Đề tài Tác động môi trường các ngành sản xuất công nghiệp

Trong thời đại hiện nay ônhiễm môi trường sống đang là vấn đề thời sự cấp bách toàn cầu. Vviệc hoàn thiện các quy định luật phápvề quản lý bảo vệ môi trường là rất cần thiết, và cùng với nó là việc chuẩn bị sẵn các nguồn lực về kinh tế, kỹ thuật, công nghệ của toàn nhân loại nhằm phòng chống ô nhiễm và bảo vệ môi trường hiệu quả nhất. Việctìm kiếm các giải pháp kinh tế kỹ thuật nhằm xử lý các chất thải công nghiệp đặt ra trong luận văn này nhằm góp phần vào công cuộc xây dựng một môi trường xanh , sạch , đẹp ỏ nước ta góp phần vào nỗ lực bảo vệ môi trường trên toàn thế giới.

doc136 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1661 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tác động môi trường các ngành sản xuất công nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ây dựng phương pháp kinh tế quản lý ô nhiễm môi trường trong sản xuất công nghiệp ở Việt Nam Hiện tại, chất lượng môi trường Việt Nam đang có chiều hướng xuống cấp nhanh do nhiều nguyên nhân khác nhau. Một trong số nguyên nhân đó là chúng ta chưa có hệ thống quản lý và công cụ quản lý môi trường thật hữu hiệu. Do đó, việc xác định công thức tính phí gây ô nhiễm, một công cụ quản lý quan trọng của Nhà nước trong việc kiểm soát môi trường, là vấn đề cấp thiết cần làm ngay. Mặt khác, Việt Nam đang còn ở giai đoạn đầu phát triển nên các chính sách môi trường, các ngành công nghiệp cũng đang trong thời kỳ chuyển tiếp sang nền kinh tế thị trường. Các dữ liệu và thông tin về chất thải gây ô nhiễm hiện còn chưa đầy đủ. Do đó việc thu phí gây ô nhiễm môi trường cần phải được thực hiện theo từng bước, rút kinh nghiệm và cải tiến dần. Bước đầu, chỉ nên áp dụng tính phí đối với một số chất gây ô nhiễm môi trường. Như thế sẽ phù hợp hơn với khả năng kiểm soát và thẩm định trong điều kiện hiện nay của nước ta. Trong phạm vi giáo trình này, chúng tôi chỉ tiếp cận việc tính phí vào một số chất nhằm góp phần vào việc quản lý môi trường nước và không khí ở Việt Nam. Để có thể xác định được phí ô nhiễm môi trường nói chung, phí ô nhiễm cụ thể với môi trường nước và không khí nói riêng, cần phải xem xét các yếu tố sau đây: 1. Chất thải nào bị đánh phí. 2. Đối tượng trả phí gây ô nhiễm (các ngành công nghiệp, khu vực kinh tế thải chất thải gây ô nhiễm, người gây ô nhiễm…) 3. Khả năng chịu tải của môi trường 4. Đặc tính của chất gây ô nhiễm, khối lượng, nồng độ của chất thải gây ô nhiễm và khả năng gây hại của chúng. 5. Phương pháp xác định xuất phí ở Việt Nam, do điều kiện chưa cho phép, bước đầu chúng tôi chỉ giới hạn ước tính phí đối với một số chất sau: * Đối với môi trường nước: - BOD5 - COD - TSS * Đối với môi trường không khí: - SO2 - NO2 I. phương pháp tính phí ô nhiễm môi trường ở việt nam 1- Đối tượng phải nộp phí môi trường. 1.1. Cơ sở pháp lý của việc thu phí bảo vệ môi trường ở Việt Nam Sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường ngày nay đã trở thành mục tiêu hoạt động thường xuyên của Việt Nam, nhất là trong giai đoạn hiện đại hoá - công nghiệp hoá hiện nay. Để đáp ứng yêu cầu của sự phát triển kinh tế - xã hội, hoà nhập với hoạt động bảo vệ môi trường trong khu vực và toàn cầu, Luật Bảo vệ môi trường của nước ta đã được Quốc hội thôngqua ngày 27 tháng 12 năm 1993 và có hiệu lực ngày 10/1/1994. ở Việt Nam, trước khi có Luật Bảo vệ môi trường đã có quy định thu một số lệ phí, thuế sử dụng tài nguyên. Nhưng loại thuế này được thu trên cơ sở sản lượng khai thác và được sử dụng một phần bù đắp cho các dh quản lý loại tài nguyên đó. Đến khi có Luật Bảo vệ môi trường thì phí bảo vệ môi trường mới được quy định chính thức. Điều 7 Luật Bảo vệ môi trường quy định: "Tổ chức, các nhân sự sử dụng thành phần môi trường vào mục đích sản xuất, kinh doanh trong trường hợp cần thiết phải đóng góp tài chính cho việc bảo vệ môi trường". Điều này chỉ mới quy định nguyên tắc chung cho việc đóng góp tài chính của các tổ chức, cá nhân trong hoạt động sản xuất, kinh doanh chứ chưa xác định việc đóng góp này là lệ phí, hay thuế. Như vậy, nguyên tắc chung đó có hiệu lực rất rộng cho các đối tượng phải đóng góp tài chính cho việc bảo vệ môi trường, dù là bất cứ đối tượng nào tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh có sử dụng thành phần môi trường. Điều 2 Luật Bảo vệ môi trường quy định: Thành phần môi trường là các yếu tố tạo thành môi trường như: không khí, nước, đất… các hình thái sinh vật khác". Nhưng vấn đề đặt ra là làm thế nào để xác định mức đóng góp tài chính một cách hợp lý, xác đáng cho việc bảo vệ môi trường của các tổ chức cá nhân có sử dụng thành phần môi trường vào mục đích sản xuất, kinh doanh mà không bị trùng lặp và chống chéo với thuế tài nguyên. Điều 34, Nghị định 175/CP của chính phủ ngày 18/10/1994, hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường quy định: "Các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh thuộc các lĩnh vực hoặc các đối tượng sau đây phải nộp phí bảo vệ môi trường: - Khai thác dầu mỏ, khí đót và các khoáng sản khác - Sân bay, bến cảng, bến xe, nhà ga - Phương tiện giao thông cơ giới - Các lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác gây ô nhiễm môi trường". Theo Nghị định này, đóng góp tài chính cho bảo vệ môi trường được gọi là phí bảo vệ môi trường với các đối tượng cụ thể nếu trên, nhưng phương pháp tài chính của phí này chưa được quy định cụ thể. Căn cứ vào điều 34 Nghị định 175/CP các đối tượng gây ô nhiễm môi trường phải trả phí như các loại hình công nghiệp, các chất gây ô nhiễm và mức độ ô nhiễm, điều này tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc xác định và thu phí. 1.2. Đối tượng phải nộp phí môi trường. - Căn cứ điều 7 Luật Bảo vệ môi trường, ngày 10/1/1994. - Điều 34 Nghị định 175/CP của Chính phủ, ngày 18/1/1994. Tất cả các ngành công nghiệp và các cơ sở sản xuất thuộc tất cả các loại hình, có sử dụng thành phần môi trường vào mục đích sản xuất kinh doanh đều phải nộp phí bảo vệ môi trường/phí ô nhiễm. 