Đề tài Thực trạng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam

Nền kinh tế Việt Nam tiếp tục tăng trưởng, đã có thêm nhiều doanh nghiệp Việt Nam có khả năng tài chính cũng như kinh nghiệm để đầu tư ra nước ngoài. Mặt khác, các doanh nghiệp Việt Nam cũng nhận thức được lợi ích của việc đầu tư trực tiếp ra nước ngoài trong bối cảnh hội nhập sâu vào đời sống kinh tế khu vực và quốc tế. Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài là một xu hướng tất yếu, khách quan của các doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế. Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài là một hoạt động đầu tư mới, không ít rủi ro, song nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã thực sự quan tâm đến việc vươn ra thị trường quốc tế và không ít doanh nghiệp đã gặt hái được nhiều thành công, tạo vị thế của mình tại thị trường nước ngoài. Tính đến năm 2007, Việt Nam đã đầu tư vào 37 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới với 265 dự án, tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 2 tỷ USD. Qua từng giai đoạn số lượng dự án đầu tư ra nước ngoài cũng như quy mô vốn đầu tư đã tăng dần. Tuy nhiên, những con số này vẫn còn khá khiêm tốn. So với vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam ( hơn 98 tỷ ) thì đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam còn rất nhỏ bé, chỉ bằng 2,04 % tổng vốn đăng ký của các dự án FDI vào Việt Nam. Nguyên nhân chính là do chính phủ Việt Nam chưa có chính sách hay cơ chế đặc thù để hỗ trợ và khuyến khích các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài, thủ tục đầu tư vẫn còn cồng kềnh, công tác quản lý dự án đầu tư ra nước ngoài còn gặp nhiều khó khăn, thông tin về chính sách đầu tư ở một số địa bàn còn thiếu, tiềm lực của các doanh nghiệp Việt Nam nhìn chung còn yếu

doc50 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 3529 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
D ) STT Nước tiếp nhận Số dự án TVĐT ĐT thực hiện 1 Lào 98 1,040,310,380 7,511,733 2 Angiêri 1 243,000,000 35,000,000 3 Madagascar 1 117,360,000 - 4 Malaysia 4 112,736,615 6,576,840 5 Irắc 1 100,000,000 - 6 Campuchia 28 89,399,869 1,394,014 7 Liên bang Nga 12 78,067,407 2,010,000 8 Hoa Kỳ 30 68,182,754 1,100,000 9 Cuba 1 44,520,000 - 10 Singapore 17 27,565,473 2,460,000 11 Cu Ba 1 18,970,000 - 12 CHLB Đức 5 11,542,372 100,000 13 Thái Lan 4 10,405,200 - 14 Indonesia 2 9,400,000 3,240,000 15 Trung Quèc 5 3,704,150 - 16 Tajikistan 2 3,465,272 2,222,000 17 Angola 4 3,432,387 - 18 Ukraina 4 3,357,286 957,286 19 Myanmar 1 2,314,760 - 20 Nhật Bản 6 2,306,050 422,885 21 Hàn Quốc 6 1,961,000 - 22 Cộng hoà Séc 2 1,935,900 912,000 23 Hồng Công 6 1,881,513 394,558 24 Ba Lan 2 1,810,000 - 25 Australia 5 1,237,200 378,100 26 Bỉ 2 1,052,000 - 27 Cô Oét 1 999,700 - 28 Nam Phi 1 950,000 - 29 British Virgin Islands 1 900,000 - 30 Braxin 1 800,000 - 31 Vương Quốc Anh 3 500,000 - 32 Đài Loan 2 468,000 - 33 Italia 1 350,000 - 34 CH Uzbekistan 2 850,000 200,000 35 Bungari 1 152,280 - 36 Ấn Độ 1 150,000 - 37 Pháp 1 - - Tổng số 265 2,006,037,568 64,879,416 (Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài- Bộ Kế hoạch và Đầu tư ) Tính đến năm 2007, Việt Nam đầu tư vào 37 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới với 265 dự án. Trong 37 nước và cùng lãnh thổ, các doanh nghiệp Việt Nam đã đầu tư chủ yếu tại: Châu Á (180 dự án, tổng vốn đầu tư là 1,3 tỷ USD), chiếm 68% về số dự án và 65% tổng vốn đầu tư đăng ký. Trong đó, tập trung nhiều nhất tại Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào với 98 dự án, tổng vốn đầu tư là 1,04 tỷ USD, chiếm 37% về số dự án và 51,8% tổng vốn đầu tư đăng ký. Phần lớn các dự án đầu tư sang Lào trong lĩnh vực công nghiệp nhiệt điện, trồng cao su, khai thác khoáng sản. Việt Nam hiện là nhà đầu tư lớn thứ ba tại Lào. Trên thực tế, Việt Nam góp một lượng lớn vốn đầu tư lớn vào Lào là nhờ những dự án tầm cỡ giữa hai nước, như Thuỷ điện Xekaman 3 với 247 triệu USD, dự án trồng cao su 32 triệu USD của Tổng công ty Cao su, dự án trồng cao su 24 triệu USD của Công ty Cao su Đăk Lăk. Về phía Lào, Lào đang rất cần nhiều dự án đầu tư khác như xây dựng trung tâm chẩn đoán ý khoa, trung tâm thương mại, sản xuất nhựa, thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, sản xuất gạch ceramic, kính, đầu tư công nghiệp dệt, dịch vụ vận chuyển. Thủ đô Vientiane cũng chưa có bệnh viện chẩn đoán hình ảnh và cũng chưa có đại siêu thị trong khi nhu cầu cho những dịch vụ này ngày càng cao. Châu Phi có 2 dự án thăm dò, khai thác dầu khí của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, chiếm 18% tổng vốn đầu tư đăng ký (1 dự án đầu tư 243 triệu USD tại Angiêri sau giai đoạn thăm dò, thẩm lượng dự án đã phát hiện có dầu và khí ga và 1 dự án đầu tư 117,36 triệu USD tại Madagasca hiện có kết quả khả quan). Châu Âu có 36 dự án, tổng vốn đầu tư là 100,5 triệu USD, chiếm 13,5% về số dự án và khoảng 5% tổng vốn đầu tư đăng ký, trong đó, Liên bang Nga có 12 dự án, tổng vốn đầu tư là 78 triệu USD. Đầu tháng 5 vừa qua, Tập đoàn Dầu khí (Petro Vietnam) với đại diện là Công ty Cổ phần Phân đạm và Hóa chất Dầu khí (PVFCCo) đã ký biên bản ghi nhớ về việc hợp tác đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất phân bón DAP và nhà máy sản xuất Amonia tại Morocco với vốn đầu tư ban đầu khoảng 600 triệu USD, hàng năm sản xuất từ 660.000 - 1.000.000 tấn DAP, cung cấp cho thị trường Việt Nam và khu vực. Ngoài ra, hai bên sẽ cùng nhau nghiên cứu khả năng liên doanh hợp tác xây dựng một nhà máy sản xuất Amonia tại Việt Nam hoặc tại một quốc gia thứ ba khi có đủ nguồn khí tự nhiên cung cấp cho dự án. Theo dự kiến, dự án nhà máy sản xuất phân bón DAP tại Morocco sẽ được hoàn thành và đi vào hoạt động từ năm 2011. Đây sẽ là dự án đầu tư trực tiếp ra nước ngoài lớn nhất của Việt Nam từ trước tới nay. 4. Tình hình thực hiện dự án Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến hết năm 2007, các dự án đầu tư ra nước ngoài đã giải ngân vốn khoảng 800 triệu USD, chiếm 40% tổng vốn đầu tư ra nước ngoài. Trong số các dự án đã triển khai thực hiện, lĩnh vực công nghiệp chiếm tỷ trọng lớn nhất, bằng 58,6% tổng vốn thực hiện và đạt khoảng 60% tổng vốn đăng ký trong lĩnh vực công nghiệp, trong đó có một số dự án lớn đã triển khai thực hiện, cụ thể: - Dự án thăm dò dầu khí lô 433a & 416b tại Angiêria và lô SK305 ở Malaysia của Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam với vốn đầu tư thực hiện khoảng 150 triệu USD. Hiện nay, Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam đã cùng các đối tác phát hiện dầu khí mới tại lô 433a-416b ở Angiêri (giếng MOM-2 có phát hiện dầu khí, giếng MOM-6 bis cho dòng dầu 5.100 thùng/ngày) và lô hợp đồng SK305 ở Malaysia (giếng DANA-1X