Đề tài Thẩm định khía cạnh tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư

Sau hơn ba tháng thực hiện công việc dưới sự hướng dẫn tận tình và chu đáo của cô giáo PTS. Nguyễn Bạch Nguyệt, cùng với sự nỗ lực của bản thân. Đến nay tôi đã hoàn thành đề tài: “Thẩm định khía cạnh tài chính nhằm nâng cao hiệu quả dự án đầu tư tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư”. Trong đề tài này, những vấn đề được giải quyết bao gồm: Thứ nhất: Đánh giá được thực trạng công tác thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam.

doc99 trang | Chia sẻ: ndson | Lượt xem: 979 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thẩm định khía cạnh tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phí này giảm liên tục trong các năm, từ 2.200.000 VNĐ năm 1998 xuống 1.100.893 VNĐ năm 2007. Thực tế cho thấy tính toán trong báo cáo khả thi của Tổng Công ty là chính xác (có sai số không đáng kể). Như vậy trong tính toán thuê bao và cước gọi của dự án mạng viễn thông quốc tế 1998 - 2007 là chưa phù hợp với tình hình phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Tính toán này có thể chấp nhận được khi không có sự cạnh tranh trong kinh doanh dịch vụ này. Vì đây là dự án xây dựng cơ sở hạ tầng nên các cán bộ thẩm định yêu cầu Tổng Công ty cần xem xét lại phần giá thuê bao và cước gọi để dự án có hiệu quả cao hơn. c. Tính toán khấu hao cơ bản và lãi suất vay trả hàng năm. * Khấu hao cơ bản: dự án mạng thông tin di động toàn quốc được Tổng Công ty bưu chính viễn thông Việt Nam (chủ đầu tư) chia làm hai giai đoạn. + Giai đoạn 1 (1998) xin vay 29.636.034 USD dùng để nhập máy móc thiết bị, theo hợp đồng uỷ thác nhập khẩu máy móc thiết bị ngày 12/2/1998 giữa Tổng Công ty và các hãng trên + Giai đoạn 2 (1999) xin vay 26.775.675 USD dùng để nhập máy móc thiết bị ngày 15/2/1999 giữa Tổng Công ty và các hãng cung cấp nước ngoài. Do đó kế hoạch khấu hao cho dự án được chia làm hai giai đoạn. Về nguyên tắc, mọi khoản chi phí đầu tư cho dự án cần được thu hồi để hoàn vốn. Tuy nhiên, mỗi khoản chi phí có cách thức thu hồi riêng. Các chi phí tạo ra tài sản cố định của dự án được thu hồi dưới hình thức khấu hao, tức là khoản tiền khấu trừ hàng năm theo mức độ sử dụng của tài sản. Trong báo cáo nghiên cứu khả thi các tài sản được tính khấu hao cho cả hai giai đoạn bao gồm: + Giai đoạn 1: - Chi phí kiến thiết cơ bản khác và dự phòng 47.820 - chi phí lắp đặt thiết bị 305.152 - Chi phí cải tạo đền bù lắp đặt cột cao 894.636 - Chi phí xây lắp nhà trạm 239.091 - Thiết bị ngoại nhập 29.636.034 Tổng 31.167.731 + Giai đoạn 2: - Chi phí kiến thiết cơ bản khác và dự phòng 22.763 - chi phí lắp đặt thiết bị 486.359 - Chi phí cải tạo đền bù lắp đặt cột cao 2.173.636 - Chi phí xây lắp nhà trạm 113.820 - Thiết bị ngoại nhập 26.775.675 Tổng 29.572.253 Mức khấu hao hàng năm được xác định dựa vào giá trị khấu hao của tài sản và các chế độ khấu hao do Nhà nước quy định. - Quyết định số 1062 TC/QĐ/CSTC, ngày 14/11/1999 của Bộ Tài chính. - Giá tính khấu hao được tính theo giá quyết toán tài sản khi đưa vào hoạt động (giá xây dựng hoặc mua sắm tài sản đó khi quyết toán). Căn cứ vào những điều kiện trên các cán bộ thẩm định phòng dự án Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam đã tính được tỷ lệ trích khấu hao hàng năm cho dự án như sau: Bảng 15 - Tỷ lệ tính khấu hao hàng năm Đơn vị: % Năm Giai đoạn 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 - Giai đoạn 1 7,5% 15 15 15 15 15 15 2,5 0 0 - Giai đoạn 2 0% 7,5 15 15 15 15 15 1,5 2,5 0 Nguồn - Tính toán phòng dự án - Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam Nhận định rõ vai trò của khấu hao qua phân tích, đánh giá tài chính dự án. Nó là một tác nghiệp tài chính rất nhạy cảm và có ảnh hưởng nhiều đến tình trạng tài chính của dự án. Hơn nữa dự án này chủ yếu nhập máy móc thiết bị đo bằng vốn vay của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam. Vì vậy việc khấu hao nhanh hay chậm (tỷ lệ trích khấu hao cao hay thấp) có ảnh hưởng quyết định đến tình trạng tài chính nói chung và khả năng trả nợ của dự án. Tuy nhiên đây là dự án về thông tin có cơ sở hạ tầng tốt vì vậy các cán bộ thẩm định yêu cầu Tổng Công ty nên xem xét tới một số vấn đề khác như: - Các chi phí lịch sử: Gồm các khoản chi trước đây (cho dự án hiện hữu) được coi là chi phí lịch sử và không tính tới khi xem xét đánh giá dự án mới. - Giá trị còn lại: Tại thời điểm kết thúc khi các tài sản của dự án chưa hao mòn hoàn toàn. Dự án có thêm một khoản thu cuối cùng bằng giá trị thanh lý tài sản này được coi là giá trị còn lại. Giá trị khấu hao cụ thể từng năm được tính toán như sau: Bảng 17 - Bảng tính khấu hao tài sản cố định Đơn vị: USD Giá trị 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Giai đoạn (1998) 31.167.731 2.337.580 4.675.160 4.675.160 4.675.160 4.675.160 4.675.160 4.675.160 779.193 0 0 Giai đoạn 2 (1999 29.572.253 2.217.920 4.435.838 4.435.838 4.435.838 4.435.838 4.435.838 4.435.838 739.306 0 Cộng khấu hao tài sản 2.337.580 6.893.080 9.110.998 9.110.998 9.110.998 9.110.998 9.110.948 5.215.031 739.306 0 Tổng vốn đầu tư 60.739.984 Cộng vốn đã khấu hao 60.000.678 Còn lại để thanh lý 739.306 Nguồn - Tính toán phòng dự án - Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam - Luận chứng kinh tế kỹ thuật - Tổng Công ty bưu chính viễn thông Việt Nam Từ tính toán ở hai bảng trên cho thấy rằng phần khấu hao tài sản cố định của dự án được khaúa hoa hết trong 8 năm. + Giai đoạn 1: năm 1998 trích khấu hao 7,5% giá trị và tăng lên 15% năm 1999 sau đó giữ lại ở mức ổn định 15% cho đến năm 2004. Đến năm 2005 giảm xuống còn 2,5% và hết vào năm 2006. + Giai đoạn 2: năm 1999 trích khấu hao 7,5% và giữ ở mức ổn định 15% cho đến năm 2005 sau đó giảm xuống 2,5% năm 2006 và hết vào năm 2007. Giá trị thanh lý của dự án là 739.306 USD, giá trị này tuy chưa là con số thực tế xong nó chứng minh được rằng trong khoảng thời gian như vậy tỷ lệ trích khấu hao là cao hơn mức bình thường. Thông thường các dự án sản xuất kinh doanh đầu tư mới máy móc thiết bị theo chiều sâu thì tỷ lệ trích khấu hao chỉ là 10% - 12%/1năm. Tỷ lệ trích khấu hao máy móc thiết bị phần lớn như vậy sẽ làm giá thuê bao và cước gọi cao lên trong khi đó khả năng trả nợ của dự án là rất cao. * Tính toán lãi vay và kế hoạch trả nợ vay của dự án. - Các khoản vay đều được trả trong 5 năm (trả làm 