Đề tài Thực trạng và giải phỏp nõng cao hiệu quả quản lý dự ỏn tại ban quản lý dự ỏn thuộc nguồn vốn ngõn sỏch cấp - Sở tài nguyờn mụi trường nhà đất Hà Nội

- Ban quản lý dự án đã nhận được sự chỉ đạo sát sao của Đảng uỷ , ban giám đốc Sở tài nguyên môi trường nhà đất Hà Nội - Các phòng ,ban thuộc Sở và các ngành giúp đỡ ủng hộ nhiệt tình giải quyết công việc . - Sự nỗ lực phấn đấu cao và sức mạnh đoàn kết của tập thể công chức viên chức của Ban - Vai trò điều hành linh hoạt , kiên quyết kịp thời và cụ thể của lãnh đạo Ban quản lý dự án . - Công tác đào tạo , bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý được quan tâm . - Tăng cường công tác kiểm tra ở mọi cấp , tăng cường trách nhiệm trong chỉ đạo diều hành, đặc biệt là trách nhiệm của cán bộ lãnh đạo các cấp khi có sự việc xảy ra. -Sự đóng góp tích cực của các phong trào , các hoạt động sôi nổi do tổ chức công đoàn , Đoàn thanh niên phát động và triển khai .

doc114 trang | Chia sẻ: haianh_nguyen | Lượt xem: 1222 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng và giải phỏp nõng cao hiệu quả quản lý dự ỏn tại ban quản lý dự ỏn thuộc nguồn vốn ngõn sỏch cấp - Sở tài nguyờn mụi trường nhà đất Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng của Ban còn tồn tại một số những vướng mắc về phương pháp làm việc như các cán bộ quản lý tại Ban không nắm bắt được toàn bộ tình hình thực hiện dự án , sự quá tải trong việc giải quyết công việc tại Ban giám đốc , không có sự liên kết , xâu chuỗi các công việc với nhau ...Hơn nữa, đối với kỹ năng quản lý tiến độ , quản lý chi phí , quản lý chất lượng đôi khi còn quá cứng nhắc , vì vậy việc giải quyết công việc chưa thật sự linh hoạt... 4.2.4. Về nhân sự Cán bộ được bổ sung , tiếp nhận là cán bộ trẻ , đang mới mẻ với công việc của dự án, dẫn đến tình trạng công việc nhiều lúc bị dồn không chủ động được 4.2.5.Về công tác giải phóng mặt bằng Từ năm 2000-2004 ban quản lý dự án thuộc nguồn vốn ngân sách cấp triên rkhai nhiều dự án có liên quan đến công tác giải phóng mặt bằng như dự án B7,B10 Kim Liên , dự án hạ tầng nhà tình nghĩa Tương Mai …Giải phóng mặt bằng là công tác phức tạp có liên quan đến nhiều cơ chế chính sách , va chạm đến quyền lợi trực tiếp của người dân , phụ thuộc nhiều vào các cơ quan có liên quan , vì vậy đây cũng là một khó khăn cho ban quản lý dự án khi tiến hành quản lý dự án đầu tư . 4.2.6. Chất lượng tư vấn và nhà thầu thi công - Hiện nay tình trạng năng lực của một số đơn vị tư vấn không cao , trình đọ thực hiện , thời gian nhiều khi cán bộ của ban quản lý dự án không kiểm soát được dẫn đến chất lượng hồ sơ của một số dự án phải bổ sung , chỉnh sửa nhiều lần , ảnh hưởng đến tiến độ triển khai thực hiện dự án . - Cá biệt có đơn vị nhà thầu chưa tích cực và nỗ lực để dẫn đến tình trạng chậm tiến độ theo yêu cầu của công trình và hạng mục thi công không chính xác phải chỉnh sửa , làm chậm tiến độ bàn giao công trình. 4.2.7. Một số nguyên nhân khác - Đối với các dự án quy hoạch gặp nhiều khó khăn trong công tác phê duyệt thông qua quy hoạch . - Kế hoạch giao chưa sát với tình hình thực tế thực hiện , không được điều chỉnh kịp thời … CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ DỰ ÁN TẠI BAN I. PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ CỦA BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN TRONG THỜI GIAN TỚI 1. Các định hướng đầu tư , quy hoạch phát triển của thành phố Hà Nội Đầu tư xây dựng cơ bản là một lĩnh vực đóng vai trò vô cùng quan trọng cho sự phát triển của toàn đất nước , đặc biệt trong mấy năm trở lại đây mức độ triển khai các dự án ngành xây dựng có sự gia tăng rõ rệt .Thủ đô Hà Nội cũng không nằm ngoài xu hướng chung đó. Đứng trước thực tế này , một vấn đề đặt ra đối với Hà Nội đó là phải có được các định hướng đầu tư , có quy hoạch phát triển cụ thể và hợp lý nhằm đáp ứng phương hướng , nhiệm vụ cơ bản và lâu dài là xây dựng nên hình ảnh Thủ đô Hà Nội của thời kỳ Công nghiệp hoá -Hiện đại hoấ , đưa Hà Nội trở thành một trung tâm chính trị , kinh tế , văn hoá , khoa học kỹ thuật của cả nước , xây dựng nên cơ sở hạ tầng cho thành phố phù hợp với quy hoạch kiến trúc tổng thể của Hà Nội được thiết lập đến năm 2020. Như vậy căn cứ nhiệm vụ , yêu cầu của thành phố về việc phát triển quỹ nhà ở trên địa bàn phục vụ các mục tiêu : kinh tế ,chính trị , xã hội , phương hướng cụ thể của thành phố được đề ra như sau : +Mở rộng địa giới Thành phố Hà Nội , phát triển các trung tâm kinh tế , xã hội , các thành phố vệ tinh … vì vậy sẽ hình thành các khu đô thị mới phục vụ các mục tiêu trên + Tạo quỹ nhà để cải thiện và nâng cao điều kiện sống và ở cho nhân dân thành phố theo chỉ thị số 18/CT-TUHN ngày của thành uỷ Hà Nội , mục tiêu phấn đấu đến năm 2010 sẽ là 8m2 / 1 người . + Tạo quỹ nhà để phục vụ công tác giải phóng mặt bằng của thành phố +Cải tạo , nâng cấp toàn bộ các khu tập thể đã cũ nát thành khu đô thị mới hiện đại , văn minh , tạo cảnh quan kiến trúc môi trường trên thành phố cho phù hợp với sự phát triển chung +Tạo quỹ đất để phục vụ các mục tiêu kinh tế + Tổ chức đấu thầu quyền sử dụng đất để phục vụ và tạo ngân sách thành phố nhằm các mục tiêu xã hội khác 2.Phương hướng , nhiệm vụ của Ban quản lý dự án trong thời gian tới Xuất phát từ mục tiêu phát triển về nhà ở , đô thị của Thủ đô từ năm 2005-2010 và nguồn vốn phục vụ sự đầu tư đó , có thể khẳng định rằng việc xác định phương hướng phát triển của Ban là rất quan trọng . Vấn đề cần phải có được sự quan tâm đầu tiên đó là vốn đầu tư xây dựng cơ bản . Vốn đầu tư xây dựng cơ bản là rất lớn , ngân sách thành phố không thể đáp ứng được vì vậy việc “xã hội hoá ” nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản là tất yếu khách quan . Nguồn vốn có thể được hình thành từ các tổ chức , doanh nghiệp , cá nhân …Nhiệm vụ của Ban là tham mưu , đưa ra những phưưong án , cơ chế thực hiện để điều hoà nhiệm vụ đầu tư ( ở đây xem xét trên phương diện các nguồn hình thành góp vốn : bao gồm vốn nhà nước và vốn xã hội) , ngoài ra còn vì mục tiêu điều hoà các quyền lợi khai thác , kinh doanh sau bàn giao.Sau khi những cơ chế và quy định này được phê duyệt thì ban sẽ là một trong những đơn vị sẽ trực tiếp triển khai thực hiện . Bên cạnh đó , với yêu cầu phát triển các trung tâm kinh tế , xã hội , các đô thị mới thì việc tạo quỹ đất để thực hiện các mục tiêu này là tất yếu .Căn cứ quy hoạch đã được phê duỵêt việc tiến hành công tác giải phóng mặt bằng , xây dựng hạ tầng kỹ thuật sau đó bàn giao lại cho thành phố để đấu thầu quyền sử dụng đất hoặc lập dự án xây dựng phục vụ các mục tiêu trên .