Đề tài Theo quan điểm cá nhân bạn trong giai đoạn từ nay đến năm 2010 Việt Nam nên thu hút nguồn vốn FDI nhiều hơn hay ODA nhiều hơn

Tính từ thời điểm này, còn hơn hai năm nữa để thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2006-2010. Trong thời gian còn lại, cần có những bước đột phá trong việc thúc đẩy giải ngân nguồn vốn ODA, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, sử dụng tiết kiệm, đúng mục đích. Những sai lầm trước đây về quản lý và phân cấp sử dụng vốn ODA cần được rút kinh nghiệm nghiêm túc để tránh không lặp lại vết xe đổ. Theo tính toán, hiện nhu cầu vốn đầu tư phát triển là rất lớn, trong hai năm còn lại nếu Chính phủ kêu gọi được khoảng hơn 20 tỉ đô la từ nguồn ODA thì mới có thể đáp ứng được phần nào nhu cầu. Tuy nhiên, dù có lạc quan cũng phải thừa nhận, đạt được con số này là rất khó, vì năm 2008, năm mà Việt Nam thu hút được nhiều nguồn vốn cam kết viện trợ nhất, cũng mới chỉ đạt hơn 5 tỉ đô la. Vì vậy, song song với sự chuẩn bị cho thời kỳ “hậu ODA”, đã đến lúc cần có một cái nhìn toàn diện và tỉnh táo hơn về vai trò của nguồn vốn vay nợ nước ngoài này để từ đó hoạch định các chính sách kinh tế vĩ mô phù hợp. Và trên hết, cần nhận thức rằng phải giảm dần sự lệ thuộc vào ODA, đồng thời phát huy nguồn vốn trong nước, đặc biệt là khu vực kinh tế tư nhân

doc43 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1495 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Theo quan điểm cá nhân bạn trong giai đoạn từ nay đến năm 2010 Việt Nam nên thu hút nguồn vốn FDI nhiều hơn hay ODA nhiều hơn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c, Tây Nguyên, ĐBCSL; phát triển mạnh hệ thống đường cao tốc, nhất là tại các vùng kinh tế trọng điểm. Ngoài ra, nguồn vốn này sẽ phát triển các tuyến hành lang giao thông trong khuôn khổ hợp tác tiểu vùng Mê Kông mở rộng. Trong đó gồm có tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia và hai hành lang và một vành đai kinh tế Việt - Trung, xây dựng một số cầu đường bộ lớn ở cả 3 miền, trong đó có các cầu Cao Lãnh, Vàm Cống thuộc Dự án đường Hồ Chí Minh (giai đoạn II). Đồng thời, giao thông nông thôn cũng nằm trong phạm vi của nguồn vốn, gồm nâng cấp các tuyến đường huyện, bảo đảm đường thông suốt cả năm từ thôn bản đến trung tâm xã, đầu tư hỗ trợ bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ cũng như công tác duy tu bảo dưỡng đường bộ. Bên cạnh việc định hướng đầu tư cho các dự án giao thông cầu đường bộ, đối với lĩnh vực đường sắt, Chính phủ sẽ thu hút vốn ODA xây dựng một số tuyến đường sắt, kể cả tuyến đường sắt cao tốc Hà Nội - Tp. Hồ Chí Minh; tăng cường năng lực quản lý và điều hành ngành đường sắt. Lĩnh vực hàng không, các sân bay quốc tế sẽ được xây dựng ở một số tỉnh, thành phố phù hợp với quy hoạch phát triển hệ thống các sân bay của cả nước, trước mắt xây dựng mới một sân bay quốc tế hiện đại cho Thủ đô Hà Nội (Cảng Hàng không Quốc tế 2), Long Thành - Biên Hoà, Đà Nẵng (nhà ga), Cam Ranh - Khánh Hoà (nhà ga) và Phú Quốc - Kiên Giang. Trong giai đoạn này, Chính phủ cũng sẽ tập trung vốn ODA để xây dựng một số cảng nước sâu, trong đó có các cảng Vân Phong - Khánh Hoà, cảng Lạch Huyện - Hải Phòng, và các cảng trung chuyển. Ngoài ra sẽ hỗ trợ đầu tư phát triển hệ thống các tuyến đường thuỷ nội địa quan trọng ở Đồng bằng sông Hồng và ĐBSCL. Thể chế, tăng cường năng lực con người trong lĩnh vực giao thông, nhất là an toàn giao thông, cũng sẽ là một hướng đầu tư. Chính phủ cũng định hướng cụ thể trong việc sử dụng nguồn vốn ODA. Đối với nguồn vốn ODA hoàn lại, đặc biệt là các khoản vay có ưu đãi cao (lãi suất thấp, thời gian trả nợ dài và có ân hạn) thì ưu tiên sử dụng để phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế. Các khoản vay ODA có điều kiện ưu đãi kém hơn (lãi suất cao, thời gian trả nợ và ân hạn ngắn) sẽ được sử dụng cho các chương trình, dự án có tính khả thi cao về mặt kinh tế và có khả năng trả nợ. Theo đánh giá của Bộ Giao thông Vận tải, thời gian tới vốn ODA dành cho phát triển hạ tầng giao thông về cơ bản vẫn sẽ đến từ các nhà tài trợ lớn, truyền thống JBIC, WB, ADB, AFD (Cơ quan Phát triển Pháp) và KFW (Ngân hàng Tái thiết Đức). Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ODA Theo nhận định của các chuyên gia, mặc dù nguồn cung cấp ODA trên thế giới vẫn còn hạn chế, nhưng nguồn vốn ODA dành cho Việt Nam trong giai đoạn tới sẽ vẫn tăng trưởng mạnh. Dự báo từ nguồn vốn ODA ký kết cho thấy, bên cạnh 8 tỷ USD vốn ODA thời kỳ 2001 - 2005 chuyển tiếp sang, trong giai đoạn từ 2006 - 2010, vốn ODA ký kết mới sẽ đạt khoảng từ 12,35 - 15,75 tỷ USD, đưa tổng nguồn vốn ODA được ký kết lên con số 23,75 tỷ USD. Dự báo tổng vốn ODA sẽ giải ngân thời kỳ 2006 - 2010 đạt khoảng 11,46 - 12,41 tỷ USD. Để sử dụng hiệu quả nguồn vốn này, trong bản đề án Chính phủ đã nêu rõ: "Trong giai đoạn 2006 - 2010, chủ trương thu hút và sử dụng ODA của Việt Nam" là tiếp tục tranh thủ đi đôi với việc nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA, bảo đảm khả năng trả nợ để hỗ trợ thực hiện thành công kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2006 -2010". Bản đề án của Chính phủ cũng nêu rõ: "Chính sách thu hút và quản lý ODA trong thời gian tới cần tập trung cải thiện mạnh mẽ tình hình giải ngân các chương trình và dự án ODA đã ký kết, sớm đưa các công trình vào khai thác và sử dụng, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng ODA. Đồng thời, xây dựng các chương trình, dự án ODA gối đầu cho giai đoạn sau năm 2010, đặt trọng tâm vào chất lượng và hiệu quả". Mặc dù xác định ODA là nguồn vốn vô cùng quan trọng đối với việc phát triển cơ sở hạ tầng, nhưng từ những bài học chủ yếu được rút ra qua thực tế thu hút và sử dụng ODA trong giai đoạn 2001- 2005, Chính phủ đã nêu rõ rằng các cơ quan tiếp nhận nguồn vốn này cần nhận thức đúng đắn về ODA, coi ODA là nguồn lực bên ngoài có tính chất bổ sung chứ không thay thế nguồn lực nội sinh đối với quá trình phát triển ở cấp độ quốc gia, ngành, địa phương và đơn vị thụ hưởng. Vì xét cho cùng, ODA không phải là "thứ cho không" mà chủ yếu là vay nợ nước ngoài theo các điều kiện ưu đãi, gắn với uy tín và trách nhiệm quốc gia trong quan hệ với cộng đồng tài trợ quốc tế. XU HƯỚNG VẬN ĐỘNG CỦA CÁC NGUỒN VỐN FDI VÀ ODA TRÊN THẾ GIỚI Xu hướng vận động của FDI Sau ba năm suy thoái, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trên toàn cầu năm 2004 đạt 648 tỷ USD, tăng 2% so với năm 2003, nhưng xu hướng không đồng nhất. Dòng chảy FDI đổ vào các nước đang phát triển tăng 40%, đạt 233 tỷ USD, trong khi FDI ở các nước phát triển giảm 14%, còn 