2- Cơ sở tính phí. 2.1. Nguyên tắc (PPP-Polluter páy principle) người gây ô nhiễm trả tiền. Tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng và phổ biến gia tăng trong các nền kinh tế công nghiệp đã dẫn đến việc tổ chức OECD (Tổ chức hợp tác Kinh tế và Phát triển, một nhóm 24 nước công nghiệp cộng với Uỷ ban của cộng đồng Châu Âu và Nam Tư trước đây - nước này có tư cách đặc biệt), soạn thảo và chấp nhận nguyên tắc "người gây ô nhiễm phải trả" như là một nguyên tắc kinh tế căn bản cho chính sách môi trường. Nguyên lý căn bản của PPP là giá cả củam ột hàng hoá hay dịch vụ phải được biểu hiện đầy đủ vào tổng chi phí sản xuất của nó, bao gồm cả chi phí của tất cả các tài nguyên sử dụng. Vậy việc sử dụng không khí, nước hay đất cho việc loại thải hay cất giữ chất thải cũng là sử dụng các tài nguyên cũng giống như sử dụng nguyên nhiên liệu cho sản xuất. Tình trạng thiếu các giá cả đúng mức cho tài nguyên môi trường và đặc tính ai cũng sử dụng được đối với nhiều tài nguyên môi trường như: nước, không khí, đất…có nghĩa rằng đang có một nguy cơ nghiêm trọng về việc khai thác quá mức và tất sẽ dẫn đến việc huỷ hoại hoàn toàn nguồn tài nguyên đó. Để khắc phục ngoại ứng trong quá trình sản xuất, Nhà nước cần có sự tác động tíchcực tới người gây ô nhiễm (Các doanh nghiệp). Một trong các biện pháp đó là Nhà nước phải đánh một mức phí/thuế nhất định đối với các hãng thải chất gây ô nhiễm. 2.2. Phương pháp luận cho việc tính phí ô nhiễm môi trường. Pigou, nhà kinh tế học người Anh đã đưa ra một giải pháp là đánh thuế/phí vào từng đơn vị sản phẩm gây ô nhiễm sao cho không còn có sự chênh lệch giữa chi phí cá nhân của hãng (MC) và chi phí biên của xã hội (MSC). Gọi t là mức phí đánh vào 1 đơn vị do chất thải ta có: t = MSC - MC Hiệu số (MSC - MC) cũng chính là chi phí ngoại ứng trên một đơn vị sản phẩm tạo ra chất thải (MEC), qua đó có: t = MSC - MC = MEC t được đánh theo sản lượng và phí/thuế này có liên quan đến lợi nhuận, sản lượng của doanh nghiệp. Do vậy để tối đa hoá lợi nhuận xã hội thì doanh nghiệp phải chịu một mức phí/thuế t = MSC - MC = MEC tại sản lượng tối ưu của doanh nghiệp đã tính đến chi phí. 3- Phương pháp xác định mức phí. 3.1. Tính phí dựa vào khối lượng tiêu thụ các nguyên/nhiên vật liệu đầu vào. Việc đánh phí dựa vào lượng và loại nguyên/nhiên vật liệu đầu vào đối với một số ngành công nghiệp mà nguyên/nhiên vật liệu đầu vào này trong quá trình chế biến sẽ gây ô nhiễm môi trường, ví dụ những xí nghiệp dùng nhiêu liệu là than khí đốt sẽ tạo khí CO2, khi lưu hoá cao su tự nhiên sẽ sinh ra kí SO2, chế biến PVC khi cháy sẽ sinh ra khí Chlorhydro,… Như vậy khi đánh phí vào các loại nguyên nhiên vật liệu loại này sẽ cho chi phí sản xuất tăng lên và như vâỵ sẽ khuyến khích giảm tiêu thụ chúng, kết quả cuối cùng là giảm được khối lượng chất thải gây ô nhiễm. Phương pháp này có thể áp dụng để tính phí cho tất cả các loại chất thải nhưng thường được áp dụng để tính phí đối với chất thải khí khi doanh nghiệp sử dụng nguyên/nhiên vật liệu đầu vào trong quá trình sản xuất đã thải ra. Lý do là việc đo nồng độ chất thải khí rất phức tạp (ví dụ: các loại nhiêu liệu như than, gỗ, xăng, dầu,… hay các loại nhựa như PVC, cao su…) Bảng 24 : Hậu quả của sự nhiễm độ NO2 ở các mức nồng độ khác nhau với sức khoẻ con người. Nồng độ NO2 ppm Thời gian đầu độc Hậu quả đến sức khoẻ con người 50-100 dưới 1 giờ Viêm phổi trong 6-8 tuần 150-200 dưới 1 giờ Phá huỷ dây khí quản, sẽ chết nếu thời gian đầu độc là 3-5 tuần ³500 2-10 ngày Chết Nguồn : Kinh tế môi trường - NXB Xây dựng 2002 Để xác định phí theo phương pháp này, theo kinh nghiệm Quốc tế có thể tính: 3.1.1. Tính dựa vào tổng nguyên vật liệu đầu vào thực tế sử dụng. Đây cũng là phương pháp mà nhiều nước đã áp dụng. Theo chúng tôi, Việt Nam trong giai đoạn đầu có thể áp dụng phương pháp này vì nó khá đơn giản. Để tính phí môi trường theo cách này cần xem xét các yếu tố sau: * Sản phẩm của xí nghiệp: qua sản phẩm của xí nghiệp có thể xác định được các nguyên liệu của đầu vào tham gia vào quá trình sản xuất để tạo ra sản phẩm. Từ đó xác định được xí nghiệp dùng các loại nguyên, nhiên liệu nào và các nguyên, nhiên liệu nào sẽ có khả năng thải chất bị tính phí. * Sản lượng xí nghiệp tạo ra (kể cả sản phẩm hỏng và tồn kho) trong tháng/quý/năm hoặc từ lần thu phí trước đến lần này, tuỳ theo thời gian quy định tính phí của cơ quan quản lý và thu phí. Kết hợp hai yếu tố trên sẽ xác định được tổng nguyên nhiên liệu đầu vào cần thiết tối thiểu để xí nghiệp sản xuất ra khối lượng sản phẩm tương ứng và thải ra các chất khí gây ô nhiễm. Trong trường hợp không xác định được khối lượng nguyên, nhiên liệu đầu vào có tham gia vào thải ra theo cách trên thì có thể dựa vào chi phí nguyên, nhiên vật liệu mà xí nghiệp đã sử dụng trong thời kỳ báo cáo kế toán (nguyên, nhiên liệu nhập kho + tồn kho đầu kỳ - tồn kho cuối kỳ) để xác định tổng nguyên, nhiên liệu và chi phí nguyên, nhiên liệu đã sử dụng. Ngoài ra còn phải xem xét đến tuổi thọ công nghệ đang được áp dụng trong đó bao gồm cả máy móc thiết bị và quy trình công nghệ, thiết bị xử lý chất thải trong đó có thành phần khí thải. Để làm được điều này cần yêu cầu các doanh nghiệp báo cáo về các công nghệ xí nghiệp đang áp dụng và có sự thẩm định của các cơ quan chức năng. Chúng ta có thể áp dụng phương pháp tính phí này cho việc tính phí chất thải khí SO2, CO2 trong bước đầu tiếp cận các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường không khí ở nước ta. - Gọi phío đối với chất thải khí của doanh nghiệp j là: Tj - Tổng khối lượng nguyên nhiên liệu đầu vào loại k của doanh nghiệp có tham gia vào thải khí gây ô nhiễm (SO2, CO2) tính theo tháng quý năm là: Njk - Xuất phí đối với một đơn vị do nguyên/nhiên vật liệu đầu vào tham gia vào thải khí là: Ck. Ta có công thức tính phí cho thành phần chất thải khí như sau: (14.1) Ck sẽ được xác định dựa trên một số cơ sở được trình bày ở phần xác định xuất phí trên một đơn vị đo và Ck có thể: - Cố định cho cùng một loại nguyên/nhiên liệu đối với mọi ngành công nghiệp khác nhau - Hoặc biến đổi tuỳ thuộc vào các ngành công nghiệp khác nhau. Trường hợp xác định Ck là một hằng số cố định sẽ cho ra một xuất phí hoàn toàn bằng nhau đối với cùng một loại nguyên liệu đầu vào nếu không tính đến các ngành công nghiệp hay chính xác hơn là không tính đến số lượng các loại khí có thể thải được ra khi sử dụng một đơn vị đầu vào. Điều này dẫn đến có sự mất cân bằng về phí phải trả đối với các ngành công nghiệp khác nhau, chẳng hạn cùng đốt than nhưng một xí nghiệp sản xuất gạch và một xí nghiệp sản xuất thép sẽ thải ra số lượng chất khí khác nhau và khối lượng chất thải khác nhau. Để khắc phục nhược điểm này, hệ số Ck phải là bao nhiêu ứng với lĩnh vực hoạt động của một ngành công nghiệp. Ngoài ra Ck cũng cần tuân theo