Đề tài Thúc đẩy xuất khẩu các hàng dệt may vào thị trường Hoa Kỳ khi Việt Nam chưa gia nhập W.T.O và còn áp dụng hạn ngạch (quota)

Và đặc biệt là Việt Nam sẽ gia nhập W.T.O, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải cam kết thực hiện các điều khoản của W.T.O, sân chơi sẽ bình đẳng, đặt ra những thách thức mới đối với các doanh nghiệp dệt may Việt Nam.

doc42 trang | Chia sẻ: ndson | Lượt xem: 1465 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thúc đẩy xuất khẩu các hàng dệt may vào thị trường Hoa Kỳ khi Việt Nam chưa gia nhập W.T.O và còn áp dụng hạn ngạch (quota), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
XK hàng dệt may vào Hoa Kỳ, đầu tư vốn cho công tác nghiên cứu mẫu mốt của hàng may để XK vào Hoa Kỳ. Tạo điều kiện để các doanh nghiệp khảo sát thị trường, tham gia hội chợ triển lãm, tổ chức tiếp xúc với các nhà phân phối hàng dệt may Hoa Kỳ. Với những nỗ lực của Nhà nước, của doanh nghiệp công tác xúc tiến thương mại sẽ góp phần nâng cao kim ngạch XK hàng dệt may vào thị trường Hoa Kỳ. Chương 2 Thực trạng xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ 1. Thực trạng của hàng dệt may xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ khi Việt Nam chưa gia nhập W.T.O và còn áp dụng quota. Sau khi Mỹ bỏ cấm vận Việt Nam năm 1994, hai nước tiến hành bình thường hóa quan hệ chính trị và ngoại giao nhưng về thương mại thì phải sau khi Hiệp định thương mại Việt - Mỹ (BTA) có hiệu lực (ngày 10/12/2001) mới có thể nói là bình thường hóa. Chỉ sau khi Việt Nam được hưởng quy chế tối huệ quốc của Hoa Kỳ thì hàng hoá nói chung và hàng dệt may nói riêng của Việt Nam mới có khả năng tiếp cận thị trường này ở quy mô lớn. Sau khi có tối huệ quốc ,từ 2002 đến 2003 xuất khẩu dệt may của Việt Nam đã tăng nhanh chóng. Hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam được hưởng quy chế tối huệ quốc khi đưa vào thị trường Mỹ tính cạnh tranh về giá của sản phẩm Việt Nam được gia tăng đáng kể vì thuế nhập khẩu sẽ giảm bình quân từ 40 - 70 xuống còn 3-7% Theo hiệp hội dệt may Việt Nam, tổng kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành 5 tháng đầu năm 2003 đạt 1,3 tỷ USD, tăng 69,5% so với cùng kỳ 2002. trong đó riêng kim ngạch xuất khẩu sang Hoa Kỳ đạt gần 730 triệu USD, dẫn đầu các thị trường. Tuy tốc độ may của Việt Nam chưa ổn định và bền vững. Sang năm 2004 mặt hàng dệt may bị hạn ngạch khống chế nên mức độ tăng trưởng của mặt hàng này đã bị giảm đáng kể, qua bảng 5 ta càng thấy điều đó. Bảng 5: Cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ. Mặt hàng Năm 2002 2003 2004 KH 2005 Dệt may 975 2500 2700 2800 Thủy sản 674 750 564 800 Giày dép 224 325 473 580 Dầu khí 179 209 250 250 đồ gỗ 86 200 408 800 rau quả 74 105 182 200 Cà phê 73 98 144 150 Máy thiết bị 27 97 112 150 Mỹ nghệ 12 21 27 50 Đồ nhựa 5 11 28 50 Hàng khác 100 200 380 400 Tổng số 2429 4500 5200 6200 Nguồn: Bộ Thương mại 6-2005 Cũng như theo Bộ thương mại, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may có quản lý hạn ngạch vào thị trường Hoa Kỳ trong 6 tháng đầu năm 2005 mới đạt 700 triệu USD, chỉ bằng 80% mức thực hiện của cùng kỳ năm ngoái. Trong 700 triệu USD này, 2 mã hàng "nóng" có mức thực hiện lớn nhất là Cat. 338/339 (đạt trên 300 triệu USD) và Cat. 347/348 (đạt trên 189 triệu USD - Xem bảng 6) . Bảng 6: Tình hình xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Hoa Kỳ năm 2005. (ĐV tiền: USD) STT Cat Đơn vị tính Tổng nguồn HN 2005 Lương HN đã sử dụng, 2004 Số lượng đã cấp visa Tỷ lệ HN đã sử dụng HN 2005 chưa cấp visa Kim ngạch xk (USD) Đơn giá TB (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) I. Câp visa theo thông báo hạn ngạch: 1 333 Tá 45,750 4,789 10.49% 40,952 859.557.39 179.15.USD/Tá 2 334/335 Tá 741,567 190,607 25.70% 550,960 22.996.333.67 120.65 USD/Tá 3 338/339 Tá 15.103.336 176,751 7,670,876 51.96% 7,255,739 308.407.328.76 40.2 USD/Tá 4 340/640 Tá 2.282.946 36,829 477,608 44.44% 1,268,504 56,274,325.79 57.56 USD/Tá 5 342/642 Tá 620.905 271,147 43.68% 349,708 14,229.633.26 57.47 USD/Tá 6 347/348 Tá 7.666.005 2,941,517 38.37% 4,724,488 189.421.413.79 64.4 USD/Tá 7 359/-s/659-s Tá 603.432 241,858 41.41% 353,574 10.669.077.53 42.7 USD/Tá 8 434 Tá 18.708 954 5.10% 17,754 140,876.01 147.67 USD/Tá 9 435 Tá 46.158 1,200 2.60% 44,958 331.075.44 275.9 USD/Tá 10 440 Tá 2.887 2411 83.51% 476 405.554.10 168.4 USD/Tá 11 448 Tá 36.955 394 1.07% 36,561 84.404.00 214.24 USD/Tá 12 638/639 Tá 1.375.101 509,257 37.03% 865,844 31.44.853.16 61.224 USD/Tá 13 647/648 Tá 2,230.991 798,952 35.81% 1,432,039 51.152.076.08 64.02 USD/Tá Nguồn: Báo cáo thống kê Bộ Thương mại 6-2005 Sự sút giảm này xuất phát từ nguyên nhân các nước thành viên tổ chức thương mại thế giới (WTO) bãi bỏ quota cho nhau từ 1/1/2005, trong khi đó Việt Nam vẫn chưa được hưởng chính sách này, Việt Nam vẫn chưa là thành viên của WTO mà năng lực cạnh tranh của Việt Nam lại thấp và việc quản lý và sử dụng quota của Việt Nam lại còn bất cập và kém hiệu quả. Trước thực trạng khó khăn này, Bộ trưởng Bộ thương mại Trương Đình Tuyển mới đây một lần nữa gửi thư cho các doanh nghiệp dệt may, đề xuất hai ý kiến, nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng quota: Một là, cấp visa tự động cho các doanh nghiệp có năng lực sản xuất, có hợp đồng xuất khẩu, đặc biệt là xuất khẩu cho các nhà phân phối lớn đối với các Cat. thực hiện còn thấp trong 5 tháng đầu năm. Hai là, thu hồi quota của các doanh nghiệp mới thực hiện được dưới 35%, chuyển cho các doanh nghiệp khác có khả năng xuất khẩu, và chỉ cấp lại khi những doanh nghiệp này có nhu cầu xuất khẩu thực sự. Thư của Bộ trưởng Trương Đình Tuyển ngay lập tức đã gây nên một phản ứng khá mạnh mẽ trong các doanh nghiệp dệt may. Điều khiến các doanh nghiệp cảm thấy lo lắng là trong bối cảnh cạnh tranh thị trường khốc liệt, mà quota lại hạn hẹp và khó khăn đến vậy, thì những phương án mà Bộ trưởng đề xuất liệu có đem lại thuận lợi cho doanh nghiệp hay không? Sau sự kiện Liên Bộ Thương mại - Công nghiệp cho phép các doanh nghiệp chuyển nhượng quota hàng dệt may xuất khẩu sang Hoa Kỳ, đã xảy ra tình trạng một số doanh nghiệp có quota nhưng chưa có nhu cầu xuất khẩu, thậm chí không xuất khẩu được, đã giữ để bán lại cho các doanh nghiệp khác với giá cao, khiến cho thị trường mua bán quota trở nên náo nhiệt và diễn biến theo chiều hướng xấu, không có lợi cho hoạt động xuất khẩu của cộng đồng các doanh nghiệp dệt may. Chẳng hạn, các Cat. "nóng" như quần nam, nữ chất liệu bông (Cat. 347/348 - bảng 6) lúc bình thường chỉ ở mức 2,5 - 3,5 USD/Tá, nhưng vào thời gian này có doanh nghiệp đòi chuyển nhượng với giá 8 - 10 USD/tá, hay như áo sơ mi dệt kim nam, nữ chất liệu bông (Cat.338/339 - bảng 6) đang từ 4USD/tá nay tăng lên 10 USD/tá…. Việc một số doanh nghiệp cố tình giữ quota nhằm mục đích chuyển nhượng với giá cao đã khiến cho các doanh nghiệp có nhu cầu xuất khẩu, đặc biệt là những doanh nghiệp đã ký được hợp đồng mà lại không còn quota, phải đi mua lại quota với giá cao so với thực tế. Và hậu quả của việc này là chi phí sản xuất của các doanh nghiệp bị tăng lên nhiều lần trong khi giá xuất khẩu đã được thỏa thuận trước trong hợp đồng, nếu doanh nghiệp đòi tăng giá thì sẽ phải đối mặt với nguy cơ khách hàng bỏ đơn hàng, còn nếu giữ nguyên giá cũ thì doanh nghiệp sẽ không còn lãi. Thực trạng hiện nay, nơi cần quota để xuất khẩu thì không có mà nơi không xuất khẩu thì lại có quota, chẳng hạn như Công ty TNHH May & Thương mại á Châu là doanh nghiệp chuyên sản xuất các đơn hàng FOB (mua nguyên liệu bán thành phẩm) có mối quan hệ làm ăn khá tốt với các khách hàng Calmex, Everyarn, các nhà phân phối lớn của Hoa Kỳ như: The Children Place, K.Mart, Tagert, JC Penny - kim ngạch xuất khẩu chiếm tỷ lệ hơn 70% doanh thu tại thị trường Mỹ, nay cũng đang lâm vào tình trạng có khả năng xuất khẩu nhưng không có hạn ngạch, mặc dù chính phủ đã cho phép chuyển nhượng hạn ngạch nhưng thực sự cũng đang rất lúng túng vì giá chuyển nhượng quá cao và rất khó tìm nguồn. Công ty Global Source Net. Ltd là một trong những nhà xuất khẩu hàng đầu ở Việt Nam về mặt hàng Cat. 435, chiếm 90% sản phẩm đi Hoa Kỳ 10% sản phẩm đi EU cũng lâm vào tình trạng thiếu hạn ngạch, không có hạn ngạch chuyển nhượng của Cat này. Đáng lẽ ra, các doanh nghiệp có thể tự thương thảo để chuyển nhượng quota cho nhau, nhưng do ý thức cộng đồng trong các doanh nghiệp còn kém nên dẫn đến tình trạng trên. Trong 5 tháng đầu năm 2005, lượng quota mà toàn ngành dệt may thực hiện được chỉ đạt ở mức thấp, khoảng trên 30%. Chính vì thế các chuyên gia dệt may cho rằng, việc thu hồi lượng quota của các doanh nghiệp mới chỉ thực hiện được dưới 35% theo đề xuất của Bộ trưởng Trương Đình Tuyển, trong điều kiện quota vào Hoa Kỳ có hạn để tăng cường hiệu quả sử dụng quota, tránh tối đa tình trạng ế, đọng quota, là một giải pháp hữu hiệu. Các chuyên gia cũng cho rằng cần thiết phải xử lý kịp thời số quota chưa dùng đến của các doanh nghiệp này để giao lại cho các doanh nghiệp có khả năng xuất khẩu. Bộ trưởng Bộ Thương mại Trương Đình Tuyển cũng đề nghị các doanh nghiệp dệt may nên thành lập mô hình liên kết chuỗi, có như thế mới phát huy được hiệu quả sản xuất và xuất khẩu của toàn ngành dệt may, và ông xin ý kiến các doanh nghiệp về một số thay đổi trong điều hành hạn ngạch trong dệt may xuất khẩu đi Hoa Kỳ trong đó có việc cấp phép XK tự động đối với một số chủng loại hàng (Cat). Tuy nhiên, nửa tháng sau, chỉ có 47 thư phản hồi, 30 ý kiến ủng hộ và 10 ý kiến phản đối. Các ý kiến phản đối cho rằng, cấp visa tự động sẽ dẫn đến khả năng doanh nghiệp xuất khẩu qúa số lượng và có thể bị phá vỡ hợp đồng với khách hàng. Để khắc phục tình trạng này, Bộ Thương mại đã có điều chỉnh nhất định và trước mắt xử lý cho 2 chủng loại hàng dệt may (Cat). Trong thời kỳ cao điểm giao hàng. Những xử lý này được thể hiện trong thông báo số 0716 TM - DM hướng dẫn thực hiện hạn ngạch 2 Cat. 347/348 và 647/648 xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ năm 2005 của Bộ Thương mại, nhiều doanh nghiệp đã phản ứng gay gắt. Một doanh nghiệp dệt may ở TP.HCM đề xuất: "Những doanh nghiệp nhỏ, ít xuất hàng đi Hoa Kỳ thì rất hăng hái ngược lại những doanh nghiệp lớn thường xuyên xuất hàng sang Hoa Kỳ lại không đồng tình. Việc chỉ có 47 đơn vị trên tổng số hơn 1.000 doanh nghiệp trả lời là quá ít, chưa phản ánh được điều gì, nếu Bộ Thương mại căn cứ vào đó mà làm thì không thể chính xác". Nhiều doanh nghiệp tỏ ra e ngại với việc cấp visa tự động. Giám đốc một xí nghiệp may phân tích, theo thông báo trên, Liên Bộ Thương mại và Công nghiệp thực hiện cấp visa tự động đối với 2 Cat. 347/348 và 647/648 chỉ từ ngày 1/7/2005 đến 31/8/2005. Như vậy, trong thời gian 2 tháng, doanh nghiệp phải đàm phán với khách hàng, sau đó tiến hành sản xuất, rồi giao hàng thì không thể trở tay kịp. Trước tình hình trên, hầu hết các doanh nghiệp kiến nghị chưa nên cấp visa tự động. Ngoài ra việc thu hồi hạn ngạch của các doanh nghiệp mà 5 tháng qua mới thực hiện được dưới 35% hạn ngạch, cũng gây nhiều tranh cãi. Bởi trong Thông tư liên tịch quy định việc cấp và sử dụng hạn ngạch trong đó xác định rõ thời hạn thu hồi là tháng 9/2005. Thời gian qua, cộng đồng doanh nghiệp đã áp dụng quy định trên để đàm phán, ký kết hợp đồng với khách hàng. Nay Bộ Thương mại ra quyết định như vậy, nhiều doanh nghiệp rất lo lắng. Theo Hội dệt may Thêu đan TP.HCM việc phân bổ hạn ngạch tuy đã công khai, nhưng hậu quả của các phân bổ cũ từ các năm trước vẫn còn ảnh hưởng, doanh nghiệp chịu thiệt vẫn tiếp tục chịu thiệt. Tỷ lệ cung ứng quần ở 2 Cat. 347/348 và 647/648 của Việt Nam cho thị trường Hoa Kỳ là khá lớn. Nếu không cấp phép xuất khẩu tự động sẽ xảy ra tình trạng khê đọng hạn ngạch, ảnh hưởng tới tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may. Đúng như ý kiến của thứ trưởng Lê Danh Vĩnh về sự cần thiết phải cho phép các doanh nghiệp chuyển nhượng hạn ngạch hàng dệt may xuất khẩu sang Hoa Kỳ (trên báo Thương mại thứ 6-5-2005) rằng: Sự cần thiết phải cho phép các doanh nghiệp chuyển nhượng hạn ngạch hàng dệt may xuất phát từ đặc điểm của hàng dệt may được thể hiện ở một số vấn đề sau đây: - Mặt hàng luôn thay đổi mẫu mã, thời trang, chủng loại, số lượng, nguyên phụ liệu, tính thời vụ. Thị trường dệt may bị khống chế bởi người mua chứ không phải người sản xuất, xuất khẩu nên người mua có quyền yêu cầu phải đáp ứng nhiều điều kiện khác nhau. Việc phân hạn ngạch theo thành tích xuất khẩu năm trước là tiêu chí phân phối cơ bản mà nhiều nước áp dụng (ở Việt Nam chúng ta có 84% tổng hạn ngạch được phân phối theo thành tích). Trong khi đó, doanh nghiệp được phân hạn ngạch theo thành tích năm trước, nhưng năm sau có thể do thay đổi mẫu mã, đơn hàng nên không ký được hợp đồng, không xuất khẩu được, nếu không cho chuyển nhượng, số hạn ngạch đó sẽ bị khê đọng. Ta xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường Hoa Kỳ năm 2005 trong bối cảnh vẫn chịu hạn ngạch, trong khi các nước thành viên W.T.O đã được