380 tỷ USD. Xu hướng FDI toàn cầu Dòng FDI: Đầu 90s:100 tỷ USD/năm. Đầu những năm 2000: 1200 tỷ USD/năm Bảy trong số mười nền kinh tế đạt tăng trưởng lớn nhất về thu hút FDI năm 2004 là các nước đang phát triển hoặc có nền kinh tế chuyển đổi; trong khi mười nền kinh tế có sự sụt giảm lớn nhất trong lĩnh vực này lại rơi vào các nước phát triển. Năm điểm nhận đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất trong số các nước đang phát triển là Trung Quốc, Hồng Công thuộc Trung Quốc, Brazil, Mexico và Singapore Khu vực châu Á và châu Đại Dương đạt tăng trưởng lớn nhất về thu hút FDI với mức tăng 46%, khu vực Mỹ Latinh và Caribe tăng 44%, trong khi dòng chảy FDI vào châu Phi không thay đổi. FDI vào các nước kém phát triển nhất đạt mức cao nhất từ trước đến nay với 11 tỷ USD. Báo cáo của UNCTAD cho thấy sự khác biệt lớn trong dòng chảy FDI tại các nước phát triển. FDI vào Mỹ tăng 62%, đạt mức 96 tỷ USD; FDI vào Anh tăng gấp ba lần với con số 78 tỷ USD. Australia thu hút mạnh FDI với mức kỷ lục 43 tỷ USD nhờ việc đầu tư cổ phiếu và tăng cường mua bán, sáp nhập các công ty lớn. Tuy nhiên, FDI vào Liên minh châu Âu (EU) giảm 38% trong năm 2004, xuống mức 216 tỷ USD Các nước EU có sự đối lập lớn về thu hút FDI giữa các thành viên cũ và mới. Tại 15 nước thành viên cũ của EU, dòng FDI giảm 40%, ở mức thấp nhất kể từ năm 1998. Tại Đan Mạch, Đức và Hà Lan, FDI giảm do việc trả các khoản nợ trong công ty và việc chuyển vốn về nước của các công ty mẹ. Trong khi đó, năm 2004 FDI vào tất cả các nước thành viên mới của EU tăng gần 70% so với năm 2003, đạt mức 20 tỷ USD. Ba Lan, Séc, Hungary là những nước thu hút phần lớn dòng đầu tư này. Châu Á đạt kỳ tích về thu hút FDI Báo cáo đánh giá khu vực châu Á và châu Đại Dương đạt mức kỷ lục về thu hút FDI trong năm 2004 với 148 tỷ USD, nhiều hơn 46 tỷ USD so với năm 2003. Đây là khu vực tiếp nhận nhiều FDI nhất trong số các nước đang phát triển nhờ tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, chính sách được cải thiện, các tập đoàn xuyên quốc gia có cam kết chiến lược về đầu tư vào thị trường này. Trung Quốc nổi lên như một nước tiếp nhận đầu tư nhiều nhất không chỉ so với các nước trong khu vực mà so với các nước đang phát triển trên toàn thế giới. Lượng FDI năm 2004 vào Trung Quốc đạt mức kỷ lục mới với 60,6 tỷ USD. Theo UNCTAD, Đông Á với mức tăng trưởng FDI 46% vẫn là điểm đến được ưa chuộng đối với dòng chảy FDI năm 2004, Tây Á đứng đầu với mức tăng trưởng FDI là 51%, đạt 9,8 tỷ USD. Lượng FDI vào khu vực Đông Nam Á tiếp tục tăng, từ 17 tỷ USD năm 2003 lên 26 tỷ USD năm 2004, mức tăng cao nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính-tiền tệ năm 1997-1998. Khu vực Nam Á đạt tăng trưởng FDI là 31%, trong khi FDI vào châu Đại Dương giảm 54%, còn 67 triệu USD trong năm 2004. Báo cáo đánh giá nguyên nhân chủ yếu khiến FDI vào khu vực châu Á tăng là do số vụ sáp nhập và mua bán các công ty xuyên quốc gia tiếp tục gia tăng. Trong khi đó, FDI dành cho nghiên cứu và phát triển, một lĩnh vực tăng trưởng khá mới đối với các nước đang phát triển đã tăng lên nhanh chóng ở châu Á trong thời gian qua. Lượng FDI từ châu Á và châu Đại Dương ra bên ngoài trong năm 2004 tăng gấp bốn lần, lên tới 69 tỷ USD, trong đó có 40 tỷ USD từ Hồng Công (Trung Quốc). Các dòng đầu tư ra nước ngoài của Hàn Quốc, Singapore, Ấn Độ cũng tăng mạnh. Vì môi trường về FDI trong khu vực tiếp tục được cải thiện nên dòng FDI ra và vào khu vực vẫn có nhiều triển vọng Theo dự đoán, năm nay FDI vào Trung Quốc sẽ tăng, các dòng đầu tư vào khu vực Đông Nam Á cũng có chiều hướng gia tăng trong năm thứ ba liên tiếp. FDI vào khu vực Tây Á có thể tăng liên tục trong năm 2005, đặc biệt trong ngành công nghiệp dầu khí để đáp ứng nhu cầu nhiên liệu đang gia tăng trên thế giới Dự báo của UNCTAD cho thấy, năm nay các công ty Trung Quốc, Ấn Độ và Hàn Quốc sẽ chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong các dòng FDI từ khu vực ra bên ngoài thông qua các vụ sáp nhập và mua bán quy mô lớn giữa các công ty nội địa và công ty nước ngoài. Trung Quốc có khả năng sẽ trở thành nhà đầu tư nước ngoài lớn ở châu Mỹ Latinh. Chuyên gia kinh tế của UNDP tại Việt Nam Jonathan Pincus cho biết, năm 2004, FDI vào Việt Nam đạt 1,6 tỷ USD, tăng so với mức 1,45 tỷ USD năm 2003 và 1,2 tỷ USD năm 2002. Những lĩnh vực có tiềm năng thu hút FDI của Việt Nam là dầu khí, khai thác khoáng sản. Năm 2004 Việt Nam xếp hạng 50 theo chỉ số thực hiện dòng FDI từ bên ngoài vào. Ông Pincus đánh giá, tiềm năng thu hút FDI của Việt Nam rất lớn do Việt Nam có vị trí thuận lợi trong khu vực, đạt được nhiều tiến bộ, môi trường chính trị ổn định, các tập đoàn lớn quan tâm đến thị trường này. Tuy nhiên, những thách thức Việt Nam phải đối mặt đó là, thủ tục cấp phép đầu tư còn chậm, một số chi phí và dịch vụ vẫn ở mức cao, sự phối hợp giữa chính quyền các cấp chưa đồng bộ. Việt Nam cần nâng cao tính cạnh tranh trong việc thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, nhất là với các nước trong khu vực như Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia, Indonesia Ngành dịch vụ càng ngày càng chiếm một thị phần lớn của thương mại toàn cầu.   Khu vực dịch vụ bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau từ du lịch, qua tài chính cho đến lĩnh vực y tế, chăm sóc sức khỏe... Trong những nền kinh tế thế giới phát triển, các dịch vụ này thường chiếm trên phân nửa các hoạt động kinh tế.   Dòng chảy đầu tư vào dịch vụ   Theo UNCTAD, tỷ trọng dịch vụ trong xuất nhập khẩu hiện chiếm khoảng 70% giá trị xuất nhập khẩu toàn cầu. Điều này có nghĩa là muốn thu hút đầu tư nước ngoài từ các nước phát triển, Việt Nam phải mở cửa khu vực dịch vụ và thu hút đầu tư, liên doanh trên các lĩnh vực dịch vụ.   Báo cáo đầu tư thế giới năm 2007 cũng chỉ ra rằng dòng vốn FDI trên thế giới đang có xu hướng tập trung vào lĩnh vực dịch vụ. Là một nước tiếp nhận đầu tư, Việt Nam có nhiều cơ hội để thu hút vốn FDI vào lĩnh vực này.   Việc mở cửa thị trường dịch vụ cho nhà đầu tư nước ngoài sẽ tạo điều kiện để đa dạng hoá và nâng cao chất lượng phát triển của các ngành dịch vụ, qua đó, góp phần tăng trưởng kinh tế, tạo thêm giá trị gia tăng và nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam. Ngược lại, sự tăng trưởng và phát triển của các ngành dịch vụ cũng tạo điều kiện để Việt Nam tăng sức hấp dẫn và cạnh tranh thu hút FDI vào các ngành kinh tế khác.   