Đề tài Thực trạng quản lý và hiệu quả sử dụng vốn của công ty cổ phần Tân Kinh Bắc

Tổng nguồn vốn của Công Ty Cổ phần Tân Kinh Bắc năm 2004 là : 6.746.650.600 đồng , Năm 2005 tổng nguồn vốn của công ty tăng lên : 9.211.956.160 đồng . Như vậy số liệu đã tính ở bảng trên ta thấy tổng tài sản của công ty năm sau tăng so với năm trước một lượng là : 2.465.305.560 đồng tương ứng với ( 36,54 % ). Trong đó : + Vốn lưu động của công ty năm 2004 chiếm ( 35,85% ) và tăng lên (48,24%) trong năm 2005 , trên tổng nguồn vốn của doanh nghiệp . Lượng vốn lưu động của công ty năm sau tăng so với năm trước là : 2.029.007.206 đồng chiếm 12,45 % Nguyên nhân vốn lưu động tăng là do có một lượng vốn của công ty còn nằm trong hàng tồn kho và một số khác thì nằm trong các khoản phải thu của khách hàng .

doc32 trang | Chia sẻ: haianh_nguyen | Lượt xem: 987 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng quản lý và hiệu quả sử dụng vốn của công ty cổ phần Tân Kinh Bắc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu Trong bất cứ nền sản xuất hàng hoá hay nền kinh tế thị trường nào khi các nhà doanh nghiệp muốn kinh doanh sản xuất thì đầu tiên họ phải làm là đảm bảo nhu cầu vốn cho quá trình đầu tư kinh doanh của họ. Sự đổi mới sâu sắc về cơ chế từ bao cấp sang nền kinh tế thị trường thôi thúc các công ty tăng cường đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ dẫn đến gia tăng nhu cầu về vốn trong nền kinh tế thị trường. Do vậy việc quản lý và sử dụng vốn tiết kiệm, và hiệu quả được coi là điều kiện tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường, nhằm đảm bảo được quá trình sản xuất kinh doanh được tiến hành một cách đều đặn và đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất. Hiệu quả sử dụng vốn phải được thể hiện rõ nhất là bằng lợi nhuận tạo trên một đồng vốn bỏ ra, trong nền kinh tế thị trường như hiện nay chỉ tiêu này là hết sức quan trọng nó sẽ cho chúng ta thấy công ty đó sẽ tiếp tục hay phải chuyển sang một lĩnh vực khác, khả năng còn tồn tại hay tuyên bố phá sản của công ty. Sau Khi tìm hiểu tình hình thực tế về công tác quản lý vốn trong công ty ta cần phải đề cập đến hai vấn đề chính đó là hiệu quả sử dụng vốn cố định và lưu động, từ việc xem xét đánh giá đúng đắn hai loại vốn cho đến việc đưa vào hoạt động có hiệu quả kinh tế cao là cả một vấn đề mà chúng ta phải đi vào xem xét phân tích thông qua các chỉ tiêu kinh tế và mục đích cuối cùng sau mỗi một chu kỳ sản xuất kinh doanh nhà đầu tư cần quan tâm đó là lợi nhuận. Chính vì lợi nhuận mà các nhà đầu phải tìm mọi cách đó là khai thác, lựa chọn phương án đầu tư sử dụng linh hoạt vốn của mình sao cho có hiệu quả kinh tế chỉ có thể có được khi vốn được sử dụng tiết kiệm mà vẫn đảm bảo mức gia tăng lợi nhuận. Do vậy vấn đề quản lý và sử dụng vốn như thế nào cho hợp lý và có hiệu quả là một vấn đề cần thiết cho cả xã hội trong nền kinh tế thị trường hiện nay nói chung và các công ty nói riêng Chính vì vậy trong đợt thực tập này tại Công Ty Cổ phần Tân Kinh Bắc em đã quan tâm và nghiên cứu vấn đề “ Công tác quản lý vốn” nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và hy vọng đề tài này sẽ góp phần nhỏ bé trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và quản lý vốn tại công ty . - Phần I : Khái Quát về tổ chức của Công Ty Cổ phần Tân Kinh Bắc - Phần II : Thực trạng Quản lý và hiệu quả sử dụng vốn của Công Ty Cổ phần Tân Kinh Bắc - Phần III : Những kết quả và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công Ty Cổ phần Tân Kinh Bắc Phần I Khái quát chung về Công Ty Cổ phần Tân Kinh Bắc I. Quá trình hình thành và phát triển của Công Ty Cổ phần Tân Kinh Bắc Công ty Công Ty Cổ phần Tân Kinh Bắc là một doanh nghiệp tu nhân chuyên sản xuất - kinh doanh và lắp ráp linh kiện xe máy phục vụ cho các cá nhânn và các doanh nghiệp trong nước , có bề dày 5 năm sản xuất gia công máy móc linh kiện thiết bị của công ty phong phú về chủng loại và chất lượng ngày càng được nâng cao nhằm đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng . Quá trình thành lập và hoạt động của Công Ty Cổ phần Tân Kinh Bắc trải qua nhiều thăng trầm và cũng có nhiều biến động ảnh hưởng không ít đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty , nhưng với khả năng quản lý và sự lãnh đạo của Ban Giám Đốc , các phòng ban và đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn , nhiệt tình trong sản xuất đã đưa công ty vượt qua mọi khó khăn của những ngày đầu thành lập để phát triển mạnh mẽ như hiện nay. Công ty luôn luôn hoàn thành kế hoạch do Ban lãnh đạo công ty đề ra,họ đã tích cực cải tiến cũng như đưa nhiều đề tài thiết kế mới vào dây chuyền sản xuất nhằm phát huy và duy trì tốt những sản phẩm và mặt hàng truyền thống từng được khách hàng cả nước ưa chuộng Sự thay đổi của nhà nước về cơ chế quản lý kinh tế và tình hình giao thông nội thị đã làm cho các công ty nói chung và Công Ty Cổ phần Tân Kinh Bắc nói riêng gặp rất nhiều khó khăn trong việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Sản phẩm làm ra không tiêu thụ được, thêm vào đó là giá cả vật tư tăng vọt và khan hiếm, khi sản phẩm đã không tiêu thụ được Mặc dù gặp nhiều khó khăn song Công Ty Cổ phần Tân Kinh Bắc luôn thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với nhà nước. Công ty đã dùng hình thức gia công liên doanh liên kết tự tiêu thụ sản phẩm, tự xây dựng giá và tìm kiếm khách hàng nhằm đảm bảo hiệu quả sản xuất kinh doanh có lãi để cạnh tranh trên thị trường. Tên công ty : Công Ty Cổ phần Tân Kinh Bắc Địa chỉ trụ đăng ký : Tổ 18 Phường Mai động Quận Hoàng mai - Thành phố Hà nội Điện thoại : 04.862.9006 Công Ty Cổ phần Tân Kinh Bắc là một pháp nhân đầy đủ hoạt động theo pháp luật và bình đẳng trước pháp luật . - Thực hiện hạch toán kinh tế độc lập theo những chuẩn