Đề tài Thực trạng tổ chức công tác kế toán tính giá thành và phân tích giá thành ở công ty may Thăng Long

Xuất phát từ thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, và yêu cầu quản trị kinh doanh, em thiết nghĩ Công ty may Thăng Long cần tổ chức công tác phân tích các hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và phân tichs giá thành nói riêng. Cụ thể, đối với phân tích chỉ tiêu giá thành. Đòi hỏi phòng kế hoạch Công ty phải xây dựng được dự toán chi phí nhân công trực tiếp cũng như chi phí sản xuất chung trong giá thành một đơn vị thành phẩm kết hợp với định mức tiêu hao nguyên vật liệu để làm cơ sở tính giá thành kế hoạch. Khi hoàn thành sản phẩm, phòng kế toán sẽ tính được giá thành thực tế của sản phẩm sản xuất, và lập bảng phân tích chung tình hình giá thành theo phương pháp đã trình bày ở phần (1.4). Tuy nhiên có thể chi tiết hơn đến các khoản mục giá thành để có thể xác định được khoản tiết kiệm hay lãng phí chi phí ở khoản mục nào là chủ yếu, cũng như trên cơ sở thực tế xem xét trở lại công tác lập kế hoạch giá thành: dự toán chi phí sản xuất chung, chi phí nhân công trực tiếp và định mức nguyên vật liệu đã sát với thực tế chưa. để từ đó xác định nguyên nhân, những nhân tố ảnh hưởng và tìm biện pháp khắc phục (phụ lục 5). Trong bảng này, ta tiến hành phân tích chỉ tiêu tổng giá thành kết hợp với phân tích giá thành đơn vị thông qua phân tích các khoảm mục giá thành theo csả số tuyệt đối và số tương đối.

doc68 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1612 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng tổ chức công tác kế toán tính giá thành và phân tích giá thành ở công ty may Thăng Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g mã hàng đã nhập kho trong quý của từng xí nghiệp sản xuất là bao nhiêu. - Trên cơ sở các báo cáo, kế toán lập “Báo cáo tổng hợp nguyên vật liệu chính” thể hiện chi phí nguyên vật liệu chính tiêu hao của từng xí nghiệp, chi tiết cho từng mã hàng và số tông. Cột chế biến và thành phẩm nhập căn cứ vào “báo cáo tổng hợp hàng hoá”, cột nhập văn căn cứ vào “báo cáo tổng hợ chế biến”. Do đã được theo dõi theo từng mã hàng lên số liệu trên “báo cáo tổng hợp vật liệu chính”được tính là chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp để tính giá thành. * Đối v ới chi phí vật liệu phụ trực tiếp. Vật liệu phụ tuy không cấu thành nên thực thể chính của sản phẩm may nhưng lại là những vật liệu không thể thiếu được của sản phẩm hoặc làm tăng thêm giá trị của sản phẩm: cúc, chỉ, khoá, nhãn, mác… Đối với các đơn vị đặt hàng gia công thông thường, bên đặt hàng sẽ cung cấp cho công ty cả phụ liệu, bao bì để hoàn thiệ sản phẩm trong trường hợp có sự thoả thuận của hai bên, về cơ bản, công tác kế toán đối với chi phí vật liệu phụ, bào bì cũng tương tự như nguyên liệu chính. Hàng tháng, nhân viên hạch toán xí nghiệp căn cứ vào “phiếu xuất vật liệu phụ” để lập “báo cáo phụ liệu” chuyển lên phòng kế toán công ty, kế toán nguyên vật liệu tính và phân bổ chi phí phụ liệu, bao bì cho các thành phẩm. Cuối quý, sau khi tính và phân bổ chi phí vật liệu phụ kế toán lập “báo ca tổng hợp vật liêu phụ (biểu 5)”thể hiện số lượng vật liệu phụ và chí phí vật liệu phụ mỗi loại xuất dùng trong quý cho các loaị sản phẩm là bao nhiêu. Biểu 4 Công ty may Thăng Long Báo cáo tổng hợp vật liệu chính Phòng kế toán – Tài vụ quý VI/2001 Đơn vị Mã Tồn đầu Nhập (đồng) Chế biến (chiếc) TP (SP) Tiền (đồng) Tồn cuối XN1 AT01 0 2.885.443 8000 8000 2.855.443 0 …….. XN2 ……….. XN3 028 0 31.013.418 18.971 18.300 29.916.481 1.096.937 …….. 3520 0 218.068.967 5.755 5.755 218.086.967 0 Cộng XN4 ….. XN5 DV12 0 4.215.068 2124 2124 4.215.068 0 ……. Cộng XN6 UJ340 1.042.807 19.465.724 56.000 58.000 20.508.531 0 ….. Cộng …… Tổng cộng 625.536.447 25.602.204.938 25.731.354.969 496.386.416 Người lập biểu Kế toán trưởng Biểu số 5 Công ty may Thăng Long Phòng kế toán – tài vụ Báo cáo tổng hợp vật liệu phụ Quý IV/2001 Tên vật liệu Mã Tồn đầu kỳ Nhập Xuât may Hỏng (mất) Tôn cuối SL TT SL TT SL TT SL TT SL TT Chỉ L 500m (cuộn) AT01 …… 0 0 4580 4520 56 4 cộng 20 170.000 18.235 18010 200 25 Chỉ M (cuộn) 3520 0 0 230 1.955.000 232 1.972.000 12 102.000 6 51.000 Cúc đồng (bộ ) AT01 …… 8030 8000 12 18 Cúc nhựa TH (100 chiếc) UJ 340 ….. 80 500 480,56 11 88,44 Khoá AT01 8100 8000 90 10 Định mức vật liệu phụ thường phù hợp với tiêu hao thực tế. Nhưng mặt hàng chỉ có số lượng là hàng nhận gia công. Chi phí vận chuyển vật liệu phụ của hàng gia công được the dõi trên sổ chi tiết vật liệu theo từng đơn đặt hàng và được phân bổ căn cứ vào sản lượng quy đổi của sổ sản phẩm hoàn thành nhập kho. Chi phí vận chuyển vật liệu phụ của mã hàng i = Tổng chi phí vận chuyển của đơn đặt hàng i * Sản lượng hoàn thành quy đổi của mã hàng i Sản lượng đặt hàng quy đổi Căn cứ vào” Báo cáo tổng hợp vật liệu phụ” và chi pohí vận chuyển đã phân bổ cho từng mã hàng, kế toán lập” Báo cáo tổng hợp chi phí vật liệu phụ’ (biểu 6) số liệu trên báo cáo này được kết chuyeưẻn trực tiếp vào giá thành. Kết thúc quy trình sản xuất, thành phẩm nhập kho đều phải được đóng gói, đóng hòm, Số bao bì hỗn hợp đóng gói cũng do phía khách hàng chuyển giao cho Công ty cùng với vật liệu phụ. Cũng có trường hợp, hai bên thoả thuận trong hợp đồng, Công ty tự bỏ chi phí bao bì đóng gói, khi kết thúc hợp đồng, phía khách hàng sẽ hoàn trả lại. Lúc này, khoản chi phí bao bì được theo dõi riêng và không tính vào giá thành sản phẩm. Nhưng đối với hàng xuất khẩu của Công ty, chi phí bao bì được tính vào giá thành sản phẩm căn cứ vào” báo cáo đại, nẹp,. Hòm, hộp: mà hàng tháng các Xí nghiệp gưỉ lên cho Công ty thể hiện số bao bì hỗn hợp đã xuất dùng thực tế cho từng mã hàng và số tồn, từ đó kế toán Công ty lập ‘ báo cáo tổng hợp đại, nẹp hòm hộp” tương tự như hạch toán nguyên vật liệu (biểu7). Trong quý IV/ 2001, kế toán nguyên liệu đã tập hợp được chi phí bao bì của các mã hàng là 514.264.458đ. Biểu 7: Báo cáo tổng hợp đại, nẹp, hòm, hộp quý IV/2001 Xí nghiệp Mã hàng Tồn đầu kỳ Nhập trong kỳ Xuất trong kỳ Tồn cuối kỳ Máy I ……. May II ….. May III 3520 0 4525816 4525816 0 …. Công 0 514264458 51426458 0 Biểu 06: Tổng hơpọ chi phí vật liệu phụ quý IV/2001 Công ty May thăng long Phòng kế toán – Tài vụ Xí nghiệp Mã TP nhập CPVL phụ CP Vận chuyển May I AT – 01 8000 2903845 …. May 3 28 18300 10618379 …. 