Trong xu thế vốn đầu tư nước ngoài đổ vào Việt Nam ngày càng nhiều, dòng vốn đang có sự chuyển dịch cơ cấu “chảy” mạnh vào lĩnh vực dịch vụ, chiếm 47,7% tổng vốn đăng ký của cả nước trong năm 2007 vừa qua, trong đó tập trung chủ yếu vào kinh doanh bất động sản, bao gồm: xây dựng căn hộ, văn phòng, phát triển khu đô thị mới, kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp (42% tổng vốn đầu tư nước ngoài trong khu vực dịch vụ), du lịch-khách sạn (24%), giao thông vận tải-bưu điện (18%).   Trong số các ngành dịch vụ, lĩnh vực dịch vụ du lịch đang nổi lên là điểm sáng đáng chú ý của nền kinh tế Việt Nam với số lượng các dự án lớn đang tìm hiểu và xúc tiến đầu tư tăng mạnh.   Chỉ tính riêng năm 2007, số liệu thống kê của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch cho thấy: ngành du lịch Việt Nam đã thu hút 47 dự án FDI với tổng số vốn đăng ký lên đến trên 1,86 tỷ USD, tăng 19,57% so với năm 2006. Xu hướng vận động của ODA Dòng ODA: Đầu 90s: mức luân chuyển 60 tỷ USD/năm Những năm 2000: mức luân chuyển là 38 tỷ USD/năm Hiện nay, trên thế giới có 2 nguồn cung cấp ODA chủ yếu là: các nhà tài trợ song phương (các nước thành viên của Ủy ban Hỗ trợ Phát triển – DAC, Trung – Đông Âu, một số nước Ả Rập và một số nước công nghiệp mới), các tổ chức tài trợ đa phương (chủ yếu WB, ADB, FDB, IMF), ngoài ra còn có các khoản tài trợ từ các tổ chức phi chính phủ (NGO). Trong số các nguồn này thì ODA từ các nước thành viên của DAC là lớn nhất. Hàng năm, dòng vốn này trung bình đạt khoảng 50.000 triệu USD, năm 1996 đạt 55.438 triệu USD, năm 1997 đạt 47.580 triệu USD, năm 1998 đạt 51.521 triệu USD, năm 1999 đạt 56.526 triệu USD, năm 2000 đạt 53.700 triệu USD và lượng vốn này chiếm một tỷ lệ đáng kể là từ GNP của các nước DAC. Tuy nhiên, theo tính toán của UNDP, để thực hiện mục tiêu phát triển thiên niên kỷ, mỗi năm toàn thế giới cần 96 – 116 tỷ USD. So với con số hỗ trợ phát triển chính thức của các nước công nghiệp phát triển hiện nay là 54 tỷ USD thì khoản hỗ trợ này cần tăng gấp đôi và chiếm 0,5% GDP của các nước thuộc DAC của OECD. Hiện tại, trong số 22 nước thành viên của DAC có tới 17 nước dành dưới 0,5% GDP cho viện trợ nước ngoài, 11 nước dành dưới 0,3% GDP. Nhìn chung, trong những năm gần đây, viện trợ nước ngoài giảm mạnh. Song tại Hội nghị quốc tế về tài trợ phát triển của UN diễn ra vào tháng 3/2002 tại Môngtơrây (Mehico) cho thấy, xu hướng này sẽ thay đổi, một số nước đã cam kết mới về hỗ trợ, tổng ODA tính theo giá trị thực tế sẽ tăng thêm khoảng 15 tỷ USD vào năm 2006. Trong đó, Mỹ tuyên bố trong 3 năm tài chính (2003 – 2005) sẽ tăng dần viện trợ để từ năm thứ 3 trở đi, mỗi năm Mỹ sẽ dành thêm 5 tỷ USD cho viện trợ nước ngoài (tăng 50% so với năm 2002), đưa tổng viện trợ nước ngoài của Mỹ lên 0,15% GNP. Các nước EU cũng tuyên bố đến năm 2006 viện trợ nước ngoài sẽ chiếm 0,39% GNP. Như vậy, mỗi năm chi viện cho viện trợ nước ngoài của EU sẽ tăng thêm 7 tỷ USD. Tại Hội nghị cao cấp các nước G8 (2005) đã cam kết sẽ tăng gấp đôi giá trị các khoản viện trợ cho các nước nghèo và các nước đang phát triển từ nay đến năm 2010. Nếu cam kết này được tuân thủ, các nước thế giới thứ ba sẽ nhận được một khoản viện trợ khoảng 50 tỷ USD hàng năm, trong đó 50% sẽ được viện trợ cho các nước ở châu Phi. Mục tiêu về kinh tế Nhằm thực hiện mục tiêu kinh tế, ODA được sử dụng như là một trong những cầu nối để đưa ảnh hưởng của nước cung cấp tới các nước đang phát triển. ODA được dùng để thiết lập các mối quan hệ ngoại giao, kinh tế với các nước tiếp nhận. Mặt khác, trên một giác độ nhất định, các nước cung còn sử dụng ODA để xuất khẩu tư bản, từ việc tạo ra các món nợ lớn dần cho đến việc các nước tiếp nhận ODA phải sử dụng chuyên gia của họ, mua vật tư, thiết bị của họ với giá đắt, thậm chí cả các điều kiện đấu thầu, giải ngân được đưa ra cũng là để làm sao với lãi suất thấp, có ưu đãi nhưng mà họ vẫn đạt được các mục đích khác nhau một cách hiệu quả nhất. Thực tế cho thấy, đi kèm với nguồn vốn ODA di chuyển từ các nước DAC tới các nước kém phát triển (LDC) là dòng vốn đầu tư của tư nhân. Lượng vốn đầu tư tư nhân đi kèm gấp hơn 5 lần lượng vốn ODA và trong đó có phần không nhỏ của việc di chuyển ODA ban đầu. Khi các nước LDC đã tiếp nhận ODA thì có thể chấp nhận dễ dàng hơn các điều kiện cho phép các nhà đầu tư nước ngoài vào đầu tư trực tiếp hoặc gián tiếp; hệ thống cơ chế chính sách đảm bảo quyền lợi, lợi ích, nghĩa vụ của các nhà đầu tư trong và ngoài nước từng bước được hình thành, trong đó chú ý tới việc tạo điều kiện cho các nhà đầu tư của các nước cung cấp ODA tham gia vào những lĩnh vực đầu tư có khả năng sinh lời cao. Ngoài ra, vốn ODA còn là phương tiện để giúp các nước cung cấp viện trợ thâm nhập thị trường các nước đang phát triển một cách dễ dàng hơn và hàng hóa của nước ngoài có thể vào thị trường trong nước thông qua việc nước tiếp nhận ODA có những thay đổi trong chính sách nhập khẩu. Như vậy, khả năng cạnh tranh và xâm chiếm thị trường của hàng hóa các nước cung cấp ODA so với hàng hóa trong nước tăng lên. Mặt khác, ODA được cung cấp không hoàn toàn bằng tiền mà bao gồm cả hàng hóa, thiết bị, máy móc do nước cung cấp sản xuất ra được quy đổi thành tiền; nghĩa là, ODA bao hàm cả việc tạo ra môi trường cho các thị trường xuất khẩu. ODA còn tạo ra sự ổn định về nguồn cung cấp nguyên, nhiên vật liệu cho các nước cung cấp ODA. Thực tế cho thấy, các nước cung cấp ODA phụ thuộc vào các nước LCD về năng lượng (dầu lửa, than, chất đốt), các nguyên liệu, khoáng sản và ODA trở thành phương tiện để các nước này giải quyết được sự thiếu hụt các nguồn lực trên. Có thể nói, mục tiêu kinh tế của các nước cung cấp ODA là khá rõ ràng, mục tiêu này trong mỗi giai đoạn có thể khác nhau nên tiêu chí cung cấp ODA khác nhau. Tuy nhiên, những nước thiếu vốn, lạc hậu về công nghệ và kinh nghiệm quản lý để tạo lập các tiền đề phát triển, các nước đang và chậm phát triển vẫn cần nhận được sự hỗ trợ của các nước phát triển thông qua ODA, nhưng vấn đề mà các nước tiếp nhận ODA cần quan tâm là biết sàng lọc để có được các nguồn vốn này và sử dụng cóhiệu quả kinh tế cao nhất. Mục tiêu chính trị ODA không phải là sự giúp đỡ “hào hiệp, vô tư”, giúp xóa đói giảm nghèo, bảo vệ môi trường và đáp ứng các yêu cầu cơ bản nhất của con người ở các nước nhận viện trợ mà ODA được sử dụng như là công cụ chính trị của các nước phát triển. Ví như Mỹ viện trợ cho nước ngoài được coi là “những công cụ quan trọng thúc đẩy các mục tiêu trong chính sách đối ngoại của Mỹ” và “viện trợ là một bộ phận quan trọng của vai trò lãnh đạo thế giới của Mỹ”. Điều này lý giải tại sao ngày nay cơ quan viện trợ phát triển quốc tế của Mỹ (USAID) đang giảm sự tập trung trước đây vào vấn đề tăng trưởng kinh tế và đang xúc tiến cải tổ cơ cấu. Như vậy, ngoài tính chất trục lợi thì những toan tính chính trị cũng là tiêu chí cung cấp ODA của các nhà tài trợ. Bởi vậy, việc tiếp nhận và sử dụng có hiệu quả ODA là cả một vấn đề phức tạp, đã và đang làm đau đầu các nhà lãnh đạo của các nước tiếp nhận ODA, tỏng đó có Việt Nam. KHẢ NĂNG THU HÚT CÁC FDI VÀ ODA CỦA VIỆT NAM Khả năng thu hút FDI của Việt Nam từ nay đến 2010 Khoảng 10 năm trước, Việt Nam đã bỏ mất một thời cơ lớn để đón làn sóng đầu tư trực tiếp (FDI) mới từ Nhật Bản, và thời cơ ấy Trung Quốc đã nắm bắt. Nhưng hiện nay một thời cơ mới lại đến, mà nguyên nhân lại xuất phát từ Trung Quốc. Lần này nếu Việt Nam nhanh chóng nắm bắt thời cơ này thì có thể khắc phục những trì trệ gần đây và tạo ra một cuộc bùng nổ về FDI, từ đó đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa theo hướng ngày càng tăng năng lực cạnh tranh quốc tế. Mối quan tâm mới Các nhà đầu tư nước ngoài, nhất là Nhật, đang chú ý trở lại thị trường Việt Nam. Sau một thời gian đầu tư ồ ạt sang Trung Quốc, nhiều công ty đa quốc gia thấy rằng không nên quá tập trung vào một thị trường mà cần phân tán một phần các cơ sở sản xuất sang các nước khác để tránh rủi ro. Khuynh hướng này bắt đầu ló dạng từ năm 2003 nhưng gần đây mạnh hơn khi quan hệ Nhật Bản-Trung Quốc trở nên căng thẳng làm cho các công ty đa quốc gia của Nhật phải đẩy nhanh quá trình tái cấu trúc mạng lưới sản xuất ở châu Á mà trọng tâm là phân tán đầu tư từ Trung Quốc sang các nước khác. Trong 72 công ty lớn trả lời phỏng vấn của báo Nikkei ngày 22-7-2005, mặc dù hơn phân nửa có ý muốn tiếp tục đầu tư tại thị trường to lớn này, nhưng cũng có tới 24 công ty đang có kế hoạch phân tán đầu tư sang các nơi khác. Điều đáng chú ý là nhiều công ty đã chọn các nước ASEAN và Ấn Độ làm cứ điểm đầu tư thay vì tăng thêm sản xuất tại Trung Quốc, và Việt Nam đứng đầu trong những nước được chọn. Chẳng hạn trong 24 công ty có kế hoạch phân tán đầu tư vừa kể, có chín công ty chọn Việt Nam, bảy công ty chọn Ấn Độ và sáu chọn Thái Lan. Theo đánh giá mấy năm gần đây của giới doanh nghiệp Nhật, bốn quốc gia mà họ cho là sẽ trở thành các cứ điểm sản xuất hàng công nghiệp quan trọng của thế giới trong tương lai là Trung Quốc, Thái Lan, Ấn Độ và Việt Nam. Vào thời điểm hiện tại có thể nói Việt Nam được chú ý nhiều nhất. Theo đánh giá chung của các công ty Nhật, tại châu Á hiện nay, Việt Nam hội đủ các yếu tố thuận lợi nhất: Lao động khéo tay, chăm chỉ, tiếp thu nhanh các kiến thức mới mà tiền lương chỉ bằng một nửa Thái Lan và thấp hơn Trung Quốc nhiều. Theo điều tra gần đây của Nikkei Shinbun (28-2-2005), tiền lương năm của một công nhân nhà máy ở Việt Nam là 1.266 đô la Mỹ, của Trung Quốc là 1.992 đô la Mỹ và Thái Lan là 2.792 đô la Mỹ; tiền lương năm của một nhân viên văn phòng cấp quản lý trung gian ở Việt Nam là 7.897 đô la Mỹ, của Trung Quốc là 8.653 đô la Mỹ và Thái Lan là 14.474 đô la Mỹ. Thêm vào đó, từ năm 2004, những nỗ lực của hai chính phủ Việt Nam và Nhật nhằm cải thiện môi trường đầu tư tại Việt Nam đã cho thấy một số kết quả. Chẳng hạn Hiệp định Bảo hộ đầu tư đã được ký kết giữa hai nước và đã có hiệu lực từ ngày 19-12-2004. Sáng kiến chung Việt Nam-Nhật Bản nhằm cải thiện môi trường kinh doanh, tăng cường khả năng cạnh tranh của Việt Nam đã được thủ tướng hai nước quyết định xây dựng vào tháng 4-2003 và vào tháng 11-2004 hai bên đã đánh giá sơ bộ về những cải cách mà Việt Nam đã tiến hành. Theo lãnh đạo giới kinh doanh Nhật Bản tại Việt Nam, tuy chưa thỏa mãn 100%, họ đã ghi nhận những tiến triển nhất định của Việt Nam trong việc tạo môi trường thuận lợi cho FDI. Chẳng hạn giảm thuế thu nhập của người nước ngoài (từ 50% xuống 40%), bãi bỏ hầu hết các chính sách hai giá (áp dụng giá cao cho người nước ngoài)... Sự quan tâm trở lại của Nhật đối với Việt Nam có một ý nghĩa lớn. Nhìn lại quá trình đầu tư FDI của Nhật tại Việt Nam ta thấy FDI từ Nhật tăng nhanh trong giai đoạn 1993-1997, nhưng giảm mạnh và sự trì trệ kéo dài suốt nhiều năm sau đó. Đây cũng là khuynh hướng chung của FDI ở Việt Nam trong hơn 10 năm qua. Từ năm 2004, FDI của Nhật ở Việt Nam có chiều hướng tăng trở lại nhưng chưa mạnh, vốn đăng ký FDI của Nhật tại Việt Nam năm 2004 chỉ có 224 triệu đô la Mỹ, chỉ bằng độ 20% năm cao nhất (1995). Thời cơ phân tích ở trên hy vọng sẽ giúp Việt Nam thoát ra khỏi trì trệ này. Tuy nhiên, đây mới chỉ là hoàn cảnh thuận lợi. Để chớp thời cơ này một cách có hiệu quả đòi hỏi phải có một chính sách thu hút FDI khôn ngoan, hợp với trào lưu mới, cạnh tranh được với những nước cũng có chiến lược dùng FDI để tăng năng lực cạnh tranh quốc tế, để chuyển dịch cơ cấu công nghiệp. Một chính sách thu hút FDI khôn ngoan Từ giữa thập niên 1980 đến nay, trên thế giới hầu như nước nào cũng xem FDI là yếu tố quan trọng để nhanh chóng chuyển dịch cơ cấu và tăng sức cạnh tranh của nền kinh tế. Có thể nói, cho đến nay có ba giai đoạn trong chiến lược, chính sách và biện pháp tranh thủ FDI của các nước: (1) Xây dựng môi trường đầu tư, kể cả việc hoàn thiện hành lang pháp lý, xây dựng cơ sở hạ tầng và ban hành các chính sách về thuế có sức hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài; (2) Đẩy mạnh quảng cáo, tiếp thị, giới thiệu chính sách và môi trường đầu tư của mình đến những nước có tiềm năng lớn về FDI; (3) Định ra một số ngành chiến lược, một vài địa điểm có tính cách chiến lược cho việc phát triển lâu dài của đất nước và cấp lãnh đạo cao nhất đứng ra tiếp thị trực tiếp đối với những công ty đa quốc gia có khả năng FDI lớn. Các nước thành công trong việc thu hút FDI như Thái Lan, Malaysia đã chuyển sang giai đoạn (3) từ lâu, còn ở Việt Nam thì giai đoạn (1) hoàn thành chậm, giai đoạn (2) và (3) hầu như mới bắt đầu. Về giai đoạn (1), Việt Nam đã mất nhiều năm để hoàn thiện Luật Đầu tư nước ngoài sửa đổi năm 2000 và những cải cách sau đó, nhất là từ tháng 3-2003. Nhưng nói chung là tiến hành cải cách quá chậm, so với Thái Lan chẳng hạn, Việt Nam đã chậm ít nhất là 20 năm. Đó là chưa nói đến tình trạng luật lệ không được thực hiện xuyên suốt. Kinh nghiệm trong thời gian qua cho thấy các nhà đầu tư nước ngoài khi triển khai các dự án đã được cấp giấy phép đã gặp rất nhiều vấn đề phiền toái mà chỉ đọc nội dung của luật thì không dự đoán được. Ngoài ra, thủ tục hành chính quá chậm, kém hiệu suất cũng làm cho môi trường đầu tư xấu đi dù nội dung của luật rất hấp dẫn. Về giai đoạn (2) của chính sách FDI, Việt Nam còn coi nhẹ việc tiếp thị môi trường đầu tư của mình. Thử xem kinh nghiệm Trung Quốc trong việc thu hút FDI. Chẳng hạn thị trấn Đông Hoản gần Thâm Quyến dù chỉ mới là thành