Đề tài Thực trạng các hình thức chi trả tiền lương, tiền thưởng ở Nhà máy Thuốc lá Thăng Long

Mặc dù tiền lương là khoản thu nhập chính, đảm bảo mức sống của người lao động nhưng tiền lương chưa bù đắp được hoàn toàn sức lao động mà người lao động đã bỏ ra. Do vậy, thực hiện chế độ thưởng là để góp phần bù đắp giá trị sức lao động đã mất của người lao động nhằm đảm bảo tốt nhất quá trình tái sản xuất sức lao động của ngươì lao động. Mặt khác, người lao động là nguồn lực đầu tiên và quan trọng nhất cho việc tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp. Nếu không có người lao động thì không có lợi nhuận. Hay đơn giản hơn, nếu người lao động làm việc không hăng hái, không nỗ lực thì lợi nhuận của doanh nghiệp cũng bị giảm bớt. Do đó, tiền thưởng là hình thức phân phối lợi nhuận của doanh nghiệp cho người lao động, là cách thôi thúc người đóng góp hết mình cho doanh nghiệp.

doc102 trang | Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1162 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng các hình thức chi trả tiền lương, tiền thưởng ở Nhà máy Thuốc lá Thăng Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Với cách tính như trên thì chế độ trả công theo sản phẩm trực tiếp cá nhân nay phụ thuộc nhiều vào số ngày làm việc của công nhân và địa điểm vận chuyển hàng và phụ thuộc vào hệ số vùng do nhà máy quy định. Chính vì vậy mà các yếu tố này có ảnh hưởng trực tiếp đến sản lượng cao hay thấp của công nhân, thu nhập của công nhân là cao hay thấp. Chế độ trả công theo sản phẩm tập thể Chế độ này được áp dụng cho toàn bộ công nhân trực tiếp sản xuất trong nhà máy trừ những công nhân thuộc bộ phận lái xe hưởng lương theo sản phẩm trực tiếp cá nhân. Hơn nữa, do sản phẩm của nhà máy sản xuất ra theo dây chuyền nên không thể để một cá nhân đảm nhận hết được mà muốn làm được việc này thì phải cần cả tổ lao động, năng xuất sản xuất mới có thể tăng cao được chính vì vậy mà nhà máy đã áp dụng theo chế độ trả công theo sản phẩm tập thể cho các tổ sản xuất sau đó căn cứ theo trình độ cấp bậc mà chia lương cho từng cá nhân . Công thức xác định đơn giá tiền công : ĐG = Hoặc ĐG = L x T Trong đó: L: mức lương theo cấp bậc bình quân của cả tổ. Q: Sản lượng của cả tổ. T: thời gian thực tế của cả tổ. Từ đó ta có công thức tính lương cho cả tổ: TLSPTT = ĐG x Q1 Trong đó: Q1: mức sản lượng thực tế của cả tổ. Sau khi nhận được tiền lương tổ trưởng sẽ là người thanh toán tiền công cho từng người lao động. Ngoài đơn giá sản phẩm, khối lượng sản phẩm, tiền công của công nhân còn phụ thuộc vào ngày công lao động thực tế và hệ số cấp bậc công việc (bậc lương) Ví dụ: Tính lương cho cả tổ đóng bao vào tháng 7/2003. Trong tháng tổ hoàn thành được 129800 bao/tháng trong khi mức sản phẩm nhà máy đưa ra cho tổ pải hoàn thành là 123200bao/ tháng . Mức lương tối thiểu = 210000 x 2,3 = 483.000đồng / tháng Bảng16: Tính lương Cả tổ gồm 10 công nhân với mức lương và hệ số cấp bậc như sau: STT Tên Hệ số bậc Lương tối thiểu Số lượng SP theo qui định Đơn giá đồng/SP Số lượng SP thực tế Thành tiền đồng 1 Loan 2,12 483000 123200 98,4 129800 1023960 2 Hà 2,12 483000 123200 98,4 129800 1023960 3 Giang 2,12 483000 123200 98,4 129800 1023960 4 Thắng 2,12 483000 123200 98,4 129800 1023960 5 Hải 2,62 483000 123200 98,4 129800 1265460 6 Vinh 2,62 483000 123200 98,4 129800 1265460 7 Thu 2,62 483000 123200 98,4 129800 1265460 8 Toàn 2,75 483000 123200 98,4 129800 1328250 9 Dung 2,75 483000 123200 98,4 129800 1328250 10 Thảo 3,27 483000 123200 98,4 129800 1579410 Tổng 129800 12128130 ĐG = 483.000(4 * 2,12 + 3 * 2,62 + 2 * 2,75 + 3,27)/123200 = 98,4 đồng/SP Tiền lương cả tổ TLCT = 98,4 x 129800 = 12772320 đồng/SP Phân phối tiền công cho từng cá nhân trong tổ: Tính tiền lương cấp bậc cho 10 cá nhân : TLCB = 483.000 (4 * 2,12 + 3 * 2,62 + 2 * 2,75 + 3,27) = 12128130 đồng/SP Tính hệ số điều chỉnh HĐC = Chia tiền công cho mỗi công nhân = TLCB x HĐC Ví dụ tính tiền lương cho công nhân Loan trong tháng với hệ số cấp bậc 2,12 TL = 2,12 x 483.000 x 1,05 = 1075158 đồng. Tương tự tính cho 9 công nhân còn lại. Bảng17: Lương phân chia cho mỗi cá nhân trong tổ sản xuất STT Tên Hệ số bậc Lương tối thiểu Hệ số điều chỉnh Thành tiền (đồng) 1 Loan 2,12 483.000 1,05 1075158 2 Hà 2,12 483.000 1,05 1075158 3 Giang 2,12 483.000 1,05 1075158 4 Thắng 2,12 483.000 1,05 1075158 5 Hải 2,62 483.000 1,05 13287233 6 Vinh 2,62 483.000 1,05 13287233 7 Thu 2,62 483.000 1,05 13287233 8 Toàn 2,75 483.000 1,05 1394662,5 9 Dung 2,75 483.000 1,05 1394662,5 10 Thảo 3,27 483.000 1,05 1658380,5 Tổng 12772320 Qua việc phân phối tiền công như trên ta thấy rằng việc phân phối này sẽ khuyến khích các công nhân trong tổ sản xuất nâng cao tinh thần trách nhiệm của bản thân trước một tập thể, buộc họ phải quan tâm đến kết quả cuối cùng đó chính là sản lượng của cả tổ. Nhưng bên cạnh đó thì vẫn còn có mặt tồn tại đó là số lượng sản phẩm của mỗi người công nhân không thể quyết định cho cả tổ được mà cũng không thể hoàn toàn quyết định được tiền lương của chính bản thân họ mà còn phụ thuộc vào chất lượng lao động của cả tổ. Mặt khác việc phân công chỉ tính đến cấp bậc công việc mà không tính đến sản lượng của mỗi cá nhân trong tổ và thời gian lao động thực tế của từng người. Do đó, điều này chưa thể hiện được nguyên tắc phân phối tiền công theo số lượng và chất lượng lao động. Ngoài ra căn cứ vào các thông tư, chỉ thị của nhà nước, nhà máy thuốc lá Thăng Long xác định các loại phụ cấp được tính vào tiền lương như sau: Bảng18: Phụ cấp được tính vào lương của công nhân STT Loại phụ cấp Hệ số áp dụng Số người Lương tối thiểu Thành tiền 1 Độc hại 0,2 162 483.000 15.649.200 2 Làm thêm thường xuyên 0,4 354 483.000 170.788.800 3 Lưu động 0,2 58 483.000 5.602.800 4 Chức vụ, trách nhiệm 0,2 90 483.000 8.694.000 Tổng 200.734.800 Từ trên ta thấy rằng phụ cấp cũng là một hình thức bổ sung đáng kể cho tiền lương và nó cũng là một hình thức giúp cho người công nhân tăng thêm thu nhập, là công cụ để nhà quản lý sử dụng nhằm tăng năng suất lao động. Hình thức này đã phần nào khắc phục được các vấn đề trả lương còn bất cập của nhà máy. Phân tích các hình thức tiền thưởng Nội dung và tổ chức tiền thưởng Nguồn tiền thưởng Tiền thưởng cho từng cán bộ công nhân viên của nhà máy được trích từ 25% quỹ tiền lương của nhà máy. Đối tượng xét thưởng. Là toàn bộ những cán bộ công nhân viên của nhà máy có thành tích