Đề tài Thực trạng và giải pháp tiêu thụ hoa màu huyện chợ mới

Nhìn chung thì huyện Chợ Mới đã đạt được một số kết quả đáng quan tâm trong sản xuất và tiêu thụ hoa màu. Nông dân trồng 3 - 4 loại hoa màu khác nhau trên cùng một mãnh đất (trồng xen canh). Năng suất hoa màu tương đối cao. Đa số các giống hoa màu canh tác đều mua ở các cửa hàng bảo vệ thực vật ở địa phương, những hộ nào ký hợp đồng tiêu thụ với đại lý thu mua hoặc công ty chế biến thì được nơi đó cung cung cấp giống. Phân tích hiệu quả kinh tế cho thấy lợi nhuận bình quân trong một vụ không tính công lao động gia đình là 1,639 triệu đồng/1.000 m2. Nếu tính công lao động gia đình thì lợi nhuận sẽ thấp hơn. Một điều đáng quan tâm là đa số nông dân đều thiếu hiểu biết về rau sạch. Công tác khuyến nông và trao đổi thông tin sản xuất còn hạn chế. Chỉ có khoảng15,38% số hộ đồng ý trồng rau an toàn nếu như có chính sách thu mua thuận lợi. Nói tóm lại về mặt xã hội hoạt động mua bán hàng nông sản diễn ra sôi động quanh năm, phong phú và đa dạng nhiều chủng loại cây màu cung cấp đầy đủ cho thị trường nhưng xét cho cùng những người có thu nhập cao cũng thuộc về giới làm dịch vụ kinh doanh như: mua bán vật tư nông nghiệp, xăng dầu, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, làm dịch vụ cung cấp vật liệu sản xuất như: Hạt giống, mủ bạt, cây làm giàn và cuối cùng là dịch vụ tiêu thụ nông sản. Riêng đối với người thuần nông một nắng hai sương chẳng hưởng được bao nhiêu ngoài công sức của mình bỏ ra, thậm chí còn phải chịu lỗ nếu sản xuất bị thất mùa.

pdf71 trang | Chia sẻ: Kuang2 | Lượt xem: 781 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng và giải pháp tiêu thụ hoa màu huyện chợ mới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n cho gần 40.000 hộ nông dân tham gia, nội dung hướng dẫn thực hiện nhiều mô hình như: - Nhân giống lúa chất lượng cao - Mô hình ngô - bò - Mô hình cỏ - bò, ngô - bò - giun quế - lươn - gừng... Việc ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất được đa số nông dân thực hiện, trong năm có 29.469 ha sản xuất 3 vụ: đông xuân, hè thu và vụ 3 áp dụng chương trình 3 giảm 3 tăng, tăng 20.000 ha so năm 2004, tiết kiệm trên 3.000 tấn giống, tương đương số tiền hơn 7 tỷ đồng... Tính chung một ha áp dụng chương trình 3 giảm 3 tăng làm lợi cho nông dân bình quân 1.500.000 đồng. Diện tích gieo trồng lúa đặc sản Jasmine ngày càng tăng bởi tính hiệu quả kinh tế cao, năm 2005 huyện gieo trồng 6.727 ha, tăng 1.736 ha so năm 2004. 3.2.2.2. Về sản xuất hoa màu Nhờ hệ thống tưới tiêu hoàn chỉnh và những kiến thức canh tác, thông tin mới mà năm 2005, nông dân Chợ Mới gieo trồng 20.870 ha sản xuất 3 vụ, cây rau màu các lọai, tăng 1.434 ha so năm 2004. Cơ cấu cây màu phát triển rất đa dạng theo nhu cầu thị trường và hiệu quả kinh tế như ngô lai, ngô non, khoai cao, khoai lang, hành hẹ, đậu nành, đậu xanh, rau dưa. Nông dân trồng rau màu năm nay vừa trúng mùa vừa được gía nên rất phấn khởi. Đặc biệt trồng rau màu trong mùa lũ giá bán tăng trung bình 3 lần so vụ bình thường. Một ha hành trồng trong mùa lũ đạt giá trị từ 125 triệu đồng đến 150 triệu đồng/ha, trong đó lãi trên 70%. 3.2.2.3. Về chăn nuôi Năm nay diện tích trồng ngô thu trái non và trồng cỏ nuôi bò phát triển rất mạnh, do ngô thu trái non được mở rộng thị trường xuất khẩu sang 20 quốc gia và vùng lãnh thổ và 14 tỉnh thành trong nước. Hiện nay, đàn bò trong huyện phát triển rất mạnh do khâu tiêu thụ rất tốt, hiệu quả kinh tế cao, năm 2005 đàn bò huyện Chơ Mới đạt gần 13.000 con, tăng 2.816 con so năm 2004. Nhiều mô hình hiệu quả kinh tế cao được mở rộng diện tích như: mô hình ngô non + bò thịt đạt giá trị sản xuất 220 triệu đồng/ha/năm, trong đó phần lãi trên 70%; mô hình cỏ + bò thịt, đạt gía trị sản xuất 200 triệu đồng/ha/năm, trong đó lãi 63%/năm. Còn trồng ngô thu trái non mà không nuôi bò thì đạt giá trị 125 triệu đồng/ha/năm, trong đó lãi 65 triệu đồng/ha/năm. Mô hình ngô non - bò - giun quế - lươn - gừng lãi gấp nhiều lần so với mô hình chỉ ngô non - bò. Mô hình này chủ yếu giải quyết việc làm cho nông dân quanh năm và những nông dân ít đất sản xuất. 3.3. Kết luận Năm 2005 giá trị rau màu huyện Chợ Mới tỉnh An Giang chiếm 60% giá trị cây trồng của huyện. Đây là kết qủa của việc thực hiện chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng hiệu quả kinh tế cao gắn với thị trường tiêu thụ. Huyện quy hoạch các vùng sản xuất tập trung và chuyên canh đối với các loại rau màu có thị trường tiêu thụ ổn định, các sản phẩm khác thì linh họat điều chỉnh diện tích tùy theo mùa vụ và tình hình thị trường từng thời kỳ. Huyện đã đầu tư xây dựng 72 trạm bơm điện phục vụ các vùng chuyên canh màu. Phòng Nông nghiệp huyện giúp nông 25 dân ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ sinh học, đưa thiết bị kỹ thuật công nghệ vào các khâu sản xuất rau màu. Toàn huyện có diện tích trồng rau màu gần 20.000 ha/năm, chiếm 30% diện tích gieo trồng toàn huyện. Với thế mạnh của vùng trọng điểm trồng màu của tỉnh, Chợ Mới được Công ty Antesco chọn là nơi xây dựng nhà máy chế biến rau quả đông lạnh xuất khẩu công xuất 6.000 tấn thành phẩm/năm. Đây là một trong những yếu tố quan trọng giúp nông dân yên tâm phát triển nhanh diện tích rau màu có giá trị kinh tế cao như ngô thu trái non, đậu nành rau, khoai cao, gừng già.... cung cấp cho nhà máy. Các xã Kiến An, Hội An, Bình Phước Xuân, Mĩ Luông, Mĩ An... nông dân trồng rau màu mùa nối mùa, mỗi năm trồng 3 đến 5 vụ/diện tích, có nơi trồng 6 đến 7 vụ/năm cho hiệu quả kinh tế cao. Chương 4 THỰC TRẠNG SẢN XUẤT & TIÊU THỤ HOA 26 MÀU HIỆN NAY CỦA HUYỆN CHỢ MỚI 4.1. Thực trạng sản xuất hoa màu hiện nay 4.1.1. Diện tích và loại hoa màu sản xuất vụ đông xuân năm 2006 Bảng 4: Diện tích và loại hoa màu sản xuất vụ đông xuân năm 2006 Nguồn: điều tra và tính toán tổng hợp Diện tích trồng cây màu được xác định như sau: Tổng diện tích trồng bắp trắng, khoai lang, khoai cau là 1.240 ha chiếm 17,23%. Tổng diện tích trồng đậu xanh, bắp non, rau dưa, các loại đậu khác 5.650 ha chiếm 78,53%. Tổng diện tích trồng đậu nành, mè V6, mè thường, bắp lai, gừng là 305ha chiếm 4,24%. 