xuất khẩu tự do. Do đó việc cho phép chuyển nhượng hạn ngạch sẽ tạo sự linh hoạt cho các thương nhân để đáp ứng được yêu cầu của đơn hàng. Nói chung, tính đến ngày 20/6/2005, xuất khẩu hàng dệt may vào các thị trường mới chỉ đạt 1,7 tỉ USD, bằng 80% so với cùng kỳ năm ngoái và chỉ bằng 30,9% so với kế hoạch. Với tốc độ xuất khẩu chậm như vậy thì mục tiêu xuất khẩu cả năm đạt 5 - 5,2 tỷ USD cho dệt may Việt Nam là rất khó khăn, đặc biệt là xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ. Cụ thể, chỉ có 3 nhóm cat. nóng xuất khẩu vào Hoa Kỳ so với 6 tháng cùng kỳ năm ngoái là có tăng nhưng không đáng kể. Đó là cat 340/640 tăng 4%, và 638/639 tăng 62%, 334/335 tăng 6%. Còn lại hầu hết các cat quan trọng khác chiếm tỷ trọng xuất lớn thì lại giảm. Thí dụ như cat 338/339 chiếm 44% giá trị xuất khẩu vào thị trường, Hoa Kỳ giảm 17% cat 347/348 chiếm 25% giá trị xuất khẩu vào Hoa Kỳ giảm 25% so với cùng kỳ. Cat 647/648 chiếm 7% giá trị xuất vào Hoa Kỳ giảm 20%. Như vậy chỉ tính 3 nhóm cat. "nóng" chiếm trên 70% giá trị kim ngạch xuất khẩu vào Hoa Kỳ kể trên bị giảm kim ngạch ta thấy mức sút giảm của hàng dệt may vào thị trường Hoa Kỳ khá rõ rệt. Những khó khăn về hạn ngạch từ đầu năm 2005 mặt bằng giá cao đang là trở ngại khiến xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam khó tăng nhanh kim ngạch. Theo Bộ Thương mại, hiện hầu hết các chủng loại hàng dệt may của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ đều có giá cao hơn 5 - 7% thậm chí 10% so với các doanh nghiệp dệt may của Trung Quốc, ấn Độ, Bangladesh và Indonesia. Cụ thể, đối với Cat. 338/339, đơn giá trung bình thực hiện tại Việt Nam là 5,79 - 8,2 USD/m2 trong khi ở Bangladesh chỉ 4,66 - 4,88 USD/m2, Trung Quốc khoảng 4,68-5,84 USD/m2và Indonesia 6,46-7,84 USD/m2. Trước thực tế này các chuyên gia thương mại khuyến cáo các doanh nghiệp nên cân nhắc để giảm giá 5 - 10% nhằm thu hút khách hàng hoặc phải đầu tư làm hàng chất lượng cao. 2. Phân tích những ưu, nhược điểm những mặt tồn tại của hàng dệt may Việt Nam khi thâm nhập vào thị trường Hoa Kỳ. * Những ưu điểm của hàng dệt may Việt Nam khi thâm nhập vào thị trường Hoa Kỳ. Hàng dệt may XK vào thị trường Hoa Kỳ có những ưu điểm nổi bật như sau: - Về hình thức hàng dệt may có ý nghĩa rất quan trọng đối với người Mỹ. Là quốc gia đa sắc tộc, người Mỹ dễ bị kích thích bởi thị giác, thích cách trình bày sinh động, nhiều hình ảnh…. đặc biệt họ rất chú ý đến cách ăn mặc, cách trang phục… Các doanh nghiệp dệt may Việt Nam nhạy bén nắm bắt được tâm lý này của người Mỹ nên đã nhận thức được sự cần thiết phải xây dựng kế hoạch đầu tư, đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, kiểu dáng, mẫu mã và sử dụng nguồn nhân lực…v v ,để đáp ứng nhu cầu của người Mỹ. Lấy Công ty May 10 là một điển hình, với 10-15 triệu sản phẩm mỗi năm, hơn 6000 công nhân và 13 xí nghiệp thành viên, May 10 hiện là một trong những doanh nghiệp lớn nhất của ngành may mặc Việt Nam. May 10 đã xuất khẩu 80% trong tổng số doanh thu hơn 450 tỷ đồng của mình và hơn 1/2 kim ngạch đạt được là từ việc xuất hàng sang Hoa Kỳ. Từ những loại hàng chủ lực ban đầu là quần, sơ mi, Jacket…. với hình thức xuất hàng dạng bán thành phẩm, số lượng ít và giá trị không cao đến nay May 10 đã chuyển sang hàng veston cao cấp cung cấp cho thị trường Hoa Kỳ đảm bảo độ tin cậy cao đáp ứng các vấn đề về năng lực, chất lượng nguyên phụ kiện và trách nhiệm xã hội… Công ty May Việt Tiến là doanh nghiệp có quy mô hoạt động sản xuất, kinh doanh lớn trong Tổng Công ty dệt may Việt Nam. Với đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ chuyên môn cao, năng động sáng tạo; một cơ sở vật chất và hệ thống máy móc thiết bị kỹ thuật hiện đại; một hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn quốc tế (ISO 9001 - 2000, SA 8000, Wrap), Việt Tiến luôn đáp ứng cho các thị trường mà đặc biệt là thị trường Hoa Kỳ, những sản phẩm, dịch vụ có chất lượng cao, thỏa mãn nhu cầu của mọi khách hàng. Việt Tiến xem thị trường Hoa Kỳ là mục tiêu quan trọng trong chiến lược tiếp cận thị trường, vì đây là một thị trường lớn nhiều tiềm năng hứa hẹn cho hoạt động xuất khẩu. Ngay từ đầu năm 2001, trong khi hiệp định Thương mại Việt - Mỹ chưa được thực thi, thì Việt Tiến đã ký được hợp đồng đầu tiên với tập đoàn Supreme International. Inc - một tập đoàn lớn của Hoa Kỳ với 200.000 sản phẩm sơ mi, với giá trị gần 1.000.000 USD. Việt Tiến cũng ý thức được rằng Mỹ là một thị trường khó tính, nhiều rủi ro tiềm ẩn, nên ngay từ đầu năm 2000 Công ty đã có sự chuẩn bị về khả năng tài chính, mở rộng và nâng cấp nhà xưởng, hệ thống kho tàng, đổi mới quy trình công nghệ, đầu tư máy móc thiết bị chuyên dùng hiện đại, đầu tư nâng cấp công tác thiết kế, công tác may mẫu, nâng cao tay nghề công nhân, đào tạo đội ngũ chuyên gia đàm phán giỏi ngoại ngữ, vi tính và thông hiểu luật pháp thương mại Mỹ. Bên cạnh đó, Công ty đã chủ động tiếp cận và khai thác thị trường nguyên phụ liệu đa dạng thuộc thế mạnh của các nước trong khu vực, từng bước nâng tỷ trọng nội địa hóa sản phẩm xuất khẩu nhằm đáp ứng yêu cầu về chất lượng sản phẩm và tiến độ giao hàng ngày càng nhanh của thị trường Hoa Kỳ. Để chuẩn bị cho chiến lược đưa sản phẩm may mặc mang nhãn hiệu Việt Tiến vào thị trường Hoa Kỳ, Công ty đã được cấp giấy chứng nhận ngày 27/5/2003. Trong quá trình kiên trì tiếp cận và khai thác thị trường Hoa Kỳ, Việt Tiến đã vững vàng vượt qua hàng trăm cuộc đánh giá của những khách hàng lớn và cả những khách hàng khó tính nhất, sản phẩm do Việt Tiến sản xuất ngày càng đáp ứng được thị hiếu và nhu cầu của người tiêu dùng Hoa Kỳ. Những mặt hàng thế mạnh của Việt Tiến đã có mặt tại thị trường Hoa Kỳ như: Sơ mi, quần kaki, quần jeans, jacket, bộ thể thao, veston , hàng thun, váy… Trong năm (2001-2004) Việt Tiến đã ký kết hợp đồng cung cấp hàng hóa với hơn 10 nhà nhập khẩu lớn của Hoa Kỳ (Supreme, International Inc, Sears, American Eagle, Haggas Alfred Dunner, JC Perny, Columbia Sportsears Nike, The Limited…. và chỉ trong vòng 4 năm (2001-2004), thị trường Hoa Kỳ đã chiếm tỷ trọng lớn trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của Việt Tiến bên cạnh những thị trường khác (doanh số bình quân hàng năm là 60.000.000 USD). Với những ưu thế này, chắc chắn hoạt động xuất khẩu hàng may mặc của Việt Tiến trong những năm tới đối với thị trường Hoa Kỳ sẽ phát triển bền vững. - Hàng dệt may Việt Nam đã có kinh nghiệm XK sang các thị trường khó tính là EU và Nhật Bản, Canada… các doanh nghiệp