cách tính phí trên 1 đơn vị đo như của chất thải lỏng và rắn (phân tích xuất phí), tức là cũng khác nhau tuỳ thuộc vào tiêu chuẩn quy định cho phép và khi vượt quá tiêu chuẩn thải cho phép. Tổng quát có công thức của xuất phí như sau: Ck = Ck. Hlv (14.2) Trong đó Hlv là hệ số thể hiện lĩnh vực hoạt động của xí nghiệp. Ck cũng có thể thay đổi khi các nhà chức trách quy định khối lượng nguyên nhiên vật liệu đầu vào chuẩn hoặc tối đa cho phép để sản xuất 1 đơn vị sản phẩm đầu ra của doanh nghiệp. Hệ số Hlv có thể được quy định dựa trên khả năng thải các chất khí đốt với từng ngành công nghiệp ứng với lĩnh vực hoạt động của nó. Có thể xác định hệ số Hlv theo các tiêu chí sau: - Dựa vào số lượng các chất thải gây ô nhiễm theo tiêu chuẩn môi trường quy định của chương trình thu phí. Muốn vậy đầu tiên phải quy định số lượng chuẩn các loại khí thải đưa vào môi trường của các loại nguyên liệu đầu vào, ví dụ quy định số lượng khí thải chuẩn khi sử dụng than là 2, như vậy có Hlv = 1 là hệ số chuẩn, tuy nhiên cần lưu ý là các chất khí thải ra phải nằm trong danh sách chất thải phải đóng phí đã quy định. Vậy các doanh nghiệp cùng lĩnh vực hoạt động thải ra số chất khí lớn hơn 2 sẽ có hệ số Hlv lớn hơn 1 và ngược lại. Hlv cần đwojc cụ thể hoá dựa vào số loại khí thải ra, con số này càng cao thì Hlv càng lớn. Tuy nhiên, để tránh gánh nặng cho người gây ô nhiễm hệ số Hlv không nên vượt quá 2 lần so với hệ số chuẩn quy định, do vậy Hvl dao động trong khoảng: 0<Hlv<2. Chắcchắn khi thực hiện sẽ có nhiều phiền hà cho cơ quan thu phí nhưng nếu không áp dụng hệ số Hlv thì sẽ mất tính công bằng của phí thu và không khuyến khích các xí nghiệp đầu tư để giảm bớt khối lượng và số lượng khí thải. - Dựa vào lĩnh vực hoạt động của các doanh nghiệp, muốn định Hlv theo cách này cần tổng hợp các ngành công nghiệp sử dụng nguyên nhiên vật liệu đầu vào thải chất khí gây oo nhiễm, loại hoạt động nào thải càng nhiều chất thải khí sẽ có Hlv càng cao. Hai cách xác định Hlv trên đòi hỏi phải xem xét tỉ mỉ các loại nguyên, nhiên vật liệu có khả năng thải khí phải nộp phí trong mỗi ngành công nghiệp và điều này không đơn gảin trên thực tế. 3.1.2. Tính phí ngay vào giá thành nguyên, nhiên vật liệu đầu vào tạo chất thải gây ô nhiễm môi trường. Đây là một cách tính phí tương đối đơn giản. Tuy nhiên xác định mức phí chiếm bao nhiêu % của giá trị thị trường cho mỗi loại nguyên, nhiên vật liệu đầu vào không phải dễ dàng. Khi giá nguyên nhiên liệu tăng thì giá thành sản phẩm và giá tiêu thụ cũng tăng, nhất là trong điều kiện không có sự cạnh tranh cao trên thị trường. Do đó mức tăng về giá sẽ phần nào có ảnh hưởng đén tính cạnh tranh của các xí nghiệp, nên mức phí cần được tính toán hợp lý. ở Hungary, phí ô nhiễm đánh vào sản phẩm đầu tư được tính bằng 0,7% giá thị trường đối với nhiêu liệu chạy máy có động cơ. 3.2. Tính phí dựa vào lợi nhuận. Theo kinh nghiệm của một số nước, phí môi trường có thể được coi như một khoản thuế, do đó người ta có thể đánh phí trực tiếp bằng cách chiéu khấu đi 1 phần tỷ lệ trong lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp. Phương pháp tính phí dựa vào lợi nhuận trước thuế được coi là phương pháp cuối cùng khi không còn các giải pháp khác do thiếu hoặc không có thông tin và không cập nhạt được thông tin mới. Tuy nhiên theo các chuyên gia về môi trường thì đây là phương pháp tốt nhất cho Việt Nam khi bắt đầu thực hiện chương trình thu phí vì áp dụng đơn giản và dễ thực hiện. Phương pháp này có nhược điểm là không công bằng giữa doanh nghiệp làm ăn có lãi và doanh nghiệp làmăn thua lỗ nếu các doanh nghiệp cùng áp dụng công nghệ sản xuất và cùng gây ô nhiễm môi trường ở mức độ như nhau. Kết quả là không khuyến khích các doanh nghiệp áp dụng công nghệ sản xuất mới và đầu tư cho giảm thải ô nhiễm. Việc sử dụng phương pháp tính này sẽ có lợi cho các nhà máy, xí nghiệp làm ăn thua lỗ mặc dù các nhà máy này vẫn thải môi trường một lượng chất thải gây ô nhiễm đồng thời Nhà nước không những thất thu mà còn phải gánh chịu thêm chi phí cho môi trường. Điều này cần phải xem xét vì khu vực doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam rất lớn nhưng máy móc thiết bị và công nghệ còn lạc hậu. Tuy nhiên cách xác định phí dựa trên lợi nhuận có ưu điểm là phản ánh được một cách trực tiếp chi phí cho môi trường mà xí nghiệp gây ra phải trả. Theo lý thuyết về kinh tế vĩ mô, lợi nhuận trước thuế của một doanh nghiệp bằng hiệu số của tổng doanh thu và tổng chi phí: H = TR - TC (14.3) Trong đó: TR: Tổng doanh thu của doanh nghiệp TR = Pi.Qi Pi: Giá TC: Tổng chi phí doanh nghiệp để sản xuất ra sản lượng Qi nhưng chưa tính đến chi phí cho môi trường. Theo phần phương pháp luận của việc tính phí, thì doanh nghiệp phải chịu một phần chi phí t cho môi trường đúng bằng hiệu của chi phí xã hội và chi phí cá nhân và như vậy lúc này sẽ có TC* là chi phí có tính đến phí ô nhiễm môi trường mà doanh nghiệp phải trả để có được sản lượng Qi. Vậy TC*>TC và tương ứng H* <H. Như vậy tỷ lệ % là bao nhiêu tính trên tổng lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp là vấn đề cần xem xét để sao cho Nhà nước vẫn có nguồn thu nhưng các doanh nghiệp cũng chấp nhận được. Cơ sở xác định tỷ lệ thu này phụ thuộc vào mục đích của việc thu phí. Nếu như thu phí để tăng ngân sách thì sẽ dựa trên kế hoạch thu phí mà Nhà nước dự kiến thu trong tháng quý năm. Đối với Việt Nam, giải pháp bước đầu có thể là quy định một tỷ lệ thấp phí phải nộp trên lợi nhuận trước thuế rồi điều chỉnh dần. 3.3. Tính phí dựa vào sản lượng sản phẩm. Phương pháp này có thể bao gồm những cách tính sau: - Dựa vào số đơn vị sản phẩm hay sản lượng mà xí nghiệp sản xuất trong kỳ tính thuế/phí. - Dựa vào doanh thu của xí nghiệp - Dựa vào tỷ lệ của một phần chi phí hoạt động của doanh nghiệp hoặc phí cho thiết bị xử lý, thiết bị giảm thải chất gây ô nhiễm. Việc tính phí dựa trên các yếu tố trên nhìn chung là đơn giản và cơ quan quản lý về môi trường dễ dàng có thông tin một cách liên tục về các số liệu liên quan đến sản xuất của doanh nghiệp như đầu vào, đầu ra, chi phí sản xuất, chi phí chống ô nhiễm… Nhược điểm của phương pháp này là khó xác định tỷ lệ hợp lý và đảm bảo giữa các ngành công nghiệp khác nhau và như vậy có thể bất lợi cho các ngành công nghiệp áp dụng công nghệ mới và các xí nghiệp đã áp dụng các biện pháp xử lý ô nhiễm. 