Đề tài Thực trạng hạch toán khấu hao tài sản cố định ở Việt Nam hiện nay - Một số giải pháp

Cùng với sự hội nhập vào nền kinh tế thế giới, kinh tế Việt nam đang ngày càng và sẽ phát triển mạnh mẽ. Chế độ kế toán của Việt Nam cũng ngày càng hoàn thiện hơn. Trong đó có thể thấy rõ ở chế độ Ké toán khấu hao tài sản cố định. Kể từ khi mới xuất hiện cho đén nay, đã nhiều lần chỉnh đổi bổ sung cho đến nay có thẻ nói là đã hợp lý. Điều đó thể hiện ở những kết quả tích cực trong doanh nghiệp , những nguồ lợi mà doanh ngiệp có được nhò sự hạch toán đúng đắn khấu hao TSCĐ. Tuy nhiên những hạn hẹp gặp phải khi thực hiện không phải là không có và em đã câp nhật một số vấn đề đã nêu ở trên. Hy vọng nó sẽ góp phần nào đó trong việc giải quyết và mong rằng chế độ ké toán nói chung và chế độ kế toán khấu hao TSCĐ ngày càng hoàn thiện hơn nữa, có sự thống nhất cao độ với chuẩn mực kế toán quố tế nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của kinh tế xã hội.

doc22 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1720 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng hạch toán khấu hao tài sản cố định ở Việt Nam hiện nay - Một số giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu Bất kì một xã hội nào, một đất nước nào, hạch toán cũng được sử dụng như một nhu cầu tất yếu khách quan của con người. Cùng với sự phát triển của xã hội , hạch toán kế toán đang cần được phát triển và hoàn thiện hơn, trở thành một công cụ để lãnh đạo nền kinh tế và phục vụ cho mọi nhu cầu của các thành viên trong xã hội. Nhất là ngày nay xu hướng phát triển kinh tế ở các nước rất phong phú, phức tạp cho nên vai trò hạch toán ké toán ngày càng quan trọng. Trong đó không thể không kể đến vai trò việc hạch toán khấu hao TSCĐ. Bởi vì tài sản cố định không chỉ thể hiện tài sản mà còn thể hiện nguồn vốn của doanh nghiệp. Do đó, hạch toán khấu hao tái sản cố định một cách dúng đắn sẽ giúp cho việc phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp thêm chính xác hiệu qủa hơn. Hơn nữa Việt Nam đang trong thời kì quá độ lên CNXH, đẩy mạnh CNH- HĐH, ra sức phát triển kinh tế ngang tầm với các nước trên thế giới nên càng phải thực hiện một cách đúng đắn cho phù hợp vơí nền kinh tế Do đó, trong phạm vi đề án này, em muốn tìm hiểu về khấu hao tài sản cố định ở Việt Nam ,so với các nước khác xem có gì khác biệt. Từ đó phàn nào rút ra những bất cập trong chế độ kế toán cũng như những tồn tại trong thực tế. Bài viết gồm có 2 phần: Phần A: Lý luận chung về Khấu hao TSCĐ Phần B: Thực trạng hạch toán KHTSCĐ ở Việt Nam hiện nay - Một số giải pháp. Phần A: Lý luận chung về khấu hao TSCĐ. I. Những vấn đề chung về khấu hao TSCĐ. 1. Tài sản cố định và lí do trích khấu hao TSCĐ. TSCĐ là những tài sản xác định được giá trị và do doanh nghiệp nắm giữ, sử dụng trong sản xuất , kinh doanh, cung cấp dịch vụ hoặc cho các đối tượng khác thuê phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ. TSCĐ chiếm một tỷ trọng lớn tronng bất kì một xí nghiệp , một công ty nào. Chúng được coi là những tài sản dài hạn và được sử dụng cho các hoạ động của doanh nghiệp chứ khoong phải để bán. Theo quá trình sử dụng , tài sản cũng sẽ bị hư hỏng hao mòn dần, hao mòn này được thể hiện dưới hai dạng là hao mòn vô hình và hao mòn hữu hình. Hao mòn hữu hình là sự giảm giá trị của TSCĐ do bị cọ xát, bị ăn mòn trong qúa trình sử dụng. Hao mòn vô hình là sự giảm giá trị do trongn một khoảng thời gian nnhất định nhờ tiến bộ của KHKT đã xuất hiện những TSCĐ có cùng chức năng nhưng năng suất cao hơn và giá cả rẻ hơn, có nghĩa là chúng trở nên lạc hậu so với những mẫu mã mới , những phát minh mới và những thay đổi trong nhu cầu của người tiêu dùng. Như vậy một đậc điểm của TSCĐ là đến một lúc chúng sẽ không còn hữu ích nữa do bị xuống cấp hoặc mất tính năng sử dụng do bị lạc hậu. Đồng thời, TSCĐ còn có vai trò quan trọng trong việc thể hiện tình hình tài chính của doanh nghiệp. Vì vậy cần xem xét TSCĐ một cách đúng đắn và sử lý chúng một cách hiệu quả là vấn đề quan trọng. Bởi TSCĐ có thời hạn sử dụng giới hạn và tạo ra những lợi ích cho những hoạt động của công ty trong thời hạn đó. Do đó giá trị của TSCĐ cần phải được trải đều trong thời hạn mà tài sản này tạo ra lợi ích cho doanh nhgiệp. Lợi ích kinh tế do tài sản đem lại được doanh nghiệp khai thác dần bằng cách sử dụng các tài sản đó nên giá trị kế toán của tài sản phải được ghi giảm để thể hiện việc sử dụng này, quá trình này được gọi là khấu hao 2. Bản chất của khấu hao. Quá trình phân bổ TSCĐ một cách có hệ thống vào chi phí trải theo thời gian hữu ích của tài sản đưọc gọi là khấu hao. Nó được dùng để phù hợp giữa chi phí khấu hao và doanh thu trải theo đời của tài sản. Về cốt lõi, khấu hao là một quá trình phân bổ giá trị chứ không phải là quá trình đánh giá TSCĐ theo giá trị hiện hành của chúnh. Thực vậy, khấu hao không tập chung vào việc liên tục đo mức giảm giá trị của một TSCĐ mà khấu hao là một quá trình, theo đó giá trị của một TSCĐ được phân bổ một cách hộp lý trong thời hạn sử dụng TSCĐ dựa trên một phương pháp khấu hao cụ thể nào đó. Khấu hao không có nghĩa là tạo lên một nguồn tiền để thay thế một TSCĐ khi chúng không còn sử dungj được nữa. Quỹ tiền mà dùng mua sắm TSCĐ hoàn toàn độc lập với việc khấu hao TSCĐ. Việc xem xét doanh nghiệp có khả năng mua sắm, thay thế TSCĐ hay không tuỳ thuộc vào khả năng về tiền của doanh nghiệp hay viẹc đi vay của doanh nghiệp, chứ không hề liên quan đến mục khấu hao hay khấu hao luỹ kế của doanh nghiệp. Khấu hao luỹ kế là một phần nguyên giá TSCĐ đã được phân bổ vào chi phí. Khấu hao luỹ kế không phải thể hiên một sự tăng lên về tiền. 3. Thời gian hữu dụng của TSCĐ. Thời gian hữu dụng của TSCĐ là độ dài thời gian mà TSCĐ sẽ được sử dụng và mang lại lợi ích trong các hoạt động của doanh nghiệp. Có thể được tính bằng thời gian mà doanh nghiệp dự tính sử dụng TSCĐ hoặc là số lượng sản phẩm hoặc các đơn vị tính tương tự mà doanh nghiệp dự tính thu được từ việc sử dụng TSCĐ. Thời hạn này phụ thuộc vào nhiều yếu tố bao gồm sửa chữa, bảo dưỡng, hao mòn trong quá trình hoạt động, điều kiện khí hậu, và các điều kiện tại chỗ, kĩ năng vận hành của con người, những biến đổi về kinh tế, những phát minh và sự lỗi thời tất yếu. Như vậy thời gian hữu ích của TSCĐ tuỳ thuộc vào từng doanh nghiệp và thông thường nó được ước tính dựa trên các điều kiện sau: Mức độ sử dụng ước tính của doanh nghiệp đối với tài sản đó. Mức độ sử dụng được đánh giá thông qua công suất của sản lượng ước tính Các nhân tố liên quan trong quá trình sử dụng như: số ca làm việc, việc sửa chữa và bảo dưỡng của doanh nghiệp đối với tài sản cũng như việc bảo quản chúng tronng những thời kì không hoạt động Hao mòn vô hình phát sinh do việc thay đổi hay cải tiến dây truyền công nghệ hay do sự thay đổi nhu cầu của thị trường về sản phảm hay dịch vụ do tài sản đó tạo ra Giới hạn có tính pháp lí trong việc sử dụng tài sản như ngày hết hạn hợp đồng của tài sản thuê taì chính Mức độ phụ thuộc vào các tài sản khác liên quan trong doanh nghiệp Vòng đời của sản phẩm và các thông tin chung về các ước tính liên quann đến thời gian hữu ích của các loại tài sản giống nhau được sử dụng trong những điều kiện tương tự Tuy nhiên, do chính sách quản lí tài sản của doanh nghiệp mà thời gian hữu ích ước tính của tài sản có thể ngắn hơn thời gian hữu ích thực tế của nó. Cho nên thời gian hữu dụng của tài sản còn là vấn đề của sự suy xét và cần được xác dịnh dựa trên kinh nnghiệm và các thông tin liê quan khác. Nếu cần thiết nó có thể được xem xét lại một cách điịnh kì, thường là cuối năm tài chính. Nếu có sự thay đổi đáng kể trong việc đánh giá thời gian sử dụng hữu ích thì phải điề u chỉnh mưcs khấu hao cho năm hiện hành và các năm tiếp theovà dược thuyết minh trong báo các tài chính. Riêng đối với chế độ sửa chữa và bảo dưỡng TSCĐ có thể kéo dài thời gian hữu dụng thực tế của taì sản nhưng doang nghiệp không được thay đổi mức khấu hao của tài sản. 4. Giá trị tận dụng. Giá trị tận dụng của TSCĐ là số tiền sẽ thu hồi được khi TSCĐ hết thời gian sử dụng. Mặc dù giá trị tận dụng chỉ có thể xác định một cách chính xác ở thời điểm sau này, giá trị này cũng càn được ược tính ở thời điểm mua tài sản. Tuỳ thuộc theo hoàn cảnh mà số tiền thu hồi có thể rất nhỏ (bằng 0) hoặc đáng kể (tác động đến các thay đổi về công nghệ mẫu mã) .Kinh nghiệm và khả năng xét đoán chinhd là cơ sở quan tronngj tronng việc ước tính giá trị tận dụng. Giá trị tận dụng trừ đi các khoản chi phí ước tính cho việc di chuyển, tháo dỡ tài sản chính là giá trị tận dụng ròng. Như vậy, việc xác điịnh pí tổn khấu hao tronng từng tài khoản kế toán là có thể xác định được và phụ thuộc vào các yếu tố như giá, giá trị tận dụng, và thời gian hữu dụng của TSCĐ. 5. Sử dụng TSCĐ đã khấu hao hết. Tài sản đã khấu hao hết là một tài sản mà chúng đã đạt được đến thời gian hữu ích dự tính, từ đó về sau sẽ không có một khoản khấu hao nào được ghi chép cho tái sản đó nữa. Bởi lẽ tổng số chi phí khấu hao cao nhất là bằng tổng trị giá phải khấu hao, tức là bằng giá thành của tài sản trừ đi giá trị phế thải ước tính. Một tài sản đã khấu hao hết có nghĩa tổng số khấu hao luỹ kế đã bằng với giá trị phải khấu hao. Dovậy không cần phải ghi bút toán khấu hao nào naữa. Tuy vậy vì tài sản vẫn tồn tại và sử dụng, nên nó được lên Bảng cân đối như bình thường. Lúc đó khấu hao luỹ kế có thể bằng nguyên giá TSCĐ nếu khôngtính đến giá trị phế thải. II. Các phương pháp khấu hao TSCĐ. Có rất nhiều phương pháp phân bổ tổng mức khấu hao của TSCĐ cho một số kì kế toán trong thời gian hữu dụng đã được sử dụng trong thực tế. Đó là các phương pháp: Phương pháp khấu hao đều. Phương pháp khấu hao sản lượng. Phương pháp khấu hao nhanh 1. Phương pháp khấu hao đều Giả định quá trình khấu hao là một hàm số của thời gian. Như vậy, phí tổn khấu hao được hân bổ đồng đều cho mỗi năm trong thời hạn sử dụng TSCĐ. Có thể biểu diễn bằng công thức: Chi phí khấu hao hàng năm Nguyên giá - giá trị tận dụng Số năm hữu ích = Tuy nhiên ta cũng có thể biểu hiệnthời gian sử dụng bằng tỷ lệ khấu hao thay cho số năm. Ta có: Tỷ lệ khấu hao=1/Số năm sử dụng.100% VD: Có một TSCĐ trị giá 10 triệu đồng. Thời gian ước tính là 9năm và giá trị tận dụng ước tính là 1triệu đồng thì ta tính được mức khấu hao hàng năm như sau: Mức khấu hao năm=10-1/9=1 (tr. đ). Ưu điểm của phương pháp khấu hao đều là dễ hiểu,đơn gỉan trong tính toán. Nhược điểm: Phương pháp này chỉ phù hợp trong điều kiện tính chất hữu ích của TSCĐ, mức độ sử dụng TSCĐ, chi phí sửa chữa, bảo trì TSCĐ là như nhau giữa các kì kế toán. Điều này là phi thực tế bởi vì