Đây cũng là một hướng phát triển mới của ban . Khảo sát khẳng định , lập báo cáo đầu tư để cải tạo sửa chữa các khu tập thể cũ nát đã được xây dựng từ những năm 60 – 70 của thế kỷ trứơc . Đây là nhiệm vụ của UBND thành phố giao cho Sở Tài nguyên Môi trưòng & Nhà đất Hà Nội thực hiện đến năm 2005. Ban là cơ quan trực thuộc Sở Tài nguyên Môi trưòng & Nhà đất Hà Nội nên nhiêm vụ trên đã được Sở giao hoàn thành . Cụ thể như sau : -Phát huy những thành tích các năm trước , cán bộ CNVC ban quản lý dự án thuộc nguồn vốn ngân sách cấp phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị cũng như nhiệm vụ chuyên môn hàng năm, phấn đấu hoàn thành các kế hoạch năm được Sở tài nguyên môi trường nhà đất và UBND thành phố Hà Nội giao -Làm tốt công tác tham mưu cho Sở tài nguyên môi trường nhà đất và UBND thành phố Hà Nội xây dựng các chính sách quản lý đầu tư xây dựng cơ bản và phát triển quỹ nhà của thành phố -Tiến hành lập các dự án chuẩn bị đầu tư xây dựng quỹ nhà di dân giải phóng mặt bằng khác được thành phố giao . -Thực hiện công tác mua nhà theo đơn dặt hàng tại quỹ đất 20% và 30%v quỹ nhà được thành phố giao theo chế tài quuyết định số 01/2002/QĐ -UB ngày 4/1/2002 của UBND TP Hà Nội -Thực hiện tốt các dự án cải tạo sửa chữa được thành phố và Sở giao -Thực hiện tốt các dự án quy hoạch khu tập thể để tạo cơ sở cho việc lập các dự án đầu tư kêu gọi đầu tư của các doanh nghiệp . -Ngoài việc đẩy mạnh triển khai các dự án lớn đảm bảo các chỉ tiêu phát triển quỹ nhà mới của thành phố , ban quản lý dự án sẽ tập trung công tác điều tra khảo sát đề xuất với lãnh đạo Sở và thành phố cho thực hiện các dự án sửa chữa các nhà nguy hiểm , cải tạo duy tu quỹ nhà của ngành quản lý. -Tập trung tham gia nghiên cứu , đề xuất cơ chế quản lý các dự án khi đã thực hiện xong quy hoạch toàn khu , thành phố cho phép gọi vốn đầu tư của các thành phần kinh tế để thực hiện . -Tập trung tham gia nghiên cứu , xây dựng đề xuất cơ chế chính sách quản lý quỹ nhà quỹ đất cho ngành . -Tiến hành các công tác nhằm đảm bảo vốn cho hoạt động của ban -Triển khai thực hiện tốt các phong trào thi đua và các phong trào khác do Thành phố và Sở phát động . -Lập kiến nghị chi phí ban quản lý dự án đối với các dự án vốn chuẩn bị . -Tiếp tục hoàn thiện bộ quy chế dân chủ của ban , triển khai thực hiện tốt các quy chế đã xây dựng . -Tiếp tục cải cách các thủ tục hành chính liên quan đến công tác quản lý đầu tư XDCB , đến công tác hành chính văn thư giấy tờ để tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức , cơ quan có quan hệ công tác với ban được thuận lợi , hiệu quả công tác cao. Dưới đây là một số dự án quan trọng ban dự kiến quản lý trong thời gian tới : Bảng 12:Danh mục các dự án quan trọng ban quản lý dự án dự kiến thực hiện trong thời gian tới: Công trình Quyết định đầu tư Quyết định phê duyệt Quy mô Tiến độ Nhà 04F Trung Yên 3890/QĐ -UB /7-7-2003 TKKT-TDT 999/QĐ-XD /16-7-2003 77,7 tỷ đang xây dựng phần thô, dự kiến hoàn thành cuối 2005 Nhà B3 Nghĩa Đô -Dịch Vọng phục vụ người nghèo 3405/QĐ -UB /17/6/2003 TKKT-TDT 1488/QĐ-XD /15-10-2003 8,88 tỷ đang hoàn thiện để bàn giao đầu năm 2005 Hạ tầng kỹ thuật khu đất 5,2 ha tạo quỹ đất , nhà phục vụ QĐ 20/2000/TTg 5363/QĐ -UB /6-8-2002 TKKT-TDT 437/QĐ -GTVT/3-6-2004 đầu tư giải phóng mặt bằng, tổng dự toán 29,64 tỷ GPMB xong năm 2003, hiện đang triển khai xây dựng, dự kiến hoàn thành quý 1/2005 Phá dỡ xây dựng mới nhà B4 Kim Liên 3859/QĐ -UB /4-7-2003 sở xây dựng đã thẩm tra TKKT, hiện đang thẩm tra TDT 76,134 tỷ Ban QLDA đang lên phương án GPMB, dự kiến khởi công quý 2/2005 Phá dỡ xây dựng mới nhà B14 Kim Liên 3537/QĐ -UB /24-6-2003 sở xây dựng đã thẩm tra TKKT, hiện đang thẩm tra TDT 81,628 tỷ Ban QLDA đang lên phương án GPMB, dự kiến khởi công quý 2/2005 Xây dựng nhà cao tầng lô CT2 Hoàng văn Thụ 1721/QĐ -UB /29-3-2004 đơn vị tư vấn đang thẩm tra TKKT để trình sở xây dựng thẩm tra TDT 38,9 tỷ Dự kiến khởi công quý 2/2005 Xây dựng nhà cao tầng lô CT1 Hoàng văn Thụ 1720/QĐ -UB /29-3-2004 đơn vị tư vấn đang thẩm tra TKKT để trình sở xây dựng thẩm tra TDT 49,2 tỷ Dự kiến khởi công quý 2/2005 xây dựng nhà cao tầng tại lô OCT1-Bắc Linh Đàm 2376/QĐ -UB /29-3-2004 BQLDA đang tiến hành đấu thầu tư vấn lập TKKT-TDT 667,5 tỷ Dự kiến khởi công quý 3/2005 xây dựng nhà cao tầng tại lô CT1-Bắc Linh Đàm 2250/QĐ -UB /15-4-2004 BQLDA đang tiến hành đấu thầu tư vấn lập TKKT-TDT 44,3 tỷ Dự kiến khởi công quý 3/2005 xây dựng nhà cao tầng tại lô CT2 -Bắc Linh Đàm 2249/QĐ -UB /15-4-2004 BQLDA đang tiến hành đấu thầu tư vấn lập TKKT-TDT 50,6 tỷ Dự kiến khởi công quý 3/2005 Nguồn : Báo cáo kế hoạch năm của ban quản lý dự án II . MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ DỰ ÁN TẠI BAN 1.Về cơ cấu tổ chức Cơ cấu tổ chức là một trong những yếu tố góp phần quan trọng vào hiệu quả công tác quản lý . Một cơ cấu tổ chức khoa học , phù hợp với sự thay đổi của môi trường cạnh tranh , công nghệ và yêu cầu quản lý sẽ phát huy được tính năng động và hiệu quả của mình. Vì vậy vấn đề đặt ra là ban phải kiện toàn hệ thống cơ cấu tổ chức , thay đổi mối quan hệ giữa các bộ phận, sắp xếp lại mô hình quản lý theo các chuyên ngành dọc và ngang, tạo điều kiện cho việc xử lý những dữ liệu thông tin được giải quyết nhanh chóng .Bên cạnh đó , tuỳ theo tính chất công việc ban cần phân cấp quản lý theo chức năng để đảm bảo tính mạch lạc, tránh chồng chéo , mệnh lệnh bị bắc cầu qua nhiều khâu gián tiếp trung gian .Do ra đời trong một thời gian chưa lâu nên việc quản lý các công việc tại ban vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế như : mỗi phòng chức năng của ban đã hoàn thành nhiệm vụ trong phạm vi, lĩnh vực của mình nhưng tổng quan chung, tiến độ chung của cả dự án thì chỉ có lãnh đạo ban mới nắm được , chưa có sự liên kết các công việc giữa các nhóm , phòng. Điều này dẫn đến sự liên kết và giải quyết công việc chưa thật sự linh hoạt và thông suốt trong quản lý tại ban . Chính vì vậy cần phải có sự phân định theo từng cấp và có sự chuyên môn hoá , chia bớt trách nhiệm cho cấp dưới tại ban . Trong mỗi phòng , nhiệm vụ được phân chia cụ thể theo nhóm thực hiện , cần phải có các giải pháp tạo nên sự liên kết các công việc giữa các nhóm , các phòng và quan trọng hơn cả , mỗi cán bộ công nhân viên cần phải nắm được tổng quan cũng như tình hình chung của toàn dự án để linh hoạt trong việc giải quyết công việc . 