mực kế toán – Tài chính áp dụng chung đối với khối doanh nghiệp tư nhân . - Công Ty có khuôn dấu riêng , được phép mở tài khoản ngân hàng và là đối tượng điều chỉnh của luật doanh nghiệp tư nhân Công ty Cổ phẩn Tân KInh Bắc chịu sự quản lý của sở thương mạ Hà nội về mặt chuyên môn , nghiệp vụ và có trách nhiệm tài chính đối với cơ quan thuế . II . Chức năng hiện nay của Công Ty Cổ phần Tân Kinh Bắc Hiện nay nhiệm vụ chính của công ty là chế tạo và lắp ráp các linh kiện xe máy phục vụ cho các doanh nghiệp trong nước . - Nhập khẩu vật tư kỹ thuật máy móc thiết bị phụ tùng, phụ kiện thuộc ngành chế tạo ôtô xe máy phục vụ cho nhu cầu của thị trường. - Liên doanh liên kết với các đơn vị kinh tế trong và ngoài nước, mở các đại lý cửa hàng giới thiệu sản phẩm của công ty và sản phẩm liên doanh. Theo chủ trương nội địa hoá xe gắn máy của nhà nước, công ty mạnh dạn đầu tư mua dây chuyền thiết bị sản xuất sản phẩm hợp kim nhôm đa dạng hoá sản phẩm Tổ chức các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình đúng theo qui định của nhà nước Việt Nam , quản lý vốn ,tài sản , phương tiện , đất đai , nhà xưởng …… Tài sản thuộc phạm vi công ty quản lý và sử dụng . III. Cơ cấu bộ máy quản lý của Công ty Cổ phẩn Tân KInh Bắc Cơ cấu bộ máy quản lý : Cơ cấu bộ máy quản lý của công ty được tổ chức theo mô hình trực tuyến chức năng , phân chia thành nhiều phòng , ban độc lập đảm nhiệm các chức năng chuyên môn đặc thù , làm công tác tham mưu cho lãnh đạo mà không có quyền trực tiếp hay đìêu động nhân sự đối với các phòng ban cùng cấp . Biểu 01 : Sơ đồ tổ chức bộ máy của Công ty TNHHXDTH số 7 Quảng Trạch Phòng Giám đốc Phòng phó giám đốc Phân xưởng sản xuất – lắp ráp Phòng quản lý vật tư Phòng tài chính kế toán Phòng kinh doanh Ban bảo vệ công ty Phòng tổ chức hành chính Nhiệm vụ chức năng của từng phòng ban : : Phòng giám đốc - Giám đốc là người điều hành lãnh đạo mọi hoạt động của xí nghiệp theo đúng những quy định của cơ quan quản lý cấp trên ; Đúng pháp luật của Nhà nước , chịu trách nhiệm trước nhà nước và tập thể lao động về kết sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp - Giám đốc có quyền quyết định tổ chức bộ máy quản lý điều hành trong xí nghiệp theo phân cấp , bảo đảm tinh giảm và có hiệu lực . Trên cơ sở có ý kiến của ban chấp hành đảng uỷ , bộ phận Giám đốc có quyền đề nghị hoặc quyết định thành lập , giải thể , sát nhập các bộ phận sản xuất kinh doanh và bổ nhiệm bãi miễn cán bộ tương ứng theo phân cấp của cơ quan chủ quản , của cơ quan quản lý cấp trên . : Phòng phó giám đốc Phó giám đốc phụ trách từng phần việc theo sự uỷ quyền của giám đốc , có nhiệm vụ giúp việc cho giám đốc giải quyết các công việc của xí nghiệp .Trong trường hợp Giám đốc vắng mặt , thì được uỷ quyền cho phó Giám đốc giải quyết toàn bộ công việc trong thời gian vắng mặt . Phòng tổ chức hành chính Có nhiệm vụ bố trí , xắp xếp quản lý cán bộ công nhân viên phổ biến hướng dẫn và tổ chức thực hiện các chính sách chế độ của Đảng , nhà nước và của ban giám đốc công ty đối với các cán bộ nhân viên của công ty . - Tham mưu nghiên cứu xây dựng và hoàn thiện bộ máy quản lý của công ty - Theo dõi việc thực hiện các nội quy , quy chế của công ty , - Lập kế hoạch và tổ chức đào tạo nâng bậc , tuyển dụng lao động - Theo dõi bố trí hợp lý hoá đội ngũ lao động của công ty đảm bảo nguồn lao động được bố đúng chuyên môn , trình độ và năng lực làm việc của họ Ban bảo vệ - Chịu trách nhiệm theo dõi thực hiện các qui định về an toàn lao động , bảo vệ tài sản , thiết bị vật tư , phương tiện vận tải của công ty . - Xây dựng các phương án bảo vệ an ninh , chính trị , trị an của nộ bộ doanh nghiệp , theo dõi các hành vi bất thường của khách ra vào công ty . Phòng kinh doanh : - Có nhiệm vụ theo dõi và quản lý các chi nhánh - Đại lý tiêu thụ sản phẩm của công ty - Tìm kiếm khách hàng mới , khách hàng tiềm năng , - Tham khảo ý kiến người tiêu dùng đưa ra những chiến lược cho những dòng sản phẩm mới đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng hiện tại và tương Phòng tài chính kế toán - Có nhiệm vụ theo dõ xây dựng các kế hoạch ngắn hạn , dài hạn , tiến hành ký các hợp đồng mua bán , quản lý kho tàng , thống kê . - Chủ động nắm chắc tình hình vật tư , xây dựng kế hoạch mua bán vật tư , dự phòng những loại vật tư khan hiếm và chủ động tìm người đáp ứng kịp thời cho sản xuất . - Luôn nắm vững thị trường , tiếp cận khách hàng tìm ưu nhược điểm của sản phẩm trong quá trình sản phẩm được đưa vào sử dụng và thông qua kênh khách hàng để nắm tình hình thị hiếu của người tiêu dùng hiện tại và trong tương lai . : Phòng quản lý vật tư - Có nhiệm vụ kiểm tra chính xác lượng nhập , xuất , tồn của chửng loại nguyên vật liệu , công cụ dụng cụ , thành phẩm , - Căn cú vào tình hình thực tế của từng chủng loại vật tư có những báo cáo , đề xuất về số lượng nguyên vật liệu , công cụ dụng cụ , thành phẩm , để nhà quản lý nắm bắt một cách kịp thời có biện pháp bổ xung , hoặc giải quyết ứ đọng : Phân xưởng sản xuất - Lắp ráp - Đây là nơi trực tiếp tiền hành các hoạt động về mặt chuyên môn nghiệp vụ theo đúng quy trình công nghệ và chất lượng sản phẩm yêu cầu . IV . Cơ cấu sản xuất của công ty : Là sự tập hợp của các bộ phân sản xuất chính, sản xuất phụ trợ và các bộ phận phục vụ có tính chất sản sản xuất cùng với mối quan hệ gữa các bộ phận đó với nhau trong quá trình sản xuất. + Các bộ hận sản xuất chính: phân xưởng cơ khí gồm có gò, rèn, hàn, tiện , lắp giáp. + Bộ phận sản xuất phụ gồm có các loai nhập gia công sửa chũa các sản phẩm có doanh thu thấp, tận dụng các phế liệu của quá trình sản xuất. + Bộ phận sản xuất phụ trợ: Phân xưởng cơ điện Bộ phận phục vụ gồm có; Bộ phận vận chuyển kho bán thành phẩm, bộ phận KCS. Phần II Thực trạng về công tác quản lý vốn của Công Ty Cổ phần Tân Kinh Bắc I. Đặc điểm và nguồn hình thành vốn của công ty : 1. Những đặc điểm chung về vốn: ở bất cứ một doanh nghiệp của nhà nước hay tư nhân khi bước vào SXKD một mặt hàng hay một nhóm hàng nào đó ngoài việc tính toán các chi phí cho một quá trình sản xuất KD lâu dài điều trước tiên DN phải nghĩ đến đó là vốn. Đối với Công Ty Cổ phần Tân Kinh Bắc cũng vậy để tiến hành SXKD công ty phải có một lượng vốn nhất định và nguồn tài trợ tương ứng, cả hai lượng vốn này là tiền đề cho quá trình hoạt động sản xuất tại công ty và công ty đã chia làm hai loại vốn là vốn cố định và vốn lưu động . - Hình thái biểu hiện bằng tiền của nó cũng được tham gia vào các chu kỳ sản xuất tương ứng. 2. Nguồn hình thành vốn của Công Ty Cổ phần Tân Kinh Bắc Trong quá trình hoạt động kinh doanh vốn của công ty luôn có những biến động không ngừng . Chúng ta cùng tìm hiểu nguồn hình thành vốn của Công Ty Cổ phần Tân Kinh Bắc qua biểu sau : Biểu 02 : Nguồn hình thành vốn của Công Ty Cổ phần Tân Kinh Bắc Đơn vị tính : đồng Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Lượng Tỷ trọng Lượng Tỷ trọng A. Vốn chủ sở hữu 4.671.680.000 69,24 5.663.840.360 62,18 1. Nguồn vốn KD 4.160.000.000 61,66 4.959.580.000 54,45 2. Lợi nhuận chưa PP 511.680.000 7,58 704.260.360 7,73 B. Nợ phải trả 2.074.970.600 30,76 3.445.393.550 37,82 I. Nợ ngắn hạn 1.074.970.600 15,93 1.945.393.550 21,36 1. Vay ngắn hạn 400.000.000 5,93 750.000.000 8,23 2. Phải trả người bán 368.647.200 5,46 569.869.550 6,26 3. Nợ ngân sách 120.635.800 1,79 214.635.000 2,36 4. Phải trả công nhân viên 185.687.600 2,75 410.889.000 4,51 5. Phải trả phải nộp khác 0 - 102.722.250 1,13 II Nợ dài hạn 1.000.000.000 14,82 1.500.000.000 16,47 1. Vay dài hạn 1.000.000.000 14,82 1.500.000.000 16,47 C. Tổng nguồn vốn 6.746.650.600 100 9.109.233.910 100 1 . Tỷ số nợ 0,444 30,76 0,608 37,82 2. Vốn tự có 0,692 69,24 0,622 62,18 (Nguồn : Bảng CĐKT Công Ty Cổ phần Tân Kinh Bắc ) * Qua biểu 02 ta có thể thấy tổng nguồn vốn của công ty được hình thành từ các nguồn chủ yếu là : 2.1 : Nguồn vốn chủ sở hữu : Năm 2004 tổng nugồn vốn chủ sở hữu của công ty là : 4.671.680.000đồng chiếm 69,24% .Trong đó nguồn vốn kinh doanh là :4.160.000.000 đồng chiếm ( 61,66% ) ; Lợi nhuận chưa phân phối là : 511.680.000 chiếm ( 6,45% ) . Năm 2005 nguồn vốn chủ sở hữu của công ty là : 5.66.840.360 đồng chiếm ( 62,18% ) trên tổng nguồn vốn của công ty . Trong đó nguồn vốn kinh doanh chiếm giữ một tỷ lệ lớn với ( 54,45% ) tương đương với 4.959.580.000 đồng ; Lợi nhuận chưa phân phối chiếm ( 7,73 %) tương đương với 704.260.360 đồng . Như vây qua hai năm nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp tăng năm sau so với năm trước về mặt lượng là : 992.160.360 đồng , nhưng nếu ta so với tổng nguồn thì năm sau giảm hơn so với năm truớc là : ( - 7,07% ) . Nguyên nhân là do trong năm 2005 nguồn vốn bên ngoài phát sinh tăng dẫn đến nguồn vốn chủ sở hữu giảm điều này phù hợp với quy luật kinh tế . Nguồn vốn chủ sở hữu là chỉ tiêu , đánh giá khả năng tự chủ về tài chính của một công ty . Công ty có mức vốn chủ sở hữu cao sẽ chủ động trong các kế hoạch sản xuất kinh doanh mà không bị phụ thuộc vào đối tác bên ngoài . Qua những số liệu đã tính toán ở trên ta thấy rất rõ rằng Công ty Cổ phẩn Tân KInh Bắc thể chủ động về nguồn vốn hoạt động kinh doanh mà không bị phụ thuộc quá nhiều vào nguồn vốn bên ngoài 2.2 : Nguồn vốn chiếm dụng : - Năm 2004 lượng vốn vay và chiếm dụng được là : 2.074.970.600 đồng tương ứng với ( 30,76 % ) so với tổng nguồn vốn của doanh nghiệp .Trong đó : Nợ ngắn hạn là :1.074.970.600 đồng , chiếm ( 15,93 % ) ,Nợ dài hạn là : 1.000.000.000 đồng , chiếm ( 14,82 % ) - Năm 2005 Lượng vốn vay và chiếm dụng đã tăng lên 3.445.393.550 đồng tương ứng với ( 37,82 %) so với tổng nguồn vốn của doanh nghiệp . Trong đó : Nợ ngắn hạn là : 1.945.393.550 đồng chiếm ( 21,36% ), Nợ dài hạn là : 1.500.000.000 đồng chiếm ( 16,47% ) Như vây nguồn vốn chiếm dụng năm sau tăng so với năm trước là : 1.370.422.950 đồng tương ứng với ( 7,07% ) . Qua số liệu đã tính được ở trên ta thấy ở Công Ty lượng vốn chiếm dụng đã tăng , đặc biệt là nợ ngắn hạn tăng ( 5,42 %) . Nếu đem so với tổng nguồn vốn thì tỷ lệ vốn chiếm dụng trong cả hai năm 2004 và 2005 đều đạt trên 30% đây là một tỷ lệ tốt , cần được duy trì và phát huy trong những năm tới . Tuy nhiên không nên tỷ lệ này ở mức qúa cao vì nến nợ quá cao công ty không thể chủ động được về vốn . Công ty đã có một chiến lược kinh doanh tốt họ đã huy động và chiếm dụng được một lưọng vốn của bạn hàng và các khoản phải trả , phải nộp mà chưa nộp tạo điều kiện nguồn vốn phong phú cho doanh nghiệp hoạt động mà không bị động về vốn . 2.3 : Hệ số nợ và vốn tự có của công ty - Hiện tại Hệ số nợ của công ty đang ở mức tốt cứ một đồng vốn của công ty thì :Năm 2004 có : 0,444 đồng chiếm 30,76% là do công ty đi vay và chiếm dụng được, Năm 2005 có : 0,608 đồng chiếm 37,82% là do công ty đi vay và chiếm dụng được Như vậy Hệ số nợ năm 2005 có xu hướng tăng ( 37,82% - 30,76% = 7,07% ) tương ứng với ( 0,071 lần ) so với hệ số nợ của năm 2004 trên tổng nguồn vốn của công ty . Nguyên nhân của việc gia tăng hệ số nợ là do trong năm 2005 công ty đã chiếm dụng được một số vốn của bạn hàng và một phần là vay thêm vốn để kin doanh - Lượng vốn tự có của công ty chiếm phần lớn trong tổng nguồn của công ty .Qua số liệu cho thấy cứ một đồng vốn của công ty thì có ( 0,692 đồng) chiếm ( 69,24% ) năm 2004 và năm ( 0,622 đồng ) chiếm ( 62,189%) . Như vậy vốn tự có giảm ( - 7,07 %) Nguyên nhân vốn tự có giảm là do vốn tự có và tỷ số nợ luôn luôn tỷ lệ thuận với nhau , nếu cái này tăng lên một lượng thì lập tức cái kia sẽ giảm đi một lượng đúng như vậy , Đây là một quy luật tất yếu của tài chính . Với các chỉ số về vốn tự có và hệ số nợ này công ty có thể chủ động đưa ra những quyết định trong kinh doanh mà không bị lệ thuộc bởi các yếu tố bên ngoài qúa nhiểu . II. Thực trạng việc sử dụng vốn của Công Ty Cổ phần Tân Kinh Bắc 1. Về vốn -16 Tài sản cố định của Công ty Cổ phần Tân Kinh Bắc 1.1 Tình hình vốn cố đinh : Vốn cố định được luân chuyển dần dần. Khi tham gia vào quá trình sản xuất, giá trị sử dụng của tài sản giảm dần. Theo đó vốn cố định được tách thành 2 phần, một phần sẽ gia nhập vào chi phí sản xuất sản phẩm ( dưới hình thức chi phí khấu hao ) tương ứng với giảm dần giá trị sử dụngTSCĐ. Phần còn lại của vốn cố định được cố định trong nó. Trong các chu kỳ sản xuất kế tiếp, nếu như phần vốn luân chuyển được dần dần tăng lên, thì phần vốn cố định lại dần dần giảm đi tương ứng với mức suy giảm dần giá trị sử dụng của TSCĐ. Kết thúc sự biến thiên nghịch chiều đó cũng là lúc TSCĐ hết thờii gian sử dụng và vốn cố định cũng hoàn thành một vòng luân chuyển của nó . Như vậy trong quá trình sản xuất của doanh nghiêp vốn cố định được luân chuyển dần dần từng phần, vì thế phải sau một thời gian dài vốn cố định mới hoàn thành được một vòng luân chuyển. Biểu 03: Cơ cấu vốn - Tài sản cố định của Công Ty Cổ phần Tân Kinh Bắc Đơn vị : đồng Chỉ tiêu Năm 2002 Tỷ trọng Năm 2003 Tỷ trọng 1. Nhà xưởng 2.182.000.000 48,01 1.963.800.000 38,55 2. Máy móc thiết bị 1.263.200.000 27,79 1.650.700.000 32,40 3. Phương tiện vận tải 1.100.000.000 24,20 1.480.000.000 29,05 Tổng giá trị TSCĐ 4.545.200.000 100,00 5.094.500.000,00 100,00 (Nguồn : BCTC của Công Ty Cổ phần Tân Kinh Bắc ) Qua số liệu ở biểu 03 ta thấy Tài sản cố định hữu hình của công ty bao gồm : - Nhà xưởng của công ty trong năm 2004 chiếm một lượng là : ( 2.182.000.000 đồng ) chiếm ( 48,01 % ) . Sang năm 2005 giá trị nhà xưởng của công ty giảm chiếm một lượng là :(1.986.800.000 đồng) chiếm ( 38,55 % ) trên tổng giá trị vốn - TSCĐ của công ty - Máy móc thiết bị năm 2004 chiếm một lượng là : (1.263.200.000 đồng ) chiếm (27,79% ) . Sang năm 2005 máy móc thiết bị tăng lên một lượng là ( 1.650.700.000 đồng ) chiếm ( 32,4 %) trên tổng giá trị vốn - TSCĐ của công ty . - Phương tiện vận tải năm 2004 có một lượng là (1.100.000.000 đồng ) chiếm ( 24,2 %) trên tổng giá trị TSCĐ của công ty . Sang năm 2005 giá trị phương tiện vận tải của công ty đã tăng lên : (1.480.000.000 đồng ) chiếm ( 29,05%) trên tổng giá trị TSCĐ của công ty . Như vậy qua hai năm giá trị vốn - tài sản cố định của công ty đã tăng về mặt giá trị năm sau so với năm trước một lượng là : 549.300.000 đồng , do công ty đã mua sắm thêm các trang thiết bị, phương tiện tải phục vụ mục đích sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 1.2 . Hiệu quả sử dụng vốn - Tài sản cố định : Việc kiểm tra một cách thường chỉ số về hiệu quả sử dụng vốn cố định giúp công ty có một căn cứ xác đáng để đưa ra những quyết định về tài chính một cách hợp lý và kịp thời đồng thời phát hiện ra ngay những điểm yếu có những biện pháp khắc phục trong quản lý . Vai trò của vốn - tài sản cố định đối với sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp là rất lớn và nó luôn đúng với một công ty tư nhân phần lớn vốn họ hoạt động là do họ tụ bỏ ra để kinh doanh. Biểu 04: Tình hình tài chính của Công Ty Cổ phần Tân Kinh Bắc Đơn vị tính : VNĐ Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 1. Vốn cố định 4.331.675.400 4.767.973.700 2. Doanh thu thuần 8.454.370.777 11.636.331.705 3. Lợi nhuận thuần 511.680.000 704.260.360 4. Hàm lượng VCĐ = 1/2 0,5124 0,4097 5. Hiệu quả sử dụng VCĐ = 3/1 0,1181 0,1477 6. Hiệu suất sử dụng VCĐ= 2/1 1,9518 2,4405 (Nguồn : Bảng CĐKT Công Ty Cổ phần Tân Kinh Bắc Năm 2004 - 2005 ) 1.2.1. Hàm lượng vốn - Tài sản cố định Hàm lượng vốn - tài sản cố định cho ta biết để tạo ra được một đồng doanh thu thì cần phải sử dụng 0,5124 đồng vốn cố định năm 2004 và 0,4097 đồng vốn cố định năm 2005 . Qua các chỉ số đã tính được ta thấy hàm lượng vốn - Tài sản cố định năm sau thấp hơn năm năm trước là : - 0,1026 đồng trên một đồng doanh thu mà theo quy luật kinh tế thì chỉ tiêu này càng nhỏ thì hiệu suất sử dụng vốn cố định càng cao , chứng tỏ công ty đã sử dụng tốt nguồn vốn - Tài sản cố định . 1.2.2 . Hiệu suất sử dụng vốn - Tài sản cố định Qua chỉ số trên cho ta biết cứ 1 đồng vốn cố định được đầu tư vào sản xuẩt kinh doanh sẽ đem lại ( 1,9518đồng) doanh thu năm 2004 và tăng lên ( 2,4405 đồng) năm 2005 .Với chỉ số hiện tại của công ty cũng là khá cao chứng tỏ hiệu suất sử dụng vốn cố định tốt và có chiều hướng tăng dần qua hai năm . 1.2.3 . Hiệu quả sử dụng vốn - Tài sản cố định Hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty năm 2004 có tỷ lệ là cứ một đồng vốn cố định được đầu tư vào sản xuất kinh doanh đã mang lại 0,1181 đồng lợi nhuận , Năm 2005 tỷ số này đã tăng lên 0,1477 đồng lợi nhuận . Như vậy nâm 2005 hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty đã tăng được ( 0,4888 đồng ) , công ty có khả năng thu hồi vốn đưa vào lưu thông nhanh . Nguyên nhân là do công ty đã thực hiện tốt việc phân loại , quảnlý và đánh giá được hiệu quả sử dụng của từng loại TSCĐ dẫn đến hiệu quả sử dụng vốn - tài sản cố định của công ty đã đạt được những hiệu quả nhất định . 