Đề tài Thị trường tài chính của Việt Nam hiện nay

Qua bài viết trên chúng ta đã có thể hiểu một cách khái quát vè TTTC, cấu trúc cũng như vai trò của nó đối với nền kinh tế VN đương đại. Và chúng ta cũng thấy được nó quan trọng thế nào đối với nền kinh tế VN. Đất nước ta vừa trải qua 1 kế hoạch 5 năm(2001-2005) rất thành công. Bước vào kế hoạch 5 năm tiếp theo(2006-2010), và nhất là việc VN gia nhập WTO trong năm 2006, chúng ta cần phải phát triển hơn nữa Thị Trường Tài Chính dựa vào những chiến lược đúng đắn của Đảng và Chính Phủ nhằm hội nhập kinh tế quốc tế, xoá đói giảm ngèo, đưa VN trở thành 1 nước công nghiệp phát triển.

doc27 trang | Chia sẻ: ndson | Lượt xem: 1366 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thị trường tài chính của Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu Đất nước ta đang trong thời kỳ đổi mới, đang rất cần những nguồn vốn đầu tư để mua sắm thiết bị máy móc kỹ thiật phục vụ cho sản xuất. Thị Trường Tài Chính xuất hiện đã trở thành nơi dẫn vốn rất hiệu quả từ nhà đầu tư đến nhà sản xuất. Nhưng do mới xuất hiện nên nó vẫn còn có nhiều mặt yếu kém. Chưa có được sức hấp dẫn để thu hút được thật nhiều những nhà đầu tư lớn. Vì thế để có thể hội nhập và phát triển kinh tế thế giới Đảng và nhà nước cần có những đổi mới trong công tác quản lý và điều hành Thị Trường Tài Chính để nó có thể đáp ứng được những đòi hỏi trong thời ddaaijhiện nay. Vì thế tôi viết bài viết này để chúng ta có một cái nhìn khái quát về Thị Trường Tài Chính VN hiện nay và những hướng đi cho nó trong tương lai hòng đưa VN trở thành 1 nước kinh tế phát triển, thực hiện mục tiêu xoá đói giảm nghèo. Nội Dung Chính Phần 1 : Lý thuyết về “Thị trường tài chính” : 1.1. Khái niệm về “Thị trường tài chính”: Thị Trường Tài Chính là nơi diễn ra hoạt động dẫn vốn từ người cho vay-tiết kiệm tới người đi vay,người chi tiêu qua hai con đường trực tiếp và gián tiếp. Và nó đóng vai trò nòng cốt trong quá trình luân chuyển vốn từ nhà đầu tư đến nhà sản xuất. Thị trường tài chính phát triển góp phần thúc đẩy mạnh mẽ tới sự phát triển kinh tế xã hội của 1 quốc gia. 1.2. Chức năng của “Thị trường tài chính”: Thị Trường Tài Chính là bộ phận dẫn vốn thực hiện chức năng truyền dẫn vốn từ những người có vốn sang những người cần vốn thong qua hoạt động tài chính trực tiếp. Hoạt động dẫn vốn trực tiếp được thực hiện bằng cách những người cần vốn bán ra thị trường các công cụ nợ hoặc các cổ phiếu đó ,như vậy vốn đã được chuyển từ người có vốn sang người cần vốn 1 cách trực tiếp. với chức năng này, Thị Trường Tài Chính có tác dụng thu hút mọi nguồn vốn cần thiết cho đầu tư phát triển kinh tế, làm nâng cao hiệu quả chung của toàn bộ nền kinh tế cà cải thiện mức sống của người tiêu dung ngay cả khi khả năng thực tế về tài chính của họ chưa cho phép. Với hoạt động trên thì Thị Trường Tài Chính có các vai trò quan trọng như sau : 1.2.1. Thị Trường Tài Chính thúc đẩy việc tích lũy và tập trung tiền vốn để đáp ứng nhu cầu vốn xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của nền kinh tế. Nếu không có Thị Trường Tài Chính thì việc huy động vốn để xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng của Chính Phủ và chính quyền địa phương sẽ bị hạn chế do ngân sách của Chính Phủ thường eo hẹp, không đủ đáp ứng nhu cầu xây dựng và chi tiêu. Thêm vào đó, sức sản xuất xã hội ngày càng phát triển và quy mô sản xuất ngày càng gia tăng. Nếu chỉ dựa vào nguồn tích luỹ vốn của bản thân hay qua con đường vay ngân hang truyền thống thì không thể đáp ứng được về mặt thời gian và số lượng. Vì vậy, nếu Thị Trường Tài Chínhphát triển thì thông qua đó các đơn vị sản xuất và các địa phương co thể phát hành trái phiếu hoặc cổ phiếu huy động nhanh chóng khối lượng vốn lớn đáp ứng nhu cầu. 1.2.2. Thị Trường Tài Chính giúp cho việc sử dụng vốn có hiệu quả hơn. Việc sử dụng vốn có hiệu quả không chỉ đối với người có tiền đầu tư mà cả đối với người vay tiền để đầu tư. người có tiền tiết kiệm, tiền nhàn rỗi nhận thức rõ giá trị thời gian của đồng tiền mà họ đang nắm giữ. Đồng tiền sẽ không sinh lợi nếu để trong két sắt hoặc gối đầu giường, mà tiền sinh lãi từ tiền gửi tiết kiệm hoặc mua cổ phần ,… Thông thường lãi thu được qua đầu tư chứng khoán cao hơn lãi trái phiếu nhà nước hay là gửi tiết kiệm, do vậy người đi vay vốn trên Thị Trường Tài Chính cũng phải sử dụng vốn vay đó một cách hợp lý mới có thể trả lại được cho người cho vay và tạo thu nhập và tích lũy cho chính mình. 1.2.3. Hoạt động Thị Trường Tài Chính tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện chính sách mở cửa, cải cách kinh tế của Chính Phủ. Thông qua Thị Trường Tài Chính việc phát hành trái phiếu ra nước ngoài, bán cổ phần, tạo điều kiện thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào các ngành sản xuất kinh doanh, dịch vụ trong nước. Thị Trường Tài Chính nhìn chung rất nhạy cảm đối với các hoạt động kinh tế , thị trường tạo điều kiện thúc đẩy kinh tế phát triển, đồng thời là thước đo hiệu quả các hoạt động kinh tế. Giá trị cổ phiếu của các công ty là 1 ví dụ điển hình, thị giá cổ phiếu tỷ lệ thuận với số lợi nhuận mà công ty đạt được. Chỉ số chung của thị trường chứng khoán phản ánh mức tăng trưởng kinh tế của quốc gia trong thời gian ngắn, trung và dìa hạn. 1.2.4. Thị Trường Tài Chính cho phép sử dụng các chứng từ có giá, đổi tiền mặt, cho phép bán cổ phiếu, trái phiếu. Ngân hang trung ương có thể căn cứ vào nhu cầu của từng thời kỳ, điều tiết hoạt động của thị trường mở để khống chế sự co dãn cung cầu tiền tệ, tiến tới khống