3520 5755 35585353 May 5 DV12 2124 1004800 ….. May 6 UJ 340 58.000 11680430 …… Tổng cộng 1538960446 217860100 Biểu số : 09 Sổ cái TK 621 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp năm 2001 Các TK đối ứng nợ Quý I Quý II QuýII Quý IV Cả năm TK 152 27418515681 TK 331 396238175 Cộng phát sinh nợ 27814753856 Cộng phát sinh có 27814753856 Để tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phát sinh trong kỳ kế toán sử dụng TK 621 được chi tiết thành 3 tiểu khoản. TK 6211: chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp. TK 6212: chi phí vật liệu phụ trực tiếp. TK 6213: chi phí bao bì Đối với các khoản chi phiư nguyên vật liệu p hát sinh trong kỳ kế toán tập hợp vào bên Nợ TK 621, phát sinh giảm ghi vào bên có. Cuối quý. Kế toán kết chuyển chi phí này sang TK 154. Căn cứ vào” Báo cáo tổng hợp nguyên liệu” Báo cáo tổng hợp chi phí vật liệu phụ” Báo cáo tổng hợp đại, nẹp, hòm, hộp, kế toán tập” bảng kê số 4(biểu 8) Dựa vào số liệu bảng trên kê số4, NKCT số 7( biểu 16) kế toán ghi sổ cái TK 621 (biểu 9). Công ty không sử dụng bảng phân bổ số 2. 2.2.3.2. Tập hợp chi phí nhân công trực tiếp. Chi phí nhân công trực tiếp ở Công ty may thăng long bao gồm: Tiền lương công nhân trực tiếp sản xuất ở các Xí nghiệp thành viên. Các khoản trích theo lương BHXH, BHYT, KPCĐ. Công ty áp dụng hình thức trả lương theo sản phẩm. Do đặc thù của loại hình sản xuất gia công, Công ty thực hiện chế độ khoán quỹ lương theo tỷ lệ % trên doanh thu. Quỹ lương toàn doanh nghiệp được phân chia cho bộ phận sản xuất trực tiếp theo mức khoán và cho bộ phận sản xuất gián tiếp theo hệ số lương. Đối với bộ phận trực tiếp sản xuất, hiện nay, Công ty quy định chế d dộ khoán tiền lương với ưức khoán là 42,455 giá trị sản phẩm hoàn thành. Hàng tháng căn cứ vào phiếu nhập kho thành phẩm (sau khi qua KCS), căn cứ vào tỷ giá bình quân trên thị trường liênngân hàng giữa VNĐ/USĐ (tỷ giá này được doanh nghiệp, căn cứ vào tỷ lệ % mà Xí nghiệp được hưởng (42,45%) nhân viên hạch toán ở các Xí nghiệp tính ra quỹ lương ở từng Xí nghiệp và lập” bảng doanh thu chia lương” Tổng quỹ lương = tỷ giá hiện hành * 42,45 % * S Qi * P1 Toàn bộ tiền lương tính trtên doanh thu mà xí nghiệp nhận được sẽ được phân chia theo quy chế chia lương do bộ phận lao động tiền lương của Công ty xây dựng. Nếu gọi A là tổng quỹ lương của một Xí nghiệp thì: + 10% A (a1) là quỹ dự phòng dùng để chia thêm lương cho công nhân khi làm dãn ca,thêm giờ hoặc khi có việc làm. Quỹ lương này trích khi Xí nghiệp đạt vượt mức kế hoạch được giao. Trong đó: 4.1%A: quỹ dự phòng phát sinh ngoài quy trình sản xuất. 3% A: quỹ lương nghỉ phép 0,8%A: qũy BHXH, BHYT, KPCĐ 2%A: các khoản phụ cấp khác. phần còn lại b= A – a1 (hay 90%A) đươc chia cho tổng tiền lương thực tế của Xí nghiệp trong tháng (70%) và quỹ tiền thưởng (30%). Các bộ phận Xí nghiệp (tổ cắt, tổ may, tổ là, tổ kỹ thuật) tiền lương được chia theo tỷ lệ % của b (quỹ lương sau khi đã trừ đi số trích lập dự phòng), cụ thể: Tiền lương tổ may 78%b Tiền lương tổ cắt 5,5%b Tiền lương tổ là 6,3%b Tổng tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất: 89,8%b Tiền lương tổ kỹ thuật: 3,77% Tiền lương tổ bảo vệ: 0,1%b Tiền lương tổ văn phòng: 3,2%b Tiền lương tổ bảo toàn và vệ sinh 2,2%b Tổ thu hoá 0,93%b Tổng tiền lương của nhân viên xí nghiệp: 10,8%b Biểu 10 Bảng phân bổ số 1 Phân bổ tiền lương vào đối tượng sử dụng Quý IV/2001 Ký hiệu TK Diễn giải Thu nhập quý Trích 19% BHXH BHYT, KPCĐ Tổng cộng quý IV/2001 622 Chi phí nhân công trực tiếp 4315614268 410179345 4725793613 627 Chi phí nhân viên quản lý XN 613391907 26124603 639516510 641 Chi phí nhân viên bán hàng 248068833 12889766 260958599 642 Chi phí nhân viên quản lý công 426651436 74922541 501573977 1388 Các khoản phải thu 30634400 30634400 111 Thu hồi 3450000 4350000 Cộng 5638710844 524116255 6163827099 Trong mỗi tổ có quy định hệ số chia lương cho từng cán bộ từng công nhân. Cuối tháng, nhân viên hạch toán xí nghiệp có nhiệm vụ nộp báo cáo thực hiện tiền lương lên phòng kế toán của Công ty. Cuối quý, bộ phận kế toán tiền lương sẽ tổng hợp số liệu từ các "bảng doanh thu chi lương" của các xí nghiệp, tính toán phần chi phí nhân công sản xuất và căn cứ vào "báo cáo thực hiện tiền lương" của các xí nghiệp tính ra chi phí nhân công trực tiếp và tiền công của nhân viên xí nghiệp tính vào chi phí sản xuất chung. Kế toán cũng tiến hành trích 19% quỹ lương cơ bản củat công nhân sản xuất để hạch toán vào các khoản trích theo lương (BHXH, BHYT, KPCĐ). Sau đó, kế toán lập bảng phân bổ số 1 "bảng phân bổ tiền lương và BHXH" (biểu số 10). Căn cứ vào "bảng phân bổ tiền lương và BHXH" kế toán chi phí lập "bảng kê sóo 4" phần TL 622. Cuối quý, kế toán dựa vào số liệu của phần này và NKCT số 7 để vào sổ cái TK 622 - chi phí nhân công trực tiếp (biểu 11). Cuối quý, kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp sang bên nợ TK 154 - chi phí sản xuất kinh doanh dở dang để tính giá thành. 2.2.3.3. Tổng hợp chi phí sản xuất chung: Để tập hợp chi phí sản xuất chung, kế toán công ty mở TK 627 - chi phí sản xuất chung và chi tiết theo các TK cấp 2 theo quy định của Bộ tài chính. Tất cả các khoản mục chi phí sản xuất chung khi phát sinh đều được kế toán tập hợp vào TK 627. Cuối mỗi quý, kế toán tổng hợp các khoản chi phí phát sinh bên nợ TK 627 trừ đi số giảm chi nếu có được tập hợp bên có TK 627, chênh lệch giữa bên có và bên nợ được kết chuyển sang TK 154 để tính giá thành. "Bảng tập hợp chi phí sản xuất chung" (biểu số 12) được lập vào cuối mỗi quý thể hiện toàn bộ số chi phí sản xuất chung mà Công ty đã chi ra trong quý căn cứ vào sổ sách chứng từ liên quan như "bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ", "bảng phân bổ công cụ dụng cụ", "bảng phân bổ số 1 - phân bổ tiền lương vào đối tượng sử dụng" (biểu số 10), các NKCT khác có liên quan đến TK 627 (NKCT số 1, NKCT số 2, NKCT số 5...) Biểu số 11 Sổ cái Tài khoản 622 - chi phí nguyên liệu trực tiếp Năm 2001 Các TK đối ứng Nợ với TK này Quý I Quý II Quý III Quý IV Cả năm TK 334 4315614268 TK 338 410179345 Cộng phát sinh Nợ 4725793613 Cộng phát sinh Có 4725793613 Bảng số 12 Công ty may Thăng Long Bảng tập hợp chi phí sản xuất chung Phòng kế toán - tài vụ quý IV/2001 Ghi nợ TK ĐTSD 6271 6272 6273 6274 6277 6278 154 Cộng mợ TK 627 111 47.218.690 27.028.903 380.201.640 112.449.233 112 82.512.000 39.964.500 97.420.210 219.986.710 142 67.820.310 67.820.310 152 290.564.486 290.564.486 153 46.520.300 46.520.300 214 1.226.823.673 1.226.823.673 335 23.860.211 23.860.221 331 94.217.900 62.030.860 76.530.631 232.779.421 334 631.391.907 631.391.907 338 26.124.603 26.124.603 627 