2 .Về vốn lưu động tại Công ty Cổ phẩn Tân KInh Bắc 2.1 : Tình hình vốn lưu động của công ty : Khác với tư liệu lao động , đối tượng lao động chỉ tham gia một chu kỳ sản xuất , đến chu kỳ sản xuất sau lại phải sử dụng các đối tượng khác . Phần lớn các đối tượng lao động thông qua quá trình sản xuất , lắp ráp hợp thành thực thể của sản phẩm . Một số khác lại bị mất đi như các loại nhiên liệu . Bất kỳ một hoạt động sản xuất kinh doanh nào cũng cần có các đối tượng lao động . Lượng tiền ứng trước để thoả mãn nhu cầu về các đối tượng lao động gọi là vốn lưu động của công ty . Tài sản lưu động là những tài sản ngắn hạn và thường xuyên luân chuyển trong quá trình kinh doanh của công ty . Tình hình vốn lưu động của công ty được thể hiện qua bảng cơ cấu tài sản sau : Biểu 05 : Cơ cấu Vốn lưu động của Công Ty Cổ phần Tân Kinh Bắc Đơn vị : đồng Chỉ tiêu Đàu năm Cuối năm Chênh lệch Lượng % Lượng % Lượng % 1 2 3 4 5 6 7 I - Tài sản lưu động &ĐTNH 2.414.975.200 35,80 4.443.982.460 48,24 2.029.007.260 12,45 1. Vốn bằng tiền 684.921.080 10,15 1.229.916.825 13,35 544.995.745 3,20 2. Nợ phải thu 415.952.690 6,17 856.957.500 9,30 441.004.810 3,14 3. Hàng tồn kho 1.288.501.430 19,10 2.318.488.135 25,17 1.029.986.705 6,07 4. Tài sản lưu động khác 25.600.000 0,38 38.620.000 0,42 13.020.000 0,04 A. Tổng tài sản 6.746.650.600 100 9.211.956.160 100 2.465.305.560 0 ( Nguồn :BCTC Công ty Cổ phẩn Tân KInh Bắc Năm 2004 - 2005 ) Qua những số liệu đã tính toán trong bảng ta thấy : 2.1.1 Vốn bằng tiền : + Năm 2004 Lượng vốn bằng tiền chiếm một lượng là ( 10,15% ) tương ứng với ( 684.921.080 đồng) . + Năm 2005 lượng vốn bằng tiền đã tăng lên : (1.229.916.825 đồng ) chiếm ( 13,35%) trên tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp , Qua số liệu cho thấy lượng vốn bằng tiền của công ty năm sau tăng so với năm trước cả về mặt giá trị và tỷ trọng là : (544.995.745 đồng) tương đương (3,2%) 2.1.2 Các khoản phải thu : + Năm 2004 các khoản phải thu của công ty là : 415.952.690 chiếm ( 6,16% ) + Năm 2005 các khoản phải thu của công ty tăng lên : 856.957.500 chiếm ( 9,3% ) trên tổng giá trị tài sản của công ty . + Giá trị gia tăng của các khoản phải thu năm sau so với năm trước là :441.004.801 đồng tương ứng với 3,14% . Các khoản phải thu của công ty tăng cũng khá nhanh công ty nên có biện pháp thu tiền về thât nhanh của các đối tác nhằm hạn chế lượng vốn ứ đọng ở bên ngoài làm cản trở hoạt đông kinh doanh của công ty. 2.1.3. Hàng tồn kho : - Năm 2004 chiếm Lượng hàng tồn kho là : 1.288.501.430 đồng tương ứng với ( 19,1 %) - Năm 2005 Lượng hàng tồn kho đã tăng lên : 2.318.488.135 đồng tương ứng với ( 25,17% ) Tính trên tổng giá trị tài sản của daonh nghiệp . Giá trị gia tăng năm sau so với năm trước là : (1.029.986.705 đồng) tương đương ( 6,07% ) Lượng hàng tồn kho của doanh nghiệp đã tăng lên một cách nhanh chóng . Nguyên nhân là do sự tăng lên về quy mô của công ty và đặc thù kinh doanh lắp ráp xe máy nên lượng vốn nằm nhiều ở hàng tồn kho là điều tất yếu . Như vậy trong hai năm giá trị của hàng tồn kho của công ty tăng năm sau so với năm trước với tốc độc nhanh và cao công ty cần có sự điều chỉnh lượng hàng tồn kho cho hợp lý tránh lượng vốn ứ đọng quá nhiều và gia tăng nhanh chóng trong niên độ tài chính tiếp theo 2.1.4. Tài sản lưu động khác + Năm 2004 tài sản lưu động khác chủ yếu nằm ở tạm ứng chiếm một lượng là : 25.600.000 đồng tương ứng với (0,38%) + Năm 2005 tài sản lưu động khác của công ty đã tăng lên : 38.620.000 đồng tương ứng với (0,42%) trên tổng giá trị tài sản . + Giá trị tài sản lưu động khác gia tăng năm sau so với năm, trước một lượng là : 13.020.000 đồng tương ứng với ( 0,04 %) . 2.2 Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty Lượng vốn lưu động của công ty đã được sử dụng và mang lại hiệu quả như thế nào ? chứng ta cùng tính toán và phân tích một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn của công ty Biểu 06: Tình hình tài chính Công Ty Cổ phần Tân Kinh Bắc Chỉ tiêu ĐVT Năm 2004 Năm 2005 Chênh lệch 1.Tài sản lưu động đồng 2.414.975.200 4.443.982.460 2.029.007.260 2.Các khoản phải thu đồng 415.952.690 856.957.500 441.004.810 3. Hàng tồn kho đồng 1.288.501.430 2.318.488.135 1.029.986.705 4. Giá vốn hàng bán đồng 7.422.937.542 10.218.817.824 2.795.880.282 5. Doanh thu thuần đồng 8.454.370.777 11.636.331.705 3.181.960.928 6. Lợi nhuận đồng 511.680.000 704.260.360 192.580.360 7. Vòng quay dự trữ , TK = 4/3 Lần 5,76 4,41 (1,353) 8. Vòng quay CK phải thu = 5/2 Lần 20,33 13,58 (6,747) 9. Kỳ thu tiền BQ = 360ngày /8 Ngày 17,71 26,51 8,800 10. Vòng quay TSLĐ = 5/1/12th Lần 0,29 0,22 (0,074) 11. Hiệu quả sử dụng TSLĐ = 6/1/12th đồng 0,29 0,22 (0,074) 12. Mức đảm nhiệm TSLĐ = 1/12th/5 % 0,02 0,03 0,008 ( Nguồn : Bảng BCTC của Công Ty Cổ phần Tân Kinh Bắc ) 2.2.1 : Vòng quay dự trứ , tồn kho Chỉ tiêu này cho nhà quản lý tài của công biết trong năm 2004 số lần luân chuyển hàng tồn kho trong năm là : 5,76 lần , Năm 2005 số lần luân chuyển là : 4,41 lần . Chỉ tiêu này năm sau thấp hơn năm trước là : (-1,353 lần ) .Qua chỉ số vùa tính toán được giúp cho nhà quản lý xác định được mức dự trữ vật tư , hàng hoá cho hợp lý trong một chu kỳ kinh doanh của mình tránh lượng hàng dự trữ và tồn kho quá nhiều , tránh hiện tượng hàng hoá , nguyên vật liệu ứ đọng trong kho quá nhiều . 2.2.2 : Kỳ thu tiền bình quân : Qua việc tính toán trên bảng trên ta thấy chỉ số kỳ thu tiền bình quân năm 2004 xấp xỉ 18 ngày / năm và năm 2005 là gần 27 ngày / năm . Như vậy kỳ thu tiền bình quân của công ty ở trung bình không cao lắm nhưng đang có xu hướng tăng năm sau so với năm trước là : (8,8 ngày / năm ) . Việc tăng của kỳ thu tiền bình quân đồng nghĩa với các khoản phải thu gia tăng lượng vốn của công ty đang còn nằm ở phía đối tác , chứng tỏ hiệu quả sử dụng TSLĐ của công ty chưa cao , công ty cần có những biện pháp thúc đẩy việc thu tiền giảm thiểu các khoản phải thu 2.2.3 : Vòng quay TSLĐ Chỉ tiêu này giúp nhà quản lý biết được cứ một đồng TSLĐ được đưa vào sử dụng trong năm thì mang lại 0,29 đồng doanh thu thuần năm 2004 và 0,22 đồng doanh thu thuần năm 2005 , Vòng quay của TSLĐ ở công ty đang thấp dần qua hai năm , Năm 2004 tài sản lưu động quay được ( 0,29 lần) và sang năm 2005 giảm xuống còn 0, 22 lần Điều này chứng tở hiệu suất sử dụng của tài sản lưu động chưa cao , do vốn lưu động còn năm trong lượng hàng tồn kho