10 lần, lần trả đầu tư sau 6 tháng kể từ ngày xin vay) với lãi suất 9% năm (Số lần trả như trả gốc). Trong báo cáo nghiên cứu khả thi của Tổng Công ty ở phần lãi vay chưa đề cập đến đó là chi phí bảo lãnh. Đây là phần chi phí hàng năm Tổng Công ty phải trả cho Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam để ngân hàng đứng ra bảo lãnh cho phần giá trị thiết bị mua từ nước ngoài. Phí bảo lãnh được tính bằng % (giá thiết bị + Tổng lãi vay) Phí bảo lãnh này giảm dần sau từng năm dựa vào phần nợ gốc mua thiết bị và lãi vay mà dự án trả hàng năm. Căn cứ vào khối lượng vốn vay và các điều kiện vay vốn ta có: Bảng 18 - Lãi và gốc phải trả hàng năm Đơn vị : USD Số vốn vay 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 Đối với vốn 1998 29.636.034 1.333.622 2.553.881 2.553.881 1.733.708 2.133.794 666.811 133.362 Đối với vốn 1999 26.775.675 1.204.905 361.472 361.472 361.472 361.472 120.491 Tổng cộng lãi hàng năm 1.133.622 13.336.229 4.538.969 2.895.353 2.095.180 2.495.266 1.028.282 253.853 Số vốn gốc phải trả 2.963.603 8.604.774 11.282.342 11.282.342 11.282.342 8.318.738 2.677.568 Nguồn - Phòng dự án - Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam - Luật chứng kinh tế kỹ thuật - Tổng Công ty bưu chính viễn thông Việt Nam Một trong những tác nghiệp quan trọng trong phân tích, đánh giá tài chính dự án là xác định kế hoạch trả nợ. Tương tự kế hoạch khấu hao, kế hoạch trả nợ rất nhậy cảm với tình trạng tài chính của dự án, đặc biệt là khả năng cân đối trả nợ. Tổng dự án kế hoạch trả nợ chưa được khẳng định mà chủ yếu dựa vào điều kiện vay và nguồn dự định vay (vay vốn trung hạn). Vì vậy mà kế hoạch trả nợ mang tính chủ quan của người lập dự án. Dự án này vốn trung hạn trong thời gian 5 năm và được thanh toán lãi vay và gốc là 6 tháng 1 lần kể từ ngày vay. Nhưng bảng trên cho thấy đến năm thứ 7 kể từ ngày vay dự án mới hoàn trả đủ cả vốn vay và lãi vay với phương thức thanh toán không đều (đã ghi trong hợp đồng vay). Như vậy thời gian ân hạn cho dự án là 2 năm. Điều này có lợi cho dự án nên Tổng Công ty nên tính toán phương án trả nợ cho phù hợp 4-/ Tính toán doanh thu và lợi nhuận của dự án a. Thẩm tra các giả thiết về chi phí. Để có cơ sở xem xét, tính toán các chi phí hàng năm của dự án. Các cán bộ thẩm định đã tiến hành khảo sát thực tế, thu thêm thông tin và những quy định hiện hành của Nhà nước về chi phí. Bảng tổng hợp chi phí này cho biết khi dự án đi vào hoạt động thì chi phí hàng năm sẽ là bao nhiêu. Từ đó tính được doanh thu và lợi nhuận của dự án. Khi xem xét bảng tổng hợp chi phí này các cán bộ thấy rằng: khoản trả lãi vay hàng năm theo giải trình báo cáo nghiên cứu khả thi thì đến năm 2004 là hết. Song trong bảng này năm 2006 lại phát sinh khoản lãi vay phải trả 14.640.514 USD. Do có khoản chi phí đó mà tổng chi phí năm 2006 là 20.755.525 USD, tăng 14.640.514 USD so với tính toán. Vì vậy phòng dự án Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam đã yêu cầu Tổng Công ty xem xét lại chi phí hàng năm của dự án và có văn bản giải thích cụ thể về khoản chi phí trả lãi Ngân hàng năm 2006 Bảng 19 - Bảng tổng hợp chi phí Đơn vị: USD 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Lương và các khoản theo lương 7000 25.000 37.000 37.000 37.000 37.000 37.000 3700 37.000 37.000 - Số thuê bao 48.873 160.000 217.067 238.773 262.651 288.916 317.807 349.588 384.547 421.052 - Chi phí 2.337.580 6.893.079 9.110.998 9.110.998 9.110.998 9.110.998 9.110.998 5.215.031 739.306 0 Khấu hao tài sản cố định 164.350 579.511 972.089 1.058.136 1.047.796 1.037.960 1.029.855 1.022.070 1.018.626 1.024.941 Thuế doanh thu 282.545 459.251 445.473 432.109 419.146 406.572 394.374 382.543 371.067 359.935 Chi thuê kênh 545.455 572.727 601.364 631.432 663.003 696.154 730.961 767.509 805.885 846.179 Chi thuê diện tích đặt BTS 78.000 165.000 181.500 199.650 219.615 241.577 265.734 292.308 321.538 353.692 Quảng cáo và tiếp thị 123.262 373.444 486.044 396.801 392.924 259.490 257.464 255.517 254.657 256.235 Sửa chữa máy và thiết bị 296.360 564.117 564.117 564.117 564.117 564.117 564.117 564.117 564.117 564.117 Chi hành chính 82.175 298.775 486.044 529.068 523.898 518.980 514.928 511.035 509.313 512.470 Chi bảo dưỡng, điện nước 61.631 224.067 364.533 396.801 392.924 389.235 386.196 383.276 381.985 384.353 Đào tạo 82.175 224.067 364.533 264.534 261.949 259.490 257.464 255.517 509.313 768.705 Trả lãi Ngân hàng 1.333.622 4.538.960 2.895.353 2.095.180 2.495.266 1.028.282 253.853 0 14.640.514 0 Chi khác 41.087 424.356 243.022 264.534 261.949 259.490 257.464 255.517 254.657 256.235 Tổng chi 5.477.110 15.220.354 16.969.137 16.182.132 16.616.236 15.061.259 14.341.215 10.254.029 20.755.525 6.115.011 5.747.915 Nguồn - phòng dự án - Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam . b. Kiểm tra tính toán sản lượng. Căn cứ vào công nghệ của máy móc thiết bị cà cơ sở hạ tầng của tổng công ty. Tổng công ty đã đưa ra dự báo về sản luợng điện thoại và các dịch vụ kèm theo như sau : Bảng 20 - Dự báo sản lượng điện thoại Đơn vị : phút/tháng Năm Thuê bao cuộc gọi 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 1. Sản lượng trung bình Airtime 250 255 260,1 269,3 269,3 272 272 277,4 280,2 283 Longdistan 13 13,1 13,8 14,8 14,8 15,3 15,3 15,8 16,1 16,3 International 5 5 5,1 5,1 5,1 5 5 4,8 4,8 4,8 2. Tốc độ tăng hàng năm Airtime % 2% 2% 2% 1,5% 1% 1% 1% 1% 1% Longdistan % 3% 3 4 3,5 2 1,5 1,5 1,5 1,5 International % 0% 1 1 0 -2 -2 -2 -1 -1 3. Các máy lắp đặt mới chỉ tạo ra 0,5 lần số máy cũ Nguồn : Luận chứng kinh tế kỹ thuật - TCTBCVTVN Bảng dự báo sản lưọng điện thoại trên cho thấy ngay từ giai đoạn 1 (1998), tổng công ty đưa ra sản lượng điện thoại quá cao. Sản lượng trung bình cuộc gọi ngắn (Airline) là 250 phút/tháng, cuộc gọi là (longdistant) là 13 phút/tháng và cuộc gọi quốc tế là 5 phút/ tháng. Sỡ dĩ dự báo trên là cao bởi vì đây là giai đoạn xây dựng lắp đặt thiết bị cho dự án và bước đàu giai đoạn 1 và giai đoạn 2 khi dự án đi vào khai thác sử dụng thì sản lượng điện thoại tăng không đáng kể. Đối với thuê bao và cuộc gọi ngắn tốc độ tăng hàng năm là 2% ở các năm 1999, 2000, 2001; 1,5% năm 2002sau đó giữ mở mức ổn định 1% năm cho đến hết đời dự án. Các cuộc gọi đường dài có mức tăng hàng năm cao hơn từ 3%- 4%/ năm và ổn định ở mức 1,5%/năm. Còn các cuộc gọi quốc tế hầu như không tăng mà còn