Đề tài Thực tập tại bệnh viện Nguyễn Tri Phương

1.1. Giới thiệu về bệnh viện: - Bệnh viện Nguyễn Tri Phương tọa lạc số 468, Nguyễn Trãi, Phường 8, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh với tổng diện tích mặt bằng là 24.073 m2. Là một bệnh viện công lập đa khoa trực thuộc Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh. - Bệnh viện được xây dựng và khánh thành vào tháng 3 năm 1907 với tên gọi “Dưỡng đường miễn phí”. - Năm 1919, bệnh viện được xây thêm một số phòng và đổi tên thành “Bệnh viện Quảng Đông”. - Năm 1965, bệnh viện được xây kiên cố và hiện đại. - Năm 1978, bệnh viện chính thức đổi tên thành “Bệnh viện Nguyễn Tri Phương”. - Hiện nay, bệnh viện Nguyễn Tri Phương có đầy đủ các khoa lâm sàng và đã trang bị được các máy móc hiện đại, các trang thiết bị chuẩn đoán đồng bộ như: Siêu âm, nội soi các loại, máy LED, CT Scan, MRI 1.5 Tesla, video điện não, hệ thống định vị phẫu thuật thần kinh, vi sinh - sinh học phân tử, , đã góp phần nâng cao chất lượng khám và chữa bệnh, tạo được niềm tin yêu trong xã hội. Đây là bệnh viện hạng nhất đang được xây dựng mở rộng và nâng cấp. - Bệnh viện được phong tặng Huân chương lao động hạng 2 (2004), ISO 9001:2000 (2005). - Là bệnh viện đầu tiên có Khoa Nội tiết của thành phố Hồ Chí Minh, phụ trách chương trình phòng chống Đái tháo đường của thành phố. 1.2. Đặc điểm tổ chức - hoạt động sự nghiệp của Bệnh viện 1.2.1. Chức năng - Nhiệm vụ của bệnh viện đa khoa hạng nhất a) Cấp cứu – Khám bệnh – Chữa bệnh - Bệnh viện tiếp nhận mọi người bệnh đến cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh nội trú và ngoại trú theo chế độ chính sách Nhà nước quy định. - Tổ chức khám sức khỏe và chứng nhận sức khỏe theo quy định của Nhà nước. - Có trách nhiệm giải quyết toàn bộ bệnh tật từ các nơi chuyển đến cũng như tại địa phương. Tổ chức khám giám định sức khỏe khi hội đồng giám định y khoa trung ương hoặc tỉnh, thành phố trưng cầu; khám giám định pháp y khi cơ quan bảo vệ pháp luật trưng cầu. b) Đào tạo cán bộ - Bệnh viện là cơ sở thực hành để đào tạo cán bộ Y tế ở bậc trên đại học, đại học và trung học. Các thành viên trong bệnh viện phải mẫu mực trong thực hiện quy chế bệnh viện và quy định kỹ thuật bệnh viện. c) Nghiên cứu khoa học - Bệnh viện là nơi thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học, ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào việc khám bệnh, chữa bệnh và chăm sóc người bệnh. - Kết hợp các bệnh viện chuyên khoa đầu ngành để phát triển kỹ thuật của bệnh viện. d) Chỉ đạo tuyến - Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện việc chỉ đạo bệnh viện tuyến dưới phát triển khoa học kỹ thuật chuyên môn, nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị. - Kết hợp bệnh viện tuyến dưới thực hiện chương trình và kế hoạch chăm sóc sức khỏe ban đầu trong khu vực. e) Phòng bệnh - Tuyên truyền, giáo dục sức khỏe cho cộng đồng. - Phối hợp với các cơ sở Y tế dự phòng thực hiện thường xuyên nhiệm vụ phòng bệnh, phòng dịch. f) Hợp tác quốc tế - Hợp tác với các tổ chức hoặc cá nhân ở ngoài nước theo quy định của Nhà nước. - Hiện nay, bệnh viện Nguyễn Tri Phương đang hợp tác tốt với các viện trưởng trong nước. g) Quản lí kinh tế Y tế - Có kế hoạch sử dụng hiệu quả ngân sách Nhà nước cấp. Thực hiện nghiêm chỉnh quy định của Nhà nước về thu, chi tài chính, từng bước thực hiện hoạch toán chi phí tài khám bệnh, chữa bệnh. - Tạo thêm nguồn kinh phí từ các dịch vụ Y tế: Viện phí, bảo hiểm Y tế, đầu tư nước ngoài và các tổ chức kinh tế khác.

doc50 trang | Chia sẻ: banmai | Lượt xem: 5635 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực tập tại bệnh viện Nguyễn Tri Phương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN I: GIỚI THIỆU VỀ BỆNH VIỆN NGUYỄN TRI PHƯƠNG  Giới thiệu về bệnh viện: Bệnh viện Nguyễn Tri Phương tọa lạc số 468, Nguyễn Trãi, Phường 8, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh với tổng diện tích mặt bằng là 24.073 m2. Là một bệnh viện công lập đa khoa trực thuộc Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh. Bệnh viện được xây dựng và khánh thành vào tháng 3 năm 1907 với tên gọi “Dưỡng đường miễn phí”. Năm 1919, bệnh viện được xây thêm một số phòng và đổi tên thành “Bệnh viện Quảng Đông”. Năm 1965, bệnh viện được xây kiên cố và hiện đại. Năm 1978, bệnh viện chính thức đổi tên thành “Bệnh viện Nguyễn Tri Phương”. Hiện nay, bệnh viện Nguyễn Tri Phương có đầy đủ các khoa lâm sàng và đã trang bị được các máy móc hiện đại, các trang thiết bị chuẩn đoán đồng bộ như: Siêu âm, nội soi các loại, máy LED, CT Scan, MRI 1.5 Tesla, video điện não, hệ thống định vị phẫu thuật thần kinh, vi sinh - sinh học phân tử,…, đã góp phần nâng cao chất lượng khám và chữa bệnh, tạo được niềm tin yêu trong xã hội. Đây là bệnh viện hạng nhất đang được xây dựng mở rộng và nâng cấp. Bệnh viện được phong tặng Huân chương lao động hạng 2 (2004), ISO 9001:2000 (2005). Là bệnh viện đầu tiên có Khoa Nội tiết của thành