Đề tài Thực trạng của việc thực hiện luật pháp chế độ chính sách về bảo hiểm lao động tại các doanh nghiệp thuộc ngành xây dựng tỉnh Thanh Hoá và các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của các quy định trên

Qua quá trình thực tập tại Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Thanh Hóa, cùng với việc khảo sát thực tế tại một số doanh nghiệp Xây dựng em đã tìm hiểu thực trạng điều kiện lao động và việc thực hiện luật pháp, chế độ chính sách về BHLĐ ở các doanh nghiệp thuộc ngành Xây dựng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Là một sinh viên khi tìm hiểu thực tế nên đã gặp không ít khó khăn, chỉ khảo sát được một số doanh nghiệp quốc doanh trên địa bàn thành phố Thanh Hóa nên các số liệu trong đề tài chưa được hoàn chỉnh. Mặc dù đã rất cố gắng song do thời gian có hạn nên đề tài vẫn còn nhiều hạn chế, những nguyên nhân của những tồn tại trong việc thực hiện luật pháp, chế độ chính sách về BHLĐ cũng như các giải pháp nâng cao tác dụng hiệu quả của các quy đinh trên chỉ là những nguyên nhân và giải pháp cơ bản, chưa được sát với thực tế.

doc97 trang | Chia sẻ: haianh_nguyen | Lượt xem: 1386 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng của việc thực hiện luật pháp chế độ chính sách về bảo hiểm lao động tại các doanh nghiệp thuộc ngành xây dựng tỉnh Thanh Hoá và các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của các quy định trên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hững đơn vị vi phạm. Song vẫn còn nhiều tồn tại trong công tác này: - Việc kiểm tra ở nhiều đơn vị còn mang tính hình thức, các doanh nghiệp đươc kiểm tra có sự chuẩn bị trước nên không phản ánh đúng thực tế hàng ngày. - Về việc kiểm tra đột xuất tại các đơn vị trong khâu thực hiện ATLĐ còn chưa thường xuyên và đầy đủ ở các đơn vị sản xuất. - Đôi khi vì lý do tế nhị trong mối quan hệ nên đoàn kiểm tra còn né tránh sự thật, không nêu rõ và đánh giá đúng thực trạng, yếu kém. Khi phát hiện những vi phạm không có biện pháp xử lý kiên quyết. - Việc khắc phục những tồn tại được phát hiện chưa đạt yêu cầu, không đồng bộ, mang tính chắp vá. - Việc lập và lưu giữ sổ kiểm tra ATVSLĐ ở nhiều doanh nghiệp còn chưa thực hiện đúng qui định. 13. Công tác khai báo, điều tra, thống kê, báo cáo tai nạn lao động 13.1 Tình hình TNLĐ Tình hình chung về TNLĐ trong những năm qua, nhìn chung số vụ TNLĐ không tăng nhưng số vụ tai nạn nghiêm trọng làm chết nhiều người lại gia tăng đáng kể. Việc xử lý vi phạm để xảy ra TNLĐ theo qui định hiện hành còn ít, nên tác dụng ngăn ngừa còn hạn chế. Chế độ báo cáo thực hiện chưa nghiêm. Khu vực sản xuất tư nhân còn chưa được phổ biến hướng dẫn luật lệ, chế độ BHLĐ, thanh tra, kiểm tra, đến việc quản lý các đối tượng có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động. Theo thống kê của Cục ATLĐ-Bộ LĐTBXH, năm 2003, cả nước có 3896 vụ TNLĐ làm 4089 người lao động bị nạn. Lĩnh vực xảy ra nhiều TNLĐ nhất là Xây dựng với 270 vụ TNLĐ làm chết 96 người, 117 người bị thương nặng. Đặc điểm các TNLĐ thuộc ngành Xây dựng thường là các TNLĐ nặng, thậm chí là nhiều TNLĐ chết người. Nguyên nhân các vụ TNLĐ đã xảy ra: - Vi phạm các tiêu chuẩn, quy phạm, quy trình kỹ thuật an toàn (chiếm 42,2% số vụ ), chủ yếu trong lĩnh vực thi công xây lắp; - Điều kiện làm việc và môi trường làm việc của người lao động không đảm bảo các tiêu chuẩn quy định (chiếm 14,4%); nhiều máy móc,thiết bị, công cụ sản xuất không đảm bảo an toàn; - Người sử dụng lao động không thực hiện các giải pháp về an toàn lao động, vệ sinh lao động (chiếm 6,6% số vụ); - Người lao động không được trang bị đầy đủ và không dùng các phương tiện bảo vệ cá nhân trong lao động chiếm 1,7% số vụ); - Người lao động không được huấn luyện về an toàn lao động, đặc biệt là số lao động không có hợp đồng hoặc hợp đồng ngắn hạn (chiếm 2,8% số vụ). Bảng 12: Tình hình TNLĐ của ngành Xây dựng Thanh Hoá: Năm Tỉnh Thanh Hoá Ngành Xây dựng cả nước Ngành XD TH 2000 59 196 6 2001 85 208 17 2002 63 222 10 2003 63 270 9 Bảng 13: Tai nạn lao động chết người Năm Số vụ TNLĐ chết người Số người chết 2000 1 1 2001 3 3 2002 2 3 2003 2 2 Những nguyên nhân cụ thể gây ra TNLĐ trong ngành Xây dựng: Đối với công nhân thi công xây lắp: - Do ngã cao; - Do đổ công trình đang xây, trong quá trình phá dỡ công trình cũ; - Do sập đất trong xây dựng các công trình. Đối với công nhân sản xuất VLXD: - Công nhân vận hành máy, thiết bị cuốn kẹp... - Công nhân bốc xếp: bị ngã, vấp do vướng phải vật cản trên đường hoặc do mang vác vật nặng không theo đúng quy cách. Bảng 14: Nguyên nhân gây TNLĐ trong ngành Xây dựng Loại TNLĐ 2000 2001 2002 2003 Do ngã cao 71% 77% 81,8% 78,7% Đổ công trình, phá dỡ công trình cũ 13% 19% 16,6% 17% Sập đất khi đào móng, đào hố, hào 15% 4% 1,6% 3,2% Ngoài ra, tai nạn giao thông vẫn đang gia tăng cũng là nguyên nhân góp phần tăng số vụ TNLĐ. Loại tai nạn nay thường là do yếu tố chủ quan, không tuân thủ luật lệ giao thông của người lao động, cộng với quá trình làm việc kéo dài dẫn đến mệt mỏi cũng làm ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng điều khiển phương tiện giao thông của người lao động. * Thiệt hại do TNLĐ: Có thể nói TNLĐ gây thiệt hại đáng kể cho nền kinh tế. Tính trên các mẫu điều tra, bình quân mỗi vụ TNLĐ gây thiệt hại về mặt vật chất 0,56 triệu đồng, phải chi phí thêm 0,68 triệu cho việc khắc phục hậu quả. Như vậy bình quan mỗi vụ TNLĐ mất mát chung về mặt vật chất là 1,24 triệu đồng, đó là chưa kể thiệt hại do tổn thất sản phẩm lao động. TNLĐ không chỉ gây thiệt hại về vật chất thông qua những chi phí trên mà còn thể hiện qua ngày công bị mất. Công ty Xây dựng và phát triển hạ tầng Thanh Hoá năm 2003 đã để xảy ra 4 vụ TNLĐ, trong đó có 1 vụ tại nạn chết người. Chi phí bình quân cho 1 vụ TNLĐ chết người là 30 triệu, số ngày công nghỉ vì TNLĐ là 210 ngày. Những tổn thất không chỉ đơn thuần là những chi phí về kinh tế mà còn là những gánh nặng lớn đối với người lao động, gia đình họ và xã hội. 13.2 Khai báo, điều tra TNLĐ Khi xảy ra TNLĐ chết người và TNLĐ nặng hoặc làm bị thương nhiều người song song với việc sơ cứu cấp cứu người bị nạn, các doanh nghiệp đều phải khai báo một cách nhanh nhất đến các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Tuy nhiên việc khai báo TNLĐ theo đúng qui định không được các doanh nghiệp thực hiện tốt. Tháng 4 năm 2003 Công ty Vật liệu phụ gia xi măng thuộc Sở Xây dựng đã xảy ra 1 TNLĐ làm 2 người bị thương nhưng đến đầu năm nay công ty mới thực hiện khai báo để giải quyết chế độ cho người bị nạn. Điều tra TNLĐ với mục đích tìm ra nguyên nhân gây TNLĐ và có những phương pháp xử lý, phòng ngừa kịp thời để không xảy ra TNLĐ tương tự. Nhưng đây là một công việc khó khăn, phức tạp. Theo kết quả thanh tra ATVSLĐ, việc điều tra TNLĐ tại các doanh nghiệp thực hiện chưa tốt về mặt tổ chức và tìm nguyên nhân gây tai nạn. ở các doanh nghiệp, thành phần điều tra thường không đầy đủ, việc điều tra tìm nguyên nhân gây tai nạn cũng chưa kỹ. Do đó việc lập biên bản điều tra cũng còn nhiều sai sót như biên bản viết còn chung chung, không quy rõ trách nhiêm nặng nhẹ đối với từng cá nhân, chưa nêu rõ biện pháp xử lý vi phạm, hướng giải quyết hậu quả và rút kinh nghiệm để không tái phạm. Công tác điều tra yêu cầu tốn nhiều thời gian, cần nhiều thành viên tham gia nên nhiều khi xảy ra TNLĐ nhẹ các doanh nghiệp thường bỏ qua hoặc có làm nhưng chỉ mang tính hình thức,hoặc bưng bít nguyên nhân. Điều này không những không đem lại hiệu quả ngăn ngừa tai nạn tương tự, tốn kém tiền của mà còn thể hiện sự vô trách nhiệm, coi thường tính mạng của người lao động. Nhiều vụ TNLĐ xảy ra thuộc khu vực ngoài quốc doanh chưa tiến hành điều tra hoặc thời gian điều tra còn kéo dài, nhất là các TNLĐ chết người xảy ra ở các công trình xây dựng nhà ở của dân, nguyên nhân chủ yếu là do sự phối hợp giữa Đoàn điều tra TNLĐ và cơ quan Công an địa phương chưa chặt chẽ. 13.3 Thống kê, báo cáo TNLĐ Việc thống kê, báo cáo tổng hợp tình hình TNLĐ là để có thể đề ra được phương hướng và biện pháp cụ thể để giảm tối đa số lượng và mức độ TNLĐ. Tuy nhiên công tác này còn bị nhiều doanh nghiệp bỏ ngỏ hoặc chưa quan tâm đầy đủ. Trên thực tế số vụ TNLĐ, số người bị nạn còn cao hơn nhiều do chế độ báo cáo, thống kê theo qui định của Bộ luật Lao động vẫn chưa được nhiều đơn vị thực hiện, việc thống kê TNLĐ ở khu vực ngoài quốc doanh ở nhiều nơi vẫn còn bỏ trống. Theo qui định: "Các vụ TNLĐ mà người bị TNLĐ phải nghỉ việc từ một ngày trở lên, đều phải thống kê và báo cáo định kỳ". Nhưng tỷ lệ doanh nghiệp báo cáo thống kê định kỳ về TNLĐ còn thấp. Như năm 2001 theo điều tra ngành Xây dựng Thanh Hoá đã để xảy ra 17 TNLĐ nhưng trên thực tế con số báo cáo chỉ có 7 vụ. Năm 2001 Công ty lắp máy và xây dựng số 15 xảy ra 5 vụ TNLĐ nhưng chỉ báo cáo 2 vụ. Có nhiều trường hợp xảy ra TNLĐ, người sử dụng lao động và người lao động thoả thuận với nhau về mức bồi thường nên đã không lập báo cáo. Chỉ có một số doanh nghiệp thực hiện công tác này thường xuyên. Như Công ty Xây dựng K2, thuộc Tổng công ty Xây dựng Hà Nội thực sự rất coi trọng công tác này. Các vụ TNLĐ nghỉ từ 1 ngày trở lên đều có Biên bản TNLĐ, định kỳ 6 tháng /1 lần công ty đều có báo cáo gửi Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Thanh Hoá. Trong các bản báo cáo đều nêu rõ, đầy đủ các nội dung theo qui định, có báo cáo chi tiết kèm theo với đầy đủ thông tin về người bị nạn, địa điểm, thời gian xảy ra tại nạn, tình trạng thương tích, nguyên nhân tai nạn. Đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, gần 100% doanh nghiệp không thực hiện khai báo TNLĐ. Theo Sở LDTBXH Thanh Hoá, không có vụ TNLĐ nào được lập biên bản báo cáo nên rất khó nắm bắt để can thiệp giúp đỡ nạn nhân, và gây khó khăn cho công tác điều tra và thống kê của Sở, thường chỉ có TNLĐ chết người được lập biên bản đầy đủ và có chuyển về Sở. Chối bỏ trách nhiệm trước pháp luật và chi phí y tế bồi thường là những việc làm không tốt thường xảy ra ở các cơ sở sản xuất tư nhân khi có TNLĐ. Nội dung của báo cáo TNLĐ cũng rất nhiều đơn vị thực hiện chưa đầy đủ. Theo kết luận của Thanh tra, nếu đối chiếu giữa kết quả thống kê, báo cáo TNLĐ với sổ theo dõi chấm công kết hợp với phỏng vấn người lao động thì hiện tượng doanh nghiệp báo cáo sai số vụ tai nạn, nguyên nhân và mức độ tai nạn còn phổ biến. Về nguyên nhân gây tai nạn có rất nhiều doanh nghiệp cố tình che giấu nên thường không báo cáo rõ mục này. Nhìn chung công tác thống kê, báo cáo TNLĐ vẫn thiếu trung thực. Do đó sẽ gây rất nhiều khó khăn trong công tác điều tra và không tìm được biện pháp khắc phục phù hợp dẫn đến TNLĐ vẫn tái diễn. Nguyên nhân của những tồn tại này là: - Người sử dụng lao động thiếu tinh thần trách nhiệm, chưa ý thức được tầm quan trọng của công tác này, chịu áp lực của thành tích và sợ bị hạ uy tín. - Việc xử lý những đơn vị vi phạm còn chưa nghiêm, công tác quản lý, giám sát còn buông lỏng. 14. Công đoàn trong công tác BHLĐ tại doanh nghiệp BHLĐ là một nội dung hoạt động của Công đoàn, có liên quan trực tiếp đến 3 chức năng của Công đoàn. Công đoàn bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động như quyền là việc, nghỉ ngơi, hưởng lương xứng đáng với công việc của mình và quyền được làm việc trong điều kiện đảm bảo an toàn vệ sinh. Do đó với chức năng bảo vệ của mình, Công đoàn có vai trò rất quan trọng trong công tác BHLĐ để bảo vệ quyền lợi chính đáng của người lao động. Có thể nói phong trào công nhân lao động và công tác tham gia quản lý của Công đoàn của Sở Xây dựng Thanh Hoá đã góp phần tích cực vào các mục tiêu kinh tế - kỹ thuật trong sản xuất kinh doanh và đặc biệt là trong công tác BHLĐ. Hoạt động của Công đoàn đã giúp các doanh nghiệp thực hiện đúng các chính sách, pháp luật đối với công nhân lao động. Công đoàn đã cùng chuyên môn tổ chức vận động các phong trào thi đua "Lao động giỏi", thi đua "Đảm bảo an toàn và nâng cao chất lượng sản phẩm, công trình trong Ngành Xây dựng", thi đua "Cải thiện điều kiện sống và làm việc trong công nhân lao động Ngành Xây dựng", thi đua "Phát huy sáng kiến trong ATLĐ"... Đây là những phong trào có ý nghĩa thiết thực trong việc cải thiện điều kiện làm việc, phòng chống TNLĐ cho người lao động. Thi đua là một dấu ấn tốt đẹp của phong trào công nhân lao động và hoạt động Công đoàn đối với quá trình sản xuất kinh doanh. Qua thi đua Công đoàn đã giáo dục công nhân lao động không ngừng nâng cao trình độ tay nghề, làm ra nhiều sản phẩm, công trình chất lượng cao; nâng cao hiểu biết chính sách, pháp luật để tự bảo vệ lợi ích hợp pháp, chính đáng cho mình và mọi người. Công đoàn cũng đã tham gia với chuyên môn xây dựng các văn bản pháp quy có liên quan đến nghĩa vụ, quyền lợi của công nhân lao động như: quy chế phối hợp làm việc giữa Giám đốc Sở và Ban chấp hành Công đoàn Ngành, quy chế thi đua và khen thưởng, quy chế thưởng phạt về thi đua an toàn lao động. Công đoàn Ngành đã chỉ đạo các Công đoàn cơ sở tham gia với Giám đốc doanh nghiệp xây dựng nội quy, quy chế hoạt động của doanh nghiệp; ký thỏa ước lao động tập thể; Xây dựng lại một số định mức lao động và đơn giá tiền lương không phù hợp. Trong các doanh nghiệp mà tổ chức Công đoàn vững mạnh, công đoàn đã hoàn thành tương đối tốt nhiệm vụ của mình trong công tác BHLĐ ở cơ sở. Công đoàn tham gia vào Hội đồng BHLĐ có chức năng tư vấn với người sử dụng lao động và phối hợp các hoạt động trong việc xây dựng quy chế quản lý, chương trình hành động, kế hoạch BHLĐ, các biện pháp an toàn vệ sinh lao động, phòng ngừa TNLĐ và BNN cho người lao động. Ngoài ra Công đoàn còn tham gia các đoàn kiểm tra BHLĐ, điều tra TNLĐ, tổ chức thúc đẩy việc tự kiểm tra BHLĐ của quần chúng. Trong công tác tuyên truyền giáo dục, Công đoàn đã tuyên truyền vận động quần chúng hiểu được tầm quan trọng của công tác BHLĐ, quyền và nghĩa vụ của mình về BHLĐ, những quy trình, quy phạm ATLĐ - VSLĐ, phương pháp làm việc an toàn... biết tự bảo vệ mình và bảo vệ người khác trong sản xuất. Các Công đoàn cơ sở thoả thuận với lãnh đạo doanh nghiệp xây dựng mạng lưới an toàn vệ sinh viên để công tác BHLĐ thực sự là công tác của người lao động, sát với sản xuất và thực tiễn. Ví dụ, Công đoàn Công ty Xây dựng số 3, trong các hoạt động BHLĐ, Công đoàn công ty luôn bám sát với lãnh đạo, ban chuyên môn của công ty để khảo sát, nghiên cứu xây dựng kế hoạch cải thiện điều kiện làm việc. Công đoàn công ty đã phối hợp với lãnh đạo công ty thành lập mạng lưới an toàn viên, bồi dưỡng chuyên môn và nghiệp vụ, có tổ chức "An toàn vệ sinh viên giỏi" hàng năm trong toàn công ty. Công đoàn công ty đã vận động công nhân lao động tích cực hưởng ứng các phong trào thi đua của ngành. Công ty Xây dựng 3 là một trong những đơn vị được Công đoàn Xây dựng Việt Nam tặng bằng khen trong phong trào thi đua "Cải thiện điều kiện sống và làm việc trong công nhân lao động Ngành Xây dựng"... Tuần lễ "An toàn vệ sinh lao động, PCCN" được tổ chức vào tháng 3 hàng năm và các phong trào "Xanh - Sạch - Đẹp, đảm bảo an toàn vệ sinh lao động" đều được Công đoàn Sở Xây dựng cùng với công đoàn của các đơn vị thành viên tích cực hưởng ứng. Hoạt động của tuần lễ quốc gia "An toàn vệ sinh lao động, PCCN" đã thực sự trở thành ngày hội của hàng vạn quần chúng lao động, được hưởng ứng trong các cơ sở sản xuất và đã đạt được nhiều kết quả tốt. Qua các phong trào trên, nhiều công đoàn cơ sở đã quan tâm chăm lo đảm bảo an toàn, bảo vệ sức khỏe người lao động, đảm bảo cho người lao động làm việc trong điều kiện sạch đẹp, an toàn. Tuy vậy, ở nhiều cơ sở Công đoàn còn chưa phát huy hết vai trò, chức năng của mình trong công tác BHLĐ. Có 14% đơn vị kiểm tra công tác BHLĐ tại cơ sở mà không có sự tham gia của Công đoàn, khoảng 16% doanh nghiệp khi xây dựng kế hoạch BHLĐ không có sự tham gia của Công đoàn cơ sở. Nhiều đơn vị chưa hoàn thiện bản thỏa ước lao động tập thể và còn có khoảng 8% doanh nghiệp mà Công đoàn cơ sở chưa thay mặt người lao động ký thỏa ước lao động tập thể. Đối với các doanh nghiệp tư nhân thì ngay cả việc thành lập được tổ chức Công đoàn còn rất nhiều đơn vị lẩn tránh, nếu thành lập thì cũng không tạo điều kiện cho Công đoàn hoạt động. Chính vì thế hoạt động của Công đoàn trong công tác BHLĐ hầu như không có tác dụng gì, có nơi Công đoàn còn không bênh vực được quyền lợi của người lao động mà nghiêng về phía người sử dụng lao động. Một trong những khó khăn nữa là số lượng và chất lượng chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ BHLĐ của Công đoàn còn nhiều yếu kém nên chưa phát huy được hết vai trò của Công đoàn trong công tác BHLĐ: chưa phát huy hết tác dụng của việc kiểm tra, giám sát người sử dụng lao động trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người lao động và người sử dụng lao động về công tác ATVSLĐ theo luật định. Công đoàn còn thiếu chủ động đôn đốc nhắc nhở, còn e ngại trong đấu tranh trước những hiện tượng không tuân thủ luật luật pháp trong lĩnh vực BHLĐ. Nhiều cấp Công đoàn chưa quán triệt, tận dụng phát huy những nội dung BHLĐ trong Luật Lao động, Luật Công đoàn, các Nghị định, thông tư, chỉ thị có liên quan. Mặt khác số lượng cán bộ BHLĐ của Công đoàn còn quá ít so với công việc phải thực hiện nên công tác giám sát, kiểm tra chưa được thường xuyên. Như vậy, vai trò của Công đoàn trong công tác BHLĐ vẫn còn nhiều rất nhiều hạn chế, cần phải nâng cao tác dụng của Công đoàn trong lĩnh vực BHLĐ. Cần có những đánh giá đúng đắn những mặt được và tồn tại của Công đoàn trong hoạt động này để đó có những bước khắc phục cụ thể để nâng cao hiệu quả công tác BHLĐ của Công đoàn III. Đánh giá chung Xây dựng là một ngành nghề nguy hiểm mà con số các trường hợp chấn thương, tai nạn xảy ra trên các công trường xây dựng thường cao hơn rất nhiều so với bất cứ ngành nào. 1. Những mặt đạt được Trong những năm gần đây, công tác ATVSLĐ đã được Chính phủ đặc biệt quan tâm cùng với sự nỗ lực cố gắng của các đơn vị, các hoạt động về ATVSLĐ, PCCN đã có những chuyển biến tích cực, toàn diện hơn và thu được nhiều kết quả đáng kể. Công tác BHLĐ đã bước đầu được tuyên truyền rộng rãi trong các cấp, các ngành, người sử dụng lao động và người lao động cũng đã quan tâm hơn về công tác này. Các vụ TNLĐ, sự cố cháy nổ, BNN đã được hạn chế, điều kiện lao động đang được đầu tư củng cố, cải tạo nâng cấp. Về công tác quản lý Nhà nước, đi đôi với việc ban hành các văn bản pháp luật về công tác BHLĐ, hệ thống tổ chức và thanh kiểm tra việc thi hành pháp luật cũng đã dần được củng cố. Cơ quan quản lý Nhà nước đã tăng cường, tập trung hơn vào việc phổ biến huấn luyện về kỹ thuật an toàn, chế độ chính sách về BHLĐ, thanh tra kiểm tra giám sát việc thực hiện pháp luật. Điều này đã góp phần giúp các doanh nghiệp nhận thức được vị trí, vai trò của mình trong việc thực hiện các quy định về BHLĐ để thường xuyên quan tâm chỉ đạo, kiểm tra đôn đốc, bố trí cán bộ kỹ thuật làm công tác an toàn, củng cố bộ máy làm công tác BHLĐ theo thông tư số 14. Công tác BHLĐ thực sự đã có những bước chuyển đáng kể. ở các doanh nghiệp quốc doanh do có nề nếp nhiều năm, nên nhìn chung việc thực hiện luật pháp, chế độ chính sách về BHLĐ được chú ý nhiều hơn so với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Các doanh nghiệp đã dần nhận thức được hiệu quả sản xuất kinh doanh phụ thuộc không ít vào người lao động. Vì vậy người sử dụng lao động đã có sự quan tâm tới đời sống cũng như sức khoẻ của người lao động và có nhiều cố gắng để cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động. Công tác KTAT và cải thiện điều kiện làm việc đã được quan tâm nhiều hơn. Nhiều doanh nghiệp đã mạnh dạn đầu tư công nghệ mới hoặc lắp đặt hệ thống kỹ thuật vệ sinh để giảm bớt tính chất nặng nhọc của công việc, làm giảm tới mức tối thiểu các yếu tố gây hại cho người lao động như bụi, ồn rung... Công tác huấn luyện kỹ thuật, tuyên truyền về ATVSLĐ, PCCN được tiến hành một cách thường xuyên, đồng bộ và chặt chẽ hơn đã giúp cho người lao động có được nhận thức đúng đắn hơn về công tác BHLĐ, để từ đó người lao động sẽ có trách nhiệm với công việc mình được giao, hành động đúng đắn hơn để giữ an toàn cho thiết bị và an toàn cho chính bản thân mình. Để chăm sóc sức khoẻ cho người lao động, các doanh nghiệp đã có những cố gắng trong đầu tư vào hệ thống y tế cơ sở và thực hiện chế độ khám sức khoẻ định kỳ cho công nhân. Một số doanh nghiệp có tình hình sản xuất kinh doanh phát triển thì càng có điều kiện quan tâm chăm sóc hơn tới đời sống người lao động, ngoài mức thu nhập được tăng lên, người lao động còn được hưởng các chế độ khác cao hơn mức qui định của Nhà nước. Tổ chức Công Đoàn đã tích cực tham gia vào công tác BHLĐ: phối hợp trong công tác tuyên truyền, giáo dục người lao động để nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm, coi công tác BHLĐ là một nhiệm vụ quan trọng gắn liền với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, duy trì và đẩy mạnh hoạt động của mạng lưới an toàn vệ sinh viên. Đặc biệt phong trào thi đua về BHLĐ trong Ngành Xây dựng Thanh Hoá rất được quan tâm. 2. Những tồn tại. Qua phân tích ở trên, tình hình TNLĐ, sự cố cháy nổ, BNN hiện nay thực sự là đang có xu hướng giảm, điều kiện làm việc của người lao động cũng đang dần được cải thiện. Mặc dù vậy, công tác BHLĐ vẫn còn diễn biến rất phức tạp, đặc biệt là ở khu vực kinh tế ngoài quốc doanh. Điều đầu tiên cần khẳng định là việc triển khai thông tư 14/1998/TTLT - BLĐTBXH - BYT - TLĐLĐVN hướng dẫn việc thực hiện công tác BHLĐ ở các cơ sở sản xuất kinh doanh chưa được sâu rộng, mới chỉ dừng lại ở đối tượng người sử dụng lao động ở một số đối tượng, chủ yếu là ở các doanh nghiệp quốc doanh. Vẫn còn nhiều đối tượng người sử dụng lao động ở các doanh nghiệp ngoài quốc doanh vẫn chưa nắm bắt được tinh thần của thông tư này. Chính vì vậy việc thực hiện các quy định của thông tư chưa đầy đủ và chưa đúng, đặc biệt là quy định về việc bố trí cán bộ làm công tác BHLĐ, cán bộ y tế. Phần lớn cán bộ làm công tác BHLĐ là cán bộ kiêm nhiệm, có nhiều cơ sở còn không có cán bộ BHLĐ. Một điều đáng nói nữa là thông tư này vẫn chưa đến được với nhiều người lao động, nên phần lớn người lao động chỉ biết chấp nhận những điều kiện mà người sử dụng lao động đưa ra mà không biết đòi hỏi những quyền lợi mà mình đáng được hưởng vì sợ bị đuổi việc, thậm chí có những người lao động tự do được thuê mướn làm những công việc có tính nguy hiểm cao nhưng vẫn chấp nhận vì thu nhập cho mình. Điều kiện lao động của người lao động hiện nay vẫn đang tồn tại nhiều yếu tố nguy hại đến sức khỏe người lao động: tình trạng nhà xưởng, thiết bị cũ kĩ, trình độ công nghệ lạc hậu. Nhiều nơi làm việc ánh sáng, chất độc hại, bụi, nhiệt độ, tiếng ồn... vượt TCCP mà chưa được khắc phục. Đặc biệt là đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, các nhà xưởng đa phần là tận dụng, xen kẽ với khu dân cư, còn sử dụng cả nhà dân dụng để sản xuất ảnh hưởng rất nhiều đến môi trường xung quanh. Việc chấp hành các quy trình, quy phạm, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn vẫn bị nhiều doanh nghiệp thực hiện vi phạm, đặc biệt là ở các công trường xây dựng. Nhiều doanh nghiệp có sử dụng thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ (lò hơi, thiết bị nâng...) nhưng không có quy trình vận hành, sử lý sự cố, chưa đăng ký và kiểm định xin cấp phép. Công tác chăm sóc sức khỏe cho người lao động vẫn chưa đạt yêu cầu, còn mang tính hình thức, chưa đi sâu vào phân loại sức khỏe, việc phát hiện bệnh nghề nghiệp chưa được quan tâm, việc quản lý hồ sơ sức khoẻ, thực hiện khám sức khỏe khi tuyển dụng vẫn làm qua loa. Việc thực hiện chế độ bồi dưỡng độc hại bằng hiện vật và chế độ phụ cấp độc hại nguy hiểm thực hiện vẫn chưa tốt, kể cả trong những doanh nghiệp quốc doanh. Những sai phạm thường mắc phải là không tổ chức bồi dưỡng tại chỗ làm việc, bồi dưỡng bằng tiền hay đưa vào đơn giá tiền lương và lĩnh hàng tháng. Công tác huấn luyện còn mang nặng tính lý thuyết, chưa đi sát với thực tế và chưa đủ chú trọng đến thực hành. Số lượng công nhân làm các công việc có yêu cầu nghiêm ngặt chưa được cấp thẻ an toàn sau khi huấn luyện. Công tác kiểm tra, sát hạch sau khi huấn luyện thường không có hiệu quả. Hoạt động tự kiểm tra còn mang nặng tính hình thức, do đó việc đánh giá thực trạng ATVSLĐ tại các doanh nghiệp nói riêng và công tác BHLĐ nói chung thường không đúng với thực tế. Tình hình TNLĐ, BNN vẫn còn diễn biến rất phức tạp, các yếu tố nguy hiểm vẫn còn tồn tại nhiều trong lao động ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe người lao động. Mặc dù vậy nhưng công tác điều tra, khai báo, thống kê báo cáo cũng chưa được thực hiện nghiêm túc, còn mang nặng thành tích nên ảnh hưởng đến việc nắm bắt tình hình, gây khó khăn cho việc đưa ra các biện pháp tổ chức thực hiện công tác BHLĐ. 3. Nguyên nhân Qua khảo sát và phân tích tình hình thực hiện chế độ chính sách về BHLĐ trong Ngành Xây dựng Thanh Hóa, đã chỉ ra được những mặt đạt được và những khiếm khuyết còn tồn tại trong công tác này. Song chung quy lại là do những nguyên nhân chính sau: Một là: Bộ máy quản lý Nhà nước về công tác này hiện nay vẫn chưa ổn định. Sự chỉ đạo hướng dẫn, kiểm tra của các cấp, ngành, các địa phương và sự phối kết hợp liên ngành về công tác ATVSLĐ- PCCN chưa thực sự thường xuyên, liên tục. Mặt khác do sự chồng chéo chức năng thanh tra, kiểm tra về vệ sinh lao động ở nhiều cơ quan nên sự phối hợp giữa các cơ quan trong công tác này còn thiếu chặt chẽ đôi khi còn gây phiền hà cho cơ sở. Lực lượng thanh tra còn mỏng và yếu nên chưa đáp ứng được các yêu cầu thanh tra. Việc thanh tra, kiểm tra vẫn chưa thường xuyên và chưa đến được với nhiều đơn vị. Mỗi năm chỉ có một lần đoàn liên ngành tới kiểm tra, nhắc nhở vẫn còn quá ít. Hơn nữa, các kiến nghị sau thanh tra của cơ quan chức năng chưa được các đơn vị nghiêm túc thực hiện. Trong hoạt động thanh tra đôi khi còn có sự nể nang thiếu cương quyết trong khi xử lý các vi phạm. Hai là: Nhận thức về công tác BHLĐ và phong trào ATVSLĐ- PCCN của các thành phần kinh tế, nhiều cơ sở, đơn vị và địa bàn dân cư cũng như người sử dụng lao động và người lao động chưa đầy đủ, chưa cao, còn chủ quan, không thực hiện các qui định về ATVSLĐ- PCCN. Ba là: Lực lượng làm công tác BHLĐ còn ít về số lượng, yếu về chất