Đề tài Thực trạng huy động và sử dụng vốn ở tổng công ty thép Việt Nam

Ngoài ra, VSC cũng tham gia góp vốn liên doanh trong lĩnh vực dịch vụ, khách sạn như: Trung tâm thương mại IBC, Cảng quốc tế Thị Vải. Tổng vốn đầu tư của hai liên doanh này khoảng 150 triệu USD. Không chỉ VSC thực hiện liên doanh, liên kết mà các công ty thành viên của VSC cũng tham gia liên doanh trong và ngoài nước. Công ty Gang thép Thái Nguyên (TISCO) có các liên doanh như: liên doanh cán thép Thanh hoá, tham gia góp vốn liên doanh Natsteelvina. Công ty thép Miền Nam có liên doanh như Posvina Nippovin, Vigal,Tôn Phương Nam Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư trong các liên doanh tương đối cao. Về thiết bị xây lắp, máy móc các liên doanh đã có hai máy cán liên tục thuộc loại tương đối hiện đại của VPS và Vinakyoei và ba máy cán liên tục. Tổng công suất thiết kế của năm liên doanh đạt 910.000 tấn/ năm. Sản lượng thép cán sản xuất, tiêu thụ thép cán của các công ty liên doanh không ngừng tăng hàng năm. Các liên doanh gia công sau cán cũng hoạt động mạnh và phát triển tạo ra năng lực sản xuất gia công sau cán đạt 0,5 triệu tấn/năm. Cụ thể ống thép hàn đạt 60.000 tấn/năm, tôn mạ kẽm đạt 106.000 tấn/năm và 51.411 tấn/năm gia công thép. Có thể nói các công ty liên doanh thép sản xất kinh doanh có lãi cao hơn so với hầu hết các đơn vị thành viên của tổng công ty thép Việt Nam.

doc92 trang | Chia sẻ: haianh_nguyen | Lượt xem: 1122 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng huy động và sử dụng vốn ở tổng công ty thép Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ồn vốn huy động của các Ngân hàng Thương mại hầu hết là ngắn hạn từ một năm trở xuống. Các công trình trọng điểm, công trình lớn của TCTy chủ yếu phải huy động vốn dài hạn nước ngoài từ nguồn ODA, nguồn vay thương mại qua đường nhập thiết bị trả chậm hoặc liên doanh với nước ngoài. Để hỗ trợ, Chính phủ đã hỗ trợ một phần vay theo kế hoạch của Nhà nước với lãi suất ưu đãi qua cục đầu tư phát triển, ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam. Nhưng nguồn vốn này cũng khó đáp ứng khỏi yêu cầu. Do đó, có khi phải bố trí dàn trải thời gian thi công, chậm đi vào sử dụng gây kém hiệu quả. Hiện nay, ngân hàng đang thiếu và không đủ vốn dài hạn để đầu tư cho công trình lớn của VSC Việt Nam và các TCTy khác do vốn điều lệ được cấp của các Ngân hàng trong nước quá nhỏ bé. Để phân tán rủi ro, luật các tổ chức tín dụng chỉ cho phép cho vay một khách hàng tối đa không vượt qua 15% vốn tự có và các quỹ của tổ chức tín dụng. Đối với ngân hàng công thương chỉ được cho vay tối đa 1 khách hàng là 15-16 triệu USD. Dù cả 4 ngân hàng thương mại quốc doanh với ngân hàng cổ phần trong nước cùng đồng tài trợ cũng không đủ đáp ứng toàn bộ nhu cầu vốn cho một dự án lớn của Tổng công ty. Tất nhiên trường hợp đặc biệt cần cho vay vượt mức Luật của tổ chức tín dụng quy định thì phải xin chính phủ cho phép. Nhưng như vậy, thời gian để được vay vốn thường được kéo dài, chậm đưa vào sử dụng. Nguồn vốn tự có của TCTy khá lớn, nhưng phải phân chia các đơn vị thành viên và triển khai nhiều dự án nên nhiều công ty lớn phải vay vốn hầu như 100% giá trị công trình. Thứ hai, mặc dù thiếu vốn cho đầu tư nhưng kế hoạch huy động và sử dụng vốn của TCTy dàn trải, chưa sát tình hình thực hiện. Hàng năm, kế hoạch đầu tư của các công trình thường đưa ra khá cao với giá trị hàng trăm tỷ đồng. Thế nhưng trên thực tế thì giá trị thực hiện thường chỉ đạt 40-50%, cao nhất mới đạt 80%. Nhu cầu đầu tư phát triển của VSC là rất lớn và không ngừng tăng lên. Thứ ba, công tác quản lý sử dụng vốn của TCTy còn thiếu chặt chẽ. Trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư : Công tác chuẩn bị đầu tư còn chưa được chú trọng đúng mức. Việc thẩm định các dự án đầu tư kéo dài, thiếu các chuyên gia chuyên sâu để thẩm định các nội dung chuyên ngành của dự án. Một số đơn vị trong quá trình chuẩn bị thực hiện chưa tuân thủ đầy đủ các quy định của Nhà nước và TCTy về đầu tư xây dựng nên một số dự án chưa đủ điều kiện phê duyệt, phải xem xét và làm lại thủ tục nhiều lần. Công tác thẩm định, phê duyệt dự án còn chậm. Việc chậm trễ trong khâu phê duyệt, thể hiện tình trạng thiếu đội ngũ cán bộ chuyên môn trong công tác thẩm định. Từ đó đã kéo dài thời gian của khâu này cũng làm cho các dự án trở nên chậm trễ trong triển khai các công đoạn sau. Giai đoạn thực hiện dự án: Tổ chức thực hiện dự án: Bộ máy tổ chức thực hiện dự án đã đượcVSC tổ chức cụ thể cho từng loại công trình dự án nhưng việc thực hiện dự án vẫn chưa đạt được kế hoạch đầu tư đề ra. Nhiều dự án không đạt được đúng tiến độ thực hiện xây dựng lắp đặt, ảnh hưởng đến việc nghiệm thu bàn giao và chứng minh công suất toàn bộ dây chuyền sản xuất. Chúng ta có thể thấy điều này trong dự án đầu tư lò điện 15 tấn/mẻ của công ty Thép Đà Nẵng do gặp nhiều khó khăn như đấu thầu kéo dài do nhà thầu bỏ cuộc, phải thay đổi địa điểm xây dựng theo yêu cầu của Thành phố Đà Nẵng kéo theo việc phải đầu tư thêm máy đúc liên tục, chủ đầu tư thiếu kinh nghiệm trong việc triển khai dự án …nên tiến triển của dự án rất chậm. Việc thực hiện đấu thầu cũng như kiểm tra kiểm soát hoạt động đấu thầu còn nhiều hạn chế. Nguyên nhân của tình trạng này một mặt là do các thủ tục quy chế đầu tư xây dựng đang còn trong thời kỳ hoàn thiện có nhiều thay đổi so với các nghị định 12, 14, 07/CP. Trong khi đó các dự án thực hiện trong các thời kỳ chuyển đổi nên chưa được triển khai thực hiện. Mặt khác, nguyên nhân chủ quan là một số đơn vị thành viên vẫn chưa nắm được qui chế đấu thầu nên khi triển khai bị vướng mắc, không đủ chuyên gia đủ trình độ chuyên môn theo từng gói thầu nên chất lượng đánh giá hồ sơ dự thầu của nhiều gói thầu chưa chuẩn xác theo đúng yêu cầu như thông tư 04/2002/TT-BKH và qui chế đấu thầu các đơn vị liên quan chưa thực hiện đầy đủ qui trình đầu tư, nhiều dự án triển khai trong khi chưa có đầy đủ các thủ tục cần thiết như giải phóng mặt bằng, bảo hiểm công trình…Chất lượng lập dự án chưa được tốt nên một số gói thầu phải sửa đổi nhiều lần hay phải điều chỉnh lại. Công tác thanh quyết toán công trình: Việc cấp phát vốn sử dụng của VSC thương trải qua nhiều bước trình duyệt từ cấp lãnh đạo đến các đơn vị thực hiện rồi mới giải ngân cho các nhà thầu. Vì vây, khâu này cũng thường bị phải kéo dài, gây ứ đọng vốn. Mặt khác, các yêu cầu về quản lý đầu tư ngày càng chặt chẽ, cần nhiều thủ tục phức tạp nên việc giám sát thực hiện thủ tục cấp phát vốn cho các dự án gặp khó khăn nhất định. Do các đơn vị chỉ tập trung dự án mới mà chưa