2.878.230.864 Cộng 657.516.510 514.513.076 114.340.610 1.226.823.673 129.024.263 236.012.732 2.878.230.864 2.878.230.864 Biểu mẫu số 13 Sổ cái TK 627 Chi phí sản xuất chung Năm 2001 Các TK đối ứng với Nợ TK này Quý I Quý II Quý III Quý IV 111 112.449.233,00 112 219.896.710,00 142 67.820.310,00 152 290.564.486,00 153 46.520.300,00 214 1.226.823.673,00 335 23.860.221,00 331 232.779.421,00 334 631.391.907,00 338 26.124.603,00 Cộng phát sinh Nợ 287.230.864,00 Cộng phát sinh Có 2.878.023.864,00 Chi phí khấu hao TSCĐ dùng trong sản xuất được tính theo tỷ lệ khấu hao đã quy định đối với ngành dệt may (thông tư số 1062/BTC của Bộ tài chính và Nghị định 59/CP của Chính phủ). Hàng quý, kế toán căn cứ vào tỷ lệ khấu hao quy định để tính mức khấu hao TSCĐ theo công thức sau: Mức khấu hao TSCĐ quý = Nguyên giá TSCĐ * Tỷ lệ khấu hao cơ bản của TSCĐ 4 Căn cứ vào bảng tập hợp chi phí sản xuất chung, kế toán tiến hành ghi bảng kê số 4 vào TK 627 - chi phí sản xuất chung. Bảng kê số 4 là căn cứ để kế toán tiến hành ghi sổ cái Tk 627 (biểu số 13). 2.2.3.4. Kế toán tập hợp chi phí thuê gia công. Trong quá trình sản xuất, doanh nghiệp có thể xuất bán thành phẩm, nguyên liệu.... đi gia công ở đơn vị khác. Lúc này, ta phải cộng thêm chi phí thuê gia công vào giá thành. Công ty tiến hành hạch toán theo dõi chi tiết khoản chi phí này theo từng mã hàng từ khi xuất ra khoỉ doanh nghiệp cho đến khi nhận về. Vì được tập hợp trực tiếp nên cuối quý, kế toán căn cứ vào "báo cáo tổng hợp chi phí thuê gia công" (biểu 14) để làm cơ sở tính vào giá thành sản phẩm liên quan. 2.2.3.5. Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh toàn Công ty. Kế toán sử dụng bảng kê số 4 (biểu 8) để tập hợp chi phí sản xuất theo từng xí nghiệp của Công ty. Cách lập bảng kê số 4 như sau: - Căn cứ vào "Báo cáo tổng hợp chế biến", "Báo cáo tổng hợ chi phí vật liệu phụ", "Báo cáo tổng hợp đai, nẹp, hòm hộp" kế toán ghi vào Nợ TK 621 đối ứng nợ TK 152 theo chi tiết tương ứng. - Căn cứ vào "bảng phân bổ số 1" và các "Bảng doanh thu chia lương" kế toán ghi dòng nợ TK 622 đối ứng với có TK 334, Có TK 338. - Căn cứ vào "bảng tập hợp chi phí sản xuất chung " kế toán tổng hợp ghi dòng nợ TK 627 đối ứng với cột có các TK liên quan trong bảng (142, 152, 153...) Biểu số 14: Báo cáo tổng hợp chi phí thuê gia công quý IV/2001 Mã hàng Đơn vị gia công Số lượng Thành tiền Đơn giá AT - 01 Công ty May Hồ Gươm 8.000(TP) 33.720.000 4.215 3J9A5X08 1.019.040 85,26 9J2RGK20 5.499.215 1.190,37 ... ... ... ... ... Cộng 182.036.805 - Căn cứ vào các TK phản ánh ở các NKCT khác có liên quan đối ứng với Nợ các TK 154, 621,627 để ghi dòng và cột tương ứng. Nhiệm vụ của kế toán tổng hợp chi phí sản xuất kinh doanh toàn Công ty là lập NKCT số 7 (biểu 15). Cuối quý, trên cơ sở bảng kê số 4 đã lập, kế toán cộng nợ của các TK 621, TK 622, TK 627, TK 154 để vào NKCT số 7. Căn cứ vào NKCT số 7, kế toán ghi sổ Cái TK 154 - chi phí sản xuất kinh doanh dở dang (biểu 16). 2.3. Công tác tính giá thành sản phẩm của Công ty may Thăng Long. 2.3.1. Đối tượng tính giá thành và kỳ tính giá thành: Xuất phát từ đặc điểm sản xuất, đặc điểm quy trình công nghệ phức tạp kiểu chế biến liên tục, sản phẩm may mặc của Công ty lại được thừa nhận theo từng mã hàng nên kế toán Công ty xác định đối tượng tính giá thành là từng mã hàng (nhóm sản phẩm cùng loại) đã hoàn thành ở cuối quy trình sản xuất. Trên thực tế, mỗi mã hàng, áo sơ mi, quần kaki, quần bò,... bao gồm nhiều kích cỡ khác nhau song do đặc điểm sản xuất gia công cũng như sản xuất mua đứt bán đoạn ít khi hoặc không phân biệt sự khác nhau về đơn giágia công hay đơn giản bán giữa các kích cỡ khác nhau nên việc xác định đối tượng tính giá thành là hoàn toàn hợp lý. Do tính chất của cp may mặc nên đơn vị tính giá thành là chiếc, bộ, cái. Căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất, loại hình sản xuất là sản xuất hàng gia công chiếm tỷ trọng lớn từ 80 - 90%, căn cứ vào chu kỳ sản xuất sản phẩm và điều kiện cụ thể của Công ty, kỳ tính giá thành được xác định vào thời điểm cuối mỗi quý. 2.3.2. Công tác kiểm kê và đánh giá thành sản phẩm dở dang. Sản phẩm dở dang ở Công ty bao gồm: Dở dưới dạng nguyên liệu (chưa cắt hoặc cắt chưa đồng bộ). Dở dưới dạng bán thành phẩm cắt (chưa may xong). Dở dưới dạng bán thành phẩm may (chưa là). Dở dưới dạng bán thành phẩm là (chưa đóng hòm). Biểu số 08: Bảng kê số 4 Quý IV/2001 TK ghi có 142 152 153 214 334 335 338 621 622 627 Từ các NKCT khác Tổng TK ghi nợ 27814753856 4725793613 2878230864 182036805 35600815 TK 154 May I May II May III ... TK 621 May I May II May III ... 67820310 290564486 46520300 1226823673 631391907 23860221 26124603 112449233 219896710 232779421 2878230 TK 627 May I May II ... Cộng 67820310 28105318342 46520300 1226823673 4947006175 23860221 436303948 27814753856 425793613 2878230864 112449223 219896710 232779421 Biểu 13: Công ty may thăng Long sổ tính giá thành Phòng kế toán - tài vụ TK Loại K.hàng Đơn vị Mã hàng Sản lượng Nguyên liệu chính Vật phụ HS SLQĐ 1551 ... XK ITOCHU XN3 028 18.300 0,53 9.699 29.916.481 29.916.481 ... 1552 NĐ BXQ3 XN3 3520 5.755 0,99 5.697,45 218.086.967 218.086.967 ... Cộng 683.058,85 25.552.976.894 178.378.05 25.731.354.969 Vật phụ CP bao bì CP gia công CP tiền lương CNSX Trích 19% Chi phí sản xuất chung Giá thành công xưởng KHTS Khác B quân Tổng giá thành 4.525.816 35.996.893 3.421.340 10.233.037 13.774.523 55.886 321.623.929 25.731.354.969 514.264.458 514.264.458 182.036.805 4.315.614.268 410.179.345 1.226.823.673 1.651.407.191 35.788.501.255 Biểu số 16: Sổ cái Tài khoản 154 - chi phí sản xuất kinh doanh dở dang Năm 2001 Số dư đầu năm Nợ Có 811521359 Các TK đối ứng Nợ với TK này Quý I Quý II Quý III Quý IV Cản năm T^K 331 (3312) 482036805 TK 621 27814753856 TK 622 4725793613 TK 627 2878230864 Cộng phát sinh Nợ 35600815138 Cộng phát sinh Có 35788501255 Số dư cuối kỳ Nợ 566683684 Có Công ty áp dụng kỳ tính giá thành theo quý nên đủ thời gian cho đơn đặt hàng hoàn thành. Nếu đơn đặt hàng kéo dài sang kỳ tính giá thành sau, kế toán Công ty vẫn tiến hành tính giá thành với số sản phẩm hoàn thành trong kỳ của đơn đặt hàng đó. Mặt khác, Công ty thực hiện chế độ khoán quỹ lương, khi có sản phẩm lớn nhất hoàn thành toàn bộ. Chính vì thế, sản phẩm dở dang cuối kỳ rất ít, Công ty thường chỉ tính giá trị sản phẩm dở dang tồn toàn bộ hoặc với số lượng lớn, và thường trong giá trị sản phẩm dở chỉ bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Bán thành phẩm kỳ trước