Đề tài Thẩm định tài chính dự án trong các ngân hàng thương mại: Lý luận và thực tiễn

Như đã trình bày ở các phần trên, chúng ta không thể phủ nhận vai trò quan trọng của công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư trong các ngân hàng thương mại trong điều kiện nền kinh tế thị trường hiện nay. Nhờ có công tác này mà các ngân hàng sẽ có quyết định chính xác hơn trong việc có cho dự án vay vốn hay không, cho vay bao nhiêu và với điều kiện như thế nào Không những vậy, qua việc phân tích tài chính dự án, ngân hàng còn có thể đưa ra những tư vấn cho chủ đầu tư trong quá trình lập, thực hiện, vận hành dự án sao cho hiệu quả nhất. Tuy có vai trò lớn như vậy, nhưng tại các ngân hàng thương mại của Việt Nam hiện nay, công tác thẩm định dự án nói chung và công tác thẩm định tài chính nói riêng còn nhiều hạn chế như hạn chế về đội nhũ cán bộ thẩm định, hạn chế về phương pháp thẩm định, trang thiết bị phục vự cho công tác thẩm định Để khắc phục những hạn chế này, đòi hỏi các ngân hàng phải thực hiện một cách đồng bộ các biện pháp như nâng cao chất lượng nhận lực tham gia thẩm định, đổi mới phương pháp thẩm định Có làm được như vậy thì khâu thẩm định dự án tài chính dự án tại các ngân hàng thường mại mới đạt hiệu quả cao nhất.

doc45 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1585 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thẩm định tài chính dự án trong các ngân hàng thương mại: Lý luận và thực tiễn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h nhiệm tiếp xúc, hướng dẫn tư vấn cho khách hàng làm hồ sơ, thủ tục vay vốn. Phòng tín dụng cùn là trung gian giữa khách hàng và NH. Mọi thắc mắc của khách hàng đều được giải quyết ở đây Phòng thẩm định: Thẩm định dự án Phòng kế toán, kiểm toán nội bộ: Phòng kế toán, kiểm toán nội bộ có trách nhiệm tư vấn cho cán bộ tín dụng nhưng thông số, chỉ tiêu cần thiết trong qúa trình thẩm định như các loại gía cả và đặc biệt là tỷ suất chiết khấu. 1.1.5 Nội dung thẩm định hồ sơ vay vốn 1.1.5.1 Thẩm định hồ sơ vay vốn: Mục đích của công việc này là kiểm tra tính pháp lý và quan trọng hơn là sự đầy đủ của các tài liệu trong hồ sơ vay vốn. Tính đầy đủ ở đay là sự đầy đủ của các tài liệu cần thiết cho công tác thẩm định như: Báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án, quyết định đầu tư… 1.1.5.2 Thẩm định khách hàng vay vốn Thẩm định các yếu tố phi tài chính: Cán bộ thẩm định tiến hành xem xét năng lực pháp lý của chủ đầu tư. Ở phần này, cán bộ thẩm định sẽ kiểm tra các nội dung như tên, địa chỉ, giấy phép hoạt động, giấy phép đầu tư….của chủ đầu tư (khách hàng vay vốn). Không những vậy, các yếu tố phi tài chính của khách hàng còn bao gồm việc xem xét mối quan hệ của khách hàng với ngân hàng và cả các tổ chức tín dụng khác. Thẩm định các yếu tố tài chính của khách hàng: Phần này có mục đích là kiểm tra tình hình doanh thu, lợi nhuận và phân phối lợi nhuận của khách hàng trong một số năm gần đây. Phân tích các chỉ tiêu và tỷ lệ tài chính chủ yếu của doanh nghiệp như: Cơ cấu vốn (vốn tự có, vốn vay,vốn tài trợ…), khả năng cân đối vốn của khách hàng, tình hình và khả năng thanh toán. Một phần khá quan trong là xem xét tình hình công nợ của khách hàng. Ngoài ra trong khâu này, cán bộ thẩm định sẽ xem xét tình hính sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, phân tích báo cáo tài chính của DN trong một số năm gần nhất. Số năm đựơc xem xét thì tuỳ theo quy định của mỗi NH (có thể là hai năm hoặc ba năm) 1.1.5.3 Thẩm định Dự án vay vốn: Ơ khâu này, cán bộ thẩm định sẽ xem xét đánh giá tất cả những gì có liên quan đến dự án bao gồm a) Thẩm định tính cấp thiết và mục tiêu của dự án: b) Thẩm định về thị trường của dự án: Một dự án hoạt động có hiểu quả hay không, có thu lại được lợi nhuận hay không phụ thuộc rất nhiều vào thị trường của dự án. Nghiên cứu thị trường còn là cơ sở để xác định công nghệ kỹ thuật cho dự án. Vì vậy để đảm bảo khả năng thực hiện cũng như khả năng trả nợ của dự án, NH rất quan tâm đến thị trường của dự án. Khâu thẩm định này trả lời một số câu hỏi như: - Sản phẩm của dự án phục vụ nhu cầu trong nước hay để xuất khẩu phục vụ nhu cầu ngoài nước? - Khả năng cạnh tranh của sản phẩm so với các sản phẩm cạnh tranh khác đã và sẽ có trên thị trường? - Cầu về sản phẩm của dự án trong tương lai biến động ra sao? - Đặc điểm chủ yếu của thị trường của dự án là gì (mức sống, thu nhập, phong tục tập quán…) c) Thẩm định về kỹ thuật công nghệ của dự án Kỹ thuật công nghệ được sủ dụng cảu dụ án là phần quan trọng, quyết định đến các số liệu về chi phí, sản lượng, doanh thu. Do vậy có ảnh hưởng lớn đến mặt tài chính của dự án. Thẩm định khâu này là tiền đề cho việc thẩm định tài chính của dự án. Khi thẩm định, người thẩm định sẽ quan tâm đến các định mức kỹ thuật do các cơ quan có thẩm quyền ban hành, kiểm ta các thông số đầu vào đầu ra của dây truyền công nghệ như sản lượng, mức tiêu hao nguyên, nhiên vật liệu… d) Thẩm định tài chính dự án Ở cấp độ thẩm định là NH, thẩm định về tài chính của dự án là khâu quan trọng nhất vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng trả nợ của khách hàng, cũng có nghĩa là khả năng thu hồi vốn của NH. Đây là khâu được chú ý một cách đặc biệt. e) Thẩm định nguồn nhân lực Nguồn nhân lực của dự án ở đây bao gồm đội ngũ cán bộ quản lý khi xây dựng dự án, đội ngũ cán bộ quản lý khâu vận hành dự án, và tất nhiên có cả thị trường lao động của dự án. Một dự án có đội ngũ lao động lành nghề nhưng cán bộ quản lý lại không tốt thì không thể hoạt dộng có hiệu quả được, dễ thất thoát lãng phí. Và ngược lại nếu cán bộ quản lý tốt nhưng đội ngũ lao động thiếu chuyên môn thì cũng không thể có hiệu quả. Do vậy khi thẩm định, ta phải chú ý đến cả hai. f) Đánh giá rủi ro và các biện pháp phòng ngừa Trong quá trình thực hiện dự án, có thể sẽ xảy ra nhiều rủi ro, người thẩm định sẽ phải xem xét các rủi ro cũng như các biện pháp phòng ngừa của doanh nghiệp. g) Thẩm định các biện pháp bảo đảm nợ vay Không một dự án nào vay được vốn tại các NHTM mà không có các biện pháp bảo đảm nợ vay. Các biện pháp bảo đảm nợ vay giup cho NH tránh được các rủi ro có thể xảy ra đối với dự án. Vì vậy khi thẩm định các biện pháp bảo đảm nợ vay, các cán bộ thẩm định sẽ hết sức chú ý đến các giấy tờ sở hữu tài sản của khách hàng. Đối với tài sản là sở hữu của khách hàng, khách hàng sẽ phải cung cấp bản chính giấy tờ sở hưu. Nếu có nghi ngờ, cán bộ thẩm định sẽ đến cơ quan cấp