Đề tài Thị trường chứng khoán Việt Nam 10 năm phát triển và kiến nghị

MỤC LỤC Lời mở đầu CHƯƠNG 1.Tổng quan về thị trường chứng khoán ( TTCK ) 1.1 Các khái niệm 1.1.1 Chứng khoán: Trang 01 1.1.2 Thị trường chứng khoán Trang 01 1.2 Phân loại thị trường chứng khoán 1.2.1 Căn cứ tính chất pháp lý Trang 01 1.2.2 Căn cứ vào sự luân chuyển các nguồn vốn Trang 02 1.2.3 Căn cứ vào phương thức giao dịch Trang 02 1.2.4 Căn cứ vào đặc điểm hàng hoá Trang 02 1.3 Vai trò của thị trường chứng khoán 1.3.1 Huy động vốn đầu tư cho nền kinh tế Trang 02 1.3.2 Cung cấp môi trường đầu tư cho công chúng Trang 02 1.3.3 Tạo môi trường giúp Chính phủ thực hiện các chính sách KT vĩ mô Trang 02 1.3.4 Tạo tính thanh khoản cho các CK Trang 03 1.3.5. Đánh giá hoạt động của các doanh nghiệp Trang 03 1.4 Các chủ thể tham gia thị trường chứng khoán 1.4.1 Nhà phát hành Trang 03 1.4.2 Nhà đầu tư Trang 03 1.4.3 Các tổ chức kinh doanh trên TTCK Trang 03 1.4.4 Các tổ chức có liên quan trên TTCK Trang 03 1.5 Nguyên tắc về hoạt động của TTCK 1.4.2 Nguyên tắc trung gian Trang 04 1.5.2 Nguyên tắc định giá Trang 04 1.5.3 Nguyên tắc công khai Trang 04 CHƯƠNG 2. Thực trạng thị trường chứng khoán Việt Nam 2.1 Sự ra đời của thị trường chứng khoán Việt Nam Trang 05 2.2 Thực trạng của thị trường chứng khoán Việt Nam Trang 05 2.2.1 Giai đoạn 2000-2005 Trang 05 2.2.2. Giai đoạn 2005-2010 Trang 06 2.3 Những bài học rút ra trên thị trường chứng khoán Việt Nam Trang 11 2.4 Tổng kết quá trình 10 năm phát triển của TTCK VN Trang 13 CHƯƠNG 3. Phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam ổn định và bền vững 3.1 Kinh nghiệm quản lý thị trường chứng khoán của các nước Trang 15 3.1.1 TTCK Singapore - hệ thống quản lý chuẩn mực chặt chẽ Trang 15 3.1.2 Hệ thống thông tin của thị trường chứng khoán Mỹ Trang 15 3.2 Phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam ổn định và bền vững Trang 16 3.2.1 Định hướng phát triển TTCKVN Trang 16 3.2.2 Giải pháp phát triển TTCKVN Trang 16 3.2.2.1 Phương diện vĩ mô Trang 16 3.2.2.2 Đối với thị trường chứng khoán Trang 17 Kết Luận Danh mục tham khảo Phụ lục ================= LỜI MỞ ĐẦU Chính thức đi vào hoạt động ngày 28/7/2000, thị trường chứng khoán Việt Nam khởi đầu với chỉ 2 cổ phiếu giao dịch với quy mô vốn hóa thị trường vô cùng nhỏ bé. Thông tin về hoạt động thị trường chứng khoán trên các phương tiện thông tin đại chúng cũng rất ít ỏi. Có thể nói sự hiểu biết của mọi người về thị trường chứng khoán là hạn chế. Trong bối cảnh như vậy, hoạt động của thị trường ko thu hút nhiều sự quan tâm từ công chúng. Đến nay sau hơn mười năm hoạt động, các sàn chứng khoán Việt Nam có khoảng 622 công ty niêm yết cổ phiếu với tỷ lệ vốn hóa thị trường chiếm trên 40% GDP. Cụm từ thị trường chứng khoán cũng trở nên quen thuộc với công chúng Việt Nam. Trên các phương tiện truyền thông, hiếm có ngày nào mà chúng ta không đọc hay nghe thấy các thông tin liên quan đến hoạt động mua bán trên các sàn giao dịch chứng khoán. Đã có sự thay đổi rất lớn không chỉ trong hoạt động của thị trường mà cả trong nhận thức xã hội về thị trường chứng khoán. Mười năm đánh dấu sự phát triển của một thị trường phức tạp, một thể chế tài chính bậc cao của nền kinh tế thị trường, và cũng là quãng thời gian phù hợp nhất để nhìn nhận, đánh giá lại sự vận hành của thị trường nhằm, như người xưa đã dạy “ôn cũ học mới”, đưa ra những giải pháp khả thi giúp thị trường phát triển ổn định và bền vững, thực hiện đúng vai trò là kênh dẫn vốn hiệu quả cho nền kinh tế, góp phần đưa nền kinh tế Việt Nam phát trển vững mạnh. Đây là động lực để nhóm chúng tôi thực hiện đề tài “Thị trường chứng khoán Việt Nam: mười năm phát triển & kiến nghị”. Trong đề tài này, qua việc xem xét lại toàn bộ chặng đường hình thành và phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam, rút ra những thành tựu và hạn chế về hoạt động của thị trường, kết hợp cùng với những bài học kinh nghiệm học hỏi từ cách vận hành thị trường chứng khoán của các nước trên thế giới, chúng tôi đưa ra một số kiến nghị về các giải pháp khả thi nhằm đưa thị trường chứng khoán Việt Nam phát triển ổn định và bền vững.

doc27 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2699 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thị trường chứng khoán Việt Nam 10 năm phát triển và kiến nghị, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
5 10 20 22 26 41 % vốn hóa/GDP 0,24 0,21 0,49 0,48 0,55 1,21  (Nguồn: UBCK Nhà nước) 2.2.2. Giai đoạn 2005-2009: Giai đoạn tăng tốc của thị trường với sự tăng trưởng đột phá Tỷ lệ vốn hóa/GDP vượt xa so với chiến lược phát triển của thị trường đến năm 2010 (ở mức 10-15% GDP). Năm 2006 : Năm 2006 được coi là cột mốc đánh dấu một diện mạo hoàn toàn mới của TTCKVN, hoạt động giao dịch sôi động tại cả 3 sàn: HOSE, HASTC và thị trường OTC với mức tăng trưởng đạt tới 60%; từ đầu đến giữa năm 2006 TTCK Việt Nam trở thành "điểm" có tốc độ tăng trưởng nhanh thứ 2 thế giới, chỉ sau Dim-ba-bue, sự bừng dậy của thị trường non trẻ này đang ngày càng thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước, số lượng các nhà đầu tư mới tham gia thị trường ngày càng đông, tính đến cuối tháng 12- 2006, có trên 120.000 tài khoản giao dịch chứng khoán được mở, trong đó gần 2.000 tài khoản của nhà đầu tư nước ngoài. Năm 2006 TTCK Việt Nam có sự phát triển vượt bậc, chỉ số Vn-Index tại sàn giao dịch TP. Hồ Chi Minh (HOSE) tăng 144%, tại sàn giao dịch Hà Nội (HASTC) tăng 152,4% chỉ số VN-Index cuối năm tăng 2,5 lần so đầu năm. Tổng giá trị vốn hóa đạt 13,8 tỉ USD cuối năm 2006 (chiếm 22,7% GDP) giá trị cổ phiếu do các nhà đầu tư nước ngoài đang nắm giữ đạt khoảng 4 tỉ USD, chiếm khoảng 16,4% mức vốn hóa của toàn thị trường, hàng ngày có khoảng 80-100 công ty có cổ phiếu giao dịch. Trên thị trường phi tập trung (OTC), tổng khối lượng giao dịch gấp khoảng 6 lần so với khối lượng giao dịch trên HASTC. Số công ty niêm yết tăng gần 5 lần, từ 41 công ty năm 2005 đã lên tới 193 công ty, số tài khoản giao dịch đạt hơn 10.000 gấp 3 lần năm 2005 và 30 lần so với 6 năm trước. Trong vòng một năm, chỉ số Vn-Index tăng hơn 500 điểm, từ hơn 300 điểm cuối 2005 lên 800 điểm cuối 2006. Năm 2006, kỷ lục mới của VN-Index được xác lập ở mốc 809,86 điểm với HASTC-Index chạm mốc 260 điểm. Tính đến phiên 29/12/2006, TTGDCK TP.HCM đã có sự góp mặt của 106 cổ phiếu, 2 chứng chỉ quỹ và 367 trái phiếu với tổng giá trị niêm yết theo mệnh giá là trên 72 nghìn tỷ đồng. Còn tại TTGDCK Hà Nội số lượng chứng khoán tham gia đã lên đến 87 cổ phiếu và 91 trái phiếu với tổng mức đăng ký giao dịch theo mệnh giá đạt 29 nghìn tỷ đồng. Năm 2007 TTCK Việt Nam bùng nổ Ngày 01/01/2007 Luật Chứng khoán mới đi vào hoạt động chính thức đã góp phần thúc đẩy thị trường phát triển và tăng cường khả năng hội nhập vào thị trường tài chính quốc tế. Tính công khai, minh bạch của các tổ chức niêm yết được tăng