đã có kinh nghiệm trong tổ chức, điều hành trong XK nên khi mở được thị trường Hoa Kỳ các doanh nghiệp không tỏ ra bỡ ngỡ mà nhạy bén với khách hàng Hoa Kỳ. - Lâu nay tuy chưa trực tiếp XK hàng dệt may vào thị trường Hoa Kỳ song các doanh nghiệp của ta đã may gia công cho Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông để họ XK vào Hoa Kỳ. Do đó khi ta bình thường hoá quan hệ với Hoa Kỳ, ta có quota hàng dệt may Việt Nam XK vào thị trường đa dạng này không mấy khó khăn. - Việt Nam có lực lượng Việt kiều tại Hoa Kỳ với số lượng lên đến 1,3 triệu người. Tuy còn có những mặt hạn chế song đã huy động được sự ủng hộ của Việt kiều, họ làm công tác tuyên truyền quảng bá, môi giới khách hàng như nhiều doanh nghiệp Việt Nam có cơ sở để tiêu thụ hàng tại Hoa Kỳ. * Những nhược điểm của hàng dệt may Việt Nam khi thâm nhập vào thị trường Hoa Kỳ. Nhìn chung, hàng dệt may Việt Nam vẫn còn nhiều mặt nhược điểm như sau: Giá hàng dệt may xuất khẩu Việt Nam vẫn còn ở mức cao (cao hơn 5-7% và thâm chí 10% so với các đối thủ Trung Quốc, ấn Độ, Bangladesh và Indonesia), chất lượng thấp, số lượng nhỏ qui mô sản xuất và xuất khẩu chưa lớn, thời gian giao hàng còn nhiều bất cập, chưa tự chủ được nguồn nguyên liệu vẫn còn phải nhập của nước khác, chưa tự chủ được trong sản xuất kinh doanh, hình thức mua nguyên liệu bán thành phẩm, may gia công là chủ yếu. Bất cập công nghiệp phụ trợ cho hàng dệt may ảnh hưởng rất lớn, công nghiệp phụ trợ của hàng dệt may là rất yếu kém, năng lực các nhà máy cơ khí chuyên ngành dệt may hiện tại quá nhỏ bé, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của các doanh nghiệp dệt may, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nếu so sánh Tổng Công ty dệt may Việt Nam (Vinatex) với toàn ngành dệt may cả nước, thì năng lực kéo sợi chiếm 67% (đạt 111.000 tấn/170.000 tấn) kim ngạch xuất khẩu chiếm 24% (đạt trên 1 tỷ USD/4,3 tỷ USD); chế biến bông chiếm 85% (đạt 12.800 tấn/15.000 tấn). Điều này khẳng định Vinatex là đơn vị chủ đạo và là doanh nghiệp lớn trong ngành dệt may cả nước. Tuy nhiên, để phát triển công nghiệp phụ trợ trong lĩnh vực này, còn nhiều vấn đề cần phải xem xét. Bên cạnh các xưởng cơ khí của các Công ty dệt thuộc Vinatex làm nhiệm vụ sửa chữa, thay thế phụ tùng, cơ kiện và trang thiết bị phục vụ cho ngành dệt may như: Công ty cổ phần cơ khí May Gia Lâm, Công ty cổ phần cơ khí May Nam Định, Công ty cổ phần cơ khí Hưng Yên và Công ty cơ khí Thủ Đức. Trong thời gian qua, các Công ty này tuy đã có nhiều cố gắng, nhưng do năng lực còn hạn chế, thiết bị lạc hậu nên không đáp ứng kịp yêu cầu phát triển rất nhanh của các doanh nghiệp dệt may. Cả 4 Công ty cơ khí này trị giá sản xuất mỗi năm chỉ vào khoảng 9 triệu USD, tương đương gần 4.000 tấn phụ tùng, chủ yếu là trang thiết bị nhỏ lẻ như: máy trải vải, máy kiểm tra vải, máy hút hơi là, máy san chỉ, máy hút chỉ, máy dập cúc, máy cắt vải, hệ thống chiếu sáng, hệ thống làm mát để nguyên liệu, xe vận chuyển nội bộ…. phục vụ cho ngành may mặc nhưng cũng chỉ mới đáp ứng được một phần. Còn phụ tùng, cơ kiện cho ngành dệt may, các doanh nghiệp chủ yếu vẫn phải nhập từ nước ngoài 70 - 80%. Hầu hết các xưởng cơ khí nằm trong các Công ty dệt đến nay đều không phát huy được hiệu quả do không đáp ứng được yêu cầu khắt khe về chất lượng, giá cả và thời gian giao hàng của các doanh nghiệp dệt. Vì vậy, các xưởng cơ khí này thường phải gia công cho các doanh nghiệp ngoài ngành, trong khi các Công ty dệt lại phải nhập khẩu những phụ tùng, cơ kiện từ nước ngoài tới 80%, trị giá hàng chục triệu USD mỗi năm. Tình hình cung cấp nguyên phụ liệu cũng không được cải thiện nguyên phụ liệu cũng đang là vấn đề nan giải của ngành dệt may. Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho biết hiện tại ngành đang phải nhập khẩu từ 70-80% nguyên phụ liệu từ nước ngoài. Đặc biệt đối với bông xơ thì tỷ lệ này còn cao hơn. Mỗi năm ngành dệt cần khoảng 60.000 tấn bông xơ nhưng nguồn bông trong nước chỉ mới sản xuất được từ 13.000 tấn đến 16.000 tấn, một con số quá nhỏ bé so với nhu cầu. Mặc dù trong những năm qua, có một số nhà máy như: Công ty Cổ phần phụ liệu may Nha Trang, Công ty May Việt Tiến, Công ty Dệt vải Công nghiệp và các Công ty tư nhân đã sản xuất được phụ liệu khóa kéo, tấm lót, cúc, chỉ… nhưng sản lượng cũng rất nhỏ, chỉ đáp ứng được khoảng 20 - 25% nhu cầu của ngành. Nhược điểm về nguyên phụ liệu cho ngành may là lớn nhất, ta phải nhập nguyên liệu thì sản xuất chưa có hiệu quả, lợi nhuận mang về cho một đơn vị sản phẩm rất thấp. Một nhược điểm nữa của hàng dệt may phổ biến hiện nay trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ đó là thiết kế mẫu mã, kiểu dáng sản phẩm còn chưa cao, chưa đa dạng và phong phú về chủng loại, các tiêu chuẩn hóa về chất lượng ISO, về SA 8000, trình độ thiết kế marketing còn kém. Việc đăng ký thương hiệu, xuất xứ hàng dệt may chưa được chú trọng. - Các doanh nghiệp Việt Nam chưa tạo được kênh phân phối hàng dệt may trực tiếp vào thị trường Hoa Kỳ. - Chưa tham gia tích cực vào Hiệp hội để được cung cấp các thông tin về thị trường Hoa Kỳ, chấp hành luật pháp của Hoa Kỳ còn tuỳ tiện nên dễ bị kiện tụng là bán phá giá, gian lận trong thương mại. - Trình độ công nhân ngành may thấp, điều kiện lao động chưa tốt dễ bị Hoa Kỳ kiện về công tác đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp trong sản xuất của ngành may. 3. Rút ra những nguyên nhân làm hạn chế xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường Hoa Kỳ. Qua những thực trạng và những mặt tồn tại của hàng dệt may nói trên khi xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ em xin rút ra những nguyên nhân làm hạn chế sau: Thứ nhất, do Trung Quốc, ấn Độ… là những nước đứng đầu về xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường Hoa Kỳ đã được bãi bỏ hạn ngạch (quota) từ ngày 1/1/2005 trong khi đó Việt Nam vẫn chưa được bãi bỏ hạn ngạch và chưa là thành viên của W.T.O. Điều này làm cho tính cạnh tranh của hàng dệt may bị giảm. Thứ hai, giá thành sản xuất một đơn vị sản phẩm may mặc Việt Nam còn cao, chất lượng chưa tốt và thời hạn giao hàng là những yếu tố làm hạn chế xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường Hoa Kỳ. Cơ sở hạ tầng trang thiết bị của ngành dệt còn lạc hậu, chưa theo kịp yêu cầu phát triển của ngành may vẫn còn phải nhập khẩu phụ tùng, cơ kiện từ nước ngoài là chính (chiếm 80%), Hơn thế nữa, khâu sản xuất nguyên phụ liệu trong nước còn yếu nên ngành dệt may vẫn lệ thuộc vào nguồn nhập