quá nhiều và gia tăng nhanh chóng . : Hiệu quả sử dụng TSLĐ Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng tài sản lưu động có trong kỳ sẽ đem lại 0,29 đồng lợi nhuận sau thuế năm 2004 và 0,22 đồng năm 2005 . Qua số liệu tính toán được giúp cho nhà quản lý của công ty biết được hiệu sử dụng TSLĐ cũng gống như hiệu suất sử dụng TSLĐ đang giảm dần qua hai năm . Năm sau thấp hơn năm trước đồng thời chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời của nguồn vốn - Tài sản lưu động của công ty . : Mức đảm nhiệm TSLĐ Việc phân tích chỉ tiêu này giúp nhà quản lý nắm được mức độ đảm nhiệm của Tài sản lưu động . Việc tính toán này cho biết để đạt được một đồng doanh thu , công ty phải sử dụng ( 0,02 %) vốn - tài sản lưu động năm 2004 và ( 0.03 %) vốn - tài sản lưu động năm 2005 , Với chỉ số hiện tại của vốn - Tài sản lưu động ở công ty cho thấy mức độ đảm nhiệm của tài sản luu động là hoàn toàn có thể song chưa cao . 3 .Tổng nguồn vốn - Tài sản của Công Ty Cổ phần Tân Kinh Bắc 3.1 : Tình hình tổng nguồn vốn của Công ty . Với đặc điểm và nguồn hình thành vốn của mình cũng như bất kỳ một công ty tư nhân nào khác ở Việt Nam , tổng nguồn vốn của Công Ty Cổ phần Tân Kinh Bắc như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu qua các vấn đề sau : Biểu : 07 Bảng cơ cấu vốn của Công Ty Cổ phần Tân Kinh Bắc Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Chênh lệch Lượng Tỷ trọng Lượng Tỷ trọng Lượng Tỷ trọng Vốn lưu động 2.414.975.200 35,80 4.443.982.460 48,24 2.029.007.260 12,45 Vốn cố định 4.331.675.400 64,20 4.767.973.700 51,76 436.298.300 (12,45) Tổng tài sản 6.746.650.600 100 9.211.956.160 100 2.465.305.560 36,54 - Vốn tự có 4.671.680.000 69,24 5.663.840.360 62,18 992.160.360 (7,07) - Vốn bên ngoài 2.074.970.600 30,76 3.445.393.550 37,82 1.370.422.950 7,07 Tổng nguồn vốn 6.746.650.600 100,00 9.109.233.910 100,00 2.362.583.310 35,02 ( Nguồn : Bảng CĐKT Công Ty Cổ phần Tân Kinh Bắc ) 3.1.1: Về cơ cấu vốn công ty Tổng nguồn vốn của Công Ty Cổ phần Tân Kinh Bắc năm 2004 là : 6.746.650.600 đồng , Năm 2005 tổng nguồn vốn của công ty tăng lên : 9.211.956.160 đồng . Như vậy số liệu đã tính ở bảng trên ta thấy tổng tài sản của công ty năm sau tăng so với năm trước một lượng là : 2.465.305.560 đồng tương ứng với ( 36,54 % ). Trong đó : + Vốn lưu động của công ty năm 2004 chiếm ( 35,85% ) và tăng lên (48,24%) trong năm 2005 , trên tổng nguồn vốn của doanh nghiệp . Lượng vốn lưu động của công ty năm sau tăng so với năm trước là : 2.029.007.206 đồng chiếm 12,45 % Nguyên nhân vốn lưu động tăng là do có một lượng vốn của công ty còn nằm trong hàng tồn kho và một số khác thì nằm trong các khoản phải thu của khách hàng ... + Vốn cố định của công ty chiếm ( 64,2% ) sang năm 2005 lượng vốn đó giảm xuống còn ( 51,76% ) trên tổng nguồn vốn của doanh nghiệp , Như vậy trái ngược với sự gia tăng (12,45 %) của nguồn vốn lưu động là việc giảm (- 12,45 %) nguồn vốn cố định . điều này hoàn toàn phù hợp với quy luật kinh tế . Nguyên nhân : Vốn cố định giảm là do giá trị tài sản cố định của doanh nghiệp hàng năm đã được trích khấu hao tính vào chi phí trong kỳ , Song nó cũng chứng tỏ một điều đó là quy mô của công ty đã được mở rộng hơn , kinh doanh có hiệu quả nên việc tăng tài sản lưu dộng giảm tài sản cố định là một điều tất yếu , bình thường và phù hợp với đặc thù kinh doanh của công ty và cũng hoàn toàn phù hợp với quy luật kinh tế - Nguồn vốn chủ sở hữu của công ty chủ yếu do các cổ đông sáng lập góp vào để kinh doanh . Năm 2005 nguồn vốn bên ngoài tăng ( 7,07%) nó tỷ lệ thuận với vốn chủ sở hữu giảm một lượng là ( 7,07%) , Với chỉ số này có một ý nghĩa quan trọng trong việc thể hiện tính hiệu quả của việc sử dụng nguồn vốn của mình . Tình hình tài chính của công ty lúc này khá tốt với một tỷ lệ lượng vốn chủ sở hữu chiếm trên dưới 60% và nguồn vốn bên ngoài chiếm trên trên 30% trên tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp đang là con số mà nhiều doanh nghiệp mong muốn vì họ vừa chiếm dụng được một lượng vốn khá lớn từ bên ngoài mà vẫn có thê chủ động trong việc xây dựng cũng như thực hiện các hoạt động kinh doanh của mình . 3.2 Hiệu quả sử dụng tổng vốn của Công Ty Cổ phần Tân Kinh Bắc Biểu : 08 Tình hình hoạt động của Công ty Cổ phẩn Tân KInh Bắc STT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2004 Năm 2005 Chênh lệch 1 Tổng tài sản đồng 6.746.650.600 9.211.956.160 2.465.305.560 2 Chi phí BH + CP QLDN đồng 519.753.235 715.372.108 195.618.873 3 Doanh thu đồng 8.454.370.777 11.636.331.705 3.181.960.928 4 Lợi nhụân đồng 511.680.000 704.260.360 192.580.360 5 TAU = 3/1 đồng 1,2531 1,2632 0,0101 6 Rp = 4/3 đồng 0,0605 0,0605 - 7 Rr = 4/1 Lần 0,0758 0,0765 0.0006 8 RCPHĐ/DT = 2/3 Lần 0,0615 0,0615 - ( Bảng CĐTC của Công Ty Cổ phần Tân Kinh Bắc ) Nhìn vào biểu số liệu về kết quả sản xuất kinh doanh của Công Ty Cổ phần Tân Kinh Bắc trong hai năm 2004 - 2005 ta có thể thấy tình hình thực tế việc sử dụng vốn của công ty thông qua các chỉ số sau : 3.2.1: Hiệu suất sử dụng tổng tài sản ( TAU ) Có nghĩa là cứ một đồng tài sản của công ty mang vào sử dụng sẽ mang lại ( 1,2521 đồng ) doanh thu năm 2004 và chỉ số này đã tăng lên ( 1,2632 đồng ) doanh thu năm 2005. Hiện tại chỉ số về hiệu suất sử dụng tổng tài sản của công ty có chiều hướng tăng qua hai năm với một tỷ lệ là : 0,0101 đồng Qua chỉ tiêu này ta thấy hiện nay công ty đang sử dựng tốt và phát huy được tiềm năng tài sản của mình . 3.2.2: Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu (Rp ) Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu qua hai năm 2004 - 2005 không có sự thay đổi , Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu có nghĩa là cứ một đồng doanh thu có được thì trong đó có : 0,0605 đồng lợi nhuận . Điều này chứng tỏ đồng vốn mà doanh nghiệp bỏ ra để kinh doanh đã mang lại hiệu quả và có khả năng sinh lời , ở công ty có doanh thu là chắc chắn sẽ có lợi nhuận , và chỉ số này đang ổn định qua hai năm cho thấy việc tình hình kinh doanh ổn định của công ty . 