thắng . NCKT 11/1999. Quan điểm 3: “KTTT là nền kinh tế sản xuất nông sản hàng hoá, phát sinh và phát triển trong thời kỳ công nghiệp hoá thay thế cho nền kinh tế tiểu nông, tự cấp tự túc” Nhận dạng KTTT trong nông nghiệp thời kì công nghiệp hoá Khái niệm - Đặc trưng - Tiêu chí ,Trần Đức. NCKT 6/2000. Ta thấy các quan điểm trên tuy có những điểm khác nhau nhưng về cơ bản có thể rút ra các điểm chung như sau: + KTTT là quan hệ kinh tế trong hoạt động sản xuất kinh doanh của trang trại nông nghiệp. + Xuất hiện trong thời kỳ công nghiệp hoá. + Thay thế cho nền nông nghiệp sản xuất tự cung tự cấp. Ta có thể rút ra khái niệm chung về trang trại như sau: “KTTT là hình thức tổ chức trong nông – lâm – ngư nghiệp, có mục đích chủ yếu là sản xuất hàng hoá, tư liệu sản xuất thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng của một người chủ độc lập, sản xuất được tiến hành trên quy mô ruộng đất và các yếu tố sản xuất được tập trung đử lớp với cách thức tổ chức quản lý tiến bộ và trình độ kỹ thuật cao hoạt động tự chủ và luân gắn với thị trường”. 2.2. Đặc trưng của KTTT 2.2.1 Sản xuất kinh doanh nông sản hàng hoá trong nền kinh tế thị trường Các sản phẩm ra của trang trại đều được đem bán trên thị trường. Người chủ trang trại bán những sản phẩm làm ra và mua vào những yếu tố sản xuất khác hẳn với người sản xuất tiểu nông họ hầu như tự tiêu thụ hết sản phẩm xuất ra mua bán càng ít càng tốt. Sản xuất nông sản theo nhu cầu của thị trường. Chính vì phải bán ra các sản phẩm của mình nên chủ trang trại cần phải căn cứ vào nhu cầu của thị trường để xác định mặt hàng sản xuất tạo cho quá trình sản xuất kinh doanh được thông suất. 2.2.2. Xu hướng tập trung hoá ngày càng cao Để tạo lợi thế cạnh tranh với các trang trại khác đồng thời để cho quá trình tổ chức quản lysanr xuất kinh doand của trang trại đạt hiệu quả kinh tế cao, các trang trại ngày càng có xu hướng tập trung tích tụ sản xuất cao, tiến tới quy mô tối ưu của trang trại phù hợp với từng ngành sản xuất, từng vùng kinh tế, từng thời kỳ công nghiệp hoá, tạo ra tỷ suất hàng hoá cao, khối lượng hàng hoá nhiều và chất lượng hàng hoá tốt, giá thành hạ. Đi đôi với việc tập trung nâng cao năng lực sản xuất của từng trang trại các trang trại thành những vùng sản xuất hàng hoá chuyên môn hoá về từng loại nông sản phẩm, như lương thực, trái cây, thịt gia súc… với khối lượng hàng hoá lớn. 2.2.3. Sự đa dạng về quy mô, cơ cấu trong các trang trại Để đáp ứng nhu cầu đa dạng của kinh tế thị trường đòi hỏi các trang trại phải linh hoạt theo thị trường chính vì vậy đa dạng về quy mô, cơ cấu trang trại là rất cần thiết. Các trang trại có thể có cơ cấu nhỏ, vừa, lớn và có thể là rất nhỏ. Với việc ứng dụng những kỹ thuật công nghệ sản xuất khác nhau từ thô sơ đến phức tạp, liên kết với nhiều loại hình kinh tế, sản xuất với nhiều loại cây trồng vật nuôi mục đích tạo hiệu quả kinh tế cao. 2.2.4. Tạo năng lực sản xuất cao về nông sản hàng hoá Do các đặc điểm về tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh của trang trại quyết định chủ trang trại chủ doanh nghiệp nông nghiệp là người có ý chí, có năng lực tổ chức quản lý, có kiến thức và kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp, cũng như kinh doanh trong cơ chế thị trường. Trang trại gia đình tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh thích hợp, tiến bộ sử dụng có hiệu quả các tư liệu sản xuất, lựa chọn và ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến, tạo ra năng lực sản xuất và hiệu quả kinh tế cao của trang trại. 2.3. Vai trò của KTTT Trang trại là hình thức tổ chức sản xuất quan trọng trong nền nông nghiệp thế giới, ngày nay trang trại gia đình là loại hình trang trại chủ yếu trong nền nông nghiệp các nước, ở các nước đang phát triển trang trại gia đình có vai trò to lớn quyết định trong sản xuất nông nghiệp, ở đây tuyệt đại bộ phận nông sản hàng hoá cung cấp cho xã hội được sản xuất ra từ các trang trại gia đình. ở nước ta KTTT mặc dù mới phát triển trong những năm gần đây. song vai trò tích cực và quan trọng của KTTT đã thể hiện khá rõ nét cả về mặt kinh tế cũng như vèe mặt xã hội và môi trường. 2.3.1.Giải quyết việc làm , nâng cao năng suất lao động, tạo ra nhiều nông sản hàng hoá. KTTT có vai trò tích cực trong việc thu hút lao động nông nghiệp nhàn rỗi. Là một nghành sản xuất còn mới nhưng KTTT đã thể hiện rõ tầm quan trọng của mình, nó vùa tạo công ăn việc làm cho gia đình dồng thời còn một số lao động nhàn rỗi khác. việc sản xuất kinh doanh tạo theo mô hình KTTT tạo cho người lao động có khả năng phát huy những sáng tạo, kỹ năng trong sản xuất nông nghiệp làm tăng năng suất lao động, tạo giá trị nông sản hàng hoá lớn, cải thiện đời sống nhân dân. 2.3.2. KTTT là một bộ phận quan trọng của nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá KTTT là hình thức tổ chức sản xuất phù hợp với đặc điểm của hoạt động nông nghiệp, mang đặc tính của nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá, nó trở thành một lực lượng chủ yếu trong sản xuất nông sản đáp ứng nhu cầu của xã hội. Là nơi có khả năng áp dụng linh hoạt và đa dạng những tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất với nhiều trình độ từ đơn giản đến hiện đại, phù hợp với những khả năng trình độ của từng trang trại và đạt hiệu quả kinh tế cao. Quá trình sản xuất của trang trại với quy mô và cần cao, do đó đòi hỏi các chủ trang trại với quy mô và yêu cầu cao, do đó đòi hỏi các chủ trang trại đưa máy móc vào sản xuất đẩy nhanh tiến trình cơ khí hoá nông thôn. 2.3.3. KTTT thực hiện các chương trình quốc gia Với sự phát triển mạnh mẽ của KTTT trong khu vực miền núi trung du đã góp phần thực hiện các chương trình quốc gia như “phủ xanh đất trống đồi trọc”, “xoá đói giảm nghèo”, “trồng rừng”… Đây là sự đóng góp rất lớn của các trang trại đối với đất nước, chính vì vậy chính phủ cần có các biện pháp khuyến khích để các trang trại phát triển ưu thế này hơn nữa bằng các chính sách nhỏ. Ưu đãi vay vốn, thuế, các chính sách tự gán giúp cho các trang trại phát triển rộng rãi hơn. 2.3.4. Kinh tế trang trại thúc đẩy phát triển công nghiệp chế biến. Kinh tế trang trại thúc đẩy phát triển công nghiệp chế biến tạo tích luỹ từ nông nghiệp, làm thay đổi cơ cấu kinh tế, cấu trúc xã hội. Các trang trại xuất ra khối lượng nông sản hàng hoá lớn đòi hỏi các sản phảm này phải được chế biến đáp ứng nhu cầu của thị trường từ đó ngành công nghiệp chế biến phát triển tạo thu nhập cho nông dân làm cho khả năng tích luỹ của các hộ gia đình tăng, người dân có vốn, giúp quá trình tái sản xuất diễn ra nhanh chóng. Đời sống nông dân được cải thiện, khoảng cách phân hoá giàu nghèo được rút ngắn. 3. Kinh tế trang trại ở Việt Nam hiện nay 3.1. Số lượng trang trại Để xác định số lượng trang trại người ta dựa vào các tiêu chí của nó, thông qua các chỉ số cụ thể như tỷ suất hàng hoá, khối lượng và giá trị sản lượng nông sản hàng hoá và chỉ số phụ như quy mô đất đai, số đầu gia súc gia cầm chăn nuôi, quy mô vốn đầu tư, số lao động sử dụng làm căn cứ để xác định trang định. 3.1.1 Phân bố không đều: Căn cứ vào các tiêu chí để xác định trang trại. “Theo kết quả tổng hợp số liệu của các địa phương tính đến ngày 1-7-1999 cả nước ta có 90167 trang trại, trong đó có 61362 trang trại trồng trọt cây công nghiệp lâu năm và cây hàng năm chiếm 68,1%; 14837 trang trại kinh doanh tổng hợp đa ngành (16,4%) 7673 trang trại nuôi trồng thuỷ sản (3,6%).” Vài tư liệu về KTTT năm 1999. Nguyễn Hoà Bình , CS&SK 11/1999 Các trang trại phân bố không đều chủ yếu tập trung ở các vùng như Đông Bắc, Đông Nam Bộ, đồng bằng sông cửu long. Cụ thể: “vùng Đông Bắc có 28280 trang trại chiếm 31,4%, Tây Bắc 3668 (4,1%) Đồng Bằng Sông Hồng 4434 (4,9%), Bắc trung bộ 7668(8,5%), Duyên hải miền trung 3666(4%), Tây nguyên 6521 (7,2%), Đông Nam Bộ 16298(18,1%), Đồng bằng sông Cửu Long 19632 (21,8%)” Vài tư liệu về KTTT năm 1999, Nguyễn Hoà Bình, CS&SK 11/1999 . 3.1.2. Các trang trại có quy mô nhỏ cả về đất đai và vốn Do mới ra đời và phát triển chưa mạnh, nên các trang trại có giá trị tập trung vốn mở rộng sản xuất còn hạn chế. Chính vì vậy một thực tế là các trang trại ở Việt Nam có quy mô nhỏ. Về đất đai: “bình quân một trang trại trồng trọt có 5,3 ha đất công nghiệp, một trang trại lâm nghiệp có 26,8 ha đất lâm nghiệp, bình quân một trang trại nuôi trồng thuỷ sản, bình quân một trang trại chăn nuôi có 52,8 con trâu bò, 50,7 con lợn và 500,9 con gia cầm” Vài tư liệu về KTTT năm 1999, Nguyễn Hoà Bình , CS&SK 11/1999 . Trong khi đó đối với các trang trại ở miền núi phái bắc quy mô đất là: “7,0 ha diện tích đất trồng cây hàng năm, 4,3 ha trồng cây lâu năm, 19,0ha trồng cây lâm nghiệp” KTTT miền núi phía Bắc thưc trạng và giải pháp ,Đoàn Quang Thiệu ,CS & SK 1+2/ 2001 . Về vốn: “Vốn đầu tư bình quân một trang trại trong cả nước là 60,2 triệu, thu nhập bình quân một trang trại trong một năm là 22,6 triệu đồng ” Vài tư liệu về KTTT năm 1999 , Nguyễn Hoà Bình CS & SK 11/1999 . Việc phát triển kinh tế trang trại cần phải huy động một số lượng lớn vốn theo ước tính “tổng số vốn sản xuất huy động vào đấu tư phát triển KTTT là 2730,8 tỷ đồng, tổng số thu nhập hàng năm từ hoạt động kinh tế của trang trại là 1023,6 tỷ đồng.” Vài tư liệu về KTTT năm 1999 Nguyễn Hoà Bình CS &SK 11/1999 . Đối với các trang trại ở miền núi phía bắc (thời điểm 1-9-2000) “vốn đầu tư bình quân một trang trại là 49,0 triệu đồng chủ yếu là vốn tự có 74,3%, vốn vay 25,7% trong đó vốn vay ngân hàng chỉ có 13% KTTT miền núi phía Bắc thực trạng và giải pháp, Đoàn Quang Thiệu CS &SK 1+2 /2001 . 