đóng góp vào việc hoàn thành kế hoạch sản xuất nâng cao năng xuất lao động và có thâm niên làm việc tại nhà máy từ một năm trở nên. * Những người không được xét thưởng là những người thuộc diện sau: Những người vi phạm kỷ luật hoặc xâm phạm đến tài sản của nhà máy. Những người không làm tròn trách nhiệm để xảy ra tai nạn lao động hay gây ra hỏng hóc máy móc thiết bị... Những người vi phạm sinh đẻ có kế hoạch. Chỉ tiêu thưởng: Dựa cả vào ngày công lẫn chất lượng làm việc của cán bộ công nhân viên để thưởng. Dựa vào ngày công lao động thực tế, các ngày đi công tác, nghỉ mát... của người lao động Các hình thức tiền thưởng Thưởng hoàn thành vượt mức kế hoạch Cách tính thưởng ở hình thức này nhà máy đã xác định cả ngày công và chất lượng làm việc của cán bộ công nhân viên. 1.1. Xếp hạng theo ngày công Nhà máy xếp hạng theo ngày công thành ba loại như sau: Loại A: Công nhân có số ngày làm việc từ 240 ngày trở lên Loại B: Công nhân có số ngày làm việc từ 210 - 239 ngày Loại C: Công nhân có số ngày làm việc từ 180 - 209 ngày Những ngày công xếp hạng trên bao gồm nhưnmgx ngày công thực tế sản xuất, công tác, đi học, đi công tác nước ngoài, nghỉ do không bố trí được việc làm, nghỉb chế độ ba tháng trước khi nghỉ hưu hoặc nghỉ mất sức, những ngày tham quan nghỉ mát ... 1.2. Xếp theo chất lượng công việc cũng xếp thành ba hạng Loại A: Dành cho những người hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, đạt chất lượng công việc là tốt và có hai kỳ liên tiếp được phong tặng danh hiệu công nhân lao động giỏi . Loại B: Dành cho những người lao động hoàn thành tốt nhiệm vụ sản xuất được giao, đạt chất lượng công việc là khá tốt và có một kỳ được khen thưởng và xếp hạng là công nhân lao động giỏi. Loại C: Dành cho những người lao động hoàn thành tốt nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của nhà máy ở mức trung bình và không sai phạm nội quy, kỷ luật sản xuất của nhà máy. Cách tính thưởng: Để tính được tiền thưởng cho từng cá nhân trước hết cần xác định được mức thưởng của từng người lao động theo công thức: MT = HSLCBCV * h * n Trong đó : MT: mức tiền thưởng cho từng cá nhân. HSLCBCV: Hệ số lương cấp bậc công việc. h: Hệ số thưởng. n: Số ngày công thực tế. Nhằm phân biệt rõ ba loại A,B,C mức cố gắng của từng cá nhân nhà máy qui định hệ số thưởng cho từng loại như sau: A: 1,1 B: 0,85 C: 0,70 Dựa vào các tiêu chuẩn ngày công và chất lượng công việc thì cá nhân người lao động sẽ xác định được mình ở loại thưởng nào. Nếu trường hợp ngày công loại A, chất lượng loại B thì hệ số thưởng được tính là trung bình cộng của cả hai H = (hệ số thưởng ngày công + hệ số thưởng chất lượng)/2 Từ mức thưởng của từng cá nhân người lao động, tính được tổng mức thưởng: Tiền thưởng của từng người: Tổng số tiền trích thưởng Trong đó: Mức thưởng bình quân Ví dụ tính tiền thưởng cho tổ 1 phân xưởng bao mềm Tổng số tiền thưởng hoàn thành kế hoạch của cả tổ là 6.752.500 đồng Bảng 19: Tính tiền thưởng cho mỗi cá nhân trong tổ Đơn vị: Đồng STT Tên HSLCBCV n h MT Mức lương bình quân Tiền thưởng 1 3,14 246 1,1 849,684 1253,8 1065333,8 2 2,49 184 0,70 320,712 1253,8 402108,7 3 2,49 243 1,1 665,577 1253,8 834500,4 4 2,49 241 1,1 660,099 1253,8 827632,126 5 2,49 220 0,85 465,63 1253,8 583806,9 6 2,24 193 0,70 302,624 1253,8 379429,97 7 2,36 235 0,85 471,,41 1253,8 591053,858 8 2,36 246 1,1 638,616 1253,8 800696,7 9 1,88 246 1,1 508,728 1253,8 637843,2 10 1,88 243 1,1 502,524 1253,8 630064,6 5385,604 6752500 Với mức thưởng bình quân: Thưởng thường xuyên từ quỹ lương: Cách tính thưởng: Xác định mức thưởng của từng cá nhân. MT = CTT * HSLCBCV Trong đó: MT: mức thưởng từng cá nhân. CTT: công thực tế. HSLCBCV: hệ số cấp bậc công việc. Tổng mức thưởng: Hệ số thưởng: Tổng tiền thưởng Từ đó có tiền thưởng TT = MT * H Trong đó: TT: tiền thưởng Ví dụ: Tổng mức tiền thưởng của tổ máy phân xưởng điện là 16854100 Bảng 20: Tiền thưởng của cán bộ công nhân viên STT Tên HSLCBCV CTT MT H Tiền lương 1 Lương 3,27 62 202,74 1334,5 270556,53 2 Thuỷ 2,49 60 149,4 1334,5 199374,3 3 Hà 2,49 48 119,52 1334,5 159499,44 4 Nhâm 2,36 59 139,24 1334,5 185815,78 5 Mai 2,36 65 153,4 1334,5 204498,78 6 Hiền 2,36 58 136,88 1334,5 182666,36 7 Hằng 1,52 60 91,2 1334,5 121706,4 8 Kiên 1,52 60 91,2 1334,5 121706,4 9 Nam 1,52 56 85,12 1334,5 113592,64 10 Hùng 1,52 62 94,24 1334,5 125763,28 Tổng 1262,94 1334,5 1685179,91 Đây là hình thức thưởng thường xuyên của nhà máy cho ngừơi lao động . Hình thức thưởng này thực chất là lương của công nhân viên chức nhưng với cách thực hiện này cũng đã tạo ra động lực khuyến khích mọi người đi làm đầy đủ và cố gắng hoàn thành tốt mọi công việc. ở hình thức này thì mọi cán bộ công nhân viên trong nhà máy đều được thưởng nếu có đóng góp vào việc hoàn thành sản lượng đảm bảo cả về chất lượng sản phẩm và an toàn lao động của công nhân viên. bên cạnh những hình thức thưởng mang tính thường xuyên như đã nêu trên thì nhà máy còn có hình thức thưởng không thường xuyên như bao cơ quan xí nghiệp, các doanh nghiệp khác. 2. Hình thức thưởng không thường xuyên Thưởng không thường xuyên ở nhà máy là hình thức thưởng vào những ngày, những dịp lễ đặc biệt: như lễ tết, ngày quốc khánh ... Hàng năm, như thường lệ vào những ngày tết dương lịch, âm lịch, ngày quốc tế lao động 1/5, ngày quốc khánh nước CHXHCN Việt Nam, ngày 6/1 kỷ niệm sự ra đời của nhà máy... giám đốc nhà máy quyết địng trích một khoản tiền để thưởng cho toàn bộ cán bộ công nhân viên trong nhà máy nhằm khuyến khích động viên công nhân viên tích cực sản xuất đẩy nhanh năng suất lao động đồng thời cũng là để cải thiện đời sống của người lao động. Hình thức này cũng được áp dụng với toàn bộ công nhân viên trong nhà máy có thâm niên thuộc danh sách làm việc ở nhà máy từ một năm trở nên. Nguồn tiền này được trích từ quỹ lương cơ bản ( quỹ lương hiện tại) mức tiền thưởng được áp dụng như nhau với một số tiền nhất định đối với toàn bộ người lao động trong nhà máy như ngày tết dương lịch, mỗi người được thưởng 120000 đồng, ngày 1/5 thưởng 90000 đồng cho mỗi người. ở chế độ thưởng này thì nhà máy không tính đến chỉ tiêu ngày công và chất lượng công việc vì đây là những ngày nghỉ, mọi cán bộ công nhân viên đều có quyền hưởng bình đẳng như nhau. Ngoài những ngày nghỉ lễ như trên, hàng năm nhà máy còn thưởng cho cán bộ công nhân viên vào dịp tết âm lịch và tổ chức các đợt tham quan nghỉ mát cho người lao