2.Về ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý dự án . Trong tất cả các lĩnh vực của quản lý dự án , để đảm bảo tính hiệu quả , năng động của công việc , một yếu tố không thể thiếu đó là công nghệ. Việc áp dụng công nghệ vào các lĩnh vực sẽ khiến chúng ta tiết kiệm được về thời gian , chi phí cũng như đảm bảo chất lượng dự án .Riêng về quản lý dự án , có các yếu tố như : -Sử dụng hệ thống máy tính trong tất cả các công việc quản lý. - Sử dụng các phần mềm máy tính Win project trong việc lập sơ đồ mạng công việc. -Sử dụng các phần mềm quản lý kỹ thuật , vật tư. -Sử dụng các phần mềm quản lý tài chính tại ban. -Khai thác có hiệu quả mạng LAN và các chương trình phần mềm ứng dụng khác tuỳ theo từng mục đích cụ thể. -Đầu tư hạ tầng công nghệ thông tin, xây dựng Website và các phần mềm quản lý đầu tư . -Xây dựng hệ thống bảo mật , triển khai đào tạo nhân viên . Ngoài ra ,Ban có thể xây dựng Phòng công nghệ thông tin để vận hành và phát triển hệ thống trong quá trình sử dụng công nghệ thông tin vào quản lý dự án . 3. Về nhân sự Nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng tới chất lượng quản lý dự án chính là con người , vì vậy để hoàn thiện bộ máy quản lý của ban , yêu cầu đặt ra là phải có được những cán bộ có năng lực , có chuyên môn , có kinh nghiệm dày dạn trong quản lý . Như thế , cần phải có các hoạt động như : -Tổ chức các lớp học hay các chuyên ngành đào tạo quản lý quản lý kinh tế , các lớp học quản lý trên máy tính . -Ngoài ra có thể thực hiện việc đào tạo và đào tạo lại cho phù hợp với yêu cầu quản lý . -Tạo điều kiện để cán bộ quản lý của Ban nâng cao trình độ từ thấp lên cao : những cán bộ của ban đều đã có trình độ đại học , là các kỹ sư hoặc cử nhân cho nên cần khuyến khích hơn nữa việc họ hàm thụ học từ đại học lên cao học …ngoài ra có thể học thêm các chuyên môn khác để có thể linh hoạt hơn trong việc giải quyết công việc . -Cần có các chính sách khuyến khích cả về vật chất lẫn tinh thần cho cán boj của ban như : có chế độ khen thưởng rõ ràng , nên tăng lương bổng hợp lý để nhân viên tập trung hết sức vào công việc chính , hoặc có thể khuyến khích việc đi học nâng cao trình độ bằng cách giảm bớt cho họ những gánh nặng về học phí . -Cần tổ chức các phong trào thi đua , nhằm kích thích cán bộ của Ban phát huy tốt tính chủ động sáng tạo cũng như tính đoàn kết phối hợp cùng thực hiện giải quyết công việc từ đó có thể đẩy mạnh việc hoàn thành các nhiệm vụ mà Sở giao . 4.Giải pháp cho công tác quản lý theo nội dung 4.1.Giải pháp cho công tác quản lý tiến độ dự án Qua phần thực trạng ở trên có thể thấy rằng tiến độ thực hiện dự án có tầm quan trọng đặc biệt. Do vậy Ban cần phải quản lý chặt chẽ tiến độ dự án không chỉ trong giai đoạn thi công mà phải trong tất cả các khâu của dự án từ khi nhận được nhiệm vụ thực hiện từ Sở , lập báo cáo , thẩm tra phê duyệt đến tổ chức nghiệm thu đưa công trình vào sử dụng .Để đảm bảo về tiến độ thời gian cho dự án , dưới đây xin được nêu ra một số hướng giải pháp chính : -Về mục tiêu : Phải nắm bắt được mục tiêu dự án , gắn mục tiêu của dự án đi cùng với toàn bộ những công việc của dự án từ đó lập kế hoạch dự án chi tiết và phù hợp nhất với mục tiêu. -Lập kế hoạch dự án : lựa chọn tư vấn lập kế hoạch dự án có thời gian ngắn nhất , đúng tiến độ đặt ra , đảm bảo chất lượng và phạm vi chi phí được duyệt .Sơ đồ hoá công việc và thời gian hoàn thành công việc .Hiện nay phương pháp sơ đồ GANTT và bảng tiến độ dự án vẫn là giải pháp tối ưu cho tiến độ dự án .Qua sơ đồ GANTT có thể xác định được thời gian hoàn thành từng công việc và cả đời dự án , những công việc nào cần làm trước , những công việc nào có thể làm sau và những công việc nào có thể làm đồng thời .Các mốc thời gian phải được lập chi tiết và có hệ thống nhưng vẫn đảm bảo dễ hiểu , các cán bộ quản lý có thể dựa trên đó mà thực hiện các công việc trong nhiệm vụ và quyền hạn của mình .Bên cạnh đó bảng tiến độ dự án cũng thể hiện được vai trò tích cực của mình .Lãnh đạo ban cũng như các phòng nghiệp vụ qua đó có thể quản lý giám sát theo đúng kế hoạch thời gian , đồng thời có những điều chỉnh kịp thời khi cần thiết mà vẫn đảm bảo cho các cán bộ của Ban có thể dễ hiểu , dễ nhận biết . -Thực hiện công tác thẩm định trình duyệt BCNCKT ,TKKT-TDT …theo đúng thời gian cho phép , tránh tình trạngđể ứ đọng hoặc kéo dài , giảm bớt các khâu trung gian , tiết kiệm thời gian , đảm bảo tiến độ đưa công trình vào sử dụng , đảm bảo tiến độ chung của toàn bộ dự án - đây cũng là một trong những nguyên nhân làm chậm tiến độ dự án . -Bên cạnh đó , giai đoạn thực hiện đầu tư là giai đoạn quan trọng và chiếm phần lớn thời gian nên việc lựa chọn hình thức thực hiện dự án thích hợp ở giai đoạn thực hiện đầu tư là điều cần thiết .Cần phải có những đánh giá , phân tích và tham khảo phương thức thực hiện đầu tư của các nhà ở cao tầng đã và đang thực hiện ở Hà Nội kết hợp với những yếu tố đặc thù của dự án . -Đối với các dự án cải tạo chỉnh trang quy hoạch đến nay không phù hợp với chủ trương và chỉ đạo của thành phố về xây dựng nhà ở cho phép dừng thực hiện nhiệm vụ lập dự án và thanh toán những khối lượng công việc đã thực hiện của dự án theo hồ sơ được cấp có thẩm thẩm định , tránh tình trạng để tồn đọng lâu dài làm ảnh hưởng đến công tác quản lý nói chung và quản lý tiến độ nói riêng . -Tiến hành quản lý thời gian nghiệm thu của từng hạng mục công trình một cách chặt chẽ , muốn thế cần phải lên kế hoạch thời gian nghiệm thu một cách chi tiết đồng thời thnah toán và cung ứng vốn kịp thời tạo thuận lợi cho việc thực hiện các công việc tiếp theo . -Thành lập một hệ thống thưởng phạt rõ ràng trong việc đảm bảo thời gian cho dự án , đặc biệt là các điều khoản về kinh tế -đây là yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của nhà thầu thi công vì vậy sẽ mang tính hiệu lực cao .Cần có các biện pháp khuyến khích cũng như quy định mức tiền thưởng trong hợp đồng nếu như dự án hoàn thành sớm hơn so với dự kiến nhưng vẫn đảm bảo chất lượng , chi phí đồng thời quy định mức tiền phạt đối với những nhà thầu chậm tiến độ hoặc có những biện pháp phạt trực tiếp như từ chối nhà thầu thực hiện tiếp các phần việc sau … -Quản lý thông tin tiến độ của dự án đảm bảo tính cập nhập , tổ chức giao ban tiến độ , báo cáo tiến độ tuần , tháng ,quý . -Về lãnh đạo Ban : Cần phải thấy được tầm quan trọng của lãnh đạo Ban -đây là đầu mối chính ,thường xuyên phối hợp với phòng quản lý giám sát dự án và phòng kế hoạch để đôn đốc thực hiện dự án , phát hiện và điều chỉnh kịp thời những vướng mắc làm chậm tiến độ .Tuy nhiên bên cạnh đó cũng cần có sự phân công hợp lý công việc cũng như trách nhiệm của cán bộ , cần uỷ quyền đầy đủ cho cán bộ giám sát dự án , việc này có tác dụng giảm sự quá tải trong giải quyết công việc ở Ban giám đốc mà quyền hạn của cán bộ giám sát được củng cố , đảm bảo tính linh hoạt trong giải quyết công việc , từ đó các tình huống thực tế phát sinh được xử lý nhanh chóng . -Về đào tạo nhân viên quản lý dự án nhằm mục tiêu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của Ban khiến các công việc được quản lý tốt tránh sai sót , công trình được hoàn thành đúng tiến độ .Bên cạnh đó cung cần phải áp dụng các phần mềm quản lý tiến độ dự án . 