giấy để kiểm tra. Không những vậy, cán bộ thẩm định còn phải kiểm tra xuất xứ của tài sản thế chấp, kê khai hiện trạng của tài sản. Khách hàng sẽ phải ký nhận là đang không có tranh chấp về tài sản. Việc đánh giá giá trị của tài sản thế chấp được căn cứ vào giá thị trường của tài sản tại địa phương vào thời điểm đó Nếu biện pháp bảo đảm là bảo lãnh vay vốn, người bảo lãnh phải là pháp nhân, tổ hợp tác, cá nhân có đủ năng lực pháp luật và năng lực hành vi. Nếu là bảo lãnh bằng tài sản thế chấp thì cũng phải đảm bảo các điều kiện như bên trên. 1.2 Thẩm định tài chính dự án (TCDA) trong NHTM 1.2.1 Mục đích và tầm quan trọng của công tác thẩm định TCDA trong các ngân hàng thương mại Như chúng ta đã biết, tín dụng là một hoạt động chủ yếu nhât của các NHTM. Theo thống kê thì khoảng 59% tài sản của NHTM là các khoản cho vay, 65% - 75% lợi nhuận của NH sinh ra từ hoạt động cho vay. Chính vì vậy thẩm định dự án nói chung và thẩm định TCDA nói riêng đóng vai trò hết sức quan trọng trong NH. Qua việc thẩm định tài chính dự án, NH sẽ xác định được: - Hiệu quả của vốn đầu tư cũng như khả năng trả nợ của dự án. - Dự đoán được những rủi ro có thể xảy ra ảnh hưởng tới vốn đầu tư nói chung và vốn của NH nói riêng, từ đó ra quyết định cho vay hay không. - Sau khi thẩm định TCDA, NH sẽ có các căn cứ để kiểm tra, giám sát viếc sử dụng vốn có đúng mục đích, đối tương hay không? - NH có thể đánh gia toàn diện về dự án, về nhu cầu vốn vay, cơ cấu nguồn vốn, hiệu quả tài chính. Không những vậy, NH còn có thể tư vấn cho khách hàng, góp phần nâng cao tính khả thi của dự án cũng như nâng cao hiệu quả trong hoạt động của dự án, đảm bảo khả năng trả nợ của khách hàng. 1.2.2 Yêu cầu của công tác thẩm định TCDA trong NHTM Cũng như yêu cầu đối với công tác thẩm định dự án nói chung, công tác thẩm định TCDA tại các NHTM cần đảm bảo các yêu cầu như Thứ nhất: Việc xác định các chỉ tiêu định mức đối với dự án phải đúng các quy định của pháp luật nói chung và đúng với các quy định riêng của từng NH nói riêng Thứ nhất: Công tác thẩm định TCDA phải công bằng, minh bạch. Có nghĩa là cán bộ thẩm định không có quan hệ hay lợi ích cũng như bất kỳ thiệt hại nào khi dự án được triển khai. Điều này còn có nghĩa là việc thẩm định TCDA của các dự án khác nhau phải được tiến hành trên cùng một hệ thống các nguyên tắc. Thứ hai: Việc tính toán lại các chỉ tiêu hiệu quả tài chính phải chính xác đến mức tối đa có thể, tránh sai sót dẫn đến quyết định cho vay nhầm lẫn khiến lãng phí vốn hoặc khả năng thu hồi vốn thấp 1.2.3 Các căn cứ thẩm định TCDA Thứ nhất: Tài liệu đầu tiên làm căn cứ thẩm định chính là hồ sơ xin vay vốn của khách hàng. Trong hồ sơ xin vay vốn này thì tại liệu quan trọng nhất dùng làm căn cứ thẩm định là báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc báo cáo đầu tư nếu dự án chỉ phải lập báo cáo đầu tư. Ngoài ra trong hồ sơ xin vay vốn, NH còn dựa vào các tài liệu khác như - Giấy chứng nhận đầu tư hoặc quyết định phê duyệt đầu tư của các cơ quan có thẩm quyền. - Thiết kế kỹ thuật đã được phê duyệt bởi các cơ quan có thẩm quyền - Các văn bản, quyết định về chế độ ưu đãi, trợ cấp của các cơ quan cấp trên. - Tài liệu chứng minh nguồn gốc, nguồn cung cấp nguyên vật liệu, thị trường của dự án (nếu có) - Văn bản liên quan đến quá trình đấu thầu của dự án, hợp đông thi công, xây lắp (nếu có) - Báo cáo tài chính của một số năm gần nhất, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh. - Bảng kê công nợ các loại tại các NH, tổ chức tín dụng trong và ngoài nước. - Kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch trả nợ, nguồn trả nợ. - Tài liệu chứng minh về các nguồn vốn đầu tư - Quyết định giao đất, cho thuê đất, hợp đông thuê đất (nếu có) - Phê chuẩn báo cáo đánh giá tác động môi trường, phòng cháy chữa cháy của dự án (nếu có) Thứ hai, các quyết định có liên quan của pháp luật - Luật tổ chức tín dụng số 07/1999/QH 10 do Quốc hội khoá 10 thông qua ngày 12/12/1997 - Luật sủa đổi bổ sung một số điều luật tổ chức tín dụng số 20/2004/QH 11 do Quốc hội thông qua ngày 26/11/2003 - Luật đầu thầu 61/2003/QH11 do Quốc hội khoá 11 thông qua ngày 29/11/2005 - Luật đầu tư 2005 - Nghị định 108/2006/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng đãn thi hành một số điều của luật đầu tư 2005 - Luật xxây dựng số 16/2003/QH11 do Quốc hội thông qua ngày 26/11/2003 - Nghị định 16, Nghị định 112, Nghị định 12/2009/NĐ-CP của chính phủ - Quy chế về cho vay của các tổ chức tín dụng đối với khách hàng ban hành kèm theo quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của thống đốc Ngân hàng Nhà nước - Quyết định số 127/2005/QĐ-NHNN ngày 3/2/2005 về việc sửa đổi bổ sung một số điều của quy chế cho vay của các tổ chức tín dụng - Các tài liệu có liên quan đến nghiệp vụ thẩm định - Các văn bản hướng dẫn cụ thể của từng NHTM Thứ ba: Các tiêu chuẩn quy phạm cụ thể về từng lĩnh vực khác nhau của các cơ quan có thẩm quyền ban hành cũng như các tiêu chuẩn, thông lệ quốc tế. 1.2.4 Nội dung thẩm định TCDA trong các NHTM 1.2.4.1 Thẩm định tổng vốn đầu tư, cơ cấu nguồn vốn và nhu cầu vốn vay của dự án a) Thẩm định nhu cầu vốn vay Khi lập báo cáo nghiên cứu khả thi, nhu cầu vốn vay là do chủ đầu tư (người lập báo cáo nghiên cứu khả thi) dự kiến. Khi thẩm định TCDA, bắt buộc cán bộ thẩm định phải xem xét lại điều này. Việc xem xét, tính toán lại nhu cầu vốn vay hết sức quan trong. Nếu tính toán thừa nhu cầu vốn vay, khi thực hiện dự án rất dễ xảy ra tình trạng thất thoát lãng phí. Nếu tính toán thiếu, dự án sẽ rất khó được thực hiện, hoặc nếu được thực hiện thì hiệu quả sẽ không cao. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng trả nợ của chủ đầu tư. Tổng vốn đầu tư của dự án được xem xét trên hai bộ phận Vốn cố định: Đây là phần vốn dành cho việc mua sắm các máy móc thiết bị, công nghệ, xây lắp nhà xưởng, các chi phí liên quan đến việc lắp đặt chạy thử, đào tạo công nhân…lãi phải trả trong thời gian xây dựng. Chi phí khác, chi phí dự phòng. Vốn lưu động ban đầu: Là chi phí thường xuyên, giúp dự án hoạt động ổn định. Sau khi thẩm định được nhu cầu vốn vay, NH sẽ tính toán mức cho vay và thời gian trả nợ + Mức cho vay: Mức Tổng nhu vốn tự có Vốn ngân vốn khác Cho vay = cầu vốn - của chủ - sách cấp - (nếu có) của dự án đầu tư (nếu có) + Thời gian trả nợ Mức cho vay Thời gian trả nợ = Khấu hao cơ bản + Lợi nhuận + Nguồn khác b) Thẩm định tổng vốn ĐT và cơ cấu nguồn vốn Cán bộ thẩm định sẽ xem xét xem tổng vốn ĐT của DA có hợp lý với quy mô DA cũng như là quy mô của khách hàng không. Tránh trường hợp tổng vốn ĐT quá lớn gây lãng phí hoặc quá nhỏ sẽ khiến cho việc thực hiện DA khó khăn Thông thường một dự án đầu tư bao giờ cũng huy động vốn từ nhièu nguồn, kể cả khi chủ đầu tư có đủ vốn để tự thực hiện dự án thì chủ đầu tư vẫn đi huy động vốn từ các nguồn khác. Điều này để tránh rủi ro cho chủ đâu tư. Các nguồn huy động vốn đầu tư cho một dự án thường gồm như: vốn chủ sở hữu, vốn ngân sách, vốn cổ phần, vốn vay ngằn hạn, dài hạn…Vì vốn đầu tư được huy động từ nhiều nguồn, mỗi nguồn vốn lại có một chi phí sử dụng khác nhau, vì vậy, để sử dụng vốn có hiệu quả nhất thì cơ cấu các nguồn vốn này phải được xác định một cách hợp lý. Một trong những chỉ tiêu thường được dùng trong các NHTM đó là tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu để đánh giá cơ cấu vốn. Công thức tính của tỷ lệ này là Rd = D/Ce Trong đó: Rd: Tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu D: Giá trị các khoản nợ dài hạn Ce: Vốn chủ sở hữu Tỷ lệ này có thể dao động. Nếu tỷ lệ này quá thấp tức là dự án chưa tận dụng hết các khoản có thể đi vay, tức là đòn bẩy tài chính hoạt động không hiệu quả. Ngược lại, có nghĩa là dự án có thể đã vay quá nhiều vốn, điều này có thể đẩy dự án vào tình trạng mất khả năng thanh toán. Tuy nhiên khi thẩm định không nên bị ảnh hưởng quá nhiều bởi tỷ lệ này, vì một dự án có mức thu nhập cao, khả năng thanh toán tốt có thể chấp nhận tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu cao. 1.2.4.2 Thẩm định doanh thu – chi phí của dự án a) Thẩm định doanh thu Doanh thu của dự án là tổng giá trị hàng hoá va dịch vụ tiêu thụ được trong một năm. Thông thường các dự án sẽ có doang thu những năm đầu đạt thấp hơn những năm sau. Để xác định được doanh thu của các dự án, NHTM thực hiện hai bước. Bước 1: Xác định giá thành của từng loại sản phẩm. Để làm được việc này, cán bộ thẩm định phải căn cứ vào các định mức như mức tiêu hao nguyên vật liệu, đơn giá, tiền lương, khấu hao,…Qua đó tính được đơn giá bình quân như sau: P = (∑Pi × Qi)/∑Qi Trong đó: P: Đơn giá bình quân cảu sản phẩm dự án Pi: Đơn giá của sản phẩm loại i Qi: Sản lượng của sản phẩm loại i Bước 2: Xác định doanh thu của dự án Trước hết ta phải xác định sản lương được tiêu thụ trong kỳ: Sản lượng tiêu thụ trong kỳ được tính bằng số sản phẩm sản xuất được trong kỳ trừ đi số sản phẩm tồn kho cuối kỳ. Sau khi đã xác định được sản lượng tiêu thụ trong kỳ, ta sẽ tính được doanh thu trong kỳ DT = ∑(Pi ×Qi) Trong đó Pi: Giá bán bình quân sản phẩm i Qi: Sản lượng tiêu thụ trong kỳ của sản phẩm i b) Thẩm định chi phí Tổng chi phí của một dự án gồm chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp Chi phí trực tiếp gồm chi phí nguyên, nhiên vật liệu, chi phí nhân công, chi phí quản lý, chi phí sử dụng vốn và khấu hao tài sản cố định Chi phí gián tiếp như chi phí quảng cáo, chi phí bán hàng, chi phí dự phòng, chi phí khác… Thông qua việc thẩm định chi phí, NH sẽ biết được các khoản chi phí tạo nên giá thành sản phẩm đã hợp lý chưa, qua đó kết luận được giá thành của sản phẩm dự án đã phải là tốt nhất chưa? Thông qua khâu thẩm định này, NH cần có những kết luận chính xác về các vấn đề như: Tỷ lệ trích khấu hao đã hợp lý chưa Các khoản chi phí đã được đưa đầy đủ vào giá thành chưa? Các chi phí khác có khoản nào chưa phù hợp không? Doanh thu và khả năng thực tế đạt được? Mức tiêu hao nguyên vật liệu đã hợp lý chưa? Tỷ lệ đạt công suất hoạt động qua các năm 1.2.4.3 Thẩm định các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của DA vay vốn Qua khâu thẩm định vốn, doanh thu, chi phí, các số liệu được dùng để tính toán đã được chấp nhận là đúng đắn, cán bộ thẩm định sẽ tiến hành thẩm định một số chỉ tieu hiệu quả tài chính quan trọng. Giúp co các kết luận, nhận xét về dự án được chính xác và công bằng. Thẩm định tỷ suất chiết khấu Như đã nói ở phần trên, một dự án thường được huy động từ nhiều nguồn vốn khác nhau, mỗi nguồn vốn lại có một chi phí sử dụng vốn khác nhau. Mặt khác khi xem xét các chỉ tiêu tài chính dự án, ta không thể không xem xét đến giá trị của đồng tiền theo thời gian. Chính vì thế khi xác định tỷ suất chiết khấu, cán bộ thẩm định phải dựa trên cơ cấu nguồn vốn cũng như chi phí sử dụng của tùng nguồn vốn được huy động cho dự án. Công thức tính tỷ suất chiết khấu thường được dùng là ∑Qi × Ri i = ∑Qi Trong đó Qi: lượng vốn huy động thứ i Ri: chi phí sử dụng vốn thứ i Chỉ tiêu giá trị hiện tại ròng của (NPV – Net Present Value) NPV (Giá trị hiện tại ròng của một dự án) là trong những chỉ tiêu quan trọng nhất khi đánh giá hiệu quả tài chính của một dự án đầu tư. NPV là chênh lệch giữa tổng giá trị hiện tại của các dòng tiền thu được trong từng năm thực hiện dự án với vốn đầu tư bỏ ra được quy đổi về mốc 0 của dự án. Có nhiều công thức để tính NPV nhưng công thức phổ biến nhất là công thức n (Bt - Ct) NPV = - Co + ∑ t=1 (1 + r)t Trong đó: Co: Vốn đầu tư bỏ ra ban đầu B1, B2, B3 ….Bt: Thu nhập năm t của dự án C1, C2, C3….Ct: Chi phí năm t của dự án n: thời gian hoạt động của dự án (đời dự án) r: Tỷ lệ chiết khấu được chọn * Điều kiện để quyết định cho vay (chấp nhận dự án) - Nếu NPV > 0: Dự án được chấp nhận (cho vay) - Nếu NPV <0: Dự án không được chấp nhận - Nếu NPV = 0: Ngân hàng sẽ tuỳ theo mục đích của dự án mà xem xét có cho vay hay không c) Chỉ tiêu tỷ suất hoàn vốn nội bộ - IRR Cùng với chỉ tiêu NPV, chỉ tiêu IRR cũng là một chỉ tiêu cơ bản dùng để đánh giá hiệu quả tài chính của một dự án. Hiêu một cách đơn giản thì tỷ suất hoàn vốn nội bộ là mức lãi suất chiết khấu mà tại đó NPV bằng 0. Công thức xác định IRR n (Bt - Ct) 0 = - Co + ∑ t=1 (1 + IRR)t Trong đó: IRR: Tỷ suất hoàn vốn nội bộ Co: Vốn đầ tư ban đầu Ct: Chi phí trong năm t Bt: Thu nhập trong năm t n: Thời gian phân tích dự án Tại các NHTM, chỉ tiêu này được hết sức lưu ý vì chỉ tiêu này được đo lường bằng tỷ lệ phần trăm nên dễ so sánh với chi phí sử dụng vốn hay chính là tỷ lệ lãi mà NH áp dụng đối với dự án. Theo công thức trên, IRR chỉ rõ lãi suất tối đa mà dự án có thể chấp nhận được Nếu coi lãi suất mà NHTM áp dụng cho dự án là igiói hạn NH sẽ xác định hiệu quả của dự án dựa theo chỉ tiêu IRR như sau: IRR > igiới hạn : Dự án đạt hiệu quả tài chính, chấp thuận cho vay IRR < igiới hạn: Dự án chưa đạt hiệu quả tài chính, không cho dự án vay vốn IRR = igiới hạn : Dự án hoà vốn,tuy nhiên tuỳ thuộc vào tính