Đề tài Thị trường lao động Việt Nam –suy nghĩ về những hướng đi mới từ các hiện tượng lạ

Qua việc đưa ra lý luận chung và khái quát hoá đặc trưng của TTLĐ các nước đang phát triển, có thể thấy rõ quá trình vận động của TTLĐ Việt Nam đã thể hiện những xu hướng phổ biến và một số nét độc đáo diễn ra trong thời gian qua. Các “hiện tượng lạ”được phát hiện và phân tích bao gồm: (1) Hiện tượng di chuyển lao động từ thành thị về nông thôn; (2) Hiện tượng thiếu lao động phổ thông; (3) Hiện tượng thiếu lao động chất xám trong khi lượng sinh viên ra trường thất nghiệp khá cao; (4) Hiện tượng xuất khẩu chuyên gia trong khi trong nước đang thiếu nhân sự cấp cao;(5) Hiện tượng xuất khẩu nông dân và chuyên gia nông nghiệp. Sự phân tích những “hiện tượng lạ” trên cũng đã cho thấy tác động của các hiện tượng này đến các bộ phận khác nhau của nền kinh tế, bao gồm cả tác động tích cực và tiêu cực. Từ đó đưa ra một số quan điểm và đề xuất giải pháp nhằm phát huy những tác động tích cực và giảm thiểu những tác động tiêu cực. Từ việc hệ thống hóa những “hiện tượng lạ”, phân tích nguyên nhân xuất hiện, và xác định những tác động của nó đến tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước cũng như đến thị trường lao động, nhóm nghiên cứu muốn đề xuất một số hướng đi mới phù hợp để phát triển TTLĐ Việt Nam trong thời gian tới. Với xu thế phát triển ngày càng đa dạng, phong phú, thị trường lao động ở nước ta sẽ ngày càng có nhiều đóng góp trong việc giải quyết những vấn đề cấp bách về sử dụng có hiệu quả lực lượng lao động xã hội ở nước ta Hy vọng những ý kiến này góp phần một phần nhỏ bé vào chiến lược phát triển thị trường lao động, làm phong phú hơn trong chính sách khai thác, huy động và sử dụng có hiệu quả lực lượng lao động xã hội ở Việt Nam, làm cho nó thực sự trở thành động lực cho phát triển kinh tế nước nhà.

doc82 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1384 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thị trường lao động Việt Nam –suy nghĩ về những hướng đi mới từ các hiện tượng lạ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tiên, những đóng góp của chuyên gia trong thời gian làm việc ở nước ngoài, đó là một lượng một lượng kiều hối lớn gửi về đất nước cùng với các nguồn ngoại tệ khác đã góp phần giảm nghèo, cải thiện cán cân thanh toán, tăng dự trữ ngoại hối, ổn định tỷ giá VNĐ/USD. Ngoài mục tiêu đưa LĐ đi làm việc với thu nhập cao, XKCG còn nhằm mục đích đào tạo nâng cao trình độ cho một lượng LĐ, chuyên gia phục vụ cho sự nghiệp CNH – HĐH đất nước. Đây là con đường ngắn nhất để Việt Nam có thể đi tắt, đón đầu, nắm bắt những thành tựu về KHCN mới trên thế giới góp phần thúc đẩy hội nhập và phát triển đất nước. Sự phát triển kinh tế thần kỳ của các nước Đông Á (trước hết là Hàn Quốc, Đài Loan, hiện nay là Ấn Độ và hầu hết các nước trong vùng) phần đáng kể là do những chuyên viên các nước ấy mang tài năng, vốn liếng về đóng góp, sau nhiều năm làm việc tại các quốc gia tiên tiến, nhất là Mỹ. Ngoài những ảnh hưởng về thương mại, đầu tư, kiều hối, và kiến thức, những chuyên gia đi xuất khẩu sẽ khẳng định trí tuệ, vị thế Việt Nam trên trường quốc tế đồng thời cũng giúp hạ thấp những rào cản kinh doanh quốc tế qua vai trò “trung gian uy tín” tức là cho các đối tác quốc tế hiểu biết thêm về dân tộc mình, và những cơ hội làm ăn ở quê hương mình, và ngược lại, giúp đồng bào trong nước biết về nước ngoài. Nói cách khác họ là một cầu nối khá quan trọng trong tiến trình giúp nước họ hội nhập vào mạng lưới sản xuất toàn cầu và thương mại quốc tế. Thứ hai, đối với các công ty trong nước: Việc XKLĐ trí thức ra nước ngoài làm việc nằm trong chiến lược phát triển của các công ty, để “nội địa hóa nguồn nhân lực”, nâng cao chất lượng của các chuyên gia. Thứ ba, đối với bản thân NLĐ: Lao động chất xám đi làm việc tại nước ngoài sẽ có cơ hội làm việc trong môi trường hiện đại, chuyên nghiệp của các công ty, tập đoàn kinh tế lớn có uy tín. Họ sẽ học hỏi, tích lũy được nhiều kiến thức, kinh nghiệm, nâng cao trình độ ngoại ngữ và kỹ năng làm việc chuyên nghiệp. Đặc biệt, LĐ sẽ được đãi ngộ tương ứng với khả năng làm việc – mức lương cao, chế độ thưởng hợp lý. Ví dụ: Tiền lương cơ bản của các kỹ sư ngành cơ khí, công nghệ thông tin, điện tử ở Nhật Bản khoảng 1700 – 2800$/tháng (chưa kể tiền lương làm thêm giờ là 8.8$/giờ). Tác động tiêu cực Không thể phủ nhận những đóng góp của việc XKCG đến những mặt khác nhau của đời sống. Tuy nhiên, để có thể trả lời được câu hỏi: “Có nên xuất khẩu chuyên gia hay không?” thì chúng ta cũng cần nhìn nhận vấn đề này một cách thực tế hơn, đó là những tác động tiêu cực của việc XKCG đến nền kinh tế. Trước hết, sự thiếu hụt những người có kinh nghiệm quản lí, các bác sĩ, y tá, và các chuyên gia trong lĩnh vực công nghệ thông tin trong tương lai sẽ gây khó khăn rất lớn cho nước ta trong việc thực hiện mục tiêu thoát khỏi danh sách các nước có thu nhập thấp năm 2010. Đồng thời, sự thất thoát của những người có tay nghề cao, nhất là những cá nhân nhiều khả năng tổ chức và điều hành, sẽ gây thiệt hại nặng nề cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong nước. Lao động cao cấp và chuyên gia đang được xuất khẩu ra các nước khác với số lượng ngày càng tăng dẫn đến tình trạng TTLĐ cao cấp đang thiếu hụt trầm trọng. Do vậy, trong cuộc chạy đua tuyển dụng, các DN thường phải trả lương cao hơn 20 – 50% mức lương họ đang hưởng. Theo thống kê từ các công ty tư vấn nhân sự, mức lương bình quân của TTLĐ năm 2007 tăng khoảng 11-12%.. Nếu tình trạng này tiếp tục kéo dài, chi phí cho nguồn nhân lực Việt Nam ở cấp cao cũng không “còn rẻ và cạnh tranh” so với các nước trong khu vực như Philippines, Thái Lan, Indonesia, Ấn Độ, Malaysia… Tiếp theo, tổn thất rất lớn về chi phí để đào tạo chuyên gia bao gồm tiền bạc và nhiều nguồn lực quốc gia trong nhiều năm. Tuy nhiên, khi họ làm việc ở nước ngoài thì chi phí này lại không được bồi thường ở trong nước. Như vậy, từ việc phân tích nguyên nhân và tác động của hình thức xuất khẩu chuyên gia có thể thấy rõ xuất khẩu chuyên gia có sự đánh đổi giữa lợi ích và chi phí (tác động tích cực và tiêu cực). Do vậy việc xuất khẩu chuyên gia cần nhìn nhận và đánh giá ở mọi góc độ của nền kinh tế với mục đích cuối cùng là tìm ra hướng đi hợp lý cho việc xuất khẩu chuyên gia. 2.5. Hiện tượng xuất khẩu nông dân và chuyên gia nông nghiệp Trên thực tế, từ trước đến nay, lao động Việt Nam đi xuất khẩu chủ yếu là nông dân nhưng khi ra nước ngoài, những LĐ này lại làm những công việc phi nông nghiệp như: giúp việc hay công nhân trong các nhà máy, KCN… Tuy nhiên xuất khẩu nông dân để làm nông nghiệp lại