quan tâm đến việc tổ chức giám sát, thu nhận hồ sơ, quyết toán còn chậm và không đồng bộ dẫn đến việc thẩm định quyết toán chậm trễ,… Do vậy kết quả thực hiện chưa phản ánh đầy đủ thực trạng thực hiện đầu tư. Thứ tư, đầu tư phát triển VSC còn sự lãng phí về vốn: doanh nghiệp được trao quyền chủ sản xuất kinh doanh, các nguồn lực được giải phóng trong đó có nguồn vốn đã đóng góp tích cực làm tăng tiềm lực, sản lượng của toàn ngành. nhưng vẫn còn lãng phí dưới nhiều hình thức đầu tư như mua sắm tài sản cố định có hệ số sử dụng thấp, chiếm dụng vốn lớn: khoản nợ quá hạn, công trình hoàn thành bị chủ đầu tư chậm thanh toán. Hiện nay, mặc dù được đầu tư chiều sâu nhằm nâng cao mức độ huy đông công suất sẵn có nhưng TCTy mới chỉ đạt tỷ lệ 70%, còn khối liên doanh chiếm 90%. -Quản lý các dự án đầu tư Như đã nói ở trên, để đầu tư có hiệu quả cần có những dự án được soạn thảo tốt. Nhưng để quá trình soạn thảo tiến hành nghiêm túc, bản dự án được lập ra có chất lượng tốt, quá trình thực hiện dự án tiến hành thuận lợi, quá trình hoạt động của dự án sau này đạt hiệu quả cao đòi hỏi phải làm tốt công tác quản lý dự án tức làm tốt các công tác tổ chức, phân công, phân nhiệm giữa các bộ phận có liên quan, giám sát, điều phối, việc thực hiện các hoạt động, các công việc của từng bộ phận, kịp thời có biện pháp xử lý các tình huống nảy sinh. Quản lý dự án bao gồm hàng loạt các vấn đề như quản lý về thời gian, chi phí, nguồn vốn, rủi ro… Có thể nói có dự án mới chỉ là điều kiện cần còn để đảm bảo cho công cuộc đầu tư theo dự án thành công, mục tiêu của dự án được thực hiện thì điều kiện đủ chính là quản lý tốt các hoạt động ở mỗi giai đoạn của chu kỳ dự án. Ngoài ra, với các TCTy thì còn tiến hành các công tác giám định đầu tư các dự án đầu tư thuộc kế hoạch của TCTy sử dụng vốn Ngân sách Nhà nước, vốn tự đầu tư phát triển của DNNN. Thực hiện giám định theo dõi kiểm tra việc chuẩn bị và ra quyết định đầu tư; kiểm tra, phân tích, đánh giá tình hình thực hiện các công trình, dự án kiến nghị các cấp có thẩm quyền điều chỉnh, bổ sung, sửa đổi hoặc huỷ bỏ quyết định đầu tư đã được phê duyệt cho phù hợp với tình hình thực tế, đảm bảo đầu tư có hiệu quả. Chương 3: những giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả huy động và sử dụng vốn đầu tư phát triển của tổng công ty thép I. Kế hoạch của tổng công ty thép việt nam: 1.1. Kế hoạch sản xuất : Kế hoạch sản xuất của tổng Công ty thép Việt Nam được xây dựng dựa trên những định hướng và mục tiêu cơ bản phù hợp quy hoach phát triển ngành thép Việt Nam đến năm 2010. Trong đó nhiệm vụ trọng tâm là: -Đổi mới thiết bị, tăng công suất và sản lượng thép xây dựng trong nước và hội nhập quốc tế. -Tăng cường khả năng sản xuất phôi thép, phấn đấu, phấn đấu tự sản xuất phôi thép cho cán thép xây dựng vào cuối kế hoạch 5 năm (2001-2005). -Đưa vào sản xuất các mặt hàng mớilà thép cán nguội và thép hình lớn để chiếm lĩnh thị trường và chuẩn bị điều kiện để tiến tới sản xuất thép tấm và băng cộn cán nóng. -Tăng cường luyện và cán các mác thép chất lượng cao(các bon và hợp kim thấp) để phục vụ nhu cầu trong nước và thay thế một phần thép nhập khẩu. -Kết hợp tăng nhanh sản lượng đồng thời hết sức coi trọng nâng cao chất lượng sản phẩm thép bằng thiết bị hiện đại, công nghệ tiên tiến, có năng suất cao, giá thành hạ. -Tốc độ tăng trưởng sản lượng phôi thép bình quân gần 12%/năm -Tốc độ tăng trưởng sản lượng thép xây dựng 12%/ năm -Sản lượng thép xây dựng của Tổng công ty Thép Việt Nam so với tổng sản lượng thép xây dựng sản xuất trong nước sẽ chiếm tỷ trọng tăng dần: Năm 2001: 31%, năm 2002: 33% măm 2003: 35%, năm 2004: 42.5%, năm 2005: 46%. 1.2. Kế hoạch đầu tư phát triển Kế hoach 5 năm (2001-2005) Để nâng cao sức cạnh tranh, tăng dần chiếm lĩnh thị trường trong nước về các sản phẩm thép thông thường, ngành thép cần đẩy mạnh đầu tư chiều sâu, khai thác có hiệu quả tiềm năng sẵn có về cơ sở vật chất, tài nguyên và con người, từng bước đổi mới công nghệ thay thế những dây chuyền sản xuất lạc hậu để tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất, đồng thời tiến hành đầu tư xây dựng một số nhà máy mới quan trọng, có nhu cầu cấp bách dưới hình thức tự đầu tư hoặc góp vốn liên doanh với nước ngoài. Trong giai đoạn này, VSC dự kiến kết hợp đồng bộ giữa các dự án chiều sâu và các dự án mới. Các dự án chiều sâu như: đầu tư chiều sâu bổ sung và nâng cấp thiết bị nhằm hiện đại hóa khâu luyện thép, sản xuất phôi; đa dạng hóa, thay thế dần các thiết bị quá nhỏ lạc hậu tại các Công ty: gang thép Thái nguyên,Thép Miền Nam, Thép Đà Nẵng. Đồng thời với đầu tư chiều sâu cho sản xuất thép, chú trọng đầu tư chiều sâu, cải tạo, nâng cấp các cơ sở sản xuất thép hợp kim sắt (ferro), sản xuất gạch chịu lửa, vôi cho luyện thép và các cơ sở cơ khí chế tạo, sửa chữa phục vụ, đáp ứng nhu cầu của ngành thép trong 5-10 năm tới. Như vậy, ước tổng vốn cho đầu tư chiều sâu, cải tạo là 50 triệu USD và theo hình thức tự đầu tư, có sự giúp đỡ của Trung Quốc. Một số dự án đầu tư mới: Dự án nhà máy thép Phú Mỹ (công suất 50000 tấn phôi /năm và 300000 tấn thép cán/ năm); dự án mở rộng Công ty GTTN: Tăng công suất tăng lên 500000 tấn năm đồng bộ cả luyện và cán thép; dự án thép cán ngưội Phương Nam: (sản xuất băng cán nguội và sản xuất tôn mạ kém, mạ mầu đầu tiên và lớn nhất ở Việt Nam.); dự án nhà máy sản xuất phôi thép ở phía bắc; dự án nhà máy cán nóng thép tấm(công suất 1 triệu tấn/ năm) Các dự án liên doanh: Cảng quốc tế Thị vải; nhà máy sắt thép xốp Midrex; các dự án khâu nguyên liệu: Khai thác mỏ Quý xa, đầu tư một số cơ sở phá dỡ tầu vừa để tạo vật liệu vừa để tăng nguồn cung cấp sắt thép phế liệu. Như vậy, đến năm 2005 nếu thực hiện đầy đủ các dự án trong quy hoạch với tổng vón đầu tư khoảng1400 triệu USD, ngành thép sẽ đem lại hiệu quả to lớn cho nền kinh tế, nhất là hiệu quả tổng hợp liên ngành, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đến 2005, ngành thép sẽ đạt tổng công suât sản xuất phôi thép khoảng 1.8 triệu tấn, thép cán tương đối khá gồm 3 triệu tấn sản phẩm dài( chỉ so với nhu cầu tiêu thụ sản phẩm dài khoảng1 triệu tấn) và 1 triệu tấn sản phẩm dẹt. Sản lượng phôi thép dự kiến năm 2005đạt 1.2 triệu tấn, thép cán các loại đạt khoảng 3 triệu tấn/ năm sẽ đáp ứng được 70% nhu cầu trong nước. Để đạt được mục tiêu như trên, tổng vốn đầu tư cần thiết khoảng 1400 triệu USD trong đó tổng Công ty lo vốn tự đầu tư và góp vốn kiên doanh khoảng 1000 triệu USD. Ước tinh hiệu quả: Nếu không được đầu tư thêm thì tổng Công ty sẽ phải nhập khẩu khoảng 2150 nghìn tấn phôi thép