chất, mục tiêu của dự án, NH sẽ có quyết định cho vay hay không. Chỉ tiêu tỷ số lợi ích trên chi phí (B/C) Là chỉ tiêu phản ánh mối quan hệ giũa lợi ích (doanh thu) và chi phí của cả đời dự án. Công thức của chỉ tiêu này ∑(Bt/ (1+r)t) B/C = ∑(Ct/(1+r)t) Trong đó: Bt: Doanh thu năm t Ct: Chi phí năm t n: thời gian hoạt động của dự án r: tỷ lệ chiết khấu Điều kiện lựa chọn dự án: Nếu B/C ≥ 1: Chấp nhận cho vay Nếu B/C < 1: Không chấp nhận cho vay Chỉ tiêu thời gian thu hồi vốn đầu tư (T) Thời gian thu hồi vốn là khoảng thời gian mà dự án có thể thu hồi đủ số vốn đầu tư ban đầu đã bỏ ra Dựa trên bảng tính dòng tiền trong báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án, ta có thể xác định được chỉ tiêu này. Nếu dự án nào có thời gian thu hồi vốn nhỏ hơn thời gian hoạt động càng nhiều thì dự án đó sẽ càng được đánh giá có hiệu quả cao về mặt tài chính và ngược lại. Các NHTM sẽ chấp thuận cho dự án vay vốn nếu dự án có thời gian hoàn vốn không vượt quá thời gian hoàn vốn định mức được xác định cho từng ngành. Chỉ tiêu điểm hoà vốn (H) Điểm hoà vốn của dự án là điểm mà tại đó dự án không có lãi nhưng cũng không bị lỗ. Việc phân tích điểm hoà vốn sẽ giúp cho cán bộ thẩm định có thể xác định được mức doanh thu hay sản lượng thấp nhất của dự án mà tại đó dự án có thể vận hành bình thường, không gay nguy hiểm cho dự án, đảm bảo khả năng trả nợ của dự án. Không những vậy, việc phân tích điểm hoà vốn còn giúp xác định mức giá mà dự án có thể chấp nhân được. Điểm hoà vốn của dự án càng thấp càng tốt, vì điểm hoà vốn càng thấp thì khả năng thu hồi vốn càng cao, rủi ro càng thấp. 1.2.5 Một số phương pháp thẩm đinh tài chính dự án trong các NHTM 1.2.5.1 Phương pháp đánh giá so sánh các chỉ tiêu Với phương pháp này, các NHTM sẽ tiến hành so sánh các chỉ tiêu như: So sánh NPV với 0, so sánh IRR với igiới hạn , so sánh B/C với 1…. 1.2.5.2 Phương pháp phân tích độ nhạy Đây là phương pháp được hệ thống NHTM quan tâm đặc biệt. Vì phân tích độ nhạy chính là vịêc đưa dự án vào các tình huống bất lợi có thể xảy ra trong thực tế, từ đó xem xét tính hiệu quả của dự án trong những tình huống như thế. Việc thực hiện một dự án không thể tránh khỏi sẽ gặp các rủi ro. Đối với NHTM, khi họ cho dự án vay tiền, họ sẽ phải tính toán rất kỹ các rủi ro để đảm bảo sự hiệu quả của dự án và cũng là đảm bảo khả năng trả nợ của dự án. Cán bộ thẩm định khi thẩm định dự án theo phương pháp này sẽ tính đến sự thay đổi của các yếu tố như giá cả nguyên vật liệu đâu vào, giá bán sản phẩm dầu ra, cung cầu, sự thay đổi về các yếu tố như doanh thu, chi phí…Sau khi lập các bảng này, cán bộ thẩm định sẽ xem xét xem sự thay đổi của các yếu tố trên tác động đến các chỉ tiêu hiệu quả tài chính (chủ yếu là 2 chỉ tiêu NPV và IRR) của dự án như thế nào, hay chính là xem xét độ nhạy cảm của các chỉ tiêu hiệu quả tài chính. Tuỳ theo quy định của mỗi NH, cán bộ thẩm định sẽ lập các bảng phân tích độ nhạy theo một chiều hay hai chiều Ví dụ về bảng phân tích độ nhạy của các chỉ tiêu hiệu quả tài chính khi giá cả nguyên vật liệu đầu vào tăng (bảng phân tích độ nhạy một chiều, vì chỉ có một yếu tố thay đổi Các chỉ tiêu % tăng của giá nguyên vật liệu 0% 5% 10% 15% 20% NPV IRR Thời gian thu hồi vốn Thời gian trả nợ thực tế Số năm bổ sung nguồn trả nợ Bảng phân tích độ nhạy hai chiều (xét dự án khi cho đồng thời hai trong số các yếu tố thay đổi). Ví dụ ở đây là giá bán sản phẩm và giá nguyên vật lệu đầu vào thay đổi Sự thay đổi của giá nguyên vật liệu đầu vào NPV của phưong án gốc NPV = …. Sự thay đổi giá bán -5% -10% -15% -20% 5% 10% 15% 20% 1.2.5.3 Phương pháp triệt tiêu rủi ro (Phương pháp điều chỉnh tỷ lệ chiêt khấu) Phương pháp điều chỉnh hệ số chiết khấu dựa vào mức ruiro dự kiến. Đây là một phương pháp đơn giản, được sử dựng rộng rãi trong các NHTM. Nguyên tắc của phương pháp này là điều chỉnh tỷ lệ chiết khấu cơ sở được xem là không có rủi ro, hoặc có thể chấp nhận ở mức ruỉ ro tối thiểu. Việc điều chỉnh được thực hiện bằng cách cộng thêm vào tỷ lệ chiết khấu một mức bù rủi ro cần thiết cho rủi ro (mức bù rủi ro), sau đó thực hiện việc tính toán lại các chỉ tiêu hiệu quả tài chính như NPV, IRR… theo tỷ lệ chiết khấu mới. Sau khi đã điều chỉnh theo rủi ro, quyết định chấp nhận dự án hay không chấp nhận dưạ trên các chỉ tiêu hiệu quả tài chính được thực hiện giống như ở trên Nếu rủi ro gắn với dự án càng cao thì mức bù rủi ro càng lớn. Giả sử tỷ lệ chiết khấu “không rủi ro” bằng 8% Mức bù rủi ro Áp dụng khi R (tỷ lệ chiết khấu điều chỉnh) 4% Dự án là dự án mở rộng dự án đang hoạt động có hiệu quả 12% 7% Dự án là dự án mới gắn liền với hoạt động sản xuất kinh doanh chính của chủ đâu tư 15% 10% Dự án sản xuất thị trường mới, tiếp cận thị trường mới 18% Tuỳ thuộc vào mỗi NH mà các trường hợp phải bù bủi ro cũng như mức bù rủi ro cho mỗi trường hợp sẽ khác nhau. Chương 2: THỰC TIỄN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN BẮC HÀ NỘI TỪ NĂM 2005 ĐẾN 2008 2.1 Khái quát về hoạt động kinh doanh của NHNo & PTNT chi nhánh Bắc Hà Nội 2.1.1 Hoạt động tín dụng 2.1.1.1 Hoạt động huy động vốn Chi nhánh Bắc Hà Nội NHNo&PTNT được thành lập thámg 11/2001. Mặc dù mới được thành lập nhưng lượng vốn huy động được của chi nhánh tăng trưởng rất nhanh qua các năm. Năm 2001 thì nguồn vốn huy động được của chi nhánh chiếm tỷ trong không đáng kể trong tổng vốn huy động của toàn hệ thống. Nhưng phát huy thế mạnh của một NHTM của Nhà nước, cùng với việc triển khai các hình thức huy động vốn đa dạng hấp dẫn, số vốn huy động trong hai năm tiếp theo đã tăng trưởng nhanh chóng. Năm 2002, sô vốn huy động được tăng 900% so với năm 2001, đây quả là một con số đang nể. Không dùng lại ở đó, năm 2003, lượng vốn huy động tăng 160% so với năm 2002. Để khuyến khích khách hàng gửi tiền, đặc biệt là những khách hàng gửi tiền có kỳ hạn và với số lượng lớn, NH đã có những cơ chế lãi suất phù hợp cho từng nguồn vốn. Để làm được điều này, NH đã theo dõi sát biến động của lãi suất trên địa bàn để có sự điều chỉnh kịp thời, linh hoạt. Ta có thể theo dõi điều trên qua bảng nguồn vốn huy động tại chi nhánh Bắc Hà Nội trong các năm từ 2005 đến 2008 sau Bảng 2: nguồn vốn huy động tại chi nhánh Bắc Hà Nội trong các năm từ 2005 đến 2008 Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 I. Phân theo TPKT 3577 3874 5408 5268 1. NV dân cư 1249 735 743 560 2. TG TCKT và TK cá nhân 1741 3063 4469 4368 3.TG tiền vay TCTD 568 50 190 330 4. Tiền ký quỹ của