giảm từ 1-2% năm. Phân tích theo giải trình báo cáo nghiên cứu khả thi của tổng công ty bưu chính viễn thông Việt Nam. Các cán bộ thẩm định cho rằng sản lượng điện thoại quốc tế giảm ở 5 năm cuối đời dự án là do cước phí gọi quốc tế cao hơn rất nhiều so với cước gọi quốc tế từ điện thoại cố định. Vì vậy đề nghị tổng công ty xem xét lại để cân đối sản lượng phù hợp với dự án và khuyến khích nguời sử dụng hình thức phục vụ này. Từ dự báo về sản lượng điện thoại theo tháng và tốc độ tăng trưởng hàng năm. Tổng công ty đã đưa ra sản lượng điện thoại hàng năm như sau: Bảng 21 - Sản lượng điện thoại hàng năm Đơn vị : 1.000 phút Thuê bao - cuộc gọi 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Airtime 10500 48960 96750 117790 119600 120800 122003 123200 124400 125700 Longdistan 546 2570 5130 6370 6600 6800 6900 7000 7130 7200 International 210 960 1880 2265 2265 2265 2200 2150 2130 2100 Nguồn - Luận chứng kinh tế kỹ thuật - TCTBCVT VN - Phòng dự án - NHNTVN Bảng trên cho thấy sản lượng điện thoại tăng nhanh từ năm 1998 đến 2001 và tăng không đáng kể ở các năm tiếp theo thể hiện nhu cầu thông tin cao của thị trường và bão hoà loại hình dịch vụ nào. c. Tính toán doanh thu cho dự án. Trên cơ sở các chi phí cho dự án được tính toán thẩm định ở trên cùng với dự báo sản lượng và kế hoạch điều chỉnh sản lượng trong giải trình báo cáo nghiên cứu khả thi của tổng công ty bưu chính viễn thông Việt Nam. Các cán bộ thẩm định tiếp tục xem xét và tính toán doanh thu của dự án. Bảng 22 - Doanh thu của dự án Đơn vị : USD Thuê bao cuộc gọi 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Airtime 190100 8456730 16044100 18946430 18946000 18748960 18747080 18745200 18743300 18931000 Longdistan 109200 524460 1062320 1331840 1378450 1419800 1469900 1469900 1491970 1514375 International 610910 2569310 4776430 5527600 5361760 5201980 4798140 4798140 4702660 4655700 Cuộc thuê bao/ tháng 79540 327300 583400 647530 608680 578248 538460 538464 572690 522400 Phí đầu nối 1400000 3060000 1836000 0 0 0 0 0 0 0 Lãi bán máy đầu cuối 0 0 0 0 0 0 0 0 0 Tổng cộng 4108740 14937890 24302250 26453100 26194900 25948900 25746380 25465660 25465660 25620350 Nguồn : Phòng dự án - NHNTVN Bảng trên cho thấy doanh thu năm 1999 tăng vọt so với năm 1998 với 263%, năm 2000 tăng 77% so với năm 1999, giữ ở mức ổn định năm 2001 sau đó giảm dần từ 1-3% cho đến cuối đời dự án. Theo giải trình của tổng công ty là từ năm 2002doanh thu bắt đầu giảm vì : + Giá cước gọi và thuê bao giảm + Sản lượng điện thoại giảm Xem xét về mặt thị trường thì loại hình dịch vụ thông tin di động là độc quyền, không có đối thủ cạnh tranh. Mặt khác dịch vụ này có tính tiện lợi cao phù hợp với xu hướng phát triển kinh tế xã họi của đất nước. Do vậy, khi dịch vụ này ra đời sẽ thu hút được nhiều người tiêu dùng sử dụng cho nên khả năng tăng vọt 263% doanh thu năm 1999 so với 1998 là 77%, năm 2000 so với 1999 là có thể chấp nhận được. d) Tính toán lợi nhuận cho dự án. Từ bảng và bảng ta có tổng chi phí hàng năm và doanh thu hàng năm của dự án từ đó tính được lợi nhuận hàng năm cho dự án. Phần tính lợi nhuận được tính : Lợi nhuận hàng năm = Doanh thu hàng năm - chi phí hàng năm Lợi nhuận năm1998 = 4108740 - 5477110 = - 136870 1999 = 14937800 - 15220354 = - 282586 2000 = 26453300 - 16932137 = 9521163 2001 = 26453300 - 16182132 = 10271168 2002= 26194900 - 16616236 = 9578664 2003 = 25948900 - 15061259 = 10887641 2004 = 25746380 - 14341215 = 11405165 2005 = 254660 - 10254024 = 15211631 2006 = 25465660 - 6115011 = 19350649 2007 = 25623500 - 5747915 = 19875585 Đây là lợi nhuận hàng năm mà dự án đem lại. Để tính lợi nhuận ròng dùng để trả nợ là phần lợi nhuận còn lại sau khi doanh nghiệp đã trích quỹ khen thưởng và phúc lợi theo quy ddịnh của Nhà nước. Các cán bộ đã căn cứ vào tính toán trong báo cáo nghiên cứ khả thi của tổng công ty Bưu chính viễn thông Việt Nam. 5-/ Tính toán một số chỉ tiêu của dự án. a. Thời gian thu hồi vốn giản đơn. Vốn đầu tư cho dự án bao gồm : vốn đầu tư thiết bị + vốn đầu tư xây lắp + vốn đầu tư cho kiến thiết cơ bản khác và dự phòng. Từ bảng tổng hợp kinh phí đầu tư ta có : = 31.167.731 + 29.572.253 = 60.709.984 USD Từ căn cứ được xác lập ở trên các cán bộ thẩm định đã tính được thời gian hoàn vốn đầu tư cho dự án. Bảng 23 - Thời gian thu hồi vốn đầu tư Chỉ tiêu 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Lợi nhuận sau thuế - 168.370 - 282.586 4.053.544 5.649.192 5.268.270 5.988.253 6.272.843 8.413.740 2.590.574 10.931.580 Khấu hao TSCĐ 2.337.580 6.893.080 9.110.998 9.110.998 9.110.998 9.110.998 9.110.998 5.215.031 739.306 0 Cộng 969.210 6.610.494 13.164.541 14.760.190 14.379.268 15.099.250 15.283.841 13.628.771 3.329.880 10.931.580 Đầu tư 31.167.730 29.572.253 PV (tỷ lệ triết khấu 9%) Lợi nhuận và KHTSCĐ 969.210 6.064.272 11.080.331 11.397.575 10.186.636 9.813.477 9.172.882 7.455.405 1.671.155 5.033.203 Vốn đầu tư 31.167.732 27.130.507 Năm thứ 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Luỹ kế LN & KH TSCĐ 969.210 7.033.883 18.114.214 29.511.789 39.698.424 49.511.901 58.684.783 66.140.187 67.811.342 72.844.545 Luỹ kế vốn 31.167.732 58.298.239 58.298.239 58.298.239 Nguồn - Phòng dự án - NH NTVN Như vậy, thời gian hoàn vốn của dự án này là 7 năm, bắt đầu từ năm thứ 8 có lãi. Được biểu thị bằng đồ thị sau : Đồ thị - Biểu thị thời gian hoàn vốn của dự án GSM 1998 - 2007 Điểm E biểu thị thời gian hoàn vốn của dự án. Thời gian hoàn vốn vay của dự án được tính là T = 6 năm + = 6 năm 8 tháng b. Tỷ suất lợi nhuận giản đơn và tỷ số trả nợ của dự án. Để tính toán được chỉ tiêu này các cán bộ thẩm định đã căn cứ vào tính toán của mình ở trên và giải trình báo cáo nghiên cứu khả thi của tổng công ty bưu chính viễn thông Việt Nam. Bảng 24 - Bảng tính tỷ suất lợi nhuận giản đơn và tỷ số trả nợ của dự án. Đơn vị : USD Năm Lợi nhuận ròng Khấu hao Các khoán vay phải trả Lãi vay phải trả 1 - 1.368.370 2.337.580 29.636.034 1.333.622 2 - 282.586 6.893.080 26.775.675 4.538.960 3 4.053.544 9.110.998 2.895.353 4 5.649.192 9.110.998 2.095.180 5 5.268.270 9.110.998 2.495.266 6 5.988.253 9.110.998 1.028.282 7 6.272.843 9.110.998 253.853 8 8.413.740 5.215.031 9 5.290.574 739.306 10 10.931.580 0 50.217.040 60.739.987 56.411.709 14.640.516 Nguồn : Phòng dự án - NHNTVN * Tỷ suất lợi nhuận giản đơn (TSLNGĐ) TSLNGĐ = = ằ 0,18 = 18% Tỷ suất này phải cao