4.1.1.1. Diện tích trồng hoa màu của nông hộ Qua kết quả điều tra thể hiện ở bảng 5 cho thấy tổng diện tích canh tác hoa màu của nông hộ từ 1.000 – 2.000 m2 chiếm tỷ lệ cao nhất 53,85% những nông hộ này chủ yếu là trồng bắp trắng, bắp thu trái non, khoai cao... Chiếm tỷ lệ thấp nhất là diện tích dưới 1.000m2 chiếm 11,54% những nông hộ này chủ yếu là trồng rau các loại. Từ 2.000 – 3.000m2 chiếm 19,23%, từ 3.000m2 trở lên chiếm 15,38%, những nông hộ này hầu như trồng rất nhiều loại hoa màu. Trên một đơn vị diện tích bà con nông dân trồng 27 Cây trồng Diện tích gieo trồng (ha) Tỷ lệ % - Bắp trắng - Khoai lang - Khoai cao 1.240 17,23 - Đậu xanh - Bắp non - Rau dưa các loại - Các loại đậu khác 5.650 78,53 - Đậu nành - Mè V6 - Mè thường - Bắp lai - Gừng 305 4,24 Tổng cộng 7.195 100 nhiều loại hoa màu khác nhau trong cùng một thời gian như: hành có thể trồng chung với cải xanh, cải ngọt, xà lách, ngò...(hình thức trồng xen canh). Bảng 5: Tỷ lệ diện tích trồng hoa màu Diện tích (m2) Tỷ lệ (%) < 1.000 11,54 1.000 – 2.000 53,85 2.000 – 3.000 19,23 > 3.000 15,38 Nguồn: điều tra và tính toán tổng hợp 4.1.1.2. Lựa chọn loại hoa màu sản xuất Có nhiều nguyên nhân để bà con nông dân chọn loại hoa màu này để sản xuất mà không sản xuất loại hoa màu khác trong đó tập trung chủ yếu là những nguyên nhân được thể hiện trong bảng sau: Bảng 6: Lý do chọn loại hoa màu sản xuất STT Lý do Tỷ lệ (%) 1 Giá cao 23,08 2 Dễ bán 65,38 3 Có sẵn giống 0,00 4 Hợp đồng với người bán 7,69 5 Kỹ thuật sản xuất 3,85 6 Do điều kiện đất đai và nước tốt 3,85 7 Khác 57,69 Nguồn: điều tra và tính toán tổng hợp Phần lớn nông dân chọn loại hoa màu sản xuất là do loại hoa màu đó dễ bán, chiếm đến 65,38% trong các lý do chọn loại hoa màu sản xuất. Điều đáng chú ý ở đây là lý do có sẵn giống không có nông dân nào chọn làm lý do để sản xuất hoa màu. Ngoài ra, còn có các lý do khác như: Giá cao, hợp đồng với người bán, kỹ thuật sản xuất, do điều kiện đất đai và nước tốt nhưng chiếm tỷ lệ không đáng kể. Có đến 57,69% nông dân chọn loại hoa màu sản xuất là do các lý do sau đây: - Trồng để kết hợp với chăn nuôi. - Trồng loại đó để thay đổi cơ cấu đất. 28 - Trồng do được bao tiêu khỏi sợ bán không được. Trồng theo nhu cầu của thị trường. - Do không có vốn để trồng loại hoa màu khác và do loại hoa màu đó ngắn ngày, mau thu hoạch, thời gian lấy lại vốn nhanh. - Do đã quen làm loại hoa màu đó, có kinh nghiệm trong sản xuất loại hoa màu đó và do có các điều kiện thuận lợi để trồng loại hoa màu đó. - Thấy năm trước loại hoa màu đó bán có giá nên năm sau trồng theo. Từ kết quả điều tra trên cho ta thấy được nông dân vẫn còn có những suy nghĩ thiếu chính xác và khoa học khi lựa chọn loại hoa màu sản xuất, vẫn còn theo tập quán cũ, sản xuất tự phát không có tổ chức. 4.1.2. Nguồn vốn sản xuất Theo điều tra cho thấy có đến 88,46% nguồn vốn sản xuất là vốn của gia đình nông dân. Chỉ có 11,54% là từ các nguồn khác như: Vay của nhà nước, mượn của thương lái, mượn vốn của cửa hàng vật tư nông nghiệp để mua phân, thuốc trừ sâu, giống,...Đây là một trở ngại cho việc tăng gia sản xuất vì thường nông dân không có đủ vốn để sản xuất. Bảng 7: Số tiền vốn và tỷ lệ vốn thương lái cho mượn Nguồn: điều tra và tính toán tổng hợp Ở Chợ Mới có nhiều thương lái đã cho bà con nông dân mượn vốn để sản xuất và tới khi thu hoạch nông dân sẽ bán hoa màu cho những thương lái này. Tuy nhiên, theo điều tra các hộ làm nghề thương lái thì có một thực trạng là bà con nông dân mượn vốn nhiều thương lái trong cùng một vụ để làm những việc khác, trong khi sản lượng hoa màu của họ bán ra không đủ trả lại số tiền đã mượn. Cho nên, thương lái không thu hồi được vốn đã cho mượn và bắt buộc phải cho nông dân nợ lại vụ sau. Nhận thấy được điều này nên hiện tại các hộ làm nghề thương lái đã không còn mạnh dạn cho bà con nông dân mượn vốn sản xuất như trước nữa mà chỉ cho những người thật sự tin cậy, chắc chắn thu hồi được vón mới cho mượn. 4.1.3. Lao động Hầu như bà con nông dân trồng hoa màu đều thuê mướn lao động phục vụ trong quá trình sản xuất, chủ yếu là ở các khâu: Làm đất, làm cỏ và thu hoạch. Còn các khâu khác như: Gieo sạ, tưới nước, bón phân, xịt thuốc, chăm sóc,...thì đều do lao động nhà làm. Số lao động này chiếm khoảng 87,28% trong tổng số nông hộ. Thường số lao động được thuê mướn khoảng 2 – 7 người tuỳ thuộc vào đặc tính của loại hoa màu gieo trồng. 29 Số tiền Tỷ lệ (%) < 1 triệu 11,54 1 triệu 11,54 2 triệu 0,00 >2 triệu 0,00 Chi phí cho mỗi loại lao động là khác nhau: lao động nam (chủ yếu trong khâu làm đất) khoảng 35.000 đồng/ngày, lao động nữ (chủ yếu trong khâu làm cỏ) khoảng 20.000 đồng/ngày. Còn 12,72% là không thuê mướn lao động thêm mà chỉ sử dụng lao động nhà vì diện tích đất ít. Trình độ của lao động ở Chợ Mới không cao vì chủ yếu là họ lao động chân tay không có sử dụng trí óc. Hình 8: Lao động đang thu hoạch hoa màu 4.1.4. Thông tin phục vụ cho sản xuất Theo bảng 8 ta thấy được những nguồn thông tin phục vụ cho sản xuất đa phần được thu thập từ: Bà con thân nhân, nông dân khác, tivi, radio, báo/ tạp chí, lãnh đạo địa phương và các nguồn khác. Trong đó, nguồn khác chiếm tỷ lệ cao thứ hai 34,62% sau nguồn thông tin từ nông dân khác là do những người này dễ tiếp xúc có thể hỏi thông tin một cách dễ dàng và chính xác. Theo kết quả điều tra cho thấy nguồn khác ở đây là kinh nghiệm của chính bản than người dân. Những thông tin mà nông dân thu thập chủ yếu là: Kỹ thuật sản xuất hoa màu, giá cả giống, phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật. Bảng 8: Nguồn thông tin phục vụ cho sản xuất 30 Nguồn Tỷ lệ (%) Từ nông dân khác 42,31 Bà con thân nhân 15,38 Tivi 30,77 Radio 26,92 Báo/ tạp chí 23,08 Tổ chức chính phủ/ kỷ thuật viên 0,00 Dịch vụ mua bán vật tư nông nghiệp 0,00 Các người nghiên cứu thí nghiệm và điều tra 0,00 HTX 0,00 Lãnh đạo địa phương 11,54 Nguồn khác 34,62 Nguồn: điều tra và tính toán tổng hợp 4.1.5. Năng suất Nhìn chung năng suất hoa màu ở Chợ Mới tương đối cao, cụ thể như sau: Bảng 9: Năng suất một số loại hoa màu Loại hoa màu Đơn vị tính Năng suất Bắp các loại tấn/1.000m2 1,5 – 1,8 Bắp non thiên/1.000m2 6 Đậu, dưa các loại tấn/1.000m2 2 – 2,5 Khoai cao tấn/1.000m2 2,5 – 3,5 Kiệu tấn/1.000m2 1,5 Hành lá tấn/1.000m2 3 Cải các loại tấn/1.000m2 0,7 Ớt tấn/1.000m2 0,6 - 1 Nguồn: điều tra và tính toán tổng hợp Ghi chú: 1 thiên = 1.000 trái 31 4.1.6. Những khó khăn và thuận lợi trong sản xuất hoa màu 4.1.6.1. Khó khăn - Thực tế điều tra cho thấy ở một số vùng hoa màu sản xuất liên tục trong 2-3 năm không có điều kiện ngập nước lũ thì năng suất cây trồng có chiều hướng giảm rõ rệt và phải sử dụng vật tư nông nghiệp cao hơn bình thường