phố Hồ Chí Minh, phụ trách chương trình phòng chống Đái tháo đường của thành phố. Đặc điểm tổ chức - hoạt động sự nghiệp của Bệnh viện Chức năng - Nhiệm vụ của bệnh viện đa khoa hạng nhất Cấp cứu – Khám bệnh – Chữa bệnh Bệnh viện tiếp nhận mọi người bệnh đến cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh nội trú và ngoại trú theo chế độ chính sách Nhà nước quy định. Tổ chức khám sức khỏe và chứng nhận sức khỏe theo quy định của Nhà nước. Có trách nhiệm giải quyết toàn bộ bệnh tật từ các nơi chuyển đến cũng như tại địa phương. Tổ chức khám giám định sức khỏe khi hội đồng giám định y khoa trung ương hoặc tỉnh, thành phố trưng cầu; khám giám định pháp y khi cơ quan bảo vệ pháp luật trưng cầu. Đào tạo cán bộ Bệnh viện là cơ sở thực hành để đào tạo cán bộ Y tế ở bậc trên đại học, đại học và trung học. Các thành viên trong bệnh viện phải mẫu mực trong thực hiện quy chế bệnh viện và quy định kỹ thuật bệnh viện. Nghiên cứu khoa học Bệnh viện là nơi thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học, ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào việc khám bệnh, chữa bệnh và chăm sóc người bệnh. Kết hợp các bệnh viện chuyên khoa đầu ngành để phát triển kỹ thuật của bệnh viện. Chỉ đạo tuyến Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện việc chỉ đạo bệnh viện tuyến dưới phát triển khoa học kỹ thuật chuyên môn, nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị. Kết hợp bệnh viện tuyến dưới thực hiện chương trình và kế hoạch chăm sóc sức khỏe ban đầu trong khu vực. Phòng bệnh Tuyên truyền, giáo dục sức khỏe cho cộng đồng. Phối hợp với các cơ sở Y tế dự phòng thực hiện thường xuyên nhiệm vụ phòng bệnh, phòng dịch. Hợp tác quốc tế Hợp tác với các tổ chức hoặc cá nhân ở ngoài nước theo quy định của Nhà nước. Hiện nay, bệnh viện Nguyễn Tri Phương đang hợp tác tốt với các viện trưởng trong nước. Quản lí kinh tế Y tế Có kế hoạch sử dụng hiệu quả ngân sách Nhà nước cấp. Thực hiện nghiêm chỉnh quy định của Nhà nước về thu, chi tài chính, từng bước thực hiện hoạch toán chi phí tài khám bệnh, chữa bệnh. Tạo thêm nguồn kinh phí từ các dịch vụ Y tế: Viện phí, bảo hiểm Y tế, đầu tư nước ngoài và các tổ chức kinh tế khác. Các phòng ban của bệnh viện Bệnh viện Nguyễn Tri Phương hiện có các phòng ban như sau: STT  KHOA PHÒNG   1  Phòng Tổ chức cán bộ   2  Phòng Tài chính kế toán   3  Phòng Hành chánh Quản trị   4  Phòng Điều dưỡng   5  Phòng Vật tư Trang thiết bị   6  Phòng Chỉ đạo tuyến   7  Phòng Kế hoạch tổng hợp   8  Khoa Xét nghiệm   9  Khoa Nội tiêu hóa   10  Khoa Nội cơ xương khớp   11  Khoa Nội thận – Tiết niệu   12  Khoa Nội thần kinh   13  Khoa Nội tổng hợp   14  Khoa Nội tiết   15  Khoa Ngoại Tổng hợp I   16  Khoa Ngoại Tổng hợp II   17  Khoa Ngoại Thần kinh   18  Khoa Phụ sản   19  Khoa Nhi   20  Khoa Liên chuyên khoa   21  Khoa Lão   22  Khoa Cấp cứu   23  Khoa Hồi sức tích cực - Chống độc   24  Khoa Khám bệnh   25  Khoa Y học cổ truyền – Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng   26  Khoa Chống nhiễm khuẩn   27  Khoa Giải phẩu bệnh lý   28  Khoa Dược   29  Khoa Nội hô hấp   30  Khoa Chẩn đoán hình ảnh   31  Khoa Dinh dưỡng   32  Khoa Nội tim mạch   Sơ đồ tổ chức bệnh viện Nguyễn Tri Phương  Khoa xét nghiệm của bệnh viện Có các phòng : VI SINH, SINH HÓA VÀ HUYẾT HỌC. Phòng vi sinh ở khoa xét nghiệm là nơi nhận mẫu và trả kết quả đa khoa. Tất cả mẫu sẽ được chuyển sang phòng vi sinh khác đối diện bệnh viện ( ĐƠN VỊ XÉT NGHIỆM VI SINH KỸ THUẬT CAO).  Ngoài ra còn có phòng xét nghiệm nước tiểu, phòng ngoại chẩn ( Nơi lấy máu, trả kết quả đa khoa, nhận bệnh phẩm của trại, trả kết quả cho trại). Trưởng khoa xét nghiệm là Bác sĩ Nguyễn Thị Thùy Ninh. Nhân viên của Khoa làm việc theo lịch được sắp xếp sẵn của cô Lê Thị Thu Thủy. PHẦN 2: NỘI DUNG THỰC TẬP Ngoại chẩn ( Lần 1: Từ 7/3/2011 đến 18/3/2011 Lần 2: Từ 13/6/2011 đến 24/6/2011)  Được rèn luyện kỹ năng lấy máu. Biết được các loại ống máu dùng cho các xét nghiệm. Ống nắp xanh dương: Chất chống đông EDTA. Dùng làm xét nghiệm: Huyết đồ, tuyến giáp, HbA1C, test nhanh HIV, HBsAg, VDRL, NH3,… Ống nắp xanh lá: Chất chống đông CITRATE. Dùng làm xét nghiệm: TQ, TCK, Fibrinogen, D-Dimer. Ống nắp đỏ: Không có chất chống đông có các hạt nhựa. Dùng làm xét nghiệm: Sinh hóa – Miễn dịch. Ống nắp xám: Chất chống đông Sodium Flouride. Dùng làm xét nghiệm: Đường, Lactat. Ống nắp đen, thể tích 2ml: Chất chống đông CITRATE. Dùng làm xét nghiệm: Máu lắng. Thứ tự ưu tiên khi bơm máu vào ống. Ống nắp đen → ống nắp xanh lá → ống nắp xám → ống nắp xanh dương → ống nắp đỏ Sau khi nhận phiếu chỉ định, phiếu xét nghiệm từ bệnh nhân, các việc phải làm: Gọi bệnh nhân vào. Tùy theo xét nghiệm lấy ống thích hợp. Đối với xét nghiệm đường, mỡ phải hỏi kỹ bệnh nhân đã ăn gì chưa, nếu chưa ăn thì mới lấy máu, đối với bệnh nhân ăn rồi phải hẹn lại vào ngày khác. Lấy máu bệnh nhân. Khi bơm máu vào ống, phải kiểm tra lại tên, tuổi bệnh nhân, bơm máu vào thành ống để tránh