chế quy mô và hướng đầu tư tín dụng và tiền tệ, tạo điều kiện thúc đẩy kinh tế phát triển và ổn định giá trị đồng tiền. Như vậy Thị Trường Tài Chính có chức năng và vai trò hết sức quan trọng không những đối với nền kinh tế mà cả đối với từng cá nhân. Nó cho phép vốn được chuyển từ người có tiền nhàn rỗi sang cho người có cơ hội đầu tư, có khả năng sản xuất, giúp nâng cao năng suất và hiệu quả toàn bộ nền kinh tế. Ngoài ra Thị Trường Tài Chính cũng trực tiếp cải thiện mức sống của người tiêu dùngbằng cách giúp họ chọn thời điểm cho việc mua sắm tốt hơn. Thị Trường Tài Chính hoạt động hữu hiệu và đa dạng sẽ cải thiện đời sống kinh tế xã hội. 1.3. Các chủ thể của “Thị trường tài chính”: Thị Trường Tài Chính là nơi diễn ra hoạt động dẫn vốn từ người cho vay-tiết kiệm tới người vay-người chi tiêu nên Thị Trường Tài Chính có 2 chủ thể đó chính là : chủ thể đi vay và chủ thể cho vay(đầu tư). 1.3.1. Chủ thể đi vay : Chủ thể đi vay chủ chốt trên Thị Trường Tài Chính là Chính Phủ, các công ty, hộ gia đình. 1.3.1.1. Chính Phủ: đi vay trên Thị Trường Tài Chính bằng cách phát hành trái phiếu kho bạc… để bù đắp cho sự thiếu hụt ngân sách nhà nước. 1.3.1.2. Các công ty: Việc thiếu vốn sản xuất là điều thường xảy ra trong hoạt động của các doanh nghiệp. Không phải lúc nào các doanh nghiệp cũng có thể giải quyết vấn đề này bằng cách vay ngân ha`ng. Hơn nữa khi muốn mở rộng sản xuất, đầu tư thêm trang thiết bị, cơ sở vật chất, các doanh nghiệp thường cần vốn lớn với thời hạn dài để đáp ứng yêu cầu như vậy. Cách phổ biến nhất là các doanh nghiệp huy động vốn bằng cách phát hành cổ phiếu hoặc trái phiếu trên Thị Trường Tài Chính. 1.3.1.3. Các hộ gia đình: hộ gia đình cũng vay trên Thị Trường Tài Chính để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh và yêu cầu chi tiêu khác của mình. 1.3.2. Chủ thể cho vay hay đầu tư: Khi 1 chủ thể đồng ý giao tiền hoặc tài sản để nhận lại 1 trái phiếu của người khác, anh ta đã biến mình thành chủ thể cho vay. Bởi vì mọi khoản vay đều được hoàn trả cả vốn và lãi, nên hoạt động cho vay đã làm cho tiền mặt, tài sản tạo thêm ra những giá trị mới. chính quá trình tạo ra giá trị mới này đã làm cho việc cho vay trở thành các hoạt động sản xuất, kinh doanh. Có các chủ thể cho vay, đó là: Các hộ gia đình, các công ty bảo hiểm, các trung gian tài chính, các công ty và Chính Phủ. 1.3.2.1. Các hộ gia đình: Là những người cho vay chủ yếu thông qua việc mua trái phiếu hoặc gửi tiên vào ngân ha`ng. 1.3.2.2. Các công ty bảo hiểm: Nhận tiền bảo hiểm của dân chúng sau đó đem cho các ngân ha`ng, các công ty vay hoặc mua trái phiếu. Các khoản cho vay của công ty bảo hiểm thường là các khoản cho vau dài hạn. 1.3.2.3. Các trung gian tài chính: Các ngân hàng sinh ra là đi vay để cho vay. Mặc dù các ngân hàng chỉ là trung gian của việc vay và cho vay, không phải là chủ thể cuối cùng, no vẫn đóng vai trò quan trọng nhất trong việc cho vốn chu chuyển từ chủ thể này sang chủ thể khác. 1.3.2.4. Các công ty và Chính Phủ: Các công ty và Chính Phủ khi có tiền nhàn rỗi họ đều tìm cách làm sinh lợi dưới dạng mua trái phiếu hoặc gửi tiền vào ngân hàng. 1.4. Cấu trúc của “Thị trường tài chính”: Nói về cấu trúc của Thị Trường Tài Chính ta có thể phân theo từng cách hiểu: 1.4.1. Thị trường nợ và thị trường vốn cổ phần: 1.4.1.1. Thị trường nợ: Phương pháp chung nhất mà các công ty sử dụng để vay vốn trên Thị Trường Tài Chính là đưa ra 1 công cụ nợ, ví dụ như là trái khoán hay 1 món vay thế chấp. Công cụ nợ là sự thoả thuận có tính chất hợp đồng, trong đó người vay thanh toán cho người nắm giữ công nợ một khoản tiền lãi cố định, và hoàn trả tiền vốn vào cuối kỳ hạn. Nếu kỳ hạn thanh toán của công nợ dưới 1 năm, người ta gọi đó là công cụ nợ ngắn hạn, nếu từ1 năm trở lên gọi là công cụ nợ trung và dài hạn. Thị trường diễn ra việc mua bán các công cụ nợ kể trên được gọi là thị trường nợ. 1.4.1.2. Thị trường vốn cổ phần: Phương pháp thứ 2 để thu hút vốn là các công ty phát hành cổ phiếu. Nười nắm giữ cổ phiếu sở hữu 1 phần tài sản của công ty và có quyền được chia lợi nhuận từ thu nhập ròng của công ty sau khi trừ chi phí và thuế. Việc sở hữu cổ phiếu khác với sở hữu công cụ nợ (trái phiếu) là ở chỗ người sở hữu cổ phiếu chỉ nhận được tiền lãi sau khi công ty đã thanh toán cho chủ nợ (người sở hữu công cụ nợ). Nhưng lợi ích củaviệc nắm giữ các cổ phần vốn là ở chỗ,cổ đông được hưởng lợi trực tiếp do lợi nhuận hoặc do giá trị tài sản của công ty tăng lên. Trong khi đó người nắm giữ công cụ nợ không nhận được gì từ khoản lợi nhuận này. 1.4.2. Thị trường cấp 1 và thị trường cấp 2: 1.4.2.1. Thị trường cấp một : Là Thị Trường Tài Chính trong đó diễn ra việc mua bán chứng khoán đang phát hành hay chứng khoán mới. Các loại hành hóa như cổ phiếu, trái phiếu của công ty và của Chính Phủ khi mới được phát hành đều được đem bán ở thị trường cấp này. Việc mua bán chứng khoán trên thị trường cấp một thường được tiến hành thông qua trung gian tài chính đó là ngân hàng. Ngân hàng này thường được xem như là ngân hàng đầu ttư hay ngân hàng bảo hiểm cho việc phát hành thông qua việc bảo đảm giá cố định của chứng khoán trong quá trình phát hành. Ngân hàng bảo hiểm thường trực tiếp bỏ tiền để mua hết lô chứng khoán(với giá thấp hơn giá thông báo),sau đó bán lại ngay trên thị trường với giá cao hơn(giá công bố) để kiếm lời. 1.4.2.2. Thị trường cấp hai: Là thị trường mua bán lại những chứng khoán đã phát hành (chứng khoán cũ). Khi một cá nhân mua nó, nhận được tiền bán chứng khoán, nhưng công ty người đã phát chứng khoán