Đề tài Thực trạng bảo hộ và những giải pháp nhằm tăng cường bảo hộ quyền của nhà sản xuất bản ghi âm tại Việt Nam

CHƯƠNG I 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ BẢO HỘ QUYỀN CỦA 1 NHÀ SẢN XUẤT BẢN GHI ÂM 1 1. Khái quát chung về quyền của nhà sản xuất bản ghi âm 1 1.1. Khái niệm quyền tác giả và quyền liên quan 1 1.1.1. Khái niệm về quyền tác giả 1 1.1.2. Khái niệm quyền liên quan 1 1.1.3. Mối quan hệ giữa nhà sản xuất bản ghi âm với tác giả và các chủ thể quyền liên quan khác 2 1.1.4. Lịch sử hình thành bảo hộ quyền của nhà sản xuất bản ghi âm 3 1.2. Khái niệm quyền của nhà sản xuất bản ghi âm 4 2. Bảo hộ quyền của nhà sản xuất bản ghi âm 8 2.1. Khái niệm 8 2.2. Nội dung quyền của nhà sản xuất bản ghi âm 11 2.2.1. Nghĩa vụ của nhà sản xuất bản ghi âm 11 2.2.2. Quyền của nhà sản xuất bản ghi âm 12 2.3. Cơ chế bảo hộ quyền của nhà sản xuất bản ghi âm 13 2.3.1. Cơ chế bảo hộ quốc gia 14 2.3.2. Cơ chế bảo hộ quốc tế 15 CHƯƠNG II 17 CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ BẢO HỘ QUYỀN CỦA NHÀ SẢN XUẤT BẢN GHI ÂM THEO QUY ĐỊNH CỦA MỘT SỐ ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ ĐA PHƯƠNG MÀ VIỆT NAM LÀ THÀNH VIÊN VÀ SỰ TƯƠNG THÍCH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM 17 1. Nội dung cơ bản về bảo hộ quyền của nhà sản xuất bản ghi âm theo quy định của một số ĐƯQT đa phương mà Việt Nam là thành viên 17 1.1. Các nguyên tắc cơ bản 19 1.1.1. Nguyên tắc đối xử Quốc gia (National Treament - NT) 19 1.1.2. Nguyên tắc đối xử tối huệ quốc (Most Favoured nations – MFN ) 21 1.1.3. Một số nguyên tắc khác 22 1.2. Tiêu chuẩn bảo hộ, căn cứ xác lập quyền và thời hạn bảo hộ 24 1.2.1. Tiêu chuẩn bảo hộ 24 1.2.2. Căn cứ xác lập quyền 25 1.2.3. Thời hạn bảo hộ 26 1.3. Quyền của nhà sản xuất bản ghi âm 27 1.3.1. Quyền sao chép 27 1.3.2. Quyền được hưởng thù lao 28 1.3.3. Quyền cho thuê thương mại đối với bản ghi âm 29 1.3.4. Quyền cung cấp và phân phối bản ghi âm 29 1.4. Các quy định về thực thi quyền 30 1.4.1. Các yêu cầu chung về việc thực thi quyền của nhà sản xuất bản ghi âm 31 1.4.2. Quy định về các yêu cầu cụ thể về thủ tục dân sự, hành chính, hình sự và các biện pháp kiểm soát biên giới (Các biện pháp thực thi) 32 2. Sự tương thích của pháp luật Việt Nam về quyền của nhà sản xuất bản ghi âm với CƯ Rome, CƯ Geneva, HƯ.WPPT và HĐ. TRIPs 37 2.1. Khái quát các quy định của pháp luật Việt Nam về bảo hộ quyền của nhà sản xuất bản ghi âm 37 2.2. Nhận xét, đánh giá sự tương thích của pháp luật Việt Nam với các ĐƯQT: CƯ.Rome, CƯ.Geneva, HƯ.WPPT và HĐ.TRIPs. 39 2.2.1. Nguyên tắc bảo hộ 39 2.2.2. Điều kiện bảo hộ, căn cứ xác lập quyền, thời hạn bảo hộ 40 2.2.3. Quyền của nhà sản xuất bản ghi âm 42 2.2.4. Các quy định về thực thi quyền 43 CHƯƠNG III 48 THỰC TRẠNG BẢO HỘ VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM 48 TĂNG CƯỜNG BẢO HỘ QUYỀN CỦA NHÀ SẢN XUẤT BẢN GHI ÂM TẠI VIỆT NAM 48 1. Thực trạng bảo hộ quyền của nhà sản xuất bản ghi âm 48 1.1. Những thuận lợi và khó khăn của Việt Nam khi thực hiện các cam kết quốc tế trong lĩnh vực bảo hộ quyền của nhà sản xuất bản ghi âm 48 1.1.1. Những thuận lợi 48 1.1.2. Những khó khăn 49 1.2. Thực tiễn bảo hộ quyền của nhà sản xuất bản ghi âm ở Việt Nam 55 2. Một số kiến nghị nhằm thực hiện có hiệu quả công tác bảo quyền 61 2.1. Hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam về bảo hộ quyền của sản xuất bản ghi âm 62 2.2. Tăng cường bộ máy thực thi quyền của nhà sản xuất bản ghi âm 64 2.3. Nâng cao chất lượng của mạng lưới thông tin. Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật 66 2.4. Xúc tiến thành lập các tổ chức bảo hộ tập thể 67 2.5. Tăng cường hợp tác quốc tế trong việc bảo hộ quyền của nhà sản xuất bản ghi âm 68 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 71

doc77 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1972 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng bảo hộ và những giải pháp nhằm tăng cường bảo hộ quyền của nhà sản xuất bản ghi âm tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đề này là điều dễ hiểu. Chính vì thế, Việt Nam cần phải nỗ lực hơn nữa để hài hoà hoá pháp luật quốc gia và các cam kết quốc tế, tạo cơ sở bảo hộ có hiệu quả quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, góp phần hội nhập kinh tế quốc tế. CHƯƠNG III THỰC TRẠNG BẢO HỘ VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG BẢO HỘ QUYỀN CỦA NHÀ SẢN XUẤT BẢN GHI ÂM TẠI VIỆT NAM 1. Thực trạng bảo hộ quyền của nhà sản xuất bản ghi âm 1.1. Những thuận lợi và khó khăn của Việt Nam khi thực hiện các cam kết quốc tế trong lĩnh vực bảo hộ quyền của nhà sản xuất bản ghi âm 1.1.1. Những thuận lợi ª Thuận lợi lớn nhất của Việt Nam khi thực hiện các cam kết Quốc tế về bảo hộ quyền của nhà sản xuất bản ghi âm chính là chủ trương của Đảng, Nhà nước về chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Nhà nước Việt Nam coi trọng chính sách pháp luật về bảo hộ quyền SHTT, coi đó là một chính sách quan trọng trong chiến lược phát triển lâu dài, trong sự nghiệp Công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế của Việt Nam. Do đó, tuy là một lĩnh vực tương đối mới mẻ nhưng bảo hộ SHTT đã và đang là một trong những mối quan tâm hàng đầu của Việt Nam hiện nay. Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX Đảng cộng sản Việt Nam đã khẳng định cần phải “thực hiện chính sách bảo hộ quyền SHTT”* Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX, nhà xuất bản Chính trị quốc gia 2001. , xây dựng một nền kinh tế tri thức nhằm đưa Việt Nam cơ bản trở thành một nước công nghiệp vào năm 2020. ª Hơn nữa, Nhà nước Việt Nam công nhận quyền sở hữu tư nhân đối với các đối tượng SHTT, coi quyền sở hữu công nghiệp, quyền tác giả và các quyền liên quan là loại tài sản thuộc sở hữu riêng của công dân (Hiến pháp 1992). Các quyền SHTT là một đối tượng được bảo vệ bởi Bộ luật dân sự 2005. ª Thực hiện chủ trương hội nhập, trong thời gian qua Chính phủ Việt Nam đã chủ động đề ra những chương trình nhằm thực hiện các cam kết quốc tế trong lĩnh vực SHTT. Một trong những chương trình đó là xây dựng, hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật điều chỉnh lĩnh vực bảo hộ của SHTT, trong đó có quyền của nhà sản xuất bản ghi âm. Về cơ bản, các văn bản pháp luật này đã được xây dựng phù hợp với tinh thần của các ĐƯQT mà Việt Nam đã ký kết và tham gia, đặc biệt là tinh thần của CƯ. Rome 1961, CƯ.Geneva 1971, HƯ.WPPT 1996, HĐ.TRIPs 1994. Đây là một thuận lợi lớn của chúng ta khi thực hiện các cam kết quốc tế. ª Tham gia các ĐƯQT về SHTT là điều kiện cần thiết để hội nhập vào nền kinh tế chung của khu vực và thế giới. Hiện nay, số lượng các quốc gia gia nhập các cam kết quốc tế ngày càng tăng. Trong xu thế đó, chúng ta không những có được sự ủng hộ mà còn nhận được sự giúp đỡ về nhiều mặt của cộng đồng quốc tế, có điều kiện tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm bảo hộ ở nhiều nước trên Thế giới. ª Sau hơn 20 năm đổi mới, nền kinh tế nước ta đã dành được những thành tựu đáng kể. Đời sống vật chất và tinh thần của người dân được cải thiện rõ rệt. Nhu cầu thưởng thức Văn hoá, nghệ thuật của công chúng ngày càng được nâng cao, ý thức về các sản phẩm trí tuệ có sự thay đổi đáng kể. Điều đó cũng là những điều kiện thuận lợi trong việc thực thi các cam kết Quốc tế về quyền của nhà sản xuất bản ghi âm. 1.1.2. Những khó khăn Bên cạnh những thuận lợi trên, việc bảo hộ và thực thi quyền của nhà sản xuất bản ghi âm ở Việt Nam hiện nay vẫn còn tồn tại nhều bất cập yếu kém, thể hiện ở một số lĩnh vực cơ bản sau: ª Vi phạm bản quyền đang là vấn đề nhức nhối. Khó khăn đầu tiên phải kể đến là tình hình vi phạm bản quyền ngày càng phổ biến phức tạp xâm hại nghiêm trọng tới quyền của nhà sản xuất, chủ sở hữu, làm thiệt hại tới việc đầu tư sáng tạo, gây bất bình trong xã hội, diễn ra trên hầu hết các lĩnh vực, đặc biệt là trong lĩnh vực âm nhạc. Sự phát triển của công nghệ kĩ thuật số khiến cho các hành vi đó ngày càng tinh vi hơn bao giờ hết. Số lượng vi phạm lớn và ngày càng tăng nhanh như hiện nay không chỉ giới hạn ở các hành vi vi phạm của các chủ thể trong nước mà còn một bộ phận hàng hoá vi phạm tràn qua biên giới, sẽ rất khó khăn cho các cơ quan chức năng trong việc điều tra, xử lý một cách triệt để. Thị trường băng đĩa âm thanh đang được báo động bởi tình trạng nhập lậu qua biên giới. Năm 2004 cả thế giới có 1,5 tỷ bản sao chép lậu ( tinh cả băng, đĩa CD, VCD, DVD) với tri giá 4,6 tỷ Đô la. Nhạc số, thị trường sôi động, “ chiếc bánh” béo bở cũng bị xâm phạm nghiêm trọng. Năm 2005, thị trường nhạc số Thế giới dự đoán sẽ thu được 700 triệu Đô la. Vậy mà 13 tỉ file nhạc online vi phạm bản quyền đã khiến cho thiệt hại lớn hơn gấp 10 lần doanh thu thu được. Doanh thu khổng lồ từ hoạt động vi phạm bản quyền đã khiến cho một số cá nhân, tổ chức bất chấp pháp luật, đạo đức xã hội, đạo đức kinh doanh chạy theo doanh thu bất chính. Tình trạng vi phạm bản quyền cũng đã tác động không nhỏ tới nhà sản xuất băng đĩa âm thanh, không làm nhụt chí những người sáng tạo chân chính mà còn thúc đẩy họ trước bờ vực phá sản. Cuộc Cách mạng kĩ thuật số đã làm thay đổi tất cả nhưng quá trình sao chép ca khúc trái phép ồ ạt đặc biệt qua Internet đã gây ra tổn thất nặng nề cho thị trường âm nhạc. Tình hình trên đã gây rất nhiều khó khăn cho công tác bảo hộ nhà sản xuất ở Việt Nam. ª Ý thức pháp luật của đại bộ phận ngưòi dân chưa cao. Có thể nói, kiến thức pháp luật và ý thức chấp hành pháp luật của người dân hiện nay chưa cao. Đây là khó khăn đầu tiên khi chúng ta thực hiện các cam kết Quốc tế. Cuộc sống khó khăn kéo dài suốt trong chiến tranh rồi đến bao cấp khiến chúng ta ít quan tâm đến bản quyền, hiểu biết về SHTT rất hạn chế. Là lĩnh vực quá mới mẻ ở Việt Nam, chúng ta chưa đánh giá được đúng mức giá trị của các sản phẩm SHTT. Hơn nữa do trình độ phát triển kinh tế còn thấp thu nhập người dân chưa cao dẫn đến tâm lý người tiêu dùng dường như chỉ quan tâm đến giá thành mà không đòi hỏi quá cao về chất lượng và nguồn gốc hợp pháp của sản phẩm. Họ sẵn sàng bỏ ra 8.000 đồng để sở hữu trong tay một đĩa Mp3 với hơn 100 bài hát thay vì bỏ 30.000 đến 40.000 đồng để mua một đĩa nhạc với khoảng 15 bài hát, dù biết rằng chiếc đĩa Mp3 kia là hàng sao chép bất hợp pháp. Đây là thói quen mua sắm của người dân bình thường. Ngay cả bản thân người được bảo hộ - những nhà sản xuất bản ghi âm, chủ sở hữu các bản ghi âm cũng chưa quan tâm đúng mức đến việc bảo vệ quyền và lợi ích của mình. Đa số họ chưa thể hiện tính chủ động trong việc tìm kiếm, phát hiện, khiếu nại và khởi kiện đối với những tổ chức, cá nhân vi phạm, họ thường trông chờ vào sự giúp đỡ của cơ quan có chức năng vốn đã có rất nhiều việc phải làm. Bên cạnh đó đây là lĩnh vực còn mới ở nước ta nên phần nào nhà sản xuất, chủ sở hữu chưa thực sự ý thức được ý nghĩa của việc đăng ký bản quyền. Thực trạng nêu trên là một trong những nguyên nhân dẫn đến những khó khăn trong việc giải quyết tranh chấp sau này. ª Hiệu quả tuyên truyền, phổ biến pháp luật còn thấp. Việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật nói chung và pháp luật về quyền nhà sản xuất bản ghi âm chưa đem lại hiệu quả như mong muốn. Thông tin cũng là một hạn chế khi tiếp cận các con số về tình hình vi phạm quyền cũng như các qui định của pháp luật về bảo hộ. Các dữ liệu thường được phân tán ở nhiều cơ quan, Cục bản quyền tác giả Văn học nghệ thuật, các sở Văn hoá thông tin ở các tỉnh, Hiệp hội công nghiệp ghi âm…Các thông tin này hầu như chưa được kết nối. Các số liệu được đưa ra thường là các thông tin không thường xuyên, thường phát sinh từ những nguồn không chính thức. CƯ.Berne, CƯ.Geneva, CƯ.ROME,… chính thức có hiệu lực ở Việt Nam là sự kiện gây ngạc nhiên cho không ít người, không chỉ đối với công chúng mà ngay cả các nhà sản xuất bản ghi âm cũng như các cơ quan, tổ chức doanh nghiệp sử dụng kinh doanh các sản phẩm này. Một chị bán hàng băng đĩa ở chợ Trời - Phố Huế (Hà Nội) khi được hỏi về thời hạn mùng 6 tháng 7- ngày CƯ.Geneva có hiệu lực tại Việt Nam thì hỏi lại “ là ngày gì? Đừng có doạ nhé” Còn tại TP Hồ Chí Minh, khi hỏi những người bán và mua buôn băng đĩa thì không ai biết gì tới CƯ.Geneva cả. Ngay những tháng cao điểm về thực thi các Công ước còn như vậy, huống chi là ngày thường. Công tác chuẩn bị thiếu chu đáo đã ảnh hưởng rất lớn tới công tác phổ biến, tuyên truyền cũng như thực thi các qui định của ĐƯQT. ª Qui định pháp luật về quyền nhà sản xuất bản ghi âm còn nhiều bất cập: Hệ thống pháp luật của Việt Nam được xây dựng trong thời gian qua đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể, tạo lập được cơ sở pháp lý quan trọng cho việc bảo hộ quyền theo các cam kết Quốc tế. Tuy nhiên, cần nhận thấy rằng so với các yêu cầu, đòi hỏi và thách thức về phương diện lập pháp trong bối cảnh quốc tế hiện nay với các văn bản pháp lý mới đang được xác lập thì hệ thống pháp luật nước ta hiện tại vẫn còn khá bất cập chưa đáp ứng được yêu cầu bảo hộ các bản ghi âm trong nước, các bản ghi âm nước ngoài và yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế. Chỉ chiếm một phần rất khiêm tốn, các quy định của pháp luật về quyền sản xuất bản ghi âm chưa đầy đủ, chưa được làm rõ, còn thiếu một số quy định cụ thể. Các quy định mang tính chuyên ngành hiện nay được quy định chưa đầy đủ, trong nhiều văn bản luật khác nhau, tạo tâm lý về hiệu lực thấp, không ổn định, chồng chéo, manh mún. Một số khái niệm, thuật ngữ chưa được thể hiện cụ thể, chưa có sự tương thích với các chuẩn mực quốc tế. Các văn bản Luật thì chung chung, các văn bản hướng dẫn chậm được ban hành. Vì vậy cơ quan có thẩm quyền thường xuyên phải chờ hướng dẫn của cấp trên dẫn tới việc triển khai chậm trễ. Các quy định về thẩm quyền và trách nhiệm cũng như cơ chế phối hợp hoạt động của những cơ quan thực