Đề tài Thực trạng công tác phân tích tài chính tại công ty thương mại và đầu tư phát triển Hà Nội

Căn cứ vào mục tiêu cơ bản đó, phân tích tài chính doanh nghiệp được thực hiện dựa trên cơ sở các số liệu thông tin từ các báo cáo tài chính của mình. Các báo cáo này bao gồm Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh và bản thuyết minh báo cáo tài chính. Đây là các nguồn thông tin được lập vào thời điểm cuối kỳ báo cáo (hay cuối năm). Như vậy, ta thấy báo cáo lưu chuyển tiền tệ không được đề cập đến bởi công ty không xây dựng loại báo cáo này- một loại có ý nghĩa khá quan trọng trong việc phản ánh diễn biến của các luồng tiền mặt ra vào công ty trong cả năm (các khoản tiền thực nhập và thực xuất quỹ), qua đó có đủ khả năng phản ánh khả năng thanh toán tức thời, cũng như là liên quan đến các quyết định quản lý bằng tiền mặt- một nội dung quan trọng bậc nhất trong quản lý thanh khoản hay quản lý tài sản lưu động tại công ty. Như ta đã biết, HAPEXCO hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực xuất nhập khẩu chủ yếu là thiết bị và dây truyền công nghệ. Do đó, để xây dựng được các báo cáo tài chính như trên, cán bộ phòng kế hoạch tổ chức đã phải thực hiện công tác thu thập, ghi chép, tổng hợp số liệu, phản ánh vào các sổ kế toán theo dõi tài khoản, phản ánh vào bảng đối chiếu số phát sinh. Cơ sở pháp lý của các hoạt động kế toán này là các chứng từ gốc trong các hợp đồng xuất nhập khẩu (hợp đồng ngoại).

doc65 trang | Chia sẻ: haianh_nguyen | Lượt xem: 1179 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng công tác phân tích tài chính tại công ty thương mại và đầu tư phát triển Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ty. Như ta đã biết, HAPEXCO hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực xuất nhập khẩu chủ yếu là thiết bị và dây truyền công nghệ. Do đó, để xây dựng được các báo cáo tài chính như trên, cán bộ phòng kế hoạch tổ chức đã phải thực hiện công tác thu thập, ghi chép, tổng hợp số liệu, phản ánh vào các sổ kế toán theo dõi tài khoản, phản ánh vào bảng đối chiếu số phát sinh. Cơ sở pháp lý của các hoạt động kế toán này là các chứng từ gốc trong các hợp đồng xuất nhập khẩu (hợp đồng ngoại). Ngoài những thông tin có được từ các báo cáo tài chính trên, công ty không có thêm một nguồn nào từ bên ngoài như số liệu về các chỉ tiêu tài chính và tỷ lệ tài chính trung bình của ngành hoặc của một nhóm các doanh nghiệp trong ngành. Đây là một thực tại khách quan của nước ta hiện nay. 2.2 Phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp. Qua nghiên cứu thực tế tại HAPEXCO đã và đang sử dụng đồng thời cả hai phương pháp so sánh và phương pháp phân tích tỷ lệ để phân tích hoạt động tài chính Công ty. Báo cáo kết quả kinh doanh . Chỉ tiêu Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 Doanh thu thuần 413.026.369.453 755038507940193 1.280.717.083.665 GVHB 396.889.333.286 745.108.794.193 1.267.595.355.374 Lãi gộp 16.137.036.167 10.277.408.862 12.722.703.975 Chi phí BH 2.890.1473.572 2.116931.984 2.521.696.742 Chi phí QLDN 9.523.788.183 6.496973.398 5.939.434.598 LN từ HĐ KD 3.723.100.412 1.663.503.480 4.261.572.635 TN từ HĐ TC 2.567.531.872 1.740.164.310 1.695.054.556 CP từ HĐ TC 924.515.787 205.630.236 2.801.002.721 LN từ HĐ TC 1.643.016.085 1.534.534.074 -1.105.9480165 LN từ HĐ bất thường - - - Tổng LN trước thuế 5.366.116.497 3.1980.137.554 3.554.648.786 Thuế TNDN phải nộp 2.637.729.514 1.023.404.016 1.137.487.612 LN sau thuế(NI) 2.728.386.983 2.174.663.538 2.417.119.100 Đối với phương pháp so sánh, các chỉ tiêu tài chính được so sánh về số tuyệt đối đầu kỳ so với cuối kỳ để xác định giá trị chênh lệch, qua đó nhận biết diễn biến tăng (giảm) của mỗi chỉ tiêu. Cũng trong phương pháp này, các chỉ tiêu tài chính được so sánh theo chiều dọc để đưa ra tỷ trọng của các chỉ tiêu tài chính trong tổng thể của nó như xem xét tỷ trọng của tiền mặt hay khoản phải thu trong cơ cấu của tổng tài sản lưu động; hoặc so sánh vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng bao nhiêu trong tổng nguồn vốn của công ty. Song song với so sánh chiều dọc, phân tích tài chính còn được sử dụng thêm phương pháp so sánh theo chiều ngang của nhiều kỳ để thấy sự biến động của các chỉ tiêu tài chính thông qua các niên độ về số tuyệt đối và tương đối, từ đó dự báo xu hướng biến động của chúng. để phân tích dùng Bảng cân đối kế toán Bảng : Bảng cân đối kế toán của HAPEXCO năm 2001. Đơn vị: Đồng. Tài sản Đầu năm Cuối năm I. TSLĐ & đầu tư ngắn hạn 12.705.557.004 132.808.741.773 1. Tiền 25.045.680.721 28.472.263.174 - Tiền mặt tại quỹ 1.332.875.269 1.386.542.912 - Tiền gửi ngân hàng 23.712.808.452 27.040.720.262 2. Các khoản phải thu 71.442.716.269 73.424.423.910 - Phải thu khách hàng 50.881.687.480 60.477.326.968 - Thuế GTGT khấu trừ 779.661.659 1.136.821.284 - Các khoản phải thu khác 19.781.367.130 11.810.275.658 3. Hàng tồn kho 28.877.509.914 29.304.273.932 - Hàng mua đi đường 26.751.644.069 16.342.112.752 - Hàng gửi bán 2.125.865.845 12.962.161.180 4. TSLĐ khác 339.650.100 1.652.780.757 - Tạm ứng 339.650.100 289.850.100 - Chi phí trả trước - 1.362.930.657 II. TSCĐ & đầu tư dài hạn 4.966.880.471 4.727.512.247 1. TSCĐ 3.626.342.531 3.386.974.307 - TSCĐ hữu hình 3.626.342.531 3.386.974.307 - Nguyên giá 7.645.513.400 7.744.702.585 - Giá trị hao mòn - 4.019.170.869 - 4.357.728.278 2. Các khoản đầu tư tài chính DH 1.340.537940 1.430.537.940 - Đầu tư chứng khoán DH 300.000.000 300.000.000 - Góp vốn liên doanh 1.040.537.940 1.040.537.940 Tổng tài sản 130.672.437.475 137.536.254.020 Nguồn vốn Đầu năm Cuối năm I. Nợ phải trả 99.487.848.161 105.553.742.826 1. Nợ ngắn hạn 99.490.473.472 105.569.106.863 - Vay ngắn hạn 22.831.901.922 59.417.556.153 - Phải trả khách hàng 22.157.616.000 10.130.888.724. - Người mua trả trước 48.421.399.776 19.469.672.633 - Thuế và các khoản phải nộp NSNN - 664.722.501 - 923.635.463 - Phải trả CNV 2.013.455.893 1.722.005.294 - Phải trả khác 34.730.822.382 15.752.619.522 2. Nợ khác - 2.625.311 - 15.364.037 - BHXH, BHYT, KPCĐ - 2.625.311 - 15.364.037 II. Nguồn vốn chủ sở hữu 31.184.589.314 31.982.511.194 1. Nguồn vốn & quỹ 31.184.589.314 31.982.511.194 - Nguồn vốn kinh doanh 16.786.532.370 16.902.679.255 - Quỹ phát triển kinh doanh 11.731.460.220 12.460.357.766 - Quỹ dự trữ 642.417.671 806.293.648 - Quỹ khen thưởng phúc lợi 838.145.448 627.046.920 - Nguồn vốn XDCB 1.186.133.605 1.086.133.605 2. Nguồn kinh phí - - Tổng nguồn vốn 130.672.437.475 137.536.254.020 (Nguồn: Phòng Kế toán- Tài chính). Còn