3.1.3. Lao động trong trang trại có trình độ thấp Lao động có trình độ của các trang trại hiện nay là rất hạn chế, không những lao động làm thuê không được đào tạo mà đến ngay cả chủ trang trại cũng vậy. Hầu hết các chủ trang trại là những người có kinh nghiệm sản xuất lâu năm nhưng đó chỉ là kinh nghiệm tích luỹ còn thực tế họ có hiểu biết hạn chế về quá trình sản xuất. “Trình độ văn hoá của chủ trang trại có trình độ cấp hai trở lên chiếm 80,7%, …Chủ trang trại có trình độ chuyên môn từ sơ cấp dến đại học là 949 người, chiếm 31,8%, trong đó có trình độ đại học chiếm 5,6%” Thực trạng phát triển KTTT ở nước ta , Nguyễn Thế Nhã , NCKT 10/1999 . Các chủ trang trại cần phải có hiểu biết rộng về sản xuất, kinh doanh nếu trang trại lớn thì họ phải tổ chức quản lý như một giảm đốc công ty vì vậy trình độ của họ là rất cần thiết. Lao động làm việc trong trang trại bao gồm lao động gia đình và lao động thuê mướn. Họ cũng như lao động nông thôn khác thường chỉ hạn chế hết cấp II rồi tham gia sản xuất, vì vậy khả năng hiểu biết về sản xuất trong trang trại rất hạn chế. 3.2. Cơ cấu kinh tế trang trại 3.2.1. Cơ cấu đất đai Đất đai là một nhân tố quan trọng nhất trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp, là tư liệu sản xuất chủ yếu trong hoạt động sản xuất nông, lâm và thuỷ sản. Để phát triển KTTT trước hết phải dựa vào đất đai. Trong một đề tài nghiên cứu của trường đại học KTQD về trang trại năm1999 cho ta một số tư liệu sau: “Quy mô đất đai trang trại là 6,63 ha nếu chia theo hướng kinh doanh chính, trang trại lâm nghiệp có quy mô trung bình 20,63 ha tiền tệ cây lâu năm 6,1045 ha, trang trại chăn nuôi 1,483ha. Nếu chia theo chủ trang trại, chủ trang trại nông dân có quy mô trung bình 6,27 ha, chủ trang trại khác 8,6654ha” Thực trạng phát triển KTTT ở nước ta, Nguyễn Thế Nhã, NCKT 10/1999. . Nguồn gốc đất đai trong trang trại rất đa dạng chủ yếu là đất được giao 71,83% tổng quỹ đất, trong đó đất nông nghiệp được giao74,83%, lâm nghiệp77,50%. Đất được giao 28,17% có nguồn gốc như nhận thầu, chuyển nhượng, tự khai hoang… Cơ cấu đất đai của trang trại phụ thuộc vào loại hình sản xuất: “Đất nông nghiệp chiếm 8,81%, đất lam nghiệp chiểm 28,73%, đất nuôi trồng thuỷ sản 11,49% và đất thổ cư 0,97%… Tỷ trọng đất nông nghiệp của các trang trại có hương kinh doanh cây lâu năm chiếm trên 80%, tỷ trọng đất lâm nghiệp của nhóm trang trại lâm nghiệp chiếm 90,5%, diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản của trang trại chiếm 80,3%” Thực trạng phát triển KTTT ở nước ta , Nguyễn Thế Nhã , NCKT 10/1999. . 3.2.2 Cơ cấu vốn và nguồn vốn Vốn là yếu tố quan trọng để phát triển KTTT, do đó đòi hỏi có lượng vốn đủ lớn “tính đến ngày 30/4/99 quy mô vốn bình quân một trang trại tương đối lớn 291,43 triệu…Nhóm trang trại có hướng kinh doanh cây lấu năm và chăn nuôi lợn có quy mô vốn lớn. Nguồn vốn của trang trại chủ yếu dựa vào vốn tự có chiếm 91,03, vốn vay chiếm 8,93%” Thực trạng phát triển KTTT ở nước ta , Nguyễn Thế Nhã , NCKT 10/1999. . Về cơ cấu tư liệu sản xuất và tài sản chủ yếu bình quân trang trại “Giá trị vườn cây lâu năm chiếm 62,62% Giá trị đàn gia súc cơ bản 1,89%. Giá trị tài sản cố định có nguồn gốc kỹ thuật 10,47%; gái trị rừng trồng 2,39%, gái trị nuôi trồng thuỷ sản 5,85%. Chi phí sản xuất dổ dang 7,22%, tiền mặt trong kihn doanh 6,74%” Thực trạng và giải pháp phát triển KTTT trong thời kỳ CNH- HĐH , KT&PT 33/1999 . 3.2.3. Cơ cấu lao động Lao động trong trang trại chia theo trình độ gồm lao động qua đào tạo và lao động chưa được đào tạo. theo tài liệu của trường ĐHKTQD trong lần nghiên cứu là: lao động qua đào tạo bình quân một trang trại là 0,31 người trong 2,86 người trong tuỏi lao động chiếm 10,84%. Nếu chia theo tuổi lao động thì có trong tuổi lao độn và ngoài tuổi lao động. Trong 5,82 người thì số lao động trên tuổi bình quân một trang trại là 0,41 người và dưới độ tuổi lao động bình quân là 0,84 người. Nếu chia theo tính chất lao động thì có lao động làm thuê và lao động gai đình các lao động trang trại chủ yếu là lao động gia đình: bình quân một trang trại thuê 0,98 lao động, Hà Nội, Thanh Hoá thuê gồm 1,5 lao động. 3.3. Tổ chức sản xuất trong trang trại 3.3.1. Các loại hình tổ chức sản xuất. Các chủ trang trại với mục đích sản xuất để chia thu lợi nhuận sẽ phải xác định loại hình sản xuất của trang trại cho phù hợp với điều kiện tự nhiên, điều kiện của gai đình nhìn chung có ba loại hình sản xuất. Trồng trọt, chăn nuôi và kết hợp trồng trọt và chăn nuôi các trang trại hướng vào các loại cây như lúa, mía, cây công nghiệp cây ăn quả. Trong 2353 trang trại trong tổng số 3044 trang trại mà trường ĐHKTQD nghiên cứu có 421 trang trại trồng cây công nghiệp lâu năm, 344 trang trại trồng cây ăn quả. Các trang trại chăn nuôi có 266 trong 3044 trang trại trong đó 50 trang trại chăn nuôi gia súc, 145 trang trại nuôi lợn, 71 trang trại nuôi gia cầm. 3.3.2. Đầu tư chi phí sản xuất Chi phí sản xuất được hình thành từ vốn kinh doanh của trang trại, nó là các khoản chi về máy móc, cây con giống, vốn đầu tư sản xuất… “Đầu tư chi phí sản xuất bình quan chung một trang trại điều tra 1998 là 69,722 triệunđồng, trong đó đầu tư chi phí vật chất chiếm 71,64%, đầu tư cho chi phí lao động chiếm 24,94% và chi phí khác chiếm 3,43%”. 3.3.3. Cơ cấu sản xuất của trang trại Cơ cấu sản xuất của trang trại là biểu hiện mối quan hệ tỷ lệ về lượng của các ngành, các bộ phận cấu thành trong sản xuất. “Giá trị sản xuất bình quân một trang trại là 105,426 triệu đồng. Nhóm trang trại chăn nuôi lợn đạt tổng thu là 369,138 triệu đồng, thuỷ sản 162,497 triệu đồng, lâm nghiệp 37,014 triệu đồng”. Tỷ trọng cơ cấu gái trị sản xuất của các ngành “trồng trọt 57,75%, chăn nuôi 27,3%, thuỷ sản 13,78% và lâm nghiệp 1,18%.”