Đề tài Sự ra đời và phát triển của báo Ngày Nay

I, Lý do ra đời : II, Tiến trình phát triển: 1. Thời kỳ từ số đầu đến tháng 6 năm 1936 2, Thời kỳ từ tháng 7 năm 1936 đến tháng 8 năm 1939 3, Thời kỳ từ tháng 9 năm 1939 đến tháng 9 năm 1940 III, Bộ máy nhân sự. IV, Nội dung V, Hình Thức. VI, Ý NGHĨA 1, Báo Ngày Nay với những đóng góp cho sự phát triển báo chí nước nhà. 2, Báo Ngày Nay góp phần làm cho nền văn học Việt Nam phát triển đa dạng, phong phú hơn. 3, Báo Ngày Nay góp phần đấu tranh cho tiến bộ xã hội.

doc23 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1754 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Sự ra đời và phát triển của báo Ngày Nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hình ảnh của báo Ngày Nay I, Lý do ra đời : Năm 1934 Nguyễn Trường Cẩm đứng tên xin phép ra báo Ngày Nay, với tôn chỉ và mục đích là báo văn chương, khoa học, xã hội, mỹ thuật, chính trị thường trực. Được nghị định Toàn quyền cho phép, Ngày Nay ra số 1, ngày 30-1-1935 Báo Ngày Nay ra đời gắn liền với sự phát triển của báo Phong Hóa. Báo Phong Hóa đầu tiên xuất bản hàng tuần từ ngày 16 tháng 6 năm 1932. Do Nguyễn Xuân Mai làm giám đốc, Phạm Hữu Ninh ( một nghị viện, nhà tư sản) là quản lý. Đây là một tờ báo hiền lành, vô thưởng vô phạt, nhạt nhẽo nên các bạn thân bàn nhau ra một tờ báo trào phúng, lấy tên là Cười. Đây là một loại làm ăn ế ẩm, ít người đọc có nguy cơ phải đóng cửa. Trong lúc đó nhóm của Nguyễn Trường Tam tập hợp hình báo chưa xuất hiện ở nước ta. Anh đứng tên xin phép Toàn quyền nhưng đợi mãi chẳng thấy nghị định phê chuẩn. Báo Cười mà nhóm của Nguyễn Trường Tam là báo trào phúng, đả kính, móc máy chế diễu vô vàn chuyện đáng cười trong xã hội thì không biết hậu quả sẽ ra sao? Đoán chừng đơn không được chấp nhận nên nhóm của Nguyễn Trương Tam yêu cầu chủ báo Phong Hóa cho thuê bao, đứng tên hai giám đốc là Nguyễn Xuâm Mai và Nguyễn Trường Tam. Như vậy, từ số 11, ngày 25 tháng 8 năm 1932, báo Phong hóa chuyển cả nội dung lẫn hình thức, chuyển thành một tờ báo văn học, xã hội, trào phúng. Khổ báo mở rộng từ 24,5 x 32,3 cm thành 45,5 x 61,0 cm, ra ngày thứ ba hàng tuần chuyển sang thứ 6 hàng tuần. Bạn đọc ngày càng đông, con số in lên hàng vạn bản. Người biên tập càng say mê làm việc, tìm mọi cách để xoay sở và nuôi sống tờ báo. Họ đã tổ chức ra Tự lực văn đoàn, có nhà xuất bản Đời Nay, in thành sách những truyện đã đăng nhiều kì trên báo, kinh doanh nuôi lẫn nhau. Phong hóa bị một số viên quan lại có quyền thế sống luồn cúi, quen xu nịnh quan trên, hách dich và ức hiếp dân, gây áp lực và làm cho nhà cầm quyền ra nghị định cấm xuất bản 3 tháng, từ tháng 6 đến tháng 8 năm 1935.( Trên báo Phong Hóa, Hoàng Đạo lấy bút hiệu là Tứ Ly, chuyên viết những bài đả kích và châm biếm giới quan lại và bài trừ hủ tục trong xã hội Việt Nam. Năm 1936, tờ Phong Hóa bị đóng cửa vì ông viết bài động chạm đến Tổng đốc Hà Đông Hoàng Trọng Phu Đoán trước kiểu báo này khó sống lâu. Vì tuy không đương đầu với chính quyền thực dân nhưng làm cho một số quan lai rất khó chịu. Nhóm Phong Hóa đã tính đến một tờ báo dự phòng thay thế. Năm 1934 Nguyễn Tường Cẩm đứng tên xin phép ra báo Ngày Nay và được chấp nhận. Báo Ngày nay ra đời là một bước tính xa của Phong Hóa. II, Tiến trình phát triển: Khi mới ra đời Báo Ngày Nay xuất bản 10 ngày một kỳ, về sau ra hàng tuần. Tiến trình phát triển của báo Ngày Nay có thể chia thành 3 thời kỳ. Thời kỳ từ số đầu đến tháng 6 năm 1936 Thời kỳ từ tháng 7 năm 1936 đến tháng 8 năm 1939 Thời kỳ từ tháng 9 năm 1939 đến tháng 9 năm 1940 1. Thời kỳ từ số đầu đến tháng 6 năm 1936 a, Tình hình xã hội tác động vào quá trình phát triển của báo Ngày Nay trong giai đoạn đầu. Công cuộc khai thác thuộc địa lần 2 của thực dân pháp tác động vào nền kinh tế nước ta, tạo điều kiện khách quan cho sự thay đổi cơ cấu giai cấp xã hội. Xã hội nước ta phân hóa thành nhiều giai cấp: Giai cấp tư sản ( phân hóa thành tư sản dân tộc và tư sản mại bản), giai cấp tiểu tư sản, giai cấp địa chủ quý tộc phong kiến, giai cấp nông dân và giai cấp nông dân. Mỗi giai cấp chịu sự áp bức bóc lột của thực dân Pháp khác nhau. Tư tưởng và biện pháp đấu tranh chống thực dân Pháp cũng khác nhau. Riêng giai cấp tư sản mại bản thì quyền lợi phụ thuộc vào Pháp, nên làm tay sai cho Pháp. Giai cấp tư sản nước ta ít về lực lượng, yếu về kinh tế, bị thực dân Pháp chèn ép hạn chế sự phát triển. Thực dân Pháp cho tư sản Hà Nội một vài quyền lợi có tính hình thức hơn là tính thực tế như cho họ tham gia Hội đồng thành phố và Hội đồng tư vấn Bắc Kỳ.Họ được cử vào những vai trò tưởng như chủ chốt, quan trọng nhưng chỉ là công cụ thực hiện ý đồ của thực dân Pháp. Họ được cho phép ra đời một số tờ báo nhưng nội dung do thực dân Pháp quản lý. Những tàn dư của tư tưởng, đạo đức, chính trị được thực dân Pháp lợi dụng không chỉ đàn áp phong trào cách mạng của quần chúng nhân dân, mà còn kiềm chế xu hướng tư sản, tiểu tư sản, nên họ cho ra một số tờ báo để tuyên truyền cho Pháp,tuyên truyền công khai hóa và chính sách bảo hộ cảu quốc mẫu. Từ đầu những năm 20 của thế kỷ 20 phong trào đấu tranh chống Pháp ở nước ta phát triển mạnh mẽ. Báo Thanh Niên, báo Búa Liềm, báo Lao Động. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời dẫn dắt phong trào cách mạng path triển. Trước sự phát triển của phong trào cách mạng. Chính sách của thực dân Pháp có sự kìm kẹp chặt chẽ với Báo chí. Những con mắt soi mói của giới cầm quyền đã hạn chế sự phát triển cúa những tờ báo do tư sản Việt Nam lập ra. Báo Ngày Nay cũng không phải ngoại lệ. b, Sự phát triển của báo Ngày nay trong giai đoạn đầu. Ngay từ đầu những người chủ trương báo ngày nay đã tích lũy được một số kinh nghiệm trong qua trinh hai năm làm báo Phong Hóa về tổ chức và quản lý. Từ biên tập bài vở, mạng lưới cộng tác viên, tăng cường đội ngũ cho đến các việc hành chính., trị sự, kể cả dùng phương pháp như thế nào để duy trì báo sống tương đối lâu, không để giới cầm quyền kiếm cớ bóp chết non. Lúc đầu, như số 1, báo có bài thông tin và bình luận về " bỏ kiểm duyệt" và phóng sự " Trước vành móng ngựa" như một chuyên mục xuất hiện liên tục trên báo với hơn một trăm bài. có phóng sự nhiều kì như " Lạc vào động bà chúa Hàng Bạc" và " Trong làng chạy" của Trọng Lang. , có những bài bàn về trang phục, thời trang. Nói chung các bài đều nhẹ nhàng dễ thu được cảm tình độc giả nhiều vùng, nhiều lứa tuổi và nhiều tầng lớp xã hội. Vẫn truyện ngắn, truyện dài thêm chuyên mục mới " Bức tranh Vân Cẩu", " Dòng nước ngược" của Tú Mỡ đặt vào mục thơ chung bà về mỹ thuật và cái đẹp trong hội họa… Được sự cộng tác của nhiều nhà báo, nhà văn, họa sĩ có tên tuổi. Ngày Nay đã hình thành được một đội ngũ những tên tuổi. Họ đi sâu vào những mục sau đây: - Xã luận có Hoàng Đạo - Thời sự, thông tin có Tứ Ly, Lê Ta, Nhị Linh, Đoàn Phú Tứ. - Phế bình có Thạch Lam, Thế Lữ, Khái Hưng. - Phóng Sự có Trọng Lang, Nguyên Hồng. - Kịch nói có Vy Huyền Đắc, Đoàn Phú Tứ, Thạch Lam, Khái Hưng. - Thơ có Thế Lữ, Tản Đà, Xuân Diệu, Huy Cận, Nguyễn Bính, Phạm Văn Hạnh, thơ trào phúng có Tú Mỡ. - Truyện dài, truyện ngắn có Khái Hưng, Nhất Linh, Thế Lữ, Đỗ Đức Thu, Thạch Lam, Thanh Tịnh, Trần Tiêu… - Tranh minh họa cóa Tô Ngọc Vân, Nguyễn Gia Trí, Trần Bình Lộc. Nói chung thời kỳ này, Ngày nay thể hiện được khunh hướng chính trị của mình, vẫn là một tờ báo đề cao tự do tư sản, chống tập tục lạc hậu trong phong kiến, lạc hậu trong gia đình và xã hội, châm biếm những cái lố lăng trong đời sống thường ngày ở cả thành thị và nông thôn, từ giới quan lại cao, nhà quyền quý đến lý toét, xã lệ ở nơi bùn lầy nước đọng. Những điều đem ra phê phán là có thật. Nhưng các hiên tượng ngang trái đó còn xa xôi với những đòi hỏi co bản của xã hội. Những ung nhọt đang làm nhức nhối cả dân tộc. Những lo toan nhỏ nhoi trong cuộc sống hàng ngày của người lao động, qua báo Ngày Nay không thấy một tia hi vọng , một hướng đi tới cái cao đẹp cho xã hội và con người. Với những chủ trương biên tập báo Ngày Nay chúng ta không yêu cầu gì cao hơn những gì họ chưa nghi tới, không làm được. Nhưng chúng ta có thể thấy được những ưu điểm , khả năng tiềm tàng của họ, đồng thời cũng nhận thức rõ những nhược điểm hạn chế để đánh giá đúng vị trí trong lĩnh vực báo chí của nước ta thời kỳ này. Báo Ngày Nay trong thời kỳ đầu phát triển của mình đã thu được nhiều thành tựu đáng kể. lượng công chúng ngày càng đông đảo. Những tiến bộ xã hội chưa được nhận thấy ở trang báo của Ngày nay. Đây là tình trạng bế tắc trong tư tưởng của các nhà văn, nhà báo đương thời . Tháng 12 năm 1936, trên báo Ngày Nay, Nhất Linh phát động phong trào Ánh Sáng cùng nhóm Tự Lực Văn Đoàn, chống lại các nhà ổ chuột ở các khu lao động, phong trào thu hút được nhiều người tham gia và phát triển mạnh mẽ. 2, Thời kỳ từ tháng 7 năm 1936 đến tháng 8 năm 1939 a,Tình hình xã hôi tác động đến sự phát triển của báo chí thời kỳ này. Thời kỳ này các tờ báo cách mạng do Đảng Cộng sản chủ trương mở cuộc tấn công chiếm lĩnh trận địa chính trị ở Hà Nội. Có vai trò quan trọng khơi dậy phong trào đấu tranh của quần chúng. Phong trào quần chúng được phát triển , củng cố dưới sự tuyên truyền và lãnh đạo của các tổ chức Đảng, hình thành cao trào cách mạng mới có ảnh hưởng tích cực đến giới báo chí thời kỳ này. Xu hướng dân chủ cấp tiến ngày càng có vị thế, có tiếng nói mạnh mẽ trong xã hội. Những tư tưởng sai lầm, tư tưởng chính trị phản động của các phái bảo hoàng, bọn thỏa hiệp với giới thuộc địa Pháp, ủng hộ chính sách tự trị Đông Dương kiểu Nhật bị lùi bước, trở nên lép vế. Cuối tháng 10 năm 1938 bọn phản động thuộc địaliên kết với các nhóm có xu hướng phát xít, chuẩn bị đón Nhật vào chống mặt trân dân chủ. Những tờ báo trung gian hòa với phong trào cách mạng đang đi lên. Nhưng trước tình hình mới đang có những dao động, phân hóa. b, Sự phát triển của báo Ngày nay trong thời kỳ này. Trước những diễn biến mới của tình hình chính trị xã hội yêu cầu các tờ báo phải có những bước đi thay đổi đẻ tồn tại. Từ tháng 7 năm 1936 , trên trang đầu, dưới chữ Ngày Nay, có chữ Tiểu Thuyết, Trông Tìm, coi như hai nội dung của báo. Đến số 25 ngày 13 tháng 9 năm 1936 có thêm : Tiểu thuyết, Trào phúng, Trông tìm. Mục " Tiểu Thuyết", lúc đầu đăng 4 kỳ hết một chuyện dài của Khải Hưng, Nhất Linh, Hoàng Đạo, Thạch Lam, Thế Lữ. Mục " Trào Phúng" có thơ châm biếm của Tú Mỡ và các tiểu phẩm khác… Mục " Hạt Sạn" nhặt những từ ngữ lủng củng trên các báo khác để phê bình. Mục" Trông Tìm" bàn về các vấn đề chính trị,xã hội, văn hóa về sau có chuyên mục tiểu phẩm " Bùn lầy nước đọng" nói về cuộc sống của nhân dân nông thôn, và " Trước vành móng ngựa" về những chuyện lố lăng trước tòa án. Báo đăng nhiều phóng sự dài, ngắn, tùy bút, truyện ngắn sáng tác và dịch của người nước ngoài và phê bình sách văn học. Từ năm 1937, Báo đề cập đến những vẫn đề chính trị ngày càng nhiều: tự do báo chí, tự do ngôn luận, tự do nghiệp đoàn, những vấn đề thuôck về thuộc địa và tự trị, đứng về phía mặt trận dân chủ trong đấu tranh cử vào Viện dân biểu Bắc Kỳ… Báo Ngày nay tham gia phong trào đấu tranh cho tự do báo chí và cho phong trào cách mạng Việt Na,. Báo Ngày này cùng với 17 tờ báo khác như báo Tương Lai, Trung Bắc Tân Văn, Tinh Hoa, Cậu Ấm, Bắc Hà, Le Travail, Rassemblement…ký một văn bản trực tiếp tiến tới hội nghị báo chí giới Bắc Kỳ. Hội nghị báo là ý tưởng của một số nhà báo cách mạng. Hội nghị được tổ chức để nhận định tình hình báo chí trong nước, nhận định sự kìm kẹp của Pháp với báo chí nước nhà và từ đó tìm ra tiếng nói chung để đấu tranh vì một báo chí tự do, đấu tranh cho cách mạng Việt Nam. Tháng 9 năm 1938 bầu Viện trưởng Viện dân biểu Bắc Kỳ. Xứ ủy Bắc Kỳ chủ trương đưa người của Mặt trận ra tranh cử, dùng báo để cổ động, đưa cán bộ đi vào tổ chức để vận động. cử tri bỏ phiếu cho người của Mặt trân.Nhưng không được mặt trận báo chí dân chủ rộng rãi làm hậu thuẫn cho cuộc vận động. Báo tin tưc của Xứ ủy, nhân danh mặt trận dân chủ số 12, công