và 1900 nghìn tấn thép cán nóng và nguội còn thiếu so với nhu cầu và ước tính chi phí thành tiền khoảng 1090-1100 triệu USD. Nhưng nếu được đầu tư như quy hoạch thì chỉ nhập khẩu khoảng 1600 nghìn tấn phôi, 1740 nghìn tấn quặng sắt, 700 nghìn tấn thép phế, 1300 nghìn tấn thép cán nóng và nguội. Tổng chi phí ước tính là 938 triệu USD. Khi đó giá trị làm lợi, tiết kiệm được khoảng 160 triệu USD. 1.2.2.Giai đoạn (2006-2010) Trên cơ sở kết quả đạt được trong thời kỳ 2001-2005, VSC sẽ tiếp tục đầu tư để tạo sự chuyển biến căn bản về năn g lực nội sinh, làm nền tảng cho ngành thép Việt Nam phát triển mạnh mẽ trong giai đoạn sau 2010 và đưa ngành thép đi vào phát triển thực chất hơn, lấy chỉ tiêu sản xuất thép thô để đánh giá mức độ tăng trưởng như các nước trên thế giới hiện nay. Trong thời kỳ này sẽ tự đầu tư hoặc liên doanh thực hiện các đự án sau: -Xây dựng bước 1 nhà máy thép liên hợp với trọng tâm là nhà máy cán tấm nóng và nhà máy cán tấm nguội với tổng vốn đầu tư 960 triệu USD -Bước 2 nhà máy thép liên hợp: nhằm đưa nhà máy vào sản xuất phôi vào khoảng năm 2010 với công suất khoảng 2.5 triệu tấn năm. yêu cầu dự án này cần vốn đầu tư lớn, dự tình khoảng 1000 triệu USD. -Dự án khai thác mỏ quặng sắt Thạch khê phục vụ bước 2 nhà máy thép liên hợp. Để tiến độ xây dựng mỏ thạch khê khớp với tiến đọ xây dựng lò cao và lò thổi oxy phải chuẩn bị sớm và khởi công xây dựng từ 2007 ước khoảng 60 triệu USD (trong tổng vốn đầu tư khoảng 700 triệu USD) -Dự án phôi thép Vinakyoei: nhằm cung cấp phôi thép cho nhà máy liên doanh cán thép Vinakyeoi và phục vụ việc mở rộng công suất cán thép TCTT sẽ liên doanh với Nhật xây dựng nhà máy phôi thép thứ 3 tại mặt băng nhà máy Vinakyoei. Hiện nay, công suất 500000 tán/ năm, vốn đầu tư dự kiến 100 triệu USD. Như vậy, trong thời kỳ 2006-2010 sẽ triển khai đầu tư 5 dự án với tổng vốn đầu tư đến 2010 khoảng 2800triệu USD, trong đó có 2 dự án đầu tư gối đầu cho giai đoạn sau 2010. Vốn đầu tư phải bỏ ra khá lớn song phải đến 2012 mới có sản lượng thép thô khoảng 2 triệu tấn phôi/ năm. Cấp cho các nhà máy cán tấm nóng, thay thế phôi nhập khẩu. Cũng trong thời kỳ này sẽ đẩy mạnh việc sắp xếp, quy hoạch lại các cơ sở cũ, loại bỏ các cơ sở lạc hậu không còn thích hợp. So với phương án nhập khẩu thép để đáp ứng nhu cầu thì đầu tư sản xuất thép như dự kiến trong quy hoạch sẽ làm lợi hàng năm khoảng 300 triệu USD ngoại tệ nhập khẩu cho đất nước. Lợi ích lớn nhất của VSC là xây dựng công nghiệp thép Việt Nam hiện đại, hoàn chỉnh, có vị thế trong khu vực và thế giới, góp phần đưa sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đát nước đến thành công. Như vậy, căn cứ vào nhu cầu của đất nước, định hướng phát triển của nền kinh tế quốc dân, VSC đã đề ra mục tiêu phấn đấu cao độ, huy động tối đa các tiềm năng và nội lực trong nước để phát triển nhanh, mạnh. Tổng cộng 10 năm ngành thép cần đầu tư 4190 triệu USD, trong đó phần vốn Việt Nam cần thu xếp là 3700 triệu USD, còn lại là vốn liên doanh và của khu vực khác. Bảng 16: Dự kiến nhu cầu vốn đầu tư huy động từng năm từ 2001-2010 Đơn vị:triệu USD Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Tổng số 40 130 330 400 390 150 350 660 700 800 Tự đầu tư 80 230 300 290 150 350 660 700 800 Liên doanh 50 100 100 100 (Nguồn: quy hoạch phát triển hoạt động đầu tư của VSC) II. Giải pháp nâng cao hiệu quả vốn đầu tư 2.1. Về huy động vốn: Nhu cầu cho hoạt động trong thời gian tới là rất lớn, VSC sẽ rât khó khăn trong việc thu xếp đủ vốn, nếu tìm được đối tác, mở rộng diện liên doanh thì khó có thể giảm bớt phần vốn phải tự thu xếp, tuy nhiên đây là việc khó vì các đối tác nước ngoài ít quan tâm liên doanh các dự án đầu tư vào thượng nguồn(cần vốn rất lớn, hiệu quả không cao,thời gian hoàn vốn và trả nợ dài..). Theo em, VSC cần xây dựng phương án huy động tối đa các nguồn vốn với chiến lược dài hạn là phát huy tối đa nguồn vốn trong nước chiếm tỷ lệ cao trong tổng vốn đầu tư và có thể sử dụng vốn nước ngoài. Điều này cũng phù hợp với chủ trương của Đảng và nhà nước trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, là huy động mọi nguồn vốn để đầu tư phát triển, trong đó vốn trong nước có ý nghĩa quyết định và vốn nước ngoài có ý nghĩa quan trọng. Đồng thời, cần cân nhắc mối quan hệ giữa phân bổ vốn đầu tư, giữa các loại dự án có hiệu quả tài chính, với các dự án công ích hay hỗ trợ, ít có giá trị thu hồi vốn để xác các nguồn vốn huy động (nguồn vốn nội bộ và nguồn vốn từ bên ngoài) cho phù hợp. Đối với nguồn vốn nội bộ Công ty Hiện nay, một tình trạng diễn ra làm giảm tính tích cực của nguồn vốn nội bộ trong các doanh nghiệp của VSC, đặc biệt là các doanh nghiệp lưu thông là vốn bị chiếm dụng trong khi lại phải đi vay vốn từ các ngân hàng để chi trả cho các hoạt động sản xuất kinh doanh. Yêu cầu đặt ra đối với các doanh nghiệp là thường xuyên tăng cường công tác thu hồi nợ, chú trọng đặc biệt vào khách hàng có số lượng lớn. Mạnh dạn thanh lý hoặc chuyển nhượng các những thiết bị không sử dụng được để giải phóng vốn, tìm cách rút ngắn thời gian khấu hao bằng cách sử dụng hết công suất máy móc thiết bị. Muốn vậy các đơn vị phải có phương án kinh doanh, dự án đầu tư hợp lý, hiệu quả. Giảm lượng vốn lưu động cần thiết, nghĩa là tăng nhanh vòng quay của vốn lưu động từ đó tăng tỷ suất lợi nhuận, tránh tình trạng tồn kho ứ đọng vốn. Đơn vị có thể sử dụng phương pháp “vừa đúng thời điểm”(just in time) trong việc dự trữ vật tư, xây dựng kế hoạch nguyên nhiên vật liệu cho nhu cầu đầu tư thật chính xác. Để làm được điều này các doanh nghiệp cần lựa chọn các nhà cung ứng ở gần, có khả năng đáp ứng kịp thời nhu cầu nguyên nhiên vât liệu và các loại vật tư khác khi cần đến. Nếu áp dụng phương pháp này các doanh nghiệp còn có cơ hội giảm bớt nhu cầu kho tàng, giảm nhu cầu vốn cố định và vốn đầu tư ngay cả khi có nhu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh. Ngoài ra, VSC cần có một nguồn vốn tận trung đủ mạnh để có thể quyết định kịp thời việc chuyển vốn vào nơi có khả năng sinh lời cao, giành ưu thế trong cạnh tranh. Vì vậy, một đòi hỏi bức thiết đặt ra là phải có cơ chế điều hòa vốn, quản lý và sử dụng quỹ khấu hao cơ bản và các quỹ tập trung khác…từ đó TCTy có thể huy động tất cả các nguồn vốn nhàn rỗi trong nội bộ để hình thành các quỹ tài chính tập trung. Muốn vậy, phải thành lập Công ty tài chính hoạt động như một thành viên độc lập. Để nâng cao tính linh hoạt và khả năng sinh lời của đồng vốn với sự ra đời của Công ty tài chính, hình thức “tín dụng nội bộ” ngày càng được sử dụng mạnh mẽ và trở thành phổ biến