đối với phương pháp tỷ lệ, HAPEXCO đã áp dụng đầy đủ 4 nhóm chỉ tiêu tỷ lệ tài chính tổng hợp là nhóm chỉ tiêu khả năng thanh toán, nhóm chỉ tiêu về năng lực hoạt động, nhóm chỉ tiêu khả năng sinh lợi và phân phối lợi nhuận. Nhưng nhìn vào các chỉ tiêu cụ thể trong từng nhóm ta thấy công ty đã sử dụng một số chỉ tiêu sau đây: Bảng: Một số chỉ tiêu tỷ lệ đánh giá tình hình tài chính của HAPEXCO Chỉ tiêu Kỳ gốc Kỳ báo cáo Tình hình tài chính : tỷ lệ nợ phải trả so với toàn bộ tài sản Khả năng thanh toán (%) + Hệ số khả năng thanh toán tổng quát = Tài sản lưu động / nợ ngắn hạn. + Hệ số thanh toán nhanh = Tiền hiện có / nợ ngắn hạn Bố trí cơ cấu vốn (%): Tài sản cố định / Tổng tài sản. Tài sản lưu động / tổng tài sản. Tỷ suất lợi nhuận (%) Tỷ suất lợi nhuận / doanh thu Tỷ suất lợi nhuận / vốn. Nguồn: Phòng kế hoạch Ta thấy, nhóm chỉ tiêu về năng lực hoạt động không được lựa chọn để phân tích tài chính tai công ty. Tức là các tỷ lệ giữa giá vốn hàng bán và hàng tồn kho cho biết khả năng tiêu thụ hàng hoá, tỷ lệ giữa các khoản phải thu và doanh thu bình quân cho biết khả năng thu hồi vốn, tỷ lệ doanh thu thuần với cốn lưu động, với tài sản cố địnhhay với tổng tài sản phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp có hiệu quả hay không đã không được đề cập đến trong nội dung phân tích. Mà đây lại là nhóm chỉ tiêu có thể nói là đánh giá trực tiếp hiệu quả hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của doanh nghiệp và một phần quan trọng tình hình khả năng tài chính của doanh nghiệp qua các khoản phải thu trong cơ cấu doanh thu, khoản tồn kho trong cơ cấu giá vốn hàng bán. 2.3 Nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp tại HAPEXCO . 2.3.1 Phân tích các nhóm chỉ tiêu tài chính lựa chọn của Công ty. Nhóm chỉ tiêu về khả năng thanh toán của Công ty. Tình hình công nợ và khả năng tài chính phản ánh chất lượng công tác tài chính tại doanh nghiệp. Việc đi chiếm dụng vốn của người khác (tăng các khoản phải thu) và bị chiếm dụng vốn (tăng các khoản phải trả) là cơ sở để xác định nhu cầu và khả năng thanh toán của một doanh nghiệp. Trong đó, khoản phải thu và khoản phải trả được thể hiện trong bảng chi tiết sau đây: Các khoản phải thu Đầu năm Cuối năm Phải thu khách hàng 50.881.687.480 60.477.326.968 VAT khấu trừ 779.661.659 1.136.621.284 Phải thu khác 19.781.367.130 11.810.275.658 Tổng cộng 71.442.716.269 73.424.423.910 Các khoản phải trả Phải trả khách hàng 22.157.616.000 10.130.888.724 Người mua trả tiền trước 18.421.399.776 19.469.672.133 Thuế và các khoản phải nộp NS -664.722.501 -923.635.463 Vay ngắn hạn NH 22.831.901.822 59.417.556.153 Trả CBCNV 2.013.455.893 1.722.005.294 Phải trả khác 34.730.822.382 15.752.619.522 Tổng cộng 100.155.195.973 106.492.741.826 Đối với các khoản phải thu, chúng chiếm 53.39% tổng tài sản và đang có xu hướng tăng nhanh, chủ yếu là các khoản phải thu từ khách hàng, chứng tỏ Công ty đang bị chiếm dụng vốn khá lớn. Để quay vòng vốn nhanh và tăng nhanh khả năng thanh toán, trong thời giam tới Công ty cần phải có những biẹn pháp mạnh mẽ hơn nữa trong chính sách thu hồi nợ từ phía khách hàng, cần xây dựng kế hoạch bán chịu khắt khe hơn trong khi vẫn đảm bảo khả năng tăng trưởng của doanh thu và lợi nhuận. Còn đối với các khảon phải trả, chúng chiếm tới 76.75% tổng tài sản. Đây là một tỷ lệ khá lớn , nó cho thấy mức độ Công ty đang chiếm dụng vốn của người khác là bao nhiêu cho hoạt động kinh doanh ccủa nó. Nhưng trong tổng các khoản phải thu thì nợ vay ngân hàng lại chiếm một tỷ trọng lớn (khoảng 56% tổng các khoản phải thu). Như vậy, trong tương lai tình hình tài chính của Công ty sẽ gặp khó khăn do các khoản nợ là có thời hạn xác địnhnên không thể thương lượng, động thời, chi phí trả lãi vay ngân hàng sẽ là một gánh nặng làm giảm lợi nhuận thu được của Công ty. Để đánh gái chính xác khả năng thanh toán của Công ty trong ngắn hạn , ta đi sâu vào xem xét một số chỉ tiêu cơ bản sau: TSLĐ - Hệ số khả năng thanh toán hiện hành = (%). Nợ ngắn hạn. 132.808.741.773 (1999) = *100 =125.803%. 105.569.106.863 125.045.680.721 (2000) = *100 =125.686%. 99.490.473.472 chỉ tiêu khả năng thanh toán hiện hành của Công ty đã tăng từ năm 1999 sang năm 2000 nhưng mức độ tăng không đáng kể (khoảng 0.117 %) nhưng nhìn chung đều lớn hơn 1, chứng tỏ TSLĐ của Công ty có thừa khả năng đáp ứng nhu cầu thanh toán cho các khoản nợ ngắn hạn của mình. Tiền hiện có - Hệ số khả năng thanh toán tức thời = (%). Nợ ngắn hạn 25.045.680.721 ( 2000) = *100 =25.175% 99.487.848.161 28.427.263.174 (2001) = *100=26.932%. 105.553.742.826 Khả năng thanh toán tức thời của Công ty trong thời gian qua là quá thấp mặc dù năm 2000 đã tăng so với năm 1999 nhưng tỷ lệ này tăng không đáng kể (khoảng 1.757%). Công ty chỉ có thể đáp ứng được hơn 25% các khoản nợ ngắn hạn của mình xét tức thời tại thời điểm lập chỉ tiêu, phần còn lại, đương nhiên Công ty phải tìm kiếm từ các khoản phải thu và hàng tồn kho.Như vậy lượng dự trữ tiền mặt của Công ty (bao gồm tiền mặt tại quỹ của xí nghiệp và tiền gửi ngân hàng) là chưa đủ để đảm bảo khả năng thanh toán tức thời tại Công ty. Tóm lại, nhìn chung về số tuyệt đối thì khả năng thanh toán của Công ty là tương đối tốt, đủ để đáp ứng nhu cầu thanh toán. Nhưng nếu xét về góc độ tương đối thì các chỉ tiêu về khả năng thanh toán của Công ty lại đang chỉ ra những dấu hiệu không tốt. Công ty cần có những điều chỉnh về cơ cấu nguồn vốn và cơ cấu tài sản để cải thiện và ổn đình khả năng thanh toán và tạo đà chủ động hơn nữa trong hoạt động kinh doanh. Nhóm chỉ tiêu về cơ cấu vốn (cơ cấu tài chính). Phân tích cơ cấu tài sản và nguồn vốn sẽ đea ra những nhận định tổng quát về cơ cấu tài chính của Công ty. Phân tích tài chính nd tại HAPEXCO xem xét 3 chỉ tiêu tài chính chủ yếu sau đây: Nợ phải trả - Hệ số nợ phải trả so với tổng tài sản = (%). Tổng tài sản 99.487.848.161 (2000 ) = *100=76.135%. 130.672.437.475 105.553.743.826 (2001)= -----------------------*100=76.746%. 137.536.254.020 Nợ phải trả chiếm phần lớn tổng tài sản (trên 75%) đồng nghĩa với việc Công ty phải đối mặt với nghĩa vụ trả nợ lớn trong thơì gian tới. Hệ số này quá cao thể hiện mức độ rủi ro tài chính tương đối lớn. Do đó, để đảm bảo tình hình tài chính lành mạnh, trong thời gian tới Công ty cần có kế hoạch cơ cấu lại nguồn vốn hợp lý và có kế hoạch đầu tư vào các tài sản có hiệu quả và an toàn hơn. TSLĐ TSCĐ - Hệ số cơ cấu tài sản = ------------------- (1) hoặc = ------------------ (2). Tổng tài sản Tổng tài sản (1): 125.705.557.004 (2000)=125.705.557.004 *100=96.199% 130.672.437.475 (2001)= 1.322.677.098.165*100=96.467%. 