cho dòng dầu 3.100 thùng/ngày). - Dự án đầu tư sang Singapore của Công ty dịch vụ kỹ thuật dầu khí (PTSC) đã góp vốn thực hiện 22,7 triệu USD, - Dự án xây dựng thủy điện Xekaman 3 tại Lào, hiện đang xây dựng các hạng mục công trình theo tiến độ với vốn đầu tư thực hiện khoảng 100 triệu USD. Ngoài ra còn có dự án đầu tư trong công nghiệp sản xuất hàng may mặc tại Lào của Công ty Scavi Việt Nam (một doanh nghiệp 100% vốn của Việt kiều Pháp thành lập theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam) đang hoạt động rất hiệu quả. Các dự án trồng cây công nghiệp, cao su tại 4 tỉnh Nam Lào đang tích cực triển khai thực hiện theo kế hoạch, cụ thể : Công ty Cao su Đắc Lắc với vốn đầu tư thực hiện khoảng 15 triệu USD, dự án trồng, sản xuất và chế biến cao su của Tổng Công ty cao su Việt Nam với vốn đầu tư thực hiện khoảng 20 triệu USD đã triển khai thực hiện theo tiến độ. Nhưng  do tiến độ giao đất chậm nên khó khăn cho việc lập kế hoạch sản xuất của doanh nghiệp. Nguyên nhân vì công tác đền bù giải phóng mặt bằng thiếu những quy định thống nhất từ trung ương đến chính quyền địa phương. Tính thống nhất về đất đai chưa cao và chưa có quy hoạch rõ ràng về vùng dành cho đất trồng cây công nghiệp, đất rừng, đất ở. Theo quy định phân cấp về đất đai của Lào, đất với diện tích trên 100 ha do trung ương cấp phép, dưới 100 ha do địa phương cấp phép. Khi tiếp xúc với nhà đầu tư, các địa phương của Lào thường cam kết dành đất trên 100 ha để làm nông nghiệp, nhưng khi giao thực tế, chỉ giao thành từng đợt 100 ha, dẫn tới khả năng chồng lấn cao, đặc biệt khi dự án vì lý do nào đó triển khai không đúng tiến độ. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp Việt Nam hoạt động tại Lào còn gặp khó khăn trong việc: làm thủ tục lưu trú của lao động Việt Nam vì lao động tại chỗ không đáp ứng được yêu cầu; Thủ tục thông quan phức tạp (đặc biệt ở các cửa khẩu mới), không thống nhất ở các cửa khẩu, mất nhiều loại phí không có trong quy định của Lào. Một số dự án trong lĩnh vực dịch vụ cũng đã triển khai thực hiện như: + Dự án đầu tư sang Singapore của Công ty TNHH cà phê Trung Nguyên hoạt động hiệu qua, đã đưa hương vị cà phê Việt Nam giới thiệu với bạn bè quốc tế. + Dự án đầu tư sang Nhật Bản của Công ty cổ phần phần mềm FPT bước đầu đã hợp tác đào tạo được một ngũ lập trình viên phần mềm có trình độ quốc tế. + Dự án xây dựng trung tâm cộng đồng đa năng TP HCM tại Liên bang Nga của Công ty cổ phần đầu tư Việt Sô đã góp vốn khoảng 2,5 triệu USD. Dự án được chính quyền thành phố Moscow chấp thuận đầu tư (quyết định 2288-RP ngày 15/11/2005) và giao đất (biên bản giao đất 1739 ngày 19/12/2007), đã chọn được nhà thầu thi công và thuê công ty tư vấn. Đồng thời, đã được phê chuẩn giải pháp kiến trúc của kiến trúc sư trưởng thành phố.  Dự kiến cuối năm 2008 khởi công xây dựng sau khi được cơ quan chức năng LB Nga phê duyệt, thẩm định xong thiết kế kỹ thuật và một số khác (phòng cháy chữa cháy, bảo vệ môi trường.v.v.). + Dự án đầu tư sang Campuchia của Công ty viễn thông Quân đội (Viettel) đang triển khai theo tiến độ đề ra v.v… III. Đánh giá tình hình hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam Qua trên 16 năm thực hiện các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài có nhiều thuận lợi nhưng cũng gặp không ít khó khăn, thách thức. 1. Thuận lợi và những kết quả đạt được 1.1.Thuận lợi 1.1.1. Đối với trong nước * Về luật pháp, chính sách: - Hệ thống luật pháp chính sách Việt Nam về hoạt động đầu tư ra nước ngoài dần hoàn thiện tạo khuôn khổ pháp lý cho hoạt động và quản lý hoạt động đầu tư ra nước ngoài. * Về quản lý nhà nước: - Công tác cấp giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài và quản lý các dự án đầu tư ra nước ngoài dần đi vào nề nếp. Công tác thẩm tra cấp phép cho các dự án đầu tư ra nước ngoài đã được cải thiện đáng kể. Sự phối hợp giữa các Bộ, ngành như Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Tài chính, cũng như với cơ quan đại diện ngoại giao trong việc quản lý và nắm bắt thông tin về các dự án đầu tư ra nước ngoài đã hình thành thông qua việc trao đổi thông tin và hợp tác xử lý các vướng mắc của dự án bằng nhiều hình thức phong phú. - Mối liên hệ giữa cơ quan đại diện ngoại giao ở nước ngoài với các doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài từng bước chặt chẽ hơn. -  Xu hướng hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài tiếp tục sôi động, ngày càng có thêm các doanh nghiệp Việt Nam có khả năng tài chính và quan tâm mở rộng địa bàn hoạt động sản xuất kinh doanh bằng việc đầu tư ra nước ngoài nhằm phát huy hiệu quả của hội nhập sâu rộng vào đời sống kinh tế quốc tế (mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, tiết kiệm chi phí sản xuất, chi phí vận tải .v.v..). Đặc biệt, đầu tư trực tiếp ra nước ngoài đã chuyển từ những dự án quy mô nhỏ đầu tư vào các ngành nghề đơn giản (mở nhà hàng ăn uống, kinh doanh sản phẩm chè, cà phê Việt Nam) sang các dự án quy mô lớn đầu tư vào các ngành nghề đòi hỏi kỹ thuật, công nghệ cao, vốn lớn (thăm dò khai táhc dầu khí, sản xuất điện năng.v.v.). Từ năm 2006, tổng vốn ĐTRNN đăng ký của các doanh nghiệp Việt Nam đã vượt ngưỡng 1 tỷ USD. Tuy số lượng dự án và quy mô vốn đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư trực tiếp ra nước ngoài còn nhỏ so với con số vốn thu hút ĐTNN vào Việt Nam (trên 83 tỷ USD), nhưng đã chứng minh sự trưởng thành từng bước của các doanh nghiệp Việt Nam về năng lực tài chính, trình độ công nghệ-kỹ thuật và kinh nghiệm quản lý, đầu tư. Nhìn chung, các dự án đầu tư ra nước ngoài đã bước đầu triển khai có hiệu quả, nhiều dự án hoạt động có hiệu quả đã tăng vốn đầu tư, mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. 1.1.2. Đối với nước tiếp nhận đầu tư - Về chủ trương, chính phủ các nước đều ban hành chính sách khuyến khích, kêu gọi đầu tư nước ngoài.  Thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp tại một số nền kinh tế (ví dụ LB Nga) rất đơn giản. - Tuỳ điều kiện tự nhiên và thực tế của mỗi nước  tiếp nhận đầu tư có tiềm năng về những nội dung mà Việt Nam còn thiếu hụt. Ví dụ: Lào có nhiều tiềm năng để các doanh nghiệp Việt Nam có thể hợp tác đầu tư vào các lĩnh vực như: thủy điện, thăm dò- khai thác- chế biến khoáng sản, trồng cây công nghiệp, chế biến nông- lâm sản... - Quan hệ giữa Việt Nam với một số nền kinh tế (Lào, LB Nga, Campuchia.v.v) là những quan hệ kinh tế và chính trị đặc biệt nên nhận được sự ủng hộ của Chính phủ hai bên đối với quan hệ hợp tác đầu tư giữa doanh nghiệp hai phía.  1.2. Những kết quả đạt được Đầu tư trực tiếp nước ngoài là một hoạt động đầu tư mới, có không ít rủi ro, song nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã thực sự quan tâm đến việc vươn ra thị trường quốc tế và không ít doanh nghiệp đã gặt hái được thành công, tạo vị thế của mình tại thị trường ngoài nước. Là một nước đang phát triển, bước đầu thực hiện đầu tư trực tiếp ra nước ngoài song Việt Nam đã thu được một số kết quả ban đầu đáng khích lệ. Tính đến năm 2007, tổng số dự án đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam là 265 dự án, với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 2 tỷ USD. Trong đó, lĩnh vực công nghiệp chiếm 42,6% tổng số dự án và 75% tổng vốn đăng ký. Riêng năm 2007, có 80 dự án của Việt Nam đầu tư ra nước ngoài với tổng vốn đầu tư đăng ký trên 911 triệu USD. Mặc dù còn rất khiêm tốn, song đặt trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam hiện nay, những con số trên đã thể hiện sự nỗ lực của Việt Nam khi hoà mình vào nền kinh tế thế giới và phần nào khẳng định sự lớn mạnh của nền của Việt Nam kể từ khi mở cửa hội nhập. Những kết quả này được thể hiện trên các mặt sau: 1.2.1. Đối với hoạt động quản lý Vĩ Mô - Hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài đã giúp cho Việt Nam sử dụng có hiệu quả nguồn vốn “dư thừa” trong nước. Mặc dù đang trong quá trình công nghiệp hoá-hiện đại hoá đất nước, Việt Nam rất cần vốn để phát triển kinh tế, nhưng bên cạnh đó vẫn có sự “dư thừa” vốn tương đối do có những dự án, những ngành, những khu vực sử dụng vốn kém hiệu quả. Việc doanh nghiệp Việt Nam đưa vốn ra nước ngoài để đầu tư, tức là họ tìm đến nơi có tỷ suất lợi nhuận cao hơn, hiệu quả sử dụng vốn cao hơn. Điều đó buộc các doanh nghiệp Việt Nam phải tự nâng cao trình độ quản lý và sử dụng vốn, tự tìm lĩnh vực, thị trường, nguồn hang để sản xuất, kinh doanh có hiệu quả nhất, đem lại lợi nhuận cao nhất. - Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài góp phần sử dụng, quản lý tốt nguồn lực trong nước. Khi các doanh nghiệp Việt Nam thực hiện đầu tư sang nước khác nhằm đạt được mục tiêu là khai thác và sử dụng có hiệu quả các lợi thế so sánh, các nguồn lực của nước ngoài, thì đồng thời sẽ làm cho nguồn lực trong nước trở nên khan hiếm hơn. Khi các nguồn lực trong nước còn hạn chế thì việc sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả các nguồn lực được đặt ra như một yêu cầu đối với Chính phủ và các doanh nghiệp trong việc quản lý vĩ mô nền kinh tế. Vì thế, đầu tư trực tiếp ra nước ngoài góp phần sử dụng tiết kiệm và hiệu quả hơn các nguồn lực này. - Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài giúp Việt Nam thể hiện được sức mạnh kinh tế đồng thời nâng cao uy tín của mình trên trường quốc tế. Theo thống kê của Cục Đầu tư nước ngoài thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cho đến nay doanh nghiệp Việt Nam đã đầu tư ra 37 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới. Với 37 quốc gia mà Việt Nam thực hiện đầu tư đã khẳng định trí và lực của con người Việt Nam với cộng đồng quốc tế. Thông qua việc đầu tư vốn ra nước ngoài, Việt Nam đã thể hiện sức mạnh của mình không những về kinh tế mà cả về chính trị, tạo những mối quan hệ khăng khít hơn với các nước tiếp nhận đầu tư, từ đó nâng cao uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế. - Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài góp phần làm tăng thu ngân sách Nhà nước. Việc thực hiện đầu tư ra nước ngoài giúp các doanh nghiệp Việt Nam có nhiều cơ hội phát triển hơn, sử dụng vốn có hiệu quả hơn, từ đó làm tăng doanh thu, giảm chi phí khiến cho lợi nhuận cũng được gia tăng, khả năng tài chính của doanh nghiệp được đảm bảo nhờ đó khả năng thực hiện nghĩa vụ tài chính của doanh nghiệp với nhà nước cũng tăng lên, đóng góp một phần không nhỏ vào ngân sách nhà nước, làm tăng nguồn vốn cho phát triển kinh tế vĩ mô của đất nước. 1.2.2. Đối với doanh nghiệp Việt Nam - Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài giúp doanh nghiệp thu được lợi nhuận cao hơn đầu tư trong nước. Khi thực hiện đầu tư trực tiếp ra nước ngoài thì mục tiêu trước hết của doanh nghiệp là lợi nhuận. Để có thể đứng vững trong cạnh tranh, doanh nghiệp cần đầu tư vào những nơi có tỷ suất lợi nhuận cao, đồng thời tận dụng được lợi thế so sánh của nước nhận đầu tư, khi đó lợi nhuận doanh nghiệp thu được sẽ gia tăng. Với khoản lợi nhuận thu được này, doanh nghiệp có thể tái đầu tư ở nước ngoài và cũng có thể chuyển về nước để trang trải, mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh trong nước. Điều này giúp doanh nghiệp tăng cường khả năng cạnh tranh. - Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài còn giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Nếu doanh nghiệp chỉ đầu tư vào sản xuất trong nước nhằm phục vụ khách hang nội địa thì phạm vi tiêu thụ hàng hóa bị bó hẹp. Thực hiện đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, thị trường tiêu thụ sản phẩm được mở rộng hơn rất nhiều. - Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài còn kéo dài được vòng đời sản phẩm. Những sản phẩm được sản xuất và tiêu thụ trong nước khi đến thời điểm bão hoà có thể dẫn đến tình trạng suy thoái. Nhưng nếu đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, đặc biệt là các nước kém phát triển hơn Việt Nam như: Lào, Campuchia…có nghĩa là doanh nghiệp Việt Nam thực hiện sản xuất trên một thị trường mà ở đó sản phẩm của doanh nghiệp Việt Nam còn rất mới, doanh nghiệp Việt Nam có điều kiện hơn trong việc nâng cấp cải tiến sản phẩm, từ đó giúp cho sản phẩm của doanh nghiệp có khả năng phát triển hơn ở thị trường nước ngoài và tồn tại lâu hơn ở thị trường trong nước. Như vậy, doanh nghiệp Việt Nam đã kéo dài được vòng đời cảu sản phẩm, thu được nhiều lợi hơn từ sản phẩm này. Đây là một trong những mục tiêu hàng đầu mà doanh nghiệp luôn coi trọng trong vịêc phát triển doanh nghiệp. - Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài đã và đang giúp doanh nghiệp tránh được hàng rào bảo hộ thương mại của nước nhận đầu tư. Trong xu thế toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế thế giới, các hàng rào thuế quan dần được dỡ bỏ. Song để bảo hộ nền sản xuất trong nước, các quốc gia thường xây dựng nên các hàng rào thương mại như: các rào cản kỹ thuật, các rào cản môi trường, tiêu chuẩn chất lượng… Việc xuất khẩu hàng hoá vào các quốc gia khác cũng vì thế mà gặp nhiều trở ngại. Và một trong những giải pháp đã được các nước tiến hành để vượt qua các hàng rào bảo hộ là thực hiện đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. Làm được điều này, các doanh nghiệp Việt Nam đã giảm được đáng kể những chi phí vận chuyển, bảo quản, bảo hiểm. Đồng thời dễ dàng hơn trong việc đưa hàng hoá thâm nhập vào thị trường nước nhận đầu tư. Bên cạnh đó, doanh nghiệp còn có thể tận dụng được những ưu đãi của nước nhận đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài. - Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài còn tạo điều kiện cho doanh nghiệp đổi mới cơ cấu sản xuất, hạn chế hao mòn vô hình cho thiết bị, máy móc. Trong quá trình sản xuất, các trang thiết bị của doanh nghiệp bị hao mòn cả vô hình và hữu hình. Trang thiết bị của doanh nghiệp Việt Nam ở trong nước khi đã trở nên lạc hậu, lỗi thời sẽ làm giảm khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Khi các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, đặc biệt là sang các nước kém phát triển hơn như: Lào, Campuchia…thì các trang thiết bị này vẫn còn tương đối hiện đại, và nếu được đầu tư sẽ nâng cao khả năng cạnh tranh rất nhiều so với các doanh nghiệp ở nước này. Như vậy đầu tư trực tiếp nước ngoài vừa giúp doanh nghiệp đổi mới trang thiết bị, vừa giúp doanh nghiệp đầu tư có hiệu quả ở một nước khác. - Các doanh nghiệp Việt Nam có thể học hỏi được nhiều kinh nghiệm, đặc biệt là kinh nghiệm của các nước phát triển khi thực hiện đầu tư trực tiếp vào các nước này. Ví dụ như: Nga, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Anh, Pháp… Các quốc gia phát triển luôn có những cơ chế về quản lý tài chính, quản lý nhân sự, quản lý thiết bị khoa học, có những phương pháp tiếp cận với công việc một cách hiệu quả, đồng thời có trình độ khoa học công nghệ hiện đại. Đầu tư vào những nước này sẽ mở ra cho doanh nghiệp Việt Nam nhiều cơ hội để học hỏi kinh nghiệm, tiếp cận với trình độ quản lý và khoa học công nghệ hiện đại. 1.2.3. Đối với vấn đề xã hội - Hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài ở Việt Nam không chỉ có tác dụng lớn trong vịêc thúc đầy tăng trưởng kinh tế mà bên cạnh đó nó còn giúp dân trí phát triển, mở mang tầm hiểu biết ra bên ngoài: Tiếp thu và tận dụng sang tạo những tinh hoa của văn hoá nhân loại, nền văn minh thế giới, tiếp thu học hỏi sự tiến bộ, sáng tạo trong lối sống của nhân dân thế giới, những tính cách tốt đẹp của nhân dân các nước trên thế giới, từ đó giúp cho Việt Nam hiểu hơn về các nước bạn và cũng tạo điều kiện cho các nước bạn hiểu đất nước, con người Việt Nam hơn. Từ đó đưa Việt Nam xích lại gần thế giới hơn, góp phần quan trọng giúp cho không chỉ nền kinh tếcủa Việt Nam mà cả dân trí của người Việt Nam cũng dần tiến kịp thế giới. - Hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam còn giúp Việt Nam có thêm nhiều bạn bè trên thế giới, mở rộng các mối quan hệ giao lưu kinh tế-xã hội với các nước trên thế giới, cũng với các quốc gia trên thế giới xây dựng một xã hội văn minh, hiện đại vì nền hoà bình và sự phát triển của nhân loại. 2. Những hạn chế, nguyên nhân cơ bản 2.1. Những hạn chế trong hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. - Số lượng dự án và quy mô đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài còn nhỏ. Tính đến năm 2007, với 265 dự án đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài mà tổng số vốn đầu tư chỉ khoảng 2006 triệu USD, có nghĩa là trung bình quy mô của mỗi dự án chỉ đạt khoảng 7,6 triệu USD/dự án. Trong khi đó, tính đến cuối năm 2007, đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam đã có hơn 9500 dự án với tổng số vốn đăng ký khoảng 98 tỷ USD, quy mô vốn đầu tư đạt 10,3 triệu USD/dự án. Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đến giữa năm 2008, Việt Nam chỉ có 317 dự án đầu tư trực tiếp ra nước ngoài còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư 2,5 tỷ USD. Nếu so với vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam ( hơn 130 tỷ USD ) thì đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam còn rất nhỏ bé, chỉ bẳng 2% tổng vốn đăng ký của các dự án FDI vào Việt Nam. Điều này phản ánh một thực tế: năng lực tài chính và kinh nghiệm đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam còn bị hạn chế, dẫn đến sức cạnh tranh trong đầu tư của doanh nghiệp thấp. Quy mô nhỏ sẽ gây ra rất nhiều khó khăn cho doanh nghiệp Việt Nam trước sức ép của nhà đầu tư nước ngoài khác với tiềm lực tài chính mạnh hơn rất nhiều. Bởi sản phẩm của doanh nghiệp sản xuất ra lúc này không những phải cạnh tranh với những sản phẩm cùng loại của nước nhận đầu tư mà còn phải cạnh tranh cả với sản phẩm của những nhà đầu tư lớn hơn, nhiều kinh nghiệm hơn cùng tham gia đầu tư tại nước đó. Tỷ lệ vốn đầu tư thực hiện trên tổng số vốn đăng ký thấp Bảng 4: Tỷ lệ vốn đầu tư thực hiện trên tổng số vốn đăng ký STT Năm Số dự án TVĐT ĐT thực hiện Tỷ lệ 1 1989 1 563380 - - 2 1990 1 - - - 3 1991 3 4000000 2000000 50.00% 4 1992 3 5282051 1300000 24.61% 5 1993 5 690831 - - 6 1994 3 1306811 - - 7 1998 2 1850000 1500000 81.08% 8 1999 10 12337793 138752 1.12% 9 2000 15 7165370 1231142 17.18% 10 2001 13 7696452 2622000 34.07% 11 2002 15 191459576 37618572 19.65% 12 2003 24 62390970 8743252 14.01% 13 2004 17 12463114 4761752 38.21% 14 2005 37 437905179 4853946 1.11% 15 2006 36 349106156 - - 16 2007 80 911819885 110000 0.01% Tổng số 265 2006037568 64879416 3.23% Tỷ lệ vốn đầu tư thực hiện trên tổng số vốn đăng ký thấp. Cao nhất là năm 1998, tỷ lệ này là 81,08%. Những năm còn lại tỷ lệ này dưới 50%, thậm chí năm 2005, tỷ lệ này chỉ có1,11%. Bình quân tỷ lệ này chỉ đạt 3,23%. Điều này có thể do các doanh nghiệp Việt Nam mới đăng ký đầu tư, đang ở giai đoạn đầu triển khai dự án chưa cần nhiều vốn đầu tư nên chưa thể giải ngân. Cũng có những dự án vì thủ tục hành chính cồng kềnh, chậm chạp đã ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án, như dự án: Petro Vietnam cùng một công ty của Malaysia và một công ty của Indonesia đã ký xong thoả thuận thăm dò, khai thác dầu khí tại Indonesia. Theo hợp đồng, các bên tham gia phải trả tiền để thực hiện dự án. Đến nay, mới chỉ có Malaysia đóng góp còn Petro Vietnam chưa thể đóng góp vì chưa có giấy chứng nhận đầu tư nên không thể chuyển được tiền. Trong khi đặc thù của ngành dầu khí là phải quyết định nhanh, khi đã có hợp đồng, phải thực hiện cam kết ngay. Nhưng theo ông Đỗ Văn Hậu, Phó tổng giám đốc Petro Vietnam: “ Từ khi ký hợp đồng xong cho đến khi hoàn tất thủ tục để được nhận giấy chứng nhận đầu tư phải cần đến 5-7 tháng”. Nhưng nguyên nhân chủ yếu vẫn là do năng lực tài chính của doanh nghiệp Việt Nam còn yếu và trên thực tế nhiều dự án gặp khó khăn về nguồn vốn đầu tư. Một số nhà đầu tư Việt Nam khi vươn ra bên ngoài có thể đã lực chọn lĩnh vực kinh doanh chưa phù hợp, khi triển khai thấy chưa thể có lợi nhuận nên đã chần chừ, lưỡng lự. Ngoài ra, còn có nguyên nhân chủ quan từ các nước sở tại, như dự án về dầu khí ở Irắc có tổng vốn đăng ký gần 100 triệu USD nhưng rất khó triển khai vì tình hình bất ổn và chiến tranh ở nước này thời gian qua. Thực tế này sẽ tác động rất lớn đến việc đánh giá, nhìn nhận của những nước nhận đầu tư về uy tín, khả năng của nhà đầu tư Việt Nam. Chính vì thế, tăng tỷ lệ vốn đầu tư thực hiện trên tổng số vốn đăng ký luôn được