là một hướng đi thực sự mới ở TTLĐ Việt Nam do GS.TS Võ Tòng Xuân - Hiệu trưởng trường Đại học An Giang khởi xướng. Sau nhiều lần khảo sát, thử nghiệm, GS đã quyết định tháng 5/2008 sẽ đưa 20 nông dân đầu tiên ở ĐBSCL sang Châu Phi, cụ thể là Sierra Leone, làm chuyên gia nông nghiệp. Đây là một phần trong kế hoạch thực hiện chương trình “An toàn lương thực Sierra Leone” của GS.TS Võ Tòng Xuân - chương trình hỗ trợ phát triển nông nghiệp Sierra Leone, theo lời mời của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Sierra Leone. Ảnh 7: GS.TS Võ Tòng Xuân tại Sierra Leone - Sierra Leone là một quốc gia nằm ở Tây Phi với diện tích trên 70.000km2. Đây cũng là một nước nông nghiệp với 2/3 dân số làm nghề nông. Tuy nhiên, người dân ở Sierra Leone rất ít kinh nghiệm trồng lúa cao sản. Họ chủ yếu trồng giống lúa dài ngày (6 tháng). Hệ thống thuỷ lợi và phương tiện làm đất như máy cày, máy xới gần như không có nên mùa vụ lệ thuộc hoàn toàn vào thiên nhiên. Vì vậy, tuy dân số chỉ vào khoảng trên 5 triệu người, nhưng hàng năm quốc gia này nhập khẩu đến 60% sản lượng gạo. Từ tháng 5/2003, trong cuộc Hội thảo Việt Nam – châu Phi tổ chức tại Hà Nội, đại sứ Sierra Leone đã bày tỏ mong muốn Việt Nam cử chuyên gia, kỹ thuật viên nông nghiệp sang giúp kinh nghiệm trồng lúa, đậu nành, hoa quả và đào tạo huấn luyện nông dân, sẵn sàng giao cho ta đất từ 300 nghìn đến 1 triệu ha để hợp tác trồng lúa. Tuy nhiên, sau thời gian tìm hiểu, khảo sát, đến năm 2007, GS.TS Võ Tòng Xuân mới quyết định thực hiên chương trình này. Bước đầu, các nông dân có trình độ cao sẽ được tuyển chọn để làm chuyên gia. Cứ 1 nông dân được tuyển chọn từ ĐBSCL sẽ hướng dẫn 4 nông dân sở tại. Nông dân Việt Nam sẽ hướng dẫn kỹ năng trồng lúa nước cho Sierra Leone, hỗ trợ hạt giống và tiến tới giúp trồng 2-3 vụ lúa cao sản/ năm. Đồng thời đẩy nhanh tiến độ xây dựng hệ thống thủy lợi. Tiếp theo, sau khi hoàn tất công việc quy hoạch hệ thống thủy lợi vào cuối tháng 10/2007 cùng với kết quả gieo sạ 50 giống lúa triển vọng được mang sang từ tháng 8-2007, chương trình sẽ đi vào triển khai trồng lúa trên diện rộng tại Sierra Leone. Với những công việc như trên, nông dân Việt Nam sẽ được nhận 400USD/ tháng/người. Tổng chi phí cho dự án này khoảng 500,000USD và ước tính thu hồi vốn trong 3 năm, trong đó có sự hỗ trợ của Sierra Leone. Ngoài ra, theo thông tin gần đây, trong tháng 5 – 2008, nhằm bảo đảm an ninh lương thực, nước ta đã nhận lời đề nghị trợ giúp phát triển nông nghiệp cho nước Cộng hoà Bénin thuộc Tây Phi. Bénin sẽ chuẩn bị diện tích đất đai từ 40 – 100ha và các điều kiện thuận lợi khác để đón 20 nông dân Việt Nam sang hợp tác. Ngài Pa-xờ-can I-rê-nê Cu-pa-ki (Quốc vụ khanh Cộng hòa Bê-nanh phụ trách Triển vọng Kinh tế, Phát triển và Đánh giá hoạt động công) khẳng định, tiềm năng đất đai của Bê-nanh rất thuận lợi cho hợp tác nông nghiệp với Việt Nam. Bê-nanh đã chuẩn bị tốt mọi điều kiện để đón khoảng 20 chuyên gia nông nghiệp Việt Nam sang hợp tác… (Báo Điện tử Đảng Cộng sản) 2.5.1. Nguyên nhân Xuất khẩu nông dân là một hiện tượng mang tính tất yếu xuất phát từ những nguyên nhân sau: Thứ nhất, xuất phát từ thực trạng của việc XKLĐ hiện nay: Sau hơn 10 năm thực hiện XKLĐ, hiện nay Việt Nam có khoảng 400,000 người đang làm việc ở các nước. Việc đi lao động nước ngoài đã mang lại lợi ích không nhỏ cho NLĐ: nâng cao thu nhập, nâng cao chất lượng làm việc cho NLĐ. Tuy nhiên, NLĐ lại gặp không ít khó khăn và rủi ro khi đi làm việc theo hình thức này. NLĐ có thể gặp rủi ro do bị lừa bởi các công ty “ma” trên thị trường XKLĐ hoặc phải nộp rất nhiều tiền cho các công ty XKLĐ. Ví dụ: để được đi xuất khẩu LĐ tại Malaysia, NLĐ phải chi ra 18-19,5 triệu đồng cho các công ty môi giới, trong khi đó thu nhập bình quân của họ là khoảng 2,5 triệu đồng. Với thu nhập như trên, họ phải mất 1/3 thời gian trong hợp đồng LĐ (thời hạn ba năm) để trả nợ. Ngoài ra, quyền lợi của NLĐ đi xuất khẩu cũng không được đảm bảo: mức lương thấp hơn hợp đồng LĐ đã được ký kết; môi trường làm việc nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe của NLĐ… Cụ thể, tại Malaysia – một trong những thị trường XKLĐ lớn nhất của Việt Nam hiện nay, LĐ nhập cư phải đối mặt với việc không được trả lương, giảm lương theo luật và các vi phạm hợp đồng khác... Đặc biệt là theo thống kê của Cục Quản lý LĐ ngoài nước, từ tháng 4/2002 đến nay đã có hơn 300 trường hợp người lao động Việt Nam chết tại Malaysia. Mặt khác, do chủ yếu xuất thân là nông dân, nhưng đi nước ngoài lại làm các công việc như: giúp việc, công nhân công nghiệp… nên NLĐ không những không phát huy được kinh nghiệm, khả năng chăn nuôi, trồng trọt… mà còn bị chèn ép, áp bức về lương, chế độ đãi ngộ do không quen với môi trường làm việc. Thứ hai, xuất phát từ thực trạng ngành nông nghiệp và xuất khẩu gạo Việt Nam: Về thực trạng ngành nông nghiệp Việt Nam, Việt Nam vẫn được mệnh danh là “á hậu thế giới” về xuất khẩu gạo, đây cũng được coi là lợi thế của chúng ta trên thị trường quốc tế. Tuy nhiên, hiện nay lợi thế đó cũng đang có nguy cơ mất dần. Trước tiên là do nông dân Việt Nam hiện đang thiếu đất để canh tác. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, trong 3 năm vừa qua, đất trồng lúa đã mất 300,000ha do ảnh hưởng gia tăng dân số cùng với quá trình CNH đang diễn ra mạnh mẽ. Cho đến nay, diện tích đất bình quân đầu người chỉ còn 0.25ha/ người. Người nông dân đang dần mất đi tư liệu sản xuất và thiếu việc làm, công việc lúc nông nhàn lại có thu nhập thấp và không ổn định. Chính vì vậy, họ đã tự lựa chọn hướng đi cho mình như: ra thành phố kiếm việc (cửu vạn, giúp việc, bán hàng rong…); XKLĐ làm những công nhân, hoặc công việc phi nông nghiệp. Tuy nhiên những công việc này chưa đảm bảo mức lương hợp lý và quyền lợi của họ, đồng thời không phát huy được thế mạnh của người nông dân trong hoạt động nông nghiệp. Về vấn đề xuất khẩu gạo, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam hiện nay trên thị trường thế giới bất ổn định. Giá gạo đã liên tục tăng trong năm 2007 và kéo dài tới quý I năm 2008. Tuy nhiên trong quý III năm 2008, giá gạo sụt giảm khoảnng 7,7% khiến cho thị trường xuất khẩu gạo hiện đang rất trì trệ. Bảng 8: Giá gạo thế giới tính đến ngày 05/08/2008 Gạo Thái Lan 5% tấm FOB Bangkok 700 USD/tấn Gạo Việt Nam 5% tấm FOB Cảng Sài gòn 600 USD/tấn Gạo Việt Nam 25%tấm FOB Cảng Sài gòn 590 USD/tấn Nguồn: www.Asset.vn Giá gạo Việt Nam hiện đang giảm so với giá gạo Thái Lan. Trong khi đó, giá phân bón, thuốc bảo vệ thực vật… trong nước không có chiều hướng giảm. Mặt khác, theo tính toán của các nhà khoa học đồng bằng sông Cửu Long, người nông dân chỉ được