hơn lãi suất vay vốn dài hạn tại ngân hàng ngoại thương Việt Nam mới được cọi là hiệu quả. Kết quả tính toán cho thấy TSLNGĐ = 18%, gấp 2 lần lãi suất vay tại Ngân hàng. Như vậy, dự án có tính khả thi cao. * Tỷ số trả nợ của dự án (TSTN) TSLNGĐ = Theo đánh giá của các cán bộ thẩm định thì TSTN > 1,5 thì dự án mới được coi là có khả năng trả nợ vững chắc. TSTN của dự án = = = 2,36 Với tỷ số trả nợ là 2,36 các cán bộ thẩm định cho rằng dự án có thể hoàn trả được hết các khoản nợ vay. 6-/ Điều kiện an toàn vốn vay và khả năng trả nợ của dự án a. Điều kiện an toàn vốn vay. Sở dĩ phải xem xét điều kiện an toán vốn vay của dự án. Vì thực tế dự án khi đi vào vận hành sẽ gặp nhiều biến cố mà chủ đầu tư cũng như Ngân hàng không thể lường trước hết được như các điều kiện thay đổi thị trường, giá cả, cơ chế chính sách, thiên tai ... Do vậy, đểm đảm bảo an toàn khả năng trả nợ nước ngoài khi đến hạn, ngân hàng bảo lãnh thường yêu cầu chủ đầu tư thực hiện một số biện pháp như ký quỹ, thế chấp cầm cố tài sản có bảo lãnh của người thứ ba... Đối với dự án : Mạng thông tin di động toàn quốc 1998 - 2007 của tổng công ty bưu chính viễn thông Việt Nam. Ngân hàng Ngoại thương có ý kiến như sau : - Liên tục từ năm 1995 đến nay Ngân hàng ngoại thương Việt Nam đã cho vay nhiều tỉnh trong cả nước như : Hà Nội, Đã Nẵng, Cần Thơ, Quảng Ninh ... với các công trình đầu tư mở rộng mạng cáp trục chính, nhập cáp điện thoại, xây dựng mạng lưới nhắn tin xây lắp cáp sợi quang Hà Nội - Thành Phố Hồ Chí Minh, nhập các thiết bị tổng đài điện tư. Vốn vay trung hạn và dài hạn đó đã góp phần hiện đại hóc ngành bưu chính viễn thông Việt Nam. Tổng công ty đã có uy tín lớn đối với Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam. - Căn cứ theo đúng quy định hiện hành tại quyết định số 217 của thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) và Thông tư liên bộ 01/TT Bộ Tài chính - Ngân hàng Nhà nước - Bộ Tư pháp, và quyết định số 07/NHNT (Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam) ngày 3/1/1998 của Tổng giám đốc Ngân hàng Ngoại thương về thế chấp, cầm cố tài sản bảo lãnh vay vốn Ngân hàng. b. Khả năng trả nợ của dự án Qua phân tích tỷ số trả nợ của dự án và kế hoạch trả nợ của chủ đầu tư. Các cán bộ thẩm định có nhận xét: - Dự án có khả năng trả nợ tốt - Dự án có khả năng trả nợ đùng kỳ hạn cam kết. Tuy nhiên để có thể bảo đảm khả năng trả nợ của dự án các cán bộ yêu cầu chủ đầu tư phải giải trình cụ thể kế hoạch vù đắp thiếu hụt, mức độ giao động của các số liệu tính toán trong báo cáo nghiên cứu khả thi tránh được những rủi ro bất khả khánh. III-/ Kết luận - đánh giá chung về dự án và công tác thẩm định 1-/ Kết luận chung về dự án Dự án: Mạng thông tin di động (GSM) toàn quốc (1998 - 2007) của Tổng công ty Bưu chính viễn thông Việt Nam là một dự án xây dựng cơ sở hạ tầng - hệ thống thông tin với quy mô lớn. Dự án nhằm hiện đại hoá hệ thống thông tin, bằng loại hình mới đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Đẩy nhanh tiến trình hội nhập với khu vực và thế giới. Dự án này mang lại việc làm cho gần 240 lao động ở ba miền Bắc - Trung - Nam, với mức lương ban đầu là 960.000 đ/người và tăng 10% mỗi năm phù hợp với các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của dự án. Qua tính toán thẩm định hiệu quả tài chính dự án này ta thấy rằng dự án có khả năng trả nợ cao, đùng thới hạn cam kết trong hợp đồng vay vốn tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam. Phòng dự án đề nghị Tổng giám đốc cùng ban lãnh đạo Ngân hàng ngoại thương Việt Nam đồng ý cho Tổng công ty Bưu chính viễn thông Việt Nam vay vốn khi đảm bảo các điều kiện sau : - Tổng công ty hoàn thiện hồ sơ pháp lý theo mẫu của Ngân hàng Ngoại thương. - Các phương thức đảm bảo tín dụng. - Hợp đồng uỷ thác nhập khẩu giữa Tổng công ty và các hãng cung cấp. 2-/ Đánh giá nhận xét về công tác thẩm định ở Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (NHNTVN). Sau khi nghiên cứu, xem xét về công tác thẩm định tại phòng dự án NHNTVN ta thấy rằng : Nhìn chung phương pháp thẩm định hiệu quả tài chính các dự án đầu tư của NHNTVN (về cách tiếp cận, về hệ thống chỉ tiêu sử dụng, về phương pháp thẩm định, đàm phán ...) là phù hợp với điều kiện Việt Nam hiện nay và có nhiều điểm giống với các chỉ tiêu sử dụng khi thành lập và thẩm định hiệu quả dự án đầu tư trên Thế giới. Kết quả thẩm định đối với mỗi dự án xin vay vốn có ý nghĩa quyết định kế hoạch cho vay vốn cụ thể. Nó là bức tranh tổng thể về tình hình hoạt động của dự án sau này. Để đánh giá tính khả thi của dự án về mặt tài chính NHNTVN thường xem xét, kiểm tra tính toán ở các khâu và chỉ tiêu sau : Xác định vốn đầu tư và tiến độ bỏ vốn. Nguồn vốn đầu tư cho dự án Xác định các khoản chi phí Xác định doanh thu Xác định lợi nhuận Xác định nguồn trả nợ Điểm hoà vốn Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận giản đơn Chỉ tiêu tỷ số trả nợ của dự án. Kế hoạch trả nợ Điều kiện an toàn vốn vay và phân tích rủi ro cho dự án. Trong những năm qua công tác thẩm định đã góp phần không nhỏ vào việc giảm nợ quá hạn trong tổng dư nợ ở NHNTVN. Phần lớn các dự án mà NHNTVN đã thẩm định và cho vay vốn đều phát huy hiệu quả và ít xẩy ra rủi ro đối với chủ đầu tư. Bên cạnh những mặt mạnh trong công tác thẩm định hiệu quả tài chính dự án đầu tư tại NHNTVN vẫn cón một vài hạn chế cần nghiên cứu khắc phục để công tác này ngày càng hoàn thiện hơn. Chưa đưa các chỉ tiêu NPV, IRR vào phân tích đánh giá hiệu quả tài chính dự án đầu tư. Hệ thống các chỉ tiêu tính toán chủ yếu dựa trên báo cáo nghiên cứu khả thi của chủ dự án. Chưa có kế hoạch sử lý thông tin và tư vấn đầu tư. Những tồn tại này, đòi hỏi NHNTVN cần nghiên cứu khắc phục để công tác thẩm định tại Ngân hàng ngày càng hoàn thiện hơn, góp phần không nhỏ vào công cuộc đổi mới, công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Chương III Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện chất lượng công tác thẩm định khía cạnh tài chính các dự án đầu tư tại ngân hàng ngoại thương Việt Nam I-/ Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng công tác thẩm định của Ngân hàng trong đầu tư Những năm qua công tác thẩm định đã góp phần không nhỏ vào hoạt động đầu tư của nền kinh tế nói chung và các Ngân hàng nói riêng. Tuy nhiên vẫn còn những tồn tại chưa đáp ứng được yêu cầu của kinh tế thị trường có sự điều tiết vĩ mô của nhà nước. Vì vậy, nâng cao chất lượng công tác thẩm định là một yêu cầu cần thiết nhằm đáp ứng được những đòi hỏi của nền kinh tế trong thời kỳ đổi mới, công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. 