thi còn chưa rõ ràng. Các biện pháp chế tài còn nhẹ, chủ yếu là các bộ phận xử lý hành chính không đủ sức răn đe với mức cao nhất là 100.000.000 đồng. Hơn nữa chưa có sự quy định cụ thể tương ứng với các hành vi vi phạm và mức độ vi phạm, chưa có sự hướng dẫn chi tiết về cách tính bồi thường thiệt hại về vật chất. Chính vì vậy, khi vận dụng những quy định này để tính mức bồi thường thiệt hại trong các vụ xâm phạm quyền nhà sản xuất bản ghi âm, các cơ quan có thẩm quyền gặp nhiều khó khăn và chưa thống nhất. Một hạn chế lớn là các chế tài hình sự, Điều 131 Bộ luật hình sự quy định về tội xâm phạm quyền tác giả. Nội dung điều này chỉ đề cập tới các hành vi xâm phạm quyền nhân thân trong khi đó quyền của nhà sản xuất bản ghi âm lại không có quyền nhân thân, chỉ có quyền tài sản. Như vậy vấn đề các chủ thể tác quyền quan tâm nhất là xử lý hình sự khi quyền tài sản bị xâm phạm lại không được luật quy định. Đây là một thiếu sót rất lớn cần được khắc phục . ªTrình độ của cán bộ thực thi quyền còn hạn chế Một khó khăn trong quá trình thực thi các cam kết quốc tế của Việt Nam là trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ thực thi quyền còn hạn chế. Không được đào tạo một cách chính quy, không được bồi dưỡng, bổ sung kiến thức thường xuyên nên lực lượng này khá thụ động trong việc giải quyết các tranh chấp phát sinh, dẫn tới tình trạng trì trệ, ứ đọng ngày càng nhiều.Với các thẩm phán, do việc giải quyết các vi phạm về SHTT còn mới mẻ, ít tiền lệ lại phức tạp nên cũng hạn chế về mặt kinh nghiệm. ª Cơ quan thực thi quyền còn thiếu đồng bộ Cơ quan thực thi với nhiều đầu mối, phối hợp không chặt chẽ, chồng chéo, dẫm chân lên nhau cũng là một khó khăn không nhỏ khi thực hiện công tác bảo hộ ở Việt Nam. Ở Trung ương, Chính phủ là cơ quan hành chính cao nhất thống nhất quản lý toàn bộ các lĩnh vực kinh tế - xã hội trong đó có văn hoá, thông tin. Bộ Văn hoá- thông tin (nay là bộ Văn hoá, thể thao và du lịch) chịu trách nhiệm trước chính phủ quản lí nhà nước về quyền tác giả. Giúp việc cho cơ quan này là Cục bản quyền tác giả đối với các tác phẩm văn học, nghệ thuật. Tại địa phương, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật về quyền tác giả tại địa phương mình với sự giúp đỡ của Sở Văn hoá- thông tin. Ngoài ra, một số bộ, cục, vụ thuộc Bộ Văn hoá-thông tin, các sở ban, ngành địa phương cũng tham gia quản lí hành chính về quyền tác giả trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình (Tổng cục hải quan kiểm tra hàng hoá xuất nhập khẩu liên quan tới các băng, đĩa âm thanh, Bộ Thương mại quản lí các hoạt động sản xuất, kinh doanh băng đĩa trên thị trường..). Bên cạnh các cơ quan hành chính nhà nước, các cơ quan tư pháp cũng tham gia bảo hộ đói với quyền này. Hệ thống toà án nhân là cơ quan xét xử được hình thành theo quy định của Hiến pháp và Lụât tổ chức toà án nhân dân.Tuỳ theo tính chất của các vi phạm, các toà Hành chính, toà Dân sự hay toà Hình sự sẽ thụ lý hồ sơ để xét xử. Vào thời điểm hiện nay, chức năng xử phạt vi phạm hành chính được phân cấp cho nhiều cơ quan: Uỷ ban nhân dân các cấp, thanh tra văn hoá- thông tin, cánh sát kinh tế, cơ quan quản lí thị trường, hải quan. Tuy nhiên hoạt động của các cơ quan nay lại chưa hiệu quả do sự phối hợp thiếu đồng bộ, thẩm quyền còn chồng chéo, không có sự thống nhất, nảy sinh tâm lí chờ đợi, ỷ lại… Điều đó làm giảm năng lực của các cơ quan, chưa tạo nên sức mạnh cần thiết để ngăn chặn tình trạng vi phạm bản quyền ghi âm. Chức năng xâm phạm Hành chính vào thời điểm hiện nay thuộc nhiều cơ quan ( UBND các cấp, Thanh tra Văn hoá –thông tin, Cảnh sát kinh tế, Quản lý thị trường, Hải quan) nhưng hoạt động lại không hiệu quả vì tư tuởng quyền chồng chéo và không có sự thống nhất, nảy sinh tâm lý đùn đẩy, chờ đợi. Tất cả những điều đó làm giảm hiệu lực và hiệu quả của công cụ bảo hộ quyền của nhà sản xuất bản ghi âm. ª Chưa phát huy hết vai trò của Hệ thống toà án Việc bố trí quá nhiều cơ quan bảo đảm thực thi như trên đây không chỉ gây nên sự chồng chéo làm giảm hiệu quả hoạt động của các cơ quan thực thi mà còn khiến lầm tưởng Việt Nam coi trọng biện pháp hành chính hơn là các biện pháp dân sự, đồng thời khiến cho vai trò của cơ quan xét xử bị lu mờ. Có thể nói, hạn chế quan trọng nhất của hệ thống đảm bảo thực thi quyền SHTT là sự bất cập về năng lực của các cơ quan này. Số vụ việc vi phạm được xử lý còn rất khiêm tốn so với những xâm phạm thực tế.Theo ông Đỗ Cao Thắng, Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao, chánh toà kinh tế thì hiện tại không có con số thống kê cụ thể các tranh chấp hay xâm phạm mà toà án đã giải quyết trong lĩnh vực quyền của nhà sản xuất. Nhưng trên thực tế, con số này không nhiều. Thực tế cho thấy, chúng ta chưa có thói quen giải quyết các tranh chấp tại toà án. Sở dĩ như vậy là do: (i) Thiếu hiểu biết pháp luật. Người dân chưa có nhận thức đúng đắn về việc kiện ra toà để ngăn chặn hành vi xâm phạm;(ii) Thói quen giải quyết vấn đề bằng cảm tính, tâm lí ngại ra toà, sợ bị mang tiếng cạn tình cạn nghĩa;(iii) Thời gian theo kiện kéo dài, thủ tục phức tạp, tốn kém;(iv) Hiệu quả hoạt động của toà án chưa cao nên chưa được người dân tin tưởng. 1.2. Thực tiễn bảo hộ quyền của nhà sản xuất bản ghi âm ở Việt Nam Được xem như “cây đũa thần” nhằm trả lại sự công bằng cho các nhà sản xuất, chủ sở hữu bản ghi âm, CƯ.Rome, CƯ.Geneva, HƯ.WPPT, HĐ.TRIPs vào Việt Nam trong sự chờ đợi, hy vọng của không ít người. Dù chưa hiểu nhiều về các ĐƯQT này, nhưng các tác giả, chủ sở hữu tác phẩm tỏ ra rất vui mừng bởi đây có thể là những“lá bùa hộ mệnh” để họ tự bảo vệ mình. Tuy không được công chúng biết đến nhiều như CƯ.Berne, dù mới có hiệu lực ở Việt Nam trong thời gian ngắn, nhưng có thể nói, các ĐƯQT này đã tạo nên những chuyển biến mới rất đáng ghi nhận. Cùng với các cam kết này, các quy định của pháp luật việt Nam đã phát huy tác dụng tích cực trong việc bảo hộ quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, khuyến khích đầu tư thời gian, tâm huyết, kĩ thuật, tài chính nhằm tạo ra những bản ghi âm có giá trị phục vụ nhu cầu xã hội. Nhờ có các quy định trên đây, giới nhà sản xuất đã có phương tiện pháp luật để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình. Các cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan tư pháp đã có công cụ pháp luật để giữ gìn trật tự xã hội. Trong xã hội đã bắt đầu có cái nhìn nghiêm túc hơn, khoa học hơn về tác quyền cả từ phía các nhà sản xuất, tổ chức phát sóng, cơ quan bảo hộ cũng như từ phía công dân. Nhà sản xuất giờ đây đã ý thức được việc tự bảo vệ bằng cách đăng ký xin bảo hộ tại cơ quan bản quyền tác giả và gia nhập các hiệp hội nghề nghiệp. Nhiều hành vi xâm phạm quyền trong các lĩnh vực quản lí nhà nước của ngành Văn hoá- thông tin đã dược phát hiện và xử lý kịp thời. Thực tế cho thấy, nhận thức về SHTT của các cá nhân, tổ chức đặc biệt là các doanh nghiệp bước