(Thực trạng và giải pháp phát triển KTTT trong thời kỳ CNH- HĐH , KT & PT ). Cơ cấu giá trị sản phẩm của các trang trại phân theo các vùng hoặc phân theo lượng kinh doanh đều cho thâý xu hướng chung là tỷ trọng giá trị sản phẩm hàng hoá đạt cao ở những sản phẩm chuyên môn hoá. Nhóm trang trại trồng cây công nghiệp lâu năm có tổng thu từ trồng trọt chiếm 93,99%, giá trị chăn nuôi chiếm 4,78%. Thuỷ sản và lâm nghiệp chiếm từ 0,51- 0,72%. Nhóm trang trại chăn nuôi lợn có giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 98,42%, giá trị sản xuất trồng trọt chiếm 1,2%, giá trị thuỷ sản và nông nghiệp không đáng kể 3.4. Các chỉ tiêu đánh giá và phân loại trang trại ở Việt Nam 3.4.1. Các chỉ tiêu đánh giá Để nhận dạng được thế nào là một trang trại người ta sử dụng các chỉ tiêu định tính như sản xuất nông sản hàng hoá hay các chỉ tiêu định lượng như gái trị sản lượng nông sản, tỷ suất hàng hóa. Trên thế giới để nhận đạng thế nào là một trang trại ở các nước phổ biến chỉ sử dụng tiêu chí định tính chung có đặc trưng là sản xuất nông sản hàng hoá, không phải tự túc, một số nước sử dụng các chỉ tiêu định lượng như Mỹ, Trung Quốc. ở Mỹ trước đây có quy định một cơ sở sản xuất nông sản hàng hoá được coi là trang trại khi có gái trị sản lượng nông sản đạt 250 USD trở lên và hiện nay quy định là 1000USD trở lên. ở Trung Quốc quy định tiêu chí của các hộ chuyên có tỷ suất hàng hoá từ 70- 80% trở lên và giá trị sản lượnghàng hoá cao gấp 2-3 lần bình quân của các hộ nông dân. ở Việt Nam, KTTT mới hình thành trong những năm gần đây, nhưng đã có sự hiện diện diện gần hết các ngành sản xuất, nông nghiệp ở các vùng kinh tế với các quy mô và phương thức sản xuất kinh doanh đa dạng, nhưng là vấn đề mới nên chưa xác định được tiêu chí cụ thể để nhận dạng và phân loại ở nước ta, trước hết nên sử dụng tiêu chí định tính, lấy đặc trưng sản xuất nông sản hàng hoá là chủ yếu như kinh nghiệm của các nước, khác với tiểu nông sản xuất tự túc. Về định lượng lấy chỉ số tỷ suất hàng hoá từ 20-75% trở lên và giá trị sản lượng hàng hoá vượt gấp 3-5 lần so với hộ nông dân trung bình (trong nước, trong ngành, trong vùng) về quy mô các yếu tố sản xuất của trang trại nước ta hiện nay xác định là: - Quy mô vốn từ 40 triệu đồng trở lên đối với trang trại phía Bắc và Duyên Hải miền Trung, 50 triệu đồng trở lên đối với trang trại Nam Bộ. Quy mô đất đai: Diện tích cây hàng năm từ 2 ha đối với trang trại phía bắc và 3 ha đối với trang trại nam bộ và Tây Nguyên. Đối với trang trại chăn nuôi, số đàn gia súc quy định của tiêu chí trang trại từ 10 con trở lên đối với trang trại chăn nuôi bò sữa, 100 con trở lên đối với trang trại chăn nuôi lợn, nghĩa là tổng đàn lợn của trang trại phải là 200 con trên một năm, vì thông thương mỗi năm 2 lứa. 3.4.2. Phân loại trang trại Phân loại trang trại theo quy mô khác nhau để có thể có cơ sở hoạch định chính sách đối với từng loại quy mô trang trại khác nhau. Tuỳ theo mục đích yêu cầu cụ thể và tuỳ theo đặc điểm của từng loại trang trại để người ta phân loại. Theo từng vùng kinh tế: có trang trại đồi núi, vùng ven biển, đồng bằng và ven đô thị. Theo ngành sản xuất có trang trại trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, thuỷ sản. theo lọai hình kinh tế có các loại trang trại thuộc các loại hình kinh tế khác nhau gia đình, cá thể, tiểu chủ, tư bản tư nhân với các tư cách pháp nhân khác nhau: hộ nông dân tự chủ sản xuất, doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, trách nhiệm hữu hạn. Phần 2: Phân tích lao động nông nghiệp và việc sử dụng lao động trang trại 1. Phân tích thực trạng lao động ở Việt Nam 1.1. Sự mất cân đối giữa cung và cầu lao động ở nông thôn Đến đầu năm 1997 cả nước có trên 27 triệu lao động ở khu vực nông thôn chiếm 75% tổng số lao động xã hội. Hàng năm số người lao động nông thôn tăng thêm 2% do tăng tự nhiên, nhưng đất nông nghiệp lại không tăng. Trong khi đó kinh tế đất nước vẫn còn phát triển chậm chạp việc thu hút lao động của các ngành khác nhau như công nghiệp và dịch vụ chuưa được nhiều vì vậy sự mất cân đối giữa cung và cầu lao động tạo ra quá lớn làm cho áp lực việc làm đè nặng lên đối với đất nước. 1.2. Lao động nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao. Nông thôn nước ta là khu vực đông dân nhất chiếm 80% dân số và 76,88% lực lượng lao động xã hội. Hàng năm khu vực này bổ xung khoảng 67 vạn lao động, vì vậy nhu cầu việc làm là rất lớn. Lực lượng lao động ở nông thôn phân bố không đều ở các ngành, các vùng thể hiện qua số liệu: Cơ cấu phân bố lao động nông thôn theo nghành kinh tế năm 1997. Các vùng Tổng số Chia theo nhóm ngành kinh tế Nông-lâm-ngư CN và CD Dịch vụ Số lượng % Số lượng % Số lượng % Nông thôn cả nước 27857460 21721150 77,98 1910205 6,85 4196103 15,17 Miền núi và Trung du 5500581 5087070 92,48 113630 2,07 299881 5,45 Đồng bằng sông Hồng 5723913 4397281 76,82 458802 8,02 862830 15,16 Khu IV cũ 4021525 3319453 82,54 249403 6,2 452669 11,26 Duyên Hải miền Trung 2785685 2087961 74,95 210499 7,56 487225 17,49 Tây Nguyên 1104729 948637 87,33 25630 3,94 94760 8,73 Đông Nam Bộ 2320972 1287482 55,47 359594 15,49 673896 29,04 ĐB sông Cửu Long 6400057 6587266 71,68 492647 7,69 1320444 26,63 (Lao động việc làm ở nông thôn nước ta Thực trạng