3.4. Tính phí dựa vào mức độ gây ô nhiễm. Đây là phương pháp dựa trên nguyên tắc PPP và cách tính phí này cũng là phương pháp tối ưu nhất nhưng đòi hỏi có hệ thống quan trắc, đo đạc thường xuyên, chính xác. Theo phương pháp này để tính được phí phải xác định được doanh nghiệp thải những chất gì và nồng độ bao nhiêu, khối lượng thải bao nhiêu. Có 2 cách tiếp cận để tính phí: a. Dựa trên nồng độ thực tế của chất thải b. Dựa trên khối lượng chất gây ô nhiễm bằng cách kết hợp cả nồng độ thực té và tổng lượng thải của xí nghiệp trên một đơn vị thời gian. Trường hợp a: Cách tính phí chỉ dựa trên nồng độ ô nhiễm, không chú ý đến tổng lượng thải, nên sẽ có hiện tượng các doanh nghiệp tìm cách giảm nồng độ bằng cách hoà loãng. Vì vậy, đôi khi tổng lượng thải ra bên ngoài vẫn tăng và tổng lượng chất thải lớn này lại có nguy cơ gây ô nhiễm lớn đối với môi trường. Trường hợp b: Theo cách tính này, phí được tính theo khối lượng chất ô nhiễm dựa trên nồng độ ô nhiễm thực tế sẽ cho ra một kết quả chính xác hơn do đó có đủ thông tin về nồng độ ô nhiễm và tổng lượng thải. Tuy nhiên phương pháp này phụ thuộc quyết định vào hệ thống quan trắc, giám sát và khả năng quản lý của cơ quan chức năng. Trong trường hợp này có thể tính phí theo công thức sau: (14.4) Trong đó: Tj: Là phí mà doanh nghiệp j phải trả Mj: Là tổng lượng thải của doanh nghiệp j Ai : Là xuất phí chuẩn đối với chất thải i Xi: Là nồng độ thực tế của chất thải i của doanh nghiệp j 3.5. Tính theo Phí cố định và phí biến đổi. Đây là phương pháp tính phí kết hợp của hai mục tiêu: thứ nhất là nhằm duy trì nguồn thu cho vấn đề xử lý môi trường (thể hiện ở phí cố định) và thứ hai là nhằm mục tiêu khuyến khích giảm thải gây ô nhiễm. Theo cách này phí mà doanh nghiệp phải trả bằng tổng của phí cố định và phí biến đổi: Tổng phí = Phí cố định + (14.5) Trong đó: Ai: Là xuất phí/1 đơn vị khối lượng chất thải mi: Là khối lượng chất thải i. Phương pháp này chỉ được áp dụng khi doanh nghiệp thải chất thải gây ô nhiễm, bởi phí cố định là nhằm tạo nguồn thu đã được Nhà nước dự tính trước còn phí biến đổi nhằm tạo tác động khuyến khích để giảm thải gây ô nhiễm. Phí cố định được xác định hàng năm của Nhà nước đối với các công ty có trong danh sách phải nôpọ phí. Như vậy, doanh nghiệp sẽ không phải nôpọ phí khi không có trong danh sách phải nộp phí. Phí biến đổi sẽ giảm dần theo các năm khi khối lượng thải của doanh nghiệp giảm đi. Do đó, phí biến đổi có tác dụng bổ sung nguồn thu phí (các xuất phí khác nhau, đánh luỹ tiến theo các quy định về khối lượng thải chuẩn) và phụ thuộc vào một số tham số khác vèe các điều kiện môi trường. 6. Tính phí trong trường hợp tổng quát. Từ cách tính phí dựa vào nguyên liệu đầu vào, cách tính phí dựa vào sản phẩm đầu ra, các tính phí dựa vào mức độ gây ô nhiễm, phí cố định - phí biến đổi, chúng ta có thẻ có một công thức tổng quát tính phí như sau: T = M (a1 x1 + a2x22+ .. anxn) yz + H Trong đó: T: Phí lượng thải trên một đơn vị thời gian M: Tổng lượng thải trên một đơn vị thời gian a1: Mức phí cho một đơn vị gây ô nhiễm x1: Nồng độ của các chất gây ô nhiễm trong dòng thải y: Hệ số thể hiện khả năng kiểm soát ô nhiễm H: Hằng số 4- Tính phí một số tác nhân gây ô nhiễm môi trường nước và không khí ở Việt Nam 4.1. Phân tích các hệ số trong công thức tổng quát. 4.1.1. Hệ số đặc trưng của nền kinh tế. Kinh nghiệm của các nước cho thấy phí ô nhiễm có quan hệ với chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước, trình độ khoa học công nghệ của nước đó trong mỗi thời kỳ. Những vấn đề đặt ra đối với phí ô nhiễm môi trường là phải tạo điều kiện cho các ngành công nghiệp cần được khuyến khích và phát triển trong hiện tại và trong tương lai, điều này thể hiện qua hệ số đặc trưng của nền kinh tế - z (trong công thức phí tổng quát). Dưới góc độ phí ô nhiễm môi trường cần xác định. a. Các ngành kinh tế được Nhà nước ưu tiên, khuyến khíc phát triển. Ví dụ: Các ngành công nghiệp sử dụng công nghệ cao, công nghệ sạch, ngành công nghiệp hay kinh tế ít gây ô nhiễm…. Không kể chúng thuộc sở hữu Nhà nước, tư nhân hay xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Đối với các ngành kinh tế và khu vực này nên quy định z trong khoảng 0<z<1 tuỳ theo mức độ ưu tiên của Nhà nước, ngành nào được ưu tiên nhất sẽ có hệ số z nhỏ nhất. b. Các ngành kinh tế mang tính chất nhân tạo. Ví dụ: Các cơ sở y tế, bệnh viên, các xí nghiệp sản xuất hàng hoá phục vụ người tàn tật… Đối với trường hợp đặc biệt này, dù khu vực do có công nghệ cao, mới hay cũ thì cũng nên áp dụng một hệ số z bằng nhau đối với tất cả các doanh nghiệp hoặc cơ quan thuộc diện phải nộp phí ô nhiễm và z nằm trong khoảng 0<z<1. Trong trường hợp các ngành kinh tế nhân đạo mà trung với các khu vực kinh tế được Nhà nước ưu tiên thì hệ số nhỏ hơn sẽ được áp dụng. c. Các ngành kinh tế không thuộc loại a và b đã nêu trên sẽ có z=1. Tuy nhiên, chúng ta cũng có thể không xét đến hệ số đặc trưng của nền kinh tế. Tức là không có sự ưu tiên trong vấn đề nộp phí ô nhiễm môi trường… Mọi ngành công nghiệp đều bình đẳng như nhau trong vấn đề nộp phí ô nhiễm môi trường. Theo đúng nguyên tắc PPP" người gây ô nhiễm phải trả". Có như vậy, chúng ta mới có thể tránh được sự trả giá về môi trường như một số nước đã mắc phải. Bảng 25 : Hệ số đặc trưng cho nền kinh tế Việt Nam STT Ngành kinh tế Hệ số Z 1 Hoá chất, phân bón, thuốc trừ sâu 0,9 2 Giấy, sản phẩm bằng giấy 1 3 Thuốc lá 1 4 Dệt sợi 1 5 Bia, nước giải khát 1 6 Xi măng, sản xuất vật liệu xây dựng 1 7 Chế biến thực phẩm thủy sản 0,7-1 8 Hoá mỹ phẩm 1 9 Luyện kim 1 10 Sản xuất hàng tiêu dùng 1 11 Bệnh viện xí nghiệp dược 0,7-0,9 12 Sản xuất nguyên liệu da, vải giả da 1 13 Gốm, sánh sứ, thuỷ tinh 1 14 Khai thác hầm mỏ 1 15 Chế biến lâm sản và sản xuất đồ gỗ 1 Nguồn : Kinh tế môi trường – NXB Xây dựng, 2002 4.1.2. Hệ số chịu tải của môi trường. Hệ số này biểu thị mức độ chịu tải của môi trường của mỗi một vùng phụ thuộc vào thực trạng môi trường, tình hình phát triển - kinh tế xã hội của mỗi vùng và nó cũng phản ánh mức độ thiệt hại tiềm tàng tương ứng do ô nhiễm gây ra. Khả năng chịu tải của vùng núi, nông thôn, những vùng không có khu công nghiệp khác với các đô thị, các thành phố lớn và khu công nghiệp. Vì vậy việc đưa yếu tố này voà công thức tính phí là cần thiết. Vậy ở Việt Nam xác định thế nào khả năng chịu tải của môi trường. Từ kinh nghiệm của các nước áp dụng hệ số chịu tải môi trường, chúng ta có thể rút ra một số cơ sở để xác định hệ só