phố nổi lên trong thập niên 1990 mà đã có văn phòng đại diện ở Tokyo từ nhiều năm nay để thu thập thông tin thị trường và tìm đối tác đến đầu tư. Một thí dụ khác: Vừa đọc tạp chí JETRO Sensor (nguyệt san thông tin, phân tích thị trường thế giới của Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản) số tháng 7-2005, tôi rất ngạc nhiên thấy cả trang bìa hai dành để quảng cáo môi trường đầu tư của thành phố Đường Sơn, một thành phố nhỏ nằm giữa Bắc Kinh và Thiên Tân. Đặc biệt họ nhấn mạnh là văn phòng đại diện của họ tại Tokyo có toàn quyền quyết định các dự án đầu tư của Nhật tại thành phố này. Trong khi đó, Việt Nam chủ yếu vẫn còn trông cậy vào thương vụ các đại sứ quán. Phải quan tâm đầu tư tiếp thị môi trường FDI mới đón được thời cơ mới. Về giai đoạn (3), chuyến đi Nhật của Thủ tướng Phan Văn Khải hồi tháng 4-2003 có thể nói là cái mốc quan trọng cho thấy Việt Nam cũng chú trọng giai đoạn này trong chiến lược thu hút FDI. Tuy nhiên ta cần để ý đến kinh nghiệm các nước để có những biện pháp tiếp thị tích cực hơn nữa. Hồi cuối thập niên 1980, các lãnh đạo cấp cao nhất của Malaysia và Thái Lan thường xuyên tiếp xúc và đưa yêu cầu cụ thể với những công ty đa quốc gia lớn mà họ muốn thu hút đến xứ họ xây dựng nhóm cứ điểm công nghiệp. Kết quả là bây giờ ngoại ô Bangkok có một quần thể nhà máy sản xuất xe hơi và bộ phận xe hơi lớn thứ ba, thứ tư ở châu Á. Còn Malaysia trở thành một trong những cứ điểm sản xuất đồ điện gia dụng nhiều nhất thế giới. Gần đây, chính sách của Việt Nam bắt đầu quan tâm tới việc tiếp thị trực tiếp đến các tập đoàn lớn. Đây là hướng đi đúng. Tuy nhiên, để thành công, cấp lãnh đạo cao nhất của Chính phủ nên dành nhiều thời gian hơn cho việc tiếp thị này. Những dự án được thành lập từ việc tiếp thị của lãnh đạo cao nhất phải được quan tâm theo dõi việc triển khai hoạt động để nếu cần có biện pháp giúp đỡ cho các dự án ấy thành công. Các nước đang phát triển, nhất là các nước ở châu Á, đang cạnh tranh gay gắt để thu hút FDI. Nước nào cũng tìm các chiến lược mới, biện pháp mới để thu hút FDI nhiều hơn. Việt Nam cần nghiên cứu các chiến lược và biện pháp hữu hiệu để thành công trong cuộc cạnh tranh này. Thời cơ mới của FDI đã đến nhưng cần có chính sách khôn ngoan, mạnh dạn, và biện pháp hữu hiệu mới chớp được thời cơ. Khả năng thu hút ODA của Việt Nam từ nay đến 2010 Tình trạng nợ ODA của Việt Nam vẫn nằm trong vòng an toàn Để đánh giá tình hình nợ ODA của Việt Nam hiện nay ra sao tôi xin đưa đánh giá của Ông Dương Đức Ưng, cố vấn chính sách cao cấp của Chương trình Nâng cao năng lực toàn diện quản lý nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), ông Ưng cho biết, theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và các nhà tài trợ khác, nợ ODA của Việt Nam đang nằm trong vòng an toàn.  "Tất cả các chỉ số nợ ODA của Việt Nam so với GDP, xuất khẩu, dịch vụ trả nợ... đều dưới mức so với tập quán quốc tế. Nghĩa là nợ ODA của Việt Nam đang nằm trong vòng an toàn", ông Ưng nói khi trả lời phỏng vấn báo chí ngày 3/4.  Về việc trả nợ vốn vay ODA, ông Ưng cho biết từ năm 2002, tức là 10 năm sau khi những thoả thuận vay đầu tiên được ký kết, Việt Nam bắt đầu trả nợ ODA cho các nhà tài trợ cả gốc lẫn lãi và Bộ Tài chính khẳng định, Việt Nam đã trả nợ rất đúng hạn. Trong các cam kết ký với các nhà tài trợ, chẳng hạn với Pháp có điều khoản rất chặt chẽ là nếu bất cứ một khoản nào chậm trả, thì nhà tài trợ lập tức sẽ không giải ngân tiếp. Nhật Bản cũng rất quan tâm đến vấn đề này. Nhật Bản luôn quan tâm liệu Việt Nam có yêu cầu được xếp là nước nghèo nhất trong các nước nhận viện trợ của họ và vì vậy được hưởng chế độ xoá nợ hay không. Nhật Bản sẽ không cho một nước đang yêu cầu xoá nợ vay ODA. Trên thực tế, Nhật Bản công nhận Việt Nam không chậm trả một khoản nào cả. Theo ông Ưng, viện trợ của Việt Nam chỉ chiếm 17% vốn đầu tư ngân sách và 11% tổng đầu tư toàn xã hội, con số này không phải là lớn so với nhiều quốc gia đang phát triển khác, vì vậy công cuộc phát triển của Việt Nam không phụ thuộc vào viện trợ. "Viện trợ là chất kích thích, chứ không mang tính quyết định đối với Việt Nam", ông Ưng nói. Trong giai đoạn 2006-2010, Việt Nam cần 10,9 tỷ USD vốn ODA để bổ sung cho nguồn vốn đầu tư toàn xã hội, theo ông Ưng, cộng với dư nợ hiện nay, con số đó vẫn trong vòng an toàn và nhất định Việt Nam phải vay tiếp. Nhưng trong dài hạn, khi nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và đầu tư tư nhân trong nước tăng lên, thì vay nợ nước ngoài của Chính phủ sẽ giảm. Ông Ưng cũng lưu ý, có nhiều dự án sử dụng vốn ODA bị chậm tiến độ, ví dụ như tất cả các dự án sử dụng vốn của WB. Còn ADB có duy nhất một dự án vay vốn hoàn thành đúng tiến độ. Nguyên nhân của sự chậm trễ này là do xử lý không tốt trong khâu giải phóng mặt bằng đối với các dự án xây dựng cơ bản nên đã ảnh hưởng trực tiếp tới tiến độ thực hiện các dự án. Kết luận: Như vậy tình trạng nợ ODA Việt Nam vẫn nằm trong vòng an toàn, và chúng ta, thu hút nhập trung bình của người dân Việt Nam vẫn dưới mức 1000USD/người/năm, vì thế Việt Nam vẫn là đối tượng được ưu tiên vay vốn ODA của thế giới. Sự ủng hộ của các nhà tài trợ nguồn vốn ODA Theo đánh giá của Bộ KHĐT, công tác vận động thu hút vốn ODA của Việt Nam đang có nhiều thuận lợi do Việt Nam được đánh giá là một trong những nước sử dụng vốn ODA hiệu quả nhất. Đến hết quý 1/2008, Việt Nam và các nhà tài trợ đã ký kết các hiệp định và dự án ODA với tổng giá trị trên 369 triệu USD, tăng 16% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó vốn vay đạt gần 342,7 triệu USD và vốn viện trợ không hoàn lại gần 26,4 triệu USD. Trong số này, có nhiều dự án lớn như dự án “Đường hành lang ven biển phía Nam thuộc tiểu vùng Mê Kông mở rộng” trị giá 150 triệu USD do ADB tài trợ, “Chương trình tài chính-ngân hàng giai đoạn 3” trị giá 75 triệu USD do Nhật Bản tài trợ. Bốn tháng qua, Việt Nam đã giải ngân khoảng 343 triệu USD vốn ODA. Với đà triển khai tích cực các công trình sử dụng vốn ODA hiện nay, Bộ Kế hoạch và Đầu tư dự kiến năm nay sẽ giải ngân được khoảng 2,2 tỷ USD, tăng 200 triệu USD so với năm ngoái. Trong 5 năm gần đây, Việt Nam liên tục đạt mức kỷ lục về thu hút vốn ODA. Tổng mức cam kết ODA cho Việt Nam trong 2 năm 2006-2007 đạt gần 9,9 tỷ USD, gần bằng 50% dự báo cam kết cho cả thời kỳ 2006 - 2010. Điều này cho thấy Việt Nam đang nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế đối với các chính sách phát triển kinh tế - xã hội. Kết luận : Việt Nam là một trong những quốc gia được cộng đồng các quốc gia cấp ODA quan tâm, vì thế Việt Nam có thể tranh thủ thu hút nguồn vốn ODA để phát triển kinh tế. Những động thái tích cực của Chính phủ Việt Nam với thu hút vốn ODA : Năm 2008 là năm có tính bản lề kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006-2010 của Việt Nam. Trong chương trình hành động của mình Chính phủ xác định nhiệm vụ trong năm 2008 phải phấn đấu hoàn thành các mục tiêu kinh tế - xã hội đã được đề ra của kế hoạch 5 năm, để đến năm 2009 sẽ tiếp tục phấn đấu hoàn thành đạt và vượt toàn bộ các chỉ tiêu kế hoạch 5 năm. Điều đó có nghĩa là bước vào năm 2010, bình quân thu nhập đầu người của Việt Nam sẽ đạt trên 1.000USD, và Việt Nam sẽ vượt qua ngưỡng 1 nước nghèo. Để đạt được mục tiêu có ý nghĩa này của 2 năm tới Chính phủ Việt Nam xác định nguồn ODA tiếp tục giữ vai trò rất quan trọng. Theo đó trong 5 năm 2006-2010 Việt Nam cần thực hiện khoảng 11 tỷ USD vốn ODA, vốn ODA cam kết phải có khoảng 19-21 tỷ USD. Xét dưới cơ cấu sử dụng vốn ODA theo vùng lãnh thổ, Chính phủ sẽ hợp tác chặt chẽ với các nhà tài trợ để tăng tỷ trọng vốn ODA hỗ trợ trực tiếp cho các địa phương thuộc vùng ưu tiên, cụ thể là tích cực vận động ODA cho các vùng nghèo và khó khăn như vùng trung du miền núi phía bắc, vùng bắc trung bộ và duyên hải miền trung, vùng Tây Nguyên và ĐBSCL. Hiện các nhà tài trợ có khá nhiều khiến nghị về định hướng và sử dụng ODA tại Việt Nam.Đối với vốn của các ngân hàng hợp tác quốc tế Nhật Bản (JBIC), ngân hàng thế giới(WB), ngân hàng phát triển châu á (ADB) và ngân hàng tái thiết Đức(KFW), Chính phủ thu hút và sử dụng ODA của các tổ chức này cho các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội tầm cỡ quốc gia, vùng lãnh thổ nhu cơ sở hạ tầng đô thị đối với một số thành phố, thị xã trọng điểm để có tác dụng xúc tác cho sự phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững Trong khi đó vốn từ các nhà tài trợ song phương và đa phương sẽ dành hỗ trợ cho xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội qui mô nhỏ khu vực nông thôn, miền núi, tăng cường năng lực con người, tăng cường đồng tài trợ để tăng qui mô đầu tư nhằm giảm tình trạng kém hiệu quả và trùng lắp khi các nhà tài trợ hỗ trợ riêng lẻ Về mặt tổng thể Chính phủ cần ưu tiên sử dụng ODA không hoàn lại cho các chương trình và dự án không có khả năng hoàn vốn, đặc biệt hỗ trợ trực tiếp cho người nghèo, những địa phương có nhiều khó khăn. Vốn ODA hoàn lại, đặc biệt các khoản vay có ưu đãi cao sử dụng phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế và xã hội. Đối với các khoản vay có ưu đãi kém hơn(lãi suất cao hơn, thời gian trả nợ và ân hạn ngắn) cần sử dụng cho các chương trình, dự án có tính khả thi cao về mặt kinh tế và có khả năng trả nợ Cũng do xác định việc thu hút và sử dụng ODA sau năm 2010, tỷ trọng nguồn vốn ODA có ưu đãi cao trong tổng vốn ODA sau năm 2010 sẽ giảm, đồng thời vốn ODA có điều kiện vay gần với điều kiện vay vốn thương mại có thể sẽ tăng lên, nên các nhà hoạch định chủ trương cần phải đẩy mạnh các mô hình viện trợ mới với qui mô lớn cho Việt Nam Cho đến hiện nay hầu hết các nhà tài trợ vẫn khẳng định kế hoạch cam kết ODA cho Việt Nam từ nay đến năm 2010. Thậm chí Nhật Bản, WB và ADB có thể tăng vốn vay trong khi EU và các nhà tài trợ khác vẫn giữ nguyên cam kết từ nay cho đến năm 2013. Chỉ có Thụy Điển là đã công bố kế hoạch giảm ODA nhưng bắt đầu từ năm 2010 Vấn đề ở chỗ là cần nhận thực đúng đắn về ODA, coi ODA là nguồn lực bên ngoài có tính bổ sung chứ không thay thế nguồn lực nội sinh đối với quá trình phát triển. ODA không phải là thứ cho không mà chủ yếu là vay nợ nước ngoài với các điều kiện ưu đãi gắn với uy tín và trách nhiệm quốc gia trong quan hệ với cộng đồng tài trợ quốc tế. SO SÁNH TẦM QUAN TRỌNG CỦA ODA VÀ FDA ĐỐI VỚI VIỆT NAM TỪ NAY ĐẾN 2010. Đối với Việt nam trong giai đoạn từ nay đến 2010 có những mục tiêu phát triển kinh tế cụ thể. Điều này cần cả nguồn vốn lớn để phục vụ cho việc tạo ra nhiều của cải cho xã hội. Việt Nam chính thức gia nhập WTO làm cho nhiều nhà đầu tư trên thế giới biết và quan tâm đầu tư ở Việt Nam, chính vì điều này nguồn vốn FDI sẽ chảy vào Việt Nam và tăng trong những năm sắp tới được coi như một tất yếu khách quan.Giải pháp cho Việt Nam muốn phát huy nguồn vốn này một cách hiệu quả thì cách có vốn đối ứng như về đất đai, cơ sở hạ tầng, trình độ quản lý tốt thì mới có kết quả cao. Tuy nhiên, về lĩnh vực cơ sở hạ tầng, trình độ quản lý của Việt Nam hiện nay còn thiếu và yếu, điều đó có nghĩa vốn đối ứng của Việt Nam chưa tương xứng để phát huy các nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Để phát triển đồng bộ, phát huy mọi nguồn lực trong xã hội Việt Nam cần có chiến lược phát triển cơ sở hạ tầng. vì nguồn vốn ngân sách nhà nước còn hạn chế cho nên trong giai đoạn từ nay đến năm 2010. Việt Nam nên quan tâm thu hút ODA nhiêu hơn FDI, tất nhiên là về mặt lượng thì lượng vốn FDI sẽ vào Việt Nam nhiều hơn ODA . Đồng thời chúng ta có phương pháp kết hợp để sử dụng FDI và ODA một cách có hiệu quả, cụ thể: Có quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội đất nước Cần có chiến lược thu hút và sử dụng ODA và FDI trong từng giai đoạn đồng bộ, hợp lý Ưu tiên sử dụng ODA cho các lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng, giáo dục, y tế, môi trường. Khuyến khích doanh nghiệp FDI thực hiện chiến lược xuất khẩu àtạo tiền đề cho việc trả nợ ODA Tăng cường kêu gọi vốn ODA song phương từ các nước có dự án FDI ở Việt Nam GIẢI PHÁP CỦA VIỆT NAM ĐỐI VỚI CÁC NGUỒN VN FDI VÀ ODA TRONG GIAI ĐOẠN TỪ NAY ĐẾN 2010 Đối với FDI Mục tiêu thu hút FDI Để đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2006-2010 bình quân 8%/năm, nhu cầu nguồn vốn đầu tư cho toàn xã hội khoảng 114-120 tỷ USD trong đó vốn huy động từ bên ngoài (gồm cả FDI và ODA) chiếm 30%. Từ mực tiêu trên, dự kiến các chỉ tiêu chủ yếu của khu vực FDI như sau: Tổng vốn đăng ký cấp mới: 25-30 tỷ USD Tổng vốn đăng ký bổ sung: 13-15 tỷ USD Đóng góp khoảng 15% GDP, 25% tổng kim ngạch xuất khẩu, 10% thu ngân sách Định hướng thu hút FDI từ các công ty xuyên quốc gia TNCs Trên cơ sở mục tiêu hút hút FDI và chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước đến năm 2010 và trở thành nước công nghiệp vào năm 2020 chúng ta có thể cụ thể định hướng thu hút FDI từ các công ty xuyên quốc gia (TNCs) cụ thể như sau: Theo lĩnh vực Để nâng cao hiệu quả thu hút vốn FDI từ các TNCs Việt Nam cần tập trung thu hút FDI vào những ngành và lĩnh vực mà chúng ta có thể tận dụng được lợi thế của các TNCs (các ngành công nghệ cao, công nghệ nguồn, công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, vật liệu mới, viễn