trong nội bộ TCTy. Như vậy, Công ty tài chính sẽ huy động tiền gửi tiền gửi của các Công ty thành viên (quỹ khấu hao cơ bản, các quỹ đầu tư, khen thưởng, phúc lợi, dự phòng tài chính …) và các quỹ tài chính khác TCTy. Công ty tài chính trước hết là một tổ chức tài chính phục vụ nhu cầu vốn nội bộ. Muốn vậy, phải hạ lãi suất, cả lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay. Thời gian đầu, lãi suất tiền gửi tại các Công ty tài chính chưa thể bằng lãi suất tiền gửi tại các ngân hàng thương mại được song cũng không thấp hơn mức trượt giá hàng năm do ngân hàng Nhà nước công bố. Để khuyến khích các đơn vị thành viên vay vốn đầu tư, lãi suất cho vay nên thấp hơn lãi suất của các ngân hàng thương mại và ngân hàng đầu tư. Tăng cường huy động vốn từ cán bộ công nhân viên: Do thiếu vốn, doanh nghiệp phải huy động vốn từ nhiều nguồn, trong đó chủ yếu là vay ngân hàng, phần lãi suất phải trả cho ngân hàng là khá lớn cho nên làm giảm hiệu quả sử dụng vốn đầu tư phát triển cũng hư hoạt động sản xuất kinh doanh. Vì vậy, tăng cường nguồn vốn từ nội bộ Công ty có một ý nghĩa vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, để huy động được nguồn vốn này thì phải tạo được một sự đoàn kết giữa các cán bộ công nhân viên với Công ty và có mức lãi ngân hàngất định cho khoẩn tiền này. Về nguồn vốn bên ngoài doanh nghiệp: Thứ nhất, VSC cần có chính sách và cơ chế huy động vốn thích hợp mở rộng quan hệ với các đối tượng tín dụng trong và ngoài ngành đồng thời phải luôn luôn có ý thức đề cao chữ tín trong kinh doanh nhằm càng ngày càng ký kết được nhiều hợp đồng, tăng vị thế của Công ty trên thương trường. Đặc biệt, VSC cần quan tâm đến việc mở rộng quan hệ với các nhà cung cấp máy móc thiết bị trong và ngoài nước để mua được với giá và chi phí thấp nhất, tăng khả năng vay vốn tín dụng mua bán. Trong giai đoạn phát triển mới, VSC cần một khối lượng vốn rất lớn. Tuy nhiên, với thình hình huy động vốn như giai đoạn vừa qua, sẽ không đáp ứng được nhu cầu vốn, do vậy việc huy động vốn nước ngoài là một tất yếu để thực hiện đầu tư xây dựng cơ bản nhưng phải dựa trên nguyên tắc bảo đảm hiệu quả kinh tế và được trả nợ. Thứ hai, về cơ chế tài chính khi tham gia thị trường vốn, thị trường chứng khoán. ở nước ta hiện nay, thị trường chứng khoán đã bắt đầu chuyển động nhưng nhìn chung “hàng hóa” tham gia chủ yếu vẫn thuộc phía nhà nước (trái phiếu, tín phiếu kho bạc, trái phiếu chính phủ…) còn quá ít “hàng hóa” từ phía các doanh nghiệp. Vì vậy, để phát huy và sử dụng tối đa những tích cực của thị trường vốn, thị trường chứng khoán đòi hỏi VSC: Một mặt cần phải đẩy nhanh tốc độ cổ phần hoá một số bộ phận kinh doanh của TCTy để tăng thêm nguồn vốn cho TCTy. Biện pháp này không những huy động được lượng vốn không nhỏ của đội ngũ lao động trong doanh nghiệp mà còn tăng cường gắn bó quyền lợi của lao động với doanh nghiệp. Mặt khác, VSC cần phải xúc tiến mạnh mẽ việc tìm kiếm thị trường đầu tư để tiến hành bán cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp, kể cả trái phiếu quốc tế. Dịch vụ cổ phần hóa giao cho Công ty tài chính thuộc TCTy đảm nhận. Trong hai hình thức nói trên, hình thức thú nhất diễn ra ở giai đoạn phát triển ban đầu của TCTy khi mà hình thức sở hữu của TCTy hiện nay chủ yếu là sở hữu nhà nước. Khi mà thị trường chứng khoán phát triển mạnh thì hình thức thứ hai diễn ra chủ yếu. đó cũng là con đường để chuyển các TCTy từ hình thức đơn sở hữu sang hình thức đa sở hữu Thứ ba, VSC cần có cơ chế gọi vốn liên doanh trong và ngoài nước hiệu quả: Liên doanh là giải pháp cho phép giải phóng các nguồn vốn ở dạng tiềm năng của mỗi doanh nghiệp; phát huy lợi thế riêng có của từng doanh nghiệp; tổng hợp và nhân lên sức mạnh của công nghệ và kỹ năng, kinh nghiệm quản lý của các bên liên doanh. để có thể thực hiện các dự án liên doanh đúng hướng có hiệu quả, TCTy nhất thiết phải có “hội đồng thẩm định các dự án đầu tư” ( thẩm định các dự án liên doanh chỉ là một trong những chức năng của hội đồng này). Việc liên doanh phải đảm bảo nguyên tắc hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn, tăng thu nhập. Lợi nhụân thu được từ hoạt động liên doanh sau khi làm nghĩa vụ tài chính với ngân sách nhà nước, hoàn trả lãi vay vốn, các chủ thể liên doanh và tổng Công ty bát kể là tổng Công ty hoặc Công ty thành viên cần được toàn quyền chủ động phân phối và sử dụng theo quy định tài chính hiện hành. Tuy nhiên về lâu dài, VSC cần chuyển dần từ liên doanh là chủ yếu sang vay vốn tự đầu tư là chính với sự hỗ trợ của nhà nước, bởi lý do đã được nêu trên trong phần đầu tư liên doanh, phần thực trạng của chuyên đề này. Tóm lại, trong việc thu hút vốn đầu tư, chúng ta thấy, vốn đầu tư được đáp ứng từ nhiều nguồn khác nhau. Nhưng đối với mỗi loại nguồn vốn đều có nghĩa vụ tài chính và pháp lý khác nhau. Việc đánh giá ưu nhược điểm của từng loại vốn là hết sức quan trọng, các doanh nghiệp của VSC cần phải có những biện pháp hợp lý, hữu hiệu trong việc sử dụng khai thác các loại nguồn vốn sao cho có hiệu quả nhất. Thông thường vốn do ngân sách nhà nước cấp không đủ nhu cầu cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. vì thế, các doanh nghiệp phải huy động vốn từ nhiều nguồn như: Đi vay ngân hàng, vay cán bọ công nhâ viên, vay các nguồn khác, phát hành trái phiếu đầu tư …Khi đã phải đi vay như vạy thì thường lãi suất đi vay bao giờ cũng cao hơn chi phí sử dụng vốn (thuế vốn) do nhà nước cấp, vì vậy trong các dự án đầu tư, nếu nguồn vốn tự có và vốn pháp định có khả năng phát huy hiệu quả tôt thì rất hạn chế các khoản vay vốn. Ngoài ra, VSC còn có cơ hội tận dụng, chiếm dụng được các khoản vốn không phải chịu bất cứ một chi phí nào khác như: Các khoản phải trả nhưng chưa đến hạn trả, các khoản phải nộp ngân sách nhưng chưa đến kỳ trả…Đối với những khoản vốn này, doanh nghiệp cần phải lưu tâm sử dụng, khai thác triệt để, tránh được lãi vay làm giảm giá thành, tăng hiệu quả cho doanh nghiệp, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp 2.2.Về sử dụng vốn: 2.2.1 Hoàn thiện các công tác trong quá trình thực hiện các dự án đầu tư: Quy trình xây dựng quy hoạch, kế hoạch đầu tư phát triển ngành thép Môt bản quy hoạch chi tiết sẽ chỉ ra định hướng phát triển ngành, các mục tiêu định lượng, các giải pháp tổng thể. Với một quy hoạch tin cậy và công khai cùng với các chính sách huy động vốn tích cực, các nhà đầu tư thuộc các thành phần kinh tế khác nhau yên tâm bỏ vốn đầu tư, triển khai dự án sản xuất thép ơ quy mô thích hợp đem lại hiệu quả sản xuất kinh doanh. Một phương án phân bổ tối ưu