và Giải pháp , Phạm Thị Khanh , thông tin lý luận 6/1999). Sự chuyển dịch chậm chạp trong phân bố lực lượng lao động nông thôn không chỉ thể hiện ở ngành kinh tế mà còn rất đậm nét ở các vùng trong phạm vi cả nước, tập trung nhất ở hai vùng đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu long. Mặc dù là tỉ lệ lao động có việc làm ở nông thôn có tăng lên nhưng số lao động thiếu việc làm ở khu vực này vẫn còn rất lớn. Hiện naycó khoảng 9 triệu lao động thiếu việc làm. Năm 1997 quỹ thời gian lao động nông thôn mới chiếm 72,11% quỹ thời gian. 2. Phân tích lao động trong trang trại Việt Nam 2.1. Đặc điểm của lao động trong trang trại 2.1.1. Lao động có trình độ thấp Cũng giống như lao động nông nghiệp, lao động trong trang trại được hình thành từ nguồn lao động nông nghiệp nên có trình độ thấp, các trang trại chủ yếu tận dụng lao động gia đình và nếu có đi thuê mướn lao động thì đó là lao ddộng nông nhàn. Những lao động này thường không được đào tạo cho nên trình độ ngành nghề và hiểu biết về quá trình sản xuất là không có. Hầu hết họ sản xuất theo vốn tích luỹ kinh nghiệm. Một thực tế đặt ra cho các trang trại là hiện nay trong nền kinh tế thị trường các trang trại sanr xuất hàng hoá để bán, vì vậy rất cần sản xuất được nhiều nông sản hàng hoá có chất lượng cao. Nhưng với đội ngũ lao động trình độ thấp, việc thuê máy móc, cải tiến sản xuất là việc rất khó. 2.1.2. Lao động sử dụng trong trang trại Lao động sử dụng trong trang trại chủ yếu là lao động gia đình với mục đích chính của các gia đình là tạo việc làm cho lao động trong gia đình và do quy mô trang trại nhỏ nên lao động trong trang trại chủ yếu là lao động gia đình. Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trung bình một trang trại trên cả nước có 2,8 lao động gia đình và 1,2 lao động làm thuê thường xuyên. Do đặc điểm của nông nghiệp nước ta theo mùa vụ cho nên ở hầu hết các trang trại trong quá trình sản xuất họ không cần thuê nhiều nhân công, mà chủ yếu là dùng lao động gia đình nhưng đến mùa thu hoạch họ sẽ đi thuê nhân công, thu hoạch xong thì số lao động làm thuê này lại trở về. Trong khi đó số lao động được thuê thường xuyên sống trong trang trại, số lượng này rất ít chỉ có trong các trang trại lớn. Những lao động này thường làm theo hợp đồng có thể vài tháng, 1 năm hoặc vài năm. Thông thường họ là những người không nghề nghiệp, không ruộng đất phải đi làm thuê. 2.1.3. Tham gia sản xuất theo mùa vụ Như đã nói ở trên do đặc điểm lao động nông nghiệp nước ta theo mùa vụ, chính vì vậy việc thuê lao động sản xuất trong trang trại cũng theo mùa vụ. Vào đầu mùa khi bắt đầu một mùa sản xuất người ta thuê nhân công đến thực hiện việc gieo trồng cây con giống, thời điểm này thu hút một số lượng lao động khá đông như sau đó khi bước vào quá trình chăm bón để cho cây con phát triển thì không cần nhiều lao động nữa nhưng đến cuối mùa vụ vào mùa thu hoạch nhu cầu thiên nhiên cũng là rất cao. 2.2. Phân tích số lượng chất lượng lao động trong trang trại Cũng giống như các ngành kinh tế khác, khi nghiên cứu về kinh tế trang trại, vấn đề đặt ra quan trọng hàng đầu đối với các nhà kinh tế, các nhà xã hội là ngành đó thu hút được bao nhiêu lao động, lao động đã qua đào tạo hay chưa. Để trả lời câu hỏi đó chúng ta nghiên cứu. 2.2.1. Số lượng lao động trong trang trại ở Việt Nam Điều quan tâm trước tiên đối với lao động trong trang trại là đa số các chủ trang trại là nam giới chiếm 91,85% còn 8,15% là nữ giới, chủ trang trại là dân tộc ít người chiếm 13,17% ... Các chủ trang trại có nguồn gốc xuất thân khá phong phú Nguồn gốc xuất thân của các chủ trang trại : Thuần tuý nông dân: 62,35% Cán bộ công nhân hưu trí: 9,36% Cán bộ chủ chốt cấp xã: 8,84% Bộ đội, công an trở về địa phương: 8,11% Công chức đương chức: 4,73% Công chức đang làm việc: 3,42% Chủ trang trại khác: 3,19% Số lượng lao động làm thuê ở trong các trang trại chưa nhiều, bình quân một trang trại thuê 0,98 lao động thường xuyên, trong đó các trang trại Đắc Lắc thuê gần 2 lao động, còn ở Hà Nội, Thanh Hoá thuê 1,5 lao động. Trong cuộc điều tra của trường Đại học kinh tế quốc dân, trong số 3044 trang trại có 1184 trang trại thuê lao động thường xuyên, chiếm 38,90%, trong đó các trang trại Lâm Đồng chiếm 51,79%, ở Đắc Lắc là 76,51%. Phần lớn các trang trại thuê lao động thường xuyên từ 1 đến 2 lao động chiếm 60,01%, tỷ lệ này ở Nghệ An chiếm 90%, Gia Lai chiếm 72,79%. Số trang trại thuê thường xuyên từ 3 đến 5 lao động chiếm 18,92%. Các trang trại ở Lâm Đồng chiếm 24,14%, Thanh Hoá là 28,68%. Số trang trại thuê từ 5 lao động chiếm 12,08%, ở Hà Nội là 21,1%. Có 2403 trang trại thuê lao động thời vụ chiếm 78,95%, trong đó có 80,32% các trang trại thuê hàng năm dưới 500 ngày công, 13,9% trang trại thuê từ 500 đến 1000 ngày công, 3,78% thuê từ 1000 ngày công trở lên. (Thực trạng phát triển KTTT ở nước ta , Nguyễn Thế Nhã, NCKT 10/1999). Hiện nay trên cả nước có khoảng 115000 trang trại với trên 70 vạn lao động. Các trang trại thu hút 2-10% hộ nông dân ở mỗi tỉnh. (kinh tế trang trại đột phá mới trong phát triển nông nghiệp, Phạm Duy Liên MCKT 12/99). Nếu tính bình quân mỗi trang