Đề tài Thực trạng thanh toán bằng L/C tại ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Quang Trung

LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG I 3 KHÁI QUÁT VỀ PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN 3 BẰNG L/C 3 I. Khái quát chung 3 1. Định nghĩa về tín dụng chứng từ (L/C) 3 2. Đặc điểm của thư tín dụng chứng từ (L/C) 3 3. Nội dung chủ yếu của thư tín dụng (L/C) 4 II. Thanh toán bằng L/C tại ngân hàng 6 1. Các loại L/C 6 2. Các bên tham gia và quan hệ pháp lý giữa các bên tham gia 7 3. Các loại rủi ro trong thanh toán quốc tế bằng L/C tại các ngân hàng 10 CHƯƠNG II 14 THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN 14 BẰNG L/C TẠI NGÂN HÀNG ĐT-PTVN 14 CHI NHÁNH QUANG TRUNG 14 I. Một vài nét về quá trình thành lập, phát triển và hoạt động của ngân hàng ĐT-PTVN và chi nhánh Quang Trung 14 1. Khái quát về quá trình hình thành và phát triển 14 2. Đặc điểm kinh doanh của Ngân hàng ĐT-PT Việt Nam 16 II. Thực trạng thanh toán bằng L/C tại chi nhánh Quang Trung 17 1. Quy trình nghiệp vụ thanh toán bằng L/C 17 NỘI DUNG QUY TRÌNH 17 2. Kết quả hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng ĐT-PTVN chi nhánh Quang Trung 31 3. Đánh giá chung 35 CHƯƠNG III 36 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN BẰNG L/C 36 TẠI NGÂN HÀNG ĐT-PTVN 36 I. Đối với ngân hàng ĐT-PTVN 36 1. Nâng cao trình độ nghiệp vụ của các thanh toán viên 36 2. Cải thiện và làm hợp lý hơn mô hình thanh toán hiện nay đặc biệt là về công nghệ ngân hàng 38 3. Thực hiện việc thanh tra, giám sát thường xuyên hoạt động thanh toán 39 II. Đối với các đối tác của ngân hàng đầu tư 40 1. Quản lý chặt chẽ từng giao dịch TTQT cụ thể 40 2. Tư vấn nghiệp vụ và pháp luật cho khách hàng 41 3. Chủ động tìm kiếm khách hàng, tìm hiểu các mặt mạnh, mặt yếu của doanh nghiệp 42 4. Xây dựng cơ sở khách hàng phù hợp đồng thời kết hợp với việc phân tích các đối thủ cạnh tranh 42 KẾT LUẬN 44

doc51 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2174 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng thanh toán bằng L/C tại ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Quang Trung, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ngân hàng đứng ra mua hối phiếu có kỳ hạn chưa đến hạn trả tiền do người bán ký phát cho ngân hàng trả tiền theo yêu cầu của người mở L/C. - Ngân hàng hoàn trả: là ngân hàng mà tại đó ngân hàng thông báo hay ngân hàng xác nhận tiền vì tại giữa nân hàng mở và chúng không có quan hệ tài khoản trực tiếp. b. Quan hệ pháp lý giữa các bên tham gia * Giữa ngân hàng phát hành và người yêu cầu mở L/C Bằng cách gửi thẳng yêu cầu mở L/C đển ngân hàng phục vụ mình người yêu cầu đã chính thức đề nghị ngân hàng mở thư tín dụng để thực hiện việc thanh toán cho hợp đồng kinh doanh. + Giữa ngân hàng phát hành và ngân hàng hưởng lợi Việc mở L/C cho người hưởng lợi, ngân hàng phát hành đã cam kết việc thanh toán cho người hưởng lợi, điều đó có nghĩa là ngân hàng phát hành sẽ thanh toán tiền cho người thụ hưởng thực hiện đầy đủ các điều kiện hay khi người mở không trả hay không muốn trả theo L/C. +Giữa ngân hàng thông báo và người hưởng lợi Khi ngân hàng thông báo chỉ thực hiện việc thông báo tín dụng chứng từ mà không có một cam kết nào về thanh toán với L/C thì mọi quan hệ đối với người hưởng lợi của ngân hàng thông báo chỉ là vai trò người đưa thư. + Giữa ngân hàng xác nhận và người hưởng lợi Ngân hàng xác nhận và người hưởng lợi cam kết việc thanh toán cho người hưởng lợi. Đồng thời ngân hàng xác nhận đã đồng ý chịu trách nhiệm với ngân hàng phát hành về nghĩa vụ trả tiền L/C. + Giữa ngân hàng phát hành và ngân hàng xác nhận Ngân hàng phát hành và ngân hàng xác nhận đồng ý chịu mọi trách nhiệm vềcác khoản nợ. Một khi ngân hàng xác nhận không thực hiện đầy đủ trách nhiệm của mình đã cam kết, người hưởng lợi có quyền đòi tiền ngân hàng phát hành. Khi xácnhận đòi tiền ngân hàng mở ký quỹ một khoản tiền nhất định thì quan hệ này trở thành quan hệ tín dụng. + Giữa ngân hàng phát hành và ngân hàng thông báo Với yêu cầu thông báo, L/C phía ngân hàng phát hành, ngân hàng thông báo và ngân hàng phát hành hoàn thành mối quan hệ đồng nghiệp, và ngân hàng thông báo không bị bất cứ một ràng buộc pháp lý nào. + Giữa ngân hàng phát hành và ngân hàng hoàn trả Với số tiền ký quỹ tại ngân hàng để thanh toán L/C cho ngân hang fthông báo hay ngân hàng xác nhận đ• xuất hiện mối quan hệ đồng thực hiện nghiệp vụ mà không cần có sự đảm bảo từ phía ngân hàng hoàn trả. Chính vì thế, ngân hàng hoàn trả sẽ không chịu trách nhiệm trong trường hợp tài khoản tiền gửi của ngân hàng phát hành không đủ tiền thanh toán. 3. Các loại rủi ro trong thanh toán quốc tế bằng L/C tại các ngân hàng a. Vai trò là ngân hàng phát hành L/C Ngân hàng phát hành L/C đóng vai trò quan trọng nhất, là chủ thể đưa ra cam kết đồng thời chịu trách nhiệm (hoặc uỷ quyền cho ngân hàng khác) thực hiện cam kết đó, thể hiện trong nội dung của L/C. Về bản chất, hợp đồng ngoại thương là văn bản pháp lý ràng buộc trách nhiệm của nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu; đơn đề nghị mở L/C là văn bản pháp lý ràng buộc trách nhiệm giữa người đề nghị mở L/C (nhà nhập khẩu) và ngân hàng phát hành, còn L/C là văn bản pháp lý ràng buộc trách nhiệm giữa ngân hàng phát hành với người thụ hưởng (nhà xuất khẩu). Mặc dù L/C do ngân hàng phát hành nhưng nội dung của nó về cơ bản là do nhà nhập khẩu đưa ra trong đơn đề nghị phát hành L/C. Những yêu cầu của nhà nhập khẩu đối với nhà xuất khẩu trong hợp đồng đã được cụ thể hoá thành yêu cầu của ngân hàng phát hành đối với nhà xuất khẩu và nó ràng buộc trách nhiệm trả tiền của ngân hàng phát hành. Do vậy, trách nhiệm của ngân hàng phát hành là phải chuyển tải chính xác các yêu cầu của đơn đề nghị mở L/C vào nội dung L/C, để đảm bảo bộ chứng từ xuất trình phù hợp với L/C thì cũng đồng thời phù hợp với yêu cầu của nhà nhập khẩu. Có như vậy ngân hàng mới có thể đòi bồi hoàn từ nhà nhập khẩu. Một ví dụ đơn giản là đơn đề nghị mở L/C quy định giấy chứng nhận chất lượng do nhà nhập khẩu phát hành tại cảng đến nhưng khi chuyển tải vào nội dung của L/C, cán bộ ngân hàng lại ghi nhầm là do nhà xuất khẩu phát hành. Sai sót này làm ảnh hưởng đến bản chất của giấy chứng nhận chất lượng và gây bất lợi cho nhà nhập khẩu. Cho dù ngân hàng kịp thời phát hiện ra và sửa đổi L/C thì vẫn phải chờ sự chấp thuận, chờ thiện chí của nhà xuất khẩu vì L/C là không huỷ ngang. Nếu nhà xuất khẩu không chấp nhận sửa đổi thì ngân hàng phát hành phải chịu mọi rủi ro nếu nhà nhập khẩu từ chối nhận chứng từ và thanh toán cho ngân hàng. Khi người thụ hưởng xuất trình bộ chứng từ tới ngân hàng phát hành, ngân hàng phát hành có trách nhiệm kiểm tra bộ chứng từ để quyết định trả tiền nếu bộ chứng từ hoàn hảo hay từ chối nếu bộ chứng từ có bất đồng. Vì vậy ngân hàng phát hành phải đánh giá thật chính xác tình trạng bộ chứng từ. Nếu xác định sai sẽ gây hậu quả nghiêm trọng cho ngân hàng phát hành. b. Vai trò là ngân hàng thông báo L/C Ngân hàng thông báo L/C có trách nhiệm kiểm tra tính chân thật bề ngoài của L/C trước khi thông báo cho người thụ hưởng không chậm trễ theo chỉ dẫn của ngân hàng phát hành. Trong trường hợp quyết định không thông báo L/C thì phải có ý kiến phản hồi cho ngân hàng phát hành không chậm trễ. Đây là một trách nhiệm rất quan trọng của ngân hàng thông báo. Thư tín dụng là cam kết trả tiền của ngân hàng phát hành. Dựa trên cam kết đó, nhà xuất khẩu tin tưởng giao hàng cho nhà nhập khẩu và lập bộ chứng từ đòi tiền ngân hàng phát hành. Nếu thư tín dụng là giả mạo, thì ngân hàng phát hành hoàn toàn không bị ràng buộc vào cam kết này và nhà xuất khẩu không thể đòi tiền từ ngân hàng phát hành. c. Vai trò là ngân hàng chiết khấu/thương lượng Ngân hàng chiết khấu/thương lượng là ngân hàng phục vụ người thụ hưởng, có trách nhiệm chiết khấu hoặc thương lượng bộ chứng từ do nhà xuất khẩu xuất trình. Ngân hàng chiết khấu/thương lượng có thể được ngân hàng phát hành chỉ định trong L/C hoặc do chính người thụ hưởng lựa chọn. Thông qua nghiệp vụ chiết khấu chứng từ, ngân hàng đã trả một khoản tiền cho người thụ hưởng với một tỷ lệ nhất định trên cơ sở trị giá của bộ chứng từ. Đổi lại, ngân hàng được hưởng quyền đòi tiền bộ chứng từ từ ngân hàng phát hành. Có hai hình thức chiết khấu là chiết khấu miễn truy đòi và có truy đòi. Đối với hình thức chiết khấu có truy đòi, ngân hàng chiết khấu nếu không đòi được tiền từ ngân hàng phát hành thì có quyền đòi hoàn lại số tiền đã chiết khấu từ người thụ hưởng. Ngược lại, với hình thức chiết khấu miễn truy đòi, trong mọi tình huống, ngân hàng chiết khấu không được phép đòi lại từ người thụ hưởng. Hình thức chiết khấu miễn truy đòi tiềm ẩn nhiều rủi ro hơn cho ngân hàng chiết khấu do vậy tỷ lệ chiết khấu thường nhỏ hơn hình thức chiết khấu có truy đòi. Để đảm bảo cao nhất khả năng đòi tiền từ ngân hàng phát hành, điều kiện tiên quyết là bộ chứng từ phải hoàn toàn phù hợp với quy định của L/C. d. Vai trò là ngân hàng xác nhận Có trách nhiệm cùng với ngân hàng phát hành cam kết thanh toán cho nhà xuất khẩu khi họ xuất trình bộ chứng từ phù hợp. Ngân hàng xác nhận xuất hiện khi người thụ hưởng của L/C không tin tưởng vào cam kết của ngân hàng phát hành thư tín dụng, nên đã yêu cầu một ngân hàng có uy tín và đáng tin cậy đối với mình xác nhận L/C nói trên. Ngân hàng xác nhận L/C cam kết với người thụ hưởng thư tín dụng về việc sẽ thanh toán cho họ khi họ xuất trình bộ chứng từ phù hợp với L/C nếu ngân hàng phát hành không có khả năng thanh toán. Trên thực tế, khi yêu cầu một ngân hàng xác nhận L/C, người thụ hưởng muốn ngân hàng xác nhận đó thanh toán ngay khi họ xuất trình chứng từ phù hợp tại ngân hàng xác nhận. CHƯƠNG II THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN BẰNG L/C TẠI NGÂN HÀNG ĐT-PTVN CHI NHÁNH QUANG TRUNG I. Một vài nét về quá trình thành lập, phát triển và hoạt động của ngân hàng ĐT-PTVN và chi nhánh Quang Trung 1. Khái quát về quá trình hình thành và phát triển a. Lịch sử hình thành và phát triển Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam là doanh nghiệp nhà nước hạng đặc biệt, giữ vai trò chủ đạo trong cung cấp dịch vụ ngân hàng phục vụ lĩnh vực đầu tư và phát triển ở Việt Nam và là một trong bốn ngân hàng thương mại quốc doanh lớn nhất tại Việt Nam. Cùng với việc chuyển đổi nền kinh tế từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trường, sau khi 02 Pháp lệnh về Ngân hàng ra đời, ngày 14/10/1990 Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng đã ra Quyết định số 401/CP thành lập Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam thay thế Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam. Ngày 26/11/1990, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã có Quyết định số 104NH/QD phê duyệt Điều lệ tổ chức và hoạt động của BIDV. Ngân hàng chuyển dần sang hoạt động theo cơ chế thị trường, nguồn vốn ngân sách cấp phát cho đầu tư xây dựng cơ bản giảm nhiều, Nhà nước cấp vốn đầu tư cho Ngân hàng với yêu cầu Ngân hàng thực hiện quy chế cho vay trên cơ sở tính toán khả năng và thời hạn hoàn trả vốn và lãi, thu hẹp dần hoạt động cấp phát. Đến năm 1994, BIDV được thành lập lại theo Quyết định số 90/Ttg ngày 07/03/1994 của Thủ tướng Chính phủ. Ngày 23/01/1995, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành Quyết định số 79 QĐ/NH5 quy định BIDV là ngân hàng thương mại nhà nước, ngoài chức năng huy động trung, dài hạn trong và ngoài nước để đầu tư các dự án phát triển kinh tế kỹ thuật, kinh doanh tiền tệ, tín dụng và dịch vụ ngân hàng, chủ yếu trong lĩnh vực đầu tư, phát triển, còn thực hiện các hoạt động của ngân hàng thương mại đối với doanh nghiệp trong và ngoài nước thuộc mọi thành phần kinh tế, các tầng lớp dân cư. Đồng thời, kể từ năm 1999, Chính phủ đã có quyết định chuyển hoạt động cấp phát về Bộ Tài chính. Từ đó, BIDV trở thành một ngân hàng thương mại thực thụ, hoạt động đa năng như các ngân hàng thương mại khác. Ngày 1/4/2005 BIDV đã thành lập chi nhánh tại 53 Quang Trung b. Cơ cấu tổ chức Cơ cấu tổ chức của BIDV gồm Hội đồng quản trị (Văn phòng và Ban kiểm soát), Ban Tổng giám đốc ( Tổng giám đốc, các Phó Tổng giám đốc, Văn phòng, các Ban, phòng chức năng) và các đơn vị thành viên). Hội đồng quản trị là cơ quan có thẩm quyền cao nhất được Nhà nước uỷ quyền thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu Nhà nước với toàn bộ hệ thống và chịu trách nhiệm trước Nhà nước. Các thành viên của Hội đồng quản trị do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm và miễn nhiệm. Tổng giám đốc là đại diện pháp nhân trong các hoạt động của Ngân hàng và chịu trách nhiệm trước pháp luật về các hoạt động của Ngân hàng. Các đơn vị thành viên của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam gồm: Các chi nhánh hạch toán phụ thuộc: được chủ động trong kinh doanh, hoạt động tài chính, tổ chức và nhân sự, được uỷ quyền một phần trong đầu tư phát triển và huy động vốn đầu tư, thành lập các đơn vị trực thuộc. Hiện nay, BIDV có 70 chi nhánh cấp 1 tại tất cả các tỉnh thành phố trên cả nước, 42 chi nhánh trực thuộc, 59 phòng giao dịch và 