TCTK 19 26 6 10 II. Theo thời gian 1. NV không kỳ hạn 1121 1426 2251 760 2. NV có kỳ hạn < 12 tháng 1856 1310 670 940 3. NV có kỳ hạn từ 12 đến 24 tháng 468 1039 543 660 4. NV có kỳ hạn > 24 tháng 132 781 1944 2908 (Nguồn: Báo cáo kết quả KD của NHNo & PTNT chi nhánh Bắc Hà Nội Qua các số liệu trên ta thấy, luợng vốn huy độnh được của chi nhánh ngày càng lớn. Tuy rằng lưọng vốn huy động năm 2008 có thấp hơn năm 2007 là 140 tỷ đồng (tương đương với 2,59 % soa với năm 2007) nhưng đây là kết quả tất yếu của cuộc khủng hoảng kinh tế xảy ra vào nửa sau năm 2008. Nếu so với các NH và các tổ chức tín dụng khác thì đây có thể coi là một thành công vì lượng vốn huy động không giảm nhiều. Các năm còn lại trong giai đoạn từ năm 2005 đến 2007, lượng vốn huy động được của các năm sau luôn cao hơn năm trước. Trong giai đoạn 2005 đến 2008, ta thấy, nguồn vốn huy động chủ yếu của NHNo & PTNT chi nhánh Bắc Hà Nội vẫn là tiền gửi của các tổ chức kinh tế và tiết kiệm cá nhân. Năm 2007, nguồn vốn này chiếm 82,64% tổng vốn huy động của chi nhánh. Đến năm 2008, con số này là 82,9%. Nguồn vốn huy động thấp nhất và có xu hướng giảm là ký quỹ của các tổ chức kinh tế. Năm 2005, tiền ký quỹ của các tổ chức kinh tế chiếm 0,55% tổng giá trị vốn huy động được, nhưng đến năm 2008 chỉ còn 0,21%. 2.1.1.2 Công tác sử dụng vốn Cũng giống như đa số các NH khác, chi nhánh Bắc Hà Nội xác định mục tiêu kinh doanh là huy động và cho vay vốn đối với mọi thành phần kinh tế. Chính vì thế mà từ khi thành lập đến nay, chi nhánh đã tiếp cận và cho vay đối với rất nhiều các loại hình doanh nghiệp, đặc biệt là các dự án vay vốn với số lượng lớn và trong thời gian từ 3 đến 5 năm trở lên. Tính đến cuối năm 2008, tổng dư nợ cho vay của NHNo & PTNT chi nhánh Bắc Hà Nội đã lên tới 2107,6 tỷ đồng, trong đó dư nợ bằng đồng VNĐ là 1596,4 tỷ đồng. Ta có thể thấy, tuy khách hàng của chi nhánh là mọi tầng lớp dân cư, doanh nghiệp, nhưng khách hàng chủ yếu của chi nhánh là các doanh nghiệp. Năm 2008, doanh số cho các doanh nghiệp vay của chi nhánh là 398542 triệu đồng. Cụ thể như sau Bảng 3: Kết quả cho vay DN theo TPKT cuối năm 2008 Đơn vị: triệu đồng TT Chỉ tiêu Số lượng DN Doanh số cho vay Doanh số thu nợ I Doanh nghiệp lớn 29 349253 102399 1 DNNN 11 908363 33037 2 Công ty cổ phần 12 205263 25472 3 Công ty hợp danh 4 Công ty TNHH 1 7969 0 5 DN có vốn đầu tư NN 5 45185 43890 6 DN tư nhân 7 Pháp nhân khác 8 Hợp tác xã II DN vừa và nhỏ 81 49289 55730 1 DNNN 2 0 0 2 Công ty cổ phần 33 34167 45518 3 Công ty hợp danh 4 Công ty TNHH 43 15122 8197 5 DN có vốn đầu tư NN 3 0 2015 6 DN tư nhân 0 0 7 Pháp nhân khác 0 0 8 Hợp tác xã 0 0 Tổng cộng 110 398542 158129 (Nguồn: Phòng tín dụng NHNo & PTNT chi nhánh Bắc Hà Nội) Bảng 4: Kết quả nợ vay của DN theo TPKT cuối năm 2008 Đơn vị: triệu đồng TT Chỉ tiêu Dư nợ Nợ đã xử lý rủi ro Tổng số Nợ xấu Đã thu hồi trong tháng Đã luỹ kế từ đầu năm Đã xử lý rủi ro còn lại I Doanh nghiệp lớn 1542346 0 0 1523 0 1 DNNN 384722 0 2 Công ty cổ phần 800824 0 1523 3 Công ty hợp danh 4 Công ty TNHH 92121 0 0 0 0 5 DN có vốn ĐTNN 264629 0 0 6 DN tư nhân 0 0 0 0 0 7 Pháp nhân khác 0 0 0 8 Hợp tác xã 0 0 0 II DN vừa và nhỏ 345999 52579 0 1557 25595 1 DNNN 3446 1557 0 2 Công ty cổ phần 179575 37976 0 0 23372 3 Công ty hợp danh 0 4 Công ty TNHH 145694 14603 0 0 3223 5 DN có vốn ĐTNN 17284 6 DN tư nhân 0 7 Pháp nhân khác 0 8 Hợp tác xã 0 Tổng cộng 1888345 52579 0 3080 25595 (Nguồn: Phòng tín dụng NHNo & PTNT chi nhánh Bắc Hà Nội) Qua hai bảng trên ta thấy, tổng số dư nợ của các Doanh nghiệp nhà nước tại chi nhánh là 388128 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 15,53% tổng dư nợ. Trong khi tỷ lệ này năm 2007 là 16,95%. Năm 2008, các doanh nghiệp nhà nước có quan hệ tín dụng với chi nhánh đều duy trì hoạt động kinh doanh, khả năng trả nợ gốc và lãi đều đảm bảo. Đối với nhóm khách hàng là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, tổng dư nợ năm 2008 là 1500,127 tỷ đồng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng dư nợ là 79,44%, năm 2007, tỷ lệ này là 73,31%. Năm 2008 là năm cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới xảy ra, mặc dù ảnh hưởng của nó đến nước ta là không nhiều nhưng cũng gây nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Tuy nhiên, về cơ bản, hầu hết các doanh nghiệp này đều khắc phục khó khăn và có chiều hường kinh doanh ổn định. Chỉ có một số ít gặp khó khăn trong khâu thanh toán nên ảnh hưởng đến việc trả nợ buộc NH phải chuyển sang nợ quá hạn. Nhóm khách hàng là cá nhân, hộ gia đình chỉ có 223 tỷ đồng dư nợ với hơn 1900 khách hàng. Trong tổng số dư nợ này, nợ quá hạn chỉ chiếm 9 tỷ đồng (tương đương 4% dư nợ của nhóm khách hàng này) Bảng 5: Tổng dư nợ của chi nhánh Bắc Hà Nội NHNo & PTNT trong các năm 2005 đến 2008 Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 I. Tổng dư nợ 1163,6 1491,4 2050,4 2107,6 1. Cho vay bằng VNĐ 770,2 1114,5 1545,4 1596,4 - Ngắn hạn 498,2 736,4 842,3 960,1 - Trung và dài hạn 272 378,1 703,1 66,3 2. cho vay ngoại tệ 393,4 376,9 505,0 511,2 - Ngắn hạn 148,8 187,1 307,5 133,0 - Trung và dài hạn 244,6 189,8 197,5 378,2 II. Dư nợ theo TPKT 1. Doanh nghiệp NN 310,4 358,6 215,2 327,3 2. Doanh nghiệp ngoài QD và hợp tác xã 611,5 951,3 1272,4 1557,1 3. Tư nhân và tập thể 111,8 181,5 212,9 112,2 III. Khả năng thanh toán 17,951 16,558 19,975 15,480 (Nguồn: Báo cáo kết quả KD của NHNo & PTNT chi nhánh Bắc Hà Nội) Tổng dư nợ đến cuối năm 2008 là 2170,6 tỷ đồng, trong đó, dư nợ nội tệ là 1596,4 tỷ đồng chiếm 75,745% tổng dư nợ, dư nợ ngoại tệ (quy đổi về VNĐ) là 511,2 tỷ đồng chiếm 24,255%. Công tác tín dụng, đặc biệt là công tác sử dụng vốn tại chi nhánh đã và đang thực hiện tốt. Điều này thể hiện ở lượng vốn huy động ngày càng tăng, cùng với điều này là doanh số cho vay cũng tăng qua các năm, nhưng lại rất an toàn hiệu quả. Đa số các khách hàng của chi nhánh đều là những doanh nghiệp có tình hình sản xuất kinh doanh ổn định và tình hình tài chính mạnh. 2.1.2 Kết quả các hoạt động kinh doanh khác của chi nhánh Bên cạnh nghiệp vụ tín dụng truyền thống, chi nhánh NHNo & PTNT Bắc Hà Nội đã tiến hành kinh doanh trên nhiều lĩnh vực khác và mang lại hiệu quả cao. Cụ thể như sau 2.1.2.1 Hoạt động thanh toán a) Thanh toán quốc tế - Thanh toán hàng xuất khẩu: Năm 2008, chi nhánh đã thanh toán 45 khoản tiền với tổng giá trị 3,3 triệu USD (tăng 277% so với năm 2007) - Thanh toán hàng nhập khẩu: Tổng số khoản tiền được thanh toán là 1055 với tổng giá trị là 88,3 triệu USD - Doanh số mua bán ngoại tệ: Tổng giá trị mua bán ngoại tệ đạt 88 triệu USD tăng 17% so với năm 2007. trong đó: + Doanh số mua là 43,7 triệu USD, tăng 18% so với năm 2007 + Doanh số bán là 44 triệu USD, tăng 16% so với năm 2007 - Ngoài ra, chi nhánh còn tiến hành triển khai thành lập các bàn thu đổi ngoại tệ, phòng thanh toán quốc tế tích cực triển khai công tác tìm kiếm các đại lý thu đổi ngoại tệ phục vụ cho công tác thanh toán quốc tế. Trong năm 2008, đã có thêm 5 bàn thu đổi ngoại tệ được mở thêm nâng tổng số bàn thu đổi ngoại tệ tăng lên con số 10. Tổng số ngoại tệ thu được từ các bàn thu đổi ngoại tệ là 3 triệu USD b) Thanh toán trong nước Năm 2008, có tổng số 6102 món tiền được thanh toán theo hình thức chuyển tiền điện tử qua chi nhánh, với tổng giá trị là 14923 tỷ đồng. Doanh số thanh toán điện tử liên NH là 31609 tỷ đồng với 16234 món. Thu tiền mặt là 3823 tỷ đồng, chi tiền mặt là 3836 tỷ đồng. Đến nay, NH đã và đang quản lý trên 600 đơn vị tài khoản và 4000 tài khoản cá nhân. Nhìn chung thì uy tín của chi nhánh đang ngày càng được nâng cao. 2.2.1.2 Dịch vụ ngân hàng Trong những năm gần đây, chi nhánh đang chú trọng mở rộng và phát triển các loại hình dịch vụ NH. Thu nhập từ các dịch vụ này cũng chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng doanh thu của NH. Năm 2008, chi nhánh tiếp tục cung cấp cho thị trường những dịch vụ như ATM, thẻ tín dụng, phát triển hệ thống thanh toán nua hàng, tiền điện, nước…chuyển tiền nhanh, chuyển khoản…Ngoài ra, NH còn đang tham gia chương trình thông tin báo cáo, triển khai thẻ ghi nợ, thẻ Visa, Master…tạo điều kiện tiền đề cho việc ứng dụng công nghệ thông tin mạnh mẽ vào các dịch vụ của NH. 2.2 Thực trạng hoạt động thẩm định TCDA Tại chi nhánh NHNo & PTNT chi nhánh Bắc Hà Nội, các nội dung thẩm định, trình tự thẩm định và phương pháp thẩm định cũng giống như hầu hết các NHTM khác đã trình bầy ở chương 1. Tuy vậy, tại chi nhánh cũng có một số điểm khác biệt như tỷ lệ chiết khấu áp dụng cho các dự án là lãi suất cho vay trung và dài hạn tại NH, dòng tiền các năm của dự án được quy đổi về cả năm 0 và năm 1 để tính các chỉ tiêu hiệu quả tài chính… Công tác thẩm định dự án nói riêng và thẩm định TCDA nói riêng tại chi nhánh được thực hiện khá tốt. Điều này được thể hiện rất rõ trong bảng “Kết quả nợ vay của DN theo thành phần kinh tế” ở trên. Từ bảng trên ta thấy tỷ lệ nợ xấu của các doanh nghiệp lớn là 0% còn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ là 52579 triệu đồng tương đương 15,2% so với tổng số vốn vay của các doanh nghiệp vừa và nhỏ và bằng 2,78% tổng số dư nợ của toàn chi nhánh. Bảng 6: Các dự án đã thẩm định và cho vay vốn năm 2008 Đơn vị: Tỷ đồng TT Tên khách hàng Giá trị hợp đồng Số tiền đã giải ngân Số tiền còn giải ngân tiếp 1 Công ty TNHH Móng Cái Plaza 56 43,818 12,812 2 Cty CPPT nhà Trường Linh 45 45 3 Cty CN tầu thuỷ Nam Triệu 184 78,273 57,27 4 Cty dệt Hà Nam 308,518 298,479 97,66 5 Cty CP thuỷ điện Hương Sơn 110 46,266 63,734 6 Cty Thái Sơn Bộ Quốc Phòng 33 33 7 Cty TNHH XD CT Đăng Minh 61 40,375 20,625 8 Cty CPĐTPTPT dự án đô thị 15 15 9 Cty CP Sao Thuỷ 115 50 65 10 Cty Cavico khai thác mỏ 37,750 10,714 27,036 11 Cty Điện lực Việt Nam 196 97,314 96,686 12 Cty Cavico hạ tầng 9,977 5,374 4,603 Tổng 1096,242 763,883 305,359 (Nguồn: Phòng tín dụng NHNo & PTNT chi nhánh Bắc Hà Nội) Tính đến 31/12/2008, chi nhánh đã có 12 dự án cho vay trung và dài hạn đã ký hợp đồng tín dụng Đến quý 2 năm 2009, chi nhánh đã và đang thẩm định 150 dự án đều là nhũng dự án trung và dài hạn có tính khả thi và khả năng trả nợ cao. Trong đó có 2 dự án lớn là Dự án xi măng ChinFon với khoản vay 15 tỷ đồng, dự án Thuỷ điện PleKrong với khoản vay 196 tỷ. Ta thấy mặc dù tổng số dư nợ của khách hàng tại chi nhánh ngàng càng tăng nhưng tỷ lệ nợ xấu tăng không lớn. Năm 2008, tỷ lệ nợ xấu có tăng nhiều điều này có nguyên nhân từ cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới. Bảng 7: Phân loại nợ xấu của chi nhánh giai đoạn 2005 – 2008 Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Tỷ đồng tỷ trọng (%) tỷ đồng tỷ trọng (%) tỷ đồng tỷ trọng (%) tỷ đồng tỷ trọng (%) Tổng dư nợ 1163,6 1491 2053,5 2107,6 Nhóm 1 1158,6 97,57 1440,9 96,6 2015,9 98,2 1648,8 78,23 Nhóm 2 3,1 0,226 15,3 1,1 12,5 0,609 39,2 18,59 Nhóm 3 1,017 0,1 16,93 1,1 10,1 0,5 11,8 0,56 Nhóm 4 0,45 0,04 9,6 0,64 7,8 0,38 46,9 2,23 Nhóm 5 0,248 0,02 8,27 0,56 5,6 0,27 8,4 0,39 Nợ xấu 3+4+5 1,868 0,16 34,8 2,3 23,6 1,15 67,1 3,18 (Nguồn: Phòng tín dụng NHNo & PTNT chi nhánh Bắc Hà Nội) Trong đó Nhóm 1: Nợ đủ tiêu chuẩn Nhóm 2: Nợ cần chú ý Nhóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩn Nhóm 4: Nợ nghi ngờ Nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn Trong giai đoạn 2005 – 2008, cơ cấu nợ xấu của chi nhánh không có sự thay đổi nhiều. Trong đó, nhóm 4, nợ nghi, ngờ luôn chiếm tỷ trọng cao nhất, nợ nhóm 5, nợ có khả năng mất vốn chiếm tỷ trọng ít nhất. Điều này đã cho thấy chất lượng thẩm định tại chi nhánh Bắc Hà Nội NHNo & PTNT rất cao 2.3 Những hạn chế và nguyên nhân trong thẩm định TCDA tại chi nhánh NHNo & PTNT Bắc Hà Nội 2.3.1 Những hạn chế a) Hạn chế về nội dung thẩm định - Trong công tác thẩm định TCDA, việc tính toán một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính của DA chỉ chú trọng vào việc phân tích dòng tiền, xây dựng phương án trả nợ. b) Hạn chế về phương pháp thẩm định - Việc đánh giá dự án trong điều kiện rủi ro được thực hiện nhưng chưa kỹ lưỡng và sâu sắc. Tuy đã có một số phương pháp đánh giá rủi ro được đưa vào áp dụng, nhưng các phương pháp này hầu hết là các phương pháp cũ, chưa đánh giá được tác động của sự thay đổi nhiều nhân tố đến dự án, và các kết quả có thể xảy ra nếu co nhiều rủi ro cùng xảy ra một lúc. Một số phương pháp đánh giá rủi ro hiện đại, tổng quát chưa được áp dụng như phương pháp phân tích theo kịch bản, phương pháp phân tích xác suất…Không những vậy, khi phân tích rủi ro, cán bộ thẩm định lại chỉ xét đến sự thay đổi của các yếu tố như giá cả, sản lưọng, chi phí…mà chưa tính đến sự thay đổi của các yếu tố khác như thuế, cung cầu sản phẩm. c) Hạn chế về đội ngũ cán bộ thẩm định - Do mới được thành lập chưa lâu nên đội ngũ cán bộ tại chi nhánh nói chung và đội ngũ cán bộ thẩm định nói riêng đa số còn chưa có kinh nghiệm. Đặc biệt là khả năng ngoại ngữ và tin học chưa cao dẫn đến khó khăn trong việc áp dụng các phưong