hưởng từ 5 – 18% lợi nhuận thu được từ việc xuất khẩu gạo. Như vậy, những diễn biến này của thị trường không chỉ gây khó khăn cho các doanh nghiệp xuất khẩu gạo mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống người nông dân. Thứ ba, xuất phát từ tình hình an ninh lương thực quốc gia và an ninh lương thực thế giới Tình hình an ninh lương thực quốc gia, Việt Nam là một trong ba nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, lượng lúa gạo XK trong năm 2008 được điều hành ở mức từ 4 - 4,5 triệu tấn quy gạo các loại để đảm bảo an ninh lương thực trong nước và kiềm chế lạm phát tăng hai con số. Nhằm đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và trên cơ sở cân đối cung cầu lúa gạo, Việt Nam dự định giảm dần lượng lúa gạo dành cho xuất khẩu theo từng năm từ nay đến năm 2020. Tình hình an ninh lương thực thế giới, thế giới đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng lương thực trước những nguy cơ gia tăng về thiên tai, dịch bệnh do ảnh hưởng của tình trạng biến đổi khí hậu. Dự trữ lúa gạo trên toàn thế giới sẽ sụt giảm mạnh, làm tăng mạnh thương mại lúa gạo toàn cầu, tăng đột biến giá gạo xuất khẩu, đặc biệt trong năm 2007 và đầu năm 2008. Tỷ lệ dự trữ/sử dụng của Trung Quốc dự báo giảm từ 18,7% trong năm 2007/2008 xuống còn 16,2% năm 2016/2017, mức thấp nhất kể từ năm 1974/1975. Lượng gạo tồn kho cuối cùng của Thái Lan cũng giảm từ 4.124.000 tấn của vụ mùa 2007/2008 xuống còn 1.918.000 tấn vào năm 2017. Của Việt Nam, năm 2007/2008 là 2.511.000 tấn, dự kiến 2017 giảm 67,7%. Đây là nguyên nhân chính làm sụt giảm tổng dự trữ lúa gạo toàn cầu. Thứ tư, đối với các nước nhập khẩu gạo, xuất phát từ tình hình khủng hoảng an ninh lương thực thế giới và các chính sách cấm hoặc hạn chế xuất khẩu gạo của những nước xuất khẩu gạo lớn trên thế giới nhiều nước đã có nhu cầu nhập khẩu nông dân và chuyên gia nông nghiệp của các nước xuất khẩu gạo và coi đó là một giải pháp phát triển bền vững về vấn đề an ninh lương thực của quốc gia mình. Nguyên nhân trên đã cho chỉ ra rằng, XKND thực sự là hướng đi mới phù hợp, và sự xuất hiện của chương trình này là một tất yếu. 2.5.2. Phân tích tác động Sau 10 tháng triển khai, cho đến nay, chương trình XKND do GS.TS Võ Tòng Xuân khởi xướng đã đạt những kết quả đáng kể: đưa cây lúa hai vụ của Việt Nam trồng tại đồng đất Sierra Leone với năng suất cao gấp đôi, gấp ba so với cây lúa một vụ bản địa trước đó (khoảng 4tấn/ha/vụ); đồng thời trữ 3 tấn giống để chuẩn bị mở rộng gieo trồng trong vụ tới. Đây là điều mà trước đó, rất nhiều quốc gia phát triển muốn trợ giúp Sierra Leone chưa làm được, tuy đã tiêu tốn hàng triệu USD. Với kết quả đáng ghi nhận trên, chương trình cũng đã mang lại những tác động tích cực không chỉ đối với Sierra Leone mà còn đối với Việt Nam. Tác động đến Sierra Leone Nông dân Việt Nam mà cụ thể ở đây là nông dân ĐBSCL, với những đức tính và kinh nghiệm đang có, họ hoàn toàn có thể trở thành chuyên gia về kỹ thuật trồng lúa cho người dân châu Phi, góp phần tận dụng tiềm năng đất đai thổ nhưỡng, giảm lượng gạo phải nhập khẩu hàng năm và nạn đói ở những vùng đất này. Như vậy, chương trình không chỉ góp phần ổn định an ninh lương thực tại Sierra Leone trong hiện tại mà còn tạo cơ hội cho người dân ở đây có thể sống no đủ dựa trên mảnh ruộng và sức lao động của chính mình. Như vậy, Sierra Leone có thể chủ động hơn trong việc cung ứng lương thực cho quốc gia mình, giảm sự phụ thuộc vào những nước xuất khẩu gạo. Tác động đến nền kinh tế Việt Nam Chương trình sẽ có tác động tích cực đến phát triển nông nghiệp Việt Nam từ nhiều khía cạnh. Thứ nhất, đối với một nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai thế giới thì việc giảm lượng gạo xuất khẩu từ nay đến năm 2020 ảnh hưởng không nhỏ đến cán cân thương mại trong nước và an ninh lương thực thế giới. Chương trình này ra đời sẽ giải quyết được những vấn đề trên. Đối với Việt Nam, lượng ngoại tệ thu được từ việc giảm xuất khẩu gạo sẽ được thay thế bằng lượng ngoại tệ thu được từ việc xuất khẩu nông dân, đồng thời vẫn đảm bảo an ninh lương thực quốc gia. Thứ hai, xây dựng thương hiệu gạo của Việt Nam: Khi chương trình hoàn thành, chúng ta có thể xuất khẩu gạo từ cảng Freetown với thương hiệu tạo dựng từ người Việt Nam và Sierra Leone. Từ đó, có thể tăng cường xuất khẩu gạo Việt Nam với “giá trị” cao hơn. Ảnh 8: Cảng Freetown, Sierra Leone Thứ ba, xây dựng một thị trường xuất khẩu mới cho các thiết bị nông nghiệp của Việt Nam - đây là một hoạt động bổ trợ trong chương trình này. Sau khi xuất khẩu bước đầu một số nông dân, có thể đi kèm cung ứng vật tư thiết bị chất lượng cao, giá rẻ mà nước bạn đang cần như: máy xay lúa, máy sạ hàng, máy sấy, máy xát… Thứ tư, chương trình này góp phần tăng cường mối quan hệ hợp tác của Việt Nam với các nước trên thế giới. Tác động đến đời sống người nông dân Thứ nhất, thay đổi cuộc sống “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” của người nông dân Việt Nam, nâng cao thu nhập và chất lượng cuộc sống của họ. Với thu nhập trung bình khoảng 400USD/người/tháng, nông dân Việt Nam hoàn toàn có thể đảm bảo mức sống thoải mái tại Sierra Leone và gửi tiền về cho gia đình. Thứ hai, đảm bảo cho người nông dân được phát huy tối đa khả năng vốn có của họ trong nông nghiệp, tận dụng được kinh nghiệm canh tác, chăn nuôi, trồng trọt. Thứ ba, người nông dân sẽ có một môi trường làm việc phù hợp với thói quen và tác phong làm việc của họ bởi Sierra Leone là một quốc gia đất rộng, người thưa, điều kiện khí hậu nhiệt đới khá giống Việt Nam. Hơn nữa, họ tránh được những rủi ro trong quá trình làm việc ở nước ngoài, không còn bị những chèn ép, áp bức về lương và chế độ đãi ngộ do không quen với môi trường làm việc. Cuối cùng, khi chương trình này được nhân rộng, nó không chỉ có ý nghĩa đối với Việt Nam, với nước nhập khẩu nông dân mà còn có ý nghĩa với cả nền kinh tế thế giới. Khi đó, các nước có thể chủ động trong việc ổn định an ninh lương thực của quốc gia mình, giảm cầu về lương thực, góp phần bình ổn giá cả thế giới, tránh lạm phát ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu. Những phân tích trên cho thấy vậy các hiện tượng được đưa ra, có chưa từng xuất hiện tại TTLĐ Việt Nam: xuất khẩu nông dân và chuyên gia nông nghiệp; có những hiện tượng tuy không mới nhưng lại đi ngược lại xu hướng chung như: lao động chuyển từ thành thị trở về nông thôn, thiếu lao động phổ thông, thiếu lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật trong khi lượng sinh viên ra trường thất nghiệp khá cao, xuất khẩu chuyên gia trong khi trong nước đang thiếu nhân sự cấp cao. Trong số đó, có những hiện tượng đã xảy ra trên phạm vi rộng, tác động ảnh hưởng lớn nhưng cũng có những hiện tượng mới chỉ là cá biệt, nhỏ lẻ. Từ việc phân tích trên, nhóm nghiên cứu sẽ đưa ra một số kiến nghị về giải pháp cho TTLĐ Việt Nam trong thời gian tới. CHƯƠNG 3 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỀ NHỮNG HƯỚNG ĐI MỚI CHO THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG VIỆT NAM 3.1. Quan điểm đối với các “hiện tượng lạ” Từ sự phân tích trên, xin đưa ra một số quan điểm trước những “hiện tượng lạ”xuất hiện trên TTLĐ ở Việt nam như sau: Một là, sự xuất hiện những “hiện tượng lạ”thể hiện những nét mới trong thị trường lao động Việt Nam. Cũng như các thị trường các yếu tố đầu vào khác, thị trường lao động Việt Nam đang chịu nhiều tác động từ sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Sự xuất hiện của một số “hiện tượng lạ”trong thị trường lao động Việt Nam thể hiện sự thích ứng của TTLĐ Việt Nam trước những tác động đó. Đây là những ảnh hưởng từ các yếu tố kinh tế với sự mở rộng về quy mô sản xuất trên cả nước; yếu tố chính trị, xã hội với những chính sách, luật pháp của Nhà nước về các quy chế trong sản xuất, kinh doanh của các doanh ngiệp; yếu tố quan hệ quốc tế với những cam kết, giao thương giữa các quốc gia trong khu vực và trên thế giới. Những “hiện tượng lạ”này đã phần nào phản ánh được những nét mới trong TTLĐ Việt Nam trước xu thế hội nhập và toàn cầu hoá đó của kinh tế đất nước. Hai là, trong những “hiện tượng lạ” đó, có những hiện tượng mang tính tích cực và cũng có những hiện tượng mang tính tiêu cực. Từ sự phân tích nguyên nhân và tác động trên, mỗi “hiện tượng lạ”đều cho thấy những tác động tích cực và tiêu cực. Tác động dù tích cực hay tiêu cực đều ảnh hưởng trực tiếp đến các đối tượng bao gồm: NLĐ, DN sản xuất kinh doanh và Nhà nước. Có hiện tượng đã mang lại nhiều lợi ích cho đối tượng tham gia vào hoạt động kinh tế, nhưng cũng có những hiện tượng vẫn cần phải xem xét và đánh giá về việc phát huy hay không trước những tác động mà nó mang lại. Ba là, nên nhân rộng các “hiện tượng lạ” mang tính tích cực để hiện tượng đó trở thành xu hướng phát triển trong thị trường lao động Việt Nam. “hiện tượng lạ” nào cũng đều có những tác động tích cực và tiêu cực đối với TTLĐ. Nên nhân rộng những hiện tượng mang tính tích cực và phát huy chúng trở thành xu hướng phát triển của TTLĐ Việt Nam trong thời gian tới. Tuy nhiên, việc quyết định nhân rộng hiện tượng nào, và hạn chế hiện tượng nào là dựa trên cơ sở những lợi ích và chi phí xã hội mà hiện tượng đó mang lại cho nền kinh tế. Ngoài ra, cần nghiên cứu sâu hơn về bản chất của những hiện tượng này để từ đó đưa ra phạm vi áp dụng ở ngành nào, vùng nào để chúng mang lại tác động tích cực rõ nét nhất. Bốn là, chính phủ cần có những tác động đến thị trường lao động để những “hiện tượng lạ” đó trở thành hướng đi mới. Nền kinh tế Việt Nam phát triển với cơ chế thị trường định hướng XHCN có sự quản lý của nhà nước. Là một nền kinh tế hỗn hợp, nhưng vai trò của chính phủ ở Việt Nam vẫn được thể hiện rõ nét. Vì vậy, chính phủ cần có những tác động để việc những “hiện tượng lạ”đó trở thành những hướng đi mới đối với TTLĐ Việt Nam. Chính phủ có vai trò rất lớn trong việc đưa ra những chính sách, luật pháp nhằm điều chỉnh những tồn tại, trở ngại và phát huy sự ưu tiên cho những hiện tượng mang tính tích cực đó. 3.2. Kiến nghị về những hướng đi mới cho thị trường lao động Việt Nam 3.2.1. Thúc đẩy dòng di chuyển lao động từ thành thị về nông thôn Hiện tượng lao động từ nông thôn về thành thị cần được nhân rộng và tạo nên một quy mô lớn hơn. Tuy nhiên, để nó trở thành một xu hướng phổ biến, cần phải có các giải pháp chính sách thống nhất, đồng bộ giữa nhà nước, người lao động các khu vực thành thị trong cả nước và chính quyền các thành phố. Thứ trưởng Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hồ Xuân Hùng bật mí: Chúng ta sẽ đẩy các khu công nghiệp về nông thôn, phát triển nông thôn gắn liền với thị trấn và thị tứ, để kéo người nông dân ở lại địa phương và kéo người thành thị về với nông thôn. Trong bức tranh nông thôn Việt Nam đến năm 2020, cơ cấu lao động trong nông thôn được vẽ lại theo tỷ lệ: 30% thuần nông, 30% công nghiệp và 40% dịch vụ... Nguồn: www.thanhnien.com.vn Đối với Nhà nước, khuyến khích phát triển các KCN, KCX ở nông thôn. Một mặt, sẽ hạn chế được việc tăng nguồn cung lao động ở thành thị và làm giảm hiện tượng thất nghiệp; đồng thời, khuyến khích người lao động làm việc tại quê hương mình, sẽ khiến NLĐ yên tâm hơn vì họ được làm việc gần nhà, không phải chi trả những khoản chi phí về thuê nhà, đi lại như ở thành thị, và thu nhập ròng của họ sẽ cao hơn. Mặt khác, Nhà nước nên hỗ trợ với các DN, KCN, KCX địa phương đào tạo cho LĐPT trước khi họ vào làm việc. Việc đào tạo này không chỉ về kiến thức chuyên môn ngành, mà còn cả về tác phong của người lao động. Những LĐPT trước đây thường làm trong nông nghiệp, hoặc làm việc tự do nên kỉ luật, tính tập thể chưa cao. Việc đào tạo người lao động phổ thông này sẽ làm họ tăng năng suất lao động, nhận được mức lương cao hơn. Đối với chính quyền các thành phố: Thành phố lớn, cần có chủ trương không cấp giấy phép cho các ngành sử dụng nhiều LĐPT, mà chỉ tập trung cho những ngành nghề mũi nhọn sử dụng lao động cao.Với xu hướng của TP là chuyển dần các ngành nghề tập trung nhiều LĐPT về khu vực ngoại thành và các tỉnh, tập trung ở TP sẽ chỉ là những ngành nghề lao động chất xám, tay nghề cao. Như vậy, trong quá trình phát triển nền kinh tế theo hướng trên, TP sẽ giảm được thời gian, công sức để giải quyết một số lượng LĐ ngoại tỉnh quá lớn. Đồng thời những vấn đề phát sinh từ nguồn dân nhập cư như trước đây cũng sẽ không còn là gánh nặng đối với các TP lớn vốn đã rất chật chội và đông đúc. Thành phố nhỏ, giai đoạn đầu – phát triển nhanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế giảm khoảng cách giữa các thành phố lớn và các thành phố nhỏ. Trong giai đoạn này cần xây dựng cơ sở hạ tầng cho phát triển, sử dụng nhiều lao động phổ thông. Giai đoạn sau – phát triển bền vững, tiến tới sử dụng ít LĐPT, áp dụng những giải pháp như đối với các thành phố lớn. Trên đây là những giải pháp để hiện tượng “di chuyển lao động từ thành thị về nông thôn” trở thành một xu hướng cho thị trường lao động trong thời gian tới. Tuy nhiên, để giải pháp đạt hiệu quả cao cần có sự phối hợp ăn ý giữa Nhà nước với địa phương. Tránh để xảy ra tình trạng mất cân đối giữa thành thị và nông thôn. 3.2.2. Giải quyết tốt các dịch vụ hậu cần bảo đảm đời sống cho người lao động ngoại tỉnh làm việc trong các KCN Nước ta là một nước có nguồn lao động trẻ và dồi dào. Hàng năm