chính phủ các nước nhận đầu tư quan tâm. Vì vậy, các nhà đầu tư cần phấn đấu thực hiện đầu tư theo đúng số vốn đã cam kết. Điều này sẽ góp phần làm tăng sự tin cậy của các nước nhận đầu tư vào các doanh nghiệp Việt Nam. - Kết quả kinh doanh chưa cao. Hầu hết các dự án đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam đều là những dự án mới được thực hiện, đang trong giai đoạn đầu của quá trình đầu tư nên cần nguồn vốn lớn để xây dựng nhà xưởng, mua sắm máy móc thiết bị. Do đó, hoạt động sản xuất kinh doanh, khai thác thị trường chưa thực sự được tiến hành. Cũng vì thế số vốn thu hồi từ hoạt động đầu tư còn hạn chế, lợi nhuận chuyển về nước chưa nhiều và chỉ bù đắp phần nào vốn đầu tư bỏ ra. Bên cạnh đó, báo cáo của các dự án đầu tư ra nước ngoài chưa chặt chẽ, chưa đầy đủ. Công tác quản lý các dự án đầu tư ra nước ngoài còn gặp nhiều khó khăn do không có các số liệu thồng kê đầy đủ và các phân tích cần thiết. Số vốn đầu tư thực hiện so với số vốn đăng ký quá thấp. Điều này cho thấy kết quả kinh doanh của doanh nghiệp Việt Nam khi đầu tư trực tiếp ra nước ngoài vẫn chưa cao. 2.2. Nguyên nhân 2.2.1. Đối với trong nước * Về luật pháp, chính sách: - Chính phủ chưa có chính sách hay cơ chế đặc thù để hỗ trợ và khuyến khích các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư sang các nước, đặc biệt tại Lào, Campuchia, LB Nga. - Việc đầu tư trực tiếp ra nước ngoài vấp phải nhiều khó khăn do những thủ tục quản lý từ phía cơ quan Nhà nước vẫn còn nhiêu khê. Thứ nhất, việc cấp giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài chưa được phân cấp, còn tập trung ở Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Các doanh nghiệp ở địa phương muốn đầu tư ra nước ngoài đều phải đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư để xin phép. Doanh nghiệp muốn hoàn thiện thủ tục để có được giấy phép đầu tư ra nước ngoài phải qua 11 đầu mối các cơ quan quản lý trong nước. Thứ hai, các doanh nghiệp trong nước muốn có giấy phép đầu tư ra nước ngoài phải có văn bản cho phép hoặc thoả thuận với bên nước ngoài. Tuy nhiên, nhiều quốc gia lại có quy định chỉ được phép đầu tư vào quốc gia đó khi đã được sự cho phép của quốc gia mà doanh nghiệp đầu tư mang quốc tịch. Sự trái nhau về những quy định cấp phép đầu tư này sẽ gây không ít khó khăn cho doanh nghiệp muốn đem vốn ra nước ngoài kinh doanh. Thứ ba là vấn đề chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài để thực hiện đầu tư. Theo thông tư số 01/2001/TT- NHNN ngày 19/1/2001 của Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam, doanh nghiệp phải mở một tài khoản tại ngân hàng được phép hoạt động tại Việt Nam và mọi giao dịch chuyển tiền ra nước ngoài và vào Việt Nam liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp phải được thực hiện thông qua tài khoản này. Ngoài ra, doanh nghiệp còn phải làm thủ tục đăng ký với chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tại địa phương mình có trụ sở chính về việc mở tài khoản ngoại tệ và tiến độ chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài. Như vậy, cùng một việc chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài, doanh nghiệp phải hai lần đăng ký mở tài khoản, với chi nhánh Ngân hàng Nhà nước và với ngân hàng thương mại khác hoạt động tại Việt Nam. Doanh nghiệp chỉ được phép sử dụng nguồn ngoại tệ trên tài khoản tiền gửi ngoại tệ của mình mở tại ngân hàng được phép để chuyển ra nước ngoài góp vốn đầu tư trên cơ sở quy định tại giấy phép đầu tư do cơ quan có thẩm quyền cấp. * Về quản lý nhà nước: - Công tác quản lý các dự án đầu tư trực tiếp ra nước ngoài còn gặp nhiều khó khăn do việc thực hiện chế độ báo cáo của các dự án đầu tư ra nước ngoài chưa đầy đủ, trong khi chế tài chưa quy định rõ và thực hiện nghiêm túc. - Thiếu thông tin về chính sách đầu tư của một số địa bàn nên khó khăn cho công tác xúc tiến đầu tư, thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài. - Chưa thường xuyên tổng kết, đánh giá hiệu quả hoạt động đầu tư ra nước ngoài để rút bài học kinh nghiệm trong công tác quản lý và đề xuất những biện pháp thúc đẩy hơn nữa hoạt động đầu tư ra nước ngoài. - Mối liên hệ giữa cơ quan đại diện ngoại giao và thương vụ ta ở nước ngoài với các doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài còn lỏng lẻo nên khi có vụ việc tranh chấp xảy ra sẽ không tranh thủ được tối đa sự hỗ trợ của Nhà nước. - Ở một số dự án đầu tư ra nước ngoài thời gian thẩm tra cấp Giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài cho dự án vẫn còn kéo dài so với thời hạn theo luật định, ảnh hưởng tới tiến độ triển khai dự án ở nước ngoài. Điều này cho thấy ở một số bộ phận, một số cá nhân chưa thực sự nêu cao tinh thần trách nhiệm trong xử lý công việc. * Về doanh nghiệp nước ta: - Tiềm lực của doanh nghiệp Việt Nam về vốn, công nghệ chưa phải là mạnh; kinh nghiệm quản lý còn hạn chế nên khả năng cạnh tranh thua kém một số nước khác (Trung Quốc, Thái Lan) tại nước tiếp nhận đầu tư. - Số lượng dự án và quy mô vốn đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài còn nhỏ, do năng lực tài chính và kinh nghiệm đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam còn bị hạn chế.  - Các doanh nghiệp Việt Nam hoạt động riêng lẻ, manh mún tại các nước, thậm chí còn cạnh tranh với nhau, không có cơ chế liên kết để tăng tiếng nói đối với các cơ quan có thẩm quyền của nước sở tại. Một vài doanh nghiệp vi phạm pháp luật của nước sở tại, dẫn tới làm mất uy tín của các nhà đầu tư Việt Nam. - Nhiều doanh nghiệp Việt Nam không cập nhật các chính sách đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam, không thực hiện chế độ báo cáo định kỳ, không thực hiện việc đăng ký thay đổi nội dung hoạt động ở nước ngoài, hình thức đầu tư ở nước ngoài, quy mô đầu tư ra nước ngoài. 2.2.2. Đối với nước tiếp nhận đầu tư - Hệ thống pháp luật liên quan đến đầu tư của một số nền kinh tế đang trong quá trình sửa đổi, hoàn thiện nên có nhiều thay đổi, không thống nhất, thiếu minh bạch và khó tiếp cận. Tại một số nền kinh tế có sự thiếu nhất quán trong áp dụng chính sách, đặc biệt là các quy định do địa phương đặt ra và áp dụng ngoài các chính sách của nhà nước (ví dụ: chính sách ưu đãi miễn thuế thu nhập doanh nghiệp của Lào được áp dụng trên toàn quốc nhưng địa phương vẫn thu thêm thuế thu nhập). - Thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp tại một số nền kinh tế cũng như các thủ tục triển khai thực hiện dự án đầu tư (đất đai, phê duyệt thiết kế.v.v.) khá phức tạp, kéo dài thời gian, tốn kém về chi phí cho doanh nghiệp, thủ tục thông quan phức tạp (ví dụ tại LB Nga, Lào). - Lực lượng lao động tại chỗ rất hạn chế, trình độ chuyên môn thấp, tính kỷ luật và tính chuyên cần không cao, rất khó đáp ứng được nhu cầu về lao động của nhà đầu tư cả về số lượng lẫn chất lượng (ví dụ tại Lào). - Sự khác biệt về ngôn ngữ cũng là một trong những cản trở hoạt động đầu tư sang nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam. Chương 3:Giải pháp thúc đẩy đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam I. Cơ hội và thách thức đối với VN trong hoạt động ĐT ra nước ngoài 1. Cơ hội 1.1.Doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội lựa chọn địa điểm đầu tư thích hợp, từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Trong bối cảnh xu hướng tự do hoá đầu tư đang diễn ra mạnh mè như hiện nay, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều thực thi các biện pháp khuyến khích nhằm kêu gọi vốn đầu tư từ bên ngoài. Điều đó tạo cơ hội cho phép các doanh nghiệp Việt Nam nâng cao hiệu quả sử dụng vốn bằng vịêc đầu tư vào những nơi có khả năng đem lại tỷ suất lợi nhuận cao. 1.2. Các doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội mở rộng thị trường tiêu thụ. Việt Nam đang trong tiến trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới, các sản phẩm của Việt Nam bước đầu nhận được sự đánh giá khá cao của người tiêu dùng nước ngoài. Do đó các doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội mở rộng thị trường tiêu thụ thông qua hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. Hơn nữa, trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt, cộng với việc các quốc gia, đặc biệt là các nước phát triển thường sử dụng những biện pháp thương mại tinh vi như: các định mức, tiêu chuẩn chất lượng, tiêu chuẩn kỹ thuật…thì hoạt động đầu tư ra nước ngoài đã trở thành hoạt động kinh tế hữu ích giúp các doanh nghiệp mở rộng thị trường tiêu thụ. 1.3. Doanh nghiệp Việt Nam có điều kiện khai thác thị trường tiêu thụ ở nước ngoài, từ đó phát huy lợi thế so sánh của mình. Mỗi quốc gia đều có những nguồn lực sản xuất nhất định và nguồn lực này là hữu hạn. Đây chính là một trong những nguyên nhân cơ bản để các doanh nghiệp của quốc gia này tìm kiếm cơ hội đầu tư ở quốc gia khác nhằm khai thác được những nguồn lực của nước đó để phát triển. Trong quá trình khai thác, các doanh nghiệp có cơ hội phát huy thế mạnh của mình. 1.4. Các doanh nghiệp Việt Nam có điều kiện tiếp xúc trực tiếp với các thị trường quốc tế về vốn, máy móc, thiết bị, khoa học công nghệ, từ đó có điều kiện tiếp thu công nghệ mới hiện đại hơn, có điều kiện đổi mới có cấu sản xuất của doanh nghiệp. 1.5. Các doanh nghiệp Việt Nam có điều kiện tiếp thu kinh nghiệm quản lý tiên tiến, nâng cao trình độ tổ chức, quản lý sản xuất, nâng cao hiểu biết về luật pháp và ý thực chấp hành luật pháp, nâng cao khả năng cạnh tranh công bằng trên trường quốc tế và cả ở trong nước. 2. Thách thức 2.1. Tiềm lực tài chính của các doanh nghiệp Việt Nam còn yếu. Số lượng dự án và quy mô đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài còn nhỏ. Tiềm lực tài chính yếu là nguyên nhân chính làm lượng vốn đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam chưa cao, khiến khả năng cạnh tranh của các dự án này thấp hơn so với các doanh nghiệp bản địa cũng như với các doanh nghiệp đến từ các nước khác. Tiềm lực tài chính yếu cũng làm cho các doanh nghiệp chưa xây dựng chiến lược kinh doanh dài hạn. Nhiều dự án đã được bên nước ngoài cấp giấy phép nhưng không được triển khai do phía Việt Nam chưa tìm được nguồn vốn để thực hiện. 2.2. Các doanh nghiệp Việt Nam thiếu kinh nghiệm đầu tư ra nước ngoài Việt Nam bắt đầu chính thức cho phép các doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài kể từ năm 1999, nhưng hoạt động này mới được quan tâm đến trong vòng bốn năm năm trở lại đây và trên thực tế có ít các biên pháp của Nhà nước khuyến khích các hoạt động này. Trong khi đó, một số nước trong khu vực như Singapore, Thái Lan, Malaysia khuyến khích các doanh nghiệp nước mình đầu tư ra nước ngoài từ cuối thập kỷ 80 của thế kỷ XX. Vì vậy, doanh nghiệp của các quốc gia này đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm kinh doanh quốc tế. Vịêc thiếu kinh nghiệm trong triển khai các dự án ở nước ngoài không khỏi khiến cho các nhà đầu tư Việt Nam lung túng, gặp nhiều khó khăn. 2.3. Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam nhìn chung còn thấp, khiến khả năng đầu tư ra nước ngoài chưa cao. Ngoài tiềm lực tài chính yếu, các doanh nghiệp Việt Nam còn bộc lộ một số hạn chế như: mức độ áp dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất chưa cao, hệ thống đại lý phân phối sản phẩm mỏng, chưa tạo dựng được thương hiệu danh tiếng… Những tồn tại này khiến khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam xét về tổng thể được các tổ chức quốc tế đánh giá không cao. Năng lực cạnh tranh yếu của doanh nghiệp là nguyên nhân chính khiến năng lực cạnh tranh tổng thể của nền kinh tế Việt Nam thấp. Theo kết quả công bố của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF), năng lực cạnh tranh của cả nền kinh tế Việt Nam đứng ở thứ hạng thấp và thiếu ổn định. Năm 2000, năng lực cạnh tranh của Việt Nam xếp vị trí 53/59, năm 2001 là 62/75 và 2002 là 65/80. Năng lực cạnh tranh thấp khiến cho hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp Việt Nam ở cả trong nước và nước ngoài còn chưa cao. II. Triển vọng tư ra nước ngoài 1. Bối cảnh Hiện nay, hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài đang đứng trước những yếu tố thuận lợi mới: - Luật Đầu tư năm 2005 có hiệu lực từ 01/7/2006 và Nghị định 78/2006/NĐ-CP hướng dẫn được ban hành đã tạo điều kiện thông thoáng cho đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. - Cùng với việc phát triển nhanh của nền kinh tế, tiềm lực tài chính của doanh nghiệp Việt Nam sẽ không ngừng gia tăng - Vị thế quốc tế của Việt Nam được nâng cao hơn, quá trình hội nhập quốc tế đang được đẩy nhanh với việc ký kết và thực hiện các Hiệp định song phương và đa phương sẽ tạo thêm thuận lợi cho hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. - Nhu cầu tất yếu phải mở rộng đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam sẽ gia tăng mạnh do đòi hỏi phải mở rộng thị trường xuất khẩu, mở rộng hợp tác kinh tế và kỹ thuật, tiết kiệm chi phí đầu tư, chi phí vận tải, phát huy lợi thế của hội nhập nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư. Từ những yếu tố đó, xu hướng đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam ra nước ngoài trong giai đoạn 2006-2010 sẽ có những chuyển biến quan trọng và tác động tích cực đối với kinh tế trong nước. 2. Triển vọng đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp 3. Việt Nam trong thời gian tới Dự báo trong những năm tới (2008-2010) đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam sẽ gia tăng, trung bình mỗi năm khoảng 500 triệu USD, vì những lý do sau đây: - Chính phủ tiếp tục ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư trực tiếp ra nước ngoài đáp ứng xu thế các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài để mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, tiết kiệm chi phí sản xuất, chi phí vận tải và khai thác lợi thế của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế sẽ gia tăng. - Cùng với sự phát triển kinh tế của Việt Nam ngày càng có nhiều doanh nghiệp có tiềm lực về tài chính công nghệ để thực hiện đầu tư ra nước ngoài - Việt Nam ngày càng hội nhập sâu, rộng vào đời sống kinh tế quốc tế,  nhất là sau khi trở thành thành viên chính thức của Tổ chức thương mại thế giới (WTO), cơ hội đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp ngày càng lớn, đặc biệt vào các quốc gia thành viên WTO. Theo nhận định của ông Cao Viết Sinh, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư: “Điều này phù hợp với xu thế chung của thế giới. Các doanh nghiệp bươn trải, đầu tư ra nước ngoài cũng nhằm tận dụng những lợi thế, nâng cao năng lực cạnh tranh, mở rộng thị trường, để nhắm tới mục tiêu đẩy mạnh năng lực sản xuất kinh doanh, góp phần phục vụ cho phát triển kinh tế đất nước”. III. Giải pháp thúc đầy đầu tư ra nước ngoài Để thúc đẩy đầu tư trực tiếp của doanh nghiệp Việt Nam ra nước ngoài cần có các cơ chế khuyến khích, ưu đãi của nhà nước Việt Nam đối với nhà đầu tư ra nước ngoài nói chung và đặc thù đối với một số nền kinh tế (Lào, Campuchia, LB Nga), nhưng chính sách khuyến khích, ưu đãi của phía Việt Nam phải được sự ủng hộ và tạo thuận lợi từ phía bạn thông qua thỏa thuận hợp tác song phương giữa các Chính phủ liên quan đến thúc đẩy đầu tư lẫn nhau; hợp tác trao đổi thông tin thường xuyên, có cơ chế phối hợp giữa các cơ quan quản lý đầu tư của các nước…). Ngoài việc xác định những nhân tố ảnh hưởng tới quyết định đầu tư của nhà đầu tư (một môi trường đầu tư thuận lợi, có chính sách khuyến khích đầu tư, khả năng sinh lợi tại nước bạn), thì chính sách của nước đầu tư và nước nhận đầu tư đều cần hướng tới tạo thuận lợi để tiềm năng sinh lợi thành cơ hội sinh lợi và thành lợi nhuận của doanh nghiệp trên thực tế. Do vậy, để thúc đẩy đầu tư trực tiếp của doanh nghiệp Việt Nam, cần triển khai các giải pháp sau: 1. Về công tác quản lý - Tăng cường biện pháp chế tài về thực hiện chế độ báo cáo thống kê định kỳ của các doanh nghiệp để có cơ sở đánh giá tình hình thực hiện các dự án đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. - Khẩn trương xây dựng đề án về cơ chế hỗ trợ, khuyến khích để thúc đẩy hoạt động đầu tư ra nước ngoài theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, trong đó, có những giải pháp đột phá, mang tính chất ”cú hích” để khuyến khích các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. - Tăng cường công tác xúc tiến đầu tư trong năm 2008 và những năm tới. Cụ thể: thúc đẩy đầu tư của Việt Nam sang một số địa bàn trọng điểm (Lào, Liên bang Nga, Hoa Kỳ, Campuchia) bằng các hình thức tổ chức xúc tiến đầu tư thích hợp, tổ chức biên dịch tài liệu về luật pháp, chính sách, môi trường và cơ hội đầu tư tại một số địa bàn trọng điểm để cung cấp cho các doanh nghiệp, cơ quan quản lý thông qua các ấn phẩm cũng như qua trang tin điện tử; - Phân cấp quản lý đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, phân cấp việc cấp giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài. Cải tiến thủ tục hành chính đối với đầu tư trực tiếp ra nước ngoài theo hướng đơn giản, thuận tiện, mở rộng hơn nữa các dự án thuộc diện đăng ký, giảm bớt dự can thiệp bằng các biện pháp hành chính ngay cả đối với dự án sử dụng vốn nhà nước, tăng quyền chủ động, tự chịu trách nhiệm của doanh nghiệp. 2. Về cung cấp thông tin 2.1. Cơ quan quản lý nhà nước mà Bộ Kế hoạch Đầu tư chủ trì cần phối hợp với các Bộ, ngành liên quan tổ chức thu thập thông tin để cung cấp cho các doanh nghiệp trong nước, các doanh nghiệp đang có ý định đầu tư ra nước ngoài về: + Chính sách thu hút đầu tư, luật pháp chính sách liên quan đến hoạt động đầu tư, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tại nước sở tại. + Các tiềm năng và cơ hội đầu tư trong một số ngành, lĩnh vực cụ thể tại nước sở tại. + Các dự án đầu tư cụ thể đã được Chính phủ 2 nước ký thỏa thuận. + Các dự án kêu gọi đầu tư nước ngoài của tại nước sở tại. 2.2. Cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam tại các nền kinh tế cung cấp cho các doanh nghiệp đang và sẽ hoạt động đầu tư tại nước sở tại cũng như cơ quan quản lý nhà nước liên quan các loại thông tin sau: + Thông tin về chính sách thu hút đầu tư và các chính sách, luật pháp liên quan trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp bằng tiếng Việt (xuất bản sách hướng dẫn đầu tư sang Lào, Campuchia); Thường xuyên cập nhật các thay đổi về luật pháp chính sách để cung cấp cho doanh nghiệp. + Định kỳ cung cấp các chỉ số kinh tế vĩ mô của nước sở tại: quy mô, tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế…., quan hệ hợp tác kinh tế giữa hai nước; + Tổ chức thu thập thông tin về các thị trường cụ thể nhà đầu tư quan tâm 3. Chính sách hỗ trợ ưu đãi của nhà nước 3.1. Hỗ trợ nguồn vốn đầu tư: Đối với một số dự án đầu tư để thực hiện mục tiêu quan trọng có tác động tích cực tới phát triển kinh tế của nước ta như sản xuất điện nhập khẩu về Việt Nam, khai thác một số khoáng sản thay thế nhập khẩu phục vụ sản xuất chế biến trong nước, cần được hưởng chính sách ưu đãi hỗ trợ về nguồn vốn, cụ thể: - Ngân hàng đầu tư phát triển Việt Nam-BIDV cho phép chủ đầu tư vay tối thiểu 30% tổng vốn đầu tư của dự án và cho phép miễn hình thức đảm bảo tiền vay bằng tài sản, được hưởng lãi xuất ưu đãi. Chính phủ có thể đứng ra bảo lãnh vốn vay của doanh nghiệp. - Các ngân hàng thương mại trong nước cho vay vốn đối với các dự án đầu tư tại một số nền kinh tế đặc biệt (Lào, Campuchia, LB Nga) trong các lĩnh vực nêu trên và được phép cho vay vượt 15% vốn điều lệ của Ngân hàng Thương mại. - Trong một số trường hợp đặc biệt, nhà nước có thể góp vốn cùng với doanh nghiệp để thực hiện dự án, chia sẻ rủi ro với doanh nghiệp. Ngoài ra, những quy định về chuyển tiền ra nước ngoài cũng cần sửa đổi theo hướng tạo điều kiện cho doanh nghiệp chuyển tiền trước khi có giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài. 3.2. Chính sách ưu đãi về thuế: Có chính sách ưu đãi về thuế đối với các doanh nghiệp đầu tư trong một số lĩnh vực đặc thù (sản xuất điện nhập khẩu về Việt Nam, khai thác một số khoáng sản thay thế nhập khẩu, phục vụ sản xuất chế biến trong nước), cụ thể cho miễn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp đối với phần lợi nhuận chuyển về nước đã được nộp thuế thu nhập doanh nghiệp tại Lào. 3.3. Về thực hiện các hiệp định, thỏa thuận song phương, đa phương:. Sớm triển khai và thực hiện thống nhất