4.2.Giải pháp cho công tác quản lý chất lượng dự án Ban cần tuân thủ chặt chẽ các điều lệnh được quy định trong Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng .Bởi lẽ chất lượng các công trình xây dựng sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình sử dụng sau này của người dân , do vậy cần thiết phải có được những biện pháp quản lý thường xuyên và xuyên suốt quá trình thực hiện công cuộc đầu tư .Sau đây là một số nội dung giải pháp cho quản lý chất lượng : +Quản lý chất lượng tư vấn :Công trình xây dựng có khả thi hay không thì ngay từ khâu đầu tiên Ban phải lựa chọn được tư vấn lập BCNCKT , TKKT-TDT …phù hợp .Bởi lẽ chất lượng công trình xây dựng phụ thuộc nhiều vào hồ sơ thiết kế và các chỉ tiêu kinh tế tài chính .Hiện nay tại Ban đối với tuyển chọn tư vấn thông thừờng là áp dụng hình thức đấu thầu hạn chế , Ban có thể mở rộng các hình thức tuyển chọn từ đó tạo nên tính cạnh tranh giữa các nhà thầu nhằm cải thiện , nâng cao chất lượng tư vấn . +Quản lý chất lượng nhà thầu thi công xây lắp : khi xét thầu xây lắp phải lựa chọn nhà thầu có đủ năng lực kinh nghiệm , có đội ngũ cán bộ công nhân đáp ứng các yêu cầu của hồ sơ mời thầu .Hiện nay Ban đã có sự đa dạng hoá hình thức lựa chọn nhà thầu xây lắp , tuỳ theo quy mô dự án mà thực hiện chỉ định thầu hay đấu thầu rộng rãi , đấu thầu hạn chế .Tuy nhiên phương thức thực hiện áp dụng là một túi hồ sơ vì vậy cần tăng cường hình thức đấu thầu hai túi hồ sơ để loại bỏ ngay những nhà thầu không đảm bảo về mặt kỹ thuật công trình . +Về giám sát kỹ thuật công trình dự án : -Đối với tư vấn thiết kế : Ban quản lý thường xuyên yêu cầu tư vấn thiết kế thực hiện nhiệm vụ giám sát tác giả của đề án thiết kế , bổ sung sửa đổi kịp thời những phát sinh , sai sót trong quá trình thi công . -Đối với nhà thầu xây lắp : Ban phải kiểm tra và yêu cầu nhà thầu có đầy đủ bộ máy tự kiểm chất lượng thi công của mình tại công trường , phải có chỉ huy trưởng công trường để giám sát kỹ thuật thi công , có bộ phận kiểm tra vật tư thiết bị trước khi đưa vào lắp đặt và các trang thiết bị thí nghiệm tại hiện trường … -Đối với bộ phận giám sát của Ban phải là những người có trách nhiệm , năng lực và đạo đức để thường xuyên có mặt tại hiện trường giám sát quá trình thi công sao cho đúng như thiết kế ban đầu .Bên cạnh dó nâng cao trình độ của cán bộ quản lý dự án về kỹ năng thẩm tra ,tinh thần trách nhiệm và cần thiết trang bị đầy đủ các phương tiện thiết bị kiểm tra , các phần mềm quản lý chất lượng . -Chú trọng công tác nghiệm thu chất lượng và khối lượng từng hạng mục , từng công việc đã hoàn thành ..Chỉ cho phép tiếp tục thực hiện các công việc tiếp theo khi các công việc trước đó đạt yêu cầu về chất lượng .Ngoài ra , khi hoàn thành toàn bộ công trình ,cần phải tiến hành tổng nghiệm thu đồng thời kiểm tra các văn bản giấy tờ liên quan trong suốt quá trình nghiệm thu để đảm bảo về chất lượng . +Bên cạnh đó có thể xem xét giải pháp về một số hoạt động của Ban khi tiến hành quản lý chất lượng như -Ban giám đốc tập trung chỉ đạo các dự án trọng điểm , các đồng chí phó giám đốc ban sẽ được phân công nhiệm vụ cụ thể để điều hành có hiệu quả từng dự án .Tập trung cán bộ có năng lực và thực hiện các dự án khó ,trọng điểm . - Các cán bộ dự án lập kế hoạch triển khai chi tiết cho từng dự án mình phụ trách , trình trưởng bộ phận và phó giám đốc phụ trách phê duyệt - Phân công cụ thể cán bộ theo dõi , chủ động bám sát quá trình thực hiện dự án đôn đốc tiến độ thực hiện của đơn vị thi công , phối hợp đồng bộ với các cơ quan chuyên ngành. - Đề xuất kịp thời những vướng mắc về cơ chế với các ngành chức năngvà UBND thành phố để giúp đỡ giải quyết. - Đối với các dự ấn giao nhà trong năm : yêu cầu các nhà thầu lập kế hoạch triển khai dự án chi tiết đến từng tuần ( lập biểu đồ ngang) để bàn giao nhà theo đúng kế hoạch được duyệt , trình phó giám đốc ban phê duyệt để báo cáo giám đốc sở 4.3.Giải pháp cho công tác quản lý chi phí dự án Quản lý chi phí dự án thực chất là quá trình quản lý về giá thành công trình .Hiện nay tại Ban vẫn còn tồn tại một thực tế là chất lượng của các tài liệu dự toán chưa được tốt , nguồn vốn thường bị tính tăng lên - điều này có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sử dụng vốn . Nhất là trong điều kiện nguồn vốn tại Ban là vốn ngân sách , việc quản lý tốt chi phí đồng nghĩa với việc tiết kiệm được ngân sách cho thành phố , tạo điều kiện để thành phố phát triển thêm các dự án đầu tư khác , tránh lãng phí và thất thoát .Do vậy cần phải có các giải pháp quản lý tốt chi phí dự án : -Đối với các công việc kiến thiết cơ bản tạo nền tảng cho sự phát triển dự án như : công tác khảo sát , lập các báo cáo đến chi phí cho tổ chức khánh thành bàn giao công trình và đặc biệt chi phí đền bù giải phóng mặt bằng cần tính toán cẩn thận chi tiết đảm bảo dự toán phù hợp với quá trình thực hiện phân bổ vốn theo đúng kế hoạch . -Cần phải áp dụng chính xác các định mức , đơn giá do Bộ tài chính ban hành đồng thời xem xét bám sát các điều chỉnh , thông tư hướng dẫn của Bộ xây dựng , công văn của Văn phòng chính phủ về tính chi phí xây dựng , đơn giá vật liệu xây dựng trong lĩnh vực xây dựng .Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay việc giá thép xây dựng tăng đột biến có ảnh hưởng nhiều đến việc tính toán chi phí xây dựng , làm cho giá trị công trình ở thời điểm dự toán bị sai lệch so với quá trình thực hiện . Vì vậy, trong hợp đồng khi ký kết cần ghi chi tiết số lượng , đơn giá của từng loại vật liệu , từng khâu công việc .Nếu là thiết bị ngoại nhập thì cần xác định rõ tỷ giá sẽ được tính vào thời điểm nào và bằng bao nhiêu . -Cần tính toán chính xác các công việc trên cơ sở bảng tiên lượng công trình , tiết kiệm nguyên vật liệu và đảm bảo kỹ thuật . -Kiểm tra sự phù hợp của biện pháp thi công trong thiết kế so với thực tế tiến hành .Nếu có sự sai lệch thì đây cũng là nguyên nhân dẫn đến làm tăng giá thành xây lắp .Vì vậy phải kiểm tra chặt chẽ hồ sơ thiết kế cả về dơn giá lẫn biện pháp thi công , đảm bảo các biện pháp thi công đúng chất lượng và thời gian tránh tình trạng phải sữa chữa hay phá đi làm lại khiến khối lượng phát sinh thêm làm tăng chi phí . -Ngoại trừ các công trình có tính cấp bách phải áp dụng hình thức chỉ định thầu còn lại các công trình khác nên áp dụng đấu thầu để tạo tính cạnh tranh về giá , tiết kiệm giảm giá thành công trình ,đồng thời khi ký kết với nhà thầu Ban cần thoả thuận kỹ với nhà thầu về các điều khoản phát sinh khối lượng trong hợp đồng ký kết. -Nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cho các cán bộ làm công tác quản lý chi phí , phân bổ nguồn vốn cho từng giai đoạn của công trình .Cung cấp đầy đủ các thiết bị để họ có thể cập nhật thông tin về tỷ giá , về chế độ chính sách , pháp luật …để việc quyết toán được thực hiện chính xác vừa đảm bảo chất lượng vừa đảm bảo chi phí được duyệt . -Ngoài ra , hiện nay tại Ban vẫn còn tồn tại hiện tượng phá giá trong công tác đấu thầu cũng như công tác khảo sát , vì vậy Ban cần phải quản lý chặt chẽ về giá hơn nữa, tránh tình trạng nhà thầu móc ngoặc với Ban tổ chức hoặc có những hành vi gian lận trong cạnh tranh về giá , làm ảnh hưởng đến chất lượng công trình do giá quá thấp . - Công tác tài chính kế toán : kiện toàn công tác tài chính kế toán theo sự góp ý của kho bạc Hà Nội và sở TCVG , lập dự toán trình duyệt mua phần mềm kế toán để sử dụng trong công việc thanh quyết toán , kịp thời cập nhật , chủ động trong công tác thanh quyết toán . 5. Giải pháp cho công tác quản lý theo giai đoạn của dự án 5.1.Giai đoạn chuẩn bị đầu tư * Lập kế hoạch tổng quan cho dự án Một dự án có thành công hay không , đảm bảo các mục tiêu đề ra hay không phụ thuộc rất nhiều vào kế hoạch thực hiện dự án .Qua bảng kế hoạch tổng quan tất cả các khâu , các công việc cũng như trình tự công việc sẽ được thể hiện đầy đủ , tạo nên sự thuận lợi lớn cho các cán bộ quản lý trong quấ trình quản lý dự án .Phòng kế hoạch trên cơ sở kế hoạch của Sở giao sẽ lập kế hoạch tác nghiệp hay nói cách khác là lập một chương trình sơ bộ cho dự án trong đó các mục tiêu được chi tiết hoá thành những công việc và đảm bảo theo một trình tự logic, có độ chính xác cao .Do vậy giải pháp cần thiết đặt ra đó là phải đào tạo được một đội ngũ cán bộ lập kế hoạch có trình độ chuyên môn cao , từ đó kế hoạch cho từng thời kỳ dự án sẽ đựơc lập với thời gian thực hiện ngắn nhất , bám sát với thực tế , các mốc thời gian phải được lập một cách chi tiết và có hệ thống .Các cán bộ lập kế hoạch dự án phải có phương pháp khoa học , nắm bắt được mục tiêu chung của dự án để xác định một cách chính xác toàn bộ những công việc phải tiến hành đồng thời đảm bảo được tính dễ hiểu , dễ nắm bắt cho các cán bộ của phòng khác tạo thuận lợi cho công tác quản lý sau này . *Lựa chọn và quản lý tư vấn . Việc lựa chọn tư vấn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với quá trình thực hiện các công việc dự án sau này .Trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư , tư vấn lập báo cáo NCKT , TKKT-TDT sẽ quyết định tính khả thi của các báo cáo trên , đồng thời quyết định chất lượng và sự thành công của dự án trong tương lai .Vì vậy Ban cần lựa chợn tư vấn kỹ càng và phù hợp với đặc điểm của từng dự án .Tiêu chí mà Ban lựa chọn đó là tư vấn phải có tư cách pháp nhân , có đăng ký kinh doanh và có năng lực , đáp ứng được các yêu cầu về tiến độ .Sau khi lựa chọn được tư vấn , Ban sẽ phối hợp công tác cùng tư vấn để hoàn thiện sản phẩm tư vấn .Tư vấn nộp BCNCKT , TKKT cho Ban và Ban có trách nhiệm phải nghiệm thu trước tiên sản phẩm tư vấn các yêu cầu kỹ thuật và các tiêu chuẩn về phù hợp với hợp đồng kinh tế đã ký kết . Cần có sự quan tâm đúng mực đến không chỉ công tác lập mà cả công tác trình duyệt các sản phẩm tư vấn , đầu tư chi phí cho giai đoạn đầu tư và luôn luôn thúc đẩy , hỗ trợ để tư vấn nâng cao năng lực cũng như trách nhiệm . Nâng cao vai trò của phòng Kế hoạch và phòng quản lý giám sát dự án trong việc quản lý sản phẩm tư vấn . * Quản lý về tình hình thực hiện kế hoạch tổng quan đã lập Để quản lý tình hình thực hiện kế hoạch tổng quan điều cần thiết là Ban cần có những biện pháp quản lý chặt chẽ về tiến độ thời gian .Công tác kiểm soát tiến độ này được thực hiện trên hai mặt : +Đối với tư vấn :Phải khuyến khích tư vấn hoàn thành đúng tiến độ , thành lập những quy định thưởng phạt rõ ràng với tư vấn về thời gian .Tuỳ thuộc vào quy mô , đặc điểm của từng dự án cụ thể mà lựa chọn tư vấn cho phù hợp .Những đơn vị tư vấn lớn , có uy tín thông thường phải đảm nhiệm một khối lượng công việc rất lớn , vì vậy với những công trình kỹ thuật đơn giản thì không nhất thiết phải lựa chọn những đơn vị này để tránh tình trạng bị chậm tiến độ .Ngược lại những công trình phức tạp thì nhất thiết phải lựa chọn những tư vấn có đủ kinh nghiệm , trình độ , uy tín để thực hiện đẩm bảo chất lượng , tránh sai sót hay phải sửa chữa nhiều làm ảnh hưởng đến thời gian dự án . +Đối với hoạt động của Ban : -Tích cực đẩy nhanh thời gian thẩm duyệt các sản phẩm tư vấn để trình lên cấp có thẩm quyền quyết định . -Cần có sự phân công chi tiết về nhân sự từng phần việc cụ thể cho từng cá nhân trong kế hoạch chuẩn bị đầu tư . -Theo dõi giám sát tư vấn trong việc quản lý tiến độ , thực hiện các điều khoản về chậm tiến độ trong hợp đồng đã ký kết . -Phối hợp với chính quyền địa phương để đẩy nhanh các công việc khảo sát địa điểm , thoả thuận về đất … -Làm thủ tục kiểm tra và lập tờ trình , chuyển lên Sở chuyên ngành và UBND phê duyệt theo cấp đã uỷ quyền .Thường xuyên cùng tư vấn bám sát đôn đốc các cấp ngành thẩm tra phê duyệt kịp thời . 