có tới 1,2 – 1,5 người đến độ tuổi lao động. Và một thực tế là trong những năm qua tỷ lệ thất nghiệp của cả nước mặc dù có giảm song vẫn còn khá cao và phần lớn thất nghiệp là LĐPT. Do vậy, cần phải coi việc giải quyết tình trạng thiếu LĐPT là một việc cần làm ngay, tránh để cho nó ảnh hưởng đến hoạt động của cả nền kinh tế. Mặt khác, Nhà nước và các DN cần phải đưa ra những biện pháp để kích thích và huy động mọi nguồn lực về LĐPT trong dân; Nhà nước phải điều chỉnh tổng thể qui hoạch vĩ mô và các vùng - ngành nghề để chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn liền với chuyển dịch lao động. Đồng thời, cần thay đổi cơ cấu và chất lượng lao động bằng điểm nhấn đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội, gắn kết đào tạo nghề với nhu cầu sử dụng thực tế. Phải thay đổi quan niệm về lao động - việc làm và coi việc thu hút lao động gắn liền với việc phát triển kinh tế, hoạch định chính sách xã hội phù hợp, khuyến khích, tạo điều kiện cho TTLĐ phát triển bền vững. Giải pháp cho việc giải quyết tình trạng thiếu LĐPT với điều kiện vẫn thúc đẩy dòng di chuyển lao động từ thành thị về nông thôn là một việc làm không đơn giản. Có thể thấy từ những phân tích về nguyên nhân và tác động ở trên, di chuyển lao động từ thành thị về nông thôn là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng thiếu lao động phổ thông. Tuy nhiên, còn nhiều nguyên nhân khác dẫn đến tình trạng này. Vậy bên cạnh những biện pháp thúc đẩy dòng di chuyển lao động từ thành thị về nông thôn, cần dựa trên quan điểm sau: Giảm tỷ lệ biến động lao động: Từ phía doanh nghiệp, từ phía NLĐ Dự báo những tác động của tăng trưởng kinh tế thế giới Tăng cường cung cấp hệ thống thông tin trên TTLĐ Xác định quan điểm như trên, có thể xây dựng giải pháp đi cùng việc phân cấp thực hiện như sau: Đối với Nhà nước: Nhà nước can thiệp vào TTLĐ bằng cách tăng lương tối thiểu cho NLĐ. Tuy nhiên, khi tăng lương tối thiểu thì Nhà nước cần phải cân nhắc một số vấn đề sau: Mức lương cao hơn này sẽ khiến doanh nghiệp phải cắt giảm lao động. Đồng thời, mức lương cao hơn sẽ thu hút thêm nhiều lao động mới muốn tham gia thị trường, dẫn đến lượng cung về lao động sẽ vượt quá lượng cầu, hệ quả sẽ là gia tăng thất nghiệp. Việc tăng lương tương ứng với mức lạm phát là biện pháp hợp lý để đảm bảo đời sống của công nhân, thế nhưng lương cao hơn nhiều mà năng suất lao động không đổi là một nguyên nhân dẫn đến lạm phát. Khi ấy, giá cả leo thang vừa gây mất ổn định vĩ mô, vừa làm cho việc tăng lương trở nên mất ý nghĩa. Ngoài sự can thiệp trực tiếp vào thị trường bằng qui định tăng lương tối thiểu, Nhà nước còn có nhiều sự lựa chọn khác: Nhà nước, và đặc biệt là chính quyền địa phương, ban quản lý các KCN có thể có những chương trình hỗ trợ về nhà ở, giáo dục, dạy nghề và y tế cho LĐPT. Trong nền kinh tế tri thức toàn cầu hóa ngày nay, sức khỏe, tri thức và kỹ năng là những yếu tố rất quan trọng. Tạo thêm nhiều kênh thu hút lao động vào làm việc, có chính sách đầu tư, hỗ trợ về tín dụng để khuyến khích NLĐ tự tạo việc làm bằng nhiều cách. Đối với Bộ Lao động - Thương binh & Xã hội và các ban ngành liên quan: Để tháo gỡ vấn đề này, Bộ LĐ-TB&XH tiếp tục phối hợp với Đoàn tuyên truyền trong thanh niên ở nông thôn, miền núi đồng thời tổ chức tạo chỗ ăn ở để đưa thanh niên ở vùng sâu vùng xa về làm việc tại các KCN. Đa dạng hóa các kênh giao dịch trên TTLĐ, tạo điều kiện cho các giao dịch trực tiếp giữa người lao động và người sử dụng lao động. Hình thành và hoàn thiện hệ thống thông tin TTLĐ quốc gia trước hết ở các vùng kinh tế trọng điểm, các thành phố lớn, KCN tập trung, cho XKLĐ; xây dựng các trạm quan sát thông tin TTLĐ trên địa bàn cả nước để thu thập và phổ biến thông tin TTLĐ đầy đủ, kịp thời. Đối với các thành phố: Về lâu dài, TP cần có quy hoạch xây dựng các khu dân cư, khu đô thị mới gần các KCX, KCN để tạo cơ hội cho công nhân và gia đình họ có chỗ ở ổn định, gắn bó lâu dài với các KCX, KCN. Vì chăm lo thiết thực đến đời sống vật chất và tinh thần của người lao động là một trong những điều kiện hàng đầu bảo đảm cho sự phát triển bền vững của các KCX, KCN nói riêng và của cả sự nghiệp CNH, HÐH đất nước nói chung. Đối với doanh nghiệp: Muốn giữ chân người lao động, các DN phải có chính sách thu hút, đãi ngộ họ một cách tương xứng. Chủ DN nên quan tâm đến đời sống NLĐ mới kích thích được họ gắn bó, hết lòng vì DN, tăng năng suất lao động, cùng chung sức phát triển DN. Để thu hút thêm lao động vào làm việc lâu dài cho DN của mình, mỗi DN nên đưa ra định mức tiền lương linh hoạt, đảm bảo mức sống của NLĐ không quá thấp và cao hơn mức sống ở nông thôn để có thể thu hút lao động. Khi bài toán tiền lương sẽ được giải quyết, hai bên cùng có lợi thì sẽ không còn tình trạng đình công của người lao động và các doanh nghiệp không lâm vào tình trạng thiếu nhân lực. Để đảm bảo lao động không đổi việc, trước khi lao động vào làm việc xây dựng nội quy, kỷ luật lao động. Xây dựng các khu lưu trú đảm bảo chỗ ăn ở, sinh hoạt cho NLĐ. 3.2.3. Thực hiện đổi mới đào tạo theo hướng đạt chuẩn và phù hợp với nhu cầu xã hội Lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật là một nguồn lực rất quan trọng cho sự phát triển của một quốc gia. Phát huy tối đa vai trò của lao động chất xám là một yêu cầu bức thiết đặc biệt trong quá trình CNH – HĐH. Vì vậy cần đưa ra giải pháp để cân bằng cung - cầu lao động chất xám, tận dụng triệt để nguồn lực này. Như đã phân tích ở trên, nguyên nhân chủ yếu của hiện tượng này chủ yếu xuất phát từ những yếu kém và thiếu sót từ sinh viên, nhà trường và doanh nghiệp đặc biệt là thực tế đào tạo theo cung và không bám sát nhu cầu xã hội của các trường đại học Việt Nam. Vì vậy, để giải quyết triệt để hiện tượng này, có thể thực hiện đồng bộ các giải pháp sau: Về phía Nhà nước: Chính phủ và các Bộ, ngành liên quan cần sắp xếp lại tổ chức và chỉ tiêu đào tạo của các trường thuộc các ngành tương ứng để cân đối tỷ lệ đào tạo phù hợp với “chuẩn quốc tế”. Trường ĐH, cao đẳng Đào tạo theo chuẩn Quốc tế Đào tạo theo nhu cầu Doanh nghiệp Tiếp cân công nghệ GD hiện đại Tăng cường HTTT TTLĐ Liên kết thành lập quỹ đào tạo quốc gia Hỗ trợ sinh viên về tuyển dụng Sơ đồ 2:Mối quan hệ và giải pháp cho các trường đại học và doanh nghiệp Về phía các trường đại học, cao đẳng: Theo thoả thuận giữa Chính phủ Việt Nam với Tổ chức Thương mại thế giới WTO, tháng 1/2009, các trường đại học nước ngoài chính thức được lập chi nhánh đào tạo tại VN. Trong tương lai không xa, Việt Nam sẽ có một hệ thống các trường đại học quốc tế, cụ thể, trường Đại học Quốc tế Bắc Hà đã được trao quyết định thành lập vào tháng 11 – 