máu bị tiêu huyết, đối với ống máu lắng, ống nắp xanh lá phải bơm máu đúng thể tích. Viết giấy hẹn cho bệnh nhân. Đem mẫu máu vào trong. Nhận lại giấy hẹn và trả kết quả xét nghiệm. Vi sinh ( Thời gian từ 21/3/2011 đến 1/4/2011) Thành thạo trong việc làm phết nhuộm, nhuộm Gram, nhuộm kháng acid. Thực hiện kỹ thuật định danh vi khuẩn: Cấy. Biết thêm về cách phân tích mẫu. Làm TNSH, đặt kháng sinh đồ. Định danh vi khuẩn, đọc kết quả kháng sinh đồ. Ngoải những kiến thức đã học còn được cung cấp thêm nhiều kiến thức mới. Mẫu đàm Cấy trên các loại môi trường: BA: Sheep Blood Agar: Môi trường dinh dưỡng tất cả vi khuẩn đều mọc. CAHI: MC: Maconkey Agar: Môi trường chuyên biệt chỉ có trực khuẩn Gram âm mọc (Acinetobacter / Pseudomonas).  Nấm: Trên môi trường BA, CAHI: Khô, đục. Moraxella: Là cầu khuẩn Gram (-), trên BA: Vàng, bở như khoai tây. Mẫu mủ Cấy trên BA và MC. Nếu là: Cầu khuẩn Gram (+) tiêu huyết β → Staphycoccus aureus, Streptococci. Trực khuẩn Gram (-) → Pseudomonas, E.coli. Mẫu máu  Môi trường cấy máu: BHI, TSB. Theo dõi cấy máu. Chai cấy máu được đặt trong tủ ấm 35oC hay 37oC và theo dõi trong 5-7 ngày. Với chai cấy máu 2 pha, mỗi ngày phải quan sát mặt thạch của pha đặc có vi khuẩn mọc hay không. Nếu không có thì tráng pha lỏng lên pha đặc. Có một số vi khuẩn rất dễ bị ly giải sau khi mọc trên môi trường lỏng như Streptococcus pneumoniae hay khó mọc thành nhóm trên pha đặc như Streptococci, vì vậy phải cấy mù lên mặt thạch (Thạch máu hay thạch nâu) → ủ tủ ấm (CO2 hay bình nến), sau khi ủ chai cấy máu qua đêm hoặc 24 giờ.  Bất kì lúc nào phát hiện có dấu hiệu vi khuẩn mọc ( Trên pha đặc có khúm vi khuẩn mọc) hay nghi ngờ vi khuẩn mọc tiến hành cấy phân lập ngay, tốt nhất là thạch nâu có bổ sung XV( CAXV = Chocolate Agar Isovitex) nếu không cấy trong BA, CA và làm phết nhuộm Gram khảo sát trực tiếp. Nếu kết quả có vi khuẩn thì làm kháng sinh đồ từ chai máu, pha đặc có vi khuẩn mọc → định danh + kháng sinh đồ. Sau mỗi ngày phải cấy mù để chắc chắn không có vi khuẩn mọc trong chai cấy máu trước khi trả lời kết quả cấy máu âm tính. Mẫu nước tiểu Cấy trên môi trường Uri select 4. Kết quả: Hồng: ECO. Xanh: KLP/ EFA. Cam nâu: Proteus. Trắng: Các loại khác. Cấy 1 µl → ? CFU / ml VK ≥ 105 CFU/ ml → Nhiễm trùng tiểu. 105 > VK > 104 CFU/ ml → Nghi ngờ nhiễm trùng tiểu / Nhiễm trùng tiểu kinh niên. VK < 104 CFU/ ml → Không có nhiễm trùng tiểu. Mẫu phân  Mẫu huyết trắng Làm tiêu bản khảo sát trực tiếp. Nhuộm Gram. IDS 14 GNR: Hệ thống định danh trực khuẩn Gram âm, dễ mọc.  Là hệ thống gồm 14 thử nghiệm sinh hóa bao gồm: Đĩa giấy Oxidase: Thực hiện thử nghiệm Oxidase. Bản nhựa 10 giếng chứa 10 loại đĩa giấy thực hiện 11 thử nghiệm sinh hóa. Giếng số  Kí hiệu  Thử nghiệm sinh hóa   1  GLU  Lên men Glucose   2  NIT  Khử Nitrate → Nitrite   3  ONPG  Thủy giải ONPG   4  URE  Sinh Urease   5  PAD  Phenyl Alanine Deaminase   6  CIT  Sử dụng Citrate   7  ESC  Thủy giải Esculin   8  H2S  Sinh H2S    IND  Sinh Indol   9  VP  Voges – Proskaues   10  MLO  Sử dụng Malonate   Môi trường Lysin Decarboxylase (LDC) thực hiện thử nghiệm LDC. Môi trường Motility (MOB) thực hiện thử nghiệm di động. Thuốc thử sinh hóa ( Tìm Nitrite, FeCl3, Kovac, KOH, α - Napthtol) thực hiện thử nghiệm NIT, PAD, IND, VP. Qui trình thực hiện định danh bằng IDS 14.  Đọc kết quả: Thử nghiệm sinh hóa trong bảng nhựa. Giếng số  Kí hiệu  Thuốc thử thêm vào  Kết quả thử nghiệm      (+)  (-)   1  GLU   Vàng  Tím   2  NIT  Tìm Nitrite  Đỏ/ hồng  Vàng nhạt   3  ONPG   Vàng nhạt  Không màu   4  URE   Đỏ cánh sen  Vàng/ đỏ nhạt   5  PAD  FeCl3  Xanh lá  Vàng nhạt   6  CIT   Xanh biển  Xanh lá/ vàng   7  ESC   Đen  Không đen   8  H2S   Đen  Đen    IND  Kovac  Đỏ bề mặt  Vàng bề mặt   9  VP  KOH + α - Napthtol  Đỏ  Vàng nhạt   10  MLO   Xanh biển  Xanh lá/ Vàng   Thử nghiệm trong môi trường LDC. Môi trường có Vi khuẩn mọc và có màu tím: (+). Môi trường có màu vàng hoặc có màu vàng tím: (-). Thử nghiệm trong môi trường di động (MOB). Vi khuẩn mọc có màu đỏ lan rộng ra khỏi đường cấy: (+). Vi khuẩn mọc theo 1 đường thẳng đứng, có màu đỏ theo đường cấy: (-). Kết quả đọc được sẽ được ghi vào phiếu.  Phát máu ( Lần 1 từ 4/4/2011 đến 15/4/2011 Lần 2 từ 16/5/2011 đến 27/5/2011) Xác định nhóm máu hệ ABO, Rhesus bằng kỹ thuật dùng anti và kỹ thuật Gel Kỹ thuật dùng anti như đã được học. Kỹ thuật Gel  Yêu cầu về thiết bị. ID _ Dispenser: Hệ thống pha loãng. Pipette. Đầu cone sử dụng cho pipette. Các ống nghiệm dùng để pha loãng. ID _ Working table. ID _ Centrifuge 24s. Yêu cầu về thuốc thử ID _ Diluent: Dùng cho test LISS để huyền phù tế bào hồng cầu. Chuẩn bị mẫu máu: Chuẩn bị một dịch pha loãng hồng cầu 5% trong ID _ Diluent 2 như sau: Cho vào ống nghiệm 500 µl dung dịch ID _ Diluent 2.  