trại hiện nay thì mỗi trang trại có khoảng 7 lao động . Đối với các trang trại có quy mô từ 5 ha trở xuống chủ yếu là dùng lao động gia đình kết hợp với làm đổi công trong lúc thời vụ còn khẩn trương. Đối với các trang trại có quy mô từ 5 đến 7 ha lao động gia đình và đổi công còn lại thuê từ 2 đến 5 lao động trong 1-3 tháng. Với các trang trại có quy mô 10 ha trở lên thì ngoài việc sử dụng lao động trong gia đình còn phải thuê lao động làm trong thời vụ hoặc lao động thường xuyên từ 5-10 lao động. Có thể nói các hộ trang trại không chỉ giải quyết công ăn việc làm cho gia đình mình mà còn thu hút thêm một phần lao động nhàn rỗi trong nông thôn. Kinh tế trang trại miền núi phía bắc ( Thực trạng và giải pháp Đoàn Quang Thiện cơ sở và sản xuất 1+2/01) 2.2.2. Chất lượng lao động trong trang trại Lao động trong trang trại lấy từ lao động nông thôn chưa được qua đào tạo vì vậy có thể nói chất lượng lao động trong trang trại là rất thấp. Bên cạnh đó do các trang trại ở nước ta sử dụng máy móc rất ít, mà chủ yếu là lao động thủ công vì vậy việc lao động không qua đào tạo vẫn có thể làm việc được. Ngay cả như các chủ trang trại cũng không được học tập, đào tạo với quá trình sản xuất kinh doanh của trang trại, mà chủ yếu dựa vào kinh nghiệm. Theo kết quả mới của trường kinh tế quốc dân Trình độ văn hoá của các chủ trang trại có trình độ cấp II trở lên chiếm 80,7%, trong đó các chủ trang trại ở Hà Nội và Thanh Hoá, Nghệ An chiếm 91,8-96,7%. Các chủ trang trại có trình độ chuyên môn từ sơ cấp đến đại học có 949 người chiếm 31,8% , trong đó có trình độ đại học chiếm 5,6%.(Thực trạng phát triển KTTT ở nước ta , Nguyễn Thế Nhã, NCKT 10/1999). Số lao động trong có đào tạo trong một trang trại là 0,31 người như vậy có thể nói tỉ lệ đào tạo còn quá ít. Chính vì chất lượng lao động quá thấp, người lao động không hiểu được hết quá trình sản xuất. 2.3. Lao động và trả công lao động Qua thực tiễn của các trang trại ta có thể nhận thấy: sức lao động là hàng hoá đặc biệt. Việc sử dụng hàng hoá này tạo ra một giá trị thặng dư rất lớn, nếu người chủ trang trại biết sử dụng sức lao động một cách thích hợp thì sẽ sinh ra lợi nhuận rất lớn cho họ. Nếu biết tổ chức quản lí sử dụng tốt, biết quan tâm thoả đáng lợi ích vật chất và tinh thần của người lao động thì nó là nhân tố quan trọng nhất để làm tăng năng xuất lao động, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh cho chủ trang trại. Hiện nay ngoài việc tận dụng lao động của gia đình các trang trại còn thuê mướn thêm lao động làm thường xuyên và lao động làm thời vụ 2.3.1. Các hình thức thuê mướn Các trang trại ở Việt Nam hiện nay có kiểu thuê mướn rất đa dạng, để phân chia các hình thức lao động người ta căn cứ vào thời gian thuê mướn: - Thuê mướn trong một thời vụ: Đây là hình thức thuê lao động mà người chủ trang trại thuê lao động từ khi bắt đầu một mùa sản xuất cho đến lúc kết thúc một mùa sản xuất. Tuỳ theo mùa sản xuất mà thời gian thuê có thể dài hay ngắn. - Thuê làm theo tháng trong từng thời vụ: Đây là hình thức thuê mướn lao động mà người chủ trang trại thuê lao động trong một thời gian nào đó thường là một tuần, một tháng. Do đặc điểm của trang trại là sản xuất theo mùa vụ chính vì vậy khi vào mùa vụ khối lượng công việc rất nhiều. Do đó các chủ trang trại phải thuê mướn thêm lao động , nhưng khi mùa vụ qua các chủ trang trại không cần thuê nữa. vì vậy quá trình thuê lao động chỉ diễn ra trong thời gian ngắn. Thuê lao động công nhật: Các chủ trang trại trong quá trình sản xuất khi khối lượng công việc lớn lao động trong trang trại không đủ đáp ứng thì chủ trang trại sẽ thuê lao động. Thời gian thuê lao động chỉ được tính bằng buổi, ngày. Do lao động thuê trong thời gian ngắn nên cách này chỉ áp dụng trong một khối lượng công việc lớn nhưng chỉ kéo dài vài ngày và chủ trang trại rất mất thời gian để thuê và thoả thuận về tiền công. Thuê ở luôn trong nhà để làm quanh năm. Đây là hình thức thuê lao động mà nhười lao động ở cùng với trang trại, thời gian thuê mướn kéo dài nhiều tháng. Người lao động được tính gần như lao động gia đình, họ tham gia lao động sản xuất cùng với lao động gia đình trong tất cả các hoạt động của trạng trại. Tính do tính chất đó mà lao động này thường chỉ thuê ở những vùng xem có quy mô lớn, công việc sản xuất đơn điệu. Thuê cho làm lán hay ở luôn trong trang trại vừa làm boả vệ, làm công đồng thời được chủ trang trại cấp đất làm kinh tế nông hộ. Đây là hình thức thuê lao động mà chỉ có các trang trại có quy mô lớn mới thuê. Chủ trang trại cấp cho người lao động một ít đất để họ và gia đình họ cư trú và sản xuất cho gia đình vừa làm thuê cho chủ trang trại, loại hình này chỉ áp dụng với những lao động thời gian thuê mướn lâu năm. 2.3.2. Các hình thức trả công rất phong phú. Hiện nay các trang trại ở Việt Nam áp dụng một số hình thức trả công sau: Trả bằng tiền: đây là hình thức phổ biến được áp dụng trong các trang trại. Nó vùa tiện lợi đồng thời nó phản ánh dễ hơn mức tiền công giữa các trang trại. Người lao động nhận được tiền thoả thuận khi hoàn thành một khối lượng công việc được chủ trang trại giao. Trả bằng hiện vật: Ngoài