tăng từ 20% đến 30% do áp lực sâu bệnh có điều kiện lưu tồn và bộc phát mạnh gây hại cây trồng, nguồn dinh dưỡng trong đất bị cạn dần do sử dụng quá nhiều vụ trong năm mà nông dân không chú ý sử dụng phân chuồng, phân xanh để cải tạo đất điều này khó thực hiện trên diện rộng vì số lượng phân chuồng không đáp ứng đủ yêu cầu sản xuất, 01 ha đất cần ít nhất 01 - 02 tấn/năm mới đủ khả năng cải tạo đất. Nhiều bệnh thuốc trị không hết. - Mặt khác giá vật tư nông nghiệp, xăng dầu, phân bón, thuốc BVTV so với trước đây cao hơn nhiều, thậm chí như phân urê cao hơn gấp đôi so với năm 2000. - Giá công lao động hiện nay cũng có chiều hướng gia tăng như: Lao động nữ trước đây 15.000 đồng/ngày và nay là 20.000 đồng/ngày, lao động nam trước đây 25.000 đồng/ ngày hiện nay là 35.000 đồng/ngày. Do một số bộ phận lao động chính ở nông thôn di cư lên TPHCM và các nơi khác để tìm việc làm có thu nhập cao hơn. Trong khi một nông dân lao động chính trồng hoa màu trên1.000m2 đất ở vào thời cao điểm phải thuê thêm lao động mới đáp ứng kịp thời yêu cầu chăm sóc cây màu,... - Tình trạng thiếu vốn trong sản xuất của bà con nông dân cũng là một vấn đề cần đáng quan tâm, đây là khó khăn mà cần phải có một giải pháp thiết thực để giải quyết. - Lợi thế cây màu rõ ràng, nhưng nông dân chưa hăng hái chuyển đổi nhiều diện tích trồng lúa sang màu do chưa xác định được thị trường tiêu thụ. Vì hoa màu không thể trữ lại được lâu như lúa. Mặc dù, Chợ Mới đã có nhà máy rau qủa đông lạnh của Cty Antesco nhưng cũng chỉ tiêu thụ được một số mặt hàng như bắp non, đậu nành rau. 4.1.6.2. Thuận lợi - Nhờ thiên nhiên ưu đãi nước ngọt quanh năm, cộng với hệ thống thủy lợi hoàn chỉnh luôn bảo đảm đủ nước trong mùa hạn và không để xảy ra ngập úng khi lũ về, vùng ven sông Hậu đã trở thành cánh đồng hoa màu số 1 cho hiệu quả kinh tế cao. - Người nông dân có chí hướng làm ăn, tích cực tham gia sản xuất. - Các cấp lãnh đạo thật sự quan tâm đến đời sống của nông dân, mạnh dạng lãnh đạo nông dân tăng gia sản xuất, có những quyết định sáng tạo trong chuyển dịch cơ cấu cây trồng, thúc đẩy kinh tế nông nghiệp phát triển. - Kỹ thuật canh tác đơn giản - Có kinh nghiệm trồng rau - Mặc dù giá cả có biến động nhưng vẫn có thị trường tiêu thụ ổn định - Điều kiện tự nhiên thích hợp - Năng suất cao, mau thu hoạch - Nhẹ vốn nhưng lãi cao 32 4.2. Thực trạng tiêu thụ hoa màu hiện nay 4.2.1. Kênh phân phối Hoa màu Chợ Mới chủ yếu tiêu thụ qua thương lái, bạn hàng xáo và một số ít được ký kết với công ty Antesco (bắp thu trái non), và công ty cổ phần chế biến thực phẩm xuất khẩu Miền Tây (chủ yếu là bắp ngọt). Kênh phân phối, tiêu thụ hoa màu huyện Chợ Mới có thể thể hiện qua sơ đồ sau: (2) (3) (4) (5) (8) (7) Hình 9: Sơ đồ kênh phân phối hoa màu Nguồn: điều tra và tính toán tổng hợp Các sản phẩm hoa màu khác thì được tiêu thụ dưới hình thức thương lái liên kết với các bạn hàng xáo thu mua nông sản hàng hóa của nông dân. Đến thời kỳ thu hoạch thì nông dân kêu thương lái bán. Thông thường thì thương lái (bạn hàng xáo) đến tận nhà nông dân thu gom nông sản hàng hoá. Tuy nhiên, những lúc hàng hoá bị dội, thừa thì nông dân phải chở đến tận nơi tập kết hàng hoá của thương lái. Có khi giá rẻ quá nông dân đành bỏ vì nếu tính luôn chi phí vận chuyển thì sẽ bị lỗ. 4.2.2. Giá cả Bán theo giá thị trường chủ yếu là thoả thuận và thương lượng theo cách thuận mua vừa bán. Riêng đối với các hộ đã ký hợp đồng tiêu thụ với thương lái thì theo giá đã thoả thuận trong hợp đồng. Giá này sẽ không thay đổi cho đến khi thực hiện xong hợp đồng, có nghĩa là nó không phụ thuộc vào giá thị trường lên hay xuống nông dân vẫn phải bán theo giá trong hợp đồng. Hoa màu ở Chợ Mới sản xuất liên tục nhiều vụ quanh năm nhờ hệ thống đê bao giữ lũ triệt để. Từ đó, nông sản làm ra đa dạng về loại cây trồng và số lượng cũng tăng lên rất nhiều lần, làm mất cân đối giữa cung và cầu, hàng hoá làm ra tiêu thụ chậm và nhất là giá bán thấp hơn từ 10% đến 20% so với những năm trước đây. Thậm chí có những cây trồng thấp hơn gấp nhiều lần như cây kiệu trước đây giá bán tại ruộng nông dân từ 2500đ/kg đến 3000đ/kg, nhưng hiện nay chỉ còn dưới 2.000đ/kg và phần lớn các nông sản này được tiêu thụ ở dạng tươi thô chưa qua sơ chế nên yếu tố rủi ro về giá cả thường hay xảy ra lên xuống thất thường. 33 (1) Nông dân Đại lý thu gom Bạn hàng xáo Công ty chế biến Thương lái Người tiêu dùng (6) Sau đây là giá một số loại hoa màu tại thời điểm nghiên cứu. Bảng 10: Giá cả một số loại hoa màu Loại hoa màu Đơn vị tính Giá vụ trước Giá tại thời điểm nghiên cứu Bắp bán trái (loại 1) đồng/trái 600 600 Bắp non đồng/kg 7.500 7.500 Đậu nành đồng/kg 4.000-4.500 4.500-5.500 Đậu xanh đồng/kg 9.000-9.500 9.300-9.800 Đậu bắp đồng/kg 1.600 1.500 Cải ngọt đồng/kg 1.000 1.500 Khổ qua đồng/kg 2.300 1.700 Dưa leo đồng/kg 1.600 2.100 Khoai cao đồng/kg 3.500 3.700 Kiệu đồng/kg 2.400 2.800 Hành lá đồng/kg 6.000 1.800 Ớt đồng/kg 5.000 3.400 Xà lách đồng/kg 1.700 2.000 Cà chua đồng/kg 2.500 2.400 Nguồn: điều tra và tính toán tổng hợp Từ bảng trên cho ta thấy được sự biến động giá cả của các loại hoa màu, đặc biệt là hành lá từ 6.000 đồng/kg của vụ trước đã giảm chỉ còn 1.800 đồng/kg tại thời điểm nghiên cứu, chính sự biến động này đã làm cho không ít bà con nông dân lao đao vì tưởng có giá nên trồng với diện tích nhiều hơn trước cón lại đa số các loại hoa màu khác thì biến động tương đối nhẹ từ 0 – 1.600 đồng/kg . 4.2.3. Thông tin về giá cả Theo điều tra cho thấy nông dân sản xuất hoàn toàn thụ động trong việc tìm hiểu giá cả thị trường. Họ lấy thông tin về giá cả chủ yếu qua các nguồn sau: Bảng 11: Các nguồn thông tin về giá cả 34 Cách thức Tỷ lệ (%) Thăm dò giá cả ở chợ 53,85 Hỏi hàng xóm 46,15 Hỏi những người thương buôn 38,46 Nghe radio 3,85 Xem TV 7,69 Đọc báo 3,85 Khác (cụ thể) 15,38 Nguồn: điều tra và tính toán tổng hợp Từ bảng trên ta thấy được nông dân chủ yếu lấy thông tin về giá cả thông qua: Hỏi hàng xóm (chiếm 46,15%), thăm dò giá cả ở chợ (chiếm 53,85%), hỏi những người thương buôn (chiếm 38,46%). Còn lấy thông tin từ đọc báo, nghe radio, xem tivi thì chiếm tỷ lệ rất ít. Thông tin giá cả lấy từ các nguồn khác như: Dự đoán giá, được cung cấp thông tin từ nhân viên bảo vệ thực vật đang làm công tác tại địa phương nhưng chỉ chiếm có 15,38% trong các nguồn thông tin. Vì vậy,cần có được một hệ thống cung cấp thông tin nhanh chóng, kịp thời và chính xác hơn để bảo đảm quyền lợi của nông dân, bảo đảm nông sản hàng hoá làm ra không bị ép giá. 4.2.4. Lựa chọn người bán Bảng 12: Các lí do lựa chọn người bán Lý do Tỷ lệ (%) Giá cao 46,15 Quen biết 42,31 Cung cấp tín dụng 19,23 Cung cấp nhiều dịch vụ 3,85 Người mua có thái độ tốt 7,69 Khác (cụ thể) 15,38 Nguồn: điều tra và tính toán tổng hợp Theo điều tra cho thấy có đến 46,15% nông dân chọn người để bán bằng cách chọn người nào mua giá cao thì bán; 42,31% nông dân bán hàng hoá nông sản cho 35 người đó do mối quan hệ quen biết. Riêng phần bán cho người đó vì được hỗ trợ vốn từ trước thì chỉ chiếm 19,23%. Người nông dân hầu như ít chú ý tới thái độ của người mua nông sản hàng hoá, có thể yếu tố này chỉ chiếm 7,69%. Còn 15,38% nông dân bán nông sản hàng hoá của mình cho người mua vì các lý do sau như: được giới thiệu, do thích. 