cường. Chỉ số Vn-Index đạt đỉnh 1.170,67 điểm, HASTC-Index chạm mốc 459,36 điểm, chỉ số Vn-Index của cả 2 sàn giao dịch đều có biên độ dao động mạnh. Kết thúc phiên giao dịch cuối năm, Vn-Index đạt 927,02 điểm, HASTC-Index dừng ở mức 323,55 điểm. Tính đến ngày 28/12/2007, SGDCK TP.HCM đã thực hiện được 248 phiên giao dịch với tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 2,3 tỷ chứng khoán tương đương với tổng giá trị giao dịch toàn thị trường đạt 224.000 tỷ đồng, gấp 2 lần khối lượng và 2,8 lần giá trị giao dịch so với năm 2006. Bình quân mỗi phiên giao dịch có 9,2 triệu chứng khoán được chuyển nhượng tương đương với 980 tỷ đồng. TTGDCK Hà Nội thực hiện thành công 248 phiên giao dịch, với tổng khối lượng giao dịch toàn thị trường đạt 616,3 triệu chứng khoán tương đương với tổng giá trị giao dịch toàn thị trường đạt 63.859 tỷ đồng, tăng gấp 6 lần về khối lượng và 15,8 lần về giá trị giao dịch so với năm 2006. Quy mô giao dịch tăng trưởng mạnh khi mức giao dịch bình quân năm 2007 đạt 255 tỷ đồng/phiên trong khi năm 2006 chỉ đạt 19 tỷ đồng/phiên. TTCKVN bùng nổ phát triển mạnh nhất vào đầu tháng 3/2007 Vn-Index đã đạt mức đỉnh là 1.170,67 điểm sau 7 năm hoạt động và HASTC-Index thiết lập mức đỉnh 459,36 điểm sau 2 năm hoạt động. Đây là giai đoạn thị trường đạt mức tăng trưởng với tốc độ lớn nhất khi đạt mức tăng 126% trong vòng 3 tháng giao dịch, tổng giá trị vốn hóa của thị trường lên đến con số 398.000 tỷ đồng. Tổng giá trị vốn hóa cả năm 2007 là 492.900 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 4/5. . Từ tháng 4/2007 đến đầu tháng 9/2007 có sự trầm lắng của cả 2 sàn HOSE và HASTC, tất cả các yếu tố của thị trường đều giảm sút nghiêm trọng. Vn-Index chỉ trong vòng 1 tháng giao dịch đã rơi xuống mức 905,53 điểm (24/04/2007), HASTC-Index trở về mốc 321,44 điểm đã tác động mạnh đến tâm lý của các nhà đầu tư, làm cho thị trường nhanh chóng trở lại trạng thái mất cân bằng và liên tục sụt giảm mạnh trong những tháng kế tiếp. Tính đến đầu tháng 8, thị trường xác lập mức đáy 883,9 điểm của Vn-Index (6/8/2007) và 247,37 điểm của HASTC-Index (23/08/2007). Giá trị giao dịch bình quân của khối NĐTNN chỉ đạt 170 tỷ đồng/phiên, giảm tới 52% so với giai đoạn đầu năm. Năm 2008 TTCK Việt Nam khép lại với sự sụt giảm mạnh Tổng kết năm 2008, TTCK có 3 giai đoạn thăng trầm chính: 2 quí đầu năm thị trường sụt giảm theo đà giảm điểm từ cuối 2007, thị trường hồi phục lại trong tháng 7, 8 rồi lại suy giảm trong 4 tháng cuối năm, Vn-Index mất gần 70% giá trị, Hastc-Index xuống dưới 100 điểm. Chúng ta có thể điểm qua một vài dấu mốc của thị trường chịu tác động rõ rệt của chính sách và nền kinh tế vĩ mô trong năm qua: + Vốn hóa thị trường sau một năm giảm tới hơn một nửa, mức vốn hoá chỉ còn hơn 234 nghìn tỷ đồng. Năm 2008 cũng chỉ còn duy nhất ACB là cổ phiếu có mức vốn hoá trên 1 tỷ đô la, trong khi con số này cuối năm 2007 là 6 công ty. Sự suy giảm của giá chứng khoán cũng đẩy PE trung bình của thị trường giảm từ mức 21 xuống chỉ còn 9. Rõ ràng 2008 là năm thử thách niềm tin, lòng kiên nhẫn của nhà đầu tư một cách ghê gớm, khi chứng khoán sa sút cũng là lúc các kênh đầu tư khác lên ngôi, đó là bất động sản vào đầu năm, USD vào giữa năm, vàng và trái phiếu vào cuối năm. + Tính thanh thanh khoản của thị trường cũng sụt giảm nghiêm trọng. Thanh khoản chỉ được cải thiện tốt hơn vào 3 tháng của quý 3 khi thị trường tăng điểm, còn trong giai đoạn siết chặt biên độ, khối lượng giao dịch cổ phiếu giảm mạnh, có những phiên giao dịch thậm chí chưa đến 1triệu cổ phiếu trên HOSE. Giá trị giao dịch trung bình một tháng toàn thị trường chỉ có 16.658 tỷ đồng, tương đương giao dịch hơn 750 tỷ đồng một phiên. + Tổng kết các đợt IPOs năm 2008 cũng không thành công. Có 62 công ty tiến hành cổ phần hoá và đấu giá thông qua HOSE và HASTC, nhưng phần lớn không bán được hết số cổ phần. Một vài đợt đấu giá tiêu biểu như Sabeco, Habeco không bán được hết số cổ phần, cuối năm đợt đấu giá Vietinbank thì thành công với mức giá trúng thấp nhất là 20.000đ. Mức giá khởi điểm quá cao là nguyên nhân chính gây ra hiện tượng này, cùng với đó là sức thu hút của các đợt IPOs đã kém hơn trước rất nhiều. Cũng vì vậy mà kế hoạch cổ phần hóa các tổng công ty, tập đoàn mà Chính phủ đề ra trong quyết định số 1729/QĐ-TTg không thực hiện được. Theo thống kê thì chỉ có 73/272 doanh nghiệp đã cổ phần hoá trong năm 2008, đạt 28% kế hoạch đề ra. Giờ đây, những doanh nghiệp như Vinatex, BIDV, Vietnam Airlines sẽ phải chờ đợi đến 2009 để được cổ phần hóa. + Giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài năm qua cũng là điều rất đáng quan sát. Nửa năm đầu tiên họ là bên mua ròng. Chênh lệch mua-bán rất lớn ngay cả khi thị trường kém thanh khoản nhất do thu hẹp biên độ. Tuy nhiên mọi chuyện thay đổi kể từ tháng 8 khi tình hình khủng hoảng kinh tế thế giới lan tới Việt Nam. Nhà đầu tư nước ngoài bán ròng với khối lượng rất lớn, làm giảm đáng kể tỷ lệ nắm giữ chứng khoán Việt Nam của khối này, giảm gần 4 tỷ USD so với đầu năm. + Về phương diện quản lý thị trường: năm 2008 cũng là năm nhiều thách thức đối với các cơ quan quản lý, 4 lần thay đổi biên độ trong một năm là quá nhiều và cũng chưa hề có tiền lệ. Việc SCIC tuyên bố bỏ tiền cứu thị trường cũng chỉ kích VN-Index lên một vài phiên, nhưng không thể kéo thị trường qua được cơn khủng hoảng. Rồi chuyện thị trường OTC mãi vẫn chưa được đưa vào quản lý, giao dịch không sàn cũng phải chờ đến đầu năm 2009 mới triển khai, các sản phẩm mới của thị trường như bán khống, giao dịch ký quỹ(margin)…vẫn chỉ đang được nghiên cứu, và còn rất nhiều kế hoạch đề ra đầu năm nhưng rồi đều không đạt được. 2008 cũng là năm nhiều vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán bị xử lý. Một mặt nó cho thấy sự ra đời của các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động chứng khoán đã đi vào thực tế, nhưng mặt khác nó cho thấy những tồn tại của thị trường mà trước đây chưa bị phát hiện. Sự cố Bông Bạch Tuyết là một ví dụ. Ngày 11/7 cổ phiếu Bông Bạch Tuyết bị tạm ngừng giao dịch do thua lỗ 2 năm liên tiếp và đứng trước nguy cơ phá sản. Tuy nhiên, đằng sau sự việc này đã cho thấy những vấn đề về kiểm toán báo cáo và chế độ báo cáo tài chính của công ty niêm yết. Rất may sau đó BBT đã được giao dịch trở lại, nhưng không biết còn bao nhiêu công ty nữa đang ở tình trạng của BBT nhưng chưa bị phát hiện. 2008 cũng là năm đầu tiên có xử phạt trường hợp công ty cổ phần không đăng ký là công ty đại chúng, cũng như xử phạt nhà đầu tư về giao dịch nội gián. Nhưng đây cũng mới chỉ là những trường hợp điển hình nhất, con số vi phạm nhưng chưa bị xử phạt chắc chắn còn lớn hơn rất nhiều. Năm 2009 TTCK phát triển thăng trầm cũng dựa trên tiến trình hồi phục phát triển của nền kinh tế, theo thống kê của công ty chứng khoán cổ phần phố Wall (WSS) TTCK trong năm 2009 có thể phân ra 4 giai đoạn lớn đáng chú