đầu được nâng cao. Biểu hiện là những năm gần đây, số lượng đơn đăng kí bảo hộ quyền của nhà sản xuất bản ghi âm cũng như số nhà sản xuất tham gia vào Hiệp hội công nghiệp ghi âm Việt Nam (RIAV) tăng lên đáng kể. Hiện nay đã có 23 hãng băng đĩa nhạc tại Thành phố Hồ Chí Minh và 3 hãng tại Hà Nội là thành viên của RIAV. Hầu hết đây là các hãng sản xuất băng đĩa lớn trong nước hiện nay như Bến Thành Audio- Video, Sài Gòn Vafaco, Hãng phim trẻ, hãng phim Phương Nam, Rạng Đông (Thành phố Hồ Chí Minh)…, Hồ Gươm Audio, Công ty Cổ phần nghe nhìn Thăng Long (Hà Nội)… Gia nhập các CƯ, ĐƯQT, các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp kinh doanh âm nhạc cũng có ý thức hơn trong việc xin phép và trả tiền bản quyền cho các nhà sản xuất- điều mà trước đây rất hiếm gặp. Tiêu biểu phải kể tới Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài phát thanh- truyền hình của khoảng 15 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác; Hãng Hàng không Quốc gia Việt Nam, một số trang web nhạc số như nhacso.net của FPT, một số khách sạn của nhà đầu tư nước ngoài…Các doanh nghiệp, tổ chức này đã chủ động xin phép và kí hợp đồng sử dụng tác phẩm của các hãng băng đĩa, trả tiền bản quyền cho các nhà sản xuất dù số tiền đó chỉ tượng trưng. Các quy định của pháp luật đã phần nào tạo tâm lí yên tâm hơn cho các hãng băng đĩa âm thanh, họ có thể tập trung hơn cho công việc chuyên môn mà không phải bận tâm đến việc tác phẩm của mình có bị xâm hại hay không, họ sẽ giao một phần nhiệm vụ bảo vệ tác phẩm của mình cho RIAV- những người có điều kiện thuận lợi hơn để thực hiện các hoạt động trên. Mặc dù Việt Nam đã tham gia nhiều Công ước Quốc tế về bản quyền, và nhà nước đã ban hành một hệ thống pháp luật tương đối đầy đủ bảo vệ quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, nhưng tình trạng vi phạm bản quyền vẫn ngày càng gia tăng cả về số lượng và mức độ nghiêm trọng. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của Internet và phương tiện công nghệ hiện đại, Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều phương thức vi phạm bản quyền. Trước hết cần phải kể tới các hành vi vi phạm bản quyền trên các loại băng, đĩa. Có thể nhận dạng hoạt động vi phạm ở lĩnh vực này là những hành vi sao chép không được phép bản ghi âm của chủ thể quyền, bao gồm cả trang trí bìa, nhãn hiệu thương mại hoặc trình bày tương tự như sản phẩm thật, để lừa dối người tiêu dùng, nhằm mục đích thu lợi. Hiện nay, một số cơ quan, đoàn thể, doanh nghiệp có tư cách pháp nhân, nhưng vẫn “dùng nhầm” sản phẩm của đơn vị khác. Thường thì họ chính là những đơn vị sản xuất băng đĩa nhạc vì lợi nhuận đã vi phạm bản quyền của các đơn vị băng đĩa nhạc khác. Họ lấy cả một chương trình để in sao lậu, đề nhãn mới, thậm chí phô tô copy, hiện tượng ăn cắp tinh vi hơn là mua lậu băng gốc và rút ra 2, 3 bài để đưa vào chương trình của mình, như vậy giá thành của một băng, đĩa ca nhạc sẽ rẻ hơn nhiều, vì không phải trả tiền thuê ca sĩ, không phải phối nhạc, và nhiều khi không phải trả tiền cho tác giả. Chẳng hạn, Bưu điện Hà Nội đã sử dụng bộ CD “ Hà Nội, từ Thủ đô kháng chiến đến Thành phố hoà bình” gồm 50 ca khúc thuộc bản quyền của Công ty nghe nhìn Thăng Long để kinh doanh, nhưng quên hẳn quyền lợi của đối tác. Rồi chuyện Công ty Mỹ thuật và vật phẩm Văn hoá Hà Nội biến đĩa karaoke của công ty Cổ phần nghe nhìn Thăng Long thành hàng hoá của mình. Cũng chính Công ty Mỹ thuật và Vật phẩm Văn hoá Hà Nội đã vô tư đem bộ CD gốc Lê Dung gồm 2 CD “ Những bài hát thính phòng” và “ Âm thanh ngày mới” do Bộ Văn hoá- thông tin đầu tư và do 2 nhạc sĩ Phạm Ngọc Khôi, Phạm Việt Long tuyển chọn, biên tập ra sản xuất, phát hành gần một vạn bản trong mấy năm qua và quên việc bù đắp cho người đầu tư lẫn nhạc sĩ biên tập. Không chỉ vậy, các cửa hàng bán băng nhạc, nhưng thực chất là cửa hàng sao in lậu băng nhạc, lại phát triển tràn lan có giấy phép hoặc không có giấy phép, đều hoạt động ngang nhiên và sao lậu nguyên cả chương trình hoặc trích những bài hay của nhiều băng để in vào một băng gọi là chương trình chọn lọc hoặc in sao theo yêu cầu của khách hàng. Hành vi đó là vi phạm quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, thu lời bất chính. Chính vì không có biện pháp hữu hiệu ngăn chặn các hành vi này, dẫn đến các nhà sản xuất băng đĩa nhạc bị thua lỗ, càng sản xuất nhiều càng lỗ. Số lượng băng, đĩa nhạc bị mất bản quyền lên tới 70%, thậm chí còn nhiều hơn thế. Có thể kể tới trường hợp điển hình như đĩa CD “Trọng Tấn –Anh Thơ”, “Trọng Tấn –Thanh Hoa”, “Trọng Tấn –Thu Hiền” do giới băng đĩa lậu kết hợp từ CD “ Đồng đội” của Công ty Cổ phần nghe nhìn Thăng Long và một số CD khác của Hãng Phim Trẻ. Hoặc CD 13 ca khúc thành công nhất của Mai Hoa là do giới băng đĩa lậu cóp nhạc từ 3 CD: “ Mai Hoa - Những bản tình ca mới”, gồm 10 ca khúc của nhạc sĩ Phạm Việt Long, “Hà Nội 49” của các nhạc sĩ tiền chiến, và CD “Hương đất” của nhạc sĩ Trọng Đài do Nhà Xuất bản âm nhạc sản xuất. Cách thức sao chép này được áp dụng rất phổ biến đối với các đĩa CD nhạc trẻ hiện nay. Nhiều người làm đĩa lậu còn sao chép cả những tiết mục ca nhạc trên đài phát thanh, truyền hình để tạo ra sản phẩm của mình. Các đĩa CD này xuất hiện ở mọi nơi, từ các cửa hàng bán đĩa, đến các vỉa hè, phần lớn là các CD nhập lậu, có đĩa nhạc nước ngoài, có đĩa nhạc của người Việt ở hải ngoại, một số là trong nước sản xuất. Mặc dù CƯ.ROME đã chính thức có hiệu lực ở Việt Nam từ ngày 01 tháng 03 năm 2007 nhưng dạo qua một vài cửa hàng băng đĩa ở Hà Nội cho thấy quyền và nghĩa vụ của chúng vẫn nằm ngoài vùng phủ sóng. Các cửa hàng băng đĩa nổi tiếng trên phố Hàng Bông vẫn đông khách. Từ cổ điển như Schubert, Rock như Scorpion, The Beatles, đương đại như N’Sync; Boyzone,…đến hàng trăm đĩa nhạc khác ít người nghe hơn đều có mặt tại đây. Tại một cửa hàng băng đĩa trên đường Kim Mã, với rất nhiều sản phẩm băng đĩa nhạc nhưng trên kệ đĩa tuyệt đối không có bất kỳ một sản phẩm “chính thống” nào. Chủ cửa hàng lý giải: cũng muốn bán những sản phẩm “sạch” nhưng không có ai mua, bán hàng thì phải theo nhu cầu, cầu gì thì bán nấy. Hơn nữa hiện nay băng đĩa xuất hiện hàng ngày, người ta không thể bỏ vài chục nghìn để mua một cái đĩa mà “ giá trị” của nó chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn. Đó là chưa kể đến số lượng bài “hit” trong một đĩa rất ít. Ngày 5-7-2007, Sở Văn hóa- Thông tin Hà Nội đã chính thức tiêu huỷ hơn 7 vạn đĩa vừa thu được trong các chuyến thanh kiểm tra gần đó. Vụ bắt giữ cửa hàng in sao và cung cấp đĩa lậu ở Trần khát Chân- Hà Nội đã làm nức lòng bao người. Nhưng chẳng khác gì hòn đá ném xuống ao bèo. Ở Hà Nội liệu có bao nhiêu “lò luyện đĩa như cửa hàng trên phố Trần Khát Chân đó. Sự biến chuyển để bắt kịp với tinh thần của cá cam kết quốc tế, ở mặt thị trường và cả nhận thức xem ra cần một khoảng thời gian rất dài nữa. Thị trường băng đĩa lậu ở Thành Phố