215 quỹ tiết kiệm. Các thành viên hạch toán độc lập: là các đơn vị trực tiếp làm nhiệm vụ kinh doanh. Các doanh nghiệp này vừa có sự ràng buộc về nghĩa vụ và quyền lợi đối với Tổng công ty, vừa có quyền tự chủ kinh doanh và hoạt động tài chính với tư cách pháp nhân kinh tế độc lập, gồm Công ty thuê mua tài chính, Công ty chứng khoán, Công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản. Các đơn vị liên doanh: được thành lập với tỷ lệ góp vốn giữa BIDV và các đối tác nước ngoài là 50/50, hoạt động trong các lĩnh vực ngân hàng và bảo hiểm, gồm có Ngân hàng Liên doanh VID-PUBLIC (liên doanh với Public Bank Berhad, Malaysia), Ngân hàng Liên doanh Lào-Việt (liên doanh với Ngân hàng ngoại thương Lào – Banque pour le Commerce Exterieure Lao) và Công ty Liên doanh Bảo hiểm Việt-Úc (liên doanh với Tập đoàn bảo hiểm QBE, Úc) Các đơn vị sự nghiệp: gồm Trung tâm đào tạo, Trung tâm công nghệ thông tin, Trung tâm thanh toán điện tử hoạt động theo quy chế do Tổng giám đốc duyệt, thực hiện hạch toán nội bộ, lấy thu bù chi, được sự hỗ trợ tài chính của Ngân hàng và được tạo nguồn thu từ thực hiện dịch vụ, hợp đồng nghiên cứu. 2. Đặc điểm kinh doanh của Ngân hàng ĐT-PT Việt Nam Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam là doanh nghiệp Nhà nước hạng đặc biệt, có tư cách pháp nhân, thực hiện chế độ hạch toán kinh tế tổng hợp, hoạt động theo luật các tổ chức tín dụng, luật doanh nghiệp nhà nước, luật doanh nghiệp và các quy định khác của pháp luật. II. Thực trạng thanh toán bằng L/C tại chi nhánh Quang Trung ` 1. Quy trình nghiệp vụ thanh toán bằng L/C Sau đây là bảng tóm tắt quy trình nghiệp vụ thanh toán bằng L/C tại ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Quy trình này được ban hành ngày 13 tháng 9 năm 2005 và có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ban hành. “Quy trình thanh toán quốc tế” với mã số: QT-TQ-02* hiện nay đang được áp dụng tại toàn bộ các chi nhánh của ngân hàng ĐT-PTVN. NỘI DUNG QUY TRÌNH a. Quy trình Thanh toán thư tín dụng trả ngay (IB) B1/ TTV Tiếp nhận chứng từ từ ngân hàng gửi chứng từ : Kiểm tra số lượng chứng từ với liệt kê chứng từ trên giấy đòi tiền (coversheet) của ngân hàng gửi chứng từ, nếu có sai lệch phải thông báo tới ngân hàng gửi ngay. Đóng dấu ‘ĐÃ NHẬN’ và ghi ngày nhận. Đăng ký giao dịch vào chương trình TF-SIBS * Lưu ý: trường hợp LC cho phép đòi tiền bằng điện hoặc chỉ ra ngân hàng hoàn trả thực hiện theo hướng dẫn.(HD-01-04) B2/ TTV Kiểm tra chứng từ với LC đã phát hành để xác định tình trạng bộ chứng từ (HD-01-03). B3a/ TTV Nếu chứng từ phù hợp: Sử dụng chương trình TF-SIBS để lập thông báo bộ chứng từ về gửi khách hàng. * Trường hợp khách hàng trước đây đã được ký phát hành bảo lãnh nhận hàng/ký hậu vận đơn theo bộ chứng từ này thì thực hiện bước 9a. B3b/ TTV Nếu chứng từ có bất đồng: Sử dụng chương trình TF-SIBS để lập điện từ chối bộ chứng từ gửi ngân hàng đã gửi chứng từ và lập thông báo bộ chứng từ có bất đồng gửi khách hàng . * Trường hợp bất đồng của chứng từ theo LC đã được mở bằng vốn vay của ngân hàng, có liên quan đến số tiền, bản chất lô hàng, Phòng TTQT thông báo nội dung bất đồng cho Phòng Tín dụng (BM -11) B4/ KSV Kiểm tra lại kết quả kiểm tra chứng từ của TTV Kiểm tra hồ sơ và dữ liệu mà TTV đã nhập. B5a/ KSV Phê duyệt giao dịch nếu chấp nhận kết quả kiểm tra chứng từ và dữ liệu mà TTV đã nhập. In chứng từ: trường hợp bộ chứng từ phù hợp: thông báo bộ chứng từ về: (3 bản) 1 bản chuyển khách hàng, 1 bản gốc, 1 bản lưu. trường hợp chứng từ có bất đồng + thông báo bất đồng (2 bản) 1 bản gốc, 1 bản lưu. + điện thông báo bất đồng bộ chứng từ: 1 bản gốc. Chuyển hồ sơ đã được phê duyệt tới TTV. B5b/ KSV Từ chối giao dịch nếu không chấp nhận kết quả kiểm tra chứng từ và/hoặc dữ liệu mà TTV đã nhập. Ghi lí do từ chối, gạch chéo huỷ bản nháp mà TTV đã in (nếu có) và chuyển hồ sơ lại cho TTV để bổ sung/chỉnh sửa. B6/ TTV Fax bản thông báo bộ chứng từ về hoặc thông báo bộ chứng từ có bất đồng tới khách hàng (chuyển trả khách hàng bản gốc khi khách hàng tới ngân hàng giao dịch). Chuyển Phòng Tín dụng: 1 bản thông báo bộ chứng từ về (để phát tiền vay nếu sử dụng vốn vay) Theo dõi giao dịch đã thực hiện. B7/ TTV Nhắc nhở khách hàng chuẩn bị tiền để thanh toán bộ chứng từ phù hợp hoặc có ý kiến về bộ chứng từ có bất đồng. B8/ TTV Phân loại phản hồi từ khách hàng. - Đối với bộ chứng từ phù hợp: + Nếu khách hàng đã chuẩn bị đủ tiền để thanh toán thì chuyển bước 9a. + Nếu khách hàng không chuẩn bị đủ tiền để thanh toán thì thông báo Phòng Tín dụng và chuyển bước 9c. (BM-07) Đối với bộ chứng từ có bất đồng: + Nếu khách hàng chấp nhận bất đồng và bộ phận Tín dụng không phản đối đồng thời đã chuẩn bị đủ tiền để thanh toán thì chuyển bước 9a. + Nếu khách hàng không chấp nhận bất đồng hoặc khách hàng chấp nhận nhưng bộ phận Tín dụng không đồng ý thì chuyển bước 9b. B9a/ TTV Ký hậu vận đơn (trong trường hợp vận đơn lập theo lệnh của ngân hàng) theo hướng dẫn số HD-01-05 nếu trước đây ngân hàng chưa ký hậu vận đơn. Sử dụng chương trình TF-SIBS để lập điện thanh toán bộ chứng từ (sử dụng chức năng Immediate settlement). Đẩy giao dịch vào hàng đợi duyệt khi hoàn tất việc nhập dữ liệu. Chuyển chứng từ tới KSV. B9b/ TTV Sử dụng chương trình TF-SIBS để lập điện thông báo cho ngân hàng gửi chứng từ về việc khách hàng đã từ chối bộ chứng từ có bất đồng, yêu cầu chỉ dẫn xử lý bộ chứng từ. Đẩy giao dịch vào hàng đợi duyệt khi hoàn tất việc nhập dữ liệu. Chuyển chứng từ tới KSV. B9c/ TTV Trên cơ sở thông báo cho vay bắt buộc của phòng Tín dụng, TTV sử dụng chương trình TF-SIBS để lập điện thanh toán bộ chứng từ (sử dụng chức năng Pending settlement) (BM-08). Đẩy giao dịch vào hàng đợi duyệt khi hoàn tất việc nhập dữ liệu. Chuyển chứng từ tới KSV. B10/ KSV Kiểm tra hồ sơ và dữ liệu do TTV đã nhập. B11a/ KSV Phê duyệt giao dịch nếu chấp nhận hồ sơ và dữ liệu mà TTV đã nhập. In chứng từ: - Trường hợp khách hàng có tiền thanh toán bộ chứng từ: + 3 bản Giấy báo nợ: 1 bản gốc, 1 bản dành cho khách hàng và 1 bản lưu. + 2 bản Điện thanh toán : 1 bản gốc, 1 bản lưu + 1 bản gốc Điện thông báo thanh toán (nếu có). - Trường hợp khách hàng không có tiền thanh toán: + 4 bản Giấy báo nợ kiêm thông báo ngân hàng đã cho vay bắt buộc: 1 bản gốc, 2 bản lưu và 1 bản dành cho khách hàng; + Điện thanh toán: 1 bản gốc, 1 bản lưu - Trường hợp khách hàng từ chối bất đồng: + 1 bản lưu điện thông báo khách hàng từ chối bất đồng. Chuyển hồ sơ đã được phê duyệt tới TTV. B11b/ KSV Từ chối giao dịch nếu không chấp nhận dữ liệu mà TTV đã nhập. Ghi lí do từ chối, gạch chéo huỷ bản nháp mà TTV đã in (nếu có) và chuyển hồ sơ lại cho TTV để bổ sung/chỉnh sửa. B12/ TTV Phân loại giao dịch cần hoàn tất. Giao dịch đã thực hiện tại bước 9a thì chuyển bước 13a. Giao dịch đã thực hiện tại bước 9b thì chuyển bước 13b. Giao dịch đã thực hiện tại bước 9c thì chuyển bước 13c. B13a/ TTV Phô tô chứng từ mỗi loại 1 bản (nếu ngân hàng gửi chứng từ không gửi bản sao bộ chứng từ dành cho ngân hàng phát hành). Trả chứng từ cho khách hàng, bao gồm cả vận đơn đã được ký hậu (nếu có), (yêu cầu khách hàng ký đã nhận chứng từ trước khi trao chứng từ). Chuyển chứng từ: Cho khách hàng: 1 bản giấy báo nợ; Tới bộ phận kế toán: 1 bản gốc giấy báo nợ, 1 bản gốc điện thanh toán. Lưu hồ sơ thanh toán bộ chứng từ gồm: Bộ chứng từ đã phô tô nói trên (gồm cả coversheet). Giấy báo nợ, điện thanh toán. Các giấy tờ liên quan khác (nếu có) B13b/ TTV Theo dõi phản hồi của ngân hàng gửi chứng từ. Xử lí phản hồi của ngân hàng gửi chứng từ: Nếu ngân hàng gửi bộ chứng từ có thay đổi chỉ dẫn thanh toán như về giá cả, thời hạn... thì thông báo cho khách hàng biết và chờ chỉ dẫn của khách hàng, chuyển thực hiện bước 8. Nếu ngân hàng gửi chứng từ gửi chứng từ thay thế/bổ sung thì thực hiện bước 2. Nếu ngân hàng gửi chứng từ yêu cầu gửi lại chứng từ: lập điện đòi phí gửi chứng từ và phí xử lý giao dịch. Sau khi nhận được phí thì lập coversheet để gửi lại bộ chứng từ gốc theo chỉ dẫn (lưu bộ chứng từ phô tô + phiếu gửi chứng từ). Nếu sau một thời gian nhất định không nhận được phản hồi của ngân hàng gửi bộ chứng từ thì làm điện thông báo hết trách nhiệm với bộ chứng từ, lưu và đóng hồ sơ theo quy định. Lưu hồ sơ thực hiện giao dịch gồm: Bộ chứng từ đã phô tô nói trên. Giấy từ chối thanh toán của khách hàng. Điện yêu cầu gửi trả chứng từ (nếu có). B13c/ TTV Chuyển chứng từ cho khách hàng: 1 bản giấy báo nợ kiêm thông báo đã cho vay bắt buộc Cho phòng Tín dụng: 1 bản giấy báo nợ kiêm thông báo đã cho vay bắt buộc - Phòng Kế toán: 1 bản gốc thông báo đã cho vay bắt buộc + 1 bản gốc điện thanh toán Theo dõi giao dịch. Ghi chú: Cán bộ Phòng Tín dụng có trách nhiệm nhắc nhở và thực hiện các xử lí thích hợp đối với khách hàng để thu hồi khoản cho vay bắt buộc đã thực hiện. B14/ TTV Ký hậu vận đơn (trong trường hợp vận đơn lập theo lệnh của ngân hàng) theo hướng dẫn số HD-01-05 nếu trước đây ngân hàng chưa ký hậu vận đơn. Sử dụng chương trình TF-SIBS để thu nợ gốc và lãi cho vay bắt buộc đã thực hiện trước đây. Đẩy giao dịch vào hàng đợi duyệt khi hoàn tất việc nhập dữ liệu. B15/ KSV Kiểm tra hồ sơ và dữ liệu do TTV đã nhập. B16a/ KSV Phê duyệt giao dịch nếu chấp nhận hồ sơ và dữ liệu mà TTV đã nhập. In chứng từ: - giấy báo nợ (1 bản gốc, 1 bản dành cho khách hàng và 2 bản lưu) Chuyển chứng từ tới TTV. B16b/ KSV Từ chối giao dịch nếu không chấp nhận dữ liệu mà TTV đã nhập. Ghi lí do từ chối, gạch chéo huỷ bản nháp mà TTV đã in (nếu có) sau khi đẩy giao dịch vào hàng đợi duyệt và chuyển hồ sơ lại cho TTV để bổ sung/chỉnh sửa. B17/ TTV Phô tô chứng từ mỗi loại 1 bản (nếu ngân hàng gửi chứng từ không gửi bản sao bộ chứng từ dành cho ngân hàng phát hành). Trả bộ chứng từ và 1 bản giấy báo nợ cho khách hàng (yêu cầu khách hàng ký nhận chứng từ khi trao chứng từ) . Chuyển 1 bản gốc giấy báo nợ tới bộ phận kế toán. Thông báo cho Phòng Tín dụng biết phòng TTQT đã thu nợ khoản cho vay bắt buộc (gửi kèm 1 bản lưu giấy báo nợ). Lưu hồ sơ thanh toán bộ chứng từ gồm: Bộ chứng từ đã phô tô hoặc bản sao dành cho ngân hàng phát hành (gồm cả coversheet). Các chứng từ liên quan đến cho vay và thu nợ vay bắt buộc. Giấy báo nợ và các chứng từ khác (nếu có). b. Quy trình Thanh toán thư tín dụng trả chậm (UB) B1/ TTV Tiếp nhận chứng từ từ ngân hàng gửi chứng từ : Kiểm tra số lượng chứng từ với liệt kê chứng từ trên giấy đòi tiền (coversheet) của ngân hàng gửi chứng từ nếu có sai lệch phải thông báo tới ngân hàng gửi ngay. Đóng dấu ‘ĐÃ NHẬN’ và ghi ngày nhận. Đăng ký giao dịch vào chương trình TF-SIBS B2/ TTV Kiểm tra chứng từ với LC đã phát hành (HD-01-03) B3a/ TTV Ký hậu vận đơn (trong trường hợp vận đơn lập theo lệnh của ngân hàng) theo hướng dẫn số HD-01-05 nếu trước đây ngân hàng chưa ký hậu vận đơn. Nếu chứng từ phù hợp: Sử dụng chương trình TF-SIBS để lập thông báo bộ chứng từ về, thông báo ngày đến hạn gửi khách hàng, thông báo chấp nhận chứng từ gửi ngân hàng gửi chứng từ . B3b/ TTV Nếu chứng từ có bất đồng: Sử dụng chương trình TF-SIBS để lập điện từ chối bộ chứng từ gửi ngân hàng gửi chứng từ và lập thông báo bộ chứng từ có bất đồng gửi khách hàng . * Trường hợp bất đồng của chứng từ theo LC đã được mở bằng vốn vay của ngân hàng, có liên quan đến số tiền, bản chất lô hàng, Phòng TTQT thông báo nội dung bất đồng cho Phòng Tín dụng (BM -11) B4/ KSV Kiểm tra lại kết quả kiểm tra chứng từ của TTV Kiểm tra hồ sơ và dữ liệu mà TTV đã nhập. B5a/ KSV Phê duyệt giao dịch nếu chấp nhận kết quả kiểm tra chứng từ và dữ liệu mà TTV đã nhập. In chứng từ:Trường hợp bộ chứng từ không có bất đồng: + thông báo bộ chứng từ về và thông báo ngày đến hạn: 1 bản gốc, 1 bản lưu ; + điện chấp nhận bộ chứng từ: 1 bản gốc Trường hợp bộ chứng từ có bất đồng: + thông báo bộ chứng từ có bất đồng: 1 bản gốc, 1 bản lưu ; + điện từ chối bộ chứng từ : 1 bản gốc. Chuyển hồ sơ đã được phê duyệt tới TTV. B5b/ KSV Từ chối giao dịch nếu không chấp nhận kết quả kiểm tra chứng từ và/hoặc dữ liệu mà TTV đã nhập. Ghi lí do từ chối, gạch chéo huỷ bản nháp mà TTV đã in (nếu có) và chuyển hồ sơ lại cho TTV để bổ sung/chỉnh sửa. B6/ TTV Phân loại giao dịch cần hoàn tất. - Giao dịch đã thực hiện tại bước 3a thì chuyển bước 7a. - Giao dịch đã thực hiện tại bước 3b thì chuyển bước 7b-1 B7a/ TTV Fax giấy thông báo bộ chứng từ về cho khách hàng (gửi bản gốc khi khách hàng tới ngân hàng giao dịch). Yêu cầu khách hàng ký chấp nhận kỳ hạn thanh toán. Phô tô chứng từ mỗi loại một bản (nếu không có bản sao bộ chứng từ dành cho ngân hàng phát hành) Khi khách hàng ký chấp nhận kỳ hạn thanh toán thì trả chứng từ cho khách hàng bao gồm cả vận đơn đã được ký hậu (nếu có) (yêu cầu khách hàng ký đã nhận chứng từ trước khi trao chứng từ). Lưu hồ sơ bộ chứng từ đã chấp nhận gồm: Bộ chứng từ phô tô nói trên (gồm cả coversheet). Các thông báo / điện đã tạo. Theo dõi giao dịch đã thực hiện. B7b-1/TTV Fax giấy thông báo bộ chứng từ có bất đồng cho khách hàng (gửi bản gốc khi khách hàng tới ngân hàng giao dịch). Theo dõi giao dịch đã thực hiện. B7b-2/ TTV Phân loại phản hồi của khách hàng: Nếu khách hàng chấp nhận bất đồng và bộ phận Tín dụng không phản