bố Chương trình tối thiểuvề cuộc tuyển cử của toàn thể Mặt trận. Trong mấy chục tờ báo ở Hà Nội duy chỉ có báo Ngày Nay hưởng ứng, đăng lại nguyên văn " Chương trình tối thiểu" trong số 117, ngày 3 tháng 7 năm 1938. Trong làng báo Hà Nội chỉ có báo Ngày Nay là tờ báo đâu tranh tích cực nhất cho cuộc bầu cử tiến hành theo tinh thần dân chủ , chống gian lận và mua bán, đứng hẳn về phía Mặt trận dân chủ. Báo Ngày Nay còn tham gia vào cuộc họp mặt, kí tên vào một bản kiến nghị chung gửi lên tổng thống Pháp Anble Lơbroong ngày 1 tháng 7 năm 1939. Bản kiến nghị xin Tổng Thống ân xá cho chính trị phạm Đông Dương hiện còn 1500 người bị tù chưa được tha. Bức thư gủi tổng thống còn được in thành truyền đơn để mọi người kí tên để gửi sang Pháp. Đây là một hình thức của Mặt trận báo chí dân chủ có đông đảo đại diện báo chí tham gia nhất từ trước đến nay. Báo Ngày Nay tích cực tham gia vào công tác đấu tranh chính trị. thể hiện lập trường của mình nghiêng về Mặt trận dân tộc. Ủng hộ cuộc đấu tranh quần chúng nhân dân chống thực dân Pháp. 3, Thời kỳ từ tháng 9 năm 1939 đến tháng 9 năm 1940 a, Hoàn cảnh lịch sử tác động vào báo chí Việt Nam nói chung và báo Ngày Nay nói riêng. Tháng 9 năm 1939 cuộc chiến tranh thế giới thứ 2 bùng nổ với phát sung đầu tiên là Đức tần công Ba Lan ( 3/9/1939). Chiến tranh lan nhanh ở Châu Âu và lan nhanh ra toàn thế giới. Ở Pháp, bọn phản động cầm quyền tiến công Đảng Cộng sản Pháp và các lực lượng dân chủ, tiến bộ. Ở Đông Dương chính quyền thực dân do Catơru đứng đầu thực hiện chính sách thời chiến của chủ nghĩa phát xít. Các báo bị đặt ở chế độ kiểm duyệt , các đoàn thể dân chủ bị giải tán. Đảng Cộng sản bị khủng bố, các nhóm cộng sản công khai chuyển vào hoạt động bí mật. Báo chí của Đảng pahỉ ngừng xuất bản. Thời kỳ vận động dân chủ kết thúc, thời kỳ chiến tranh cách mạng bắt đầu. b, Sự phát triển của báo Ngày nay trong thời kỳ cuối Từ năm 1940, chiến tranh thế giới làm cho nhiều trí thức Việt Nam thất vọng với nền văn hóa phương Tây và tìm về văn hóa phương Đông. Văn hóa Việt Nam chuyển sang một giai đoạn khác, giai đoạn 1940-1945: dung hòa văn hóa Đông Tây. Hơn nữa, lúc này ngoài con đường cứu dân cứu nước bằng sự sự canh tân đất nước, tức con đường văn hóa, thì cũng đã hé mở thời cơ cứu nước, giải phóng dân tộc theo những con đường khác. Trước tình hình đó, những cách tân văn hóa xã hội theo kiểu phương Tây của Nhất Linh tỏ ra không còn thích hợp. Tự Lực văn đoàn cũng đã làm xong nhiệm vụ lịch sử của nó. Thế Lữ chuyển sang hoạt động kịch nói. Nhất Linh và Hoàng Đạo làm chính trị. Năm 1939, Nguyễn Tường Tam thành lập đảng Hưng Việt (sau đổi tên là đảng Đại Việt Dân Chính). Vì đảng chủ trương công khai chống Pháp và lật đổ triều đình Huế, cuối năm 1940, Hoàng Đạo, Khái Hưng, Nguyễn Gia Trí bị Pháp bắt và bị đầy lên Sơn La. Báo Ngày Nay trước đó qua những bài viết đã công khai ủng hộ Mặt trận dân chủ. Vì thế khi tình hình trong nước rối ren. Lưc lượng phản động phát triển mạnh. Tấn công mặt trận dân chủ với nhiều hình thức và thủ đoạn. Báo Ngày Nay trong giai đoạn này bị kiểm duyệt gắt gao. Khi Nhất Linh và Khái Hưng bị bắt Thạch Lam và Nguyễn Tường Bách tiếp tục quản trị tờ Ngày Nay đến tháng 9 năm 1940 thì bị đóng cửa. III, Bộ máy nhân sự. Nhà xuất bản : Đời Nay Trụ sở báo : số 80 phố Quán Thánh - Hà Nội Ở số báo đầu tiên, trên măng sét đề giám đốc Nguyễn Tường Cẩm, chủ bút : Nguyễn Tường Lân. Sau này giám đốc đổi thành Nguyễn Tường Tam ( thay thế Nguyễn Tường Cẩm), rồi Trần Khánh Giư thay thế Nguyễn Tường Tam làm giám đốc. Nguyễn Văn Thức và Nguyễn Khoa Hoàn làm quản lý. Báo Ngày Nay là cơ quan ngôn luận chính thức của nhóm Tự Lực Văn Đoàn sau khi báo Phong Hóa bị đóng cửa. Đây là cơ quan văn đoàn, cơ quan ngôn luận hoàn toàn tự lực về mọi mặt: có nhà in riêng, có nhà phê bình, có hội đồng công nhận và trao giải thưởng. Tự Lực Văn Đoàn được thành lập năm 1934 bởi 7 thành viên : Nhất Linh (Nguyễn Tường Tam), Khái Hưng (Trần Khánh Giư), Hoàng Đạo(Nguyễn Tường Long), Thạch Lam (Nguyễn Tường Lân), Thế Lữ (Nguyễn Thứ Lễ), Xuân Diệu (Ngô Xuân Diệu), Tú Mỡ (Hồ Trọng Hiếu), sau này có thêm Trần Tiêu (em của Khái Hưng). Họ tập hợp nhau lại vì một lý tưởng muốn cống hiến cho văn học, thông qua văn học mà đóng góp cho xã hội, và cùng chung sức nhau xã hội hóa hoạt động sáng tác của họ, trong sự vận hành của cơ chế thị trường văn học nghệ thuật đang dấy lên từ Nam ra Bắc thuở bấy giờ. Nghĩa là họ chấp nhận sự cạnh tranh để sống còn bằng nghề văn của mình. Họ không chỉ biết đến tiểu thuyết, thơ ca mà còn ràng buộc với nhau trong việc sống nhờ vào hai tờ báo và một nhà xuất bản. Họ không hy sinh mục đích văn chương cao quý cho việc kiếm kế sinh nhai bằng mọi giá, nhưng việc kiếm kế sinh nhai lại chính là điều kiện để họ giữ vững thiên chức văn học như một “mục đích tự thân" Tự lực văn đoàn là tổ chức văn học đầu tiên của nước ta mang đầy đủ tính chất một hội đoàn sáng tác theo nghĩa hiện đại. Hội đoàn ấy bắt đầu bằng tờ Phong Hóa bộ mới mà số đầu tiên phát hành vào ngày 8 tháng 9 năm 1932 - tức số 13 - đã lập tức biến một tờ báo vốn đang ế ẩm thành một hiện tượng đột xuất trong làng báo Hà Nội lúc ấy. Theo Nguyễn Vĩ, ngay số đầu tiên, tờ báo đã “bán chạy như tôm tươi” (Văn thi sĩ tiền chiến) báo hiệu một cái gì thật mới mẻ đang xuất hiện trên đất Hà thành. Tự Lực Văn Đoàn chính thức tuyên bố thành lập vào tháng Ba năm 1934 , với một tôn chỉ gồm 10 điều mà chúng ta có thể tổng hợp lại trong 4 điểm, thể hiện bốn phương diện nhận Về văn học: tôn chỉ nhắm tới 3 mục tiêu lớn: + Dấy lên một phong trào sáng tác làm cho văn học Việt Nam vốn đang nghèo nàn có cơ hưng thịnh (“Tự sức mình làm ra những cuốn sách có giá trị về văn chương... mục đích là để làm giàu thêm văn sản trong nước”/ trước 1930 sự vắng vẻ của văn đàn vẫn là một tâm trạng mặc cảm của giới cầm bút, mặc dầu văn học miền Nam đã sản xuất vô số tiểu thuyết văn vần và văn xuôi theo hình thức lục bát và chương hồi) + Xây dựng một nền