5.2.Giai đoạn thực hiện đầu tư * Giai đoạn chuẩn bị thực hiện đầu tư Đây là giai đoạn quyết định đến quá trình thực hiện đầu tư .Qúa trình này bao gồm nhiều công việc phức tạp , đặc biệt là khâu giải phóng mặt bằng luôn luôn gây nhiều tranh cãi và các rấc rối nảy sinh .Vì vậy Ban phải có các giải pháp khắc phục trước tiên : -Trước khi thi công công trình , phòng giải phóng mặt bằng của Ban cần phải cử những cán bộ có năng lực, có kinh nghiệm tiến hành xem xét khu vực phải giải toả, tìm ra các giải pháp cho việc di dân và tái định cư, cần tìm hiểu các quy hoạch , chính sách phát triển cũng như sự biến động giá cả đất đai ở các địa phương nơi có dự án đầu tư xây dựng .Thực hiện đền bù đúng với chính sách của nhà nước và trong phạm vi chi phí đền bù đã được duyệt,nếu có gì không hợp lý hoặc vướng mắc trong quá trình giải toả cần báo cáo lại với Giám đốc Ban để kịp thời xem xét và giải quyết . -Cần tuyên truyền để người dân hiểu được vai trò và lợi ích của dự án , củng cố ý thức trách nhiệm của người dân đối với chủ trương của nhà nước , thực hiện gặp gỡ trực tiếp nhân dân để hướng dẫn các thủ tục cần thiết , nếu có thể thành lập một tổ chức tiếp dân để hiểu được nguyện vọng của nhân dân và nhanh chóng giải quyết những khó khăn vướng mắc của dân cũng như khó khăn trong quá trình thực hiện . -Gía trị đền bù phải thoả đáng , tiến hành các thủ tục nhanh chóng nhất . -Cần có sự phối hợp với các cấp chính quyền địa phương nơi có công trình xây dựng để thực hiện đền bù nhanh nhất . -Đào tạo bồi dưỡng và nâng cao nghiệp vụ cho các cán bộ trong phòng giải phóng mặt bằng , bổ sung tăng cường cán bộ cho phòng đủ nag lực hoàn thành nhiệm vụ mặt khác cần quan tâm đến việc khuyến khích công việc cho cán bộ giải phóng mặt bằng như điều chỉnh chế độ lương , thưởng phù hợp để họ có thể thực hiện tốt nhiệm vụ của mình . †Ngoài ra công tác đấu thầu trong giai đoạn này cũng có ảnh hưởng rất lớn .Các giải pháp chủ yếu như sau : -Đầu tư nâng cao năng lực của cán bộ , nghiên cứu các vấn đề liên quan đến đấu thầu .Trong giai đoạn này Ban phải lựa chọn được đơn vị xây lắp có đủ năng lực kinh nghiệm hành nghề xây lắp với các tiêu chí như: +Xem xét các thiết bị công nghệ đầu tư +Lực lượng nhân công kỹ thuật xây dựng +Trình độ và kinh nghiệm quản lý của cán bộ +Kinh nghiệm thi công xây lắp của nhà thầu +Khả năng tài chính của nhà thầu -Ban cần nghiên cứu ban hành các văn bản hướng dẫn thành lập tổ công tác kiểm tra hoạt động đấu thầu hay các văn bản danh mục kiểm tra hồ sơ của hoạt động đấu thầu . Sau đây là bảng mẫu công tác kiểm tra rà soát của Ban Bảng 13 : Danh mục kiểm tra hồ sơ TT Nội dung hồ sơ Số hiệu văn bản Cơ quan phát hành Ghi chú QĐ phê duyệt dự án QĐ phê duyệt TKKT-DT,TKKT-TDT QĐ chỉ định tư vấn lập hồ sơ mời thầu QĐ phê duyệt danh sách ngắn HĐKT BQLDA và đ/v tư vấn lập hồ sơ mời thầu Biên bản NT, TL hợp đồng với đ/v tư vấn lập HSMT Hồ sơ mời thầu Các tài liệu chứng minh điều kiện , năng lực nhà thầu tham dự đấu thầu QĐ phê duyệt HSMT,giá gói thầu Các tài liệu liên quan đến việc bán HSMT Hồ sơ dự thầu Các tài liệu liên quan đến việc đóng thầu Các tài liệu liên quan đến việc mở thầu Các tài liệu liên quan đến việc xét thầu Báo cáo đánh giá HSDT của đơn vị tư vấn lập HSMT Báo cáo đánh giá quá trình đấu thầu của chủ đầu tư Tờ trình xin phê duyệt kết quả trúng thầu Các văn bản của cơ quan thẩm định yêu cầu giải trình , bổ xung hồ sơ tài liệu liên quan đến việc đấu thầu (nếu có) QĐ phê duyệt kết quả trúng thầu Các tài liệu khác có liên quan … *Qúa trình thực hiện đầu tư Qúa trình thi công công trình có sự tác động bởi nhiều yếu tố như : Năng lực của nhà thầu thi công , năng lực và trách nhiệm của bộ phận giám sát kỹ thuật của Ban , sự phối hợp giữa các bên tư vấn , chủ đầu tư , nhà thi công …vì vậy để thực hiện quản lý tốt giai đoạn này Ban cần có các giải pháp sau : -Ban phải cung cấp đầy đủ kịp thời cho nhà thầu thi công các vật liệu cần thiết trong dự án , khuyến khích và tạo điều kiện cho đơn vị thi công áp dụng công nghệ mới , quy trình và phương pháp thi công tiên tiến . -Yêu cầu đơn vị thi công tự xây dựng kế hoạch chất lượng và trình cho Ban xem xét đánh giá . -Ban phải phối hợp với các tổ chức có liên quan khuyến khích cùng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn Việt Nam và quốc tế . Riêng đối với đơn vị thi công phải đưa ra các biện pháp phòng tránh rủi ro xảy ra để không mất chi phí đền bù , không gây thiệt hại tính mạng và giữ được uy tín cho đơn vị , phải có các cải tiến , sáng tạo , phát hiện ra sai sót của thiết kế kỹ thuật , đề ra phương hướng giải quyết. -Thường xuyên tổ chức giao ban tiến độ để đảm bảo tiến độ cho dự án , kiểm tra chặt chẽ các vật tư thiết bị và thực hiện nghiêm ngặt việc nghiệm thu chất lượng công trình . -Nâng cao tinh thần trách nhiệm cũng như đào tạo bồi dưỡng chuyên môn cho các cán bộ phòng quản lý giám sát dự án .Thường xuyên kiểm tra , bố trí thêm cán bộ giám sát kỹ thuật trên công trường . - Thực hiện quản lý công việc và giờ giấc làm việc của tất cả các cán bộ CNVC của ban 5.3. Giai đoạn kết thúc đầu tư Trong giai đoạn này Ban cần triển khai các thủ tục thanh quyết toán , tổng nghiệm thu một cách nhanh chóng .Thực hiện đầy đủ chế độ bảo hành công trình và tiến hành các thủ tục bàn giao đưa công trình vào sử dụng .Vẫn cần cử những cán bộ có kinh nghiệm theo dõi để phát hiện những sai phạm về kỹ thuật và tiến hành sửa chữa kịp thời . III .NHỮNG KIẾN NGHỊ VỚI CÁC TỔ CHỨC CÓ LIÊN QUAN 1.Kiến nghị với nhà nước Nhà nước đóng vai trò là nhà quản lý cao nhất trong công cuộc thúc đẩy sự phát triển toàn diện đất nước .Thông qua một loạt các công cụ quản lý vĩ mô ,nhà nước sẽ tiến hành quản lý các hoạt động trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản cũng không nằm ngoài sự quản lý đó .Chính vì vậy nhà nước cần đưa ra một loạt các biện pháp thiết thực và hiệu quả nhằm tạo ra một môi trường ổn định cho tất cả các ngành .Riêng đối với dự án đầu tư xây dựng và các dự án xây dựng ,nhà nước cần ban hành các văn bản pháp luật , các chính sách , các quy chế …để tất cả các cấp , các ngành theo đó thực hiện .Cụ thể như : -Cần sớm ban hành và hoàn thiện Luật xây dựng để sớm đưa các hoạt động xây dựng vào một khung hoạt động có kế hoạch và hiệu quả -Khắc phụ tình trạng thiếu đồng bộ , bị chồng chéo của hệ thống pháp luật , giảm bớt tình trạng cửa quyền, sách nhiễu , quan liêu, hách dịch …Bên cạnh đó nhà nước cần tăng cường vai trò , trách nhiệm , chức năng và sự điều hoà phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước theo hướng giản đơn các thủ tục hành chính. -Cần đơn giản hoá mọi thủ tục đầu tư , trình xét duuyệt văn bản có liên quan đến hoạt động đầu tư .Các cơ quan trong hệ thống tổ chức của nhà nước phải nhận thức được rằng các công việc họ đang làm trước hết là phục vụ , hỗ trợ sau đó mới là thực hiện kiểm tra , xử phạt . -Riêng trong hoạt động đấu thầu là một hoạt động có ảnh hưởng rất lớn đến công cuộc thực hiện đầu tư xây dựng thì vẫn còn tồn tại các hiện tượng như giá trúng thầu thấp hơn rất nhiều so