khẩu (bông nhập khấu chiếm 90%, vải nhập nhập khẩu khoảng 70%). Những yếu tố này khiến giá thành sản phẩm dệt may của Việt Nam bị đội lên cao so với các đối thủ cạnh tranh khác (Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, ấn Độ….). Cũng vì bị động trong khâu nguyên phụ liệu nên doanh nghiệp không thể đáp ứng nhanh yêu cầu của khách hàng trong tình hình cạnh tranh quyết liệt giữa các nhà cung cấp, vi phạm thời gian giao hàng. Nếu như trước đây thời gian tính từ khi ký kết hợp đồng đến lúc giao hàng có thể lên tới 2-3 tháng, thì nay chỉ còn một nửa, vì vậy các doanh nghiệp Việt Nam càng rơi vào thế bị động hơn. Thứ ba, việc cấp và sử dụng hạn ngạch giữa các doanh nghiệp trong nước còn nhiều bất cập cũng là yếu tố làm hạn chế xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường Hoa Kỳ. Nhiều doanh nghiệp do có nhiều thành tích năm trước được cấp thêm hạn ngạch nhưng lại không có đơn hàng để sản xuất, còn nhiều doanh nghiệp có đơn hàng để sản xuất nhưng lại không có hạn ngạch để xuất khẩu. Điều này đã hạn chế rất lớn tới hiệu quả xuất khẩu của doanh nghiệp cũng như của đất nước như quy chế phân bổ hạn ngạch của Bộ Thương mại thay đổi làm cho doanh nghiệp khó xử lý, thiếu tính chủ động. Thứ tư, qui mô sản xuất chưa lớn do các doanh nghiệp dệt may Việt Nam chủ yếu là những đơn vị vừa và nhỏ. Điển hình tại thành phố Hồ Chí Minh trong số 282 doanh nghiệp may mặc thì chỉ có 40 đơn vị có quy mô 200 máy may trở lên, phần còn lại là quy mô nhỏ. Thứ năm, do khả năng tiếp thị yếu, công tác quản lý, thiết kế mẫu mã, chủng loại… chưa cao. Nói tóm lại, sự kém cạnh tranh về giá thành, thời hạn giao hàng, cùng hàng loạt lý do khác như bất cập trong khả năng buôn bán quốc tế, tiếp cận thị trường, trình độ chuyên môn, thiết kế mẫu mã, trang thiết bị, máy móc đã làm cho hàng dệt may Việt Nam trở nên quá bé nhỏ trên đấu trường quốc tế, đặc biệt khi so với hàng Trung Quốc - sản xuất với giá rẻ. Chương 3 Một số ý kiến đề xuất đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường Hoa Kỳ 1. Các biện pháp từ phía doanh nghiệp dệt may Việt Nam khi thâm nhập vào thị trường Hoa Kỳ Thứ nhất, hạ giá thành sản phẩm. Giá thành sản phẩm là những chi phí sản xuất gắn liền với một kết quả sản xuất nhất định. Như vậy, giá thành sản phẩm là một đại lượng xác định, biểu hiện mối liên hệ tương quan giữa hai đại lượng: chi phí sản xuất đã bỏ ra và kết quả sản xuất đã đạt được. Tuy nhiên, cần lưu ý không phải ai có chi phí sản xuất phát sinh là đã xác định ngay được giá thành, mà cần thấy rằng, giá thành là chi phí đã kết tinh trong một kết quả sản xuất được xác định theo những tiêu chuẩn nhất định với công thức chung sau: Giá thành (z) đơn vị sản phẩm = Người ta sử dụng các loại giá thành như: - Giá thành kế hoạch: Là loại z được xác định trước khi bắt đầu sản xuất của kỳ kế hoạch dựa trên các định mức và dự toán của kỳ kế hoạch. z được coi là mục tiêu mà doanh nghiệp phải cố gắng thực hiện hoàn thành nhằm để thực hiện hoàn thành mục tiêu chung của doanh nghiệp. - Giá thành định mức: là z được xác định trên cơ sở các định mức chi phí hiện hành tại từng thời điểm nhất định trong kỳ kế hoạch z định mức được xem là căn cứ để kiểm soát tình hình thực hiện các định mức tiêu hao các yếu tố vật chất khác nhau phát sinh trong quá trình sản xuất z định mức cũng được xây dựng trước khi bắt đầu quá trình sản xuất. - Giá thành thực tế: là z được xác định trên cơ sở các khoản hao phí thực tế trong kỳ để thực hiện quá trình sản xuất sản phẩm giá thành thực tế được xác định sau khi đã xác định được kết quả sản xuất trong kỳ. z thực tế là căn cứ để kiểm tra, đánh giá tình hình tiết kiệm chi phí, hạ thấp giá thành và xác định kết quả kinh doanh. Qua công thức trên ta thấy để hạ thấp giá thành sản phẩm thì một mặt doanh nghiệp phải có biện pháp tiết kiệm chi phí sản xuất, mặt khác phải có biện pháp đầu tư, sử dụng chi phí hợp lý để nâng cao năng suất lao động, tăng cường kết quả sản xuất sản phẩm. Vậy làm thế nào để tiết kiệm được chi phí sản xuất? làm thế nào để có biện pháp đầu tư, sử dụng chi phí hợp lý? Ta cũng biết rằng Hoa Kỳ có một thị trường tiềm năng cho sản phẩm dệt may. Sức thu hút của thị trường Hoa Kỳ xuất phát từ quy mô lớn của thị trường. Do đó các doanh nghiệp dệt may Việt Nam cần phải tìm hiểu xem xét để quyết định nên hay không nên đầu tư vào thị trường này để từ đó họ sẽ định hướng lại hoạt động sản xuất của mình làm sao cho hợp lý với nhu cầu của khách hàng mà Hoa Kỳ luôn có các đơn đặt hàng với quy mô lớn hơn nhiều các đơn hàng từ bất kỳ thị trường nào khác kể cả Châu Âu và Nhật Bản. Trong khi đó Việt Nam đang dự định đưa Hoa Kỳ thành thị trường xuất khẩu chính của mình. Vậy với những đơn đặt hàng lớn, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam sẽ có thể giảm chi phí thông qua hạn chế dây chuyền sản xuất khác nhau và từng dây chuyền sẽ được chạy trong một thời hạn lâu hơn, ổn định hơn…. để làm sao giá xuất khẩu của hàng dệt may Việt Nam có thể cạnh tranh được với Trung Quốc, ấn Độ…. Hiện tại giá hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ vẫn ở mức cao hơn 5 -> 10% so với các đối thủ khác. Tìm các biện pháp để hạ giá thành sản phẩm chúng ta cũng còn phải quan tâm đến trường hợp quy định bán phá giá của Hoa Kỳ, tránh trường hợp như vụ kiện Việt Nam bán phá giá tôm vào thị trường Hoa Kỳ vừa qua. Thứ hai, cần có chiến lược tăng cường chất lượng của hàng dệt may: - Đào tạo nguồn nhân lực có năng lực để đảm bảo yêu cầu phát triển và nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm giảm giá thành. - Đầu tư đồng bộ công nghệ, lựa chọn thiết bị công nghệ tiên tiến, nâng cao tay nghề công nhân, tổ chức tốt hoạt động quản lý và kinh doanh, mở rộng quy mô đầu tư theo chiều sâu để sản xuất các lô hàng có chất lượng cao. Uỷ ban Thương mại Hoa Kỳ cho biết hàng dệt may, dệt kim của Việt Nam có khả năng cạnh tranh cao tại thị trường Hoa Kỳ. - Nâng cấp thiết bị, đổi mới cơ bản về công nghệ dệt, công nghệ của các khâu kéo sợi và đi sâu vào công nghệ sau dệt, hoàn tất sản phẩm: tẩy nhuộm, làm mềm, làm xốp vải… với công nghệ kỹ thuật tiên tiến đảm bảo cho chất lượng công nghiệp may xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ. - Loại bỏ những thiết bị quá cũ và lạc hậu. Tăng thiết bị dệt không thoi hiện đại, giảm dần máy dệt có thoi, nhất là các máy khổ hẹp, thay thế các máy dệt kim cũ, lạc hậu có công nghệ trước năm 1975. - Đổi mới thiết bị và công nghệ nhuộm, xử lý hoàn tất các công nghệ mới như: làm mềm