cường độ sử dụng một tài sản có thể rất không đồng đều và như vậy năng suất của nó cũng biến đổi. Nếu phân bổ chi phí khấu hao đồng đều là điều bất hợp lí. Hơn nữa , phương pháp này dẫn đến chi phí quá cao liên quan đến bảo dưỡng và khấu hao ở những năm cuối của thời gian sử dung một TSCĐ. Bởi vì ở những năm sau hiệu suất vận hành của tài sản giảm đi dẫn tới những chi phí lớn hơn về sửa chữa và bảo dưỡng và đối chiếu với lượng khấu hao không đổi, tổng chi phí vận hành sẽ tăng lên cao. Tức là phương pháp này sẽ không cân đối chi phí với hiệu quả vận hành một tài sản. 2. Phương pháp sản lượng. Mức trích khấu hao TSCĐ 1 đơn vị SPSX Nguyên giá TSCĐ - Giá trị tận dụng Số lượng sản phẩm ước tính = Mức trích khấu hao năm = * Số lương sản phẩm sản xuất trong năm Mức khấu hao một đơn vị sản phẩm VD: Một xe tải có NG 135 triệu đồng, Giá trị tận dụng 10 triệu đồng. Thời gian hữu dụng của xe tải được biểu diễn bằng số km ước tính là 125000 km. Ta có: Mức KH cho 1 km=135-10/125=1tr/km Nếu năm đầu xe tải chạy được 20km thì mức khấu hao của năm thứ nhất là: 20*1tr=20 (tr. đ) Ưu điểm: Phương pháp này khắc phục được nhược điểm của phương pháp khấu hao bình quân. Giá của tài sản được phân bổ thành các khoản chi phí tỷ lệ thuận với mức độ sử dụng. Phươnng pháp này có thể được áp dụng khi ta ước lượng được khá chính xác tổng sản lượng vật chất do tài sản tạo ra trong thời hạn sử dụng tài sản đó và còn có thể được áp dụng trong các trường hợp liên quan đến kinh doanh phát triển một số loại tài nguyên thiên nhiên như ngành công nghiệp khai thác hoặc có thể áp dụng cho các loại phương tiện vận tải như ô tô, máy bay. 3. Các phương pháp khấu hao nhanh Khấu hao nhanh là phương pháp khấu hao có các mức khấu hao rất lớn trong nhưng năm đầu của thời gian hữu dụng của TSCĐ và càng về những năm sau mức khấu hao càng giảm dần. Sở dĩ phương pháp khấu hao nhanh được đưa ra thực hiện là bởi: Thứ nhất là ở một số ngành kinh doanh, như ô tô, trong đó theo thời gian, các chi phí sửa chữa và bảo dưỡng tăng dần, cách tính khấu hao cao ở những năm đầu và thấp hơn ở những năm sau sẽ tạo ra được một khối lượng đồng đều các chi phí vận hành bao gồm khấu hao, bảo dưỡng và sửa chữa đối với từng năm của thời hạn sử dụng tài sản. Hai là, có những loại tài sản mà khả năng mang lại lợi ích của nó chắc chắn hơn ở những năm đầu so với những năm sau. Trong những trường hợp như vậy dự trữ khấu hao lớn ở những năm đầu có thể tạo ra một sự phân bổ tài sản hợp lí hơn. Các phương pháp khấu hao nhanh này cũng được rất nhiều doanh nghiệp sử dụng với mục đích khai nôp thuế thu nhập. 3.1. Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần Theo phương pháp này, một tỷ lệ cố định được áp dụng vào nguyên giá của tài sản (ở đây giá trị tận dụng không được tính đến) của năm thứ nhất để xác định chi phí khấu hao cho một thời hạn. ở các thời hạn tiếp theo, chi phí khấu hao được tính toán cùng dựa trên tỷ lệ như vậy cho phàn còn lại của tài sản. Có thể cụ thể cách tính các bước như sau: Bước 1:Tính tỷ lệ khấu hao theo phương pháp trung bình của TSCĐ Bước 2: Tính tỷ lệ khấu hao theo phương pháp giảm dần bằng cách nhân đôi tỷ lệ này Bước 3: Vào cuối mỗi năm hữu dụng của TSCĐ, vận dụng tỷ lệ này cho giá trị còn lại của TSCĐ. VD: Một TSCĐ có nguyên giá 20 triệu đồng, thời gian hữu dụng ước tính là 5 năm và giá trị tận dụng ước tính là 1 triệu đồng. Ta có các bước tính khấu hao theo phương pháp này như sau: B1: Tỷ lệ khấu hao hàng năm theo phương pháp trung bình là 100%/5=20% B2: Nhân đôi tỷ lệ này 20%*2=40% B3: Tính các mức kháu hao hàng năm theo bảng dưới đây: Đvt: 1000000đ Số thứ tự năm Phần tính toán mức KH hàng năm Chi phí KH hàng năm Giá trị ghi sổ còn lại 1 2 3 4 5 40%*20 40%*12 40%*7.2 40%*4.32 40%*2.592 8 4.8 2.88 1.728 1.0368 12 7.2 4.32 2.592 1.552 Theo phương pháp này, giá trị ghi sổ của TSCĐ không bao giờ bằng 0. Do đó khi tài sản cố định được bán, trao đổi , tận thu, giá trị ghi sổ còn lại được sử dụng để xác định lãi hoặc lỗ của việc chuyển nhượng đó. Một TSCĐ có giá trị tận dụng thì nó không thể được khấu hao quá giá trị tận dụng. ở ví dụ trên mức khấu hao giới hạn cho năm thứ 6 sẽ là 555200 đ. Đây là số tiền được yêu cầu để làm giảm giá trị ghi sổ của TSCĐ tương ứng với giá trị tận dụng của nó. 3.2. Phương pháp khấu hao theo tổng số các năm. Cũng như phương pháp cân đối giảm dần, phương pháp này dự tính các chi phí giảm dần trong thời hạn sử dụng của tài sản. Cách tính như sau: Các số năm của thời gian hữu dụng của TSCĐ được cộng lại với nhau theo công thức n*((n+1))/2. Tổng này trở thành mẫu số của dãy các tỷ số, được dùng để phân bổ tổng mức khấu hao cho các năm trong thời gian hữu dụng của TSCĐTử số của tỷ số này là số thứ tự năm hữu dụng theo thứ tự ngược lại VD: Vẫn ví dụ ở trên theo cách tính này. Ta có: Tổng số năm của thời gian hữu dụng của TSCĐ là: 1+2+3+4+5=15 Có bảng tính mức khấu hao hàng năm như sau Số thứ tự năm Phần tính toán mức khấu hao hàng năm Chi phí khấu hao hàng năm 1 2 3 4 5 5/15*19 4/15*19 3/15*19 2/15*19 1/15*19 60333 5.067 3.8 2.533 1.267 Ưu điểm của phương pháp này là dễ tính toán. Hơn nữa nhờ sử dụng phương pháp này ta có thể tránh được các vấn đề về giá trị dư thừa quá cao của tài sản mà không thể thu hồi được ở cuối đời sử dụng của nó. Đây là vấn đề ta phải gặp trong