Hồ Chí Minh cũng sôi động không kém. Những người ở một chợ băng đĩa tại đâygiải thích: Trước tới nay bị bắt nhiều lần rồi. Nhưng đĩa thật dán tem để cả tháng không bán được, không bán đồ lậu sao sống được, cả chợ này ai cũng làm vậy. Tốc độ phát hành các đĩa nhạc lậu thì nhanh đến khó tin. Nhiều đĩa nhạc sau khi phát hành chỉ sau vài chục phút, đã có hàng nhái trên thị trường. Do mua băng trắng giá rẻ, không phải trả tiền cho ca sĩ, nhạc sĩ, người hoà âm, phối khí, không phải đóng thuế, nên giá bán hạ hơn các băng đĩa hợp pháp gấp 3-4 lần., thậm chí 10 lần so với sản phẩm chính hãng. Một CD giá bán lẻ 4.000-5.000 đồng, trong khi giá chính thức là 32.000 đến 35.000 đồng. Tệ hơn, ở Bắc Ninh, đĩa nhạc được bán buôn là 25.000 đồng một cân. Cái giá bèo bọt này đã “giết” nhà sản xuất. Có thể thấy cung cách hoạt động của giới in đĩa lậu rất linh hoạt: lúc đầu dùng máy vi tính in với số lượng nhỏ, tung ra thị trường thăm dò, sau đó mới in hàng loạt theo phương pháp công nghiệp, công suất có thể lên tới hai triệu bản một ngày. Sau đó đĩa lậu lan tràn, len lỏi khắp nơi, từ thành thị tới nông thôn, về tới cả những vùng xa xôi hẻo lánh. Giới in và phát hành đĩa lậu không chỉ làm khuynh đảo thị trường băng đĩa ở nước ta, khiến cho các cơ quan hữu trách dường như bó tay mà còn ảnh hưởng không nhỏ tới nền văn hoá trong nước. Trong nhiều đĩa hải ngoại có những bài hát chống lại Nhà nước Việt Nam, lẽ tất nhiên, chúng phải bị cấm lưu hành. Tuy nhiên, bằng con đường in sao lậu, những băng, đĩa đó vẫn ngang nhiên tồn tại, trở thành tài liệu tuyên truyền phản động. Vì vậy, gây tác hại to lớn, làm đau đầu các cơ quan hữu trách, làm ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống nhân dân. Chúng ta đang sống trong một thế giới của công nghệ hiện đại, đã mở ra nhiều cách thức truyền đạt tác phẩm, làm cho nó sẵn sàng phục vụ công chúng ở bất kì địa điểm và thời gian nào. Nhưng nó cũng chính là nguồn gốc của nhiều vi phạm mới trong những năm gần đây. Ông Phạm Long Minh, chánh văn phòng Hiệp hội công nghiệp ghi âm Việt Nam (RIAV) cho biết, có rất nhiều tổ chức âm nhạc nước ngoài, hãng băng đĩa lớn như Universal, Sony, Warner Music đến khảo sát thị trường Việt Nam rồi từ chối bán nhạc vì nhạc số được sử dụng bừa bãi không có bản quyền, nhạc Việt Nam còn chưa được tôn trọng thì sao tôn trọng nhạc nước ngoài. Cũng theo ông Minh, sự phát triển của các trang nhạc số có thể sẽ vô tình giết chết nền công nghiệp ghi âm Việt Nam. Một tác phẩm âm nhạc vừa mới phát hành đã có ngay trên Internet và người dùng có thể dễ dàng tìm kiếm, nghe, tải miễn phí chất lượng cao tại các trang, search nhạc khiến cho các hãng băng đĩa thất thu một khoản rất lớn, các hãng đều ngại khi sản xuất các chương trình mới. Theo thống kê chưa đầy đủ của Trung tâm bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam, hiện có khoảng 200.000 bài hát đang lưu hành trên các trang web nhạc số chưa xin phép bản quyền tác giả và các quyền liên quan. Trong số hàng ngàn trang nhạc trực tuyến hiện nay, số lượng trang có động thái tôn trọng bản quyền đếm trên đầu ngón tay. Cũng theo trung tâm này, hiện mới chỉ có nhacso.net của FPT, sonic.vn của Vietway và yeuamnhac.net của Công ty Yêu âm nhạc… mua bản quyền tác giả với giá tượng trưng. Còn lại đều tìm cách né tránh, trì hoãn. Thông thường, để sản xuất ra một chương trình băng đĩa nhạc, nhà sản xuất đã phải đầu tư chi phí không nhỏ cho việc trả quyền tác giả, phí biên tập, ca sĩ, phối khí, phòng thu…Cho nên, sản xuất ra chương trình hoàn chỉnh cũng phải tốn hàng trăm triệu. Vậy nhưng khi phát hành ngoài thị trường, chưa thu được vốn đã bị tấn công từ mọi phía. Ban đầu là vấn nạn băng đĩa lậu, sau đó là sự khai thác triệt để của các trang nhạc số, các đài phát thanh- truyền hình, các đơn vị kinh doanh nhạc chuông, nhạc chờ, các nhà hàng, khách sạn, cửa hàng karaoke, siêu thị…Không phải sản phẩm của mình, không xin phép, không trả tiền bản quyền ghi âm, nhưng lại thu được lợi nhuận không nhỏ từ việc khai thác quyền này. Cũng có hiện tượng, một số đơn vị trực tiếp đàm phán với các hãng băng đĩa , mua bản quyền vài chục tác phẩm sau đó lại nghiễm nhiên dùng toàn bộ các tác phẩm do đơn vị này sản xuất coi như đã trả tiền bản quyền đầy đủ.Vấn đề này có xu hướng gia tăng đã gây khó khăn cho các Hiệp hội khi tiến hành đàm phán vì thiếu thông tin cụ thể: thời hạn mua bản quyền, mức độ sử dụng… theo hợp đồng. Có thể nhận thấy, nguyên nhân của tình trạng vi phạm bản quyền là do: (i) sự thiếu nhận thức đúng đắn và đầy đủ, thiếu ý thức chính trị của đại bộ phận quần chúng; (ii) pháp luật chưa đầy đủ, hoàn thiện, còn lỏng lẻo; (iii) Cơ chế thực thi chưa hiệu quả, hình phạt và mức hình phạt thiếu tính giáo dục, răn đe, thiếu quan tâm tới đấu tranh phòng chống tội phạm quyền SHTT; (iv) lợi nhuận không nhỏ từ các hoạt động xâm phạm tác quyền. Việt Nam được xem là một trong những quốc gia có vi phạm lớn nhất ở khu vực châu Á- Thái Bình Dương. Cách đây 5 năm, các chuyên gia chống vi phạm bản quyền của thế giới đã nhận xét rằng tỉ lệ vi phạm tác quyền tại Việt Nam là trên 95%. Từ đó đến nay, con số này thay đổi theo hướng nào thì không ai thống kê cả. Một cuộc điều tra xã hội học cũng không có. Trong tình cảnh ấy, cơ quan chức năng muốn chống cũng chẳng biết phải chống bằng cách nào vì chống ai bởi dường như mọi đối thủ đều vô hình. Sự kiện gia đình cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn quyết định truy thu phí sử dụng tác phẩm của ông, nhạc sĩ Lê Vinh kiện đòi tác quyền đối với bài hát “Hà Nội và tôi” .. một lần nữa xới lại câu chuyện bản quyền từ lâu bị coi nhẹ. Ở thị trường đặc biệt này, luật thì có nhưng hầu như người trong nghề đều phải tự cứu mình . Nhạc sĩ Phó Đức Phương, giám đốc Trung tâm bảo hộ bản quyền âm nhạc Việt Nam (VCPMC) cho biết một sự thật rằng so với tổng mức thu nhập của người Việt Nam, số tiền mà VCPMC thu được chưa quá 10% mức mà người sử dụng tác phẩm lẽ ra phải trả. Đây là câu chuyện đòi quyền lợi của tác giả, nhưng đó cũng là vấn đề của giới sản xuất bản ghi âm. Câu chuyện vi phạm bản quyền không biết đến bao giờ kết thúc nhưng một điều chắc chắn đây sẽ luôn là vấn đề nổi cộm trong 5-10 năm nữa. 2. Một số kiến nghị nhằm thực hiện có hiệu quả công tác bảo quyền Xuất phát từ thực trạng bảo hộ quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, từ những thuận lợi và khó khăn của chúng ta khi thực hiện các cam kết quốc tế trong lĩnh vực này, nhiệm vụ được đặt ra là cần phải tiếp tục xây dựng và hoàn thiện pháp luật cho phù hợp với nhu cầu thực tiễn và đòi hỏi những chuẩn mực quốc tế, đồng thời phải có các giải pháp để nâng cao hơn nữa hiệu quả thực thi pháp luật, nhằm tăng cường hoạt động bảo hộ quyền của nhà sản xuất bản ghi âm. Để góp phần thực hiện các nhiệm vụ trên, luận văn xin đề xuất một số kiến nghị sau: 2.1. Hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam về bảo hộ quyền