vải, chống nhàu…. với trình độ kỹ thuật ngày càng cao, vi tính hóa khâu thiết kế, tạo mẫu, hiện đại hóa khâu giặt, tẩy,….. đảm bảo đáp ứng yêu cầu chất lượng, mẫu mốt thay đổi rất nhanh chóng và nhạy cảm của thị trường. - Từng bước tiêu chuẩn hóa xã hội theo tiêu chí SA 8000, các tiêu chuẩn của ISO… nhằm theo kịp các nước trong khu vực. Thứ ba, nắm vững thị trường, khách hàng, quan hệ tốt với khách hàng. Các doanh nghiệp nên tìm hiểu kỹ theo từng mặt hàng, từng loại sản phẩm, nghiên cứu nhu cầu của người tiêu dùng Mỹ có gì đặc thù, có gì thay đổi, luật pháp ra sao, cạnh tranh thế nào…. để tăng cường thâm nhập vào mạng lưới phân phối trên thị trường này. Và khi đã có khách hàng, đã chiếm lĩnh được thị trường rồi thì không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, uy tín của doanh nghiệp, tăng cường các dịch vụ khuyễn mãi, hậu mãi…. Thứ tư, tăng cường liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp cùng ngành trong nước và các đối tác Hoa Kỳ để có bạn hàng ổn định. Đơn hàng nhập khẩu hàng dệt may của Hoa Kỳ thường có giá trị lớn nên doanh nghiệp phải có lượng hàng lớn để kịp thời cung ứng. Số lượng hàng lớn mà thời gian cung ứng lại ngắn nên mỗi một doanh nghiệp hiên nay khó có thể đảm đương hết. Vì vậy, các doanh nghiệp Việt Nam cần phải sớm xem xét khả năng hợp tác với nhau, cùng đầu tư trang thiết bị chuyên dùng một cách đồng bộ để có thể sản xuất những lô hàng có tiêu chuẩn giống nhau nhằm thực hiện được đơn hàng lớn từ Hoa Kỳ. Thứ năm, nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam. Một trong những khó khăn trong quá trình xuất khẩu sang thị trường Mỹ của doanh nghiệp Việt Nam là năng lực cạnh tranh còn rất thấp. Để nâng cao khả năng cạnh tranh, các doanh nghiệp cần giải quyết những vấn đề sau: Ngoài những nguồn đầu tư trong nước, thu hút và tận dụng một cách tối đa các nguồn vốn đầu tư nước ngoài dưới hình thức vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) hoặc vốn viện trợ chính thức (ODA) vào việc sản xuất hàng xuất khẩu nhằm tạo những sản phẩm có chất lượng tốt, đồng đều có sức cạnh tranh trên thị trường Hoa Kỳ. - Cùng với giải pháp về vốn, không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm cũng là một biện pháp nâng cao khả năng cạnh tranh. Các doanh nghiệp nhất thiết phải áp dụng phương pháp quản lý chặt chẽ từ quản lý doanh nghiệp, quản lý quy trình sản xuất, chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9000 và các quy định của các cơ quan kiểm soát chất lượng của Hoa Kỳ - Để nâng cao cạnh tranh về giá cả của hàng xuất khẩu Việt Nam trên thị trường Hoa Kỳ, các doanh nghiệp cần tận dụng mức tối đa các nguyên phụ liệu sản xuất trong nước nhằm hạn chế chi phí đến mức thấp nhất có thể. - Thực hiện đúng thông lệ buôn bán của thị trường Hoa Kỳ, đồng thời thực hiện nghiêm ngặt các quy định của luật pháp quốc tế, luật thương mại Hoa Kỳ để đảm bảo tiến độ giao hàng đúng nơi đúng lúc. Tham gia đăng ký thương hiệu, nhãn hiệu hàng hoá, chống gian lận thương mại, từng bước chuyển xuất khẩu gián tiếp sang xuất khẩu trực tiếp cho phù hợp với thông lệ buôn bán của thị trường Hoa Kỳ. Tuân thủ các quy định chặt chẽ về chất lượng, nhãn hiệu hàng hoá, xuất xứ sản phẩm do Hoa Kỳ quy định. Thứ sáu, cần đặc biệt quan tâm đến việc đăng ký sở hữu công nghiệp tại Hoa Kỳ cho các sản phẩm dệt may Việt Nam. Thị trường Hoa Kỳ gần như đạt đến chuẩn mực quốc tế về mọi vấn đề, trong đó có vấn đề sở hữu công nghiệp, về đăng ký bản quyền cũng như vấn đề bảo hộ thương hiệu… các quy định về vấn đề này cũng rất phức tạp. Bên cạnh các Công ty Hoa Kỳ với những nhà kinh doanh đứng đắn thì cũng không thiếu những Công ty lừa đảo, đánh cắp thương hiệu với mục đích trục lợi cá nhân (như vụ tranh chấp liên quan đến nhãn hiệu ViFon.ViFon đã bị một Công ty Hoa Kỳ nộp đơn xin sở hữu bản quyền nhãn hiệu ViFon trước khi Công ty ViFon của Việt Nam nộp đơn cho cơ quan thẩm quyền của Hoa Kỳ. Tuy nhiên do đấu tranh tích cực của Công ty ViFon cùng với sự giúp đỡ của luật sư có kinh nghiệm nên ViFon đã dành được quyền sở hữu chính đáng của mình). Vì vậy, muốn thâm nhập vào thị trường Hoa Kỳ, muốn làm ăn nghiêm túc tại thị trường Hoa Kỳ, các doanh nghiệp Việt Nam cần xúc tiến ngay các thủ tục đăng ký sở hữu công nghiệp cho các sản phẩm của mình. Theo điều 1 của công ước Paris về quyền sở hữu công nghiệp thì "Nếu doanh nghiệp đã đăng ký (Nếu không sử dụng thủ đoạn lừa đảo để có được) thì trong vòng 5 năm doanh nghiệp sở hữu thương hiệu nổi tiếng có quyền đệ đơn yêu cầu hủy bỏ nhãn hiệu giống hoặc tương tự. Nếu doanh nghiệp dùng thủ đoạn lừa đảo để được đăng ký thương hiệu giống với thương hiệu nổi tiếng thì doanh nghiệp sở hữu thương hiệu nổi tiếng không bị hạn chế về thời gian để được hủy bỏ thương hiệu nổi tiếng". Thứ bảy, chủ động tiếp cận công nghệ thông qua việc tích cực sử dụng có hiệu quả hơn hệ thống Internet. Thương mại điện tử tuy mới xuất hiện nhưng đang phát triển rất nhanh và tiềm năng cũng rất lớn. Thương mại điện tử có nhiều điểm ưu việt và thực sự là một công cụ mới cho chiến lược đẩy mạnh xuất khẩu của doanh nghiệp. Người bán và người mua có thể trao đổi, nói chuyện trực tiếp với nhau, không hạn chế về không gian và thời gian, cho nên các doanh nghiệp có thể nâng cao hiệu quả của quá trình nghiên cứu thị trường. Nhờ có thương mại điện tử mà các doanh nghiệp xuất khẩu giảm được chi phí quảng cáo, chi phí vận chuyển, chi phí giao dịch… Vậy nên các doanh nghiệp Việt Nam phải nhận được xu thế của phương thức kinh doanh hiện đại này và chuẩn bị đầy đủ về vốn, ngoại ngữ cũng như các yếu tố về kỹ thuật công nghệ thông tin… để sẵn sàng hội nhập khi có thể. Hiện nay Bộ Thương mại đang triển khai phương thức bán hàng qua điện tử, khuyến khích các doanh nghiệp ngành may áp dụng phương thức giao dịch này vào thị trường Mỹ. Dự báo phát triển ngành dệt may: - Giai đoạn 2001-2005 ngành dệt may đạt tốc độ XK 24%, kim ngạch 3,6 tỷ USD. - Dự báo giai đoạn 2006-2010 ngành dệt may đạt tốc độ XK 22%, kim ngạch 8,5 á 9 tỷ USD. 2. Các giải pháp về phía nhà nước nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may vào Hoa Kỳ Một là tạo điều kiện để mở cửa thị trường Hoa Kỳ. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền và phổ biến về thị trường Hoa Kỳ về chính sách xuất nhập khẩu của Hoa Kỳ và hiệp định thương mại Việt Nam Hoa Kỳ. Để thâm nhập được thị trường này các cơ quan quản lý Nhà nước phải chủ động nắm được những quy định điều chỉnh quan hệ hợp đồng mua bán giữa hai bên theo luật thương mại Hoa Kỳ cùng những điểm khác biệt so với luật thương mại Việt Nam. Ngoài ra cần được phổ biến và hiểu biết sâu sắc các quy định về thuế và hải quan của Hoa Kỳ như danh bạ thuế thống nhất, chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) cơ sở tính thuế hải quan hay những quy định về xuất xứ hàng hoá…. có tác động trực tiếp đến quyền lợi và nghĩa vụ của doanh nghiệp khi xuất khẩu sang Hoa Kỳ. Những thông tin từ các cơ quan Nhà nước các doanh nghiệp Việt Nam cũng cần nghiên cứu kỹ hệ thống danh mục hàng hóa hạn chế nhập khẩu, cấm nhập khẩu hạn ngạch nhập khẩu, những quy định về vệ sinh dịch tễ đối với hàng hóa nhập khẩu… hay luật chống phá giá, luật thuế bù trừ của Hoa Kỳ. Với một hệ thống những luật và quy định phức tạp như thế và một thực tế rằng đối với các bang khác nhau của Hoa Kỳ nhiều luật hay quy định lại khác nhau, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc nghiên cứu và cần sự giúp đỡ từ phía Nhà nước. Để hỗ trợ các doanh nghiệp trong kinh doanh, Nhà nước cần tổ chức các khóa đào tạo các lớp tập huấn hay hội nghị, hội thảo về hệ thống pháp luật thương mại Hoa Kỳ nhằm nâng cao hiểu biết cho các doanh nghiệp về khía cạnh pháp lý trong kinh doanh với Hoa Kỳ. Đồng thời, Nhà nước cần khuyến khích các cơ quan, bộ, ngành liên quan và các cá nhân xuất bản và lưu hành những ấn phẩm về vấn đề này dưới dạng sách hay những bài viết báo, tạp chí hay đĩa hình… nhằm tạo ra nguồn thông tin phong phú và chính xác cho các doanh nghiệp tham khảo. Mặt khác nhà nước cũng có thể hỗ trợ các doanh nghiệp thông qua việc cung cấp một số địa chỉ tư vấn pháp luật đáng tin cậy cho các doanh nghiệp cho tuyên truyền, bằng nhiều kênh thông tin đại chúng, bằng nhiều hình thức về thị trường Hoa Kỳ, về pháp luật, chính sách nhập khẩu của Hoa Kỳ cũng như về tiêu chuẩn chất lượng và thị hiếu người tiêu dùng Hoa Kỳ. Thành lập qũy hỗ trợ xúc tiến việc làm, tìm hiểu thị trường Hoa Kỳ và khuyến khích các doanh nghiệp Việt Nam thâm nhập thị trường Hoa Kỳ tổ chức các đoàn đi khảo sát thực tế bằng nguồn kinh phí hỗ trợ của Nhà nước và khuyến khích các doanh nghiệp Việt Nam tự bỏ kinh phí để tiếp cận, khảo sát thực tế thị trường Hoa Kỳ, doanh nghiệp trực tiếp làm marketing XK. Hai là tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại vào thị trường Hoa Kỳ và có chính sách hỗ trợ thương mại mạnh mẽ hơn nữa đối với việc xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường này. Cục xúc tiến thương mại đã tổ chức đi khảo sát một số thành phố lớn của Hoa Kỳ (2002). Khi đó chúng ta có nhu cầu xuất khẩu mạnh hàng dệt may nên cục xúc tiến thương mại đã trình Nhà nước xin mở trung tâm GTSP tại NewYork. NewYork là một trong ba trung tâm thời trang của thế giới (New york, Paris và Milano), trong đó New york vừa là trung tâm thiết kế thời trang vừa là đầu mối nhập khẩu và phân phối hàng dệt may lớn nhất, sau khi phương án xây dựng trung tâm được Nhà nước phê duyệt, các công việc chuẩn bị về kinh phí, nhân sự, tìm kiếm địa điểm, xây dựng, mua sắm trang thiết bị và vận động các doanh nghiệp tham gia gấp rút triển khai đến 19/5/2004, trung tâm giới thiệu sản phẩm Việt Nam tại New york đã được khai trương và chính thức đi vào hoạt động tại đây, các doanh nghiệp có thể gửi catalogue, hàng mẫu, tham gia hội chợ, hội thảo, khảo sát thị trường, gặp gỡ khách hàng và đặc biệt các doanh nghiệp Việt Nam sẽ được cung cấp thông tin về nhu cầu, thị hiếu tiêu dùng của thị trường Hoa Kỳ. Bộ Thương mại cũng đang kiến nghị Thủ tướng chính phủ cho phép thành lập Qũy hỗ trợ phát triển thị trường xuất khẩu. Ngoài mục đích hỗ trợ tài chính và kỹ thuật để mở rộng thị trường xuất khẩu cho ngành hàng, còn bao gồm cả việc xử lý các vụ kiện, tranh chấp thương mại và đối phó với các rào cản thương mại của nước ngoài. Bên cạnh đó Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường Hoa Kỳ như: hỗ trợ và bảo vẹ thu nhập ổn định cho người nông dân để họ yên tâm sản xuất các loại sản phẩm phục vụ cho công nghiệp dệt may (tơ, tằm, trồng bông….) Ba là, tạo điều kiện dễ dàng bằng cơ chế hợp lý cho hoạt động xuất khẩu hàng dệt may. Nhà nước đã tạo điều kiện, cơ sở pháp lý thuận lợi cho thương nhân bằng cơ chế chuyển nhượng hạn ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang Hoa Kỳ. Tiếp tục hoàn thiện cơ chế quản lý xuất khẩu theo hướng hiệu quả hơn. Từng bước hạn chế dần, tiến tới xóa bỏ tình trạng độc quyền trong hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp, thủ tục hải quan giải quyết nhanh hơn, cung cấp thông tin cập nhật cho doanh nghiệp thông qua hiệp hội dệt may Việt Nam. Điều hành linh hoạt lãi suất, tỷ giá hối đoái theo hướng vừa có lợi cho xuất khẩu vừa đảm bảo ổn định kinh tế. Bốn là, Bộ Công nghiệp cần xây dựng phương án bổ sung qui hoạch ngành dệt và tiếp tục thay thế máy móc thiết bị cho toàn ngành nói chung và các doanh nghiệp chuyên xuất khẩu hàng dệt may sang Hoa Kỳ nói riêng. Tăng năng lực kéo sợi và hiện đại hóa ngành dệt, nhuộm…. Năm là, hiệp hội dệt may Việt Nam cần tăng cường hoạt động hơn nữa, từng bước góp phần khắc phục những điểm yếu hiện nay của ngành dệt may Việt Nam, Hiệp hội cần tích cực tham gia hoạt động với các tổ chức quốc tế và khu vực liên quan đến lĩnh vực dệt may như Hiệp hội Dệt may ASEAN, diễn đàn ngành Dệt may vùng Châu á - Thái Bình Dương…. để trao đổi thông tin và truyền đạt những kiến nghị của ngành dệt may trong nước đối với khu vực và quốc tế nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp dệt may. Sáu là, ngành dệt may Việt Nam trước hết phải tăng tốc đầu tư để sản xuất nguyên liệu, phụ kiện may mặc đủ chất lượng làm hàng xuất khẩu như nguyên liệu sản xuất hàng cotton, hoặc pha cotton… mà người tiêu dùng Hoa Kỳ rất ưa chuộng. Đồng thời tập trung đầu tư vào trang thiết bị, máy móc sản xuất và hạn chế đến mức thấp nhất việc nhập khẩu vải thành phẩm để gia công sợi để dệt vải, bông để kéo sợi. Bảy là, Đảng và Nhà nước ta cần có chủ trương chính sách để tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho Việt Kiều ở Hoa Kỳ, khai thác thế mạnh của Việt kiều ở Hoa Kỳ để từ đó thiết lập hệ thống phân phối hàng Việt Nam tại thị trường Hoa Kỳ. Với số lượng khoảng 1,3 triệu người Việt Nam sinh sống, học tập và làm việc ở Hoa Kỳ - là cộng đồng dân cư lớn thứ tư trong các nước Châu á, sau Trung Quốc, ấn Độ, và Philipine sinh sống ở Hoa Kỳ, đây sẽ là nhịp cầu để cho các doanh nghiệp Việt Nam dễ dàng thâm nhập thị trường Hoa Kỳ. Với lợi thế là những người am hiểu thị trường Hoa Kỳ, thông