phương pháp cân đối giảm dần. 3.3. ảnh hưởng của khấu hao nhanh với thuế lợi tức Khấu hao nhanh làm cho chi phí của khấu hao một tài sản trong những năm đầu sử dụng với tài sản. Chi phí khấu hao cao hơn và do vậy lợi tức chịu thuế cũng giảm, kết quả là số tiền thuế lợi tức trong những năm đầu sử dụng tài sản là ít hơn so với phương pháp khấu hao thông thường và vì thế nếu luật thuế lợi tức cho phép các công ty sử dụng phương pháp khấu hao nhanh sẽ có lợi. Mặc dù vào những năm cuối sử dụng tài sản chi phí khấu hao thấp hơn (nhưng tổng chi phí khấu hao trong toàn bộ đời tồn tại của tài sản là bằng nhau giữa các phương pháp), lợi ích tăng tương ứng, nhưng công ty phải nộp thuếu lợi tức tăng trong những năm sau của tài sản, điều đó theo khái niệm thời gian của tiền tệ thì công ty sẽ có lợi hơn. 4. Lựa chọn phương pháp ở trên ta đã thấy rằng các phương pháp khấu hao khác nhau có nhằm mục đích là phân bổ giá của một tài sản cố định trong thời gian sử dụng nó theo phương pháp hệ thống và hợp lí. Tuy nhiên, mỗi một trong số các phương pháp đã nêu dựa trên các giả định khác nhau và cho ra các số liệu khác nhau về khấu hao . Do đó việc lựa chọn phương pháp khấu hao cho phù hợp với từng doanh nghiệp là điều quan trọng. Đó là phương pháp mà cho các thông tin thích đáng nhất cho công tác quản lí và nó phụ thuộc vào mục tiêu mà ta cần đạt được, có nghĩa là nó được xem xét trên các khía cạnh: Thứ nhất, là xác định lợi nhuận ròng định kì và các điều kiện về tài chính. Một phương pháp khấu hao thích hợp cần phải phân bổ được giá của TSCĐ trong thời gian sử dụng sao cho có thể đạt được mức độ tưong xứng cao giữa chi phí khấu hao và lợi nhuận thu được. Nếu phương pháp khấu hao được chọn là khônng phù hợp thì kết quả việc xác định lợi nhuận sẽ không đúng đắn và tài sản thể hiện tronng bảng kết toán sẽ vượt quá hoặc ỏ dưới mức thực tế. Trên quan điểm báo cáo ngoại bộ, một công ty cần chọn phương pháp kháu hao dựa trên bản chất của công việc kinh doanh và của cá cloại tài sản kháu hao. Thực tế một công ty có thể sử dụng các phươnng pháp khấu hao khác nhau cho các loại tài sản khác nhau. Một mục tiêu nữa mà việc trích khấu hao cần xem xét tới là yêu cầu về mặt quản lý. Nó liên quan đến nghĩa vụ thuế và dòng tiền bởi mục tiêu quản là gỉam thiểu số tiền thuế và tăng tối đa số tiét kiệm thuế. Do đó, việc lựa chọn phương pháp khấu hao phải dựa trên mục tiêu này để xem xét. Tóm lại, phương pháp khấu hao phải thể hiện được lợi ích kinh tế mà tài sản đem lại cho doanh nghiệp. Nó phải được xem xét một cách định kì và nếu có sự thay đổi đáng kể thì cần có phương thức tính khấu hao mới để thể hiện sự thay đổi đó. Khi có những thay đổi như vậy tronng phương thức tính khấu hao thì sự thay đổi đó càn được coilà sự thay đổi tronng các ước lượng kế toán và mức khấu hao ước tính cho các kì hiện hành và tương lai cần phải dược thay đổi. III. Phương pháp hạch toán kế toán khấu hao TSCĐ. 1. Nguyên tắc hạch toán. Khấu hao TSCĐ là một phần giá trị của TSCĐ được tính chuyển vào chi phí sản xuất kinh doanh nên moọt mặt nó làm tănng giá trịhao mòn , mặt khác nó làm tănng chi phí sản xuát kinh doanh. Khấu hao TSCĐ được tính ngày 1 hàng tháng để phân bổ vào chi phí của các đối tượng sử dụng. Mức khấu hao hàng tháng được xác định theo công thức: Số khấu hao TSCĐ phải trích trong tháng Số khấu hao đã trích tháng trước Số khấu hao tăng trong tháng Số khấu hao giảm trong tháng = + _ Mức khấu hao tăng giảm đươc xác định theo nguyên tắc tròn tháng. TSCĐ tăng trong tháng này thì tháng sau mới bắt đầu tính khấu hao, còn TSCĐ giảm tronng tháng náy thì tháng sau mới thôi không trích khấu hao 2. Phương pháp hạch toán 2.1. Tài khoản sử dụng TK214"Hao mòn TSCĐ": Dùng để phản ánh giá trị hao mòn của các TSCĐ trong doanh nghiệp Bên Nợ : Giá trị hao mòn TSCĐ giảm do các lid do giảm TSCĐ( thanh lý, nhượng bán, điều chuyển đi nơi khác...) Bên Có : Giá trị hao mòn TSCĐ tăng do trích khấu hao TSCĐ, do đánh giá lại TSCĐ hoặc do diều chuyển TSCĐ đã có hao mòn giũa các đơn vị thành viên của công ty Số Dư bên Có: Giá trị hao mòn hiện có ở đơn vị TK214 có 3 tiểu khoản: TK2141: Hao mòn TSCĐ hữu hình TK2142: Hao mòn TSCĐ thuê tài chình TK2143: Hao mòn tSCĐ vô hình TK 009 "Nguồn vốn khấu hao cơ bản" : Tài khoản này phản ánh theo phương pháp ghi đơn và có kết cấu như sau: Bên Nợ : Số khấu hao đã trích và tăng thêm từ nguồn khác Bên Có : Số khấu hao giảm xuống do nộp , trả nợ, sử dụng tại đơn vị Dư Nợ : Số khấu hao hiện còn 2.2. Phương pháp hạch toán Hàng tháng trích khấu hao TSCĐ Nợ TK6274,6414, 6424 Có TK 214 (Hạch toán chi tiết) Đồng thời ghi Nợ TK 009 Khi nộp số khấu hao cho ngân sáh hoặc cấp tren (nếu có) Nợ TK 411: Ghi giảm nguồn vốn kinh doanh nếu không được hoàn lại Nợ TK 1368: Ghi tăng khoản phải thu nội bộ nếu được hoàn lại Có TK 336: Số khấu hao phải nộp cấp trên Đồng thời ghi Có TK 009 Đối với TSCĐ đi thuê tài chính khi hết hạn thuê phải trả cho bên cho thuê mà vẫn chư trích đủ khấu hao thì giá trị còn lại của TSCĐ thuê ngoài phải tính vào chi chờ phân bổ (nếu giá trị còn laị lớn) hoặc phân bổ hết vào chi phí kinh doanh trong kì (nếu giá trị còn lại nhỏ) Nợ TK 2142: Giá trị hao mòn luỹ kế Nợ TK1421: Giá trị còn lại Có TK 212: NGTSCĐ thuê tài chính TSCĐ đánh giá lại theo quyết định của nhà nước TH đánh giá tăng NGTSCĐ Nợ TK 211 Có TK 412: Chênh lệch đánh giá lại tài sản (phần giá trị còn lại tăng lên) Có TK 214: Hao mòn TSCĐ (phần hao mòn tăng thêm) Nếu có điều chỉnh tăng mức hao mòn Nợ TK 412: Có TK214 Điều chỉnh giảm giá trị hao mòn Nợ TK 214 Có TK 412 Trường hợp đánh giá giảm NGTSCĐ Nợ TK412 Nợ TK 214 Có TK211 Các trường hợp giảm TSCĐ thì đồng thời với việc phản ánh NGTSCĐ phải phản ánh giảm giá trị đã hao mòn của TSCĐ Tuy nhiên, ta thấy có sự khác biệt giữa hạch toán khấu hao TSCĐVH giữa Việt Nam và các nước khác. ở Việt Nam trích KH hoàn toàn như trên trong khi đó Chuẩn mực kế toán Quôcd tế và một số nước Hạch toán khấu hao TSCĐ được ghi Có trực tiếp vào TK đó. 3. Tính và phân bổ khấu hao TSCĐ Hàng tháng kế toán phải tiến hành trich khấu hao TSCĐ và đưa vào chi phí sản xuất kinh doanh và phân bổ chi phí khấu hao cho từng đối tượng sủ dụng TSCĐ Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ STT Chỉ tiêu Tỷ lệ khấu hao % số năm sử dụng Nơi sử dụng Toàn DN TK 627 "Chi phí SXC" TK 641 "CPBH" TK 642 "CPQLDN" TK 421 "CPXDCB" TK142 "CP trả trước" TK 335 "CP phải trả" TK 811 NG TSCĐ Số KH FX(SP) FX(SP) FX(SP) ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 I- Số KH TSCĐ đã trích tháng trước ......... II- Số KHTSCĐ tăng trong tháng ..... III- Số KHTSCĐ giảm trong tháng ..... IV- Số KHTSCĐ phải trích tháng này (IV= I+II-III) IV. ý nghĩa của việc trích khấu hao TSCĐ vào việc quản lí TSCĐ và bảo toàn vốn trong doanh nghiệp 1. Khấu hao và bảng Tổng kết tài sản Khi trình bày thông tin về TSCĐ của doanh nghiệp, nguyên tắc công khai toàn bộ đòi hổi phải cho một sự mô tả chung về phương pháp khấu hao được sử dụng. Điều này được ghi trong ơhần chú thích. Và các Báo cáo tài chính sẽ có thông tin nhiều hơn nếu nêu cả giá trị và mức khấu hao tích luỹ của TSCĐ. Do đó người xem bảng Tổng kết tài sản sẽ hiểu rõ hơn là chỉ có thông tin về giá trị còn lại của tài sản. Cần ghi nhớ là TSCĐ được báo cáo trên Bảng TKTS theo giá trị còn lại của chúng chứ không theo giá trị thị trường. Bởi vì TSCĐ được giữ để sử dụng chứ không phải để bán và các BCTC dựa trên khái niệm kinh doanh liên tục. Điều này có nghĩa là công ty dự kiến tiếp tục kinh doanh lâu dài đủ để thu hồi lại chi phí ban đầu của TSCĐ thông qua việc tiêu thụ sản phảm. Do đó, TSCĐ được đưa vào bảng TKTS theo phần chi phí áp dụng trong các kì tương lai của chúng. Không nên làm lẫn là mức khấu hao tích luỹ trên bảng TKTS phản ánh vốn tích luỹ để mua TSCĐ mới khi TSCĐ hiện có phải được thay thế. Các TK khấu hao luỹ kế là các TK đối xứng với các ssố dư có không thể được sử dụng để mua bất kí cái gì. Nếu một doanh nghiệ có tiền dể mua TSCĐ thì số tièn này được phản ánh trên Bảng TKTS như một khoản mục tài sản hiện hành" Tiền mặt" chứ không như một khoản khấu hao luỹ kế 2. Khấu hao với việc bảo toàn vốn trong doanh nghiệp Xét trên góc độ tài chính, khấu hao sẽ làm giảm giá trị thực của TSCĐ nhưngn lại làm tăng giá trị của một tài sản khác một cách tương ứng (tiền mặt, tiền ngân hàng) . Điều này chô phép doanh nghiệp có thể mua lại TSCĐ khi đã khấu hao đủ. Như vậy, khấu hao là một phương tiện của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp đảm bảo đủ nguồn vốn để tái tạo TSCĐ và trả nợ vay. Thậm chí trong trường hợp chỉ đủ hoà vốn doanh nghiệp cũng có thể bù đắp được chi phí ban đầu Ví dụ: Báo cáo thu nhập của một công ty như sau: (Đvt: 1 tr. đ) Doanh thu 100000 Chi phí bán hàng 60000 Chi phí thuê nhà 10000 Tiền lương 25000 Chi phí kháu hao 5000 Thu nhập thuần 0 Như vậy, khi doanh nghiệp kinh doanh không lãi, không lỗ doanh nghiệp cũng thu hồi được một khoản 5000 chi phí của TSCĐ thông qua viẹc tiêu thụ sản phẩm. Sở dĩ như vậy bởi vì trong 100000tr này công ty chỉ chi ra 95000 tr chi phí còn không có đồng nào được chi cho 5000 chi phí khấu hao. Và kết quả là doanh nghiệp thu hồi được 5000 tr. cứ như vậy công ty sẽ tiếp tục thu hồi ch i phí của TSCĐ cho đến khi thu hồi được toàn bộ Trong một số trưòng hợp, lợi ích kinh tế do tài sản tạo ra đã được doanh nghiệp khai thác và tạo ra các tài sản khác chứ không làm tăng chi phí. Khi đó khấu hao của TSCĐ sẽ trỏ thành một yếu tố tronng giá trị của tài sản khác và bao gồm trong giá trị kế toán của chúng. Thí dụ, khấu hao nhà xưởng máy móc và thiết bị dùng cho xây dựng và phát triển sẽ được vốn hoá vào giá trị tài sản dang phát triển. 3. Lưới chắn thuế của khấu hao Tuy khấu hao không gắn với dòng tiền mặt nhưng chúng vẫn có ảnh hưởng đến số lượng của các loại thuế thu nhập mà doanh nghiệp phải chịu. Chúng ta biết rằng, các mức khấu hao có bản chất không là các dòng chi tiền mặt, nhưng chu ngs cũng được khấu trừ khi tính mức thu nhập chịu thuế. Thật vậy, các mức khấu hao che đậy các nguồn thu không phải chịu thuế. Do đó , chi phí kháu hao cũng được xem như lưới chắn thuế của thu nhập. Mức giảm chi phí do lưới chắn thuế mà khấu hao mang lại sẽ luôn bằng với lượng chi phí kháu hao thực hiện nhân với thuế suất Hơn nữa, một ý nghĩa khác của khấu hao trong góc đọ này là việc tạo ra các nguồn luạc bổ sung. Việc khấu hao nhanh và trả thuế chậm làm cho ta có thể sử dụng các nguồn lực bổ sung trong một thời hạn dài hơn nữa bởi vì việc đóng thuế được giãn ra. Tóm lại, việc xác định đúng đắn số khấu hao phải tính và phân bổ phù hợp vào các đối tượng sử dụng TSCĐ vuừa đảm bảo có đủ nguồn vốn đẻ tái tạo TSCĐ, trả nợ vay...vừa bảo đảm hạch toán đúng đắn chi phí sản xuất kinh doanh đẻ tính đúng giá thành sản phẩm và kềt quả kinh doanh Phần B: thực trạng hạch toán KHTSCĐ trong các doanh nghiệp hiện nay và một số giải pháp thực hiện I. Những kết quả tích cực trong việc thực hiện kế toán hạch toán KHTSCĐ Thực tế cho thấy Chuẩn mực Kế toán Việt Nam đang ngày càng gần với chuẩn mực và thônng lệ Kế toán Quốc tế, tạo ra sự hoà nhập , công nhận của Quốc tế đối vớ Kế toán Việt Nam, đồng thời thoả mãn và phù hợp với đặc diểm nền kinh tế thị trường tại Việt Nam Thật vậy, trước đây theo thông tư số 1062/TC/QĐ/CSTC ngày 14/11/1996 và thông tư số166/1999/QĐ- BTC ngày 30/12/1999 đều quy đinhhj: múc trích khấu hao hàng năm bằng nguyên giá TSCĐ chia cho thời gian hữu ích của TSCĐ. Nhưng ta biết rằng, TSCĐ dù có cũ, lạc hậu, hư hỏng đến đâu thì vẫn còn là một lượng cố định có thể thu hồi được, kể cả trong trường hợp 100% hình thái vật chất của tài sản được thu hồi dưới dạng phế liệu. thế nhưng theo công thức trên mức trích khấu hao lại không đưa giá trị thu hồi vào. Điều này là chưa phù hợ p bỏi vì: Trên tyhực tế có rất nhiều TSCĐ khi thanh lí sẽ thu hồi được với số tiền lớn. nếu không tính đến giá trị thu hồi có nghĩa là ta đã gián tiếp làm ch mức khấu hao được hạch toans vào chi phí sản xuất cao hơn thực tế. Giá trị thu hồi là cái vốn có của TSCĐ, việc sử dụng giá trị thu hồi sẽ làm cho TSCĐ không bao giờ được phép khấu hao hết nguyên giá. Điều đó có tác dụng tăng cường trách nhiệm quản lý của doanh nghiệp đối với TSCĐ đồng thời nếu có hiện tượng mất mát, làm hư hỏng TSCĐ do các yếu tố chủ quan của con người thì sẽ dễ dàng cho việc xác định mức bồi thường. Hơn nữa, việc sử dụng chỉ tiêu giá trị thu hồi còn có tác dụng trợ giúp đắc lực cho quản trị tài chính khi tiến hành thanh lý TSCĐ, giúp ta xác định số lãi (lỗ) bất thường hợp lý hơn. Đồng thời theo Chuẩn mực Kế toán Quốc tế Và chế độ Kế toán của các nướctiên tiến như mỹ, người ta vẫn đưa giá trị thu hồi vào cong thức tính khấu hao, ngay cả khi sử dụng phương pháp khấu hao nhanhhay phương pháp khấu hao theo sản lượng thì giá tri thu hồi được coi là một chỉ tiêu giới hạn để khống chế tổng mức khấu hao luỹ kế của TSCĐ. Theo đó Chuẩn mực kế toán Việt Nam ban hành theo QĐ149/2001/QĐ- BTCngày 31/12/2001 đã đưa giá trị thu hồi vào việc xác định giá trị phải khấu hao nhằm khắc phục những hạn chế trên. Đối với việc xác định thời gian hữu ích của TSCĐ, QĐ1062-TC/CSTC ngày 14/11/1996 của Bộ trưởng Bộ Tài chính cho phép các doanh nghiệp tự đăng kí mức trích khấu hao trong khung quy định trên cơ sở kế hoạch sản xuất kinh doanh với cơ quan quản lí vốn và tài sản nhà nứoc tại doanh nghiệp và cơ quan thuế địa phương trong thời hạn 3 năm. Cho đến khi ban hành QĐ số 166 thì điều này đã được sửa đổi như sau: Cho phép các doanh nghiệp tự xác định thời gian hữu ích trên cở các yếu tố về công suất, sản lượng ước tính , giá trị hao mòn do làm việc ... Từ đó tính toán mức khấu hao phù hợp. Điều này là hợp lý hơn không những bởi nó thống nhất với thế giới mà còn được thực tế chứng minh: Các doanh ngghiệp tất nhiên phải đặt ra chỉ tiêu kế hoạch nhưng khi thực hiện lại là một vấn đề, nó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, do đó việc đăng kí mức trích khấu hao trên cơ sở kế hoạch sản xuất chỉ là chỉ tiêu phấn đấu. và nếu như doanh nghiệp phải trích đúng mức khấu hao đã đăng kí thì có thể dẫn tới tình trạng bị lỗ do có thể trích cả những TSCĐ chưa được sử dụng. Hay trường hợp doanh nghiệp kinh doanh lãi nhưng trong đó có cả phần lãi do không trích khấu hao giá trị sản lượng thực tế. Điều này không phản ánh đúng tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thực chất là lời giả lỗ thật. Điều này đặc biệt thấy ở các doanh nghiệp xây lắp. Như vậy , để các doanh tự xác định thời gian sử dụng và mức khấu hao cho phù hợp là hợp lý và khoa học. Về phương pháp tính khấu hao, trước đây kế toán Việt Nam chỉ qui định tính khấu hao theo phương pháp đuuờng thẳng, trong khi đó các nước trên trế giới đã áp dụng nhiều phưong pháp, và thực tế cũng gặp phải một số vấn đề như: TSCĐ trong doanh nghiệp có nhiều loại, nhiều nhóm khác nhau, công dụng của mỗi tài sản cũng khác nhau, mức độ suy giảm giá trị khác nhau... đồng thời , theo nguyên tắc phù hợp của kế toán thu nhập phải phù hợp với chi phí. và khấu hao là một yếu tố chi phí có liên quan đến thuế thu nhập doanh nghiệp, nếu quy định các doanh nghiệp phải khấu hao theo phueoeng pháp đường thẳng đẻ đảm bảo số liệu tính thuế đúng đắn, khi thực hiện đã có sự đồng nhất giữa kế toán thuế và kế toán doanh nghiệp trong khi hệ thống kế toán doanh nghiệp không đồng nhất với hệ thống kế toán thuế. Do đó, Chuẩn mực kế toán Việt Nam ban hành theo QĐ149 năm 2001 đã bổ sung các phương pháp khấu hao nhanh và doanh nghiệp được lựa chọn phương pháp khấu hao phù hợp với từng tài sản nhằm mục đích thu đưọc lợi ích kinh tế trong quá trình sử dụng. Đối với TSCĐVH, ở nước ta trước những năm đầu của thập kỷ 90 còn rất mơ hồ và hầu như không được biết đến, người ta chỉ biết đén một loại tài sản duy nhất là TSCĐHH. Mặc dù TSCĐVH dã được đề cập đến tronng chế độ kế toán ban hành năm1995 nhưng lúc đó nó vãn còn là vấn đề khá mới mẻ cho các doanh nghiệp Việt Nam. Do đó việc trich KHTSCĐVH