tổng thể vốn đầu tư sẽ là tài liệu tư vấn cho các nhà đầu tư, cho các thành phần kinh tế, các doanh nghiệp tham khảo. Khâu quan trọng nhất mà các nhà quản lý ngành( thuộc VSC) có thể đóng góp một cách tích cực là “xây dựng quy hoạch kế hoạch triển khai dự án chương trình gắn liền với việc phân bổ tối ưu tổng lượng vốn đầu tư có thể huy động trong tòan xã hội”. Đây là khâu mở đầu của quá trình đầu tư phát triển có tác động chi phối tất cả các giai đoạn tiếp theo. Cần hoàn chỉnh quy hoạch phát triển ngành thép dựa trên những thông tin mới về công nghệ, tập trung lượng vốn có thể huy động, sử dụng, các kế hoạch chỉ dừng ở mức định hướng Trước hết, TCTy phải xây dựng chiến lược đầu tư phát triển trên cơ sở xác định các lơi thế so sánh, thị trường tiềm năng, công nghệ sắn có. đây là điều kiện tiền đè để phát huy hiệu quả của đồng vốn đầu tư, là căn cứ để TCTy cũng như các thànhviên lập kế hoạch đầu tư phát triển hàng năm. Quy trình xây dựng chiến lược quy hoạch kế hoạch của đầu tư phát triển phải được thực hiện hai chiều “dưới lên, trên xuống”. Nhất thiết kế hoạch đầu tư phải được xây dựng từ cơ sở vì cơ sở là nơi xuất hiện các nhu cầu đầu tư chiều dưới lên phải được thực hiện trước, chiều trên xuống chính là chiều tổng hợp kế hoạch đầu tư của toàn TCTy. Nội dung của kế hoạch đầu tư tối thiểu phải có các giá trị hạng mục công trình, bảng cân đối vốn, các chỉ tiêu hiệu quả đầu tư. Công tác chuẩn bị đầu tư : -Việc lập hồ sơ dự án: Theo phần lý luận cho thấy mỗi dự án được soạn thảo tốt sẽ là kim chỉ nam là tiền đề cho việc thực hiện các công cuộc đầu tư đt hiệu quả, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư. Tuy vậy, việc lập hồ sơ dự án ở một số đơn vị thành viên còn nhiều thiếu xót, trình bày không thông nhất gây khó khăn cho công tác thẩm định, ảnh hưởng đến tiến độ dự án làm tăng chi phí đầu tư. Để hoàn thiện công tác lập dự án nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư, hiệu quả sử dụng vốn, theo tôi TCTy có thể áp dụng hồ sơ dự án ở dạng câu hỏi để nhà đầu tư trả lời như nhiều nước khác đã, đang áp dụng. Bởi theo quy định hành tất cả các dự án đều phải làm luận chứng kinh tế kỹ thuật theo cùng một mấu. Công việc này đối với nhiều dự án chỉ là hình thức, làm mất thời gian va tiền bạc của nhà đầu tư mà lại thiếu thông tin cần thiết cho người làm công tác thẩm định. Nâng cao chât lượng lập dự án bằng các quy định chế độ trách nhiêm với các Công ty tư vấn thiết kế hoặc đơn vị nhận hợp đồng thiết kế đối với các dự án cần thuê lập các báo cáo chuẩn bị đầu tư. -Về công tác thẩm định quyết định dự án : việc đánh giá tính khả thi của dự án sẽ thiếu tính khách quan nếu chỉ thẩm định, nghiên cứu xử lý thông tincủa chủ đầu tư gửi lên mà không có sự khảo sat thự tế. Mặt khác, trên thực tế tất các hồ sơ dự án đầu tư người lập dự án bao giờ cũng chỉ nêu những ưu điểm và đôi khi cả những kết luận còn mang tính chủ quan. Vì vậy để có thể xem xet hêt các khía cạnh của dự án cũng như tính chính xác của các thông tin trong dự án bao giờ cũng phải có sự xác minh, thu thập thông tin trên thực tế. Quyết định cuối cùng của công tác này cần chọn ra những dự án đầu tư đảm bảo có thị trường chắc chắn và nhu cầu lớn hơn công suất dự kiến; đối với các nhà máy mới xây dựng phải đạt năng suất cao giá thành hạ,. chất lượng sản phẩm theo kịp trình độ quốc tế; kiên quyết dẹp bỏ hoặc chuyển hướng sản xuất tại các cơ sở kém hiệu quả, trì hoãn việc triển khai các dự án mới nếu chưa đủ sức cậnh tranh hoặc có nguy cơ lạc hâu so với các nước trong khu vực; cần lựa chọn dự án sản xuất các sản phẩm có khả năng cạnh tranh cao. Quá trình thẩm định dự án và dự toán thiết kế phải bám sát các định mức kinh tế kỹ thuật của nhà nước, giá cả thực tế trên địa bàn, giá nhập khẩu... để đánh giá. Tổng Công ty cần có những văn bản hướng dẫn chuyên ngành với việc thẩm định dự án, chú trọng bổ sung những chuyên gia giỏi về lĩnh vực thẩm định chuyên môn như: kỹ thuật, tài chính, đồng thời nghiên cứu các tiêu chuẩn thẩm định nước ngoài để nâng cao chất lượng thẩm định Về công tác thực hiện đầu tư: -Hoàn thiện tổ chức thực hiện dự án, thành lập ban quản lý dự án đảm bảo mỗi ban quản lý có trách nhiệm và quyền hạn đầy đủ trong quá trình thực hiện. -Về công tác đấu thầu: Với xây dựng: trừ các dự án đầu tư chiều sâu phần lớn các dự án đầu tư mới quy mô khá lớn sẽ được áp dụng hình thức chìa khóa trao tay qua đấu thầu tư vấn và xây dựng để đảm bảo tiến đọ và chất lượng công trình. Quản lý chặt chẽ việc thực hiện cảu các nhà thầu, tránh việc kéo dài tiến đọ và phát sinh chi phí không đảm bảo chất lượng công trình dự án, ảnh hưởng đến kêt quả việc thực hiện vốn và hoạt động của các công trình sau này. Quy định rõ trong hợp đồng giao thầu chỉ tính khối lượng phát sinh khi có sửa đổi bản vẽ thiết kế để các cấp quản lý theo dõi tình hình thực hiện của các công trình được thuận lợi. Với mua sắm máy móc thiết bị: -Tổ chức đấu thầu trong phạm vi nhà nước cấp tín dụng. -Các thiết bị phụ trong nước có thể đáp ứng thì cần được ưu tiên đấu thầu trong nước. -Đảm bảo thiết bị phải đồng bộ hiện đại, giá cả hợp lý, chuyển giao công nghệ đầy đủ, dễ nắm bắt sử dụng. Các đơn vị thực hiện nhận thầu từng công việc của dự án cần tuân thủ thống nhất sự giao nhiệm vụ của cấp trên và có mối liên hệ chặt chẽ với các phòng chức năng và ban quản lý dự án. Đối với các công việc mang tính đặc thù của ngành thì có thể áp dụng hình thức chỉ định thầu để giảm bớt các thủ tục, chi phí cho đấu thầu và đảm bảo chất lượng. Phối kết hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng quản lý cơ sở hạ tầng nơi thực hiện đầu tư để làm thủ tục thực hiện đầu tư được nhanh chóng như cơ sở cung cấp điện, cơ quan quản lý đất đai… Quản lý chặt chẽ giai đoạn bàn giao và nghiệm thu công trình, chỉ những công trình đạt yêu cầu mới nghiệm thu và tiếp nhận, nếu không đạt thì chủ đầu tư phải yêu cầu các nhà thầu làm lại đến khi đạt yêu cầu như trong dự án và dự toán thiết kế được duyệt. Công tác giai đoạn vận hành kết quả đầu tư: Cần quan tâm hơn nữa đến các hoạt động quản lý sau khi thực hiện dự án vì nhiều khi thẩm định dự án thì tương đối chặt chẽ nhưng đến khi dự án hoàn thành thì lại buông lỏng đẫn đến tình trạng tiết kiệm trên danh nghĩa nhưng vẫn llãng phí trên thực tế. Không những chỉ quan tâm đến khâu tổ chức đấu thầu hay thực hiện dự án mà còn phải quản lý cả giai đoạn đưa công trình vào khai thác sử dụng và phát huy hiệu quả. để đạt được hiệu quả trong quá trình vận hành này doanh nghiệp phải tăng cường quản lý từng yếu tố của quá trình kinh doanh, bao