137.536.254.020 (2): (2000)= 4.966.880.471 *100=3.801%. 130.672.437.475 (2001)= 485.915.585.452 *100=3.533%. 137.536.254.020 TSLĐ chiếm một tỷ lệ lớn trong tổng tài sản của Công ty và có xu hướng tăng chậm ổn định. Công ty cần duy trì trạng thái sử dụng vốn như trên, đồng thời, phòng tránh những tác động có hại dẫn tới những bién đổi trong cơ cấu tài sản, dẫn tới những ảnh hưởng xấu tới kết qảu kinh doanh của Công ty. Nhóm chỉ tiêu về khả năng sinh lợi: Lợi nhuận là mục tiêu cuối cùng cần đạt được của mọi quá trình kinh tế, chúng được phản ánh trong Bảng báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty lập vào cuối năm tài chính. Phân tích tài chính doanh nghiệp tại HAPEXCO sử dụng chủ yếu 2 chỉ tiêu sau đây; Lợi nhận sau thuế -Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu=------------------------ (%). Doanh thu thuần 2.174.633.538 (2000)= -----------------------*100=0.289% 755.385.794.193 2.417.119.100 (2001)=----------------------------*100=0.188%. 1.280.717.083.665 Trong năm qua, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu hay tỷ suất sinh lợi doanh thu của Công ty đã giảm sút rõ rệt từ 0.289% năm 1999 xuống còn 0.188% năm 2000 với lượng giảm là 0.101%. Như vậy, mặc dù lợi nhuận của Công ty có tăng về số tuyệt đối (269.475.562 triệu đồng) với tốc độ là 1,11 lần nhưng tốc độ tăng vẫn chậm hơn nhiều so với tốc độ tăng nhanh của doanh thu, thêm vào đó, các chi phí của Công ty cũng không ngừng tăng lên, đặc biệt là chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp, nên một đồng doanh thu chỉ đem lại một lượng ít hơn lợi nhuận. Công ty cần nghiên cứu lại cơ cấu tổ chức quản lý và cơ cấu bộ phận bán hàng để giảm thiểu chi phí không cần thiết, để mở rộng quy mô lợi nhuận cho doanh nghiệp. Lợi nhuận sau thuế -Hệ số lợi nhuận / vốn=-------------------------(%). Vốn chủ sở hữu 2.147.633.538 (2000)=-------------------------*100=6.973%. 31.184.589.314 2.417.119.100 (2001)=-----------------------*100=7.558%. 31.982.511.194 Hệ số sinh lợi vốn chủ sở hữu của Công ty đã tăng lên đáng kể (khoảng 0.585%) do lợi nhuận đạt được trong năm 2001 tăng nhanh hơn so với tốc độ bổ sung vốn chủ sở hữu của Công ty. Tuy chưa có một cơ sở tham chiếu, song duy trì được tốc độ sinh lợi vốn chủ sở hữu tăng ổn định là điều cần tiếp tục phát huy tại Công ty trong thời gian tới. Phân tích tài chính nd tại Công ty trong năm qua cho thấy khả năng thanh toán còn bất ổn và khả năng sinh lợi của cả tài sản và nguoòn vốn đều thấp. Công ty cần có biện pháp cân đối cơ cấu vốn hợp lý bằng các kế hoạch cụ thể (kế hoạch thu hồi nợ; kế hoạch quản lý ngân quỹ, khoản phải trả, kế hoạch khách hàng ...) 2.3.2 Phân tích tình hình diễn biến nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn của Công ty HAPEXCO Nhìn vào bảng phân tích tình hình nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn, trong năm 2001, công ty đạt mức độ tăng trưởng khá cao: 38.671.217.192 VND chiếm 28.12% so với quy mô của tổng nguồn vốn. Như vậy, Công ty vẫn duy trì được sự tăng trưởng khá trong hoạt động kinh doanh của mình và điều đó đồng nghĩa với đạt hiệu quả cao trong việc sử dụng vốn. Xét về sử dụng vốn, trong năm qua, nguồn vốn của công ty được sử dụng chủ yếulà từ các khoản phải trả trong đó lớn nhất là khoản phải tar và phải nộp khác với số tuyệt đối là 31.004.930.136 VND, chiếm 80.18% tổng sử dụng vốn của Công ty. Điều này chứng tỏ rằng Công ty đã tạo lập được mối quan hệ tốt đẹp với các đối tác (bạn hàng và khách hàng), qua đó, tạo dựng uy tín và sự tin cậy hơn nữa trên thương trường. Đây là một trong những đièu kiện thuận lợi để Công ty khai thác tại nguồn vốntừ bên ngoài cho hoạt động kinh doanh của mình. Bên cạnh đó, sử dụng nguồn vốn của công ty còn từ khoản vốn bằng tiền mà chủ yếu là từ khoản tiền gửi ngân hàng (chiếm 8.75%). Đây là một phương thức sử dụng vốn phù hợp với đặc điểm hoạt động kinh doanh, đặc điểm thanh toán của Công ty. Bởi hầu hết các giao dịch thanh toán của Công ty với khách hàng đều theo phương thức thanh toán không dùng tiền mặt qua hệ thống các ngân hàng thương mại. Xét về hàng tồn kho, do đặc điểm kinh doanh của Công ty chủ yếu là thực hiện theo sự uỷ thác của khách hàng nên hàng hoá sau khi được vận chuyển đến cảng đến sẽ được gửi đi bán ngay hoặc giao tay ba tại cảng đến, nên hàng tồn kho của Công ty chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trong sử dụng vốn khoảng 1.1%. Như vậy, nhìn chung, tình hình sử dụng nguồn vốn của Công ty là khả quan và đảm bảo sự tưng trưởng nguồn vốn. 2.3.3 Phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh của Công ty trong năm vừa qua. Bảng Phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn kinh doanh của Công ty. VLĐ thường xuyên=TSCĐ+Vốn chủ sở hữu. Chỉ tiêu Đầu năm Cuối năm 1.TSCĐ(GTCl) 3.626.342.531 4.727.512.247 2.Vốn chủ sở hữu 31.184.589.314 31.982.511.194 3.Nợ dài hạn 0 0 VLĐ Thường xuyên 34.810.931.845 36.710.023.471 Nhu cầu VLĐ thường xuyên = Khoản phải thu+hàng tồn kho - Nợ ngắn hạn 1. Khoản phải thu 71.442.716.269 73.424.423.910 2. Hàng tồn kho 28.877.509.914 29.304.273.932 3. Nợ ngắn hạn 99.490.473.472 105.569.106.863 Nhu cầu VLĐ 829.752.711 -2.840.409.021 (Nguồn: Phòng Kế toán - tài chính). Khả năng đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh của Công ty được đo lường bằng ba chỉ tiêu sau đây: nhu cầu vốn lưu động thường xuyên. vốn lưu động thường xuyên. vốn bằng tiền. Các chỉ tiêu này được thể hiện trong bảng Phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh của Công ty. Nguồn vốn của Công ty được duy trì ở trạng thái sẵn sàng cho hoạt động kinh doanh phát sinh trong tương lai. Điều này thể hiện ở chỉ tiêu Vốn lưu động thường xuyên của Công ty luôn dương. Nguyên nhân là do Công ty đã không sử dụng nợ vay dài hạn để tài trợ cho hoạt động kinh doanh của mình. Đây cũng là điều dễ hiểu. Thường thì mỗi doanh nghiệp chỉ đi vay dài hạn khi nó có kế hoạch đầu tư dài hạn hoặc sắp thực hiện một dự án khả thi nào đó. Trong khi, HAPEXCO lại là một doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ, thực hiện xuất nhập khẩu hàng hoá theo đơn đặt hàng của các khách hàng trong nước là chủ yếu, còn phần còn lại là tự doanh, chứ không tiến hành bất kỳ một hoạt động đầu tư nào vào hoạt động sản xuất hàng hoá thông thường... do đó, Công ty không cần đi vay vốn dài hạn để tài trợ cho hoạt động kinh doanh của mình nếu khả năng vay ngắn hạn ngân hàng và khả năng đi chiếm dụng