lần đầu tiên không thu được tiền nữa. Một công ty thu được vốn chỉ khi chứng khoán của nó được bán lần đầu tiên trên thị trường cấp một. Việc mua bán ở thị trường cấp hai thường được thực hiện thông qua công ty môi giới. + Thị trường cấp hai có thể được tổ chức theo hai cách: - Thứ nhất, là tổ chức các sở giao dịch, ở đó người mua và người bán (hoặc đại lý môi giới của họ ) gặp nhau tại vị trí trung tâm để tiến hành buôn bán. - Thứ hai, là thị trường trao tay(Over the Counter Market),trong đó các nhà buôn bán tại các địa điểm khác nhau có một danh mục chứng khoán và đứng ra sẵn sàng mua và bán chứng khoán theo kiểu mua bán thẳng cho bất kỳ ai đến với họ. + Vì vậy thị trường cấp hai thực hiện hai chức năng: - Thứ nhất, nó tạo điều kiện dễ dàng để bán những công cụ tài chính nhằm thu tiền mặt, tứ là nó làm cho những công cụ tài chính này “lỏng” thêm. Tính “lỏng” thêm của những công cụ tài chính sẽ khiến chúng được ưa chuộng hơn và như thế làm dễ dàng hơn cho công ty phát hành bán chúng ở thị trường cấp một. - Thứ hai, thị trường cấp hai xác định giá của chứng khoán ma công ty phát hành bán ra ở thị trường cấp một. Những hang mua các chứng khoán ở thị trường cấp một sẽ chỉ thanh toán cho công ty phát hành với giá mà hj cho rằng thị trường cấp hai sẽ chấp nhận nó. Giá chứng khoán ở thị trường cấp hai càng cao thì giá công ty phát hành sẽ nhận được do phát hành chứng khoán ở thị trường cấp một sẽ càng cao và vì vậy, công ty phát hành nhận được tổng vốn đầu tư cao hơn. Chính vì lý do này mà khi nghiên cứu Thị Trường Tài Chính, người ta thường tập trung nghiên cứu phương thức diễn biến của thị trường cấp hai hơn là thị trường cấp một. 1.4.3. Thị trường tiền tệ và thị trường vốn: Cách khác để phân biệt giữa các loại thị trường là dựa trên cơ sở kỳ hạn thanh toán của các chứng khoán được mua bán trên thị trường đó. 1.4.3.1. Thị trường tiền tệ: Là 1 thị trường tài chính, trong đó chỉ có những công cụ ngắn hạn (kỳ hạn thanh toán dưới 1 năm) được mua bán. Chứng khoán của thị trường tiền tệ thường được mua bán rộng rãi hơn với chứng khoán dài hạn và như vậy có xu hướng lỏng hơn. Hay nói cách khác, hàng hoá mua bán trên thị trường tiền tệ có tính thanh khoản rất cao. Ngoài ra, chứng khoán ngắn hạn có giao động giá trị nhỏ hơn với các chứng khoán dài hạn, do vậy chúng là những khoản đầu tư an toàn hơn. Lf doanh nghiệp kinh doanh tiền tệ, các ngân hàng thương mại thường là các tác nhân tham gia mua bán chủ yếu trên thị trường này. Khi ngân hàng nhận tiền gửi của khách hàng, nó phát hành ra các loại phiếu nợ như: sổ tiền gửi có kỳ hạn,chứng chỉ tiền gửi(CD),hoặc nó vay tiền bằng cách bán ra trái phiếu,tín phiếu… Quá trình như vậy làm xuất hiện các hàng hoá,dễ dàng cho việc mua bán, thanh toán, chuyển dịch hoặc cất trữ để sinh lời. 1.4.3.2. Thị trường vốn: Là thị trường trong đó diễn ra việc mua bán các công cụ vay nợ dài hạn như cổ phiếu, trái phiếu. Thị trường vốn lại được phân thành ba bộ phận: thứ nhất là thị trường cổ phiếu,chiếm tỷ lệ rất lớn trong thị trường vốn;bộ phận lớn thứ 2 của thị trường vốn là các khoản cho vay thế chấp; và nhóm thứ ba của thị trường vốn là thị trường trái phiếu dài hạn của các công ty. Để hiểu rõ, đầy đủ về việc làm cách nào Thị Trường Tài Chính thực hiện được vai trò quan trọng trong việc dẫn vốn từ người cho vay-tiết kiệm tới người vay-người chi tiêu,chúng ta cần nghiên cứu các loại chứng khoán được mua bán trong Thị Trường Tài Chính. Trước hết chúng ta tập trung vào những công cụ được mua bán trong thị trường tiền tệ và sau đó đến những công cụ được mua bán ở thị trường vốn. 1.5. Các công cụ của Thị Trường Tài Chính: 1.5.1. Các công cụ của thị trường tiền tệ: Do kỳ hạn thanh toán ngắn những công cụ vay nợ được mua bán trên thị trường tiền tệ chịu mức dao động giá tối thiểu và do đó nó là loại đầu tư ít rủi ro nhất. 1.5.1.1. Tín phiếu kho bạc: Những công cụ vay nợ ngắn hạn này của ngắn hạn này của Chính Phủ thường được phát hành với kỳ hạn thanh toán 3,6 và 12 tháng. Chúng được trả lãi với mức lãi suất cố định và được hoàn trả vốn khi đến hạn thanh toán hoặc chúng được tahnh toán lãi do việc bán lần đầu có giảm giá. Tức là, với giá thấp hơn so với khoản tiền đã định được thanh toán khi hết hạn. Đây là loại lỏng nhất trong tất cả các công cụ trên thị trường tiền tệ, do vậy, chúng được mua bán nhiều nhất, chúng cũng là loại công cụ an toàn nhất trong tất cả các loại công cụ ở thị trường tiền tệ. 1.5.1.2. Giấy chứng nhận tiền gửi của ngân hàng: Là một công cụ vay nợ do ngân hàng thương mại bán cho người gửi tiền. Người gửi được thanh toán lãi hàng năm theo 1 tỷ lệ nhất định và khi đến kỳ hạn tahnh toán thì hoàn trả gốc theo giá mua ban đầu. Trước năm 1961, CD là không thể bán lại được, tức là chúng không thể bán lại hoặc không được hoàn trả trước kỳ hạn nếu không chịu một khoản phạt đáng kể. Năm 1966, nhằm làm cho CD lỏng và hấp dẫn những người đầu tư hơn, Citibank đã lần đầu phát hành CD bán lại được đối với những loại có mệnh giá cao (trên 100.000 đô la). CD có thể được bán lại ở thị trường cấp hai. Hiện nay công cụ này được hầu hết các ngân hàng thương mại lớn phát hành và thu được thành công to lớn, với tổng số dư gần đây vượt quá tổng số dư của tín phiếu kho bạc. Chúng là tổng nguồn vốn dặc biệt quan trọng mà những ngân hàng thương mại thu hút được từ các công ty, các quỹ tương trợ thị trường tiền tệ, các tổ chức từ thiện va các cơ quan của Chính Phủ. 1.5.1.3. Thương phiếu: Là công cụ vay nợ ngắn hạn do các ngân hàng lớn và các công ty nổi tiếng phát hành. Trước