1-/ Với vị trí là một ngân hàng thương mại quốc doanh Theo pháp lệnh Ngân hàng ra ngày 23/05/1993 “Ngân hàng thương mại là tổ chức kinh doanh tiền tệ mà hoạt động chủ yếu thường xuyên là nhận tiền gửi của khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay, thực hiện nghiệp vụ chiết khấu và làm phương tiện thanh toán”. Nhận thức được rõ vai trò và trách nhiệm của mình trong điều kiện đất nước còn gặp nhiều khó khăn về kinh tế. Đòi hỏi phải sử dụng các nguồn lực hạn chế một cách phù hợp theo các mục tiêu kinh tế xã hội và Đảng và Nhà nước đề ra. Các kế hoạch đầu tư cùng các dự án được đưa vào nhằm sắp xếp các nguồn lực theo các mục tiêu đã định. Để xác định được các nguồn lực này có được sử dụng một cách hợp lý mang lại hiệu quả như đã định không, thì chỉ có thông qua công tác thẩm định dự án. Đặc biệt là quá trình thẩm định để đưa đến quyết định đầu tư hay sửa đổi quyết định hoặc hoàn toàn bác bỏ là một khâu rất quan trọng trong chu kỳ của dự án. Do đó công tác thẩm định thực sự trở thành hữu ích phục vụ đắc lực các mục tiêu kinh tế xã hội của đất nước thì việc nâng cao chất lượng công tác thẩm định trong ngân hàng luôn là vấn đề hết sức cần thiết. 2-/ Đảm bảo chất lượng công tác thẩm định nhằm đảm bảo an toàn vốn vay và nâng cao hiệu quả đầu tư Đất nước ta qua hơn 10 năm đổi mới đã có tốc độ tăng trưởng kinh tế tương đối nhanh chóng và mục tiêu tăng trưởng kinh tế từ nay đến năm 2003 là 9,5%. Với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá-hiện đại hoá đất nước đòi hỏi cần phải có một khối lượng đầu tư và nguồn vốn lớn để đáp ứng yêu cầu đặt ra. Nhưng để nguồn vốn đó thực sự có hiệu quả thì công tác thẩm định dự án trong đầu tư phải là bước đi tiên phong. Đặc biệt đối với các dự án đầu tư phát triển, đầu tư mở rộng theo chiều sâu bằng vốn vay trung và dài hạn tại ngân hàng phải chịu nhiều áp lực cho nền kinh tế như: giá cả, lạm phát, lãi suất, ... Do vậy, phải được xem xét kỹ, tính toán cụ thể có nghĩa là phải nâng cao chất lượng công tác thẩm định của ngân hàng góp phần hạn chế, phòng ngừa rủi ro trong hoạt động tín dụng của ngân hàng. Từ đó các doanh nghiệp cũng xác định được các cơ hội đầu tư của mình là có hiệu quả hay không hiệu quả để tìm một giải pháp kinh doanh phù hợp. 3-/ Quan điểm mới về thẩm định hiệu quả tài chính các dự án đầu tư tại ngân hàng ngoại thương Việt Nam Từ sau khi có pháp lệnh Ngân hàng (1993), phân định rõ chức năng nhiệm vụ của ngân hàng thương mại, đã có nhiều văn bản pháp quy về quy chế cho vay đối với các tổ chức tín dụng. Trên cơ sở đó ngân hàng ngoại thương Việt Nam đã xây dựng cho mình chiến lược hoạt động kinh doanh và mở rộng ở tất cả các thành phần kinh tế. Để đảm bảo an toàn về vốn ngân hàng ngoại thương Việt Nam đã chú trọng đến công tác thẩm định hiệu quả tài chính các dự án xin vay vốn. Nhất là các dự án vay vốn trung và dài hạn để đầu tư cho sản xuất, mua sắm máy móc thiết bị, xây dựng cơ sở hạ tầng, ... đều phải qua khâu thẩm định về hồ sơ pháp lý và mặt tài chính của dự án. Các cán bộ thẩm định sau khi xem xét giải trình báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án sẽ đưa ra những ưu, nhược điểm cụ thể và các tính toán về mặt tài chính của dự án lấy cơ sở đó làm kết luận chung cho dự án. Đối với các dự án khả thi sẽ được trình xin ý kiến của Tổng giám đốc để quyết định cho vay. Đối với các dự án không khả thi về mặt tài chính, các cán bộ thẩm định sẽ tiến hành xem xét lại và đàm phán với chủ đầu tư, khuyên họ nên tìm một cơ hội đầu tư khác. Một phong cách phục vụ nhiệt tình cùng với nghiệp vụ vững vàng là ưu điểm số 1 của cán bộ thẩm định Ngân hàng ngoại thương Việt Nam . Nó đã góp phần không nhỏ vào việc hoàn thiện công tác thẩm định hiệu quả tài chính các dự án đầu tư. II-/ Một số biện pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện chất lượng công tác thẩm định KHíA CạNH tài chính dự án đầu tư. Trong những năm qua, Ngân hàng ngoại thương Việt Nam đã có những cố gắng và đổi mới không ngừng nhằm hoàn thiện công tác thẩm định hiệu quả tài chính dự án đầu tư. Song qua phần nghiên cứu thực tế tại ngân hàng ngoại thương Việt Nam tôi xin đề xuất một số biện pháp nhằm hoàn thiện chất lượng công tác thẩm định hiệu quả tài chính dự án đầu tư như sau: 1-/ Tạo lập được những căn cứ và đưa ra các chỉ tiêu giá trị hiện tại thuần (NPV), hệ số hoàn vốn nội bộ (IRR), phương pháp phân tích độ nhậy trong công tác thẩm định khía cạnh tài chính dự án đầu tư. 1.1-/ Chỉ tiêu giá trị hiện tại thuần (NPV) Hiện nay trong công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại ngân hàng ngoại thương Việt Nam chưa tính toán đến giá trị hiện tại thuần (NPV). Vậy giá trị hiện tại thuần có ý nghĩa như thế nào trong thẩm định dự án đầu tư và có nên đưa vào công tác thẩm định tài chính dự án hay không? Theo các nhà kinh tế thì giá trị hiện tại thuần được tính toán như sau: NPV = Trong đó: NPV: giá trị hiện tại thuần của dự án Bt: Lợi ích trong năm t Ct: chi phí trong năm t r: lãi suất n: Tuổi thọ của dự án (đời của dự án) Giá trị hiện tại thuần (NPV) có hai tiêu chuẩn sau: Với NPV > 0 các dự án được chấp nhận khi được chiết khấu ở lãi suất thích hợp. Lúc đó tổng lợi ích được chiết khấu lớn hơn tổng chi phí được chiết khấu và dự án có khả năng sinh lợi. Với NPV < 0 các dự án phải được xem xét lại cùng với các yếu tố khác. Song thường bị bác bỏ vì dự án không bù đắp được chi phí bỏ ra. Đây là hai tiêu chuẩn tốt nhất để lựa chọn các dự án loại trừ lẫn nhau, theo nguyên tắc dự án được lựa chọn là dự án mang lại giá trị hiện tại thuần lớn nhất. Mặt khác, chỉ tiêu NPV có tầm quan trọng trong việc đánh giá dự án bởi vì nó tính đến giá trị thời gian của tiền. Lợi ích được tính ở thời điểm hiện tại khác biệt với lợi ích được tính ở thời điểm tương lai. Do vậy khi đánh giá hiệu quả tài chính dự án thì việc chiết khấu của dòng lợi ích và chi phí về một mốc thời gian là vô cùng cần thiết và chỉ tiêu NPV đã thực hiện được điều đó. Nhưng trong thực tế cho thấy rằng chỉ tiêu giá trị hiện tại thuần (NPV) có nhược điểm chính là rất nhạy cảm với lãi suất được sử dụng. Thay đổi trong lãi suất có ảnh hưởng rất lớn đến