vốn của người khác vẫn còn có thể khai thác được. Tuy nhiên, nhìn vào nhu cầu vốn lưu động thường xuyên, nếu như năm 2000 còn đạt số dương khá lớn (là 829.752.711 VND) thì đến năm 2001 con số này đã giảm mạnh xuống dưới mức độ không (-2.840.409.021 VND) phản ánh một mức biến động lớn về nhu cầu vốn lưu động thường xuyên của Công ty trong năm qua. Tình hình này gây ra do Công ty đã tăng nhanh quy mô của nợ ngắn hạn, trong đó, chủ yếu là tăng ở các khoản phải trả người bán, ở mức độ hơn nhiều lần tốc độ tăng của tổng các khoản phải thu và hàng tồn kho cộng lại. Điều này cho thấy giá trị của các khoản tồn kho và phải thu không đủ để đảm bảo nhu cầu trả nợ trong ngắn hạn khi các khoản nợ tới hạn phải trả. Tức là mức độ rủi ro về khả năng thanh toán của công ty là khá cao. Nhưng do đã có sự trích lập các quỹ dự phòng nên có thể nói tình hình trên là không đáng lo ngại, Công ty vẫn có đủ sự chủ động trong việc giải quyết các khoản nợ tới hạn một cách hợp lý nhất. 2.4 Đánh giá thực trạng hoạt động phân tích tài chính doanh nghiệp tại HAPEXCO Nhìn chung, công tác phân tích tài chính tại công ty được thực hiện trong thời gian qua phát huy tác dụng của nó, phục vụ đắc lực cho các nhà quản lý tài chính doanh nghiệp trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, không ngừng gia tăng lợi nhuận đảm bảo tăng trưởng và phát triển vững chắc trong khi vẫn đảm bảo tốt khả năng thanh toán, chi trả cho công ty. Cụ thể là, thứ nhất, hoạt động kinh doanh vẫn được thường xuyên đánh giá kết quả, hiệu quả, tìm ra những mặt mạnh để không ngừng phát huy, cũng như những mặt còn tồn tại để nghiên cứu giải pháp khắc phục. Bên cạnh đó, phân tích tài chính còn đưa ra những nguy cơ thách thức trong tương lai để đề phòng và chiến thắng. Thứ hai, công tác dự đoán tài chính, lập các kế hoạch kinh doanh, các chiến lược, chiến thuật trong ngắn hạn vav dài hạn đã giúp công ty tận dụng tốt các cơ hội kinh doanh mở rộng thị trường trong nước và quốc tế, bảo đảm hiệu quả kinh tế xã hội cao trên nền tảng thông tin từ các kết quả phân tích tài chính. Tuy nhiên, hoạt động phân tích tài chính doanh nghiệp tại công ty đã bộc lộ những hạn chế vừa mang tính khách quan vừa mang tính chất chủ quan Về các số liệu được sử dụng: Mặc dù có cơ chế quản lý hệ thống sổ sách, chứng từ kế toán chặt chẽ, tuân thủ nghiêm túc các quy định của Chính phủ, của các bộ chủ quản về quy chế quản lý tài chính, kế toán và biểu mẫu. Song công tác phân tích tài chính doanh nghiệp tại công ty vẫn chưa hạn chế được những sai lệch về mặt thông tin và số liệu cung cấp. Trong công ty vẫn còn tồn tại lưu hành đồng thời hai chế độ sổ sách, báo cáo tài chính để đối phó trước những cuộc kiểm tra, thanh tra của các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền. Thêm vào đó, hoạt động phân tích tài chính tại công ty bị hạn chế do sử dụng thông tin không đầy đủ với 3 báo cáo tài chính trong đó không có báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Do đó, kết quả phân tích chưa phản ánh chính xác tình hình diễn biến tiền tệ. Trong khi thông tin không đầy đủ, các số liệu sử dụng để phân tích chủ yếu là trong 2 năm (hay số liệu đầu năm và cuối năm) hoặc cùng lắm là lên đến 3 năm. Vì vậy, kết quả phân tích chỉ có ý nghĩa trong ngắn hạn, chưa đem lại cho đối tượng sử dụng thông tin hình ảnh về doanh nghiệp nói chung và tình hình tài chính nói riêng một cách có chiều sâu. Các thông tin này hơn nữa mang nặng tính chất thống kê, tổng hợp mà không nêu được bản chất ý nghĩa của chúng. Nói chung, nguồn thông tin sử f dụng hiện nay vẫn còn thiếu sót cả về chất lượng và số lượng. Về công tác chuẩn bị phân tích. Hoạt động phân tích nội dung tài chính sẽ được tiến hành sau khi đã thu thập đầy đủ thông tin cấn thiết. Như vậy, thời điểm để bắt đầu các nội dung phụ thuộc lớn vào thời điểm hoàn tất quyết toán của doanh nghiệp. Nhưng thực tế cho thấy, các báo cáo tài chính đến cuối quý i, thậm chí sang quý II mới hoàn tất, trong khi mục tiêu phân tích tài chính doanh nghiệp là từ thực trạng hoạt động kinh doanh, đưa ra các kế hoạch chiến lược trong tương lai. Cho nên kết quả hoạt động phân tích sẽ bị giảm ý nghĩa thực tiễn, những chiến lược xây dựng nên có thể sẽ không theo kịp những biến đổi của môi trường kinh doanh . Về nội dung phân tích . Phân tích tài chính tại công ty có nội dung còn tràn lan, thiếu tính trọng điểm chưa đáp ứng yêu cầu của hoạt động phân tích tài chính chuẩn mực của nền kinh tế cũng như thực tiễn hoạt động kinh doanh của công ty. Cụ thể là, các kết quả phân tích phần nhiều mang tính khái quát, đi sâu vào đánh giá các yếu tố liên quan trực tiếp đến hoạt động kinh doanh nói chung như tình hình tài sản, nguồn vốn…Mặt khác, các chỉ tiêu phân tích rc được áp dụng quá sơ sài, manh mún và thiếu tính tổng quát. Các chỉ tiêu được lựa chọn quá ít, mang tính lấy lệ. Nguyên nhân là do chưa tạo một quy trình phân tích hợp lý, mục đích của từng giai đoạn . Về phương pháp phân tích. Do nội dung phân tích còn nhiều bất cập, nên những phương pháp phân tích được sử dụng không phát huy được vai trò trong phân tích chỉ tiêu và tỷ lệ tài chính Về mặt nhân sự. Căn cứ vào sơ đồ tổ chức và bản thân phân công, phân nhiệm của phong kế hoạch- tài chính, ta dễ nhận thấy mọi hoạt động tài chính đều phải thông qua phòng này. Đồng thời, trưởng và phó phòng (kiêm kế toán trưởng và phó kế toán trưởng), ngoài chức năng và nhiệm vụ về công tác hạch toán, kế toán, còn thực hiện cả công tác phân tích tài chính, dự báo và lập kế hoạch tài chính; những công việc đáng lẽ ra phải do phòng kế hoạch và phòng tài chính cùng thực hiện. Điều này tất yếu dẫn tới những công chéo, không tách biệt công việc mà các nhân viên kế toán phải làm. Kết quả sẽ làm cá kết quả phân tích kém chính xác, không kịp thời phản ánh tình trạng kinh doanh và tài chính, dẫn tới những kết luận sai lầm, chủ quan duy ý chí. Nguyên nhân của tình trạng này là khách quan bởi toàn bộ nhân sự của công ty bao gồm các chi nhánh và cả văn phòng đại diện tại nước ngoài cũng chỉ lên tới 158 người ở các trình độ khác nhau, chủ yếu phục vụ bộ phận kinh doanh. Bên cạnh đó, công ty thực hiện chế độ hạch toán phụ thuộc với tất cả các chi nhánh và trung tâm, văn phòng đại diện, kết hợp với giảm gánh nặng chi phí quản lý doanh nghiệp nên phòng kế hoạch- tổng hợp đã tiếp nhận các công việc liên quan tới tài chính doanh nghiệp. Đây cũng là hiện tượng chung của nhiều công ty xuất nhập khẩu trong nước. Nhân tố bên ngoài doanh nghiệp. Tại các nước có nền kinh tế phát triển cao, các chỉ tiêu trung bùnh của ngành nói riêng và của cả nền kinh tế nói chung đều được tổng hợp, công bố công khai và thường xuyên được cập nhật bởi một tổ chức chuyên trách trực thuộc Chính phủ hoặc Bộ Tài chính. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp sử dụng các chỉ tiêu của ngành mình cho việc phát triển chung của ngành, từ đó đề ra phương hướng phấn đấu. Còn tại Việt Nam, đang trong quá trình hoàn thiệnvềcơ chế quản lý tài chính doanh nghiệp, sửa đổi liên tục các văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp, đặc biệt là DNNN, vẫn chưa thể thành lập một tổ chức có chức năng như trên. Đây hẳn là những tồn tại có tính chất vĩ mô từ phía các cấp thẩm quyền, đòi hỏi cấn có thời gian để chuẩn bị về kiến thức, về thực tiễnvà nhân sự. Từ những tồn tại trên của công tác phân tích tài chính doanh nghiệp tại HAPEXCO , ta nhận định rằng, hoạt động này vẫn chỉ dừng lại ở công việc công khai tài chính qua các báo cáo tài chính trong toàn công ty, xây dựng một số chỉ tiêu tài chính cụ thể, qua đó đưa ra những ưu khuyết điểm, những mặt còn tồn tại trong hoạt động, đưa ra các nguyên nhân khách quan; bên cạnh đó, lấy ý kiến đóng góp cho sự phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung của công ty. Điều này có nghĩa phân tích tài chính doanh nghiệp ở đây vẫn mang nặng tính lý thuyết và tính thủ tục, sử dụng chủ yếu các thông tin nội bộ mà không quan tâm đúng mức tới các yếu tố ngoại lai, công tác phân tích, dự báo tài chính chưa tách rời với công việc kế toán. Do đó, dù có nhiều cố gắng nhưng nguồn thông tin sử dụng còn nhiều thiếu sót và phiếm diện. Tóm lại, công tác phân tích tài chính tại công ty thực chất là tổng hợp và báo cáo về tính hình tài chính. Cần thiết phải có giải pháp và kiến nghị để hoàn thiện công tác phân tích tài chính doanh nghiệp tại công ty. Chương III: Một số giải pháp hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại HAPEXCO . 1. Một số giải pháp hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại HAPEXCO 1. Hoàn thiện quy trình phân tích. Một trong những giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động phân tích tài chính doanh nghiệp chính là phải xác định rõ các bước cần phân tích và mục tiêu cần đạt được từ mỗi giai đoạn. Đây là một yếu kém đầu tiên trong khâu thực hiện phân tích tại công ty. Quy trình phân tích nhất thiết phải thực hiện theo các bước sau: 1.1. Bước một: Thu thập thông tin. Chất lượng của các kết quả phân tích phụ thuộc lớn vào các nguồn thông tin thu thập được từ bên ngoài và từ nội bộ công ty. [ Nguồn thông tin bên trong công ty: Đây là nguồn thông tin giữ vai trò quyết định thành công của công tác phân tích tài chính doanh nghiệp. Trong hệ thống thông tin nội bộ, mảng thông tin kế toán với trọng điểm là các báo cáo tài chính là nguồn đảm bảo chính xác, trung thực và kịp thời nhất. [ Nguồn thông tin từ bên ngoài: Đây là nguồn có vai trò quan trọng, có tính chất bổ sung trong nâng cao hiệu quả hoạt động phân tích tài chính doanh nghiệp. Nó bao gồm các thông tin về môi trường kinh doanh, môi trường pháp lý, các quy chế quản lý tài chính hiện hành, các số liệu tài chính của ngành, của cả nền kinh tế ... Cũng trong bước này, các nhà phân tích muốn có được thông tin có lựa chọn, có trọng tâm, trọng điểm trong tổng số các nguồn thông tin đa dạng, phong phú đó, thì cần thiết phải xác định rõ cho mình mục tiêu phân tích và lên kế hoạch phân tích: - Đánh giá thực trạng tài chính của công ty trong thời gian qua. - Xây dựng các kế hoạch tài chính trong thời gian tới. 1.2. Bước hai: Xử lý thông tin. Đây là giai đoạn tiến hành phân tích tài chính doanh nghiệp trên cơ sở các thông tin đã thu thập được, với các nội dung: - Phân tích tình hình tài chính: + Phân tích tình hình nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn. + Phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh. - Phân tích các chỉ tiêu tài chính. Yêu cầu của giai đoạn này là phải xây dựng được bức tranh toàn cảnh về thực trạng tài chính của doanh nghiệp, làm cơ sở cho bước cuối cùng. 1.3. Bước ba: Chuẩn đoán và lập kế hoạch tài chính. Với đánh giá thực trạng tài chính, các nhà phân tích phải dự báo được xu hướng biến động của các đối tượng tài chính, chỉ ra mối quan hệ giữa chúng, từ đó xây dựng các kế hoạch tài chính cho doanh nghiệp. 2. Hoàn thiện phương pháp phân tích. Hiện nay, HAPEXCO cũng như các chủ thể kinh tế khác đang hoạt động kinh doanh tại Việt Nam, chưa có điều kiện hoàn thiện phương pháp phân tích tài chính bởi họ vẫn còn nhiều vướng mắc trong xác định các tỷ lệ tham chiếu giữa các chỉ tiêu tài chính của mình với số trung bình của ngành. Để khắc phục tình trạng này, công ty nên có những giải pháp có tính bước ngoặt như tự tổ chức thu thập thông tin ít nhất từ một số các doanh nghiệp xuất nhập khẩu điển hình, đầu ngành để xử lý và lấy đó làm đối tượng tham chiếu, làm thành hệ thống chỉ tiêu chuẩn mực phù hợp nhất. Những chỉ tiêu này đòi hỏi phải được thường xuyên cập nhật, trên cơ sở so sánh và nghiên cứu kỹ lưỡng các nguồn thông tin ở cả tầm vĩ mô và vi mô. Giải pháp nhằm hoàn thiện phương pháp phân tích không chỉ là trách nhiệm của doanh nghiệp mà còn là trách nhiệm, là nghĩa vụ của các cơ quan quản lý Nhà nước về kinh tế, để các cơ quan này có thể phát huy tối đa vai trò trong quản lý, điều tiết và định hướng hoạt động của các thành phần kinh tế. 3. Hoàn thiện về nội dung phân tích. Bảng: Hoàn thiện hệ thống các chỉ tiêu phân tích. Chỉ tiêu Các chỉ tiêu đã sử dụng Các chỉ tiêu bổ sung 1. Nhóm chỉ tiêu khả năng thanh toán Hệ số hiện hành Hệ số thanh toán tức thời Hệ số thanh toán nhanh 2. Nhóm chỉ tiêu cơ cấu vốn Hệ số TSCĐ/Σ tài sản Hệ số VCSH/ Σ nguồn vốn Hệ số TSLĐ/ Σ tài sản 3. Nhóm chỉ tiêu lợi nhuận Tỷ suất lợi nhuận/doanh thu Hệ số sinh lời tài sản Tỷ suất lợi nhuận/vốn 4. Nhóm chỉ tiêu về năng lực hoạt động Hệ số vòng quay hàng tồn kho Hệ số kỳ thu tiền bình quân Hệ số kỳ trả nợ bình quân Với những kiến nghị về nội dung các chỉ tiêu tài chính, ta đi sâu vào phân tích để hoàn thiện tình hình tài chính của doanh nghiệp, giúp người sử dụng đưa ra những quyết định chính xác và có hiệu quả cho riêng mình. [ Hệ số thanh toán nhanh = Vốn bằng tiền + Khoản phải thu x 100% Nợ ngắn hạn (99) = 25 045 680 721 + 71 442 716 269 x 100 = 96,6825% 99 490 473 472 (00) = 28 427 263 174 +73 424 423 910 x 100 = 96,4787 % 105 569 106 863 Hệ số thanh toán nhanh đánh giá chính xác khả năng thanh toán trong thời hạn ngắn của mỗi doanh nghiệp. Tại HAPEXCO , hệ số này < 1 có nghĩa là vốn bằng tiền và các khoản phải thu không đủ để trang trải cho các khoản nợ của công ty khi đến hạn thanh toán. Kết hợp với sự không đảm bảo được khả năng chi trả tức thời các khoản nợ bằng tiền (chỉ khoảng 25%) và tốc độ tăng nhanh các khoản nợc của công ty (tăng nhanh đi chiếm dụng vốn: khoảng 1,061 lần) như vậy làm cho khả năng thanh toán của công ty càng trở nên khó khăn hơn trong tương lai. Tuy rằng, có uy tín lâu năm, có mối quan hệ kinh doanh với bạn hàng, với ngân hàng lâu năm, song nguy cơ rủi ro tài chính vẫn là điều nhà quản lý tài chính của công ty cần quan tâm, cần nhanh chóng đưa ra biện pháp cân đối cơ cấu tài sản, tìm kiếm nguồn dự trữ cho thanh toán từ nội bộ (cán bộ công nhân viên) và có biện pháp thu hồi nợ từ khách hàng. [ Hệ số cơ cấu nguồn vốn = Vốn chủ sở hữu .