pháp thẩm định mới cũng như trong việc thẩm định các dự án có yếu tố nước ngoài. d) Hạn chế về thông tin và thu thập thông tin - Hầu hết thông tin được sử dụng trong quá trình thẩm định đều là các thông tin do khách hàng cung cấp trong hồ sơ vay vốn và trong báo cáo nghiên cứu khả thi. Đa số khách hàng mang hồ sơ đến xin vay vốn thì đều muốn cho báo cáo của mình thật khả thi, khả năng trả nợ cao…nên khó có thể tránh khỏi tình trạng các số liệu trong hồ sơ sẽ bị sửa đổi, sai lệch so với thực tế. Nếu những sửa đổi này không quá lớn thì ảnh hưởng của nó đến tính hiệu quả của vốn sẽ không lớn, nhưng nếu khách hàng sửa đổi nhiêu thì thậm chí có thể biến một dự án không khả thi thành khả thi. - Các thông tin khác về dự án, khách hàng chủ yếu được cán bộ thẩm định tìmt trên internet, báo chí,…Các thông tin này cần phải được xử lý, chọn lọc nếu muốn sử dụng, nhưng nhiều khi nó dược sử dụng ngay không qua chọn lọc. Điều này rất dễ dẫn đến quyết định cho vay sai gây hậu quả nghiêm trọng. 2.3.2 Nguyên nhân của những hạn chế kể trên a) Nguyên nhân chủ quan (từ phía NH) Thứ nhất: Ngyên nhân từ đội ngũ cán bộ thẩm định Như đã đề cập ở trên, chủ yếu đội ngũ cán bộ còn trẻ cả về tuồi đời và tuổi nghề, kinh nghiệm chưa nhiều. Không những vậy khả năng ngoại ngữ, vi tính lại chưa cao Thứ hai: Nguyên nhân từ nội dung thẩm định - Thẩm định tổng vốn đâu tư, cán bộ thẩm định ít xem xét đến yếu tô vốn lưu động của dự án vì thế xảy ra tình trạng thiếu vốn khi triển khai dự án. Không những thế điều này còn dẫn đến tổng vốn đầu tư sai, thẩm định các chỉ tiêu hiệu quả tài chính sai - Thẩm định tỷ lệ chiết khấu: Khi tính các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án, NH thường áp dụng lãi suất cho vay trung và dài hạn làm tỷ lệ chiết khấu. Điều này chỉ đúng khi toàn bộ vốn của dự án là vốn vay tại NH, nhưng hầu như không có dự án nào thực hiện điều này. Chính ví thế mà tỷ lệ chiết khấu được áp dụng là không chính xác, không phản ánh dủ chi phí sử dụng vốn cảu dự án. - Thẩm định doanh thu – chi phí: Chi phi, giá bán sản phẩm cảu dự án được áp dụng, tính toán cho cả đời dự án, không thay đổi. Điều này hoàn toàn không hợp lý đối với nền kinh tế đang biến động ngày một mạnh mẽ, và nhất là trong xu thế hội nhập hiện nay. - NH chưa có một hệ thống các chỉ tiêu so sánh thống nhất. Các dự án được thẩm định đều chỉ tính toán, so sánh các chỉ tiêu đơn giản như NPV, IRR, H, T…Đối với các dự án lớn thì điều này không thể đủ để kết luận về hiệu quả tài chính cũng như tính khả thi, khả năng trả nợ. b) Nguyên nhân khách quan - Hệ thống thông tin giữa các NH chưa phát triển nên việc kiểm ta thông tin về tình hình nợ, quan hệ của khách hàng với các tổ chức tín dụng chưa thật sự đạt hiệu quả cao. - Đơn vị xin vay vốn nhiều khi cung cấp thông tin sai lệch cho NH dẫn đến kết quả thẩm định không chính xác. Chương 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 3.1 Phương hướng hoạt động của NH trong lĩnh vực cho vay 3.1.1 Đối với hoạt động chung của chi nhánh - Trong thời gian tới, NHNNo & PTNT Việt Nam vẫn theo đuổi mục tiêu hoạt động là “Tăng trưởng – An toàn - Hiệu quả”. Với mục tiêu chung của toàn hệ thống như vậy, vhi nhánh Bắc Hà Nội đã được định hướng một cách rõ ràng trong hoạt động + Hoạt động cho vay phải gắn liền với công cuộc hiện đại hoá, công nghiệp hoá. Đặc biệt là góp phần hiện đại hoá lĩnh vực nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu cây trồng và vật nuôi. + Mở rộng cho vay đối với các mô hình kinh tế trang trại, các mô hình sản xuất với quy mô lớn, góp phần nâng cao chất lưọng khu vực nông nghiệp. + Mặc dù là một NH ban đầu được thành lập với mục tiêu chính là hỗ trợ nền nông nghiệp trong nước, nhưng trong thời kỳ đổi mới hiện nay, NH cũng được định hướng phát triển theo cơ chế thị trường, thực hiện quan hệ cung cầu vốn trên thị trường tại địa bàn với lãi suất thực tế dương. + Mở rộng thị trường cho vay đối với khu vực khách hàng là các tổng công ty, nhất là các tổng công ty liên quan trực tiếp đến nông nghiệp, ví dụ như các công ty chế biến nông sản…Qua đó thực hiện tốt mục tiêu “Tăng trưởng nhưng an toàn tín dụng” + NH không ngừng mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, nhât là với các ngân hàng quốc tế có trụ sở tại Việt Nam. Qua đó nâng cao uy tín của NH nói riêng và cả hệ thống NH của nước ta nói chung trên thị trương quốc tế. Không những thế, khi có quan hệ tốt với các NH quốc tế, uy tín của NHNNo & PTNT sẽ được nâng cao đối với thị trường vốn trong nước, từ đó góp phần tăng doanh thu của NH. + Trong quá trình hoạt động, từng bước hiện đại hoá trang thiết bị phục vụ cho các nghiệp vụ nói chung và công tác thẩm định TCDA nói riêng. Áp dụng thêm các phương pháp thẩm định tiên tiến, có hiệu quả cao vào công tác thẩm định TCDA. Các chỉ tiêu cụ thể đặt ra cho chi nhánh + Tổng dư nợ bằng 2400 tỷ, tăng 14% so với 2008 trong đó Dư nợ ngắn hạn là 1100 tỷ, bằng 46% tổng dư nợ Dư nợ trung và dài hạn là 1300 tỷ đồng, bằng 54% tổng dư nợ + Tổng vốn huy động từ 4600 đến 5000 tỷ đồng. Đạt tốc độ tăng trưởng 30% – 35%. Trong đó vốn huy động từ khu vực dân cư tư nhân là đạt 1000 tỷ, tương đương 25% tổng vốn huy động. + Tổng dư nợ bằng 2400 tỷ, tăng 14% so với 2008 trong đó Dư nợ ngắn hạn là 1100 tỷ, bằng 46% tổng dư nợ Dư nợ trung và dài hạn là 1300 tỷ đồng, bằng 54% tổng dư nợ + Nợ nghi ngờ và nợ xấu < 5% tổng dư nợ + Doanh thu từ các dịch vụ đạt trên 15% tổng doanh thu + Chênh lệch lãi suất đạt 0.4% 3.1.2 Phương hướng đặt ra đối với công tác thẩm định dự án nói riêng và công tác thẩm định TCDA nói riêng - Công tác thẩm định tài chính dự án phải phục vụ cho hoạt động cho vay trong từng giai đoạn và xuất phát từ tình hình thực tiễn của trong ngành - Quy trình thẩm định phải khoa học và phải phù hợp với các nhiệm vụ của ngân hàng. Mục tiêu chính của NH là cho vay kiếm lợi nhuận từ việc cho vay, vì vậy công tác thẩm định TCDA cần tập trung vào việc tính toán đến khả năng trả nợ của dự án. - Tăng cường công tác đào tạo bồi dưõng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ thẩm định góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng công tác thẩm định. Phát triển lực lượng cả về số lượng và chất lượng. - Kiện toàn bộ máy tổ chức thẩm định dự án. - Đầu tư, hiện đại hoá trang thiết bị phục vụ cho công tác thẩm định. - Chú trọng công tác kiểm tra dự án sau khi cho vay. Để đảm bảo khả năng trả nợ cảu dự án thì sau khi cho vay, NH cần phải