của sản xuất bản ghi âm Nhìn một cách tổng thể thì hệ thống pháp luật Việt Nam tương đối đầy đủ và có sự tương thích nhất định đối với các cam kết quốc tế. Luật SHTT ra đời là một dấu mốc rất có ý nghĩa trong hoạt động bảo hộ quyền của nhà sản xuất bản ghi âm ở Việt Nam, chứng tỏ chúng ta đã có nhận thức và đánh giá đúng mức về tầm quan trong của việc bảo hộ và thực thi quyền của nhà sản xuất bản ghi âm trong hội nhập kinh tế quốc tế. Tuy nhiên, để những quyết định đó thực sự đi vào cuộc sống và đem lại hiệu quả cao, cần thiết phải có những sửa đổi, bổ sung, quy định mới nhằm hoàn thiện hơn nữa hệ thống pháp luật trong lĩnh vực này Là một lĩnh phức tạp, trong khi trình độ lập pháp còn hạn chế, việc hoàn thiện pháp luật sao cho phù hợp với thực tiễn và hài hoà với các cam kết quốc tế thực sự là một khó khăn lớn đối với chúng ta hiện nay. Vì vậy, đẩy mạnh hợp tác với các tổ chức, cơ quan quốc tế về lĩnh vực này sẽ tạo những cơ hội tốt trong tiến trình hoàn thiện khuynh hướng pháp lý ở Việt Nam. (i) Thứ nhất: Sớm ban hành những văn bản hướng dẫn chi tiết luật SHTT và những quy định về quyền của nhà sản xuất bản ghi âm. Đây là một lĩnh vực khá mới mẻ ở Việt Nam, vì vậy nhận thức về vấn đề này của đại bộ phận người dân, các doanh nghiệp thậm chí một bộ phận cán bộ thực thi quyền còn khá hạn chế. Cho nên có các văn bản hướng dẫn chi tiết sẽ giúp nâng cao nhận thức của mọi người và đảm bảo sự thống nhất khi thực hiện. ªTrước hết, chính phủ cần ban hành một Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan thay thế cho NĐ 31/2001/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực VH-TT. Trong nghị định này cần quyết định lại chức năng xử phạt vi phạm hành chính của các cơ quan thực thi pháp luật theo hướng giảm dần đầu mối, tăng cường vai trò tổ chức, chỉ đạo cho một số cơ quan nhất định. Mức phạt phải tăng theo mức độ nghiêm trọng của hành vi vi phạm như vi phạm có tổ chức, tái phạm, vi phạm có liên quan đến các văn hoá phẩm đồi truỵ, chống phá nhà nước Việt Nam nhằm bảo đảm “việc thực thi phải bao gồm các biện pháp kịp thời để ngăn chặn vi phạm và các chế tài đủ mạnh để ngăn ngừa xâm phạm”* Điều 41, Hiệp định TRIPs. . Bên cạnh các quyết định về mức phạt và biện pháp xử lý hành chính, cần có các quyết định rõ ràng, cụ thể về đăng ký áp dụng chế tài này để chống khuynh hướng lạm dụng các biện pháp hành chính. ªĐồng thời, cần sớm ban hành Nghị định quyết định về bồi thường thiệt hại trong lĩnh vực quyền tác giả, quyền liên quan. Mức bồi thường thiệt hại do hành vi xâm phạm quyền của nhà sản xuất bản ghi âm cần phải dựa những căn cứ chủ ý như mức thù lao bên vi phạm lẽ ra phải trả nếu bên này ký hợp đồng sử dụng với nhà sản xuất, lợi nhuận bên vi phạm thu được do có hành vi xâm phạm quyền; tổn thất về uy tín do hành vi xâm phạm gây ra; các chi phí cần thiết để ngăn chặn các hành vi xâm phạm (bao gồm cả chi phí luật sư). Hiện nay, Toà án nhân dân tối cao đang chuẩn bị ban hành thông tư liên tịch về xử phạt quyền tác giả, quyền liên quan. Hy vọng rằng các quyết định này sẽ phù hợp và là công cụ đắc lực để ngăn chặn các hành vi xâm phạm và bảo đảm việc bồi thường cho các hãng băng đĩa. Thêm vào đó, cũng cần quan tâm hoàn thiện đồng bộ các luật có liên quan. Trong Luật Hình sự chưa quy định rõ chế tài áp dụng đối với các hành vi xâm phạm quyền tài sản mà chỉ có chế tài đối với các xâm phạm quyền nhân thân. Hơn nữa các chế tài này còn khá nhẹ, chưa đủ sức răn đe. Mức hình phạt tối đa trong luật hình sự chỉ là 100 triệu đồng và ba năm tù. Trong khi đó, ở các nước láng giềng như Malayxia hình phạt là 500-2600 Đô la hoặc 5 năm tù cho mỗi bản copy lậu, ở Singapor chế tài cho mỗi bản copy lậu đó lên tới 6.000 Đô la hoặc 5 năm tù. Do vậy, Việt Nam cần có chế tài hình sự cứng rắn hơn nữa để xử lý thích đáng các hành vi xâm phạm nhằm đầy lùi sao chép băng đĩa lậu trên thị trường hiện nay. Đồng thời Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính cũng cần đề ra các biện pháp xử phạt nghiêm khắc hơn đối với các hành vi vi phạm trong lĩnh vực nay. (ii) Thứ 2: Một bất cập trong công tác thực thi quyền SHTT ở Việt Nam hiện nay là coi nhẹ thủ tục và trình tự dân sự, đồng thời quá chú trọng đến các biện pháp hành chính. Đây cũng chính là nguyên nhân làm cho hoạt động bảo hộ quyền của nhà sản xuất bản ghi âm và hoạt động bảo hộ SHTT nói chung không đạt được hiệu quả cao. Do đó, cần phải sửa đổi, bổ sung các quy phạm theo hướng lấy thủ tục dân sự làm biện pháp chủ yếu để điều chỉnh các quan hệ về SHTT. Các chế tài hành chính chỉ được áp dụng như là một biện pháp bổ sung khi sự xâm phạm quyền vượt quá mức dân sự (chẳng hạn như có yếu tố vi phạm pháp luật, gây thiệt hại cho trật tự xã hội). Biện pháp hoàn thiện hệ thống pháp luật hiện hành được đặc biệt quan tâm bởi nó tạo nên một hành lang pháp lý thống nhất, không chỉ đáp ứng tình hình trong nước mà còn phù hợp với các chuẩn mực quốc tế. Một hệ thống pháp luật đồng bộ, thống nhất, hợp lý sẽ làm công cụ đắc lực để bảo hộ quyền của nhà sản xuất bản ghi âm. 2.2. Tăng cường bộ máy thực thi quyền của nhà sản xuất bản ghi âm Có thể nói rằng, hệ thống pháp luật của Việt nam hiện nay đã đảm bảo tính đầy đủ, tuy nhiên lại chưa đảm bảo tính hiệu quả, nguyên nhân là do bộ máy thực thi còn nhiều bất cập. Vì vậy, bên cạnh việc bổ sung, hoàn thiện các quy định pháp luật về quyền của nhà sản xuất bản ghi âm để đáp ứng thực tiễn bảo hộ cần phải cải thiện tích cực hơn nữa bộ máy thực thi quyền trong lĩnh vực này. Hiện nay, quyền SHTT ở Việt Nam được bảo đảm thực thi bởi một hệ thống cơ quan đồ sộ bao gồm: Cục bản quyền tác giả thuộc Bộ Văn hoá thể thao và du lịch, cơ quan quản lý thị trường thuộc Bộ Công thương, cơ quan cảnh sát kinh tế, cảnh sát biển thuộc Bộ Công an, cơ quan hải quan thuộc Bộ Tài chính, bộ đội biên phòng thuộc Bộ Quốc phòng, các cơ quan thanh tra nhà nước, và thanh tra chuyên nghành, Viện kiểm soát nhân dân và Toà án nhân dân, Uỷ ban nhân dân các cấp. Như vậy so với các nước, hệ thống cơ quan thực thi quyền SHTT của Việt Nam được tổ chức với quá nhiều đầu mối. Việc bố trí quá nhiều cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính khiến cho các cơ quan này chưa chủ động phối hợp trong công tác, dẫm chân lên nhau, ỷ lại nhau, đã ảnh hưởng rất nhiều tới hiệu quả bảo hộ quyền SHTT. Đồng thời sự yếu kém trong tổ chức, sự hạn chế về chuyên môn nghiệp vụ cũng là một khó khăn lớn. Do đó, làm rõ chức năng, nhiệm vụ quyền hạn, phân cấp hoạt động của các cơ quan, nâng cao năng lực của những cán bộ là một yêu cầu cấp thiết hiện nay ª Trước hết, cần nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ thực thi thông qua các khóa đào tạo dài hạn, ngắn hạn (bởi lẽ phần lớn các cán bộ trong cơ quan này chưa được đào tạo chuyên môn về SHTT nói chung, về quyền nhà sản xuất bản ghi âm nói riêng). ªCác cơ quan thực thi cần phải tổ chức phối hợp hoạt động và thường xuyên