gồm quản lý việc sử dụng tài sản cố định và quản lý vốn lưu động. * Đối với tài sản cố định : TCTy phải thường xuyên quan tâm đến việc bảo toàn vốn cố định bằng cách quản lý chặt chẽ tài sản cố định về mặt hiện vật, không để hư hỏng trước thời hạn khấu hao , phải tính đúng, tính đủ mức khấu hao , điều chỉnh trượt giá kịp thời để bảo toàn vốn. Muốn vậy, VSC phải thường xuyên : - Sắp xếp lại các tài sản cố định để sử dụng các tài sản này một cách hợp lý và đánh giá lạ các tài sản cố định.dddanhs giá chính xác giá trị của tài sản là căn cứ để tính khấu hao và có biện pháp điều chỉnh thích hợp như thanh lý, nhượng bán tài sản để giải phóng vốn… Phân lọai tài sản cố định xem xét phân loại các tài sản cố định chính xác để xem tài sản nào có thể dùng được, tài sản nào có thể thanh lý để thu hồi vốn . Một điều hiển nhiên là vốn cố định sẽ không được bảo toàn, nếu như tài sản cố định bị hư hỏng , phải sa thải trước thời hạn phục vụ nó. Vì thế, chi phí cho sửa chữa nâng cấp nhằm duy trì năng lực hoạt động bình thường của tài sản cố định trong cả thời kỳ hoạt động của nó để đảm bảo bảo toàn vốn cố định. Đầu tư chiều sâu tài sản cố định phải được xem xét dự án nào nên đầu tư và dự án nào không nên đầu tư tránh tình trạng đầu tư tràn lan phí phạm vốn và không hiệu quả. Còn đối với với đầu tư mở rộng nhằm tăng quy mô sản xuất để tăng doanh số bán cần đảm bảo tốc độ tăng thêm cho lợi nhuận doanh nghiệp Các chỉ tiêu tiêu hao kinh tế kỹ thuật tính toán chính xác nâng cao chất lượng máy móc giảm các chỉ tiêu tiêu hao. Đối với vốn lưu động: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động phụ thuộc rất nhiều vào việc sử dụng hợp lí và tăng nhanh tốc độ luân chuyển vốn lưu động. Như vậy các biện pháp quản lý là rất cần thiết và quan trọng. Tổng công ty phải xác định nhu cầu vốn lưu động cho từng thời kỳ kinh doanh. Tổ chức tốt quá trình thu mua trong nước nhằm hạ giá thành xuất khẩu giữa tỉ giá đồng nội tệ và đồng ngoại tệ. Tổng công ty cần phải tiết kiệm chi phí lưu thông, chi phí quản lý để góp phần giảm giá thành, tăng lợi nhuận. Đầu tư táo bạo và toàn diện, đồng bộ cho công nghệ và thiết bị sản xuất để giảm chi phí và hạ giá thành sản phẩm: Với các cơ sở sản xuất hiện có cần đầu tư đổi mới, thay thế dần thiết bị cũ bằng những thiết bị có trình độ tương đối hiện đại, phù hợp với công nghệ đang sản xuất, để đảm bảo tính đồng bộ. Cần nhất là thiết bị phù hợp với nguồn nguyên liệu và với trình độ lao động hiện có để sử dụng tốt những lợi thế hiện có, tránh lãng phí. Với đầu tư mới lựa chọn thiết bị công nghệ tiên tiến đồng bộ đạt trình độ chung trong khu vực và trên thế giới. Để tận dụng triệt để các nguồn năng lượng, ưu tiên lựa chọn công nghệ có nguồn gốc từ các nước Tây Âu, Nhật Bản. 2.2.2. Thực hiện tiết kiệm ở tất cả các doanh nghiệp, tất cả các khâu của dự án: Việc thành lập đánh giá hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp phải quán triệt chủ trương tiết kiệm trong sản xuất, tiêu dùng của Nhà nước. Tiết kiệm là biện pháp chung nhất để tăng hiệu quả sử dụng vốn. Từ đó tăng lợi nhuận, tăng tích luỹ cho mở rộng sản xuất, tái đầu tư; nâng cao trình độ công nghệ, kỹ thuật sản xuất để nâng cao khả năng cạnh tranh của Tổng công ty trên thị trường. Đương nhiên để thực hiện mục tiêu trên cần đổi mới chế độ kiểm toán để nhanh chóng tạo ra hệ thống các công cụ phản ánh chính xác tình hình và hiệu quả sử dụng vốn góp phần nâng cao hiệu quả vốn đầu tư phát triển của Tổng công ty. Tăng cường hiệu quả các hoạt động thanh tra , giám sát nhằm ngăn chặn phát hiện các tiêu cực trong quá trình đầu tư, tăng cường hệ thống giám sát nội bộ của các đơn vị trực thuộc và của Tổng công ty, phân rõ quyền hạn và trách nhiệm với từng đơn vị. Tăng cường thực hiện các biện pháp chống lãng phí trong thực hiện đầu tư: Cắt giảm mạnh những dự án, hạng mục không cần thiết; kiểm tra chặt chẽ đầu thầu xây lắp, thiết bị, tư vấn; thẩm định các định mức kinh tế xã hội, đặc biệt thẩm định quyết toán đầu tư. 2.3. Các giải pháp chung khác 2.3.1.Giải pháp về nguồn nhân lực. Lực lượng lao động dư thừa 30-40% hiện nay là cản trở lớn nhất của Tổng công ty so với các đơn vị bên ngoài. Vì vậy Tổng công ty cần giải quyết số lao động dôi dư trong thời gian gần nhất. Một mặt, Tổng công ty cần tích cực đầu tư phát triển sản xuất và tìm kiếm thị trường để tạo thêm nhiều việc làm trực tiếp mặt khác cần mở rộng lĩnh vực hoạt động, tham gia liên kết với các ngành sử dụng nhiều lao động như dệt may, giày dép… để giải quyết lao động. Thực hiện cắt giảm nhân lực sẽ giảm chi phí sản xuất đáng kể. Một số vấn đề cần thực hiện: Tăng cường công tác đào tạo và tái đào tạo đội ngũ lao động hiện có, tổ chức nhiều loại hình đào tạo, bồi dưỡng như tổ chức lớp huấn luyện chuyên môn, gửi đi đào tạo nước ngoài. Có chính sách tuyển mới, bổ sung liên tục thu hút lao động có tay nghề và trình độ để đồng bộ hoá giữa công nghệ và nhân lực đáp ứng nhu cầu đặt ra trong thời đại mới. Một số giải pháp khác: Để nâng cao hiệu quả vốn đầu tư, VSC cần thực hiện các biện pháp tìm nguồn cung cấp đầu vào với chi phí thấp, ổn định lâu dài đảm bảo cho cả đời dự án nhằm thu hồi vốn đầu tư và kinh doanh có lãi. Một trong những giải pháp đó là tăng cường đầu tư giải quyết khâu thượng nguồn như sản xuất nguyên liệu: Phôi thép, sắt xốp,thu mua thép phế thay thế cho nguyên liệu nhập khẩu và khai thác các mỏ quặng, khai thác nhiên liệu phục vụ quá trình sản xuất thép như than, chất khí thiên nhiên… Tích cực đầu tư đa dạng hoá sản phẩm và nâng cao chất lượng mở rộng khả năng cạnh tranh của sản phẩm, từ đó hàng hoá sản xuất ra được tiêu thụ tốt tạo điều kiện cho chu kỳ sản xuất tiếp theo, vốn được quay vòng nhanh và tăng tính hiệu quả. Bên cạnh các nhà máy cán thép xây dựng hiện nay, Tổng công ty cần đầu tư lớn vào các nhà máy sản xuất các loại sản phẩm có khả năng cạnh tranh cao mà doanh nghiệp nước ngoài không đủ sức thực hiện như nhà máy cán nguội, cán nóng đáp ứng đủ nhu cầu thép dẹt trong nước, xây dựng nhà máy thép cacbon chất lượng cao, thép chuyên dùng cho công nghiệp, quốc phòng, cơ khí và thép hình cỡ lớn cho xây dựng cầu cảng… Tuy vậy, VSC không được xem nhẹ vấn đề nghiên cứu thị trường. Từ công tác này, VSC sẽ đưa ra quy mô công suất đầu tư hợp lý để sử dụng vốn đạt hiệu quả cao nhất. Đồng thời sẽ quyết định địa điểm đầu tư phù hợp để cân đối sản lượng sản xuất với nhu cầu từng khu vực ( 3 miền) vừa tận dụng được lợi thế cạnh tranh tại nơi đầu tư như thuận lợi về giao thông để hạ chi phí vận chuyển, nếu có thể sẽ tận dụng được những ưu đãi từ những chính