động để họ hiểu rằng những người lãnh đạo mình luôn luôn quan tâm chú ý đến mình cả về vật chất lẫn tinh thần. Nhìn chung các hình thức thưởng của nhà máy đang áp dụng có tác động tốt trong việc giúp người lao động nâng cao ý thức trách nhiệm của bản thân đối với công việc, cố gắng tiết kiệm nguyên vật liệu, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau và quan trọng hơn là đã khuyến khích được người lao động nâng cao tính tự chủ trong công việc. Tuy nhiên, nó vẫn còn có những hạn chế là do việc xét thưởng của mỗi người phụ thuộc vào hệ số lương cấp bậc và ngày công đi làm thực tế gây nên sự không công bằng vì nếu hai người cùng làm việc như nhau có hao phí lao động như nhau nhưng người nào có hệ số lương cấp bậc cao hơn thì sẽ nhận được khoản tiền thưởng lớn hơn, vì vậy mà nó vẫn chưa có tác động kích thích toàn nhà máy mà chỉ đối với những người có cấp bậc công việc cao mà thôi. Cũng do là tiền thưởng chỉ mang tính bình quân nên không có tác động tích cực mạnh mẽ đến người lao động. D. Nhận xét về cách thực hiện áp dụng các hình thức tiền lương, tiền thưởng ở nhà máy thuốc lá Thăng Long Các hình thức tiền lương tiền thưởng được áp dụng ở nhà máy thuốc lá Thăng Long đã cơ bản tạo được động lực cho người lao động giúp cho người lao động làm việc hăng say hơn. Hình thức trả lương theo sản phẩm tập thể, người lao động được trả công theo đúng số lượng và chất lượng sản phẩm mà họ làm ra (làm bao nhiêu được hưởng bấy nhiêu). Có thể nói đã có sự công bằng đáng kể trong lao động, từ đó khuyến khích được người lao động tham gia sản xuất góp phần tăng năng suất lao động. Hơn thế nữa tự bản thân mỗi người lao động đều ý thức được rằng công việc của họ có ảnh hưởng đến thu nhập của họ và lợi ích của nhà máy. Hình thức trả lương theo thời gian được nhà máy tiến hành áp dụng một cách hợp lý theo các quy định của nhà nước hiện hành và tình hình thực tế ở nhà máy, nhà máy đã thực hiện xây dựng một cách hợp lý chức năng và nhiệm vụ của các bộ phận, vị trí trong bộ máy quản lý để phân công công việc được hợp lý, tạo nên sự hiệu quả trong công việc và tạo ra sự cố gắng hết sức mình của toàn thể cán bộ công nhân viên trong nhà máy. Tóm lại: Qua việc phân tích các hình thức tiền lương, tiền thưởng ở nhà máy thuốc lá Thăng long ta thấy rằng nhìn chung thì các hình thức tiền lương, tiền thưởng của nhà máy đã gắn thu nhập của người lao động với trình độ chuyên môn và hiệu quả sản xuất kinh doanh của nhà máy, khuyến khích người lao động quan tâm đến kết quả cuối cùng nâng cao trách nhiệm của cá nhân người lao động trước tập thể. Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đáng mừng thì các hình thức tiền lương, tiền thưởng của nhà máy thuốc lá Thăng Long cũng không thể tránh khỏi những hạn chế: như các hình thức tiền lương, tiền thưởng đang áp dụng, tuy có sự kích thích về lao động song vẫn chưa phong phú, chủ yếu dựa vào hệ số lương cấp bậc, chưa khuyến khích được những người lao động có hệ số lương thấp. Do đó, nó cũng chưa hẳn thực sự có hiệu quả và trở thành công cụ kích thích tối đa với tất cả những người lao động. Những hạn chế này không chỉ riêng ở nhà máy thuốc lá Thăng Long mà còn có rất nhiều các doanh nghiệp khác đặc biệt là ở các doanh nghiệp nhà nước. Vì vậy, cần phải có những biện pháp nhằm khắc phục những tồn tại đó. Bảng tổng kết doanh thu cuối năm : Năm 2002 (tỷ đồng ) Năm 2003 (tỷ đồng ) Doanh thu 689.727 770.938 Tổng giá trị sản lượng 678.637 Nộp ngân sách 232.043 260.5 Lợi nhuận 20.000 15.072 Thu nhập bình quân 0,00168 0,002750 Chương III: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện các hình thức chi trả tiền lương, tiền thưởng ở nhà máy thuốc lá Thăng Long Nhà máy Thuốc lá Thăng Long là đơn vị hạch toán độc lập làm ăn có hiệu quả, lợi nhuận của nhà máy luôn tăng trong những năm qua. Đó là kết quả của sự nỗ lực không ngừng của toàn bộ các cán bộ công nhân viên cùng với những chính sách đúng đắn của nhà máy trong đó tiền lương, tiền thưởng là yếu tố đóng vai trò quan trọng vì nó liên quan trực tiếp đến quyền lợi người lao động. Nhà máy đã áp dụng những hình thức chi trả tiền lương, tiền thưởng một cách hợp lý và linh hoạt gắn với từng loại hình công việc kích thích người lao động, gắn thu nhập của người lao động với kết quả sản xuất kinh doanh, phát huy việc phân phối và xây dựng tiền lương thành đòn bẩy kích thích người lao động tăng năng suất lao động thúc đẩy phát triển sản xuất. Tuy nhiên bên cạnh đó qua nghiên cứu và phân tích thì các hình thức tiền lương, tiền thưởng của nhà máy không thể tránh khỏi những thiếu xót vẫn còn tồn tại. Xuất phát từ ý nghĩ là làm thế nào để nâng cao hơn nữa tiền lương cho người lao động dưới đây tôi xin đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện hơn các hình thức tiền lương, tiền thưởng tại nhà máy để các hình thức này thực sự trở thành đòn bẩy kinh tế, kích thích tăng năng xuất lao động và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. I. Phân tích những yếu tố thuộc về môi trường kinh tế ảnh hưởng đến các hình thức chi trả tiền lương, tiền thưởng của nhà máy và thu nhập của người lao động Từ khi nhà nước đưa ra chính sách mở cửa nền kinh tế, nền kinh tế thị trường hàng hoá nhiều thành phần có sự quản lí của nhà nước. Một môi trường kinh doanh đầy thử thách đối với mọi doanh nghiệp nhưng cũng mở ra những cơ hội mới nếu doanh nghiệp nào biết cách vận dụng nó. Nhà máy thuốc lá thăng long đã không ngừng phát triển về mọi mặt tạo ra mức tăng trưởng ổn định và theo kịp với nhịp điệu của thị trường mới. Nhà máy đã khẳng định được mình là một nhà máy hàng đầu trong lĩnh vực thuốc lá với cả thị trường trong nước và quốc tế, tạo ra sức cạnh tranh đối với thuốc lá ngoại không ngừng tăng thêm cả về qui mô lao động , cơ sở sản xuất và cả bộ máy tổ chức quản lí cũng đã được cải tiến rất hoàn chỉnh. Tuy đã đạt được những kết quả khả quan nhưng trong môi trường kinh doanh đầy khắc nghiệt hiện nay vẫn đòi hỏi nhà máy phải có những điều chỉnh hướng đi đúng đắn và hiệu quả để duy trì mức tăng trưởng ổn định trong những năm qua. Môi trường kinh doanh mới đầy thử thách này đã tạo ra những khó khăn và những thuận lợi cho nhà máy. * Thuận lợi: Chính sách, nhà nước có những chính sách phù hợp khuyến khích các doanh nghiệp mở rộng sản xuất kinh doanh, đặc biệt là với chính sách kinh tế mở. Nhà nước ưu tiên cho các mặt hàng xuất khẩu và phát triển