này có thể ứng dụng ở Việt Nam. Hệ số chịu tải môi trường y sẽ làm tăng hay giảm phí ô nhiễm tuỳ thuộc vào mức độ chịu tải của môi trường vùng đó. Có thể xảy ra các trường hợp sau: * 0 <y <1: Là vùng có mức chịu tải môi trường tốt, hay ở đó mức độ ô nhiễm môi trường theo đánh giá là nằm dưới tiêu chuẩn môi trường và khả năng hấp thụ, khuyếch tán chất thải cao hơn. Giá trị y sẽ biến thiên nằm khoảng từ 0 đến 1 phụ thuộc vào khả năng chịu tải của mỗi vùng. Giá trị y xấp xỉ bằng 0 biểu thị khả năng chịu tải môi trường của vùng là lớn nhất, vùng đó có khả năng hoà tan, làm loãng nồng độ chát thải và chịu đựng được lượng chất thải nhiều nhất. * y>1: Là vùng có khả năng chịu tải môi trường kém hơn so với vùng có y<1. Chẳng hạn ở đây có độ tập trung lớn các nhà máy công nghiệp dẫn đến chất lượng môi trường và sức khoẻ của người dân bị ảnh hưởng khi có cùng một khối lượng chất thải ra như với vùng ở trường hợp trên. Giá trị y càng lớn khi khả năng chịu tải của môi trường vùng đó càng kém. Một câu hỏi đặt ra là ymax là bao nhiêu? Việc xác định hệ số này không dễ dàng. Theo kinh nghiệm của một số nước thì ymax do yếu tố tâm lý của người gây ô nhiễm khi phải trả phí mà nên quy địn 1<y<2. * Trường hợp y =1 là một trường hợp đặc biệt rất khó xác định trên thực tế vì thiếu cơ sở để quy định một vùng có hệ số chịu tải bằng 1. ứng với mỗi vùng có một hệ số chịu tải môi trường khác nhau. Dó đó cần phải chia đất nước thành các vùng môi trường, có thể theo đơn vị hành chính hiện hành. Cách chia vùng này đơn giản và đỡ tốn kém. Cơ sở để xác định các hệ số đó có thể là: a. Xác định hệ số căn cứ vào mật độ các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh và các cơ quan có nguồn thải gây ô nhiễm tiềm tàng trên 1km2 và mật độ dân số tại khu vực hay đơn vị hành chính đó. Cụ thể như sau: - Xác định tỷ lệ trung bình của tổng doanh nghiệp/tổng dấnố của cả nước tại thời điểm cố định. - Vùng nông thôn - Miền núi - Ven biển Tại các thành phố lớn, có dân số đông khả năng chịu tải môi trường thấp, nên có thể y>1. Tại các khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất, các khu kinh tế trọng điểm, các thành phố có ít dân nhưng là thành phố công nghiệp nên khả năng chịu tải của môi trường cũng thấp, do đó y có thể lớn hơn 1. Đối với các vùng nông thôn, miền núi, cao nguyên, vùng ven biển, khả năng chịu tải của môi trường lớn hơn do đó y<1. Để có thể xác định được tiếp theo xem y bằng bao nhiều thì tại các thành phố và khu công nghiệp sẽ dựa vaò số các xí nghiệp đang hoạt động tại vùng đó và tại các vùng nông thôn, miền núi, cao nguyên, ven biển thì dựa vào dân số. Theo phương pháp này sẽ không có một vùng nào có y = 1 mà y = 1 chỉ là quy ước mà thôi. Thực chất phương pháp này cũng dựa vào phương pháp tính dân số và số doanh nghiệp hoạt động nhưng ở mức đơn giản hơn. Lý do của việc xác định y của các thành phố lớn dựa vào dân số là xét đến mức độ thiệt hại và mức độ ô nhiễm hay chi phí xã hội do ô nhiễm ở các thành phố tập trung dân cư là rất lớn. Đối tượng gánh chịu ô nhiễm là phần lớn dân số sống trong vùng này, do vậy càng nhiều doanh nghiệp hoạt động thải chất thải gây ô nhiễm thì mức độ ô nhiễm càng cao và tác hại chúng gây ra cho môi trường và con người càng lớn. Đối với các vùng nông thôn cần xem xét và nên chia thành các trường hợp theo mật độ dân số và mật độ doanh nghiệp hoạt động trong vùng. Đối với miền núi và những nơi có mật độ dân số thấp và không tập trung nên ô nhiễm mà các doanh nghiệp gây ra đã được phân tán hoặc làm loãng và không gây ảnh hưởng tiêu cực lớn đến đất đai, cũng như sức khoẻ của dân chúng, do đó y<1. Đối với khu chế xuất, khu công nghiệp tập trung do mật độ doanh nghiệp lớn do đó việc xác định y dựa trên số các doanh nghiệp là thích hợp. Bảng 26 :Vùng hệ số khả năng chịu tải môi trường. STT Vùng kinh tế Hệ số y 1 Thành phố có dân số lớn hơn 1 triệu dân 1.1 2 Thành phố có dân số lớn hơn 2 triệu dân 1.2 3 Các thành phố công nghiệp 1.3 4 Các khu công nghiệp, khu chế xuất 1.3 5 Vùng nông thôn 0.8 6 Miền núi 0.5 7 Ven biển 0.8 Nguồn : Kinh tế môi trường - NXB Xây dựng,2002 - Xác định số bình quân doanh nghiệp của các vùng theo đơn vị hành chính hiện hành (nhưng có thể chỉ lấy ở cấp thành phố, thị xã hoặc thị trấn) trên dân số tại các vùng đó và so sánh với tỉ lệ bình quân của cả nước. Sẽ có các khả năng sau: - Các vùng có bình quân doanh nghiệp/dân số bằng đúng tỉ lệ trung bình của cả nước thì vùng đó có hệ số chịu tải y =1. - Các vùng có bình quân doanh nghiệp/dân số<tỷ lệ trung bình của cả nước, lúc đó hệ số sẽ biến thiên trong khoảng 0<y<1, hệ số sẽ được quy định cụ thể tuỳ theo độ chênh lệch nhóm. - Các vùng có bình quân doanh nghiệp/dân số <tỷ lệ trung bình của cả nước, sẽ có hệ số biến thiên trong khoảng 1<y<2 tuỳ theo mức độ chênh lệch so với vùng có hệ số chuẩn. Mật độ các doanh nghiệp/mật độ dân số là đại lượng để xác định hệ sóo chịu tải môi trường. Mật độ dân số và cơ quan thải chất gây ô nhiễm càng cao thì khả năng chịu tải môi trường. Chính sách, chiến lược, luật phát, quy định là chuẩn đánh giá, cơ sở dữ liệu, kế toán môi trường là tư liệu gốc cho phân tích và dự báo tình hình tài nguyên môi trường. Giáo dục, đào tạo cung cấp nguồn chuyên viên cho đánh giá tác động môi trường, nghiên cứu khoa học và công nghệ là cơ sở của bản thân việc đánh giá và đề xuất biện pháp phòng tránh, khắc phục các tác động tiêu cực. Vị trí đánh giá tác động của môi trường trong quản lý môi trường được minh hoạ trên hình XVIII1. Mối quan hệ giữa đánh giá tác động môi trường và các công cụ khác về quản lý môi trường được mô tả trên hình XVIII2. II - Các công cụ kinh tế quản lý chất lượng môi trường và kiểm soát ô nhiễm. Với đặc tính ưu việt của mình, công cụ kinh tế hiện được xem là công cụ có hiệu quả nhất trong quản lý chất lượng môi trường và kiểm soát ô nhiễm. Công cụ kinh tế được hiểu là các biện pháp khuyến khíc kinh tế, xây dựng trên cơ sở các quy luật thị trường và cơ chế giá. Hiểu theo nghĩa hẹp; các công cụ kinh tế chính là những khuyến khích về mặt tài chính nhằm làm cho những chủ thể gây ô nhiẽem tự nguyện thực hiện các hoạt động có lợi hơn cho môi trường. Do công cụ cụ này có ảnh hưởng trực tiếp đến việc dự tính các chi phí và lợi ích mà các hoạt động kinh tế có thể mang lại, nên thường được áp dụng để tạo ra ảnh hưởng đối với hành vi của các bên gây ô nhiễm ngay từ giai đoạn chuẩn bị cho đến khi các quyết định được