ý. + Giai đoạn I: Suy thoái và tạo đáy (từ tháng 1- 2) Nền kinh tế Việt Nam bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu thể hiện rõ nhất ở tiêu dùng suy giảm, sản xuất đình đốn, kim nghạch xuất khẩu bị thu hẹp, vốn đầu tư nước ngoài ít đi... tăng trưởng GDP quý I/2009 đạt 3.1%. TTCK vì thế tiếp tục đổ dốc theo xu hướng giảm dài hạn của năm 2008, tạo đáy ở 235 điểm vào cuối tháng 2/2009. + Giai đoạn II: tăng trưởng đợt 1 (tháng 3- 7) Bước sang tháng 3, Chính phủ Việt Nam bắt đầu thực hiện gói kích thích kinh tế, chính sách tài khóa mở rộng và chính sách tiền tệ nới lỏng thông qua gói kích cầu, hỗ trợ lãi suất 4% cũng như chính sách giảm thuế đối với Doanh nghiệp. Kinh tế đã có dấu hiệu phục hồi và chính thức thoát đáy từ quý II/2009 với tốc độ tăng trưởng GDP là 3.9%. TTCK tháng 3-4 tăng nhẹ và chậm, sau đó tăng tốc mạnh từ tháng 5 xác lập 525 điểm vào giữa tháng 6 sau đó thị trường điều chỉnh giảm dần trong tháng 7. + Giai đoạn III: tăng trưởng đợt 2 (tháng 8-10) Gói kích thích vẫn tiếp tục phát huy, các Doanh nghiệp̣ tận dụng được những cơ hội vốn thấp, nguyên liệu đầu vào giá rẻ cũng như chính sách thuế nên đạt được tốc độ tăng trưởng cao. GDP tính chung 3 quý đầu năm 2009 đạt 4.6%, đây là cơ sở khá vững để TTCK tiếp tục tăng trưởng đợt 2, giá lần 2 đẩy mạnh với những kỷ lục được thiết lập về giá trị và khối lượng giao dịch trên 100 triệu đơn vị tương ứng mỗi phiên đạt 5000 - 6000 tỷ đồng. + Giai đoạn phát triển thận trọng (2 tháng cuối năm) Chính sách kích thích phát huy được tác dụng nhưng cũng đã tạo ra các tác động lớn; trong nền kinh tế tiềm ẩn một số nguy cơ tác động đến sự tăng trưởng. Tín dụng của 10 tháng đầu năm 2009 trên 33%, tăng trưởng quá mức cần thiết, chỉ số ICOR năm 2009 bằng 8, đây cũng là mức cao nhất từ trước tới nay. Chính sách tài khoá đã khiến ngân sách Nhà nước lâm vào tình trạng thâm hụt có thể lên tới 6.5% GDP của năm, cụ thể Nhà nước đã bất ngờ nâng lãi suất cơ bản lên 7%- 8% trong năm 2009, hay tỷ lệ dự trữ bắt buộc của các ngân hàng thương mại đều tăng lên tới 10 % đỉnh cao là 11%. Những yếu tố này cũng đã ảnh hưởng lớn đến luồng tiền đầu tư vào TTCK và yếu tố tâm lý của nhà đầu tư đã làm cho chỉ số chứng khoán giảm tính từ đỉnh cao Vn-Index đã mất khoảng 31% về số điểm. Năm 2010 có nhiều biến động không chỉ ở chỉ số + Nguồn cung ồ ạt lên thị trường : Năm 2010 là năm niêm yết ồ ạt của các DN mới. Xuất phát một phần là từ đà tăng của TTCK năm 2009 khiến cho nhiều DN xây dựng kế hoạch niêm yết trong năm 2010 nhằm huy động vốn. Bên cạnh đó, Luật chứng khoán sắp tới có những thay đổi theo hướng khắt khe hơn về quy định niêm yết, do vậy nhiều DN tranh thủ lúc các điều kiện còn đang dễ dàng niêm yết lên TTCK. Tính đến ngày 26/12/2010, số lượng DN niêm yết trên hai sàn là 622 với giá trị vốn hóa thị trường đạt 736,1 nghìn tỷ đồng. So với năm 2009, số DN niêm yết đã tăng 168 DN (37%), mức tăng kỷ lục của TTCK Việt Nam. Bên cạnh áp lực cung từ cổ phiếu mới niêm yết, còn là áp lực cung từ việc phát hành thêm cổ phiếu, trái phiếu, tăng cung từ việc thoái vốn của các Tập đoàn theo quy định tại Nghị định 09/2009/ND-CP ngày 5/2/2009, tăng cung từ việc đáp ứng yêu cầu về hệ số CAR theo qui định tại Thông tư 13/2010/TT-NHNN ngày 20/05/2010. Tổng cung cổ phiếu tăng khoảng 20% cả do phát hành và niêm yết mới trong khi khối lượng giao dịch hầu như không đổi, phản ánh cầu không đáp ứng cung, giá cổ phiếu trung bình giảm 20% so với 2009. Huy động vốn qua thị trường chứng khoán năm 2010 ước đạt 46,8 nghìn tỷ, tăng 167,4% so với năm 2009. + Vấn đề tăng nóng của các penny và các hệ lụy Trong bối cảnh dòng tiền vào thị trường yếu, các cổ phiếu bluechip với vốn hóa lớn không được ưa chuộng, làn sóng đầu cơ vào các cổ phiếu vừa và nhỏ lên ngôi trong suốt 5 tháng đầu năm 2010. Từ đó đã xuất hiện những cổ phiếu có kết quả kinh doanh lỗ hoặc kém hiệu quả mà giá vẫn tăng mạnh (MTG, PVA, SRA, SRB,…). Thay vì các tổ chức chính quy, thị trường dường như bị dẫn dắt bởi các đội lái cá nhân, hùa theo đó là các nhà đầu tư nhỏ lẻ. Từ tháng 5/2010, cùng với xu hướng giảm của thị trường, nhóm cổ phiếu nhỏ lao dốc không phanh, gây mất niềm tin, sự chán nản tột độ của các nhà đầu tư nhỏ. + HNX-Index phản ánh trung thực diễn biến của thị trường hơn chỉ số VN-Index Trong nhiều giai đoạn của năm 2010, chỉ số VN-Index đã không còn phản ánh chính xác tình hình chung trên sàn HOSE khi chỉ cần một vài bluechip tăng điểm là giữ được màu xanh của chỉ số, gây ra hiện tương ảo của VN-Index. Hiện tượng thị trường thiếu cổ phiếu đầu tàu cũng đã diễn ra. Các bluechip trước kia (ACB, STB, SAM, REE, HAG, SSI,…) thì hiện nay với mức vốn quá lớn dường như thiếu động lực và cơ hội phát triển. Trong bối cảnh chỉ số VN-Index bị chi phối bởi vài cổ phiếu lớn, nhà đầu tư đã quan tâm đến chỉ số HNX-Index nhiều hơn, diễn biến trên sàn Hà Nội phản ánh cung cầu thật của thị trường. Giá cổ phiếu cũng thường biến động cùng chiều với biến động của chỉ số chính. + Các quy định mới của ngành ngân hàng và ảnh hưởng tiêu cực đến TTCK Một trong những nguyên nhân gây ra sóng gió của TTCKVN năm 2010 không thể không nói đến Thông tư 13/2010/TT-NHNN ngày 20/5/2010 quy định về tỷ lệ bảo đảm an toàn của Tổ chức tín dụng và Nghi định số 141 ngày 22/11/2006 qui định việc tăng vốn điều lệ tối thiểu lên 3.000 tỷ đồng của các NHTM nhỏ đến cuối năm 2010. Áp lực tăng vốn trong một thời gian ngắn đã làm biến động mạnh thị trường lãi suất, với lãi suất huy động và cho vay không ngừng tăng cao, vượt quá khả năng chịu đựng của các DN. Áp lực tăng vốn cũng buộc các ngân hàng/ cổ đông phải bán danh mục cổ phiếu có sẵn để có tiền mua cổ phiếu mới. Điều này làm cho cổ phiếu ngân hàng không ngừng sụt giảm, gây ảnh hưởng tiêu cực đến TTCK. + Chiến lược của NĐTNN và khối lượng mua ròng mạnh nhất trong thập kỷ Không thể không nói đến vai trò của nhà đầu tư nước ngoài (NTĐNN) trong năm 2010. Khối NĐTNN vẫn kiên định chiến lược mua ròng các mã bluechips khi TTCK sụt giảm, đồng thời bán ra cơ cấu lại trong các phiên tăng điểm. Tính từ đầu năm đến nay, khối này mua ròng trên HSX tới 230 triệu đơn vị về khối lượng và 14.400 tỷ đồng về giá trị. Đây là khối lượng mua ròng kỷ lục trong 10 năm hoạt động của khối này tại TTCK Việt Nam (năm 2007 khối lượng mua ròng là 159 triệu đơn vị nhưng giá trị mua ròng kỷ lục là 22.874 tỷ đồng). Sự bền bỉ mua ròng của khối NĐTNN khi thị trường sụt giảm mạnh đã giúp họ bình quân được giá vốn với mức giá cao vào cuối năm 2009 đầu năm 2010. Ngoài ra, cũng có thể thấy rằng, với một lượng tiền đầu tư thấp hơn các năm trước, khối NĐTNN đã sở hữu được một lượng cổ phiếu lớn hơn hẳn. Đây phải chăng là một trong những chiến lược của NĐTNN, tranh thủ khi thị trường sụt giảm, nâng cao tỷ lệ sở hữu các doanh nghiệp có thương hiệu tốt với giá rẻ. + Dòng tiền mạnh bất ngờ nâng VN-Index hồi phục vào cuối năm Sự xuất hiện khá bất ngờ của