thạo ngôn ngữ, cộng đồng người Việt có thể đóng vai trò môi giới hữu hiệu đưa hàng Việt Nam vào thị trường này. Tám là, tăng cường hoạt động các loại hình dịch vụ phục vụ cho thị trường Hoa Kỳ bằng các biện pháp như dịch vụ thanh toán, chuyên chở hàng hoá, bảo hiểm hàng hoá, mở các trung tâm thương mại, tham gia hội chợ triển lãm tại thị trường Hoa Kỳ nhằm xúc tiến XK hàng dệt may vào thị trường Hoa Kỳ. Với các giải pháp từ phía Nhà nước nêu trên em tin tưởng rằng mặt hàng dệt may Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội để đẩy mạnh XK vào thị trường Hoa Kỳ. Kết luận Sau 10 năm quan hệ với thị trường Hoa Kỳ, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa 2 nước đã tăng lên rất nhanh. Nhiều mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam có kim ngạch lớn. Hoa Kỳ sẽ trở thành thị trường chính cho hàng dệt may, do đó các doanh nghiệp dệt may Việt Nam chúng ta cần phải nỗ lực hơn nữa trong công tác xây dựng, đầu tư, kêu gọi đầu tư để cải tiến kỹ thuật, công nghệ, máy móc thiết bị cũng như nguyên phụ liệu phục vụ công tác quản lý nguồn nhân lực, quản lý chất lượng…vv, phục vụ sẵn sàng cho việc sản xuất và xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Hoa Kỳ. Mặc dù, hàng dệt may Việt Nam cũng đang gặp nhiều khó khăn trong các vấn đề như : bị áp đặt hạn ngạch mà chưa được bãi bỏ, giá thành cao, khả năng cạnh tranh thấp, thời hạn giao hàng còn chưa đúng lúc, qui mô sản xuất còn nhỏ, công tác quản lý, sử dụng hạn ngạch còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng đủ nguyên phụ liệu cho hàng dệt may vẫn còn phải nhập khẩu của nước ngoài… nhưng Việt Nam sẽ cố gắng để đạt được mục tiêu đúng như Đảng và Nhà nước đã đề ra trong chiến lược phát triển hàng dệt may đến 2010 là: phát triển ngành dệt may trở thành một trong những ngành công nghiệp trọng điểm, mũi nhọn về xuất khẩu thỏa mãn ngày càng cao nhu cầu tiêu dùng trong nước; tạo nhiều việc làm cho xã hội, nâng cao khả năng cạnh tranh, hội nhập vững chắc kinh tế khu vực và thế giới. Nghiên cứu về mặt hàng dệt may Việt nam vào thị trường Hoa Kỳ em thấy còn nhiều vấn đề bất cập đòi hỏi các nhà quản lý, các doanh nghiệp của ta cần phải rút kinh nghiệm để đảm bảo tính ổn định của thị trường. Những vấn đề hiện nay là: - Vấn đề nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh hàng dệt may. - Vấn đề tham gia vào các kênh tiêu thụ hàng dệt may tại thị trường Hoa Kỳ. - Sự am hiểu pháp luật, những quy định của Hoa Kỳ về hàng dệt may. Và đặc biệt là Việt Nam sẽ gia nhập W.T.O, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải cam kết thực hiện các điều khoản của W.T.O, sân chơi sẽ bình đẳng, đặt ra những thách thức mới đối với các doanh nghiệp dệt may Việt Nam. Cảm ơn thầy giáo - TS. Lê Khắc Đoá đã tận tình giúp đỡ em từ việc xây dựng đề cương đến nội dung nghiên cứu của luận văn. Em cũng cảm ơn Viện Nghiên cứu Thương mại đã tạo điều kiện cho em thực tập và cung cấp các tài liệu để hoàn chỉnh luận văn này. Tuy vậy thời gian thực tập còn ngắn, nội dung đề cập đến nhiều vấn đề nên luận văn của em còn có mặt hạn chế nhất định. Em rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các thầy cô trong Hội đồng nghiệm thu để luận văn của em được phong phú thêm nội dung và hình thức trình bày được tốt hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Tài liệu tham khảo 1. Đánh giá tác động kinh tế của hiệp định Thương mại song phương Việt Nam - Hoa Kỳ. (Báo cáo cập nhật về thương mại song phương giữa Việt Nam và Hoa Kỳ trong năm 2003) an assessment of the economic impact of the united states - Vietnam bilateral trade Agreement (Update Report on Bilateral Trade in 2003 between Vietnam and the United States) 2. Quyết định của Thủ tướng chính phủ số 161/1998/QĐ - TTg. Về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp Dệt - May đến năm 2010. 3. Tạp chí Việt - Mỹ số tết 2005, số 35. 4. Báo đầu tư 6/2005 5. Một số ý kiến về tiếp cận thị trường Hoa Kỳ GS .TS. Tô Xuân Dân TS. Hoàng Xuân Nghĩa ThS. Phạm Xuân Sơn 6. Báo thương mại thứ 6/5/2005 - Bộ Thương mại 7. Xúc tiến thương mại TS Mia MiKie ủy ban kinh tế - xã hội liên hợp quốc khu Châu á - Thái Bình Dương 8. Cẩm nang xâm nhập thị trường Mỹ TS. Hồ Sĩ Hưng Nguyễn Việt Hưng 9. Vietnamese Textile industry 10. Hiệp định thương mại Việt Nam -Hoa Kỳ 11. Hiệp định đa sợi 12. Industrial Review of Vietnam 13. Kế toán tài chính - TS Võ Văn Nhi (chủ biên). Mục lục Lời mở đầu 1 Chương 1: Thị trường Hoa Kỳ và cơ hội xuất nhập khẩu của Việt Nam 2 1. Đánh giá thị trường Hoa Kỳ và phân tích tiềm năng rộng lớn của thị trường Hoa Kỳ đối với sản phẩm chế tạo từ các nước đang phát triển nói chung và sản phẩm dệt may nói riêng 2 2. Những cơ hội và thách thức đối với các doanh nghiệp dệt may Việt Nam khi thâm nhập thị trường Hoa Kỳ 8 3. Vai trò của công tác xúc tiến thương mại để thâm nhập thị trường Hoa Kỳ 13 Chương 2: Thực trạng xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ 5 năm trở lại đây) 15 1. Thực trạng của hàng dệt may XK vào thị trường Hoa Kỳ khi Việt Nam chưa gia nhập W.T.O và còn áp dụng hạn ngạch (quota) 15 2. Phân tích những ưu, nhược điểm - những mặt tồn tại của hàng dệt may Việt Nam khi thâm nhập vào thị trường Hoa Kỳ 22 3. Rút ra những nguyên nhân làm hạn chế xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường Hoa Kỳ 27 Chương 3: Một số ý kiến đề xuất để đẩy mạnh XK hàng dệt may vào thị trường Hoa Kỳ 29 1. Các biện pháp từ phía doanh nghiệp dệt may Việt Nam khi thâm nhập vào thị trường Hoa Kỳ 29 2. Các giải pháp về phía Nhà nước nhằm đẩy mạnh XK dệt may vào Hoa Kỳ 34 Kết luận 38 Những chữ viết tắt sử dụng trong luận văn 1. Tiếng Việt: XNK : Xuất nhập khẩu TMQT : Thương mại quốc tế Hoa Kỳ : Hoa Kỳ TNHH : Trách nhiệm hữu hạn GTSP : Giá trị sản phẩm TPHCM : Thành phố Hồ Chí Minh 2. TiếngAnh W.T.O : World Trade Organiztion (Tổ chức Thương mại Thế giới) USD : United States Dollar (đồng đô la Mỹ) MFN : Most Favoured Nation (Tối huệ quốc) EU : Europe (Châu Âu) BTA : Bilateral Trade Agreement (Hiệp định thương mại song phương) GSP : Generalized System of Preferences (ưu đãi thuế quan phổ cập) ICFTU : International Colleague Free Trade Unions (Hiệp hội quốc tế các nghiệp đoàn tự do) SA8000 : Social Association (Trách nhiệm xã hội 8000) ISO : International Standard organization (Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế) Wrap : Chương trình trách nhiệm sản xuất toàn cầu

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docR0085.doc
Tài liệu liên quan