cải tiến nhập khẩu công nghệ tiên tiến ưu tiên cho công nghiệp hoá hiện đại hoá các ngành nghề sản xuất. Sản phẩm Nhà máy Thuốc lá Thăng Long hiện nay là khá đa dạng, chất lượng đã đáp ứng được những nhu cầu tiêu dùng của người tiêu dùng, tạo ra niềm tin đối với khách hàng hơn nữa nhà máy là một doanh nghiệp lớn có lịch sử phát triển lâu dài có uy tín có khả năng tài chính vững mạnh. Sản phẩm của nhà máy đã có mặt trên thị trường hơn 40 năm và được khách hàng tín nhiệm. * Khó khăn: + Kinh tế thị trường với những cạnh tranh khắc nghiệt vì vậy mà sản phẩm của nhà máy đang bị cạnh tranh bởi các sản phẩm từ trong và ngoài nước như sản phẩm của nhà máy thuốc lá Sài Gòn,và một số hãng ở nước ngoài như Malbro và 555, một số sản phẩm của Pháp... + Tình hình về nguồn nguyên liệu hiện đang bị thu hẹp nên ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất của nhà máy từ đó cũng làm cho giá nguyên liệu tăng điều đó đồng nghĩa với sản phẩm sản xuất ra với giá cao hơn làm ảnh hưởng đến sức mạnh cạnh tranh của nhà máy. + Hiện nay thế giới nói chung và chính phủ nước ta đã đưa ra những chính sách gây bất lợi cho ngành thuốc lá như mức thuế cao đánh vào sản phẩm thuốc lá, trên các sản phẩm thuốc lá buộc phải ghi "hút thuốc lá là có hại cho sức khỏe" những chính sách đó đã làm cho nhu cầu về thuốc lá giảm dần. + Hàng năm nhà máy còn phải bỏ ra và chịu trách nhiệm khá lớn về vấn đề môi trường, nộp lệ phí môi trường, bảo vệ cải thiện môi trường, lao động, vệ sinh lao động... Chính những điều kiện trên đã có ảnh hưởng rất nhiều đến thu nhập của người lao động trong nhà máy thuốc lá Thăng Long. II. Hoàn thiện cách phân chia tiền lương theo sản phẩm tập thể cho người lao động. Qua quá trình phân tích cách chia tiền lương cho từng cá nhân trong chế độ tiền lương theo sản phẩm tập thể của Nhà máy Thuốc lá Thăng Long, tôi thấy cách chia tiền lương này còn mang tính chất bình quân. Đơn giá của một ngày công vẫn còn là chung cho mọi công nhân trong tổ, đội sản xuất, chưa gắn với ngày công thực tế của mỗi công nhân. Do đó có thể làm hạn chế người lao động tăng năng xuất lao động cá nhân, công nhân sẽ có tính chất ỷ lại cho người khác. Theo ý kiến riêng của tôi thì nhà máy nên thực hiện việc chia lương như sau: Trên cơ sở quỹ tiền lương được nhận của cả tổ thì tổ trưởng phân chia cho từng cá nhân. Bước1: Tính tiền lương cơ bản của từng cá nhân theo công thức: TLCB= LCB * KĐC Trong đó: TLCB: Tiền lương cơ bản mà người lao động nhận được. LCB: Tiền lương cơ bản theo cấp bậc của người lao động qui định tại thang bảng lương của nhà nước. LCB= mức lương * hệ số lương. KĐC: hệ số điều chỉnh lương tối thiểu tăng thêm cho một đơn vị sản phẩm do nhà máy qui định là 2.3. Ví dụ: Tính tiền lương cơ bản cho một tổ công nhân : Công nhân A có hệ số lương là 3,27 với mức lương 210.000 đồng và hệ số điều chỉnh mức lương tối thiểu là 2,3 Tiền lương của công nhân A là: TLCB = 3,27*210.000*2,3 = 1.579.410 đồng Tương tự ta cũng tính được cho các công nhân còn lại. Bảng: Tiền lương cơ bản: Đơn vị: 1000 đồng STT Tên công nhân Hệ số lương Mức lương KĐC Tiền lương cơ bản 1 Công nhân A 3,27 210 2,3 1579,41 2 Công nhân B 2,88 210 2,3 1391,04 3 Công nhân C 2,88 210 2,3 1391,04 4 Công nhân D 2,49 210 2,3 1202,67 5 Công nhân E 2,49 210 2,3 1202,67 6 Công nhân F 2,49 210 2,3 1202,67 7 Công nhân G 2,24 210 2,3 1081,92 8 Công nhân H 2,24 210 2,3 1081,92 9 Công nhân I 2,24 210 2,3 1081,92 10 Công nhân K 2,24 210 2,3 1081,92 Tổng 12297,18 Từ tiền lương cơ bản của người lao động trong tổ sản xuất ta xác định được tổng quĩ tiền lương cơ bản: Trong đó: QTLCB: Quĩ tiền lương cơ bản của cả tổ sản xuất. TLCbi: Tiền lương cơ bản của một người lao động n: Số công nhân có trong tổ sản xuất. Bước2: Tính đơn giá cho một đơn vị sản phẩm: ĐG = Trong đó: ĐG: Đơn giá cho một đơn vị sản phẩm. Q: Số lương sản phẩm của cả tổ + Tính tiền lương cho cả tổ; TLCT=ĐG*Q1 Trong đó: Q1: Số lượng sản phẩm do nhà máy qui định cho cả tổ Ví dụ: tính tính đơn giá và tiền lương cho cả tổ. với sản phẩm do nhà máy qui định Q = 123200sp, số lượng sản phẩm sản xuất thực tế của cả tổ Q1 = 130105sp. Vậy ta có: Đơn giá ngày công cho một đơn vị sản phẩm là: ĐG = đồng/đơn vị sản phẩm. Tiền lương cả tổ: TLCT = 99,8*130105 = 12.984.479 đồng Bước 3: Tính tiền lương theo cấp bậc công việc và thời gian làm việc thực tế của mỗi cá nhân người lao động. TLCBCV=TLCB* Trong đó: NTT: ngày công lao động thực tế . NCDD: ngày công chế độ theo qui định là 22 ngày. Bảng: Tính tiền lương cấp bậc công việc. Đơn giá: 1000 đồng STT Tên công nhân Lương cơ bản Thời gian làm việc thực tế Tiền lương cấp bậc công việc 1 Công nhân A 1579,41 21 1507,619 2 Công nhân B 1391,04 22 1391,04 3 Công nhân C 1391,04 20 1264,582 4 Công nhân D 1202,67 22 1202,67 5 Công nhân E 1202,67 21 1148,000 6 Công nhân F 1202,67 20 1093,336 7 Công nhân G 1081,92 22 1081,92 8 Công nhân H 1081,92 19 934,385 9 Công nhân I 1081,92 20 983,564 10 Công nhân K 1081,92 19 934,385 Tổng 12297,18 11541,50 Bước 4: Phân phối tiền lương cho các cá nhân trong tổ: + Tính hệ số điều chỉnh theo cấp bậc công việc(h) HDC = + Tính tiền công sản phẩm tập thể chia cho mỗi công nhân = TLCBCV*hĐc Ví dụ: Tính tiền lương cho mỗi công nhân. Hệ số điều chỉnh: HĐC = + Tiền lương của mỗi công nhân: Ví dụ tính cho công nhân A: Tiền lương = 1507,619*1,125 = 1696071,375 đồng Bảng: Tính lương của mỗi công nhân trong tổ Đơn vị: 1000 đồng STT Tên công nhân TLCBCV HĐC Tiền lương 1 Công nhân A 1507,619 1,125 1696,071375 2 Công nhân B 1391,04 1,125 1564,92 3 Công nhân C 1264,582 1,125 1422,65479 4 Công nhân D 1202,67 1,125 1353,00379 5 Công nhân E 1148,000 1,125 1291,500 6 Công nhân F 1093,336 1,125 1230,003 7 Công nhân G 1081,92 1,125 1217,160 8 Công nhân H 934,385 1,125 1051,183 9 Công nhân I 983,564 1,125 1106,5095 10 Công nhân K 934,385 1,125 1051,183 Tổng 11541,50 12984,2873 Căn cứ để xây dựng phương pháp phân chia tiền công cho người lao động trong một tổ hay một đội sản xuất là: Hệ thống thang bảng lương của nhà nước theo Nghị Định số 25/CP của Chính Phủ năm 1995. Ngày công thực tế của người lao động trong tháng thông qua bảng chấm công trong tổ sản xuất Hệ số điều chỉnh mức lương tối thiểu tăng thêm trên một đơn vị sản phẩm do nhà máy quy định, * Điều kiện để thực hiện được phương pháp phân chia lương này; Phải xác định được ngày công lao động thực tế của người lao động trong tháng. Phương