đây các công ty thường vay vốn ngắn hạn ở các ngân hàng thương mại, nhưng sau đó họ dựa chủ yếu vào việc buôn bán thương phiếu cho các trung gian tài chính và các công ty khác để vay vốn tức thời;tức là họ đã thực hiện hoạt động tài chính trực tiếp. 1.5.1.4. Hối phiếu được ngân hàng chấp nhận: Là một hối phiếu ngân hàng (hứa hẹn thanh toán tương tự một tấm séc), do một công ty phát hành, được thanh toán trong thời hạn sắp tới và được ngân hàng bảo đảm với một khoản lệ phí bằng cách ngân hàng đóng dấu “đã chấp nhận” lên hối phiếu. Công ty phát hành hối phiếu phải gửi món tiền bắt buộc vào tài khoản của mình tại ngân hàng đủ để trả cho hối phiếu. Nếu công ty không có khả năng thanh toán, thì ngân hàng buộc phải thanh toán theo số tiền đã ghi trong hối phiếu. Công ty phát hành hối phiếu có thêm khả năng được chấp nhận khi mua hàng hoá ở nước ngoaifvif nhà sản xuất ngoại quốc biết rằng ngay cả trường hợp công ty đã phá sản, thì hối phiếu vẫn được ngân hàng thanh toán đầy đủ. Những hối phiếu này thường được bán ở thị trường cấp hai, vì vậy nó có tác dụng tương tự tín phiếu kho bạc. 1.5.2. Các công cụ trên thị trường vốn: Các công cụ trên thị trường vốn là các công cụ nợ và cổ phiếu, với kỳ hạn trên một năm hay vô hạn. Khác với các công cụ trên thị trường tiền tệ, các công cụ trên thị trường vốn có độ lệch tiêu chuẩn lớn hơn nhiều, do vậy mức độ rủi ro lớn và lợi tức thường cao. 1.5.2.1. Cổ phiếu: Cổ phiếu là trái quyền về vốn đối với thu nhập ròng và tài sản của một công ty; tức là nó chứng thực quyền sở hữu một phần của công ty và quyền được chia cổ tức: + Cổ phiếu thông thường: là loại cổ phiếu có thu nhập không cố định, lợi tức biến động tuỳ theo sự biến động lợi nhuận của công ty. Tuy nhiên, thị giá cổ phiếu lại rất nhạy camtreen thị trường, không chỉ phụ thuộc vào lợi nhuận công ty mà còn rất nhiều nhân tố khác như môi trường kinh tế, thay đổi lãi suất, hay nói cách khác là tuân theo quy luật cung cầu. + Cổ phiếu ưu đãi: là loại cổ phiếu có quyền nhận được thu nhập cố định theo một tỷ lệ lãi suất nhất định, không phụ thuộc vào lợi nhuận của công ty. Tuy nhiên, thị giá của cổ phiếu này phụ thuộc vào sự thay đổi lãi suất trái phiếu kho bạc và tình hình tài chính của công ty. 1.5.2.2. Vay thế chấp: Là những món tiền cho các cá nhân hoặc các công ty kinh doanh vay để đầu tư vào những công trình kiến trúc, nhà, đất đai dùng làm vật thế chấp cho các món vay. Hình thức này chiếm một phần lớn trong nguồn tài trợ của các công ty, thậm chí còn chiếm một tỷ trọng lớn trong nguồn tài của các công ty. 1.5.2.3. Trái khoán công ty: Là loại trái khoán dài hạn, do các công ty phát hành với lãi suất cao, giúp công ty huy động khối lượng vốn lớn trong một thời gian ngắn. Ngoài ra, trái khoán công ty cón có khả năng chuyển đổi, và một số loại, có thể chuyển thành cổ phiếu. Do vậy, trái khoán công ty là một công cụ được lưu hành rộng rãi trên thị trường vốn. 1.5.2.4. Chứng khoán Chính Phủ: Là các loại công cụ vay nợ do Chính Phủ phát hành như trái phiếu kho bạc Nhà nước,tín phiếu kho bạc Nhà nước, công trái quốc gia… 1.6. Điều hành Thị Trường Tài Chính: Chính Phủ đóng vai trò quan trọng trong việc điều hành hoạt động của Thị Trường Tài Chính. 1.6.1. Ban hành quy định buộc các công ty phải cung cấp đầy đủ thông tin cho các nhà đầu tư: Chính Phủ yêu cầu các công ty phát hành chứng khoán phải cung cấp một số thông tin về doanh số, tài sản, tình hình kinh doanh lỗ lãi… cho các nhà đầu tư. Như vậy, các nhà đầu tư sẽ tránh được một số các hoạt động gian lận rủi ro. 1.6.2. Đảm bảo sự lành mạnh của các trung gian tài chính: Để bảo vệ những nhà đầu tư và những người gửi tiền, chính phủ ban hành quy định buộc các tổ chức tài chính trung gian phải tuân theo như: 1.6.2.1. Đưa ra các điều kiện cho việc thành lập các trung gian tài chính. 1.6.2.2. Yêu cầu các trung gian tài chính phải báo cáo các hoạt động của họ và thường xuyên kiểm tra, giám sát các hoạt động của các trung gian tài chính. 1.6.2.3. Quy định quy mô và phạm vi hoạt động của các tổ chức tài chính nhằm hạn chế hoạt động chứa đựng rủi ro. 1.6.2.4. Quy định về việc thực hiện bảo hiểm cho những người gửi tiền tại các trung gian tài chính. Phần 2: Thực tiễn về Thị Trường Tài Chính ở Việt Nam: 2.1. Quá trình hình thành và phát triển Thị Trường Tài Chính ở Việt Nam: Đại hội Đảng VI đã đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong công cuộc đổi mới phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Trong những năm gần đây, nền kinh tế VN đã đạt tốc độ tăng trưởng cao và ổn định, mức tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 1990-1997 đạt 8-9%, lạm phát kìm chế ở mức thấp, đời sống của nhân dân không ngừng được cải thiện. TTTC Việt Nam được hình thành trong thời kỳ đổi mới, ngày càng gia tăng về quy mô; đồng bộ về cơ cấu, hiện đại hơn về công nghệ, nghiệp vụ và cũng ngày càng khẳng định đậm nét hơn vị thế không thể thiếu được trong tổng thể nền kinh tế thị trường, đặc biệt trong tạo động lực định hướng và thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, cả hiện tại lẫn tương lai... Tuy nhiên, do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan, xét về tổng thể, TTTC Việt Nam hiện nay nổi lên một số đặc điểm sau: Thứ nhất, TTTC chưa phát triển đồng bộ về cơ cấu, chưa đồng đều về trình độ giữa các bộ phận hợp thành. Có thể nói, ở nước ta cho đến nay, dường như còn chưa có TTTC thực sự với đầy đủ hình hài, bộ phận cần có như TTTC ở các nước khu vực có nền kinh tế thị trường phát triển. Các hoạt động trên TTTC ở nước