đối thì quay lại bước 3a Nếu khách hàng không chấp nhận bộ chứng từ có bất đồng hoặc khách hàng chấp nhận nhưng bộ phận Tín dụng không đồng ý thì thực hiện bước 7b-3 B7b-3/TTV Sử dụng chương trình TF-SIBS để lập điện thông báo cho NH gửi chứng từ về việc khách hàng đã từ chối bộ chứng từ có bất đồng và yêu cầu chỉ dẫn xử lý bộ chứng từ. Đẩy giao dịch vào hàng đợi duyệt khi hoàn tất việc nhập dữ liệu. Chuyển chứng từ tới KSV. B7b-4/ KSV Kiểm tra hồ sơ và dữ liệu do TTV đã nhập. B7b-5a/ KSV Phê duyệt giao dịch nếu chấp nhận hồ sơ và dữ liệu mà TTV đã nhập. In chứng từ: 1 bản gốc điện thông báo khách hàng từ chối bất đồng. Chuyển hồ sơ đã được phê duyệt tới TTV. B7b-5b/KSV Từ chối giao dịch nếu không chấp nhận dữ liệu mà TTV đã nhập. Ghi lí do từ chối, gạch chéo huỷ bản nháp mà TTV đã in (nếu có) và chuyển hồ sơ lại cho TTV để bổ sung/chỉnh sửa B7b-6/ TTV Theo dõi phản hồi của ngân hàng gửi chứng từ. B7b-7/ TTV Xử lí phản hồi của ngân hàng gửi chứng từ: Nếu ngân hàng gửi bộ chứng từ có thay đổi chỉ dẫn thanh toán như về giá cả, thời hạn... thì thông báo cho khách hàng biết và tiếp tục thực hiện bước 7b-2. Nếu ngân hàng gửi chứng từ gửi chứng từ thay thế/bổ sung thì thực hiện bước 2. Nếu ngân hàng gửi chứng từ yêu cầu gửi lại chứng từ thì lập điện đòi phí gửi chứng từ và phí xử lý giao dịch. Sau khi nhận được phí thì lập coversheet để gửi lại bộ chứng từ gốc theo chỉ dẫn (lưu bộ chứng từ phô tô + coversheet) Nếu sau một thời gian nhất định không nhận được phản hồi của ngân hàng gửi chứng từ thì làm điện thông báo hết trách nhiệm với bộ chứng từ, lưu và đóng hồ sơ theo quy định. Lưu hồ sơ thực hiện giao dịch gồm: Bộ chứng từ đã phô tô nói trên. Giấy từ chối thanh toán của khách hàng. - Điện yêu cầu gửi trả chứng từ (nếu có). B8/ TTV Phân loại phản hồi từ khách hàng khi đến hạn: Nếu khách hàng đã chuẩn bị đủ tiền để thanh toán thì chuyển bước 9a. Nếu khách hàng không chuẩn bị đủ tiền để thanh toán thì thông báo Phòng Tín dụng và chuyển bước 9b (BM-07). B9a/ TTV Sử dụng chương trình TF-SIBS để lập điện thanh toán bộ chứng từ khi khách hàng có tiền. Đẩy giao dịch vào hàng đợi duyệt khi hoàn tất việc nhập dữ liệu. Chuyển chứng từ tới KSV. B9b/ TTV Trên cơ sở thông báo cho vay bắt buộc của phòng Tín dụng, TTV sử dụng chương trình TF-SIBS để lập điện thanh toán bộ chứng từ khi khách hàng không có tiền (BM-08). Đẩy giao dịch vào hàng đợi duyệt khi hoàn tất việc nhập dữ liệu. Chuyển chứng từ tới KSV. B10/ KSV Kiểm tra hồ sơ và dữ liệu do TTV đã nhập. B11a/ KSV Phê duyệt giao dịch nếu chấp nhận hồ sơ và dữ liệu mà TTV đã nhập. In chứng từ: - Trường hợp khách hàng có tiền thanh toán bộ chứng từ: + 3 bản Giấy báo nợ: 1 bản gốc, 1 bản dành cho khách hàng và 1 bản lưu + 2 bản Điện thanh toán : 1 bản gốc, 1 bản lưu + Điện thông báo thanh toán (nếu có): 1 bản gốc. - Trường hợp khách hàng không có tiền thanh toán: + 4 bản Giấy báo nợ kiêm thông báo ngân hàng đã cho vay bắt buộc: 1 bản gốc, 2 bản lưu và 1 bản dành cho khách hàng ; + Điện thanh toán : 1 bản gốc, 1 bản lưu + Điện thông báo thanh toán (nếu có): 1 bản gốc Chuyển hồ sơ đã được phê duyệt tới TTV. B11b/ KSV Từ chối giao dịch nếu không chấp nhận dữ liệu mà TTV đã nhập. Ghi lí do từ chối, gạch chéo huỷ bản nháp mà TTV đã in (nếu có) và chuyển hồ sơ lại cho TTV để bổ sung/chỉnh sửa B12/ TTV Phân loại giao dịch cần hoàn tất. Giao dịch đã thực hiện tại bước 9a thì chuyển bước 13a. Giao dịch đã thực hiện tại bước 9b thì chuyển bước 13b. B13a/ TTV Chuyển chứng từ: Tới khách hàng: 1 bản giấy báo nợ dành cho khách hàng Tới bộ phận kế toán: 1 bản gốc giấy báo nợ và 1 bản gốc điện thanh toán Lưu hồ sơ thanh toán bộ chứng từ gồm: Giấy báo nợ, điện thanh toán và các giấy tờ, điện khác (nếu có). B13b/ TTV Chuyển chứng từ: cho khách hàng: 1 bản giấy báo nợ kiêm thông báo đã cho vay bắt buộc Cho phòng Tín dụng: 1 bản giấy báo nợ kiêm thông báo đã cho vay bắt buộc Phòng Kế toán: 1 bản gốc thông báo đã cho vay bắt buộc + 1 bản gốc điện thanh toán Theo dõi giao dịch. Ghi chú: Cán bộ Phòng Tín dụng có trách nhiệm nhắc nhở và thực hiện các xử lí thích hợp đối với khách hàng để thu hồi khoản cho vay bắt buộc đã thực hiện. B14/ TTV Sử dụng chương trình TF-SIBS để thu nợ gốc và lãi cho vay bắt buộc đã thực hiện trước đây. Đẩy giao dịch vào hàng đợi duyệt khi hoàn tất việc nhập dữ liệu. B15/ KSV Kiểm tra hồ sơ và dữ liệu do TTV đã nhập. B16a/ KSV Phê duyệt giao dịch nếu chấp nhận hồ sơ và dữ liệu mà TTV đã nhập. In chứng từ: giấy báo nợ: 1 bản gốc, 1 bản dành cho khách hàng và 2 bản lưu. Chuyển chứng từ tới TTV. B16b/ TTV Từ chối giao dịch nếu không chấp nhận dữ liệu mà TTV đã nhập. Ghi lí do từ chối, gạch chéo huỷ bản nháp mà TTV đã in (nếu có) và chuyển hồ sơ lại cho TTV để bổ sung/chỉnh sửa. B17/ TTV Chuyển chứng từ: 1 bản giấy báo nợ cho khách hàng. 1 bản gốc giấy báo nợ tới khách hàng và bộ phận kế toán. Thông báo Phòng Tín dụng biết phòng TTQT đã thu nợ khoản cho vay bắt buộc (gửi kèm 1 bản lưu giấy báo nợ). Lưu hồ sơ thanh toán bộ chứng từ gồm: Các chứng từ liên quan đến cho vay và thu nợ vay bắt buộc. Giấy báo nợ và các giấy tờ khác (nếu có). Quy trình thanh toán hiện nay của BIDV được xem là quy trình thanh toán hợp lý và hoàn thiện phù hợp với quy trình thanh toán và các thong lệ quốc tế. Tính từ khi được phép thực hiện nghiệp vụ đến này, Ngân hang chưa một lần nào bị khách hang phàn nàn hay khiếu nại về chất lượng của dịch vụ thanh toán tín dụng chứng từ và sự chậm chễ trong thanh toán cho người thụ hưởng nhưng tỷ lệ giữa thư tín dụng có xác nhận và không có xác nhận tại ngân hàng vẫn la cao. Thư tín dụng xác nhận rất có lợi cho người hưởng lợi xong lại phát sinh them nhiều chi phí và chứng tỏ uy tín của Ngân hàng là chưa cao. Chính vì vậy, trong nhiều trường hợp cán bộ thanh toán nên cố gắng thuyết phục khách hàng bỏ điều khoản xác nhận. 2. Kết quả hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng ĐT-PTVN chi nhánh Quang Trung Báo cáo tổng hợp hoạt động thanh toán quốc tế (Lũy kế từ 1/4/2005 đến 31/12/2005) Phí dịch vụ trong kỳ: 550,281,386 VND Phí TTQT: 301,796,449 VND Phí chuyển tiền: 248,484,937 VND (Phí chuyển tiền đi) 153,130,267 VND (Phí chuyển tiền đến) 95,354,670 VND Doanh số dịch vụ tài trợ thương mại 2,089.31 ( ngàn USD) (không bao gồm số liệu chuyển tiền và bảo lãnh) XK=thanh toán LC XK + Thanh toán nhờ thu XK 762.34 ( ngàn USD) NK = Thanh toán LC NK + Thanh toán nhờ thu NK 1,326.97 (ngàn USD) Doanh số hoạt động TTQT trong kỳ: 24,508.85 ( ngàn USD) Doanh số thanh toán XNK 14,270.68 ( ngàn USD) Doanh số hoạt động TTQT trong kỳ: 5,339.06 ( ngàn USD) Giao dịch Đầu kỳ Phát sinh tăng Phát sinh giảm Cuối kỳ Số món Số tiền Số món Số tiền 1. L/C nhập khẩu 0.00 61 2,380.08 44 1,230.67 1,149.41 1.1 Trả ngay 0.00 59 2,305.15 42 1,163.58 1,141.57 1.2 Trả chậm dưới 1 năm 0.00 2 74.93 2 67.09 7.84 1.3 Trả chậm trên một năm 0.00 0 0.00 0 0.00 0.00 2. L/C xuất khẩu 26 1,284.16 2.1 Thông báo 7 713.32 2.2 Thanh toán 19 570.84 2.2.1 Đòi tiền 19 570.84 2.2.2 Chiết khấu 0 0.00 3. Nhờ thu nhập khẩu 20 192.60 3.1 Thông báo 10 96.30 3.2 Thanh toán 10 96.30 4. Nhờ thu xuất khẩu 0.00 13 251.55 12 191.50 0.00 4.1 Kèm chứng từ không theo L/C 0.00 13 251.55 12 191.50 0.00 4.2 Nhờ thu trơn (séc, hối phiếu) 0.00 0 0.00 0 0.00 0.00 5. Chuyển tiền đi 214 11,408.00 6. Chuyển tiền đến 207 7,761.79 6.1 Mâu dịch 0 0.00 6.2 Phi mậu dịch (kiều hối) 207 7,761.79 Báo cáo tổng hợp hoạt động thanh toán quốc tế (Lũy kế từ 1/1/2006 đến 31/12/2006) Phí dịch vụ trong kỳ: 2,813,378.174 VND Phí TTQT: 1,559,639,756 VND Phí chuyển tiền: 1,253,738,418 VND (Phí chuyển tiền đi) 623,376,700 VND (Phí chuyển tiền đến) 630,361,718 VND Doanh số dịch vụ tài trợ thương mại 19,547.41 ( ngàn USD) (không bao gồm số liệu chuyển tiền và bảo lãnh) XK=thanh toán LC XK + Thanh toán nhờ thu XK 6,171.04 ( ngàn USD) NK = Thanh toán LC NK + Thanh toán nhờ thu NK 13,376.37 (ngàn USD) Doanh số hoạt động TTQT trong kỳ: 138,355.30 ( ngàn USD) Doanh số thanh toán XNK 55,375.20 ( ngàn USD) Doanh số hoạt động TTQT trong kỳ: 40,647.92 ( ngàn USD) Giao dịch Đầu kỳ Phát sinh tăng Phát sinh giảm Cuối kỳ Số món Số tiền Số món Số tiền 1. L/C nhập khẩu 1,149.41 137 18,529.25 148 13,076.27 6,602.39 1.1 Trả ngay 1,141.57 131 18,270.11 143 13,913.31 6,498.37 1.2 Trả chậm dưới 1 năm 7.84 6 259.14 5 162.96 104.02 1.3 Trả chậm trên một năm 0.00 0 0.00 0 0.00 0.00 2. L/C xuất khẩu 132 7,915.54 2.1 Thông báo 27 2,271.23 2.2 Thanh toán 105 5,644.31 2.2.1 Đòi tiền 101 5,305.71 2.2.2 Chiết khấu 4 338.60 3. Nhờ thu nhập khẩu 43 654.10 3.1 Thông báo 23 354.00 3.2 Thanh toán 20 300.10 4. Nhờ thu xuất khẩu 0.00 29 472.76 28 526.73 6.08 4.1 Kèm chứng từ không theo L/C 0.00 29 472.76 28 526.73 6.08 4.2 Nhờ thu trơn (séc, hối phiếu) 0.00 0 0.00 0 0.00 0.00 5. Chuyển tiền đi 762 33,610.53 6. Chuyển tiền đến 961 64,096.85 6.1 Mâu dịch 0 0.00 6.2 Phi mậu dịch (kiều hối) 961 64,096.85 * Nhận xét, đánh giá công tác thanh toán quốc tế (ước thực hiện đến 31/12/2006): + Thực hiện tốt các giao dịch trong ngày một cách an toàn, nhanh chóng và chính xác. + Kịp thời tư vấn hỗ trợ những vướng mắc về nghiệp vụ của khách hàng. + Thực hiện chính xác, kịp thời công tác quyết toán 2005, chấm số liệu quyết toán 9 tháng và cả năm 2006, đối chiếu dữ liệu phục vụ chuyển đổi máy chủ. + Tiếp tục thực hiện tiếp thị và mở rộng các khách hàng mới: tiếp thị khoảng 350 khách hàng trong đó có 40 công ty mở tài khoản và 20 công ty có giao dịch TTQT. + Thực hiện chăm sóc khách hàng nhân dịp tết dương lịch, tết nguyên đán, 8/3, 2/9. + Tích cực tham gia công tác huy động vốn, trong đó huy động cá nhân khoảng 2,7 tỷ đồng, 500 nghìn USD và 5 nghìn EUR Như bản báo cáo tổng hợp thanh toán quốc tế tại chi nhánh Quang Trung trong những năm vừa qua thì ta có thể thấy hoạt động thanh toán bằng L/C như sau: a) Về L/C hàng nhập : Mở mới khoảng 130 L/C trị giá 18,338.77 nghìn USD. Doanh số thanh toán LC hàng nhập khoảng 12,036.69 nghìn USD. b) Về L/C hàng xuất: Phát sinh khoảng 130 giao dịch trong đó thông báo 27 LC trị giá 2,469.23 nghìn USD và thanh toán 103 LC trị giá 5,442.36 nghìn USD. Bên cạnh đó còn có các dịch vụ khác như Về nhờ thu hàng nhập: Phát sinh khoảng 43 giao dịch nhờ thu trị giá 649.70 nghìn USD trong đó thông báo 23 bộ chứng từ trị giá 354.00 nghìn USD và thanh toán 20 bộ chứng từ trị giá 295.70 nghìn USD. d) Về nhờ thu hàng xuất: Phát sinh khoảng 28 giao dịch thông báo bộ chứng từ trị giá 478.93 nghìn USD và thanh toán 28 bộ chứng từ trị giá 485.89 nghìn USD. e) Thu phí dịch vụ TTQT không bao gồm số liệu chuyển tiền ước đến 31/12/2006 đạt 1.476.769.382 VND (đã bao gồm VAT) tương đương 1.342.517.620 VND (chưa bao gồm VAT), tăng 390% so với thời điểm 31/12/2005 (301.796.449 VND), ước đạt 107.4% so với kế hoạch năm 2006 của Chi nhánh giao (1.250.000.000 VND chưa bao gồm VAT) 3. Đánh giá chung a. Những thành tựu đạt được từ hoạt động thanh toán bằng L/C Trong những năm qua, Việt Nam thực hiện đổi mới nền kinh tế, tăng cường qua hệ kinh tế với nước ngoài nên lĩnh vực xuật nhập khẩu nước ta đã đạt những thành tựu đáng khâm phục. Để đóng góp vào thành tích chung này, BIDV chi nhánh Quang Trung đã không ngừng nâng cao hiệu quả thanh toán quốc tế và đặc biệt là thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ, từng bước khẳng định được vai trò thanh toán của mình trong hệ thống ngân hàng Việt Nam và trên thế giới. Mặc dù thanh toán quốc tế là một nghiệp vụ khó nhưng với sự nỗ lực không ngừng của toàn ngân hàng nên đã thu được những thành tựu đánh khích lệ. Doanh số thanh toán bằng tín dụng chững từ liên tục tăng theo thời gian theo tốc độ tăng nhanh chóng. Cũng chính sự tăng nhanh về doanh số này mà đã giúp cho Ngân hàng thu đựơc một khoản thu lớn, chiếm một tỷ lệ đáng kể trên tổng thu nhập hoạt động của toàn ngân hàng. b. Những mặt còn tồn tại và nguyên nhân cho những tồn tại đó * Về phía ngân hàng Bên cạnh những thành tựu về thanh toán bằng L/C mà ngân hàng đã đạt được trong những năm gần đây đặc biệt là tại chi nhánh Quang Trung thì ngân hàng cũng vấp phải một số khó khăn và tồn tại: - Quy trình thanh toán bằng L/C của Ngân hàng mặc dù đã được hoàn thiện qua từng năm nhưng vẫn chưa đáp ứng được hoàn toàn nhu cầu của khách hàng. Thủ tục cũng như thời gian thanh toán vẫn chưa thực sự nhanh gọn… - Quy mô vốn của ngân hàng còn hạn chế trong khi chính sách mở cửa của nhà nước đang thu hút nhiều ngân hàng nước ngoài vào Việt nam. Các ngân hàng nước ngoài này có được tiềm lực vốn mạnh và sẽ là áp lực lớn cho ngân hàng. CHƯƠNG III MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN BẰNG L/C TẠI NGÂN HÀNG ĐT-PTVN I. Đối với ngân hàng ĐT-PTVN 1. Nâng cao trình độ nghiệp vụ của các thanh toán viên Con người luôn là yếu tố giữ vai trò quyết định trong mọi hoạt động. Quy trình nghiệp vụ do con người xây dựng và thực hiện. Các quy tắc, quy định, các thông lệ quốc tế cũng được hình thành từ thực tiễn họat động TTQT. Việc vận dụng các thành tựu của công nghệ thông tin trong hoạt động TTQT chỉ nhằm mục đích nâng cao tốc độ xử lý giao dịch và chất lượng dịch vụ TTQT, giảm bớt các thao tác xử lý của con người. Các quyết định trong