% Tổng nguồn vốn (99) = 31 184 589 314 x 100 = 23,865% 130 672 437 475 (00) = 31 982 511 194 x 100 = 23,254% 137 536 254 020 Hệ số cơ cấu nguồn vốn thể hiện năng lực tự tài trợ của công ty. Như vậy, phân tích chỉ tiêu tỷ lệ trên cho thấy vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn của công ty là rất thấp chỉ chiếm chưa đầy 1/4 tổng nguồn vốn. Tức khả năng tự tài trợ hay độc lập về tài của công ty là thấp đáng kể. Song, bên cạnh đó, công ty lại đang có lợi khi sử dụng vốn không phải của mình để kinh doanh (phần ngoài 23% vốn chủ sở hữu). Đây là kết quả của hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu uỷ thác của công ty với khách hàng. Nguồn vốn nợ phải trả tăng nhanh qua 2 năm 1999 và 2000 chứng tỏ khả năng huy động vốn của công ty là khá tốt. Tuy nhiên, song song với nó là sự tăng lên của trách nhiệm phải chi trả các khoản nợ, không phải hoàn toàn không có chi phí sử dụng vốn. Do vậy, công ty cần lên kế hoạch các khoản dự phòng thanh toán các món nợ để chủ động về tài chính, tránh những xáo trộn tâm lý của các chủ nợ. Mặt khác, nguồn vốn chủ sở hữu có tăng song lại chủ yếu vào quỹ phát triển kinh doanh và quỹ dự trữ, trong khi, quỹ khen thưởng phúc lợi lại giảm đáng kể (năm 2000 chỉ bằng 74,82% giá trị của quỹ này năm 1999). Công ty cần nghiên cứu điều chuyển hợp lý giữa các quỹ nhằm bảo vệ lợi ích chính đáng của người lao động, thực hiện chế độ khen thưởng kịp thời và khuyến khích tinh thần hăng say của cán bộ công nhân viên trong công ty. [ Hệ số sinh lời tài sản = Lợi nhuận sau thuế + Lãi vay(%) Tổng tài sản (99) = 2 147 633 538 + 22 831 901 922 x 0,072 x 100 = 2,902% 130 672 437 475 (00) = 2417 119 100 + 59 417 556 153 x 0,072 x100 = 4,868% 137 536 254 020 Hệ số sinh lời tài sản của công ty đã đạt tốc độ tăng đáng kể trong năm 2000 (tăng gấp đôi năm 199), một đồng tổng tài sản đã tạo ra 0,04868 đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này cho thấy tính hiệu quả cao trong sử dụng vốn kinh doanh của công ty, tài sản của công ty mà chủ yếu là tài sản cố định đã đạt hiệu quả sinh lợi cao. [ Chỉ tiêu kỳ thu tiền bình quân = Khoản phải thu . Doanh thu bình quân/ ngày (99) = 71 443 716 269 x 100 = 34 ngày 755 385 794 193/360 (00) = 73 424 423 910 x 100 = 20 ngày 1 280 717 083 665/360 Chỉ tiêu kỳ thu tiền bình quân của công ty qua hai năm vừa rồi đã giảm đáng kể 14 ngày từ 34 ngày xuống còn 20 ngày, cho thấy, tình hình công ty bị chiếm dụng vốn đã giảm xuống. Nhờ đó, nợ thu hồi nhanh chóng, được đưa vào kinh doanh nhanh hơn, làm tăng tốc độ quay vòng vốn, tăng hiệu quả sử dụng vốn của công ty. Để đạt được chỉ tiêu khả quan như vậy, công ty đã áp dụng nhiều hơn những biện pháp thu hồi nợ có hiệu quả. [ Chỉ tiêu kỳ trả nợ bình quân = Khoản phải trả GVHB/360 Năm 1999 99 487 848 161 = 48 ngày 745 108 385 331/ 360 Năm 2000 105 553 742 826 = 30 ngày 1 267 595 355 374/360 Tương tự như kỳ thu nợ bình quân, kỳ trả nợ bình quân của công ty trong 2 năm gần đây cũng bị giảm 18 ngày từ 48 ngày xuống còn 30 ngày, chứng tỏ khả năng chiếm dụng vốn của công ty đã bị giảm sút. Nhưng so sánh tuyệt đối thì kỳ trả nợ trung bình vẫn lớn hơn kỳ thu nợ trung bình 10 ngày. Như vậy, trong trạng thái chiếm dụng và bị chiếm dụng vốn lẫn nhau trong các quan hệ thương mại, công ty vẫn giữ được một lợi thế nhất định. [ Vòng quay hàng tồn kho = GVHB . Hàng tồn kho (99) = 745 108 385 331 = 25,8 28 877 509 914 (00) = 1 267 595 355 374 = 43,26 29 304 273 932 Hệ số vòng quay hàng tồn kho tăng nhanh qua 2 năm từ 25,8 lần lên 45 lần cho thấy tốc độ tiêu thụ hàng hóa của công ty trong thời gian qua rất khả quan. Đây cũng là nguyên nhân giải thích sự tăng trưởng cao của doanh thu năm 2000 so với năm 1999. Nhưng đồng thời, để tăng nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm, công ty đã phải tăng chi phí bán hàng và chi phí quản lý lên tương đối so với năm trước. Từ hoạt động phân tích tài chính doanh nghiệp được thực hiện tại công ty, trên giác độ quản lý tài chính doanh nghiệp, có thể đưa ra các nhận định, kết luận sau cùng về tình hình sản xuất kinh doanh và tài chính của công ty: - Về tình hình sản xuất kinh doanh: Nhìn chung, doanh thu từ các hoạt động của doanh nghiệp có sự tăng trưởng khá (trừ từ hoạt động tài chính) dẫn đến lợi nhuận có tăng đáng kể song chi phí từ các hoạt động đặc biệt là chi phí quản lý và bán hàng còn quá cao nên hiệu quả sinh lợi doanh thu còn thấp, chưa tương xứng với tiềm năng của nó trên thị trường. - Về tình hình công nợ và khả năng thanh toán: Công ty đã thành công lớn trong chính sách sử dụng vốn, đầu tư vốn của mình. Song mức độ bị chiếm dụng vốn của công ty cũng lớn tương đối so với mức độ chiếm dụng vốn của các đơn vị khác. Trong khi nguồn dự trữ quỹ tiền mặt ( tại két và tại ngân hàng) còn khiêm tốn, tình trạng trên đã dẫn tới sự giảm sút của tất cả các chỉ tiêu đo lường khả năng thanh toán của công ty. Do đó, vấn đề đặt ra là công ty phải lên kế hoạch quản lý các khoản phải thu, phải trả chặt chẽ hơn nữa. Đồng thời, với nhu cầu trước mắt cũng như trong tương lai khi áp dụng kế toán máy vào doanh nghiệp, mở rộng văn phòng ... cần đến lượng đầu tư tài sản cố định khác có liên quan, buộc doanh nghiệp phải lên kế hoạch tìm kiếm nguồn tài trợ dài hạn từ bên ngoài cho phù hợp là điều khó tránh khỏi. - Về năng lực hoạt động: Tốc độ vòng quay hàng tồn kho đã tăng lên đáng kể, kỳ thu tiền và trả nợ bình quân của công ty đều có dấu hiệu giảm song xét về quy mô, các khoản phải thu và phải trả vẫn chiếm phần lớn trong cơ cấu tài sản và nguồn vốn. Tuy năng lực hoạt động là tốt nhưng lại kéo theo khả năng thanh toán thấp và lợi nhuận chưa cao. Với những hạn chế về nội dung phân tích như đã trình bày ở chương II, công ty, chính xác hơn là bộ phận phân tích tài chính, nên và cần phải bổ sung thêm một số các chỉ tiêu tài chính quan trọng khác nhằm tạo ra một hệ thống chỉ tiêu tài chính hoàn chỉnh. 4. Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn thông tin sử dụng. Thông tin là yếu tố sống còn của mọi quá trình kinh tế. Chất lượng của hoạt động phân tích tài chính doanh nghiệp chỉ được đảm bảo khi ngay từ đầu nguồn thông tin sử dụng được đảm bảo cả về số lượng và chất lượng. Như đã phân tích ở trên, nguồn số liệu mà công ty sử dụng cho việc phân tích tài chính còn rất nhiều hạn chế. Trước hết, để khắc phục tình trạng chậm trễ trong việc lập các báo cáo tài chính, ban giám đốc điều hành công ty nên tăng cường đôn đốc, chỉ đạo các phòng nghiệp vụ xuất nhập khẩu, cùng với trưởng phòng kế hoạch tài chính (kế toán trưởng) thực hiện ký kết hợp đồng, thanh quyết toán hợp đồng nhanh chóng, đúng thời hạn, đảm bảo đầy đủ các chứng từ gốc làm cơ sở pháp lý để hạch toán vào các sổ kế toán. Đồng thời, các nhân viên kế toán cần thực hiện phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh ngay khi nhận được các chứng từ kế toán và công việc kiểm tra hạch toán tránh tình trạng chồng chất công việc đến cuối quý, cuối năm mới làm. Tiếp theo, để nguồn thông tin phản ánh một cách trung thực kết quả kinh doanh và thực trạng tài chính của công ty, từ đó làm cơ sở thực hiện công khai tài chính, cung cấp chính xác thông tin cho những đối tượng quan tâm tới doanh nghiệp, công ty cần thực hiện nghiêm túc chế độ kiểm toán nội bộ theo tinh thần của quy chế hậu kiểm mới tại doanh nghiệp. Để thực hiện được công tác này, việc công ty cần làm là phải nghiên cứu để đi tới thiết lập một bộ phận riêng biệt có thẩm quyền thực hiện thanh tra kiểm tra công tác tài chính, công tác hạch toán kế toán tại chỗ một cách độc lập. Mặt khác, để theo kịp sự tiến bộ của nền kinh tế thế giới và đảm bảo sự chính xác cũng như tốc độ hạch toán kế toán, công ty nên thực hiện đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, tin học hóa công tác quản lý và kế toán, thực hiện chế độ kế toán máy hoàn thiện thay vì phương pháp hạch toán thủ công như hiện nay. Công việc này phải được thực hiện qua từng bước với sự chuẩn bị đủ về nguồn vốn đầu tư phát triển và nhân sự. Tuy nhiên, để tạo ra được những điều kiện thuận lợi, công ty cần phải tổ chức mã hóa các đối tượng quản lý thống nhất theo ngôn ngữ máy. Nếu giải pháp này trở thành hiện thực, những bất cập trong việc áp dụng chế độ hạch toán phụ thuộc tại các chi nhánh của công ty ở trong nước và các văn phòng đại diện ở nước ngoài cũng sẽ được giải quyết triệt để. 5. Về nguồn nhân lực. Như đã trình bày ở chương trước, HAPEXCO tuy là một công ty lớn nhưng lại hoạt động trong lĩnh vực thương mại quốc tế, với tổng số cán bộ là 250 người chủ yếu hoạt động kinh doanh nghiệp vụ xuất nhập khẩu và hoạt động dịch vụ , do đó, đội ngũ cán bộ tài chính kế toán chỉ chiếm một lượng nhỏ bé khoảng 20 người Với chức năng thực hiện hoạt động hạch toán kế toán, phân tích tài chính và lập kế hoạch đồng thời, các công tác mà các thành viên phòng kế hoạch - tài chính phải đảm nhiệm là rất lớn, dễ bị chồng chéo lên nhau, nhiều khi, họ không nhận biết hết trách nhiệm, phạm vi công việc của mình. Do vậy, chất lượng thông tin sẽ bị giảm sút. Bên cạnh đó, nhìn vào độ tuổi trung bình của đội ngũ cán bộ, ta thấy tỷ lệ người trên 40 tuổi chiếm một tỷ trọng lớn, tuy gần đây, công ty đã tổ chức nhiều lớp đào tạo, nâng cao trình độ nghiệp vụ song do hạn chế về thời gian, về tuổi tác và nhiều yếu tố khác, nên đa phần chưa đáp ứng được những yêu cầu mới của công việc. Vậy trong thời gian tới, công ty nên lập các kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực phù hợp với chức vụ, yêu cầu công việc của họ. Các kế hoạch đó có thể do công ty tự tổ chức tại chỗ, hoặc kết hợp với bộ thương mại, các bộ ban ngành khác có liên quan, hoặc liên hệ với các tổ chức, tập đoàn kinh tế quốc tế lớn khác trên thế giới theo các chương trình trợ giúp. Song song với điều này, công ty nên xây dựng các chế độ chính sách ưu tiên, khuyến khích và ủng hộ về mặt vật chất cho cán bộ công nhân viên tham gia và động viên tự tham gia học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn cho bản thân. Đây cũng là vấn đề thuộc về nhận thức của mỗi cán bộ công nhân viên của công ty. Bên cạnh đó, công ty cũng nên thường xuyên mở rộng tuyển dụng cán bộ từ bên ngoài để tận dụng nguồn nhân lực đã qua đào tạo chính quy. Vấn đề nguồn nhân lực được giải quyết đi sâu vào chất lượng, tinh giảm về số lượng thì chất lượng của công tác phân tích tài chính và đưa ra các quyết định tài chính và quản lý đúng đắn được coi như đã thành công tới 99%. 2. Kiến nghị đối với các cơ quan quản lý Nhà nước về kinh tế đối với công ty. Với chủ trương mở cửa nền kinh tế, tạo điều kiện thuận lợi cho mọi thành phần kinh tế không phân biệt khu vực quốc doanh hay ngoài quốc doanh tham gia tích cực vào các hoạt động kinh tế, phát huy cao độ tính độc lập, tự chủ kinh doanh, tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động của mình, Chính phủ cùng với các bộ chức năng, đã ban hành hàng loạt các nghị định, thông tư ... để định hướng hoạt động của các chủ thể pháp nhân kinh doanh theo đúng đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước. Trên thực tế, do môi trường kinh tế không ngừng đổi mới, nhiều nhân tố nảy sinh đã làm cho các văn bản pháp lý không ngừng bị sửa đổi, bổ sung. Văn bản chưa ra đời, chưa đi vào cuộc sống thì đã bị lạc hậu bởi một văn bản khác. Điều này càng chứng tỏ năng lực hoạch định chính sách của bộ phận chính sách còn yếu kém. Các điều khoản quy định lại rơi vào tình trạng vừa thừa vừa thiếu. Chúng được quy định quá chi tiết dẫn đến không phản ánh hết các đối tượng kinh tế một cách tổng quát, tạo ra nhiều "kẽ hở" để thương nhân "lách" luật. Trong đó, đối với khu vực quốc doanh, Chính phủ đã ban hành nghị định 59/NĐ - CP ra ngày 03/10/1996 về quy chế quản lý tài chính và hạch toán kinh doanh của doanh nghiệp Nhà nước và đã bổ sung, chỉnh sửa theo nghị định 27/1999/ NĐ - CP ra ngày 20/04/1999 bổ sung quy chế quản lý tài chính và hạch toán kinh doanh của doanh nghiệp Nhà nước. Nhưng những tồn tại vẫn còn tương đối lớn. Vậy hơn bao giờ hết, để phát huy vai trò, chức năng của mình trong quản lý vĩ mô nền kinh tế nói chung và khu vực kinh tế quốc doanh - khu vực kinh tế đóng vai trò chủ đạo trong phát triển kinh tế đất nước theo hướng CNXH, nói chung trong đó HAPEXCO , Chính phủ cần nghiên cứu để hoàn thiện hệ thống cơ sở pháp lý, đổi mới các chính sách kinh tế, tạo hành lang thông thoáng hơn nữa cho các doanh nghiệp tiến hành kinh doanh hiệu quả. Cụ thể là: - Cần quy định rõ ràng hơn về quyền lợi, cũng như trách nhiệm của doanh nghiệp Nhà nước với 100% vốn ngân sách Nhà nước cấp hay một phần vốn do ngân sách Nhà nước cấp trong việc sử dụng, bảo toàn và phát triển vốn. - Cần xây dựng một cơ chế hạch toán kinh doanh linh hoạt, đưa ra những quy định về xác định doanh thu, chi phí rõ ràng hơn nhưng lại mang tính tổng quát cao, phù hợp với đặc điểm hoạt động kinh doanh của từng doanh nghiệp theo từng lãnh vực hoạt động. - Cần sửa đổi những quy định về phân phối lợi nhuận, trình tự trích lập các quỹ một cách hợp lý theo hướng coi trọng hiệu quả hoạt động kinh doanh, đưa Nhà nước trở thành cổ đông duy nhất của doanh nghiệp, hưởng lãi kinh doanh như khoản lợi tức cổ phần (hiện nay gọi là thu sử dụng vốn ngân sách Nhà nước). Trình tự phân phối lợi nhuận và trích lập các quỹ: 1. Lập quỹ đầu tư phát triển. 2. Lập quỹ dự phòng. 3. Lập quỹ khen thưởng phúc lợi. ... 4. Nộp thu về sử dụng vốn ngân sách Nhà nước. 5. Lợi nhuận giữ lại tái đầu tư. Bên cạnh đó, Chính phủ cần nới lỏng quy định về tỷ lệ trích lập các quỹ trong một khoảng mở để doanh nghiệp tự lựa chọn cho phù hợp với tình hình và mục tiêu phát triển của mình trong tương lai. - Ban hành các quy chế về khen thưởng và kỷ luật kịp thời nhằm động viên khuyến khích hoặc ngăn ngừa, trừng trị các hành vi của các chủ thể kinh tế; đồng thời mở rộng diện ưu đãi cho các doanh nghiệp phát huy tiềm năng. Biện pháp kinh tế là biện pháp cần sử dụng sâu rộng kết hợp với biện pháp hành chính nhằm tạo môi trường trong lành cho các thành phần kinh tế, và làm trong sạch đội ngũ lãnh đạo. - Chính phủ phải kết hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng, và với doanh nghiệp để phổ biến rộng rãi các quy chế pháp lý nhanh nhất có thể đến từng bộ phận, đến từng người lao động. Bên cạnh đó, tăng cường tuyên truyền giáo dục pháp luật trên các phương tiện thông tin đại chúng, nâng cao năng lực pháp lý của nhân dân. Song song với quản lý vĩ mô nền kinh tế bằng các văn bản pháp luật, Nhà nước cũng phải tăng cường công tác thanh tra kiểm tra đối với các doanh nghiệp Nhà nước. Thanh tra Nhà nước là một trong năm nội dung quan trọng của chế độ hậu kiểm mới của nước ta hiện nay (bao gồm thanh tra Nhà nước, thanh tra nội bộ, thanh tra khách hàng, thanh tra chủ nợ và thanh tra của chủ đầu tư). Nhưng thực tiễn cho thấy hoạt động thanh tra Nhà nước chưa đạt hiệu quả quản lý cao tương ứng như vai trò của nó. Hoạt động này diễn ra manh mún, dàn trải thiếu trọng tâm, trọng điểm. Thêm vào đó, do cơ chế Nhà nước quản lý chồng chéo đối với doanh nghiệp, mỗi doanh nghiệp chịu sự quản lý đồng thời của Trung ương (Chính phủ, các bộ ngành) và của địa phương, mà cơ quan tổ chức nào cũng có thể tiến hành thanh tra, kiểm tra đối với doanh nghiệp dẫn tới những phiền hà, tốn kém về tiền của và thời gian. Từ đây, nhiều tiêu cực đã nảy sinh, làm tha hóa đội ngũ cán bộ. Do vậy, Chính phủ nên đưa ra một số giải pháp nhằm đưa công tác thanh tra Nhà nước theo đúng hướng. Cụ thể là: - Ban hành luật thanh tra kiểm tra Nhà nước đối với các doanh nghiệp Nhà nước, quy định rõ khái niệm thanh tra, kiểm tra; chức năng, nhiệm vụ của thanh tra kiểm tra cũng như thẩm quyền, phạm vi hoạt động của các cơ quan chuyên trách. - Tinh giảm bộ máy thanh tra kiểm tra theo hướng đi sâu vào chất lượng, kết hợp chặt chẽ giữa thanh tra kiểm tra thường xuyên và định kỳ. Có chính sách lương thưởng, chính sách ưu đãi xứng đáng với vai trò, chức vụ, quyền hành của mỗi thanh tra viên. - Thường xuyên kết hợp với các trường đại học, các viện nghiên cứu, các tổ chức quốc tế mở các lớp đào tạo nâng cao, chuyên sâu cho cán bộ nhằm nâng cao nghiệp vụ, đào tạo và sử dụng nhân tài. - Thường xuyên tăng cường kiểm tra công tác thanh tra nội bộ, kiểm toán nội bộ của các doanh nghiệp Nhà nước. Đây cũng là giải pháp nhằm giảm bớt gánh nặng thanh tra, kiểm tra của các cơ quan có thẩm quyền. Bộ thương mại, với tư cách là bộ chủ quản, cần tạo nhiều thuận lợi hơn cho công ty trong thủ tục xin phép nhập khẩu hàng hóa, và tạo điều kiện cho công ty mở rộng lãnh vực kinh doanh theo nhu cầu thị trường, chuẩn bị cơ sở cùng đất nước hội nhập kinh tế khu vực và thế giới. Về công tác hải quan hiện nay còn nhiều bất cập, danh mục thuế suất của các mặt hàng còn đang trong giai đoạn hoàn thiện, bổ sung liên tục để chuẩn bị cho ngày áp dụng mức thuế suất chung của khối thương mại tự do (AFTA). Các mặt hàng được liệt kê quá chi tiết với các mức thuết suất quá rõ ràng áp dụng cho các giá trị cơ sở tính thuế quá chênh lệch dẫn tới những phiền phức trong kê khai hải quan và kê khai nộp thuế của công ty đối với các mặt hàng công ty mở rộng xuất nhập khẩu ngoài toàn bộ thiết bị và kỹ thuật miễn thuế. Bên cạnh đó, hoạt động kiểm kê, giám định chất lượng rườm rà, nhiều khâu, nhiều đoạn, dẫn tới hàng hóa bị lưu kho, lưu bãi gây nhiều tổn thất cho công ty ... Lời kết Hoạt động phân tích tài chính doanh nghiệp trong nền kinh tế đã được chứng minh vai trò quan trọng của nó cả trên lý thuyết và thực tế. Qua thời gian thực tập tại, Công Ty Thương Mại và Đầu Tư Phát Triển Hà Nội công tác quản lý tài chính nói chung và công tác phân tích tài chính doanh nghiệp nói riêng còn nhiều tồn tại. Do vậy, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài này không ngoài mục đích hoàn thiện hoạt động phân tích tài chính tại công ty. Phần một, đưa ra khái niệm, nội dung và các phương pháp thực hiện phân tích tài chính doanh nghiệp trong nền kinh tế. Phần hai, đưa ra thực trạng thực hiện công tác phân tích tài chính tại công ty và những tồn tại cần tháo gỡ. Phần cuối cùng của chuyên đề bàn đến một số giải pháp nhằm hoàn thiện nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty. Với lượng kiến thức ít ỏi và kinh nghiệm thực tế còn khiêm tốn của mình, đứng trên giác độ người ngoài cuộc nhìn vào hoạt động của công ty, tôi -người viết chuyên đề này, không có tham vọng gì hơn góp một phần ý kiến của mình, giúp ích cho việc hoàn thiện công tác phân tích và quản lý tài chính của công ty. Một lần nữa xin chân thành cảm ơn các thày cô giáo trường đại học Kinh tế quốc dân, đặc biệt là cô Thạc sỹ Lê Hương Lan khoa Ngân hàng - Tài chính, cũng như các cô chú, các anh chị trong công ty HAPEXCO đã giúp đỡ tôi hoàn thành bài chuyên đề tốt nghiệp này.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docM0151.doc
Tài liệu liên quan