sách khuyến khích đầu tư của Nhà nước và địa phương. III. Một vài kiến nghị: Về phía nhà nước: Đặc điểm của ngành thép là không thuộc loại các ngành có mức sinh lời cao, nhu cầu vốn lớn, thời gian kéo dài kém hấp dẫn với các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Song thép lại là vật liệu chủ yếu của nhiều ngành công nghệp, có vai trò quyết định đến sự nghiệp CNH-HĐH đất nước. Một đát nước đã quan tâm trở thành nước công nghiệp thì không phát triển ngành công nghiệp thép. Vì vậy, hơn bất cứ ngành nào khác, ngành thép phải được nhà nước giành sự quan tâm cao nhất. 3.1. Các giải pháp về huy động vốn *Các giải pháp tầm vĩ mô Để hỗ trợ cho VSC nói riêng và các doanh nghiệp khác nói chung trong việc tăng cường khả năng thu hút vốn đầu tư, nhà nước cần có những biện pháp, chính sách, cơ chế phù hợp nhăm: - Phát triển hệ thống ngân hàng tài chính: Một hệ thống ngân hàng tài chính phát triển với nghiệp vụ thanh toán được cải tiến, đa dạng hóa…thực hiện tốt vai trò trung gian tài chính nhằm điều phối vốn từ nơi thừa đến nơi thiếu., thực thi nhiệm vụ huy động vốn, chuyển đổi vốn từ hình thức ngắn hạn sang dài hạn sẽ có vai trò to lớn trong việc thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp và của cả nền kinh tế. Đặc biệt ngành thép là ngành có nhu cầu vốn đầu tư lớn, Nhà nước không thể đáp ứng đủ toàn bộ nhu cầu vốn, đòi hỏi VSC phải vay vốn tín dụng ngân hàng. Nhà nước cần có quy định chính sách ưu tiên về điều kiện cho vay, lãi suất, thời hạn để VSC thuận lợi trong vay vốnvới chi phí thấp nhất để có thể tiến hành đầu tư, thu đủ vốn và có lãi. -Đẩy nhanh quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước: cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước nhằm hình thành một mô hình doanh nghiệp mới, gắn bó giữa quyền lợi và trách nhiệm, nâng cao hiệu quả kinh doanh, tạo ra nhiều loại “hàng hóa”cho thị trường chứng khoán-một hình thức của thị trương vốn. Nhà nước cần tập trung giải quyết một số vấn đề cần thiết như phân loại doanh nghiệp xác định doanh nghiệp cần đưa vào diện CPH, nhanh tróng hoàn thiện khung pháp lý và cơ chế chính sách có liên quan. Ban hành một số văn bản pháp lý cao về CPH,quy định rõ: cổ phần khống chế tiến trình định giá, chế độ hỗ trợ doanh nghiệp CPH, chế độ chính sách đối với người lao động, tuyên truyền chỉ rõ những lợi ích mà CPH mang lại. đặc biệt, cần tăng cường vai trò của tổng công ty đối với CPH, trao cho quyền quyết định CPH đối với những doanh nghiệp Nhà nước có giá trị từ 10 tỷ đồng trở xuống. -Có biện pháp hữu hiệu đối với thị trường chứng khoán: thị trường chứng khoán là một thị trường vốn bậc cao, là nơi gặp gỡ trao đổi hàng hóa tiền vốn giữa những chủ thể thừa vốn với những chủ thể cần huy động vốn. Thị trường chứng khoán phát triển sẽ đưa tiền vào lưu thông hiệu quả hơn, nâng cao chất lượng đầu tư phát triển của cả nền kinh tế và của mỗi doanh nghiệp thành viên. hiện nay, khi thị trường này còn non yếu, chưa phát triển ỏ nước ta, tổng công ty vẫn chưa tham gia hình thức này. Nhưng trong tương lai huy động vốn qua thị trường chứng khoán là một dòi hỏi nhất thiết đối với bất kỳ doanh nghiệp lớn nào. Nhà nước cần đảm bảo sự phối hợp đồng bộ và có trách nhiệm giữa các cơ quan có thẩm quyền, đảm bảo cho thông tin hoạt động thông suốt, công khai rành mạch và đảm bảo an toàn cho nhà đầu tư hoạt động có hiệu quả để thị trường thực sự trở thành một kênh huy động vốn trung và dài hạn để đầu tư phát triển kinh tế trong giai đoạn mới. *Các giải pháp cụ thể: Đảng và Nhà nước cần sắp xếp ngành thép vào diện ưu tiên đầu tư phát triển trong thời kỳ CNH-HĐH đất nước. Cần coi sản xuất thép như một ngành công nghiệp hạ tầng, được hưởng các ưu dãi tối đa về vốn, về cơ chế chính sách. Cũng như các doanh nghiệp Nhà nước, VSC do Nhà nước thành lập, Nhà nước bỏ vốn kinh doanh để thực hiện mục đích kinh tế chiến lược lâu dài thì không co lý do gì mà không cấp vốn lưu động cần thiết cho doanh nghiệp. Nhà nước cân coi đầu tư vào doanh nghiệp thép như đầu tư vào cơ sở hạ tầng của đất nước. Từ đó, có sự hỗ trợ phát triển cho ngành thép và trực tiếp đầu tư xây dựng nhà máy thép liên hợp. Đặc biệt, Nhà nước cần ưu tiên dành vốn đầu tư cho tổng công ty thép Việt Nam để VSC phát triển, đủ sức giữ vai trò chủ đạo trong ngành thép. Nhà nước hỗ trợ tối đa vốn đầu tư ưu đãi trong nước(kể cả vốn ODA) cho VSC đầu tư chiều sâu và đầu tư các dự án mới theo đúng quy hoạch được duyệ, cấp vốn cho việc chuẩn bị đầu tư cho các dự án lớn, phức tạp như dự án khai thác mỏ thạch khê… Nhà nước có chính sách cấp vốn cho VSC nhập khẩu nguyên vật liệu, thiết bị và phần xây dựng trong nước. Trong đó bao gồm có: Nhà nước cấp vốn chuẩn bị đầu tư Nhà nước cấp một phần vốn pháp định trong một phần vốn pháp định của ngành thép, trọng tâm là VSC trong các dự án liên doanh với nước ngoài Cho phép dược sử dụng giá trị sử dụng đất để góp vón pháp định và thu hồi vốn này sau khi liên doanh bắt đầu có lãi, còn trong thời gian chứa trả được nợ cho Nhà nước thì phải chịu số thuế tương đương như thuế vốn. Nhà nước cần có chính sách cho vay vốn với lãi suất ưu đãicho đầu tư, nhất là đầu tư trung và dài hạn và thay đổi cơ chế bảo lãnh vốn vay vì theo cơ chế vay hiện nay thì khó có thể thực hiện được các khoản vay nước ngoài. Trong chính sách cho vay vốn tín dụng ưu đãi, thực ra hiện nay mới chỉ đáp ứng đủ cho các công trình cải tạo mở rộng, đầu tư chiều sâu… Trong chiến lược phát triển ngành thép đề nghị Nhà nước tăng dần số vốn tín dụng ưu đãicho các dự án ngành thép ít nhất trong các năm đầu cũng đáp ứng đủ cho 30% nhu cầu vốncho ngành thép. Cho phép ngành thép toàn quyền sử dụng vốn khấu hao cơ bản, được phép trích khấu hao nhanh đói với các dự án có khả năng thu hồi vốn nhanh mà vẫn đảm bảo có lãi. Vốn đầu tư cho phát triển ngành thép yêu cầu rất lớn, chắc chắn phải trôg chờ nhiều vào các nguồn vốn nước ngoài, tự bản thân VSC không đủ sức lo. Vì vậy, Nhà nước cần bảo lãnh việc vay vốn nước ngoài, hỗ trợ tiền đặt cọc đối với việc vay mua sắm thiết bị của các dự án đầu tư và cho phép tổng công ty được thế chấp tài sản để vay vốn đầu tư. Mặt khác, phần lớn các dự án là liên doanh, đề nghị Nhà nước cho phép góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất, vốn xây dựng nhà máy liên doanh thì Nhà nước cấp 30% để tổng công ty có thể đặt cọc vay 70% số vốn còn lại và Nhà nước cấp vốn lưu động khi nhà máy đị vào hoạt động. 3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư Để góp phấn tích cực vào nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư của VSC, Nhà