hoạt động TTQT đều do con người thực hiện mà không thể thay thế được bởi bất kỳ một loại máy móc hay chương trình nào. Một trong những nguyên nhân dẫn đến rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế tại BIDV là do trình độ cán bộ chưa đáp ứng yêu cầu của công việc. Vì vậy, công tác tổ chức dào tạo và giáo dục cán bộ thanh toán quốc tế là một yếu tố quan trọng nhằm hạn chế các rủi ro trong thanh toán quốc tế. Các công việc cụ thể là: - Tiêu chuẩn hoá cán bộ làm công tác thanh toán quốc tế: bố trí cán bộ có đủ năng lực, trình độ chuyên môn và ngoại ngữ phù hợp với yêu cầu của công việc. Kiên quyết không bố trí những cán bộ không đúng chuyên môn, tư cách đạo đức và ý thức chấp hành kỷ luật không tốt thực hiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế. - Cần có quy chế tuyển chọn cán bộ mới công khai, dân chủ, đảm bảo tuyển chọn được những cán bộ thực sự có trình độ. Mạnh dạn đề bạt cán bộ trẻ có năng lực, sắp xếp đúng người đúng việc theo năng lực và tinh thần trách nhiệm đối với công việc. - Ban lãnh đạo BIDV cần xây dựng chiến lược quy hoạch cán bộ lãnh đạo nghiệp vụ TTQT ở trung ương và chi nhánh dài hạn nhằm đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chủ chốt, chủ động về nguồn nhân lực, tránh tình trạng vừa thừa cán bộ nhưng lại thiếu cán bộ có đủ năng lực, trình độ và phẩm chất đạo đức. - Thường xuyên tổ chức tập huấn nghiệp vụ cho các cán bộ thực hiện TTQT nhằm đáp nâng cao năng lực, trình độ cán bộ, thường xuyên cập nhật những thông tin quốc tế nhằm tạo cho cán bộ có điều kiện bắt kịp với tình hình biến động của thế giới. - Đa dạng hoá các chương trình tập huấn cho cán bộ trong toàn hệ thống như định kỳ tổ chức các lớp tập huấn trong nội bộ BIDV để cập nhật thông tin, kiến thức, kỹ năng cho cán bộ, tổ chức các diễn đàn để các cán bộ thực hiện nghiệp vụ trao đổi kinh nghiệm, thảo luận các tình huống, đưa ra các bài học kinh nghiệm để cùng học tập; phối hợp với các ngân hàng nước ngoài tổ chức các chương trình hội thảo trong và ngoài nước để nâng cao trình độ, tiếp cận với hệ thống ngân hàng trên thế giới; thành lập trang tin thanh toán quốc tế trên mạng nội bộ INTRANET, đưa các tin bài liên quan đến hoạt động thanh toán quốc tế để các cán bộ tham khảo, trao đổi, thảo luận. - Đa dạng hoá các hình thức đào tạo bao gồm đào tạo chính quy và không chính quy, kết hợp đào tạo đào tạo tại chỗ với đào tạo từ xa, đào tạo ngắn hạn với đào tạo dài hạn - Có cơ chế, chính sách khuyến khích bằng các hình thức vật chất hoặc khen thưởng cho cán bộ TTQT tự học để nâng cao trình độ phù hợp với cương vị được giao. 2. Cải thiện và làm hợp lý hơn mô hình thanh toán hiện nay đặc biệt là về công nghệ ngân hàng Hiện đại hoá công nghệ ngân hàng theo trình độ của một ngân hàng hiện đại trong khu vực không chỉ nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế của BIDV mà còn cung cấp cho ngân hàng một công cụ hữu hiệu để quản lý hoạt động thanh toán quốc tế trong toàn hệ thống, phòng tránh được các rủi ro không đáng có trong quá trình hoạt động. Dự án Hiện đại hoá Ngân hàng theo chương trình tài trợ của Ngân hàng thế giới đang trong giai đoạn triển khai tại các chi nhánh của BIDV. Dự án đã cung cấp cho ngân hàng một cơ chế tổ chức và quản lý hoạt động ngân hàng hoàn toàn mới, trong đó các mảng nghiệp vụ chính được tổ chức thành các phân hệ riêng biệt như phân hệ chuyển tiền, phân hệ tiền gửi, phân hệ tiền vay, phân hệ tài trợ thương mại, phân hệ cơ sở dữ liệu… Các phân hệ được lắp đặt và vận hành độc lập nhưng cơ sở dữ liệu được quản lý tập trung thống nhất trong toàn hệ thống. Hệ thống cho phép quản lý một khách hàng một cách tổng hợp trên tất cả các mặt gồm dư nợ tín dụng, dư nợ L/C, dư nợ tiền gửi…tại tất cả các chi nhánh của BIDV do đó ngân hàng có thể nắm chắc tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng, từ đó có thể dự báo, dự đoán được những nguy cơ phát sinh có thể sảy ra. Điều này đã khắc phục được tình trạng quản lý rời rạc, đơn lẻ theo từng phòng ban, từng chi nhánh trước đây, dẫn đến tình trạng một khách hàng đã bị vượt hạn mức mở L/C tại một chi nhánh này có thể vẫn được phép mở L/C tại một chi nhánh khác. Hiện đại hoá công nghệ ngân hàng còn góp phần nâng cao chế độ bảo mật trong các phân hệ, nâng cao mức độ chính xác, an toàn, bảo mật của các giao dịch, hạn chế được nguy cơ bị xâm nhập vào hệ thống thực hiện các giao dịch bất hợp pháp, gây tổn hại nghiêm trọng cho ngân hàng. Đây là một bước chuẩn bị quan trọng để tham gia vào hệ thống thương mại điện tử trong tương lai. 3. Thực hiện việc thanh tra, giám sát thường xuyên hoạt động thanh toán Đây là yêu cầu tất yếu đối với tất cả các hoạt động của Ngân hàng. Hoạt động TTQT lại càng phải kiểm soát chặt chẽ để đảm bảo thực hiện đúng quy trình, đúng pháp luật, phù hợp với thông lệ quốc tế, nhanh chóng phát hiện ra sai sót để có biện pháp xử lý kịp thời. Công tác kiểm soát phải được thực hiện đúng nguyên tắc, đúng quy định, đảm bảo nguyên tắc kiểm soát độc lập. Cán bộ kiểm soát không được phép thực hiện chức năng của TTV và ngược lại (cài đặt trong thẩm quyền của người sử dụng của các chương trình hỗ trợ) Hoạt động kiểm soát được phân cấp tại chi nhánh và trung ương. Tại chi nhánh, cán bộ kiểm soát chịu trách nhiệm về các giao dịch do mình kiểm soát. Phòng kiểm soát độc lập tiến hành kiểm soát hoạt động TTQT tại chi nhánh mình theo đúng quy trình nghiệp vụ. Tại trung ương, phòng TTQT trung ương xây dựng chương trình kiểm soát đột xuất và định kỳ theo ngày dọc đối với tất cả các chi nhánh có hoạt động TTQT. Bên cạnh đó, hoạt động của phòng và của chi nhánh cũng được kiểm soát bởi Ban kiểm soát theo cơ chế hoạt động của Ban. Nhiệm vụ kiểm tra kiểm soát được phân chia cụ thể giữa các bộ phận liên quan đảm bảo kiểm soát chặt chẽ hoạt động TTQT nhưng không bị chồng chéo. II. Đối với các đối tác của ngân hàng đầu tư 1. Quản lý chặt chẽ từng giao dịch TTQT cụ thể Xác định hạn mức ký quỹ L/C cho những giao dịch mở L/C bằng vốn tự có hoặc vốn vay dưới 100% nhằm tránh những rủi ro về tỷ giá và tín dụng. Việc xây dựng mức ký quỹ hợp lý cần dựa trên năng lực tài chính, mức độ an toàn tín dụng, mức độ uy tín của doanh nghiệp vì nếu mức kỹ quỹ quá thấp thì không đảm bảo an toàn, còn mức kỹ quý quá cao sẽ khiến cho khách hàng gặp khó khăn về vốn, họ sẽ không tiếp tục giao dịch với Ngân hàng nữa. - Đặc biệt đối với những khách hàng có phát sinh giao dịch mở L/C trả chậm, việc thẩm định dự án đầu tư, năng lực tài chính của doanh nghiệp càng cần phải tiến hành một cách chặt chẽ hơn vì những giao dịch