lượng và thường không ổn định Bốn là: Hiệu quả của việc sản xuất kinh doanh còn thấp nên nhiều doanh nghiệp không có khả năng cung cấp tài chính cho việc cải thiện điều kiện làm việc và thực hiện các chế độ chính sách chế độ báo cáo định kỳ TNLĐ, BNN của các thành phần kinh tế và địa bàn dân cư còn chưa nghiêm, nên đã ảnh hưởng tới việc đánh giá thực chất tình hình và đề ra các giải pháp ATVLĐ- PCCN phù hợp. Năm là: Công tác hướng dẫn, tuyên truyền về BHLĐ chưa có hiệu quả. Thể hiện là rất nhiều TNLĐ xảy ra do sự vi phạm các quy định về ATVSLĐ. Người lao động chưa nắm vững được các quy định đó hoặc chưa ý thức được tầm quan trọng của công tác này. Để khắc phục và chủ động phòng ngừa TNLĐ trong thời gian tới, các cơ sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã và TP Thanh Hoá cùng tất cả các thành phần kinh tế trong tỉnh cần tuân thủ đầy đủ các yêu cầu của pháp luật lao động, tăng cường huấn luyện về ATVSLĐ đối với người sử dụng lao động và người lao động. Đặc biệt chú ý đến lao động mới tuyển dụng và những người làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc tiếp xúc sử dụng các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ. Phần III Những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của luật pháp chế độ chính sách về bHlđ tại các doanh nghiệp thuộc ngành Xây dựng tỉnh Thanh Hóa Trong giai đoạn CNH - HĐH đất nước, đảm bảo an toàn lao động, an toàn cho tính mạng, sức khoẻ người lao động là một trong những yếu tố cơ bản cho sự phát triển kinh tế và xã hội. Chính vì vậy tăng cường công tác ATVSLĐ đang là một yêu cầu cấp bách cần được các ngành, các cấp quan tâm Là một kỹ sư BHLĐ trong tương lai, với hy vọng được đóng góp sức mình vào công tác BHLĐ, qua thời gian tìm hiểu và nghiên cứu thực trạng công tác BHLĐ tại các doanh nghiệp thuộc ngành Xây dựng tỉnh Thanh Hóa, xác định được nguyên nhân của những ưu điểm và hạn chế, em xin được đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của các qui định pháp luật tại các doanh nghiệp I. Đối với công tác quản lý Nhà nước về ATVSLĐ 1. Nhà nước cần tiếp tục hoàn thiện các văn bản pháp luật về BHLĐ. Hiện nay, hệ thống văn bản pháp quy của Nhà nước về BHLĐ vẫn chưa đầy đủ và đồng bộ. Do vậy Nhà nước cần nghiên cứu để bổ sung, sửa đổi một số qui định nhằm hoàn thiện cơ sở pháp lý của quản lý Nhà nước về lĩnh vực BHLĐ. Về vẫn đề này qua khảo sát thực tế em xin được đề xuất một số ý kiến sau: - Những phân định cụ thể về nội dung và trách nhiệm cũng như sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý Nhà nước trong việc thẩm định, cấp phép, thanh kiểm tra, xử lý các sai phạm trong quá trình xem xét, phê duyệt các dự án đầu tư, dự án nâng cấp, mở rộng các cơ sở sản xuất kinh doanh, các thiết kế, các hồ sơ về toàn bộ quá trình máy móc thiết bị, các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ chưa cụ thể. Như trong thông tư 23 việc quy định ranh giới giữa các cơ quan kiểm định chưa rõ ràng: giữa Trung ương với địa phương, giữa quốc doanh và ngoài quốc doanh, giữa các trung tâm kiểm định của từng ngành. Việc kiểm định hiện nay đang có sự cạnh tranh không lành mạnh. Đối với những doanh nghiệp lớn, tình hình sản xuất kinh doanh phát triển thì việc kiểm định lại được các cơ quan kiểm định quan tâm hơn các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, đặc biệt là các doanh nghiệp ở vùng sâu, vùng xa thì lại hầu như các cơ quan kiểm định ít quan tâm hơn vì kinh phí cho hoạt động này cũng rất tốn kém. Thiết nghĩ hoạt động này cần thực hiện theo cơ chế thị trường. Cơ quan kiểm định nào thực hiện tốt thì sẽ được mời đến kiểm định, tránh tình trạng có sự chồng chéo, độc quyền. Hiện nay, khu vực kinh tế ngoài quốc doanh đang tăng rất nhanh về số lượng, đặc biệt là các cơ sở sản xuất vừa và nhỏ. Tuy nhiên công tác BHLĐ ở những doanh nghiệp này còn rất nhiều khiếm khuyết trên mọi hoạt động của công tác này. Do vậy Nhà nước cần triển khai các dự án điều tra khảo sát và xây dựng các giải pháp, chế tài cụ thể để thực hiện tốt công tác BHLĐ cho các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. 2. Cần phân định rõ trách nhiệm và nhiệm vụ của từng cấp. Theo Quyết định số 1118/2003/QĐ- BLĐTBXH ngày 10/9/2003 của Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thanh tra Bộ. Quyết định số 1123/2003/QĐ- BLĐTBXH ngày 10/9/2003 của Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục An toàn lao động. Nhưng vấn đề này đối với Thanh tra cấp Tỉnh vẫn phải kiêm nhiệm 2 chức năng này: vừa thực hiện quản lý Nhà nước về an toàn lao động, bảo hộ lao động, vệ sinh lao động, vừa thực hiện công tác thanh tra về việc thực hiện chính sách pháp luật, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Em thấy rằng cũng cần phân định rõ 2 chức năng này đối với các đơn vị cấp dưới để việc thực hiện hướng dẫn, kiểm tra công tác này có hiệu quả hơn. Mặt khác, hiện nay các đơn vị ngoài quốc doanh, đặc biệt là các đơn vị ở vùng sâu, vùng xa chưa thực sự được quan tâm đến công tác này. Nên chăng cần thành lập các phòng ban an toàn trên các tuyến huyện để việc thanh tra, kiểm tra công tác BHLĐ đến được với mọi đối tượng. 3. Tăng cường công tác thanh tra - kiểm tra. Hệ thống thanh tra Nhà nước về ATLĐ (nay gọi là thanh tra lao động) của nước ta còn mỏng và yếu nên công tác thanh tra - kiểm tra chưa được thực hiện thường xuyên và nhiều khi còn mang tính hình thức. Do đó cần củng cố tổ chức và hoạt động của hệ thống thanh tra Lao động. Phải tăng cường về số lượng để đảm bảo cho công tác thanh tra được thường xuyên hơn và thực hiện được ở nhiều cơ sở. Phải có biện pháp để các hoạt động sau thanh tra được thực hiện tốt hơn. Bồi dưỡng, huấn luyện về chuyên môn, nghiệp vụ cho thanh tra để đảm bảo mạng lưới thanh tra có năng lực và trình độ. Mặt khác cần nghiên cứu để qui định một mức lương thoả đáng cho thanh tra viên để hạn chế các tiêu cực phát sinh trong công tác thanh tra. Trước mắt, cần tăng cường công tác thanh tra đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Vì đây chính là thành phần có rất nhiều yếu kém trong công tác BHLĐ. 4. Thực hiện nghiêm minh công tác thưởng phạt. Cần phải xử lý nghiêm minh và kịp thời các trường hợp vi phạm nghiêm trọng luật pháp Nhà nước về ATVSLĐ. Đối với các máy móc, dây truyền công nghệ, thiết bị vi phạm nghiêm trọng việc đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động phải kiên quyết đình chỉ hoạt động theo qui định của Nhà nước. II. Những giải pháp đối với các doanh nghiệp. 1. Nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của người sử dụng lao động và người lao động đối với công tác ATVSLĐ, PCCN. Cần tăng cường công tác phổ biến, quán triệt, tổ chức thực hiện đầy đủ nội dung các văn bản pháp luật hướng dẫn về công tác ATVSLĐ trong toàn doanh nghiệp. Phát huy vai trò của các tổ chức quần chúng để tuyên truyền sâu, rộng nâng cao ý thức trách nhiệm về ATVSLĐ, PCCN cho mọi đối tượng: - Người chủ doanh nghiệp phải nhận thức được mình là người chịu trách nhiệm hoàn toàn về tình trạng an toàn lao động, vệ sinh lao động, chế độ chính sách về BHLĐ và bảo vệ môi trường trong phạm vi cơ sở mình, từ đó phân định trách nhiệm và nhiệm vụ rõ ràng ở các cấp và thường xuyên phải tự kiểm tra đánh giá đối chiếu với quy phạm và tiêu chuẩn. - Người chủ doanh nghiệp phải có kiến thức tối thiểu về an toàn lao động, vệ sinh lao động có liên quan tới ngành sản xuất của cơ sở mình quản lý để thực hiện việc đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh lao động, chế độ chính sách đối với người lao động và bảo vệ môi trường sao cho có cơ sở khoa học kinh tế, có hiệu quả cao nhất. Người chủ doanh nghiệp phải xây dựng được hệ thống tổ chức quản lý công tác BHLĐ của cơ sở mình, đồng thời phải thực hiện khảo sát toàn diện, chi tiết tình trạng an toàn lao động, vệ sinh lao động và trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch an toàn lao động và vệ sinh lao động. - Đối với người lao động cần nâng cao ý thức chấp hành nghiêm chỉnh luật pháp, chế độ qui định, tiêu chuẩn và nội qui AT-VSLĐ, luôn luôn chủ động, phát huy sáng kiến, tự cải thiện điều kiện làm việc, tự bảo vệ mình và bảo vệ đồng nghiệp của mình trong sản xuất. Duy trì nghiêm túc việc huấn luyện kỹ thuật an toàn cho người lao động. Các đơn vị cần đặc biệt quan tâm đến việc biên soạn giáo trình huấn luyện trên cơ sở đặc điểm, tính chất của từng ngành nghề, công việc để phù hợp với từng đối tượng, có kiểm tra, sát hạch đạt yêu cầu mới giao nhiệm vụ. Trong huấn luyện kỹ thuật an toàn cần chú ý đặc biệt tới những người trực tiếp làm những công việc có tính chất nguy hiểm, vận hành sử dụng máy móc, thiết bị có tính chất yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ. Việc giáo dục huấn luyện về ý thức kỹ thuật an toàn trong thi công phải làm thường xuyên để giúp người lao động tự giác phòng ngừa, tránh để xảy ra TNLĐ. Người được huấn luyện phải thành thạo mọi thao tác, nắm vững quy trình kỹ thuật, quy định an toàn và phải xác định tốt ý thức bảo đảm an toàn trong công việc. 2. Củng cố, hoàn thiện hệ thống tổ chức và cán bộ làm công tác ATVSLĐ tại doanh nghiệp. Các đơn vị phải có cán bộ chuyên trách làm công tác BHLĐ, phối hợp với công đoàn các cấp để đảm bảo quyền lợi của người lao động. Cán bộ BHLĐ của doanh nghiệp phải được đầu tạo về chuyên môn, nghiệp vụ trong công tác. Đầu tư kinh phí, có chế độ khuyến khích, động viên nâng cao chất lượng hoạt động của mạng lưới an toàn vệ sinh viên. Doanh nghiệp cần có chế độ bồi dưỡng thích đáng về mặt vật chất và tinh thần để duy trì hoạt động của mạng lưới trong công tác BHLĐ tại doanh nghiệp 3. Thực hiện đầy đủ việc khai báo, điều tra, thống kê, phân tích TNLĐ. Xác định đúng nguyên nhân, quy trách nhiệm cụ thể đối với người có lỗi gây ra TNLĐ và những người liên quan để xảy ra TNLĐ để đề ra các biện pháp ngăn ngừa, khắc phục. Kiên quyết xử lý những người vì thiếu trách nhiệm để xảy ra TNLĐ và sự cố cháy nổ gây thiệt hại về người và tài sản. Cần khắc phục tình trạng chạy theo thành tích thi đua mà bỏ qua những nguyên nhân, những tình tiết quan trọng đáng ra cần phải nêu để rút kinh nghiệm khắc phục về sau. 4. Đẩy mạnh hiệu quả đầu tư chiều sâu công nghệ, cải thiện điều kiện làm việc. Các đơn vị, cơ sở cần phải phát huy cao độ và ứng dụng triệt để những thiết bị mới, công nghệ mới và tiên tiến vào hoạt động lao động sản xuất để đạt được chất lượng sản phẩm tốt và an toàn hơn. Quan tâm củng cố bổ xung và hoàn chỉnh hơn hệ thống máy móc cải thiện điều kiện lao động. Phối hợp với Công đoàn các cấp tích cực hưởng ứng thi đua phong trào "Xanh - Sạch - Đẹp" do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phát động, tăng cường áp dụng các tiến bộ khoa học trong công tác ATVSLĐ, PCCN. 5. Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm về kỹ thuật an toàn vệ sinh lao động Doanh nghiệp cần phải xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm kỹ thuật an toàn vệ sinh lao động như: sử dụng PTBVCN không đúng mục đích hoặc không sử dụng, không thao tác đúng kỹ thuật, vị phạm nội quy, kỷ luật lao động. Doanh nghiệp có thể xử lý theo quy định của Nhà nước hoặc sử dụng hình thức xử lý phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp. 6. Tăng cường công tác tự kiểm tra trong doanh nghiệp. Công việc này phải được tiến hành thường xuyên và triển khai rộng khắp ở các tổ chức đoàn thể và các đơn vị hành chính nhằm giúp cho người lao động có được nhận thức đúng đắn hơn về công tác BHLĐ, từ đó nâng cao ý thức trách nhiệm của mình trong cương vị công tác của chính mình. Đây là một hoạt đông mang đầy ý nghĩa "Phòng bệnh hơn chữa bệnh". III. Những giải pháp đối với tổ chức Công đoàn Tổ chức Công đoàn phải luôn là tổ chức chính trị xã hội rộng lớn của người lao động. Phải phát huy hết vai trò của Công đoàn trong công tác BHLĐ để bảo vệ lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động. Tham gia cùng các cơ quan chức năng để thực hiện công tác quản lý Nhà nước về AT-VSLĐ theo qui định của Bộ luật Lao động. Xây dựng chương trình kế hoạch nhiệm vụ công tác BHLĐ, xây dựng các biện pháp cụ thể về AT-VSLĐ, PCCN. Hoạt động của Công đoàn các cấp phải luôn tranh thủ được sự đồng tình, sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chuyên môn để phát động tốt các phong trào trong công nhân lao động. Đối với các đơn vị cơ sở, Công đoàn phải thường xuyên chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện chương trình công tác và biện pháp thực hiện. Từ đó bổ sung các biện pháp nhằm thực hiện tốt hơn công tác BHLĐ. Phát huy vai trò của Công đoàn trong công tác kiểm tra BHLĐ, chấm điểm thi đua về công tác BHLĐ. Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền, huấn luyện BHLĐ, coi đây là một trong những nội dung hoạt động có hiệu quả cao, có tác dụng rộng rãi, sâu sắc làm nâng cao nhận thức của mọi người trước hết người sử dụng lao động và người lao động. Đẩy mạnh các phong trào quần chúng thông qua các hoạt động thi đua, các phong trào về BHLĐ, tuần lễ quốc gia về ATVSLĐ. Phải duy trì hệ thống an toàn vệ sinh viên hoạt động có hiệu quả và có chế độ bồi dưỡng thoả đáng theo thần thông tư liên tịch số 14. Công đoàn các bộ phận phải biết gần gũi người lao động để lắng nghe, tiếp nhận ý kiến của CNVCLĐ, phối hợp chặt chẽ với chuyên môn để giải quyết những vướng mắc của người lao động, để bảo vệ các quyền lợi của người lao động. Cán bộ Công đoàn phải được đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ trong công tác. Cần huấn luyện bồi dưỡng thêm về chuyên môn và nghiệp vụ BHLĐ, hướng dẫn cách quản lý công tác BHLĐ tại doanh nghiệp và phương pháp hoạt động nhằm nâng cao hiệu quả của công tác này. Kết Luận Qua quá trình thực tập tại Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Thanh Hóa, cùng với việc khảo sát thực tế tại một số doanh nghiệp Xây dựng em đã tìm hiểu thực trạng điều kiện lao động và việc thực hiện luật pháp, chế độ chính sách về BHLĐ ở các doanh nghiệp thuộc ngành Xây dựng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Là một sinh viên khi tìm hiểu thực tế nên đã gặp không ít khó khăn, chỉ khảo sát được một số doanh nghiệp quốc doanh trên địa bàn thành phố Thanh Hóa nên các số liệu trong đề tài chưa được hoàn chỉnh. Mặc dù đã rất cố gắng song do thời gian có hạn nên đề tài vẫn còn nhiều hạn chế, những nguyên nhân của những tồn tại trong việc thực hiện luật pháp, chế độ chính sách về BHLĐ cũng như các giải pháp nâng cao tác dụng hiệu quả của các quy đinh trên chỉ là những nguyên nhân và giải pháp cơ bản, chưa được sát với thực tế. Một lần nữa em mong nhận được sự giúp đỡ chỉ bảo của các thầy cô. Em xin chân thành cảm ơn! Phụ lục số 1: Danh mục các chấn thương thuộc loại TNLĐ nặng A-Đầu, mặt, cổ 1. Các chấn thương sọ não hở hoăc kín; Đụng dập não; Máu tụ trong sọ; Bị vỡ sọ; Bị lột da đầu; Tổn thương đồng tử mắt; Vỡ và dập các xương cuốn của sọ; Vỡ các xương mặt; Tổn thương phần mềm rộng ở mặt; Bị thương ở cổ, tác hại đến thanh quản, thực quản. B- Ngực và bụng 1. Tổn thương lồng ngực tác hại đến cơ quan bên trong; Hội chứng chèn ép trung thất; Dập lồng ngực hay lồng ngực bị ép nặng; Gãy các xương sườn; Tổn thương phần mềm rộng ở bụng; Bị thương và dập mạnh ở bụng tác hại tới các cơ quan bên trong; Thủng, vỡ tạng trong ổ bụng; Đụng, dập, ảnh hưởng tới vận động của xương sống; Vỡ trật xương sống; Vỡ xương chậu; Tổn thương xương chậu ảnh hưởng tới vận động của thân và chi dưới. C- Các chi trên 1. Tổn thương xương, thần kinh mạch máu, ảnh hưởng tới vận động của chi trên; 2. Tổn thương phần mềm rộng khắp ở các chi trên; 3. Bị tổn thương vào vai, cánh tay, bàn tay làm hại đến các vân; Bị dập, gẫy, nghiền nát các xương đòn, bả vai, cánh tay, cẳng tay, bàn tay, đốt ngón tay; 5.Bị chẹo các khớp xương lớn; D- Các chi dưới 1. Bị va đập mạnh và bị thương vào các chi dưới gây tổn thương mạch máu, thần kinh, xương ảnh hưởng tới vận động của các chi dưới; Bị thương rộng khắp ở chi dưới; Gẫy và dập các xương hông, đùi ống và các ngón. E- Bỏng Bỏng độ 3; Bỏng nhiệt độ rộng khắp độ 2, độ 3; Bỏng nặng do hóa chất độ 2, độ 3; Bỏng điện nặng; Bị bỏng lạnh độ 3; Bị bỏng lạnh rộng khắp độ 2, độ 3. G- Nhiễm độc các chất sau ở mức độ nặng Ôxit- cácbon: bị ngất, mê sảng, rối loạn dinh dưỡng của da,sưng phổi, trạng thái trong người bàng hoàng, tâm lý mệt mỏi, uể oải, suy giảm trí nhớ, có những biến đổi rõ rệt trong bộ phận tuần hoàn; Ôxit- nitơ: hình thức sưng phổi hoàn toàn, biến chứng hoặc không biến chứng thành viêm phế quản; Hyđrô- sunfua: kích thích mạnh, trạng thái động kinh, có thể sưng phổi, mê sảng; Ôxit- cacbonic ở nồng độ cao: tắt thở, sau thở chậm chạp, chảy máu ở mũi, mồm và ruột, suy nhược, ngất; Nhiễm độc cấp các loại hóa chất bảo vệ thực vật; Các loại hóa chất độc khác thuộc danh mục phải đăng ký, khai báo. Phụ lục số 2: Danh mục 21 bệnh nghề nghiệp được bồi thường Nhóm I: Các bệnh bụi phổi và phế quản Bệnh bụi phổi – Silic nghề nghiệp Bệnh bụi phổi Atbet (Amiăng) Bệnh bụi phổi bông Bệnh viêm phế quản mãn tính nghề nghiệp Nhóm II: Các bệnh nhiễm độc nghề nghiệp Bệnh nhiễm độc chì và các hợp chất chì Bệnh nhiễm độc Benzen và các hợp chất đồng đẳng của Benzen Bệnh nhiễm độc thủy ngân và hợp chất của thủy ngân Bệnh nhiễm độc mangan và các hợp chất của mangan Bệnh nhiễm độc TNT (trinitro toluen) Bệnh nhiễm độc asen và các chất asen nghề nghiệp Nhiễm độc chất Nicotin nghề nghiệp Bệnh nhiễm độc hóa chất trừ sâu nghề nghiệp Nhóm III: Các bệnh nghề nghiệp do yếu tố vật lý Bệnh do quang tuyến X và các chất phóng xạ Bệnh điếc do tiếng ồn Bệnh rung chuyển nghề nghiệp Bệnh giảm áp mãn tính nghề nghiệp Nhóm IV: Các bệnh da nghề nghiệp Bệnh sạm da nghề nghiệp Bệnh loét da, loét vách ngăn mũi, viêm da, chàm tiếp xúc Nhóm V: Các bệnh nhiễm khuẩn nghề nghiệp Bệnh lao nghề nghiệp Bệnh viêm gan virut nghề nghiệp Bệnh xoắn khuẩn Leptospira nghề nghiệp Phụ lục số 3: Các văn bản pháp luật về ATVSLĐ hiện hành - Nghị định 06/CP ngày 20/01/1995 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về ATVSLĐ. - Nghị định 110/2002/NĐ-CP ngày27/12/2002 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 06/CP về ATVSLĐ. - Nghị định số 195/CP ngày 31/12/1994 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi. - Nghị định số 109/2002/NĐ-CP ngày 27/12/2002 của Chính phủ sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 195/CP về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi. - Nghị định số 23/CP ngày 18/4/1996 của Chính phủ hướng dẫn một số điều trong Bộ luật Lao động về những quy định riêng đối với lao động nữ. - Nghị định 38/CP ngày 25/6/1996 của Chính phủ quy định xử phạt hành chính về hành vi vi phạm pháp luật lao động. - Nghị định số 46/CP ngày 6/8/1996 quy định việc xử phạt hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về Y tế. - Thông tư số 03/TTLB ngày 28/01/1994 của Liên bộ Lao động-Thương binh và xã hội-Y tế quy định các điều kiện lao động có hại và các công việc không được sử dụng lao động nữ. - Thông tư số 07/LĐTBXH-TT ngày 11/4/1995 của Bộ lao động- Thương binh và xã hội hướng dẫn một số điều của Bộ luật Lao động và Nghị định số 195/CP ngày 31/12/1994 về thời giờ làm việc thời giờ nghỉ ngơi. - Thông tư số 08/LĐLĐTBXH- TT ngày 11/04/1995 của Bộ luật Lao động- Thương binh và xã hội hướng dẫn công tác huấn luyện về ATVSLĐ. - Thông tư số 23/LĐTBXH- TT ngày 19/9/1995 của Bộ lao động- Thương binh và xã hội hướng dẫn bổ xung Thông tư 08/LĐTBXH-TT ngày 11/04/1995 về công tác huấn luyện ATVSLĐ. - Thông tư số 09/TT- LB ngày 24/10/1996 của Liên bộ Lao động- Thương binh và xã hội- Y tế quy định các điều kiện lao động có hại và các công việc cấm sử dụng lao động chưa thành niên. - Thông tư số 13/BYT- TT ngày 24/10/1996 của Bộ Y tế hướng dẫn việc thực hiện quản lý