3.2.3: Tỷ suất lợi nhận trên tổng tài sản có (Rr ) Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản có cho chúng ta biết cứ một đồng tài sản của công ty bỏ ra kinh doanh thì chắc chắn sẽ mang lại ( 0,0758 đồng ) lợi nhuận năm 2004 và ( 0,0765 đồng ) lợi nhuận năm 2005 . Như vậy qua kết quả vừa tính được ở trên ta thấy tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản có của công ty năm sau so với năm trước đã tăng lên ( 0,0006 đồng ) lợi nhuận trên một đồng tài sản có . 3.2.3.4: Tỷ số chi phí hoạt động trên doanh thu (RCPHD/DT ) Tỷ số về chi phí hoạt động trên doanh thu cho ta biết cứ một đồng doanh thu , thu được thì phải mất bao ( 0,0615 đồng ) chi phí quản lý và bán hàng Tỷ số về chi phí hoạt động trên doanh thu không đổi qua 2 năm cho thấy không có sự biến động về chi phí trong hai năm qua chứng tỏ doanh nghiệp đã quản lý tốt chi phí của mình Phần III Những kết quả và một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng Tổng Nguồn vốn – tài sản tại Công Ty Cổ phần Tân Kinh Bắc I- Vấn đề Về vốn – Tài sản cố định tại Công Ty Cổ phần Tân Kinh Bắc 1. Những kết quả của vốn - Tài sản cố định tại công ty Trong quá trình chu chuyển sử dụng vốn cố định công ty đã có những biện pháp bảo quản vốn cố định một cách hợp lý sao cho phù hợp với đặc điểm quy trình sản xuất kinh doanh tại công ty mình nhằm quản lý một cách chặt chẽ để thực hiện việc tái sản xuất tài sản cố định, Công ty cũng đã tiến hành trích và lập kế hoạch khấu hao TSCĐ cho từng năm . xây dựng kế hoạch khấu hao giúp công ty kế hoạch hoá được nguồn vốn khấu hao và là biện pháp quan trọng để quản lý vốn cố định, từ đó bảo toàn và sử dụng có hiệu quả vốn cố định, và đó cũng là căn cứ để quyết định có đầu tư hay không vì thông qua kế hoạch khấu hao công ty sẽ biết được sự tăng giảm của TSCĐ trong công ty mình Công ty cũng đã qui định rõ trách nhiệm vật chất đối với từng cá nhân , phòng ban trong việc sử dụng tài sản của mình , đảm bảo tài sản được sử dụng đúng mục đích có hiệu quả Việc tính khấu hao tại Công ty Cổ phẩn Tân KInh Bắc áp dụng phương pháp tính khấu hao tuyến tính cố định hay còn gọi là (phương pháp đường thẳng ). áp dụng công thức tính khấu hao như sau : MK = NG / T hoặc MK = NG x TK T Trong đó : Tk : Tỷ lệ khấu hao đăng ký MK : Mức khấu hao cố định hàng năm NG : Nguyên giá tài sản cố định T : Thời gian sử dụng Các chỉ số về hiệu suất sử dụng vốn cố định , hàm lượng vốn ,tài sản cố định , hiệu quả sử dụng vốn đều ở mức tốt . Đặc biệt là hiệu suất và hiệu quả sử dụng Vốn - Tài sản cố định ở công ty đều tăng qua mỗi năm 2. Những mặt còn tồn tại của Vốn - Tài sản cố định Tuy đã có những thành công nhất định trong lĩnh vực hoạt động của mình nhưng không phải là không có những tồn tại những mặt hạn chế cần được khắc phục . Việc quản lý và sử dụng tài sản cố định cũng như tổng tài sản của doanh nghiệp vẫn chưa đạt được hiệu quả cao , chưa phát huy được hết tiềm năng của nó 3. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng Vốn - TSCĐ Trong môi trường cạnh tranh của nền kinh tế thị trường việc bảo toàn vốn nói chung, vốn cố định nói riêng là yêu cầu có tính cần thiết đối với công ty. Để sử dụng và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định trong công ty ta phải giải quyết triệt để một số vấn đề cụ thể sau: Bảo toàn vốn cố định dựa trên cơ sở tăng tỷ trọng TSCĐ trực tiếp tham gia sản xuất, thực tế trong những năm qua nguồn lực về vốn cố định của công ty coi như đã đầy đủ, công ty đã có biện pháp sử dụng vốn một cách hợp lý nhưng hiệu quả đem lại không được cao lắm nên công ty phải cố gắng khắc phục hơn nữa trong vấn đề sử dụng triệt để, hết năng suất những máy móc thiết bị để đem lại hiệu quả cao hơn. Thực hiện những giải quyết về thu hồi vốn, và bảo toàn vốn, như chọn phương pháp khấu hao hợp lý, thanh lý, nhượng bán những TSCĐ không còn khả năng sử dụng, hoặc không đem lại hiệu quả trong sản xuất cho công ty. Thực hiện những giải pháp thanh toán, không để những khoản nợ dây dưa, hạn chế tối thiểu việc chiếm dụng vốn của công ty mình , thanh toán sòng phẳng và thu nợ nhanh gọn nhất là khoản nợ đến hạn. Thực hiện cơ chế thưởng phạt nghiêm minh, phù chặt chẽ hợp biết đưa ra những phần thưởng khuyến khích những cán bộ công nhân viên làm việc tốt. Thực hiện nội quy của công ty, đưa ra những quy định cần thiết để công nhân có biện pháp sử dụng tối đa hết công suất của MMTB, cố gắng làm vượt kế hoạch đã giao, sử phạt nghiêm minh những nhân viên làm việc chưa tốt và chưa có hiệu quả. II- Vấn đề vốn – Tài sản lưu động tại Công Ty Cổ phần Tân Kinh Bắc 1. Những kết quả của vốn - Tài sản lưu động tại công ty Trong công ty vấn đề tổ chức và quản lý vốn lưu động có một vai trò rất quan trọng . Công ty sử dụng VLĐ càng có hiệu quả, việc tổ chức tốt quá trình mua sắm , quá trình sản xuất và tiêu thụ phân bổ hợp lý vốn trên các giai đoạn luân chuyển của sản xuất kinh doanh . Để vốn đó chuyển biến nhanh từ một loại này thành một loại khác , từ hình thái này sang hình thái khác , thì tổng số vốn lưu động sẽ tương đối ít hơn mà hiệu quả cao hơn Công Ty Cổ phần Tân Kinh Bắc cũng đã có những biện pháp phân loại vốn - tài sản lưu động ra từng mảng để có thể theo dõi và quản lý chặt chẽ cũng như chính xác hơn , tiến hành xác định lượng vốn tài sản lưu động định mức , Đây là lượng vốn quy định để thực hiện nhiệm vụ sao cho tiết kiệm, hợp lý là loại vốn quy định ở mức tối thiểu cần hiết thường xuyên cho hoạt dộng sản xuất kinh doanh Vốn lưu động định mức bao gồm: vốn dự trữ vốn sản xuất của một bộ phận trong vốn lưu thông , loại