nước cần quan tâm đến cơ chế chính sách về thuế, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi nhưe về cơ chế quản lý tài chính, quyền tự chủ hoạt động kinh doanh, thủ tục cấp giấy phép đầu tư, quyết định đầu tư và các thủ tục khác trong quá trình thực hiện đầu tư. từ đó giúp cho doanh nghiệp giảm được chi phí đầu tư,nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, đem lại lợi nhuận cao, tạo nguồn tích lũy vốn cho hoạt động đầu tư tiếp theo Thứ nhất: Nhà nước có chính sách phát triển ngành công nghiệp có liên quan, nư dã nói ở phần trên, công nghiệp thép có mối liên hệ chặt chẽ với các ngành công nghiệp khác. Để hỗ trợ phát triển cong nghiệp sản xuất thép, thời gian qưua, Nhà nước đã có chính sách phát triển các ngành công nghiệp phía trước và phía sau, đồng thời với việc đầu tư xây dựng các cơ sở hạ tầng phục vụ ngành thép, Nhà nước cần có chính sách kích cầu mạnh mẽ để tăng tiêu thụ thép trong nước như chú trọng đầu tư cho xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng cầu đường, cảng, khuyến khích phát triển các ngành công nghiệp chế tọ ôtô, xe máy, đóng tàu….là những ngành sử dụng thép làm vật liệu nhằm nâng cao nhu cầu tiêu thụ thép và từ đó kích thích đầu tư sản xuất. Bằng chính sách phát triển công nghiệp, Nhà nước đã có những tác động tích cực để phát triển triển thép trở thành ngành kinh tế mũi nhọn ở Việt Nam Thứ hai: ngoài các chính sách hỗ trợ trực tiếp thông qua cấp vốn và cho vay vốn để VSC đầu tư, Nhà nước cần sử dụng các các hình thức hỗ trợ gián tiếp bằng chính sác ưu dãi ưu tiên về thuế, giảm thuế đát, điện, nước, khí thiên nhiên, cước phí vận tải cho ngành thép ( thấp hơn giá áp dụng cho các ngành sản xuất dịch vụ khác) và đảm bảo cung cấp ổn địn lâu dài; ưu đãi chuyển đổi ngoại tệ, trợ giá, bù giá trong những năm khó khăn. -Chính sách ưu đãi về thuế: Nhà nước phải có chính sách thuế hợp lý và thực sự có hiệu lực giúp ngành thép phát triển và bảo hộ ngành thép: +Giảm thuế lợi tức 50% cho đến khi công trình trả hết nợ. +Giảm thuế doanh thu trong những năm đầu sản xuất chưa có lãi. -Chính sách bảo hộ: trong thời gian qua ngành thép,VSC đã được Nhà nước bảo hộ cao thông qua công cụ hữu hiệu là thuế nhập khẩu, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vượt qua những khó khăn ban đầu khi mới gia nhập thị trường. Cụ thể: Nhà nước chỉ cho phép nhập vào Việt Nam một số chủng loại thép mà trong nước chưa sản xuất được như thép dẹt, thép chất lượng cao, phôi thép… đánh thuế nhập khẩu đối với những sản phẩm và bán sản phẩm mà ngành thép nước ta đã sản xuất được. Tới đay Nhà nước cần thực hiệnchính sách nhập khẩu cụ thể như sau: -Với những sản phẩm thép phải đánh thuế 30-40%. -Với những sản phẩm thép đã sản xuất trong nước đáp ứng đủ nhu cầu thì Nhà nước cấm nhập khẩu. -Với bán thành phẩm (phôi) khi trong nước đã sản xuất đủ cung cấp cho các nhà máy cán thì thuế nhập khẩu từ 15-20%. Đi đôi với chính sách nhập khẩu là chính sách quản lý ngoại hối về tỷ giá hối doái tạo thuận lợi cho VSC trong khâu nhập khẩu phôi, nguyên liệu cần thiết, các thép đặc biệt mà Công ty chưa có khả năng sản xuất đặc biệt nhập khẩu máy móc thiết bị hiện đại từ nhiều nước có truyền thống phát triển triển lâu dài. Để đảm bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp, đề nghị Nhà nước có biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn tình trạng làm hàng giả, hàng kém chất lượng, chống bán phá giá. Thứ ba: Nhà nước cần tạo môi trường thông thoáng cho các doanh nghiệp . Về hệ thống pháp luật, tiếp tục xây dựng và hoàn thiện khung pháp luật phù hợp với kinh tế thị trường nhằm đảm bảo môi trường kinh tế vĩ mô ổn định, minh bạch, nhất quán, phù hợp với thông lệ quốc tế. Cần sữa đổi, bổ sung, ban hành mới các luật: luật ngân sách Nhà nước, luật tổ chức tín dụng, luật đầu tư và xây dựng, luật khuyến khích đầu tư trong nước và nước ngoài . Thời gian qua Nhà nước đã có nhiều nỗ lực tập trung vào cải cách những thủ tục hành chính. Trong thời gian tới giải pháp này nên tập trung vào một số lĩnh vực như phân bổ ngân sách, cấp phát vốn đầu tư xây dựng cơ bản, xuất nhập khẩu, cấp giấy phép đầu tư ….vừa đáp ứng quản lý Nhà nước đói với doanh nghiệp lâu dài vừa là phương thức tạo điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp mở rộng sản xuất và tái đầu tư. Đơn giản hóa, công khai hóa tập trung một mối tiếp nhận và xử lý, rut ngắn thời gian trình duyệt thủ tục là những định hướng trong việc cải tiến thủ tục hành chính nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho thu hút vốn, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh, vốn đầu tư phát triển. Các văn bản dưới luật cần được ban hành kịp thời, đầy đủ và tránh chồng chéo gây khó khăn cho VSC thực hiên trong suốt quá trình thực hiện một công cuộc đầu tư. Kết luận Trong nền kinh tế thị trường vai trò của hoạt động huy động vốn và sử dụng vốn cho đầu tư phát triển của nền kinh tế là rất cần thiết và quan trọng. Tăng cường khả năng huy động vốn và sử dụng vốn cho đầu tư phát triển là vấn đề xuyên suốt và quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của Tổng công ty thép Việt Nam nói riêng và của nền kinh tế nói chung. Huy động vốn và sử dụng cho đầu tư phát triển là đòi hỏi khách quan của bất kỳ nền kinh tế nào. Đặc biệt là đối với nước ta hiện nay nhu cầu vốn và sử dụng vốn có hiệu quả cho đầu tư phát triển đang là đòi hỏi cấp bách. Do vậy để đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế, đồng thời phát huy hiệu quả kinh doanh của Tổng công ty thép Việt Nam. Trong thời gian tới Tổnh công ty cần tập trung hơn nữa trong việc mở rộng hoạt động huy động vốn và sử dụng vốn cho đầu tư phát triển . Qua nghiên cứu thực trạng hoạt động huy động và sử dụng vốn cùng các giải pháp cho vấn đề này tại Tổng công ty thép Việt Nam tôi mong rằng trong thời gian tới Tổng công ty sẽ thu được kết quả tốt hơn đáp ứng cho nhu cầu cho đầu tư phát triển của nền kinh tế. Trong lời kết một lần nữa em xin chân thành cảm ơn sự chỉ bảo tận tình của Thầy Giáo :Vũ Kim Toản cùng các Thầy cô giáo Bộ môn Kinh tế Đầu tư.Cháu xin cảm ơn Cô Hoàng Thị Hồng Hà, các cô chú phòng Kế hoạch đầu tư đã giúp em khắc phục được thiếu sót và hoàn thành bài viết này. Tài liệu tham khảo 1.Quy hoạch phát triển ngành thép giai đoạn 2001-2010. 2.Tạp chí Tài Chính năm 2002-2003. 3.Sách: "Những giải pháp huy động va sử dụng vốn". 4.Báo Công nghiệp năm 2002-2003.0 5.Thời báo kinh tế năm 2002-2003. 6.Niên giám thống kê năm 2002-2003. mục lục

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docC0121.doc
Tài liệu liên quan