4.2.5. Thanh toán Bảng 13: Cách thức thanh toán Cách thức thanh toán Tỷ lệ (%) Trả liền sau khi lấy hàng 23,08 Trả trước khi thu hoạch 3,85 Trả trong khi thu hoạch 11,54 Trả sau khi thu hoạch 19,23 Đặt cọc và trả hết trong ngày thu hoạch cuối cùng 30,77 Lạ trả liền, quen thì sau ngày thu hoạch 11,54 Nguồn: điều tra và tính toán tổng hợp Từ bảng trên ta thấy, phần lớn nông dân lấy tiền bán hàng hoá nông sản thông qua hình thức đặt cọc và trả hết trong ngày thu hoạch cuối cùng chiếm 30,77%, Trả liền sau khi lấy hàng (chiếm 23,08%) và trả sau khi thu hoạch (chiếm 19,23%). Tỷ lệ nhận được tiền trước khi thu hoạch là rất thấp (3,85%). Nguyên nhân là do tâm lý “hàng giao thì tiền trao”, bên cạnh đó cũng một phần do người mua không có vốn nhiều. Tiền bán hàng hoá nông sản được người mua đem đến nhà trả. Tuy nhiên, có khi người nông dân phải đến tận nhà người mua để lấy tiền bán hàng hoá nông sản và những lúc này thì thường khó lấy tiền, người mua họ không trả hết mà trả từ đợt. 4.2.6. Những khó khăn và thuận lợi khi tiêu thụ hoa màu 4.2.6.1. Khó khăn và hạn chế - Tình trạng mua bán hàng hoá thiếu trung thực ở nhiều hộ thương lái, bạn hàng xáo vẫn còn diễn ra khá phổ biến. - Một số hàng hoá nông sản tiêu thụ không được thuận lợi về giá do hệ thống thương lái, bạn hàng xáo chưa được hình thành ở địa phương, còn phụ thuộc nơi khác đến thu mua. - Nhiều thương lái, bạn hàng xáo thiếu vốn và phải vay bên ngoài với lãi suất khá cao hoặc không dám mở rộng kinh doanh. - Chưa hình thành được các tổ hợp tác thu mua hàng hoá nông sản để mở rộng thị trường tiêu thụ cho nông dân. 4.2.6.2. Thuận lợi 36 - Hàng hoá nông sản rất đa dạng, phong phú về chủng loại có thể đáp ứng tốt nhu cầu của thị trường. - Lực lượng thương lái, bạn hàng xáo đông đảo, kinh doanh cạnh tranh lành mạnh đã phần nào hạn chế việc ép giá thu mua như trước đây. 4.3. Hiệu quả kinh tế * Thương lái Thu nhập sau mỗi vụ thường không ổn định, có chuyến lãi cao, có chuyến lãi ít, thậm chí có chuyến huề vốn hoặc bị lỗ do biến động giá cả thị trường. Nếu tính bình quân nhiều chuyến hàng đi trong một thời gian, lãi thu được khoảng 150 – 200 đồng/kg. Bình quân một ngày nếu thu mua được 1,5 – 2,5 tấn thì lãi thu được khoảng từ 225.000 – 500.000 đồng. Khoản lãi trên chưa tính tỉ lệ hao hụt qua cân và chi phí bảo quản chất lượng sản phẩm. Nếu bảo quản không tốt, tỷ lệ hao hụt lớn thì sẽ ảnh hưởng đến thu nhập, thậm chí bị thua lỗ. Hình 10: Thương lái đang thu mua hoa màu tại xã Kiến An * Nông dân Theo số liệu điều tra thì chi phí trung bình bỏ ra trên 1000m2 là 1,293 triệu đồng, thu nhập trung bình 2,932 triệu đồng, cho nên lợi nhuận thu được trung bình là 1,639 triệu đồng. Vậy nếu tính trung bình 1 năm bà con làm 4 vụ thì thu nhập trên 1 ha là 65,554 triệu đồng/ha/năm. 4.4. Quan điểm của nông dân về rau an toàn Hiện tại có khoảng 46,15% nông dân ở vùng điều tra nhận thông tin về rau an toàn. Còn lại 53,85% nông dân thì hầu như không biết về rau an toàn. Trong số những người hiểu biết về rau an toàn thì chỉ có 15,38% là có xu hướng trồng rau an toàn nếu có người chỉ dẫn về kỹ thuật cũng như có sẵn thị trường tiêu thụ. Còn 84,62% nông dân còn lại thì không muốn trồng rau an toàn vì các lý do sau: - Không có thị trường tiêu thụ do giá rau an toàn cao hơn giá rau thường. - Chi phí đầu tư sản xuất cao. 37 - Do trên địa bàn chưa ai trồng rau an toàn, công chăm sóc nhiều. 4.5. Tình hình tiêu thụ tại các chợ nông sản Chợ Mới là huyện đứng đầu tỉnh An Giang về diện tích trồng rau, màu với nhiều chủng lọai phong phú. Huyện còn xây dựng được 2 chợ tập kết nông sản ở 2 xã Hội An và Kiến An, mỗi ngày thu hút gần 100 lượt ghe tàu, thương lái từ các tỉnh Đồng Tháp, Long An, Vĩnh Long, Kiên Giang và Thành phố Hồ Chí Minh đến mua bán. Hiện nay huyện đang vào vụ thu họach 5.000 ha hoa màu, bình quân mỗi ngày cung ứng cho thị trường trong và ngoài tỉnh gần 100 tấn. Tuy nhiên trên thực tế thì hầu như chỉ có một chợ nông sản ở xã Hội An là hoạt động, còn chợ nông sản ở xã Kiến An hoạt động chưa hiệu quả lắm. Đây là một khuyết điểm đáng chú ý cần phải tìm cách khắc phục nhanh chóng và kịp thời để có thể đẩy mạnh và mở rộng thị trường nông sản cho hoa màu Chợ Mới. Hình 11: Thương lái đang tập kết hoa màu tại chợ nông sản 4.6. Tiêu thụ hoa màu thông qua hợp tác xã trong thời gian qua tại Chợ Mới Trước đây, hình thức thu gom nguyên liệu phục vụ công nghiệp chế biến hoặc xuất khẩu, số đông các doanh nghiệp đều hợp đồng với lực lượng thương lái. Làm như thế, cả doanh nghiệp và người sản xuất phải phụ thuộc thương lái, rất bị động và thường thua thiệt do bị ép cấp, ép giá. Khắc phục tình trạng này, những năm gần đây, An Giang tiến hành tổ chức lại khâu tiêu thụ bằng việc doanh nghiệp hỗ trợ hợp tác xã về vốn, cung ứng giống cây, giống con, hướng dẫn quy trình kỹ thuật, thâm canh và mua lại sản phẩm hàng hoá theo hợp đồng. Trên cơ sở đó, hợp tác xã làm các dịch vụ đầu vào, đầu ra phục vụ quá trình sản xuất của từng hộ thành viên tham gia hợp đồng. Cách làm này đã giúp doanh nghiệp tiết kiệm đáng kể chi phí quản lý, nhất là chi phí trong khâu giao dịch ký hợp đồng, doanh nghiệp có điều kiện chủ động xây dựng vùng nguyên liệu ổn định, đi vào thâm canh, tăng năng suất, chất lượng nguyên liệu. Ðến hợp tác xã Hòa Thuận, huyện Chợ Mới được ông Nguyễn Văn Ðảm, Chủ nhiệm hợp tác xã cho hay: Qua ba năm (2002 - 2005), hợp tác xã và doanh nghiệp Antesco gắn bó bên nhau, thực hiện hợp đồng sản xuất, tiêu thụ bắp trái non. Mọi việc diễn ra khá suôn sẻ. Diện tích gieo trồng bắp trái non hằng năm tăng đều, từ gần 50 ha 38 năm 2003 đến nay đã tăng lên 150 ha. Sản xuất, tiêu thụ bắp trái non thông qua hợp đồng đã góp phần nâng tổng mức doanh thu của hợp tác xã từ 976 triệu đồng năm 2002 (riêng doanh thu bắp trái non khoảng 555 triệu đồng), tăng lên gần 1,3 tỷ đồng năm 2003 và 1,9 tỷ đồng năm 2004. Ngoài ra, Hòa Thuận còn tổ chức dịch vụ bao tiêu sản phẩm rau an toàn cho các hộ xã viên, nông dân với giá tăng khoảng 50-100 đồng/kg so với thị trường. Sáu tháng đầu năm 2005, hợp tác xã đã tiêu thụ hơn 10 tấn rau các loại, thu lãi hàng triệu đồng. Như vậy, thông qua việc ký hợp đồng theo phương thức nêu trên, kinh tế của tập thể và của hộ xã viên đều tăng trưởng khá, tổ chức hợp tác xã được củng cố và phát triển. Tuy nhiên thì hiện nay thì hợp tác xã Hòa Thuận không còn thực hiện hợp đồng sản xuất, tiêu thụ bắp trái non với công ty Antesco vì không đủ diện tích cũng như sản lượng công ty yêu cầu. Song song đó cũng do hợp tác xã không cạnh tranh lại với thương lái và các đại lý thu gom, không quản lý được xã viên để họ đem bán bắp ra bên ngoài. 4.7. Phương hướng phát triển Những năm tới, huyện dự kiến sẽ tiếp tục phát triển vùng chuyên canh cây màu, nâng diện tích rau màu lên 36% trong tổng diện tích gieo trồng trong năm vào năm 2010, phấn đấu đến năm 2010 nâng giá trị sản xuất bình quân đạt 90 triệu đồng/ha/năm. Từ những kết quả đạt được trong năm 2006, huyện Chợ Mới tiếp tục đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi trên địa bàn, phấn đấu giảm diện tích trồng lúa 1.800 ha chuyển sang trồng rau màu, nâng diện tích trồng màu lên 22.000 ha. Chợ Mới đã lên kế hoạch xây mới 10 chợ, cải tạo nâng cấp 4 chợ và 1 Trung tâm thương mại thị trấn Mỹ Luông, kinh phí khoảng 12 tỷ đồng từ nguồn vốn huy động. Trước mắt, công ty Rexco xây dựng một chợ nông sản ở xã Hội An và Uỷ Ban Nhân Dân huyện xây dựng 1 chợ đầu mối nông sản rộng 1.000 m2 tại xã Kiến An. Đồng thời, tiếp tục hoàn chỉnh cầu đường nông thôn để vận chuyển hàng hóa. 39 Chương 5 GIẢI PHÁP SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ HOA MÀU HUYỆN CHỢ MỚI 5.1. Giải pháp trong sản xuất 5.1.1. Tăng cường công tác khuyến nông Về cây màu chủ yếu tập trung vào kỹ thuật trồng và chăm sóc một số loại cây mà nông dân đang trồng phổ biến hiện nay như: Đậu xanh, đậu nành, bắp trắng, bắp non, bắp lai, dưa hấu, dưa leo, khoai cao, kiệu,... Giúp nông dân hiểu đặc tính từng loại cây trồng, bố trí mùa vụ thích hợp, không nên trồng một loại cây nhiều vụ trong năm, mà nên trồng luân canh cây trồng một cách hợp lý và nhất là sử dụng phân bón, thuốc BVTV đúng theo yêu cầu phát triển của cây trồng để hạ giá thành trong sản xuất, tăng hiệu quả kinh tế cao nhất. - Ngành khuyến nông nên tăng cường công tác chuyển giao kỹ thuật tiến bộ, hội thảo để cung cấp kiến thức để nhằm giúp bà con nông dân nâng cao năng suất hoa màu. - Các trạm bảo vệ thực vật nên phối hợp với địa phương hướng dẫn, khuyến cáo những hộ trồng hoa màu áp dụng màng phủ nông nghiệp trong sản xuất. 5.1.2. Đối với chính quyền địa phuơng - Để rau màu phát triển tốt trong tương lai, các địa phương và ngành chức năng cần có những kế hoạch hướng dẫn canh tác cụ thể cho từng loại cây trồng hợp lý, phù hợp với điều kiện ở từng vùng đất, mùa vụ sản xuất; mặt khá cũng cần chú ý đến yếu tố sản xuất tập trung và có sự chỉ đạo chặt chẽ để ổn định giá cả thị trường, tránh hiện tượng vì lợi nhuận mà sản xuất tràn lan, cung vượt quá cầu khiến cho việc tiêu thụ gặp khó khăn và không mang lại hiệu kinh tế, lợi nhuận cao cho nhà nông. - Quá trình sản xuất phải gắn kết với quá trình tổ chức thị trường, tiêu thụ sản phẩm, tạo sản xuất ổn định và bền vững là nhiệm vụ không chỉ của bà con nông dân, của ngành nông nghiệp mà còn là của các ngành, các cấp. - Thả lũ mang ý nghĩa hết sức quan trọng, vì ta tận dụng được nguồn tài nguyên thiên nhiên ban tặng, rửa trôi một số độc chất tồn đọng trong đất sau nhiều vụ sản xuất. Để lại một ít phù sa tạo quá trình phân hủy nhanh các xác bả hữu cơ, cỏ dại, cải tạo lý, hoá tính của đất theo hướng có lợi cho người sản xuất và nhất là cắt đứt nguồn lưu tồn của mầm sâu, bệnh khống chế được sự bộc phát của dịch hại cây trồng ở vụ sau, giúp nông dân tiết kiệm được khoản tiền không nhỏ. - Hiện nay hoa màu là một đối tượng cây trồng đang phát triển mạnh và trở thành nguồn thu nhập chính của nhiều hộ gia đình, cho nên đi đôi với việc chuyển giao khoa học công nghệ, ngành nông nghiệp và chính quyền địa phương nên hướng dẫn bà con nắm vững lịch thời vụ để bố trí sản xuất cây trồng hợp lý, nhằm vừa đảm bảo năng suất vừa bán với giá cao. 40 5.1.3. Phát triển rau an toàn 5.1.3.1. Về sản xuất rau an toàn Hình 12.1: Mô hình trồng rau an Hình 12.2: Mô hình trồng rau an toàn trong màng kín an toàn trong nhà lưới Bên cạnh phát triển diện tích sản xuất, cần phải nâng cao chất lượng sản phẩm, nghĩa là sản xuất rau màu theo qui trình kỹ thuật IPM, hạn chế phun trước hoá học để tạo ra sản phẩm rau xanh an toàn về vệ sinh thực phẩm cho người tiêu dùng. Vì trước xu thế phát triển của đất nước, người dân đã dần dần ổn định cuộc sống và biết chăm lo đến sức khoẻ của mình và những người thân. Họ đã biết chọn những loại thực phẩm ít độc hại cho gia đình trong đó có rau xanh. Có thể trồng thí điểm một số mô hình tại một số nơi cho bà con nông dân thấy và khuyến khích họ làm theo. Tiến hành quy hoạch vùng sản xuất rau an toàn: Ngoài các tiêu chuẩn kỹ thuật phải có cho vùng sản xuất rau an toàn. Chính quyền địa phương cần phải tính kỹ đến lợi ích trước mắt và lâu dài, nhu cầu chủng loại sản phẩm cũng như quy mô diện tích mở rộng. Tính ổn định lâu dài có cơ sở pháp lý giúp người sản xuất yên tâm và mạnh dạn đầu tư cơ sở vật chất hạ tầng như hệ thống thủy lợi tưới tiêu, đường, điện, máy móc,...Tính ổn định còn giúp người sản xuất củng cố thương hiệu và đầu tư sâu về khoa học kỹ thuật mang tính chuyên môn hoá cao. * Đối với người sản xuất: Người sản xuất phải có ý tự giác trách nhiệm cao, được tập huấn chuyên môn kỹ thuật. Trong quá trình sản xuất phải tuân thủ quy định, quy trình canh tác bắt buộc. Phải chịu trách nhiệm về sản phẩm của mình (chất lượng, uy tín), đồng thời phải chịu sự kiểm tra của cơ quan chuyên môn. Nếu đủ điều kiện được cơ quan chuyên môn có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận. 5.1.3.2. Về tiêu thụ rau an toàn * Đối với người phân phối sản phẩm: Phải tuân thủ pháp luật, có bảng hiệu rõ ràng. Hàng hoá phải rõ nguồn gốc xuất xứ và phải chịu trách nhiệm trước lô hàng của mình. Chịu sự kiểm tra giám sát của cơ quan chuyên môn có thẩm quyền. * Sự phân công và phối hợp hành động: Như trên đã nêu, rau an toàn là sản phẩm chất lượng cao mang tính cộng đồng xã hội, về lâu dài cần thiết phải được xã hội hoá. Nhằm đạt mục đích đó, thì mô hình ban đầu sẽ là cơ sở để rút kinh nghiệm. Thực tế cho thấy rằng, nếu không có sự đồng tình nhất trí cao cũng như thiếu sự phối hợp đồng 41 bộ giữa các cấp chính quyền, ban ngành đoàn thể, cơ quan chuyên môn và nông dân, chắc chắn sẽ có nhiều khó khăn. * Các chính sách hỗ trợ: Mở rộng công tác tuyên truyền nâng cao ý thức trách nhiệm cộng đồng dân cư vì lợi ích chung của mọi người. Trước mắt nhà nước cần có chính sách hỗ trợ về vốn tín dụng ưu đãi về tập huấn tiến bộ khoa học kỹ thuật, thông tin thị trường, chính sách thuế, kiểm định chất lượng sản phẩm, cấp giấy chứng nhận,... * Hình thành các hợp tác xã sản xuất tiêu thụ sản phẩm rau an toàn: Cần có ban điều hành năng động, nhạy bén tình hình thị trường từ đó phân công điều chỉnh hợp lý kế hoạch sản xuất một cách hợp lý, đáp ứng cung cầu tiêu dùng và xuất khẩu. 5.2. Giải pháp trong tiêu thụ 5.2.1. Đối với nông dân - Sản xuất phải đúng theo những qui định tiêu chuẩn của thương lái hay các đại lý thu mua. - Nông dân phải có ý thức cao trong việc nghiêm chỉnh thực hiện các điều khoản đã cam kết trong hợp đồng. Vì hầu như nông dân có suy nghĩ đơn giản là hợp đồng thì ký còn việc bán sản phẩm cho nơi nào có lợi hơn thì bán chứ không nghĩ đến tính ràng buộc và trách nhiệm đối với việc thực hiện hợp đồng với các doanh nghiệp. - Phải chủ động hơn trong việc tìm kiếm nơi tiêu thụ hoa màu của mình cũng như là tìm kiếm những thông tin về sản xuất, giá cả và thị trường tiêu thụ. 5.2.2. Đối với thương lái - Chủ động tìm đối tác liên kết tiêu thụ nông sản hàng hoá. - Xuất phát từ nhu cầu tiêu thụ nguyên liệu của các doanh nghiệp theo từng thời điểm, từng vụ trong năm mà có kế hoạch ký hợp đồng sản xuất ngay từ đầu vụ - Xây dựng và hình thành hệ thống tiêu thụ với vai trò trung gian liên kết giữa vùng nguyên liệu của nông dân đến các doanh nghiệp chế biến. 5.2.3. Đối với doanh nghiệp - Chủ động xây dựng và củng cố hệ thống tiêu thụ sản phẩm trên cơ sở thu hút lượng thương lái, bạn hàng xáo làm vệ tinh cho doanh nghiệp. - Các doanh nghiệp chế biến tiến hành nhập mẫu một số loại máy qui mô nhỏ và vừa phù hợp với công nghệ và thiết bị hiện đại, trên cơ sở đó tổ chức thiết kế, chế tạo trong nước, song phải đặt biệt tránh tình trạng đầu tư ồ ạt hoặc thiếu đồng bộ giữa nhà máy và vùng nguyên liệu, nhằm góp phần đạt công suất chế biến cao nhất có thể. 5.2.4. Đối với chính quyền địa phương - Giải pháp căn cơ nhất của địa phương là phải xây dựng các chợ đầu mối nông sản. - Các cấp, cơ quan chức năng cần thúc đẩy hợp tác và hoàn thiện các thoả thuận liên quan đến hợp đồng mua bán hoa màu. - Thêm vào đó, các cơ chế, chính sách liên quan đến vốn cho phát triển vùng nguyên liệu, đầu tư chế biến, xây dựng chợ đầu mối với các điều kiện hợp lý về hạ tầng như: đường giao thông, hệ thống kho bảo quản, phương tiện vận chuyển,... cũng tạo động lực đáng kể trong việc đạt mục tiêu của ngành trong những năm tới. 42 - Mô hình 4 nhà “nhà nước, nhà nông, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp” cần được áp dụng triệt để. Nông dân làm ra bất cứ sản phẩm gì, cần được kết hợp với nhà doanh nghiệp để có thị trường tiêu thụ sản phẩm. Yêu cầu chất lượng sản phẩm ra sao thì doanh nghiệp sẽ hướng dẫn nông dân sản xuất đúng yêu cầu kỹ thuật để có sản phẩm ấy. Như thế, doanh nghiệp mới chế biến và tiêu thụ sản phẩm với giá tốt nhất. Muốn có sự kết hợp hài hòa và hữu cơ đó, nhà nước cần có biện pháp, chính sách thích hợp để khuyến khích. Mỗi người trong “4 nhà” đều phải có trình độ khoa học trong lĩnh vực chuyên môn của mình để thực hiện nhiệm vụ một cách hiệu quả nhất. - Cần đẩy mạnh phong trào hợp tác xã, kinh tế trang trại thích hợp với đội ngũ nhân sự qua đào tạo trường lớp, xác định qui mô ngành nghề kinh doanh lấy mục đích lợi nhuận và phục vụ nhân dân làm tiêu chí cơ bản, dần dần đưa các hợp tác xã trở thành các doanh nghiệp sản xuất, tiêu thụ hàng hoá qui mô tập trung. - Nên thành lập riêng một địa chỉ web giới thiệu về hàng hoá nông sản của huyện để mở rộng và thu hút thị trường tiêu thụ. Song song đó thì vấn đề xây dựng thương hiệu cho hoa màu cũng cần phải được quan tâm thực hiện một cách nhanh, mạnh và chính xác. 43 Chương 6 KẾT LUẬ N VÀ KIẾN NGHỊ 6.1. Kết luận Nhìn chung thì huyện Chợ Mới đã đạt được một số kết quả đáng quan tâm trong sản xuất và tiêu thụ hoa màu. Nông dân trồng 3 - 4 loại hoa màu khác nhau trên cùng một mãnh đất (trồng xen canh). Năng suất hoa màu tương đối cao. Đa số các giống hoa màu canh tác đều mua ở các cửa hàng bảo vệ thực vật ở địa phương, những hộ nào ký hợp đồng tiêu thụ với đại lý thu mua hoặc công ty chế biến thì được nơi đó cung cung cấp giống. Phân tích hiệu quả kinh tế cho thấy lợi nhuận bình quân trong một vụ không tính công lao động gia đình là 1,639 triệu đồng/1.000 m2. Nếu tính công lao động gia đình thì lợi nhuận sẽ thấp hơn. Một điều đáng quan tâm là đa số nông dân đều thiếu hiểu biết về rau sạch. Công tác khuyến nông và trao đổi thông tin sản xuất còn hạn chế. Chỉ có khoảng15,38% số hộ đồng ý trồng rau an toàn nếu như có chính sách thu mua thuận lợi. Nói tóm lại về mặt xã hội hoạt động mua bán hàng nông sản diễn ra sôi động quanh năm, phong phú và đa dạng nhiều chủng loại cây màu cung cấp đầy đủ cho thị trường nhưng xét cho cùng những người có thu nhập cao cũng thuộc về giới làm dịch vụ kinh doanh như: mua bán vật tư nông nghiệp, xăng dầu, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, làm dịch vụ cung cấp vật liệu sản xuất như: Hạt giống, mủ bạt, cây làm giàn và cuối cùng là dịch vụ tiêu thụ nông sản. Riêng đối với người thuần nông một nắng hai sương chẳng hưởng được bao nhiêu ngoài công sức của mình bỏ ra, thậm chí còn phải chịu lỗ nếu sản xuất bị thất mùa. 6.2. Kiến nghị * Nhà Nước và chính quyền địa phương - Hỗ trợ một phần vốn để đầu tư sản xuất rau, màu an toàn. - Kiến nghị tăng cường đầu tư, hiện đại hóa công nghệ bảo quản, nâng cấp, đổi mới công nghệ thiết bị hiện đại, công nghệ phù hợp với vùng nguyên liệu và vùng tiêu thụ. - Cần có chính sách và giá, sản lượng thu mua hợp lí hoặc phân