phát hành thư tín dụng trả chậm tiềm ẩn nhiều rủi ro hơn. - Kiểm soát nội dung các đề nghị của khách hàng, ví dụ như lệnh chuyển tiền, đơn đề nghị mở L/C… Kiên quyết từ chối không thực hiện các lệnh thanh toán, các L/C có nội dung vi phạm pháp luật, vi phạm thông lệ quốc tế hoặc có thể gây rủi ro nghiêm trọng cho khách hàng và ngân hàng. - BIDV cần phải tăng cường công tác kiểm tra kiểm soát L/C trả chậm, quản lý tiền hàng thu được từ dự án để đảm bảo nguồn thanh toán cho nước ngoài. Thực hiện tốt công tác kiểm soát sau đối với các L/C trả chậm nhằm đảm bảo thực hiện nghĩa vụ thanh toán với nước ngoài khi đến hạn, đánh giá đúng tiến độ thực hiện dự án. Đối với các món nợ vay bắt buộc đã phát sinh cần rà soát lại tìm nguyên nhân để có biện pháp zử lý kịp thời như đôn đốc đơn vị tiêu thụ hàng hoá để trả nợ ngân hàng, hoặc kết hơp với các cơ quan pháp luật để giải quyết những món nợ khó đòi, xử lý tài sản thế chấp… Nâng cao chất lượng hoạt động thanh tra, kiểm tra là góp phần hạn chế rủi ro cho ngân hàng. 2. Tư vấn nghiệp vụ và pháp luật cho khách hàng Các khách hàng của Việt Nam rất yếu về nghiệpvụ TTQT, các chính sách, chế độ quản lý của Nhà nước và quốc tế về hoạt động TTQT. Điều này đặc biệt nghiêm trọng trong tình trạng hiện nay khi “nhà nhà xuất nhập khẩu, người người xuất nhập khẩu”. Công tác tư vấn cho khách hàng phải được thực hiện một cách toàn diện và có chiều sâu. - Tư vấn cho khách hàng trong khâu thẩm định dự án để tiến hành xuất khẩu, nhập khẩu - Tư vấn cho khách hàng về nội dung của hợp đồng ngoại thương để kịp thời phát hiện ra những điểm bất lợi cho khách hàng trong hợp đồng. Đối với những dự án lớn, thường là các dự án nhập khẩu dây truyền máy móc thiết bị có các điều khoản thanh toán phức tạp, được tài trợ bởi BIDV, ngân hàng có thể tham gia ngay từ khâu đàm phán ký kết hợp đồng với đối tác nước ngoài. - Trong nghiệp vụ mở L/C nhập khẩu, ngân hàng phải tư vấn giúp khách hàng về những điều khoản bất lợi trong hợp đồng và đơn đề nghị mở L/C, trong trường hợp cần thiết phải sửa đổi hợp đồng trước khi phát hành L/C. Bởi vì thực tế cho thấy có rất nhiều tình huống rủi ro xảy ra đối với khách hàng nhập khẩu và ngân hàng phát hành là do những điều khoản bất lợi trong điều khoản của L/C. - Trong nghiệp vụ thanh toán L/C xuất khẩu, ngay từ khâu thông báo L/C, với tư cách là ngân hàng thông báo, BIDV phải có trách nhiệm tư vấn cho khách hàng những điều khoản L/C không hợp lý để yêu cầu ngân hàng phát hành chỉnh sửa kịp thời trước khi giao hàng, tránh tình trạng giao hàng xong, xuất trình chứng từ mới phát hiện ra bất hợp lý dẫn đến không lập được chứng từ phù hợp hoặc bất lợi cho nhà xuất khẩu. Khi thanh toán, tư vấn cho khách hàng những bất đồng của bộ chứng từ để chỉnh sửa kịp thời, đảm bảo xuất trình bộ chứng từ hoàn hảo để đòi tiền ngân hàng phát hành. - Tư vấn cho khách hàng về các nguồn luật điều chỉnh giao dịch, gồm có luật quốc gia và luật quốc tế. 3. Chủ động tìm kiếm khách hàng, tìm hiểu các mặt mạnh, mặt yếu của doanh nghiệp Các chi nhánh phải chủ động tìm kiếm khách hàng, tìm hiểu các mặt mạnh, mặt yếu của doanh nghiệp, đặc biệt là tình hình vốn, tư vấn cho khách hàng trong hoạt động thanh toán quốc tế để tránh các rủi ro trong hoạt động kinh doanh. 4. Xây dựng cơ sở khách hàng phù hợp đồng thời kết hợp với việc phân tích các đối thủ cạnh tranh Ngân hàng chỉ có thể thành công khi gắn bó và hợp tác chặt chẽ với các khách hàng. Công tác xây dựng chiến lược khách hàng gồm có: - Củng cố và phát triển khách hàng truyền thống: là các doanh ngiệp nhà nước, các Tổng công ty 90,91, các khách hàng có tiềm năng xuất khẩu mạnh. - Phát triển các khách hàng mới: Công ty liên doanh, các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh… Đây là một chiến lược có tính lâu dài bởi vì đây là những thành phần kinh tế đang được Nhà nước quan tâm chú trọng đầu tư để phát triển. - Quan tâm đến nhóm khách hàng xuất khẩu trong những ngành xuất khẩu mũi nhọn. Ví dụ như xây dựng chính sách tài trợ thương mại riêng cho các khách hàng xuất khẩu ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long để thu hút mạnh nhóm khách hàng này, tạo nguồn ngoại tệ cho ngân hàng. - Xây dựng chính sách giá hợp lý cho từng nhóm khách hàng. - Xây dựng cơ chế thẩm định, đánh giá khách hàng để từ đó xác định các hạn mức mở L/C, hạn mức chiết khấu cho từng khách khách hàng. KẾT LUẬN Ở nước ta, phần lớn các hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu đều được thực hiện theo phương thức tín dụng chứng từ bởi quan hệ giữa người xuất khẩu và người nhập khẩu không hề gắn bó, tin tưởng lẫn nhau, việc tìm hiểu về thông tin đối tác thường được thực hiện thông qua báo chí, internet... Đây là phương thức thanh toán quốc tế chiếm đa phần thu nhập từ hoạt động kinh doanh đối ngoại của ngân hàng. Do vậy việc phát triển và củng cố phương thức này sẽ giúp cho ngân hàng phát triển hoạt động thanh toán quốc tế, nâng cao vị thế của mình trên trường quốc tế. Trong những năm gần đây, ngành ngân hàng đã có những bước đổi mới toàn diện, đã mang lại những lợi ích to lớn cho người dân và công cuộc phát triển của đất nước, đồng thời hỗ trợ hiệu quả hơn trong hoạt động xuất nhập khẩu tạo nên những cơ hội mới cho nền kinh tế đất nước. Bài thu hoạch thực tập đã đề cập tới chất lượng thanh toán bằng L/C tại ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh 53 Quang Trung, Hà nôi cũng như những gì còn hạn chế trong việc thanh toán bằng phương thức này. Trên cơ sở phân tích và đánh giá thực trạng thanh toán bằng L/C, thu hoạch thực tập cũng đã đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao chất lượng nghiệp vụ thanh toán bằng L/C tại ngân hàng Đầu tư và Phát triển nói chung và tại chi nháng Quang Trung nói riêng. Với kiến thức và kinh nghiệm thực tế còn hạn chế bài viết không khỏi tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót, em mong nhận được sự đánh giá và sửa chữa của các thầy cô. Em xin chân thành cảm ơn! Danh mục tài liệu tham khảo Báo cáo phòng của phòng thanh toán quốc tế chi nhánh 53 Quang Trung Báo cáo thường niên của ngân hàng ĐT-PTVN Giáo trình thanh toán quốc tế - GS-NGƯT. Đinh Xuân Trình Giáo trình thanh toán quốc tế - Nguyễn Thanh Trúc, Phó chủ nhiệm khoa Tiền tệ tín dụng quốc tế Học Viện Ngân Hàng Luận văn K13-KTNT Quy trình nghiệp vụ thanh toán quốc tế của ngân hàng ĐT_PTVN Thực trạng thanh toán bằng L/C tại ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Quang Trung (50 trang)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBC1905.doc
Tài liệu liên quan