văn chương tiếng Việt đại chúng (“Dùng một lối văn giản dị dễ hiểu, ít chữ Nho, một lối văn thật có tính cách An Nam”/ vì ngôn ngữ của tạp chí và văn chương thuở ấy vẫn là ngôn ngữ đệm nhiều danh từ Hán Việt và dành cho tầng lớp học thức cao trong xã hội); + Tiếp thu phương pháp sáng tác của châu Âu hiện đại để hiện đại hóa văn học dân tộc (“Đem phương pháp khoa học thái tây ứng dụng vào văn chương Việt Nam”/ mặc dù ảnh hưởng của tiểu thuyết phương Tây đã đến miền Nam khá sớm nhưng hình thức lại bị “lại giống” do “lai” với tiểu thuyết cổ Trung Quốc). Về xã hội: đề cao chủ nghĩa bình dân và bồi đắp lòng yêu nước trên cơ sở lấy tầng lớp bình dân làm nền tảng (“Ca tụng những nết hay vẻ đẹp của nước mà có tính cách bình dân, khiến cho người khác đem lòng yêu nước một cách bình dân. Không có tính cách trưởng giả quý phái”/  cho đến cuối những năm 20, các khái niệm “chủ nghĩa bình dân”, “nết hay vẻ đẹp bình dân” và “yêu nước một cách bình dân” hãy còn là quá mới lạ, chưa hề xuất lộ trong tư duy của tầng lớp sĩ phu được gọi là “tiên tri tiên giác”, và cũng chưa hiện hình thành quan điểm ở một người vốn đã thực hiện chủ nghĩa bình dân trong thực tiễn như Nguyễn Văn Vĩnh); Về tư tưởng: vạch trần tính chất lỗi thời của những tàn dư Nho giáo đang ngự trị trong xã hội (“làm cho người ta biết rằng đạo Khổng không hợp thời nữa”  công khai chống lại lễ giáo phong kiến Tự lực văn đoàn đã gây một cú “sốc” ý thức hệ, chấn động hết thảy mọi thành phần còn dính dáng ít nhiều đến Nho học). Về con người: lấy việc giải phóng cá nhân làm trung tâm điểm của mọi sáng tác (“Tôn trọng tự do cá nhân”, “Lúc nào cũng mới, trẻ, yêu đời, có chí phấn đấu và tin ở sự tiến bộ” / vì văn chương trước 1930 chưa bao giờ đưa con người cá nhân lên vị trí trung tâm, không những thế, giọng điệu chung của nó là bi ai sầu thảm. Tự lực văn đoàn tuyên chiến với thứ tâm trạng xã hội nặng nề đó; với nó “cái bi” cũng phải được đối xử, vượt qua, bằng niềm vui sống). Với 4 điểm như đã tóm tắt, cái hội đoàn do Nguyễn Tường Tam thành lập rõ ràng đã hiện ra trong tư cách một trường phái văn học hoàn chỉnh, khu biệt với mọi kiểu tổ chức văn học xuất hiện trước mình. Trở về trước, các thi xã truyền thống trong lịch sử thường phải dựa vào thế lực của một tầng lớp bên trên như vua quan, hay lãnh chúa một vùng, chẳng hạn Hội Tao đàn của Lê Thánh Tông, Chiêu Anh các của Mạc Thiên Tích. Hoặc là tập hợp của một đám thượng lưu quý tộc, chẳng hạn Mặc Vân thi xã của Anh em Miên Thẩm. Các loại thi xã đó đều lấy việc ngâm vịnh văn chương để chơi làm mục đích, nên rất ít mở rộng ảnh hưởng ra ngoài thi xã. Tính khép kín là đặc điểm hiển nhiên của chúng. Tự lực văn đoàn trái lại, là sự tập hợp những con người không có quan tước, cũng không có thế lực nào bảo trợ. Bên cạnh các thành viên trong nhóm Tự Lực văn đoàn báo Ngày nay còn một số thành viên khác như tranh minh họa cóa Tô Ngọc Vân, Nguyễn Gia Trí, Trần Bình Lộc, một số cây bút cộng tác chính như Vy Huyền Đắc, Nguyễn Bính, Tản Đà,Huy Cận… Chân dung và những đóng góp của những người phụ trách và cộng tác viên báo Ngày Nay Thứ tự Tên Vài nét về cuộc đời và những đóng góp cho báo Ngày nay 1 Nhất Linh Tên thật là Nguyễn Trường Tam .Ông sinh ngày 25 tháng 7 năm 1905 tại huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương, nguyên quán làng Cẩm Phô, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Ông là người thứ hai đi nghiên cứu báo chí ở Pháp( sau Hoàng Tích Chu) với mục đích cải tiến báo chí trong nước. khởi đầu của ông không phải là nhà báo, mà ông thích làm báo. Nhất Linh từng là chủ bút những tờ báo lớn Phong Hóa, Ngày Nay ... Ông làm giám đốc và là cây bút chính của báo, là linh hồn của báo Ngày Nay. Ông là người thành lập Tự Lực văn đoàn và là cây bút chính của nhóm, là một nhà văn, nhà báo với bút danh Nhất Linh, Đông Sơn (khi vẽ) và cũng là chính trị gia nổi tiếng củaViệt Nam trong thế kỷ 20. Những định hướng của báo đều do Nguyễn Trường Tam đảm nhiệm. Những thành viên khác trong Tự Lực văn đoàn đều coi ông như một người anh cả. Nguyễn Trường Tam không chỉ là một người biên tập, một cây bút báo Ngày Nay mà ở ông còn trở thành một nhà quản lý giỏi, một nhà chính trị nổi tiếng vì lấy được lòng người nhờ "tính chân thực và lòng thành yêu nước của mình". Những tác phẩm tiêu biểu đăng trên báo Ngày Nay: tiểu thuyết: Trống mái, Gia đình, Tiêu Sơn tráng sĩ, Thoát ly, Hạnh ( viết cùng Khái Hưng). Truyện ngắn: Tiếng suối reo 2 Khái Hưng Tên thật là Trần Khánh Giư, sinh năm 1896 tại làng Cổ Am, Vĩnh Bảo, Hải Dương.Khái Hưng và Nhất Linh trở thành “đôi bạn” trong văn học, nghiệp dĩ và cuộc sống. Về tính tình “Khái Hưng cũng không tự kiêu tự đắc, tính điềm và tao nhã, câu chuyện có vẻ thành thật và lịch sự... Ít nói, tính điềm đạm, nhưng thỉnh thoảng khôi hài đôi chút, và không làm mât lòng ai. Về sáng tác, Khái Hưng “thẳng thắn nhìn nhận rằng anh viết tiểu thuyết theo nhu cầu và điều kiện văn nghệ của một thời đại mà thôi”. Khái Hưng là thành viên của nhóm Tự Lực văn đoàn. Một cây bút chủ chốt trong báo Ngày Nay, ông vừa viết truyện ngắn, truyện dài, phê bình,kịch nói. Những tác phẩm tiêu biểu của ông : Cái Ve (1936) cùng những tuyển truyện ngắn Giọc đường gió bụi (1936), Tiếng Suối Reo (1937), Ðồng Xu (1939), Ðợi chờ (1939), tiểu thuyết Thoát Ly (1936) ngoài ra còn một số tiểu thuyết nổi tiếng viết cùng Nhất Linh. 3 Hoàng Đạo Tên thật là Nguyễn Tường Long, sinh ngày 16 tháng 11 năm 1907 tại phố huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương. Ông là một người mưu lược. Ông là thành viên của nhóm Tự Lực văn đoàn, có những đóng góp to lớn trong quá trinh hoạt động của báo Ngày Nay. Ông biên tập bài vở, tìm ra những phương pháp như thế nào để duy trì báo sống tương đối lâu, không để giới cầm quyền kiếm cớ bóp chết non. Ông phụ trách mảng xã luận của báo Ngày Nay. Những tác phẩm tiêu biểu: Trước vành móng ngựa (phóng sự, 1938), Mười điều tâm niệm (luận thuyết, 1939) ,Bùn lầy nước đọng (luận thuyết, 1940). Nhà nghiên cứu Văn Tâm đánh giá về hai tác phẩm tiêu biểu của Hoàng Đạo "Trước vành móng ngựa", là tập phóng sự đặc sắc về tóa án. Tuy tác giả không mấy quan tâm đến “luận đề”, nhưng sự thật giản đơn được chọn lọc phản ánh, lại tự nói lên ý nghĩa sâu xa của nó, từ đó có khả năng thuyết phục độc giả một cách thấm thía về hiện thực dân sinh và dân trí bi đát đương thời...Với "Mười điều tâm niệm", Hoàng Đạo có hoài bão hướng dẫn lẽ sống đúng đắn cho thanh niên . 