với giá dự thầu , vì thế điều cần thiết là phải đưa ra được một pháp lệnh chống phá giá trong đấu thầu , trong đó cần thiết đưa ra một điều luật là “người dự thầu không được cạnh tranh bằng cách báo giá dự thầu thấp hơn giá thành” để loại bỏ những nhà thầu phá giá.Nhà nước cần tạo mọi điều kiện để các cơ quan quản lý tiến hành quản lý hoạt động đấu thầu vừa thông thoáng vừa chạt chẽ , để các đơn vị vận dụng được quy chế đấu thầu linh hoạt hơn , đem lại hiệu quả cao hơn . -Bên cạnh đó , vấn đề vật tư thiết bị ngành xây dựng còn quá nghèo nàn ,lạc hậu , nhiều thiết bị chuyên dùng còn thiếu, phải nhập mua từ nước ngoài , do đó chi phí xây dựng cũng tăng lên rất nhiều ,gây khó khăn cho công cuộc thực hiện đầu tư .Chính vì vậy , nhà nước cần xác định rõ vai trò quan trọng của nhu càu phát triển cơ sở hạ tầng nói chung và nhu cầu phát triển , mở rộng quỹ đất , quỹ nhà trên địa bàn thành phố Hà Nội để từ đó có kế hoạch cấp phát vốn đầu tư phát triển các công trình xây dựng một cách cụ thể và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất về công nghệ cho việc xây dựng công trình. -Nhà nước cần đầu tư để phát triển khoa học công nghệ kỹ thuật nhằm sáng chế ra các trang thiết bị hiện đại nhằm giảm chi phí thực hiện đầu tư và phục vụ đắc lực cho các công tác ; khảo sát , đo đạc , lập thiết kế kỹ thuật , tổng dự toán … -Nhà nước cần lập nên một hệ thống quản lý cáctài liệu chuyên ngành qua các thời kỳ để khai thác có hiệu quả và tiết kiệm cho các giai đoạn. -Nhà nước cần có các chương trình đào tạo phát triển nguồn nhân lực , đào tạo những kỹ sư có chuyên môn , có kinh nghiệm dày dạn để đảm bảo cho chất lượng công trình đầu tư . -Nhà nước cần đưa ra chính sách đền bù thoả đáng để dảm bảo lợi ích cho người dân bị thu hồi đát đồng thời công tác giải phóng mặt bằng đảm bảo tiến độ . 2.Kiến nghị với Bộ Tài nguyên Môi trường Bộ Tài nguyên và Môi trưòng thực hiện việc quản lý Nhà nước theo chức năng , nhiệm vụ , quyền hạn của mình . Với tư cách như vậy , Bộ thực hiện quản lý tầm vĩ mô các hoạt động trong phạm vi quản lý của mình thông qua việc ban hành các quy phạm ,các tiêu chuẩn , các định mức kinh tế – kỹ thuật có liên quan đến các công trình sau khi thống nhất với Bộ xây dựng .Vì vậy để có thể nâng cao chất lượng công tác quản lý dự án thì Bộ Tài nguyên và Môi trường cần có những hoạt động như : -Bộ cần đưa ra một hệ thống các định mức , tiêu chuẩn rõ ràng chi tiết và ổn định . -Bộ cần bám sát các Nghị định của chính phủ và các thay đổi có liên quan để kịp thời ban hành các thông tư hướng dẫn thực hiện cụ thể phù hợp với điều kiện thực tế và môi truờng đầu tư hiện nay. -Bộ phải yêu cầu các Sở Tài nguyên Môi truờng & Nhà đất các tỉnh kết hợp với chính quyền địa phương để xây dựng nên các định mức , các tiêu chuẩn phù hợp với tình hình thực tế của tỉnh,thành phố đó nhằm nâng cao chất lượng quản lý nói chung . 3.Kiến nghị với Sở Tài nguyên Môi trường & Nhà đất Hà Nội Sở Tài nguyên Môi trường & Nhà đất Hà Nội là cơ quan trực tiếp quản lý tất cả các đơn vị hành chính , sự nghiệp , kinh doanh thuộc thẩm quyền quản lý của mình . Ban quản lý dự án thuộc NVNS cấp là một trong những đơn vị sự nghiệp thuộc Sở , do đó mọi quy định , chế độ của ban đều do Sở TNMT&NĐ quyết định .Vì vậy để có thể nâng cao hiệu quả công tác quản lý của ban thì Sở cần có một số điều chỉnh sau : -Sở TNMT&NĐ cần phải xác định được nhu cầu về nhà ở cho nhân dân Thủ đô từ đó có các kế hoạch phát triển và chính sách đầu tư phù hợp nhằm mở rộng quỹ đất , quỹ nhà của thành phố. - Đề nghị Sở tài nguyên môi trường nhà đất Hà Nội quan tâm giúp đỡ giải quyết nhanh gọn các thủ tục , hồ sơ khi ban quản lý dự án trình. -Đề nghị ban tổ chức chính quyền thành phố , Sở tài nguyên môi trường nhà đất Hà Nội tạo điều kiện để hoàn thiện công tác tổ chức của ban : bổ sung biên chế , bổ sung cơ sở vật chất . - Đề nghị Đảng uỷ , ban giám đốc sở , thành phố và các phòng ban thuộc sở thường xuyên quan tâm chỉ đạo sát sao , giúp đỡ ban nhiều hơn nữa trong mọi lĩnh vực công tác. -Cần phân cấp thẩm quyền,mở rộng phạm vi quyền hạn cho Ban quản lý dự án . -Xây dựng hệ thống lương thưởng , phạt để khuyến khích những người hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao và chấn chỉnh một số cá nhân có thái độ chưa thật chú tâm vào công việc . -Có các chương trình đào tạo sâu hơn về quản lý dự án -Tăng thêm quyền hạn cho các cán bộ của Ban , đặc biệt là những kỹ sư giám sát để tạo nên tính chủ động trong công việc . -Xây dựng hệ thống thông tin về tình hình dự án để các cán bộ quản lý có thể cập nhật tin tức hàng ngày đáp ứng yêu cầu quản lý. 4. Kiến nghị với các cơ quan có liên quan . Đề nghị với UBND các quận , phường , các sở ban ngành của thành phố tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất giúp đỡ ban QLDA tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện dự án. Bởi lẽ mỗi một công trình xây dựng hoàn thành đều mang lại những lợi ích vô cùng to lớn trên các mặt kinh tế xã hội , là nền tảng của sự phát triển .Do vậy , các cơ quan sở tại , chính quyền địa phương , các sở ban ngành liên quan cần giúp đỡ ban trên các mặt như : Cung cấp thông tin đầy đủ , chi tiết về quy hoạch trong thời gian dự định xây dựng công trình , sự biến động giá cả đất đai , đặc điểm về khí hậu , thổ nhưỡng , phong tục tập quán của dân cư ở nơi đó . Bên cạnh đó , cần đơn giản hoá các thủ tục trình phê duyệt , nhằm đẩy nhanh tiến độ các công việc chuẩn bị đầu tư , tránh hiện tượng gây khó dễ trong quá trình xin giấy phép , làm thủ tục xin cấp đất hay công tác đền bù giải phóng mặt bằng. Trong quá trình thực hiện quản lý , ban có sự phối hợp với các công ty xây dựng , các đơn vị có trách nhiệm trực tiếp quản lý quá trình vận hành kết quả đầu tư ,vì vậy cần phải có sự liên hệ thoả thuận giữa các đơn vị này để có thể quản lý , giám sát công trình một cách hiệu quả nhất , đảm bảo chất lượng công trình để khi vận hành không xảy ra bất cứ một sự cố đáng tiếc nào. LỜI KẾT Có thể nói rằng quản lý dự án là một trong những công tác quan trọng nhằm đạt hiệu quả cao khi tiến hành bất kỳ một hoạt động đầu tư nào . Mặc dù ra đời trong một thời gian chưa lâu nhưng BQLDA thuộc NVNS cấp Sở TNMT&NĐ Hà Nội đã phát huy được vai trò tích cực của mình , là một đơn vị hành chính sự nghiệp góp phần không nhỏ trong công cuộc phát triển chung của thành phố Hà Nội . Qua bản chuyên đề tốt nghiệp này chúng ta sẽ hiểu được những hoạt động chính của ban quản lý dự án , hiểu được tầm quan