vốn này được vay ngân hàng với lãi suất thấp . Mức đảm nhiệm TSLĐ trên doanh thu đang ở mức được và có chiều hướng tăng lên qua hai năm chứng tỏ doanh nghiệp cũng đang có những biện pháp can thiệp nhằm nâng cao hiệu quả của vốn - tài sản lưu động đối với quá trình hoạt động kinh doanh của doanh của công ty 2. Những mặt còn tồn tại của Vốn - tài sản lưu động tại công ty - Trong hai năm qua lượng hàng tồn kho của công ty tăng lên một cách nhanh chóng về cả mặt giá trị và tỷ trọng , do lượng hàng tồn kho nhiều và nhanh chóng làm cho một lượng lớn vốn lưu động của công ty nằm trong nguyên vật liêu ,công cụ dụng cụ , thành phẩm , chi phí sản xuất kinh doanh bị tồn đọng trong kho công ty không lưu thông được - Các khoản phải thu của doanh nghiệp cũng nhiều và cũng tăng qua hai năm tuy không nhanh bằng hàng tồn kho song một lượng vốn lưu động của doanh nghiệp đang còn nằm ở đối tác mà không thể phát huy được hiệu quả là một thực tế . Các khoản phải thu của công ty luôn chiếm tỷ một trọng lớn trong tổng vốn lưu động và tổng giá trị nguồn vốn của công ty . 3.Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng Vốn - TSLĐ Vốn lưu động trong công ty cùng một lúc được phân bổ trên khắp các giai đoạn luân chuyển và được biểu hiện dưới nhiều hình thái khác nhau. Muốn cho quá trình tái sản xuất được thực hiện liên tục, công ty phải có đủ VLĐ đầu tư vào các hình thái khác nhau, khiến cho các hình thái có mức tồn tại hợp lý tối ưu và đồng bộ với nhau, khiến cho việc chuyển hoá hình thái của vốn trong quá trình luân chuyển được thuận lợi và để sử dụng và năng cao hiệu quả sử dụng VLĐ công ty cần thực hiện triệt để các biện pháp sau : - Bảo đảm thoả mãn nhu cầu VLĐ cho sản xuất đồng thời bảo đảm sử dụng vốn có hiệu quả trong công tác quản lý vốn lưu động, công ty phải cải tiến quản lý, tăng cường hạch toán kinh doanh đề ra những biện pháp thích hợp để hoàn thành tốt nhiệm vụ sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao. - Sử dụng VLĐ phải kết hợp với sự vận động của vật tư, hàng hoá . Cần có một cơ chế quản lý lượng hàng tồn kho tránh và giảm thiểu hiện tượng hao hụt trong ngoài định mứ của nguyên , nhiên vật liệu , công cụ dụng cụ - Nâng cao vòng quay VLĐ bằng việc kế hoạch hoá tốc độ luân chuyển VLĐ bằng các cách như : + Rút ngắn thời gian mà vốn đi qua , + Giảm vốn trong khâu dự trữ , + Giảm vốn trong khâu sản xuất, rút ngắn thời gian sản xuất bằng cách đưa khoa học kỹ thuật tiến bộ vào dây chuyền sản xuất. + Giảm vốn trong khâu lưu thông, chủ yếu thực hiện các hợp đồng kinh tế, tiêu thụ nhanh sản phẩm, tìm mọi biện pháp đôn đốc và giải quyết tích cực để thu tiền về nhanh chóng và sử dụng ngay vào sản xuất kinh doanh nhằm nâng cao tăng tốc độ luân chuyển VLĐ - Phân cấp quản lý VLĐ cho các phòng ban xưởng theo định mức phù hợp - Hoàn thành kế hoạch sản xuất đúng thời hạn , tiến độ tránh gây ứ đọng vật tư cục bộ - Thường xuyên kiểm kê, kiểm soát để phát hiện những vật tư mất mát , tồn đọng kiểm soát tình hình sử dụng VLĐ ở các khâu trong quá trình sản xuất để nếu sảy ra sự cố thì có những sử lý kịp thời trách tình trạng gây hậu quả nghiêm trọng. Kết luận Sau một thời gian thực tập , tìm hiểu về tình hình thực tế tổng nguồn vốn và tổng tài sản của Công Ty Cổ phần Tân Kinh Bắc . Trên đây là nhữn số liệu thực tế của doanh nghiệp đã được tính toán phân tích và sau đó đưa ra những ý kiến và sau đó là những giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng vốn của công ty trong điều kiện nền kinh tế thị trường hiện nay . Nhằm phát huy hiệu quả nguồn vốn của doanh nghiệp Và hoàn thiện hơn nữa công tác phân tích tài chính doanh nghiệp , đua ra những chiến lược kinh doanh đúng đắn và có hiệu quả . . Với bố cục của bài viết được chia làm thành 3 phần : - Phần I : Khái Quát về tổ chức của Công Ty Cổ phần Tân Kinh Bắc - Phần II : Thực trạng Quản lý và hiệu quả sử dụng vốn của Công Ty Cổ phần Tân Kinh Bắc - Phần III : Những kết quả và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công Ty Cổ phần Tân Kinh Bắc Thông qua báo này em xin chân thành cảm ơn cô giáo Phạm thị Lụa cùng toàn thể các thầy cô giáo trong khoa kinh tế pháp chế Trường cao đẳng kinh tế kỹ thuật công nghiệp I đã giúp đỡ và hướng dẫn em tận tình trong thời gian thực tập và lập báo cáo về công tác quản lý vốn tại công ty Em cũng xin chân thành cảm ơn sự chỉ bảo giúp đỡ tận tình của Giám đốc , các phòng ban , bộ phận chức năng của Công Ty Cổ phần Tân Kinh Bắc trong thời gian em thực tập tại công ty Mục lục Nội Dung Trang Lời nói đầu 1 Phần I Khái quát chung về Công Ty Cổ phần Tân Kinh Bắc 3 II Quá trình hình thành và phát triển của Công Ty 3 III Chức năng hiện nay của Công Ty Cổ phần Tân Kinh Bắc 4 IIII Cơ cấu bộ máy quản lý của Công Ty Cổ phần Tân Kinh Bắc 5 1 Cơ cấu bộ máy quản lý 5 2 Nhiệm vụ chức năng của từng phòng ban 6 IV Cơ cấu sản xuất của công ty 8 Phần II Phần II : Thực trạng về công tác quản lý vốn 9 I Đặc điểm và nguồn hình thành vốn 9 1 Đặc điểm chung về vốn 9 2 Nguồn hình thành vốn 9 II Thực trạng việc sử dụng vốn của Công Ty 13 1 Vốn cố định của Công Ty Cổ phần Tân Kinh Bắc 13 2 Vốn lưu động của Công Ty Cổ phần Tân Kinh Bắc 16 3 Tổng nguồn vốn - tài sản của công ty 21 Phần III Những kết quả và một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tổng nguồn vốn – tài sản của Công Ty 25 I Vấn đè vốn tài sản cố đinh của công ty 25 1 Những kết quả về vốn cố định 25 2 Những mặt còn tồn tại của vốn cố định 26 3 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn 26 II Vấn đế vốn và tài sản lưu động của công ty 27 1 Những kết quả về vốn lưu động 27 2 Những mặt còn tồn tại của vốn lưu động 28 3 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn 29 Kết luận 31

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docC0251.doc
Tài liệu liên quan