VSLĐ, quản lý sức khoẻ người lao động và BNN. - Thông tư số 23/TT- LĐTBXH ngày 18/11/1991 của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện chế độ thống kê, báo cáo định kỳ về TNLĐ. - Thông tư số 10/TT- LĐTBXH ngày 18/04/2003 của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện chế độ bồi thường và trợ cấp cho người lao động bị TNLĐ. - Thông tư số 15/2003/TT-BLĐTBXH ngày 03/06/2003 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện làm thêm giờ theo quy định của Nghị định số 109/2002/NĐ-CP ngày 27/12/2002. - Thông tư số 16/2003/TT-BLĐTBXH ngày 03/06/2003 của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện chế độ thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với người lao động làm các công việc có tính thời vụ và gia công hàng xuất khẩu theo đơn đặt hàng. - Thông tư số 20/1997/TT-BLĐTBXH ngày 17/12/1997 hướng dẫn việc khen thưởng hàng năm về công tác BHLĐ. - Thông tư số 10/TT- LĐTBXH ngày 25/8/1998 của Bộ lao động- Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện chế độ trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân. - Thông tư liên tịch số 14/1998/TTLT - BLĐTBXH - BYT - TLĐLĐVN ngày 31/10/1998 của Liên tịch Bộ Lao động - Thương binh và xã hội- Bộ Y tế- Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam hướng dẫn việc tổ chức thực hiện công tác BHLĐ trong doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh. - Thông tư liên tịch số 10/1999/TTLT - BLĐTBXH - BYT - TLĐLĐVN ngày 31/10/1998 của Liên tịch Bộ Lao động - Thương binh và xã hội- Bộ Y tế hướng dẫn chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật đối với người lao động làm việc trong điều kiện có yếu tố độc hại. - Thông tư số 23/2003/TT- LĐTBXH ngày 03/11/2003 của Bộ lao động- Thương binh và Xã hội qui định, hướng dẫn thủ tục đăng ký và kiểm định các loại máy, thiết bị, vật tư và các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ. (Trước là Thông tư số 22). Tài liệu tham khảo 1. Bộ luật Lao động nước CHXHCN Việt Nam. 2. Các văn bản pháp luật hiện hành về BHLĐ của Việt Nam- Bộ LĐTB-XH. 3. Những vấn đề cơ bản của công tác BHLĐ, chăm lo cải thiện điều kiện làm việc, bảo đảm an toàn, bảo vệ sức khỏe người lao động ở Việt Nam hiện nay- PGS -TS Nguyễn An Lương. 4. BHLĐ- Tài liệu huấn luyện người sử dụng lao động- Bộ LĐTB-XH. 5. Điều kiện lao động của các doanh nghiệp Việt Nam- Bộ LĐTB-XH. 6. Tạp chí BHLĐ- Tổng LĐLĐ Việt Nam. 7. Một số tiêu chuẩn cho phép về các yếu tố của ĐKLĐ. 8. Chăm sóc sức khỏe cho người lao động trên công trường Xây dựng (Sổ tay huấn luyện) - Viện KHKT BHLĐ. 9. Các biên bản thanh tra của Thanh tra Nhà nước về ATLĐ- Sở LĐTB- XH Thanh Hóa. 10. Các báo cáo định kỳ, báo cáo tổng kết kết quả thực hiện công tác BHLĐ của một số doanh nghiệp Xây dựng Thanh Hóa. Các thuật ngữ viết tắt trong luận văn BHLĐ Bảo hộ Lao động ATVSLĐ An toàn vệ sinh lao động ATLĐ An toàn lao động VSLĐ Vệ sinh lao động PTBVCN Phương tiện bảo vệ cá nhân ĐKLĐ Điều kiện lao động TNLĐ Tai nạn lao động PCCC Phòng cháy chữa cháy KHKT Khoa học kỹ thuật TCVSCP Tiêu chuẩn vệ sinh cho phép TCVS Tiêu chuẩn vệ sinh Lời cảm ơn Em xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc tới: - Giáo viên hướng dẫn: Thầy Vũ Như Văn - Phó Cục trưởng Cục An toàn Lao động. - Giáo viên hướng dẫn thực tập: Mai Quang Lộc - Trưởng Ban An toàn Lao động Tỉnh Thanh Hóa; Mai Xuân Khôi cùng tập thể cán bộ Sở Lao động Thương binh và Xã hôi Tỉnh Thanh Hóa. - Ban thanh tra An toàn Lao động – Sở Lao động Thương binh và Xã hội Tỉnh Thanh Hóa. - Liên đoàn Lao động tỉnh Thanh Hóa. - Ban lãnh đạo Công ty VLXD Cẩm Trướng. - Ban lãnh đạo Công ty Ximăng Bỉm Sơn. - Ban lãnh đạo Công ty Đầu tư và Xây dựng Thanh Hóa. - Các thầy, cô giáo trong khoa BHLĐ- Trường Đại học Công Đoàn. Đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và tạo điều kiện để em hoàn thành tốt luận văn này Sinh viên Đặng Thị Hà Mục lục Trang Lời cảm ơn Lời mở đầu 1 Mục tiêu, đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu của luận văn 2 Phần I: Những vấn đề tổng quan và cơ sở lý luận về BHLĐ 4 I. Một số khái niệm về Bảo hộ lao động 4 1. Bảo hộ lao động 4 2. Điều kiện lao động 4 3. Các yếu tố nguy hiểm và có hại 4 4. Tai nạn lao động 5 5. Bệnh nghề nghiệp 6 6. An toàn lao động 6 7. Vệ sinh lao động 6 II. Một số vấn đề cơ bản của công tác Bảo hộ lao động 6 1.Mục đích, ý nghĩa của công tác Bảo hộ lao động 6 2. Tính chất của công tác Bảo hộ lao động 8 3. Nội dung của công tác Bảo hộ lao động 9 III. Luật pháp chế độ chính sách về Bảo hộ lao động 10 1. Tính pháp lý của Bảo hộ lao động 10 2. Hệ thống luật pháp, chế độ chính sách về Bảo hộ lao động 11 3. Một số chế độ chính sách cụ thể về Bảo hộ lao động 13 Phần II: Thực trạng của việc thực hiện luật pháp, chế độ chính sách về BHLĐ tại các doanh nghiệp thuộc ngành xây dựng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa 25 I. Giới thiệu chung về tình hình sản xuất kinh doanh và thiết bị, công nghệ của ngành Xây dựng Thanh Hóa 25 1. Đôi nét về ngành Xây dựng Thanh Hóa 25 2. Quy trình công nghệ một số ngành nghề của ngành Xây dựng Thanh Hóa 27 II. Thực trạng của việc thực hiện luật pháp, chế độ chính sách về BHLĐ tại các doanh nghiệp thuộc ngành Xây dựng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa 34 1. Điều kiện lao động 34 2. Tổ chức bộ máy quản lý công tác BHLĐ tại doanh nghiệp 42 3. Công tác xây dựng kế hoạch BHLĐ 45 4. Công tác huấn luyện ATVSLĐ 47 5. Trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân 49 6. Quản lý vệ sinh lao động, quản lý sức khỏe người lao động và bệnh nghề nghiệp 51 7. Công tác đăng ký, kiểm định thiết bị máy móc có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ và đảm bảo an toàn máy móc thiết bị 56 8. Chế độ lao động nữ 58 9. Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi 60 10. Chế độ bồi dưỡng độc hại bằng hiện vật 62 11. Chế độ bồi thường, trợ cấp TNLĐ 64 12. Công tác tự kiểm tra 65 13. Công tác khai báo, điều tra, thống kê, báo cáo TNLĐ 67 14. Công đoàn trong công tác BHLĐ tại doanh nghiệp 71 III. Đánh giá chung 75 1. Những mặt đạt được 75 2. Những tồn tại 76 3. Nguyên nhân 78 Phần III: Những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của luật pháp, chế độ chính sách về Bảo hộ lao động tại các doanh nghiệp thuộc ngành Xây dựng tỉnh Thanh Hóa 80 Phụ lục số 1: Danh mục các chấn thương được coi là TNLĐ nặng Phụ lục số 2: Danh mục 21 bệnh nghề nghiệp được bồi thường Phụ lục số 3: Các văn bản pháp luật về ATVSLĐ hiện hành

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docI0045.doc
Tài liệu liên quan