pháp chia lương này cần phải được phổ biến rộng rãi trong toàn nhà máy, đối với từng công nhân để họ biết rõ rằng mình được hưởng bao nhiêu lương và cần làm gì để tăng thu nhập, để người lao động cố gắng tăng cao năng xuất lao động của cá nhân mình * Hiệu quả của phương pháp chia tiền lương này Phương pháp chia tiền lương trên cho thấy tiền lương của người lao động phụ thuộc vào ngày công làm việc thực tế, cấp bậc công việc và sản lượng thực tế hoàn thành của cả tổ công nhân sản xuất, đội sản xuất. Việc phân chia quỹ tiền lương thành tiền lương cơ bản và tiền lương theo cấp bậc công việc và ngày công lao động thực tế đã làm cho công nhân, người lao động nhận thấy rõ ràng hơn tầm quan trọng của mỗi cá nhân trong tổ sẽ có ảnh hưởng như thế nào đến kết quả sản xuất của cả tập thể và của riêng cá nhân mình. Nếu năng suất của tập thể càng cao thì thu nhập của người lao động càng cao, càng được cải thiện, ngày công lao động thực tế càng nhiều thì người đó sẽ nhận được thu nhập lớn hơn, bậc lương càng lớn thì lương nhận được càng lớn. Chính điều này đã phần nào khắc phục được tính bình quân về đơn giá ngày công sản xuất của cả tổ sản xuất như trước đây. Hơn nữa việc phân chia này là tương đối rõ ràng dễ làm dễ hiểu, người công nhân nhìn vào cũng hiểu và cảm thấy yên tâm hơn để hăng hái tham gia sản xuất nâng cao năng xuất lao động. III. Hoàn thiện trả lương theo sản phẩm Hoàn thiện định mức lao động Công tác định mức lao động là một điều kiện rất quan trọng trong các hình thức trả lương theo sản phẩm. Làm tốt được công tác này thì có thể hoàn thành việc trả lương theo sản phẩm mới trở nên chính xác hơn bởi vì nó là cơ sở để tính toán đơn giá tiền lương, xây dựng kế hoạch quỹ tiền lương và sử dụng hợp lý có hiệu quả quỹ tiền lương của nhà máy. Các nhà quản lý mới tính toán được chi phí của mình và khả năng mình phải chi bao nhiêu tiền lương. Hoàn thiện hệ thống định mức lao động và áp dụng trong sản xuất kinh doanh là một trong những biện pháp quản lý kinh tế có hiệu quả và đồng thời nó cũng là biện pháp quản lý lao động khoa học, đảm bảo tính chặt chẽ, thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đóng góp của người lao động đối với xã hội. Hiện nay, nhà máy đang áp dụng chế độ trả công theo sản phẩm tập thể đối với công nhân trực tiếp sản xuất nên công tác định mức yêu cầu phải chính xác mức thời gian, sản lượng, nguyên liệu và máy móc. Nhưng việc việc xây dựng định mức ở đây chưa đảm bảo được tính tiên tiến hiện thực mà chủ yếu là dựa vào kinh nghiệm. Do vậy để có thể đưa ra một hệ thống định mức lao động mang tính khoa học, phù hợp hơn, nhà máy cần bố trí một số cán bộ làm công tác định mức chủ chốt có trình độ chuyên môn về lĩnh vực này. Nghiên cứu dựa trên sự kết hợp giữa định mức lao động của nhà nước đã ban hành với các điều kiện thực tế thực tế của nhà máy để có thể xem xét, tổ chức hợp lý các hợp đồng định mức. Vấn đề này giao cho phó giám dốc vật tư kỹ thuật phụ trách kết hợp với các cán bộ thuộc các phòng ban như phòng tổ chức lao động tiền lương, phòng hành chính, phòng vật tư - thiết bị kỹ thuật để làm việc đảm bảo tính chính xác, tính hiện thực. Mặt khác nhà máy cần phải nhận thức được đây là một việc làm thường xuyên và sau những thời gian nhất định, nếu có sự thay đổi trong sản xuất kinh doanh thì cần phải xem xét lại sao cho hợp lý. Trên cơ sở những tài liệu đã có, nhà máy cần phải kết hợp với các phương pháp xây dựng bằng các phương pháp thống kê, nghiệm thu, giám sát thông qua các hình thức bấm giờ chụp ảnh - căn cứ vào các điều kiện sản xuất thực tế. Định mức lao động hợp lý sẽ tiết kiệm được sức lao động, phù hợp với yêu cầu phát triển sản xuất. Cũng qua hệ thống định chúng ta sẽ xây dựng được những kế hoạch về số lượng lao động có cơ sở khoa học chính xác đảm bảo hoàn thành các kế hoạch sản xuất và đạt được hiệu quả cao trong sản xuất kinh doanh. Cùng với việc xây dựng hệ thống định mức thì việc điều chỉnh những định mức lao động lạc hậu sao cho phù hợp với các điều kiện thực tế là việc làm rất quan trọng. Để xây dựng được hệ số điều chỉnh định mức ta sử dụng các phương pháp so sánh điển hình. Đầu tiên chia các bước công việc thành các nhóm công việc khác nhau. Chọn ở mỗi nhóm một bước công việc điển hình. Xây dựng quá trình thực hiện các bước công việc điển hình đó. Cuối cùng qui định các hệ số điều chỉnh. Một yếu tố hết sức quan trọng trong việc hoàn thiện các điều kiện trả lương theo sản phẩm đó là các phương pháp thông kê và nghiệm thu sản phẩm. Hoàn thiện các công tác thông kê và nghiệm thu sản phẩm Thống kê, kiểm tra, giám sát và nghiệm thu sản phẩm, kết quả lao động của người công nhân về mặt số lượng và chất lượng của sản phẩm. Đặc biệt trong nền kinh tế thị trường hiện nay thì chất lượng sản phẩm là điều hết sức quan trọng, nó quyết định đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà máy, quyết định sự sống còn và chỗ đứng các sản phẩm của nhà máy trên thị trường. Vì vậy, nhà máy cần luôn quan tâm chú trọng đến công tác này khi áp dụng các hình thức trả công theo sản phẩm tập thể. Nếu làm tốt công tác này thì sẽ ngăn chặn được người lao động chạy theo số lượng mà không chú ý đến các chỉ tiêu về chất lượng sản phẩm. Để trả lương theo đúng với kết quả lao động đã hoàn thành của người công nhân thì các công tác thông kê. Ghi chép ban đầu về các số liệu có vị trí quan trọng vì nó phản ánh một cách tỷ mỷ chi tiết thời gian lao động, khối lượng lao động, chất lượng lao động và cả về khối lượng và chất lượng của sản phẩm của từng công việc, từng công đoạn. Muốn làm được điều đó thì nhà máy cần có một số các phương hướng cụ thể như sau: Trước khi khách hàng đưa nguyên vật liệu, vật tư vào nhà máy nhập kho thì cần có kế hoạch giám sát chặt chẽ về chất lượng của hàng nhập kho, nguyên liệu nhập kho. Kiểm tra giám sát về chất lượng sản phẩm trên từng công đoạn dây chuyền sản xuất, phát hiện ra các sai sót, báo cáo giám đốc, giám đốc đưa ra các chỉ thị khắc phục. Kiểm tra giám sát về chất lượng sản phẩm khi xuất kho. Kiểm tra kết luận nguyên nhân hàng bị trả lại hoặc hàng giả nếu có. Quản lý các dụng cụ đo lường được chuẩn bị. Muốn làm được điều này thì nhà máy phải có kế hoạch đào tạo bố trí và sử dụng các cán bộ của phòng kỹ thuật, vật tư, những công nhân có kinh nghiệm, có chuyên môn tay nghề cao, có trách nhiệm với công việc được giao. Tổ chức và phục vụ nơi làm việc,nơi