trọng , vị trí của ban cũng như của việc quản lý đối với quá trình đầu tư nói chung và của thành phố Hà Nội nói riêng trong công cuộc phát triển quỹ nhà quỹ đất nhằm ngày càng nâng cao diện mạo , vẻ đẹp của Thủ đô. MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU Trang 1 CHƯƠNG I : LÝ LUẬN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ VÀ QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ Trang 3 I . Dự án đầu tư Trang 3 1 . Khái niệm dự án đầu tư Trang 3 2 . Đặc điểm dự án đầu tư Trang 3 3 . Tác dụng của dự án đầu tư Trang 4 4 . Chu kỳ của dự án đầu tư Trang 4 5 . Phân loại dự án đầu tư Trang 5 5.1.Theo cơ cấu tái sản xuất Trang 5 5.2.Theo lĩnh vực hoạt động trong xã hội của dự án đầu tư Trang 6 5.3.Theo giai đoạn hoạt động trong quá trình tái sản xuất xã hội Trang 6 5.4.Theo thời gian hoạt động và phát huy tác dụng Trang 6 5.5.Theo phân cấp quản lý Trang 6 5.6.Theo nguồn vốn Trang 7 5.7 Theo vùng lãnh thổ Trang 7 II . Quản lý dự án đầu tư Trang 7 1 . Khái niệm Trang 7 2 . Đặc điểm của quản lý dự án đầu tư Trang 9 3 . Tác dụng của quản lý dự án Trang 9 4 . Những nhân tố ảnh hưởng đến quản lý dự án đầu tư Trang 9 4.1. Những nhân tố bên trong Trang 9 4.2. Những nhân tố bên ngoài Trang 10 5 . Nội dung chính của quản lý dự án đầu tư Trang 11 5.1.Quản lý vĩ mô và vi mô đối với dự án Trang 11 5.2.Quản lý theo lĩnh vực Trang 11 5.3.Quản lý theo chu kỳ dự án Trang 13 6 . Các công cụ và phương tiện quản lý Trang 16 6.1.Các công cụ quản lý dự án Trang 16 6.2.Các phương tiện quản lý dự án Trang 17 7 . Các hình thức quản lý dự án đầu tư Trang 17 CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN THUỘC NVNS CẤP -SỞ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG NHÀ ĐẤT HÀ NỘI . Trang 21 I . Khái quát về Ban quản lý dự án Trang 21 1 .Lịch sử hình thành và phát triển của Ban quản lý dự án Trang 21 2 .Mối quan hệ công tác của Ban quản lý dự án Trang 22 3 .Cơ cấu tổ chức của Ban quản lý dự án Trang 24 4 .Chức năng - nhiệm vụ của Ban Trang 26 5 .Chế độ làm việc nội bộ và chế độ giải quyết công việc Trang 31 6 .Đặc điểm của các dự án do Ban quản lý Trang 33 6.1.Xét theo nội dung đầu tư Trang 33 6.2.Xét theo cơ cấu tính chất nguồn vốn Trang 33 6.3.Xét theo tiến độ thời gian thực hiện dự án Trang 33 6.4.Xét theo quy mô vốn Trang 33 7 .Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác quản lý dự án tại Ban Trang 33 II . Giới thiệu hệ thống văn bản có liên quan đến công tác QLDA của Ban Trang 34 III. Thực trạng công tác quản lý dự án tại Ban trong thời gian qua Trang 35 1 .Tổng quan về công tác quản lý dự án tại Ban Trang 35 2 .Quản lý dự án theo nội dung Trang 37 2.1.Quản lý thời gian và tiến độ thực hiện dự án Trang 37 2.1.1. Công tác quản lý tư vấn lập BCNCKT, TKKT-TDT Trang 39 2.1.2. Công tác thẩm định và trình duyệt Trang 41 2.1.3. Công tác thoả thuận chuyên ngành, xin cấp đất , giải phóng mặt bằng Trang 44 2.1.4. Công tác xây dựng và quản lý tiến độ thực hiện của nhà thầu thi công xây lắp Trang 46 2.1.5.Đánh giá công tác quản lý tiến độ thực hiện dự án tại Ban Trang 48 2.2.Quản lý chất lượng dự án Trang 49 2.2.1.Thủ tục trong quản lý dự án tại Ban về chất lượng Trang 50 2.2.2.Quản lý chất lượng các tổ chức tư vấn lập BCNCKT, TKKT-TDT Trang 50 2.2.3.Quản lý chất lượng khảo sát xây dựng Trang 51 2.2.4.Quản lý chất lượng thiết kế xây dựng công trình Trang 52 2.2.5.Quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình Trang 53 2.2.6.Quản lý chất lượng bảo hành chất lượng công trình Trang 56 2.2.7.Đánh giá công tác quản lý chất lượng tại Ban Trang 56 2.3.Quản lý chi phí dự án Trang 57 2.3.1.Nguyên tắc quản lý chi phí Trang 57 2.3.2.Hệ thống các văn bản pháp luật Ban áp dụng khi quản lý chi phí Trang 58 2.3.3.Thực tế công tác quản lý chi phí tại Ban Trang 58 2.3.4.Đánh giá công tác quản lý chi phí tại Ban Trang 61 3.Quản lý theo chu kỳ dự án Trang 64 3.1.Quản lý giai đoạn chuẩn bị đầu tư Trang 65 3.2.Quản lý giai đoạn thực hiện đầu tư Trang 66 3.2.1. Quản lý ở giai đoạn chuẩn bị thực hiện đầu tư Trang 66 3.2.1.1 Công tác xin giao đất , xin giấy phép xây dựng , giải phóng mặt bằng Trang 66 3.2.1.2.Công tác lập thiết kế - dự toán Trang 66 3.2.1.3. Công tác lập kế hoạch đấu thầu , tổ chức đấu thầu Trang 66 3.2.2.Quản lý giai đoạn thực hiện đầu tư Trang 74 3.3. Quản lý giai đoạn vận hành kết quả đầu tư Trang 74 4.Đánh giá kết quả và hiệu quả công tác quản lý của Ban Trang 75 4.1.Những kết quả đạt được Trang 75 4.2.Những tồn tại Trang 78 CHƯƠNG III : MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ DỰ ÁN TẠI BAN TRONG THỜI GIAN TỚI Trang 80 I . Phương hướng , nhiệm vụ của Ban trong thời gian tới Trang 80 1 .Các định hướng đầu tư , quy hoạch phát triển của Thành phố Hà Nội Trang 80 2. Phương hướng , nhiệm vụ của Ban Trang 81 II .Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý dự án Trang 84 1. Về cơ cấu tổ chức Trang 84 2. Về công nghệ Trang 84 3. Về nhân sự Trang 85 4. Giải pháp cho công tác quản lý theo nội dung Trang 86 4.1. Giải pháp về tiến độ Trang 86 4.2.Giải pháp về chất lượng Trang 88 4.3.Giải pháp về chi phí Trang 90 5 . Giải pháp theo từng giai đoạn dự án Trang 91 5.1.Giải pháp cho giai đoạn chuẩn bị đầu tư Trang 91 5.2.Giải pháp cho giai đoạn thực hiện đầu tư Trang 93 5.3.Giải pháp cho giai đoạn kết thúc đầu tư Trang 96 III . Một số kiến nghị với các tổ chức có liên quan Trang 96 1. Kiến nghị với nhà nước Trang 96 2.Kiến nghị với Bộ tài nguyên môi trường Trang 98 3 .Kiến nghị với Sở tài nguyên môi trường Trang 99 4.Kiến nghị với các cơ quan có liên quan Trang 100 LỜI KẾT Trang 101 MỤC LỤC DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 .Giáo trình Quản lý dự án đầu tư -TS Từ Quang Phương - Bộ môn Kinh tế đầu tư -Trường đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội 2 .Giáo trình Lập và Quản lý dự án đầu tư -TS Nguyễn Bạch Nguyệt -Bộ môn Kinh tế đầu tư -Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội 3.Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng 4 .Luật xây dựng 5. Nghị định 16/2005/NĐ-CP của chính phủ , Nghị định 209/2004/NĐ-CP của chính phủ 6.Các báo cáo tình hình thực hiện vốn của Ban qua các năm 7.Các báo cáo tình hình thực hiện dự án của Ban qua các năm 8.Báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án 4F-Khu đô thị mới Trung Yên -Cầu Giấy-Hà Nội 9 .Các báo cáo kế hoạch đấu thầu và kết quả đấu thầu các dự án Ban đã thực hiện

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docC0162.doc
Tài liệu liên quan