bố thời điểm thu mua thuận lợi cho nông dân. - Cho vay vốn tín dụng đối với những hộ có nhu cầu nhưng thiếu vốn để họ sản xuất và mua bán hoa màu. * Khuyến nông - Tăng cường phổ biến cung cấp kỹ thuật sản xuất rau, màu an toàn. - Tăng cường phổ biến và cung cấp các loại rau, màu dễ canh tác, cho năng suất cao và được thị trường ưa chuộng. - Tăng cường và phát huy hơn nữa công tác khuyến nông để góp phần tăng nhanh các tác động kỹ thuật vào hiệu quả của việc trồng hoa màu. * Nông dân - Nghiêm chỉnh thực hiện hợp đồng đã ký - Phải học hỏi và tiếp thu những nhu cầu mới của thị trường để sản xuất có hiệu quả. 44 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Nông nghiệp và Phát Triển Nông Thôn. 1998. Quy định tạm thời về sản xuất rau an toàn. 2. Đinh Minh Quý. 2004. Thực trạng sản xuất và tiêu thụ rau an toàn tại xã Bình Ngọc - thị xã Tuy Hoà - tỉnh Phú Yên. Luận văn cử nhân ngành phát triển nông thôn, Khoa kinh tế, Đại học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh 3. Đinh Phi Hổ. 2003. Kinh tế nông nghiệp lý thuyết và thực tiển. Hà Nội: NXB Thống kê. 4. Nguyễn Thế Bình. 2001. Tiềm năng phát triển rau của Việt Nam. Hội thảo huấn luyện và trao đổi kinh nghiệm sản xuất rau trái vụ ở các tỉnh phía Nam. Từ 22 – 27.10.2001. Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp miền Nam. Tập I 5. Nguyễn Thế Nhã, Vũ Đình Thắng. 2004. Ciáo trình kinh tế nông nghiệp (trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân – Khoa kinh tế nông nghiệp và Phát triển Nông thôn). Hà Nội: NXB Thống kê. 6. Nguyễn Tri Khiêm.2005. Liên kết sản xuất kinh doanh và vai trò của nó trong phát triển nông nghiệp nông thôn hiện nay. Hà Nội. 7. Nguyễn Văn Thắng và Trần Khắc Thi. 2000. Sổ tay người trồng rau. Nhà xuất bản nông nghiệp Hà Nội. 8. Không ngày tháng. (đọc ngày 22.03.2006) 9. 24/02/2006. 111&id=060224094113. (đọc ngày 22.03.2006) 10. 18/5/2006. (đọc ngày 22.03.2006) 11. 13/04/2006. 04.htm. (đọc ngày 22.03.2006) 12. Không ngày tháng. detail.asp?tn=tn&id=1366691. (đọc ngày 22.03.2006) 13. Phạm Văn Biên. 2001. Sản xuất và hướng nghiên cứu phát triển rau ở các tỉnh phía Nam. Hội thảo “Huấn luyện và trao đổi kinh nghiệm sản xuất rau trái vụ ở các tỉnh phía nam” từ 22 – 27.10.2001. Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp miền Nam. Tập I. 14. Phòng Thống kê tỉnh An Giang. 2004. Địa chí An Giang. 15. Trà Trọng Minh. 2004. Khảo sát thành phần loài và mức độ gây hại của côn trùng trên rau tại xã Kiến An - huyện Chợ Mới - tỉnh An Giang. Luận văn tốt nghiệp ngành phát triển nông thôn, Khoa nông nghiệp, Đại học An Giang. 45 16. Trần Quốc Khánh. 2005. Giáo trình quản trị kinh doanh nông nghiệp (trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân – Khoa kinh tế nông nghiệp và Phát triển Nông thôn). Hà Nội: NXB Thống kê. 17. Trình Văn Trí.1999. Điều tra hiện trạng canh tác rau, sử dụng nông dược và nghiên cứu biện pháp kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh hại trên dưa leo tại huyện Chợ Mới, An Giang, vụ Hè thu 1998. Luận án thạc sĩ khoa học Nông học, Khoa Nông nghiệp, Đại học Cần Thơ. 18. Võ Tòng Xuân, Huỳnh Văn Thòn. 2002. Sổ tay người nông dân trồng rau cần biết. Công ty dịch vụ bảo vệ thực vật An Giang. 46 PHỤ LỤC Phụ lục 1 BẢNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN NÔNG HỘ 1.Tên người được phỏng vấn: 2.Địa chỉ: 3.Điện thoại: 1.Gia đình ông/ bà có trồng hoa màu không? 1.Có (Tiếp câu 2) 2.Không (Ngưng) 2.Ông/ bà trồng loại hoa màu nàotrong năm rồi? 3.Lý do tại sao ông/ bà lại chọn trồng những loại hoa màu đó? STT Lý do Đồng ý (đánh x) Không đồng ý(đánh x) 1 Giá cao 2 Dể bán 3 Có sẳn giống 4 Hợp đồng với người bán 5 Kỹ thuật sản xuất 6 Do điều kiện đất đai và nước tốt 7 Khác 4.Vốn sản xuất là vốn của gia đình hay có sự hỗ trợ khác? 1. Vốn của gia đình (Tiếp câu 5) 2.Khác: (Tiếp câu 4) 5.Số vốn hỗ trợ trên 1 công (1000m2) là bao nhiêu? 1. 1 triệu 2. 2 triệu 3. 3 triệu 4. Trên 3 triệu STT Loại hoa màu Diện tích (m2) 1 2 3 4 5 6 6. Nguồn thông tin cho hoạt động sản xuất hoa màu Nguồn Các thông tin Ai thu nhận các thông tin (*) Số lần (**) Từ nông dân khác Bà con thân nhân Tivi Radio Báo/ tạp chí Tổ chức chính phủ/ kỷ thuật viên Dịch vụ mua bán vật tư nông nghiệp Các người nghiên cứu thí nghiệm và điều tra HTX Lãnh đạo địa phương Các nguồn khác (ghi rỏ) Ghi chú: (*) 1.Chủ hộ 2.Vợ (chồng ) 3.Người khác (**) Số lần 1.Thường xuyên 2.Vài lần 3.Không bao giờ 7.Bán sản phẩm: Lần bán Sản lượng (kg) Ước lượng thời gian bán Giá bán (đ/kg) 1 2 3 4 5 6 8.Bán cho ai? Người mua(*) Lí do bán cho những người này (**) Ghi chú (*) Người mua: 1. Tư nhân, bạn hàng sáo 2.Công ty nhà nuớc 3.Thị trường đại phương 4.Nhà máy chế biến 5.Loại khác (**) Lí do bán cho những người này 1.Đến đầu tiên 2.Hợp đồng dài hạn 3.Mua giá cao 4.Cho ứng tiền trước 5.Cung cấp và hướng dẫn kỹ thuật 9.Những đối tượng này chủ động tìm đến mua hay ông/ bà phải tự đi tìm? 1.Chủ động tìm đến 2.Phải tự đi tìm 10.Giá cả khi thu mua như thế nào? 1.Theo giá thị trường 2.Theo giá thỏa thuận trước khi thu hoạch 3.Khác: 11. Hình thức thanh toán tiền hàng như thế nào? 1.Trả trước khi thu hoạch 2.Trả trong khi thu hoạch 3.Trả trước khi thu hoạch một số, số còn lại trả sau 4. Trả trong khi thu hoạch một số, số còn lại trả sau 5.Trả sau khi thu hoạch 6.Hình thức khác: 12.Ông/bà có gặp khó khăn gì trong việc nhận tiền bán hoa màu không? 1.Có (Tiếp câu 13) 2.Không (Tiếp câu 14) 13.Đó là những khó khăn gì? 1.Nhận tiền chậm 2.Đôi khi bị giảm tiền thu do giá thị trường giảm 3.Không tin tuởng vào thương lái, bạn hàng xáo 4.Khác: 14.Lao động trong sản xuất: Hoạt động Lao động gia đình Lao động Thuê Giá thuê Chuẩn bị đất Gieo sạ Tưới nước Bón phân Xịt thuốc Làm cỏ Chăm sóc Thu hoạch Gom, vác, chuyển Tồn trữ Bán 15.Làm thế nào để chọn người bán? Số thứ tự Lý do 1 Giá cao 2 Quen biết 3 Cung cấp tín dụng 4 Cung cấp nhiều dịch vụ 5 Người mua có thái độ tốt 6 Khác (cụ thể) 16.Làm thế nào mà ông bà biết thông tin giá cả để bán? Số thứ tự Cách thức 1 Thăm dò giá cả ở chợ 2 Hỏi hàng xóm 3 Hỏi những người thương buôn 4 Nghe radio 5 Xem TV 6 Đọc báo 7 Khác (cụ thể) 17. Hiệu quả kinh tế: Chi phí Thành tiền Giống Phân bón Thuốc BVTV Tổng chi phí Thu nhập Năng suất tổng cộng (kg/1000 m2) Giá bán / đơn vị sản phẩm Tổng thu Lợi nhuận 18.Ông/bà có nghe nói về sản xuất rau màu an toàn không? 1.Có (Tiếp câu 19) 2.Không (Tiếp câu 20) 19.