Thêm 50 µl máu toàn phần hay 25 µl dịch lắng hồng cầu, lắc nhẹ. Để khoảng 10 phút ở nhiệt độ phòng. Quy trình xét nghiệm. Không sử dụng các ID - Card có dấu hiệu khô, có bọt khí hay tấm kim loại bị hư. Đánh dấu ID - Card bằng tên hay số của bệnh nhân, bóc bỏ tấm nhôm ra khỏi 3 ống đầu tiên. Thêm 10 µl dịch pha loãng tế bào hồng cầu 5%. Ly tâm ID - Card trong 10 phút. Đọc và báo cáo kết quả. Khi xác định nhóm máu thực hiện kỹ thuật Gel trước vì nó mất thời gian hơn, trong lúc ly tâm Gel Card ta dùng kỹ thuật anti. Sau đó vô sổ kết quả dùng anti, chờ Gel Card kiểm tra lại kết quả. Phải luôn kiểm tra tên trên ống máu và Gel Card để tránh sự nhầm lẫn. Test nhanh HIV, HBsAg, VDRL  Ba xét nghiệm thường được thực hiện đối với thai phụ. Quay ly tâm ống máu( Có thể cho máu toàn phần vào test nhưng để dễ đọc kết quả nên ta dùng huyết thanh). Viết tên bệnh nhân lên test. Hút 50 µl huyết thanh cho vào test ( Kiểm tra tên bệnh nhân trên ống máu và trên test).  Thứ tự cho huyết thanh vào test VDRL → HIV → HbsAg. Đợi khoảng 10- 15 phút và đọc kết quả. Kết quả phải được vô sổ và test được kiểm tra mỗi ngày. Phát máu Thực hiện chứng nghiệm phù hợp ( Trong môi trường nước muối và môi trường antiglobulin). Thuốc thử: Dung dịch NaCl 0,9% huyết thanh Antiglobulin, huyền dịch hồng cầu 2- 4% của bệnh nhân và túi máu, máy quay li tâm. Mẫu thử: 2ml máu kháng đông EDTA. Kỹ thuật: Tiến hành trên 3 phần: Phần chính (M), phần phụ (m) và phần tự chứng của chai máu và bệnh nhân. Pha huyền dịch hồng cầu 2- 4% của máu bệnh nhân và chai máu. Trên 3 ống nghiệm được kí hiệu M, m, Tc rồi tiến hành như sau: Giai đoạn môi trường muối:  Phần chính  Phần phụ  Tự chứng    M  m  Tc   Bệnh nhân  Huyết tương  2 giọt   2 giọt    Hồng cầu   1 giọt  1 giọt   Chai máu  Hồng cầu  1 giọt      Huyết tương   giọt    Lắc đều, quay ly tâm 1000 vòng trong 1 phút. Đọc kết quả nếu không ngưng kết thì qua giai đoạn sau. Giai đoạn môi trường antiglobulin. Rửa Hồng cầu các ống M, m, Tc 3 lần với dung dịch NaCl 0,9% rồi nhỏ vào các ống nghiệm 1 giọt huyết thanh. Antiglobulin quay ly tâm 1000 vòng trong 1 phút, đọc kết quả. Đọc kết quả: Bất kì giai đoạn nào mà phản ứng dương tính ( ngưng kết hoặc tan máu) ở phần chính (M) thì túi máu không truyền cho bệnh nhân. Nếu ở phần phụ (m) xảy ra phản ứng dương tính nhưng phần chính (M) phản ứng âm tính thì túi máu đó có thể truyền cho bệnh nhân nhưng số lượng truyền máu ít (Không quá 25% thể tích máu người nhận). Tốt hơn hết là dùng hồng cầu lắng nhóm máu đó. Kỹ thuật phản ứng hòa hợp máu. (Dành cho tiểu cầu đậm đặc, huyết tương tươi đông lạnh). 10 µl hồng cầu bệnh nhân pha loãng với 190 µl NaCl 0,9% ( Pha loãng 5%). Lấy 100 µl tiểu cầu đậm đặc ( hoặc huyết tương tươi đông lạnh) pha với 50 µl hồng cầu bệnh nhân đã pha loãng 5% ở trên. Quay ly tâm hỗn hợp này 15 giây. Đọc kết quả: Không ngưng kết: Phản ứng hòa hợp. Ngưng kết: Phản ứng không hòa hợp. Quy trình thực hiện truyền máu. Định nhóm máu hệ ABO mẫu máu của người nhận và từng đơn vị máu, thành phần máu sẽ truyền bằng phản ứng huyết thanh mẫu và hồng cầu mẫu (anti). Định nhóm máu hệ Rhesus mẫu máu của người nhận. Thực hiện xét nghiệm hòa hợp. Truyền máu toàn phần, khối hồng cầu (hồng cầu lắng), khối bạch cầu, làm xét nghiệm hòa hợp trong ống nghiệm ở môi trường nước muối sinh lý, nhiệt độ phòng, bao gồm: Ống 1: Giữa hồng cầu của đơn vị máu, thành phần máu với huyết thanh người nhận. Ống 2: Giữa huyết tương của đơn vị máu, thành phần máu với hồng cầu người nhận. Truyền thành phần tiểu cầu, huyết tương. Làm xét nghiệm hòa hợp giữa huyết tương của đơn vị máu, thành phần máu với hồng cầu người nhận trong ống nghiệm ở môi trường nước muối sinh lý, nhiệt độ phòng. Kiểm tra túi máu trước khi phát máu. Kiểm tra túi máu, thành phần máu: Phát hiện các dấu hiệu sau: Tan máu, có cục máu đông, vẩn, vật lạ, túi máu bị rách, thủng, hiện tượng đổi màu sắc lạ. Kiểm tra đối chiếu các thông tin về người cho và người nhận, kết quả nhóm máu ABO, Rh, kết quả phản ứng chéo trên phiếu dự trù máu, nhãn túi máu, số kết quả phản ứng chéo, phiếu truyền máu. Hồ sơ cấp phát máu. Phiếu truyền máu gửi khoa điều trị. Hồ sơ ghi kết quả định nhóm máu, phản ứng hòa hợp lưu tại khoa xét nghiệm. Đông máu ( Thời gian từ 18/4/2011 đến 29/4/2011) Được hướng dẫn cách sử dụng máy đông máu, máy đo tốc độ lắng máu và thực hành trên máy. Máy đông máu STA COMPACT.  Thực hiện các xét nghiệm TQ, TCK, Fibrinogen, D- Dimer TQ: Khảo sát con đường đông máu ngoại sinh (7) và con đường chung (10, 2, 1, 5). Chỉ số bình thường 70 - 100%. Giảm: Giảm một số hoặc một yếu tố đông máu ( Prothrobin, Proconvertin, yếu tố Stuart), giảm nhiều Fibrinogen, xuất hiện Heparin. TCK: Khảo sát đường đông máu nội sinh (12, 11, 9, 8) và đường chung (10, 5, 2, 1). Chỉ số bình thường 26 - 35%. Tăng: Giảm Fibrinogen huyết, tiêu Fibrin. Fibrinogen: Là một Protein huyết tương được tổng hợp ở gan, bị phân cắt bởi Thrombin thành những sợi Fibrin cần cho sự tạo thành cục máu đông. Thiếu hụt Fibrinogen gây ra chảy máu. Fibrinogen chủ yếu do gan tạo ra. Nồng độ Fibrinogen huyết tương thấp có thể do sự đông máu nội mạch rải rác do chấn thương nặng hoặc biến