còn nhiều khác biệt so với thế giới. Tuy nhiên , cho đến nay, những quy định về việc trích KHTSCĐVH cũng đã khá hoàn thiện và thống nhất với thế giới. Tuy nhiên , trong quá trình thực hiện khấu hao TSCĐ cũng tồn tại môt số vấn đề bất cập. để khắc phục tình trạng đó và góp phần xây dựng Hệ thống chuẩn mực Kế toán Việt Nam vừa được công nhận của thế giới đồng thời lại phù hợp với đặc điểm kinh tế xã hội của Việt Nam, chúng ta cần chú ý những vấn đề sau: II. Những tồn tại trong việc hạch toán khấu hao TSCĐ- Các giải pháp Thứ nhất, một ý nghĩa quan trọng của khấu hao đó là cônng cụ bảo hộ thuế dựa trên cơ sở các phương pháp khấu hao nhanh. Luật thuế cho phép sử dụng các phương pháp này để lập Bảng kê khai nộp thuế thu nhập. Vì chúng được sử dụng để nhằm mục đích tính thuế như vậy nên nhiều doanh nghiệp cũng sử dụng chúng trong sổ sách kế toán của họ. Điều này một mặt nó làm cho quá trình ghi sổ sách được dễ dàng, đem lại các nguồn lợi về thuế và tạo ra các nguồn thuế bổ sung cho công ty, mặt khác nó lại gay nê tình tranngj gian lận trong việc khai báo thuế, trốn thuế thu nhập bằng cách; doanh nghiệp có thể khai báo tănng chi phí khấu hao, do đó làm tăng chi phí và giảm lợi nhuận. Từ đó mức thuế phải nộp được giảm theomức kháu hao tăng lên. Điều này gây nên mâu thuẫn giữa kế toán thuế và kế toán doanh nghiệp và gây tổn thất đối với các cơ quan chức năng nhà nước, ảnh hưởng đến nền kinh tế xã hội. Không những thế từ những vấn đề này, có thể tạo nên tình trạng tham nhũng, gian lận tại nội bộ doanh nghiệp, ảnh hưởng xấu đến tình hình sản xuất kinh doanh, rồi uy tín, thanh danh của doanh nghiệp Như vậy vấn đề đặt ra là cần giải quyết giữa yêu cầu báo cáo giữa cơ quan thuế và sự trình bày trung thực hợp lý tình hình hoạt động của doanh nghiệp theo quan điểm của kế toán. Mục tiêu của cơ quan thuế là chống các hành vi trốn thuế bằng thủ thuạt ghi giảm lợi tức trong kỳ của donh nghiệp, quan điểm của ké toán luôn thận trọngviệc xác định kết quả hoạt đọng kinh doanh của doanh nghệp, nghĩa là luôn cảnh giác việc tăng khống doanh thu, giảm khống lợi tức. Mâu thuẫn này luôn tồn tại giữa báo cáo quyết toán thuế và báo cáo tài chính của doanh nghiệp, càng dễ trở nên khó giải quyết trong khi tình hình Việt Nam hiện nay hai báo cáo này là một. Do đó gây nên nhiều khó khăn phức tạp cho các doannh nghiệp. Để tìm ra sự thống nhất và hợp lý đồng thời khắc phục những khó khăn yếu kém trong kinh doanh do tình trạng trên có thể xem xét các khía cạnh sau: Trước hết , cần qủan lý TSCĐ và trích KHTSCĐ một cách sát sao, nghiêm túc để nếu như xảy ra gian lận thì phát hiện và xử lý kịp thời. Thứ hai là có thể đề ra quy định về mức trích khấu hao tối đa đối với từng doanng nghiệp cụu thể, tránh được tình trang khai khống tăng khấu hao. Néu như doanh nghiệp thực sự phát sinh Chi phí khấu hao lớn hơn mức giới hạn cho phép thì cần trình bày với cơ quan chức năng và đưa ra những cơ sở xác đáng, phù hợp giải thích cho các vấn đề đó. Thứ hai, để thu được các lợi ích về thuế, thu hồi vốn nhanh thì ở nước ta mới chỉ sử dụng hai phương pháp khấu hao nhanh là khấu hao theo số dư giảm dần và khấu hao theo tổng số các năm. Trong khi đó Mỹ và một số các nước khác, hệ thống bù đắp nhanh chi phí đang được sử dụng phổ biến. Hệ thống bù đắp nhanh chi phí sử dụng rộng rãi khái niệm thời gian hữu dụng và khấu hao nhanh bằng cách sắp xếp tất cả tất cả các tài sản phải trích khấu hao thành một trong 3 loại tài sản. Phương pháp này bao hàm cả việc sử dụng phương pháp trung bình tại điểm mà sự chuyển hướng đó giúp khấu hao nhanh. Từ thực tiễn thế giới như vậy chúng ta có thể xem xét ván đề này ở Viẹt Nam trên cơ sở chọn lọc, đúc rút kinh nghiệm của các nước đó sao ch o trước hết là phù hợp voí đặc điểm của nứoc ta và thoóng nhất với thônng lệ chunng của thế giới . Tuy nhiên cần lưu ý khi sử dụng phương pháp này là: Khi tính các mưcư khấu hao người ta được phép tính các mứa khấu hao cho nửa năm đầu tien và năm cuối cùng và giá trị tận dụng khỗngét đến trong tính toán các mức khấu hao, điều này cho phép các mức khấu hao dược tính trên căn cứ toán bộ chi phí ban dầu của một tài sản nên mọi giá trị tận dụng vào cuối năm sử dụng sẽ phải chịu thuế như khoản lọi tức. Đồng thời phương pháp khấu hao MACRS thường không được chấp nhận để dùng trong quá trình lập BCTC vì nó phân bổ khấu hao cho một thời kì ngắn hơn thời gian hữu dụng ước tính của TSCĐ. Nhưng phương pháp này lại có lợi cho mục đích khai thuế. Do dó nếu như phương pháp này được đề cập đến ở Việt Nam thì nên xem xét cả những khía cạnh này nhằm tạo nên một sự hoàn thiện, thích hợp hơn. Thứ ba, là còn xảy ra tình trạng các doanh nghiệp mới thành lập, họ hạch toán giảm mức kháu hao đi để tăng lợi nhuận nhằm tạo ra một BCKQKD đẹp mắt, che đậy sự yếu kém non nớt trong kinh doanh để thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư và các đối tượng khác hoặc để chiếm lĩnh thị trường. Cũng như vậy, một số doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ , họ cũng khai giảm mức khấu hao nhằm giảm đáng kể số lỗ hiện tại nhằm che mắt khách hàng và nhà cung cáp. Họ đơn thuần chỉ là để giữ sổ sách kế toán bớt xấu hơn. Nhưng khi đó doanh nghiệp láy đâu ra lợi nhuận để chịu thuế. Và hiển nhiên các doanh nghiệp này hiểu rõ sự tách bạch giữa hạch toán