hình thức trả công bằng tiền các trang trại còn áp dụng hình thức trả công bằng hiện vật đó là hình thức trả công mà ngưới chủ trang trại trả công cho người lao động bằng chính nhữnh sản phẩm mà họ làm ra. Cách trả công này có ưu điểm là ngưới lao động có được lương thực thực phẩm mà không phải mua, nhưng có hạn chế là người lao động khi muấn mua những hàng hoá sinh hoạt khác thì phải bán đi. Trả bằng tiền và hiện vật: Đây là hình thức kết hợp cả hai hình thức trên. Chủ trang trại vừa trả công bằng tiền, vừa trả bằng hiện vật cho người lao động khi họ hoàn thành khối lượng công việc. Trả công khoán theo số lượng và chất lượng công việc: Đây là hình thức trả công mà người chủ trang trại căn cứ vào thời gian người lao động làm việc và căn cứ vào số lượng, chất lượng công việc họ khoán cho người lao động. Về mức trả công: Việc trả công trong các trang trại phải dựa trên nguyên tắc thoả thuận và theo thị trường sức lao động. Mức tiền công cao hay thấp phụ thuộc vào quy luật cung cầu về sức lao động và mức sống tối thiểu của người lao động.'' Mức tiền công hàng tháng đạt 434,29 ngàn đồng .Mức tiền công ngày của lao động thời vụ đạt bình quân 18,08 ngàn đồng''. (Thực trạng và giải pháp phát triển KTTT trong thời kỳ CNH- HĐH , KT&PT 33/1999 ). Biểu : Mức thu nhập bình quân trong độ tuổi và nhân khẩu của các trang trại điều tra (đơn vị 1000đ) Trang trại ở các tỉnh TN của một lao động TN của một nhân khẩu BQ 1năm BQ 1 tháng BQ 1năm BQ 1 tháng Trong đó Sơn La 9.772 814 4.611 384 Yên Bái 7.762 647 4.012 334 Quang Ninh 4.452 371 2.874 239 Hà Nội 14.315 1.193 7.817 651 Thanh Hoá 21.113 1.759 9.974 831 Nghệ An 7.230 602 3.347 279 Gia Lai 15.233 1.269 7.185 599 Đắc Lắc 26.073 2.173 11.055 921 Lâm Đồng 25.285 2.107 11.211 934 Khánh Hoà 30.220 2.518 15.434 1.286 Ninh Thuận 22.632 1.886 11.220 935 Bình Dương 7.113 593 4.009 334 Đồng Nai 22.004 1.834 11.099 925 Long An 13.978 1.116 7.818 652 Cà Mau 12.737 1.061 7.672 639 Bình quân chung 16.120 1.343 7.920 660 (Thực trạng phát triển KTTT nước ta , Nguyễn Thế Nhã , NCKT 10/1999). 2.4. Phân tích điều kiện lao động trang trại 2.4.1 Lao động trong những điều kiện thiên nhiên phức tạp Nông nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện thời tiết. Chính vì vậy do điều kiện địa hình thời tiết nước ta phức tạp mà người lao động thường xuyên phải làm việc trong điều kiện nóng bức kéo dài ảnh hưởng đến sức khoẻ. Điều kiện thời tiết khắc nghiệt không chỉ ảnh hưởng đến quá trình sản xuát mà còn ảnh hưởng nặng nề đến kết quả sản xuất mà cụ thể ở đây là năng suất cây trồng và vật nuôi trong các trang trại. Bão lũ nắng nóng kéo dài gây thiệt hại rất nhiều cho các trang trại. 2.4.2 Lao động trong điều kiện nặng nhọc Do nền kinh tế kém phát triển. quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đã diễn ra chậm chạm vì vậy việc cơ khí hoá nông thôn trong mấy năm gần đây không thay đổi đáng kể. Trong một cuộc điều tra cuỉa bộ nông nghiệp cho thấy 77% gai đình nông dân làm đất bằng trâu bò thậm chí có 5.5% gia đình còn “kéo cày thay trâu”. số hộ gia đình nhờ máy cày làm đất chỉ chiếm dưới 7%. ở khâu tuất lúa 62.6% hộ gia đình tuất lúa bằng máy đạp chân thủ công. 24.1% đập lúa bằng tay. Vận chuyển trong sản xuất nông nghiệp chủ yếu bằng trâu bò và đôi vai. việc sử dụng máy kéo. máy bơm. và các máy móc khác chỉ tập trung ở các gia đình có điều kiện kinh tế. Điều tra ở 17 tỉnh trong cả nước cho thấy cứ 10 hộ gồm có hai máy kéo. 4 máy nổ. 2.6 máy bơm và 2 máy tuất lúa. 2.4.3. Lao động trong những môi trường độc hại Ngày nay lao động trong trang trại thường xuyên phải tiếp xúc với hoá chất độc hại như phân bón hoá học thuốc trừ sâu. các loại cây bị sâu bệnh phá hoại vù vậy các chủ trang trại thường sử dụng các loại hoá chất để phòng cho cây trồng. Theo một cuộc điều tra của bộ nông nghiệp phát triển nông thôn thì bình quân mỗi năm nông nghiệp nước ta sử dụng thuốc trừ sâu trên dưới 0.5 kg/ha. phân hoá học trên dưới 70kg/ha. Trong khi đó do sự thiếu hiểu biết của lao động nông nghiệp lại phải thường xuyên tiếp xúc với hoá chất thì sẽ rất nguy hiểm cho người lao động. 2.5. Phân tích quỹ thời gian và việc sử dụng quỹ thời gian trong trang trại Là số ngày/ người lao động làm việc thực tế trong trang trại . Quỹ thời gian trong trang trại ở các trang trại của Việt Nam hiện nay khác nhau theo từng vùng, do có quy mô khác nhau nên các trang trại sử dụng số lượng lao động cũng khác nhau. Cũng giống như lao động nông nghiệp, lao động trong trang trại những ngày mùa thường phải làm với cường độ cao, trong thời gian dài. Một ngày làm việc của họ thường kéo dài từ 10-14 giờ . '' Số người trong độ tuổi lao động bình quân một trang trại là 2,86 ,trên độ tuổi lao động là0,41người. Lao động thuê thường xuyên binh quân là 0,98 . Số ngày công thuê thời vụ bình quân một trang trại là 269 công .1184 trang trại thuê lao động thường xuyên, chiếm 38,9%và 2403 trang trại thuê lao động thời vụ , chiếm 78,95%. Trong các trang trại thuê lao động thường xuyên, số thuê từ 1 - 2 lao động chiếm 69%, thuê từ 3-4 lao động chiếm 18,91% và thuê từ 5 lao động trở lên chiếm 123,19% . Có 80,32% trang trại thuê lao động thời vụ với quy mô dưới 500 ngày công hàng năm, 13,9% trang trại thuê từ 500-1000 ngày công và 5,78% thuê từ 1000 ngày công trở lên ." (Thực trạng và giải pháp phát triển KTTT trong thời kỳ CNH- HĐH, KT&PT 33/1999). 