giá trị hiện tại của các lợi ích và chi phí. Dự án thường phải chịu các khoản chi phí lớn trong những năm đầu, khi vốn đầu tư được thực hiện và các lợi ích chỉ xuất hiện trong những năm sau đó, khi dự án đi vào hoạt động. Bởi vậy, khi lãi suất tăng, giá trị hiện tại của dòng lợi ích sẽ giảm nhanh hơn giá trị hiện tại của dòng chi phí và giá trị hiện tại thuần của dự án sẽ giảm xuống. Khi lãi suất này vượt qua mọi mức nào đó, giá trị hiện tại sẽ chuyển từ dương sang âm. Trong khi đó việc xác định lãi suất thích hợp là một vấn đề khó khăn, đặc biệt trong phân tích kinh tế. Nhưng sẽ dễ dàng hơn trong phân tích tài chính dự án. Hầu hết các dự án đều lấy kinh phí từ các nguồn khác nhau như vốn cổ phần, vốn vay ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác... nên lãi suất sẽ là mức bình quân từ các nguồn và được tính bằng công thức: Trong đó: IVK: Số vốn vay từ mỗi nguồn rK: Lãi suất vay từ mỗi nguồn. m: Số nguồn vay. Bằng những phân tích và đánh giá nêu trên, chúng ta thấy rằng chỉ tiêu NPV có một ý nghĩa rất quan trọng trong công tác thẩm định hiệu quả tài chính dự án đầu tư. Nó là căn cứ quan trọng để đánh giá tính khả thi của dự án về mặt tài chính. Như vậy, trong thời gian các cán bộ thẩm định nên nghiên cứu, hoàn thiện phương pháp tính NPV và đưa chỉ tiêu này vào trong công tác thẩm định hiệu quả tài chính dự án đầu tư. Để từ đó đưa ra các quyết định đầu tư một cách chính xác và đầy đủ hơn. Tránh những sai lầm không đáng có và một quyết định đầu tư mơ hồ. 1.2-/ Chỉ tiêu hệ số hoàn vốn nội bộ (IRR) Trong công tác thẩm định hiệu quả tài chính dự án đầu tư thì việc xác định được chỉ tiêu IRR là vô cùng quan trọng. Tiêu chuẩn chính thức để đánh giá dự án đầu tư bằng chỉ tiêu IRR là chấp nhận mọi dự án có hệ số hoàn vốn nội bộ lớn hơn chi phí cơ hội của vốn. Ngược lại, loại bỏ các dự án có hệ số hoàn vốn nội bộ nhỏ hơn chi phí cơ hội của vốn. Như vậy, IRR giống như là một tiêu chuẩn hay được sử dụng để mô tả tính hấp dẫn của dự án đầu tư, vì đó là một tiêu chuẩn hữu ích để tổng kết doanh lợi của dư án và được các nhà kinh tế tính toán như sau: Trước hết, hệ số hoàn vốn nội bộ (IRR) là suất chiết khấu với suất này giá trị hiện tại ròng của dự án bằng 0 được tính từ hệ thức sau: NPV = Trong đó: Bt: Lợi ích trong năm t Ct: Chi phí trong năm t n: Tuổi thọ của dự án IRR: được coi như ẩn số phải tìm, nó phản ánh mức sinh lãi của dự án sau khi hoà vốn. Tính toán chỉ tiêu IRR theo công thức trên là tương đối phức tạp vì ta phải chọn trước lãi suất, từ đó tính giá trị hiện tại của các lợi ích và chi phí hoặc giả sử NPV = 0 từ đó tìm ra hệ số hoàn vốn nội bộ. Mà thường sử dụng phương pháp nội suy. Theo phương pháp này thì IRR được tính theo công thức: IRR = r1 + Trong đó: r1, r2: là hai lãi suất được chọn sao cho r2 - r1 < hoặc = 5% NPV1: giá trị hiện tại thuần ứng với lãi suất r1 > 0 NPV2: giá trị hiện tại thuần ứng với lãi suất r2 < 0 * Ưu điểm của chỉ tiêu giá trị hiện tại thuần là: IRR được tính toán chỉ dựa vào các số liệu của dự án mà không cần số liệu về chi phí cơ hội của vốn (suất chiết khấu) IRR biểu thị sự hoàn trả vốn đã được đầu tư vì vậy nó chỉ rõ tỷ lệ lãi vay tối đa mà dự án có thể chịu đựng được. * Nhược điểm của chỉ tiêu IRR là: Không xác định được một suất sinh lợi nội bộ trong trường hợp biến dạng của đồng tiền thay đổi nhiều lần từ (-) sang (+) hoặc từ (+) sang (-) vì có rất nhiều lời giải khi tính toán IRR. Sử dụng chỉ tiêu IRR để lựa chọn dự án sẽ dẫn tới sai lầm khi các dự án là những giải pháp thay thế nhưng có những điều kiện khác nhau (qui mô khác nhau, thời gian tồn tại khác nhau, thời điểm khác nhau). Căn cứ vào phương pháp tính và những ưu khuyết điểm của chỉ tiêu này, các cán bộ thẩm định nên đưa chỉ tiêu này vào công tác thẩm định cùng kết hợp với các tính toán khác nhằm đưa ra quyết định đầu tư đúng đắn nhất. 1.3-/ Độ nhậy của dự án Phân tích độ nhậy của dự án nhằm kiểm tra mức độ nhậy cảm của kết quả dự án đối với sự biến động của từng yếu tố, nói khác đi phân tích độ nhậy nhằm xác định kết quả của dự án (các chỉ tiêu đặc trưng) trong điều kiện biến động của các yếu tố xác định kết quả đó. Phân tích độ nhậy cho phép xác định mức độ quan trọng của các yếu tố (nguồn rủi ro) và chiều hướng tác động của các yếu tố đó tới kết quả dự án. Độ nhậy dự án được xác định như sau: E = Trong đó: E: Độ nhậy của dự án d Fi: Mức biến đổi của chỉ tiêu đánh giá dựa n (%) dxi: Mức biến đổi của nhân tố ảnh hưởng (%) Thông thường người ta kiểm tra độ nhậy của dự án theo từng yếu tố ảnh hưởng riêng biệt và đôi khi cũng tiến hành kiểm tra với sự biến đổi đồng thời của một vài yếu tố. Để đánh giá mức độ an toàn của dự án người ta thường tiến hành kiểm tra với điều kiện biến động của các yếu tố theo hướng bất lợi cho dự án (chẳng hạn như tăng các chi phí, giảm giá tiêu thụ). Điều quan trọng khi đánh giá dự án là phải ước lượng xu thế và mức độ thay đổi của các yếu tố đến trạng thái dự án rất khác nhau nên có thể lựa chọn mức biến động của các nhân tố khác nhau. Chẳng hạn, với nhân tố vốn đầu tư người ta có thể đưa vào mức biến động 5%-10% so với mức tính toán, nhưng đối với nhân tố giá tiêu thụ sản phẩm lại có thể lấy mức biến động từ 10%-5%. Phân tích độ nhậy có những hạn chế sau: Không thể xem xét đồng thời nhiều nhân tố Các trị số trong dãy biến thiên của các yếu tố không đại diện cho yếu tố đó (không phải là khả năng xẩy ra cao nhất). Dùng phân tích độ nhạy trong thẩm định hiệu quả tài chính dự án đầu tư nhằm đánh giá mức độ rủi ro của dự án liên quan đến an toàn vốn vay. Tuy nhiên, vì những nhược điểm nêu trên mà phân tích độ nhạy không cho phép đánh giá đầy đủ mức độ rủi ro của dự án. Như vậy, ba chỉ tiêu nói trên chưa được đưa vào công tác thẩm định hiệu quả tài chính dự án tại Ngân hàng ngoại thương Việt Nam . Để xem xét quyết định của ngân hàng ngoại thương Việt Nam trong hoạt động cho vay vốn trung và dài hạn có đúng hay không? Chúng ta trở lại vơi dự án: Mạng thông tin di động toàn quốc (GSM) của Tổng công ty bưu chính viễn thông Việt Nam. Thứ nhất: Ta đi tính chỉ tiêu NPV. Cơ sở để tính chỉ tiêu này ta căn cứ vào các yếu tố sau: Thời gian hoạt động của dự án là 10 năm, kể từ năm 1998 đến hết năm 2007. Lãi suất chiết khấu bằng lãi vay vốn ngân hàng mua sắm máy móc thiết bị của người nước ngoài. Các nguồn vốn khác không tính lãi. Bảng 25 - Tính giá trị hiện tại thuần