tài chính doanh nghiệp và hạch toán thuế. Không ai là không biết tới ảnh hưởng của các số liệu kế toán tới phân tích hoạt động tài chính tới bản thân doanh nghiệp cũng như là các bên có quan hệ với doanh nghiệp. Vậy để quản lý, khắc phục tình trạng không trung thục nêu trên cần đưa ra giới hạn tối thiểu về mức khấu hao thích hợp ỏ từng doanh nghiệp cụ thể. Tất nhiên không phải chỉ cứng nhắc cố định ở một mức mà doanh nghiệp cũng có thể thay đổi nếu có lý do hợp lý và phải được trình bày cụ thể. Thứ tư, là đối với TSCĐ thuê tài chính cần quy định rõ ràng về thời gian sử dụng. Bởi nó chưa được tính tới đầy đủ các tiêu chuản đẻ một tài sản là thuê tài chính. nếu thời gian sử dụng quy định ở đây là thời gian thuê tài sản thì khi kết thúc hợp đồng, TSCĐ đã khấu hao hết , lúc đó tài sản thuê thực sự trở thành của bên đi thuê còn có ý nghĩa nữa hay không? Vì vậy việc xác định thời gian sử dụng của TSCĐ phải làm cơ sở cho viêc tính khấu hao một cách phù hợp. Vấn đề tiếp theo đang tồn tại trong các doanh nghiệp hiện nay là việc quản lý các tài sản đã khấu hao hết nguyen giá. Kế toán Việt Nam cũng như các nứơc khác đã quy định không trích khấu hao đối vơi những tài sanr đã khấu hao hết nguyên giá. Song thực tế ta thấy số lượng cũng như tỷ trọng TSCĐ đã khấu hao hết nguyên giá mà vẫn sử dụng được trong các doanh nghiệp càng cac, điều đó chứng tỏ rằng phương pháp khấu hao được áp dụng và việc tổ chức công tác kế toán để xác định mức khấu hao là chưa phù hợp. Và chính trong những doanh nghiệp có tỷ trọng TSCĐ đã hết khấu hao vẫn tham gia vào sản xuất lớn mà không phải trích KH thì đương nhiên chỉ tiêu mức khấu hao hàng năm sẽ nhỏ, điêù không hợp lý này dẫn tới cơ cấu chi phí và giá thành sẽ thay đổi, lợi nhuận thay đổi.. gây khó khăn lớn cho việc phan tích hoạt động kinh tế bởi vì khi tính các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất có liên quan đến TSCĐ như: số vòng quay của TSCĐ, tỷ suất lợi nhuận tính trên tổng số tài sản..sẽ không được chính xác, số liệu phân tích kém ý nghĩa. Vậy để quản lý và khai thác có hiệu quả đối với những TSCĐ đã khấu hao hết nguyên giá mà vẫn còn đang sử dụng, các doanh nghiệp có thể thực hiện các biện pháp sau: Tổ chức kiểm kê, đánh giá lại thực trạng của những TSCĐ đã hết khấu hao, nếu tài sản nào còn sử dụng tốt thí tăng cướng chế đọ quản lý hiện vật , tăng công suất sử dụng và sớm có kế hoạch thay thế Mạnh dạn nhượng bán những tài sản đã lạc hậu, hiệu quả sử dụng kém. Vì nếu cứ cố kéo dài việc sử dụng những tài sản này sẽ tốn kém nhiều chi phí sửa chữa, có nguy cơ mất an toàn lao động , sản phẩm do chúng tạo ra không đảm bảo chất lượng, và có thể doanh nghiệp bị tụt hậu, kém khả năng cạnh tranh do mất cơ hội để đầu tư trang thiết bị những loại TSCĐ mới có công nghệ hiện đại ,kỹ thuật tiên tiến. Đưa nội dung phản ánh thực trạng về mặt kỹ thuật, công nghệ , tính năng, tác ,dụng của những tài sản đã khấu hao hêt nguyên giá hiện có tại doanh nghiệp vào trong báo cáo thuyéet minh tài chính hàng năm.Tổ chức các họi nghị phân tích đánh giá hiệu quả của việc tiếp tục sử dụng hay không sử dụng những tài sản này để có quyết định kịp thời. Tóm lại, chế độ kế toán về kháu hao TSCĐ khi thực hiên dã đem lại nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp nếu như bản thân doanh nghiệp nhận thức rõ ràng và nghiêm túc thực hiện đúng chế độ. điều đó thể hiện sự hợp lý , đúng đắn của chế độ này. Tuy nhiên, thực tế đã nảy sinh một số vấn đề tồn tại đã nêu ở trên. Mong rằng đó là những đóng góp thiết thực nhằm khắc phục tình trạng đó cũng như phàn nào tháo gỡ những bất cập của chế độ. kết luận Cùng với sự hội nhập vào nền kinh tế thế giới, kinh tế Việt nam đang ngày càng và sẽ phát triển mạnh mẽ. Chế độ kế toán của Việt Nam cũng ngày càng hoàn thiện hơn. Trong đó có thể thấy rõ ở chế độ Ké toán khấu hao tài sản cố định. Kể từ khi mới xuất hiện cho đén nay, đã nhiều lần chỉnh đổi bổ sung cho đến nay có thẻ nói là đã hợp lý. Điều đó thể hiện ở những kết quả tích cực trong doanh nghiệp , những nguồ lợi mà doanh ngiệp có được nhò sự hạch toán đúng đắn khấu hao TSCĐ. Tuy nhiên những hạn hẹp gặp phải khi thực hiện không phải là không có và em đã câp nhật một số vấn đề đã nêu ở trên. Hy vọng nó sẽ góp phần nào đó trong việc giải quyết và mong rằng chế độ ké toán nói chung và chế độ kế toán khấu hao TSCĐ ngày càng hoàn thiện hơn nữa, có sự thống nhất cao độ với chuẩn mực kế toán quố tế nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của kinh tế xã hội. Bài viết được hoàn thành dưới sự hướng dẫn của thầy Nguyễn Quốc Trung. Em xin chân thành cảm ơn thầy. Tài liệu tham khảo Giáo trình KTTC- ĐH KTQD Kế toán quản trị và phân tích kinh doanh- ĐH KT TPHCM KTTC áp dụng cho các doanh nghiệp Việt Nam KTTC (tập hợp chi phí và giá thành) KTTC (theo hệ thống kế toán Mỹ) KTQT (kế toán Pháp) KTQT (kế toán Mỹ) KT quản lý- Nhà XBTK Những quy định vể kế toán kiểm toán- Lê Thành Châu 39 Chuẩn mực kế toán quốc tế Những vấn đề về chuẩn mực kế toán quố tế QĐ1062- TC/QĐ/ CSTC/ngày 14/11/1996 QĐ166/1999/QĐ- BTC ngày30/12/1999 QĐ149/2001/QĐ- BTC ngày 31/12/2001 TT89/2002/TT_ BTCngày9/10/2002 Tạp chí kế toán Tạp chí kinh tế và phát triển Tạp chí tài chính Mục lục Trang

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc35317.doc
Tài liệu liên quan