thường xuyên kiểm tra việc thực hiện dự án. Nếu việc thực hiện có điều gì sai thì cán bộ thẩm định cần có biện pháp tư vấn, nhắc nhở để đảm bảo hiệu quả của dự án. 3.2 Một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác thẩm định TCDA 3.2.1 Giải pháp về phương pháp thẩm định Như đã nói ở trên, công tác thẩm định TCDA tại chi nhánh NHNNo & PTNT Bắc Hà Nội cần được bổ sung thêm các phương pháp thẩm định mới, tổng quát hơn, chính xác hơn. Không những vậy, còn phải kết hợp nhiều phương pháp thẩm định với nhau để đạt hiệu quả cao nhất. Hai phương pháp thẩm định TCDA mới có thể được áp dụng tại NH là phương pháp “phân tích theo kịch bản” và phương pháp “phân tích xác suất – Mô phỏng Monte Carlo”. - Phưong pháp phân tích mô phỏng: Nhược điểm của phương pháp phân tích độ nhạy cảm là không xem xét được mối quan hệ giữa các nhân tố tác động đến kết quả đầu tư. Khi phân tích độ nhạy cảm, chúng ta giả định một nhân tố thay đổi còn các nhân tố khác giữ nguyên. Nhưng trên thực tế, các nhân tố đều có mỗi quan hệ với nhau, tác động qua lại với nhau. Khi nhân tố này thay đổi thì dẫn đến các nhân tố khác cũng thay đổi. Ví dụ đơn giản nhât là khi giá tăng thì sản lượng sản phẩm tiêu thụ được sẽ giảm xuống, trong khi đó chúng ta vẫn giả định là sản lượng không đổi. Khi phân tích kịch bản sẽ gíp chúng ta khắc phục được điều này. Các bước của phương pháp phân tích theo kịch bản là: + Xây dựng bài toán cơ bản, xác định các nhân tố tác động đến kết quả đầu tư + Tiến hành phân tích độ nhạy cảm để xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến kết quả đàu tư. Từ đó xác định được các nhân tố nào tác động mạnh đến kết quả đầu tư. + Xác định mối quan hệ giữa các nhân tố + Căn cứ vào các nhân tố tác động mạnh, xay dựng các kịch bản có thể xảy ra khi sự thay đổi của các nhân tố này xuất hiện. Kịch bản đựơc xây dựng nên phải tính đến mối qua hệ giữa các nhân tố và giữa các nhân tố đến kết quả đầu tư. Số lượng kịch bản được xây dựng phải căn cứ vào yêu cầu phân tích và phải tập chung vào các tình huống hay xảy ra nhất. + Phân tích từng kịch bản để giúp NH có quyết định đúng đắn nhất. - Phương pháp phân tích xác suất – mô phỏng Monte Carlo: Như ta có thể thấy, phương pháp phân tích theo kịch bản ở trên có nhược điểm là số lượng kịch bản bị giới hạn, và trong các kịch bản đựơc xác định, ta lại rất khó để xác định kịch bản nào hay xảy ra nhất. Phương pháp phân tích xác suất sẽ giúp khắc phục những điều này. Với phương pháp này, số lượng kịch bản càng nhiều thì độ chính xác càng cao. Các bước tiến hành phân tích như sau + Sau khi xác định các kịch bản có thể xảy ra đối với dự án, chúng ta cần xác định xác suất ứng với mỗi tình huống của tùng nhân tố. + Mỗi lần chọn kịch bản là một lần chọn ngẫu nhiên từng giá trị đầu vào của các nhân tố đi kèm với xác suất. Từ dữ liệu đầu vào, chúng ta sẽ có số liệu đầ ra (ví dụ NPV, IRR…) tương ứng và kèm vớii nó là xác suất. Căn cứ vào số lượng kịch bản được phân tích, chúng ta sẽ xác định được các chỉ tiêu cơ bản của dự án như: Giá trị kỳ vọng, độ lệch chuẩn , xác suất thành công của dự án, xác suất thất bại,… + Phương pháp này đánh giá rất khách quan về dự án, kết quả phân tích sẽ rất tin cậy cho việc quyết địn cho dự án vay hay không của NH. Tuy nhiên phương pháp này lại đòi hỏi năng lực chuyên môn của đội ngũ cán bộ thẩm định phải thật sự cao, hệ thống phần mềm, xử lý dữ liệu phải thật hiện đại 3.2.2 Giải pháp về nội dung thẩm định - Khi thẩm định tổng vốn đầu tư, để tránh xác định nhu cầu vốn sai, cán bộ thẩm định cần chú ý đến nhu cầu vốn lưu động của dự án. Nếu điều này không được chú ý một cách thoả đáng thì việc thẩm định tổng vốn đầu tư và nhu cầu vay vốn sẽ không thật sự chính xác. - Đối với các khoản doanh thu và chi phí của dự án, khi thẩm định cần chú ý tới việc xác định mức giá nguyên vật liệu đầu vào cũng như giá của sản phẩm đầu ra và quan trọng nhất là phải tính đến sự thay đổi của giá cả theo thời gian. Điều này sẽ đảm bảo cho việc tính toán dòng tiền của dự án chính xác hơn. - Khi thẩm định TCDA, tránh trường hợp lấy lãi suất cho vay trung và dài hạn của NH làm tỷ lệ chiết khấu 3.2.3 Giải pháp về nguồn nhân lực - Nguồn nhân lực thực hiện công tác thẩm định dự án nói chung và thẩm định TCDA nói riêng cần đặc biệt chú ý. Bắt đầu từ khâu tuyển người của NH, cần tuyển những người thực sự có năng lực. Sau khi tuyển xong thì cần không ngừng đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ thẩm định - Nâng cao ý thức trách nhiệm cho nguồn nhân lực tham gia thẩm định - Tích cực trang bị máy móc hiện đại cho công tác thẩm định 3.2.4 Giải pháp về thông tin và thu thập thông tin - Các thông tin thu thập về khách hàng trên internet, báo chí cần được sàng lọc kỹ lưỡng trước khi sử dụng cho công tác thẩm định. KẾT LUẬN Như đã trình bày ở các phần trên, chúng ta không thể phủ nhận vai trò quan trọng của công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư trong các ngân hàng thương mại trong điều kiện nền kinh tế thị trường hiện nay. Nhờ có công tác này mà các ngân hàng sẽ có quyết định chính xác hơn trong việc có cho dự án vay vốn hay không, cho vay bao nhiêu và với điều kiện như thế nào…Không những vậy, qua việc phân tích tài chính dự án, ngân hàng còn có thể đưa ra những tư vấn cho chủ đầu tư trong quá trình lập, thực hiện, vận hành dự án sao cho hiệu quả nhất. Tuy có vai trò lớn như vậy, nhưng tại các ngân hàng thương mại của Việt Nam hiện nay, công tác thẩm định dự án nói chung và công tác thẩm định tài chính nói riêng còn nhiều hạn chế như hạn chế về đội nhũ cán bộ thẩm định, hạn chế về phương pháp thẩm định, trang thiết bị phục vự cho công tác thẩm định…Để khắc phục những hạn chế này, đòi hỏi các ngân hàng phải thực hiện một cách đồng bộ các biện pháp như nâng cao chất lượng nhận lực tham gia thẩm định, đổi mới phương pháp thẩm định…Có làm được như vậy thì khâu thẩm định dự án tài chính dự án tại các ngân hàng thường mại mới đạt hiệu quả cao nhất. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Giáo trình kinh tế đầu tư – NXB ĐH Kinh tế quốc dân Giáo trình Quản lý dự án đầu tư - NXB ĐH Kinh tế quốc dân Báo cáo kinh doanh của NHNo & PTNT Việt Nam chi nhánh Bắc Hà Nội năm 2005, 2006, 2007, 2008 Quy trình tín dụng NHNo & PTNT Việt Nam chi nhánh Bắc Hà Nội Trang Web của Bộ Kế hoạch đầu tư Trang web www.vietbao.vn trang web www.agribank.com.vn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc26313.doc
Tài liệu liên quan