sản xuất. Chúng ta đều hiểu rằng một nơi làm việc tốt sẽ góp phần sản xuất tăng đẩy mạnh nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm cũng tăng theo. Do đó, mà người công nhân sẽ tăng được thu nhập của mình và ngược lại nếu tổ chức nơi sản xuất không tốt sẽ xuất hiện tình trạng lãng phí lãng phí thời gian. Do không sản xuất gây ra tâm lý không tốt trong tư tưởng của người lao động, do đó sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới tiền lương mà người lao động nhận được. Chính vì vậy muốn tổ chức tốt công tác phục vụ nơi sản xuất nhà máy cần lưu ý: Nhà máy cần phải có những chuẩn bị cho một quá trình, một khâu sản xuất lập ra các kế hoạch chu đáo về nguyên vật liệu, máy móc... trước khi đưa vào sản xuất, có hướng dẫn cụ thể đối với những người lao động trước khi đưa kế hoạch vào sản xuất. Tổ chức phục vụ ăn ca theo định mức cho công nhân nhằm tạo mọi điều kiện thuận lợi cho người lao động làm việc đạt hiệu quả cao nhất. Chuẩn bị kiểm tra, sửa chữa các loại máy móc, trang thiết bị cần thiết trước khi vận hành đưa vào sản xuất và cần phải thực hiện tốt các qui trình và chế độ bảo dưỡng kiểm tra định kỳ các loại máy móc để máy móc luôn hoạt động tốt. Công tác nguyên vật liệu cần xem xét cụ thể số lượng,chủng loại nguyên vật liệu để có thể cung cấp kịp thời khi cần, nhằm tạo tạo điều kiện cho qúa trình sản xuất được vận hành một cách liên tục, đồng thời phải làm tốt việc kiểm tra chất lượng các loại nguyên vật liệu trước khi đưa vào sản xuất. Tại nơi làm việc cần phải đảm bảo một không khí làm việc có trách nhiệm, không lơ là tránh để xảy ra tai nạn, luôn bảo đảm an toàn lao động tại nơi làm việc. Bố trí xắp xếp đội ngũ lao động Việc bố trí xắp xếp đội ngũ lao động là công việc rất quan trọng nó ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất, chất lượng lao động. Do vậy, các tổ trưởng, đội trưởng bố trí xắp xếp lao động phải căn cứ vào trình độ lành nghề của lực lượng lao động, công nhân hiện có mà xắp xếp. Phải phân công, phân bổ lao động một cách hợp lý hơn tránh để tình trạng thừa hoặc thiếu giả tạo công nhân. Việc bố trí xắp xếp lực lượng lao động phải phù hợp, đúng nghề, đúng chuyên môn của người lao động có như vậy mới phát huy được hết khả năng của mỗi cá nhân ngươì lao động. Việc bố trí luôn phải đảm bảo sao cho cấp bậc của công nhân phải bằng hoặc thấp hơn cấp bậc của công việc một bậc. Có như vậy, mới thúc đẩy người lao động phấn đấu và luôn luôn phải cẩn thận chú trọng trong sản xuất. Việc bố trí phải được thực hiện bằng cách bố trí trong một tổ, đội bao gồm cả những công nhân bậc cao và bậc thấp theo một tỷ lệ hài hoà để tạo ra sự tương trợ giúp đỡ lẫn nhau giữa những công nhân có tay nghề cao và công nhân có tay nghề thấp nhằm nâng cao tay nghề cho thợ bậc thấp và đảm bảo an toàn trong lao động sản xuất. Quản lý máy móc thiết bị Quản lý máy móc thiết bị là công việc có liên quan ảnh hưởng trực tiếp tới việc chi trả lương theo sản phẩm. Nếu máy móc tốt, người công nhân sẽ không phải lo là phải dừng khi sản xuất và an toàn lao động cũng tăng cao. Do vậy, việc sản xuất cũng không bị gián đoạn và năng xuất lao động cũng sẽ tăng, số lượng và chất lượng sản phẩm cũng tăng. Tiền lương người lao động nhận được cũng sẽ tăng. Chính vì máy móc thiết bị là tài sản rất quan trọng của nhà máy trong quá trình sản xuất. Do đó nhà máy cần phải có những quy định về việc bảo dưỡng, đại tu và bảo trì lại những máy móc thiết bị kết hợp với việc giao trực tiếp máy móc cho từng tổ sản xuất, đội sản xuất để người công nhân có trách nhiệm hơn đối với máy móc, thiết bị mà mình phụ trách đảm nhiệm. Ngoài ra sau mỗi ca làm việc cần phải có vệ sinh công nghiệp, lau chùi, bảo quản máy móc... có như vậy mới tăng cường hết công suất làm việc của máy móc thiết bị. Đối với những loại máy móc cũ nhà máy nên có những chế độ đầu tư dổi mới trang thiết bị và coi đây là việc làm thường xuyên để phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh hàng năm. IV. Hoàn thiện các điều kiện phụ trợ khác đảm bảo cho việc chi trả tiền lương Tổ chức chỉ đạo sản xuất là nội dung quan trọng nhất đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh và có ảnh hưởng tới công tác chi trả tiền lương của nhà máy Trong tình hình hiện nay, đòi hỏi ban lãnh đạo nhà máy phải đưa ra được những hướng đi đúng đắn, cải tiến bổ xung cho phù hợp với tình hình biến động của thị trường. Nếu thực hiện tốt công tác tổ chức và chỉ đạo sản xuất thì nhà máy có thể mở rộng quy mô sản xuất. Muốn vậy thì nhà máy cần phải mở rộng hơn nữa quyền tự chủ cho các tổ, đội sản xuất đặc biệt là trong vấn đề tìm bạn hàng và xâm nhạp vào thị trường mới. Thông qua vấn đề chi trả tiền lương, tiền thưởng cho người lao động sẽ được thực hiện một cách dễ dàng. * Tổ chức chỉ đạo sản xuát gồm ba yếu tố: Yếu tố đầu vào : bao gồm các loại máy móc, thiết bị, vật tư, lao động, nguyên vật liệu... Tổ chức quá trình sản xuất với những yếu tố đầu vào đã được chuẩn bị, người lãnh đạo phải tổ chức sao cho hợp lý, đảm bảo hiệu quả cuối cùng là sản lượng và chất lượng sản phẩm đạt yêu cầu và vượt mức sản lượng đã quy định, tiết kiệm nguyên vật liệu, tăng năng suất lao động. Yếu tố đầu ra khi sản phẩm hoàn thành và đưa ra thị trường phải có kế hoạch kiểm nghiệm, kiểm tra, nghiệm thu sản phẩm trước khi đưa ra thị trường. * Để thực hiện tốt công tác tổ chức chỉ đạo sản xuất, trước hết phải lên kế hoạch sản xuất cụ thể cho từng giai đoạn dựa vào những đơn đặt hàng, số lượng sản phẩm xuất đi bán và tình hoình tiêu thụ ở các vùng từ đó mà xây dựng nên cac kế hoạch sản xuất cụ thể. * Sau khi đã xây dựng kế hoạch sản xuất cụ thể nhà máy cần phải tổ chức kiểm tra thu mua các yếu tố nguyên vật liệu đầu vào sau đó tiến hành và đưa vào sản xuất. Trong quá trình sản xuất thì cần phải có sự quản lý giám sát về thời gian lao động của từng bộ phận công nhân sản xuất, chất lượng trong khi lao động. Nhà máy cần đưa ra các hình thức thưởng phạt cụ thể để khuyến khích người lao động hăng say tham gia vào sản xuất tăng năng suất lao động, tiết kiệm nguyên vật liệu. Dựa vào kế hoạch sản xuất của từng tổ, đội sản xuất mà có những phương án điều chỉnh sao cho quá trình sản xuất diễn ra một cách tốt nhất. 2. Kỷ luật lao động Việc áp dụng chế độ trả lương theo sản phẩm tập thể đòi hỏi những kỷ luật lao động phải được thực hiện nghiêm ngặt đối với từng công nhân trong tổ sản xuất. Chính vì thế cần phải tăng cường hơn nữa kỷ luật lao động, biến kỷ luật lao động thành tự giác, trách nhiệm của người lao động. Trong quá trình sản xuất cần xem xét đánh giá ý thức trách nhiệm, thái độ làm việc của từng công nhân, từ đó có thể tiến hành thưởng phạt nghiêm minh cả về mặt tinh thần (khen thưởng, tuyên dương, kỷ luật) lẫn vật chất (tiền thưởng) để khuyến khích người lao động luôn chấp hành kỷ luật lao động của nhà máy. Có như vậy, công tác trả lương mới thể hiện đầy đủ hơn nữa nguyên tắc phân phối tiền lương theo số lượng và chất lượng lao động. 3. Tăng cường bồi dưỡng, giáo dục tư tưởng, ý thức cho người lao động để người lao động gắn bó hơn với nhà máy Tư tưởng và ý thức của người lao động là một trong những yếu tố quan trọng của bất kỳ tổ chức nào, nó góp phần không nhỏ để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Nếu tư tưởng và ý thức của người lao động mà tốt thì người lao động sẽ hăng say lao động hơn mà không cần sự nhắc nhở của cấp trên, hiệu quả lao động đạt được sẽ cao, lợi nhuận của nhà máy vì thế cũng sẽ tăng và thu nhập của người lao động cũng sẽ tăng. Khi thu nhập của người lao động tăng làm cho người lao động càng hăng say lao động gắn bó với công việc và nhà máy hơn nữa. Ngược lại, ý thức của người lao động nếu không tốt sẽ dẫn tưới tình trạng năng xuất lao động thấp kém, ảnh hưởng đến thu nhập của chính bản thân họ và còn ảnh hưởng cả đến các lao động xung quanh. Chính vì vậy, lãnh đạo nhà máy đặc biệt là các tổ trưởng tổ, đội sản xuất cần phải có thái độ quan tâm hơn nữa tới thái độ của người lao động, gắn bó gần gũi quan tâm giúp đỡ lẫn nhau cả về mặt vật chất lẫn tinh thần để mọi người công nhân trong tổ, trong nhà máy gắn bó với nhau hơn coi nhà máy như là ngôi nhà , gia đình thứ hai của mình, để cùng nhau hiệp sức đưa nhà máy phát triển hơn nữa. Bên cạnh đó cũng cần phải có những biện pháp nhằm ngăn chặn kịp thời những hành vi không tốt làm ảnh hưởng tới tình hình sản xuất chung của nhà máy. Mặt khác, lãnh đạo nhà máy cũng cần quan tâm hơn nữa đến các tổ chức công đoàn, hội phụ nữ, đoàn thanh niên bởi vì chính họ là những đại diện cho quyền lợi của người lao động, họ thay mặt nhà máy để giáo dục, bồi dưỡng tư tưởng, ý thức cho người lao động. Vì vậy trước hết phải có những biện pháp nhằm nâng cao ý thức cho những cán bộ thuộc những tổ chức này. Các tổ chức này thông qua các hoạt động chức năng của mình, thông qua việc tổ chức các hoạt động văn hoá, văn nghệ ... sẽ nâng cao ý thức trách nhiệm của từng người lao động, kích thích người lao động khai thác hết mọi khả năng của họ để phát triển sản xuất kinh doanh cuả nhà máy. V. Hoàn thiện các hình thức tiền thưởng Tiền thưởng không chỉ có tác dụng là phần bổ sung cho tiền lương tăng thu nhập cho người lao động mà còn là đòn bẩy kinh tế quan trọng thúc đẩy người lao động làm việc tốt hơn. nếu có chính sách sử dụng tiền thưởng hợp lý thì sẽ khuyến khích người lao động làm việc tốt hơn, chăm chỉ, sáng tạo trong sản xuất, cải tiến kỹ thuật, tiết kiệm chi phí... Trong quá trình phân tích các hình thức tiền thưởng ở nhà máy thuốc lá Thăng Long cho thấy rằng các hình thức tiền thưởng ở đây chưa thực sự kích thích người lao động vì các chỉ tiêu thưởng chủ yếu là căn cứ vào lương cơ bản và hệ số chất lượng công việc. Chính điều này dễ gây tư tưởng trong người lao động là làm thế nào thì cũng vẫn được thưởng, tiền thưởng còn mang tính chất bình quân. chính vì vậy mà nó đã làm cho tiền thưởng mất đi tính kích thích người lao động. Trong thời gian tới theo ý kiến của cá nhân tôi nhà máy cần xem xét lại vấn đề tiền thưởng theo các hướng sau: - Coi tiền thưởng như một đòn bẩy kinh tế quan trọng sau tiền lương có tác động khuyến khích các cán bộ công nhân viên toàn nhà máy hăng say, nhiệt tình hơn với công việc, tự mình phấn đấu không ngừng để nâng coa năng suất lao động, tìm tòi học hỏi đề xuất các ý kiến cải tiến kỹ thuật và nâng cao hiệu quả của công tác quản lý, tiết kiệm chi phí sản xuất đem lại nguồn lợi nhuận cho nhà máy. Nhà máy có thể thưởng cho người lao động bằng nhiều hình thức khác nhau như thưởng cho nghỉ phép một số ngày hay cho đi nghỉ mát chứ không nhất thiết phải là thưởng bằng tiền. Ngoài các hình thức thưởng trên nhà máy nên áp dụng mở rộng thêm một số hình thức tiền thưởng khác như: 1. Thưởng cho tập thể lao động giỏi. Đây được coi là hình thức thưởng không thường xuyên vì nhà máy chỉ thưởng cho những tập thể, cá nhân nào có thành tích lao động là tốt theo qui định và điều kiện thưởng của nhà máy. ở chế độ thưởng này, tiền thưởng mang tính chất của cả tổ, đội sản xuất hoặc các phòng ban. Và như vậy để được là tổ lao động giỏi đòi hỏi các thành viên trong tổ, trong phòng ban đều phải phấn đấu nỗ lực hết mình. Nhà máy nên xây dựng các tiêu chuẩn để một tổ một phòng đạt được các danh hiệu lao động giỏi như: - Trong tổ không có người nào vi phạm nội qui, qui chế của nhà mấy và phải có nếp sống văn minh gia đình văn hoá, các thành viên phải tích cực tham gia vào các phong trào thi đua, không có loại lao động yếu kém. - Nếu là tổ sản xuất thì phải có 75% là lao động giỏi trở nên, còn nếu là các phòng ban thì phải đạt là 90% là lao động giỏi trở nên. - Ngoài ra, đối với các đội sản xuất thỉ phải hoàn thành và vượt mức kế hoạch của cả tổ, đảm bảo về chất lượng sản phẩm đồng thời thực hiện tốt các vấn đề công tác an toàn lao động, nội bộ trong tổ phải đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau. Còn đối với các phòng ban thì các cán bộ công nhân viên trong phòng phải có chương trình làm viêc cộng tác làm việc khoa học luôn luôn hoàn thành nhiệm vụ đúng chất lượng, thời gian, đề xuất những ý kiến kịp thời về sản xuất, kỹ thuật, tham mưu cùng lãnh đạo nhà máy giả quyết các khó khăn. Việc ghi chép phải rõ ràng, chính xác, nội bộ phải đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau trong công tác. Hiệu quả của chế độ tiền thưởng này là tạo ra động lực cho các cá nhân trong tổ, các phòng ban sẽ gắn bó với nhau hơn tạo ra không khí thi đua đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau để đạt được kết quả cao nhất. Từ đó làm tăng cao năng suất lao động và chất lượng của sản phẩm. 2. Thưởng tiết kiệm nguyên vật liệu Việc sử dụng tiết kiệm nguyên vật liệu làm cho chi phí đầu vào giảm, số tiền tiết kiệm nguyên vật liệu sẽ góp phần vào hạ giá thành sản phẩm và sẽ tạo ra tiền thưởng cho người lao