của dự án Đơn vị tính: USD Năm Tiền dùng để chiết khấu Khấu hao + Lợi nhuận + Lãi vay Hệ số chiết khấu (r = 9%) Hiện giá thuần 1 2.302.832 0,917 2.111.697 2 11.149.454 0,842 9.387.840 3 16.059.900 0,772 12.398.243 4 16.855.370 0,708 11.933.602 5 16.874.530 0,650 10.968.444 6 16.127.530 0,6 9.682.518 7 15.637.690 0,547 8.553.816 8 13.628.770 0,501 6.828.014 9 6.029.880 0,46 2.773.745 10 10.931.580 0,422 4.613.127 Cộng 79.251.047 Nguồn- Tự tính toán NPV = 79.251.047 – 60.739.987 = 18.511.150 (USD) * Nhận xét: NPV của dự án > 0, kết luận dự án mạng thông tin di động toàn quốc (GSM) có khả thi về mặt tài chính. Thứ hai: Tính toán chỉ tiêu IRR. Căn cứ tính toán trên cùng với luận chứng kinh tế kỹ thuật của dự án, ta tính toán chỉ tiêu thu hồi vốn nội bộ (IRR) như bảng sau: ở đây ta chọn r1 = 12%. Khi đó NPV (r1) > 0 và gần 0 r2 = 15%. Khi đó NPV < 0 và gần 0. Bảng 26 - Hệ số hoàn vốn nội bộ Đơn vị tính: USD Năm Tiền chiết khấu Hệ số chiết khấu (r1=12%) Hiện giá thuần (1) Hệ số chiết khấu (r2=15%) Hiện giá thuần (2) 1 2.302.832 0,8929 2.056.198 0,8696 2.002.543 2 11.149.454 0,7972 8.888.345 0,7561 8.430.102 3 16.059.900 0,7118 11.431.437 0,6575 10.559.384 4 16.675.370 0,6355 10.597.426 0,5718 9.534.976 5 16.874.530 0,5674 9.574.608 0,4972 8.390.016 6 16.137.530 0,5066 8.165.590 0,4232 6.976.254 7 15.637.690 0,4523 2.549.927 0,3759 5.878.207 8 13.628.770 0,4039 5.504.660 0,3269 4.455.245 9 6.029.880 0,3606 2.174.375 0,2843 1.714.295 10 10.931.580 0,3220 3.519.969 0,2472 2.702.286 Cộng 64.462.226 60.643.308 Nguồn - Tự tính toán Từ bảng trên ta tính toán được các chỉ tiêu NPV1, NPV2. NPV1 = 64.462.226 - 60.739.987 = 3.722.239 NPV2 = 60.643.308 - 60.739.987 = - 96.979 Khi đó, hệ số hoàn vốn nội bộ được tính là: IRR = 12 + Nhận xét: Hệ số hoàn vốn nội bộ (IRR) của dự án là 14,92% > 9%. Như vậy, tỷ suất nội hoàn của dự án lớn hơn chi phí cơ hội của vốn đầu tư. Do đó mức lãi suất của dự án cao hơn mức lãi suất thực tế phải trả cho vốn sử dụng trong dự án (9%). Kết luận dự án khả thi về mặt tài chính. Thứ ba: Tính độ nhậy của dự án Để tính toán độ nhậy của dự án, ta giả sử rằng giá thuê bao + cước phí gọi hàng năm giảm 5%, khi đó doanh thu hàng năm sẽ giảm 5%. Năm thứ nhất: Doanh thu là: 4.108.740 USD giảm 205.437 USD Năm thứ hai: Doanh thu là: 14.937.700 USD giảm 746.885 USD ........... Ta coi các nhân tố khác là không thay đổi trong suốt quá trình thực hiện dự án như lãi suất và các chi phí ... Do đó lợi nhuận ròng hàng năm của dự án cũng giảm tương ứng là 5%. Trong khi đó khấu hao và lãi vay vốn hàng năm của dự án không đổi. Sau khi tiến hành tính toán ta tính được giá trị hiện thuần của dự án trong trường hợp giá thuê bao cước gọi giảm 5% là: NPV (cũ) = 18.511.150 USD NPV (mới) = - 925.557,5 USD Khi đó: EPNPV = Trong trường hợp này có nghĩa là cứ giảm 1% giá thuê bao và cước gọi thì chỉ tiêu NPV sẽ giảm 21%. Nếu giới hạn khả thi của dự án theo NPV = 0 tức là NPV giảm 100 Y thì giá bán sản phẩm chỉ được phép giảm: 1% x Như vậy đối chiếu với bảng giá thuê bao và tính cước cuộc gọi ta thấy rằng: Tổng công ty đưa ra kế hoạch giá thành chưa phù hợp. Việc giảm giá thành theo các năm cần phải được tính toán lại để dự án có hiệu quả tốt hơn. Kết luận: Thông qua việc tính toán thêm một số chỉ tiêu cho dự án ta thấy dự án có tính khả thi cao về mặt tài chính, công tác tính toán này nhằm: + Hiệu chỉnh các thông số kinh tế kĩ thuật để đảm bảo mức đã được dự kiến trong báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án trên cơ sở phát hiện và tìm ra các biện pháp cần thiết để đảm bảo các thông số vận hành của dự án. + Tìm kiếm cơ hội phát triển, mở rộng dự án hoặc cần thiết phải điều chỉnh các yếu tố của dự án để dự án phù hợp với tình hình thực tế đem lại hiệu quả cao hơn. Vì vậy các cán bộ thẩm định - phòng dự án - Ngân hàng ngoại thương Việt Nam nên đưa các chỉ tiêu nói trên vào trong công tác thẩm định hiệu quả tài chính dự án đầu tư. Tuy dự án được đánh giá là khả thi cao về mặt tài chính song sẽ không tránh khỏi những rủi ro khi vận hành khai thác dự án (như lạm phát, giảm giá bán, tăng chi phí ...) Cho nên trước khi đi đến quyết định cuối cùng Ngân hàng ngoại thương cần phải dự tính trước những rủi ro này và đàm phán với Tổng công ty để có những biện pháp giải quyết tốt nhất. 2-/ Bảo đảm khai thác xử lý thông tin kịp thời, đầy đủ nhằm phục vụ tốt tính toán trong công tác thẩm định. Thông tin trong công tác thẩm định xét duyệt hồ sơ cho vay vốn là vô cùng cần thiết, nó có vai trò quyết định tính khả thi của dự án xin vay. Việc nắm bắt được thông tin đầy đủ kịp thời và chính xác phục vụ cho nghiệp vụ của mình là vô cùng phức tạp song cũng rất cần thiết. Nó không những phục vụ trực tiếp cho các dự án xin vay vốn mà còn nâng cao khả năng cạnh tranh lành mạnh giữa các ngân hàng thương mại. Như vậy để có nguồn thông tin kịp thời, đầy đủ và chính xác thì ngoài những thông tin được giải trình trong hồ sơ vay vốn, các cán bộ thẩm định còn phải triệt để thu nhập thông tin từ nhiều nguồn khác. Phải có sự kết hợp nhịp nhàng giữa thu thập và xử lý thông tin. 2.1-/ Thông tin do điều tra trực tiếp. Đối với mỗi dự án xin vay vốn Ngân hàng đều phải trình hồ sơ vay vốn bao gồm các thông tin về dự án và doanh nghiệp. Nhưng không tránh khỏi sự sai lệch giữa thông tin trình trong hồ sơ vay và thực tế. Bởi những thông tin này có lợi cho công tác thẩm định song lại gây bất lợi cho phía doanh nghiệp . Vì vậy Ngân hàng muốn nắm bắt được thông tin chính xác đòi hỏi phải điều tra trực tiếp từ phía doanh nghiệp. Một trong những hình thức điều tra trực tiếp là đàm phán hoặc phỏng vấn, từ đó bằng nghiệp vụ và tính linh hoạt cán bộ thẩm định có thể nắm bắt được những thông tin quí giá phục vụ cho công tác thẩm định tránh được những sai sót và gian lận thông tin trong hồ sơ vay vốn của doanh nghiệp. 