trao đổi thông tin để tìm ra những vướng mắc trong quá trình thực thi và đề ra hướng giải quyết tốt nhất. ªNhà nước cần có chính sách đầu tư tài chính, trang thiết bị và công nghệ cần thiết để đảm bảo các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ phục vụ cho việc lưu trữ các dữ liệu, thông tin về bản ghi âm, quyền của nhà sản xuất, hoạt động sản xuất băng đĩa, tạo điều kiện cho công tác thẩm định được chính xác, nhanh gọn. Bên cạnh đó, cần phải có cơ chế thưởng phạt cho các cán bộ thực thi và cá thể khoá trách nhiệm cho từng cá nhân, đơn vị. ªĐể khắc phục tình trạng chồng chéo giữa các cơ quan hiện nay, cần xem xét để phân công chức năng, quyền hạn của từng cơ quan theo hướng bố trí một cơ quan làm đầu mối. Chẳng hạn cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính là Uỷ ban nhân dân, Thanh tra và Quản lý thị trường. Công an kinh tế chỉ có chức năng điều tra, không nên giao chức năng xử phạt cho cơ quan này. ªViệc cải cách hệ thống tư pháp là hoạt động tối cần thiết và là một phần không thể thiếu đảm bảo thực thi có hiệu quả việc bảo hộ quyền SHTT. Toà án có thẩm quyền đưa ra các lệnh áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời, ra lệnh điều tra về hành vi xử phạt và ra quyết định về các bộ phận xử lý ( buộc đình chỉ hành vi vi phạm, khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại….). Vai trò của toà án đặc biệt quan trọng trong công tác giải quyết các tranh chấp và vi phạm. Bằng việc thiết lập toà chuyên trách về SHTT, chúng ta có thể giải quyết được một cách chuyên nghiệp và hiệu quả hơn các vi phạm. Cùng với toà án chuyên trách này, đội ngũ thẩm phán và các cán bộ toà án sẽ được nâng cao năng lực và kinh nghiệm xét xử Như vậy để nâng cao khả năng bảo hộ quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, đòi hỏi cần tăng cường bộ máy thực thi, đảm bảo cho hệ thống này hoạt động đồng bộ thống nhất, nhằm đấu tranh và phòng ngừa vi phạm có hiệu quả. 2.3. Nâng cao chất lượng của mạng lưới thông tin. Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật Có thể nói, hệ thống thông tin về quyền của nhà sản xuất bản ghi âm ở Việt Nam hiện nay có nhiều bất cập. Thông tin rời rạc, chưa kết nối, chưa có dịch vụ thông tin phù hợp, các dịch vụ cung cấp thông tin hiện còn thô sơ và thụ động. Điều này đã gây khó khăn không nhỏ cho việc tiếp cận, khai thác thông tin của cơ quan thực thi, các nhà sản xuất và người dân. Vì vậy, nâng cao chất lượng của mạng lưới thông tin về các quyền liên quan với việc áp dụng kỹ thuật hiện đại, tiên tiến là một việc làm rất cần thiết, nhất là trong thời đại công nghệ thông tin hiện nay. Chúng ta cần chủ động xây dựng các kho dữ liệu thông tin cập nhật những dữ liệu mới nhất về hoạt động sản xuất băng đĩa âm thanh, về các bản ghi âm, đảm bảo sự kết nối dễ dàng, thông suốt và liên tục cập nhật. Đồng thời với việc nâng cao chất lượng mạng lưới thông tin, trong thời gian tới chúng cần phải đẩy mạnh tuyên truyền phổ biến pháp luật. Đây là một công việc quan trọng bởi để pháp luật đi vào cuộc sống và phát huy tác dụng, trước tiên công chúng phải biết và hiểu các quy định pháp luật đó. Vì vậy, để bảo đảm thực thi có hiệu quả công tác bảo hộ bản quyền, nhiệm vụ đặt ra cho chúng ta trong thời gian tới là cần nhanh chóng tổ chức việc nghiên cứu, tuyên truyền, hướng dẫn kỹ lưỡng nội dung của luật SHTT 2006 liên quan đến quyền của nhà sản xuất bản ghi âm cũng như là nội dung cơ bản của ĐƯQT mà Việt Nam vừa là thành viên như: CƯ.Rome, HĐ.Trips…Để thực hiện công tác này có hiệu quả, các cơ quan thực thi cần chủ động và linh hoạt trong việc tìm ra một cách thức cụ thể để tuyên truyền. Có thể kể tới một số hình thức phổ biến có hiệu quả như tổ chức hội thảo, phát động các cuộc thi tìm hiểu pháp luật hay các chương trình hỏi đáp pháp luật trên các phương tiện thông tin đại chúng… Thông qua các biện pháp này, nhận thức của quần chúng đã được cải thiện rất nhiều. Đối với các tầng lớp nhân dân nói chung, hiểu biết cơ bản về bản ghi âm, về quyền của nhà sản xuất giúp họ thấy được tầm quan trọng của thực thi quyền, tác hại của các hành vi vi phạm, từ đó tạo dựng ý thức tôn trọng quyền của nhà sản xuất bản ghi âm trong nhân dân, khiến họ tự nguyện nói “không” với các sản phẩm vi phạm bản quyền. Đối với các chủ thể quyền, những kiến thức cơ bản sẽ giúp họ xác định được quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm đồng thời cũng giúp họ có thể tìm ra các biện pháp tự bảo vệ mình hoặc yêu cầu các cơ quan chức năng có thẩm quyền giúp đỡ trong trường hợp cần thiết. 2.4. Xúc tiến thành lập các tổ chức bảo hộ tập thể Có thể nói mô hình quản lý tập thể không còn lạ lẫm trên thế giới hiện nay. Đây là tổ chức phi chính phủ có vai trò quan trọng trong hệ thống thực thi và có vai trò đặc biệt trong hoạt động tự bảo vệ quyền lợi của các chủ thể quyền. Thông qua hợp đồng uỷ thác, các tổ chức quản lý tập thể này sẽ đại diện cho các chủ thể quyền khai thác tác phẩm, thu tiền bản quyền đàm phán với các đối tác. Với hoạt động đó, tổ chức quản lý tập thể là cầu nối giữa các chủ thể quyền là hội viên với các tổ chức, cá nhân sử dụng tác phẩm, tạo điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng tác phẩm, khai thác có hiệu quả các quyền. Được thành lập 2003, Hiệp hội Công nghiệp ghi âm Việt Nam (RIAV) đã thu hút được sự quan tâm của không ít người trong giới bản quyền. Không chỉ đem lại lợi ích cho các nhà sản xuất, các hãng băng đĩa, RIAV còn là phương thức bảo hộ quyền một cách chuyên nghiệp và hữu hiệu. Tuy còn gặp một số khó khăn trong tổ chức và nhân lực, nhưng trong tương lai, tổ chức này sẽ là một công cụ đắc lực thúc đẩy hoạt động bảo hộ quyền của nhà sản xuất bản ghi âm ở Việt nam. 2.5. Tăng cường hợp tác quốc tế trong việc bảo hộ quyền của nhà sản xuất bản ghi âm Đây là một biện pháp cần thiết cho quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam. Là một thành viên mới của WTO, thành viên mới của nhiều ĐƯQT về bản ghi âm, bước vào sân chơi chung, Việt Nam đang nỗ lực rất nhiều để đáp ứng các chuẩn mực và thông lệ quốc tế. Tuy nhiên, nền kinh tế đang ở trong thời kì quá độ, trình độ lập pháp chưa cao, cho nên, Việt Nam rất cần sự giúp đỡ hỗ trợ về mọi mặt của các tổ chức quốc tế cũng như các quốc gia thành viên trong các Công ước về SHTT. Để có thể “tận tâm, thiện chí thực hiện các cam kết quốc tế”* Nguyên tắc Pacta Sunt Servanda- một trong các nguyên tắc cơ bản trong Luật Quốc tế ,Việt Nam cần tích cực tham gia và hoạt động có hiệu quả hơn các chương trình hành động trong khuôn khổ tổ chức SHTT thế giới (WIPO), trong khuôn khổ Hiệp hội Công nghiệp ghi âm quốc tế (IFPI), tranh thủ sự ủng hộ về mọi mặt của các tổ chức này cho kế hoạch thực thi các Công ước, Điều ước về SHTT tại Việt Nam. Hơn nữa, để tăng cường hợp tác quốc tế, Việt Nam cần tích cực hơn nữa trong việc tổ chức các buổi tập huấn, các cuộc hội thảo trong khuôn khổ các chương