các nội dung của các hiệp định, thỏa thuận song phương, đa phương giữa Việt Nam với các nước, trong đó có  Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư cũng như Hiệp định tránh đánh thuế trùng của Việt Nam với các nước để làm cơ sở cho hoạt động đầu tư của doanh nghiệp mỗi nước. 3.4. Về đào tạo lao động: Lực lượng lao động tại một số nước sở tại (Lào và Campuchia) còn hạn chế, trình độ chuyên môn thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu về lao động của nhà đầu tư cả về số lượng lẫn chất lượng. Do đó, doanh nghiệp Việt Nam bắt buộc phải đưa lao động từ Việt Nam sang với số lượng lớn để làm việc hoặc đưa các lao động người Lào về Việt Nam để đào tạo. Do đó, Chính phủ cần có cơ chế, chính sách để hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư sang Lào, Campuchia đào tạo các lao động người Lào, Campuchia hoặc đào tạo các lao động Việt Nam sang làm việc tại Lào, Campuchia. Các khoản viện trợ, hỗ trợ của Việt Nam cho một số nước (Lào, Campuchia) cần gắn chặt và tạo thuận lợi cho hoạt động đầu tư ví dụ như hỗ trợ đào tạo nghề gắn với các lĩnh vực đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam sang Lào, Campuchia; viện trợ đào tạo các cán bộ cấp xã của Lào, Campuchia tại Việt Nam. 4. Các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian qua đã có những bước phát triển vượt bậc, nhưng năng lực cạnh tranh còn thấp do quy mô nhỏ, vốn ít, hàm lượng khoa học công nghệ trong sản phẩm tạo ra chưa cao. Để các doanh nghiệp có thể đầu tư ra nước ngoài, Nhà nước cần đưa ra một hệ thống các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp. Ngoài các giải pháp trên, Nhà nước cũng cần đưa ra một số giải pháp khác như: - Hoàn thiện khung pháp luật điều chỉnh hoạt động của các doanh nghiệp theo hướng thống nhất, thông thoáng, phù hợp với thông lệ quốc tế. Bãi bỏ dần các giấy phép không cần thiết, tránh thủ tục cồng kềnh. - Nâng cao năng lực tài chính của doanh nghiệp: + Xử lý dứt điểm khoản nợ quá hạn thông qua việc thành lập công ty khai thác tài sản thế chấp để mua lại tài sản khê đọng, nợ chờ xử lý, tài sản thế chấp của các ngân hàng thương mại để bán lại, thu hồi nợ. + Thúc đầy sự phát triển của thị trường vốn để tăng huy động và luân chuyển vốn trên thị trường. + Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn tín dụng bằng cách giữ lãi suất ổn định ở mức hợp lý, đơn giản thủ tục vay vốn, đa dạng hoá các hình thức vay vốn như bảo lãnh tín dụng, thuê mua tài chính. + Thành lập Quỹ Bảo lãnh tín dụng để hỗ trợ các doanh nghiệp tiếp cận các khoản vay từ các tổ chức tín dụng - Nâng cao năng lực công nghệ của các doanh nghiệp + Khuyến khích, tạo môi trường thuận lợi cho việc nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất kinh doanh: có chính sách ưu đãi, khen thưởng kịp thời để khuyến khích các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất kinh doanh; mở rộng mạng lưới dịch vụ tư vấn khoa học công nghệ, xây dựng và phát triển hệ thống thông tin, hình thành mạng lưới dự báo giúp các doanh nghiệp lựa chọn được công nghệ, xây dựng được mạng lưới kinh doanh và phát triển thị trường phù hợp… + Tiếp tục loại bỏ những trở ngại về luật pháp và chính sách đối với việc chuyển giao công nghệ nước ngoài vào Việt Nam: đơn giản hoá các thủ tục và giảm bớt các phí tổn đối với thị thực nhập cảnh áp dụng cho cán bộ kỹ thuật, các nhà khoa học và người điều hành kinh doanh nước ngoài. Kết luận Nền kinh tế Việt Nam tiếp tục tăng trưởng, đã có thêm nhiều doanh nghiệp Việt Nam có khả năng tài chính cũng như kinh nghiệm để đầu tư ra nước ngoài. Mặt khác, các doanh nghiệp Việt Nam cũng nhận thức được lợi ích của việc đầu tư trực tiếp ra nước ngoài trong bối cảnh hội nhập sâu vào đời sống kinh tế khu vực và quốc tế. Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài là một xu hướng tất yếu, khách quan của các doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế. Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài là một hoạt động đầu tư mới, không ít rủi ro, song nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã thực sự quan tâm đến việc vươn ra thị trường quốc tế và không ít doanh nghiệp đã gặt hái được nhiều thành công, tạo vị thế của mình tại thị trường nước ngoài. Tính đến năm 2007, Việt Nam đã đầu tư vào 37 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới với 265 dự án, tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 2 tỷ USD. Qua từng giai đoạn số lượng dự án đầu tư ra nước ngoài cũng như quy mô vốn đầu tư đã tăng dần. Tuy nhiên, những con số này vẫn còn khá khiêm tốn. So với vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam ( hơn 98 tỷ ) thì đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam còn rất nhỏ bé, chỉ bằng 2,04 % tổng vốn đăng ký của các dự án FDI vào Việt Nam. Nguyên nhân chính là do chính phủ Việt Nam chưa có chính sách hay cơ chế đặc thù để hỗ trợ và khuyến khích các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài, thủ tục đầu tư vẫn còn cồng kềnh, công tác quản lý dự án đầu tư ra nước ngoài còn gặp nhiều khó khăn, thông tin về chính sách đầu tư ở một số địa bàn còn thiếu, tiềm lực của các doanh nghiệp Việt Nam nhìn chung còn yếu… Điều này đỏi hỏi nhà nước cần nhanh chóng đưa ra các giải pháp nhằm thúc đầy các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài: xây dựng các cơ chế hỗ trợ, khuyến khích để thúc đầy các hoạt động đầu tư ra nước ngoài, đơn giản các thủ tục đầu tư một cách hợp lý, tăng cường công tác thu thập, cung cấp thông tin về các chính sách, luật pháp liên quan đến đầu tư, chính sách thu hút đầu tư… cho các doanh nghiệp trong nước và các doanh nghiệp đang có ý định đầu tư ra nước ngoài… Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài đã và đang góp phần khẳng định trí và lực của con người Việt Nam với cộng đồng quốc tế. Thông qua việc đầu tư vốn ra nước ngoài, Việt Nam đã thể hiện sức mạnh của mình không những về kinh tế mà cả về chính trị, tạo những mối quan hệ khăng khít hơn với các nước tiếp nhận đầu tư, từ đó nâng cao uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế. Tài liệu tham khảo: Nguyễn Bạch Nguyệt, Lập dự án đầu tư, NXB Thống Kê, 2005. Nguyễn Bạch Nguyệt, Từ Quang Phương, Kinh tế đầu tư, NXB ĐH Kinh tế Quốc Dân, 2007. Đinh Đào Ánh Thuỷ, Bài giảng Đầu tư nước ngoài và Chuyển giao công nghệ, 2008. Đinh Trọng Thịnh, Thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, NXB Tài Chính, 2006. Luật Đầu tư năm 2005. Nghị định số 108/2006/ NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư năm 2005. Nghi định 78/2006/ NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. www.mpi.gov.vn Fia.mpi.gov.vn www.gso.gov.vn www.mofa.gov.vn www.hapi.gov.vn www.google.com.vn MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc24941.doc