2.6. Các giải pháp phát triển nguồn nhân lực trong trang trại Nguồn nhân lực của kinh tế trang trại bao gồm hai mặt: số lượng và chất lượng. Để đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh của kinh tế trang trại nguồn nhân lực có vai trò hết sức to lớn. Trong quá trình sản xuất kinh doanh cùng với xu hướng sản xuất hàng hoá trong nền kinh tế thị trường. lực lượng lao động ở kinh tế trang trại bao gồm cả số lựơng và chất lượng của các thành viên trang trại và lao động làm thuê. Về phương diện nguồn nhân lực. việc nâng cao hiệu quả kinh tế trang trại đòi hỏi phải thuqực hiện các giải pháp chủ yếu sau đây: Một là. Nâng cao trình độ quản lý sản xuất kinh doanh và trình độ khoa học kỹ thuật của chủ trang trại. Đây là giải pháp quan trọng cho phát triển kinh tế trang trại cần thực hiện các giải pháp: Đào tạo bồi dưỡng nâng cao năng lực của chủ trang trại thông qua hệ thống khuyến nông. Hệ thống này có vai trò quan trọng trong việc bồi dưỡng kiến thức cho chủ trang trại và nông dân. Để làm được việc này trước hết cần bồi dưỡng đào tạo cho những người làm công tác khuyến nông. Cần xác định các chủ trang trại là những mắt xích quan trọng trong hệ thống khuyến nông. vừa là tầm gương. vừa đi trước một bước trong việc ứng dụng khoa học kỹ thuật. lại vừa có thể truyền bá kiến thức khoa học cho nông dân trong vùng. Vì vậy cần liên kết giữa các chủ trang trại với nông dân trong từng vùng làm cầu nối giữa hệ thống khuyến nông với hộ nông dân. có biện pháp kích thích các chủ trang trại bồi dưỡng huấn luyện các hộ nông dân tại địa phương. Hiện nay cả nước đã có các trường trung học và dạy nghề. các trường quản lý nông nghiệp và một số trường đại học gắn liền với quá trình đài tạo cán bộ cho nông nghiệp. nông thôn. Tuy nhiên vẫn còn tình trạng phân tán. chưa có một kế hoạch thống nhất về chương trình. nội dung đào tạo các chủ trang trại và các hộ nông dân nhằm nâng cao chất lượng đào tạo. Vấn đề đào tạo. bồi dưỡng cán bộ cho các địa phương và cho các chủ trang trại là vấn đề lớn đồi hỏi phải đầu tư ngân sách và tập trung trí tuệ để xây dựng một hệ thống giáo trình bài giảng thích hợp và đào tạo miễm phí cho cán bộ địa phương và các chủ trang trại. Hai là. Phát triển nguồn nhân lực làm thuê trong các trang trại trên cơ sở thực hiện chính sách bảo vệ quyền hợp pháp của họ. Mặc dầu kinh tế trang trại ở nước ta tuy còn nhỏ bé. tuỳ theo quy mô và quá trình sản xuất kinh doanh. phần lớn kinh tế trang trại đều sử dụng lao động làm thuê. Ngoài sức lao động của chủ trang trại và gia đình của họ. sức lao động làm thuê là những người làm công sản xuất dịch vụ thuê cho các chủ trang trại. và được chủ trang trại trả phần thù lao nhất định. Trên thực tế nhiều chủ trang trại đã thực hiện mua bán hàng hoá sức lao động của nông dân làm thuê qua giá trị biểu hiện bằng tiền công. Kết luận Kinh tế trang trại một loại hình kinh tế mới phát triển ở Việt Nam nhưng đã chứng tỏ giá trị của mình, nó đem lại những hiệu quả to lớn cho xã hội, được xã hội chấp nhận. Chính vì vậy nó có khả năng phát triển rất lớn. Sự phát triển trang trại với nhịp độ nhanh là một hiện tượng xã hội khác thường đang thu hút sự chú ý của toàn xã hội, trở thành một vấn đề được bàn luận sôi nổi với các cách nhìn nhận đánh giá khác nhau. Nhìn nhận đầy đủ về vấn đề này định hướng cho nó phát triển ra sao có những vấn đề gì cần được đặt ra để giải quyết đó là cả một công việc phức tạp đòi hỏi sự điều tra nghiên cứu thấu đáo mới đủ căn cứ để giải quyết nó. Tuy nhiên không phải là kinh tế trang trại không gặp những khó khăn. Những khó khăn của kinh tế trang trại cũng là những khó khăn chung của nền nông nghiệp, nền kinh tế đất nước, các vấn đề về vốn, kỹ thuật công nghệ, đặc biệt là về lao động. Để khắc phục các vấn đề này đòi hỏi chủ trang trại phải có trình độ để từng bước giải quyết những khó khăn phát huy tính tự lực của gia đình. Nhà nước cần có chính sách khuyến khích họ phát triển. - Về đất đai những vùng đất trống đồi trọc, hay đất hoang hoá ven sông ven biển Nhà nước nên khuyến khích nông dân khai hoang mở rộng . - Tiếp tục qui hoạch những vùng sản xuất hàng hoá tập trung qui mô lớn từ đó có chính sách đầu tư, hỗ trợ phát triển công nghiệp chế biến nông lâm thuỷ sản với qui mô phù hợp cũng như ưu tiên đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng nông thôn. - Hỗ trợ cho nông dân áp dụng các máy móc vào sản xuất nông nghiệp với các hình thức trợ giá vay không lãi, trả góp không lãi. - Tạo điều kiện cho kinh tế hợp tác hình thành và phát triển để làm tốt dịch vụ đầu vào, đầu ra trên cơ sở đó tạo điều kiện cho kinh tế hộ đi vào sản xuất chuyên môn hoá. - Kinh tế trang trại là một vấn đề mới và lớn do kinh phí, thời gian, lực lượng có hạn nên kết quả có nhiều hạn chế, đề nghị tiếp tục nghiên cứu tổng kết trên phạm vi cả nước. Mục lục Trang

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc35175.doc
Tài liệu liên quan