ta mới chỉ tập trung vào thị trường vốn ngắn hạn, chưa nhiều các hoạt động trên thị trường vốn dài hạn. Hơn nữa, trong thị trường vốn ngắn hạn cũng chủ yếu mới tập trung ở một số hoạt động huy động và cho vay tín dụng thông thường của các ngân hàng thương mại nhà nước, còn ở thị trường vốn dài hạn mới tập trung ở các hoạt động vay nợ dài hạn của Chính phủ hoặc doanh nghiệp nhà nước... Thị trường chứng khoán - một định chế tài chính tiên tiến, thước đo trình độ phát triển thị trường của một quốc gia, một hình thức tổ chức trực tiếp giữa người có cung - cầu vốn, không có trung gian tài chính, một thị trường liên tục, gần với thị trường cạnh tranh hoàn hảo - thì hầu như chưa hình thành với tư cách một thị trường, cũng như chưa được mở rộng trên cả nước. Cho đến nay, mới chỉ có 1 trung tâm giao dịch chứng khoán ở Thành phố Hồ Chí Minh, với 21 công ty niêm yết với tổng giá trị cổ phiếu tương đương 130 triệu USD, tức chưa đến 2% GDP cả nước năm 2002. Tổng cộng mới có 11 công ty chứng khoán, 6 công ty kiểm toán, 3 ngân hàng lưu ký nước ngoài được thừa nhận về tư cách pháp lý phục vụ cho 21 công ty niêm yết nói trên và 13000 tài khoản đầu tư thống kê được tại các công ty chứng khoán và chỉ khoảng 1/4 số tài khoản này là hoạt động thực sự (trong đó tài khoản của các nhà đầu tư nước ngoài và nhà đầu tư có tổ chức rất ít). Đó là chưa kể chỉ số chứng khoán Việt Nam (VN Index) hiện đã giảm còn chừng 1/3 so với đỉnh điểm (khoảng 150 điểm vào giữa tháng 7/2003 so với 571 điểm ngay 25/6/2001). Thứ hai, quy mô thị trường còn nhỏ, các hàng hóa và dịch vụ tài chính còn nghèo nàn, đơn giản và tính chuyên nghiệp chưa cao. Mặc dầu còn thiếu số liệu đầy đủ để đánh giá tổng quát quy mô thị trường tài chính của nước ta cả về tổng thể, cũng như từng bộ phận, song có thể cảm nhận thấy sự khiêm tốn của chúng qua số lượng và quy mô vốn điều lệ, cũng như khả năng thanh toán của các ngân hàng, công ty tài chính và các cơ sở kinh doanh khác đang hoạt động trong lĩnh vực tài chính. Hiện tại, trên địa bàn thủ đô Hà Nội - trung tâm tài chính hàng đầu của cả nước - có 113 các tổ chức tài chính, tín dụng hoạt động, bao gồm 67 ngân hàng và chi nhánh ngân hàng, 2 công ty tài chính, 6 công ty cho thuê tài chính, 9 công ty chứng khoán, 9 quỹ tín dụng nhân dân và 5 quỹ tài chính Nhà nước. Các ngân hàng và công ty bảo hiểm quốc doanh lớn nhất nước ta cũng mới chỉ cung cấp chừng 60 sản phẩm dịch vụ cho các khách hàng so với từ 200 - 600 sản phẩm dịch vụ hết sức đa dạng và linh hoạt của các ngân hàng và công ty bảo hiểm trung bình ở các nước phát triển trên thế giới. Đa số dân cư và phần lớn các hoạt động kinh tế - xã hội của đất nước còn nằm ngoài "vùng phủ sóng" của các dịch vụ thị trường tài chính; nhiều doanh nghiệp đang khát vốn kinh doanh, trong khi thiếu cơ chế và công cụ hiệu quả khai thông nguồn vốn "chết" trong dân, trong các ngân hàng .... Tính chuyên nghiệp và năng động của các nhân viên và cơ sở kinh doanh tín dụng "đen" hoặc tư nhân ở góc độ nào đó đang tỏ ra hiệu quả hơn so với các cơ sở tín dụng quốc doanh. Thứ ba, thị trường tài chính còn tập trung vào "sân chơi" và đối tác thuộc khu vực kinh tế nhà nước, chưa có sư liên thông và mở rộng trong cả nước cũng như với nước ngoài. Có thể nhận thấy trong bức tranh chung hoạt động của thị trường tài chính ở nước ta, các điểm sáng và đầu mối cung - cầu lớn nhất, các công cụ tài chính quan trọng nhất, dường như đều tập trung trong sân chơi giữa các đối tác thuộc khu vực kinh tế nhà nước với nhau hoặc huy động vốn từ xã hội, nhưng lại đầu tư cho khu vực kinh tế này, và ước tính có lẽ chiếm không dưới 80% tổng giá trị các giao dịch hiện hành trên thị trường tài chính nước ta. Các ngân hàng, cơ sở kinh doanh tài chính tư nhân và các đối tượng vay vốn tư nhân còn chiếm tỷ lệ khiêm tốn. Rất nhiều doanh nghiệp tư nhân ở nước ta đang gặp khó khăn trong tiếp cận các dịch vụ tài chính - ngân hàng do thiếu tài sản thế chấp, thiếu dự án kinh doanh "khả thi", thiếu thông tin cần thiết, thiếu sự thấu hiểu và tận tụy của ngân hàng hoặc đơn giản chỉ là do chưa quen vì chưa từng được hưởng các dịch vụ tài chính này... Thứ tư, thị trường tài chính hoạt động chưa mang tính thị trường cao và chưa gắn đồng bộ với các thị trường khác trong nền kinh tế Rất nhiều ngân hàng, công ty tài chính vẫn còn mang dáng dấp và phong cách kinh doanh của thời bao cấp. Hơn nữa, do còn một số bất cập trong khung pháp lý về hoạt động, do tập trung vào các đối tác thuộc khu vực kinh tế nhà nước, nên các nguyên tắc kinh doanh thị trường nhiều khi được thực hiện một cách ước lệ, hình thức. Dòng vốn xã hội, thông qua TTTC, vẫn chưa được thực sự chảy đến những nơi cần đến và tuân theo tín hiệu, nguyên tắc thị trường. Tính cạnh tranh thị trường giữa các ngân hàng mới đựoc khởi động gần đây, từ khi Ngân hàng nhà nước áp dụng chế độ lãi suất cơ bản và bãi bỏ kiểm soát lãi suất... Nợ quá hạn, khó đòi của nhiều ngân hàng còn cao do ngân hàng chịu sức ép "cho vay chính sách", còn các đối tác được vay thì sẵn tâm lý xin hỗ trợ chính sách càng nhiều càng tốt... Hơn nữa, thị trường tài chính dường như còn hoạt động một cách đơn độc, thiếu gắn kết đồng bộ với nhiều thị trường và các hoạt động kinh tế - xã hội lớn khác. Chẳng hạn, thị trường chứng khoán còn thờ ơ với quá trình cổ phần hóa DNNN; hoặc thị trường tiền tệ trong nước còn khá ""lãnh đạm"" với thị trường tài chính quốc tế.... Những rủi ro phi thị trường còn lớn đối với các hoạt động kinh doanh trên thị trường tài chính, nhất là thị trường chứng khoán (do thông