dòng tiền mạnh cuối tháng 11/2010 đã giúp TTCK Việt Nam thoát khỏi kênh xu hướng giảm trung hạn. Thống kê cho thấy, trong quá trình đi lên từ đáy 419,98 điểm xác lập ngày 22/11/2010 đến vùng 440 điểm ngày 26/11, khối lượng khớp lệnh trung bình trên HSX là khoảng 27 triệu đơn vị/phiên, cao hơn một chút so với khối lượng giao dịch trong xu hướng giảm trung hạn trước đó. Dòng tiền có sự chuyển dịch mạnh mẽ vào TTCKVN khi chỉ số VN-Index bứt phá khỏi vùng kháng cự mạnh 440-450 điểm. Khối lượng giao dịch trên HSX bắt đầu nhích dần lên 60,70 triệu đơn vị, thậm chí đã xuất hiện các phiên giao dịch sôi động lên tới trên 100 triệu đơn vị/phiên, những con số thường thấy trong một xu hướng tăng trưởng của thị trường. Dòng tiền mạnh được xác định trước tiên từ các tài khoản lớn trong nước, bên cạnh đó là dòng vốn chốt lời từ các thị trường vàng, ngoại tệ, dòng vốn nóng từ các thị trường như Thái Lan, Malaysia, Indonesia… đã quay trở lại thị trường Việt Nam. Trong bối cảnh vĩ mô vẫn chưa có sự cải thiện nhiều thì sự xuất hiện của dòng tiền nóng là một dấu hiệu quan trọng cho xu hướng tăng bền vững của thị trường trong thời gian tới. Nếu đây là dòng tiền cho đầu tư lâu dài thì rất tốt, còn nếu chỉ là đầu cơ trong ngắn hạn thì rất nguy hiểm, bởi dòng vốn đầu cơ là ngắn hạn và bất thường. Nó có thể giúp thị trường phát triển nhanh chóng trong một giai đoạn, nhưng khi nó rút ra thì khả năng thị trường giảm sâu là hoàn toàn có thể xảy ra. Do vậy, những kỳ vọng về bức tranh vĩ mô sẽ sáng sủa hơn, trong đó chính sách tỷ giá ổn định kèm chính sách tiền tệ linh hoạt sẽ hoán đổi dòng tiền đầu cơ thành đầu tư, hoặc thu hút thêm dòng vốn đầu tư giá trị, sẽ là động lực tốt cho thị trường vốn Việt Nam phát triển. Biểu đồ VN-Index qua từng năm trong giai đoạn 2000-2010 2006 2007 2008 2009 2010 HOSE Tổng khối lượng GD(cổ phiếu) 547.746.220 1.836.320.594 3.153.555.778 11.277.489.471 11.666.679.269 Tổng giá trị GD (tỷ đồng) 33.771 195.194 127.553 422.461 375.436 VN-Index 633 927 314 495 497 SLDN Niêm yết 86 123 155 203 280 Tổng vốn hóa (tỷ đồng) 157.967 364.425 169.346 494.072 582.523 HNX Tổng khối lượng GD(cổ phiếu) 31.021.750 354.000.255 1.500.927.170 5.509.202.867 8.585.875.704 Tổng giá trị GD (tỷ đồng) 1.070 32.192 55.510 222.380 236.932 HNX-Index 243 324 105 168 113 SLDN Niêm yết 101 128 184 259 342 Tổng vốn hóa (tỷ đồng) 73.189 129.000 50.428 125.450 143,578 Bảng thống kê thị trường 5 năm qua từ năm 2006 – 2010 2.3 Những bài học rút ra trên thị trường chứng khoán Việt Nam Mỗi giai đoạn, mỗi thời kỳ lại xuất hiện một trào lưu, một chiến thuật đầu tư mới, mỗi lần như vậy nhà đầu tư Việt Nam lại có những hành động để phù hợp với hoàn cảnh mới. Bắt đầu từ năm 2006, khi mà thị trường chứng khoán Việt Nam bùng nổ, nhà nhà chơi chứng khoán, từ chuyên gia chứng khoán tới bà “bán rau” cũng có thể chơi chứng khoán và đã chơi là thắng, khi đó người ta chỉ tính tới việc nên chọn mã chứng khoán nào để tăng giá nhanh nhất, luồng tiền từ các ngả đều đổ vào chứng khoán, từ các tập đoàn, tổng công ty, các doanh nghiệp,ngân hàng, các quỹ đầu tư, việt kiều, nhà đầu tư nước ngoài, nhà đầu tư trong nước. Với một số lượng không nhiều các công ty niêm yết trên sàn, lượng tiền đổ vào chứng khoán lại rất lớn, cùng với các tin tức vĩ mô tốt, đặc biệt là Việt Nam gia nhập WTO,  VN-Index đã tăng điểm ngoạn mục tới đính điểm hơn 1.000 điểm, các công ty tìm mọi cách để cổ phần hóa, phát hành thêm vốn nhanh chóng. Thời kỳ này, nhiều nhà đầu tư Việt Nam bắt đầu làm quen với các khái niệm về thị trường chứng khoán, cách đọc báo cáo tài chính, họp cổ đông… Năm 2007, các nhà đầu tư đã học được bài học thất bại đầu tiên khi thị trường giảm điểm mạnh bởi sự ra đời chỉ thị 03 của NHNN quy định hạn chế tỷ lệ ngân hàng cho vay và đầu tư trên thị trường chứng khoán. Việc này đã chấm dứt thời kỳ cứ đầu tư chứng khoán là thắng và chuyển sang giai đoạn mới, giai đoạn đầu tư theo chân nhà đầu tư nước ngoài. Thời kỳ mới này, nhà đầu tư nước ngoài thường làm mưa làm gió trên thị trường chứng khoán Việt Nam, các nhà đầu tư trong nước rất hay mua theo các khuyến nghị và phân tích của các chuyên gia, các tổ chức nước ngoài, đồng thời theo dõi chặt chẽ các động thái mua bán của họ. Số lượng các nhà đầu tư trong nước có khả năng tự đánh giá và phân tích độc lập để có cách chơi riêng của mình không nhiều, họ lắng nghe phân tích của các chuyên gia nước ngoài để đầu tư, trong giai đoạn này nhiều nhà đầu tư trong nước cũng mới bắt đầu tập nghe và hiểu dần cách phân tích, lập luận của các chuyên gia. Năm 2008, các nhà đầu tư đã hiểu thế nào là khủng hoảng tài chính và thế nào là sự sụp đổ của thị trường chứng khoán. Cũng giống như thị trường chứng khoán các nước trên thế giới, thị trường chưng khoán Việt Nam sụp giảm thảm hại, nhiều quan điểm của các chuyên gia và giới đầu tư kêu gọi bảo vệ, cứu nguy thị trường chứng khoán, nhưng cũng không thể cứu nổi, nhiều nhà đầu tư đã trắng tay và trở thành con nợ, nhiều công ty, tổng công ty bị thua lỗ nặng vì đầu tư tài chính. Các phân tich của mọi chuyên gia đều không có nhiều giá trị. Nhiều nhà đầu tư rời bỏ thị trường.  Nhà  đầu tư trong nước đã học được những bài học lớn nhất và cay đắng nhất trong đầu tư vào thị trường chứng khoán. Năm 2009, cùng với sự hồi sinh của kinh tế thế giới và kinh tế Việt Nam, giá cổ phiếu trở nên quá rẻ, mua cổ phiếu để hưởng cổ tức còn cao hơn cả tiền lãi gửi tiết kiệm, các nhà đầu tư bắt đầu chuyển từ trạng thái sợ hãi dần dần tự tin trở lại, sự tăng điểm của thị trường chứng khoán đã làm cho lòng tham tiếp tục gia tăng và lại bắt đầu một chu kỳ đầu tư là thắng, tuy nhiên lần này thì sự tham gia của ngân hàng, các tổng công ty đã bị hạn chế, chỉ còn chủ yếu các quỹ, các công ty chứng khoán, và nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia vào thị trường là chủ yếu. Năm 2009 là năm các nhà đầu tư học được bài học về sử dụng đòn bẩy tài chính, thị trường tăng điểm đã kiến các nhà đầu tư mờ mắt, liên tục yêu cầu mức đòn bẩy cao hơn và đổ tiền vào thị trường. Khi mức đòn bảy đã quá cao, thị trường chứng  khoán điều chỉnh trở lại thì nhiều nhà đầu tư đã nếm mùi “cháy”  tài khoản, đòn bẩy tài chính đã làm cho các nhà đầu tư thua lỗ nhanh hơn, mọi công sức kiếm tiền trong vài tháng chỉ cần một tuần giảm điểm là hết sạch. Năm 2010, các nhà đầu tư Việt Nam đã trở nên dè dặt hơn khi đầu tư vào thị trường chứng khoán, các nguồn tiền từ ngân hàng, các tổng công ty, Việt Kiều và cả nước ngoài đổ vào chứng khoán Việt Nam không còn mạnh mẽ như trước, số lượng các công ty niêm yết trên sàn và số lượng cổ phiếu phát hành cũng tương đối lớn. Với một sự hạn chế về dòng tiền và số lượng lớn cổ phiếu niêm yết như vậy, một chiến lược đầu tư mới ra đời, đầu tư vào các penny chip, giá trị vốn hóa nhỏ. Các nhà đầu tư Việt Nam lại đầu tư theo trào lưu mới, đầu tư theo “đội lái”, không cần phân tích  kỹ thuật, phân tích cơ bản, chủ yếu tìm kiếm động thái của các đội lái để đầu tư theo. Nhưng rồi, cái gì phải đến thì cũng đã tới, nếu coi đầu tư trên thị trường chứng theo quan điểm chơi bạc thì chắc chắn phải có người thua và kẻ thắng, những người đầu tư thiếu kinh nghiệm, không làm chủ được tình hình dễ bị thua, và phần thắng thuộc về các “đội lái”. Hiện nay, thị trường có không nhiều các nhà đầu tư mới, những người không chuyên nghiệp mà muốn giàu nhanh từ thị trường chứng khoán phần lớn bị thua lỗ và đã rời bỏ thị trường, những người còn bám trụ thị trường thì một là đầu tư theo trường phái giá trị, hoặc là những người khá chuyên nghiệp, nên việc đầu tư theo quan điểm cũ, không hiểu sâu sắc về doanh nghiệp có thể sẽ thay thế dần bằng quan điểm đầu tư giá trị. 2.4 Tổng kết quá trình 10 năm phát triển của thị trường chứng khoán VN : Thành tựu : Sau 10 năm được thành lập thị trường chứng khoán có những thành tựu sau: TTCK Việt Nam gồm có ba sàn giao dịch, trong đó có hai sàn giao dịch chính thức và một sàn giao dịch OTC. Cụ thể: Sàn giao dịch chứng khoán TP HCM – HOSE. Đây là nơi giao dịch cổ phiếu của các công ty niêm yết có mức vốn hóa từ 80 tỷ đồng trở lên. Sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội – HNX. Đây là nơi giao dịch cổ phiếu của các công ty niêm yết cỡ vừa và nhỏ. Sàn UPCOM (thị trường giao dịch chứng khoán chưa niêm yết) được chính thức đưa vào hoạt động ngày 24/06/2009. Đến ngày 19/7/2010, giao dịch khớp lệnh liên tục được áp dụng, giúp cho hoạt động trên sàn UPCoM trở nên sôi động hơn. Về chất lượng từ chỗ sử dụng công nghệ giao dịch bán tự động với hình thức đại diện giao dịch tại sàn, hiện nay cả 2 sàn đều thực hiện giao dịch điện tử hóa hoàn toàn dưới hình thức kết nối và giao dịch trực tuyến. Về số lượng công ty niêm yết cho thấy bước phát triển của thị trường chứng khoán theo Ủy ban chứng khoán Nhà nước, qua 10 năm phát triển thị trường chứng khoán, số lượng công ty niêm yết đã tăng từ 2 công ty lên 550 công ty với mức vốn hoá thị trường trên 700.000 tỉ đồng, chiếm trên 40% GDP Số lượng các tổ chức trung gian trên thị trường chứng khoán đã tăng từ 7 công ty chứng khoán và 1 công ty quản lý quỹ trong thời gian đầu lên 105 công ty chứng khoán và 46 công ty quản lý quỹ tính đến hôm nay. Nhìn chung qua 10 năm hoạt động, chỉ số VN-Index có nhiều biến động theo diễn biến thị trường và sự tác động của tình hình kinh tế. Nhưng nếu so với giai đoạn đầu hoạt động, TTCK không thu hút được nhiều sự chú ý của công chúng, bằng chứng là giá CK luôn ở mức rất thấp và ít biến động; thì 5 năm hoạt động về sau TTCK Việt Nam đã có nhiều diễn tiến theo sát với tình hình kinh tế đất nước. Công chúng cũng đã giành nhiều sự quan tâm hơn cho TTCK. Hiện nay, diễn biến giá cả trên các sàn giao dịch chứng khoán luôn được cập nhật hằng ngày trên các phương tiện thông tin. Đây rõ ràng là một sự tiến bộ vượt bậc của TTCK Việt Nam Hạn chế : Trong bối cảnh tăng nóng của thị trường và trong bối cảnh chất lượng kiểm soát báo cáo tài chính của nhiều công ty kiểm toán không được bảo đảm, việc nhiều công ty niêm yết tranh thủ phát hành đã làm cho chất lượng cổ phiếu niêm yết có chiều hướng giảm sút. Đồng thời có tình trạng một số công ty vừa mới niêm yết trên sàn Hà Nội đã báo lỗ đã đặt ra câu hỏi về chất lượng hàng hóa và công tác thẩm định hồ sơ của doanh nghiệp xin niêm yết, cũng như trách nhiệm của cơ quan tổ chức và quản lý thị trường trước tình trạng hàng hóa kém chất lượng được đưa vào sàn, làm giảm tính hấp dẫn của kênh đầu tư chứng khoán. Cổ phiếu kém chất lượng lên sàn, giá giảm, ít người mua. Việc giảm giá đó góp phần kéo chỉ số chung của thị trường đi xuống, làm các nhà đầu tư cũ nản lòng, còn nhà đầu tư mới e ngại.Song song bên cạnh đó là việc các doanh nghiệp có cổ phiếu niêm yết chậm nộp báo cáo tài chính lên sở giao dịch chứng khoán gần như trở thành thông lệ cho thấy rất nhiều DN vẫn chưa nhận thức được nghĩa vụ công bố thông tin cho cổ đông của mình. Trong khi nguồn cung chứng khoán có tốc độ phát triển mạnh, đôi khi đẩy thị trường đến tình trạng quá tải và số lượng các CTCK được cấp phép hoạt động cũng gia tăng nhanh quá mức cần thiết thì số lượng nhà đầu tư, đối tượng cần phát triển thì lại tăng quá chậm, không tương xứng với tốc độ tăng trưởng kinh tế và quy mô dân số của Việt Nam. Cụ thể, trong số gần 900.000 tài khoản hiện có đến nay, nếu loại trừ số tài khoản được mở để tránh né các quy định, con số tài khoản thực sự giao dịch ước tính chỉ khoảng 300.000 - 500.000. So với mức dân số xấp xỉ 85 triệu của nước ta, cho dù có muốn thừa nhận hay không, tỷ lệ chưa tới 1% nhà đầu tư chứng khoán trong tổng dân số là mặt hạn chế nhất trong 10 năm hình thành và phát triển của TTCK Việt Nam. Tình trạng làm giá, thao túng giá với các kỹ thuật phao tin; các kỹ thuật xuất bản các báo cáo phân tích khẳng định một cách chắc chắn sự phát triển của VN-index đã tạo nhiều tiềm tàng đầu cơ trên thị trường chứng khoán gây lũng đoạn thị trường làm sai lệch xu hướng phát triển của thị trường và gây tâm trạng hoang mang cho nhà đầu tư vẫn còn tiếp diễn .Bên cạnh đó tình trạng tùy tiện trong công bố thông tin, công bố thông tin chậm, thiếu chính xác, không trung thực đang gây bức xúc cho cộng đồng đầu tư và ngày càng đặt ra nhiều thách thức đối với cơ quan quản lý. Ví dụ như nhầm lẫn trong công bố thông tin giao dịch cổ phiếu của cổ đông nội bộ là Quỹ Tầm nhìn SSI (SSIVF), với nội dung từ thông báo giao dịch mua thành bán làm giá cổ phiếu giảm. Thêm vào đó là một số nhận thức của nhà đầu tư xem thị trường chứng khoán như một canh bạc chưa có sự thấu hiểu đầy đủ bản chất và cơ chế vận hành của thị trường chứng khoán dẫn đến nhiều hạn chế của thị trường như tâm lý bầy đàn, không có kỳ vọng đầu tư riêng … CHƯƠNG 3 PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VN ỔN ĐỊNH VÀ BỀN VỮNG 3.1 Kinh nghiệm quản lý thị trường chứng khoán của các nước 3.1.1 TTCK Singapore - hệ thống quản lý chuẩn mực chặt chẽ TTCK Singapore được xem như một khuôn mẫu hoàn chỉnh về sự phát triển của thị trường tài chính châu Á nói chung và các nước thành viên ASEAN nói riêng. Việc Singapore được đánh giá là một nước ổn định về chính trị, đạt tiêu chuẩn cao về điều hành doanh nghiệp đã thu hút được các công ty nước ngoài tham gia niêm yết, đặc biệt là các công ty đến từ Trung Quốc đã đóng góp đáng kể vào sự phát triển của thị trường chứng khoán Singapore. Thành công này không thể loại trừ các chính sách hiệu quả về phát triển thị trường, như không có giới hạn tối đa về quyền sở hữu của người nước ngoài trong các công ty Singapore. Tuy nhiên, tùy thuộc vào tính chất và hoạt động kinh doanh của một số ngành nghề cũng cần một số quy định như phải có sự chấp thuận từ các cơ quan quản lý có thẩm quyền. Các quy định này thường áp dụng cho các lĩnh vực như ngân hàng, bảo hiểm và viễn thông. TTCK Singapore trở nên hấp dẫn các công