thông), các ngành mà Việt Nam có lợi thế cạnh tranh (dệt may, da giầy, công nghiệp chế biến), những ngành có khả năng sinh lợi cao (du lịch, tài chính ngân hàng, bảo hiểm và một số ngành dịch vụ khác) để tạo thêm nhiều công ăn việc làm và góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Từng bước mở cửa thị trường, thực hiện đúng lộ trình mở cửa đối với những ngành và lĩnh vực như trong cam kết gia nhập WTO, tạo động lực thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển như: ngân hàng, tài chính, bảo hiểm, viễn thông. Tiến hành công bố công khai những danh mục cấm và hạn chế đầu tư. Trừ những lĩnh vực cấm và hạn chế đầu tư thì nhà đầu tư kể cả trong nước và nước ngoài có quyền tiến hành kinh doanh trong tất cả các lĩnh vực và theo bất kỳ hình thức nào mà pháp luật cho phép. Nhà nước cần khuyến khích đầu tư vào các dự án trọng đỉêm, có ảnh hưởng quan trọng đến nền kinh tế theo “Danh mục đặc biệt khuyến khích đầu tư” và “Danh mục khuyến khích đầu tư” Theo đối tác Cho đến nay, nguồn vốn FDI của các TNCs đầu tư vào Việt Nam chủ yếu là từ các TNCs Châu Á, đặc biệt là Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore… Các TNCs t đến từ các quốc gia thuộc liên minh Châu Âu EU và Mỹ còn rất hạn chế. Do đó, để nâng cao hiệu quả thu hút vốn FDI một mặt chúng ta nên tiếp tục hướng vào những TNCS của các quốc gia Châu Á. Bên cạnh đó, các TNCs của Mỹ và các nước trong liên minh Châu Âu EU là những TNCs có tiềm lực về vốn và công nghệ rất lớn. Nếu Việt Nam thu hút được nhiều TNCs từ các quốc gia này thì nguồn vốn đầu tư đổ vào sẽ rất lớn. Đi kèm với nó là những công nghệ nguồn và trình độ quản lý tiên tiến. Căn cứ vào thế mạnh của các TNCs và các lĩnh vực cần thu hút FDI, có thể xác định những ngành mục tiêu như sau: Bảng 6: Một số TNCs mục tiêu Ngành mục tiêu Các TNCs mục tiêu Công nghệ thông tin Mỹ, Nhật Bản, EU, Singapore, Ấn Độ Điện tử Mỹ, Nhật Bản, EU, Hàn Quốc Hoá chất Mỹ, Nhật Bản, EU, Hàn Quốc Dầu khí Mỹ, EU, Nga Chế biến thực phẩm Trung Quốc, Nhật Bản, EU, Hàn Quốc Dệt may, Dự án giầy Trung Quốc, Hàn Quốc, Hồng Kông, Singaporel Xây dựng hạ tầng KCN Nhật Bản, Singapore, Trung Quốc, Hàn Quốc Tài chính, ngân hàng EU, Mỹ, Trung Quốc Bảo hiểm EU, Mỹ, Trung Quốc Nguồn: Viện Chiến lược - Bộ Kế hoạch và đầu tư (2006) Theo lãnh thổ Địa hình của lãnh thổ Việt Nam được chia thành nhiều vùng lãnh thổ khác nhau. Mỗi khu vực lãnh thổ có những đặc trưng và những lợi thế riêng. Để có thể phát huy thế mạnh của từng vùng lãnh thổ Chính phủ cần có những định hướng phát triển cho từng vùng dựa trên những thế mạnh cũng như những khó khăn hạn chế của từng địa phương. Để có thể thu hút được nhiều vốn FDI của các TNCs Việt Nam cần tiếp tục thu hút và mở rộng các dự án FDI của TNCs vào những địa bàn có nhiều lợi thế để phát huy vai trò các vùng động lực, các khu chế xuất, khu công nghiệp tập trung, khu kinh tế mở. Các địa phương cụ thể là: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Hải Phòng. Khuyến khích phát triển hợp tác trong khu công nghiệp và dịch vụ. Bên cạnh đó thì chúng ta cũng cần ưu đãi cho các TNCs đầu tư vào những địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn như: Sơn La, Lai Châu, Cao Bằng, Bắc Can, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị… Tóm lại, để đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế bình quân 8%/năm trong giai đoạn 2006-2010, Việt Nam cần thực hiện theo những định hướng thu hút vốn FDI từ các TNCs như Đảng và Nhà nước đã đề ra cho từng lĩnh vực, đối tác và vùng lãnh thổ cụ thể. Đối với ODA Tại Hội nghị nhóm tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam năm 2007, Giám đốc Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, khi đó là ông Ajay Chhibber, đã phát biểu: “Nếu đạt ngưỡng 1.000 đô la Mỹ thu nhập bình quân đầu người/năm, Việt Nam sẽ được xếp vào danh sách các nước có thu nhập trung bình trên thế giới...”. Khi đó, ưu đãi về ODA chắc chắn sẽ không còn như hiện nay. Mười lăm năm qua, trung bình mỗi năm các nhà tài trợ đã cam kết hỗ trợ Việt Nam khoảng 2,8 tỉ đô la Mỹ và số lượng vốn ký kết trung bình đạt hơn 2 tỉ đô la, chiếm 11% tổng đầu tư toàn xã hội và khoảng 17% tổng vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước. Với số tiền đó, ODA có mặt ở tất cả các địa phương, từ thành thị đến nông thôn, từ miền núi đến các vùng hải đảo và là nguồn đầu tư quan trọng trong nhiều lĩnh vực Bảng :7 Cơ cấu sử dụng vốn ODA theo ngành, lĩnh vực giai đoạn 1993 - 2007 ĐVT: Triệu USD Ngành, lĩnh vực Hiệp định ký kết 1993-2007 Tổng Tỷ lệ 1. Nông nghiệp và phát triển nông thôn kết hợp xoá đói, giảm nghèo 5.130,73 15,90 % 2. Năng lượng và công nghiệp 7.376,28 22,97 % 3. Giao thông, vận tải, bưu chính viễn thông, cấp thoát nước và phát triển đô thị, trong đó: 11.286,64 35,15 % - Giao thông, vận tải, bưu chính, viễn thông 8.222,99 25,61 % - Cấp thoát nước và phát triển đô thị 3.063,65 9,54 % 4. Y tế, giáo dục đào tạo, môi trường, khoa học kỹ thuật, các ngành khác 8.315,60 25,90 % Tổng số: 32.109,25 100,00 % Bộ kế hoạch và đầu tư Nhìn vào những con số thống kê, dễ dàng nhận ra vai trò và tầm quan trọng của nguồn vốn ODA đối với quá trình phát triển của nước ta. Tuy nhiên, với tốc độ đầu tư phát triển như hiện nay, Việt Nam vẫn cần ODA ưu đãi trong vòng 15-20 năm tới vì ngân sách hàng năm của Chính phủ vẫn còn quá nhỏ bé so với nhu cầu đầu tư. Cụ thể, về cơ sở hạ tầng kinh tế, hiện nay vẫn còn nhiều bất cập và chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển. Hệ thống giao thông vận tải còn yếu kém và bị quá tải, mạng lưới điện và năng lượng thường xuyên bị thiếu hụt, cảng biển, sân bay còn ít và quy mô nhỏ trong khi bưu chính viễn thông chưa đáp ứng được sự hội nhập của một nền kinh tế hiện đại. Về cải cách thể chế, tuy đã và giải quyết được một số bất cập trong quản lý hành chính công, song hiện nay đây vẫn là một trong những mặt còn yếu kém so với yêu cầu hội nhập của đất nước. Trong khi đó, hiện còn hơn 75% dân cư sống ở khu vực nông thôn đang gặp nhiều khó khăn về thu nhập, điều kiện sống và cơ sở hạ tầng. Khoảng cách so với khu vực thành thị có nguy cơ nới rộng. Song song đó là nhiều vấn đề xã hội cần phải nhanh chóng giải quyết như: phát triển nguồn nhân lực, y tế, giáo dục, bảo vệ môi trường và tạo công ăn việc làm cho người lao động. Vì vậy, để khỏi bị bất ngờ với những thách thức sắp tới, thiết nghĩ Chính phủ cần quan tâm một số vấn đề sau: Đánh giá đúng mức độ tăng trưởng GDP Việc xác định đúng mức độ tăng trưởng GDP trong những năm sắp tới là hết sức cần thiết. Không thể vì thành tích mà tự nhận mình là quốc gia có thu nhập