chuyển sang kỳ kỳ sau chỉ tính phần giá trị nguyên vật liệu đã được hạch toán chi tiết đến từng mã hàng, còn phần chi phí chế biến phát sinh trong kỳ được tính hết cho sản phẩm hoàn thành trong kỳ. 2.3.3. Phương pháp tính giá thành sản phẩm ở Công ty may Thăng Long. Xuất phát từ việc xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí là toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất, đối tượng tính giá thành là từng mã hàng, cuối quý kế toán căn cứ vào kết quả tập hợp chi phí sản xuất và các tài liệu có liên quan để tính ra tổnggiá thành (Z) cá tính giá thành đơn vị (Z) của từng mã hàng theo phương pháp hệ số. * Hệ số tính giá thành: Công ty may Thăng Long đã sử dụng ngay đơn giá gia công sản phẩm (tức số tiền công mà Công ty nhận được về việc sản xuất, gia công sản phẩm) của mã hàng đó để làm hệ số tính giá thành. Chẳng hạn, đơn giá gia công một sản phẩm thuộc mã hàng 028 là 0,53 USD, của mã hàng UJ340 là 0,72 USD, của mã AT 01là 1,27 USD... thì hệ số tính giá thành của các mã hàng đó lần lượt là: 0,52: 0,72; 1,27... đối với sản phẩm mua đứt bán đoạn thì hệ số tính giá thành là hệ số phân bổ lương cho công nhân sản xuất. Hệ số phân bổ lương được xác định căn cứ vào thời gian chế tạo cp. Như vậy, mã hàng 3520 do Công ty sản xuất thuộc loại hình mua đứt bán đoạn có hệ số tính giá thành là 0.99. * Trình tự tính giá thành. - Căn cứ vào sản lượng thực tế hoàn thành trong quý của từng mã hàng (QA, QB...) và hệ số tính giá thành quy ước cho từng mã hàng đó (hA, hB...) để tính ra sản lượng quy đổi của từng mã hàng. Sản lượng quy đổi của mã hàng A = AA * hB Sản lượng quy đổi của mã hàng B = QB * hB Tổng khối lượng sản phẩm chuẩn đã hoàn thành đã quy đổi được tính như sau: QH = (QA * hA ) + (QB * hB ) +... - Sau đó, xác định hệ số phân bổ chi phí của từng mã hàng theo công thức. Hệ số phân bổ chi phí mã hàng A = HA = - Căn cứ vào tổng chi phí sản xuất của tất cả các mã hàng sản xuất trong kỳ đã tập hợp được, xác định tổng giá thành thực tế của từng mặt hàng. ZA = C * HA Trong đó: C: Tổng chi phí sản xuất của tất cả các mã hàng. - Giá thành đơn vị của từng mã hàng: ZA = Tại Công ty may Thăng Long, việc quản lý yếu tố nguyên vật liệu trực tiếp được tổ chức khá chặt chẽ. Công ty đã xây dựng cho mình một hệ thống báo cáo, bảng biểu, bảng kê chi tiết từ dưới các xí nghiệp thành viên cho đến phòng kế toán nên đã theo dõi sát sao nguyên vạat liệu từ khi đưa vào sản xuất cho đến khi sản phẩm hoàn thành nhập kho, nhất là về mặt hiện vật. Nhờ đó, khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được tập hợp chính xác cho từng mã hàng, tạo thuận lợi tính giá thành sản phẩm. Phần chi phí nguyên vật liệu trực tiếp liên quan đến số thành phẩm tập hợp được sẽ kết chuyển trực tiếp vào giá thành, còn các khoản khác (chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung) phải tính toán, phân bổ theo sản lượng quy đổi của từng phương pháp hệ số. Ví dụ: trong quý IV/2001 Công ty sản xuất nhiệt mặt hàng trong đó có mã hàng 028 (hàng gia công) và mã 3520 (hàng mua đứt bán đoạn). Căn cứ vào "báo cáo tổng hợp hàng hoá", ta thấy sản lượng thực tế hoàn thành của mã hàng 028 là 18.300 sản phẩm, của mã 3520 là 5.755 sản phẩm nên: Sản lượng quy đổi của mã 028 là: 18.300 * 0,53 = 9.699 Sản lượng quy đổi của mã 3520 là: 5.755 * 0,99 = 5.697,45 Tổng sản lượng quy đổi của tất cả các mã hàng trong quý IV/2001 là: 683.058,85 sản phẩm. Chi phí sản xuất đã tập hợp được trong toàn Công ty trong quý IV/2001 bao gồm: - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp : 27.992.439.964đ Trong đó + Chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp : 25.731.354.960đ (= 625.536.447 + 25.602.204.938 - 496.416) + Chi phí vật liệu phụ trực tiếp : 1.756.820.546đ (= 58.536.086 + 1.698.284.460) + Chi phí bao bì : 514.264.458đ - Chi phí gia công : 182.036.805đ (Chi phí này ta tập hợp chi tiết cho từng mã hàng ngay từ đầu, nên không phải phân bổ mà tập hợp trực tiếp vào giá thành sản phẩm hoàn thành). - Chi phí nhân công trực tiếp : 4.725.793.613đ Trong đó + Tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất: 4.315.614.268đ + Khoản trích theo lương (BHXH, BHYT, CPCĐ): 410.179.345đ - Chi phí sản xuất chung : 2.878.230.864đ Trong đó + Tiền lương nhân viên xí nghiệp : 631.391.907đ + BHXH, BHYT, KPCĐ : 26.124.603đ + Chi phí vật liệu xí nghiệp : 514.513.076đ + Chi phí công cụ dụng cụ xí nghiệp : 114.340.610đ + Chi phí khấu hao TSCĐ xí nghiệp : 1.226.823.673đ + Chi phí dịch vụ mua ngoài : 129.024.263đ + Chi phí khác : 236.012.732đ Tổng chi phí tính vào giá thành (hay tổng giá thành) 35.788.501.255đ Như vậy, căn cứ vào "báo cáo tổng hợp hàng hoá" (biểu số 3) và tổng chi phí sản xuất toàn Công ty đã tập hợp được bảng kê số 4 (biểu số 8), bộ phận kế toán chi phí và giá thành tiến hành tính tổng giá thành và giá thành đơn vị từng mã hàng theo phương pháp hệ số như sau, chi tiết theo từng khoản mục tính giá thành, cụ thể: - Khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Căn cứ vào "báo cáo tổng hợp vật liệu chính", "báo cáo tổng hợp chi phí vật liệu phụ", "báo cáo tổng hợp đai, nẹp, hòm, hộp" ta có: + Mã hàng 028: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp : 40.534.860đ Trong đó: Chi phí nguyên vật liệu chính : 29.916.481đ Chi phí vật liệu phụ : 10.618.379đ + Mã 3520: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp : 258.198.136đ Trong đó: Chi phí nguyên vật liệu chính : 218.086.967đ Cp vật liệu phụ : 35.585.353đ Chi phí bao bì : 4.525.816đ - Khoản mục chi phí nhân công trực tiếp: Trong đó: + Chi phí tiền lương của công nhân sản xuất trong giá thành: Mã 028 = * 9.699 = 61.278.970đ Mã 35020 = * 5.697,45 = 35.996.893đ + Chi phí về các trích theo lương củacông nhân trực tiếp sản xuất: Mã 028 = * 9.699 = 5.824.285đ Mã 35020 = * 5.697,45 = 3.421.340đ - Khoản mục chi phí sản xuất chung. + Chi phí khấu hao TSCĐ dùng trong sản xuất của xí nghiệp tính trong giá thành: Mã 028 = * 9.699 = 17.420.114đ Mã 35020 = * 5.697,45 = 5.824.285đ + Chi phí khác thuộc chi phí sản xuất chung trong giá thành: Mã 028 = * 9.699 = 23.448.929đ Mã 35020 = * 5.697,45 = 13.774.523đ Tổng cộng giá thành theo các khoản mục đã tính ở trên sẽ được tổng giá thành thực tế và tính giá thành đơn vị của sản phẩm. Kết quả tính toán thể hiện trên "sổ tính giá thành sản phẩm" (biểu 17). Đối với các sản phẩm khác tính toán tương tự. 2.4. thực trạng về công tác phân tích và cung cấp thông tin về giá thành: Công ty may Thăng Long hiện nay, chưa thực hiện