4 Thạc Lam Thạch Lam sinh ngày 7 tháng 7 năm 1910 tại Hà Nội, Là thành viên của Tự Lực văn đoàn, nhưng khác với Nhất Linh, Hoàng Đạo, Khái Hưng...ngòi bút của Thạch Lam có khuynh hướng đi gần với cuộc sống của những người dân bình thường nghèo khổ. Nhà văn Vũ Bằng kể lại:Thạch Lam yêu sự sống hơn bất kỳ ai. Anh quý từ cốc nước chè tươi nóng, trang trọng đưa lên miệng uống một cách gần như thành kính...như thể cảm ơn trời đất đã cho mình sống để thưởng thức ngon lành như vậy. Anh cẩn thận từng câu nói với cô bán hàng vì sợ lỡ lời...khiến người ta tủi thân mà buồn. Thạch Lam đi đứng nhẹ nhàng… Anh là một người độc đáo có tài lại khiêm nhường, người nhỏ mà nhân cách lớn... Đến tháng 2 năm 1935, thì ông được giao làm Chủ bút tờ Ngày Nay. Ống có những đóng góp to lớn cho báo Ngày Nay. Ông làm chủ bút,là một cây bút viết truyện ngắn, viết kịch, đánh giá phê bình tác phẩm văn học của tờ báo. Những tác phẩm chính đăng trên báo Ngày Nay: Gió đầu mùa (tập truyện ngắn, Nxb Đời nay, 1937), Nắng trong vườn (tập truyện ngắn, Nxb Đời nay, 1938), Ngày mới (truyện dài, Nxb Đời nay, 1939) 5 Thế Lữ Thế Lữ khai sinh là Nguyễn Đình Lễ sau đó được đổi thành Nguyễn Thứ Lễ sinh ngày 6 tháng 10 năm 1907 - mất 3 tháng 6 năm 1989) là nhà thơ, nhà văn, nhà hoạt động sân khấu Việt Nam. ở thành thành viên của nhóm Tự Lực văn đoàn kể từ khi mới thành lập, ông hầu hết hoạt động sáng tác văn chương trong thời gian là thành viên của nhóm, đồng thời cũng đảm nhận vai trò một nhà báo, nhà phê bình, biên tập viên mẫn cán của các tờ báo Phong hóa và Ngày nay. ông tham gia viết báo, biên tập cho tờ Phong hóa rồi tờ Ngày nay . Với các bút danh Thế Lữ, Lê Ta, Mười Ba Chàng, ông viết bài cho các chuyên mục "Điểm báo", "Tin thơ", "Tin văn... vắn"... cho báo Ngày nay. Ngoài các mục cố định, Thế Lữ còn có nhiều bài thơ, bài bình luận, phân tích về các vấn đề văn chương, nghệ thuật, các bài phê bình sách. Những tác phẩm tiêu biểu: Bên đường thiên lôi (1936),Lê Phong phóng viên (1937),Mai Hương và Lê Phong (1937),Đòn hẹn (1937),Gói thuốc lá (1940) 6 Xuân Diệu Ông tên thật là Ngô Xuân Diệu, còn có bút danh là Trảo Nha, quê quán làng Trảo Nha, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh nhưng sinh tại Gò Bồi, thôn Tùng Giản, xã Phước Hòa, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định. Xuân Diệu sinh2 tháng 2 năm 1916 mất 18 tháng 12 năm 1985. Là một trong những nhà thơ lớn của Việt Nam. là thành viên của Tự Lực văn đoàn, Bên cạnh sáng tác thơ, ông còn tham gia viết báo cho các tờ Ngày Nay và Tiên Phong. Ống là một trong những cây bút chính của báo Ngày Nay. Những tác phẩm của ông đăng trên báo Ngày Nay chủ yếu là những bài thơ in trong tập thơ " Thơ" (1938). Truyện ngắn Phấn Thông Vàng. 7 Tú Mỡ Tên thật Hồ Trọng Hiếu là một nhà thơ trào phúng Việt Nam. Tú Mỡ sinh ngày 14 tháng 3 năm 1900 tại phố Hàng Hòm (Hà Nội), Sau khi gặp gỡ Nhất Linh (Nguyễn Tường Tam), được nhà văn này phát hiện năng khiếu làm thơ trào phúng của ông, năm 1932, Tú Mỡ tham gia Tự Lực văn đoàn, rồi được cử phụ trách mục Giòng nước ngược trên tờ Phong Hoá, một tờ báo chuyên về hài hước và trào phúng của bút nhóm này. Khi báo Ngày Nay ra đời Tú Mỡ phụ trách mảng thơ trào phúng. Tác phẩm chính : Dòng nước ngược (1934 và 1941) 8 Đoàn Phú Tứ Đoàn Phú Tứ sinh tại Hà Nội, quê quán: Tử Nê, huyện Tiên Du (nay là huyện Tiên Sơn), tỉnh Bắc Ninh. Ông đậu Tú tài Pháp năm 1932 sau đó, khi đang học dở trường Luật năm thứ hai thì bỏ học đi làm báo. Ông viết cho các báo Phong hoá, Ngày nay, Hà Nội báo, Tinh hoa Đoàn Phú Tứ soạn kịch, hoạt động sân khấu là chính và ít làm thơ, ngoài ra ông còn là dịch giả của nhiều tác phẩm của các tác giả lớn phương Tây. Đoàn Phú Tứ viết kịnh nói và phụ trách mục thời sự, thông tin cho báo Ngày Nay. Những tác phẩm tiêu biểu: Màu thời gian (thơ, 1941), Những bức thư tình (kịch, 1941), Ghen (kịch, 1937), Mơ hoa (tập kịch ngắn, 1941) 9 Nguyên Hồng Tên thật của ông là Nguyễn Nguyên Hồng, sinh ngày 5 tháng 11 năm 1918 ở Nam Định. Ông là một cây bút phóng sự tài hoa. ông có nhiều truyện ngắn và tiểu thuyết đăng báo và rất thành công, ông là cộng tác viên của nhiều tờ báo trong đó có báo Ngày Nay. 10 Tản Đà Tên thật Nguyễn Khắc Hiếu. Là một nhà thơ, nhà văn và nhà viết kịch nổi tiếng của Việt Nam.Trong văn đàn Việt Nam đầu thế kỷ 20, Tản Đà nổi lên như một ngôi sao sáng, vừa độc đáo, vừa dồi dào năng lực sáng tác. Ông là một cây bút phóng khoáng, xông xáo trên nhiều lĩnh vực. Tản Đà viết bài cho nhiều báo. Ở báo Ngày Nay ông cộng tác với mục thơ. 11 Huy Cận Huy Cận (tên khai sinh là Cù Huy Cận; 31 tháng 5 năm 1919 – 19 tháng 2 năm 2005), là một trong những nhà thơ xuất sắc nhất của phong trào Thơ mới. Ông là bạn tâm giao của Xuân Diệu, một nhà thơ nổi tiếng khác của Việt Nam. Tác phẩm nổi tiêng : Tập thơ Lửa Thiêng ( năm 1940). Ông cộng tác với báo Ngày Nay ở mục Thơ. 12 Thanh Tịnh Thanh Tịnh sinh ngày 12 tháng 12 năm 1911 tại làng Dương Nỗ, ngoại ô Huế. Đỗ bằng thành chung, năm 1933, ông đi làm ở các sở tư rồi sau đó làm nghề dạy học. Thời gian này, ông bắt đầu viết văn, làm thơ và cộng tác với các báo Phong hóa, Ngày nay, Hà Nội báo, Tiểu thuyết thứ Năm, Thanh Nghị, Tinh Hoa... Ông cộng tác với báo Ngày Nay bằng những truyện dài, truyện ngắn 13 Tô Ngọc Vân Tô Ngọc Vân (1906-1954) là một họa sĩ Việt Nam nổi tiếng, tác giả bức Thiếu nữ bên hoa huệ. Ông còn có những bút danh Tô Tử, Ái Mỹ.Tô Ngọc Vân sinh ngày 15 tháng 12 1908 tại làng Xuân Cầu, huyện Văn Giang, Hưng Yên, nhưng lớn lên