động. * Điều kiện xét thưởng của hình thức tiền thưởng này là: - Tiết kiệm nguyên vật liệu nhưng vẫn phải đảm bảo đúng kỹ thuật sản xuất, quy cách và các tiêu chuẩn về chất lượng của từng sản phẩm và chất lượng của từng tổ sản xuất. - Phải có các định mức về nguyên vật liệu. -Tổ chức tốt việc ghi chép hạch toán chính xác các số lượng và giá trị nguyên liệu tiêu hao trong quá trình sản xuất và số lượng giá trị nguyên vật liệu tiết kiệm được trong sản xuất. VI. Một số biện pháp nhằm nâng cao thu nhập cho người lao động Thu nhập của người lao động tăng lên hay giảm đi, điều đó là hoàn toàn phụ thuộc vào hiệu quả sản xuất kinh doanh của nhà mấy và lợi nhuận thu được thông qua quá trình sản xuất kinh doanh của nhà máy. Để nâng cao thu nhập cho người lao động thì nhà máy cần lưu ý biện pháp sau: Đẩy nhanh công tác tiếp thị, tìm kiếm thị trường tiêu thụ và nghiên cứu thị trường tiêu thụ. Đây là nhiệm vụ số một đặt ra đối với lãnh đạo nhà máy, vì thế nếu không làm tốt khâu này thì sẽ dẫn đến sản phẩm dư thừa, ứ đọng buộc phải ngừng sản xuất do đó lãnh đạo nhà máy cần phải có những biện pháp kết hợp với các phòng ban thị trường của nhà máy. Nghiên cứu đưa ra các kế hoạch tập trung tìm kiếm mở rộng thêm vùng tiêu thụ và kết hợp với tổng công ty thuốc lá để có hướng tìm kiếm ra thị trường nước ngoài. Đây là một việc làm rất khó khăn đòi hỏi phải tập trung nhiều nhân lực và thời gian. Để làm tốt được công tác này, theo ý kiến của tôi cần có một số biện pháp sau: - Cán bộ lãnh đạo phòng thị trường phải nắm bắt và phân đoạn các thị trường cũng như các diễn biến của thị trường tiêu thụ tìm hiểu các nhu cầu của người tiêu dùng. - Thu thập các thông tin qua tiếp xúc với các đại lý, khách hàng và sự quan sát của bản thân, nhanh chóng báo cáo về nhà máy và phòng thị trường những thông tin chính xác để nhà máy có các chính sách kịp thời cho từng thời điểm, khu vực. - Đưa ra các chính sách trực tiếp quảng cáo giới thiệu sản phẩm với người tiêu dùng các sản phẩm thuốc lá truyền thống và các sản phẩm mới của nhà máy sản xuất trên các thị trường nằm trong kế hoạch tiêu thụ sản phẩm và đến các vùng dân cư chưa có sản phẩm của nhà máy. - Gây ấn tượng tốt và tăng cường sự hiểu biết của người tiêu dùng về nhà máy và các sản phẩm thuốc lá của nhà máy. - Thực hiện công tác bán hàng đến tay người tiêu dùng theo đúng giá quy định của nhà máy và các đại lý thanh toán tiền hàng kịp thời cho nhà máy. Giới thiệu các chương trình khuyến mại các sản phẩm mới của nhà máy cũng như các vật phẩm khuyến mại cho đông đảo người tiêu dùng biết. - Phối hợp với bộ phận nghiên cứu thị trường báo cáo về nhà máy các thông tin diễn biến của thị trường. - Tìm và giới thiệu đại lý hoặc các cửa hàng giới thiệu sản phẩm. - Tham gia các chương trình khuyếch trương và khuyến mại nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm và uy tín của nhà máy. Chính những điều này nếu nhà máy làm tốt sẽ thúc đẩy nhanh quá trình tiêu thụ sản phẩm tạo điều kiện cho quá trình sản xuất diễn ra liên tục, tăng năng suất sản phẩm, tăng doanh thu và lợi nhuận cho nhà máy từ đó thu nhập của người lao động cũng sẽ tăng. Để phát huy hơn nữa sức mạnh cạnh tranh và sự xâm nhập các sản phẩm thuốc của nhà máy vào các thị trường trong nước và quốc tế tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh, nhà máy cần đẩy mạnh hơn nữa công tác nghiên cứu thị trường, cần có quỹ nghiên cứu thị trường (trích ra từ lợi nhuận). Bên cạnh đó cần có những tài liệu chuyên môn và có các chế độ đãi ngộ, ưu đãi hợp lý như những khoản phụ cấp lưu động , tạo điều kiện tốt cho quá trình nghiên cứu như những chi phí nghiên cứu có thể phát sinh được thanh toán một cách kịp thời. Bảng: Tình hình tiêu thụ vùng địa lý: Tên vùng 2000 2001 Sản lượng Tỷ lệ Sản lượng Tỷ lệ Nam Hà 32760030 18 26581211 20,9 Ninh Bình 7352200 4,02 2443145 1,9 Thái Bình 2701230 1,47 3675621 2,89 Thanh Hoá 27073230 14,8 14360008 11,6 Nghệ An 12389100 6,76 7484094 5,9 Hà Tĩnh 5016570 2,74 1471700 1,31 Quảng Bình, Huế, Quảng Trị 10500270 5,71 10609085 8,35 Thái Nguyên 136077 0,79 2029102 1,6 Hà Tây 1848210 1,03 5001345 3,93 Lào Cai 4001070 2,18 3689944 2,9 Yên Bái 3858900 2,11 4817667 3,8 Cao Bằng 690540 0,37 541430 0,42 Tuyên Quang, Vĩnh Phú 2599680 1,42 5839429 4,6 Hà Bắc, Lạng Sơn 10175310 5,56 2851483 2,24 Hưng Yên, Hải Phòng 2538750 1,37 5958321 4,41 Hà Nội 57504294 31,4 28844359 22,74 Hoà Bình 629610 0,34 627000 0,49 Tổng 181775071 100 126824944 100 Qua biểu đồ tình hình tiêu thụ của nhà máy tôi thấy rằng từ trước tới nay nhà máy chỉ chú trọng tơí thị trường một số tỉnh miền bắc đặc biệt vẫn là thị trường Hà Nội từ đó có thể thấy rằng công tác mở rộng thị trường cò rất hạn chế. Vì vậy theo tôi nhà máy cấn nghiên cứu mở rộng thị trường hơn nữa không chỉ ở miền bắc mà còn phải cả ở các tỉnh miền trung và miền nam. Trong đó vẫn phải chú trọng khai thác đặc biệt là thị trường phía bắc, noi nhà máy vẫn chưa có chính sách phương án để khai thác hết vùng thị trường này. Kết luận Qua thời gian thực tập tại Nhà máy thuốc lá Thăng Long, em rút ra một số nhận xét sau: Trong mấy năm qua mặc dù chịu tác động của cuộc khủng hoảng tài chính châu á và sự cạnh tranh găy gắt trên thương trường nhưng ban lãnh đạo nhà máy cùng toàn thể các cán bộ công nhân viên đã nỗ lực phấn đấu trong sản xuất và kinh doanh vượt qua mọi khó khăn để hoàn thành mọi chỉ tiêu kế hoạch đặt ra hàng năm, bảo toàn và phát triển vốn kinh doanh, thực hiện tốt các chỉ tiêu nộp ngân sách Nhà nước, nghĩa vụ với Nhà nước. Và đặc biệt trong những năm qua thu nhập và đời sống của người lao động không ngừng được nâng cao. Với những kiến thức đã được trang bị khi ngồi trên ghế nhà trường, ra thực tế đã giúp em nhận biết được khá nhiều về nghiệp vụ chuyên môn. Đó là nền tảng cơ bản giúp em hoàn thành tốt những công việc được giao, sau khi tốt nghiệp ra trường. Vì thời gian có hạn cũng như kiến thức chung về nghiệp vụ chuyên môn còn hạn chế do đó báo cáo này của em chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong được sự góp ý chỉ bảo của các thầy cô. Em xin chân thành cảm ơn các thầy, các cô trong trường Đại học Thăng Long và các cô chú anh chị trong phòng tổ chức lao động tiền lương của Nhà máy thuốc lá Thăng Long và đặc biệt là cô Lương Minh Anh giáo viên hướng dẫn em hoàn thành luận văn này.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc3116.doc
Tài liệu liên quan