công tác phân tích giá thành các sản phẩm. Xuất phát từ đặc điểm sản xuất sản phẩm, loại hình sản phẩm của Công ty là Công ty chủ yếu sản xuất, gia công theo đơn đặt hàng, mẫu mã, kiểu dáng, mức độ phức tạp, chất lượng vải thay đổi liên tục, không cố định. Vì vậy, rất khó đặt ra nhiệm vụ hạ giá thành cũng như so sánh giữa năm trước, năm sau. Mặt khác, mặt hàng so may mặc rất đa dạng, phong phú lên đến hàng nghìn mã. Bên cạnh đó, bộ phận kế hoạch của Công ty mới chỉ xây dựng được định mức chi phí nguyên vật liệu trực tiếp mà chưa xây dựng được các dự toán chi phí nhân công trực tiêps và dự toán chi phí sản xuất chung nên chưa xây dựng được chỉ tiêu giá thành kế hoạch. Do đó, thực tế Công ty chưa tiến hành phân tích chỉ tiêu giá thành sản xuất sản phẩm. Về tình hình cung cấp thông tin về chi phí và giá thành tại Công ty may Thăng Long. Để phục vụ kịp thời cho việc quyết định của doanh nghiệp (quyết định về giá, về sản lượng, về sản xuất...) phòng kế toán tài vụ có thực hiện cung cấp thông tin cho các phòng ban chức năng, đặc biệt là cho ban giám đốc khi ra quyết định về giá cả các mặt hàng tự tìm nguồn tiêu thụ thông thường, cuối quý, kế toán lập bảng báo cáo giá thành các mặt hàng hoàn thành trong kỳ (mẫu tương tự bảng tính giá thành). Trong trường hợp đặc biệt, khi phải ra các quyết định ngắn hạn, ban giám đốc có thể yêu cầu phòng kế toán lập báo cáo về chi phí thực hiệnk cho từng đơn đặt hàng, thông qua các chứng từ sổ sách hiện có một mã hàng nào đó (có thể lấy số liệu ước tính tại thời điểm lập báo cáo). Báo cáo chi phí sản xuất sản phẩm. Phòng kế toán tài vụ. Đơn đặt hàng số:.......... Từng tháng....năm.... đến tháng .....năm.... Mã Sản lượng CPNVL CPNCTT CPSXC Cộng Chương 3 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tính giá thành và phân tích giá thành ở Công ty may thăng long 3.1. Nhận xét, đánh giá chung về thực trạng tổ chức công tác kế toán tính giá thành sản phẩm ở Công ty may Thăng Long. Cùng với sự phát triển của Công ty, bộ máy kế toán của Công ty ngày càng hoàn thiện và phù hợp hơn trong cơ chế thị trường, công tác kế toán đóng vai trò tất yếu trong sự tồn tại và phát triển của Công ty. Công tác kế toán được thực hiện trên cơ sở vận dụng linh hoạt nhưng vẫn tuân thủ các nguyên tắc của hạch toán kế toán. Do vậy, cung cấp đầy đủ kịp thời những thông tin quan trọng cho nhà quản lý. Qua thời gian thực tập công ty, được tiếp cận với thực tế sản xuất kinh doanh, công tác quản lý, công tác tài chính ở Công ty may Thăng Long, với mong muốn hoàn thiện thêm công tác kế toán tính giá thành ở Công ty, qua bài luận văn này, em xin mạnh dạn trình bày những ưu điểm cũng như những hạn chế còn tồn tại trong công tác quản lý và công tác kế toán của Công ty, tìm ra đâu là những nhân tố chi phối để từ đó đề xuất những ý kiến, kiến nghị nhằm hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán nói chung, công tác tính giá thành và phân tích giá thành sản phẩm nói riêng sao cho kế toán thực sự là công cụ hữu hiệu trong công tác quản lý doanh nghiệp. 3.1.1. Những ưu điểm cơ bản. Xác định đúng tầm quan trọng của việc tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm nhưng vẫm đảm bảo chất lượng tất trong điều kiện nền kinh tế thị trường có sự cạnh tranh gay gắt, mà việc tổ chức công tác quản lý chi phí và tính giá thành được phòng kế toán tài vụ của Công ty thực hiện một cách nghiêm túc và được sự chỉ đạo thường xuyên của các cấp lãnh đạo. Công ty đã xây dựng được một hệ thống báo cáo, bảng biểu, bảng kê chi tiết từ bộ phận thống kê, hạch toán ở xí nghiệp cho đến phòng kế toán - tài vụ ở Công ty. Nhờ đó, chi phí sản xuất mà đặc biệt là chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được tập hợp một cách chính xác hơn. Công ty đã tổ chức việc quản lý nguyên vật liệu về mặt số lượng theo một định mức được xây dựng khá chi tiết từ trước khi sản xuất và trong quá trình sản xuất lại được thể hiện trong "phiếu theo dõi bàn cắt" từng tháng ở xí nghiệp và tổng hợp trong "báo cáo thanh toán bàn căt" theo từng quý trong toàn Công ty, nên đã phản ánh chính xác từng loại nguyên vật liệu tiêu hao cho từng mã hàng, giảm được lãng phí nguyên vật liệu do hạch toán sai như trước. Để khuyến khích tiết kiệm nguyên vật liệu, Công ty đã thực hiện quy chế thưởng tiết kiệm khá hiệu quả: thưởng 20% giá trị của 80% giá thị trường của số vải tiết kiệm được. (Công ty nhập kho số nguyên vật liệu đó theo đơn giá bằng 80% giá thị trường) và thưởng 50% giá trị phế liệu thu hồi ch xí nghiệp. Việc thực hiện chế độ khoán lương theo sản phẩm đã khuyến khích các công nhân sản xuất trong xí nghiệp tăng cường và nhanh chóng hoàn thành nhiệm vụ, quan tâm đến kết quả và chất lượng lao động của mình, thúc đẩy tăng NSLĐ từng xí nghiệp nói riêng và toàn Công ty nói chung, hạn chế đến mức tối đa sản phẩm làm dở nên Công ty không tiến hành đánh giá sản phẩm làm dở. Bán thành phẩm kỳ trước chuyển sang kỳ sau chỉ tính phần giá trị nguyên vật liệu đã được hạch toán chi tiết đến từng mã hàng, còn phần chi phí chế biến phát sinh trong kỳ được tính hết cho sản phẩm hoàn thành trong kỳ. Đối tượng tính giá thành là từng mã hàng (nhóm sản phẩm cùng loại) là phù hợp với đặc điểm sản xuất của Công ty, vì Công ty chủ gia công sản phẩm cho đơn vị bạn (trong và ngoài nước), mỗi mã hàng có thể bao gồm nhiều kích cỡ khác nhau, nhưng không phân biệt về đơn giá gia công giữa các kích cỡ. Công ty may Thăng Long có sáng kiến sử dụng ngay đơn giá gia công sản phẩm (tức là số tiền công mà công ty nhận được về việc sản xuất gia công sản phẩm) của mã hàng đó làm hệ số tính giá thành. Đây là sự vận dụng hết sức sáng tạo và đem lại kết quả chính xác cao, vì sản phẩm càng phức tạp, yêu cầu cao thì đơn giá gia công phải cao đồng nghĩa với hệ số tính giá thành cao. Do vậy, việc xác định hệ số tính giá thành như vậy là hợp lý. Hiện nay, Công ty đang áp dụng hình thức kế toán NKCT kết hợp với tính toán trên máy vi tính. Đây là hình thức rất tiên tiến đảm bảo cho hệ thống kế toán của Công ty thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ trong quản lý sản xuất kinh doanh, phòng kế toán của Công ty được bố trí hợp lý, chặt chẽ, hoạt động có nề nếp, có kinh nghiệm với đội ngũ kế toán viên có trình độ, năng lực và lòng nhiệt tình, sáng tạo, đó là một ưu thế lớn của Công ty trong công tác kế toán nói chung và côngtác tính giá thành nói riêng. 