thực hiện. Công cụ kinh tế cho phép các chủ thể cân nhắc kỹ giữa "cái lợi" và "cái hại" trong phương án hành động, tạo điều kiện để họ lựa chọn phương án có lợi hơn cho môi trường. Nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền được áp dụng như là một công cụ kinh tế trong chính sách quản lý chất lượng môi trường. Nội dung chính của nguyên tắc này là người gây ô nhiễm phải gánh chịu những chi phí cho việc thực hiêngân hàng các biện pháp làm giảm ô nhiễm. Các biện pháp này thường do chính quyền các cấp đưa ra nhằm bảo đảm cho môi trường được duy trì ở trạng thái có thể chấp nhận được. Cho đến nay, dã có nhiều loại công cụ kinh tế được sử dụng. Theo báo cáo điều tra của Tổ chức hợp tác phát triển kinh tế (OECD) năm 1994, trong số 14 nước được điều tra, đã có đến 150 loại công cụ kinh tế được đề xuất. Tuy nhiên, trên thực tế, các công cụ kinh tế phổ biến nhất hiện nay vẫn là thuế và phí; các hình thức trợ cấp; chế độ nộp hoàn trả tiền kí quỹ, các biện pháp cưỡng chế tài chính trước mọi hành vi vi phạm các quy định về môi trường. Phí môi trường có thể được coi là "giá" mà các chủ thể sản xuất kinh doanh phải trả để được quyền thực hiện các hoạt động kinh tế có khả năng gây ô nhiễm hoặc sử dụng các tài nguyên môi trường. Đây chính là những chi phí để bù đắp lại những tổn hại mà họ đã gây ra cho môi trường xung quanh. Các loại phí được áp dụng thường có hai chức năng là khuyến khích và phân phối lại. Các khoản thu phsi từ môi trường không được sử dụng để chi trả cho các hoạt động như thu gom phế thải, nghiên cứu công nghệ mới, đầu tư vào chương trình chống ô nhiễm. Các khoản trợ cấp là hình thức hỗ trợ về tài chính được thực hiện nhằm khuyến khích các chủ thể gây ô nhiễm thay đổi hành vi kinh tế của mình, hoặc để trợ giúp cho các đối tượng đang gặp khó khăn, giúp họ tuân thủ tốt hơn các tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường. Các loại hình trợ cấp phổ biến là trợ cấp không hoàn lại, cho vay với lãi suất thấp hay trợ cấp qua thuế. Chế độ nộp -trả lại tiền quỹ, trên thực tế là việc cộng thêm vào giá bán sản phẩm một khoản phụ thu (với tư cách là một khoản ký quý) được áp dụng đối với các mặt hàng có khả năng gây ô nhiễm. Nếu số sản phẩm hàng hoá đó được sử dụng mà không gây ô nhiễm, người ta có thể đem sản phẩm (hoặc phần còn lại của sản phẩm đó) trả cho đơn vị thu gom phế thải và được nhận lại số tiền phụ thu đã ký quỹ trước đây. Sơ đồ 4 : Quá trình thực hiện dự án và đánh giá tác động môi trường Thiết kế kỹ thuật Nghiên cứu khả thi Thực thi biện pháp xử lý Nghiên cứu tiền khả thi Khái niệm dự án Quan trắc đánh giá dự án Thi công Đánh giá tác động môi trường đầy đủ Đánh giá tác động môi trường sơ bộ Thiết kế biện pháp xử lý Quan trắc môi trường rút kinh nghiệm Ngoài ra, việc cưỡng chế bằng tài chính để tuân thủ các quy định về giảm thiểu ô nhiễm cũng là một trong những biện pháp thường được thực hiện nhằm bảo vệ chất lượng môi trường. Rõ ràng, các công cụ kinh tế tạo ra sự khuyến khích, thúc đẩy chủ đề gây ô nhiễm lồng ghép các mục tiêu môi trường vào kế hoạch hoạt động của họ và bằng cách đó làm giảm bớt được nhiều hơn lượng phát thải ô nhiễm hay áp dụng công nghệ sạch hơn cho môi trường. Tuy vậy, thực tế cho thấy không chỉ đơn phương sử dụng công cụ kinh tế trong quản lý chất lượng môi trường và giám sát ô nhiễm, mà cần có sự phối hợp với các loại hình công cụ khác như pháp lý (các biện pháp chế định), đàm phán, thuyết phục. ở Việt Nam, hệ thống quản lý môi trường hiện chủ yếu dựa vào các công cụ pháp lý và mệnh lệnh hành chính. Gần đây, các cấp chính quyền và cơ quan, tổ chức có liên quan đến môi trường mới bắt đầu chú ý nghiêm túc hơn đến các công cụ kinh tế, một biện pháp được coi là hiệu quả cao xét từ góc độ chi phí thực hiện. Việc áp dụng các công cụ kinh tế vào các hoạt động kiểm soát chất lượng môi trường và kiểm soát ô nhiễm cần phải được quan tâm nhiều hơn nữa. III- Gắn kết vấn đề môi trường vào quá trình lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam. Quá trình chuyển đổi nền kinh tế theo cơ chế thị trường ở Việt Nam với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế, có sự quản lý của Nhà nước trong những năm qua đã kéo theo sự thay đổi cơ bản công tác kế hoạch hoá. Tuy vậy, công tác kế hoạch hoá trong thời kỳ mới không những không bị lu mờ mà trái lại ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc hoạch định chính sách vĩ mô điều hành nên kinh tế phát triển đúng hướng ổn định và bền vững. Song, công tác kế hoạch hoá hiện đang phải đối mặt với một trong những chính sách to lớn - đó là làm sao để cùng một lúc tối ưu hoá các mục tiêu, vừa đạt được mức tăng trưởng kinh tế cao, lại vừa đảm bảo sự phát triển ổn định, bền vững? Việc đưa các vấn đề môi trường phải có chương trình hành động về môi trường trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Đó vừa là mục tiêu, vừa là điều kiện để nền kinh tế tăng trưởng ổn định và bền vững. Công tác kế hoạch hoá ngoài việc hướng vào xây dựng chiến lược, quy hoạch, phát triển toàn bộ nền kinh tế quốc dân theo ngành, vùng và lãnh thổ; nghiên cứu xây dựng các dự án, các chương trình kinh tế, kế hoạch phát triển dài hạn còn cần có sự kết hợp giữa khai thác các tiềm năng với bảo vệ, giữ gìn môi trường sinh thái để phát triển lâu bền cho thế hệ mai sau. Như vậy, không chỉ xét đến yếu tố môi trường khi phê duyệt dự án, chương trình, quy hoạch phát triển hoặc khi đã thực hiện, mà phải lồng ghép vấn đề môi trường ngay từ khi lập kế hoạch, xây dựng các dự án, chương trình và các quy hoạch phát triển này. Các nghiên cứu cho thấy, để gắn kết các vấn đề môi trường vào các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội trong kế hoạch Nhà nước, công tác kế hoạch cần bao quát các nội dung chủ yếu sau đây: 1. Tuyên truyền, giáo dục, phổ cập kiến thức về môi trường. 2. Xây dựng cơ chế chính sách luật pháp trong đó có các quy định về mặt pháp lý cho công tác kế hoạch hoá về môi trường và bảo vệ môi trường. 3. Hình thành quy hoạch, chiến lược và các chương trình, các dự án cụ thể về môi trường và bảo vệ môi trường. 4. Phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan kế hoạch, cơ quan quản lý môi trường với các tổ chức bảo vệ môi trường khu vực và quốc tế. 5. Ngoài việc xác định môi trường là đối tượng của kế hoạch hoá, cần đào tạo đội ngũ cán bộ phục vụ cho công tác nghiên cứu kinh tế môi trường và kế hoạch hoá môi trường. IV . gắn đầu tư và bảo vệ môi trường. Mẫu thuẫn giữa môi trường và phát triển không thể giải quyết theo một môi trường phải "chạy theo phát triển và xử lý các hậu quả của phát triển một cách bị động, tốn kém, hoặc không thể được, khi ảnh hưởng tác động môi trường đã trở thành không thể đảo ngược". Thực tế phát triển trong thời đại hiện nay đãchứng tỏ rằng mâu thuẫn này chỉ có thể giải quyết một cách có hiệu quả bằng xem xét một cách "nhất thể" vấn đề môi trường trong quyết định và hành động về phát triển, nói một cách khác là thực hiện nguyên tắc "phát triển bền vững". Sự nhất thể hoá này phải được thực hiện trong tất cả các khâu xây dựng khái niệm về dự án phát triển, quy hoạch kế hoạch hoá, thực hiện dự án, khai thác, vận hành công trình, thiết bị sản phẩm của dự án, quan trắc, theo dõi hiệu quả dự án. Việc nhất thế hoá được thực hiện bằng nhiều biện pháp [15]: - Biện pháp pháp chế đòi hỏi thực thi luật bảo vệ môi trường, các luật và quy định liên quan, trong đó có quy định về đánh giá tác động môi trường. - Biện pháp kế hoạch hoá - Biện pháp kinh tế, thông qua các chính sách về thuế, lệ phí, các chính sách khuyến khích các hoạt động, các công nghệ có lợi cho môi trường và phát triển bền vững. Đầu tư là một sự gắn bó các phương tiện tài chính vào đối tượng sử dụng một cách lâu dài, có định hướng theo mục tiêu. Việc đầu tư được tiến hành bằng: vốn là hiện vật, vốn là tài chính, vốn là tài sản cố định và cả vốn là tài sản lưu động (phần tối thiểu về dự trữ và sản phẩm, số lượng cơ bản cho yêu cầu về thanh toán). Một cách khái quát có thể hệ thống hoá hoạt động đầu tư theo các hướng sau: - Đầu tư để mở rộng - Đầu tư để thay thế - Đầu tư để hợp lý hoá - Đầu tư để thay đổi - Đầu tư để đảm bảo môi trường. V. Định giá thuế ô nhiễm 1. Khái nhiệm thuế ô nhiễm Giả sử xét một hệ kinh tế gồm 2 khu vực sản xuất là nông nghiệp (N2), công nghiệp (CN) và khu vực dịch vụ (công ty) môi trường (MT). Gọi: X1 là tổng sản phẩm NN2 X2 là tổng sản phẩm CN X*3 là tổng sản phẩm (tức là tổng đơn vị) ô nhiễm do N2 và CN sinh ra. X3 là tổng đơn vị ô nhiễm được khử. Như vậy công ty môi trường phải khử một lượng ô nhiễm là X3. Trong khi đó tổng cộng ô nhiễm là X*3. Còn lại X*3- X3 là lượng ô nhiễm cho phép tồn đọng (ngưỡng) hoặc là do Nhà nước bao cấp xử lý. Với X3 đơn vị ô nhiễm cần khử thì công ty môi trường cần trả cho N2 một lượng trị giá X13 đơn vị nông nghiệp; cho CN, một lượng trị giá X23 đơn vị công nghiệp. Ngược lại trong tổng số ô nhiễm được khử, phần ô nhiễm của nông nghiệp được khử là X31, của công nghiệp được khử là X32. Chi phí cho các phần đó, nông nghiệp và công nghiệp phải trả lại cho công ty môi trường, hoặc là trả cho Nhà nước để Nhà nước trả lại cho công ty môi trường. Ngoài ra lượng ô nhiễm được phép tồn đọng, Nhà nước sẽ xử lý sau. Các thành phần kinh tế nông nghiệp và công nghiệp cũng phải đóng góp một lượng nhất định. Tất cả những sự đóng góp bắt buộc đó đối với các thành phần sản xuất như nông nghiệp, công nghiệp v.v.. để xử lý ô nhiễm được gọi là thuế ô nhiễm. Vậy thì dựa trên cơ sở nào để đánh thuế? 2. Tính thuế theo ô nhiễm được khử. Xét n khu vực sản xuất, và 1 công ty môi trường. Khu vực i có tổng sản phẩm là Xi; i = , sinh ra một lượng ô nhiễm loại g ký hiệu là . Gọi là số lượng ô nhiễm loại g do ngành i sinh ra được khử. Khi đó: (1) là tỷ lệ ô nhiễm được khử trong tổng số ô nhiễm loại g do i sinh ra. (2) là tỷ lệ ô nhiễm được sinh ra trong tổng số sản phẩm của ngành i. Gọi thế giới là giá thuế trên một đơn vị ô nhiễm loại g được khử Pi là giá 1 đơn vị sản phẩm của ngành i Pn+1,g là giá thành một đơn vị ô nhiễm loại g được khử vn+1,g là lượng sản phẩm khi khử được 1 đơn vị ô nhiễm g. Khi đó khu vực sản xuất i phải trả 1 lượng thuế cho công ty môi trường là: Xn+1,g,i . tg (3) Tổng cộng đối với ô nhiễm loại g các khu vực sản xuất phải trả 1 lượng thuế ô nhiễm cho công ty môi trường là: (4) Ngược lại, công ty môi trường phải trả cho ngành i một lượng vật chất để hoạt động công việc xử lý khi ô nhiễm loại g là: (5) Tổng cộng đối với loại ô nhiễm loại g, công ty môi trường phải trả cho các khu vực sản xuất là: (6) Từ (4) và (6) suy ra: muốn để công ty môi trường có lãi thì phải thoả mãn bất đẳng thức: (7) Từ đó ta có: (8) Trong đó Xn+1, g là tổng ô nhiễm loại g do tất cả các ngành sản xuất i sinh ra đã được khử. Mặt khác, lương sản phẩm của công ty môi trường được tính đối với ô nhiễm loại g là: Chuyển vế ta có (9) Trong đó ai,n+1,g là tỷ lệ vật chất của ngành i cần thiết cho việc khử 1 đơn vị ô nhiễm g. Từ (9) ta có: (10) Từ (8) và (10) ta có bất đẳng thức tg > pn+1,g - vn+1,g (11) Khi đó tổng thuế các ngành sản xuất sản xuất phải trả cho công ty môi trường với tất cả ô nhiễm sẽ là: TC:= (12) Ngoài ra còn một lượng tồn đọng ô nhiễm loại g đối với mỗi ngành sản xuất i là: X*n+1,g,i-Xn+1,g,i (13) Lượng này Nhà nước phải khử. Nhà nước muốn có lãi thì cũng phải đánh thuế tương tự như của công ty môi trường, có nghĩa là vẫn phải đánh thuế theo mức tg cho mỗi đơn vị ô nhiễm được khử. Tức là Nhà nước phải thu đối với ngành i là: (X*n+1,g,i-Xn+1,g,i) tg (13) Khi đó Nhà nước thu thuế đối với ô nhiễm g từ tất cả các ngành sản xuất là: (15) Vậy Nhà nước thu thuế đối với tất cả các ngành sản xuất với tất cả mọi loại ô nhiễm sẽ là: (16) 3. Tính thuế theo ô nhiễm tổng số Giả sử phần tồn đọng ô nhiễm loại g là (X*n+1,g,i - Xn+1,g,i) không phải đánh thuế. Khi đó ngành sản xuất i chỉ phải đánh thuế đối với ô nhiễm loại g là: Xn+1,g,i ´ tg . Khi đó chi đều cho tổng lượng ô nhiễm loại g là X*n+1,g,i ta sẽ được Vậy t*gi = rgi.tg. (17) được gọi là thuế trên một đơn vị ô nhiễm loại g trong tổng số do ngành sản xuất i sinh ra. Nếu rgi = rg đối với mọi i thì khi đó t*gi = rg.tg đối với mọi i (18) Khi đó thuế tổng cộng tính theo ô nhiễm tổng số sẽ là: (19) hoặc nếu t*gi như nhau đối với mọi ngành thì (20) 4. Tính thuế ô nhiễm theo doanh thu. Giả sử tổng sản phẩm của ngành i là Xi, i = và ngành này sinh ra loại ô nhiễm g là X*n+1,g,i, trong đó Xn+1,g,i là lượng ô nhiễm g được khử. Khi đó tổng lượng các ô nhiễm được khử của ngành i là với tổng thuế khử ô nhiễm mà ngành i phải nộp được ký hiệu là Ti: (1) Khi đó thuế trên mọt đơn vị doanh thu ngành i sẽ là: (2) trong đó: Từ (2) ta có thể viết lại: (3) trong đó rgi là tỷ lệ ô nhiễm được khử trong tổng số ô nhiễm loại g do i sinh ra. Cgi là tỷ lệ ô nhiễm g được sinh ra trên một đơn vị sản phẩm ngành i. I. Thực