chứng sản khoa. Bình thương: 2,0 – 4,0 g/ l Tăng: Nhiểm trùng, tăng bạch cẩu, thấp khớp cấp. Giảm: Bệnh gan nặng( Xơ gan, ngộ độc phospho), lao phổi, đông máu nội mạch rải rác. INR ( International Normalized Ratio: Tỉ số bình thường hóa quốc tế) Ý nghĩa: Đánh giá hiệu quả sử dụng của Warfarin và sử dụng các thuốc kháng đông uống (Sintrom). Tùy theo bệnh, mục tiêu INR khác nhau: Van động mạch chủ cơ học cần INR từ 2 - 3 trong khi van 2 lá cơ học cần INR từ 2,5 - 3,5. Nếu INR không đạt tới ngưỡng mục tiêu sẽ dễ bị cục máu đông làm kẹt van, nếu cao quá mục tiêu thì dễ bị chảy máu( Nặng nhất là chảy máu não). D- Dimer Chẩn đoán huyết khối tĩnh mạch sâu. Có thể được làm cùng xét nghiệm khác để chẩn đoán đông máu lan tỏa nội mạch. D- Dimer được làm khi bệnh nhân có triệu chứng của bệnh huyết khối tĩnh mạch sâu như đau chân, đau đớn, sưng, đổi màu da, các triệu chứng của nghẽn mạch phổi, khó thở, ho, đau ngực do phổi. Chỉ số bình thường: 0,00- 0,50µg/ ml. Là phương pháp chính xác và hiệu quả trong chẩn đoán loại trừ huyết khối tĩnh mạch sâu trên bệnh nhân nội khoa cấp tính. QUY TRÌNH VẬN HÀNH MÁY STA COMPACT Chuẩn bị máy Bật nút ON / OFF ở cuối hông ở bên trái của máy, đèn khởi động sẽ bật sáng trên máy in, monitor và bên trong máy STA COMPACT. Màn hình hiển thị “ GLOBAL VERIFICATION DONE ” với con trỏ tô đậm ở dòng chữ “ CONTINUE ”, nhấn “ ENTER ”. Chuẩn bị thuốc thử Để mở khay chứa thuốc thử từ màn hình TEST PANEL nhấn F2 hoặc dùng phím mũi tên di chuyển đến LOADING chọn PRODUCTS nhấn ENTER. Mở nắp tất cả các lọ thuốc đã chuẩn bị đặt vào máy. Thực hiện các xét nghiệm Screening Test thì cần chuẩn bị các lọ thuốc: STA CK PREST 5 STA CACL 2 STA FIBRI PREST 5 STA OWEN KOLLER STA COAG CONTROL N + P Phục hồi các lọ thuốc thử bằng cách trộn lọ dung môi sang lọ bột khô đối với thuốc thử STA NEO PLASTINE CI5, STA CK PREST 5 hoặc bằng cách bổ sung nước cất 2 lần theo đúng thể tích ghi chú sẵn trên lọ thuốc thử đối với các thuốc thử FIBRI PREST 5, STA COAG CONTROL N + P lắc nhẹ lọ thuốc để yên trong phòng 10- 15 phút. Quét BARCODE của lọ thuốc STA NEO PLASTINE CI5, nhấn ENTER để di chuyển con trỏ chuột đến cột POSITION đặt lọ thuốc STA NEO PLASTINE CI5 vào vị trí có kí hiệu khuấy từ ( ví dụ: vị trí 23). Thực hiện tương tự với các lọ thuốc khác. Lưu ý: Các lọ thuốc STA NEO PLASTINE CI 5 và STA CK PREST phải để vào vị trí có kí hiệu khuấy từ. Nhấn ESC rồi nhấn ENTER để đóng khay chứa thuốc. Chuẩn bị mẫu đo Để mở khay chứa mẫu thử từ màn hình TEST PANEL nhấn F1 hoặc dùng phím mũi tên di chuyển đến LOADING chọn “ Sample ” nhấn ENTER. Gõ tên bệnh nhân và nhấn ENTER để di chuyển con trỏ đến cột POSITION đặt tube plasma của bệnh nhân đó vào vị trí bất kì, nhấn ENTER và nhấn F10, lặp lại thao tác tương tự đối với các mẫu đo còn lại. Sau cùng nhấn ESC rồi nhấn ENTER đóng khay chứa mẫu. Máy sẽ hiện thông báo với con trỏ ở dòng QUIT nhấn Y đến lệnh bắt đầu đo mẫu và kết quả sẽ tự động in ra máy in. In lại kết quả hoặc đo lại kết quả của một mẫu Từ màn hình TEST PANEL dùng phím mũi tên để dời con trỏ đến file bệnh nhân cần tìm rồi nhấn ENTER và F6 để in lại kết quả hoặc nhấn ENTER và F3 để ra lệnh đo lại kết quả. Nhấn ESC để trở về màn hình TEST PANEL. Lưu ý: Trong quá trình đo mẫu nếu hết thuốc thử thì máy sẽ kêu “ BÍP ” và hiển thị thông báo. Nhấn ESC để máy hoàn tất đo các xét nghiệm khác. Sau đó thao tác theo V.2 để lấy lọ thuốc đã cạn và thao tác theo II để đặt lại lọ thuốc mới. Máy sẽ tự động thực hiên tiếp tục các test còn lại hoặc có thể ra lệnh đo lại theo hướng đẫn ở trên. Tắt máy Mở khay chứa mẫu, lần lượt lấy các lọ thuốc thử ra ngoài. Lưu ý: Trong khay chứa mẫu chỉ còn lại lọ thuốc OWEN KOLLER. Mở khay chứa thuốc thử, lần lượt lấy các lọ thuốc ra ngoài. Lưu ý: Trong khay chứa mẫu chỉ còn lại lọ STA CACL 2 và lọ STA DESORB. Từ màn hình TEST PANEL, nhấn ESC + H + Y hoặc dùng phím mũi tên di chuyển con trỏ đến HALT + ENTER. Khi màn hình hiển thị dòng chữ “ YOU CAN SWITCH OFF THE MACHINE ” thì tắt nút ON/ OFF của máy. Máy đo tốc độ lắng máu LENA Thực hiện xét nghiệm máu lắng Mục đích: Theo dõi tình trạng viêm hay theo dõi 1 bệnh ác tính nào đó, sốt cấp thấp, cơn nhồi máu cơ tim cấp. Xét nghiệm mang tính thường quy, tầm soát nhưng rất cần thiết trong việc phát hiện và theo dõi bệnh lao, theo dõi quá trình hoại tử mô cơ thể và những rối loạn bệnh lý về thấp học ( Bệnh lý của khớp, gan, cơ vân, dây chằng,…) và những cấu trúc liên quan. Giúp bác sĩ phát hiện ra những bệnh lý mà triệu chứng lâm sàng khá mơ hồ, không rõ ràng. TSBT: Giờ 1 ( < 15mm) Giờ 2 ( < 20 mm) Trị số tăng: Bệnh thận. Mang thai. Bệnh thấp cấp. Viêm khớp dạng nặng. Thiếu máu nặng. Bệnh giang mai. Bệnh tuyến giáp. Bệnh lao. Tăng rõ ràng trong: Bệnh viêm động mạch do tế bào khổng lồ. Đau tủy. Bệnh tăng Fibrinogen. Bệnh viêm mạch máu hoại tử. Đau cơ dạng thấp. Trị số giảm Suy tim xung huyết. Máu tăng độ nhớt. Giảm Fibrinogen máu. Giảm Protein huyết tương ( Bệnh lý gan, thận). Bệnh