2007. Như vậy, các trường Đại học sẽ được đặt trong môi trường cạnh tranh không chỉ về chất lượng đầu vào mà cả về chất lượng và hiệu quả đào tạo theo tiêu chuẩn quốc tế. Trong quá trình mở cửa, hội nhập nền kinh tế Việt Nam và thế giới như hiện nay, đào tạo theo “chuẩn quốc tế” là một giải pháp thiết thực nhất, giúp cho sinh viên Việt Nam vừa có khả năng làm việc trong nước, vừa có khả năng làm việc cho các doanh nghiệp nước ngoài hay các tập đoàn đa quốc gia. Ngoài ra, sự kiện này cũng mở ra một hướng phát triển mới cho giáo dục Việt Nam, đó là thị trường hoá giáo dục. Vì vậy, cần tiến đến doanh nghiệp hoá các trường, đưa các trường trở thành các doanh nghiệp phi lợi nhuận. Điều này cũng được thể hiện trong những thảo luận gần đây giữa các ban ngành Chính phủ và một số trường đại học về vấn đề trao quyền tự chủ cho các trường: tự chủ tài chính, tự chủ xây dựng chương trình và tự chủ tuyển sinh. Như vậy, nếu trong thời gian tới không còn kỳ thi tuyển sinh đại học, các trường cần xây dựng tiêu chí và cách thức tuyển chọn sinh viên sao cho phù hợp với yêu cầu của ngành nghề đào tạo và hướng tới đáp ứng yêu cầu đầu ra. Ảnh 9: Trường Đại học FPT - một trong những trường thực hiện quyền tự chủ hiện nay. Trước hết, các trường cần chuyển sang đào tạo theo nhu cầu để đáp ứng nhu cầu về nhân sự trong nước. “Ngành giáo dục và đào tạo phải chuyển từ đào tạo dựa theo khả năng sẵn có sang đào tạo theo đơn hàng từ phía các nhà sử dụng gắn trách nhiệm của nhà trường, của DN trong đào tạo và sử dụng lao động”. ( Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Thiện Nhân chỉ đạo tại Hội nghị tìm giải pháp cho việc đào tạo theo nhu cầu xã hội, tháng 12/2007) Để có thể thực hiện được định hướng chuyển đào tạo từ khả năng cung sang đào tạo theo cầu, thì vai trò của việc dự báo cầu là rất quan trọng. Chính vì vậy, các trường cần nắm bắt kịp thời xu thế, nhịp độ phát triển của nền kinh tế, dự báo sự chuyển dịch cơ cấu của TTLĐ để có thể đưa ra những quyết định thay đổi chương trình đào tạo hoặc hỗ trợ đào tạo. Như vậy sinh viên ra trường mới có thể đáp ứng được nhu cầu phát triển của các ngành nghề. Trong năm 2008 sẽ có 30-40% các trường đại học, cao đẳng đào tạo theo chứng chỉ, nên trường phải rà soát chương trình học gắn với DN, dự báo ngành nghề đào tạo, tăng cường đạo tạo ngắn hạn để cấp tín chỉ và báo cho Trung tâm dự báo Quốc gia. Hiện chúng ta cũng đang khởi động chương trình “Quốc gia 3 năm đào tạo theo nhu cầu xã hội” bắt đầu từ năm 2008 – 2010. Muốn vậy, ngoài những thay đổi trong chương trình đào tạo, các trường cũng cần chú ý đến vấn đề nâng cao chất lượng giảng viên. Cụ thể, thiết lập chế độ thưởng theo thành tích, thưởng và ghi nhận các giáo viên có những cải tiến trong công tác giảng dạy, học tập và nghiên cứu. Giảng viên được đánh giá thường kỳ bởi chính sinh viên, đồng nghiệp, cấp trên trên các mặt như sự chuẩn bị bài giảng, phương pháp giảng dạy và những đóng góp cho sự phát triển của khoa, trường. Đồng thời cần thường xuyên tổ chức tập huấn về phương pháp giảng dạy cho đội ngũ giảng viên. Có kế hoạch cụ thể tu nghiệp cho các giảng viên Đại học tại các nước Âu Mỹ, trang bị lại ngoại ngữ và kiến thức khoa học để có thể đảm nhận vai trò nòng cốt cho đào tạo Đại học trong nước trong 10 – 15 năm tới. Như vậy mới có thể đào tạo đội ngũ sinh viên, lao động chất xám đáp ứng được đòi hỏi của nền kinh tế đang từng bước công nghiệp hóa – hiện đại hóa như hiện nay. Ngoài ra, tạo điều kiện cho học sinh/sinh viên tiếp cận với công nghệ giáo dục mới (trang bị máy tính, kết nối mạng internet cho các lớp học). Mặt khác, nhà trường cần có sự phối hợp với các doanh nghiệp có nhu cầu, như các hội chợ việc làm cho sinh viên, liên kết với các doanh nghiệp tổ chức các buổi nâng cao kỹ năng làm việc thực tế cho sinh viên… Và để tìm hiểu chất lượng đầu ra, điều mà rất ít trường đại học tại Việt Nam hiện nay quan tâm, các trường có thể xem xét việc thành lập trung tâm liên lạc giữa nhà trường với cựu sinh viên. Trung tâm này sẽ có nhiệm vụ liên lạc với các sinh viên tốt nghiệp, nhận các thông tin phản hồi, góp phần đánh giá chính xác chất lượng đầu ra của các trường đại học. Đây cũng là mô hình mà hệ thống các trường đại học tại Mỹ đã áp dụng một cách hiệu quả (theo TS Peter J.Gray, tháng 8/2007). Về phía các doanh nghiệp: Trước hết, kết nối tuyển dụng lao động giữa công ty với hệ thống trường học tại chỗ để tìm và bố trí lao động. Trong hệ thống này các giảng viên nhận các thông tin từ cơ quản đảm bảo việc làm công và khuyến nghị sinh viên vào làm việc ở các công ty rất cụ thể. Như vậy, các trường có thể điều tra dữ liệu thông tin sinh viên sau khi tốt nghiệp để biết hiệu quả đào tạo. Chính phủ cần có cơ chế khuyến khích các DN liên kết với các trường đại học. Các DN cần tham gia quá trình đào tạo, tiếp nhận sinh viên thực tập, tham gia Hội đồng trường, thành lập các trường đào tạo nghề trong DN. Như vậy, các DN có thể đưa thông tin phản hồi tới các trường Đại học Cao đẳng về chất lượng và nhu cầu nhân lực. Bộ GD& ĐT cũng đang đề xuất Chính phủ dành 2 – 3 % chi phí sản xuất để DN góp vốn đào tạo. Nhằm tạo môi trường để DN bắt tay với nhà trường cùng liên kết đào tạo thì Chính phủ cũng phải ra cơ chế tính vào chi phí kinh doanh của DN từ 2 – 5% chi phí sản xuất đầu tư cho đào tạo, không tính vào thuế. Ví dụ tại Việt Nam hiện nay, một số DN cũng đã chủ động trong việc tìm kiếm nguồn lực, hỗ trợ cơ sở vật chất, trao học bổng như Công ty Intel, Tổng cục du lịch, Microsoft, … Tiếp theo, nghiên cứu thành lập Quỹ đào tạo quốc gia, các DN có thể đóng tiền vào quỹ này rồi phối hợp với các trường nghiên cứu sử dụng quỹ nâng cao chất lượng đào tạo. Các DN vừa phải quan tâm đến đào tạo và gắn kết các lao động trẻ có năng lực, vừa phải tìm cách giữ chân họ khi họ đã trưởng thành. Điều đó đòi hỏi doanh nghiệp vừa phải có vốn vừa phải có tầm nhìn và khả năng quản trị tốt, có chính sách lương thưởng hợp lý. Sau đó, hỗ trợ sinh viên về tuyển dụng. Đưa các thông tin về tuyển dụng, nhu cầu việc làm qua Hội sinh viên để phổ biến đến các sinh viên.Hỗ trợ tổ chức Hội chợ việc làm cho các trường Đại học, Cao đẳng. Lựa chọn thời điểm tổ chức hội chợ phù hợp với đặc điểm TTLĐ khi học sinh sinh viên chuẩn bị tốt nghiệp và nhu cầu tuyển dụng lao động cao. Cuối cùng, tăng cường hệ thống thông tin TTLĐ, cần nhân rộng và cải thiện chất lượng hoạt động của các trang Web về việc làm như: www.vietnamworks.com; www.tuyendung.com... Đa dạng hóa các hình thức tổ chức và phương thức giao dịch việc làm: Hiện nay, đang có Sàn giao dịch việc làm với các cơ sở lớn ở TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh với các phiên giao dịch được thực hiện hàng tháng đã giải quyết được một phần lớn việc làm cho sinh viên.  