tại Hà Nội. Ống có nhiều tác phẩm nổi tiếng. Ông vẽ tranh minh họa, hoạt họa cùng với các họa sĩ Nguyễn Gia Trí, Trần Bình Lộc cho báo Ngày Nay. IV, Nội dung. Báo Ngày Nay hoạt động trong tình hình chính trị xã hội trong và ngoài nước có nhiều biến động. Bởi thế nên mỗi thời kỳ hoạt động của báo có những nội dung khác nhau. Nhưng nhìn về mặt tổng quát báo Ngày Nay thu hút được đông đảo độc giả nhờ những thông tin nhiều chiều ở mục Thời sự, thông tin, những bài viết đầy tính nghệ thuật trong thể loại văn học : tiểu thuyết, kịch, thơ, truyện ngắn, truyện dài, phê bình văn học… Mỗi một bài viết ta có thể thấy sự đấu tranh của người cầm bút chống tập tục lạc hậu phong kiến, lạc hậu trong gia đình và xã hội, châm biếm những cái lố lăng trong đời sống thường ngày. Qua những bài viết thời kỳ này của các tác giả như Nhất Linh, Hoàng Đạo, Tản Đà, Xuân Diệu… ta nhìn thấy một xã hội rối ren, cuộc sống của con người bế tắc, không có ánh sáng cho tương lai. Hoàng Đạo có phóng sự " Trước vành móng ngựa" với hơn một trăm bài đăng liên tục như một mục không thể thiếu trên báo Ngày Nay. Phóng sự của Hoàng Đạo đã thể hiện được nội dung cốt lõi của sự phán ánh ở báo Ngày Nay với xã hội đương thời. Dưới đây là một phóng sự trong " Trước vành móng ngựa" với tên "Một chuyện quan trọng". Một Việc Quan Trọng. Tòa mất một buổi tối để xét xử vụ này. Ba ông trạng sự hung hồn cãi cho bị cáo - tiên cáo nhân ( vừa là bị cáo vừa là tiên cáo). Ai cũng tưởng là một việc rất quan trọng. Mà thật là quan trọng. Hai bà cãi nhau, rồi xô xát nhau, rồi chửi rủa nhau, rồi nắm tóc nhau… Rồi hai người đều bị trọng thương: Một người hơi sây sát tay còn một người thấy mệt mỏi trong mình. Phùng Thị Mỹ người nhỏ nhắn, con mắt sắc sảo đanh đá trong khuôn mặt tròn, hầm hầm nói. - Hôm đấy tôi gặo nó tại nhà bà Quảng Lợi. Nó bảo rằng chính nó sai chồng nó chim chồng tôi để tôi uất tôi chết, nó mới hả. Ông Biện lý - Thế bây giờ bà nói ra được bà đã hả chưa? Thị Mỹ - hôm ấy, tôi có một mình, tay tôi lại ẵm con, nó chửi tôi chán rồi nó lại lấy ô đánh tôi bị thương, hiện có giấy đốc tờ làm chứng. Ông Chánh án - Thế chị có đánh trả người ta không? - Thưa không, nó vu oan con đấy ạ! Ông Biện lý : nếu nó đánh chị mà chị không đánh lại, thì chị là người ít có. Chị có túm tóc nó không? - Bẩm… không Nguyễn Thị Tý, người là địch thủ của Thị Mỹ, khuôn mặt dấu kín trong chiếc khăn vuông thâm, chỉ để lộ ra cái mũi tẹt và cặp môi dầy, thỏ thẻ: - Bẩm quan lớn, Thị Mỹ tự nhiên nó chửi con, rồi nó lại đâm con vào mặt… - Thế chị không đánh lại nó chứ? - Vâng. - Biết mà! thế chị có cám ơn người ta không? Thị Tý không hiểu, đứng im, nhìn cái vành móng ngựa. Ông Chánh án ( kết luận)- Thị Mỹ không đánh Thị Tý. Thị Tý không đánh Thị Mỹ. Chẳng ai đánh ai cả. Còn những vết thương nhẹ của cả hai người, hẳn tự nhiên nó nổi lên. Đỗ Thị Dần, em dâu Thị Tý, người mà Thị Mỹ đổi cho cái tiếng cướp chồng mình, tự nhiên đứng lên: - Thế nào, chị có đánh chị Mỹ không? Bộ mặt lưỡi liềm của Thị Dần rung đông, cặp mắt to và sau càng thêm to và sâu. Thị Dần sồn sồn nói: - Bẩm, nó giá họa cho tôi. Hôm ấy tôi nằm ở nhà. Nó là em họ tôi, chồng nó là em rể tôi, tôi không dính dáng gì đến chồng nó cả. Ông trạng sư ( của Thị Mỹ) - thế làm sao Thị Mỹ lại bắt được ảnh chị ở túi áo chồng? Thi Dần càng the thé lên: - Ngày xưa tôi chơi với nó, nó lấy ảnh tôi nhét vào túi chồng nó để vu oan cho tôi chứ gì? - Bây giờ chồng Thị Mỹ có lại chơi nhà chị luôn không? - Tôi ở với anh tôi, chồng nó đến chơi với annh tôi, chứ chơi gì với tôi. À ra vậy, Thị Mỹ là con người đa nghi. Mà quan tòa cũng là người đa nghi nốt. Không tin lời Thị Mỹ, thị Tý, ông cho gọi các người làm chứng vào khai. Chín, mười bà giơ tay thề nói thật, bà thì bảo Thị Mỹ có đánh Thị Tý, bà thì bảo Thi Tý có đánh thị Mỹ, bà thì bảo chẳng ai đánh ai cả… Thành ra Thị Tý có đánh Thị Mỹ, mà lại không đánh Thị Mỹ. Thị Mỹ có đánh Thị Tý, mà lại không đánh Thi Tý. Thật là một vụ nghi án rất quan trọng. Làm cho tôi lại tiếc chế độ đời xưa; hễ có đám cãi nhau, phết cho mỗi người 3 roi rồi tha về. Tuần sau, tòa tuyên án tha bổng cho Thị Mỹ lẫn Thị Tý. Thế là cả hai người cùng không mất thể diện, vui vẻ ra về… đợi đến lần sau. Nhà phê bình văn học Thụy Khuê cho rằng: " những điều Hoàng Đạo viết là viết cho tức khắc, về những chuyện đang xẩy ra trước mắt, phải giải quyết ngay ngày hôm nay. Ông không nghĩ đến tác phẩm để đời. Ông cũng không có thì giờ nghĩ đến cái Chân, cái Thiện, cái Mỹ, khi đất nước và dân tộc ông đang cần những bài xã luận nảy lửa: Khi học sinh, sinh viên cần một cẩm nang, cần một "thánh kinh" với những khẩu hiệu, ông viết Mười điều tâm niệm. Khi dân chúng nghèo đói, thất học, là nạn nhân của những phiên toà không có luật sư biện hộ, ông phanh phui những cảnh khôi hài bi đát Trước vành móng ngựa. Khi toàn thể dân quê sống trong cảnh tối tăm, dưới một hệ thống xã hội bất công đầy áp búc, ông tố cáo, ông đề nghị sửa đổi cơ chế gây ra cảnh Bùn lầy nước đọng". Những bài phóng sự trong Trước Vành Móng Ngựa là mục được rất nhiều người đọc yêu thích. Những câu chuyện ấy với những nhan đề rất như " Hối Hận"; " Một việc quan trọng". Những nhan đề có vẻ rất quan trọng và nặng nề nhưng bên trong nó lại là một câu chuyện đáng để cười. Có những vụ án chẳng đâu vào đâu, cũng có những vụ án lãnh án tù nặng nhưng cuối cùng vẫn để lại cho độc giả một cái gợi cười. Những nhà phê bình sau này thường dựa vào các bài viết của nhóm Tự Lực văn đoàn đăng trên báo Phong Hóa và báo Ngày Nay để nhận ra sự bế tắc của xã hội. Để nhìn nhận những bước đi mới của dòng văn học Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945. Thời kỳ này báo chí nước ta hoạt động trong sự kiểm duyệt gắt gao của thực dân Pháp. Bởi thế cho nên chúng ta cũng không thể yêu cầu những bài viết có tính đấu tranh mạnh mẽ, kiên cường chống lại thực dân Pháp và bè lũ tay sai. Và bài viết của Hoàng Đạo động chạm đến Tổng đốc Hà Đông Hoàng Trọng Phu khiến báo Phong Hóa phải đóng cửa là