đa hồng cầu. Bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm. Những yếu tố ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm: Viêm mạch máu dị ứng. U nhầy nhĩ trái. U nhầy nhĩ phải. Viêm gan tự miễn. Viêm nội mạc tử cung. Viêm quầng da do nhiều Streptococus Pypgen. Viêm vùng chậu. Viêm tủy xương. Viêm tuyến giáp bán cấp. QUY TRÌNH VẬN HÀNH MÁY ĐO TỐC ĐỘ LẮNG MÁU LENA Chuẩn bị mẫu đo. Lấy máu tĩnh mạch cho vào ống đo tube Tapval 2ml. Trộn đều mẫu đo bằng cách đảo ngược ống nhẹ nhàng từ 10 – 15 lần. Xét nghiệm phải được thực hiện trong vòng 2h sau khi lấy mẫu. Chú ý: Lấy máu cho vào tube phải đúng vạch trên ống đo ( sai số cho phép là + 5mm và – 11mm). Nếu máu cho vào quá nhiều hoặc quá ít, máy sẽ báo lỗi “ L.E” Level Error. Phải trộn đều máu trước khi đo Chuẩn bị máy đo. Bật công tắc điện ở phía sau máy ( Nguồn điện sử dụng là 100- 240 Volts), nếu khu vực có nguồn điện không ổn định phải có thêm ổn áp để bảo vệ máy. Máy có hai chế độ làm việc: MODE 1 HOUR chỉ đo tốc độ lắng máu giờ thứ nhất. MODE ½ HOUR đo tốc độ lắng máu giờ thứ nhất và giờ thứ hai. Để chuyển đổi giữa hai chế độ làm việc này thì nhấn giữ phím 1 khi bật công tắc điện. Máy sẽ tự động chạy chương trình kiểm tra từng bộ phận của máy, màn hình hiển thị tiêu đề giờ và chế độ làm việc. Khi chương trình kiểm tra kết thúc, màn hình sẽ hiển thị thông báo “ READY 1 PS ****** 8 PS “ “ READY 9 PS ************ 16 PS “ Máy đã sẵn sàng quá trình đo mẫu. Thực hiện xét nghiệm VS Cài đặt ID của mẫu đo( nếu không cài đặt thì bỏ qua bước này). Từ màn hình chính, nhấn phím số 1 màn hình hiển thị “ INTRODUCTION SAMPLE ID?” Xác nhận bằng cách nhấn “ IN ”, màn hình hiển thị “ NEW SEQ, OR DEFECT SEQ ?” Cài đặt số ID ( Nên sử dụng ID 3 ký tự) của mẫu đo rồi nhấn “IN”. Nếu muốn xóa ID thì dùng phím ESC / DEL. Đặt ống đo vào vị trí đo, bắt đầu từ vị trí số 1 thực hiện tuần tự đến vị trí 16, khi đo hết 16 vị trí thì bắt đầu lại vị trí số 1. Máy sẽ tự động thực hiện đo mẫu khi đặt ống vào vị trí. Kết quả được xuất ra. Màn hình hiển thị , nhấn phím số 2 sau đó nhấn “ IN ” để xác nhận, nhập số thứ tự của mẫu cần xem kết quả, thoát ra bằng phím ESC / DEL. Màn hình hiển thị như sau:  Lưu ý: Không lấy ống đo ra khỏi vị trí đo khi máy đang thực hiện quá trình đo. Nếu lấy ống ra máy sẽ báo lỗi “ S.E ” Sample Error. Không đặt bất kì vật dụng khác ở khu vực đo mẫu của máy vì có thể gây cản trở sự di chuyển của mẫu đo. Cuối ngày bao phủ máy, tránh vật lạ rơi vào khu vực đo mẫu. Không sử dụng Alcohol > 70% để lau chùi máy, bộ nhớ của máy 240 kết quả. Các kết quả lưu trữ cũ sẽ tự động xóa bỏ khi cài đặt lại ngày giờ của máy. Hoàn chỉnh kết quả. Từ màn hình chính, nhấn phím 2, màn hình hiển thị “ RESULTS CORRECTION ”. Giới hạn bình thường: Giờ 1: 0 – 5mm ở nữ, 0 – 7mm ở nam, giờ 2 < 20 mm. Nguyên nhân làm VS giả tạo: Mẫu không lắc đều kỹ lưỡng, bệ máy không bằng phẳng, thể tích máu dư do với chống đông. Tách men ( Lần 1 từ 2/5/2011 đến 13/5/2011 Lần 2 từ 25/7/2011 đến 29/7/2011) Là nơi quay ly tâm mẫu máu làm xét nghiệm sinh hóa, nơi thực hiện test nhanh sốt xuất huyết (SXH) và xét nghiệm Widal  Ống xanh dương làm xét nghiệm NH3, ống xám làm xét nghiệm đường, lactat quay ly tâm trong vòng 2 phút. Ống đỏ quay 2 phút sau đó kiểm tra xem máu có đông không, nếu máu đông thì dùng tăm quậy ở thành ống sau đó quay tiếp cho đến khi tách được huyết thanh. Sau khi quay ly tâm xong chuyển máu và giấy sang đánh số để đưa vào máy sinh hóa. Có 2 máy sinh hóa AU 400 và AU 600 ( Máy AU 600 bắt đầu từ 1 – 100, còn máy AU 400 bắt đầu từ 101).  Đối với xét nghiệm có ion đồ chạy máy AU 400. Ngoài ra còn được hướng dẫn và thực hiện test nhanh SXH. Quy trình xét nghiệm test nhanh SXH Mẫu thử: huyết thanh hoặc huyết tương. Nếu không xét nghiệm ngay thì phải để tủ lạnh 2 - 8OC. Mẫu huyết thanh hoặc huyết tương chứa kết tủa, tán huyết vàng sẽ cho kết quả sai. Quy trình xét nghiệm. Nhỏ 5µl huyết thanh hoặc huyết tương vào giếng vuông S. Nhỏ 3 – 4 giọt dung môi vào giếng tròn. Đọc kết quả trong vòng 15 – 20 phút. Không đọc kết quả sau 20 phút vì sẽ cho kết quả sai. Nhận định kết quả. Âm tính: Chỉ có vạch chứng C. Không phát hiện KT IgM và IgG. Dương tính IgM: Có vạch C và vạch IgM. Nhiễm virus SXH tiên phát. Dương tính IgG có vạch C và vạch IgG. Nhiễm virus SXH trước đó hoặc nhiễm virus SXH thứ phát. Dương tính IgM và IgG: Có vạch C và vạch IgM, IgG. Những virus SXH tiên phát muộn hoặc thứ phát sớm. Widal. Thuốc thử: Để ở nhiệt độ 2- 8oC, không để nơi có ánh nắng mặt trời và nhiệt độ cao. Bệnh phẩm: Huyết tương không tiêu huyết, huyết tương bảo quản 48 giờ ở nhiệt độ 2- 8oC. Tiến hành : Pha loãng huyết tương 1/80 bằng cách. Cho 15,8 ml NaCl 0,9 % vào ống nghiệm (15ml + 800µl) Cho tiếp vào 0,2ml huyết tương, trộn đều (200µl huyết tương NaCl) Lấy 8 ống AO BO CO DO AH BH CH DH Mỗi ống 1µl huyết tương đã pha loãng 1/80 ở trên Cho vào mỗi ống 1 giọt thuốc thử (KN) tùy loại. Trộn đều, ủ ở 50OC. KN AO BO CO DO : Ủ 4 giờ. KN AH BH CH DH : Ủ 2 giờ. Kết quả: Ống nghiệm nào có kết tủa (Ngưng tụ) → dương tính 1/80 pha loãng huyết tương 1/80 thành huyết tương 1/60 và làm tiếp cho → khi hết dương nghiệm. Khí máu ( Thời gian từ 30/5/2011 đến 10/6/2011) Là nơi làm xét nghiệm khí máu và pha loãng máu làm HbA1C. KHÍ MÁU Mục đích của xét nghiệm khí máu Giúp bác sĩ bước đầu xác định được các rối loạn thông khí máu, rối loạn cân bằng axit base để xác định nguyên nhân và chữa trị. Các trường hợp làm xét nghiệm khí máu: Suy hô hấp mọi nguyên nhân: Tại phổi hay ngoài phổi. Suy tuần hoàn, choáng, nhiễm trùng máu. Suy thận và bệnh lý ống thận. Nội tiết: Đái tháo đường nhiều toan ceton, bệnh vỏ thượng thận. Hôn mê, ngộ độc. Tiêu hóa: Ói, tiêu chảy, dò túi mật hoặc ruột non, tụy tạng. Rối loạn điện giải: Tăng kết tủa Kali máu, Cholor máu. Theo dõi điều trị: Oxy liệu pháp, thở máy, nuôi ăn qua đường tĩnh mạch, lọc thận, truyền dịch hoặc truyền máu lượng lớn, điều trị lợi tiểu. Chỉ số bình thường. pH động mạch : 7,37 – 7,45. pCO2: Nam : 35 – 46 mmHg. Nữ : 32 – 43 mmHg. pO2 động mạch : 71 – 104 mmHg. HCO3 chuẩn : 21 – 26 mmol/L. Kiềm dư : -2 đến +3 mmol/L. Máy phân tích khí máu: Sử dụng máy EASY BLOODGAS  Quy trình vận hành máy: Khởi động máy Bật công tắc nguồn (220V / 50Hz), kiểm tra giấy trên máy in. Chờ máy khởi động (Khoảng 2 phút ) trên màn hình hiển thị ** Easy BloodGas ** Ver… Medica Co… pH / pCO2/ pO2. Date / Month / Year. Confirm ? Nếu ngày tháng đúng thì nhấn YES / Không thì nhấn NO và hiệu chỉnh ** Easy BloodGas ** Ver… Medica Co… Solution Pack is out side, Install solution pack. Confirm? Cho bình thuốc thử vào máy, máy sẽ cho thông tin về bình thuốc. * Home Menu * 1. *** 2. *** 3. Calibration. 4. Daily Cleaner. 5. Second meu. Nhấn giữ phím 4 Daily Cleaner, nhấn Sample Probe tới vị trí Syringe và đưa dung dịch vào kim hút và nhấn YES để máy hút dung dịch vào rửa máy, khi máy hút xong xuất hiện thông báo “Close Sample Probe”, lấy dung dịch rửa ra và đóng Sample probe. Máy tiến hành rửa và tự động Calibration. Khi máy Calibration xong, màn hình hiển thị các thông số pH/ pCO2/ pO2. Nếu máy hiển thị không đủ 3 thông số trên thì ta phải tiến hành rửa máy và Calibration lại máy, nếu không thì chúng ta phải thay điện cực gọi bộ phận Service. Lưu ý: Trong quá trình chạy không được mở nắp máy, theo dõi quá trình phân tích mẫu trên thanh trạng thái, có những sự cố lỗi xuất hiện trên màn hình chúng ta có thể can thiệp, xử lý cho máy tiếp tục hoạt động, những lỗi thường gặp như: Value Error, Air in Calib A/ B/ Rinse, Drift Noise. Khi đó, chúng ta cần xem xét tình trạng Value, dây Pumb, bình thuốc, điện cực. Chạy mẫu:  Khi máy Calib hoàn thành ( đầy đủ 3 điện cực pH/ pCO2/ pO2) có thể tiến hành chạy mẫu, chuẩn bị mẫu, nhấn Sample Probe, đưa mẫu vào và nhấn YES, máy hút xong lấy mẫu ra và đóng Sample Probe lại, nhập thông tin bệnh nhân, nhiệt độ, Hb,… và nhấn YES. Máy phân tích xong sẽ cho kết quả trên màn hình và in ra giấy. Lưu ý: Máy khí máu thời gian Calib ( Máy có chế độ Calib tự động) máy mới tiếp tục đo mẫu được. PHA LOÃNG HbA1C: Ý nghĩa xét nghiệm HbA1C: đo lượng glycohemoglobin trong hồng cầu.Kết quả không ảnh hưởng đến việc bụng đói hay đã ăn rồi.Do đó có thể lấy bất cứ lúc nào trng ngày. Kết quả HbA1C cho biết: Đường huyết trung bình trong khoảng thời gian từ 2 đến 3 tháng. Qua đó bác sĩ có thể đánh giá kết quả điều trị trong khoảng thời gian đó. Đánh giá kế hoach kiểm soát tiểu đường. Nếu HbA1C vẫn ở mức cao phải xem xét lại kế hoạch điều trị. Có nhiều phương pháp đo HbA1C. Phương pháp thường dùng là tính phần trăm lượng Glycohemoglobin trong toàn thể Hemoglobin. Trị số bình thường là 4 – 6.2%. Thử nghiệm HbA1C khi phát hiện bị tiểu đường. HbA1C không phản ánh tăng hay giảm đường huyết cấp tính. Nếu bệnh nhân thiếu máu tán huyết hoặc xuất huyết nặng kết quả có thể thấp giả. Nếu bệnh nhân đang thiếu sắt thì HbA1C sẽ tăng. Nếu bệnh nhân truyền máu gần đây, HbA1C sẽ tăng giả và không phản ánh chính xác việc kiểm soát đường huyết trong 2 – 3 tháng. Quy trình xét nghiệm HbA1C: Pha loãng: Máu EDTA (Tube xanh dương) Cho vào Cuvette (Máy sinh hóa tự động Olympus): 6µl toàn phần (EDTA) 250 µl dung dịch Hemoglobine Denaturant ( Dung dịch phá hồng cầu) Để 10 phút cho dung dịch chuyển màu xanh. Đưa cuvette này vào máy sinh hóa tự động. Chọn 2 chương trình : THb và HbA1C để làm xét nghiệm HbA1C. Cuối ngày, cất chai dung dịch Hemoglobine Denaturant vào tủ lạnh bảo quản 2 – 8oC. Kiểm bệnh phẩm ( Thời gian từ 27/6/2011 đến 8/7/2011) Là nơi nhận bệnh phẩm từ các khoa để làm xét nghiệm tại khoa và bệnh phẩm đem gởi ngoài, là nơi trả lời kết quả cho các khoa trong những trường hợp cần kết quả gấp. Khi nhận bệnh phẩm phải kiểm tra tên, tuổi bệnh nhân trên bệnh phẩm và trong phiếu xét nghiệm. Đối với các ống máu có chống đông phải kiểm tra xem máu có đông không. Riêng các ống máu lắng và đông máu phải xem có đúng thể tích không. Trường hợp máu đông hoặc không