3.1.2. Những hạn chế cần hoàn thiện. Bên cạnh những ưu điểm trên, Công ty may Thăng Long còn có những nhược điểm, tồn tại nhất định trong công tác kế toán chi phí sản xuất bà tính giá thành sản phẩm, phân tích giá thành sản phẩm. Theo em, để hoàn thiện hơn công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành, phân tích giá thành sản phẩm, Công ty may Thăng Long cần khắc phục những nhược điểm sau: * Về việc xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất: Hiện nay, đối tượng kế toán tập hợp chi phí của Công ty là toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm. Trong khi, Công ty sản xuất nhiều mã hàng cùng một lúc, kế toán đã tiếp cận tập hợp được chi phí theo xí nghiệp, cho nên xác định đối tượng như vậy thường làm giảm khả năng quản lý chi phí theo từng địa điểm phát sinh chi phí. * Về phương pháp kế toán chi phí: + Các khoản chi phí nhân công trực tiếpk và chi phí sản xuất chung có được theo dõi theo từng địa điểm phát sinh chi phí nhưng khi tính giá thành lại được tổng cộng trên toàn Công ty rồi lại phân bổ cho từng mã hàng làm giảm tác dụng theo dõi chi tiết. + Đối với khoản mục chi phí nguyên vật liệu chính tính vào giá thành, khi hạch toán nguyên liệu theo phương pháp bàn cắt thì đầu tấm, đầu nối thường được hạch toán vào chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp nhưng trong nhiều trường hợp, đầu tấm, đoạn nối, có thể sử dụng để may các chi tiết phụ của các mã hàng khác. Nếu Công ty hạch toán toàn bộ chi phí vật liệu chính vào sản phẩm đã hoàn thành thì giá thành sản xuất của sản phẩm đã hoàn thành thực tế tiêu hao. Đặc biệt với hàng gia công, thường thì định mức thực tế của các xí nghiệp thấp hơn định mức trong hợp đồng, phần thừa này được Công ty theo dõi chi tiết trên "báo cáo tiết kiệm nguyên vật liệu" nhưng lại không được tính trừ vào chi phí sản xuất (ghi giảm chi) nên dẫn đến việc tính giá thành thiếu chính xác ảnh hưởng đến việc ra quyết định của Công ty trong chấp nhận đơn đặt hàng, xác định kết quả đối với từng mã hàng... + Về phương pháp kế toán chi phí nhân công trực tiếp: Công ty thường tiến hành tập hợp chi phí sản xuất gia công theo xí nghiệp trong khi lại thường sản xuất, gia công theo đơn đặt hàng. Trong một số trường hợp, có những đơn đặt hàng khi đến kỳ hạch toán (cuối quý) vẫn chưa hoàn thành thì việc tập hợp theo từng xí nghiệp không chính xác vì lương khoán theo sản phẩm. Mặt khác, khoản trích theo lương theo chế độ quy định: tính khoản này vào chi phí sản xuất: 19% trên tổng quỹ lượng thực tế (coi lương cơ bản = lương thực tế). Hoặc 17% trên tổng quỹ lương cơ bản (trích BHXH, BHYT, KPCĐ) và 2% trên tổng quỹ lương thực tế (trích KPCĐ). ở đây, Công ty may Thăng Long tính cả 19% trên tổng quỹ cơ bản (tương tự với chi phí nhân viên quản lý xí nghiệp), từ đó làm cho khoản chi phí này trong giá thành giảm, không đúng quy định của chế độ. Đồng thời, làm cho khoản tài trợ cho các hoạt động công đoàn giảm, không phản ánh chính xác mức độ quan tâm của xí nghiệp đến hoạt động này. Thường thì nếu trích theo lương thực tế, đơn vị nào làm ăn có hiệu quả, đời sống công nhân viên càng cao thì kinh phí công đoàn cao, hoạt động công đoàn được đẩy mạnh. + Về phương pháp kế toán chi phí sản xuất chung: Tại Công ty may Thang Long, kế toán Công ty không tập hợp chi phí sản xuất chung để tính giá thành theo đối tượng từng xí nghiệp thành viên (mặc dù khi theo dõi chi tiết chi phí phát sinh Công ty có khả năng thực hiện) mà tập hợp trong toàn Công ty vào cuối mỗi quý để tính giá thành bằng cách phân bổ cho mã hàng theo sản lượng quy đổi. Do vậy, Công ty không theo dõi được tình hình tiết kiệm hay lãng phí chi phí sản xuất chung của mỗi xí nghiệp, từ đó có thể dẫn đến tình trạng giá thành cao do không quản lý được chi phí sản xuất chung. * Về công tác tính giá thành sản phẩm của Công ty. Bên cạnh những ưu điểm của kỳ tính giá thành theo quý thì nhược điểm của nó lại là giảm hiệu quả của thông tin về giá thành, làm tăng thêm nhược điểm của việc xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất là toàn doanh nghiệp. Cụ thể, Công ty không theo dõi được tình hình sản xuất cũng như kết quả sản xuất một cách kịp thời đối với mã hàng có thời gian sản xuất ngắn (dưới 1 quý). + Công ty không đánh giá sản phẩm làm dở cuối kỳ, mà chỉ xác định giá trị nửa thành phẩm gồm khoản chi phí nguyên vật liệu trực tiếp có thể theo dõi chi tiết đến từng sản phẩm trên các báo cáo cuối quý kế toán lập. Trong khi, mặt hàng chủ yếu của Công ty là sản phẩm gia công, khoản chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chỉ gồm chi phí vận chuyển nên chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong giá thành. Vậy, Công ty cần thiết tiến hành đánh giá sản phẩm dở, phân bổ chi phí chế biến cho chúng để phản ánh chính xác lượng chi phí phát sinh trong kỳ. * Về tổ chức phân tích giá thành và cung cấp thông tin: - Phân tích giá thành là một trong những nội dung quan trọng nhất của công tác kế toán giá thành. Nên rõ ràng một thiếu sót lớn của Công ty là không tiến hành phân tích chỉ tiêu giá thành do không xây dựng được chỉ tiêu giá thành kế hoạch, vì thế không có căn cứ lập được bảng phân tích giá thành của các mã hãng sản xuất trong kỳ, từ đó không có những giải trình cụ thể về nguyên nhân tăng giảm giá thành. - Về công tác cung cấp thông tin phục vụ yêu cầu quàn trị doanh nghiệp: đối với những sản phẩm hoàn thành trước khi tính giá thành, lại cần tiêu thụ ngay, Công ty lập ra một ban định giá bao gồm ban giám đốc và đại diện các phòng ban chức năng có liên quan để thảo luận, bàn bạc đi đến thống nhất một giá bán phù hợp và tạm thời căn cứ vào chi phí ước tính (hoặc nếu mã hàng đó Công ty có sản xuất kỳ trước thì có thể căn cứ vào giá thành kỳ trước). Nhưng trên thực tế sản xuất thường nảy sinh nhiều vấn đề như sản phẩm hỏng, giá các yếu tố phát sinh tăng, giảm đột biến, thiệt hại trong sản xuất... nên việc đánh giá có thể không chính xác, ảnh hưởng đến việc xác định kết quả kinh doanh. Như vậy, với kỳ tính giá thành là quý, làm giảm hiệu quả thông tin về giá thành sản phẩm, làm chi việc theo dõi kết quả sản xuất không kịp thời. Nhìn chung, công tác tính giá thành ở Công ty may Thăng Long được tổ chức tốt, có nhiều ưu điểm và sáng tạo. Tuy nhiên, chưa được hoàn thiện. Đây là điều không thể tránh khỏi, vì vậy công ty cần nghiên cứu đề ra các giải pháp tối ưu nhằm tổ chức tốt công tác kế toán tính giá thành và phân tích giá thành từ đó nhằm phát huy vai trò vốn có của nó trong quản lý sản xuất kinh doanh. 3.2. Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán tính giá thành và phân tích giá thành sản phẩm ở Công ty may Thăng Long. Qua thời gian thực tập tiếp cận với thực tế kế toán của Công ty may Thăng Long, được sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của các cô chú, anh chị ở phòng kế toán - tài vụ của Công ty, kết hợp với kiến thức đã học ở trường và sự hướng dẫn nhiệt tình của thầy giáo hướng dẫn, em xin mạnh dạn đưa ra một số ý kiến nhằm hoàn thiện hơn nữa về công tác kế toán tính giá thành và phân tích giá thành của Công ty may Thăng Long. ý kiến thứ nhất: xác định lại đối tượng kế toán tập ợp chi phí sản xuất: Xuất phát từ đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty phong phú và đa dạng, trong đó loại hình sản xuất gia công là loại hình sản xuất đặc thù của nghành may và cũng chiếm tỷ trọng lớn trong toàn bộ hoạt động của Công ty. Mà sản xuất gia công của Công ty cũng chính là sản xuất theo đơn đặt hàng. Khi tiến hành sản xuất gia công một loại sản phẩm nào đó, Công ty đều dựa trên cơ sở hợp đồng đã ký kết với khách hàng và thực hiện tách riêng hợp đồng đó. Đồng thời, cũng đòi hỏi phải có thông tin về hiệu quả kinh tế đem l ại của từng đơn đặt hàng, để đánh giá kết quả thực hiện làm căn cứ cho ký kết tiến hành hợp đồng mới. Trên cơ sở đơn đặt đặt hàng, phòng kế hoạch sản xuất cuả Công ty lên định mức nguyên vật liệu và ra lệnh sản xuất cho từng xí nghiệp thành viên. Đối với những đơn đặt hàng có khối lượng sản phẩm gia công nhiều, thời gian gia công hàng gấp, thì Công ty có thể giao cho nhiều xí nghiệp cùng thực hiện để kịp thời giao hàng đúng hạn. Còn đối với những đơn đặt hàng có khối lượng nhỏ, thường Công ty giao cho xí nghiệp để tiện theo dõi, quản lý. Với đặc điểm tổ chức sản xuất theo quy trình công nghệ phức tạp, kiểu chế biến liên tục, sản xuất hàng loạt theo đơn đặt hàng, Công ty đã tổ chức mô hình sản xuất khép kín trong từng xí nghiệp nghĩa là mỗi xí nghiệp đảm nhận từ khâu đầu tiên đến khâu cuối trên một dây truyền công nghệ khép kín. Trong điều kiện đó, để tạo điều kiện cho việc quản lý chi phí sản xuất theo từng đại điểm phát sinh chi phí, dễ dàng phát hiện sự biến động bất thường của các yếu tố chi phí sản xuất rồi kịp thời có những biện pháp xử lý thích hợp đối với chúng thì đối tượng tập hợp chi phí của Công ty nên xác định lại là từng xí nghiệp thành viên trong đó lại chi tiết theo từng đơn đặt hàng. ý kiến thứ hai: hoàn thiện công tác tính giá thành sản phẩm theo đơn đặt hàng. Trên cơ sở đối tượng kế toán tập hợp chi phí như trên, để đáp ứng nhu cầu quản lý giá thành theo từng đơn đặt hàng, công tác tính giá thành của Công ty cần được hoàn thiện như sau: + Đối tượng tính giá thành: là từng đơn đặt hàng, sau đó trong từng đơn đặt hàng lại tính giá thành cho từng mã hàng thuộc đơn đặt hàng đó. + Kỳ tính giá thành: chy kỳ sản xuất của một đơn đặt hàng thường từ 1 đến 2 tháng tuỳ thuộc vào độ lớn, độ phức tạp của sản phẩm. Vì vậy, khi nào đơn đặt hàng hoàn thành thì mới tính giá thành cho đơn đặt hàng đó. Lúc này, kỳ tính giá thành phù hợp với chu kỳ sản xuất, nhưng không phù hợp với kỳ báo cáo (ở đây, Công ty nên thay đổi kỳ báo cáo là hàng tháng). + Phương pháp tính giá thành: Công ty nên áp dụng phương pháp đơn đặt hàng. Tức là, khi đơn đặt hàng hoàn thành thì tổng chi phí sản xuất đã tập hợp được theo từng đơn đặt hàng cũng chính là tổng giá thành của đơn đặt hàng đó. Vì ẽn đơn đặt hàng còn đang sản xuất dở dang thì chi phí đã tập hợp theo những đơn đặt hàng đó đều là chi phí sản xuất dở dang. Theo phương pháp này, hàng tháng, Công ty phải tập hợp chi phí phát sinh theo từng đơn đặt hàng trên "bảng kê chi phí sản xuất"(phụ lục 1). Những sản phẩm thuộc loại hình mua đứt bán đoạn được coi là thuộc một đơn vị đặt hàng. + Đối với khoản mục chi phí NVL trực tiếp: nên theo dõi chi tiết theo từng mã hàng như hiện nay, nhưng cần chi tiết cả cho từng đơn đặt hàng. + Đối với khoản mục chi phí nhân công trực tiếp: tập hợp theo đúng đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và để giảm tiện cho công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm thì hàng tháng căn cứ vào sản lượng của từng xí nghiệp đối với từng đơn đặt hàng để tính ra khoản mục chi phí nhân công trực tiếp phân bổ cho đơn đặt hàng đó. Cụ thể nhân viên xí nghiệp sẽ tính quỹ lương theo từng đơn đặt hàng. Quỹ lương của ĐĐH i = Tổng sản lượng quy đổi của ĐĐHi * 42,45% * Tỷ giá hiện thời của ngoại tệ Cộng tổng quỹ lương của tất cả các đơn đặt hàng xí nghiệp sản xuất trong tháng sẽ được tổng quỹ lương của xí nghiệp. Phòng kế toán sau khi nhận được các báo cáo của xí nghiệp gửi lên sẽ tiến hành tính toán phần chi phí nhân công trực tiếp để tính vào giá thành sản phẩm của từng đơn đặt hàng theo quy chếe lương của Công ty. Kết quả được ghi vào "bảng kê chi phí sản xuất hàng tháng" (chú ý: với khoản trích theo lương nên tiến hành trích 19% trên lương thực tế để đảm bảo quyền lợi cho hoạt động công đoàn). + Đối với khoản mục chi phí sản xuất chung: Công ty nên tập hợp chi phí sản xuất chung theo từng xí nghiệp và tiến hành phân bổ cho từng đơn đặt hàng mà xí nghiệp sản xuất vào cuối tháng. Tiêu chuẩn phân bổ Công ty nên chọn là sản lượng quy đổi của đơn đặt hàng đó. Chi phí sản xuất chung phân bổ cho ĐĐH i = Tổng chi phí sản xuất chung phát sinh * Sản lượng quy đổi của sản phẩm xí nghiệp hoàn thành theo ĐĐH i Tổng sản lượng quy đổi của sản phẩm xí nghiệp hoàn thành Cuối mỗi tháng, căn cứ vào "bảng kê chi phí sản xuất" kế toán lập "bảng kê chi phí sản xuất theo đơn đặt hàng" (phụ lục 2), thể hiện toàn bộ chi phí sản xuất phát sinh để thực hiện đơn đặt hàng. Sau đó, kế toán ghi sang "sổ tính giá thành" (phụ lục 3). Khi nhận được chứng từ xác nhận đơn đặt hàng đã hoàn thành kế toán ghi tiếp chi phí sản xuất trong tháng của đơn đặt hàng đó và cộng lại sẽ tính được tổng giá thnàh của đơn đặt hàng, tất cả các đơn đặt hàng còn đang sản xuất dở dang thì chi phí đã ghi trong bảng tính giá thành đều là chi phí sản phẩm dở. Sau khi đã tính được tổng giá thành của một đơn đặt hàng, kế toán sẽ tính được tổng giá thành và giá thành đơn vị của từng mã hàng thuộc đơn đặt hàng đó theo phương pháp hệ số như hiện nay, (phụ lục 3.), Tổng giá thành của mã hàng thuộc ĐĐH i = Tổng giá thành của đơn đặt hàng j (theo khoản mục) * Sản lượng quy đổi của mã hàng i Tổng sản lượng quy đổi của sản phẩm xí nghiệp hoàn thành ý kiến thứ ba: tính trừ vào phương pháp sản xuất phần chi phí nguyên vật liệu tiết kiệm: Trong quá trình thực tập và nghiên cứu vềcông tác kế toán của Công ty, em