một minh chứng điển hình. Giai đoạn đầu của báo Ngày Nay có một nội dung mang tính chính trị xã hội được nhiều người quan tâm ,hưởng ứng và ủng hộ đó là tháng 12 năm 1936, trên báo Ngày Nay, Nhất Linh phát động phong trào Ánh Sáng cùng nhóm Tự Lực văn đoàn, xây dựng nhà rẻ tiền cho người nghèo, chống lại các nhà ổ chuột ở các khu lao động. Giai đoạn thứ hai, báo Ngày Nay lên tiếng nói mạnh mẽ hơn ủng hộ phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp và bè lũ tay sai. Những cây bút báo Ngày Nay không còn sự dè dặt như trước nữa. Họ lên tiếng công khai đấu tranh đòi quyền lợi, đòi quyền tự do báo chí, quyền được tiếp cận thông tin, đòi quyền lợi cho những người lao động cùng khổ. Nội dung của những bài viết mang tính đấu tranh mạnh mẽ hơn. Ví dụ như báo Ngày Nay đăng lại nguyên văn " Chương trình tối thiểu" trong số 117, ngày 3 tháng 7 năm 1938 để đấu tranh ủng hộ Xứ ủy Bắc Kỳ đưa người của mình ra tranh cử vào chức Viện trưởng Viện dân biểu Bắc Kỳ. Các nhà văn rất xông xáo trong hoạt động nghề nghiệp, tả xung hữu đột không chừa bất cứ một lãnh địa nào trong đời sống. Họ cử phóng viên lên tận làng Trũng, nơi sinh ra vị anh hùng Hoàng Hoa Thám lãnh tụ của cuộc khi nghĩa Yên Thế kháng chiến chống Pháp, đã bị giết hại hơn hai mươi năm về trước. Họ gặp người con trai của ông là Hoàng Văn Vi, lấy tài liệu cho phóng sự hai kỳ trên báo Ngày Nay. Tác giả Việt Sinh (một bút danh khác của Thạch Lam) đã kể về cuộc đời của người con còn lại của Đề Thám bằng phóng sự ảnh rất sinh động. Có thê cũng từ đó mà bạn đọc ca nước mới hiểu thêm về con người Đề Thám. Theo bài viết thì Hoàng Văn Vi là con trai Đề Thám với người vợ ba. Khi Đề Thám bị giết hại, Hoàng Văn Vi mới lên 5 tuổi. Ông này bị Pháp bắt khi mới 7 tuổi và được giao cho quan Án Giáp ở Bắc Ninh nuôi, cho đi học, nhưng trong cảnh quản thúc. 15 tuổi Hoàng Văn Vi được cho ra Hà Nội học trường bách nghệ, nghề mộc. Năm 18 tuổi thì về quê là vợ là con gái một vị bộ tướng của cha mình. Một điểm rất rõ ràng là trong khi các bọn bồi bút và báo khác xuyên tạc thân thế sự nghiệp của Hoàng Hoa Thám, thì các phóng viên báo Ngày Nay đã trung thực mô tả sự anh hùng của Đề Thám mà không sợ đàn áp. Nội dung báo Ngày Nay phong phú hơn, những tiếng cười không còn giản đơn như trước nữa, những tiếng cười sau những trang viết thể hiện mọi mặt đời sống xã hội đã khiến người ta phải suy ngẫm. Đau nỗi đau đời, đau nước. Tư tưởng đấu tranh đứng về Mặt trận dân chủ ngày càng thế hiện rõ nét hơn. Tuy đã có những đấu tranh tiến bộ nhưng báo Ngày Nay nói riêng và báo chí Việt Nam thời kỳ này vẫn mang nặng tính văn thơ, trữ tình. Chúng ta chưa nhìn nhận ra một tư tưởng lập trường kiên định, chưa nhìn thấy một tia hi vọng, một hướng đi tới cái cao đẹp cho xã hội và con người. V, Hình Thức. Tờ Ngày Nay số 1 (ra ngày 30-l-1935) bán giá 10 xu, bìa chụp hình thiếu nữ mặc áo mùa xuân. Ngay trang đầu đã phi lộ: Ngày Nay là tờ báo thứ hai của Tự Lực văn đoàn... Chúng tôi đưa các bạn từ rừng ra bể, từ thành thị đến thôn quê xem các trạng thái hiện có trong xã hội. Chúng tôi sẽ đi nhận xét thấy sự thật, nói lại để các bạn hay và sẽ chụp nhiều ảnh in xen vào bài để các bài này được rõ hơn... số đầu tiên trên trang bìa đã xuất hiện chức danh Giám đốc Nguyễn Tường Cẩm (là anh thứ hai nhà văn Nhất Linh), báo Ngày Nay đã thay đổi khác. Những phóng sự, những bức ảnh thật đẹp mang hơi thở muôn mặt của đời sống dân quê. Ngoài các bài trong chuyên mục, còn thấy truyện tranh liên hoàn Trong rừng sâu, do Thế Lữ viết truyện, tranh vẽ của Cát Tường. Tuy không còn mục trào phúng, nhưng Ngày Nay thêm "phóng sự điều tra” rất sinh động (như nạn trộm cướp ở làng quê, về không khí ngày tết, nạn khốn cùng dân quê...), đặc biệt có nhiều ảnh mỹ thuật choán cả trang bìa rất bắt mắt. Đến tờ số 2 (ra ngày l0-2-1935) độc giả bất ngờ thấy trang nhất xuất hiện chủ bút mới: Chủ bút Nguyễn Tường Lân - tức nhà văn Thạch Lam. Báo Ngày Nay có nhiều chuyên mục hấp dẫn. Chuyên mục phục vụ mục đích thông tin xã hội giành cho công chúng như mục Xã Luận do Hoàng Đạo phụ trách, mục thời sự thông tin có Tứ Ly, Lê Ta, Nhị Đình, Đoàn Phú Tứ phụ trách. Những mục phục vụ nhu cầu thị hiếu văn học là một điểm nổi bật của tờ báo. Những mục như Phê bình văn học, phóng sự, kịch nói, thơ, truyện dài, truyện ngắn, truyện tranh được đông đảo bạn đọc yêu thích. Báo còn đăng mục quảng cáo cho các vở kịnh, các sự kiện. Dưới đây hình ảnh bản qảng cáo vở kịch ông Ký Cóp của Thế Lữ trên báo Ngày nay (1938) và hình trang bìa báo Ngày Nay Báo Ngày Nay được trang trí khoa học, bắt mắt thu hút sự chú ý của độc giả. Những bào viết được minh họa bằng hình ảnh phù hợp do các họa sĩ vẽ minh họa nổi tiếng như Tô Ngọc Vân, Nguyễn Gia Trí, Trần Bình Lộc. Ý Nghĩa. Báo Ngày Nay ra đời trên cơ sở báo Phong Hóa. Hai tờ báo này trong quá trình hoạt động của mình đã mang lại nhiều ý nghĩa to lớn trong việc phát triển báo chí nước nhà. Đưa văn học Việt Nam phát triển mẽ với những tên tuổi lớn, làm phong phú thêm nền văn học nước nhà với những tác phẩm văn chương bất hủ. Thúc đẩy đấu tranh xã hội, góp phần đấu tranh cho tiến bộ xã hội trên văn đàn và trên mặt trận báo chí. VI, Ý NGHĨA 1, Báo Ngày Nay với những đóng góp cho sự phát triển báo chí nước nhà. Những năm đầu 30 của thế kỷ XX, số tên báo và tạp chí ở Hà Nội tăng lên nhanh chóng. Tính đến tháng 6 năm 1936, đã có 84 tờ báo và tạp chí, các tờ báo tạp chí mở rộng xu hướng phát triển ra nhiều lĩnh vực trong đời sống chính trị xã hội : chính trị, nông nghiệp, công nghiệp, thương nghiệp, văn học nghệ thuật, trào phúng, tôn giáo, thể thao, khoa học giáo dục, y học, ngoại ngữ; có báo riêng phù hợp cho phụ nữ, thanh niên, thiếu niên. Có tờ sống được nhiều năm, nhưng nhiều tờ chết yểu chỉ ra được một hai số là ngừng. Trong số này, báo và tạp chí về chính trị văn học, chiếm một tỉ lệ đáng kể. Sự phát triển của báo chí phản ánh phần nào sự phát triển đa dạng của thực tế khách quan về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội tuân theo những quy định mới trong chính sách báo giới của nhà cầm quyền. Báo Ngày Nay ra đời do Nguyễn Trường Tam làm giám đốc là một tờ báo có thời gian tồn tại khá dài. Báo ra số 1 (ra ngày 30-l-1935) và ngừng họat động tháng 9 năm 1940. Trong thời gian tồn tại của mình ứng với từng giai đoạn phát triển của mình báo đã đóng góp tích cực vào phản ánh sự phát triển đa dạng của thực tế đời sống xã hội. Nghề làm báo thời kỳ này là một nghề được coi là bấp bênh. Những người vừa làm nhà báo, vừa làm nhà văn sống với những đồng nhuận bút, cuộc sống của họ bấp bênh và dễ lâm vào tình cảnh phá sản, bởi thế những người viết báo thời kỳ này bên cạnh những am hiểu thực tế xã hội còn phải có tâm hồn nghệ sĩ và lòng yêu nghề. Mô hình toà soạn báo Ngày Nay tiêu biểu cho sự hoạt động của một tờ báo hoạt động chuyên nghiệp bấy giờ. Tòa soạn tập chung chủ yếu anh em trong nhóm Tự Lực văn đoàn, tạo nên một khối thống nhất, đoàn kết trong tòa soạn. Báo có nhà nhà xuất bản Đời Nay tạo nên sự ổn định khi in ấn đồng thời in tuyển tập các tác phẩm văn học đăng trên báo. Báo Ngày Nay đã góp phần đấu tranh chống chế độ kiểm duyệt thông tin, đòi tự do ngôn luận. Báo có Trần Khánh Giư là một trong 7 người trong Ủy ban báo giới được thành lập năm 1936. Ủy ban báo giới là tổ chức đại diện cho quyền lợi của các báo đòi báo chí ở khắp cõi Đông Dương dù viết bằng văn bản xứ hay Pháp văn được hoàn toàn tự do như bên Pháp. Bãi bỏ các luật trái với luật báo chí năm 1881. Ủy ban báo chí là biểu trưng cho một hình thức mặt trận liên minh đòi thực hiện một yêu sách nhất định, tìm ra một mẫu số chung giữa những người báo cộng sản với những người làm báo khác. 2, Báo Ngày Nay góp phần làm cho nền văn học Việt Nam phát triển đa dạng, phong phú hơn. Những bài đăng trên báo thuộc nhiều thể loại văn học như kịnh sáng tác, truyện ngắn, truyện dài, thơ, tiểu thuyết, phê bình văn học. Báo có các cây bút chính là tập hợp những nhà văn trong nhóm Tự Lực văn đoàn. Rất nhiều những tác phẩm văn học giai đoạn 1936 – 1945 được đăng tải trên tờ báo này. Những con người làm nên tên tuổi của văn học Việt Nam trong giai đoạn 1930 - 1945. Ngay tôn chỉ của nhóm Tự Lực văn đoàn đã xác định 3 mục tiêu trong lĩnh vực văn học đó là: dấy lên một phong trào sáng tác làm cho văn học Việt Nam vốn đang nghèo nàn có cơ hưng thịnh (“Tự sức mình làm ra những cuốn sách có giá trị về văn chương... mục đích là để làm giàu thêm văn sản trong nước”/ trước 1930 sự vắng vẻ của văn đàn vẫn là một tâm trạng mặc cảm của giới cầm bút, mặc dầu văn học miền Nam đã sản xuất vô số tiểu thuyết văn vần và văn xuôi theo hình thức lục bát và chương hồi). Xây dựng một nền văn chương tiếng Việt đại chúng (“Dùng một lối văn giản dị dễ hiểu, ít chữ Nho, một lối văn thật có tính cách An Nam”/ vì ngôn ngữ của tạp chí và văn chương thuở ấy vẫn là ngôn ngữ đệm nhiều danh từ Hán Việt và dành cho tầng lớp học thức cao trong xã hội). Tiếp thu phương pháp sáng tác của châu Âu hiện đại để hiện đại hóa văn học dân tộc (“Đem phương pháp khoa học thái tây ứng dụng vào văn chương Việt Nam”/ mặc dù ảnh hưởng của tiểu thuyết phương Tây đã đến miền Nam khá sớm nhưng hình thức lại bị “lại giống” do “lai” với tiểu thuyết cổ Trung Quốc). Các tác phẩm đăng trên báo sau này được tổng hợp lại và in thành sách, mỗi tác phẩm đăng báo là một tác phẩm nghệ thuật. Một số tác phẩm tiêu biểu như: Trống mái, Gia đình, Tiêu Sơn tráng sĩ, Thoát ly, Hạnh (tiểu thuyết của tác giả Nhất Linh và Khái Hưng) đăng nhiều kỳ trên báo Ngày Nay. Thạch Lam có Gió đầu mùa (tập truyện ngắn, Nxb Đời nay, 1937), Nắng trong vườn (tập truyện ngắn, Nxb Đời nay, 1938), Ngày mới (truyện dài, Nxb Đời nay, 1939), Xuân Diệu có những bài thơ in trong tập thơ " Thơ" (1938). Truyện ngắn Phấn Thông Vàng. Không chỉ sáng tác văn học, nhóm Tự Lực văn đoàn còn trao các giải thưởng cho các nhà văn không thuộc nhóm. Giải thưởng Tự Lực văn đoàn cứ 2 năm xét trao giải một lần, xét vào các năm lẻ là 1935, 1937, 1939. Giải thưởng này chỉ trao cho các tác giả không phải là thành viên của Tự Lực văn đoàn, vì vậy mà tính khách quan của giải thưởng được "dư luận chung trong Văn giới đánh giá rất cao". Giải thưởng Tự lực văn đoàn được đánh giá "thực sự là một giải thưởng lớn, đáng trân trọng trong tâm tưởng của các nhà văn và bạn đọc lúc bấy giờ." … Báo Ngày Nay đã góp phần hình thành một diễn đàn để văn nghệ sĩ thời đó giao lưu, trao đổi, học hỏi, giúp đỡ lẫn nhau. 3, Báo Ngày Nay góp phần đấu tranh cho tiến bộ xã hội. Ngay từ đầu nhóm Tự Lực văn đoàn đã khẳng định tôn chỉ của mình đó là đề cao chủ nghĩa bình dân và bồi đắp lòng yêu nước trên cơ sở lấy tầng lớp bình dân làm nền tảng.Vạch trần tính chất lỗi thời của những tàn dư Nho giáo đang ngự trị trong xã hội (“làm cho người ta biết rằng đạo Khổng không hợp thời nữa”  công khai chống lại lễ giáo phong kiến Tự lực văn đoàn đã gây một cú “sốc” ý thức hệ, chấn động hết thảy mọi thành phần còn dính dáng ít nhiều đến Nho học,.Lấy việc giải phóng cá nhân làm trung tâm điểm của mọi sáng tác (“Tôn trọng tự do cá nhân”, “Lúc nào cũng mới, trẻ, yêu đời, có chí phấn đấu và tin ở sự tiến bộ” / vì văn chương trước 1930 chưa bao giờ đưa con người cá nhân lên vị trí trung tâm, không những thế, giọng điệu chung của nó là bi ai sầu thảm. Tự lực văn đoàn tuyên chiến với thứ tâm trạng xã hội nặng nề đó; với nó “cái bi” cũng phải được đối xử, vượt qua, bằng niềm vui sống). Với tôn chỉ hoạt động như trên nhóm Tự Lực văn đoàn đã đấu tranh cho quyền con người và tiến bộ xã hội trên báo Phong Hóa và báo Ngày Nay. Nhiều bài viết châm biếm đả kích, vạch ra mặt trái của xã hội,( phóng sự Trước vành móng ngựa của Hoàng Đạo), ủng hộ mặt trận dân tộc (đăng lại nguyên văn " Chương trình tối thiểu" trong số 117, ngày 3 tháng7 năm 1938 để ủng hộ hình thức đấu tranh nghị trường của Mặt trận dân tộc)…. VII, KẾT LUẬN.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docsu_ra_doi_va_phat_trien_cua_bao_ngay_nay_0547.doc