nghiệm tính chi phí đơn vị cho xử lý 1 số loại ô nhiễm nước thải công nghiệp I. Thực nghiệm tính chi phí đơn vị cho xử lý 1 số loại ô nhiễm nước thải công nghiệp 1. Hệ thống số liệu tính toán 1.1 Hệ thống xử lý nước thải công ty bia nghệ an (nguồn trung tâm công nghệ môi trường đại học bách khoa Hà Nội ) Q = 700m3/ ngày đêm (10 triệu lít bia/ năm) vốn đầu tư 1.000.000.000đ Nước thải vào Thông số PH = 8 COD = 600mg/l Nước thải ra PH = 7 COD = 60 mg/l 1.2. Hệ thống nước thải công ty bia Hoà Bình Q = 120m3/ ngày đêm, vốn đầu tư 485.000.000đ (nguồn liên hiệp KHSXCNHH - trung tâm KHTNCNQG). Thông số nước thải vào PH = 5,17 COD = 847mg/l Nước thải raPH = 7 COD = 50mg/l 2. Tính toán chi phí đơn vị 2.1.Chi phí vận hành Điện 15,4 KW x 16hx 1000kw/h = 246.400đ Hoá chất Pacn95 = 4g/m3 x 120m3/ ngđ x 6đ/g = 2.400đ DW97 = 2g/m3 x120m3/ngđ x 50đ/ g = 12.000đ Cl2 = 5g/m3 x120m3 / ngđ x 6đ/g = 3.600đ Nhân công 2 người x 900.000đ/ 30 ngày = 60.000đ Chi phí quản lý = 20.000đ Tổng chi phí vận hành = 290.400đ/ ngđ 2.2. Chi phí khấu hao thiết bị (theo MACRS thời hạn 5 năm). Năm thứ nhất khấu hao = 20%x 485.000.000đ = 97.000.000đ Chi phí vận hành 1năm = 290.400đ x 300ngđ = 87.000.000đ 2.3.Tổng chi phí bằng 184.000.000đ. Lượng nước thải xử lý 1năm = 120m3 x 300ngđ = 36.000m3 2.4.Chi phí xử lý cho 1 m3 nước thải = 184.000.000đ/ 36.000m3 = 5111đ/m3 Chi phí xử lý cho 1kg COD = 184.000.000đ/ 0,847 x36.000m3 = 6034đ/ kgCOD. 3. áp dụng để tính mức phí xử lý nước thải cho bia Nghệ An Công thức: T = M x A x X Trong đó: M là tổng lượng nước thải = 700m3/ngđ A là chi phí đơn vị (ví dụ với COD = 6000đ/kgCOD) X nồng độ thực tế của nước thải bia Nghệ An COD = 6mg/ l Vậy T = 700m3 x0,6kg/m3 x 6000đ = 2.520.000 đ/ngđ Vậy mức phí 1 năm (300 ngày = 2.520.000 x 30 = 756.000.000đ) kết luận Trong thời đại hiện nay ônhiễm môi trường sống đang là vấn đề thời sự cấp bách toàn cầu. Vviệc hoàn thiện các quy định luật phápvề quản lý bảo vệ môi trường là rất cần thiết, và cùng với nó là việc chuẩn bị sẵn các nguồn lực về kinh tế, kỹ thuật, công nghệ của toàn nhân loại nhằm phòng chống ô nhiễm và bảo vệ môi trường hiệu quả nhất. Việctìm kiếm các giải pháp kinh tế kỹ thuật nhằm xử lý các chất thải công nghiệp đặt ra trong luận văn này nhằm góp phần vào công cuộc xây dựng một môi trường xanh , sạch , đẹp ỏ nước ta góp phần vào nỗ lực bảo vệ môi trường trên toàn thế giới. Tài liệu tham khảo 1. Quản trị kinh doanh những vấn đề lý luận và thực tiễn ở Việt Nam - GS.TS. Nguyễn Đình Phan. NXB. Chính trị Quốc gia năm 1996. 2. Giáo trình các môn học ngành Quản trị doanh nghiệp - Trường Đại học Bách khoa Hà Nội. 3. Dự báo chiến lược phát triển kinh tế xã hội đến năm 2010, tập thể tác giả Viện chiến lược phát triển năm 1994. 4. Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Đào Duy Huân. NXB Giáo dục, 1996 5. Quản trị tài chính doanh nghiệp - Nguyễn Hải Sản - NXB Trẻ 6. Phân tích thiết kế quản lý doanh nghiệp - Đại học Bách khoa Hà Nội - PGS.TS. Đỗ Văn Phúc 7. Tài liệu lớp quản lý kỹ thuật môi trường - Cục Môi trường, Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường - 1996. 8. Công nghệ môi trường - Cục Môi trường - NXB. Nông nghiệp, 1998 9. Kinh tế môi trường - NXB Tài chính, 1998 10. Mô hình toán trong hạch toán kinh tế môi trường - Chu Đức - NXB Giáo dục, 2001. 11. Tài liệu học tập lớp Bồi dưỡng quản lý kinh tế kỹ thuật - Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường, 2002. 12. Báo cáo thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường - PGS.TS. Nguyễn Văn Việt - Viện Nghiên cứu rượu bia - N6K - Hà Nội, 2002 13. Kinh tế môi trường - PGS.TS. Nguyễn Đức Khiển - NXB Xây dựng, 2002. 14. Một số kinh nghiệm vụ thể về quản lý môi trường ở Việt Nam - Cục Môi trường - Nhiều tác giả - Hà Nội 11/1996. 15. Giáo trình công nghệ xử lý nước thải. Trần văn Nhân, NXB KHKT-1999 16. Công nghệ cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường. NXB KHKT-1996 17. Giáo trình nguyên lý cơ bản của công nghệ sạch.Nguyễn ngọc Lân 1995 18. Tài liệu kỹ thuật hệ thống thiết bị xử lý nước thải bia ,Nguyễn xuân Vũ Kiều văn Hải-2000. 19. Tính toán thiết kế các công trình xử lý nước thải, TS Trịnh xuân Lai NXB Xây dựng - 2000. 20. Tuyển tập toàn văn báo cáo khoa học Hoá học và công nghệ hoá học với chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường - nhiều tác giả - Hà Nội, 1998 21. Tài liệu Hội thảo bảo toàn môi trường Việt Nam - Onishi Akifusa, Hà Nội 2000. 22. Tạp chí Nước sạch và vệ sinh môi trường quốc gia số: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8. 23. Thời báo Kinh tế Việt Nam - Các số tháng 8, 9, 10, 11 năm 2002 bộ giáo dục và đào tạo trường đại học bách khoa hà nội luận văn thạc sỹ ngành : quản trị kinh doanh Đề tài : Tác động môi trường các ngành sản xuất công nghiệp Giáo viên hướng dẫn: Tiến sĩ Đàm Xuân Hiệp Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội Người thực hiện : Nguyễn Xuân Vũ Viện hoá học các hợp chất tự nhiên Hà nội, năm 2002 mục lục danh mục trang Chương I: lý luận chung về môi trương ,ô nhiễm môi trường và các giải pháp quản lý môi trường Cơ sở lý luận về bảo vệ môi trường Cơ sở thực tiễn môi trường việt nam. Quá trình xây dựng luật bảo vệ môi trường. Các nội dung cơ bản của luật bảo vệ môi trường. Luật bảo vệ môi trường với kế hoạch hoá. Những khó khăn trong công tác quản lý BVMT và kiến nghị. Chính sách bảo vệ môi trường . Mục tiêu chiến lược BVMT và phát triển bền vững giai đoạn 1995- 2010 chương II : Hiện trạng sản xuất công nghiệp và quản lý ô nhiễm môi trường ở việt nam. Hiện trạng sản xuất công nghiệp ở nước ta. Ô nhiễm môi trường do các hoạt động sản xuất công nghiệp Kiểm soát ô nhiễm và quản lý chất thải môi trường ở việt nam Đánh giá hiện trạng công nghệ xử lý chất thải và định hướng phát triển công nghệ môi trường. Tác động môi trường trong sản xuất công nghiệp ở việt nam. chương III : xây dựng phương pháp kinh tế quản lý ô nhiễm môi trường trong sản xuất công nghiệp ở việt nam. Phương pháp tính phí ô nhiễm môi trường. Các công cụ kinh tế tronh quản lý môi trường và kiểm soát ô nhiễm. Gắn vấn đề môi trường vào kế hoạch phát triển kinh tế xã hội Kết hợp đầu tư với bảo vệ môi trường. Phương pháp tính toán định giá thuế ô nhiễm môi trường Thực nghiệm tính chi phí đơn vị cho xử lý một số loại ô nhiễm nước thải công nghiệp. kết luận Tài liệu tham khảo.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc28636.doc