trình hợp tác thực thi CƯ.Rome, HĐ.TRIPs… Đồng thời chúng ta cũng phải cần cử các chuyên gia đi học hỏi kinh nghiệm tại một số quốc gia thực hiện tốt công tác bảo hộ quyền của nhà sản xuất bản ghi âm. Những hoạt động này sẽ đem lại cho Việt Nam nhiều bài học quý báu nhằm nâng cao năng lực của các thiết chế thực thi pháp luật trong nước, nhiều bài học kinh nghiệm trong quá trình thực thi các cam kết quốc tế Tóm lại, trên đây là những giải pháp cơ bản nhằm thực hiện có hiệu quả việc bảo hộ quyền của nhà sản xuất bản ghi âm tại Việt Nam. Không có biện pháp nào là “cây đũa thần” để giải quyết vấn đề vi phạm bản quyền đang diễn ra tràn lan ở nước ta hiện nay. Để thực thi tốt công tác này, cần phải có sự phối, kết hợp hài hoà, đồng bộ các biện pháp đó cũng như sự tham gia tích cực có hiệu quả của các ban nghành chức năng và sự ủng hộ của quần chúng nhân dân. Đồng thời. hiện trạng vi phạm bản quyền của nước ta hiện nay còn rất nan giải, không thể giải quyết một sớm một chiều, đòi hỏi cần kiên trì, sáng tạo và kiên quyết hơn nữa trong việc đấu tranh và xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm. KẾT LUẬN Qua những phần trình bày nói trên, khoá luận đã giải quyết được những vấn đề sau: - Nêu lên được những lý luận cơ bản về nhà sản xuất bản ghi âm, về bảo hộ quyền của họ. - Nêu lên được những vấn đề cơ bản về bảo hộ quyền của nhà sản xuất theo quy định của CƯ.Rome, CƯ.Geneva, HƯ.WPPT, HĐ.TRIPs và sự tương thích của pháp luật Việt Nam. - Đưa ra được thực trạng bảo hộ quyền này ở Việt Nam, từ đó kiến nghị một số giải pháp để tăng cường hiệu quả bảo hộ tại nước ta. Việc Việt Nam gia nhập CƯ.Rome, CƯ.Geneva, HƯ.WPPT về bảo hộ quyền của nhà sản xuất bản ghi âm là một bước đi tất yếu trong tiến trình hội nhập quốc tế. Việc trở thành thành viên của các ĐƯQT này không chỉ nhằm thực hiện các điều kiện để được gia nhập WTO mà còn là cơ sở pháp lý quan trọng để các nhà sản xuất bản ghi âm nước ta được bảo hộ tại nước ngoài và ngược lại, giúp bảo hộ có hiệu quả các nhà sản xuất nước ngoài tại Việt Nam, tạo điều kiện để chúng ta hội nhập đầy đủ hơn vào nền kinh tế thế giới. Tham gia vào sân chơi chung, bên cạnh những điều kiện quốc tế và trong nước có nhiều thuận lợi, chúng ta còn phải đối mặt với nhiều thách thức lớn. Thực thi có hiệu quả các ĐƯQT nói trên không chỉ là trách nhiệm của Việt Nam đối với cộng đồng quốc tế, mà còn là công cụ hữu hiệu giúp Việt Nam cải thiện được tình hình bảo hộ quyền của nhà sản xuất bản ghi âm trong nước hiện nay. Vì vậy, Việt Nam cần phải có những bước đi tích cực, chủ động hơn nữa trong việc tạo sự tương thích giữa các quy định pháp luật trong nước với các cam kết quốc tế, đồng thời bảo đảm thực thi có hiệu quả các quy định này. Vi phạm bản quyền ở Việt Nam là một bài toán khó, tuy nhiên, nếu có sự chung sức đồng lòng cùng những giải pháp thực thi hữu hiệu, chắc chắn bài toán đó sẽ có lời giải trong một tương lai gần./. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO I/ VĂN BẢN PHÁP LUẬT VÀ CÁC ĐƯQT [1] Bộ luật Dân sự 1995 [2] Bộ luật Hình sự 1999 [3] Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính 1999 [4] Bộ luật Dân sự 2005 [5] Luật Sở hữu trí tuệ 2006 [6] Nghị định số 100/2006/NĐ- CP ngày 21/9/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Dân sự, Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả, quyền liên quan. [7] Nghị định số 105/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quản lý Nhà nước về sở hữu trí tuệ [8] Công ước Berne về bảo hộ các tác phẩm văn học, nghệ thuật 1886 [9] Công ước quốc tế về bảo hộ người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, tổ chức phát sóng ( CƯ.Rome 1961) [10] Công ước về bảo hộ nhà sản xuất bản ghi âm chống lại việc sao chép trái phép bản ghi âm của họ ( CƯ.Geneva 1971) [11] Hiệp ước của WIPO về biểu diễn và bản ghi âm ( HƯ. WPPT 1996) [12] Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (HĐ. TRIPs) II . SÁCH, BÁO, TẠP CHÍ [13] Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam và những vấn đề lý luận và thực tiễn, Viện khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp, Nxb Chính trị quốc gia, 2004. [14] Cẩm nang sở hữu trí tuệ: Chính sách pháp luật và áp dụng - Bản dịch từ cuốn “WIPO Intellectual Property Hand boole: Policy, law and used” của tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới [15] Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Tư pháp quốc tế, Nxb Tư pháp, Hà Nội, 2006 [16] Đề tài nghiên cứu khoa học Trường ĐH Luật: “Những nguyên tắc của Hiệp định TRIPs”, chủ biên Th.s Nguyễn Hồng Bắc, 2002 [17] Đề tài nghiên cứu khoa học Trường ĐH Luật: “ Mối quan hệ giữa Tư pháp quốc tế Việt Nam và Luật Dân sự Việt Nam [18] Định Thị Mai Phương, Phan Thị Hải Anh, Điêu Ngọc Tuấn, Cẩm nang pháp luật về sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ, Nxb Chính trị quốc gia, 2004. [19] Lê Nết, Tài liệu Giáo trình quyền sở hữu trí tuệ, Nxb Đại học Quốc gia TPHCM, 2006 [20] Lê Thị Anh Đào, Vấn đề thực thi các cam kết quốc tế trong lĩnh vực bảo hộ sáng chế ở Việt Nam , Luận văn Thạc sỹ Luật học. [21] Nguyễn Thái Mai, Thực thi quyền sở hữu trí tuệ tại biên giới - biện pháp hữu hiệu ngăn chặn đối với các hành vi vi phạm, Tạp chí Luật học số 03/2004. [22] Nguyễn Thị Nam Hải, Bảo hộ quyền tác giả theo quy định của công ước Berne và vấn đề thực thi công ước tại Việt Nam, Khoá luận tốt nghiệp [23] Quỳnh Lê, Những điều cần biết về sở hữu trí tuệ, Nxb Lao động xã hội [24] Tạp chí Nhà nước và pháp luật số 04/2004; số 08/2005; số 01- 09/2006. [25] Tạp chí Luật học số 03/2005; số 01/2007 [26] Thực thi quyền sở hữu công nghiệp ở Việt Nam trước những yêu cầu hội nhập WTO, Luận văn Thạc sỹ. [27] Tìm hiểu Luật sở hữu trí tuệ, Nxb Lao động. [28] Trần Lan Hương, Quyền tác giả đối với loại hình tác phẩm nghe nhìn theo Pháp luật Việt Nam và Cộng Hoà Pháp, Luận văn Thạc sỹ Luật học. [29] TS - L.s Lê Xuân Thảo, Đổi mới và hoàn thiện pháp luật về sở hữu trí tuệ, Nxb Tư pháp, 2005. [30] TS. Phùng Trung Tập, Các yếu tố của quyền sở hữu trí tuệ, Nxb Tư pháp, 2004. [31] Từ điển Bách khoa Việt Nam., Nxb Từ điển Bách khoa Hà Nội, 2002. [32] Vụ Công tác lập pháp, Những nội dung cơ bản của Sở hữu trí tuệ, Nxb Tư pháp, Hà Nội, 2006Những nội dung cơ bản của sở hữu trí tu [33] Vũ Thị Phương Lan, So sánh pháp luật về bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá của Việt Nam với các ĐƯQT và Pháp luật một số nước công nghiệp phát triển, Luận văn Thạc sỹ Luật học [34] Trang webs: - http: // www.cov. gov. vn - http: //wwwvibonline.com.vn - http: //www.xahoithongtin.com.vn - http: //www.htv.org.vn - http: //www.vnexpress.net - http: //www.cinet.gov.vn - http: //wwwchungta.com - http:// www.dalat.com - http:// www.thuonghieuviet.com - Báo Điện tử Tuổi trẻ online - Báo Saigon Times online - Tạp chí Điện tử Bưu chính viễn thông MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLDOCS (72).doc