tin cổ phiếu thiếu về số lượng, không đảm bảo về chất lượng hoặc không kịp thời...). Thứ năm, thị trường tài chính đang từng bước được xây dựng, củng cố và phát triển phù hợp quá trình chuyển đổi cơ chế và đáp ứng các cam kết hội nhập và thông lệ quốc tế. Đây đã, đang và sẽ còn là đặc điểm lớn nhất bao trùm, xuyên suốt, chi phối và định hướng toàn bộ qua trình vận động của thị trường tài chính Việt Nam. Cùng với sự chuyển biến về nhận thức và sự hoàn thiện cơ chế thị trường mở nói chung, hệ thống pháp lý kinh tế nói riêng, thị trường tài chính Việt Nam sẽ ngày càng được củng cố và phát triển vững chắc, an toàn và hiệu quả hơn cả về bề rộng lẫn bề sâu. Các bộ phận thị trường trong hệ thống thị trường tài chính sẽ tiếp tục mở rộng về quy mô, tăng thêm các công cụ, dịch vụ chuyên nghiệp, phân nhánh chi tiết và rõ nét hơn các bộ phận thị trường chuyên biệt (ví dụ, thị trường cổ phiếu doanh nghiệp sẽ phân thành thị trường cổ phiếu của nhóm doanh nghiệp cơ khí, nhóm doanh nghiệp may mặc, nhóm doanh nghiệp giầy, ...). Kiến thức, tâm lý và thông tin về thị trường tài chính sẽ được củng cố, cải thiện cả về phía bên cung lẫn bên cầu, cũng như bên trung gian và toàn xã hội, tạo thuận lợi cho hoạt động của thị trường tài chính. Đặc biệt, thị trường tài chính Việt Nam sẽ ngày càng được kết nối đồng bộ với các thị trường khác trong nền kinh tế, được liên thông với thị trường tài chính quốc tế và thu hút ngày càng rộng rãi hơn và phục vụ ngày càng có chất lượng, hiệu quả hơn mọi thành viên, đối tác và các hoạt động kinh tế - xã hội đất nước. 2.2. Các công cụ của Thị Trường Tài Chính Việt Nam: Do Thị Trường Tài Chính chưa phát triển, nên các công cụ của Thị Trường Tài Chính VN cũng còn chưa đa dạng, hạn chế về số lượng. Hiện nay chỉ có một số công cụ chủ yếu như: trái phiếu kho bạc; trái phiếu công trình; kỳ phiếu ngân hàng; tiền gửi tiết kiệm; cổ phiếu của công ty. 2.2.1. Trái phiếu kho bạc(hay còn gọi là tín phiếu kho bạc): Trái phiếu kho bạc là một loại trái phiếu do nhà nước phát hành với lãi suất cố định và thời gian ấn định trước, nhằm huy động vốn để bổ sung ngân sách nhà nước. Trái phiếu kho bạc được phát hành nhằm bù đắp thâm thủng ngan sách và giải quyết thiếu hụt tạm thời ( khi giữa thu và chi không ăn khớp về mặt thời gian ). Như vậy, ngay cả khi có bội thu ngân sách vẫn cần phát hành trái phiếu kho bạc. Trên thị trường VN, trái phiếu kho bạc là công cụi phát hành rọng rãi và phổ biến nhất và là công cụ an toàn nhất (được xem như không có rủi ro khi thanh toán). Trái phiếu kho bạc chủ yếu do các tổ chức tài chính tín dụng mua thông qua hình thức đấu thầu. Lãi suất trái phiếu kho bạc thông thường cao hơn lãi suất tieef gửi ngân hàng cùng kỳ hạn. 2.2.2. Kỳ phiếu ngân hàng: Để huy động được một khối lượng vốn lớn trong thời gian ngắn, phục vụ mục đích hoạt động hoặc đầu tư trung hạn cho các chương trình Chính Phủ chỉ định, các ngân hàng, chủ yếu là ngân hàng thương mại quốc doanh như: Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn; Ngân hàng Công thương VN; Ngân hàng Đầu tue và Phát triển, phát hành kỳ phiếu ngân hàng để thu hút vốn. Lãi suất thông thường cao hơn lãi tiền gửi tiết kiệm, trả lãi trước hoặc sau. Nếu so sánh vứi trái phiếu kho bạc, thì loại kỳ phiếu này có mức độ rủi ro cao hơn, do đó có thể các ngân hàng này không chỉ có khả năng thanh toán. Tuy nhiên, thực tế cho thấy các ngân hàng này là các ngân hàng của Chính Phủ, do vậy việc mất khả năng thanh toán của ngân hàng rất khó có thể xảy ra. 2.2.3. Tiền gửi ngân hàng: Do cơ chế tự chủ trong tài chính và độc lập trong kinh doanh, các tổ chức tài chính tín dụng không ngừng đa dạng hoá các hình thức huy động vốn như tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn, gửi tiết kiệm. Lãi suất huy động do các ngân hàng tự quyết địng căn cứ quy định theo từng thời kyfcuar ngân hàng nhà nước. Các ngân hàng cổ phần, ngoài quốc doanh, thông thường có lãi suất cao hơn so với các ngân hàng thương mại quốc doanh. Tuy nhiên, kỳ hạn huy động tiền gửi còn hạn chế, chủ yếu dưới 1 năm. Lĩa suất huy động ngoại tệ khoảng 4.5% năm, thấp hơn nhiều so với lãi suất huy động tiền đồng, khoảng 10% năm. 2.2.4. Cổ phiếu: Cổ phiếu hiện nay đã khá phổ biến ở VN, mặc dù chưa cổ phần hoá được tất cả các công ty đang hoạt động , và thị trường chứng khoán mới được thành lập chưa lâu nhưng do được tâm đúng mực nên cổ phiếu đã được phổ biến rộng rãi trong quần chúng, đặc biệt là những người trong giới thương nhân. Sinh viên cũng tham gia chơi chứng khoán mặc dù với số vốn ít ỏi nên lợi nhuận chưa nhiều nhưung như vậy đã mang lại được rất nhiều điều bổ ích trong quá trình lập nghiệp. Các ngân hàng cũng lập ra trang web để chúng ta có thể chơi chứng khoán với số tiền ảo, với mục đích là giúp mọi ngườ có thể tìm hiểu trước khi thật sự bắt đầu tham gia. 2.2.5. Các công cụ tài chính khác: Ngoài một số công cụ tài chính kể trên, hiện nay mọt số ngành đã phát hành trái phiếu dài hạn trong nước và nước ngoài để thu hút vốn như ngành năng lượng phát hành trái phiếu xây dựng đường dây 500kv, Tổng công ty bưu chính viễn thông phát hành trái phiếu xây dựng hệ thống bưu điện… Phần 3: Những định hướng, giải pháp, kiến nghị: Để có được những định hướng đúng đắn để phát triển thị trường tài chính chúng ta cần tiếp thu nhưũng ý kiến đóng góp của các chuyên gia trong lĩnh vực này. Ông Bùi Kiến Thành là chuyên gia VN đầu tiên được đào tạo tại Hoa kỳ trong lĩnh vực tài chính. Với hơn 40 năm hoạt động trong lĩnh vực tài chính, ông đã giúp đỡ , tư vấn mhiều vấn đề cho