2.2-/ Thu thập thông tin từ quan hệ khách hàng lâu dài. Quan hệ khách hàng lâu dài để lại chữ tín trong hoạt động kinh doanhgiữa hai bên. Hơn nữa có thể cung cấp những thông tin cần thiết cho hoạt động kinh doanh. Những khách hàng thường xuyên truyền thống có các quan hệ tín dụng với ngân hàng như vay vốn, nhờ thanh toán mở LC bảo hành ... sẽ là đối tượng cung cấp thông tin đầy đủ và chính xác. Nhờ có quan hệ tín dụng này mà các cán bộ thẩm định biết được về tình hình công nợ, khả năng thanh toán, tài sản thế chấp của doanh nghiệp. Những thông tin này có tính chính xác cao và kết luận đúng đắn khi tiến hành cho vay vốn. 2.3-/ Thu thập thông tin từ bên ngoài. Thông tin thu thập từ bên ngoài bao gồm: Các ngân hàng tổ chức tài chính đã có mối quan hệ tín dụng với doanh nghiệp xin vay vốn. Các công ty kiểm toán: cung cấp những số liệu cần thiết về hoạt động tài chính của doanh nghiệp làm cơ sở để ngân hàng kiểm tra, tính toán những chỉ tiêu kinh tế cần thiết. Các quy định văn bản và chủ trương của nhà nước về báo cáo số liệu thống kê liên quan đến dự án. Báo chí, phát thanh, truyền hình cung cấp các thông tin về giá cả, thị trường, công nghệ máy móc thiết bị, ... Những nguồn thông tin trên vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế của công tác thẩm định. Ngân hàng phải tự mình xây dựng một hệ thống thông tin đầy đủ, kịp thời thông qua việc nối mạng máy tính với các chi nhánh trên toàn quốc để có thể truy cập thông tin một cách nhanh nhất. Mặt khác, ngân hang cần kết hợp với các tổ chức tư vấn nước ngoài để có nguồn cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời nhằm phục vụ tốt cho công tác thẩm định dự án nói chung và công tác thẩm định hiệu quả tài chính dự án nói riêng. Tuy nhiên giữa thu thập và xử lý thông tin đòi hỏi các cán bộ thẩm định phải có nghiệp vụ vững vàng, nhạy bén trong công tác của mình. 3-/ Tổ chức nâng cao, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ thẩm định: Đứng trước sự phát triển kinh tế đất nước-hội nhập với khu vực và trên thế giới đòi hỏi phải đổi mới hệ thống ngân hàng như trang thiết bị tổ chức hoạt động... Điều quan trọng nhất là phải đổi mới con người. Trong công tác thẩm định dự án đầu tư các cán bộ thẩm định phải có kiến thức, trình độ cao về kinh tế, pháp luật, công nghệ, kỹ thuật, sản xuất kinh doanh về thị trường, tài chính tín dụng, ngoại hối-thanh toán quốc tế, hải quan, bảo hiểm, kiểm dịch, giám định có liên quan đến các phương diện của dự án. Nắm bắt được vai trò quan trọng của mình đối với việc phát triển kinh tế xã hội nói chung và làm lành mạnh hệ thống ngân hàng nói riêng. Trong những năm qua ngân hàng ngoại thương Việt Nam đã có những đổi mới cần thiết trong đào tạo đội ngũ cán bộ toàn hệ thống nhưng vẫn còn mờ nhạt và hình thức. Vì vậy, trong thời gian tới ngân hàng phải dần dần nâng cao chất lượng cán bộ thẩm định bằng cách thường xuyên thực hiện đào tạo và đào tạo lại cán bộ, mở các cuộc kiểm tra cán bộ về trình độ và nghiệp vụ một cách thường xuyên, tổ chức các buổi trao đổi kinh nghiệm trong nội bộ ngân hàng và với các ngân hàng bạn, tìm các nguồn tài liệu tham khảo của nước ngoài ... Đây là những cách thức phù hợp với tình hình hiện nay và nằm trong khả năng thực hiện của ngân hàng ngoại thương Việt Nam. Về phía các cán bộ thẩm định cần phải tăng cường học hỏi các phương pháp, đi sâu nghiên cứu tìm tòi phát hiện, đổi mới từng bước nâng cao chất lượng công tác thẩm định phù hợp với tình hình thực tế. Như vậy, tổ chức nâng cao bồi dưỡng kiên thức cho đội ngũ cán bộ làm công tác chuyên môn để nâng cao công tác thẩm định hiệu quả tài chính dự án đầu tư là vô cùng cần thiết, phù hợp với xu thế hoà nhập của đất nước trong nền kinh tế thị trường. 4-/ Cần điều chỉnh mức lãi suất thích hợp với điều kiện hiện nay Nhìn chung mức lãi suất của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam cũng như của ngân hàng ngoại thương Việt Nam chư hợp lý. Lãi suất cho vay ngắn hạn lớn hơn lãi suất cho vay dài hạn. Điều đó là vô lý bởi vì: các ngân hàng phải huy động vốn dài hạn với chi phí lớn hơn vốn ngắn hạn. Mặt khác, với mức lãi suất như vậy sẽ nảy sinh việc các doanh nghiệp muốn sử dụng vốn trung và dài hạn cho các nhu cầu vốn ngắn hạn để giảm chi phí vốn. Tạo thế cho các doanh nghiệp sử dụng vốn sai mục đích. Và trong một chừng mực nào đó ngay từ khi trình hồ sơ vay vốn các doanh nghiệp đã tìm cách tính toán lợi dụng lấy vốn trung, dài hạn dùng vào đầu tư ngắn hạn. Đứng trước tình hình đó, để công tác thẩm định hiệu quả tài chính dự án đầu tư đạt kết quả tốt các cán bộ thẩm định phải đi sâu tính toán từng khoản chi phí phát sinh trong từng dự án, phải xác định được mức vốn tự có mà doanh nghiệp có thể sử dụng vào dự án để quyết định doanh số cho vay hợp lý nhất nhằm tránh những rủi ro không đáng đó cho dự án và ngân hàng. Kết luận Sau hơn ba tháng thực hiện công việc dưới sự hướng dẫn tận tình và chu đáo của cô giáo PTS. Nguyễn Bạch Nguyệt, cùng với sự nỗ lực của bản thân. Đến nay tôi đã hoàn thành đề tài: “Thẩm định khía cạnh tài chính nhằm nâng cao hiệu quả dự án đầu tư tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư”. Trong đề tài này, những vấn đề được giải quyết bao gồm: Thứ nhất: Đánh giá được thực trạng công tác thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam. Thứ hai: Đưa dự án cụ thể “Mạng thông tin di động (GMS) toàn quốc vào thẩm định chi tiết. Thứ ba: Nêu ra các chỉ tiêu cần thiết khi tiến hành thẩm định khía cạnh tài chính dự án đầu tư. Thứ tư: Đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện chất lượng công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư. Tuy nhiên do hạn chế về mặt thời gian và kiến thức nên còn một số vấn đề chưa được giải quyết trong đề tài là: Thứ nhất: Chưa xử lý được lạm phát khi tiến hành xem xét đánh giá tài chính dự án đầu tư. Thứ hai: Chưa phân tích được dòng tiền trong thẩm định tài chính dự án đầu tư. Vậy tôi đề nghị ban lãnh đạo Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam cùng các ngành có liên quan cần đầu tư nghiên cứu nhiều hơn nữa để sớm đưa những vấn đề trên vào trong công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư. Một lần nữa, tôi xin được cảm ơn các cán bộ phòng dự án Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, các thầy cô giáo khoa Thống kê - Trường đại học kinh tế quốc dân - Hà Nội và đặc biệt là cô giáo PTS. Nguyễn Bạch Nguyệt đã đóng góp những ý kiến quý báu giúp tôi hoàn thiện đề tài này. Tài liệu tham khảo 1. Tạp chí Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam 2. Giáo trình kinh tế đầu tư 3. Báo cáo kinh nghiệm về công tác thẩm định Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam 4. Các hồ sơ vay vốn 5. Hồ sơ vay vốn của Tổng Công ty Bưu chính viễn thông 6. Báo cáo hội thảo công tác thẩm định liên Ngân hàng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docL0199.doc
Tài liệu liên quan