thấy có một số mã hàng có giá thành đơn vị cao hơn đơn giá gia công mà Công ty nhận được. Như vậy, xét về mặt hiệu quả kinh tế, có thể nói rằng, việc gia công mã hàng đó không có hiệu quả (lỗ). Song trên thực tế, không hẳn như vậy, vì số nguyên phụ liệu mà Công ty tiết kiệm được trong quá trình sản xuất mã hàng đó khá lớn. Số tiết kiệm nguyên phụ liệu này, Công ty không thực hiện trừ vào chi phí sản xuất làm giảm giá thành mà Công ty tính toán rất chi tiết lập báo cáo tiết kiệm trongt tờan Công ty và coi khoản đó như một khoản lãi (thu nhập bất thường). Xét về mặt hạch toán thì công ảnh hưởng vì cuối cùng nếu tính trừ vào chi phí hay hạch toán vào thu nhập bất thường thì kết quả cuối cùng (tổng lợi nhuận trước thuế) không thay đổi. Nhưng xét về bản chất, đây là khoản chi phí phát trong trong quá trình sản xuất, cần được hạch toán trong quá trình sản xuất hay kế toán tính toán gái trị NVL tiết kiệm để trừ vào chi phí nguyên vạat liệu trực tiếp để phản ánh chính xác lượng chi phí tiêu hao và cố gắng chủ quan của doanh nghiệp trong quản lý yêú tố chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Để thực hiện điều đó, Công ty cần theo dõi phần tiết kiệm của từng xí nghiệp, từng ĐĐH, và chi tiết cho từng mã hàng (phụ lục 4). Định khoản: Nợ TK 152 (nếu nhập lại kho NL): 80% giá trị thị trường (1) Có TK 3388 (chi tiết cho từng xí nghiệp tiết kiệm): (20%* (1)) (2) Có TK 622: phần còn lại: ((1) - (2)) ý kiến thứ tư: Hoàn thiện công tác phân tích chỉ tiêu giá thành: Xuất phát từ thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, và yêu cầu quản trị kinh doanh, em thiết nghĩ Công ty may Thăng Long cần tổ chức công tác phân tích các hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và phân tichs giá thành nói riêng. Cụ thể, đối với phân tích chỉ tiêu giá thành. Đòi hỏi phòng kế hoạch Công ty phải xây dựng được dự toán chi phí nhân công trực tiếp cũng như chi phí sản xuất chung trong giá thành một đơn vị thành phẩm kết hợp với định mức tiêu hao nguyên vật liệu để làm cơ sở tính giá thành kế hoạch. Khi hoàn thành sản phẩm, phòng kế toán sẽ tính được giá thành thực tế của sản phẩm sản xuất, và lập bảng phân tích chung tình hình giá thành theo phương pháp đã trình bày ở phần (1.4). Tuy nhiên có thể chi tiết hơn đến các khoản mục giá thành để có thể xác định được khoản tiết kiệm hay lãng phí chi phí ở khoản mục nào là chủ yếu, cũng như trên cơ sở thực tế xem xét trở lại công tác lập kế hoạch giá thành: dự toán chi phí sản xuất chung, chi phí nhân công trực tiếp và định mức nguyên vật liệu đã sát với thực tế chưa... để từ đó xác định nguyên nhân, những nhân tố ảnh hưởng và tìm biện pháp khắc phục (phụ lục 5). Trong bảng này, ta tiến hành phân tích chỉ tiêu tổng giá thành kết hợp với phân tích giá thành đơn vị thông qua phân tích các khoảm mục giá thành theo csả số tuyệt đối và số tương đối. Mặc khác, "báo cáo tiết kiệm nguyên vật liệu" cũng là một bảng phân tích hiệu quả tình hình sử dụng nguyên vật liệu ở các xí nghiệp thực tế so với định mức đặt ra (phụ lục 4). Phụ lục số 1: Bảng kê chi phí sản xuất Tháng ........năm ........ Đơn vị sản xuất CPNVL trực tiếp CPNC trực tiếp Chi phí sản xuất chung Chi phí gia công Tổng cộng NVLC VLP BB Lương CNSX Trích 6271 6272 6273 6274 6277 6278 1. XN1 ĐĐH1 ĐĐH2 ... 2. XN2 ĐĐH... ĐĐH... ... 3. XN3 ĐĐH... ĐĐH... ... Cộng Phụ lục số 2: Bảng kê chi phí sản xuất theo đơn đặt hàng Tháng ......năm ...... Tháng Đơn vị sản xuất CPNVL trực tiếp CPNC trực tiếp Chi phí sản xuất chung Chi phí gia công Tổng cộng NVLC VLP BB Lương CNSX Trích 6271 6272 6273 6274 6277 6278 1 1. XN1 ĐĐH1 ĐĐH2 ... 2 ... ... ... Cộng Phụ lục 4 Báo cáo tiết kiệm nguyên vật liệu Quý IV/2001 XN Mã Tên NL NHSL Định mức Tiêu hao theo định mức Tiêu hao thực tế NL nhập lại kho Tiết kiệm Đơn giá Thành tiền SL TP nhập ĐM thực tế Tiêu hao Đổi bán Cộng Hao hụt Thực tiết kiêm Trừ vào chi phí XN hưởng Cộng Trừ Cộng Phụ lục 5: Bảng phân tích gía thành SL1i Zlk * SLiK Zlk * SLli NVL NC SXC GC Cộng NVL NC SXC GC Cộng NVL NC SXC GC Cộng TT % TT % TT % TT % TT % 2. ĐĐH2 - Mã ... - Mã ... ... 3. ĐĐH2 - Mã ... - Mã ... ... Cộng Kết luận Trên đây là toàn bộ nội dung bài luận văn với đề tài: "Tổ chức công tác kế toán tính giá thành và phân tích giá thành sản phẩm tại Công ty may Thăng Long". Kết hợp giữa nghiên cứu lý luận và thực tiễn tại Công ty may Thăng Long về các mặt hoạt động nhất là về công tác tinhs giá thành sản phẩm ta thấy rằng tính đúng, tính đủ chi phí sản xuất, xác định kịp thời chính xác giá thành sản phẩm là yêu cầu tất yếu của công tác kế toán nói chung và công tác tính giá thành nói riêng. Thực hiện và thực hiện tốt điều đó không chỉ là điều kiện để đánh giá đúng kết quả phấn đáu của Công ty mà còn là cơ sở để đề ra các biện pháp tiết kiệm chi phí, hạ giá thành. Công ty may Thăng Long là một Công ty lớn và đang trên đà phát triển. Sản phẩm phong phú, đa dạng nên việc tính giá thành chính xác và phân tích cụ thể giá thành thường xuyên, là cả một vấn đề khó khăn, trong thời gian thực tập tại Công ty, tôi nhận thấy Công ty đã quan tâm đến công tác này và đã đáp ứng được yêu cầu hiện nay. Những ý kiến đóng góp hoàn thiện công tác kế toán giá thành và phân tích giá thành em đã đề cập trong luận văn này tuy chưa thật cụ thể, và có thể chưa thật đầy đủ, nhưng rất mong đề tài có tính khả thi vào thực tế của Công ty. Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn thầy giáo - Thạch sỹ Thái Bá Công và các bác, các cô chú, anh chị ở phòng kế toán Công ty đã giúp em rất nhiều trong quá trình nghiên cứu và hoàn thiện bài luận văn này. Hà Nội, ngày ......tháng .......năm ...... Sinh viên Phạm Thị Thu Tài liệu tham khảo 1. Giáo trình kế toán tài chính - trường ĐHTC - KTHN - NXB TC HN. 2. Giáo trình phân tích các hoạt động kinh tế của doanh nghiệp - trường ĐHTC - KTHN - NXB TC 2000. 3. Hệ thống kế toán doanh nghiệp - Q1: Hệ thống tài khoản kế toán - NXB TC - 2000. 4. Kế toán quản trị và cá tình huống cho nhà quản lý - PGS. TS. Ngô Thế Chi - NXB thống kê. 5. Kế toán tài chính - TS.Võ Văn Nhị - NXB thống kê Hà Nội - 2000. 6.Lý thuyết và thực hành kế toán tài chính - TS . Nguyễn Văn Công - NXB TC 2000. 7.Nghị định 27/CP. 8. Phân tích hoạt động kinh tế doanh nghiệp - Viện đại học mở - NXB thống kê Hà Nội 6/2000. 9. Phân tích hoạt dộng kinh tế doanh nghiệp - giảng viên Huỳnh Đức Lộng trường đại học kinh tế TPHCM - NXB 1997. 10. Tạp chí kế toán.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc28651.doc
Tài liệu liên quan