Chính Phủ VN trong một số lĩnh vực kinh tế ngoại giao, hỗ trợ Bộ Ngoại Giao VN đạt được văn bản giải toả cấm vận đặc biệt của chính phủ Hoa Kỳ; tiến hành nghiên cứu chủ quyền của VN trên quần đảo Trường Sa và thềm lục địa biển Đông. Ông là cố vấn cấp cao chịu trách nhiệm về đánh giá khả năng bảo hiểm và tài chính ở Hà Nội, phối hợp dự án điện Phú Mỹ, hỗ trợ cho công ty Tư vấn thiết kế KHM. Ngoài ra ông còn giữ chức vụ Phó Chủ tịch Uỷ ban quan hệ Chính Phủ-phòng Thương mại Hoa Kỳ. Ông đã có những nhận xét rất chân thành và bổ ích về vấn đề thị trường tài chính ở VN hiện nay và các giải pháp để hoàn thiện nó. Sau đây là một số những ý kiến đánh giá của ông : “Nền tài chính Hoa Kỳ và thế giới là những thị trường đã trưởng thành. VN ta còn nhiều điều cần phải học hỏi và ứng dụng. Riêng về Mỹ mỗi năm giao dịch tài chính đã lên đến hằng trăm nghìn tỷ USD, khó mà tính cho chính xác. Ngoài hệ thống ngân hàng thương mại, còn có hệ thống ngân hàng đầu tư, các công ty bảo hiểm, các quỹ đầu tư, quỹ hưu trí, các thị trờng chứng khoán xuyên quốc gia, các sàn giao dịch mua bán hàng hoá, nông sản, thực phẩm và các “sản phẩm tài chính” đủ loại. Dịch vụ tài chính là huyết mạch nuôi sống và phát triển nền kinh tế, từ sản xuất đến phân phối và tiêu thụ. Áp suất của huyết mạch tài chính báo hiệu sức khoẻ của nền kinh tế. Hàng ngày các cơ quan quản lý tài chính lien bang theo dõi các số liệu, chi tiêu, tỷ số thống kê về lưu lượng tiền bạc, tín dụng… để điều chỉnh kịp thời các “van” điều tiết phục vụ cho nhu cầu của xí nghiệp cũng như người tiêu dùng. Và một khía cạnh khác của Thị Trường Tài Chính Mỹ là lĩnh vực tín dụng phục vụ người tiêu dùng. Trong một nèn kinh tế thị trường “khách hàng là thượng đế” là người tiêu thụ sản phẩm, là “đầu ra” của hoạt động sản xuất. Nếu đầ ra bị tắc thì nền kinh tế sẽ bị ốm và có khả năng khủng hoảng hay suy thoái. Người tiêu dùng đây bao gồm các cơ quan quản lý nhà nước qua việc cung ứng cho quốc phòng, an ninh, tư pháp, giáo dục, y tế… các xí nghiệp qua việc mua bán nguyên liệu sản xuất, trang thiết bị, dự trữ tồn kho, và tư nhân qua việc mua sắm hàng tiêu dùng hàng ngày”. Vì vậy có thể khẳng định nếu không có hệ thống tín dụng cho người tiêu dùng thì nền kinh tế Mỹ không thể phát triển như hiện nay. Có thể nói rằng quan những chương trình lợi ích công cộng nước Mỹ đã phát triển mạnh nhờ sức tiêu thụ lớn của nhà nước. Và nhà nước đã được cung cấp phương tiện để “tiêu thụ” qua các hệ thống tài chính phát hành trái phiếu và huy động tín dụng trong nhân dân. Trong thập kỷ qua nhiều nước đang phát triển đã có những b[]cstiến tới tự do hoá tài chính. Khoảng 12 nước đã tự do hoá hoàn toàn lãi suất, ở những nước khác thì lãi suất đã được quản lý linh hoạt hơn so với trước đây. Nhiều nớc đã cắt giảm chương trình tín dụnh chỉ định của mình. Sự cạnh tranh giưa các tổ chức tài chính đã được nâng cao bởi việc mở thị trường trong nước cho các ngân hàng nước ngoài và việc giao quyền cho các ngân hàng mới cũng như các trung gian tài chính phi ngân hàng mới. Ở một số quốc gia, tự do hoá tài chính đã tương đối hoàn thiện. nhưng đôi khi quá trình tự do hoá tài chính đã kết thúc một cách hỗn độn như Achentina, Chile, và Uruguay. Chính pủ Achentina đã phải tái thiết lập việc kiểm soát và cả ba chính phủ này đều phải đương đầu với hiệm tượng các ngân hàng bị phá sản lan rộng. Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đã phải khôi phục việc kiẻm soát tỷ lệ lãi suất khi lãi thực tăng lên quá cao. Nhưng ở Châu Á nơi điều kiện kinh tế vĩ mô ổn định hơn và công cuộc cải cách được triển khai thì không cần áp dụng lại các chế độ kiểm soát. Kinh nghiệm cho thấy rằng tự do hóa tài chính cần được tiến hành song song với cải cách kinh tế vĩ mô. Những nước cố gắng tự do hoá tài chính trước khi thực hiện những cải cách khác sẽ phải chịu những tác động của các hiện tượng; các dòng vốn khong ổn định, tỷ lệ lãi suất cao và các công ty bị khốn đốn. Mặc dù một số biện pháp nhất định đã được áp dụng ngay từ giai đoạn đầu; chẳng hạn như sắp xếp lại tỷ lệ lãi suất theo các lực lượng thị trường, nhưng việc tự do hoá toàn bộ không thể thành công được trừ khi tiến hành song song với cơ cấu lại các ngân hàng và công ty đã mất khả năng trả nợ và có các quy định, sự giám sát thích đáng. Các thị trường tài chính tronh nước cần phải có tính cạnh tranh để đảm bảo các trung gian tài chính hoạt động hiệu quả. Để tránh việc mất ổn định các dòng chu chuyển vốn- việc rất khó thực hiện ở những nước đang cố gắng tiến hành bãi bỏ các quy định tài chính, thì cần phải hết sức thận trọng khi cho phép mở tài khoản vốn. Dựa vào đó chúng ta thấy được sự khái quát để phát triển Thị Trường Tài Chính Việt Nam thì phải phát triển từng bộ phận của nó, đó là thị trường tiền tệ và thị trường vốn. 3.1.1. Đối với thị trường tiền tệ: 3.1.1.1. Trước hết cần tăng cung cầu trên thị trường: Đa dạng hoá hơn nữa hàng hoá cho thị trường mở, mở rộng phạm vi các giấy tờ có giá có thể thực hiện chiết khấu và tái chiết khấu tại NHNN,xoá bỏ các hạn chế huy động ngoại tệ đối với ngân hàng liên doanh và chi nhánh nước ngoài để tăng sự sôi động của thị trường. Chỉnh sửa một số quy định bất lợi tới sự phát triển của thị trường tiền tệ. 3.1.1.2. Nâng cao hiệu quả điều hành của NHNN: Thực hiện dự báo về diễn biến cung cầu trên thị trường, hoàn thiện thanh toán điện tử liên ngân hàng và tăng cường sử dụng các công cụ tiền tệ gián tiếp, xây dựng và thực hiện nghiêm túc chặt chẽ những quy định phối hợp giữa NHNN và Bộ tài chính. 