ty nước ngoài là do thị trường được hoạt động trong một quốc gia có hệ thống quản lý chuẩn mực, chặt chẽ. Các công ty nước ngoài khi tham gia niêm yết dễ dàng nhận thấy đây là một môi trường đầu tư an toàn hơn so với các nước khác trong khu vực. Chẳng hạn việc xem xét đối với các công ty xin đăng ký niêm yết, cơ quan ngoại hối và chứng khoán Singapore chú trọng đến sự minh bạch trong quản lý và sự kiểm soát của các cổ đông hơn là quy mô của công ty. Cơ quan tiền tệ Singapore có thể chấp thuận hay đình chỉ thủ tục đối với nhà phát hành cổ phiếu nếu có nghi vấn về những thông tin sai lệch trong các tài liệu liên quan. Singapore là một trung tâm tài chính quốc tế nằm ở khu vực Đông Nam Á có các quy định đủ mạnh và chặt chẽ để giảm thiểu rủi ro nên đã và đang thu hút sự chú ý của các công ty nước ngoài muốn tham gia vào TTCK nước này. 3.1.2 Hệ thống thông tin của thị trường chứng khoán Mỹ TTCK Mỹ có lịch sử phát triển đã hơn 200 năm với 14 sở giao dịch, thậm chí cả thị trường phi tập trung OTC, khối lượng giao dịch thuộc loại lớn nhất thế giới. Tính ổn định về mặt kỹ thuật của nó đủ cho thấy HTTT được tổ chức tốt đến mức nào. HTTT của TTCK Mỹ vận hành trôi chảy là do nó được tổ chức tốt, được đầu tư hợp lý về cơ sở hạ tầng. Ủy ban Chứng khoán Mỹ là cơ quan quản lý, giám sát về lĩnh vực chứng khoán, đã thiết lập được khung pháp luật thực sự mạnh và có hiệu lực để quản lý TTCK nói chung và HTTT chứng khoán nói riêng. Mọi hoạt động của các chủ thể tham gia trên TTCK như sở giao dịch chứng khoán, các công ty niêm yết, công ty chứng khoán... đều phải tuân theo những quy định của ủy ban trong quy chế công bố thông tin cũng như các hoạt động giao dịch. Công ty niêm yết có những ràng buộc rất chặt chẽ. Ngoài việc chấp hành các nguyên tắc về công bố thông tin chung của các TTCK, họ còn có sự kiểm soát khác từ phía người đầu tư. Chẳng hạn, các công ty muốn phát hành cổ phiếu ra công chúng với số lượng cổ đông lớn, họ phải lập và nộp bản thông cáo phát hành. Các nhà đầu tư có quyền khởi kiện công ty, nếu công ty công bố bất cứ điều gì sai sự thật trong bản thông cáo phát hành. Các công ty chứng khoán khi đưa ra thông tin của mình cho các nhà đầu tư bằng các hình thức tư vấn cũng phải rất thận trọng. Bởi, một mặt họ phải tuân theo những quy định rất rõ ràng trong việc công bố thông tin thông qua Đạo luật Tư vấn đầu tư; mặt khác, nếu vi phạm, họ lập tức sẽ bị tẩy chay và sẽ có người thay thế họ ngay trên thị trường. Vì vậy, các thông tin của các TTCK là rất đáng tin cậy. Hơn nữa, tại TTCK Mỹ có thêm loại hình công ty bảo vệ người đầu tư. Do đó, các hành vi công bố thông tin sai trái, thông tin không trung thực làm ảnh hưởng đến người đầu tư thì khó có thể tồn tại. Vấn đề mạng truyền thông cũng được phát huy tối đa tại TTCK Mỹ. Thông tin tại các sở giao dịch luôn thông suốt, có thể xóa đi tối đa sự chênh lệch về giá và sự lệch pha về thông tin, do nó được bảo đảm bởi hệ thống mạng CORES với cấu hình mạnh và phần mềm ổn định, có thể kết nối được với các TTCK lớn khác trên toàn thế giới. Thị trường phi tập trung ở Mỹ hoạt động cũng rất có hiệu quả, nằm dưới sự kiểm soát của ủy ban Chứng khoán quốc gia. Hệ thống giao dịch tại thị trường này cũng được tự động hóa hoàn toàn. Hầu hết các giao dịch tại đây đều được tiến hành thông qua mạng lưới điện thoại và vi tính với doanh số lớn gấp nhiều lần so với các sở giao dịch. Thị trường OTC sử dụng hệ thống báo giá tự động của NASD National Association of Securities Dealer - Hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán là một hệ thống được điện toán hóa hoàn toàn, cung cấp giá cả chứng khoán cho các thành viên để tiến hành thương lượng, đàm phán trước khi ký hợp đồng tiêu thụ chứng khoán. 3.2 Phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam ổn định và bền vững 3.2.1 Định hướng phát triển TTCKVN Trong thập kỷ tới, TTCKVN có nhiều tiềm năng và điều kiện thuận lợi để phát triển mạnh, tuy nhiên, cơ hội phát triển luôn đồng hành cùng với những thách thức.Vì vậy, mục tiêu của TTCKVN trong giai đoạn tới được đặt ra như sau: Một là, phát triển thị trường chứng khoán phải dựa trên chuẩn mực chung của thị trường và các thông lệ quốc tế tốt nhất, phù hợp với điều kiện thực tế và định hướng phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, tích cực hội nhập với thị trường tài chính khu vực và quốc tế. Hai là, phát triển TTCK đồng bộ, toàn diện, hoạt động hiệu quả, vận hành an toàn, lành mạnh, vừa góp phần huy động vốn cho đầu tư phát triển của xã hội vừa tạo ra những cơ hội đầu tư sinh lợi, góp phần nâng cao mức sống và an sinh xã hội. Ba là, phát triển TTCK nhiều cấp độ, bảo đảm chứng khoán được tổ chức giao dịch theo nguyên tắc thị trường, có sự quản lý, giám sát của Nhà nước; bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp và có chính sách khuyến khích các chủ thể tham gia thị trường chứng khoán. Bốn là, đa dạng hóa các sản phẩm, nghiệp vụ của thị trường, đảm bảo cho các tổ chức kinh doanh, dịch vụ chứng khoán hoạt động an toàn, hiệu quả dựa trên nền tảng quản trị rủi ro và phù hợp với các chuẩn mực chung và thông lệ quốc tế. Từng bước tái cơ cấu hệ thống các trung gian thị trường trên nguyên tắc không gây xáo trộn lớn và bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các thành viên thị trường. Năm là, phát triển TTCK trong mối tương quan với việc phát triển thị trường tiền tệ, thị trường bảo hiểm, nhằm tạo ra một hệ thống thị trường tài chính thống nhất, đồng bộ có sự quản lý, giám sát của nhà nước. Hoạt động quản lý, giám sát, điều hành và phát triển của các cơ quan quản lý nhà nước phải thống nhất về mục tiêu, mục đích, định hướng và giải pháp thực hiện. Sáu là, chủ động hội nhập thị trường tài chính quốc tế, nâng cao khả năng cạnh tranh, từng bước thu hẹp về khoảng cách phát triển giữa TTCK Việt Nam so với các thị trường khác trong khu vực và trên thế giới. 3.2.2 Giải pháp phát triển TTCKVN Trên cơ sở những mục tiêu trên, giải pháp cụ thể sẽ tập trung vào các vấn đề sau: 3.2.2.1 Phương diện vĩ mô Thị trường chứng khoán là tấm gương và chịu ảnh hưởng mạnh của kinh tế vĩ mô, vì vậy các giải pháp ổn định kinh tế vĩ mô ảnh hưởng lớn đến TTCK trong thời gian tới: Thực hiện chính sách tiền tệ linh hoạt với biên độ tỷ giá thích hợp để tránh tác động tâm lý lên vấn đề tỷ giá. Chính sách lãi suất thích hợp nhằm hỗ trợ cho doanh nghiệp, tạo công ăn việc làm, tăng khả năng cho xuất khẩu. Khuyến khích xuất khẩu thông qua các biện pháp về thuế, giảm thiểu thủ tục hành chính, tìm kiếm thị trường, hỗ trợ tín dụng, ưu đãi lãi suất để tạo đầu ra cho doanh nghiệp và thu hút ngoại tệ. Tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp và giải ngân vốn đầu tư trực tiếp: tăng cường xúc tiến đầu tư, giảm thiểu thủ tục hành chính trong việc giải phóng mặt bằng, giải ngân vốn đầu tư trực tiếp, triển khai các chương trình đào tạo, nâng cấp cơ sở hạ tầng trong các khu công nghiệp. 