Ông/bà có nghĩ mình sẽ sản xuất rau màu an toàn không? 1.Có 2.Không 20.Tại sao? 21.Kế hoạch trong khả năng có thể thực hiện được vào thời gian tới của ông / bà là gì? Kế hoạch Bằng cách nào có thể thực hiện được Lý do 1.Mua thêm đất 2.Mở rộng diện tích trồng hoa màu 3.Phát triển chăn nuôi 4.Mở rộng mua bán 5.Mua máy cày làm dịch vụ 6.Đa dạng hoá loại hoa màu trồng 7.Khác (cụ thể) Xin chân thành cảm ơn! Phụ lục 2 BẢNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN THƯƠNG LÁI, BẠN HÀNG XÁO 1.Tên người được phỏng vấn: 2.Địa chỉ: 3.Điện thoại: 1.Gia đình ông/ bà có mua bán hoa màu không? 1.Có (Tiếp câu 2) 2.Không (Ngưng) 2.Ông/ bà thu mua hoa màu trực tiếp từ nông dân hay thông qua đối tượng khác? 1.Trực tiếp từ nông dân 2. Đối tượng khác: 3.Sản lượng tiêu thụ hàng ngày là bao nhiêu đối với các lọai hoa màu? 1.Bắp thu trái non: 2.Đậu: 3.Khoai các loại: 4.Khác: 4.Có điều kiện ràng buộc gì khi thực hiện mua bán với nông dân không? 5.Hình thức thu mua như thế nào? 1.Chịu trách nhiệm chuyên chở 2.Nông dân chở đến nhà 3.Khác: 6.Giá cả khi thu mua như thế nào? 1.Theo giá thị trường 2.Theo giá thỏa thuận trước khi thu hoạch 3.Khác: 7. Hình thức thanh toán tiền hàng như thế nào? * Đối với nông dân: 1.Trả trước khi thu hoạch 2.Trả trong khi thu hoạch 3.Trả trước khi thu hoạch một số, số còn lại trả sau 4. Trả trong khi thu hoạch một số, số còn lại trả sau 5.Trả sau khi thu hoạch 6.Hình thức khác: *Đối với đối tượng khác: 1.Trả trước khi nhận hàng 2.Trả trong khi nhận hàng 3.Trả trước khi nhận hàng một số, số còn lại trả sau 4. Trả trong khi nhận hàng một số, số còn lại trả sau 5.Trả sau khi nhận hàng 6.Hình thức khác: 8.Có yêu cầu gì đối với hoa màu khi mua? 1.Thời gian cách ly 2.Đảm bỏa đúng chất lượng 3.Khác: 9.Theo ông/bà thì phương thức kinh doanh hiện giờ đem lại hiệu quả như thế nào? 1.Rất cao 2.Cao 3.Trung bình 4.Thấp 5.Rất thấp 10.Ông/ bà có cách thức kinh doanh nào đem lại hiệu quả hơn không? 11. Ông/ bà có gặp khó khăn gì khi mua bán hoa màu không? 1.Có (Tiếp câu 12) 2.Không (Tiếp câu 13) 12.Đó là những khó khăn gì? 1.Sản lượng không ổn định 2.Nhu cầu thị trường không ổn định 3.Khác: 13.Ông/ bà có nhận xét gì về trồng rau và hoa màu an toàn? 14.Ông/ bà có nghĩ mình sẽ trở thành nhà cung cấp rau và hoa màu an toàn không? 1.Có (Tiếp câu 15) 2.Không (Tiếp câu 15) 15.Tại sao? . 16.Bình quân 1 tấn hoa màu thì ông bà thu được lợi nhuận là bao nhiêu? . 17.Ông bà thuê bao nhiêu lao động làm việc cho mình? Công việc Số người thuê Tiền thuê Xin chân thành cảm ơn! Phụ lục 3 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc HỢP ĐỒNG KINH TẾ Số: 01 /HĐKT/NĐ Căn cứ pháp lệnh hợp đồng kinh tế ngày 25/9/1989. Căn cứ nghị định số 17/HĐKT ngày 16/1/1990 của Hội đồng Bộ Trưởng (nay là chính phủ) ban hành về chế độ hợp đồng kinh tế. Hôm nay, ngày 19/10/2005, tại văn phòng HTX NN Tân Mỹ Hưng-nhà máy xay xát, gồm có: BÊN A: HỢP TÁC XÃ HÒA THÀNH Địa chỉ: Cai Lậy – Tiền Giang Do ông: Lê Văn Cường. Chức vụ : chủ nhiệm HTX làm đại diện BÊN B: HỢP TÁC XÃ TÂN MỸ HƯNG. Địa chỉ: TT Phú Mỹ huyện Phú Tân tỉnh An Giang. Mã số thuế: 1600499939 Do ông: Trần Thanh Dũng. Chức vụ: chủ nhiệm làm đại diện. ĐIỀU I: BÊN B BÁN CHO BÊN A TT Tên hàng, quy cách, phẩm chất ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền (đồng) 01 Gạo nếp 10%tấm xuất khẩu Tấn 50 4.185.000 209.250.000 Thuế suất GTGT: 5% tiền thuế GTGT: 10.462.500 Tổng cộng tiền thanh toán 219.712.500 Số tiền bằng chữ: Hai trăm mười chín triệu bảy trăm mười hai nghìn năm trăm đồng ĐIỀU II:QUY CÁCH PHẨM CHẤT BAO BÌ ĐÓNG GÓI: *Quy cách phẩm chất: (theo mẫu chào hàng) - Độ tấm : 10% - Độ ẩm : 14% - Mức độ xay xát : tốt - Mùa vụ Hè Thu 2005 *Bao bì đóng gói: Nếp đóng gói trong bao PP mới, may dây đôi, trọng lượng tịnh đồng nhất 50kg/bao. ĐIỀU III: PHƯƠNG THỨC VÀ THỜI GIAN GIAO NHẬN Bên B giao cho nếp cho bên A tại mạn tàu Cảng Khánh Hội TPHCM. Bốc xếp lên tàu do bên A chịu. Thời gian giao hàng vào ngày 21/10/2005. ĐIỀU IV: PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN Bằng tiền mặt Bên A sẽ ứng trược cho bên B 70% giá trị hàng hóa ngay sau khi ký kết hợp đồng. Phần còn lại của giá trị hàng hóa bên A sẽ thanh toán dứt điểm cho bên B ngay sau khi bên B giao hàng xong. ĐIỀU V: ĐIỀU KHOẢN CHUNG Hai bên cam kết thực hiện các điều khoản đã ký. Trong qua trình thực hiện có gì thay đổi, hai bên sẽ bổ sung bằng văn bản hay phụ kiện. Trương hợp có tranh chấp xảy ra mà hai bên không giải quyết được thì sẽ đưa ra Tòa án kinh tế An Giang để giải quyết. Hợp đồng được thành lập thành 02 bản mỗi bên giữ 01 bản có giá trị pháp lý như nhau và có hiệu lực từ ngày ký đến ngày thanh lý hợp đồng. ĐẠI DIỆN BÊN B ĐẠI DIỆN BÊN A TRẦN THANH DŨNG LÊ VĂN CƯỜNG Phụ lục 4 Mô hình trồng rau an toàn trong nhà lưới Hoa màu ngoài ruộng của nông dân Nông dân đang chuẩn bị đất và chăm sóc hoa màu Những cánh đồng trồng rau sạch Phụ lục 5 Ngưỡng giới hạn hàm lượng Nitrat trong rau (mg/kg) tươi Phụ lục 6 Tên rau CHLB Nga CAC/FAO Dưa hấu 60 - Dưa bở 90 - Ớt ngọt 200 - Măng tây 150 - Đậu ăn quả 150 - Ngô rau 300 - Cải bắp 500 500 Su lơ 500 300 Su hào 500 - Hành tây 80 80 Cà Chua 150 300 Dưa chuột 150 150 Khoai tây 250 250 Cà rốt 250 - Hành lá 400 - Bầu bí 1500 - Cà tím - - Xà lách - 2000 Ngưỡng giới hạn các kim loại nặng (mg/kg) và vi sinh vật trong sản xuất rau tươi (FAO/WHO Codex Alimentarius, 1993) Nguyên tố Mức giới hạn (mg/kg) Asen (As) 0,2 Chì(Pb) 0,5-1 Cadimi(Cd) 0,02 Thuỷ ngân(Hg) 0,005 Alfatoxin 0,005 Patulin 0,05 Đồng(Cu) 5 Kẽm(Zn) 10 Bo(B) 1,8 Thiết(Sn) 200 Titan(Ti) 0,3 Ngưỡng vi sinh vật gây bệnh trong rau tươi Salminella 0 Ecoli 102 tế bào/g Phụ lục 7 Dư lượng thuốc BVTV tối đa cho phép trong một số rau quả (FAO/WHO năm 1993) Rau quả Tên thuốc BVTV Múc dư lương tối đa cho phép (mg/kg) Bắp cải Aldrin* & Dieldrin* Diazinon Dichlorvos** .. 0,1 0,5 – 0,7 0,5 .. Su lơ Aldrin* & Dieldrin* Diazinon Dichlorvos** .......... 0,1 0,5 0,5 .. Xà lách Aldrin* & Dieldrin* Diazinon Dichlorvos** . 0,1 0,5 0,5 .. Rau cải Diazinon Dichlorvos** Heptachior* 0,7 0,5 2,0 .. Cà chua Aldrin* & Dieldrin* Diazinon Dichlorvos** 0,1 0,5 1,0 .. Khoai tây Aldrin* & Dieldrin* Carbaryl 2,4D Endosulfan 0,1 0,2 0,2 0,2 Dưa chuột, dưa lê, dưa hấu Aldrin* & Dieldrin* Carbaryl 0,1 3,0 Endosulfan** 2,0 Đậu Carbaryl Diazinon Dichlorvos** Endosulfan** 5,0 0,5 0,5 2,0 ..........

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfXT1156.pdf
Tài liệu liên quan