3.1.1.3. Hoàn thiện chức năng và hoạt động của NHNN: Xác định mục tiêu ổn định giá cả và mục tiêu tăng trưởng, làm rõ quyền của NHNN trong việc hoạch định và điều chỉnh chính sách tiền tệ, cùng với đó là phải đổi mới tổ chức của NHNN. 3.1.2. Đối với thị trường vốn: 3.1.2.1. Đối với thị trường trái phiếu: + Tăng cung cầu trên thị trường: Nới rộng điều kiện và khuyến khích thành viên tham gia đấu thầu trái phiếu chính phủ. Nghiên cứu xây dựng các khuôn khổ pháp lý thông thoáng hơn cho việc mua bán cầm đồ các trái phiếu chính phủ, cho phép trái phiếu chính phủ được chiết khấu tại NHNN. Khuyến khích các công ty lớn làm ăn có hiệu quả, nhất là các tổng công ty nhà nước phát hành và niêm yết trái phiếu công ty, trái phiếu công trình. Đa dạng hoá việc giao dịch các loại trái phiếu mới như trái phiếu có khả năng chuyển đổi, trái phiếu đô thị, nhất là trái phiếu xây dựng, trái phiếu của các NHTM nhà nước. + Hỗ trợ thúc đẩy phát triển thị trường trái phiếu: Thành lạp tổ chức định mức tín nhiệm dưới hình thức công ty cổ phần độc lập với sự tham gia của các định chế tài chính. Lập chương trình, kế hoạch phát hành trái phiếu Chính phủ có thười hạn khác nhau để có thể tạo đường cong lãi suất tham chiếu cho TTTC, hỗ trợ phát triển các tổ chức trung gian tài chính. Phát triển và xây dựng quy chế hoạt động cho “các nhà tạo lập thị trường”. + Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý: Rà soát sửa đổi Nghị định 120/CP(Ngày 17/9/1994) về phát hành trái phiếu, cổ phiếu DNNN và Nghị định 01/2000/NĐ-CP. 3.1.2.2. Đối với thị trường cổ phiếu tập trung: + Tăng cung cổ phiếu: Hợp lý hoá vànới lỏng các điều kiện iêm yết trên thị trường và dưa ra nhiều ưu đãi hơn cho các công ty niêm yết. Loại bỏ hoặc nới lỏng hơn nữa những ngành hạn chế đầu tư nước ngoài nhằm thuận lợi hoá việc đầu tư chứng khoán của các công ty đầu tư mạo hiểm nước ngoài. Tăng cường công khai tài chính doanh nghiệp nhằm tạo điều kiện quản lý và thuận lợi hoá việc phát hành và niêm yết chứng khoán trên thị trường. Đẩy mạnhquá trình cổ phần hoá DNNN gắn liền với việc thực hiện niêm yết trên thị trường chứng khoán; cổ phần hóa một số công ty nhà nước lớn và tổng công ty nhà nước để đưa ra niêm yết(có thể cần cưỡng chế) Triển khai thực hiện thí điểm và mở rộng việc cổ phần hoá doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và cho phép niêm yết trên thị trường chứng khoán(Thực hiện nghị định 38/2003/NĐ-CP ngày 15/4/2003, trong giai đoạn đầu tư dự kiến có khoảng 20-25 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được lựa chọn để chuyển đổi sang hoạt động the hình thức công ty cổ phần). Cổ phần hoá và đưa ra niêm yết một số NHTM nhà nước, khuyến khích một số NHTM cổ phần đủ điều kiện niêm yết trên thị trường. Xây dựng và phát triển trung tâm giao dịch chứng khoán cho cổ phiếu của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. + Tăng cầu trên thị trường: Phát triển các nhà đầu tư có tổ chức, đưa ra các ưu đãi về thuế để thu hút các nhà đầu tư chuyên nghiệp, nhất là các công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán. Tạo dựng niềm tin cho các nhà đầu tư bằng việc sớm đưa ra những cam kết, định hướng cụ thể và chính sách phát triển thị trường chứng khoán. Nhanh chóng đưa Trung tâm lưu ký chứng khoán vào hoạt động, tăng cường phổ cập kiến thức về thị trường chứng khoán thông qua các lớp học miễn phí và các phương tiện thông tin đại chúng. Sớm xây dựng hệ thống công bố công khai thông tin, nâng cao chất lượng, chuẩn hoá nội dung thông tin được công bố. Nâng cao năng lực nghiệp vụ chuyên môn và quản lý tài sản đối với công ty chứng khoán, áp dụng các thông lệ chuẩn mực kế toán, kiểm toán. Hỗ trợ phát triển năng lực của các công ty chứng khoán đầu tư. + Hoàn thiện khung khổ pháp lý và sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước. Sự thay đổi phương pháp phát triển ở nhiều nước cho thấy những thay đổi quan trọng trong các khu vực tài chính của họ. Nhưng quốc gia muốn dựa hơn nữa vào sự quyết định của khu vực tư nhân cần phải có các hệ thống tài chính hoạt động trên một cơ sở nhất trí hơn. Để thực hiện được điều đó cần có lòng tin-lòng tin rằng giá trị các hợp đồng tài chính sẽ không bị xói mòn do lạm phát và các hợp đồng đó sẽ được tôn trngj thực hiện. Việc xác định đúng mức giá - ở đây là tỉ lệ lãi suất là một điều hết sức quan trọng đối với việc phát triển tài chính, nhưng để đạt được mục đích này cần phải có sự hỗ trợ từ các chính sách khác nữa. Các quốc gia còn phải tạo dựng các tổ chức tài chính phù hợp, phát triển các hệ thống tốt hơn để thực hiện các quy chế và việc giám sát một cách thận trọn, cải thiện, nâng cấp hệ thống cung cấp thong tin tài chính, phát triển những kỹ năng quản lý các hoật động tài chính phức tạp và khuyến khích các tập quán tài chính tốt. Và không có bất kỳ một thay đổi nào trong số này có thể được hoàn thành một cách dễ dàng hay nhanh chóng. Kết Luận Qua bài viết trên chúng ta đã có thể hiểu một cách khái quát vè TTTC, cấu trúc cũng như vai trò của nó đối với nền kinh tế VN đương đại. Và chúng ta cũng thấy được nó quan trọng thế nào đối với nền kinh tế VN. Đất nước ta vừa trải qua 1 kế hoạch 5 năm(2001-2005) rất thành công. Bước vào kế hoạch 5 năm tiếp theo(2006-2010), và nhất là việc VN gia nhập WTO trong năm 2006, chúng ta cần phải phát triển hơn nữa Thị Trường Tài Chính dựa vào những chiến lược đúng đắn của Đảng và Chính Phủ nhằm hội nhập kinh tế quốc tế, xoá đói giảm ngèo, đưa VN trở thành 1 nước công nghiệp phát triển. MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docL0952.doc