3.2.2.2 Đối với thị trường chứng khoán Trước những diễn biến còn nhiều khó khăn trong năm 2010, mục tiêu trước mắt là tập trung ổn định TTCK, qua đó từng bước triển khai các mục tiêu dài hạn để tạo ra sự cải cách đổi mới làm tiền đề cho sự phát triển của những năm tiếp theo. Hoàn thiện cơ cấu tổ chức thị trường chứng khoán : Đẩy mạnh việc tái cấu trúc thị trường trên cơ sở chuyển đổi mô hình của các TTGDCK, SGDCK, TTLKCK sang mô hình doanh nghiệp để tăng cường tính độc lập, tự chủ tài chính. Thực hiện tái cấu trúc TTCK theo hướng phân định tổ chức TTCK niêm yết, thị trường OTC và thị trường công cụ nợ, thị trường công cụ phái sinh. Từng bước hoàn thiện thị trường giao dịch cổ phiếu công ty đại chúng chưa niêm yết (UPCoM) theo hướng thị trường OTC để từng bước thu hẹp thị trường tự do. Hoàn thiện khung pháp lý Có thể xem hành lang pháp lý là rào chắn bảo đảm cho thị trường chứng khoán hoạt động nhịp nhàng, có hiệu quả. Thông thường, TTCK ở mỗi nước có bước phát triển từ thấp đến cao, từ qui mô nhỏ đến qui mô vừa và lớn, do vậy luật pháp cũng phải thay đổi để phù hợp với tiến trình phát triển của TTCK. Ủy ban chứng khoán nhà nước cần phải hoàn thiện khung pháp lý, thể chế chính sách thông qua việc sửa đổi Nghị định 14/CP; sửa đổi bổ sung Nghị định 36/CP và xây dựng các Thông tư hướng dẫn về giao dịch; Thông tư hướng dẫn về các chỉ tiêu an toàn tài chính đối với các công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ. Xem xét sửa đổi Luât Chứng khoán để trình Quốc hội vào năm 2011. Xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển TTCK Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020 nhằm cụ thể hoá Quyết định 128/2007/ QĐ-TTg về Đề án phát triển thị trường vốn đến 2011 và tầm nhìn đến 2020. Nâng cao khả năng giám sát, kiểm tra, kiểm soát nội bộ và hiệu quả tác nghiệp của chứng khoán Tăng cường quản lý, giám sát chặt chẽ các định chế trung gian (vốn; giấy phép hành nghề; quản trị  rủi ro; kiểm soát nội bộ..vv). Xây dựng các phương án xử lý đối với công ty khi mất khả năng thanh toán, phá sản, xử lý vấn đề thiếu hụt vốn pháp định. Tăng cường công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra và  xử lý các vi phạm trên thị trường về  các hành vi vi phạm công bố thông tin; chào bán chứng khoán ra công chúng không xin phép; thao túng giá chứng khoán, các vi phạm của công ty chứng khoán trên thị trường..vv. Tăng cường vai trò của Hiệp hội kinh doanh chứng khoán, Hội kiểm toán viên hành nghề, Hiệp hội các nhà đầu tư tài chính, Câu lạc bộ công ty niêm yết, Câu lạc bộ công ty quản lý quỹ đầu tư về: Nâng cao đạo đức nghề nghiệp của các thành viên thông qua việc xây dựng, phổ biến và giám sát các quy tắc về đạo đức hành nghề; Phối hợp với cơ quan quản lý thực hiện giám sát chất lượng công bố thông tin của các thành viên; Phối hợp với các thành viên để xây dựng, ban hành và giám sát các các quy trình nội bộ về kiểm soát nội bộ, quản trị rủi ro, các quy trình nghiệp vụ. Nâng cấp và đổi mới hệ thống công nghệ thông tin nhằm tăng khả năng tiếp cận thị trường của nhà đầu tư Bài học thực tế từ TTCK Mỹ được trình bày ở trên cho thấy, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước Mỹ đã có chiến lược bao quát, theo sát thị trường với sự phát triển của công nghệ thông tin cùng các đạo luật chặt chẽ về quản lý thị trường, quy chế thông tin cho các thành viên thị trường. Vì vậy, HTTT có sự thông suốt đồng bộ thông tin giữa các sở giao dịch và với toàn bộ thị trường, chất lượng thông tin đầu ra có độ tin cậy cao. Hoàn thiện hệ thống giao dịch trên thị trường cũng là yếu tố quan trọng giúp tăng thanh khoản. Vì vậy, Ủy ban Chứng khoán cần phải nâng cấp và đổi mới hệ thống công nghệ thông tin và hoàn thiện các hệ thống giao dịch, giám sát công bố thông tin trên cả 2 sở giao dịch nhằm đẩy nhanh giao dịch và giảm thiểu các sai sót trong quá trình nhập lệnh của các công ty chứng khoán. Chính sách công khai hóa thông tin Một trong những yêu cầu quan trọng để thị trường chứng khoán hoạt động có hiệu quả, bảo đảm quyền và lợi ích của nhà đầu tư là thị trường phải minh bạch, trong đó minh bạch thông tin là yếu tố được các cơ quan quản lý và các nhà đầu tư quan tâm. Chính vì vậy, trong đầu tư, nắm được thông tin đầy đủ, kịp thời, chính xác là đã nắm một nửa của sự thành công: nửa còn lại tuỳ thuộc vào khả năng phân tích, phán đoán, sự nhạy cảm và tính năng động của mỗi nhà đầu tư. Ủy ban chứng khoán nhà nước cần có những qui định khắt khe hơn trong việc cải tiến hình thức và nâng cao chất lượng thông tin được công bố, đặc biệt là các thông tin đã qua xử lý trên các bản báo cáo nghiên cứu thị trường bởi vì các thông tin này được đánh giá bởi các công ty chứng khoán. Vì vậy, các luồng thông tin này phải được cung cấp một cách nhanh chóng, kịp thời, chính xác và trung thực. Liên quan đến vấn đề thông tin nội gián, thông tin nội gián về TTCK là một trong những hành vi sẽ bị xử lý nặng. Luật Chứng khoán cũng đã quy định rõ tội danh, mức độ xử phạt cho hành vi này. Giao dịch nội gián là một hành vi rất tinh vi, cần nhiều thời gian để theo dõi. Việc điều tra cũng không đơn giản, vì đây là lĩnh vực mới, phụ thuộc vào năng lực cán bộ, cũng như TTCK của Việt Nam hiện chưa tiếp cận được với thị trường thế giới. Tiếp tục thực hiện cổ phần hoá để đảm bảo chương trình cải cách, đổi mới doanh nghiệp Nhằm tạo hàng chất lượng cao cho thị trường chứng khoán và thu hút vốn đầu tư. Cần chuyển sang áp dụng theo phương thức thoả thuận cho đối tác chiến lược, hoặc đấu giá giữa các đối tác chiến lược, đồng thời giảm bớt tỷ lệ bán ra bên ngoài. Một mặt chuyển đổi được hình thức sở hữu, từ đó góp phần cải thiện quản trị công ty, mặt khác không gây thiệt hại cho nhà nước, đồng thời thu hút được đầu tư trực tiếp nước ngoài (góp vốn mua cổ phần được coi là đầu tư trực tiếp phải nắm giữ 2-3 năm). Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Là thị trường cao cấp, thị trường chứng khoán cũng cần rất nhiều đội ngũ chuyên viên có trình độ cao trong nhiều lĩnh vực để tồn tại và phát triển. Rõ ràng, để có thể giúp người dân hiểu rõ về bản chất các loại chứng khoán và lựa chọn một tổ hợp các chứng khoán tối ưu, ngoài việc am hiểu các luật lệ mua bán, nhân viên làm việc tại các công ty chứng khoán phải thật sự là các chuyên gia giỏi trong các lĩnh vực quản trị tài chính, quản trị đầu tư, phân tích đầu tư, tiếp thị.... Vì vậy, nhà nước cần có chính sách tạo nguồn nhân lực cho thị trường chứng khoán qua việc mở các lớp đào tạo tại các trường, trên truyền hình, đài, báo về các kiến thức từ cơ bản đến chuyên sâu về chứng khoán và thị trường chứng khoán. Cần chú ý đến tầng lớp cán bộ trẻ, năng động, có khả năng tiếp thu nhanh những tri thức hiện đại về công nghệ và những nghiệp vụ chuyên môn phức tạp của TTCK. Tăng quy mô và hàng hóa cho thị trường Tăng quy mô, củng cố tính thanh khoản cho thị trường chứng khoán, phấn đấu đưa tổng giá trị vốn hóa thị trường cổ phiếu đạt từ 80% đến 110% GDP vào năm 2020. Phát triển thị trường trái phiếu trở thành một kênh huy động và phân bổ vốn quan trọng cho phát triển kinh tế, đặc biệt là phát triển thị trường trái phiếu Chính phủ để huy động vốn cho Ngân sách nhà nước và đầu tư xây dựng cơ bản. Củng cố một cách căn bản cầu đầu tư chứng khoán; phát triển và đa dạng hóa cơ sở nhà đầu tư, phát triển hệ thống nhà đầu tư tổ chức, khuyến khích nhà đầu tư nước ngoài đầu tư dài hạn, tiếp tục phát triển hệ thống nhà đầu tư cá nhân. Ngoài ra, một thị trường dựa trên nền tảng vững chắc tạo ra bởi hệ thống các nhà đầu tư có tổ chức trong nước chắc chắn sẽ trở nên linh hoạt hơn trước những cú sốc kinh tế và tài chính. Do đó, việc phát triển hệ thống các nhà đầu tư có tổ chức trong nước cũng là một vấn đề then chốt cần được lưu ý để có thể giúp hệ thống tài chính phòng vệ chống lại ảnh hưởng của các cú sốc bên ngoài. UBCKNN nên sớm cho áp dụng thanh toán T+2, mua bán trong ngày và cho phép NĐT được mở nhiều tài khoản Trong khi UBCK chưa cho phép áp dụng các công cụ khác như được mua bán cùng một loại cổ phiếu trong phiên, NĐT được mở nhiều tài khoản… thì việc cho phép NĐT được giảm thời hạn bán chứng khoán từ T+3 xuống còn T+2 là một bước tiến trong việc cải thiện tính thanh khoản cho thị trường, tránh được rủi ro thị trường và tăng vòng luân chuyển vốn. Hơn nữa, việc giảm thời gian thanh toán cũng phù hợp với thông lệ quốc tế và đảm bảo công bằng cho các NĐT. T+2 cũng là bước đệm để tính đến rút thời hạn giao dịch xuống còn T+0 như thông lệ quốc tế..Trên thực tế, trước đây, cũng có một số CTCK lách luật để triển khai nghiệp vụ này nên UBCK cần sớm ban hành quyết định chính thức để tăng tính minh bạch cho thị trường, đảm bảo công bằng cho các NĐT. Tuy nhiên, song song với việc giảm thời hạn thanh toán, UBCK cần sớm cho phép áp dụng được cùng mua bán một loại chứng khoán trong cùng một phiên thì sẽ hỗ trợ tăng tính thanh khoản rất lớn. Đặc biệt là sẽ tạo sức đỡ cho thị trường để không bị tăng, giảm quá đà. Để được như thế, điều cần thiết là các CTCK cần có một hệ thống công nghệ tốt, chuẩn bị kỹ lưỡng để tránh các rủi ro tiềm ẩn. Chuẩn bị sớm cho sự ra đời của TTCK phái sinh Cơ quan quản lý cần sớm chuẩn bị cho sự ra đời và phát triển của chứng khoán phái sinh, đây là xu hướng tất yếu trong quá trình phát triển của TTCK. Thực tế thị trường đang đòi hỏi sớm có các quy định hướng dẫn các nghiệp vụ chứng khoán trọng yếu như giao dịch ký quỹ, giao dịch bán khống có quản lý (cơ chế vay, cho vay chứng khoán), giao dịch mua - bán bắt buộc, các quy định hướng dẫn tổ chức thực hiện và giao dịch chứng khoán phái sinh như quyền chọn, hợp đồng tương lai… trên TTCK, công cụ phái sinh này giúp nhà đầu tư (NĐT) tránh được tình trạng thua lỗ quá nặng khi thị trường đi xuống sâu và ngược lại, NĐT có thể đạt mức lợi nhuận cao khi thị trường đi lên. Với các sản phẩm này, NĐT có thể linh hoạt và năng động hơn trong việc lựa chọn các công cụ để tham gia thị trường.Chẳng hạn trong thời gian vừa qua, khi thị trường trồi sụt thất thường, nếu các nghiệp vụ này được áp dụng thì có thể các NĐT có được những quyết định hợp lý hơn, bám sát theo những biến động của TTCK. Chủ động hội nhập quốc tế Chủ động hội nhập quốc tế phải có lộ trình phù hợp với trình độ phát triển của thị trường. Hội nhập quốc tế là một xu hướng tất yếu hiện nay nhằm nâng cao vai trò, vị thế, tăng khả năng cạnh tranh của TTCK Việt Nam trong khu vực và trên thế giới. Để có được những lợi ích lớn nhất từ hội nhập quốc tế và giảm thiểu được những rủi ro khi tham gia quá trình này, cơ quan quản lý cần chủ động xây dựng một chính sách hội nhập, lộ trình hội nhập có tính đến yếu tố trình độ phát triển của TTCK và nền kinh tế Việt Nam trong từng giai đoạn. KẾT LUẬN Xây dựng và hình thành thị trường chứng khoán theo thông lệ quốc tế là bước phát triển tất yếu trong quá trình xây dựng và phát triển một nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường ,có sự quản lý của Nhà Nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta .Tuy nhiên cũng cần phải thấy rằng một thị trường chứng khoán – một định chế tài chính cao cấp là sản phẩm của một nền kinh tế thị trường phát triển cao cho nên với một nền kinh tế thị trường vẫn còn ở giai đoạn đầu phát triển như ở Việt Nam với một hệ thống pháp lý chưa đầy đủ , với một cơ sở hạ tầng chưa hoàn thiện như hiện nay , để hình thành hoàn thiện và phát triển thị trường chứng khoán phục vụ đắc lực , có hiệu quả cho quá trình phát triển kinh tế , công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước thì còn tồn tại rất nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn cần phải giải quyết . Bài luận đã đề cập và tổng kết quá trình phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam trong 10 năm qua kể từ khi thành lập từ tháng 7/2000 trải qua nhiều thâm trầm và biến cố đến nay thị trường chứng khoán Việt Nam đã đạt được những thành tựu nhất định là nền tảng cho sự phát triển ổn định và bền vững sau này.Bên cạnh đó dựa trên những bài học kinh nghiệm trong quá khứ cũng như bài học kinh nghiệm từ các nước thì để hoạt động có hiệu quả thị trường chứng khoán cần có các điều kiện tiên quyết về cung cầu , hệ thống tài chính trung gian , hệ thống luật lệ , hệ thống thanh toán kiểm toán và đội ngũ nhân sự thích hợp. Thiếu sự hòa hợp và đồng bộ giữa các yếu tố trên là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự khủng hoảng và tính thiếu bền vững của thị trường chứng khoán đặc biệt giảm sự hấp dẫn và an toàn của một trong những kênh huy động vốn trung và dài hạn hiệu quả của nền kinh tế và của các doanh nghiệp. Thực trạng và giải pháp về tình hình thị trường chứng khoán luôn là vấn đề gây được sự quan tâm của các doanh nghiệp trong và ngoài nước đồng thời việc xây dựng và phát triển ổn định , bền vững thị trường thị trường chứng khoán để thị trường chứng khoán luôn là một kênh huy động vốn hấp dẫn trong nền kinh tế luôn là mục tiêu trong sự phát triển kinh tế xã hội của Đảng và Nhà Nước .Phân tích hiện trạng , các giai đoạn phát triển của thị trường chứng khoán đưa ra các giải pháp luôn là mong mỏi của nhóm góp phần kiện toàn thúc đẩy đưa thị trường chứng khoán của nước ta ngày một hiện tại và tiến bộ theo kịp các nước trên thế giới . TÀI LIỆU THAM KHẢO www.saga.vn www.vneconomy.vn www.atpvietnam.com www.stocknews.vn www.cafef.vn Công ty Cổ phần chứng khoán Âu Việt www.avsc.com.vn Tạp chí chứng khoán - 15/10/2007 Tạp chí chứng khoán - 15/05/2008 Tạp chí chứng khoán  - 09/08/2008 Tạp chí chứng khoán - 15/07/2008 PHỤ LỤC Biểu đồ 1 : Tổng kết sự phát triển của thị trường chứng khoán qua 10 năm Biểu đồ 2 : Tổng kết sự phát triển của thị trường chứng khoán năm 2008

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docCD4_ SuPhatTrienTTCK .doc
Tài liệu liên quan