Ảnh 10: Sàn giao dịch việc làm Hà Nội tại Cầu Giấy Mặt khác, cần có chính sách khuyến khích thành lập các công ty chuyên đào tạo và cung cấp các dịch vụ nhân sự như tuyển dụng, tư vấn, cho thuê, và đào tạo nhân sự…để từng bước chuyên nghiệp hóa ngành nhân sự, tạo nguồn cung cấp ổn định nhân sự cho các doanh nghiệp (kinh nghiệm từ hình thức “Công ty đào tạo” tại Mỹ). Ví dụ: Hiện nay TTLĐ Việt Nam, đang có hai Công ty lớn hoạt động trong lĩnh vực này là Navigos Group và Ernst & Young đáp ứng nhu cầu của 500 DN và giải quyết công việc cho trên 100,000 ứng viên cao cấp. Ảnh 11: Công ty Ernst & Young Trên đây là những giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực chất xám tại Việt Nam. Tuy nhiên, một số kiến nghị còn khá mới mẻ và cần xem xét, cân nhắc để áp dụng cho phù hợp với tình hình phát triển của ngành giáo dục nói riêng cũng như cả nước nói chung. 3.2.4. Xuất khẩu chuyên gia có chọn lọc ở một số ngành Theo kinh tế học tân cổ điển thuần tuý, những “dòng chảy chất xám” ngày càng thông thoáng thì tài nguyên nhân loại càng được phân bố hợp lý. Tức là không thể có một câu trả lời chính xác tuyệt đối cho vấn đề nên hay không nên XKCG. Vấn đề ở đây là tìm cách để tăng cường các tác động tích cực và giảm thiểu tối đa các tác động tiêu cực. Tuy nhiên, một mình chuyên gia hay các công ty, các DN hay các công ty XKCG không thể làm được điều đó. Để làm được điều này, rất cần có sự tác động của chính phủ để nền kinh tế phát triển một cách bền vững. XKCG phải được nhìn nhận ở nhiều khía cạnh khác nhau, từ đó đưa ra được những giải pháp thích hợp để đảm bảo nước ta vẫn hội nhập với nền kinh tế trong khu vực và trên thế giới; vừa phải đảm bảo một số lượng chuyên gia nhất định ở trong nước để tránh tình trạng thiếu hụt nhân sự gây tác động đến sự phát triển bền vững của quốc gia. Như vậy, chúng ta vẫn coi XKLĐ&CG là một trong ba chiến lược phát triển của TTLĐ. Nhưng trong XKCG nên chú trọng đến những vấn đề sau: Thứ nhất, để giảm thiểu sự thiếu hụt chuyên gia trong các ngành, các lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế thì Chính phủ cần hạn chế XKCG trong các lĩnh vực này. Chính phủ cần đưa ra các biện pháp khuyến khích các chuyên gia làm việc trong nước, kêu gọi các chuyên gia, kiều bào trở về làm việc tại đất nước, đầu tư đúng đắn, tạo môi trường nghiên cứu cơ bản trong lĩnh vực khoa học. Thứ hai, XKCG thuộc những ngành, nghề mà trong nước có thế mạnh song không có điều kiện phát triển như: xuất khẩu chuyên gia nông nghiệp, thủy sản. XKCG các ngành nghề thủ công mỹ nghệ như: đồ gỗ, giày da, may mặc; sang các nước có nhu cầu như châu Phi, Lào, Campuchia... Ví dụ: Lào là nước có tiềm năng rất lớn về gỗ, song lại không có các nghệ nhân khéo léo như ở nước ta. Bên cạnh đó, nước ta lại có thế mạnh về lĩnh vực này và hiện nay cũng đang rất phát triển. Cũng như XKCG về đồ gỗ, mặt hàng giày da, may mặc và thủy sản chúng ta cũng hoàn toàn có thể tìm những đối tác thích hợp. Để một mặt đảm bảo XKCG là một trong ba hướng chính của chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Bộ LĐ-TB&XH; mặt khác vẫn đáp ứng nhu cầu nhân sự cấp cao trong nước, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp sau: Quốc gia có nhu cầu Chính phủ & Bộ ngành Công ty, DN XKCG Chuyên gia Sơ đồ 3: Mối liên hệ giữa các đối tượng trong việc thực hiện giải pháp cho xuất khẩu chuyên gia. Đối với Chính phủ và các Bộ ngành liên quan: Tìm hiểu các quốc gia có nhu cầu, thảo luận các chương trình hợp tác phát triển đưa chuyên gia thuộc các lĩnh vực trên đi làm việc tại nước ngoài. Đồng thời, quản lý chặt chẽ về số lượng và thông tin các chuyên gia đi làm việc tại nước ngoài bảo đảm số lượng chuyên gia xuất khẩu vừa đủ, đảm bảo cân bằng với số lượng chuyên gia trong nước tránh tình trạng xuất khẩu quá nhiều chuyên gia. Xây dựng đề án thành lập hệ thống thông tin TTLĐ để cung cấp thông tin cho các doanh nghiệp XKLĐ và NLĐ; chỉ đạo các cơ quan đại diện ở nước ngoài thu thập thông tin về TTLĐ chất xám; bố trí cán bộ quản lý lao động tại cơ quan đại diện Việt Nam ở những nước có nhiều chuyên gia Việt Nam làm việc. Nâng cao điều kiện và tiêu chuẩn cấp phép đối với các doanh nghiệp xuất khẩu chuyên gia (về vốn, tổ chức – cán bộ, năng lực đào tạo), tránh tình trạng XKCG tràn lan. Có chế tài xử lý nghiêm minh đối với các đơn vị, cá nhân vi phạm những quy định của pháp luật liên quan đến XKCG. Xếp hạng doanh nghiệp XKLĐ: Năm 2006, hiệp hội XKLĐ đã có một bảng thống kê 20 DN mạnh dựa trên báo cáo số lao động đưa đi hàng năm của DN. Việc thống kê này phần nào phân loại DN làm được và DN còn yếu kém. Tuy nhiên, đây mới chỉ là hình thức xếp hạng theo số lượng; về lâu dài cần phải xếp hạng theo một số tiêu chí quan trọng khác như: tỷ lệ lao động phải về nước trước hạn, tỷ lệ lao động gặp rủi ro, việc xử lý các sự cố phát sinh liên quan đến người lao động ở nước ngoài. Đối với các công ty, doanh nghiệp chuyên thực hiện XKCG: Thực hiện đầy đủ và nghiêm túc quy trình tuyển chọn, đào tạo, giáo dục định hướng, ký hợp đồng với NLĐ và chuyên gia trước khi đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo quy định hiện hành; báo cáo đầy đủ và kịp thời danh sách và tình hình của chuyên gia với cơ quan đại diện Việt Nam tại nước sở tại; chịu trách nhiệm tổ chức, đưa về nước những chuyên gia tự ý bỏ hợp đồng lao động. Đối với các công ty, các DN cử nhân viên đi làm việc tại nước ngoài: Xuất khẩu trong thời hạn cho phép, đảo bảo khi hết thời hạn số chuyên gia đó phải về nước phục vụ cho công ty của mình. Đối với các chuyên gia: Cần phải tự ý thức được khả năng đóng góp của mình trong sự phát triển của đất nước vào sự đóng góp cho cộng đồng; nghiêm túc thực hiện các điều khoản trong hợp đồng lao động và đảm bảo trở về nước đúng thời hạn, đóng góp sức người, sức của cho sự phát triển của đất nước. 3.2.5. Nhân rộng mô hình xuất khẩu nông dân và chuyên gia nông nghiệp Nước ta vẫn đang được coi là một nước nông nghiệp, với trên 50% lao động trong lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp. Nông dân Việt Nam ngoài những đức tính cần cù, chăm chỉ, chịu khó còn có rất nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực nông nghiệp. Tuy nhiên họ chưa được hỗ trợ về vốn và công nghệ sản xuất hiện đại nên năng suất chưa cao và chưa phát huy hết năng lực vốn có của mình. Mặt khác, quá trình đẩy mạnh CNH – HĐH và hội nhập nền kinh tế đã làm cho một bộ phận người nông dân bị mất đất, và họ phải chuyển đổi nghề nghiệp. Vì vậy, xuất khẩu nông dân làm nông nghiệp cần được nhân