đầu người đạt ngưỡng 1.000 đô la. Thậm chí cũng nên chấp nhận thực tế nếu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2006-2010 có nhiều chỉ tiêu không đạt, trong đó có chỉ tiêu về GDP. Như vậy, không những chúng ta tự đánh giá đúng về bản thân mà còn có thể kéo dài thời hạn ưu đãi ODA từ các nhà tài trợ. Đẩy mạnh công tác quản lý ODA Tính từ thời điểm này, còn hơn hai năm nữa để thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2006-2010. Trong thời gian còn lại, cần có những bước đột phá trong việc thúc đẩy giải ngân nguồn vốn ODA, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, sử dụng tiết kiệm, đúng mục đích... Những sai lầm trước đây về quản lý và phân cấp sử dụng vốn ODA cần được rút kinh nghiệm nghiêm túc để tránh không lặp lại vết xe đổ. Theo tính toán, hiện nhu cầu vốn đầu tư phát triển là rất lớn, trong hai năm còn lại nếu Chính phủ kêu gọi được khoảng hơn 20 tỉ đô la từ nguồn ODA thì mới có thể đáp ứng được phần nào nhu cầu. Tuy nhiên, dù có lạc quan cũng phải thừa nhận, đạt được con số này là rất khó, vì năm 2008, năm mà Việt Nam thu hút được nhiều nguồn vốn cam kết viện trợ nhất, cũng mới chỉ đạt hơn 5 tỉ đô la. Vì vậy, song song với sự chuẩn bị cho thời kỳ “hậu ODA”, đã đến lúc cần có một cái nhìn toàn diện và tỉnh táo hơn về vai trò của nguồn vốn vay nợ nước ngoài này để từ đó hoạch định các chính sách kinh tế vĩ mô phù hợp. Và trên hết, cần nhận thức rằng phải giảm dần sự lệ thuộc vào ODA, đồng thời phát huy nguồn vốn trong nước, đặc biệt là khu vực kinh tế tư nhân Một vài ý kiến của doanh nhân đánh giá về cơ sở hạ tầng ở Việt Nam hiện nay: Theo ông Sachio Kageyama, Tổng giám đốc Canon Việt Nam khi trao đổi với VnEconomy xung quanh vấn đề FDI vào Việt Nam thời hậu WTO, ông trả lời câu hỏi “Để đón được làn sóng đầu tư từ doanh nghiệp của nước ông, Việt Nam cần phải sẵn sàng những vấn đề nào ?” rằng: “Trong một số diễn đàn, tôi đã phát biểu rằng hạ tầng là vấn đề quan trọng đối với phát triển của Việt Nam. Trước hết, hạ tầng về điện rất quan trọng. Chúng tôi được biết Chính phủ Việt Nam đang có kế hoạch phát triển nguồn điện cho đất nước, song mức độ phát triển của Việt Nam có thể vượt qua sự phát triển của ngành điện. Đồng thời, khi Việt Nam thu hút thêm nhiều dự án đầu tư thì thiếu điện sẽ gây ra rủi ro càng lớn. Bản thân Canon cũng lo lắng khi Việt Nam quá phụ thuộc vào thuỷ điện, nhất là ở miền Bắc. Vì thế vấn đề đặt ra là Việt Nam lập một kế hoạch phát triển điện không bị thiếu hụt so với sự phát triển kinh tế, nếu không các đầu tư vào Việt Nam sẽ dừng lại. Bên cạnh ngành điện, cảng Việt Nam không thể tiếp nhận các tàu lớn cũng là một vấn đề. Thực tế điều này đang gây khó khăn cho chính chúng tôi khi phải chuyển container qua Hong Kong và Singapore,… Việt Nam cần xây dựng cảng càng nhanh càng tốt, cơ sở hạ tầng đường bộ cũng cần phải có cải tiến. Ngoài ra, ngành công nghiệp phụ trợ Việt Nam còn yếu kém, dù số nhà cung cấp linh kiện cho chúng tôi đã tăng từ 4 lên 70 đơn vị nhưng nhu cầu của Canon vẫn còn tăng. Nếu Việt Nam muốn "thắng" Trung Quốc hay Thái Lan thì điều quan trọng phải đầu tư phát triển công nghiệp phụ trợ bằng hai cách: thu hút đầu tư nước ngoài, và phát triển các công ty có vốn của Việt Nam trở thành các nhà sản xuất linh kiện phụ trợ.   Một ý khác mà tôi muốn nói không liên quan đến hạ tầng nhưng có tác động lớn đến môi trường đầu tư đó là vấn đề đình công trái phép. Qua những cuộc đình công diễn ra trong miền Nam gần đây, tôi cho rằng Việt Nam cần xử lý mạnh mẽ những cuộc đình công bất hợp pháp để môi trường đầu tư hoàn thiện.” Kết luận chung: Kinh tế Việt Nam hiện nay tuy đang trải qua giai đoạn khó khăn vì lạm phát và chịu nhiều tác động bên ngoài nhưng kinh tế Việt Nam vẫn là quốc gia có tốc độ tăng trưởng cao trong khu vực và trên thế giới.Việt Nam có nhiều nguồn lực chưa được sử dụng đúng với tiềm năng vốn có của nó. Trong những năm qua, với nổ lực chung của Chính phủ, nước ta đã thu hút được một lượng vốn đầu tư trực tiếp và ODA. Các nguồn vốn này có tác động tích cực đến sự tăng trưởng kinh tế Việt Nam. FDI và ODA thời gian qua bên cạnh những tác động tích cực của nó thì còn có những hạn chế cần phải khắc phục. Đứng trên phương diện quốc gia để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn thì có những vấn đề sau: Theo kế hoạch phát triển mà thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã thông qua thì đến năm 2010 Việt Nam có mức thu nhập bình quân trền người sẽ đạt được mức 1.000 USD/người/năm. Điều đó có nghĩa là Việt Nam sẽ thoát khỏi tình trạng là nước kém phát triển theo tiêu chuẩn của Thế giới. Điều đó có nghĩa là chúng ta sẽ bị cắt giảm nguồn viện trợ ODA sau năm 2010. Việt Nam đã chính thức gia nhập WTO gần 1 năm, Việt Nam đã được nhiều nhà đầu tư biết đến và mong muốn được đầu tư tại Việt Nam vì môi trường kinh doanh Việt Nam có nhiều thuận lợi, cụ thể như giá nhân công rẻ, nguồn nhân công dồi dào, sản phẩm sẽ được tiếp cận với thị trường đầy tiềm năng của Việt Nam, Đông Nam Á nói riêng và Châu Á nói chung,…và có rất nhiều nhân tố khác như môi trường kinh tế chính trị ổn định và chính phủ có rất nhiều chính sách thu hút các nhà đầu tư,… và thực tế đã chứng minh, trong năm 2008 lượng vốn FDI ký kết tăng lên đạt khoảng 20,8 tỷ USD. Tuy nhiên, để thu hút và sử dụng hiệu quả nguồn vốn FDI nói trên hiệu quả trong giai đoạn từ nay đến năm 2010 thì Việt Nam phải có một lượng vốn đối ứng để tạo một môi trường đầu tư hiệu quả như xây dựng cơ sở hạ tầng: Điện, nước, đường giao thông, cầu, cảng, …và chúng ta thấy rằng hệ thống cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng còn yếu kém, để thu hút được đầu tư FDI và thúc đẩy đầu tư trong nước phát triển thì trong giai đoạn từ nay đến năm 2010 tôi cho rằng Việt Nam cần phải chú trọng thu hút ODA phát triển cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng làm cơ sở, nền tảng phát triển kinh tế thông qua thu hút FDI và phát huy các nguồn lực nội tại của nền kinh tế, phát triển và kiến trúc thượng tầng chính là cơ sở thu hút ODA hiệu quả. Vì đầu tư vào cơ sở hạ tầng là lĩnh vực đầu tư lâu dài và cần lượng vốn lớn, hiệu quả trước mắt thì lôi cuốn các nhà đầu tư và các nhà đầu tư nhỏ lẽ không đủ năng lực để đầu tư vào lĩnh vực này, vì thế chỉ có Nhà nước đứng ra đầu tư và lợi ích của nó mang tính quốc gia. Đồng thời Việt Nam vẫn thu hút FDI để phát triển kinh tế bền vững vì nguồn ngân sách Việt Nam chưa đủ sức và Việt Nam cần huy động ODA để phát triển củng có nhiều lĩnh vực ---Hết--- MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc24744.doc
Tài liệu liên quan