có bệnh phẩm phải báo lên Khoa và yêu cầu lấy lại. Sau khi kiểm tra bệnh phẩm xong chuyển giấy xét nghiệm sang nhập máy và mang bệnh phẩm vào trong. Đây cũng là nơi cung cấp ống đựng máu, lọ đựng nước tiểu cho các Khoa. Những xét nghiệm mới về sinh hóa- miễn dịch. CK, CK - MB: Là những xét nghiệm về men tim. αFP: Theo dõi ung thư tinh hoàn và ung thư gan. CA 125 II: Theo dõi ung thư buồng trứng. CA 15-3: Theo dõi ung thư vú. CA 19-9 XR: Theo dõi ung thư đại trực tràng, ung thư tụy, ung thư dạ dày. CEA: Theo dõi ung thư trực tràng, phổi, vú. Total PSA: Phát hiện sớm và theo dõi ung thư tiền liệt tuyến. Trị số bình thường của các xét nghiệm sinh hóa: Urê  2,5 – 7,5 mmol/L   Glucose  3,9 – 6,4 mmol/L   Creatinin  Nam: 62 – 120 µl/L    Nữ: 150 – 360 µl/L   Bilirubin TP  ≤ 17 µmol/L   Bilirubin TT  ≤ 4,3 µmol/L   Bilirubin GT  ≤ 12,7 µmol/L   Protein TP  65 – 82 g/L   Albumin  35 – 50 g/L   Globubin  24 – 38 g/L   Tỉ lệ A/ G  1,3 – 1,8   Fibrinogen  2 – 4 g/L   Cholesterol  3,9 – 5,2 mmol/L   Triglycerid  0,46 – 1,88 mmol/L   HDL Cho  ≤ 0,9 µmol/L   LDL Cho  ≤ 3,4 µmol/L   Na+  135 – 145 mmol/L   K+  3,5 – 5 mmol/L   Cl-  98 – 106 mmol/L   Calci  2,15 – 2,6 mmol/L   Calci ion hóa  1,17 – 1,29 mmol/L   Phospho  TE: 1,3 – 2,2 mmol/L    NL: 0,9 – 1,5 mmol/L   Sắt  Nam: 11 – 27 µmol/L    Nữ: 7 – 26 µmol/L   Magiê  0,8 – 1,00 mmol/L   AST (GOT)  ≤ 37 U/L – 37oC   ALT (GPT)  ≤ 40 U/L – 37oC   CK  Nam: 24 – 190 U/L – 37oC    Nữ: 24 – 167 U/L – 37oC   CK- MB  ≤ 24 U/L – 37oC   LDH  230 – 460 U/L – 37oC   GGT  Nam: 11 – 50 U/L – 37oC    Nữ: 7 – 32 U/L – 37oC   Cholinesterase  5300 – 12900 U/L – 37oC   Chỉ số bình thường của TB máu ngoại vi Số lượng hồng cầu  Nam ( 4,0 – 5,8 ×1012 /L )    Nữ ( 3,9 – 5,4 ×1012 /L )   Huyết sắc tố  Nam ( 140 – 160 g/L )    Nữ ( 125 – 145 g/L )   Hematocrit  Nam ( 0,38 – 0,50 l/L    Nữ ( 0,35 – 0,45 l/L )   MCV  83 – 92 fl   MCH  27 – 32 pg   MCHC  320 – 356 g/L   Hồng cầu có nhân  ( 0 ×109 /L )   Hồng cầu lưới  ( 0,1 – 0,5% )   Số lượng tiểu cầu  ( 150 – 400 ×109 /L )   Số lượng bạch cầu  4 – 10 ×109 /L   PHẦN III: TỔNG KẾT Bệnh viện Nguyễn Tri Phương là một bệnh viện trực thuộc Sở Y Tế thành phố Hồ Chí Minh, đồng thời cũng là bệnh viện đa khoa hạng nhất. Bệnh viện được trang bị đầy đủ các loại máy móc và trang thiết bị hiện đại. Điều đó góp phần nâng cao chất lượng khám và chữa bệnh, đem lại sức khỏe cho mọi người. Riêng khoa Xét nghiệm mỗi ngày tiếp nhận rất nhiều bệnh phẩm từ các Khoa khác gửi đến cùng với lượng bệnh nhân đến làm xét nghiệm rất đông, điều này chứng tỏ chất lượng khám và chữa bệnh của bệnh viện rất được sự tin cậy và tín nhiệm của mọi người. Được thực tập tại khoa Xét nghiệm của bệnh viện, được làm việc cùng 28 thành viên trong Khoa, mỗi người có những nét riêng, nhưng ở họ luôn có sự tận tình chỉ bảo học sinh thực tập, họ luôn thân thiện và hòa đồng. Sau thời gian học tập ở bộ môn, thực tập giúp em củng cố lại kiến thức đã học, bên cạnh đó còn giúp em bổ sung thêm những kiến thức mới, được tiếp cận và làm quen với các loại máy móc hiện và những xét nghiệm mới. Thời gian thực tập giúp em chững chạc hơn, trưởng thành hơn và càng có trách nhiệm với công việc. Kết thúc thời gian thực tập em học được rất nhiều điều: Được làm quen với môi trường bệnh viện, được rèn luyện kỹ năng giao tiếp với bệnh nhân, thành thạo trong kỹ thuật lấy máu, biết cách lấy các ống máu phù hợp với các xét nghiệm tương ứng, chạy các máy tự động, vô sổ kết quả đến việc trả kết quả cho bệnh nhân. Được làm việc dưới sự theo dõi và hướng dẫn của nhân viên trong Khoa, đôi lúc cũng có những điều sai sót, chính những sai sót đó mà em biết được tác hại của nó, sự ảnh hưởng của nó đến kết quả xét nghiệm của bệnh nhân và sau này sẽ không mắc phải những sai lầm đó. Tuy nhiên, lịch thực tập của những thành viên trong nhóm được khoa sắp xếp sẵn nên bên cạnh việc được thực tập nhiều ở nơi này nhưng lại không được thực tập ở nơi khác. Bản thân em không được thực tập ở phần: Huyết đồ, miễn dịch, nước tiểu. Được thực tập nhiều ở phòng vi sinh, huyết học và hạn chế ở phòng sinh hóa. Trong phòng sinh hóa chỉ được tách huyết thanh để đưa vào máy sinh hóa tự động. Em hy vọng lịch thực tập được sắp xếp hợp lí hơn để học sinh có thể thực tập ở tất cả các nơi trong Khoa để kiến thức được củng cố và bổ sung nhiều hơn. Em xin chân thành cảm ơn Trường Đại học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh, Khoa Điều Dưỡng – Kỹ Thuật Y Học và Bộ Môn Xét Nghiệm đã tạo điều kiện thuận lợi để em được thực tập tại Bệnh viện. Em chân thành cảm ơn các Anh, Chị và toàn thể đội ngũ nhân viên Khoa Xét Nghiệm của Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương đã giúp em học hỏi, vận dụng và củng cố kiến thức đã học. Bên cạnh đó, em cũng xin cảm ơn giáo viên hướng dẫn đã giúp em hoàn thành tốt bài báo cáo thực tế tốt nghiệp.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBO CO TH7920C T7852P B7878NH VI.doc
Tài liệu liên quan