rộng để phát huy năng lực và nâng cao đời sống cho người nông dân. Sau thành công của chương trình XKND sang Sierra Leone, GS.TS Võ Tòng Xuân đã nhận được lời mời của công ty T4M - một doanh nghiệp kinh doanh đa ngành nghề của Anh, đưa thêm nông dân Việt Nam sang các nước châu Phi khác, cụ thể là Nigeria và Ghana. Công ty dự định chi 36 triệu USD để thực hiện dự án này. Nigeria và Ghana cũng là hai nước có điều kiện thổ nhưỡng tương đối giống Việt Nam. Vì vậy, quá trình thực hiện dự án này sẽ có nhiều thuận lợi. Ngoài ra, sau chuyến khảo sát hai đất nước để phục vụ cho việc thực hiện dự án, GS.TS Võ Tòng Xuân sẽ xây dựng và đề xuất với Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn kế hoạch về một “đại công trình xuất khẩu nông dân” . Qua những hoạt động đã diễn ra và kết quả gặt hái được, chúng ta nhận thấy rõ rằng, có thể nhân rộng mô hình này, nâng cao thành chương trình, dự án phát triển bằng các giải pháp như sau: Thứ nhất, phải có sự phối hợp đồng bộ giữa các vụ, cơ quan trong Bộ NN& PTNT để hỗ trợ và đưa mô hình này thành một chương trình chính thức, nằm trong khuôn khổ quản lý của Nhà nước, đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho người nông dân Việt Nam trên trường quốc tế. Thứ hai, giao quyền cụ thể cho các cơ quan hữu quan tiến hành tổ chức thực hiện chương trình một cách hệ thống với các bước: Tìm hiểu các quốc gia có nhu cầu nhập khẩu nông dân, cần hỗ trợ phát triển nông nghiệp. Khảo sát điều kiện tự nhiên, khí hậu, tiềm năng phát triển nông nghiệp của các quốc gia này. Liên hệ, thảo luận về chương trình hợp tác phát triển nông nghiệp: thời gian, hoạt động cụ thể cần hỗ trợ, mức lương, đãi ngộ đối với nông dân Việt Nam. Tuyển chọn nông dân có trình độ thâm canh để xuất khẩu. Tổ chức khám sức khỏe trước khi chọn đi xuất khẩu. Có thể đào tạo thêm tay nghề, kỹ năng và kỷ luật lao động cho những nông dân được chọn. Tổ chức tập huấn cho nông dân làm quen với tập quán sinh hoạt, điều kiện ăn ở của nước đó. Đặt văn phòng đại diện tại các quốc gia nhập khẩu nông dân để siết chặt quản lý nông dân, đảm bảo được lợi ích họ được hưởng và không vi phạm hợp đồng lao động đã ký kết. Đầu tư cho tuyên truyền về chương trình XKND. Đảm bảo người nông dân hiểu rõ về lợi ích mà chương trình có thể đem lại. Với những giải pháp đề xuất ở trên, hy vọng rằng, “xuất khẩu nông dân” sẽ thực sự trở thành một “đại công trình” đóng góp cho sự phát triển của đất nước. Những hướng đi mới từ các “hiện tượng lạ” xuất hiện trên thị trường lao động ở Việt Nam thời gian qua mà nhóm nghiên cứu đưa ra trong phần 3 sẽ góp phần làm phong phú thêm thị trường lao động, hướng thị trường lao dộng nước ta hoàn thiện theo xu hướng tích cực và có hiệu quả. KẾT LUẬN Qua việc đưa ra lý luận chung và khái quát hoá đặc trưng của TTLĐ các nước đang phát triển, có thể thấy rõ quá trình vận động của TTLĐ Việt Nam đã thể hiện những xu hướng phổ biến và một số nét độc đáo diễn ra trong thời gian qua. Các “hiện tượng lạ”được phát hiện và phân tích bao gồm: (1) Hiện tượng di chuyển lao động từ thành thị về nông thôn; (2) Hiện tượng thiếu lao động phổ thông; (3) Hiện tượng thiếu lao động chất xám trong khi lượng sinh viên ra trường thất nghiệp khá cao; (4) Hiện tượng xuất khẩu chuyên gia trong khi trong nước đang thiếu nhân sự cấp cao;(5) Hiện tượng xuất khẩu nông dân và chuyên gia nông nghiệp. Sự phân tích những “hiện tượng lạ” trên cũng đã cho thấy tác động của các hiện tượng này đến các bộ phận khác nhau của nền kinh tế, bao gồm cả tác động tích cực và tiêu cực. Từ đó đưa ra một số quan điểm và đề xuất giải pháp nhằm phát huy những tác động tích cực và giảm thiểu những tác động tiêu cực. Từ việc hệ thống hóa những “hiện tượng lạ”, phân tích nguyên nhân xuất hiện, và xác định những tác động của nó đến tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước cũng như đến thị trường lao động, nhóm nghiên cứu muốn đề xuất một số hướng đi mới phù hợp để phát triển TTLĐ Việt Nam trong thời gian tới. Với xu thế phát triển ngày càng đa dạng, phong phú, thị trường lao động ở nước ta sẽ ngày càng có nhiều đóng góp trong việc giải quyết những vấn đề cấp bách về sử dụng có hiệu quả lực lượng lao động xã hội ở nước ta Hy vọng những ý kiến này góp phần một phần nhỏ bé vào chiến lược phát triển thị trường lao động, làm phong phú hơn trong chính sách khai thác, huy động và sử dụng có hiệu quả lực lượng lao động xã hội ở Việt Nam, làm cho nó thực sự trở thành động lực cho phát triển kinh tế nước nhà. DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO Kinh tế 2005 – 2006 Việt Nam và Thế giới. Thời báo Kinh tế Việt Nam. Kinh tế 2006 – 2007 Việt Nam và Thế giới. Thời báo Kinh tế Việt Nam. Kinh tế Việt Nam 2000, 2001, 2002, 2003, 2004, 2005, 2006. NXB Tài chính. Số liệu thống kê lao động và việc làm ở Việt Nam 2005, NXB Lao động xã hội, Hà Nội (2005). Số liệu thống kê việc làm và thất nghiệp ở Việt Nam giai đoạn 1996 – 2005, NXB Lao động xã hội, Hà Nội (2006). Lê Xuân Bá, Nguyễn Thị Kim Dung, Trần Hữu Huân, Một số vấn đề về phát triển thị trường lao động ở Việt Nam, Trung tâm nghiên cứu kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (VAPEC), NXB Thế giới (2003). Nguyễn Hữu Dũng và Trần Hữu Trung, Về chính sách giải quyết việc làm ở Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội (1997). Đinh Đăng Định, Một số vấn đề về lao động việc làm và đời sống người lao động ở Việt Nam hiện nay, NXB Lao động (2004). Trần Kim Hoàn – Nguyễn Quang Đức dịch, Kinh tế học cho thế giới thứ ba – M.P. Todaro (2006). Nguyễn Thị Lan Hương, Thị trường lao động Việt Nam định hướng và phát triển, NXB Lao động xã hội (2002). Phan Thúc Huân, Kinh tế phát triển, NXB Thống kê TP.HCM (2006). Vũ Thị Ngọc Phùng (chủ biên), Giáo trình Kinh tế phát triển, NXB Đại học Kinh tế quốc dân (2005). Phạm Quý Thọ, Thị trường lao động Việt Nam – Thực trạng và giải pháp phát triển, NXB Lao động – xã hội,(2003). Nguyễn Văn Thường, Tổng kết kinh tế Việt Nam 2001 – 2005. Lý luận và thực tiễn, NXB Đại học Kinh tế quốc dân (2006) Ngoài ra còn có một lượng lớn tài liệu tham khảo là các báo điện tử: « Vấn đề công ăn việc làm vẫn là mối quan tâm lớn đối với các nước đang phát triển. Rõ ràng là : tạo được một lĩnh vực sản xuất mới, hay một hướng đi mới với những chỗ làm việc mới và mức lương thỏa đáng cho những người nghèo trên thị trường lao động là một cách làm hay một suy nghĩ rất chính đáng để giảm sự nghèo đói và bất bình đẳng ở các nước kém phát triển. » (E. Wayne Nafziger – Kinh tế học của các nước đang phát triển, Nxb Thống kê, Hà Nội, 1998)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc37344.doc
Tài liệu liên quan